Tải bản đầy đủ (.pdf) (53 trang)

đánh giá hiệu quả điều trị sẹo lõm do trứng cá bằng acid trichloracetic 100% phối hợp sản phẩm tế bào

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (473.12 KB, 53 trang )

Đặt vấn đề
Trứng cá là một bệnh phổ biến ở lứa tuổi dậy thì cho đến khi 30- 40
tuổi. Có tới 90% thanh thiếu niên bị bệnh trứng cá [7],[12],[13]. Bệnh thường
xuất hiện ở những vùng da có nang lông tuyến bã hoạt động mạnh nh mặt,
ngực, lưng, bả vai … Hình thái lâm sàng của bệnh đa dạng tuỳ theo mức độ
viêm nhiễm, tiến triển nhiều khi dai dẳng. Theo triệu chứng lâm sàng và tính
chất của bệnh, người ta chia ra làm nhiều loại trứng cá khác nhau nh trứng cá
thông thường, trứng cá đỏ, trứng cá hoại tử, trứng cá mạch lươn, trứng cá
nghề nghiệp… Trong đó trứng cá thể thông thường chiếm đại đa số. Chẩn
đoán trứng cá thường rất dễ, chỉ cần dựa vào các dấu hiệu lâm sàng.
Bệnh do nhiều tác nhân phối hợp gây ra như do tăng sản xuất bã nhờn,
tăng sừng hoá cổ ống tuyến bã, tăng sinh sản Propionibacterium acnes, do
phản ứng viêm, nồng độ dihydrotestosteron tăng cao ở mô…[16]
Nhiều trường hợp phản ứng viêm quá mức với vi khuẩn
Propionibacterium acnes đã gây ra nhiều hình thái sẹo khác nhau cho người
bệnh. Sẹo mụn trứng cá là một di chứng của bệnh xảy ra trong và xung quanh
những nang lông tuyến bã bị viêm. Sau quá trình viêm, mụn thường để lại hậu
quả là những vết thâm, sẹo lồi, sẹo lõm, sẹo phì đại hay các lỗ dò… Bệnh tuy
không có biến chứng nguy hiểm gì khác nhưng về phương diện thẩm mỹ bệnh
hoặc sẹo do bệnh gây ra làm ảnh hưởng nhiều đến tâm lý xã hội, làm người
bệnh mất tự tin, mặc cảm, nhiều khi hoang mang, lo lắng.
Do đời sống kinh tế xã hội ngày càng được nâng cao, nhu cầu thẩm mỹ
ngày càng tăng, việc điều trị sẹo lõm do mụn trứng cá gây ra là một nhu cầu
cần thiết và cấp bách đối với ngành Da liễu và thẩm mỹ. Trên thế giới đã có
nhiều phương pháp nghiên cứu để điều trị sẹo trứng cá như cắt bỏ sẹo, bào da
bằng laser … nhưng những phương pháp này thường tốn kém, đòi hỏi phẫu
1
thuật viên có trình độ kỹ thuật cao và sự hợp tác chặt chẽ của bệnh nhân. Tuy
nhiên, hiệu quả của những phương pháp đó nhiều khi vẫn không được như
mong muốn.
Ở Việt Nam, một số phương pháp để khắc phục sẹo lõm do trứng cá đã


được Viện Da liễu Quốc gia tiến hành như chấm acid trichloacetic tại tổn
thương, bào bờ tổn thương bằng máy bào da hoặc laser … nhưng các phương
pháp này chưa mang lại hiệu quả rõ rệt.
Hiện nay trên thị trường, một số sản phẩm bôi ngoài da được sản xuất
từ tế bào gốc đã được sử dụng rộng rãi do có tác dụng tái tạo da, làm các vết
thương liền nhanh, chất lượng liền sẹo tốt nh Juvian, Juvigrow-S.
Nhằm nâng cao hiệu quả điều trị sẹo lõm do trứng cá gây ra, góp phần
đáp ứng nhu cầu về thẩm mỹ ngày càng tăng, đặc biệt là xu hướng gia tăng sự
chấp nhận những phương pháp làm đẹp không phẫu thuật, chúng tôi đã tiến
hành nghiên cứu đề tài: “ Đánh giá hiệu quả điều trị sẹo lõm do trứng cá
bằng acid trichloracetic 100% phối hợp sản phẩm tế bào gốc(Juvian) ”
nhằm mục tiêu:
1. Khảo sát tình hình, đặc điểm lâm sàng của sẹo lõm do trứng cá
tại Viện Da Liễu Quốc Gia.
2. Đánh giá hiệu quả điều trị sẹo lõm do trứng cá bằng acid
trichloracetic 100% phối hợp sản phẩm tế bào gốc (Juvian).
2
Chương 1
Tổng quan
1.1. Cấu tróc da và nang lông tuyến bã
1.1.1. Cấu trúc của da
Da của người bình thường gồm 3 lớp là thượng bì, trung bì và hạ bì.
Ngoài ra còn có các phần phụ của da [16].
1.1.1.1. Thượng bì
Trên các lát cắt mô học của da bình thường, ranh giới giữa thượng bì và
trung bì không bằng phẳng mà lồi lõm do có nhiều nhú của thượng bì như
những ngón tay ăn sâu vào trung bì. Những chỗ lồi lên của trung bì giữa các
nhú thượng bì gọi là nhú trung bì. Thượng bì chia làm 5 lớp: Lớp đáy, lớp gai,
lớp hạt, lớp sáng và lớp sừng.
* Lớp đáy

