Bộ giáo dục đào tạo Bộ y tế
Trờng đại học y hà nội
Nguyễn Thạc Tuấn
Phân loại theo tiêu chuẩn FAB bổ sung
và bớc đầu xây dựng atlas trực tuyến
bệnh lơxêmi cấp tại
viện huyết học - truyền máu trung ơng
Chuyên ngành: Huyết học Truyền máu
Mã số: 60.72.25
luận văn thạc sỹ y học
Ngời hớng dẫn khoa học
PGS. TS. Nguyễn Anh Trí
Hà nội - 2008
MỤC LỤC
Trang
ðẶT VẤN ðỀ
1
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU
4
1.1. Tổng quan về Lơ-xê-mi cấp
4
1.1.1. Lịch sử nghiên cứu Lơ-xê-mi cấp
4
1.1.2. Nguyên nhân 4
1.1.3. Cơ chế bệnh sinh 6
1.1.4. Triệu chứng lâm sàng 7
1.1.5. Xét nghiệm và chẩn ñoán xác ñịnh 8
1.1.6. Phân loại 10
1.1.7. ðiều trị 15
1.1.8. Tiên lượng 18
1.2. Phương pháp hình thái học và hóa học tế bào trong chẩn
ñoán Lơ-xê-mi cấp
18
1.2.1. Phương pháp hình thái học 18
1.2.2. Phương pháp hóa học tế bào 19
1.2.3. Áp dụng hình thái học và hóa học tế bào trong chẩn ñoán
phân loại lơ-xê-mi cấp
21
1.2.4. Hạn chế của phương pháp hình thái học và hóa học tế bào 23
1.3. Bất thường nhiễm sắc thể trong Lơ-xê-mi cấp
25
1.3.1. Các bất thường ở Lơ-xê-mi cấp dòng tủy 25
1.3.2. Các bất thường ở Lơ-xê-mi cấp dòng lympho 26
1.3.3. Bất thường NST và liên quan ñến tiên lượng Lơ-xê-mi cấp 27
1.4. Một số khái niệm tin học
29
1.4.1. Khái niệm về atlas 29
1.4.2. Tổng quan về Internet 31
1.4.3. Tổng quan về Web 2.0 32
CHƯƠNG 2: ðỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
35
2.1. ðối tượng nghiên cứu
35
2.2. Phương pháp nghiên cứu
36
*Sơ ñồ các bước tiến hành nghiên cứu
36
2.2.1. Phương pháp chọn ñối tượng nghiên cứu 37
2.2.2. Phương tiện và vật liệu nghiên cứu 41
2.3. Các kỹ thuật y học sử dụng trong nghiên cứu
42
2.3.1. Lấy mẫu nghiệm 42
2.3.2. Kỹ thuật nhuộm giemsa 43
2.3.3. Kỹ thuật nhuộm hoá học tế bào 43
2.3.4. Kỹ thuật nhuộm hồng cầu lưới 44
2.3.5. Nguyên tắc ñọc huyết tủy ñồ 44
2.3.6. Kỹ thuật nuôi cấy và phân tích nhiễm sắc thể tủy 45
2.3.7. Thu thập và xử lý số liệu 45
2.4. Các kỹ thuật tin học sử dụng trong nghiên cứu
46
2.4.1. Chụp ảnh tiêu bản 46
2.4.2. Xây dựng trang web 46
2.5. Chuyển ñổi một số chỉ tiêu về mặt số lượng trong kết quả
huyết tủy ñồ phục vụ cho nghiên cứu
47
CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
48
3.1. Một số ñặc ñiểm của nhóm nghiên cứu theo phân loại FAB
có bổ sung xét nghiệm di truyền tế bào
48
3.1.1. Phân bố theo tuổi 48
Bảng 3.1. Phân bố 2 nhóm AML và ALL theo tuổi 48
Bảng 3.2. Phân bố các thể lơ-xê-mi cấp dòng tủy theo tuổi 49
Bảng 3.3. Phân bố các thể lơ-xê-mi cấp dòng lympho theo tuổi 50
3.1.2. Phân bố theo giới tính 50
Bảng 3.4. Phân bố 2 nhóm AML và ALL theo giới tính 50
Bảng 3.5. Phân bố các thể lơ-xê-mi cấp dòng tủy theo giới 51
Bảng 3.6. Phân bố các thể lơ-xê-mi cấp dòng lympho theo giới
51
3.1.3. Phân bố theo nghề nghiệp 52
Bảng 3.7. Phân bố 2 nhóm AML và ALL theo nghề nghiệp 52
3.1.4. Phân bố theo ñịa dư 52
Bảng 3.8. Phân bố 2 nhóm AML và ALL theo ñịa dư 52
3.1.5. ðặc ñiểm về tiên lượng di truyền tế bào 53
Bảng 3.9. Tỷ lệ BN có bất thường NST ở 2 nhóm LXM cấp 53
Bảng 3.10. ðặc ñiểm biến ñổi di truyền ở 62 BN LXM cấp 54
Bảng 3.11. ðặc ñiểm tiên lượng di truyền tế bào theo phân lớp
tuổi chung cho cả 2 nhóm lơ-xê-mi cấp
55
Bảng 3.12. ðặc ñiểm tiên lượng di truyền tế bào theo giới 56
Bảng 3.13. ðặc ñiểm tiên lượng di truyền tế bào của 2 nhóm
AML và ALL
56
3.2. Mối liên quan giữa ñặc ñiểm số lượng tế bào với giá trị tiên
lượng của biến ñổi nhiễm sắc thể trong lơ-xê-mi cấp
57
Bảng 3.14. Liên quan giữa một số chỉ tiêu số lượng dòng bạch
cầu của nhóm lơ-xê-mi cấp dòng tủy với tiên lượng
di truyền
57
Bảng 3.15. Liên quan giữa một số chỉ tiêu số lượng dòng bạch
cầu của nhóm lơ-xê-mi cấp dòng lympho với tiên
lượng di truyền
58
Bảng 3.16. Liên quan giữa một số chỉ tiêu số lượng dòng hồng
cầu và tiểu cầu của nhóm lơ-xê-mi cấp dòng tủy
với tiên lượng di truyền
59
Bảng 3.17. Liên quan giữa một số chỉ tiêu số lượng dòng hồng
cầu và tiểu cầu của nhóm lơ-xê-mi cấp dòng
lympho với tiên lượng di truyền
60
3.3. Trang web lơ-xê-mi cấp
61
3.3.1. Sơ ñồ cấu trúc trang web 61
3.3.2. Một vài hình ảnh minh họa 62
CHƯƠNG 4: BÀN LUẬN
64
4.1. Một số ñặc ñiểm của nhóm nghiên cứu theo phân loại FAB
có bổ sung xét nghiệm di truyền tế bào
64
4.1.1. ðặc ñiểm về tuổi và giới 64
4.1.2. ðặc ñiểm về nghề nghiệp và ñịa dư 66
4.1.3. ðặc ñiểm về tiên lượng di truyền tế bào 67
