Tải bản đầy đủ (.pdf) (57 trang)

ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ KINH TẾ KỸ THUẬT CỦA MÔ HÌNH NUÔI TÔM THẺ CHÂN TRẮNG (Litopenaeus vannamei) THÂM CANH Ở TỈNH SÓC TRĂNG VÀ TỈNH BẾN TRE

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.41 MB, 57 trang )

i
TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÂY ĐÔ
KHOA SINH HỌC ỨNG DỤNG

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
CHUYÊN NGÀNH NUÔI TRỒNG THỦY SẢN
MÃ NGÀNH : D620301
ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ KINH TẾ - KỸ THUẬT
CỦA MÔ HÌNH NUÔI TÔM THẺ CHÂN TRẮNG
(Litopenaeus vannamei) THÂM CANH Ở TỈNH
SÓC TRĂNG VÀ TỈNH BẾN TRE
Sinh viên thực hiện
BÙI TRUNG THIẾT
MSSV: 1053040029
LỚP: NTTS 5
Cần Thơ, 2014
ii
TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÂY ĐÔ
KHOA SINH HỌC ỨNG DỤNG

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
CHUYÊN NGÀNH NUÔI TRỒNG THỦY SẢN
MÃ NGÀNH : D620301
ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ KINH TẾ - KỸ THUẬT
CỦA MÔ HÌNH NUÔI TÔM THẺ CHÂN TRẮNG
(Litopenaeus vannamei) THÂM CANH Ở TỈNH
SÓC TRĂNG VÀ TỈNH BẾN TRE
Cán bộ hướng dẫn Sinh viên thực hiện
Th.S PHẠM THỊ MỸ XUÂN BÙI TRUNG THIẾT
MSSV: 1053040029
LỚP: NTTS 5


Cần Thơ, 2014
iii
XÁC NHẬN CỦA HỘI ĐỒNG BẢO VỆ KHÓA LUẬN
TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Tên khóa luận: Đánh giá hiệu quả kinh tế - kỹ thuật của mô hình nuôi Tôm thẻ
chân trắng (Litopenaeus vannamei) thâm canh ở tỉnh Sóc Trăng và tỉnh Bến Tre.
Sinh viên thực hiện: Bùi Trung Thiết
Lớp: Nuôi trồng thủy sản khóa 5
MSSV: 1053040029
Đề tài khóa luận được thực hiện theo đúng yêu cầu của cán bộ hướng dẫn và
hội đồng bảo vệ khóa luận tốt nghiệp đại học của Khoa sinh học ứng dụng –
Đại học Tây Đô.
Cần Thơ, Ngày… tháng… năm 2014
Cán bộ hướng dẫn Sinh viên thực hiện
Th.S PHẠM THỊ MỸ XUÂN BÙI TRUNG THIẾT
CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG
iv
LỜI CẢM ƠN
Lời đầu tiên tôi xin bày tỏ lòng biết ơn đến Ban giám hiệu Trường Đại học Tây Đô,
Ban chủ nhiệm khoa Sinh học ứng dụng đã ủng hộ, giúp đỡ và tạo mọi điều kiện để
tôi hoàn thành tốt bài khóa luận bày.
Tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành tới chi cục Nuôi trồng thủy sản, sở Nông nghiệp
và Phát triển nông thôn tỉnh Sóc Trăng và Bến Tre.
Tôi gửi lời cảm ơn sâu sắc tới cô Phạm Thị Mỹ Xuân người đã tận tình định hướng,
chỉ bảo và giúp đỡ tôi trong suốt quá trình thực hiện báo cáo cuối khóa.
Xin chân thành cảm ơn các thầy cô đã dạy và truyền đạt cho tôi những kiến thức
quý báu trong suốt quá trình học tập.
Cảm ơn tất cả các bạn lớp Nuôi trồng thủy sản 5 đã cùng tôi gắn bó trong suốt quá
trình học tập.
Chân thành cảm ơn!

v
TÓM TẮT
Đề tài “ Đánh giá hiệu quả kinh tế- kỹ thuật của mô hình nuôi tôm thẻ chân trắng
(Litopenaeus vannamie) thâm canh ở tỉnh Sóc Trăng và Bến Tre” được thực hiện từ
tháng 3/2014 – 5/2014. Đề tài đã phỏng vấn trực tiếp 60 hộ ở 2 tỉnh Sóc Trăng và
Bến Tre theo bảng câu hỏi soạn sẵn với nội dung về khía cạnh kỹ thuật và kinh tế.
Ở Sóc Trăng diện tích ao nuôi trung bình là 0,32 ± 0,073ha , mật độ nuôi tôm thẻ
chân trắng thâm canh là là 79 ± 9 con/m
2
, năng suất trung bình là 6,96 ± 0,93
tấn/ha/vụ, tỷ lệ sống đạt 73 ± 13% với thời gian nuôi là 81,9±9,3 ngày lợi nhuận
trung bình đạt 517,8 ± 130,2 triệu đồng/ha/vụ.
Ở Bến Tre diện tích ao nuôi trung bình là 0,33 ± 0,6ha, mật độ nuôi tôm thẻ chân
trắng thâm canh là là 80±8 con/m
2
, năng suất trung bình là 6,78 ± 0,95 tấn/ha/vụ, tỷ
lệ sống đạt 69 ± 12% với thời gian nuôi là 81,6±17,7 ngày lợi nhuận trung bình đạt
444,1 ± 117,5 triệu đồng/ha/vụ.
Từ khóa tìm kiếm: Thẻ chân trắng, đánh giá thẻ chân trắng, so sánh thẻ chân trắng,
thẻ chân trắng tỉnh Sóc Trăng, thẻ chân trắng tỉnh Bến Tre, diện tích và sản lượng
tôm thẻ chân trắng, luận văn tốt nghiệp the chân trắng.
vi
CAM KẾT KẾT QUẢ
Tôi xin cam kết khóa luận này được hoàn thành dựa trên các kết quả nghiên cứu của
tôi trong khuôn khổ của đề tài ”Đánh giá hiệu quả kinh tế- kỹ thuật của mô hình
nuôi tôm thẻ chân trắng (Litopenaeus vannamie) thâm canh ở tỉnh Sóc Trăng và
Bến Tre” và các kết quả này chưa được dùng cho bất cứ luận văn nào khác.
Cần Thơ, ngày… tháng… năm…….
Ký tên
BÙI TRUNG THIẾT

