Tải bản đầy đủ (.pdf) (87 trang)

nghiên cứu khả năng ứng dụng nhà tiền chế - lắp ghép cho hộ có thu nhập thấp trên địa bàn thành phố

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (448.03 KB, 87 trang )

PHẦN I : MỞ ĐẦU
1.Lí do chọn đề tài
Thành phố Hồ Chí Minh là đầu tàu kinh tế phía Nam, là một trọng điểm kinh tế của cả
nước, chiếm tỉ lệ phần trăm GDP lớn nhất cả nước. Tp Hồ Chí Minh chỉ chiếm 0.6%
diện tích và 7,63% dân số nhưng chiếm tới 20,2 % tổng sản phẩm, 27,9 % giá trị sản
xuất công nghiệp và 34,9% dự án nước ngoài. Vào năm 2011 , tp.HCM có 6.344.000
lao động, trong đó 139.000 người có độ tuổi ngoài lao động nhưng vẫn tham gia làm
việc. Năm 2007, thu nhập bình quân đầu người ở thành phố đạt 2.100 USD/năm, cao
hơn nhiều so với trung bình cả nước.
Với các tiềm năng kinh tế sẵn có như vậy, nên Tp.HCM là miền đất hứa cho những
người muốn đổi đời và tìm cơ hội phát triển. Hàng năm ,một lượng lớn người từ các
miền trên đất nước đổ dồn về thành phố. Trong đó gồm rất nhiều người thuộc các
thành phần khác nhau ( công nhân, sinh viên, thương nhân….), các độ tuổi khác nhau
(trẻ vị thành niên, người trưởng thành, người già,…) cùng với các mục đích khác
nhau (học tập, tìm việc làm, tìm cơ hội đầu tư…). Những người này là nguồn máu
duy trì sự thịnh vượng và phồn vinh cho đô thị phương Nam hoa lệ này. Sự tập trung
ào ạt này cộng với nhu cầu nhà ở của bộ phận dân cư bản địa tạo nên một cơn sốt về
thị trường nhà ở. Họ có quyền tìm cho mình một ngôi nhà, một mái ấm để phục hồi
sức lao động sau ngày làm việc mệt nhọc và hưởng thụ những phúc lợi mà họ góp
phần đem lại. Tuy nhiên, một thực tế nhức nhối là chỉ có một lượng nhỏ người trong
số những người lao động này có đủ khả năng tạo dựng cho mình một ngôi nhà.
Cuộc điều tra nhà đất toàn thành năm 1999 do sở Địa Chính – Nhà Đất tổ chức thực
hiện theo Quyết Định 3376/QĐ-UBĐT của UBND Tp.HCM cho biết : có 1.007.012
ngôi nhà, riêng nhà cấp 3,4 và nhà bợ có tới 803.573 căn, chiếm 79,8% tổng số nhà,
nhà chưa có giấy tờ hợp lệ chiếm 60%. Trong đó, tại các quận ven còn đất nông
nghiệp, nhà chưa có giấy tờ hợp lệ chiếm 70%, còn đối với các quận mới và huyện
ngoại thành thì từ 75% đến 95%.
1
Tăng trưởng kinh tế cần đi đôi với việc tạo nên một sự ổn định và an toàn cho người
lao động. Như vậy mới giúp người lao động toàn tâm toàn ý góp phần vào quá trình
phát triển chung của xã hội. Chính quyền địa phương có trách nhiệm tạo những điều


kiện thuận lợi nhất để giải quyết vấn đề về nhà ở cho NTNT. Đó không chỉ là trách
nhiệm mà còn là tinh thần nhân văn trong cách thức quản lý, qua đó còn giải quyết
được những vấn nạn về quy hoạch đô thị, môi trường sinh thái và an ninh xã hội.
Từ giữa thập niên 80, khi quá trình Đổi mới bắt đầu đi vào guồng máy phát triển, kinh
tế thị trường được Đảng và Nhà nước đánh giá đúng bản chất khách quan của nó, nền
kinh tế Tp.HCM chuyển hướng mạnh mẽ. Và như một thực tế, đi đôi với phát triển
luôn là khó khăn và thách thức. Chính quyền sở tại nhận thức được khó khăn nhu cầu
nhà ở cho người lao động nên đã bắt đầu xây dựng chiến lược nhà ở, đề ra một số
chương trình mô hình giải quyết nhà ở cho NTNT. Đến nay đã đạt được những thành
tựu đáng kể : chương trình giải tỏa di dời 5000 căn hộ sống trên và ven kênh rạch,
giúp giải quyết nhu cầu nhà ở của cư dân tại đây cũng như làm đẹp bộ mặt sông nước
đô thị…
Tuy nhiên bên cạnh đó cũng còn nhiều thiếu sót, vẫn chỉ mới giải quyết được một
phần nhỏ về nhu cầu chỗ ở. Chính quyền vẫn còn loay hoay về bài toán nhà ở khi
chưa có được sự đồng bộ về chính sách, xã hội, cũng như khả năng về công nghệ.
Đồng thời các giải pháp chưa thật sự rõ ràng để đem lại hiệu quả.
Năm 2005 –Chính phủ ban hành Luật Nhà ở, sau đó ban hành Nghị Định số :
90/2006/NĐ-CP, Nghị Định số : 167/2007/NĐ-CP, Nghị Quyết số : 18/NQ-CP tháng
4 năm 2009, Quyết định số : 66/2009/QĐ-TTg, Quyết Định số 67/2009/QĐ-TTg.
Trong đó quy định một số chính sách làm tiền đề cơ bản tạo nên sự thuận lợi cho phát
triển nhà ở xã hội, giải quyết một phần đối tượng thuộc NT,NTNT.
Theo kết quả điều tra của Bộ Xây Dựng công bố mới đây, hiện nay trên phạm vi cả
nước chỉ có 22% trong tổng số gần 3 triệu HS,SV được ở trong KTX, chỉ 20% trong
2
tổng số 1 triệu lao động trực tiếp và khoảng 1.2 đến 1.5 triệu lao động gián tiếp có chỗ
ở, chỉ có khoảng 2/3 trong tổng số 2 triệu cán bộ, công chức tự lo được nhà ở cho
mình, số còn lại (chủ yếu tập trung ở các đô thị lớn) phải ghép hộ, ở nhờ, ở tạm…
Các số liệu thống kê được cho thấy vẫn còn quá nhiều nhu cầu về nhà ở chưa được
giải quyết. Tâm thức người Việt rất xem trọng việc sở hữu một ngôi nhà, có “ an cư”
mới “lạc nghiệp”. Ba giai đoạn quan trọng nhất của một đời người là “cưới vợ,sinh

con và xây nhà”. Ngôi nhà gắn liền với sự ổn định về kinh tế và tinh thần, là niềm tự
hào cả một đời người. Chi phí để tạo ra một căn nhà đối với NTNT là một con số
khổng lồ, có khi cả đời lao động họ cũng không kiếm đủ số tiền đó. Chi phí xây nhà
bao gồm giá cả vật tư, nhân công và giá đất. Vấn đề được đặt ra là ngoài những yếu tố
không thể kiểm soát, phải phụ thuộc vào thị trường như giá đất, giá nhân công thì
những yếu tố khác như công nghệ thi công, vật liệu xây dựng lại dựa vào trình độ
khoa học công nghệ, yếu tố mà chúng ta có thể nắm quyền chủ động.
Tại các nước trên thế giới, và thậm chí ở các nước phát triển, họ cũng phải đối mặt
với vấn đề về nhà ở cho NTNT như chúng ta hiện nay, điều này diễn ra cách đây hơn
nửa thế kỉ (1945-1960). Vấn đề được các nước đặt ra là làm sao cho số lượng sản
phẩm nhiều và giá thấp. Những yêu cầu này chỉ có thể giải quyết được bằng phương
pháp sản xuất hàng loạt (mass production) và lắp ghép (prefab). Phương pháp mà
cách đây gần 1 thế kỉ, Henry Ford sáng chế ra và đưa vào sản xuất trong công nghiệp
chế tạo ô tô. Kết quả là các nước này đã giải quyết rất tốt khi đáp ứng được nhu cầu
về nhà ở cho NTNT.
Công nghiệp lắp ráp hiện nay đã tiến một bước dài về công nghệ. Nó góp phần giảm
giá thành sản phẩm đáng kể và đáp ứng được nhu cầu lớn về số lượng sản phẩm.
Tp.HCM có những điều kiện thuận lợi về kinh tế, xã hội cũng như công nghệ để ứng
dụng phương pháp này vào thực tiễn. Nếu chính quyền thành phố có một tầm nhìn và
3
chính sách đúng đắn, công nghệ này sẽ đem lại một hướng giải quyết khả thi trong
lĩnh vực nhà ở cho NTNT.
Vấn đề nhà ở cho người NTNT phải do một hệ thống mới giải quyết được, nó bao
gồm về chính sách, tài chính, quy hoạch, kỹ thuật, kiến trúc và phương pháp quản lý.
Nhiều đề án đã nghiên cứu các yếu tố trên của vấn đề, trong phạm vi nhỏ hẹp của luận
án, người viết chỉ đưa ra một xu hướng thiết kế kiến trúc nhằm đóng góp một phần
nào đó vào việc đem lại sự an cư cho người dân thành phố.
2.Ý nghĩa và mục tiêu nghiên cứu
Ý nghĩa
Nhà ở cho NTNT có tiêu chí hàng đầu là giá thành thấp. Trong khi đó xu hướng lắp

