Tải bản đầy đủ (.doc) (88 trang)

đánh giá hiệu quả xử lý nước nước thải của hệ thống xử lý nước thải công ty tnhh long sinh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.61 MB, 88 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG
VIỆN CÔNG NGHỆ SINH HỌC & MÔI TRƯỜNG
??&@@
HỒ THỊ THANH HIỆP
ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ XỬ LÝ NƯỚC NƯỚC THẢI CỦA HỆ THỐNG
XỬ LÝ NƯỚC THẢI CÔNG TY TNHH LONG SINH
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
CHUYÊN NGÀNH:CÔNG NGHỆ KỸ THUẬT MÔI TRƯỜNG
GVHD: ThS. TRẦN NGUYỄN VÂN NHI
1
LỜI CẢM ƠN
Trong thời gian 4 năm học và rèn luyện tại trường, em đã nhận được sự chỉ
bảo, giảng dạy tận tình của thầy cô trong trường Đại học Nha Trang cũng như các
thầy cô trong Viện Công nghệ Sinh học và Môi trường. Vì thế, thông qua bài báo
cáo này em xin gửi lời cảm ơn chân thành đến quý thầy, cô giáo.
Đặc biệt em xin chân thành cảm ơn giáo viên hướng dẫn Th.S Trần Nguyễn
Vân Nhi đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ, truyền đạt nhiều kinh nghiệm quý báu cho
em trong suốt quá trình thực hiện đề tài này, các thầy cô giáo ở Tổ nghiên cứu và
Trung tâm Thí nghiệm Thực hành trợ giúp về máy móc, thiết bị tạo điều kiện thuận
lợi trong suốt quá trình thực hiện thí nghiệm, hoàn thành nội dung bài báo cáo.
Em cũng xin chân thành cảm ơn Ban lãnh đạo công ty TNHH Long Sinh,
anh Võ Quang và các cán bộ nhân viên trong tổ môi trường công ty Long Sinh đã
quan tâm giúp đỡ nhiệt tình, tạo điều kiện cho em khi thực tập tại công ty.
Gia đình là điều tuyệt vời nhất, con xin gửi lời biết ơn sâu sắc tận đáy lòng
đến cha, mẹ đã sinh thành, dạy dỗ con nên người, cho con được sống trong tình
thương vô bờ bến của gia đình, cho con có niềm tin và sức mạnh trong cuộc sống.
Em xin chân thành cảm ơn đến bạn bè, tập thể lớp 52CNMT những người
đã sát cánh bên, động viên em trong 4 năm học vừa cũng như thời gian thực
hiện đồ tài tốt nghiệp.
Cuối cùng, em xin chúc toàn thể thầy cô Trường Đại Học Nha Trang, cô


Th.s Trần Nguyễn Vân Nhi, các thầy cô trong Viện, trường luôn dồi dào sức
khỏe, gặp nhiều may mắn và thành công trong cuộc sống . Con chúc cha mẹ
luôn luôn mạnh khỏe và bình an!
Nha trang, tháng 07 năm 2014
Sinh viên thực hiện
Hồ Thị Thanh Hiệp
2
MỤC LỤC

 !"#$%&!'()*+!+
,-./0#123()456*728!#9:;
<!=>?<?@5#*)!3>4A@BC!1:
DEFG.HI:J
KL-
M@>##2!()N/0#1?5O!!<!!PQ #KRS-T
U?<??5O!MM-T
U?<??5O!IV-T
,U?<??5O!WIV:-J
)S@?3L?3X#L-Y
)6;ZZ;-Y
:U?<??5O![UT,
3
VFG\]^_
Từ viết tắt Tên đầy đủ
BP Bộ phận
BOD Nhu cầu oxy sinh hóa
BTNMT Bộ Tài nguyên Môi trường
CNSX Nhân viên sản xuất
COD Nhu cầu oxy hóa học
DO Oxy hòa tan

ĐVT Đơn vị tính
KCN Khu công nghiệp
PAC Poly Aluminum Cloride
PGĐ Phó giám đốc
PP Phó phòng
QCVN Quy chuẩn Việt Nam
QLKD Quản lý kinh doanh
STT Số thứ tự
XNK Xuất nhập khẩu
TGĐ Tổng giám đốc
TSS Công ty Thương mại và Đầu tư Khánh Hòa
TCVN Tiêu chuẩn Việt Nam
4
DANH MỤC BẢNG
Hình 1.2. Quy trình 1 sử dụng hóa chất trợ keo tụ 22
Hình 1.3.Quy trình xử lý nước kỵ khí, hiếu khí kết hợp 23

 !"#$%&!'()*+!+
Bảng 2.2 Lượng hóa chất cần thiết để phân tích COD 32
Bảng 2.3 Lượng hóa chất cần thiết để dựng đường chuẩn phân tích phospho 35
,-./0#123()456*728!#9:;
<!=>?<?@5#*)!3>4A@BC!1:
DEFG.HI:J
KL-
M@>##2!()N/0#1?5O!!<!!PQ #KRS-T
U?<??5O!MM-T
U?<??5O!IV-T
,U?<??5O!WIV:-J
)S@?3L?3X#L-Y
)6;ZZ;-Y

:U?<??5O![UT,
5
DANH MỤC SƠ ĐỒ
Hình 1.1.Sơ đồ tổ chức và bố trí nhân sự tại KCN Suối Dầu 7
Hình 1.2. Quy trình 1 sử dụng hóa chất trợ keo tụ 22
Hình 1.3.Quy trình xử lý nước kỵ khí, hiếu khí kết hợp 23