vii
MỤC LỤC
CHƯƠNG 1 ĐẶT VẤN ĐỀ 1
1.1 Giới thiệu 1
1.2 Mục tiêu nghiên cứu 2
1.3 Nội dung nghiên cứu 2
CHƯƠNG 2 LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU 3
2.1 Đặc điểm sinh học 3
2.1.1 Phân loại 3
2.1.2 Hình thái 4
2.1.3 Phân bố 4
2.1.4 Đặc điểm dinh dưỡng 4
2.1.5 Sinh trưởng và tuổi thọ 4
2.1.6 Ưu điểm và nhược điểm của tôm thẻ chân trắng so với tôm sú 5
2.3 Tình hình nuôi tôm thẻ chân trắng trên thế giới và Việt Nam 7
2.3.1 Tình hình nuôi tôm thẻ chân trắng trên thế giới 7
2.3.2 Tình hình nuôi tôm thẻ chân trắng trong nước và xuất khẩu 7
2.4 Các bệnh thường gặp trên tôm thẻ chân trắng 8
2.4.1 Bệnh hoại tử cơ (Infectious Mionecrosis Virus) 9
2.4.2 Hội chứng Taura (Taura syndrom Virus) 9
2.4.3 Bệnh đốm trắng (White Spot Disease) 9
2.4.4 Bệnh hoại tử cơ quan tạo máu và cơ quan lập biểu mô (Infectious
Hypodermal and Hematopoietic Necrosis Virus) 10
2.4.5 Bệnh đầu vàng (Yellow-head virus) 10
2.5 Vài nét về tỉnh Sóc Trăng và tỉnh Bến Tre 10
2.5.1 Đặc điểm về điều kiện tự nhiên 10
2.5.3 Quy hoạch, định hướng nghề nuôi tôm thẻ chân trắng thâm canh 11
CHƯƠNG 3 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 12
3.1 Phương pháp nghiên cứu 12
3.1.1 Địa điểm và thời gian nghiên cứu 12

Hình 3.2. Bản đồ địa điểm thu mẫu ở tỉnh Bến Tre 13
3.1.2 Đối tượng nghiên cứu 13
3.2 Phạm vi nghiên cứu 14
3.3 Phương pháp thu thập số liệu 14
3.3.1 Về mặt kỹ thuật 14
3.3.2 Phân tích chi phí, thu nhập, lợi nhuận 15
3.4 Phương pháp xử lý số liệu 17
CHƯƠNG 4 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 18
4.1 Hiện trạng nuôi tôm thẻ chân trắng tại tỉnh Sóc Trăng và tỉnh Bến Tre 18
4.2 Thông tin về nông hộ nuôi thâm canh tôm thẻ chân trắng 19
4.2.1 Trình độ chuyên môn 19
4.2.2 Kinh nghiệm nuôi tôm thẻ chân trắng thâm canh 20
4.2.3 Tuổi và giới tính của nông hộ 21
4.3. Phân tích kỹ thuật của mô hình nuôi tôm thẻ chân trắng thâm canh ở Sóc
Trăng và Bến Tre 22
viii
4.3.1 Thông tin về xây dựng công trình 22
4.3.2 Cải tạo ao 23
4.3.3 Mùa vụ nuôi 24
4.3.4 Mật độ và kích cỡ thả giống nuôi 24
4.3.5 Thức ăn 27
4.3.6 Chăm sóc và quản lý 30
4.3.7 Thời gian nuôi và năng suất 31
4.3.7 Thuốc và hóa chất 31
4.3.8. Bệnh 32
4.4. Phân tích hiệu quả kinh tế của mô hình nuôi thẻ chân trắng thâm canh ở Sóc
Trăng và Bến Tre 33
4.4.1. Các khoản chi phí 33
4.4.2. Thu hoạch 34
4.5. Thuận lợi và khó khăn 35

CHƯƠNG 5 KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT 36
5.1. Kết luận 36
5.2. Đề xuất 36
PHỤ LỤC A
ix
DANH SÁCH HÌNH
Hình 2.1 Hình thái bên ngoài tôm thẻ chân trắng (Litopenaeus vannamei)……….3
Hình 3.1 Bản đồ địa điểm thu mẫu ở tỉnh Sóc Trăng 12
Hình 3.2. Bản đồ địa điểm thu mẫu ở tỉnh Bến Tre 13
Hình 4.1 Trình độ chuyên môn của nông hộ nuôi tôm thẻ chân trắng thâm canh tại
Sóc Trăng và Bến Tre…… 19
Hình 4.2 Năng suất của các nông hộ có kinh nghiệm và nông hộ kinh nghiệm có
tham gia tập huấn 20
Hình 4.3 Tỷ lệ nông hộ sử dụng ao lắng và không sử dụng ao lắng trong nuôi tôm
thẻ chân trắng thâm canh ở Sóc Trăng và Bến Tre 23
Hình 4.4 Biểu đồ quan hệ giữa mật độ nuôi và tỷ lệ sống…………………………25
Hình 4.5 Biểu đồ tỷ lệ mật độ thả giống ở tỉnh Sóc Trăng và tỉnh Bến Tre 26
Hình 4.6 Biểu đồ tỷ lệ thả giống tôm thẻ chân trắng 26
Hình 4.7 Nguồn gốc giống tôm TCT ở tỉnh Sóc Trăng và tỉnh Bến Tre 27
Hình 4.8 Cách cho tôm thẻ chân trắng ăn 29
Hình 4.9 Bỏ thức ăn vào sàng ăn 29
Hình 4.10 Kiểm tra sàn ăn sau khi cho ăn khoảng 2 giờ 30
Hình 4.11 Một số loại thuốc hóa chất sử dụng trong nuôi tôm thẻ chân trắng thâm
canh 34
x
DANH SÁCH BẢNG
Bảng 4.1 Diện tích và sản lượng nuôi tôm thẻ chân trắng ở Sóc Trăng và Bến Tre.18
Bảng 4.2 Kinh nghiệm nuôi tôm thẻ chân trắng thâm canh của nông hộ ở Bến Tre
và Sóc Trăng 20
Bảng 4.3 Tỷ lệ các nhóm tuổi của nông hộ nuôi tôm thâm canh ở Sóc Trăng và Bến

