Tải bản đầy đủ (.pdf) (103 trang)

Đào tạo và sử dụng nguồn nhân lực trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa.

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (460.03 KB, 103 trang )

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
HĐND Hội đồng Nhân dân
UBND Uỷ ban nhân dân
TU Tỉnh uỷ
CP Chính phủ
TTg Thủ tướng
XHCN Xã hội chủ nghĩa
KCNTT Khu công nghiệp tập trung
KĐT Khu đô thị
TDTT Thể dục thể thao
THCS Trung học cơ sở
THPT Trung học phổ thông
DNNN Doanh nghiệp nhà nước
HTX Hợp tác xã
Cty TNHH Công ty trách nhiệm hữu hạn
Cty CP Công ty cổ phần
DNTN Doanh nghịêp tư nhân
Trường CNKT Trường công nhân kỹ thuật
CNH, HĐH Công nghiệp hoá, hiện đại hoá
BHXN Bảo hiểm xã hội
BHYT Bảo hiểm y tế
Chương hai
THỰC TRẠNG CHUYỂN ĐỔI NGHỀ NGHIỆP,
ĐÀO TẠO VIỆC LÀM CHO DÂN CƯ CÁC VÙNG NHÀ NƯỚC
THU HỒI ĐẤT PHÁT TRIỂN CÁC KCN TẬP TRUNG VÀ
ĐÔ THỊ TỈNH BẮC NINH THỜI KỲ 2001-2005
Chủ trương phát triển Khu công nghiệp ở Việt Nam ra đời cùng với
chính sách đổi mới do Đại hội Đảng lần thứ VI năm 1986 khởi xướng. Nghị
quyết Hội nghị giữa nhiệm kỳ khóa VIl năm 1994 trong đó đã nhấn mạnh
việc phải xây dựng "Quy hoạch các vùng, trước hết là các dịa bàn trọng điểm,
các khu chế xuất, khu kinh tế đặc biệt, khu công nghiệp tập trung". Chủ


trương đó tiếp tục được khẳng định qua các văn kiện về đường lối phát triển
kinh tế xã hội của Đảng. Văn kiện Đại hội lX về chiến lược phát triển kinh tế
- xã hội 2001 - 2005 khẳng định việc phải "Quy hoạch phân bố hợp lý công
nghiệp trên cả nước. Phát triển có hiệu quả các KCN - KCX, xây dựng một số
khu công nghệ cao, hình thành các cụm công nghiệp lớn và khu kinh tế mở".
Để phát triển các loại hình khu công nghiệp đó cần phải có nguồn tài nguyên
vô cùng quý giá, đó là đất đai.
Đất đai là tư liệu sản xuất đặc biệt, là nguồn tài nguyên thuộc sở hữu
toàn dân, nguồn lực to lớn của đất nước. Đất đai vừa có tỉnh kinh tế, vừa có ý
nghĩa chính trị, xã hội sâu sắc. Do đó, các giải pháp về đất đai, những chính
sách về sử dụng đất đai vừa phải vì lợt ích chung của xã hội, bảo đảm hài hoà
lợi ích của Nhà nước, người đầu tư và người sử dụng đất. Công tác quản lý
Nhà nước về đất dai, nhất là trong lĩnh vực sử dụng đất công nghiệp, Nhà
nước luôn tạo điều kiện thuận lợi, hấp dẫn các nhà đầu tư trong nước và ngoài
nước có mặt bằng hợp lý, hợp pháp dể thực hiện các dự án đầu tư, yên tâm và
tin tưởng đầu tư lâu dài trên phạm vi lãnh thổ nước ta, đòi hỏi các cấp quản lý
và các nhà đầu tư, người sử dụng đất có nghĩa vụ: Khai thác, sử dụng đúng
mục đích, tiết kiệm và có hiệu quả, phát huy tối đa tiềm năng, nguồn lực về
đất.
Việc ra đời các Khu công nghiệp, Khu đô thị và Khu dân cư cần phải
thu hồi đất và chuyển mục đích sử dụng đất đai ở nước ta là một tất yếu khách
quan. Trong tổng thể đất phi nông nghiệp cả nước, đất dùng để phát triển công
nghiệp, các khu chế xuất, các khu công nghiệp, là một bộ phận quan trọng
trong cơ cấu sử dụng tài nguyên đất quốc gia. Theo phân loại mới căn cứ vào
mục đích sử dụng (Điều 13, Luật Đất đai năm 2003) thì nhóm đất phi nông
nghiệp bao gồm 10 loại đất, trong đó nhóm đất dùng cho sản xuất kinh doanh
phi nông nghiệp gồm đất xây dựng, khu công nghiệp, đất làm mặt bằng xây
dựng cơ sở sản xuất, kinh doanh; đất sử dụng cho hoạt động khoáng sản; đất
sản xuất vật liệu xây dựng, làm đồ gốm. Riêng đất khu công nghiệp, căn cứ
chế độ sử dụng đất bao gồm đất để xây dựng cụm công nghiệp, khu công

nghiệp, khu chế xuất và các khu sản xuất kinh doanh tập trung khác có cùng
chế độ sử dụng đất (Điều 90 - Luật Đất đai, năm 2003).
Tuy nhiên, hầu hết đất đai được thu hồi lại là đất nông nghiệp và đất
cư ngụ của người lao động làm nông nghiệp và người lao động nghèo ven đô
thị. Dân cư ở các vùng này thường sống bằng nghề nông: Trồng lúa, màu và
rau. Việc thu hồi dất đai của họ tạo ra sự thay đổi về phương án sản xuất mới.
Trong dó điều quan tâm nhất là nghề nghiệp và việc làm kiếm sống lâu dài tạo
nên sự ổn định về kinh tế - xã hội ở các cộng đồng dân cư ở các dịa phương
này.
Kề từ khi ra đời đến nay, các KCN, KCX ở Việt Nam đã có rất nhiều
đóng góp quan trọng vào sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, trở thành
nơi thu hút các nhà đầu tư trong nước và nước ngoài vào kinh doanh, sản
xuất, thu hút nguồn vốn đầu tư cần thiết cho sự phát triển kinh tế bền vững,
phục vụ cho công cuộc công nghiệp hoá, hiện đại hoá của đất nước, nâng cao
đời sống vật chất và tinh thần cho nhân dân. Cùng với sự phát triển của các
KCN, KCX là hình thành nên các Khu đô thị, Khu dân cư. Tuy nhiên, trong
3
quỏ trỡnh phỏt trin cỏc KCN, KCX, Khu ụ th Vlt Nam cng bc l
nhiu vn bt cp cn iu chnh, hon thin cỏc KCN, KCX, Khu ụ
th Vit Nam phỏt trin theo hng cht lng, hiu qu v bn vng, khụng
dng li vic tng s lng. Mt trong nhng vn ni cm nht hin nay
l lm th no cú c ngun lao ng cú cht lng cao. Do vy, chuyn
i ngh nghip v o to vic lm l mt vn quan trng to vic lm, cú
ngun lao ng di do cung ng cho cỏc doanh nghip, v vn ct lừi l
lm th no tng ngun thu nhp cho ngi dõn cú t chuyn i lm
KCN, KCX, Khu ụ th.
Bc Ninh hin nay ang l mt tnh phỏt trin nhiu Khu cụng nghip
v Khu ụ th, vi din tớch gn 800 km
2
, dõn s hn 1 triu ngi. Bc Ninh

