Tải bản đầy đủ (.doc) (5 trang)

Tài liệu Đề thi, đáp án Thi giáo viên giỏi cấp trường năm học 2014 2015 bộ môn Ngữ văn THCS

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (126.58 KB, 5 trang )

PHÒNG GD&ĐT TIÊN YÊN
TRƯỜNG THCS ĐÔNG NGŨ
ĐỀ THI GIÁO VIÊN GIỎI CẤP TRƯỜNG
NĂM HỌC 2013-2014
MÔN: VĂN
Thời gian làm bài 90 phút(không kể thời gian giao đề)
I. PHẦN NHẬN THỨC CHUNG
Câu 1: (1,5 điểm).
Theo điều lệ trường THCS, trường trung học phổ thông và trường phổ thông
có nhiều cấp học ( Ban hành kèm theo Thông tư số: 12/2011/TT-BGDĐT ngày
28/3/2011 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo) thì giáo viên bộ môn có những
nhiệm vụ gì?
Câu 2: ( 1,5 điểm)


Đồng chí hãy trình bày Tiêu chuẩn xếp loại về học lực học kỳ và cả năm học
của học sinh THCS theo Thông tư 58/2011/TT-BGDĐT ngày 12/12/2011 của Bộ
GD&ĐT.
II. PHẦN KIẾN THỨC CHUYÊN MÔN.(7,0 điểm)
Trong văn bản Ý nghĩa văn chương của tác giả Hoài Thanh, Ngữ văn 7, Tập 2,
NXBGD, 2011, Tr.60 có viết:
“Nguồn gốc cốt yếu của văn chương là lòng thương người và rộng ra thương cả
muôn vật, muôn loài…”
Đồng chí hãy làm sáng tỏ ý kiến trên của Hoài Thanh qua một văn bản trong
chương trình Ngữ văn THCS.
=================Hết===============
HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ THI GIÁO VIÊN GIỎI CẤP TRƯỜNG

NĂM HỌC 2013-2014
MÔN: Văn
I, Phần nhận thức chung
Câu Nội dung đáp án Điểm
Câu 1 Nhiệm vụ của giáo viên bộ môn
Giáo viên bộ môn có những nhiệm vụ sau đây:
a) Dạy học và giáo dục theo chương trình, kế hoạch giáo dục,
kế hoạch dạy học của nhà trường theo chế độ làm việc của giáo viên
do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định; quản lý học sinh
trong các hoạt động giáo dục do nhà trường tổ chức; tham gia các
hoạt động của tổ chuyên môn; chịu trách nhiệm về chất lượng, hiệu
quả giáo dục; tham gia nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng;

b) Tham gia công tác phổ cập giáo dục ở địa phương;
c) Rèn luyện đạo đức, học tập văn hoá, bồi dưỡng chuyên môn,
nghiệp vụ để nâng cao chất lượng, hiệu quả giảng dạy và giáo dục;
vận dụng các phương pháp dạy học theo hướng phát huy tính tích
cực, chủ động và sáng tạo, rèn luyện phương pháp tự học của học
sinh;
d) Thực hiện Điều lệ nhà trường; thực hiện quyết định của Hiệu
trưởng, chịu sự kiểm tra, đánh giá của Hiệu trưởng và các cấp quản lý
giáo dục;
đ) Giữ gìn phẩm chất, danh dự, uy tín của nhà giáo, gương mẫu
trước học sinh; thương yêu, tôn trọng học sinh, đối xử công bằng với
học sinh, bảo vệ các quyền và lợi ích chính đáng của học sinh; đoàn

kết, giúp đỡ đồng nghiệp; tạo dựng môi trường học tập và làm việc
dân chủ, thân thiện, hợp tác, an toàn và lành mạnh;
e) Phối hợp với giáo viên chủ nhiệm, các giáo viên khác, gia
đình học sinh, Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Đội Thiếu
niên Tiền phong Hồ Chí Minh trong dạy học và giáo dục học sinh;
g) Thực hiện các nhiệm vụ khác theo quy định của pháp luật.
0,25
0,125
0,25
0,25
0,25
0,25