ghép đi kèm với công nghệ sản xuất hàng loạt luôn đem lại một giá thành phải chăng
vì mục đích của công nghệ mass production là giảm giá thành sản xuất, tạo ra số
lượng lớn sản phẩm, mở rộng thị trường tiêu thụ. Vì vậy, xu hướng này có ý nghĩa to
lớn về mặt cơ sở trong vấn đề giải quyết nhà ở cho NTNT. Đây là điểm khởi đầu của
ý tưởng về nhà tiền chế - lắp ghép cho người thu nhập thấp.
Mục tiêu nghiên cứu
Nghiên cứu và đánh giá các chương trình được thực hiện trong nước nói chung,
Tp.HCM nói riêng cũng như tại một số nước tiên tiến trên thế giới để làm cơ sở đề
xuất các giải pháp thiết kế và xây dựng nhằm giảm được chi phí sản phẩm mà vẫn đáp
ứng được những nhu cầu sinh hoạt của một hộ gia đình NTNT tại tp.HCM hiện nay.
3.Nội dung nghiên cứu
- Tìm hiểu các thành tựu về nhà lắp ghép nói chung và cho phân khúc NTNT của các
nước trên thế giới đã áp dụng và thành công.
- Tìm hiểu tình hình công nghệ cũng như các ứng dụng theo xu hướng này tại địa bàn
tp.HCM.
4
- Tìm hiểu những kinh nghiệm về tổ chức không gian kiến trúc, tích hợp và loại trừ
các không gian trong nhà ở.
- Xây những những cơ sở lí luận để đưa ra những mô hình khả dĩ đáp đứng với nhu
cầu về nhà ở cũng như trình độ công nghệ tại Tp.HCM.
4.Cơ sở lý thuyết và phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp thu thập thông tin : từ các nguồn tài liệu liên quan đến đề tài, từ các
Sở, Ban ,Nghành quản lý của Tp.HCM, các điều tra về xã hội. Từ đó phân tích, tổng
hợp và rút ra những kết luận cho đề tài.
- Phân tích tác động của các điều kiện kinh tế, xã hội ở Tp.HCM đối với kiến trúc nhà
ở.
- Vận dụng các kiến thức về thiết kế kiến trúc, về công nghệ vật liệu trong thiết kế nhà
ở cho NTNT.
- Khảo sát các mô hình nhà ở cho NTNT tại Tp.HCM và phân tích tổng hợp các xu
hướng thiết kế để đề xuất quan điểm thiết kế.

- Phương pháp nghiên cứu tư liệu, sách báo, tạp chí, thông tin trên mạng.
5.Giới hạn nghiên cứu
Giới hạn về không gian :
- Nghiên cứu kinh nghiệm về nhà ở cho NTNT theo hướng lắp ghép trong và ngoài
nước để áp dụng cho tp.HCM.
- Nghiên cứu loại hình nhà ở căn hộ và đơn lẻ.
5
PHẦN II : NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
Chương I TỔNG QUAN VỀ NHÀ Ở CHO NGUỜI THU NHẬP THẤP THEO
HƯỚNG LẮP GHÉP (PREFAB HOUSE))
1.1.Lịch sử phát triển của nhà ở cho người thu nhập thấp và nhà ở lắp ghép[1]
1.1.1.Tổng quan về quá trình phát triển nhà ở cho NTNT
a. Khái niệm nhà ở cho NTNT
Cùng với quá trình đô thị hóa là sự tăng cao nhu cầu về nhà ở do người dân đổ dồn về
thành thị tìm việc làm. Đây là một quy luật tất yếu và là một bài toán nan giải cho
chính quyền đô thị phải đối mặt. Người lao động là nguồn máu để nuôi sống và duy
trì sự phồn vinh và thịnh vượng của đô thị, họ có quyền tìm cho mình một nơi cư trú
ổn định. Nhà ở cho NTNT hay còn có thể gọi là nhà ở xã hội vì nó là loại hình nhà
phục vụ cho nhu cầu của một tầng lớp xã hội chưa đủ điều kiện xây nhà.
Theo chỉ thị số 07/2003/CT-UB, ngày 23/04/2003 của UBND TP, đối tượng NTNT
bao gồm :
+ Nhóm 1 : Các đối tượng hưởng lương từ Ngân sách nhà nước đang làm việc trong
các cơ quan hành chánh sự nghiệp (kể cả các cơ quan Đảng, đoàn thể).
+ Nhóm 2 : Cán bộ, công nhân, viên chức làm việc trong các doanh nghiệp thuộc các
thành phần kinh tế.
+ Nhóm 3 : Sinh viên các trường cao đẳng, đại học.
Theo Nghị định 90/NĐ-CP hướng dẫn thi hành luật Nhà ở, tại điều 24 quy định đối
tượng của nhà ở xã hội không nói đến từ “người thu nhập thấp” tương tự như nhóm 1
và nhóm 2 của chỉ thị 7, nhưng chỉ giới hạn ở đối tượng là cán bộ,công nhận tại các
khu kinh tế, khu công nghiệp (KCN) tập trung, sĩ quan , quân nhân chuyện nghiệp

thuộc lực lượng vũ trang nhân dân hưởng lương từ ngân sách nhà nước. Trong khi
những đối tượng khác cũng là một thành phần kinh tế đáng kể đang sinh sống làm
6
việc tại TP như các công nhân làm việc tại các công trường xây dựng, các cơ sở , xí
nghiệp, tiểu thủ công nghiệp xan cài trong khu dân cư hoặc nhân dân lao động làm
nghề tự do. Ngoài ra còn có những người nghèo do thất nghiệp, bệnh tật, già yếu, neo
đơn, có số lượng không nhiều và thuộc đối tượng nghiên cứu và đây là các đối tượng
giải quyết của nghành lao động – thương binh – xã hội (LĐ-TB-XH).
Trong Quyết định số 145/2004/QĐ-UB ngày 25/4/2004 của UBND TP thì hiện nay
hộ nghèo có thu nhập không ổn định và bình quân dưới 6.000.000VND/người/năm.
Theo khảo sát gần đây của người viết, mức thu nhập một cá nhân trang trải vừa đủ
các nhu cầu sống tại Tp.HCM dao động từ 3.5 triệu – 4 triệu/người/tháng. Theo đó,
họ không có khả năng dành dụm để mua nhà. Như vậy, phải xác định lại chuẩn nghèo
theo tình trạng lạm phát hiện nay là 4 triệu/người/tháng hay 48 triệu/người/năm tại
Tp.HCM.
Nhà ở cho người thu nhập thấp (NTNT) là một loại hình nhà ở cho một bộ phận cư
dân đô thị có mức thu nhập dưới mức trung bình. Mức thu nhập này không đủ cho họ
xây dựng cho mình một ngôi nhà ( chỉ với chức năng cơ bản là để ở). NTNT bao gồm
người nghèo, các cán bộ công nhân viên chức, sinh viên học sinh, …hay nói một cách
tổng quát là những người lao động không đủ khả năng xây cho bản thân một căn nhà
bằng chính công sức lao động của họ.
b. Lược khảo quá trình phát triển nhà ở cho NTNT
Vấn nạn nhà ở cho người thu nhập thấp hình hành cùng với quá trình đô thị quá.
Trước kia, cuộc sống ở nông thôn tuy vất vả, nhưng vấn đề nhà cửa lại không là một
chuyện to tát lắm vì sở hữu đất ở nông thôn lớn, các vật tư vật liệu xây dựng tự cung
tự cấp ( cây nhà lá vườn). Cho nên, căn nhà có thể không khang trang nhưng chuyện
có một chỗ trú ngụ thì không phải khó khăn.
7
Khi mà lượng người đổ dồn về thành phố tìm việc làm, quỹ đất thành phố có hạn mà
nhu cầu về nhà lại tăng cao nên giá đất tăng lên là một quy luật tự nhiên của kinh tế