Tre 21
Bảng 4.4 Đặc điểm ao nuôi tôm TCT thâm canh ở Sóc Trăng và Bến Tre 22
Bảng 4.5 Bảng hệ số thức ăn sử dụng trong ao nuôi tôm thâm canh của CP, UP và
Thăng Long ở Sóc Trăng và Bến Tre 28
Bảng 4.6 Một số loại thuốc và hóa chất được các nông hộ sử dụng phổ biến 31
Bảng 4.7 Các khoản chi phí trong nuôi tôm thẻ chân trắng thâm canh 33
Bảng 4.8 Thông tin thu hoạch tôm thẻ chân trắng thâm canh 34
xi
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
ĐBSCL: Đồng bằng Sông Cửu Long
TCT: Thẻ chân trắng
Ctv: Cộng tác viên
TSV: Taura Syndrrome Virus
WSSV: White Spot Disease
YHV: Yellow-Head Virus
IHHNV: Infectious Hypodermal and Hematopoietic Necrosis Virus
GDP: Gross Domestic Product
FCR: Hệ số thức ăn
PL: Postlarval
1
CHƯƠNG 1
ĐẶT VẤN ĐỀ
1.1 Giới thiệu
Nghề thủy sản đã gắn bó với người nông dân từ lâu đời, cung cấp nguồn thực
phẩm không thể thiếu cho cuộc sống. Bên cạnh việc cung cấp nguồn thực phẩm thì
thủy sản cũng có những đóng góp quan trọng khác như cung cấp nguồn nguyên liệu
cho các nhà máy chế biến, cung cấp nguồn phụ phẩm cho các nhà máy chế biến
thức ăn gia súc, gia cầm, cung cấp bột cá để sản xuất thức ăn thủy sản, đặc biệt là
hoạt động xuất khẩu các sản phẩm thủy sản, mang lại nguồn ngoại tệ cho đất nước.
Trong các đối tượng nuôi nước lợ mặn thì tôm thẻ chân trắng (tôm TCT) được nhiều

người nuôi lựa chọn do thời gian nuôi ngắn, nuôi được với mật độ cao, cho năng
suất thu hoạch cao. Theo Tổng cục Thủy sản (2013), diện tích nuôi tôm của cả nước
đạt 652.612 ha, bằng 99,2% cùng kỳ năm 2012; trong đó, diện tích nuôi tôm thẻ
chân trắng 63.719 ha, sản lượng thu hoạch tôm thẻ chân trắng là 243.001 tấn.
Năm 2013 ngành thủy sản phải đối mặt với nhiều khó khăn về thời tiết, xâm nhập
mặn, mưa bão, lũ lụt và nhất là bệnh hoại tử gan tụy cấp trên tôm diễn biến phức tạp
đã ảnh hưởng lớn đến kết quả nuôi tôm. Tuy nhiên điểm nổi bật vụ nuôi tôm năm
2013 là các nước trong khu vực như Thái Lan và Trung Quốc sụt giảm sản lượng
tôm đáng kể do dịch bệnh hoại tử gan tụy cấp nên nhu cầu nguyên liệu tăng kéo
theo giá tôm cũng tăng theo. Trước tình hình dịch bệnh diễn ra phức tạp, nông dân
nuôi tôm đã rút được những kinh nghiệm nuôi, cách phòng và trị bệnh từ các vụ
trước từ đó khống chế tình hình dịch bệnh tốt, quản lý tốt nên năm 2013 nông dân
nuôi tôm thẻ chân trắng và tôm sú trúng mùa được giá.
Nhằm tìm ra những ưu điểm, khuyết điểm của đối tượng nuôi ở các khu vực khác
nhau đồng thời tìm ra những giải pháp kỹ thuật mang lại hiệu quả kinh tế cao cho
người nuôi góp phần giúp nghề nuôi tôm TCT thâm canh phát triển bền vững ở
vùng ĐBSCL. Vì vậy mà đề tài” Đánh giá hiệu quả kinh tế - kỹ thuật của mô
hình nuôi tôm thẻ chân trắng (Litopenaeus vannamei) thâm canh ở tỉnh Sóc
Trăng và tỉnh Bến Tre” được thực hiện.
2
1.2 Mục tiêu nghiên cứu
Đề tài đánh giá hiệu quả kinh tế - kỹ thuật của mô hình nuôi tôm thẻ chân trắng
(Litopenaeus vannamei) ở tỉnh Bến Tre và Sóc Trăng góp phần cung cấp dữ liệu
khoa học cho việc phát triển mô hình nuôi tôm thẻ chân trắng bền vững ở vùng
Đồng bằng Sông Cửu Long.
1.3 Nội dung nghiên cứu
- Đánh giá khía cạnh kỹ thuật của mô hình nuôi tôm TCT thâm canh ở tỉnh Sóc
Trăng và Bến Tre.
- Đánh giá khía cạnh hiệu quả kinh tế của mô hình nuôi tôm TCT thâm canh ở tỉnh
Sóc Trăng và Bến Tre.