Gồm một hàng tế bào hình vuông hay trụ. Bào tương ưa bazơ nhẹ, nhân
hình bầu dục hoặc dài chứa nhiều chất nhiễm sắc. Tế bào đáy có khả năng
sinh sản nên ở lớp này thường gặp hình ảnh gián phân. Các tế bào đáy liên kết
với nhau và với màng đáy bởi những cầu nối bào tương.
* Líp gai
Ở trên lớp đáy, có từ 5-10 hàng tế bào hình đa diện. Các tế bào cạnh
nhau liên kết với nhau bởi những cầu nối bào tương được gọi là những thể
liên kết (desmosom). Những tế bào của lớp gai cũng có khả năng sinh sản
bằng gián phân.
3
* Lớp hạt
Gồm 3 - 4 hàng tế bào dẹt nằm trên lớp gai. Trong bào tương tế bào lớp
hạt có chứa những hạt keratohyalin, biểu hiện quá trình hoá sừng bắt đầu.
* Lớp sáng
Lớp này chỉ có ở lòng bàn tay, bàn chân, nó nằm ở trên lớp hạt và gồm
những tế bào trong, thuần nhất không có nhân, dẹt, chúng sắp xếp thành 2
hoặc 3 hàng. Các tế bào này chứa chất eleidin hình thành do hoá lỏng các hạt
sừng, trong chứa nhiều nhóm disulfit.
* Lớp sõng
Lớp sừng ở trên cùng, các tế bào hạt trở nên dẹt hoàn toàn, màng bào
tương dầy, nhân biến mất. Trong bào tương chỉ còn toàn những sợi sừng. Mỗi
tế bào biến thành một lá sừng mỏng, các lá sừng chồng chất lên nhau, những
tế bào ở mặt trên cùng luôn luôn bị bong rơi ra.
1.1.1.2. Trung bì
Gồm 3 thành phần:
+ Những sợi chống đỡ, sợi tạo keo hay còn gọi là sợi collagen chiếm
75% trọng lượng của lớp trung bì, đóng vai trò quan trọng cho sự vững chắc
của toàn bộ da. Sợi collagen là những sợi thẳng không phân nhánh cấu tạo bởi
những chuỗi polypeptit( khoảng 20 loại axit amin). Sợi collagen có thể bị phá
huỷ bởi men collagenaza do vi khuẩn tiết ra. Sợi chun là những sợi lớn hơn có

phân nhánh , nó bắt nguồn từ sợi collagen. Sợi lưới tạo thành màng lưới mỏng
bao bọc quanh mạch máu, tuyến mồ hôi. Cấu trúc của nó giống hệt sợi
collagen.
+ Chất cơ bản là một màng nhầy gồm trytophan, tyrosin … Nó bị phá
huỷ bởi tryosinaza.
+ Tế bào xơ hình thoi hoặc hình amíp, có tác dụng làm da liền sẹo. Tổ
chức bào hình thoi hoặc hình sao, nó có thể biến thành đại thực bào đóng vai
4
trò quan trọng trong việc bảo vệ cơ thể. Tương bào tham gia quá trình chuyển
hoá heparin, histamin.
+ Ngoài các thành phần trên ở trung bì còn có những động mạch, tĩnh
mạch, bạch mạch (hệ thống này được bắt nguồn từ các đám rối ở sâu) và hệ
thống thần kinh của da.
1.1.1.3. Hạ bì
Nằm giữa trung bì và cân hoặc màng xương, hạ bì là tổ chức đệm biệt
hoá thành tổ chức mỡ, có nhiều ô ngăn cách bởi những vách nối liền với trung
bì, trong mỗi ô có mạch máu, thần kinh, tế bào mỡ, tế bào tròn, tế bào sáng.
1.1.2. Nang lông, tuyến bã
- Nang lông
+ Nang lông dài: Có ở da đầu, râu, lông nách, lông mu. Ở những nơi này
lông mọc toàn bộ, tuyến bã bao quanh nang lông không phát triển, chất bã
được bài xuất qua những ống ngắn đến nang lông, cổ nang lông rồi ra ngoài.
+ Nang lông tơ: Nằm rải rác trên toàn bộ da cơ thể (trừ lòng bàn tay, bàn
chân nang lông tơ không có tuyến bã), nang lông tơ có kích thước nhỏ, nhưng
tế bào tuyến bã có thể tích lớn dẫn đến kích thước tuyến bã ở nang lông tơ lớn
hơn ở nang lông dài. Ở vùng mặt, tuyến bã phát triển gấp 5 lần so với nơi
khác và đây là lý do tại sao trứng cá hay có ở mặt.
- Tuyến bã:
+ Tuyến bã gắn vào nang lông ở những nơi có nang lông (trừ lòng bàn
tay, bàn chân). Tuyến bã tiết ra chất bã đổ vào nang lông nhờ một ống dẫn,

tuyến bã ở niêm mạc đổ thẳng lên bề mặt niêm mạc như tuyến Tyson và hạt
Fox- Fordyce.
+ Tuyến bã là chùm nang chia nhánh, nang tuyến bã có đường kính từ
0,2-2mm. Tế bào tuyến có 2 loại: tế bào chế tiết nằm phía trong( kích thước
lớn, bào tương có nhiều hạt mỡ) và tế bào tuyến Ýt biệt hoá nằm sát màng
5
TuyÕn må h«i
TÕ bµo mì
C¬ dùng
l«ng
Nang l«ng
Trung b×
TuyÕn b·
H¹ B×
H×nh 1: CÊu tróc da b×nh thêng
đáy( có khả năng phân chia, chứa nhiều ARN và các loại men esterase,
phosphatase) [1],[5], [6],[17],[12],[31].
+ Tuyến bã là tuyến toàn huỷ, chất bã và tế bào tuyến được đào thải toàn
bộ, tế bào chế tiết của tuyến bã trong bào tương chứa nhiều hạt mỡ, các hạt
mỡ dần phát triển chiếm thể tích tế bào, tế bào mất bào quan, mất nhân trở
thành hạt mỡ.
+ Hoạt động của tuyến bã chịu tác động lớn của hormon( nhất là hormon
sinh dục nam), ngoài ra còn phụ thuộc vào một số yếu tố khác như di truyền,
kích thích [5], [17], [7].
+ Chất bã được sản xuất chủ yếu từ tuyến bã và một phần từ thượng bì.
Chất bã là một hợp chất vô khuẩn, được tiết ra lên trên bề mặt da, làm dẻo hoá
líp sừng có tác dụng giữ độ Èm và bảo vệ da chống lại vi khuẩn, virut, nấm.
6
Thîng b×
Líp sõng