0,125
Câu
2(1,5
điểm)
Tiêu chuẩn xếp loại học kỳ và xếp loại cả năm học
1. Loại giỏi, nếu có đủ các tiêu chuẩn sau đây:
a) Điểm trung bình các môn học từ 8,0 trở lên, trong đó điểm trung
bình của 1 trong 2 môn Toán, Ngữ văn từ 8,0 trở lên; riêng đối với
học sinh lớp chuyên của trường THPT chuyên phải thêm điều kiện
điểm trung bình môn chuyên từ 8,0 trở lên;
b) Không có môn học nào điểm trung bình dưới 6,5;
c) Các môn học đánh giá bằng nhận xét đạt loại Đ.

2. Loại khá, nếu có đủ các tiêu chuẩn sau đây:
a) Điểm trung bình các môn học từ 6,5 trở lên, trong đó điểm trung
bình của 1 trong 2 môn Toán, Ngữ văn từ 6,5 trở lên; riêng đối với
học sinh lớp chuyên của trường THPT chuyên phải thêm điều kiện
điểm trung bình môn chuyên từ 6,5 trở lên;
b) Không có môn học nào điểm trung bình dưới 5,0;
c) Các môn học đánh giá bằng nhận xét đạt loại Đ.
3. Loại trung bình, nếu có đủ các tiêu chuẩn sau đây:
0,25
0,25
II, Phần kiến thức chuyên môn.
Ý Nội dung Điểm

“Nguồn gốc cốt yếu của văn chương là lòng thương người và rộng ra
thương cả muôn vật, muôn loài…”…
7,0
Yêu cầu về kĩ năng trình bày :
- Xác định đúng kiểu bài, nội dung nghị luận, phạm vi nghị luận.
- Đảm bảo dàn bài của một văn bản nghị luận văn học có bố cục rõ ràng,
hợp lí; tổ chức sắp xếp ý một cách lôgic, chặt chẽ; diễn đạt trôi chảy,
mạch lạc; chữ viết rõ ràng, cẩn thận; không mắc lỗi chính tả, dùng từ,
diễn đạt…
0,5
Yêu cầu về kiến thức: Thí sinh đảm bảo được các ý cơ bản sau :
1

Tìm hiểu đề:
- Kiểu bài: Nghị luận văn học.
- Nội dung nghị luận: Giá trị nhân đạo trong một văn bản.
- Phạm vi nghị luận Gv có thể chọn: Chuyện người con gái Nam Xương
(Nguyễn Dữ), Bánh trôi nước (Hồ Xuân Hương) hay Kiều ở lầu Ngưng
Bích (Truyện Kiều- Nguyễn Du)…
0,5
2 Lập dàn ý:
A. Mở bài: Giới thiệu vấn đề nghị luận
- Vấn đề trung tâm của văn chương là vấn đề con người và nguồn gốc
cốt yếu của văn chương chính là lòng thương người. Lòng thương người
hay nói rộng ra là tinh thần nhân đạo là giá trị cốt lõi của một tác phẩm

văn học chân chính.
- Giới hạn vấn đề: văn bản mang giá trị nhân đạo cao cả.
0,5
B. Thân bài
1. Giải thích ý kiến
- Hoài Thanh đã đưa ra vấn đề quan trọng, bản chất của văn chương, được
coi là nguồn gốc cốt yếu của văn chương: lòng thương người mà rộng ra
thương cả muôn vật, muôn loài. Lòng thương người, thậm chí thương cả
muôn vật, muôn loài là tình cảm rộng lớn, cao cả, mang tầm nhân loại.
Tình cảm ấy không chỉ là cội nguồn của văn chương mà còn là thước đo
giá trị của tác phẩm văn chương chân chính. Giá trị đó chính là giá trị
nhân đạo, là những ý nghĩa nhân văn sâu sắc mà nhà văn gửi gắm trong