 !"#$%&!'()*+!+
Hình 2.1. Máy 774 pH meter – hãng Metrohm 30
Bảng 2.2 Lượng hóa chất cần thiết để phân tích COD 32
Bảng 2.3 Lượng hóa chất cần thiết để dựng đường chuẩn phân tích phospho 35
Hình 2.2. Máy UV – Vis mini 1240 – Nhật 37
Hình 3.1.Quy trình xử lý nước thải của công ty 42
,-./0#123()456*728!#9:;
<!=>?<?@5#*)!3>4A@BC!1:
DEFG.HI:J
KL-
M@>##2!()N/0#1?5O!!<!!PQ #KRS-T
U?<??5O!MM-T
U?<??5O!IV-T
,U?<??5O!WIV:-J
)S@?3L?3X#L-Y
)6;ZZ;-Y
:U?<??5O![UT,
6
LỜI MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Nước ta đang trong giai đoạn phát triển giúp nâng cao đời sống về vật chất
lẫn tinh thần, nhưng đồng thời môi trường cũng thay đổi theo chiều hướng xấu đi.
Nguyên nhân chính xuất phát từ việc chưa chú trọng thích đáng đến các vấn đề môi

trường trong quá trình phát triển, không có sự quản lí môi trường chặt chẽ. Trong số
các yếu tố gây ô nhiễm môi trường nước thải là mối quan tâm hàng đầu của các cơ
sở sản xuất, nhà máy có sử dụng nước để sản xuất, sinh hoạt. Nước thải thường
được thải ra môi trường khi chưa được xử lý hoặc xử lý chưa triệt để. Yêu cầu cấp
thiết là các cơ sở sản xuất, nhà máy phải có trách nhiệm với nguồn nước thải của
mình, cần thực hiện các giải pháp xử lý phù hợp với các tiêu chuẩn nhà nước ban
hành trước khi xả ra nguồn tiếp nhận.
Trong số các ngành sản xuất công nghiệp, nước thải chế biến thủy sản là một
nguồn nước thải đặm đặc các hợp chất hữu cơ như lipit, protein, các chất lơ lửng,
trong quá trình rửa nguyên liệu đầu vào là nguyên nhân gây ra ô nhiễm nước mặt,
làm ảnh hưởng xấu đến nguồn tiếp nhận và làm mất mỹ quan nguồn nước đồng thời
là nguyên nhân gây ra hiện tượng phú dưỡng hóa do nước thải chứa nitơ, photpho
với hàm lượng cao. Do đó, công ty TNHH Long Sinh đã đầu tư xây dựng trạm xử lý
nước thải cho công ty trước khi xả vào hệ thống thoát nước của KCN Suối Dầu
đồng thời với quá trình hình thành và hoạt động của công ty nhằm hướng tới mục
tiêu phát triển bền vững. Tuy nhiên, do công ty đang ngày càng đa dạng hóa sản
phẩm, hệ thống xử lý nước thải của công ty đang quá tải, làm nước thải không được
xử lý triệt để, ảnh hưởng xấu đến môi trường xung quanh. Vì thế, cần phải có những
bước đánh giá về các chỉ tiêu chất lượng nước của nước thải hiện giờ để có những
biện pháp khắc phục kịp thời.
Trên nền tảng những kiến thức đã học từ nhà trường và muốn vận dụng vào
thực tế em thực hiện đề tài: "Đánh giá hiệu quả xử lý nước thải của nhà máy
1
Long, KCN Suối Dầu ".Nhằm mục đích nắm bắt kiến thức, kinh nghiệm từ quá
trình thực tập và góp phần cải tiến nâng cao quá trình xử lý của dây chuyền công
nghệ xử lý nước thải cho công ty.
2. Mục đích của đề tài
Đánh giá hiệu quả xử lý nước thải của hệ thống xử lý nước thải công ty
TNHH Long Sinh, KCN Suối Dầu
3. Nội dung nghiên cứu

- Khảo sát quy trình và hệ thống thiết bị xử lý nước thải của hệ thống xử lý
nước thải tại công ty TNHH Long Sinh.
- Tìm hiểu các phương pháp xử lý nước thải chế biến thủy sản.
- Phân tích các chỉ tiêu môi trường cho các mẫu nước thải trước và sau xử lý.
- Đánh giá chất lượng nước sau xử lý.
- Đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả xử lý nước thải.
4. Giới hạn nghiên cứu đề tài
Phạm vi nghiên cứu: công ty TNHH Long Sinh, nước đầu vào được lấy sau
bể điều hòa và nước đầu ra được lấy sau bể khử trùng.
Giới hạn về đối tượng nghiên cứu: đề tài tập trung nghiên cứu về các thông
số vi sinh và so sánh với QCVN 11:2008/BTNMT.
2
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN
1.1 TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY TNHH LONG SINH
1.1.1 Giới thiệu chung
Trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa, công ty TNHH Long Sinh thành lập từ năm 1997,
hoạt động chủ yếu là sản xuất kinh doanh các sản phẩm phục vụ cho nuôi trồng
thủy sản. Cụ thể:
Tên Doanh Nghiệp : CÔNG TY TNHH LONG SINH
Địa chỉ trụ sở : 37 Hoàng Văn Thụ – Nha Trang – Khánh Hòa
Địa chỉ nhà máy : Lô B5 - KCN Suối Dầu – Cam Lâm – Khánh Hòa
Điện thoại : 058. 3743555/556/888/999 Fax: 058.3743557
Email : ,
Website : www.longsinh.com.vn
Ngành nghề kinh doanh: sản xuất và kinh doanh
1.1.2 Lịch sử hình thành và phát triển
1997: Công ty TNHH Long Sinh được thành lập vào ngày 28 tháng 08 năm
1997 bởi Ông Vương Vĩnh Hiệp. Lúc mới thành lập số lượng lao động của công
ty không quá 10 nhân viên và vốn điều lệ chỉ với Ba trăm triệu đồng. Những
năm đầu hoạt động, ngành nghề kinh doanh chính của Công ty là xuất khẩu Thủy