3
CHƯƠNG 2
LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU
2.1 Đặc điểm sinh học
2.1.1 Phân loại
Theo Nguyễn Văn Thường và ctv, 2009
Nghành: Arthropoda
Lớp: Malacostraca
Bộ: Decapoda
Họ: Penaeidae
Giống: Litopenaeus
Loài: Litopenaeus vannamei
Tên khoa học: Litopenaeus vannamei (Boone, 1931)
Hình 2.1 Hình thái bên ngoài tôm thẻ chân trắng (Litopenaeus vannamei)
4
2.1.2 Hình thái
Tôm thẻ chân trắng vỏ mỏng có màu trắng đục nên có tên là tôm Bạc, bình thường
có màu xanh lam, chân bò có màu trắng ngà nên gọi là tôm thẻ chân trắng. Tôm thẻ
chân trắng có chủy hơi cong xuống, có 7-10 răng trên chủy và 2-4 răng dưới chủy,
chân ngực 4 và chân ngực 5 có màu trắng đục. Chiều dài lớn nhất của con đực là
187 mm và con cái là 230 mm (Nguyễn Văn Thường và ctv, 2009).
2.1.3 Phân bố
Trên thế giới, họ tôm he (Penaeidae) phân bố khắp các thủy vực vùng nhiệt đới, á
nhiệt đới, tập trung ở vùng Ấn Độ - Tây Thái Bình Dương, Đông và Đông Nam
Châu Phi, Pakistan, Nhật Bản, Bắc Úc, Trung Quốc. Đặc biệt phân bố chủ yếu ở
Đông Nam Châu Á như: Đài Loan, Philippine, Inđônesia, Thái Lan, Malaysia (Theo
Motoh, 1985 trích bởi Nguyễn Văn Thường, 2009).
Trong tự nhiên, tôm thẻ chân trắng phân bố tập trung ở những nơi có nền đáy cát
bùn, độ sâu 0 – 72m, tôm trưởng thành phần lớn sinh sống ở ven biển gần bờ, tôm
con phân bố nhiều ở vùng cửa sông nơi giàu chất dinh dưỡng và hiện nay được nuôi

ở rất nhiều nước trên thế giới như Đài Loan, Trung Quốc, Việt Nam . Tôm thẻ chân
trắng là loài tôm nhiệt đới, có khả năng thích nghi với giới hạn rộng về độ mặn và
nhiệt độ. Mặc dù tôm có khả năng thích nghi với giới hạn rộng về nhiệt độ (15 –
33
0
C), nhưng nhiệt độ thích hợp nhất cho sự phát triển của tôm là 23 – 32
0
C. Nhiệt
độ tối ưu cho tôm lúc nhỏ (1g) là 30
0
C và cho tôm lớn (12 – 18g) là 27
0
C (Trần Viết
Mỹ, 2009).
2.1.4 Đặc điểm dinh dưỡng
Tôm thẻ chân trắng là loài ăn tạp thiên về động vật, phổ thức ăn rộng, cường độ
bắt mồi khỏe, tôm sử dụng được nhiều loại thức ăn tự nhiên có kích cỡ phù hợp từ
mùn bã hữu cơ đến các động, thực vật thủy sinh.
Nhu cầu protein trong khẩu phần thức ăn cho tôm chân trắng (20 – 35%), thấp hơn
so với các loài tôm nuôi cùng họ khác (36 – 42%). Khả năng chuyển hóa thức ăn
của tôm rất cao, trong điều kiện nuôi thâm canh, hệ số chuyển hóa thức ăn (FCR)
dao động từ 1,1 – 1,3 (Trần Viết Mỹ, 2009)
2.1.5 Sinh trưởng và tuổi thọ
5
Tôm TCT phân bố từ độ sâu 0-72 m, khi tôm còn nhỏ ở giai đoạn juveniles tôm
TCT sống ở các cửa sông (FAO,2013).
Trong quá trình tăng trưởng, khi trọng lượng và kích thước tăng lên mức độ nhất
định, tôm phải lột bỏ lớp vỏ cũ để lớn lên. Chu kỳ giữa 2 lần lột xác ở tôm nhỏ ngắn
hơn ở tôm lớn. Tôm nhỏ thay vỏ cần vài giờ, tôm lớn cần 1-2 ngày . Tôm thẻ chân
trắng lột xác vào ban đêm, thời gian giữa 2 lần lột xác khoảng 1 – 3 tuần, tôm nhỏ

(< 3g) trung bình 1 tuần lột xác 1 lần, thời gian giữa 2 lần lột xác tăng dần theo tuổi
tôm, đến giai đoạn tôm lớn (15 – 20g), trung bình 2,5 tuần tôm lột xác 1 lần (Trần
Viết Mỹ, 2009). Các yếu tố bên ngoài như ánh sáng, nhiệt độ, độ mặn, đều có ảnh
hưởng khi tôm đang lột xác (Thái Bá Hồ và Ngô Trọng Lư, 2011).
Tốc độ tăng trưởng thời gian đầu của tôm TCT là 3g/tuần với mật độ nuôi
100con/m
2
, khi đạt kích cỡ 30g tôm có tốc độ lớn chậm dần 1g/tuần. Tôm cái
thường lớn hơn tôm đực, nuôi 60 ngày có thể đạt cỡ thương phẩm có chiều dài
khoảng 23cm. Trong điều kiện tự nhiên, nhiệt độ nước 30-32
0
C, độ mặn 20-40‰ từ
tôm bột đến thu hoạch mất 180 ngày, cỡ tôm thu trung bình 40g. Tuổi thọ trung bình
của tôm trên 32 tháng (Thái Bá Hồ và Ngô Trọng Lư, 2011).
2.1.6 Ưu điểm và nhược điểm của tôm thẻ chân trắng so với tôm sú
2.1.6.1 Ưu điểm của tôm thẻ chân trắng so với tôm sú
Theo FAO, 2004 thì tôm TCT ở kích cỡ dưới 20g, tôm thẻ chân trắng tăng trưởng
nhanh hơn đạt từ 1 – 1,5g/tuần so với tôm sú đạt 1g/tuần, tôm TCT khi thu hoạch
đồng đều về kích cỡ hơn tôm sú, mật độ nuôi tôm TCT rất cao: 60 – 150 con/m
2
bên
cạnh đó mức độ nhạy cảm đối với bệnh đốm trắng (WSSV) của tôm thẻ chân trắng
thấp hơn tôm sú.
Khả năng chụi mặn của tôm TCT rộng từ 0,5 – 45 ‰ , nhờ đó, tôm thẻ chân trắng
có khả năng phát triển sâu vào vùng xa biển, nơi có độ mặn thấp, thị trường xuất
khẩu của tôm TCT rộng. Tỷ lệ sống của ấu trùng tôm TCT khi ương cao từ 50-60%,
hệ số thức ăn FCR thấp chỉ 1,2 và nhu cầu protein chỉ từ 25-35%
2.1.6.2 Nhược điểm của tôm thẻ chân trắng so với tôm sú
Theo FAO, 2004:
Khi tôm TCT đạt trọng lượng 20g thì mức tăng trưởng chậm lại nên cỡ tôm lớn khi