thị trường. Đối với công nhân hoặc những người có thu nhập thấp, tiền lương cũng chỉ
có thể để duy trì cuộc sống, một phần tiền tiết kiệm họ còn để gánh vác nhiều chi phí
(gởi tiền về phụ giúp gia đình, cưới xin, con cái, bệnh tật…), với nhiều lo toan như
vậy, họ không dám mơ cho mình một mái ấm gia đình nho nhỏ mà đành sống trong
các khu nhà trọ, khu ổ chuột, hoặc những người có điều kiện khá hơn thì ở trọ tại
những nơi có điều kiện tương đối thoải mái hơn.
Các nước trên thế giới đã đối diện với vấn đề này từ rất sớm vì họ trải quá các giai
đoạn phát triển thị trường sớm hơn ta. Ở các nước phương Tây, từ sau Thế chiến thứ
II đã có những thành công nhất định về mặt nhà ở cho NTNT. Những thành công này
một phần là đóng góp của các kiến trúc sư có lương tâm nghề nghiệp và tinh thần xã
hội cao. Những năm 40-50 thế kỉ 20 có rất nhiều trí thức có tên tuổi chịu ảnh hưởng
của chủ nghĩa xã hội, họ luôn muốn đem công sức của mình phục vụ cho xã hội và
cộng đồng. Trào lưu kiến trúc theo chủ nghĩa công năng mà Walter Gropius giương
cao ngọn cờ và Le Corbusier là người phát huy nó lên mức đại chúng là một trong
những trào lưu chủ đạo và có ý nghĩa nhân văn sâu sắc. Ngoài việc phủ nhận những
giá trị xa hoa và phù phiếm của chủ nghĩa kinh viện, trường phái kiến trúc công năng
còn muốn đem lại một nền kiến trúc trong sáng và phục vụ cho số đông, một nền kiến
trúc vì cộng đồng.
Nhiều kiến trúc sư bậc thầy đã bỏ nhiều công sức và trí tuệ, đóng góp các sáng kiến
về quy hoạch, kiến trúc, kỹ thuật nhằm tạo quỹ nhà theo phương châm “Nhiều, tốt,
rẻ”. Điển hình là công trình tòa nhà ở Marseille, một di sản kiến trúc vĩ đại của nhân
loại về tính nhân văn, một kết tinh của tinh thần cách mạng và những triết lý của chủ
nghĩa công năng của kiến trúc sư bậc thầy Le Corbusier. Qua công trình này, ông còn
nêu ra 2 luận điểm quan trọng trong triết lý kiến trúc của mình. Với tư cách là một nhà
cách mạng kiến trúc, ông đưa ra luận điểm “ Nhà là cái máy để ở” . Và với cái nhìn
8
của một người chủ nghĩa xã hội, ông nâng tầm nghề nghiệp của mình lên một bước,
đó là nhấn mạnh vai trò xã hội của kiến trúc.
Các chung cư mang quy mô một khu ở của Le Corbusier đã giải quyết được một
lượng lớn nhu cầu về nhà ở cho người dân Pháp sau thế chiến vì nhà cửa đã bị tàn phá

trong chiến tranh. Tuy sau này các chung cư này bộc lộ nhiều yếu điểm về tổ chức
kiến trúc, bố trí không gian, cũng như về mối quan hệ cá nhân và cộng đồng thì không
vì vậy mà ta có thể quên đi vì lý tưởng gì mà nó đã từng tồn tại.
Tại Singapore, giai đoạn đầu lập quốc, chính quyền địa phương vô cùng quan tâm đến
việc cung cấp nhà ở cho người dân. Nhà nước Singapore non trẻ muốn đem lại một
tâm lý ổn định cho người dân sau nhiều biến động về chính trị. Singapore thực hiện
rất nhiều chính sách nghiêm khắc và hiệu quả, kết quả là đến nay hơn 80% người dân
Singapore có nhà riêng ( bao gồm nhà ở riêng biệt hoặc căn hộ…).
Tại Việt Nam, trước đây trước 1975, tại miền Bắc xuất hiện một loạt chung cư lắp
ghép tấm lớn theo công nghệ bê tông do Liên Xô chuyển giao. Loại hình chung cư
này đáp ứng cho người dân có nhu cầu về nhà ở, vì lúc đó không có khái niệm người
thu nhập thấp. Tuy nhiên, loại hình nhà ở này nhanh chóng không đáp ứng được thực
tế sử dụng của người dân trong giai đoạn phát triển và dần rơi vào quên lãng, chỉ còn
được tưởng nhớ như một hoài niệm về một thời đã qua.
Đất nước ta mở cửa hội nhập thế giới trong những năm 80, phát triển theo kinh tế thị
trường, kéo theo đô thị hóa xuất hiện, kết quả là các dòng người lao động lũ lượt dồn
về các trung tâm kinh tế lớn như Tp.HCM, Hà Nội, Đà Nẵng,…Nhu cầu nhà ở tăng
cao như là một hệ quả tất yếu. Có thể nói, từ khi hội nhập và phát triển thì vấn đề nhà
ở cho NTNT mới bắt đầu xuất hiện và được Nhà nước quan tâm đúng mức.
9
Khi mà quá trình đô thị hóa còn tiếp diễn thì vấn đề nhà ở sẽ còn tồn tại. Đứng ở vai
trò quản lý vĩ mô thì nhà nước phải có những tầm nhìn chiến lược về chính sách nhà ở
và đất đai, dự trữ và phát triển quỹ đất cũng như thúc đẩy sự phát triển khoa học kỹ
thuật nhằm tạo ra các giải pháp cho vấn đề nhà ở đô thị.
1.1.2.Lược khảo về nhà ở theo hướng tiền chế- lắp ghép
a. Khái niệm và phân loại nhà Tiền chế (Prefab)[3]
Nhà tiền chế là loại hình nhà mà toàn bộ công trình hoặc các phần, các cấu kiện của
công trình được sản xuất tại nhà máy và được chuyên chở tới vị trí công trường để
lắp ráp vào vị trí xây dựng.
Có 3 dạng nhà lắp ráp, theo định nghĩa của Hiệp hội Quốc Gia Các nhà thầu Xây