sản đông lạnh sang thị trường Trung Quốc, Đài Loan
1999: Với định hướng phát triển kinh doanh sang lĩnh vực mới, ban lãnh đạo
đã nghiên cứu trị trường, nắm bắt được nhu cầu thực tiễn trong giai đoạn đất
nước đang mở rộng lĩnh vực Nuôi trồng thủy sản. Ban lãnh đạo đã quyết định mở
rộng thêm ngành nghề sang lĩnh vực Thức ăn tôm thịt, Thuốc Thú Y Thủy sản,
Phân bón sinh học, Từ đó, đội ngũ nhân viên kinh doanh phát triển mạnh. Cũng
vào năm 1999 Long Sinh đã thành lập chi nhánh thành phố Hồ Chí Minh.
2002: Xây dựng chi nhánh Đà Nẵng.
2003: Ban lãnh đạo công ty tăng vốn điều lệ và mở rộng đầu tư nhà máy tại
khu Công nghiệp Suối Dầu - Diên Khánh - Khánh Hòa (nay thuộc Câm Lâm -
Khánh Hòa), việc làm này đã thu hút và giải quyết cho một số lượng lao động của
các khu vực lân cận trong Tỉnh Khánh Hòa.
,
2006: Công ty tiếp tục tăng vốn điều lệ và bổ sung thêm ngành nghề kinh
doanh mới: Sản xuất nguyên liệu dùng chế biến thức ăn chăn nuôi: bột cá, bột
mực, Mặt hàng này tập trung chủ yếu xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc, Đài
Loan, Indonesia,
2009:Trong tình hình kinh tế khủng hoảng, Long Sinh đã đối mặt với nhiểu
thách thức, ban lãnh đạo đã nhanh chóng áp dụng giải pháp “tái cấu trúc doanh
nghiệp” để đưa con tàu Long Sinh vượt qua thời kỳ khó khăn.
Tháng 09, 2009: Công ty đã đầu tư mở rộng, xây dựng nhà máy mới và đưa
vào hoạt động chính thức.
2011: Công ty TNHH Long Sinh đã đạt mốc doanh thu và lợi nhuận cao nhất
trong các năm, đánh dấu một mốc son chói sáng trong lịch sử hình thành và phát
triển của công ty
6 tháng đầu năm 2012: Công ty đã đạt và vượt doanh thu cùng kỳ năm 2011
trong tất cả các ngành nghề kinh doanh trong điều kiện kinh tế khủng hoảng trên
toàn cầu.
“15 năm – Một chặng đường” , công ty đã không ngừng phát triển với
phương châm: "sinh lợi lâu bền". Sau 15 năm, tỷ lệ lao động tăng gấp 12,5 lần và

tổng vốn điều lệ gấp 100 lần so với ngày đầu thành lập. Việc thực hiện các chế độ,
chính sách, nghĩa vụ đối với pháp luật nhà nước ban hành. Số tiền thuế đã nộp ngân
sách nhà nước tăng gấp 2,5 lần; thu nhập của người lao động tăng gấp 7 lần; doanh
thu tăng gấp 3,5 lần.
22/07/2012 khai trương chi nhánh Long An – một mốc son đáng nhớ trong lịch sử
hình thành và phát triển của công ty.
Trải qua lịch sử thành lập và phát triển, Long Sinh đã có những bước đi phù
hợp với thực tế thị trường, không ngừng đổi mới và cố gắng để tạo ra những đột phá
thời gian tới.

1.1.3 Vị trí địa lý
Văn phòng chính tại 37 Hoàng Văn Thụ - Nha Trang – Khánh Hòa.
Nhà máy tọa lạc tại lô B5 – khu công nghiệp Suối Dầu – Cam Lâm – Khánh
Hòa. Phía bắc giáp thành phố Nha Trang và huyện Diên Khánh, phía nam giáp
Thành phố Cam Ranh, phía tây giáp huyện Khánh Vĩnh, Khánh Sơn và phía đông
giáp biển Đông.
Hai chi nhánh của Long Sinh tại phía Nam (Chi nhánh Long An) và tại phía
Bắc (chi nhánh Đà Nẵng).
1.1.4 Hoạt động sản xuất và kinh doanh của công ty
- Thức ăn chuyên dùng cho tôm và cá.
- Sản phẩm chuyên dùng cho giống thủy sản như: thức ăn hỗn hợp, tảo,
artemia, men vi sinh, vitamin…
- Thuốc thú y thủy sản với các nhóm hóa chất, men vi sinh, sản phẩm bổ sung
dinh dưỡng và khoáng chất.
- Nguyên liệu sản xuất thức ăn chăn nuôi như: bột cá, bột xương thịt, bột mực,
bột sò.
- Sản phẩm phân bón bao gồm phân bón lá và phân bón gốc. Đặc biệt là phân
bón lá sinh học cao cấp với các loại như kích thích phát triển rễ, chống rụng
bông, kích thích cây ra hoa đậu trái, sản phẩm chuyên dùng cho lúa và hoa
màu, sản phẩm dưỡng trái, dưỡng lá, dưỡng củ, sản phẩm chuyên dùng cho

