Tải bản đầy đủ (.doc) (6 trang)

Tài liệu Đề thi, đáp án Thi giáo viên giỏi cấp trường năm học 2014 2015 bộ môn Âm nhạc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (142.94 KB, 6 trang )

PHÒNG GD&ĐT TIÊN YÊN
TRƯỜNG THCS ĐÔNG NGŨ
ĐỀ THI GIÁO VIÊN GIỎI CẤP TRƯỜNG
NĂM HỌC 2013-2014
MÔN: ÂM NHẠC
Thời gian làm bài 90 phút(không kể thời gian giao đề)
I. PHẦN NHẬN THỨC CHUNG
Câu 1: (1,5 điểm).
Theo điều lệ trường THCS, trường trung học phổ thông và trường phổ thông
có nhiều cấp học ( Ban hành kèm theo Thông tư số: 12/2011/TT-BGDĐT ngày
28/3/2011 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo) thì giáo viên bộ môn có những
nhiệm vụ gì?
Câu 2: ( 1,5 điểm)
Đồng chí hãy trình bày Tiêu chuẩn xếp loại về học lực học kỳ và cả năm học
của học sinh THCS theo Thông tư 58/2011/TT-BGDĐT ngày 12/12/2011 của Bộ
GD&ĐT.
II. PHẦN KIẾN THỨC CHUYÊN MÔN.
Câu 1 (2điểm): Dịch giọng là gì? Nêu các cách dịch giọng? Hãy xác định giọng của
câu nhạc sau đây và dịch câu nhạc đó sang giọng cmoll( Dịch giọng bằng cách dịch
chuyển nốt nhạc)?
Câu 2 (3điểm): Quãng là gì? Có mấy loại quãng? Hãy xác định tên của các quãng
sau:
Câu 3 (2điểm): Đồng chí hãy trình bày cụ thể các bước tiến hành dạy bài hát “Khúc
hát chim Sơn Ca” (Tiết 12 sgk âm nhạc lớp 7)
==============Hết=============
HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ THI GIÁO VIÊN GIỎI CẤP TRƯỜNG
NĂM HỌC 2013-2014
MÔN: ÂM NHẠC
I, Phần nhận thức chung
Câu Nội dung đáp án Điểm
Câu 1 Nhiệm vụ của giáo viên bộ môn


Giáo viên bộ môn có những nhiệm vụ sau đây:
a) Dạy học và giáo dục theo chương trình, kế hoạch giáo dục,
kế hoạch dạy học của nhà trường theo chế độ làm việc của giáo viên
do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định; quản lý học sinh
trong các hoạt động giáo dục do nhà trường tổ chức; tham gia các
hoạt động của tổ chuyên môn; chịu trách nhiệm về chất lượng, hiệu
quả giáo dục; tham gia nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng;
b) Tham gia công tác phổ cập giáo dục ở địa phương;
c) Rèn luyện đạo đức, học tập văn hoá, bồi dưỡng chuyên môn,
nghiệp vụ để nâng cao chất lượng, hiệu quả giảng dạy và giáo dục;
vận dụng các phương pháp dạy học theo hướng phát huy tính tích
cực, chủ động và sáng tạo, rèn luyện phương pháp tự học của học
sinh;
d) Thực hiện Điều lệ nhà trường; thực hiện quyết định của Hiệu
trưởng, chịu sự kiểm tra, đánh giá của Hiệu trưởng và các cấp quản lý
giáo dục;
đ) Giữ gìn phẩm chất, danh dự, uy tín của nhà giáo, gương mẫu
trước học sinh; thương yêu, tôn trọng học sinh, đối xử công bằng với
học sinh, bảo vệ các quyền và lợi ích chính đáng của học sinh; đoàn
kết, giúp đỡ đồng nghiệp; tạo dựng môi trường học tập và làm việc
dân chủ, thân thiện, hợp tác, an toàn và lành mạnh;
e) Phối hợp với giáo viên chủ nhiệm, các giáo viên khác, gia
đình học sinh, Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Đội Thiếu
niên Tiền phong Hồ Chí Minh trong dạy học và giáo dục học sinh;
g) Thực hiện các nhiệm vụ khác theo quy định của pháp luật.
0,25
0,125
0,25
0,25
0,25