Dựng Công Trình tại Hoa Kỳ (The National Association of Building Manufacturers –
NABM) :
- Mobile home (Nhà Di Động) : Một cấu trúc được lắp ráp tại nhà máy và sử
dụng không cố định,, thường có chiều rộng từ 8’(2.4m) đến 14’(4.2m) và chiều
dài hơn 32’(9.6m) được đặt trên một khung gầm để di chuyển đến những địa điểm
không cần phải đáp ứng các tiêu chuẩn xây dựng địa phương.Thường được định
giá như một động sản, đánh thuế tương tự một xe máy hoặc tài sản cá nhân.
Tuy tên gọi là Nhà Di Động, nhưng loại hình này không phải được thiết kế để di
chuyển từ vị trí này sang vị trí khác, từ ngày này sang ngày khác. Nó có tên như vậy
vì loại nhà này có thể được vận chuyển dễ dàng, chúng được làm ra để thuận tiện cho
việc du lịch, nhưng số lần di chuyển thì có giới hạn. Đây là loại hình tài sản mà chúng
ta gọi nôm na là nhà trên bánh xe. Nhà Di Động có giá thành rẻ nhất trong 3 loại hình
nhà lắp ráp.
- Modular home (Nhà Mo-đun) : Một cấu trúc cố định bao gồm một hoặc nhiều mô-
đun được lắp ráp tại nhà máy theo tiêu chuẩn xây dựng, được định giá và đánh thuế
như một bất động sản khi xây dựng vào một vị trí cố định.
10
Nhà Mô-đun cũng được vận chuyển nhưng chỉ một lần, từ nhà máy đến công trường
xây dựng, nơi nó được gắn kế vào nền móng. Chúng là loại hình cư trú cố định. Nhà
Mô-đun tại Hoa Kì thường gồm 2 phần, hoặc 2 mô-đun riêng biệt và kết nói với nhau
tại công trường. Hầu hết các nhà sản xuất Nhà Mô-đun tại Hoa Kì đều cung cấp loại
hình nhà gồm 2 mô-đun mà khi kết nối lại có mặt bằng hình chữ nhật (cũng có ngoại
lệ, ví dụ như một nhà sản xuất tung ra sản phẩm có hình chữ A). Theo lý thuyết, thì
không bắt buộc chỉ có 2 mô-đun và hình dạng chữ nhật, nhưng thực tế là như vậy.
- Prefabricated home (Nhà tiền chế) : Các cấu kiện sản xuất tại nhà máy, được
chuyên chở tới công trường để lắp ráp nên công trình hoặc một cấu trúc nhà.
Đây là loại hình nhà có giá trị đắt nhất trong 3 loại, còn có tên gọi là nhà bộ phận
(component house). Nó bao gồm các thành phần được chế tạo và lắp ráp sẵn tại nhà
máy, được chuyên chở tới công trường và lắp đặt vào đúng vị trí bởi các công nhân
lành nghề hoặc chính chủ nhà.

Nhà Tiền chế bao gồm các thành phần có kích thước tiêu chuẩn, nên có thể đáp ứng
được các yêu cầu thiết kế mang tính riêng biệt. Đôi khi, loại hình nhà này dễ dàng
thỏa mãn được phong vị cá nhân hơn cả các công trình thi công theo phương pháp
truyền thống. Trong 3 loại hình nhà lắp ráp, Nhà Tiền Chế đạt được sự đa dạng nhất
về thiết kế cũng như hiệu quả sử dụng không gian. Nhiều tác phẩm kiến trúc theo
hướng này đã chiếm những giải thưởng cao quý về kiến trúc.
b.Lược sử phát triển nhà tiền chế
Hệ thống xây dựng nhà tiền chế có thể bắt nguồn từ thế kỷ 17, khi một ngôi nhà
ghép bằng các tấm panel gỗ được chuyển từ Anh đến Cape Ann năm 1624 để phục
vụ nhu cầu nhà ở cho một đội tàu đánh cá. Thụy Điển cũng giới thiệu một kỹ thuật
xây dựng các cabin nhỏ bằng log gỗ chỉ một vài thập kỷ sau đó.Vào thế kỷ 19, cấu
trúc nhà di động đã phát triển về số lượng tại các khu định cư mới và các thuộc
địa, và với hệ thống này, đã giải quyết nhu cầu nhà ở ngay lập tức.Các bộ nhà lắp
ráp (kit house) được vận chuyển bằng đường sắt trong cơn sốt vàng ở California
11
năm 1849 là một ví dụ.Tòa nhà bằng sắt được vận chuyển đến các thuộc địa Anh
sau này là 1 ví dụ khác. Những năm đầu của thế kỷ 20, các kiến trúc sư cũng như
kỹ sư đã thử nghiệm các hệ thống này cho lĩnh vực nhà ở. Tại Liverpool, Anh, JA
Brodie phát triển đơn vị khung gỗ đôi vào năm 1904. Bốn năm sau, Thomas
Edison phát triển một kiểu nhà đúc hoàn toàn bằng bê tông cốt thép- có thể cung
cấp nhà ở cho công nhân không chỉ an toàn và giá cả phải chăng mà còn, như
được mô tả bởi tạp chí “khoa học Mỹ”, "nghệ thuật, thoải mái, vệ sinh và không
đồng nhất" . Mặc dù ý định của Edison rất nhân văn, công trình này không bao giờ
được xây dựng bởi vì đơn giản là nó quá nặng.
Đến năm 1908, Thành công của mẫu xe Model T của Henry Ford chứng minh
rằng sản xuất hàng loạt có thể được sử dụng để sản xuất một đối tượng lớn, chất
lượng cao, mà ví dụ là chiếc xe hơi .Sản xuất tại nhà máy mang lại giá thấp hơn và
chất lượng tốt hơn nhiều đối với hàng hóa tiêu dùng,nhiều người đã hy vọng rằng
có thể ứng dụng các kỹ thuật sản xuất nhà ở tương tự như vậy để cải thiện chất
lượng, khả năng chi trả, và khả năng tiếp cận. Công nghiệp hóa đã ứng dụng vào

xu hướng tiền chế không lâu sau khi mẫu xe Model T đã đi vào sản xuất.và vào
cuối thập niên 1910, một số công ty bắt đầu các mẫu nhà tiền chế chất lượng cao,
có thể lắp ráp với một sự phong phú về chủng loại.
Công ty Aladdin, được thành lập vào năm 1906, là công ty đầu tiên cung cấp một
ngôi nhà “Kit” lắp ráp thực sự bao gồm các bộ phận được chế tạo trước và đánh
số.Tuy nhiên, công ty đầu tiên và đáng chú ý nhất trong lĩnh vực nhà “kit” là
Sears, Roebuck & Co, họ bán nhà thông qua một danh mục sản phẩm và văn
phòng kinh doanh có gần 100.000 khách hàng từ năm 1908 và 1940. Giá các bộ
nhà “kit” dao động từ $ 650 đến $ 2.500, mỗi bộ nhà “Kit” được vận chuyển bằng
hệ thống bưu điện bao gồm thanh giằng, móng, tường, cửa sổ, cửa đi, các phần
khác, và hộp sơn nhà.(Và đi kèm là một sách hướng dẫn) Giá cả phải chăng, dễ
dàng xây dựng, điều này làm cho khả năng sở hữu nhà của công nhân trở nên gần
12
gũi hơn.Mục tiêu của công ty Sear là làm cho việc sở hữu căn nhà dễ dàng như
việc mua một cái bàn hay một cái ghế.Khái niệm đóng gói và vận chuyển các
thành phần chất lượng cao đi kèm các hướng dẫn chính xác cho người mua nghe
thật hợp lí. Số lượng nhà bán được giúp cho Sears có thể duy trì sự linh hoạt và
cung cấp cho khách hàng một loạt các mẫu thiết kế. Chiến lược tiếp thị khéo léo
thuyết phục hàng nghìn người Mỹ rằng ngôi nhà của công ty Sears sẽ cung cấp
cho họ sự thoải mái và an ninh như những giấc mơ của họ.
Một tương lai ảm đạm cho lĩnh vực nhà ở do sự tàn phá của chiến tranh thế giới I,
các nước châu Âu chấp nhận công nghệ tiền chế như là một giải pháp đem đến
hiệu quả về thời gian và chi phí xây dựng. Anh, Pháp, và Đức đã phát triển hệ
thống tiền chế bằng bê tông và thép trong khi Thụy Điển tập trung vào hệ thống
gỗ. Có lẽ thành tựu nổi bật nhất trong lĩnh vực kiến trúc ở giai đoạn phát triển này
ở Châu Âu thuộc về kiến trúc sư người Pháp Le Corbusier.1914, Ngôi nhà Dom-
Ino của ông định hình một loại khung chịu lực bằng bê tông cốt thép, bao gồm các
sàn, cột và cầu thang, loại bỏ hệ thống tường chịu lực.
Le Corbusier đã phát triển một số chương trình nhà ở sản xuất hàng loạt và là một
người ủng hộ nhiệt thành của thể loại này, điều này thể hiện rõ ràng trong tinh thần