cây xoài, cây điều.
- sản xuất Chitosan
1.1.5 Thành tích của công ty đạt được
Với mong muốn cung cấp đến khách hàng những sản phẩm chất lượng cao
cùng dịch vụ tốt nhất, ban lãnh đạo cùng toàn thể cán bộ công nhân viên Long Sinh
đã luôn nỗ lực hết mình nhằm sản xuất ra những sản phẩm có chất lượng bên cạnh
dịch vụ khách hàng tốt. Từ đó, công ty TNHH Long Sinh đã xứng đáng nhận được
những giải thưởng sau:
- Giải thưởng Hàng Việt Nam Chất lượng cao do người tiêu dùng bình
chọn năm: 2005, 2007 và 2010.
- Giải thưởng Sao Vàng Đất Việt năm 2005, 2008 và 2010
- Giải thưởng: " Vì sự phát triển công đồng Asean" tổ chức tại Lào.
:
- Cúp vàng Thương hiệu và nhãn hiệu 2007.
- Giải thưởng sản phẩm vàng thời hội nhập 2011.
- Giải thưởng: "Top 50 sản phẩm vàng thời hội nhập" năm 2012
Ngoài ra, Công ty TNHH Long Sinh cũng vinh dự nhận dược nhiều giải
thưởng, cũng như bằng khen, giấy khen của các cơ quan quản lý Nhà nước: Bộ
Thương Mại, Bộ Thủy Sản, Ủy ban nhân dân tỉnh Khánh Hòa, Cục Thuế tỉnh
Khánh Hòa, Bảo hiểm xã hội Việt Nam, hội Doanh nhân trẻ Việt Nam, Liên Đoàn
Lao Động Tỉnh Khánh Hòa,
-
1.1.6 Sơ đồ tổ chức và bố trí nhân sự
Hình 1.1.Sơ đồ tổ chức và bố trí nhân sự tại KCN Suối Dầu
T
BP. Sản xuất
`Trưởng phòng
-Phó phòng
- Ca trưởng
-Vận hành lò sấy

-CNSX
CN. Đà Nẵng
PP. QLKD
Thủ kho, bảo
vệ
Đại diện LĐ
Ban ISO
Thủ kho
-TK vật tư
-TK nguyên liệu
-TK thành phẩm
CN. Long An
-PP. QLKD
-PP. XNK
-CN SX
Phòng kế toán
-KT trưởng
-Phó phòng KT
-KT viên
Phòng MT
-PGĐ
-Tổ điện, nước
-Tổ cơ khí
-Vận hành lò hơi
KCS – Hóa nghiệm
-KCS
-Hóa nghiệm
PKT- thu mua
-Trưởng phòng
-NV XNK

Phòng tổ chức
-Trưởng phòng
-NV HC
-Xưởng vụ
-Tổ bảo vệ, tạp vụ
-Tổ lái xe
-Y tế
Phòng QLKD
-Trưởng phòng
-Phó phòng
-Nhân viên
BP. NVKD Phân bón
- PGĐ
- NVKD
BP. marketing
-Phó phòng
-NV Marketing
BP. NVKD Thuốc
- PGĐ
- NVKD
Pháp lý – công nợ
HỘI ĐỒNG THÀNH VIÊN
TỔNG GIÁM ĐỐC Ban cố vấn
Phó tổng giám đốc
Marketing –kinh
doanh
Phó TGĐ sản xuất
1.1.7 Quy trình sản xuất của công ty
1.1.7.1 Quy trình sản xuất thuốc thú y thủy sản
NGƯỜI THỰC HIỆN NỘI DUNG CHẤT THẢI

Công nhân sản xuất
Bao bì phế liệu, nước
thải
Cán bộ thử nghiệm
Kiểm tra thử nghiệm
Công nhân sản xuất
Bao bì phế liệu, nước
thải
Công nhân sản xuất
Công nhân sản xuất
Nhãn phế liệu, dây đai
phế liệu
Thủ kho
Bốc xếp
J
Nhận nguyên liệu
Pha chế hỗn hợp
Cân định lượng- Đóng chai
Dán nhãn-Đóng thùng
Nhập Kho
1.1.7.2 Quy trình sản xuất bột cá
NGƯỜI THỰC HIỆN NỘI DUNG CHẤT THẢI
Tài xế, phụ xế
Công nhân tiếp nhận
Tổ trưởng kiểm tra
Bao ni lon, nước thải
Công nhân thực hiện
Tổ trưởng kiểm tra
Mùi, nước thải
Công nhân thực hiện

Tổ trưởng kiểm tra
Bao ni lon, dây ni lon
Công nhân thực hiện
Tổ trưởng kiểm tra
Bao ni lon, dây ni lon
Cán bộ lấy mẩu
Công nhân thực hiện
Tổ trưởng kiểm tra
Bao ni lon, dây ni lon
Cán bộ lấy mẩu
Công nhân thực hiện tổ
trưởng kiểm tra
Chỉ may bao
Thủ kho, Bốc xếp
Y
Nhập cá nguyên liệu
Sấy khô
Sàng xương cá (xương lớn)
Đóng bao Bột cá riêng,
aU!<X 
Lấy mẫu phân tích BTP
Xay sàng lần 2
b@3c=d4Ude
Lấy mẫu phân tích TP
Đóng bao
Nhập kho
1.1.7.3 Quy trình sản xuất phân bón sinh học dạng nước
NGƯỜI THỰC
HIỆN
NỘI DUNG CHẤT THẢI