4.2. Mối liên quan giữa ñặc ñiểm số lượng tế bào với giá trị tiên
lượng của biến ñổi nhiễm sắc thể trong lơ-xê-mi cấp
70
4.3. Quá trình xây dựng trang web hình ảnh lơ-xê-mi cấp
72
4.3.1. Nguồn tư liệu 72
4.3.2. Nguồn nhân lực và vật lực 73
4.3.3. Giải pháp công nghệ 74
KẾT LUẬN
75
ðỀ NGHỊ
77
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
NHỮNG CHỮ VIẾT TẮT
aCML atypical chronic myeloid leukaemia
ALL acute lymphoblastic leukaemia
AML acute myeloid leukaemia
ANAE α-naphthyl acetate esterase
ATLL adult T-cell leukaemia/lymphoma
ATP adenosine triphosphate
B-PLL B-lineage prolymphocytic leukaemia
CD cluster of differentiation
CGL chronic granulocytic leukaemia
CLL chronic lymphocytic leukaemia
CLL/PL CLL, mixed cell type
CML chronic myeloid leukaemia
CMML chronic myelomonocytic leukaemia
CMV cytomegalovirus
DNA deoxyribonucleic acid
EBV Epstein–Barr virus
EDTA ethylenediaminetetra-acetic acid
FAB French–American–British
(classifications of haematological neoplasms)
FBC full blood count
FISH fluorescence in situ hybridization
G6PD glucose-6-phosphate dehydrogenase
G-CSF granulocyte colony-stimulating factor
GM-CSF granulocyte macrophage colonystimulating factor
GPI glycosylphosphatidylinositol
Hb haemoglobin concentration
Hct haematocrit
HIV human immunodeficiency virus
HLA histocompatibility locus antigen
ICSH International Committee (now Council) for
Standardization in Haematology
IL interleukin
ITP idiopathic (autoimmune) thrombocytopenic purpura
JMML juvenile myelomonocytic leukaemia
LDH lactate dehydrogenase
MCH mean cell haemoglobin
M-CSF macrophage colony-stimulating factor
MCV mean cell volume
MDS myelodysplastic syndrome/s
MGG May-Grünwald–Giemsa (stain)
MPC mean platelet component concentration
MPM mean platelet mass
MPO myeloperoxidase
MPV mean platelet volume
NASDA naphthol AS-D acetate esterase
NK natural killer (cell)
NRBC nucleated red blood cell
PAS periodic acid–Schiff (reaction)
PCDW platelet component distribution width
PCR polymerase chain reaction
Pct plateletcrit
PCV packed cell volume
Peg-rHuMGDF polyethylene glycol recombination human
megakaryocyte growth and development factor
PMDW platelet mass distribution width
PRV polycythaemia rubra vera
RBC red blood cell count
RDW red cell distribution width
RT-PCR reverse transcriptase polymerase chain reaction
SBB Sudan black B
TNCC total nucleated cell count
TTP thrombotic thrombocytopenic purpura
WBC white blood cell count
1
ðẶT VẤN ðỀ
Lơ-xê-mi cấp là một nhóm bệnh ñặc trưng bởi sự tăng sinh và tích lũy
trong tủy xương và ở máu ngoại vi của những tế bào tạo máu chưa trưởng
thành, ác tính (non - ác tính). Những tế bào này sẽ dần dần thay thế, ức chế
quá trình trưởng thành và phát triển của các dòng tế bào bình thường trong tủy
xương [1][6]. Chính vì sự ña dạng về thể bệnh nên việc chẩn ñoán phân loại
chính xác ñể áp dụng các biện pháp ñiều trị thích hợp nhằm ñạt hiệu quả tối
ưu là hết sức cần thiết.
Trên thế giới ñã áp dụng nhiều phương pháp ñể chẩn ñoán và phân loại
Lơ-xê-mi cấp như: hình thái học (Morphology), di truyền tế bào
(Cytogenetics), dấu ấn miễn dịch (Immunophenotyping), hóa học tế bào
(Cytochemistry), FISH (Fluorescence in situ hybridization) và sinh học phân
tử (Molecular Biology). Trên thực tế lâm sàng có 2 hệ tiêu chuẩn chính phân
loại Lơ-xê-mi cấp ñang ñược áp dụng, ñó là FAB (French-American-British)
và WHO 2001 (World Health Orgnization). Trong ñó hệ tiêu chuẩn WHO
2001 ñang dần trở nên phổ cập hơn vì ích lợi cho việc tiên lượng bệnh, ñặc
biệt ở các nước phát triển [13]. Tuy nhiên, tại nước ta hiện nay, phân loại Lơ-
xê-mi cấp the FAB vẫn hết sức cần thiết, ñặc biệt khi mà hầu hết labo huyết
học trên cả nước chỉ ñược trang bị kính hiển vi quang học (microscope).
Trang thiết bị nghèo nàn, tài liệu tham khảo thiếu thốn (ñặc biệt là các bộ
Atlas mẫu) khiến ñội ngũ y bác sĩ làm tế bào học ñối mặt với rất nhiều khó
khăn, dẫn ñến công tác chẩn ñoán còn nhiều hạn chế, trình ñộ chuyên môn
không ñồng ñều ở các tuyến. Từ khả năng chẩn ñoán hạn chế dẫn ñến công
tác ñiều trị hết sức dè dặt ở tuyến dưới, bệnh nhân vượt tuyến gây quá tải cho
viện trung ương…
2
Hiện nay ñã có nhiều atlas huyết học ở dạng sách và CD-ROM nhưng
ña số ñều ñược trình bày bằng tiếng nước ngoài, giá bán rất cao so với khả
năng tài chính của sinh viên Việt Nam, thậm chí cả các bác sĩ chuyên khoa.