6
thu hoạch thấp, người nuôi tôm TCT phải có kỹ thuật tốt để quản lý tốt ao nuôi và
ngăn ngừa rủi ro, giống như tôm sú tôm TCT nhạy cảm với nhiều bệnh trên tôm như
hội chứng Taura (TSV), đốm trắng (WSSV), đầu vàng (YHV), hoại tử tế bào máu
(IHHNV), tôm sú kháng bệnh TSV, IHHNV tốt hơn. Khả năng cạnh tranh trên thị
trường xuất khẩu lớn với các nước có sản lượng tôm xuất khẩu lớn như Thái Lan,
Trung Quốc.
2.2 Ảnh hưởng của các yếu tố sinh thái đến khả năng sinh trưởng và phát triển
trong nuôi tôm thẻ chân trắng
Các yếu tố môi trường nước có ảnh hưởng rất lớn đến sự phân bố, sinh sống, bắt
mồi, tăng trưởng và tỷ lệ sống của tôm thẻ chân trắng. Theo Trần Ngọc Hải và
Nguyễn Thanh Phương, 2009 thì các yếu tố môi trường sau nằm trong những giới
hạn nhất định thì tôm thẻ chân trắng sẽ phát triển tốt :
pH nước: nước có độ pH dưới 4 hay trên 10 có thể gây chết tôm. Khoảng thích
hợp cho tôm là 7-9.
Độ mặn: Khả năng chịu đựng độ mặn thấp đến 5-10 ‰ hay thấp hơn. Độ mặn cao
45-60 ‰ có thể gây chết tôm. Tôm tăng trưởng tốt ở độ mặn 25-30 ‰.
Nhiệt độ: nhiệt độ tốt nhất cho tăng trưởng của tôm dao động trong khoảng 25-30
o
C. Một vài loài có khả năng tăng trưởng ở nhiệt độ dưới 20
o
C, nhưng nhiệt độ trên
35
o
C có thể gây chết tôm.
Oxy hòa tan: oxy hòa tan thấp (0,0-1,5 mg/l) có thể gây chết tôm tùy thời gian bị
tác động và các điều kiện khác. Hàm lượng Oxy hòa tan tốt nhất cho tăng trưởng và
tỷ lệ sống của tôm nên trong khoảng giữa 3,5 mg/l đến bão hòa. Oxy hòa tan quá
bão hòa cũng gây nguy hiểm cho tôm.
CO

2
: Hàm lượng CO
2
dưới 20 mg/l thông thường chưa ảnh hưởng đến tôm nếu
oxy đầy đủ.
H
2
S: khí H
2
S rất độc đối với tôm. Khí này ở bất kỳ nồng độ nào nếu có cũng có
ảnh bất lợi đối với tôm. Tuy nhiên, nồng độ gây chết tôm chưa được xác định.
Ammonia: ammonia ở dạng khí NH3 rất độc. Hàm lượng khía trên 1mg/l có thể
gây chết tôm. Hàm lượng trên 0,1 mg/l cũng gây ảnh hưởng bất lợi. Ở pH bằng 9 và
độ mặn 20 ‰, khoảng 25 % ammonia ở dạng khí. Vì thế nếu hàm lượng ammonia
7
tổng số khoảng 0,4 mg/l cũng sẽ gây bất lợi cho tôm TCT.
Nitrite: thông thường, hàm lượng nitrite trong ao nuôi không cao đến mức gây chết
tôm, tuy nhiên, nồng độ cao 4-5 mg/l có thể ảnh hưởng bất lợi cho tôm TCT.
2.3 Tình hình nuôi tôm thẻ chân trắng trên thế giới và Việt Nam
2.3.1 Tình hình nuôi tôm thẻ chân trắng trên thế giới
Tôm thẻ chân trắng được nuôi vào khoảng thập niên 80 (FAO Fishery Statistic,
2011). Đến năm 1992, chúng đã được nuôi phổ biến trên thế giới, nhưng chủ yếu
tập trung ở các nước Nam Mỹ (Wedner &Rosenberry.,1992). Khi đó nhiều nước
Châu Á đã tìm cách hạn chế phát triển tôm chân trắng do sợ lây bệnh cho tôm sú.
Cho đến năm 2003 thì các nước châu Á bắt đầu nuôi đối tượng này và sản lượng
tôm thẻ chân trắng trên thế giới đạt khoảng 1 triệu tấn, từ đó sản lượng tôm thẻ chân
trắng liên tục tăng nhanh qua các năm, đến năm 2010 sản lượng tôm đạt khoảng 2,7
triệu tấn (FAO, 2011). Đến năm 2012 sản lượng tôm đạt khoảng 4 triệu tấn (GOAL,
2013). Các nước nuôi tôm chủ yếu trên thế giới gồm Trung Quốc, Thái Lan,
Indonesia, Brazil, Ecuador, Mexico, Venezuela, Honduras, Guatemala, Nicaragua,