Líp h¹t
1.2. Bệnh trứng cá
1.2.1. Đại cương về bệnh trứng cá
Trứng cá là một bệnh của nang lông tuyến bã được biểu hiện với nhiều
hình thái tổn thương đa dạng như nhân, sẩn, mụn mủ, cục, nang trứng cá.
Bệnh có thể để lại hậu quả sẹo lồi, sẹo lõm, sẹo quá phát. Bệnh xuất hiện
nhiều nhất ở nam, nữ tuổi dậy thì cho đến 30-40 tuổi. Một số trường hợp
trứng cá giảm dần, nhưng còn rất nhiều bệnh nhân tiến triển dai dẳng, từng
đợt phát triển. Bệnh trứng cá nếu không được điều trị kịp thời, phù hợp có thể
để lại sẹo vĩnh viễn gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới chất lượng cuộc sống.
1.2.2. Các tổn thương cơ bản
Biểu hiện lâm sàng của bệnh trứng cá phụ thuộc vào sự tác động lẫn
nhau của một vài yếu tố: Sự tăng tiết chất bã cùng với sự ứ đọng chất bã do
bít tắc ở cổ nang lông dẫn tới hình thành nhân nhỏ, bắt đầu quá trình hình
thành mụn trứng cá. Từ nhân nhỏ có thể tiến triển thành hai loại nhân thực sù
[3],[13],[18]:
- Nhân mở (nhân đầu đen): Là những kén bã vít chặt vào nang lông bị
giãn rộng, hơi gồ cao khỏi mặt da. Thành phần của nó là chất sừng kết
hợp với chất Lipit, xung quanh là lá sừng. Nhân có miệng giãn rộng,
các chất có thể thoát ra được. Bề mặt có đầu đen do hiện tượng oxy hóa
chất keratin. Loại tổn thương này thường dễ giải quyết, không gây ra
những tổn thương trầm trọng hơn [3],[5],[7], [17],[26],[31].
- Nhân kín (nhân đầu trắng): Tổn thương thường nhỏ hơn, màu trắng
hoặc hồng nhạt, hơi gờ cao và không có lỗ mở trên mặt da. Tổn thương
này có thể tự biến mất hoặc chuyển thành nhân đầu đen, nhưng loại
trứng cá này thường gây ra viêm tấy ở nhiều mức độ khác nhau [3], [5],
[11], [12], [17], [26], [31].
7
Tuỳ thuộc vào tình trạng viêm nhiễm, trên lâm sàng biểu hiện nhiều hình
thái tổn thương khác nhau. đặc điểm chung của các loại tổn thương này là

viêm nhiễm ở trung bì với các biểu hiện là sẩn viêm, mụn mủ, cục, nang
[5], [10],[11],[8],[17],[26], [7], [31]
- Khi phản ứng sát trên bề mặt da sẽ tạo nên tổn thương sẩn.
- Khi các sẩn có trùm mụn mủ ở trên gọi là sẩn mủ.
- Khi vị trí ổ nhiễm trùng nằm sâu hơn sẽ hình thành các tổn thương cục
và nang. Các nang chính là các tổn thương cục hoá mủ.
- Cục, nang đứng thành cụm 2 – 3 cái, thương tổn viêm nhiễm nhiều hơn
tạo thành ổ áp xe có xoang thông với nhau. Các xoang và ổ áp xe
thường chứa dịch mủ lẫn máu.
- Tổn thương thuyên giảm có thể để lại dát đỏ, dát thâm. Sau vài tháng,
nếu tổn thương viêm nhiễm nhiều sẽ để lại sẹo vĩnh viễn, có thể là sẹo
teo bằng chấm đến vết lõm sâu, có thể là sẹo lồi, sẹo dúm do bệnh nhân
thường bóp nặn làm tổ chức bị tổn thương và hoại tử.
1.2.3. Các thể lâm sàng trứng cá
1.2.3.1. Trứng cá thông thường (Acne Vulgaris)
Là thể rất phổ biến ở cả hai giới đặc biệt ở lứa tuổi thanh thiếu niên. Các
tổn thương khu trú đặc biệt ở vùng da mì nh mặt (má, trán, cằm), ở vùng giữa
ngực, lưng, vai. Đôi khi nhân trứng cá ở vành tai, bọc ở ống tai, màng nhĩ và
đặc biệt gặp tổn thương u, cục, nang ở cổ, gáy [18]. Tổn thương rất đa dạng:
Nhân trứng cá, sẩn nang lông, sẩn mụn, mụn mủ, u viêm tấy, áp xe trung bì và
hạ bì. Các thương tổn này không phải thường xuyên kết hợp với nhau và có
đầy đủ trên một bệnh nhân [3],[5],[6],[10],[9],[13],[17],[7]
8
Tiến triển của bệnh trứng cá thông thường có khuynh hướng giảm và
khỏi một cách tự nhiên sau tuổi 20 đến 30 mà không cần điều trị. Các yếu tố
nh khí hậu, stress, thuốc bôi tại chỗ hoặc toàn thân, các chất hoá học và các
nguyên nhân bên ngoài có thể làm nặng thêm bệnh trứng cá ban đầu.
1.2.3.2. Trứng cá đỏ (Acne Rosacea)
Trứng cá đỏ thường gặp ở người da trắng từ 30 đến 50 tuổi. Đa số gặp ở
nữ giới, nhất là người có cơ địa da dầu. Tổn thương trứng cá đỏ thường ở

vùng giữa mặt, tiến triển qua nhiều giai đoạn.Trên nền da đỏ xuất hiện từng
đợt sẩn mủ, đôi khi nổi cộm giống như u hạt. Sau nhiều đợt tiến triển, nhất là
ở nam giới thường có phản ứng phì đại, xơ hóa ở vùng mũi tạo thành mũi sư
tử.ố nhiễm khuẩn cũng đã được đề cập đến, đặc biệt là vai trò của
Propionibacterium acnes và Demodex folliculorum [11],[41],[31]
1.2.3.3. Trứng cá mạch lươn (Acne congobata)
Bệnh gặp chủ yếu ở đàn ông, bắt đầu sau tuổi dậy thì và tiếp tục kéo dài
hơn trong những năm về sau. Thương tổn thường ở ngực, mặt, lưng, vai và
cổ. Ngoài ra còn thấy ở mông và tầng sinh môn. Tổn thương bắt đầu bằng
mụn ở nang lông, tiến triển to dần và loét rất đặc biệt. Các ổ mủ nông và sâu,
có khi rất to, cục viêm thành cụm 2 – 3 cái, đi vằn vèo thành hang hốc với
nhiều lỗ dò, nhiều cầu da, nhiều đảo xơ. Bệnh tiến triển lâu dài, dai dẳng khó
chữa [11],[18],[13].
1.2.3.4. Trứng cá sẹo lồi (Acne keloidalis)
Loại trứng cá này chủ yếu gặp ở đàn ông, khu trú ở gáy và vùng rìa tóc.
Đầu tiên xuất hiện các thương tổn viêm nang ở gáy, sắp xếp thành đường
thẳng hoặc vằn vèo. Dần dần thương tổn tiến triển thành nhiều củ xơ hoặc dải
xơ phì đại, gờ lên mặt da trông giống như sẹo lồi, trên bề mặt có một vài mụn
9
riêng rẽ. Tiến triển lâu dài cuối cùng tự xẹp thành sẹo phẳng và trụi tóc vĩnh
viễn [13],[18].
10
1.2.3.5. Trứng cá kê hoại tử (Acne miliaris necrotica)
Bệnh thường gặp ở nam giới, thương tổn khu trú một cách đối xứng ở
trán, ở thái dương, rìa tóc. Hoại tử là đặc điểm của loại trứng cá này và
nguyên nhân có thể do sự mẫn cảm của người bệnh đối với vi khuẩn. Đầu tiên
là sẩn nang lông màu hồng, thường có ngứa và nhanh chóng biến thành mụn
mủ mầu ngả nâu, bám rất chắc, xung quanh có một bờ viêm tấy mầu hồng,
dưới vẩy là một ổ loét nhỏ, sau để lại sẹo lõm tồn tại vĩnh viễn [13],[18],[30].
1.2.3.6. Trứng cá sét đánh(Acne fulminans)