Số lượng atlas hiện có trong nước rất ít, không thỏa mãn ñược nhu cầu tra
cứu. Trên thế giới cũng có một số trang web hình ảnh tế bào huyết học, tuy
nhiên phần lớn ñược xây dựng trên nền tảng web 1.0, hạn chế khả năng tương
tác người sử dụng, cấu trúc cồng kềnh, chưa phù hợp với tốc ñộ ñường truyền
internet nước ta hiện tại. Mặt khác người ñọc cũng gặp nhiều khó khăn khi
xem các atlas này vì khả năng ngoại ngữ còn hạn chế.
Nhóm nghiên cứu băn khoăn trước các vấn ñề:
Thứ nhất: Ở nước ta, việc sử dụng phân loại FAB trong chẩn ñoán Lơ-
xê-mi cấp vẫn rất cần thiết, vậy làm thế nào ñể hỗ trợ thực hiện tốt và ñồng
ñều ở tất cả các labo tế bào huyết học?
Thứ hai: Bên cạnh việc phân loại theo FAB kinh ñiển ñể chẩn ñoán,
những ñặc ñiểm hình thái học nào có liên quan với biến ñổi di truyền tế bào
của bệnh nhân, giúp cho ñịnh hướng theo dõi tiên lượng bệnh?
Thứ ba: Chẩn ñoán hình thái học (Morphology) chính là “ Chẩn ñoán
hình ảnh vi thể”. Vậy bằng cách nào có thể phổ cập nhanh, chính xác và kinh
tế các thông tin chẩn ñoán hình thái học; hơn nữa lại có thể tạo ra một diễn
ñàn trao ñổi kinh nghiệm giữa các chuyên gia tế bào học trong và ngoài nước?
3
Chúng tôi thực hiện ñề tài này với các mục tiêu sau:
Mục tiêu 1: Thực hiện phân loại bệnh nhân Lơ-xê-mi cấp tại viện
Huyết học – Truyền máu TW theo tiêu chuẩn FAB, có bổ sung ñặc ñiểm di
truyền tế bào (từ 8/2007 ñến 7/2008).
Mục tiêu 2: Bước ñầu tìm hiểu mối liên quan giữa một số ñặc ñiểm về
mặt số lượng tế bào máu với giá trị tiên lượng của biến ñổi nhiễm sắc thể ở
bệnh nhân Lơ-xê-mi cấp.
Mục tiêu 3: Bước ñầu xây dựng Atlas trực tuyến về Lơ-xê-mi cấp và
diễn ñàn trao ñổi thông tin giữa các labo tế bào học trong và ngoài nước.
4
CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1.
TỔNG QUAN VỀ LƠ-XÊ-MI CẤP.
1.1.1. Lịch sử nghiên cứu Lơ-xê-mi cấp.
Bệnh Lơ-xê-mi cấp ñã ñược ghi nhận lần ñầu tiên từ năm 1827 khi
Velpeau thông báo bệnh nhân ñầu tiên. ðến năm 1845, Bennett ñã ñặt tên cho
bệnh Lơ-xê-mi cấp là leucocythemia (tăng bạch cầu). Sau ñó, Virchow gọi
bệnh này là bệnh white blood (máu trắng). Và cuối cùng chính ông ñặt cho
bệnh này một cái tên mà ñến bây giờ vẫn ñang ñược sử dụng, ñó là leukemia
(tiếng Hy Lạp nghĩa là máu trắng). Năm 1887, phải nhờ có phát minh nhuộm
tiêu bản máu của Ehrlich thì mới có thể phân biệt ñược những dạng khác nhau
của dòng bạch cầu. Cụm từ Lơ-xê-mi cấp (acute leukemia) ñã ñược Ebstein
sử dụng lần ñầu tiên vào năm 1889 ñể mô tả tình trạng bệnh tiến triển cấp tính
và không ñáp ứng với những phương pháp ñiều trị hiện có vào thời kỳ ñó. Tới
năm 1900 thì các cụm từ dòng tủy và dòng lympho ñã bắt ñầu ñược sử dụng
ñể phân loại Lơ-xê-mi cấp [29].
1.1.2. Nguyên nhân.
Tỷ lệ mắc bệnh Lơ-xê-mi cấp ở Việt Nam vẫn chưa ñược xác ñịnh. Theo
các thống kê tại bệnh viện Bạch Mai thì bệnh Lơ-xê-mi cấp chiếm 21 % các
bệnh máu vào thời kỳ 1979- 1984, 39,2% thời kỳ 1997 - 1999 trong ñó dòng
tủy chiếm 64,3% và dòng lympho chiếm 25% [7].
Tại Mỹ, Lơ-xê-mi cấp dòng tủy chiếm tỷ lệ khoảng 1 ,2% các bệnh ung
thư. Tỷ lệ này tăng cùng với tuổi và tương ñối ổn ñịnh từ những năm 1960
[1].
5
Hiện nay, nguyên nhân gây bệnh Lơ-xê-mi cấp vẫn chưa ñược xác ñịnh
một cách chính xác. Yếu tố di truyền, thuốc, yếu tố môi trường, vi-rút ñược ñề
cập ñến như là những yếu tố nguy cơ gây bệnh [11][12].
1.1.2.1. Yếu tố di truyền.
Yếu tố gia ñình: Khả năng mắc bệnh tăng gấp 3 lần ở những ñứa con có
bố hoặc mẹ mắc bệnh Lơ-xê-mi cấp. Trong hai trẻ sinh ñôi cùng trứng, nếu
một trẻ mắc bệnh thì khả năng mắc bệnh của trẻ thứ hai là 25%. Nguy cơ mắc
bệnh Lơ-xê-mi cấp ở những trẻ do các bà mẹ lớn tuổi sinh ra cũng cao hơn so
với bình thường.
Bệnh di truyền: Tỷ lệ mắc bệnh Lơ-xê-mi cấp trong nhóm các bệnh di
truyền như Down, Klinefelter, Fanconi . cao hơn so với nhóm không có các
bệnh di truyền. Tỷ lệ mắc bệnh Lơ-xê-mi cấp của quần thể bệnh nhân Down
cao gấp 10 lần so với quần thể không mắc HC Down. Trong số các trẻ em Lơ-
xê-mi cấp, số các trẻ có hội chứng Down cao gấp 20 lần so với nhóm khác
[29].
1.1.2.2. Yếu tố môi trường.
Sự tiếp xúc với tia xạ ion hóa và một số chất hoá học cũng liên quan ñến
sự phát triển của bệnh Lơ-xê-mi cấp.