bài tham luận của ông "nhà sản xuất hàng loạt" được viết vào năm 1919: "Nếu
chúng ta loại trừ khỏi trái tim và tâm trí của mình tất cả các khái niệm cũ xưa về
nhà ở, và nhìn vào vấn đề dưới một góc độ quan trọng và khách quan, chúng ta
sẽ đi đến khái niệm House Machine – “Nhà là cái máy để ở ", nhà sản xuất hàng
loạt, bền vững hơn (và đương nhiên tiêu chuẩn hơn) và đẹp theo một cách giống
như vẻ đẹp tự thân của các thiết bị xây dựng đã có ". Lòng nhiệt tình của Le
Corbusier thì vô hạn, nhưng đáng tiếc là ông đã chỉ có một ít tác phẩm thực hiện
trên nền tảng lý thuyết không tưởng của mình và hệ thống module xây dựng tiêu
chuẩn hóa.Tuy nhiên Le Corbusier chính là nguồn cảm hứng trong sự phát triển
13
của Phong cách Kiến trúc quốc tế sẽ ảnh hưởng đến các nền kiến trúc trong vài
thập kỷ tới.
Walter Gropius, người sáng lập trường Bauhaus, đã kêu gọi cho việc công nghiệp
hóa nhà ở từ những năm 1910. Thật sự, đó là một trong những mục tiêu phát triển
chính của trường Bauhaus trong nỗ lực tạo ra "một nền kiến trúc mới cho một thời
đại mới". Năm 1923, cùng cộng tác với Adolf Meyer, Gropius phát triển các khối
nhà ở “Building Block”, một hệ thống nhà mái bằng tiêu chuẩn hóa. Ba năm sau
đó, ông thiết kế hệ thống xây dựng cho một bất động sản nhà ở tại Toerten-
Dessau. Không thiếu các kiến trúc sư và kỹ sư quan tâm đến việc khám phá những
khả năng của thép trong thời gian này. Công ty Muche & Paulick, công ty Carl
Kaestner , công ty Anh em Woehr, và công ty Bruane Roth, tất cả đã phát triển
một thể thức nhà thép vào năm 1926.
Những thử nghiệm ban đầu này vẫn chưa cập bến Hoa Kỳ bởi vì các tác phẩm của
những nhà cách tân Châu Âu như Le Corbusier, Gropius, Mies van der Rohe,
Alvar Aalto, và JJP Oud thật sự không quen thuộc với hầu hết người Mỹ. Nhưng
khi Bảo tàng Nghệ thuật Hiện đại ở New York tổ chức cuộc triển lãm về kiến trúc
đầu tiên vào năm 1932 với chủ đề, Phong cách quốc tế : Kiến trúc kể từ năm
1922, các nhà Cách tân châu Âu đã được giới thiệu đến Hoa Kỳ. Triết lý và phong
cách của nhóm học giả đáng kính này sẽ ảnh hưởng rất lớn đến các kiến trúc sư
Hoa Kỳ. Phong cách quốc tế không có tác động lớn vào kiến trúc của Hoa Kỳ thời

kì đầu, nhưng tác động của nó vào quá trình kiến trúc trong vòng ba mươi năm tới
rất to lớn.
Sears, Aladdin, và các công ty tương tự khác ở Hoa Kỳ được hưởng thành công
lớn với doanh số bán hàng cho sản phẩm nhà kit và họ thấy không có lý do gì để
thay đổi theo những thẩm mỹ công nghiệp của kiến trúc Quốc tế. Họ không cần
phải thay đổi. Nhà tiền chế của họ đã thấm sâu vào nhận thức và văn hóa chung.
14
Ví dụ như Buster Keaton, đóng vai chính trong một bộ phim ngắn về xây dựng
nhà tiền chế. Trong Một Tuần (1921), Buster và cô dâu mới của mình tự hào về
việc kinh doanh trong việc tạo ra ngôi nhà mơ ước, một kiểu nhà tiền chế với các
hướng dẫn rắc rối.
Các nhà thầu xây dựng và kiến trúc sư rất quan tâm đến lời hứa công nghệ nhà sản
xuất hàng loạt và đã thử nghiệm với các vật liệu và công nghệ khác nhau. Năm
1927, Robert Tappan giới thiệu một ngôi nhà khung thép và Buckminster Fuller đã
giới thiệu thiết kế của mình,sau này gọi là nhà Dymaxion.Tuy nhiên, ngành công
nghiệp nhà tiền chế vẫn chậm chạp phát triển Trong cuộc suy thoái kinh tế 1929,
nghành công nghiệp nhà sản xuất hàng loạt đã tạo ra một sự hứng khởi thật sự.
Động lực cho sự hứng khởi đó là niềm hy vọng hệ thống nhà tiền chế sẽ giúp kích
thích nền kinh tế đang tụt hậu.
Ngành công nghiệp nhà ở đi theo mô hình của ngành công nghiệp ô tô để phát
triển các quá trình xây dựng .Và hơn nữa, Cuộc Suy thoái Kinh tế đã nuôi dưỡng
một môi trường mà trong đó nhà được chế tạo tại nhà máy dường như là lựa chọn
thực tế duy nhất. Archibald MacLeish tuyên bố trong một ấn bản năm 1932 của
tạp chí Fortune rằng "Bây giờ, lập luận rằng ngôi nhà chi phí thấp trong tương lai
sẽ được sản xuất toàn bộ, hoặc từng bộ phận, tại các nhà máy trung tâm, và lắp ráp
tại công trường đã lỗi thời. Nói cách khác,nó sẽ được sản xuất theo cùng một cách
như sản xuất ô tô.”
Chi phí thấp hơn có nghĩa là nhiều người Mỹ trung lưu có thể xây dựng nhà cửa. Với
ít hơn $ 2.500, người mua nhà nhận được một bộ chứa khoảng 30.000 bộ phận -
bao gồm tất cả mọi thứ từ gỗ và phần cứng để sơn - cộng thêm một cuốn sách về

cách xây dựng nhà.
15
Các bộ nhà lắp ráp không chỉ cho những người có nhu cầu có thể xây dựng ngôi nhà
đầu tiên của họ, các công ty xây dựng còn phổ biến loại hình nhà di động (mobile
house). Nhiều người muốn một nhà nghỉ hoặc nhà nghỉ bãi biển. Đối với những người
quan tâm đến việc ngôi nhà nghỉ, bộ lắp ráp nhà nghỉ đã được phát minh vào những
năm 1920.Nhưng sau sự sụp đổ của thị trường chứng khoán năm 1929, gần như
không nhiều người có tiền cho gia đình riêng của họ, và phát minh này bị thị trường
bỏ bê.
Nhà di động, đã bị loại đầu tiên trong lĩnh vực tiền chế, đã hồi phục sau Thế chiến
II. Các cựu chiến binh trở về và cần nhà ở, và nhiều người đã dùng vì thích hợp cho
các hệ thống đường cao tốc mới. Nhà di động cũng rẻ, do đó, cuối cùng, nhiều người
đã ngừng di chuyển từ thị xã đến thị trấn và dừng lại, sử dụng nhà di động của họ như
một hộ khẩu thường trú.
Đến năm 1970, chính phủ liên bang đã quyết định điều chỉnh các nhà sản xuất vì lý do
an toàn, và năm 1976 chính phủ đã thông qua bộ luật Tiêu chuẩn xây dựng và Phát
triển Đô thị và nhà ở - thường được gọi là Bộ luật HUD. Bô luật này đặt tiêu chuẩn
cho hệ thống sưởi, hệ thống ống nước và hệ thống điện, cũng như thiết kế kiến
trúc, xây dựng , an toàn cháy nổ và hiệu quả năng lượng . (Năm 1994, chính phủ cập
nhật Bộ luật HUD bao gồm các tiêu chuẩn cao hơn cho nhà tiền chế.)
Sau đó, nhà tiền chế trở thành cứu cánh cho việc cung cấp nhà ở cho người thu nhập
thấp. Tuy nhiên, trong vài thập kỷ qua - và đặc biệt là kể từ khi xảy ra cuộc khủng
hoảng nhà ở hiện tại - sự đổi mới đã cho phép các nhà sản xuất phục vụ cho một thị
trường cao cấp hơn và cho những mục đích cao hơn là kiến trúc xanh. Các nước đang
phát triển do sự phát triển về dân số, việc đô thị hóa tăng cao làm cho nhu cầu về nhà
ở tăng cao, người ta bắt đầu nhìn về nhà ở tiền chế, hay lắp ghép với một cái nhìn tích
cực hơn.
16
Bảng biểu các cột mốc quan trọng của nhà tiền chế
1624 – Ngôi nhà tiền chế đầu tiên, một ngôi nhà gỗ panel hóa, được vận chuyển từ