Là thể hiếm gặp của trứng cá nang nặng, xuất hiện đột ngột ở bệnh nhân
nam tuổi thanh thiếu niên. Tổn thương là các cục lan rộng, nhanh, nặng. Sau
biến thành từng mảng viêm nặng, hoá mủ, nhanh chóng để lại vết loét không
gọn. Vị trí chủ yếu ở lưng, ngực, nếu ở mặt thường là nhẹ hơn.Thể này cần có
phương pháp điều trị đặc biệt [13],[8],[11],[18].
1.2.3.7. Trứng cá do thuốc (Acne Itrogenic)
Nhiều loại thuốc có thể gây nên thương tổn dạng trứng cá, khó có thể
phân biệt với trứng cá thực sự. Tìm được nguyên nhân do thuốc rất khó, tuy
nhiên có thể dựa vào đặc điểm lâm sàng, điều kiện xuất hiện và tiến triển của
bệnh để nghĩ đến trứng cá do thuốc. Các loại thuốc và hoá chất có thể gây
trứng cá nh: Các hormon Androgen, ACTH, Testosterone, Progesterone… các
Halogen nh muối Iode, Brome, các thuốc chống lao, thuốc chống động kinh,
thuốc hướng thần, thuốc chống phân bào, Corticosteroid…
1.2.3.8. Trứng cá nghề nghiệp (Occupational Acne)
Nhiều loại dầu hắc Ýn có thể gây thương tổn dạng trứng cá. Thương tổn
loại này gần giống nh trứng cá thường: nhân, sẩn, mụn mủ và nang. Dấu hiệu
phân biệt của trứng cá nghề nghiệp là vị trí phát tổn thương, tuổi bệnh nhân
và lịch sử có tiếp xúc với hoá chất.
11
Bệnh thường gặp ở những công nhân, thợ sửa chữa máy do tiếp xúc với
dầu thô, sáp và các loại carbure hydro no hoặc không no. Tổn thương thường
tương ứng với vị trí tiếp xúc của da và thấy ở cánh tay, đùi, thân mình, đặc
biệt ở những công nhân quần áo bị ngấm dầu mỡ, vì vậy gọi là trứng cá hạt
dầu.
1.2.3.9. Trứng cá trước tuổi thành niên (Preadolescent acne)
Thể này được phân làm 3 loại đó là:
- Trứng cá sơ sinh (Neonatal acne): Xuất hiện trong 4 tuần đầu của thời
kỳ sơ sinh và trẻ trai hay bị hơn trẻ gái. Tổn thương có thể tồn tại vài tuần,
bệnh tự khỏi không để lại vết tích gì.
- Trứng cá trẻ em hay trứng cá tuổi Êu thơ (Infantile acne): Xuất hiện từ

tháng thứ 2 và có thể là do trứng cá sơ sinh tồn tại dai dẳng. Loại trứng cá này có
thể kéo dài thành trứng cá tuổi thiếu niên hoặc thành trứng cá tuổi thành niên.
- Trứng cá tuổi thiếu niên (Childhood acne): Nguyên nhân từ trứng cá
trẻ em tồn tại dai dẳng. Yếu tố gia đình có vai trò quan trọng.
Trứng cá trước tuổi thành niên thường do nhiều yếu tố gây nên: Trứng
cá sơ sinh và trứng cá trẻ em là kết quả từ hormon của mẹ truyền sang hoặc là
do hormon Testosterone tiết ra nhiều từ tinh hoàn ở trẻ trai thời kỳ sơ sinh (10
tuần đầu sau khi sinh) kích thích tuyến bã. Mặt khác sự biến đổi về số lượng
và chất lượng của Androgen tổng hợp của da hoặc sự tăng nhạy cảm của cơ
quan ở da có thể cũng là nguyên nhân của loại trứng cá này [20]
1.2.3.10. Trứng cá mũi sư tử (Rhinophyma)
Do tuyến bã hai bên mũi bài tiết rất nhiều, kèm theo thãi quen nặn trứng
cá của bệnh nhân làm cho tổ chức tuyến bã bị phì đại, quá sản thành u, lỗ
chân lông giãn rộng làm cho mũi bị biến dạng.
1.2.3.11. Các thể lâm sàng khác
Ngoài những thể lâm sàng thường gặp ở trên, người ta còn nêu lên một
số thể khác, mỗi loại đều có nét đặc thù riêng của nó.
12
- Trứng cá do mỹ phẩm (Acne cosmetica): Bệnh thường gặp ở phụ nữ sử
dụng nhiều kem xoa mặt, kem chống nắng.
- Trứng cá trầy xước (Excoriated Acne): Loại này thường gặp ở những
cô gái trẻ do bệnh nhân có yếu tố tâm lý hay nặn bóp, cào xước thương
tổn kết quả để lại là các vết thâm, sẹo teo da.
- Trứng cá do yếu tố cơ học (Acne Mechanica): Do trà xát, nặn bóp làm
cho bệnh nặng hơn.
- Trứng cá vùng nhiệt đới (Tropical Acne): Bệnh xuất hiện ở những vùng
nhiệt đới vào mùa hè khi thời tiết nóng Èm.
- Trứng cá mùa hè (Acne Aestivalis)
- Trứng cá do chất tẩy rửa (Acne Detergicans)
- Trứng cá trước chu kỳ kinh nguyệt: Tổn thương là những sẩn mủ,