cú li th v v trớ a lý, nm trong vựng Chõu th Sụng Hng, ca ngừ phớ
Bc ca th ụ H Ni, nm trong tam giỏc phỏt trin kinh t trng im H
Ni - Hi Phũng - Qung Ninh. Bc Ninh rt thun li v giao thụng ng
thu, ng b v ng hng khụng. Khụng ch l mnh t "a linh nhõn
kit", tnh Bc Ninh cũn l ni hi t ca nhiu lng ngh truyn thng ni
ting trong v ngoi nc nh: t tm Ni Du, g m ngh Phự Khờ -
ng K, tranh ụng H, ỳc ng i Bỏi. Cựng vi vic phỏt trin cỏc
KCN, Khu ụ th ti Bc Ninh thỡ din tớch t nụng nghip b thu hp li l
iu kin tt yu khỏch quan, cú nhng a phng s phi thu hi ht din
tớch sn xut nụng nghip. Do vy, vn to vic lm, chuyn i ngh
nghip cho dõn c cỏc a phng ang l vn cú tớnh cht thi s v cú
tm quan trng cp bỏch cn c nghiờn cu v cú bin phỏp gii quyt.
I. PHT TRIN CC KHU CễNG NGHIP, Y MNH QU TRèNH
CễNG NGHIP HO, HIN I HO TNH BC NINH
1
.
Ngh Quyt s 02-NQ/T ngy 04/5/2001 ca Ban chp hnh ng
b tnh v xõy dng v phỏt trin cỏc KCN, cm cụng nghip, l Ngh quyt
1 Các số liệu trong mục này do Ban quản lý KCN tỉnh Bắc Ninh cung cấpTháng 12/2005
chuyên đề cụ thể hoá Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVI, quán triệt
và vận dụng chủ trương của Đảng về công nghiệp hoá, hiện đại hoá vào điều
kiện cụ thể của địa phương.
Mục tiêu của Nghị quyết 02-NQ/TƯ là: "Phấn đấu đến năm 2005, lấp
đầy 50-60% diện tích đất đã quy hoạch của 2 KCN tập trung Tiên Sơn, Quế
Võ. Mỗi huyện có ít nhất một cụm công nghiệp. Lấp đầy diện tích các cụm
công nghiệp đã được phê duyệt, các cụm khác có từ 5 -10 nhà đầu tư thuê mặt
bằng".
Nghị quyết 02-NQ/TƯ là chủ trương đúng đắn, phù hợp với đường
lối, chính sách phát triển kinh tế của Đảng và nhà nước, phù hợp với nguyện
vọng của cán bộ, đảng viên và mọi tầng lớp nhân dân trong tỉnh. Nghị quyết

đã đi vào thực tiễn cuộc sống.
1. Thành tựu đạt được trong 5 năm xây dựng phát triển KCN
(2001- 2005).
Tính từ khi khởi công KCN đầu tiên là KCN Tiên Sơn tháng 12/2000,
đến nay tỉnh đã có 03 KCN tập trung được Thủ tướng Chính phủ thành lập;
03 KCN nữa (Yên Phong, Quế Võ II và mở rộng KCN Quế Võ) đang được
quy hoạch, xúc tiến các thủ tục thành 1ập; dự kiến sẽ phát triển thêm 2-3 Khu,
nâng tổng số các KCN tập trung đến 2010 khoảng 7-9 Khu, với diện tích quy
hoạch hơn 3.000 ha. Đồng thời, 23 cụm công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp
làng nghề cũng được quy hoạch và xây dựng, diện tích quy hoạch các cụm
công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp làng nghề khoảng 500 ha.
Đến hết tháng 11/2005, các KCN Bắc Ninh đã có 157 Dự án được
cấp giấy phép đầu tư (có hiệu lực), với tổng vốn đăng ký 583,02 triệu USD,
trong đó có 123 dự án vốn đầu tư trong nước với số vốn đăng ký 6582,61 tỷ
đồng (tuơng đương 414,26 triệu USD) và 34 dự án có vốn đầu tư nước ngoài
với số vốn 168,76 triệu USD, diện tích đất cho thuê 450 ha, tỷ lệ 1ấp đầy bình
quân chung các KCN đạt 55% (450/817 ha) đất công nghiệp cho thuê.
5
Riêng 11 tháng năm 2005, trong các KCN tập trung đã thu hút hơn 44
dự án cấp phép mới và 35 dự án điều chỉnh tăng vốn, với tổng số vốn đạt
236,9 triệu USD bằng 68% (236,9 triệu USD/346,03 triệu USD) của tất cả các
năm trước cộng lại (2001-2004), chiếm 40,62% (236,9 triệu USD/583,02 triệu
USD) tổng số vốn đầu tư đã thu hút đến nay. Các KCN đã xúc tiến đầu tư đón
nhận một số dự án 1ớn, công nghệ cao có tác động dẫn dắt thu hút các ngành
công nghiệp phụ trợ, vệ tinh phát triển như: Dự án Canon, dự án Mitac,
Sentec vào KCN Quế Võ kéo theo một loạt các dự án đầu tư nước ngoài vệ
tinh cùng vào. KCN Tiên Sơn đã kêu gọi được dự án lớn về chế biến nông sản
công nghệ cao có tác động mạnh đến kinh tế địa phương như dự án Công ty
Bia Việt Hà (đã khởi công ngày 2/12/2005), dự án nhà máy chế biến sữa của
Công ty cổ phần sữa Việt Nam khởi công cuối tháng 12/2005 và hiện nay

đang đón nhận nhiều nhà đầu tư lớn của Nhật Bản đến tìm hiểu như: Tập đoàn
Sumitomo, Yamaha, Mitsustar KCN Yên Phong động thổ tháng 12/2005
cùng với 2 dự án lớn (Dự án nhà máy rượu liên doanh giữa Thái Lan với
Công ty Rượu Hà Nội 40 triệu USD; Dự án nhà máy gạch ốp lát của Công ty
gạch ốp lát Thăng Long 15 triệu USD). Các KCN Bắc Ninh ngày càng hội tụ
thêm nhiều doanh nghiệp thuộc nhiều thành phần kinh tế và quốc tịch khác
nhau.
Đến nay,đã có 55 dự án đi vào hoạt động, phát huy được khoảng 45%
năng lực thiết kế, (bằng 1/3 số dự án được cấp phép), có sản phẩm đưa ra thị
trường; tuyển dụng gần 8.500 lao động trong đó 52,3% là lao động địa
phương; giá trị sản xuất công nghiệp năm 2005 ước đạt 1.800 tỷ đồng, gấp
2,74 lần so với năm 2004.
Các KCN được quy hoạch, đầu tư phát triển cùng với mạng lưới hạ
tầng kỹ thuật của tỉnh đã tạo cho Bắc Ninh một diện mạo mới về công nghiệp-
đô thị: đồng thời tạo ra sự phân bố 2 vùng kinh tế rõ rệt. Các huyện phía Bắc
phát triển công nghiệp, các huyện phía Nam phát triển nông nghiệp. Việc
hoạch định chính sách để phát triển cân đối, phát huy 1ợi thế cả 2 vùng đang
là vấn đề lớn đặt ra đối với các ngành, các cấp tỉnh Bắc Ninh.
Các KCN và cụm công nghiệp, làng nghề đã góp phần đẩy nhanh
chuyển dich cơ cấu kinh tế theo hướng tích cực. Năm 2001 cơ cấu kinh tế của
tỉnh là công nghiệp-xây dựng cơ bản 37,6%, nông nghiệp 34,2%, dịch vụ 28%
thì năm 2005 cơ cấu kinh tế là:.CN-XDCB 47,2%, dịch vụ 27,8%, nông
nghiệp 25,0%; mức tăng trưởng kinh tế chung của tỉnh, bình quân trong 5
năm qua là 13,9%.
Các KCN đã và đang ngày càng trở thành nhân tố tích cực, là một
trong những giải pháp hàng đầu và động lực thúc đẩy tiến trình công nghiệp
hoá, hiện đại hoá tỉnh Bắc Ninh.
2. Khó khăn và vấn đề đặt ra.
Công nghiệp hoá, hiện đại hoá là thúc đẩy 1ực lượng sản xuất phát
triển. Phát triển các KCN 1à giải pháp quan trọng nhất thúc đẩy quá trình