Tia xạ: Tỷ lệ mắc bệnh Lơ-xê-mi cấp trong nhóm những nạn nhân sống
sót sau vụ nổ bom hạt nhân tại Hirosima và Nagazaki cao gấp 20 lần so với
nhóm chứng. Nhóm những trẻ em sống gần những nhà máy ñiện nguyên tử có
tỷ lệ mắc bệnh Lơ-xê-mi cấp cao hơn so với các nhóm trẻ khác. Qua một số
công trình nghiên cứu, các tác giả cũng nhận thấy rằng việc sử dụng tia xạ
trong ñiều trị một số bệnh lành tính như viêm khớp dạng thấp, viêm cột sống
dính khớp, u tuyến giáp cũng có thể làm tăng nguy cơ xuất hiện bệnh Lơ-xê-
mi cấp .
Các chất hoá học: Việc sử dụng thường xuyên các chất hóa học như
benzen, thorotrast, thuốc trừ sâu, thuốc ñiều trị ung thư làm cho nguy cơ
6
xuất hiện Lơ-xê-mi cấp tăng cao. Tỷ lệ mắc bệnh Lơ-xê-mi cấp của công
nhân các ngành như cao su, thuộc da thường xuyên tiếp xúc với benzen cao
hơn hẳn so với công nhân các ngành khác. Trong các thuốc chống ung thư thì
các thuốc thuộc nhóm ankylan, nitrosourea, procarbazine là những thuốc có
khả năng gây Lơ-xê-mi cấp thứ phát cao. Việc kết hợp ñiều trị hoá chất với
ñiều trị tia xạ làm cho nguy cơ mắc bệnh Lơ-xê-mi cấp tăng cao một cách rõ
rệt. Hiện nay, Lơ-xê-mi cấp liên quan ñến ñiều trị hoá chất chiếm 10- 15 %
tổng số Lơ-xê-mi cấp. Bệnh Lơ-xê-mi cấp thứ phát liên quan ñến ñiều trị HC
thường ñi sau một tình trạng rối loạn sinh tủy và có những biểu hiện lâm sàng
cũng như tiên lượng khác với Lơ-xê-mi cấp nguyên phát [33].
1.1.2.3. Vi-rút.
Cho ñến nay thì các nhà huyết học trên thế giới chưa tìm ra ñược một
bằng chứng nào xác nhận mối liên quan trực tiếp giữa bệnh Lơ-xê-mi cấp và
vi-rút. Một số công trình nghiên cứu thực nghiệm ñã có thể gây ra bệnh Lơ-
xê-mi cấp trên ñộng vật bằng vi-rút RNA thuộc nhóm retrovirus. Tuy nhiên
hiện nay cũng ñã có những bằng chứng xác nhận mối liên quan gián tiếp giữa
Lơ-xê-mi cấp và vi- rút : giữa HTLV 1 (human T cell leukemia virus 1) và
bệnh lơ-xê-mi/u lympho tế bào T, giữa vi-rút Epstein-barr và Lơ-xê-mi cấp
thể L3 hoặc u lympho Burkitt.
1.1.2.4. Lơ-xê-mi cấp từ tiền Lơ-xê-mi.
Cuối cùng là những bệnh Lơ-xê-mi cấp xuất hiện sau các bệnh máu ác
tính khác như hội chứng tăng sinh tủy ác tính, ña u tủy xương và
Waldenstrom, suy tủy xương vô căn [12].
1.1.3. Cơ chế bệnh sinh.
Cơ chế sinh bệnh của bệnh Lơ-xê-mi cấp hiện nay vẫn chưa ñược xác
ñịnh rõ. ða số các tác giả trên thế giới ñều cho rằng sinh bệnh học của Lơ-xê-
mi cấp gắn liền với những biến loạn nhiễm sắc thể kiểu biến ñoạn hoặc
7
chuyển ñoạn. Các biến loạn nhiễm sắc thể này dẫn ñến rối loạn trong quá
trình tổng hợp các prôtêin tham gia vào quá trình phát triển và trưởng thành
của các tế bào tạo máu, dẫn ñến ức chế các quá trình này và gây ra bệnh.
Nguyên nhân sâu xa của những biến loạn này chính là các yếu tố nguy cơ ñã
ñược ñề cập ñến trong phần trên [21].
1.1.4. Triệu chứng lâm sàng.
Bệnh nhân có thể biểu hiện các triệu chứng cơ năng như : mệt mỏi, hoa
mắt chóng mặt, chán ăn, ñau các xương dài, ức, sườn (25%), ñau sưng khớp
nhất là các khớp lớn.
Các triệu chứng lâm sàng của bệnh Lơ-xê-mi cấp thường không ñặc hiệu
và thường liên quan một cách chặt chẽ với quá trình giảm sinh của các dòng
tế bào tạo máu bình thường do sự tăng sinh của các tế bào lơ-xê-mi và sự xâm
nhiễm của các tế bào lơ-xê-mi vào các cơ quan. Thường thì cả ba dòng tế bào
máu ñều bị giảm sinh thể hiện bằng các hội chứng lâm sàng : thiếu máu (dòng
hồng cầu), xuất huyết (dòng tiểu cầu) và nhiễm trùng (dòng bạch cầu). Sự
xâm nhiễm của các tế bào lơ-xê-mi vào các cơ quan gây nên các triệu chứng :
phì ñại lợi, gan to, lách to, hạch to, u trung thất, những tổn thương da, những
dấu hiệu thần kinh khu trú như liệt mặt, sụp mi mắt, những dấu hiệu của tăng
áp lực nội sọ như ñau ñầu, nôn, tê ñầu chi Trong Lơ-xê-mi cấp dòng tủy,
các hội chứng do sự giảm sinh các dòng tế bào tạo máu thường trầm trọng
hơn và hay gặp hơn các triệu chứng thể hiện sự thâm nhiễm còn trong Lơ-xê-
mi cấp dòng lympho thì ngược lại. Còn nếu xét riêng Lơ-xê-mi cấp dòng tủy,
các triệu chứng của thâm nhiễm thường hay gặp trong thể Lơ-xê-mi cấp dòng
mono và trong các thể khác của Lơ-xê-mi cấp dòng tủy với số lượng bạch cầu
cao, thể M3 thường có hội chứng xuất huyết nặng hơn các thể khác. Trong
Lơ-xê-mi cấp dòng lympho, 85% các trường hợp có u trung thất, tràn dịch
màng phổi, màng tim là Lơ-xê-mi cấp dòng lympho T. Sốt kéo dài kèm hay
không kèm hội chứng nhiễm trùng gặp ở khoảng 10% số bệnh nhân. Bệnh
nhân Lơ-xê-mi cấp thường thể hiện tình trạng nhiễm trùng miệng, thực quản,
hậu môn và xung quanh hậu môn, ñường hô hấp trên, phổi [1].