thường từ 5 đến 10 thương tổn, xuất hiện trước khi có kinh 1 tuần.
Thường là do ảnh hưởng của LH ở đỉnh cao kích thích tổ chức đệm của
buồng trứng tiết Androgen. Dùng viên tránh thai có Estrogen sẽ làm giảm
bớt trứng cá loại này…
1.2.4. Dịch tễ học bệnh trứng cá thông thường
1.2.4.1. Tuổi
Bệnh trứng cá thông thường hay gặp ở tuổi thanh niên, 90% bệnh nhân ở
lứa tuổi từ 13 đến 19, nhưng cũng có thể bắt đầu ở tuổi 20 đến 30 hoặc muộn
hơn nữa [18],[25]. Một số tác giả khác thấy gặp chủ yếu ở tuổi 13 đến 25, nữ
có thể muộn hơn là từ 30 đến 40 tuổi [8]. Bệnh có thể bắt đầu sớm ở tuổi 8
đến 12, trẻ gái thường xuất hiện sớm hơn trẻ trai 1 tuổi và xuất hiện trước khi
có kinh 1 năm [13]. Nhưng nhìn chung cả hai giới bệnh thường giảm đi ở tuổi
20, đôi khi tồn tại đến tuổi 30, thậm chí ở tuổi 50 đến 59 tuổi còn thấy các tổn
thương [3], [13],[11].
1.2.4.2. Giới:
13
Nhìn chung các tác giả đều nhận xét rằng nữ giới gặp nhiều hơn nam giới
[3],[13],[11]. Theo Goulden thống kê tại một khoa Da liễu ở Anh thì tỷ lệ
bệnh nhân nam chiém 24%, nữ chiếm 76% [27].
14
1.2.5. Nguyên nhân của bệnh trứng cá
Nguyên nhân của bệnh trứng cá cũng khá phức tạp, có liên quan tới
nhiều yếu tố như nội tiết, tiêu hoá đặc biệt là tuyến sinh dục…Vai trò của các
tạp khuẩn trên da, trong đó tụ cầu, liên cầu và nhất là Corinebacterium cũng
được đề cập đến. Các vi khuẩn này thường ở trong nang lông, có khả năng
thuỷ phân chất bã thành acid béo, gây kích thích và gây viêm tổ chức nang
lông.
Ngoài ra, trứng cá có thể do dị ứng một số thức ăn, thuốc (Bromua,
corticosteroid, thuốc bôi goudon…) hoặc do tiếp xúc với một số hoá chất
(Dầu, mỡ, nhựa đường…) hoặc do thiếu vitamin B

2
.
Mặc dù có nhiều nguyên nhân gây bệnh, nhưng đại đa số các tác giả đều
nêu ra 3 cơ chế chính gây nên trứng cá:
- Sự tăng tiết bã nhờn.
- Sự ứ đọng chất bã.
- Sự viêm nhiễm.
1.2.5.1. Sự tăng tiết bã nhờn
Sự hoạt động của tuyến bã có sự biến đổi liên quan với các hormon, đặc
biệt là hormon sinh dục nam và trong đó Testosteron là hormon có hiệu lực
chủ yếu ở da đối với tế bào tuyến bã. Testosteron có tác dụng kích thích sự
phát triển và bài tiết chất bã, đồng thời làm giãn rộng và làm tăng thể tích
tuyến bã, nhất là các tuyến bã ở mặt. Vì vậy, người ta coi trứng cá là một
trong những dấu hiệu quan trọng nhất của tuổi thành niên khi cơ thể nam có
sự tăng tiết Testosteron. [15],[21].
1.2.5.2. Sự ứ đọng chất bã
Sự sản xuất quá mức các chất bã kết hợp với dầy sừng ở phễu nang lông
gây nên hiện tượng ứ đọng chất bã. Nguyên nhân của sự dầy sừng này là do
tác dụng kích thích của chất bã lên thành nang lông và sự thay đổi trong bản
15
mẫu của quá trình sừng hoá trong lòng nang lông [3], [13]. Ngoài ra, một số
yếu tố ngoại cảnh nh nóng Èm, khói bụi … hay các chất nh sinh diêm, mỹ
phẩm có nhiều chất béo tạo ra sự ứ đọng chất bã, làm bít tắc lỗ chân lông.
1.2.5.3. Sự viêm nhiễm
Các chất bã bài tiết lên mặt da đã tạo ra một màng mỡ trên da. Tại đây
xẩy ra phản ứng thuỷ phân Triglyerid. Chất này thu hút các vi khuẩn nằm ở
phần dưới cổ nang lông tuyến bã tiết ra men lipare hyualuronidase, proteases
và licitinase phân giải chất mỡ béo thành acid béo tự do. Những men này ăn
mòn thành nang lông, đông thời những yếu tố có tính chất hoá ứng động bị
khuyếch tán qua thành nang lông vào trung bì, thu hút bạch cầu đa nhân trung