Anh tới Massachusetts (Hoa Kỳ) làm nhà ở cho một đội tàu đánh bắt cá.
1849 - nhà Kit được vận chuyển bằng đường sắt để đáp ứng các khu định cư cho
công nhân trong California Gold Rush.
1908 – Công ty Sears bắt đầu một chương trình bán nhà lắp ráp, cuối cùng bán hơn
70.000 căn nhà.
1929 - Buckminster Fuller thiết kế một phiên bản ban đầu nhà ông Dymaxion, với
một mái vòm kim loại có thể dễ dàng tháo rời và vận chuyển. năm 2001, công trình
này được trưng bày trong viện bảo tàng Michigan như là một kiệt tác thiết kế lắp
ráp.
1936 - Frank Lloyd Wright thiết kế Nhà Usonian sử dụng một hệ thống lưới điểm cho
phép lặp lại các chi tiết và kích thước.
1937 - Hiệp hội An toàn xây dựng Mỹ bán 1.000 prefabs cho sharecroppers ở
Missouri. Năm 1940, hơn 10.000 nhà tiền chế được xây dựng.
1946 - Chiến tranh đã kích thích thị trường, nhà tiền chế đóng một vai trò quan trọng
trong Chương trình nhà ở khẩn cấp cho các cựu chiến binh của tổng thống Truman
(Contemporay Housing Program). Lời hứa hỗ trợ của liên bang gần gấp ba số lượng
nhà prefab được xây dựng, đến 280.
1949 - Fuller trình bày Nhà Wichita để phô trương về công nghệ. Có 30.000 đại biểu
quan tâm. Cuối cùng chỉ có hai sản phẩm được xây dựng.
1953 -? Carl Koch thiết kế Nhà Techbuilt, một cấu trúc khung gỗ và hệ thống được
panel hóa. Trở thành một thành công lớn trong thập niên 1950 và đầu những năm
1960.
1960 – Nhà di động chiếm 15% số lượng nhà ở, nhưng việc vội vàng xây dựng chúng
sau chiến tranh mà thiếu sự thiết kế cần thiết đem lại sự kỳ thị vẫn còn đến ngày hôm
nay.
1967 – Hội chợ triển lãm thế giới trình bày kiến trúc của Moshe Safdie, công trình 67
Habitat, một khu nhà ở được xây dựng trên 158 mô-đun.
17
1974 – Kiến trúc sư Israel Zvi Hecker tạo ra các nhà Ramot phức tạp, một cấu trúc tổ
ong tạo ấn tượng được làm bằng 720 phần polyhedric.

1996 - IKEA giới thiệu nhà đúc sẵn BoKlok . BoKlok hiện đang được kinh doanh ở
Thụy Điển, Phần Lan, Đan Mạch, Na Uy, và Anh .
Những năm 2000 - Một thập kỷ mới cho nhà tiền chế . Romero nổi tiếng với Rocío
LV, Michelle Glidehouse của Kaufmann và Breezehouse của Marmol Radziner.
2003 – Tạp chí Live ra mắt công trình nhà tiền chế của mình. Một thiết kế của Nghị
quyết: 4 Kiến trúc được lựa chọn để xây dựng ở Bắc Carolina.
2008 - Bảo tàng Nghệ thuật hiện đại New York xây dựng một đài tưởng niệm cho về
kiến trúc tiền chế.
1.2.Tổng quan về xu hướng nhà ở cho người thu nhập thấp theo hướng lắp ghép
tại các nước trên thế giới[4][43]
1.2.1. Hoa Kì
Trong thời kì đại khủng hoảng kinh tế tại Mỹ 1933, hàng loạt công nhân thất nghiệp,
nông dân bỏ làng quê lên thành phố tìm việc làm do nghề nông thất bát. Dân cư dồn
tụ về các thành phố lớn. Thêm nữa, sau Chiến tranh Thế giới lần thứ II, nhu cầu về
nhà ở lại lần nữa tăng đột ngột khi các cựu chiến binh trở về từ cuộc chiến.
Tại Hoa Kỳ, IBS (Industried Building System) – Hệ thống xây dựng nhà công nghiệp
nhận được sự chú ý rộng rãi vào đầu những năm 1930, minh chứng bằng việc xây
dựng hàng loạt các loại nhà thép tiền chế (prefab) , nhưng giấc mơ đầu tiên về ứng
dụng IBS lụi tàn nhanh chóng do giá cạnh tranh không hợp lý, vốn đầu tư cao và
không phù hợp các tiêu chuẩn địa phương. Tuy nhiên, xu hướng được đảo ngược sau
Chiến tranh thế giới lần 2 do cần phải giải quyết sự thiếu hụt to lớn chỗ ở.
Năm 1999, nhà tiền chế đã chiếm được thị phần đáng kể, khoảng 30% thị phần về chỗ
ở, bằng cách sử dụng loại phương pháp xây dựng này. Mặc dù hầu hết nhà loại này
18
đều sử dụng khung gỗ, hệ thống bê tông tiền chế vẫn được sử dụng mạnh mẽ, đặc biệt
trong các khu vực nguy hiểm do các tác động của môi trường như lũ lụt và lốc xoáy.
Thật vậy, việc áp dụng bê tông tiền chế phải đối mặt với sức đề kháng trong đầu nhà
nước do xuất hiện đồng bằng các tấm, nguy cơ thấm nước và những khó khăn của
việc lắp đặt vật liệu cách nhiệt. Tuy nhiên, loại cấu tạo này là kết quả củanhững
phương pháp công nghệ tiên tiến như cải tiến kỹ thuật trộn bê tông, khuôn mẫu được

cải thiện, và một loạt các cải tiến hoàn thiện bề mặt.
Một nghiên cứu được thực hiện bởi PCA (Hiệp hội Xi măng Portland) chỉ ra rằng
70% của người mua chọn nhà của họ trên cơ sở chi phí . Mặt khác, kiến trúc hợp lý,
linh hoạt, cách âm cách nhiệt tốt cũng là những tiêu chí xem xét tiếp theo. Tuy nhiên,
suy nghĩ đã thay đổi theo thời gian, người mua nhà đã đưa những yếu tố khác như tốc
độ xây dựng nhanh và khả năng thi công dễ dàng vào cân nhắc khi mua một ngôi
nhà.
1.2.2.Vương quốcAnh[4]
Tương tự với Hoa Kỳ, sau chiến tranh thế giới II, Anh quốc đối diện với một nhu cầu
lớn về nhà ở cho người dân do đất nước bị tàn phá năng nề trong chiến tranh. Chính
phủ thành lập Chương trình nhà ở khẩn cấp (Temporary Housing Program) nhằm mục
tiêu cung cấp đủ nhu cầu về nơi cư trú của người dân.
Khi so sánh theo thẩm mỹ kiến trúc ngày nay, lĩnh vực nhà ở tiền chế nhỏ, nhàm chán
và có lẽ không xứng đáng với mở rộng nghiên cứu. Tuy nhiên, bản chất ngoan cường
của nhà tiền chế là bất ngờ đầu tiên. 156.623 bungalows đã được sản xuất cho thuê
dưới sự bảo trợ của Chương trình nhà ở cấp tốc. 1.944 nhà ở tạm thời, mỗi thiết kế có
tuổi đời từ 10-15 năm, mặc dù nhiều công trình đã tồn tại lâu hơn. Bungalow cuối
cùng đã được tháo dỡ tháng 3 năm 1949,về mặt lý thuyết, nước Anh không còn nhà ở
tiền chế nữa đến năm 1964. Tuy nhiên, ngày nay ở Anh và xứ Wales vẫn còn khoảng
67.353 bungalow được sử dụng như chỗ ở tạm thời theo sự sắp xếp của Chương trình
19
Nhà Ở Quốc Gia, hơn 21.014 đã được mua lại bởi chính quyền địa phương và còn giá
trị tài sản. Đến giữa năm 1964, trong 124.455 bungalow được phân bổ ở Anh và xứ
Wales chỉ có 29% - 36.088 bungalow đã được dỡ bỏ. Đến cuối giai đoạn 1945-1966,
32.176% bungalow ở Scotland, khoảng13.585 căn vẫn còn thuộc Chương trình, 671
đã được chuyển giao cho chính quyền địa phương, và 56%, 17.920 bungalow, đã
được dỡ bỏ. Đến cuối năm 1971, ở Scotland các bungalow vẫn còn tồn tại, 3.505
bungalow hoặc 11% số lượng bungalow ban đầu không còn xem như nhà ở tạm thời
mà được liệt vào danh mục tài sản kiên cố.
Việc sử dụng của IBS tại Vương quốc Anh đã trở nên rõ ràng hơn vào giữa những