0,25
0,125
Câu
2(1,5
điểm)
Tiêu chuẩn xếp loại học kỳ và xếp loại cả năm học
1. Loại giỏi, nếu có đủ các tiêu chuẩn sau đây:
a) Điểm trung bình các môn học từ 8,0 trở lên, trong đó điểm trung
bình của 1 trong 2 môn Toán, Ngữ văn từ 8,0 trở lên; riêng đối với
học sinh lớp chuyên của trường THPT chuyên phải thêm điều kiện
điểm trung bình môn chuyên từ 8,0 trở lên;
b) Không có môn học nào điểm trung bình dưới 6,5;
0,25
c) Các môn học đánh giá bằng nhận xét đạt loại Đ.
2. Loại khá, nếu có đủ các tiêu chuẩn sau đây:
a) Điểm trung bình các môn học từ 6,5 trở lên, trong đó điểm trung
bình của 1 trong 2 môn Toán, Ngữ văn từ 6,5 trở lên; riêng đối với
học sinh lớp chuyên của trường THPT chuyên phải thêm điều kiện
điểm trung bình môn chuyên từ 6,5 trở lên;
b) Không có môn học nào điểm trung bình dưới 5,0;
c) Các môn học đánh giá bằng nhận xét đạt loại Đ.
3. Loại trung bình, nếu có đủ các tiêu chuẩn sau đây:
a) Điểm trung bình các môn học từ 5,0 trở lên, trong đó điểm trung
bình của 1 trong 2 môn Toán, Ngữ văn từ 5,0 trở lên; riêng đối với
học sinh lớp chuyên của trường THPT chuyên phải thêm điều kiện
điểm trung bình môn chuyên từ 5,0 trở lên;
b) Không có môn học nào điểm trung bình dưới 3,5;
c) Các môn học đánh giá bằng nhận xét đạt loại Đ.
4. Loại yếu: Điểm trung bình các môn học từ 3,5 trở lên, không có
môn học nào điểm trung bình dưới 2,0.

5. Loại kém: Các trường hợp còn lại.
6. Nếu ĐTB
hk
hoặc ĐTB
cn
đạt mức của từng loại quy định tại các
Khoản 1, 2 điều này nhưng do kết quả của một môn học nào đó thấp
hơn mức quy định cho loại đó nên học lực bị xếp thấp xuống thì được
điều chỉnh như sau:
a) Nếu ĐTB
hk
hoặc ĐTB
cn
đạt mức loại G nhưng do kết quả của một
môn học nào đó mà phải xuống loại Tb thì được điều chỉnh xếp loại
K.
b) Nếu ĐTB
hk
hoặc ĐTB
cn
đạt mức loại G nhưng do kết quả của một
môn học nào đó mà phải xuống loại Y thì được điều chỉnh xếp loại
Tb.
c) Nếu ĐTB
hk
hoặc ĐTB
cn
đạt mức loại K nhưng do kết quả của một
môn học nào đó mà phải xuống loại Y thì được điều chỉnh xếp loại
Tb.

d) Nếu ĐTB
hk
hoặc ĐTB
cn
đạt mức loại K nhưng do kết quả của một
môn học nào đó mà phải xuống loại Kém thì được điều chỉnh xếp loại
Y.
0,25
0,25
0,25
0,5
II, Phần kiến thức chuyên môn.
Câu 1: (2điểm)
+ Khái nệm về dịch giọng.
- Dịch giọng là đem một bản nhạc đang được ghi ở giọng này ghi sang một giọng
khác. Như vậy, từ một giọng đầu tiên ta có thể dịch sang 14 giọng khác nhau cùng
điệu thức ( trưởng dịch sang trưởng, thứ dịch sang thứ ).
+ Các cách dịch giọng.(có 3 cách dịch giọng)
- Dịch bằng chuyển quãng:
+Trước hết phải xác định quãng cách giữa giọng cũ và giọng mới, quãng này có thể
tính theo hướng đi lên hoặc đi xuống.
+Sau đó ghi hoá biểu của giọng mới.
+Chuyển dịch toàn bộ các nốt của bài nhạc theo quãng đã xác định.
+Ghi lại dấu hoá bất thường (nếu có) cho phù hợp với giọng mới.
- Dịch giọng bằng thay khoá:
+Giữ nguyên nốt nhạc.
+Thay khoá mới sao cho nốt ghi âm chủ cũ đọc thành âm chủ mới.
+Ghi hoá biểu của giọng mới và ghi lại dấu hoá bất thường (nếu có).
+Khi bài nhạc đang ở khoá Son, muốn nâng lên quãng ba, ta thay bằng khoá Pha.
Ngược lại, khi đang ở khoá Pha, muốn hạ xuống quãng ba, ta thay bằng khoá Son.