công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Do đó phát triển KCN như thế nào cho phù
hợp và đáp ứng yêu cầu vừa phát triển tuần tự vừa rút ngắn đi tắt đón đầu, đạt
hiệu quả bền vững thì mỗi quốc gia, thậm chí ngay mỗi địa phương tuỳ theo
điều kiện, vị trí địa lý và lợi thế riêng đều phải tự tìm cho mình hướng đi thích
hợp.
Nhìn ra thế giới, Đài Loan là một nước thành công trong việc xây
dựng phát triển các KCN, đã trải qua 2 giai đoạn:
- Giai đoạn đầu (l960-1969): được đánh giá là giai đoạn thử nghiệm
phát triển các KCN theo chiều rộng.
Giai đoạn 2 (Từ 1969 đến nay): vừa mở rộng về số lượng, vừa nâng
cao chất lượng các KCN; hình thành các KCN đa ngành, các KCN chuyên
ngành, các KCN công nghệ cao kết hợp nghiên cứu-triển khai (R&D). Các
nước khác Trung Quốc, Thái Lan, Singapore . . . cũng như vậy.
Nhìn sang các tỉnh bạn có điều kiện tương đồng với Bắc Ninh:
7
Các tỉnh phía Nam như Đồng Nai, Bình Dương đều có nhiều lợi thế để
phát triển KCN như: Giáp Thành phố Hồ Chí Minh, giao thông hạ tầng thuận
lợi, diện tích đất tự nhiên rộng, chi phí đầu tư hạ tầng thấp, có tiền đề phát
triển khu công nghiệp, chế xuất từ những năm 60. Điều đó cho phép các tỉnh
này phát triển khu công nghiệp theo cả chiều rộng và chiều sâu.
Hiện nay tỉnh Đồng Nai có 16 KCN với diện tích gần 5.000 ha, có 645
dự án vốn đăng ký 6,8 tỷ USD; đang quy hoạch thêm các KCN để đến năm
2010 tổng diện tích KCN của Đồng Nai khoảng 12.000 ha. Tỉnh Bình Dương
có 12 KCN và 8 cụm công nghiệp với diện tích 2.887 ha (đã có 655 dự án với
số vốn đăng ký 2,55 tỷ USD); đang quy hoạch thêm 13 KCN và Khu liên hợp
công nghiệp đô thị, dịch vụ để đến năm 2010 tổng diện tích các KCN và đô
thị lên đến 19.000 ha.
Các tỉnh phía Bắc như Vĩnh Phúc, Hải Dương, Hưng Yên cũng có lợi
thế lớn để phát triển các KCN là: gần Thủ đô Hà Nội, có hệ thống hạ tầng kỹ
thuật giao thông thuận lợi, diện tích đất tự nhiên rộng. Hải Dương và Vĩnh

Phúc đều có tiền đề phát triển công nghiệp sớm hơn Bắc Ninh. Các tỉnh này
đã và đang tận dụng triệt để lợi thế sẵn có phát triển các KCN đa ngành dọc
trục đường giao thông lớn, tranh thủ gọi dự án vốn FDI.
Hiện tại tỉnh Vĩnh Phúc có 7 KCN với 413 dự án đầu tư, tổng số vốn
khoảng 1,9 tỷ USD. Đến 2010, sẽ quy hoạch thêm 12 KCN nữa, với tổng diện
tích khoàng hơn 5.000 ha.
Hầu hết các tỉnh, giai đoạn ban đầu đều phát triển các KCN theo chiều
rộng, có nơi biến KCN thành. "Túi đựng doanh nghiệp" nên đã xuất hiện
những vấn đề nan giải khó giải quyết như: Lao động, nhà ở, trường học, bệnh
viện, ô nhiễm môi trường, trật tự an ninh… thậm chí có nơi còn làm biến
dạng kết cấu không gian quy hoạch phát triển kinh tế-xã hội. Điều đó muốn
nói rằng cần có nhận thức và cách đi đúng về phát triển các KCN.
Đối với Bắc Ninh, một tỉnh có nhiều thuận lợi về vị trí địa lý, hạ tầng
giao thông, có nhiều làng nghề, có lịch sử truyền thống văn hóa cao. Nhưng
diện tích đất tự nhiên hẹp nhất nước, mật độ dân số cao, đất làm công nghiệp
chủ yếu là đất nông nghiệp, chi phí đầu tư hạ tầng tốn kém, khó khăn trong
bồi thường giải phóng mật bằng. . . Nếu phát triển KCN chỉ theo chiều rộng
thì điều kiện quỹ đất đai không cho phép và khó có thể vưọt lên để giành vi trí
xếp hạng cao được, do đó chúng ta phải tính đến khả năng phát triển theo
chiều sâu. Thực tế trong 5 năm xây dựng, diện mạo các KCN là tập trung đa
ngành; công tác quy hoạch đã gắn với quy hoạch phát triển đô thị; đâu tư xây
dựng hạ tầng đã tính đến sự đồng bộ và đảm bảo yếu tố môi trường; đã lường
trước vấn đề nhà ở, y tế, trường học, sinh hoạt văn hoá, tinh thần cho người
lao động; có chính sách trải thảm đỏ.Song trong triển khai thu hút đầu tư ban
đầu do thiếu kinh nghiệm nên hiệu quả chưa cao, một số dự án đã phải rút
giấy phép đầu tư.
II. THỰC TRẠNG THU HỒI VÀ CHUYỂN MỤC ĐÍCH SỬ DỤNG ĐẤT
TỈNH BẮC NINH
2
.

1. Tình hình thực hiện việc giao đất, cho thuê đất để sử dụng vào
mục đích chuyên dùng và đất ở từ năm 2001 đến 30/9/2005
Thủ tường Chính phủ đã phê duyệt kế hoạch sử dụng đất (KHSDĐ) 5
năm (2001- 2005) tỉnh Bắc Ninh tại Quyết định số 1214/QĐ- TTg ngày
7/11/2003, cho phép tỉnh Bắc Ninh được chuyển 3.750,44ha đất để sử dụng
vào mục đích chuyên dùng và đất ở, trong đó: Đất chuyên dùng 3.154,96ha,
đất ở là 595,48ha, trong đó:
- Năm 2001 292,95 ha
- Năm 2002 466, 17 ha
- Năm 2003 1.003,76 ha
- Năm 2004 1.056,00 ha
- Năm 2005 931,56 ha
Kết quả thực hiện kế hoạch sử dụng đất 5 năm (2001 - 2005) tỉnh Bắc
Ninh từ năm 2001 đến 30/9/2005 của từng loại đất được thể hiện ở bảng sau:
2 Sè liÖu t¹i môc nµy do Së Tµi nguyªn vµ M«i trêng tØnh B¾c Ninh cung cÊp-Th¸ng 12/2005
9