8
1.1.5. Xét nghiệm và chẩn ñoán xác ñịnh.
1.1.5.1. Huyết ñồ: ða số các bệnh nhân thể hiện một tình trạng giảm 3 dòng
bình thường của máu ngoại vi và xuất hiện bạch cầu non trong công thức bạch
cầu. Các chỉ số hồng cầu máu ngoại vi thường cho thấy một tình trạng thiếu
máu bình sắc hồng cầu bình thường không hồi phục. Số lượng bạch cầu có thể
từ dưới 1G/1 cho ñến trên 200G/1. ða số bệnh nhân có số lượng bạch cầu
trong khoảng từ 5-30G/1. Theo một thống kê của các tác giả Tây ðức về bệnh
Lơ-xê-mi cấp dòng lim phô thì số lượng bạch cầu cao trong 59%, bình thường
trong 14% và giảm trong 27% các trường hợp, cá biệt có trường hợp số lượng
bạch cầu lên trên 500G/1 và trên 90% bệnh nhân có bạch cầu non trong công
thức bạch cầu; số lượng tiểu cầu < 25G/l gặp trong 30% các trường hợp.
1.1.5.2. Tủy ñồ: Gai chậu sau trên là vị trí thích hợp nhất ñể lấy tủy làm xét
nghiệm. Tuy nhiên trong các trường hợp như bệnh nhân trước ñó ñã ñiều trị
tia xạ vùng xương chậu, vùng dự ñịnh chọc tủy có biểu hiện nhiễm trùng, gai
chậu sau trên khó xác ñịnh, phụ nữ có thai thì xương ức là vị trí lý tưởng
ñược chọn ñể làm xét nghiệm tủy ñồ. Dịch tủy lấy ra sẽ ñược sử dụng trong
bốn phương pháp xét nghiệm khác nhau : hình thái tế bào học, hoá học tế bào,
miễn dịch tế bào và di truyền tế bào và có thể nhuộm Prusian ñể ñánh giá tình
trạng dự trữ sắt.
Tủy ñồ của bệnh nhân Lơ-xê-mi cấp thường cho thấy một tình trạng tủy
giàu tế bào. Tuy nhiên trong những trường hợp Lơ-xê-mi cấp thứ phát, tủy
thường nghèo tế bào hoặc có mật ñộ bình thường. Các dòng tế bào tạo máu
bình thường trong tủy bị thay thế bởi những tế bào lơ-xê-mi. Các tế bào non
ác tính này phải chiếm một tỷ lệ > 30% các tế bào có nhân trong tủy thì chúng
ta mới có thể xác ñịnh chẩn ñoán Lơ-xê-mi cấp. Bên cạnh ñó chúng ta có thể
quan sát thấy sự trưởng thành không bình thường của các tế bào dòng tủy còn
lại, thể Auer trong bào tương của các tế bào LXM. Thể Auer thường ñược tìm
thấy trong 50% các trường hợp Lơ-xê-mi cấp dòng tủy, ñặc biệt gặp trong ña
số các trường hợp M1 và M2.
9
1.1.5.3. Sinh thiết tủy: Thường ñược tiến hành làm trong các trường hợp chẩn
ñoán Lơ-xê-mi cấp không xác ñịnh ñược bằng xét nghiệm tủy ñồ. Sinh thiết
tủy sẽ cho chúng ta biết ñược mật ñộ tế bào tạo máu, có hay không có tình
trạng xâm lấn tủy của các tế bào LXM, tình trạng xơ, và tình trạng dòng mẫu
tiểu cầu.
1.1.5.4. Hoá học tế bào: Nhuộm hoá học tế bào các tiêu bản tủy cho phép
chúng ta phân loại LXM cấp. Bốn phương pháp nhuộm hóa học tế bào khác
nhau hiện ñang ñược sử dụng rộng rãi trên thế giới : periodic acid-schiff
(PAS), Sudan ñen, peroxidase và esterase (ñặc hiệu và không ñặc hiệu).
Các tế bào ñầu dòng của dòng bạch cầu hạt (nguyên tủy bào-myeloblast),
ñầu dòng của dòng mono (monoblast) thường âm tính ñối với PAS trong khi
ñó tất cả các tế bào ñầu dòng của dòng lympho (lymphoblast) dương tính
mạnh. Promyelocyle cũng dương tính với PAS nhưng lan tỏa nhạt. Các tế bào
thuộc dòng hồng cầu cũng cho phản ứng dương tính với PAS ở dạng hạt
nhưng lan tỏa. Như vậy PAS ñược sử dụng ñể phân biệt giữa LXM cấp dòng
lympho và dòng không phải lympho.
ðối với peroxydase: các tế bào ñầu dòng của dòng bạch cầu hạt cho phản
ứng dương tính trong khi ñó các tế bào ñầu dòng của dòng hồng cầu, mono,
mẫu tiểu cầu và lympho cho phản ứng âm tính. Nhuộm sudan ñen cũng cho
kết quả tương tự nhưng sudan thường cho phản ứng dương tính mạnh hơn so
với peroxydase do vậy phương pháp này có thể giúp chúng ta chẩn ñoán phân
loại trong một số trường hợp mà peroxydase dương tính yếu.
Nhuộm esterase không ñặc hiệu ñược sử dụng trong chẩn ñoán LXM cấp
dòng mono vì các tế bào thuộc dòng mono cho phản ứng dương tính mạnh và
bị ức chế bởi sodium fluoride.