+Khi bài nhạc đang ở khoá Son, muốn nâng lên quãng hai ta thay bằng khoá Đô dòng
ba, muốn hạ xuống quãng hai ta thay bằng khoá Đô dòng bốn.
- Dịch giọng nửa cung crômatic:
+ Ta chỉ cần thay đổi hoá biểu và dấu hoá bất thường còn mọi cái vẫn giữ nguyên.
* Xác định giọng của câu nhạc và dịch câu nhạc sang giọng cmoll (dịch giọng bằng
cách dịch chuyển nốt nhạc).
- Câu nhạc trên được viết ở giọng La thứ hoà thanh.
- Dịch câu nhạc trên sang giọng cmoll bằng chuyển nốt nhạc.
Câu 2:(3điểm):
* Khái niệm về quãng trong âm nhạc.
- Quãng là sự kết hợp giữa hai âm. Trừ trường hợp kết hợp bởi hai âm giống
nhau (quãng đồng âm), mọi quãng đều có âm thấp gọi là âm gốc, âm cao gọi là âm
ngọn.
- Khi hai âm của quãng vang lên lần lượt, ta có quãng giai điệu. Quãng giai điệu
có âm gốc vang lên trước gọi là quãng đi lên, khi có âm ngọn vang lên trước gọi là
quãng đi xuống.
- Khi hai âm của quãng cùng vang lên một lúc, ta có quãng hoà âm. Khi này
quãng được ghi bằng hai nốt chồng lên nhau.
Ví dụ:
* Các loại quãng trong âm nhạc. (gồm có 5 loại quãng chính).
- quãng trưởng ( T )
- quãng thứ ( t )
- quãng đúng (Đ )
- quãng tăng ( + )
- quãng giảm ( - )
Ngoài ra còn có quãng tăng đôi ( ++ ) và quãng giảm đôi ( - - ).
* Xác định tên các quãng sau:
Quãng7t quãng3T quãng2t quãng7T quãng2+
Quãng5Đ quãng7- quãng2++ quãng4 –
Câu 3: (2điểm): Các bước tiến hành dạy bài hát”Khúc hát chim Sơn Ca”.

(Gồm 7 bước)
+ Bước 1: - Giới thiệu bài hát.
-tên bài hát ( Khúc hát chim Sơn Ca)
-tên tác giả (Đỗ Hoà An)
-nội dung bài hát ( từ tiếng hót của chim sơn ca, tác giả đã khéo léo liên hệ đến
những bạn nhỏ có giọng hát như chim sơn ca. Tác giả mong cho tiếng hát của các em
bay cao, bay xa khắp mọi nơi để mọi người cùng chung sống trong tình thân ái, đoàn
kết.
-giới thiệu ảnh tác giả hoặc tranh ảnh liên quan đến nội dung bài hát
(giới thiệu ảnh nhạc sĩ Đỗ Hoà An và tranh về các loài chim có giọng hót hay).
+ Bước 2: Cho học sinh nghe bài hát.
-nghe qua băng, đĩa mẫu bài hát.
-Giáo viên tự trình bày bài hát(kết hợp đệm đàn)
+ Bước 3: Chia đoạn, chia câu hát.
-giáo viên chia bài hát làm 2 đoạn
đoạn 1: từ đầu đến “khúc hát mê say”
đoạn 2: từ “ơi sơn ca” đến hết
trong đoạn 1 lại chia làm 2 câu, 8 chỗ lấy hơi.
trong đoạn 2 lại chia làm 2 câu, 8 chỗ lấy hơi.
+ Bước 4: Luyện thanh (khởi động giọng).
-giáo viên cho học sinh đứng tại chỗ, dùng đàn đàn âm mẫu và hướng dẫn học
sinh thực hiện. (chú ý: tư thế học sinh đứng luyện thanh, lấy hơi, mở khẩu hình…)
+ Bước 5: Tập hát từng câu.
-giáo viên tiến hành dạy từng đoạn, từng câu theo lối móc xích.
trước tiên giáo viên dịch giọng bài nhạc trên đàn phím xuống sao cho phù hợp với
tầm cữ học sinh (Em – 2) đàn từng câu ngắn, hát mẫu cho học sinh nghe và hát theo,
giáo viên có thể đánh đàn câu hát và để học sinh nghe và hát theo. Ghép các câu hát,
các đoạn hát.
+ Bước 6: Tập hát cả bài.
-khi học sinh hát đủ các câu hát trong bài, giáo viên cho học sinh hát ghép các

câu hát thành bài hát hoàn chỉnh.
( giáo viên chọn giọng, tốc độ phù hợp đệm đàn cho học sinh hát. Giáo viên hướng
dẫn học sinh hát đúng sắc thái, tình cảm của bài hát cần thể hiện. Bài hát chỉ hát một
lượt không có quay lại. Giáo viên hướng dẫn học sinh hát theo nhóm, tổ, hát nối tiếp,
hát đuổi…)
+ Bước 7: Củng cố và kiểm tra.
-giáo viên chỉ định cá nhân, nhóm hay cho học sinh xung phong lên trình bày
bài hát.
-củng cố nội dung và dặn dò học sinh về nhà.

×