năm 1900 sau khi tiêu huỷ phổ biến của chứng khoán nhà ở trong thời chiến tranh thế
giới thứ hai. Đến năm 1960, hơn 165.000 ngôi nhà bê tông tiền chế đã được xây dựng
ở nhiều tỉ lệ khác nhau, từ ngôi nhà gỗ nho nhỏ đến các toà nhà cao tầng.
Trong năm 1999, bê tông tiền chế chiếm khoảng 25% thị trường các sản phẩm xi
măng. Bao gồm một loạt các sản phẩm được sử dụng trong ngành công nghiệp xây
dựng như kết cấu, khối, cầu, đá đúc, và lớp hoàn thiện kiến trúc. Trong số các sản
phẩm này, các tầng bị đình chỉ đại diện cho việc sử dụng cao hơn với sản lượng trong
thời hạn tấn sản phẩm được bán mỗi năm.
Mặt khác, tiềm năng đáng kể của bê tông đúc sẵn là trong việc xây dựng nhà ở tầng
trệt với 60% của sử dụng. Thật vậy, sử dụng của nó có kinh nghiệm chia sẻ thị trường
tăng gấp đôi từ năm 1994 đến 1999. Song song với xu hướng này, bê tông đúc sẵn
đang cố gắng thâm nhập vào nhà sàn phía trên. Nó cũng dự đoán rằng tầng trên sẽ có
40% các ngôi nhà mới vào năm 2001. Tuy nhiên, việc xây dựng nề truyền thống vẫn
chiếm ưu thế thị phần của 90% để lại thị trường đúc sẵn với chỉ 10% thị phần. Vì vậy,
có một tiềm năng lớn để lấy chứng ruột kích thích thị trường chia sẻ trong ngành công
nghiệp xây dựng Vương quốc Anh (Jacqueline, 1999).
20
1.2.3.Nhật Bản
Sự nghiệp công nghiệp của ngành công nghiệp nhà ở tại Nhật Bản bắt đầu vào năm
1960 và kể từ đó chia sẻ thị trường đã thay đổi đáng kể trong việc sử dụng của IBS.
Xây dựng nhà đúc sẵn ở Nhật Bản chiếm khoảng 20% của tất cả các ngôi nhà trong
năm tài chính Nhật Bản năm 1999 (tháng 4 năm 1999 - Tháng 3 năm 2000). Trong số
đó, hệ thống khung thép thống trị thị trường tiền chế với thị phần 73%, hệ thống
khung bằng gỗ với 18% trong khi bê tông cốt thép khung với 9%. Với tham chiếu
này, nhà ở khung gỗ đã tăng 2%, và khung nhà thép đã tăng 3%, trong khi khung nhà
bê tông trải qua một trở ngại lớn của -12% như trong Bảng 1.0. (Nagahama, 2000).
Xây dựng nhà ở của các nhà cung cấp Nhật Bản xây dựng đúc sẵn và Hiệp hội các
nhà sản xuất, một thành viên 110 nhóm ngành công nghiệp của các nhà sản xuất nhà
ở, đại diện cho 227.863 đơn vị, tăng 1,1% trong JFY năm 1999. Trong này, hầu hết
các ngành công nghiệp xây dựng đúc sẵn, tập trung ở 3 thị trường chính đô thị với các

cụm dân cư liên tục, cụ thể là, khu vực Kanto (Tokyo-Yokohama), khu vực Chubu
(Nagoya) và khu vực Kinki (Osaka và Hyogo). Tuy nhiên, doanh số bán hàng tại thị
trường này đã trải qua một sự suy giảm 0,8% so với năm trước như là kết quả của
cuộc suy thoái kinh tế rotracted đi kèm với sự suy giảm trong chi tiêu của người tiêu
dùng. Mặc dù vậy, xây dựng ngành công nghiệp Nhật Bản vẫn được coi là thiết bị sản
xuất tích hợp cao và tự động và các cơ sở sản xuất các thành phần xây dựng nhà ở và
người mua nhà cung cấp cả kế hoạch sàn chung chung và khả năng để tùy chỉnh.
1.2.4.Singapore
Sau khi thành lập nước, đảo quốc này phải đối mặt với vấn đề giải quyết chỗ ở cho
người dân do quỹ đất của Singapore có hạn và yêu cầu phải cung cấp nhà ở nhanh
chóng để ổn định nền kinh tế. Do đó chính phủ đã hướng đến việc giải quyết nhu cầu
nhà ở bằng phương pháp xây nhà lắp ghép.
Sự cần thiết phải hoàn thành số lượng lớn căn hộ vào đầu những năm 60 đã bắt buộc
Bộ Phát Triển Nhà Ở (HDB) của Singapore áp dụng IBS vào xây dựng. Theo quan
điểm của nhu cầu quan trọng, năm 1963, HDB đã đưa ra phương pháp đúc sẵn đầu
21
tiên bằng cách sử dụng một bảng điều khiển độc quyền của Pháp lớn và hệ thống chế
tạo trên 10 khối tiêu chuẩn 16 căn hộ tầng. Tuy nhiên, các dự án có kinh nghiệm
nhiều vấn đề kỹ thuật và quản lý và phải được hoàn thành theo phương pháp thông
thường cuối cùng.
Mặc dù thất bại trước đó, HDB đã không lùi bước, thực sự là một sáng kiến can đảm
để cố gắng IBS một lần nữa vào năm 1973 và 1979 trong quan điểm về sự cần thiết để
hoàn thành các đơn vị ở 100,000 trong mục tiêu Chương trình Xây dựng lần thứ năm
(1981-1985). Như một kết quả của nỗ lực liên tục, HDB đã thực hiện một thành tựu
đáng kể trong việc áp dụng của IBS cho việc xây dựng các chương trình nhà ở công
cộng.Ngoài ra, thông qua chương trình toàn diện của nó liên tục và hợp tác công
nghiệp, IBS có thể đạt được thị phần đáng kể trong ngành công nghiệp xây dựng
trong những năm gần đây như thể hiện trong hình 2.0.
HDB đã giới thiệu sự đổi mới lớn trong khu vực của các hệ thống xây dựng cuốn tiểu
thuyết trong đó bao gồm ferrocement toàn cho hệ thống, hệ thống phòng tắm đúc sẵn,