Tổ trưởng, An toàn vệ
sinh viên kiểm tra điều
kiện an toàn trước khi
sản suất
Bao bì phế liệu, nước
thải
Công nhân sản xuất
thực hiện,
Tổ Trưởng kiểm tra
Bao bì phế liệu, nươc
thải
Công nhân sản xuất
thực hiện,
Tổ Trưởng kiểm tra
Công nhân sản xuất
thực hiện,
Tổ Trưởng kiểm tra
Công nhân sản xuất
thực hiện,
Tổ Trưởng kiểm tra
Nhãn phế liệu
Công nhân sản xuất
thực hiện,
Tổ Trưởng kiểm tra
Dây đai phế liệu
Thủ kho, Bốc xếp
;
Nhận nguyên liệu
Phối trộn nguyên liệu
Chiết rót vào chai

Đóng nắp
Dán nhãn
Đóng thùng
Nhập kho
1.1.7.4 Quy trình sản xuất phân bón sinh học dạng viên
NGƯỜI THỰC HIỆN NỘI DUNG CHẤT THẢI
Tổ trưởng, An toàn vệ
sinh viên kiểm tra điều
kiện an toàn trước khi
sản suất
Bao bì phế liệu, nước
thải
Công nhân sản xuất thực
hiện,
Tổ Trưởng kiểm tra
Nước thải, rơi vãi
Công nhân sản xuất thực
hiện,
Tổ Trưởng kiểm tra
Nước thải
Công nhân sản xuất thực
hiện,
Tổ Trưởng kiểm tra
Nước thải
Công nhân sản xuất thực
hiện,
Tổ Trưởng kiểm tra
Bao bì phế liệu
Công nhân sản xuất thực
hiện,

Tổ Trưởng kiểm tra
Dây đai phế liệu
Thủ kho, Bốc xếp

Nhận nguyên liệu
Đóng gói
Phơi khô
Đóng thùng
Phối trộn
Tạo viên
Nhập kho
1.1.7.5 Quy trình sản xuất chitosan
1.2 TỔNG QUAN VỀ HỆ THỐNG XỬ LÝ NƯỚC THẢI CỦA CÔNG TY
1.2.1 Giới thiệu chung
Hệ thống xử lý nước thải công ty TNHH Long Sinh có nhiệm vụ xử lý các
nguồn nước thải của công ty bao gồm: nước thải sản xuất bột cá, các chế phẩm thủy
sản, nước thải từ khu chế xuất chitosan, nước thải sinh hoạt. Tổng lượng nước thải
mà hệ thống thiết kế là 200 m
3
/ngày đêm và nước thải sau xử lý cần đạt tiêu chuẩn
QCVN 11/2008/BTNMT, cột B.
Trạm xử lý nước sạch gồm có 3 công nhân viên có nhiều năm kinh nghiệm
về việc xử lý và giải quyết các sự cố về máy móc, chuyên môn trong hệ thống xử lý
nước.
Trạm xử lý nước sạch hoạt động theo 3 ca/(ngày đêm), mỗi ca có một thành
viên trực 8h/24h luân phiên không ngừng. Trong mỗi ca trực, các ca viên phải chịu
trách nhiệm về mọi hoạt động hoặc sự cố xảy ra trong ca trực của mình.

Nguyên liệu máy ép
thùng

rửa
Thiết bị phản ứng
Dung dịch
Enzyme
Dung dịch
HCl
Dung dịch
NaOH
Sấy khô
Máy ly tâm
thùng
rửa
1.2.2 Hoạt động xử lý nước của hệ thống
1.3 TỔNG QUAN VỀ XỬ LÝ NƯỚC THẢI
1.3.1 Khái niệm xử lý nước thải
Xử lí nước thải là quá trình loại bỏ chất ô nhiễm ra khỏi nước thải. Bao gồm
các quá trình vật lý, hóa học, và sinh học để loại bỏ các chất ô nhiễm có nguồn gốc
vật lý, hóa học và sinh học. Mục tiêu của nó là để tạo ra một dòng chất thải dạng
lỏng an toàn với môi trường và chất thải rắn phù hợp để xử lý hoặc tái sử dụng .
1.3.2 Một số chỉ tiêu quan trọng trong việc đánh giá mức độ ô nhiễm của nước
thải
1.3.2.1 pH
Ph của các loại nước thải có ảnh hưởng rất lớn đến quá trình sinh học xảy ra
trong nước bao gồm quá trình trao đổi chất, quá trình sinh sản và phát triển của
VSV, động vật và thực vật. Nó còn ảnh hưởng đến quá trình vật lý xảy ra trong môi
trường nước như quá trình chuyển màu, quá trình chuyển trạng thái rắn, lỏng, khí ủa
vật chất, quá trình hòa tan, kết lắng của vật chất. Ngoài ra, pH còn ảnh hưởng rất
lớn rấtt mạnh đến tất cả phản ứng hóa học xảy ra trong môi trường nước. Vì thế,
việc đo pH rất cần thiết để điều khiển quá trình lý hoc, hóa học và sinh học.
Trong xử lý nước thải pH giúp đánh giá sự tồn tại của H+, rất quan trọng