1.1.5.5. Miễn dịch tế bào: ðây là phương pháp sử dụng kháng thể ñơn dòng
ñể phát hiện những dấu ấn trên bề mặt tế bào. Phương pháp này thường ñược
sử dụng ñể chẩn ñoán phân loại Lơ-xê-mi cấp trong những trường hợp tế bào
lơ-xê-mi là những tế bào non rất kém biệt hoá ñều cho phản ứng âm tính hoặc
10
dương tính yếu ñối với các phương pháp nhuộm hoá học tế bào (15%). Các tế
bào lơ-xê-mi thuộc dòng tủy sẽ phản ứng dương tính với các kháng nguyên
CD33 hoặc CD14. Các tế bào thuộc dòng lympho B dương tính với CD19,
CD20, CD10, HLA-DR, TdT; dòng T dương tính với CD2, CD3, CD5, CD7,
CD4, CD8, CDI0, TdT (terminal deoxynucleotidyl transferase). CDLO ñược
gọi là kháng nguyên chung của dòng lympho. ðôi khi chúng ta có thể gặp
những tế bào lơ xê mi dòng tủy mang những kháng nguyên của dòng lympho
như CD2 hoặc CD19 .
1.1.5.6. Di truyền tế bào: Những bất thường nhiễm sắc thể là rất hay gặp
trong bệnh Lơ-xê-mi cấp : chuyển ñoạn 15 và 17 , 8 và 21, 9 và 22 , ñảo
ngược NST 16, mất một NST số 7 Những bất thường này có một số giá trị
nhất ñịnh trong tiên lượng bệnh. Tuy nhiên cho ñến nay vẫn chưa xác ñịnh
ñược những bất thường ñặc hiệu có thể giúp ích trong chẩn ñoán phân loại
Lơ-xê-mi cấp. Hiện nay, phương pháp sinh học phân tử ñã ñược sử dụng rộng
rãi trên thế giới nhằm tiếp tục xác ñịnh những biến loạn di truyền ở mức ñộ
phân tử giúp cho chẩn ñoán và tiên lượng bệnh.
1.1.5.7. Các xét nghiệm ñông và cầm máu: thường có rối loạn ñông máu
trong Lơ-xê-mi cấp thể M3 : ñông máu rải rác trong lòng mạch, tiêu sợi huyết
hoặc chỉ ñơn thuần là giảm tỷ lệ prothrombin.
1.1.5.8. Sinh hoá: axit uric cao trong khoảng 60-70% trường hợp, LDH cũng
có thể tăng cao, các rối loạn nước và ñiện giải
1.1.6. Phân loại Lơ-xê-mi cấp.
Từ cuối thế kỷ XIX ñã có nhiều nghiên cứu tìm cách phân loại bệnh
Lơ-xê-mi. Cho ñến những năm 50 của thế kỷ XX, các tác giả chia lơ-xê-mi
cấp thành 2 nhóm: lơ-xê-mi nguyên bào lympho cấp và lơ-xê-mi cấp không
phải lympho [17]. Tuy nhiên, thực tế lâm sàng cho thấy bệnh cảnh của lơ-xê-
mi cấp rất phong phú, chính vì vậy ñòi hỏi phải có cách phân loại khác chi tiết
và hữu ích hơn.
11
Về mặt bản chất, lơ-xê-mi là tình trạng tế bào máu tích tụ lại ở một giai
ñoạn trong quá trình biệt hóa và trưởng thành. Tại mỗi giai ñoạn, tế bào lơ-xê-
mi có các ñặc ñiểm hình thái, thành phần enzym nội bào, cũng như các kháng
nguyên bề mặt ñặc trưng. Căn cứ vào các dấu hiệu ñó, các nhà khoa học ñã
nghiên cứu phân loại lơ-xê-mi cấp theo nhiều cách khác nhau.
1.1.6.1. Phân loại theo hình thái và hóa học tế bào.
1.1.6.1.1. Phân loại FAB 1976.
Năm 1976, một tập thể các nhà Huyết học Pháp, Mỹ, Anh ñã ñề nghị
cách phân loại FAB (French – American – British). Trong phân loại FAB
1976, hai ñặc tính quan trọng của tế bào lơ-xê-mi ñược ñề cập ñến là:
Tính ñặc hiệu của các dòng tế bào Lơ-xê-mi cấp.
Mức ñộ biệt hóa của các tế bào ác tính.
Căn cứ phân loại là xét nghiệm tế bào máu ngoại vi và tủy xương, cơ sở
ñể phân loại là dựa vào hình thái tế bào và một số phản ứng hóa tế bào ñể xác
ñịnh một số enzym ñặc trưng [31].
Phương pháp phân loại FAB năm 1976 chia lơ-xê-mi cấp thành hai
nhóm là lơ-xê-mi lympho cấp và lơ-xê-mi không lympho cấp. Trong ñó mỗi
nhóm lại chia thành các thể:
L1, L2, L3 với lơ-xê-mi lympho cấp.
M1, M2, M3, M4, M5, M6 với lơ-xê-mi không lympho cấp.
12
1.1.6.1.2. Phân loại lơ-xê-mi cấp theo FAB có bổ sung.
Nhờ cách gọi tên ñơn giản, yêu cầu phân loại không quá cao, nhiều
phòng xét nghiệm có thể sử dụng ñược nên phương pháp phân loại FAB năm
1976 nhanh chóng ñược công nhận và áp dụng rộng rãi trên toàn thế giới [17]
[31][32].
Tuy nhiên, tế bào lơ-xê-mi có nhiều biến ñổi, các chỉ tiêu về hình thái
thường bị ảnh hưởng bởi ý thức chủ quan. Sau một thời gian áp dụng, năm
1982 các tác giả lại xem xét bổ sung một số tiêu chuẩn. Năm 1985 Bennett ñề
xuất thêm thể M7 và năm 1991 là thể M0 [17].
Sau nhiều lần xem xét và bổ sung, hiện nay các nhà nghiên cứu ñã chia
lơ-xê-mi cấp dòng tủy thành 8 thể (từ M0 ñến M7), lơ-xê-mi cấp dòng
lympho thành 3 thể (từ L1 ñến L3). Cụ thể là:
M0: Lơ-xê-mi cấp dòng tủy, tế bào biệt hóa tối thiểu.
M1: Lơ-xê-mi cấp dòng tủy, tế bào chưa trưởng thành.
M2: Lơ-xê-mi cấp dòng tủy, có tế bào trưởng thành.
M3: Lơ-xê-mi cấp tiền tủy bào, gồm thể nhiều hạt (hypergranular
promyelocytic leukemia) và biến thể M3v (M3 variant).
M4: Lơ-xê-mi cấp dòng hạt-mono, trong ñó có M4eo là thể M4 có kèm
theo tăng trên 5% bạch cầu ưa acid và những tế bào này có bất thường ở
bào tương.