Bảng …
Kết quả thực hiện kế hoạch sử dụng đất từ năm 2001-30/9/2005 tỉnh Bắc Ninh
Hạng Mục Chỉ tiêu
được duyệt
Kết quả thực hiện
Tỷ lệ thực
hiện (%)
Tổng số 2001 2002 2003 2004 30/9/2005
I. Đất chuyên dùng 3154,96 2657.30 203.10 220.74 641.22 1136.21 456.03 84.23
1. Đất xây dựng 2015.98 1685.60 107.58 147.90 441.87 680.85 307.40 83.61
1.1. Xây dựng công nghiệp 1347.14 1257.94 43.00 112.21 352.82 543.52 206.39 93.38
1.2. Thương mại dịch vụ 148.46 150.99 22.40 10.98 30.28 37.29 50.04 101.70
1.3. Xây dựng trụ sở cơ quan 52.16 42.73 9.78 10.58 4.71 7.75 9.91 81.92

1.4. Xây dựng trường học 208.23 133.97 21.54 10.72 24.97 63.61 13.13 64.34
1.5. Sự nghiệp y tế 21.11 8.57 3.15 1.60 3.68 0.14 0.00 40.60
1.6. Sự nghiệp TDTT 211.01 54.33 5.22 1.22 17.82 23.38 6.69 25.75
1.7. Công trình cộng cộng khác 27.87 37.07 2.49 0.59 7.59 5.16 21.24 133.01
2. Đất giao thông 554.73 549.25 39.54 43.01 138.00 220.65 108.05 99.01
3. Đất thuỷ lợi 206.3 137.94 41.60 19.62 23.85 45.80 7.07 66.86
4. Đất di tích LSVH 10.01 1.00 1.00 9.99
5. Đất quốc phòng an ninh 16.3 7.33 1.89 0.11 2.00 1.48 1.85 44.97
6. Đất nghĩa địa 27 14.79 1.80 0.28 12.71 0.00 54.78
7. Khai thác đất 20.5 5.09 3.50 1.59 0.00 24.83
8. Đất chuyên dùng khác 304.14 256.30 7.19 10.10 35.22 173.13 30.66 84.27
II. Đất ở 595.48 497.09 23.58 44.01 113.78 252.71 63.01 83.48
1. Đất ở đô thị 414.1 342.25 8.13 18.80 81.51 183.82 49.99 82.65
2. Đất ở nông thôn 181.38 154.84 15.45 25.21 32.27 68.89 13.02 85.37
Tổng số 3750.44 3154.39 226.68 264.75 755.00 1388.92 519.04 84.11
11
12
Như vậy, từ năm 2001 đến hết tháng 9 năm 2005, toàn tỉnh đã thực
hiện việc giao đất, cho thuê đất vào mục đích chuyên dùng và đất ở được
3.154,39 ha, đạt 84,11 % so với KHSDĐ 5 năm được duyệt, trong đó đất
chuyên dùng thực hiện được 2.657,3ha đạt 84,23%, đất ở thực hiện được
497,09ha, đạt 83,48% kế hoạch.
Kết quả được phân theo các năm như sau:
Năm 2001 226,68 ha, đạt 77,38% kế hoạch năm
Năm 2002 264,66 ha, đạt 56,77 kế hoạch năm
Năm 2003 755,00 ha, đạt 75,22% kế hoạch năm
Năm 2004 1.388,92ha, đạt 131,5% kế hoạch năm
Đến 30/9/2005 519,04ha, đạt 55,7% kế hoạch năm
Từ kết quả trên cho thấy nhu cầu sử dụng đất của các năm sau có xu
hướng cao hơn năm trước và xu hướng đó còn tăng ở những năm tiếp theo.

Đặc biệt là ở các loại đất như: đất phát triển công nghiệp, đất thương mại -
dịch vụ, đất giao thông và đất ở tại các khu đô thị mới. Kết quả giao đất, cho
thuê đất đã đáp ứng được phần lớn nhu cầu sử dụng đất để xây dựng các công
trình trọng điểm của quốc gia, của tỉnh và của các huyện, thị xã tạo điều kiện
thuận lợi về cơ sở vật chất kỹ thuật cho sự nghiệp giáo dục, văn hoá - thể
thao, kết cấu hạ tầng cho sự phát triển kinh tế xã hội của tỉnh và làm tiền đề
cho việc thu hút các nhà đầu tư trong và ngoài tỉnh. Kết quả từ 20001 đến
9/2005 toàn tỉnh cụ thể như sau:
1.1. Đất xây dựng phát triển công nghiệp.
Đã giao đất cho các tổ chức kinh tế đầu tư kinh doanh, xây dựng kết
cấu hạ tầng để phát triển công nghiệp, cho các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân
thuê đất được l.257,94ha, đạt 93,3% so với kế hoạch, đáp ứng nhu cầu sử
dụng đất cho phát triển công nghiệp của tỉnh như: Khu công nghiệp Tiên Sơn
đã thu hồi được 291ha cho 62 tổ chức thuê đất; Khu công nghiệp Quế Võ và
khu liền kề đã thu hồi được 314,39ha, giải phóng mặt bằng được 211,73ha, có
35 tổ chức được cấp phép đầu tư. Khu công nghiệp Đại Đồng - Hoàn sơn đã
13
cho 25 tổ chức thuê đất với diện tích 149,09ha, khu công nghiệp công nghệ
thông tin 54,53ha. Đối với cáe cụm công nghiệp làng nghề và đa nghề theo
quy hoạch được duyệt là 39 khu với diện tích 715ha, đến nay UBNĐ tỉnh đã
ra quyết định thu hồi đất cho 17 khu với diện tích 361,28ha. Cho 196 tổ chức
và cho 503 hộ thuê đất để sản xuất kinh doanh. Trong đó:
Khu công nghiệp làng nghề Châu Khê 22,78ha, khu công nghiệp Mả
Ông 4,8ha, khu công nghiệp Lỗ Xung 9,7ha, KCN làng nghề Đồng Quang
12,6ha, KCN làng nghề Đồng Quang đạt chuẩn môi trường 29,6ha, khu công
nghiệp Tân Hồng - Đồng Quang 12,00ha, khu công nghiệp Đồng Nguyên -
Đồng Quang 49,66ha, khu công nghiệp làng nghề công nghệ cao Tam Sơn
13,3ha, khu công nghiệp Phú Lâm 21,73ha, khu công nghiệp Phong Khê
12,6ha, khu công nghiệp Võ Cường 6,8ha, khu công nghiệp Khắc Niệm
56,28ha, khu công nghiệp Phương Liễu - Nhân Hoà 13,63ha, khu công nghiệp