tính xâm nhập vào nhân trứng cá để thực bào các Propionibacterium Acnes và
giải phóng các Enzym của lyzosom. Những chất này cũng tham gia làm vỡ
thành nang lông. Tóm lại, quá trình viêm là do một phản ứng đối với dị vật và
phản ứng độc tế bào của chất bã [13],[11],[32].
1.2.6. Điều trị bệnh trứng cá
Do trứng cá là bệnh có nguyên nhân phức tạp nên việc điều trị phải được
tính đến nhiều yếu tố [13], đó là:
- Kiểu trứng cá: Trứng cá đơn thuần, trứng cá viêm nhiễm hay trứng cá
phối hợp. Sự phân loại đúng sẽ dẫn tới việc lựa chọn phương pháp điều
trị thích hợp.
- Mức độ trầm trọng của bệnh sẽ hướng tới có nên chỉ định điều trị toàn
thân hay không.
- Xem xét tìm hiểu các yếu tố khác mà bệnh nhân có liên quan tới như:
Thuốc đã dùng, môi trường làm việc…
Bệnh nhân cần được giải thích một cách rõ ràng về bệnh tật để họ sử
dụng thuốc một cách phù hợp, không tự ngừng điều trị, không tự làm cho
thương tổn nặng thêm như nặn, bóp trứng cá… Cần phải cho bệnh nhân biết
16
rằng trứng cá không phải là bệnh thoáng qua, không thể chữa khỏi trong vòng
vài tuần mà kéo dài trong nhiều tháng, nhiều năm sau tuổi trưởng thành. Sau
khi điều trị ổn định bệnh nhân cần phải điều trị duy trì với một phương thức
nhất định.
Mục đích của điều trị trứng cá là nhằm giải quyết những vấn đề sau:
- Giảm bít sự tiết bã nhờn.
- Ngăn chặt sự ứ đọng chất bã.
- Hạn chế quá trình viêm.
Việc sửa chữa sẹo chỉ tiến hành khi bệnh trứng cá đã ổn định.
* Các thuốc sử dụng trong điều trị trứng cá:
- Thuốc làm giảm da dầu:
+ Thuốc bôi tại chỗ: Thuốc kháng Androgen về mặt lý thuyết có tác

dụng nhất định nhưng thực tế điều trị Ýt có kết quả. Do vậy, thuốc đó chỉ
được coi là thuốc phụ, Ýt người dùng.
+ Điều trị bằng hormon toàn thân: Ostrogen, acetate de cyproteron,
Spironolactone.
+ Isotrétinoine: Có tác dụng làm teo tuyến bã, do đó là thuốc được lựa
chọn điều trị vững bền hơn so với các thuốc khác. Nhưng giá thành cao, phải
dùng lâu dài và đề phòng tai biến.
- Ngăn chặn sự căng ứ chất bã (chống sừng hoá cổ tuyến bã):
+ Vitamin A acid (Trétinoine) tại chỗ [18].
+ Isotrétinoine [30].
+ Peroxyde de benzoyle [18].
17
+ Adapalene: Là dẫn xuất của Acid naphthoic, có tác dụng giống
Trétinoine nhưng Ýt tác dụng phụ hơn. Sử dụng dưới dạng gel 0.1% bôi tại
chỗ [22],[24].
- Thuốc hạn chế viêm:
+ Peroxyde de benzoyle.
+ Tiêm Corticoid vào trong nang.
+ Điều trị lạnh đối với tổn thương dạng cục nang.
- Chống nhiễm trùng:
+ Kháng sinh tại chỗ: Erythromycine, Clindamycine.
+ Kháng sinh uống : Tetracycline, Erythromycine…
1.3. Quá trình hình thành sẹo và phân loại sẹo do trứng cá
1.3.1. Quá trình hình thành sẹo
Xảy ra từ khi bắt đầu có tác nhân gây bệnh, gồm 3 giai đoạn xen kẽ với nhau:
Giai đoạn viêm, giai đoạn tăng sinh, giai đoạn chín và tạo sẹo [23], [28], [15].
1.3.1.1. Giai đoạn viêm
Sau các tổn thương của mụn tại chỗ sẽ xuất hiện tức thời 2 loại phản ứng:
phản ứng mạch máu và phản ứng viêm.
1.3.1.2. Giai đoạn tăng sinh

Đồng thời với giai đoạn viêm, giai đoạn tăng sinh xảy ra với các quá
trình tái tạo biểu mô, tăng sinh sợi, hình thành chất collagen, hình thành tân
mạch và co tổn thương.
+ Tái tạo biểu mô: Đóng vai trò quan trọng trong quá trình liền vết
thương. Quá trình này bắt đầu từ giờ thứ 24, biểu mô phát triển từ xung quanh
mép tổn thương vào hoặc từ các thành phần khác trong lớp sâu (nang lông,
18
tuyến bã) các lớp tế bào đáy biểu bì tăng sinh và lan dần vào phía trong của
tổn thương, tốc độ tăng sinh này đạt tối đa vào ngày thứ 2 - 3 .
+ Co mạch tại chỗ: Là phản ứng đầu tiên và kéo dài 5 - 10 phót, do tổn
thương lớp nội mạc mạch máu, hệ thống đông máu được khởi động kéo theo
sự ngưng tập tiểu cầu tại nút máu đông. Tiểu cầu giải phóng một loạt các hoạt
chất sinh học (prostaglandin, serotonin, histamin, protease, thromboxan ) có
ảnh hưởng tới mạch máu, ngoài ra còn giải phóng các chất hoá hướng động
và yếu tố tăng sinh.
+ Phản ứng tiếp theo là giãn mạch tại chỗ: Do tác dụng của các chất
histamin, serotonin và kinin, tính thấm thành mạch tăng cao trong 48 - 72h đầu.
+ Phản ứng tế bào: Xảy ra chậm hơn các phản ứng của mạch máu. Các
bạch cầu đa nhân, đơn nhân, fibroblasts di tản tới vùng tổn thương. Các đại
thực bào chiếm đa số tại tổn thương vào ngày thứ 3 - 4. Ngoài vai trò thực
bào, các tế bào này tiết ra các chất hoá hướng động và yếu tố phát triển để
tăng sinh tế bào nội mạch, tế bào sợi non .
Phản ứng mạch máu và đáp ứng tế bào tại tổn thương xảy ra xen kẽ với
nhau để chuẩn bị hình thành tổ chức hạt, tổ chức biểu mô và lắng đọng
collagen. Trong những ngày đầu, sức căng tại tổn thương là nhỏ nhất, chỉ khi
có sự lắng đọng collagen thì sức căng tại tổn thương mới tăng dần.
+ Tổ chức hạt: Hình thành từ ngày thứ 3 - 4 và tồn tại cho đến khi kết thúc
biểu mô hoá. Tổ chức hạt bao gồm các tế bào viêm, tân mạch và tế bào sợi non
trên nền của các chất collagen , fibrin, glycoprotein, và glucosaminoglycan. Các
tế bào sợi non xuất hiện tại tổn thương từ ngày thứ 2 hoặc 3 và tạo ra collagen,