M5: Lơ-xê-mi cấp dòng mono; chia ra M5a và M5b. Trong ñó M5a có
tỷ lệ nguyên bào mono trên 80% các dòng tế bào mono; còn tế bào lơ-
xê-mi ở M5b là quần thể hỗn hợp giữa nguyên bào mono và các tế bào
mono trưởng thành, tỷ lệ nguyên bào mono nhỏ hơn 80% các tế bào
dòng mono.
13
M6: Lơ-xê-mi cấp nguyên hồng cầu.
M7: Lơ-xê-mi cấp mẫu tiểu cầu.
L1: Lơ-xê-mi cấp dòng lympho, tế bào kích thước nhỏ và ñồng ñều.
L2: Lơ-xê-mi cấp dòng lympho, tế bào to nhỏ không ñều.
L3: Lơ-xê-mi cấp dòng lympho, ña số là tế bào lớn có không bào (thể
Burkitt)
Căn cứ vào các tiêu chuẩn hình thái và hóa học tế bào, người ta thấy có
một số bệnh nhân lơ-xê-mi cấp không thuộc các nhóm trên, ñó là lơ-xê-mi thể
tủy giảm sinh, lơ-xê-mi tế bào tóc, lơ-xê-mi tế bào plasmo
ðến những năm ñầu thập kỷ 90 của thế kỷ XX, sự ra ñời và phát triển
của các kỹ thuật miễn dịch, di truyền tế bào và sinh học phân tử ñã hỗ trợ rất
nhiều cho việc phân loại lơ-xê-mi cấp. Bổ trợ cho phân loại FAB, các kỹ thuật
miễn dịch, di truyền, sinh học phân tử ñã dần làm rõ những khía cạnh mà
FAB không bao quát hết. Trong ñó, những hiểu biết về biến ñổi di truyền ở
lơ-xê-mi cấp ngày càng trở nên hữu ích, vì giá trị trong lựa chọn phương pháp
ñiều trị và tiên lượng bệnh.
Năm 2001, trên nền tảng của phân loại FAB cùng với những phát kiến
của miễn dịch, di truyền và sinh học phân tử, Tổ chức y tế thế giới (WHO) ñã
xây dựng hệ thống phân loại lơ-xê-mi cấp mới. Cách phân loại mới này hiện
ñang dần ñược sử dụng rộng rãi trên thế giới. Tuy nhiên, tại nước ta, do còn
hạn chế bởi các kỹ thuật miễn dịch và di truyền nên phân loại lơ-xê-mi cấp
vẫn dựa vào FAB là chính.
14
1.1.6.2. Phân loại miễn dịch học.
1.1.6.2.1. Lơ-xê-mi cấp dòng tủy.
Dùng các kháng thể ñơn dòng ñể phát hiện các CD (cluster of
differentiation), phương pháp phân loại miễn dịch giúp xác ñịnh thể bệnh
trong một số trường hợp khó.
Thể M0: ñây là thể mà tế bào lơ-xê-mi mới bắt ñầu biệt hóa, ñịnh hướng
dòng tủy. Tiêu chuẩn phân loại M
0
của phương pháp hình thái học và
HHTB là phản ứng Peroxydase dương tính yếu (khoảng 3%). Tuy nhiên
ñôi khi phản ứng Peroxydase dương tính quá yếu, không thể phát hiện
ñược và dễ bị nhận nhầm là lơ-xê-mi cấp dòng lympho, nhất là thể L2.
Trong trường hợp này, các xét nghiệm miễn dịch có thể cho thấy tế bào
lơ-xê-mi có các CD
34
, CD
33
hoặc CD
13
, ñiều ñó có căn cứ xác ñịnh ñây
là tế bào thuộc dòng tủy.
Thể M6: với phương pháp phân loại miễn dịch có thể phân thành các
dưới nhóm theo giai ñoạn trưởng thành (loại tế bào tiền thân hồng cầu
và loại ñã trưởng thành có ñủ các dấu ấn của dòng hồng cầu).
Thể M7: Căn cứ phân loại M7 của phương pháp hình thái học là kích
thước tế bào và phản ứng Peroxydase. Tuy nhiên những tế bào lơ-xê-mi
ở giai ñoạn trước nguyên mẫu tiểu cầu thường có kích thước gần như
các tế bào Blast khác, và chưa có các thành phần ñặc hiệu của dòng mẫu
tiểu cầu (hạt, màng) nên rất khó xác ñịnh. Trong trường hợp này, xét
nghiệm miễn dịch học phát hiện ra các CD
33
, CD
41
và CD
61
là rất có giá
trị.
15
1.1.6.2.2. Lơ-xê-mi cấp dòng lympho (theo Naeim, 1998).
Loại tế
bào
Phân loại ðặc trưng miễn dịch
Tiền thân sớm CD
7
, TdT, CD
34
Thymoxit chưa
trưởng thành
CD
2
, CD
3
ở bào tương, CD
5
, CD
7
, CD
34±
,
TdT
Thymoxit trung
gian
CD
1
, CD
2
, CD
3
, CD
4
, CD
5
, CD
7
, CD
8
, TdT
Lympho
T
Thymoxit trưởng
thành
CD
2
, CD
3
, CD
4
(hoặc CD
8
), CD
5
, TdT±
Tiền thân sớm HLA-DR, TdT, CD
19
, CD
34
Tiền thân (chung) HLA-DR, TdT, CD
10
, CD
19
, CD
20±
, CD
34±
B sớm HLA-DR, TdT±, CD
10
, CD
19
, CD
20
, chuỗi
nặng µ trong bào tương (CIg).
Không T
B HLA-DR, CD
10±
, CD
19
, CD
20
, Ig bề mặt
(SmIg)
1.1.7. ðiều trị.
Mục ñích của ñiều trị LXM cấp là tạo ra và duy trì tình trạng lui bệnh
hoàn toàn. Theo ñịnh nghĩa của Viện Ung thư Quốc gia Mỹ, lui bệnh hoàn
toàn (LBHT) có các tiêu chuẩn sau: số lượng bạch cầu trung tính >1,5G/l, số
lượng tiểu cầu >100G/1, tủy có mật ñộ tế bào gần bình thường và tỷ lệ bạch
cầu non trong tủy<5% ñồng thời các dòng tế bào trong tủy phát triển và
trưởng thành một cách bình thường.