Xuân Lâm - Thuận Thành 23,17ha, khu công nghiệp Chờ - Yên Phong
57,5ha, khu công nghiệp làng nghề Quảng Bố 9,6ha, khu công nghiệp làng
nghề Đại Bái 5,5ha và một số khu nhỏ khác.
1.2. Đất thương mại dịch vụ.
Đã thực hiện được 150,99ha, đạt 101,7 % chủ yếu để xây dựng các
khu du lịch sinh thái, trụ sở giao dịch của các ngân hàng, kinh doanh địch vụ
thương mại. . . Trong đó có các công trình đáng chú ý như Công ty Him Lam
23,3ha, Công ty Nam Hồng 7,55ha, công ty Anh Trí 4,5ha, công ty cổ phần
đầu tư và phát triển Đông Đô 26,4ha, Công ty xây lắp điện Hà Nội 8,36ha,
Công ty Tường Thuỷ 123ha. . .
1.3. Đất trụ sở cơ quan.
Đã thực hiện việc giao đất để xây dựng trụ sở cơ quan được 42,73ha,
đạt 81,92% so với kế hoạch, trong đó có các công trình đáng chú ý như nhà
khách tỉnh 1,2ha, bảo tàng 2,2ha, thư viện 2,6ha, nhà văn hoá thiếu nhi tỉnh
2,26ha, sở văn hoá thông tin 0,52ha, trụ sở huyện uỷ Quế Võ 1,2ha, UBND xã
14
Phật Tích 0,94ha, trụ sở các cơ quan ở thị xã Bắc Ninh 2,1ha, Tiên Du 3,tha,
Thuận Thành 1,35ha. . .
1.4. Đất xây dựng trường học.
Đã thực hiện được 133,97ha, đạt 81,2% so với kế hoạch để mở rộng
trường Đại học TDTT 11,6ha, mở rộng trường quản lý kinh tế công nghiệp
l,1ha, trường THPT Tiên Du l,3ha, trường THPT Quế Võ IlI 2,89ha, trường
THPT Hoàng Quốc Việt 1,78ha, trường Cao đẳng sư phạm 2,47ha, trường
THCS Đại Phúc 1,02ha, mở rộng trường trung học Thuỷ Sản IV 9,87ha,
trường THCS Đồng Quang 1 ,64ha. Xây dựng trường Cao đẳng Dân lập Bắc
Hà 21,12ha, trường THPT số 2 Lương Tài 2,52ha; các trường THCS và tiểu
học trong toàn tỉnh 67,3 ha.
1 5. Đất sự nghiệp y tế.
Đã thực hiện được 8,57ha, đạt 40,6% so với kế hoạch chủ yếu để xây
dựng trung tâm y tế huyện Gia Bình 1,611a, trung tâm y tế huyện Từ Sơn 1,5

5ha, mở rộng bệnh viện đa khoa tỉnh 2,6ha, trung tâm y tế dự phòng 0,6ha và
đất y tế trong các khu đô thị mới 2,22ha.
1.6- Đất sự nghiệp TDTT.
Đã thực hiện được 54,33ha, đạt 25,75% so với kế hoạch chủ yếu để
xây dựng sân thể thao tại các khu đô thị mới. Nguyên nhân đất TDTT đạt thấp
so với kế hoạch là do công tác giải phóng mặt bằng cho xây dựng các sân thể
thao tại các thôn, xã còn chậm. Những năm qua mới xây dựng được sân thể
thao ở các thôn Đương Lôi (Tân Hồng - Từ Sơn) 1,64ha, sân thể thao thôn
Quỳnh Bội (Quỳnh Phú - Gia Bình) 0,7ha, sân thể thao Nội Duệ (Tiên Đu)
0,26ha, xã Đình Bảng (Từ Sơn) 1,22ha và Lâm Thao (Lương Tài) 1,24ha.
1.7. Đất các công trình công cộng khác.
Đã thực hiện được 37,07ha, đạt 133,01% so với kế hoạch để xây dựng
các công trình công cộng ở các huyện thị trong tỉnh.
1.8. Đất giao thông.
15
Đã thực hiện được 549,25ha, đạt 99,0/% kế hoạch, đáp ứng được nhu
cầu sử dụng đất cho các công trình điểm của quốc gia, của tỉnh như: xây dựng
quốc lộ 38: 8,29ha, quốc lộ 18: 25,2ha, đường 280: 2,6ha, đường 295:
16,Oha, đường 285: 3,74ha, đường 271: 2,2ha. Riêng 2004 đã giao đất để xây
dựng hệ thống giao thông nội thị xã Bắc Ninh 83,2ha, đường huyện Từ Sơn
17,85ha, Tiên Đ(u 8,68ha, Thuận Thành 14,97ha, Quế Võ 37,6 ha, Yên Phong
12ha, Gia Bình 10,3ha…
1.9 - Đất thuỷ lợi.
Đã giao đất để xây dựng các công trình trạm bơm, kênh mương và tu
bổ đê kè hàng năm thuộc các công trình của Trung ựơng và của tỉnh. Kết quả
từ năm 2001 đến tháng 6 năm 2005 đã giao được 137,94ha, đạt 66,86% kế
hoạch, trong đó mỗi năm giao từ 25 - 30ha để tu bổ đê kè, xây dựng các trạm
bơm và kênh tiêu Kim Đôi II: 2,59ha, trạm bơm và kênh tiêu Tân Chi II:
16,4ha, trạm bơm Sông Khoai: 3,17ha, kênh tiêu khu công nghiệp Tiên Sơn
1,69ha…

1.10. Đất quốc phòng an ninh.
Đã thực hiện được 7,33ha, đạt 44,97% so với kế hoạch để dành đất
xây dựng trụ sở bộ chỉ huy quân sự tỉnh 1,5ha, trụ sở phòng cảnh sát phòng
cháy, chữa cháy 0,9ha, Công an thị xã Bắc Ninh 0,5ha, Công an huyện Từ
Sơn 1,0ha, Công an huyện Thuận Thành 0,58ha, kho vũ khí Nam Sơn huyện
Quế Võ 1,62ha, trụ sở Công an xã Đại Phúc 0,16ha…
1.11 Đât ở đô thị.
Đã thực biện được 342,25ha, đạt 82,65% kế hoạch để giao đất ở và
xây dựng nhà ở để bán tại thị xã Bắc Ninh và các thị trấn trong toàn tỉnh, đáp
ứng được nhu cầu sử dụng đất eho cán bộ công nhân viên và nhân dân. Một
số dự án giao đất ở 1ớn như khu đô thị mới Phúc Ninh 49,7 ha, đất tạo vốn
Vũ Ninh - Kinh Bắc 9,7ha, khu đô thị mới Nam Võ Cường 18,5ha, khu giãn
dân Khả Lễ 2,4ha, khu nhà ở đường Bình Than 1,4ha, đường Ngọc Hân Công
Chúa 1,4ha, khu giãn dân Xuân Ổ A và B: 3ha, khu nhà ở tạo vốn Ban quản lý
16
dự án xây dựng thị xã 10,9ha, khu nhà ở đường Hồ Ngọc Lân 2,43ha. Ở các
thị trấn huyện có khu đô thị mới Châu Khê (Từ Sơn) 4,2ha, đất ở tạo vốn xã
Đình Bảng (Từ Sơn) 2,9ha, đất ở tạo vốn xã Tân Hồng, Đồng Nguyên (Từ
Sơn) 14,8ha, đất ở tạo vốn công ty nông sản xã Tân Chi (Tiên Du) 2,0ha, xã
Hoàn Sơn (Tiên Du) 10, 1 3ha, khu nhà ở tạo vốn thị trấn Hồ (Thuận Thành)
5,2ha, khu nhà ở xã Vân Dương 2,92ha, khu đô thị mớí Phượng Mao 23,3ha,
thị trấn Phố Mới 2,2ha khu nhà ở tạo. vốn Trung Nghĩa (Yên Phong) 7,7ha,
Đông Thọ (Yên Phong) 3,55ha, nhà ở đấu giá thị trấn Gia Bình 4,94ha. Tổng
số trên địa bàn tỉnh đã có 2 1 dự án giao đất để đấu giá quyền sử dụng đất tạo
vốn xây dựng cơ sở hạ tầng với tổng diện tích đất đã thu hồi là 243,4ha, trong
đó diện tích đất ở l06,/5ha.
1.12. Đất ở nông thôn.
Đã thực hiện được 154,84ha, đạt 85,37% so với kế hoạch để giao đất
ở và cấp đất giãn dân tại các huyện thị trong tỉnh, trong đó huyện Từ Sơn
25,03ha, Tiên Du 22,92ha, Quế Võ 44,57ha, Yên Phong 16,26ha, Thuận