elastin, fibronectin, glucosaminoglycan.
+ Collagen: được tổng hợp mạnh vào ngày thứ 4, sau đó các tế bào
collagen tập hợp lại thành sợi và bó sợi. Số lượng collagen tăng dần kéo theo
19
sự tăng sức căng của tổn thương. Trong thời gian đầu, collagen nhóm 1 chiếm
đa số, sau đó collagen nhóm 3 thay thế dần cho đến giai đoạn hình thành sẹo.
Tổng hợp collagen đạt mức tối đa vào tuần thứ 3 và quá trình này giảm dần
trong giai đoạn hình thành sẹo.
1.3.1.3. Giai đoạn tạo sẹo
Đây là giai đoạn cuối cùng của quá trình liền tổn thương, sẹo trở nên rõ
ràng và chắc hơn, sẹo giảm dần màu đỏ và nhạt màu dần. Quá trình này gắn
liền với hiện tượng sửa chữa và tổ chức lại các thành phần của sẹo. Collagen
nhóm 3 chiếm đa số và có sự điều chỉnh lại cấu trúc của sợi collagen. Lúc đầu
các bó sợi collagen sắp xếp lộn xộn, dần dần được sắp xếp lại theo cấu trúc lớp
song song, do vậy làm tăng sức căng của sẹo. Sự hình thành tân mạch giảm dần
cho đến lúc sẹo trở thành vô mạch. Giai đoạn này kéo dài từ 12-18 tháng.
1.3.2. Phân loại sẹo do trứng cá
1.3.2.1. Sẹo hình phễu( Icepick scars)
Đường kính sẹo dưới 2 mm, hình phễu, đáy nằm sâu ở
líp trung bì hoặc mô dưới da [14]
1.3.2.2. Sẹo đáy hình lòng chảo( Rolling scars)
Đường kính 4 – 5 mm. nguyên nhân do các dải sợi xơ từ
lớp trung bì dính vào lớp thượng bì gây co kéo tạo nên những
sẹo có đáy lòng chảo, bÒ mặt sẹo tương đối bình thường [14]
1.3.2.3. Sẹo đáy phẳng( Boxcar scars)
Thường có hình tròn hay hình oval. Bờ sẹo thẳng đứng.
Đường kính sẹo từ 1,5 - 4 mm. Sẹo phân làm 2 nhóm:
- Sẹo nông: đáy sâu từ 0,5 - 1mm.
- Sẹo sâu: đáy sâu ≥ 5mm.
1.3.2.4. Sẹo lồi (Keloids)

20
Là sự tăng sinh collagen ở da, lành tính, thường là do sự đáp ứng quá
thừa của mô với tổn thương da.
1.4. Các phương pháp điều trị sẹo lõm
Tuỳ theo mỗi loại sẹo mà có những chỉ định điều trị thích hợp, có thể kết
hợp nhiều phương pháp trên cùng một bệnh nhân [14], [23], [28].
1.4.1. Cắt bỏ sẹo
Cắt bỏ toàn bộ sẹo cả chiều sâu và chiều rộng đến lớp mỡ. Sau đó khâu
kín vùng cắt bằng chỉ không tiêu 6/ 0. Khoảng cách cắt bỏ giữa 2 sẹo tối thiểu
cách nhau từ 4 - 5 mm, nhằm tránh sức căng bề mặt của của các vết khâu. Vì
vậy không thể cắt bỏ tất cả sẹo cùng một lúc. Khoảng thời gian giữa 2 lần cắt
sẹo khoảng 4 tuần, dụng cụ dùng để cắt bỏ sẹo có thể dùng Punch Biopsy hoặc
laser CO
2
.
1.4.2. Cắt và nâng cao bề mặt sẹo
Dùng Punch Biopsy hoặc laser CO
2
cắt bỏ toàn bộ chu vi sẹo từ bề mặt
đến lớp mỡ, nâng nhẹ toàn bộ khối sẹo lên trên, cao hơn bề mặt da một chút,
sau đó khâu cố định với mô da xung quanh bằng chỉ 6/ 0.
1.4.3. Cắt mô sợi co kéo
Sử dông kim Nokor hoặc dao mổ số 11, đặc điểm kim Nokor: Đầu mũi
kim thực chất là dao mổ hình tam giác. Sát mũi dao có một lỗ thông. Khi gắn
vào Syringe chứa nước muối sinh lý hoặc thuốc tê. Đâm kim vào vùng chu vi
sẹo luồn song song đáy sẹo sau đó dịch chuyển kim để cắt các sợi co kéo, tiếp
theo là bơm dung dịch nước muối sinh lý hoặc thuốc tê để giải phóng đáy sẹo
ra khỏi các sợi co kéo.
1.4.4. Tái tạo bề mặt da
Sau khi tiến hành các phương pháp đã nêu từ 4 - 6 tuần vết thương sẽ

lành, lúc này các phương pháp tái tạo bề mặt da có thể được đặt ra.
21
Có nhiều phương pháp để tái tạo lại bề mặt da tuỳ theo kinh nghiệm của
thầy thuốc và nhu cầu của người bệnh lựa chọn phương pháp nhằm đạt hiệu
quả tối ưu cho người bệnh.
- Lét da bằng hoá chất: Tuỳ theo loại hoá chất và nồng độ, độ xuyên thấu
mô mỡ cho những kết quả khác nhau (AHA, Tretinoin, TCA, Glycolid
acid, Phenol).
- Bào da bằng trục quay cơ học: vận tốc vòng xoay lớn từ 15.000- 60.000
vòng/phút có thể tái tạo bề mặt da. Tuy nhiên phương pháp này cũng có
nhiều hạn chế.
- Bào da và tái tạo bề mặt da bằng laser, có 2 loại laser thường dùng:
+ Laser ERBIUM YAG bước sóng 2940 nm đỉnh hấp thụ nước lớn gấp
16 lần laser CO
2
do có độ xuyên thấu qua da rất mỏng, tạo ra hiệu ứng
bóc lớp rất chính xác với tổn thương nhiệt rất Ýt.
+ Laser CO
2
bước sóng 10.600 nm, là loại laser năng lượng cao, rất thông
dụng, chế độ phát tia: xung, siêu xung và liên tục. Hiện nay chức năng
sử dụng độ chính xác đã phát triển kèm theo với các thiết bị cắt lớp
được xử lý trên máy tính, chùm tia laser có thể bóc lớp bề mặt sẹo một
cách chính xác.
+ Laser CO
2
thế hệ mới nhất đã có hệ thống dẫn tia bằng sợi phalê nhằm
thay thế hệ thống trục khuỷu dẫn tia bằng hệ lăng kính phản xạ toàn
phần, kèm theo là hệ thống cắt lớp vi xử lý 3 chiều.
+ Các thiết bị laser thế hệ mới hiện giá thành rất đắt, chưa thể ứng dụng