Belize, Việt Nam, Malaysia, Thái Bình Dương đảo, Peru, Colombia, Costa Rica,
Panama, El Salvador, Hoa Kỳ, Ấn Độ, Philippines, Campuchia, Suriname, Saint
Kitts, Jamaica, Cuba, Cộng hòa Dominica, Bahamas (FAO, 2012). Trong đó Trung
Quốc có sản lượng cao nhất thế giới đạt khoảng 1,3 triệu tấn vào năm 2012 (GOAL,
2012). Hình thức nuôi tôm thẻ chân trắng chủ yếu là thâm canh và siêu thâm canh.
2.3.2 Tình hình nuôi tôm thẻ chân trắng trong nước và xuất khẩu
Chỉ mới được phép nuôi đại trà tại ĐBSCL hơn 5 năm trở lại đây, nhưng tôm thẻ
chân trắng đã phát triển vượt bậc cả về diện tích nuôi và giá trị xuất khẩu, đe dọa
“qua mặt” con tôm sú đã phát triển rất lâu trước đó.
Đầu năm 2008, sau một thời gian có mặt tại Việt Nam, tôm thẻ chân trắng được Bộ
NNPTNT cho phép nuôi đại trà tại vùng ĐBSCL nhằm đa dạng hóa đối tượng thủy
sản xuất khẩu. Chỉ sau một thời gian ngắn, tôm thẻ chân trắng được nhiều nông dân
chọn nuôi, diện tích, sản lượng do đó đã tăng nhanh chóng.
Thống kê của Tổng cục Thủy sản cho biết, tính đến cuối tháng 9.2013, diện tích
nuôi tôm cả nước đạt hơn 628.700 ha, sản lượng thu hoạch đạt hơn 258.780 tấn.
8
Trong đó, diện tích tôm sú đạt gần 581.500 ha, sản lượng đạt trên 152.313 tấn.
Trong khi diện tích tôm thẻ chân trắng xấp xỉ 47.300 ha nhưng sản lượng thu hoạch
được cũng đạt mức rất cao, 106.479 tấn. Mặc dù diện tích nuôi còn nhỏ nhưng sản
lượng tôm thẻ chân trắng cũng đạt gần con tôm sú.
Tại nhiều vùng chuyên nuôi tôm khu vực ĐBSCL hiện nay như Tiền Giang, Sóc
Trăng, Trà Vinh, tôm thẻ chân trắng được nhiều nông dân ưu tiên chọn nuôi do
năng suất cao, khả năng đề kháng, thích nghi cao với sự biến đổi khí hậu, độ mặn,
thời gian sinh trưởng ngắn, chỉ từ 2 - 3 tháng nên có thể nuôi nhiều vụ/năm từ đó
quay vòng vốn nhanh.
Bên cạnh sự phát triển về năng suất, sản lượng trong nước, hoạt động xuất khẩu tôm
thẻ chân trắng cũng tăng mạnh thời gian gần đây. Báo cáo của Hiệp hội Chế biến,
xuất khẩu thủy sản Việt Nam cho biết, tính đến giữa tháng 9.2013, kim ngạch xuất
khẩu tôm thẻ chân trắng đạt 875,4 triệu USD, vượt qua mức 868,3 triệu USD thu từ
xuất khẩu tôm sú. Giá trị xuất khẩu tôm thẻ chân trắng 9 tháng đầu năm 2013 chiếm

hơn 47% tổng giá trị xuất khẩu tôm cả nước, cao hơn xuất khẩu tôm sú với mức gần
46%.
Xu hướng tiêu thụ tôm giá thấp và cỡ nhỏ hơn trên thị trường toàn cầu cùng với sự
sụt giảm mạnh sản lượng ở Thái Lan - nước sản xuất tôm chân trắng hàng đầu trên
thế giới đã hậu thuẫn cho sản xuất và xuất khẩu tôm chân trắng của Việt Nam trong
năm 2013, từ đó nhu cầu nhập khẩu tôm thẻ chân trắng cũng tăng lên ở tất cả các thị
trường chính của tôm Việt Nam, 8 tháng đầu năm 2013, tỷ trọng tôm thẻ chân trắng
xuất khẩu sang Nhật Bản tăng từ 31,6% cùng kỳ năm 2012 lên 42,7%. Tỷ trọng tôm
thẻ chân trắng xuất khẩu sang Mỹ cũng tăng gần gấp đôi, từ 37% lên 66,3%. Xuất
khẩu tôm thẻ chân trắng sang EU và Trung Quốc cũng tăng đáng kể.
2.4 Các bệnh thường gặp trên tôm thẻ chân trắng
Tôm thể chân trắng là đối tượng nuôi rất được phổ biến gần đây tuy nhiên sự tăng
về diện tích nuôi và mật độ nuôi tôm TCT đẫn đến phát sinh nhiều dịch bệnh thiệt
hại lớn đến người nuôi.
2.4.1 Bệnh hoại tử cơ (Infectious Mionecrosis Virus)
Bệnh xuất hiện đầu tiền vào năm 2000 ở Pernambuco, Đông Bắc Braxin, bệnh do
9
Infectious myonecrosis virus (IMNV) gây ra, tỷ lệ gây chết tôm thẻ chân trắng từ
40% đến 70%, bệnh xuất hiện sau khi thay đổi độ mặn, nhiệt độ môi trường thay
đổi hoặc sau khi chài tôm.
Dấu hiệu bệnh lý: Tôm nhiệm bệnh ở giai đoạn cấp tính có phần cơ bụng và cơ đuôi
màu trắng đục, có thể dẫn đến hoại tử và đỏ ở vùng cơ này. Đến giai đoạn mãn tính
tôm thẻ chân trắng chết liên tục, kéo dài trong nhiều ngày.
2.4.2 Hội chứng Taura (Taura syndrom Virus)
Hội chứng Taura trên tôm thẻ chân trắng được mô tả lần đầu tiên vào năm 1992 tại
Ecuador. Bệnh do Taura syndrome virus (TSV) gây ra. Hội chứng Taura gây chết
với tỷ lệ cao, tỷ lệ gây chết từ 40% đến 90% và lây lan nhanh.
Dấu hiệu bệnh lý: Tôm nhiễm bệnh ở giai đoạn cấp tính có màu đỏ nhạt, đặc biệt là
phần đuôi, mềm vỏ và ruột rỗng. Ở giai đoạn này tỷ lệ tôm chết cao. Sang giai đoạn
chuyển tiếp, tôm có những thương tổn màu nâu đen vỏ, có thể có hoặc không có