Thành 19,24ha Gia Bình 9,11ha và Lương Tài 4,24ha.
2. Về mở rộng diện tích đất nông nghiệp.
Đã đầu tư cải tạo đất chưa sử dụng cho sản xuất nông nghiệp được
459,57ha bằng 41,5% so với quy hoạch được duyệt, chủ yếu bằng hình thức
cho các hộ nông dân thuê đất hoặe đấu thầu. Trong đó diện tích đất bằng được
khai thác cho trồng lúa là 116,34ha, đất cây hàng năm được 79,8 tha, đất cây
lâu năm được 35,72ha, trồng rừng được 85,82ha và nuôi trồng thuỷ sản
110;11 ha. Cũng trong thời gian này đã chuyển đổi từ mặt nước chuyên dùng
sang trồng lúa được 489,78ha, cây hàng năm được 141,98ha, cây lâu năm
được 8,36ha và nuôi trồng thuỷ sản 927,44ha.
3. Về chuyển đổl cơ cấu sử dụng đất trong nội bộ đất nông nghiệp.
Trong 5 năm qua, toàn tỉnh đã chuyển được 736,33ha ruộng trũng cấy
lúa năng suất thấp sang nuôi trồng thuỷ sản kết hợp với chuyển đổi từ mặt
nước chuyên dùng và đất chưa sử dụng, góp phần đưa diện tích đất nuôi trồng
17
thuỷ sản tăng từ 2.515,09ha năm 2000 lên 4.981,74ha năm 2005. Cũng trong
thời gian này toàn tỉnh đã chuyển đổi 154,15 ha đất trồng lúa sang trồng hoa
cây cảnh và đồng cỏ chăn nuôi đạt 77,08% so với quy hoạch được duyệt.
Đồng thời với mở rộng diện tích, toàn tỉnh đã hình thành nhiều vùng sản xuất
hàng hoá đem lại hiệu quả kinh tế cao. Đó là 13 vùng sản xuất lúa hàng hoá
với quy mô mỗi vùng từ 50-100ha, hiệu quả kinh tế cao gấp 1,5 - 2 lần lúa
thường, 24 vùng sản xuất khoai tây, 26 vùng sản xuất rau xuất khẩu và một số
vùng sản xuất hoa cây cảnh. Trong đó, nhiều vùng cho giá trị sản xuất cao,
điển hình là vùng sản xuất hành tỏi ở Bình Dương (Gia Bình), An Thịnh
(Lương Tài) đạt 20 - 30 triệu đồng/ha/vụ; vùng khoai tây ở Việt Hùng, Quế
Tân (Quế Võ) đạt doanh thu từ 45 - 55 triệu đồng/ha/vụ đông, vùng chuyên
rau ở Hoà Đình (Võ Cường - Thị xã Bắc Ninh) cho doanh thu 160 - 170 triệu
đồng/ha/năm; vùng cà chua ở Yên Phong cho thu hoạch trên 50 triệu
đồng/ha/vụđông, vùng hoa cây cảnh ở Phú Lâm (Tiên Du) doanh thu đạt trên
200 triệu đồng/năm; mô hình hoa đồng tiền ứng dụng công nghệ cao ở Đình

Bảng - Từ Sơn cho doanh thu đạt khoảng 500 triệu đồng/năm.
4. Đánh giá.
4.1. Mặt được: Việc giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng
đất từ 2001 đến 9/2005 dành cho việc phát triển kinh tế, xây dựng công
nghiệp và dịch vụ, tạo vốn xây dựng cơ sở hạ tầng về cơ bản là phù hợp với
quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt cả
về quy mô diện tích và địa điểm thực hiện, đáp ứng được phần lớn yêu cần
phát triển kinh tế xã hội của tỉnh và nhu cầu sử dụng đất cho các đơn vị, tổ
chức kinh tế, đất ở cho nhân dân trên địa bàn tỉnh. Với xu hướng năm sau
thực hiện cao hơn năm trước cho thấy nhu cầu sử dụng đất để sử dụng vào
mục đích chuyên dùng và đất ở trên địa bàn tỉnh ngày càng tăng, đặc biệt là
đất xây dựng phát triển công nghiệp, đất thương mại dịch vụ, đất giao thông
và đất ở, tại các khu đô thị mới.
18
Việc chuyển mục đích sử dụng đất đã tạo thêm nguồn thu cho ngân
sách tỉnh, trong đó chỉ tính riêng nguồn thu từ cho .thuê đất đối với các tổ
chức kinh tế đã thu được 48 tỷ đồng và 4.843USD. Dự kiến thu từ đất trong
những năm tới về dự án xây nhà để bán là 1.490 tỷ đồng và các dự án đấu giá
quyền sử dụng đất là 1.700 tỷ đồng.
- Bộ mặt đô thị và nông thôn đã thay đổi rõ rệt, đô thị được chỉnh
trang đảm bảo xanh, sạch, đẹp và hiện đại, hệ thống cơ sở hạ tầng được củng
cố và phát triển theo quy mô hơp lý. Các khu công nghiệp, cụm công nghiệp
làng nghề được hình thành đã khơi dậy và phát huy truyền thống ngành nghề
cổ truyền trong công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp trên địa bàn tỉnh, giải quyết
được nhiều việc làm và thu nhập cho người lao động, góp phần tích cực cho
việc thực hiện chủ trương, nghị quyết của Đảng về Công nghiệp hoá, Hiện đại
hoá nông nghiệp nông thôn.
Việc chuyển mục đích sử dụng đất phục vụ phát triển kinh tế đã giải
quyết được nhiều việc làm và thu nhập cho người lao động, nhất là số lao
động nông nhàn trong khu vực nông thôn. Đã có 32.550 lao động được bố trí

việc làm với thu nhập bình quân 600 - 700 ngàn đồng/tháng, tăng số lao động
trong khu vực công nghiệp từ 27.181 người năm 1997 lên 90.696 người năm
2005.
4.2. Tồn tại. Quá trình thực hiện quy hoạch và kế hoạch sử dụng đất 5
năm (2001 - 2005) có một số tồn tại, trong đó chủ yếu là:
- Trong quá trình thực hiện kế hoạch sử dụng đất 5 năm (2001 - 2005)
đã phát sinh nhiều tổ chức kinh tế trong và ngoài tỉnh có nhu cầu đầu tư sử
đụng đất để phát triển công nghiệp, thương mại và địch vụ nhưng không
đăng ký nhu cầu sử dụng đất khi tỉnh xây dựng kế hoạch sử dụng đất hàng
năm và 5 năm, vì vậy không có trong hạng mục các công tnnh sử dụng đất kỳ
kế hoạch đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt. Đo đó trong quá trình thực
hiện tỉnh đã phải điều chỉnh, bổ sung kế hoạeh sử dụng đất cho phù hợp.
19
- Thi gian cỏc t chc kinh t lp ỏn u t v lp h s t ai
thc hin chm ó lm nh hng n kt qu thc hin cỏc ch tiờu k hoch
s dng t hng nm. Mt s hng mc cụng tnnh ó cú trong ch tiờu k
hoch s dng t hng nm nhng c quan ch u t cha lp xong d ỏn
v h s t ai, vỡ vy trong nm ú khụng thc hin c ch tiờu k hoch
s dng t ó c phờ duyt v phi chuyn sang nm sau.
- Cụng tỏc bi thng v gii phúng mt bng mt s a phng
gp nhiu khú khn vng mc ó lm chm tin xõy dng cỏc cụng trỡnh
ca nh u t.
- Mt s t chc kinh t sau khi c thuờ t chm trin khai xõy
dng cụng trỡnh ó tin hnh thu hi giao cho cỏc n v khỏc s dng
nh: Cụng ty Du lch Bc Ninh, Cụng ty TNHH thng mi v sn xut
Hong Dng, Cụng ty TNHH sn xut v thng mi An Phỳ, HTX sn mi
ỡnh Bng v mt s t chc kinh t thuờ t trỏi thm quyn nh cụng ty
TNHH m ngh Vit H 1.400m
2
, cụng ty c phn dt may Vit M 2.548m