tác phẩm.
- Giá trị nhân đạo là một phẩm chất cao quý của tác phẩm văn học chân
chính. Biểu hiện của giá trị nhân đạo rất đa dạng song thường tập trung
vào những mặt cụ thể sau: lòng thương yêu, sự cảm thông, xót xa trước
những hoàn cảnh, những số phận bất hạnh; lên án, tố cáo các thế lực tàn
bạo chà đạp lên quyền sống của con người; ngợi ca, đề cao những vẻ đẹp,
phẩm giá cao quý; trân trọng, nâng niu khát vọng sống, khát vọng tình
yêu và hạnh phúc của con người.
1,0
Ý Nội dung Điểm
2. Giá trị nhân đạo qua văn bản: Chuyện người con gái Nam Xương,
Bánh trôi nước và đoạn trích Kiều ở lầu Ngưng Bích…

- Tấm lòng yêu thương, đồng cảm, xót xa cho những số phận người phụ
nữ tài sắc mà bất hạnh, gặp nhiều bi kịch trong cuộc đời: số phận của
Kiểu bị ném vào nhà chứa, rồi giam lỏng trong lầu Ngưng Bích với nỗi cô
đơn, buồn tủi, thương thân, xót phận; là tình cảnh oan khiên nghiệt ngã
của Vũ Nương, đến mức nàng phải dùng cái chết để chứng tỏ tấm lòng
trong trắng, tiết hạnh của mình; là số phận long đong chìm nổi, phụ thuộc
của người phụ nữ…
- Qua bi kịch thân phận của người con gái trong thơ HXH, Thúy Kiều và
Vũ Nương, các tác giả đã lên án, tố cáo xã hội phong kiến bất công, tàn
bạo đã tước đi quyền sống, chà đạp lên con người. Đó là chiến tranh phi
nghĩa, là chế độ nam quyền (Chuyện người con gái Nam Xương, Bánh
trôi nước), là bọn quan lại tham lam, là lũ buôn thịt bán người không từ

một thủ đoạn chỉ vì đồng tiền (Truyện Kiều).
- Khẳng định, ngợi ca vẻ đẹp, phẩm chất cao quý của người phụ nữ, dù
cuộc đời của họ truân chuyên, nhục nhằn. Đó là lòng chung thủy, sự hiếu
hạnh, giàu tình yêu thương, luôn sống vì người khác, nghĩ cho người khác
của Kiều và Vũ Nương; đó là thái độ dứt khoát vươn lên mạnh mẽ để “giữ
tấm lòng son” của người phụ nữ trong thơ HXH.
- Trân trọng, đề cao những khát vọng nhân văn của người phụ nữ: khát
vọng về tình yêu, hạnh phúc, phẩm giá, về một mái ấm gia đình bình dị,
sum vầy.
3,0
3. Đánh giá:
- Ý kiến của Hoài Thanh về nguồn gốc, phẩm chất của văn chương là ý

kiến đúng đắn, khoa học bởi nó đã nói lên đặc trưng, thuộc tính quan
trọng nhất của văn học: Văn học là tiếng nói của tâm hồn, cảm xúc; văn
học mang ý nghĩa nhân văn sâu sắc – “Văn học là nhân học” (M. Gorki).
- Tác phẩm Chuyện người con gái Nam Xương (Trích Truyền kỳ mạn lục)
của Nguyễn Dữ, bài thơ Bánh trôi nước của Hồ Xuân Hương và đoạn
trích Kiều ở lầu Ngưng Bích (Trích Truyện Kiều) của Nguyễn Du dù được
viết bằng những thể loại loại hoàn toàn khác nhau nhưng đã thể hiện rõ
nét quan niệm văn học của Hoài Thanh. Bởi cả ba tác phẩm ấy đều là
những sáng tác mang giá trị nhân đạo cao cả, hướng tới con người, vì con
người.
1,0
C. Kết bài:

- Khẳng định vấn đề.
- Mở rộng, liên hệ.
0,5

×