hiện tượng mềm vỏ và chuyển màu đỏ, thậm chí còn có biểu hiện hoạt động bình
thường. Ở giai đoạn mãn tính các dấu hiệu bệnh lý có thể biến mất sau những lần lột
xác nhưng tôm vẫn còn mang virus. Mặc dù tôm nhiễm TSV ở giai đoạn mãn tính
có thể biểu hiện bình thường nhưng khả năng chịu đựng khi độ mặn giảm kém hơn
tôm khỏe.
2.4.3 Bệnh đốm trắng (White Spot Disease)
Bệnh đốm trắng xuất hiện lần đầu vào năm 1992 tại Trung Quốc. Bệnh nhanh
chóng bùng phát và lây lan sang các nước khác như Đài Loan, Nhật Bản và trở
thành dịch bệnh nguy hiểm trên toàn châu Á và châu Mỹ. Bệnh có khả năng gây
chết cao, tỷ lệ gây chết lên đến 100% sau 3 đến 10 ngày phát bệnh. Bệnh do White
spot syndrome virus (WSSV) gây ra.
Dấu hiệu bệnh lý: Khi bị bệnh tôm có nhiều đốm trắng kích thước từ 0,5 - 2,0 mm
xuất hiện bên trong vỏ nhất là giáp vỏ đầu ngực (Hình 3), đốt bụng thứ 5, 6 và sau
đó lan toàn thân. Bên cạnh đó, tôm bệnh hoạt động kém, bỏ ăn, bơi lờ đờ ở mặt
nước hay dạt vào bờ ao Đôi khi, tôm còn có hiện tượng đỏ thân. Bệnh thường xuất
hiện ở thời điểm 1-2 tháng sau khi nuôi, khi môi trường nuôi tôm xấu bệnh dễ xuất
hiện.
10
2.4.4 Bệnh hoại tử cơ quan tạo máu và cơ quan lập biểu mô (Infectious
Hypodermal and Hematopoietic Necrosis Virus)
Bệnh hoại tử cơ quan tạo máu và cơ quan lập biểu mô xuất hiện lần đầu tiên vào
năm 1981 ở Hawaii và nhanh chóng lây lan sang các nước châu Mỹ và châu Á.
Bệnh hoại tử cơ quan tạo máu và cơ quan lập biểu mô do Infectious hypodermal
and hematopoietic necrosis virus (IHHNV) gây ra.
Mặc dù bệnh không gây chết nghiêm trọng trên tôm thẻ chân trắng nhưng bệnh làm
giảm khả năng tăng trưởng của tôm đến 30% và gây ra hội chứng “còi cọc dị hình”.
2.4.5 Bệnh đầu vàng (Yellow-head virus)
Bệnh đầu vàng được ghi nhận lần đầu tiên vào năm 1991 tại Thái Lan và nhanh
chóng lây lan sang các nước châu Á. Bệnh gây tỷ lệ chết cao, có thể lên đến 100%
sau 3 đến 5 ngày nhiễm bệnh. Tác nhân gây bệnh là do phức hợp virus gây bệnh đầu

vàng (Yellow head virus - YHV) và virus gây hội chứng liên quan đến mang
(Gill-associated virus – GAV).
Dấu hiệu bệnh lý: Tôm nhiễm bệnh có biểu hiện vàng hoặc nâu ở mang, vàng ở
phần đầu ngực, toàn thân có màu nhợt nhạt, sưng tuyến tiêu hóa làm cho đầu xuất
hiện màu vàng. Thực nghiệm chứng minh YHV có thể gây chết tôm ở tỷ lệ cao mặc
dù tôm cảm nhiễm không có dấu hiệu lâm sàng của bệnh đầu vàng.
2.5 Vài nét về tỉnh Sóc Trăng và tỉnh Bến Tre
2.5.1 Đặc điểm về điều kiện tự nhiên
2.5.1.1 Vị trí địa lý
Bến Tre là tỉnh đồng bằng nằm cuối nguồn sông Cửu Long, tiếp giáp biển Đông và
các tỉnh Tiền Giang, Trà Vinh, Vĩnh Long. Bến Tre có các sông lớn như sông Tiền,
Ba Lai, Hàm Luông và Cổ Chiên nên bốn bề sông nước bao quanh vì vậy Bến Tre
rất có điều kiện thuận lợi nuôi trồng thủy sản nước ngọt, lợ mặn, sự xâm nhập mặn
vào đất liền vào các mùa gió chướng dẫn đến sự xâm nhập mặn vào sâu gây ảnh
hưởng xấu đến trồng trọt. Bến Tre là tỉnh có nhiều lợi thế về nguồn lợi thủy sản, với
65 km chiều dài bờ biển nên thuận lợi cho việc đánh bắt và nuôi trồng thủy sản, tạo
ra nguồn tài nguyên biển phong phú với các loại tôm, cua, cá, mực, nhuyễn
thể…( Cổng thông tin điện tử Bến Tre, 2013.
11
Tỉnh Sóc Trăng có nhiệt độ trung bình trong năm khoảng 26,7
0
C, cao nhất 28,2
0
C
vào tháng 4, thấp nhất 25,2
0
C vào tháng 1. Một năm có 2 mùa rõ rệt là mùa mưa và
mùa khô, độ ẩm trung bình là 86%. Sóc Trăng có mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 10,
mùa khô từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau. Nhiệt độ trung bình hàng năm là 26,8
0