Quy trình ñiều trị LXM cấp thường ñược phân chia thành hai giai ñoạn
lớn: giai ñoạn ñiều trị tấn công (ñể có LBHT) và giai ñoạn ñiều trị sau LBHT
(ñể kéo dài ñến mức tối ña thời gian LBHT). Giai ñoạn thứ hai bao gồm ñiều
trị duy trì, củng cố và tái tấn công [8][33].
16
1.1.7.1. ðiều trị Lơ-xê-mi cấp dòng tuỷ.
* ðiều trị tấn công: ðiều trị tấn công dựa trên nguyên tắc phối hợp các
thuốc mà có tác dụng tốt ñối với LXM cấp khi các thuốc này ñược sử dụng
riêng rẽ. Hai nhóm thuốc ñang ñược sử dụng nhiều nhất hiện nay trên thế giới
là arabinosylcytosine (ara-c) và anthracycline. ARA-C, khi ñược dùng với
liều 200mg/m
2
da/ngày trong 5 ngày, có thể cho kết quả LBHT khoảng 40%
bệnh nhân, thời gian LBHT khoảng 1 năm và có khoảng 10% trong số này có
thời gian LBHT là 8-10 năm. Daunorubicine (một thành viên của nhóm
anthracycline) với liều trung bình 60mg/m
2
/ngày trong 3-7 ngày cho kết quả
LBHT tương tự như ara-c. Các thuốc trên thường gây các tác dụng phụ như
suy tủy, rụng tóc, rối loạn tiêu hoá, nôn, chán ăn và bệnh cơ tim ñối với
anthracycline. Phác ñồ chuẩn phối hợp hai thuốc trên là 3+7 : daunorubicine
45-60mg/m
2
/ngày trong 3 ngày(1→3) và ara-C 100-200mg/ m
2
/ ngày trong 7
ngày(l→7). Một tuần sau khi ngừng thuốc, bệnh nhân sẽ ñược làm xét nghiệm
tủy ñồ, nếu trong tủy vẫn còn >10% bạch cầu non thì bệnh nhân sẽ ñược ñiều
trị ñợt thứ hai tương tự. Với phác ñồ ñiều trị trên, tỷ lệ lui bệnh hoàn loàn có
thể ñạt ñược tới 70%, thời gian LBHT khoảng 1-1,5 năm và có khoảng 15-
20% duy trì LBHT trong khoảng 5-7 năm. Khoảng một nửa số bệnh nhân
không ñạt ñược LBHT chết trong giai ñoạn suy tủy sau ñiều trị vì các biến
chứng nhiễm trùng và xuất huyết. Một số phác ñồ khác cũng ñã ñược sử dụng
trên thế giới : Tad (thioguanine - araC - daunorubicine), Ead (eloposide -
arac- daunorubicine), ara-C liều cao 2-3g/m
2
trong 2- 3 ngày.
* ðối với LXM cấp dòng tủy thể M3: ATRA (ALL tran retinoic acide),
một dẫn chất của vitamine A hiện ñang ñược sử dụng rộng rãi trên thế giới ñể
ñiều trị LXM cấp thể M3. Theo các tác giả, thuốc này có tác dụng làm cho
các tế bào tiền tủy bào tiếp tục quá trình biệt hoá bình thường. Các phác ñồ
phối hợp ATRA với corticoid liều cao và các loại hoá chất kể trên có thể cho
kết quả LBHT khoảng từ 70-90% với thời gian LBHT trung bình 24 tháng >
50% số bệnh nhân ñược theo dõi có thể trở lại cuộc sống gần như bình
thường. Tuy nhiên, ATRA có thể gây ra tác dụng phụ gọi là hội chứng
ATRA: sốt, ñau ngực, khó thở, thâm nhiễm phổi, và thiếu oxi máu tăng dần.
17
Hội chứng này có thể thuyên giảm nhờ việc sử dụng corticoid và thở oxi,
hoặc tạm ngừng thuốc.
* ðiều trị sau LBHT: Qui trình ñiều trị tiến hành ñều ñặn hàng tháng
bằng các thuốc hoá chất nhẹ, kéo dài 2-3 năm sau LBHT gọi là ñiều trị duy
trì. Gọi là duy trì vì mục ñích của quá trình ñiều trị này là duy trì LBHT. Thời
gian của quá trình này là bao nhiêu lâu hiện nay vẫn chưa ñược xác ñịnh rõ.
ðiều trị củng cố hoặc tái tấn công là phương pháp ñiều trị sử dụng có thể là
phác ñồ ñã sử dụng trong ñiều trị tấn công hoặc phác ñồ khác mà cũng có ñộ
mạnh tương tự ñể củng cố LBHT, giảm ñến mức tối ña nguy cơ tái phát, kéo
dài thời gian LBHT. Các thuốc thường ñược sử dụng là 6MP, thioguanine,
etoposide hoặc ara-C.
* Ghép tủy: Thường ñược tiến hành trong các trường hợp: ñiều trị
củng cố LBHT, các bệnh nhân tái phát, và những bệnh nhân không ñáp ứng
với các phác ñồ ñiều trị thông thường vì ghép tủy thường ñược coi như một
biện pháp hỗ trợ cho việc sử dụng các phác ñồ ñiều trị liều cao phối hợp với
tia xạ. Ghép tủy có thể là ghép tủy ñồng loài, ghép tủy tự thân hoặc ghép tế
bào gốc của máu ngoại vi. Biến chứng gây tử vong của ghép tủy ñồng loài là
ghép chống chủ, nhiễm trùng, viêm tắc tĩnh mạch nhất là tĩnh mạch trên gan.
1.1.7.2. ðiều trị LXM cấp dòng Lympho.
Tất cả các bệnh nhân LXM cấp dòng lympho ñều ñược ñiều trị tấn công
bằng phác ñồ phối hợp nhiều loại thuốc trong ñó có hai thuốc chủ lực là
vincristine và prednisone. Phác ñồ ñược nhiều tác giả sử dụng gồm
vincristine, prednisone, asparaginase hoặc cyclophosphamide, và
anthracycline. Sự kết hợp ñơn thuần vincristine-prednisone có thể cho kết quả
LBHT trong khoảng 36-67% các trường hợp LXM cấp dòng lympho. Sự có
mặt thêm của anthracycline vào phác ñồ trên có thể tăng tỷ lệ LBHT lên tới
72-92%. Một số tác giả thường sử dụng phác ñồ phối hợp cyclophosphamide-
ara-c trong ñiều trị LXM cấp dòng lympho T. 6MP và methotrexate là hai