bê tông đúc sẵn dự ứng lực hệ thống sàn composite, bê tông đúc sẵn kiến trúc mặt tiền
và các thanh gia cố trước khi cắt và uốn cong trước.
1.2.5.HongKong
Hong Kong là một trong những địa điểm trên thế giới có mật độ xây dựng và nhu cầu
về nhà ở lớn nhất thế giới. Là trung tâm kinh tế tài chính trong khu vực cũng như thế
giới.
1.2.6.Malaysia
Ý tưởng của việc sử dụng hệ thống xây dựng công nghiệp tại Malaysia lần đầu tiên
được tranh luận trong thời gian đầu những năm sáu mươi, khi Bộ trưởng Bộ Nhà ở và
chính quyền địa phương đã đến thăm một số nước châu Âu và đánh giá thực hiện xây
dựng hệ thống của họ.Sau đó, vào năm 1964, chính phủ đã quyết định dũng cảm để
thử hai dự án thí điểm sử dụng khái niệm IBS.Dự án thí điểm đầu tiên được xây dựng
trên 22,7 ha đất nông nghiệp cùng Jalan pekeliling trong đó bao gồm xây dựng của 7
22
khối 17 căn hộ tầng, và 4 khối căn hộ 4 tầng bao gồm khoảng 3.000 đơn vị căn hộ chi
phí thấp và 40 rất nhiều cửa hàng tầng. Dự án đã được trao cho Gammon / Larsen
Nielsen bằng cách sử dụng các hệ thống của Đan Mạch lớn của bảng điều khiển công
nghiệp hóa hệ thống đúc sẵn.
Trong khi đó, các dự án thí điểm thứ hai được xây dựng ở Pulau Pinang với việc xây
dựng 6 khối căn hộ tầng và 3 khối nhà 18 căn hộ tầng bao gồm 3.699 đơn vị và 66 rất
nhiều cửa hàng dọc theo Dải Rifle Jalan. Dự án đã được trao cho Hochtief / Chee
Seng sử dụng hệ thống Estiot Pháp (Din, 1984).
Với tham chiếu đến hai dự án thí điểm, một so sánh hiệu suất giữa các hệ thống IBS
và hệ thống thông thường đã được thực hiện về chi phí, năng suất và chất lượng.Đó là
phát hiện ra rằng dự án thí điểm đầu tiên phát sinh chi phí cao hơn 8,1% so với một
tòa nhà tương tự bằng cách sử dụng phương pháp xây dựng thông thường, trong khi
dự án thứ hai là 2,6% thấp hơn.Trong nhiệm kỳ của tốc độ xây dựng, cả hai dự án cần
27 tháng để hoàn thành, bao gồm thời gian cần thiết để thiết lập các nhà máy
recasting.Chất lượng của kết thúc xây dựng cũng đã được tìm thấy là tốt hơn so với
phương pháp xây dựng thông thường.

Trong kết luận, tổng thể hiệu suất của một IBS là cạnh tranh với các phương pháp xây
dựng thông thường.Kể từ đó, việc sử dụng của IBS là sâu sắc hơn với sự tham gia của
khu vực tư nhân và khu vực công cộng như Trung tâm Nghiên cứu nhà ở Universiti
Putra Malaysia nhằm mục đích thúc đẩy và phát triển hệ thống xây dựng cuốn tiểu
thuyết.
Đó là báo cáo rằng ít nhất 21 nhà cung cấp và nhà sản xuất đang tích cực tham gia
trong việc phổ biến của IBS ở Malaysia (Badir et al, 2002).Phần lớn của IBS là có
nguồn gốc từ Hoa Kỳ, Đức và Úc với thị phần 25%, 17% và 17% tương ứng.Malaysia
của hệ thống sản xuất chỉ chiếm 12%.Điều này cho thấy rằng có một phòng để cải
23
thiện đáng kể trong lĩnh vực nghiên cứu và phát triển của IBS. Hình 1,0 cho thấy
nguồn của IBS tại Malaysia theo nguồn gốc của quốc gia.
Tại Malaysia, IBS nói chung được chia thành bốn loại, cụ thể là:
a) Hệ thống ván khuôn - bảng hình thức và hình thức nửa đường hầm
b) Khung hình hệ thống - bê tông đúc sẵn và bê tông đúc sẵn thép
c) Bảng điều chỉnh hệ thống bảng điều khiển bánh sandwich, nửa sàn rỗng cốt lõi tấm
và bảng điều khiển cụ thể rắn
d) Khối hệ thống - khối lồng vào nhau, khối rỗng, khối vững chắc và khối nhẹ
Hệ thống bảng mẫu đại diện cho thị phần lớn (32%) tiếp theo là bảng điều khiển bởi
bức tường bê tông đúc sẵn (21%).
Hệ thống khung đúc sẵn tăng phổ biến thấp, bởi vì nó đòi hỏi độ chính xác và vốn xây
dựng cao cao bắt đầu. Hệ thống khối chủ yếu được sử dụng cho tường không cấu trúc
như là một thay thế cho gạch và thạch cao thông thường.
Tại Malaysia, ngành công nghiệp xây dựng đã bị chậm trong việc áp dụng của IBS do
một số lý do:
a) biến động rộng trong nhà theo yêu cầu, tỷ lệ lãi suất cao và chi phí lao động giá rẻ,
làm cho nó khó khăn để biện minh cho đầu tư vốn lớn. Nhà thầu thích sử dụng lao
động xây dựng hệ thống thâm canh truyền thống bởi vì nó dễ dàng hơn để sa thải
công nhân trong thời gian slack.
b) xây dựng hệ thống đầy đủ đúc sẵn đòi hỏi độ chính xác xây dựng cao. Lực lượng

lao động của chúng tôi vẫn còn thiếu công nhân lành nghề. Nhiều công nhân nước
ngoài có tay nghề cao đã rời khỏi đất nước sau khi cuộc đàn áp rộng rãi về người lao
động nước ngoài bất hợp pháp vào tháng bảy-tháng chín năm 2002. Các lô hàng mới
của lao động nước ngoài không có các kỹ năng cần thiết và phải được đào tạo lại.
c) Các ngành công nghiệp xây dựng bị phân mảnh, đa dạng và liên quan đến nhiều
24
bên. Đồng thuận là cần thiết trong việc sử dụng của IBS trong giai đoạn lập kế hoạch.
Tuy nhiên, chủ sở hữu, nhà thầu và kỹ sư vẫn còn thiếu thông tin khoa học về lợi ích
kinh tế của IBS.
d) Thiếu R & D trong khu vực của hệ thống xây dựng cuốn tiểu thuyết mà sử dụng vật
liệu địa phương.Đa số của IBS ở Malaysia được nhập khẩu từ các nước phát triển, do
đó làm tăng chi phí xây dựng.Mức độ kỹ thuật tại các trường đại học địa phương hiếm
khi giảng dạy về thiết kế và xây dựng của IBS.
e) Các lợi ích kinh tế của IBS là không được ghi nhận ở Malaysia. Kinh nghiệm quá
khứ cho thấy IBS là tốn kém hơn do cạnh tranh khốc liệt từ hệ thống xây dựng thông
thường. Hơn nữa, có một sự từ bỏ của người lao động giá rẻ nước ngoài tại Malaysia.
e) Việc sử dụng của IBS ở Nhật Bản và Thụy Điển là thành công do chất lượng cao và
năng suất cao. Nhưng, ở Malaysia, kịch bản là khác nhau, hầu hết các dự án xây dựng
với IBS là chất lượng thấp và chi phí xây dựng cao.
g) Thiếu khuyến khích và thúc đẩy từ chính phủ trong việc sử dụng của IBS. Nhiều
kiến trúc sư và kỹ sư vẫn không hay biết của các yếu tố cơ sở của IBS là mô-đun phối
hợp
3.2.7. Argentina
Ở Argentina, thị trường cho IBS được ước tính khoảng 41,5 triệu Mỹ vào năm 1995
đến US65.9 triệu vào năm 1996, tăng 10% tỷ lệ tăng trưởng hàng năm. Trong số đó,
nhập khẩu các nguyên vật liệu đúc sẵn tổng Mỹ 22,5 triệu USD vào năm 1996 của Mỹ
thống trị 70% của thị trường nhập khẩu như đã trình bày trong bảng 2.0 (Fournery
năm 1997)
Theo truyền thống, IBS tập trung vào các nhóm có thu nhập thấp do yêu cầu của
utilitary giá cả phải chăng và nhà tuổi thọ ngắn.Thật vậy, chính phủ dự định xây dựng

25

×