C,
ít khi bị bão lũ. Lượng mưa trung bình trong năm là 1.864 mm, tập trung nhất từ
tháng 8,9,10 thuận lợi cho cây lúa và các loại hoa màu phát triển (Cổng thông tin
điện tử Sóc Trăng, 2013)
2.5.3 Quy hoạch, định hướng nghề nuôi tôm thẻ chân trắng thâm canh
Ở Sóc Trăng diện tích nuôi tôm TCT trên 16.000 ha chiếm trên 30% diện tích diện
tích các vùng nuôi. Theo nhận định của ngành Nông Nghiệp về mật độ nuôi tôm
TCT thâm canh thì xu hướng nuôi thâm canh – tăng mật độ, tăng vụ trong vụ nuôi
năm 2014 sẽ tăng lên rất cao. Ở thị xã Vĩnh Châu, huyện Mỹ Xuyên, huyện Cù Lao
Dung mức độ nuôi tôm thẻ chân trắng bùng phát mạnh, bất kể điều kiện hạ tầng
thủy lợi, điện sản xuất.
Ở Bến Tre diện tích nuôi tôm thâm canh, bán thâm canh là khoảng trên 4.862ha,
trong đó hai loại chủ yếu là tôm sú và tôm chân trắng. Tuy nhiên do nắng nóng kéo
dài, nhiệt độ dao động lớn giữa ngày và đêm, đồng thời một số hộ nuôi không tuân
thủ lịch thời vụ, có tôm nuôi bị chết không xử lý, xả thải ra môi trường tự nhiên đã
tạo điều kiện thuận lợi để dịch bệnh đốm trắng phát sinh lây lan gây thiệt hại cho
người nuôi. Một khó khăn gần đây là việc người dân nuôi tôm biển trong vùng ngọt
hóa, ngoài khu quy hoạch làm mất cân bằng sinh học.
Theo quy hoạch đến năm 2020 diện tích nuôi tôm tỉnh Bến Tre tập trung vào 3
huyện Thạnh Phú, Bình Đại, Ba Tri, tuy nhiên do biến đổi khí hậu làm nước biển
dâng, mặn xâm nhập sâu vào đất liền, trong khi đó hệ thống đê bao ngăn mặn chưa
khép kín, hệ thống thủy lợi yếu kém từ đó ở những vùng đất thấp bị ảnh hưởng sáu
tháng mặn, lợ, gây khó khăn cho hoạt động nông nghiệp nhưng lại có điều kiện
thuận lợi để nuôi trồng thủy sản.
CHƯƠNG 3
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
12
3.1 Phương pháp nghiên cứu
3.1.1 Địa điểm và thời gian nghiên cứu
Địa điểm thực hiện thực hiện đề tài: Tỉnh Sóc Trăng và tỉnh Bến Tre.

Thời gian nghiên cứu: từ ngày 1/3/2014 đến ngày 1/5/2014.
Hình 3.1 Bản đồ địa điểm thu mẫu ở tỉnh Sóc Trăng
Chú giải
Khu vực thu mẫu
13
Hình 3.2. Bản đồ địa điểm thu mẫu ở tỉnh Bến Tre
3.1.2 Đối tượng nghiên cứu
Mô hình nuôi tôm thẻ chân trắng (Litopenaeus vannamei) thâm canh.
Chú giải

Khu
v

c
thu
m

u
14
3.2 Phạm vi nghiên cứu
Điều tra về thực trạng kỹ thuật, hiệu quả kinh tế của mô hình nuôi tôm thẻ chân
trắng thâm canh tại tỉnh Sóc Trăng và tỉnh Bến Tre.
Dựa trên số liệu điều tra thu thập có được tiến hành so sánh về khía cạnh kỹ thuật,
khía cạnh hiệu quả kinh tế của mô hình nuôi tôm thẻ chân trắng thâm canh ở tỉnh
Sóc Trăng và Bến Tre.
3.3 Phương pháp thu thập số liệu
Số liệu thứ cấp được thu thập tại các cơ quan của Sở Nông Nghiệp và Phát Triển
Nông Thôn, chi cục thủy sản, phòng nông nghiệp về các vùng nuôi, diện tích nuôi,
thuận lợi và khó khăn của nuôi tôm thẻ chân trắng thâm canh trong tỉnh Sóc Trăng
và tỉnh Bến Tre.

Số liệu sơ cấp được thu thập bằng phương pháp phỏng vấn trực tiếp 60 hộ nuôi tôm
thẻ chân trắng thâm canh (30 hộ ở tỉnh Sóc Trăng và 30 hộ tỉnh Bến Tre) và ghi
nhận vào phiếu phỏng vấn.
Nội dung của phiếu phỏng vấn bao gồm các thông tin sau:
3.3.1 Về mặt kỹ thuật
- Thông tin chung: Tên, tuổi, năm kinh nghiệm, trình độ chuyên môn, mô hình
nuôi, địa chỉ, số điện thoại.
- Thông tin thiết kế và xây dựng công trình: Diện tich nuôi, cách cải tạo ao, hóa
chất cải tạo, liều lượng, giá thành.
- Thông tin về con giống: Số vụ thả nuôi/năm, nguồn giống, kiểm tra con giống,
phương pháp kiểm tra, kích cỡ thả nuôi, thời gian thả, giá con giống thả nuôi, mật
độ thả.
- Thông tin thức ăn và phương pháp cho ăn: Loại thức ăn, thành phần đạm, số
lần cho ăn/ngày, cách cho ăn, quản lý sàn ăn, hệ số FCR.
- Thông tin về chăm sóc và quản lý: Theo dõi chất lượng nước, gây tảo, sử dụng
vôi, hóa chất xử lý ao, xử lý nước đầu vào, xử lý bệnh, các bệnh thường gặp, cách
phòng trị.
- Thông tin thu hoạch: Nuôi mấy tháng thì thu hoạch, cách thu hoạch (thu toàn
bộ, thu tỉa), trọng lượng, kích cỡ thu hoạch, tổng sản lượng, tỷ lệ sống, giá thành

×