2
,
cụng ty TNHH Vit Thnh 6.840m
2
, cụng ty dt may Hng Mnh 2.585m
2
. . .
III. THC TRNG CHUYN I NGH NGHIP V O TO VIC
LM CHO DN C CC VNG NH NC THU HI T PHT
TRIN CC KCN TP TRUNG V ễ TH TNH BC NINH
3
.
1 Mt s nột tng quan v cụng tỏc o to v gii quyt vic lm
ca Tnh Bc Ninh trong bi cnh chung ca c nc.
o to ngh Vit Nam cú lch s phỏt trin khỏ lõu i, gn lin vi
s phỏt trin ca cỏc lng ngh truyn thng, ca s sn xut nụng nghip.
Hu nh bt c lng quờ no ca Vit Nam cng cú nhng du n ca s
hc ngh v dy ngh. Tuy nhiờn, o to ngh c phỏt trin cú tớnh h
thng v gn vi sn xut cụng nghip ch thc s bt u k t khi thnh lp
Tng cc o to cụng nhõn k thut vo nm 1969.
3 Số liệu tại mục này do Sở Lao động Thơng binh- xã hội tỉnh Bắc Ninh cung cấp.
20
Hơn 35 năm đã trôi qua, trải qua nhiều thăng trầm của lịch sử, nhưng
đào tạo nghề đã khẳng định được vai trò của mình trong đào tạo đội ngũ lao
động - kỹ thuật cho các ngành kinh tế, xây dựng… của đất nước.
Cùng với sự phát triển của đất nước, đào tạo nghề đã trải qua những
giai đoạn nhất định qua các mốc thời gian như sau:
* Giai đoạn từ năm 1969 - 1975:
Mặc dù đây là thời kỳ khó khăn của cách mạng Việt Nam, đế quốc Mỹ
điên cuồng bắn phá miền bắc. Sau sự kiện tết Mậu Thân năm 1968, Đảng ta

vẫn chủ trương thực hiện đồng thời hai nhiệm vụ giải phóng miền nam và xây
dựng Chủ nghĩa xã hội (CNXH) ở miền bắc. Nhìn thấy trước nhu cầu nhân
lực kỹ thuật cho xây dựng CNXH ở miền bắc và chi viện nhân lực và vật chất,
tăng thiết bị kỹ thuật cho miền nam, Đảng và Nhà nước đã có quyết sách tập
trung công táe đào tạo nghề. Việc thành lập Tổng cục đào tạo công nhân kỹ
thuật trực thuộc Bộ Lao động (ngày 9/10/1969 theo Nghị định số 2000/CP của
Chính phủ) là một minh chứng. Tổng cục Đào tạo công nhân kỹ thuật khi đó
có nhiệm vụ là xây dựng chiến lược phát triển đào tạo công nhận kỹ thuật
(CNKT) trong đó có việc hình thành và phát triển hệ thống các trường CNKT
ở miền bắc.
Chủ trương lớn nhất trong giai đoạn này được thể hiện trong Nghị
định 42/CP ngày l0/3/!970 của Chính phủ: "Nhiệm vụ đào tạo bồi dưỡng dội
ngũ CNKT là một nhiệm vụ cách mạng cực kỳ trọng yếư”. Tính đến hết năm
học 1974 - 1975, riêng Miền Bắc đã có 185 trường dạy nghề và 02 trường Sư
phạm Kỹ thuật đào tạo giáo viên dạy nghề. Đến năm 1975 cả nước có
600.000 CNKT và nhân viên nghiệp vụ. Song song với đào tạo ở nước ngoài
42.600 học sinh để có thể vận hành được những máy móc, trang thiết bị do
các nước XHCN viện trợ cho Việt Nam.
* Giai đoạn từ năm 1975 đến năm 1986 :
Ngay sau khi Miền Nam được hoàn toàn giải phóng, đất nước thống
nhất, để có thể ứng dụng những tri thức khoa học và đào tạo, năm 1977, Viện
21
nghiên cứu Khoa học dạy nghề đã được thành lập. Đây là bước phát triển mới
của công tác đào tạo nghề ở nước ta. Quan hệ quốc tế được mở rộng, một số
nước XHCN (cũ) như Liên Xô; Công hoà dân chủ Đức; Bungari; Tiệp Khắc;
Hunggari… đã giúp xây dựng các trường CNKT (bao gồm cả việc dào tạo
giáo viên, học sinh và hỗ trợ trang thiết bị dạy và học).
Để tăng cường vai trò đào tạo nghề phục vụ phát triển kinh tế - xã hội
của đất nước, Tổng cục dạy nghề đã được thành lập trực thuộc Chính phủ tại
Nghị định 151/CP ngày 24/611978 trên cơ sở Tổng cục đào tạo CNKT. Từ

năm 1981 bắt đầu hình thành hệ thống trung tâm dạy nghề ở quận, huyện, thị
xã để đào tạo nghề ngắn hạn cho người lao động theo phương châm: "Nhà
nước, tập thể và người dân cùng chăm lo sự nghiệp dạy nghề".
Có thể nói, ngay từ giai đoạn này, ngành dạy nghề đã là một trong
những ngành đầu tiên trong hệ thống giáo dục quốc dân thực hiện xã hội hoá
nhằm tăng cường nguồn lực cho đào tạo nghề. Tiếp đến giai đoạn 1978- 1981
ngành dạy nghề phát triển mạnh nhất, có đến 366 tường dạy nghề, toàn ngành
có 9.833 giáo viên và quy mô đào tạo ở giai đoạn này trung bình là 200.000
học sinh/năm. Đến năm 1985, tổng số CNKT, nhân viên nghiệp vụ là
1.170.000 người. Giai đoạn này có đội ngũ CNKT tốt nghiệp từ các nước
Đông Âu đã tiếp cận với nền sản xuất tiên tiến, tác phong công nghiệp nên đã
có những đóng góp quan trọng trong công cuộc xậy dựng và bảo vệ Tổ quốc.
* Giai đoạn từ năm 1986 đến 1998:
Từ năm 1986, đất nước bước vào thời kỳ đổi mới với những chuyển
biến lớn lao, chuyển từ nền kinh tế kế hoạch hoá với cơ chế tập trung, quan
liêu bao cấp sang nền kinh tế thị trường có sự quản lý của Nhà nước, thực
hiện chính sách mở cửa hội nhập với kinh tế khu vực và quốc tế. Đồng thời
với những đổi mới chiến lược nói trên, công cuộc cải cách giáo dục và đào tạo
cũng được triển khai, trong đó có việc hình thành Bộ Giáo dục và đào tạo và
cùng với nó là thành lập, đổi tên một số đơn vị đào tạo nghề.
22
Đào tạo nghề là bậc học chịu ảnh hưởng trực tiếp, nhanh nhạy của thị
trường sức lao động. Trong thời kỳ này, đào tạo ngắn hạn phát triển nhanh,
trong khi đó nhu cầu đào tạo lao động lành nghề cũng giảm, nhất là nghề cơ
khí. Giai doạn này xu hướng thay đổi mục tiêu, chuyển các bậc đào tạo nghề
lên cao hơn.
* Giai doạn từ năm 1998 đến nay:
Trước nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội và nhu cầu phát triển nhân
lực của sự nghiệp công nghiệp hoá - hiện đại hoá đất nước, ngày 26/3/1998
Thủ tướng Chính phủ đã có Quyết định số 67/1998/QD - TTg về việc chuyển