rộng rãi.
1.4.5. Bào da trong sẹo bằng laser CO
2
Cơ chế tác động laser CO
2
lên tổ chức sống bao gồm 2 hiệu ứng:
- Hiệu ứng quang đông: Khi năng lượng bức xạ laser không quá lớn và
được giải phóng trong thời gian không quá nhanh, khi nhiệt độ vùng chiếu tác
động từ 60-100
0
C thì tổ chức sinh học bị đông kết và hoại tử.
22
- Hiệu ứng bốc bay tổ chức: Khi năng lượng laser tăng, nhiệt độ vùng
chiếu > 300
0
C khi đó các tổ chức sinh học nhận đủ năng lượng để bốc hơi, đó
là cơ sở ứng dụng của dao mổ laser .
- Phương pháp này có hạn chế là do không được trang bị thiết bị vi xử lý
cắt lớp 3 chiều nên việc xác định độ sâu cần bào tuỳ thuộc rất nhiều vào kỹ
năng thao tác của người sử dụng. Việc xác định mật độ năng lượng dựa vào
tính toán thủ công và kinh nghiệm có thể cho sai số lớn.
1.4.6. Thuốc chấm tại chỗ dung dịch Acid Trichloracetic 100% (TCA)
Acid Trichloracetic được Jean Baptiste Dumas phát hiện ra năm 1840
[19],[29]
23
- Thành phần: Acid Trichloracetic có
công thức hóa học: CCL
3
COOH, phân tử
lượng: 163,4 g/mol, tỷ trọng: 1,63g/cm

3
,
thể rắn, điểm nóng chảy ở 57
o
C, nhiệt độ
sôi ở 196
o
C, vị chua, tan rất dễ dàng trong
nước.

INCLUDEPICT
URE
" /Documents
%20and
%20Settings/cus
tomer/Local
%20Settings/Te
mporary
%20Internet
%20Files/Conte
nt.IE5/Documen
ts%20and
%20Settings/PH
AM
%20QUANG
%20LONG/Loc
al
%20Settings/Te
mporary
%20Internet

%20Files/Conte
nt.IE5/BMW908
TF/Trichloroace
tic%20acid%20-
%20Wikipedia,
%20the%20free
%20encyclopedi
a_files/100px-
Trichloroacetic-
acid-2D-
skeletal.png" \*
MERGEFORM
AT

INCLUDEPICTUR
E " /Documents
%20and
%20Settings/custom
er/Local
%20Settings/Tempo
rary%20Internet
%20Files/Content.I
E5/Documents
%20and
%20Settings/PHAM
%20QUANG
%20LONG/Local
%20Settings/Tempo
rary%20Internet
%20Files/Content.I

E5/BMW908TF/Tri
chloroacetic
%20acid%20-
%20Wikipedia,
%20the%20free
%20encyclopedia_fi
les/120px-
Trichloroacetic-
acid-3D-
vdW.png" \*
MERGEFORMAT
INCLUDEPICTURE " /Documents
%20and%20Settings/customer/Local
%20Settings/Temporary%20Internet
%20Files/Content.IE5/Documents
%20and%20Settings/PHAM
%20QUANG%20LONG/Local
%20Settings/Temporary%20Internet
%20Files/Content.IE5/BMW908TF/Tr
ichloroacetic%20acid%20-
%20Wikipedia,%20the%20free
%20encyclopedia_files/150px-
Trichloroacetic-acid-elpot.png" \*
MERGEFORMAT
24
Acid Trichloracetic được tạo thành do phản ứng giữa chlorin và acid
acetic với sự có mặt của các chất xúc tác phù hợp:
CH
3
COOH + 3Cl

2
→ CCl
3
COOH + 3HCl
- Tác dụng: trước đây người ta đã sử dụng dung dịch Acid Trichloracetic
để xóa vết xăm, điều trị hạt cơm. Trong nghiên cứu này chúng tôi dùng hoá
chất trên gây tổn thương mới tại đáy của các vết sẹo, tác động làm kích thích
tái tạo tế bào da tại chỗ dựa trên cơ chế làm lành vết thương cấp tính để làm
đầy sẹo.
1.4.7. Sản phẩm tế bào gốc (Thuốc bôi Juvian)
Tế bào gốc là những tế bào không chuyên biệt (chưa biệt hoá) nhưng có
khả năng trở thành những tế bào chuyên biệt và có những chức năng mới
tương ứng. Tế bào gốc của da có khả năng mở ra nhiều hướng nghiên cứu
khác nhau cho các bệnh rối loạn ở da như: Rụng tóc, sẹo do trứng cá, bỏng,
bạch biến, các bệnh da có bọng nước … Tế bào gốc làm việc như một hệ
thống sửa chữa, tái tạo bằng cách phân chia không giới hạn để biệt hóa thành
các loại tế bào khác. Dựa vào nguồn gốc, tế bào gốc được phân thành 4 dạng
chính đó là: Tế bào gốc phôi, tế bào gốc thai, tế bào gốc từ dây rốn và tế bào
gốc từ người trưởng thành.
Sản phẩm Juvian được sản xuất từ môi trường nuôi cấy tế bào gốc của
dây rốn. Juvian bao gồm các thành phần dinh dưỡng quan trọng cho da như
Collagen, type 1, acid Hyaluronic, L-Glutamine, Soybean extract, Vitamin C,
L-Proline, L-Cystein hydrochloride-H2O, L- Lysin hydrochloride, L –
Argirine hydrochloride, Cholin Chloride, I – Inositol,…Vì thế, Juvian hỗ trợ
tế bào gốc của da tăng cường hoạt động, tăng sinh các chất ngoại bào, các
chất nền tảng của trung bì do đó làm tái tạo da nhanh chóng. Sản phẩm còn có
tác dụng đặc biệt tốt cho những trường hợp da thiểu dưỡng, teo nhẽo, khô,
bong vảy hoặc bị tổn thương do ánh năng mặt trời, do dị ứng thuốc hoặc mỹ
phẩm, một số bệnh lý về da như viêm da cơ địa, sẹo lõm do trứng cá, nếp
25

×