đối với quá trình xử lý nước thải bằng phương pháp sinh học rất . Quá trình xử lý
hiếu khí cần pH = (6.5-8.5). Tốt nhất là 6.8-7.4.
Thông số pH được đo bằng máy đo pH hoặc quỳ tím.
1.3.2.2 Nhiệt độ
Nhiệt độ của nước thải là một trong những thông số quan trọng, bởi vì phần
lớn các sơ đồ công nghệ xử lý nước thải đều ứng dụng các quy trình xử lý sinh học
mà các quá trình đó thường bị ảnh hưởng mạnh bởi nhiệt độ. Nhiệt độ của nước thải
ảnh hưởng tới đời sống của thủy sinh vật, đến sự hòa tan của oxy trong nước.
Nhiệt độ còn là một trong những thông số công nghệ quan trọng liên quan
đến quá trình lắng các hạt cặn. Nhiệt độ còn có ảnh hưởng đến độ nhớt của chất
lỏng và do đó có liên quan đến lực cản của quá trình lắng các hạt cặn trong nước
thải.
,
Nhiệt độ thích hợp cho xử lý sinh học: 30-35
o
C.
1.3.2.3 TSS
TSS còn được gọi là chất rắn có thể lọc được. Bao gồm : chất hữu cơ,
khoáng chất, oxit kim loại, tảo, vi khuẩn,
TSS góp phần vào độ đục của nước, giảm lượng ánh sáng truyền qua cần
thiết cho quang hợp, giảm mỹ quan của nước. Có thể loại bỏ bằng biện pháp keo tụ,
tạo bông, lọc.
1.3.2.4 DO
Đây là chỉ số quan trọng trong xử lý sinh học hiếu khí . DO phụ thuộc vào
nhiệt độ, áp suất của nước (nhiệt độ tăng thì DO giảm, áp suất tăng thì DO tăng).
Việc xác định DO là bước cơ bản để xác định BOD và giúp kiểm soát được
tốc độ thổi khí, cung cấp đủ khí trong các công trình hiếu khí.
Oxy là một yếu tố quan trọng cần thiết cho sự sống nên nó được coi là một
thông số rất quan trọng trong việc đánh giá chất lượng nước, ngoài ra, nó còn là một
yếu tố quan trọng trong kiểm soát ăn mòn sắt thép, đặc biệt là đường ống phân phối

nước.
1.3.2.5 BOD
BOD (mg/l) là lượng oxy cần thiết cho vi khuẩn phát triển để oxy hóa các
chất hữu cơ có trong nước thải. Đây là thông số quan trọng dùng chỉ mức độ nhiễm
bẫn nước thải bằng các chất hữu cơ và dùng tính toán, thiết kế công trình xử lý bằng
phương pháp sinh học .
BOD chỉ tiêu duy nhất xác định lượng chất hữu cơ có khả năng phân hủy
sinh học và từ đó đánh giá khả năng tự làm sạch của nguồn nước.
1.3.2.6 COD
Là lượng oxy cần thiết để oxy hóa hoàn toàn chất hữu cơ và một phần nhỏ
các chất vô cơ dễ bị oxy hóa có trong nước thải. Chỉ tiêu nhu cầu sinh hóa BOD5
không đủ để phản ánh khả năng oxy hóa các chất hữu cơ khó bị oxy hóa và các chất
vô cơ có thể bị oxy hóa có trong nước thải, nhất là nước thải công nghiệp. Vì vậy,

cần phải xác định nhu cầu oxy hóa học để oxy hóa hoàn toàn các chất bẩn có trong
nước thải.
COD luôn lớn hơn BOD. COD/BOD càng nhỏ thì xử lý sinh học càng dễ.
1.3.2.7 Hợp chất Nitơ
Nước thải sinh hoạt luôn có một số hợp chất chứa nitơ. Nitơ là chất dinh
dưỡng quan trọng trong quá trình phát triển của vi sinh trong các công trình xử lý
sinh học.
Một nhóm các hợp chất chứa nitơ là protein và các sản phẩm phân hủy của
nó như amino axít là nguồn thức ăn hữu cơ của vi khuẩn. Một nhóm khác của hợp
chất hữu cơ chứa nitơ có trong nước thải bắt nguồn từ phân và nước tiểu (ure) của
người và động vật. Urê bị phân hủy ngay khi có tác dụng của vi khuẩn thành amoni
(NH
4
+)
và NH
3

là hợp chất vô cơ chứa nitơ có trong nước thải.
Hai dạng hợp chất vô cơ chứa nitơ có trong nước thải là nitrit và nitrat. Nitrat
là sản phẩm oxy hóa của amoni (NH
4
+
) khi tồn tại oxy, thường gọi quá trình này là
quá trình nitrat hóa. Còn nitrit (NO
2
-
) là sản phẩm trung gian của quá trình nitrat
hóa, nitrit là hợp chất không bền vững dễ bị oxy hóa thành nitrat (NO
3
-
). Bởi vì
amoni tiêu thụ oxy trong quá trình nitrat hóa và các vi sinh vật nước, rong, tảo dùng
nitrat làm thức ăn để phát triển, cho nên nếu hàm lượng nitơ có trong nước thải xả
ra song, hồ quá mức cho phép sẽ gây ra hiện tượng phú dưỡng kích thích sự phát
triển nhanh của rong, rêu, tảo làm bẩn nguồn nước.
1.3.2.8 Hợp chất photpho
Trong môi trường nước, photpho tồn tại ở các dạng : H
2
PO
4
-
, HPO
4
2-
,
PO
4