giao nhiệm vụ quản lý nhà nước về đào tạo nghề từ Bộ Giáo dục và Đào tạo
sang Bộ Lao động - Thương binh và xã hội. Tiếp theo đó Chính phủ có Nghị
định số 33//998/NĐ-CP ngày 23/511998 tái thành lập Tổng cục Dạy nghề,
quyết định quan trọng trên đã tạo ra bước phát triển mới của đào tạo nghề
trươc ngưỡng cửa của Thế kỷ 21.
Lần đầu tiên trong lịch sử phát triển ngành dạy nghề, kế hoạch đào tạo
nghề giai đoạn 1998 - 2000, chiến lược phát triển giáo dục giai đoạn 2001 -
2010, Quy hoạch mạng lưới trường dạy nghề giai đoạn 2002 - 2010 đã được
Chính phủ phê duyệt. Trong chiến lược nêu trên, mục tiêu của đào tạo nghề đã
được nêu rõ: "Nâng cao chất lượng dạy nghề gắn với nâng cao ý thức kỷ luật
lao động và tác phong lao động hiện đại". Hình thành hệ thống đào tạo kỹ
thuật thực hành, đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội… Hàng loạt chủ
trương, chính sách, văn bản quy phạm pháp luật được ban hành như Nghị
định hướng dẫn thi hành Bộ luật Lao động và Luật Giáo dục; Nghị định về xã
hội hoá giáo dục và đào tạo; các Quyết định về Điều lệ trường dạy nghề, quy
chế trung tâm dạy nghề
Tóm lại, được sự quan tâm củạ Đảng và Nhà nước, của các cấp, các
ngành và toàn xã hội nên đào tạo nghề để tạo việc làm cho nhân dân trong
những năm qua đã có những bước chuyển biến tích cực, đóng góp rất lớn vào
việc phát triển nguồn nhân lực của quốc gia, đáp ứng nhu cầu về việc làm cho
23
các ngành kinh tế mũi nhọn, cho lao động nông thôn và lao động tự tạo việc
làm ở thành thị có nghề nghiệp ổn định, nâng cao đời sống vật chất, cải thiện
cuộc sống cho họ trong hiện tại và tương lai.
Bắc Ninh là tỉnh nằm trong vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ, trong
tam giác kinh tế Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh và cũng là tỉnh có nhiều
lợi thế so sánh về vị trí địa lý, về đất đai, khí hậu, con người và các tiềm năng
phát triển khác. Để khai thác có hiệu quả các lợi thế về nguồn lực sẵn có cũng
như tận dụng được các cơ hội và điều kiện thuận lợi trong bối cảnh mới, Nghị
quyết đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh lần thứ 16 đề ra: " Phấn dấu đến năm

2015 Bắc Ninh cơ bản trở thành tỉnh công nghiệp". Trong 5 năm 2001-2005,
Bắc Ninh đã đạt được nhiều thành tựu quan trọng: Nền kinh tế đã đi vào thế
phát triển với nhịp độ cao; Thu ngân sách nhà nước tăng bình quân hàng năm
34,7% năm 2005 đạt 1.011 tỷ đồng; tổng sản phẩm trong tỉnh tăng bình quân
hàng năm 13,9%, nông nghiệp tăng 5,2%, công nghiệp - xây dựng tăng
20,3%, dịch vụ tăng 14,9%. Cơ cấu kinh tế của tỉnh chuyển dịch nhanh theo
hướng tích cực, trong đó năm 2005 đạt: nông nghiệp 25%, công nghiệp -
XDCB 47,2% dịch vụ 27,8%. Công cuộc công nghiệp hoá - hiện đại hoá đã
và đang được Tỉnh uỷ, HĐND, UBND tỉnh tập trung chỉ đạo thực hiện đem
lại kết quả tích cực, nhất là các KCN tập trung, KCN làng nghề và đa nghề
tăng về số lượng, chất lượng, mở rộng về qui mô, thu hút nhiều dự án đầu tư
trong và ngoài nước, tạo bước khởi sắc mới cho ngành công nghiệp của tỉnh,
là động lực cho sự phát triển kinh tế - văn hoá - xã hội của tỉnh trong những
năm tiếp theo.
Đồng thời, cùng với việc phát triên công nghiệp của tỉnh thì vấn đề
quan trọng gắn liền với nó là công tác đào tạo nghề và giải quyết việc làm cho
lao động đia phương vì đây là một trong những chiến lược phát triển, là chính
sách xã hội cơ bản, là hướng ưu tiên hàng đầu trong toàn bộ chích sách kinh
tế- xã hội của Đảng và Nhà nước nói chung và của tỉnh Bắc Ninh nói riêng
24
khi chuyển sang giai đoạn phát triển CNH, HĐH trong bối cảnh hội nhập,
toàn cầu hoá về kinh tế.
Trong những năm qua toàn tỉnh đã đào tạo được 43.500 lao động, góp
phần nâng tỷ lệ đào tạo lên 28% năm 2005 và đạt 100% mục tiêu đề ra.
2. Thực trạng chuyển đổi nghề nghiệp và đào tạo việc làm tỉnh
Bắc Ninh.
2.1. Hệ thống cơ sở dạy nghề.
Quy hoạch mạng lưới dạy nghề giai đoạn 2001 - 2010 là cơ sở pháp lý
quan trọng tạo điều kiện thuận lợi khuyến khích các cơ sở đào tạo nghề phát
triển Năm 2001, toàn tỉnh có 5 cơ sở đào tạo nghề công lập (4 trường và 01

trung tâm dịch vụ việc làm). Đến năm 2005 có 10 cơ sở đào tạo nghề (5
trường, 4 trung tâm dịch vụ việc làm, 1 trung tâm dạy nghề cấp huyện).
Các cơ sở dạy nghề ngày càng dược củng cố cả về quy mô, trang thiết
bị và đội ngũ giáo viên. Trong đó, Trường Công nhân Kỹ thuật Bắc Ninh đã
được Tỉnh và Bộ Lao động - Thương binh và Xã hột đầu tư và được công
nhận là trường trọng điểm của khu vực. Có thể nói, trong những năm qua quy
mô đào tạo của các cơ sở đào tạo công lập ngày càng tăng, chất lượng đào tạo
được nâng lên, các hình thức đào tạo, ngành nghề đào tạo ngày càng đa dạng,
phong phú, chương trình đào tạo được cải tiến sát với thực tế, ngày càng đáp
ứng tốt hơn với nhu cầu thị trường về lao động.
2.2. Công tác dạy nghề.
Trong những năm qua, công tác dạy nghề đã được xã hội hoá mạnh và
được các cấp, các ngành quan tâm chỉ đạo với nhiều hình thức như: đào tạo
nghề dài hạn, ngắn hạn, tập huấn truyền nghề, kèm cặp… Tỉnh cũng đã có
những chính sách về công tác đào tạo nghề như: Khuyến khích các tổ chức cá
nhân trong và ngoài nước tham gia đào tạo nghề; khuyến khích các doanh
nghiệp tuyển lao động vào để đào tạo trước khi sử dụng. Đặc biệt trong hai
năm qua (2003, 2004) tỉnh đã đầu tư xây dựng cơ sở vật chất cho trường
CNKT và một số cơ sở dạy nghề của tỉnh nhằm nâng cao chất lượng đào tạo
25

×