3-
,
dạng polyphotphat và photpho hữu cơ. Chỉ tiêu photpho có ý nghĩa quan trọng trong
xử lý nước để kiểm soát sự hình thành cặn rỉ, ăn mòn và khả năng xử lý sinh học.
Photpho trong môi trường nước sẽ thúcđẩy các loài sinh vật thủy sainh sinh
trưởng và phát triển mạnh. Sau đó, tảo và các VSV tự phân, thối rửa dẫn đến làm ô
nhiễm thứ cấp. Việc thiếu oxy hòa tan dẫn đến gây hại ngược lại động vật thủy sinh.
Ngoài ra, tỉ số BOD5, nitơ và photpho có ảnh hưởng rất lớn đến quá trình xử lý. Vì
:
thế, người ta thường xác định tổng photpho để chọn phương pphaps cho đạt hiệu
quả cao nhất.
1.3.2.9 Thành phần vi sinh
Nước thải có chứa một lượng lớn vi khuẩn, vi rút, nấm, rêu, tảo, giun sán, ….
Để đánh giá mức độ nhiễm bẩn bởi vi khuẩn, người ta đánh giá qua vi khuẩn
coliforms. Coliforms được coi là nhóm VSV chỉ thị. Số lượng hiện diện của chúng
trong nước thải được dùng để chỉ thị khả năng hiện diện của các VSV gây bệnh
khác.
Vì thế, chỉ tiêu coliforms rất quan trọng trong việc đánh giá mức độ ô nhiễm
của nước thải.
1.3.3 Các biện pháp cơ bản trong xử lý nước thải
Nước thải nói chung có chứa nhiều chất ô nhiễm khác nhau, đòi hỏi phải xử
lý bằng những phương pháp thích hợp khác nhau. Sau đây là tổng quan các
phương pháp xử lý nước thải. Các phương pháp xử lý nước thải được chia
thành các loại sau:
- Phương pháp xử lý cơ học;
- Phương pháp xử lý hóa học và hóa lý;
- Phương pháp xử lý sinh học.
1.3.3.1 Biện pháp cơ học
Trong nước thải thường chứa các chất không tan ở dạng lơ lửng. Để tách các
chất này ra khỏi nước thải. Thường sử dụng các phương pháp cơ học như lọc qua

song chắn rác hoặc lưới chắn rác, lắng dưới tác dụng của trọng lực hoặc lực li tâm
và lọc. Tùy theo kích thước, tính chất lý hóa, nồng độ chất lơ lửng, lưu lượng nước
thải và mức độ cần làm sạch mà lựa chọn công nghệ xử lý thích hợp.
 Song chắn rác
Nước thải dẫn vào hệ thống xử xử lý nước thải trước hết phải qua song chắn
rác. Tại đây các thành phần có kích thước lớn (rác) như giẻ, rác, vỏ đồ hộp, rác cây,
bao nilon… được giữ lại. Nhờ đó tránh làm tắc bơm, đường ống hoặc kênh dẫn.
Đây là bước quan trọng nhằm đảm bảo an toàn và điều kiện làm việc thuận lợi cho
cả hệ thống xử lý nước thải.
-
Tùy theo kích thước khe hở, song chắn rác được phân thành loại thô, trung
bình và mịn. Song chắn rác thô có khoảng cách giữa các thanh từ 60 – 100 mm và
song chắn rác mịn có khoảng cách giữa các thanh từ 10 – 25 mm. Theo hình dạng
có thể phân thành song chắn rác và lưới chắn rác. Song chắn rác cũng có thể đặt cố
định hoặc di động.
Song chắn rác được làm bằng kim loại, đặt ở cửa vào kênh dẫn, nghiêng một
góc 45 – 600 nếu làm sạch thủ công hoặc nghiêng một góc 75 – 850 nếu làm sạch
bằng máy. Tiết diện của song chắn có thể tròn, vuông hoặc hỗn hợp. Song chắn tiết
diện tròn có trở lực nhỏ nhất nhưng nhanh bị tắc bởi các vật giữ lại. Do đó, thông
dụng hơn cả là thanh có tiết diện hỗn hợp, cạnh vuông góc phía sau và cạnh tròn
phía trước hướng đối diện với dòng chảy. Vận tốc nước chảy qua song chắn giới
hạn trong khoảng từ 0,6 -1m/s. Vận tốc cực đại giao động trong khoảng 0,75 -1m/s
nhằm tránh đẩy rác qua khe của song. Vận tốc cực tiểu là 0,4m/s nhằm tránh phân
hủy các chất thải rắn.
 Bể lắng cát
Bể lắng cát được thiết kế để tách các tạp chất vô cơ không tan có kích thước
từ 0,2mm đến 2mm ra khỏi nước thải nhằm đảm bảo an toàn cho bơm khỏi bị cát,
sỏi bào mòn, tránh tắc đường ống dẫn và tránh ảnh hưởng đến các công trình sinh
học phía sau. Bể lắng cát có thể phân thành 2 loại: bể lắng ngang và bể lắng đứng.
Ngoài ra để tăng hiệu quả lắng cát, bể lắng cát thổi khí cũng được sử dụng rộng rãi.

Vận tốc dòng chảy trong bể lắng ngang không được vượt qua 0,3 m/s. Vận
tốc này cho phép các hạt cát, các hạt sỏ và các hạt vô cơ khác lắng xuống đáy, còn
hầu hết các hạt hữu cơ khác không lắng và được xử lý ở các công trình tiếp theo.
 Bể lắng
Bể lắng có nhiệm vụ lắng các hạt cặn lơ lửng có sẵn trong nước thải (bể lắng
đợt 1) hoặc cặn được tạo ra từ quá trình keo tụ tạo bông hay quá trình xử lý sinh học
(bể lắng đợt 2). Theo dòng chảy, bể lắng được phân thành: bể lắng ngang và bể lắng
đứng.
Trong bể lắng ngang, dòng nước chảy theo phương ngang qua bể với vận tốc
T
không lớn hơn 0,01 m/s và thời gian lưu nước thừ 1,5 – 2,5 h. Các bể lắng ngang
thường được sử dụng khi lưu lượng nước thải lớn hơn 15000 m3/ngày. Đối với bể
lắng đứng, nóc thải chuyển động theo phương thẳng đứng từ dưới lên đến vách tràn
với vận tốc từ 0,5 – 0,6 m/s và thời gian lưu nước trong bể dao động khoảng 45 –
120 phút. Hiệu suất lắng của bể lắng đứng thường thấp hơn bể lắng ngang từ 10 –
20 %.
 Bể tuyển nổi
Phương pháp tuyển nổi thường được sử dụng để tách các tạp chất (ở dạng
rắn hoặc lỏng) phân tán không tan, tự lắng kém khỏi pha lỏng. Trong một số trường
hợp, quá trình này còn được dùng để tách các chất hòa tan như các chất hoạt động
bề mặt. Trong xử lý nước thải, quá trình tuyển nổi thường được sử dụng để khử các
chất lơ lửng, làm đặc bùn sinh học. Ưu điểm cơ bản của phương pháp này là có thể
khử hoàn toàn các hạt nhỏ, nhẹ, lắng chậm trong thời gian ngắn.
Quá trình tuyển nổi được thực hiện bằng cách sục các bọt khí nhỏ vào pha
lỏng. Các bọt khí này sẽ kết dính với các hạt cặn. Khi khối lượng riêng của tập hợp
bọt khí và cặn nhỏ hơn khối lượng riêng của nước, cặn sẽ theo bọt nổi lên bề mặt.
Hiệu suất quá trình tuyển nổi phụ thuộc vào số lượng, kích thước bọt khí,
hàm lượng chất rắn. Kích thước tối ưu của bọt khí nằm trong khoảng 15 – 30
micromet (bình thường từ 50 – 120 micromet). Khi hàm lượng hạt rắn cao, xác xuất
va chạm và kết dính giữa các hạt sẽ tăng lên, do đó, lượng khí tiêu tốn sẽ giảm.

Trong quá trình tuyển nổi, việc ổn định kích thước bọt khí có ý nghĩa quan trọng.
1.3.3.2 Biện pháp hóa học và hóa lý
 Trung hòa
Nước thải chứa acid vô cơ hoặc kiềm cần được trung hòa đưa pH về khoảng
6,5 – 8,5 trước khi thải vào nguồn nhận hoặc sử dụng cho công nghệ xử lý tiếp theo.
Trung hòa nước thải có thể thực hiện bằng nhiều cách:
- Trộn lẫn nước thải acid và nước thải kiềm;
- Bổ sung các tác nhân hóa học;
- lọc nước acid qua vật liệu có tác dụng trung hòa;
- Hấp thụ khí acid bằng nước kiềm hoặc hấp thụ ammoniac bằng nước
acid.
J
 Keo tụ, tạo bông
Trong nguồn nước, một phần các hạt thường tồn tại ở dạng các hạt keo mịn
phân tán, kích thước các hạt thường dao động từ 0,1 – 10 micromet. Các hạt này
không nổi cũng không lắng, và do đó tương đối khó tách loại. Vì kích thước hạt
nhỏ, tỷ số diện tích bề mặt và thể tích của chúng rất lớn nên hiện tượng hóa học bề
mặt trở nên rất quan trọng. Theo nguyên tắc, các hạt nhỏ trong nước có khuynh
hướng keo tụ do lực hút Vander Waals giữa các hạt. Lực này có thể dẫn đến sự kết
dính giữa các hạt ngay khi khoảng cách giữa chúng đủ nhỏ nhờ va chạm. Sự va
chạm xảy ra nhờ chuyển động Brown và do tác động của sự xáo trộn. Tuy nhiên
trong trường hợp phân tán cao, các hạt duy trì trạng thái phân tán nhờ lực đẩy tĩnh
điện vì bề mặt các hạt mang tích điện, có thể là điện tích âm hoặc điện tích dương
nhờ sự hấp thụ có chọn lọc các ion trong dung dịch hoặc sự ion hóa các nhóm hoạt
hóa. Trạng thái lơ lửng của các hạt keo được bền hóa nhờ lực đẩy tĩnh điện. Do đó,
để phá tính bền của hạt keo cần trung hòa điện tích bề mặt của chúng, quá trình này
được gọi là quá trình keo tụ. Các hạt keo đã bị trung hòa điện tích có thể liên kết với
các hạt keo khác tạo thành bông cặn có kích thước lớn hơn, nặng hơn và lắng
xuống, quá trình này được gọi là quá trình tạo bông.
1.3.3.3Biện pháp sinh học

Phương pháp sinh học được ứng dụng để xử lý các chất hữu cơ hòa tan có
trong nước thải cũng như một số chất vô cơ như H2S, Sunfit, ammonia, Nito… dựa
trên cơ sở hoạt động của vi sinh vật để phân hủy các chất hữu cơ gây ô nhiễm. Vi
sinh vật sử dụng chất hữu cơ và một số khoáng chất để làm thức ăn.
Quá trình phân hủy các chất hữu cơ nhờ vi sinh vật gọi là quá trình oxy hóa sinh
hóa trong hệ thống xử lý nước thải. Để thực hiện quá trình này, các chất hữu cơ hòa
tan, cả chất keo và chất phân tán nhỏ trong nước thải cần di chuyển vào bên trong tế
bào vi sinh vật theo 3 giai đoạn chính như sau:
– Chuyển các chất ô nhiễm từ pha lỏng đến bề mặt tế bào vi sinh vật.
– Khuếch tán từ bề mặt tế bào qua màng bán thấm do sự chênh lệch nồng độ bên
trong và bên ngoài tế bào.
Y

×