CHÀO MỪNG QUÝ THẦY CÔ
VÀ CÁC BẠN
Giải phẫu so sánh Động vật không xương
sống
Đề bài: Sự tiến hóa của hệ bài tiết
GVHD : PGS.TS. Đỗ Văn Nhượng
Người thực hiện : Võ Thị Trọng Hoa
Đỗ Thị Hòa
NỘI DUNG TRÌNH BÀY
NỘI DUNG TRÌNH BÀY
I. KHÁI NIỆM VÀ VAI TRÒ CỦA HỆ BÀI TIẾT
II. TIẾN HÓA CỦA HỆ BÀI TIẾT
I. KHÁI NIỆM VÀ VAI TRÒ CỦA BÀI TIẾT
I. KHÁI NIỆM VÀ VAI TRÒ CỦA BÀI TIẾT
1. Khái niệm
Bài tiết là quá trình bài thải ra khỏi cơ thể các chất sinh ra từ quá trình chuyển hóa mà cơ thể
không sử dụng nữa hoặc các chất dư thừa, độc hại đối với cơ thể.
2. Vai trò
- Thải các chất độc hại ra khỏi cơ thể
- Duy trì cân bằng nội môi.
Các chất bài tiết
Các chất bài tiết
•
Các chất bài tiết chủ yếu ở động vật gồm:
-
CO
2
-
Chất thải chứa nitơ: NH
3
, urê và axit uric.
-
Nước
-
Muối vô cơ
-
Sắc tố mật (bilirubin)
-
Các chất khác: thuốc, kháng sinh
Chất thải có ảnh hưởng rất lớn đến cân bằng nội môi là chất thải chứa nitơ – sản phẩm phân hủy của protein
và axit nucleic
Chất thải có ảnh hưởng rất lớn đến cân bằng nội môi là chất thải chứa nitơ – sản phẩm phân hủy của protein
và axit nucleic
II. TIẾN HÓA CỦA HỆ BÀI TIẾT
Không
Ống dẫn thể xoang
Hệ ống Malpighi
Không bào co bóp
1. Không bào co bóp của Động vật nguyên sinh
2. Bài tiết theo kiểu thực bào và thận tích trữ
Hình 2: Thận tích trữ ở Hải
tiêu (A- Trong cơ thể Molgula
đã bóc lớp vỏ ngoài, B- Một
nang của thận tích trữ ở
Ascidiellua spersa), ở giun
đũa ngựa Parascaris equorum
(C) và hải sâm Synapta
galliennei (D) và Sa sùng
Sipunculus nudus (E)
2. Bài tiết theo kiểu thực bào và thận tích trữ
Hình 3: Tế bào thực bào và giải
phóng chất thải ở Da gai: A, B –
Sao biển Asterias rubens: A. tế bào
thực bào trong thể xoang chất đầy
hạt mực tàu (1) và hạt không màu
(2); B. nơi thải các tế bào chất đầy
hạt tiết ở đỉnh mang (trên bản cắt
ngang qua mang); C – Bản cắt
ngang qua thành phổi nước của hải
sâm Cucumaria pentactes.
3. Nguyên đơn thận và hậu đơn thận
3.1 Các nhóm động vật ba lá phôi ngoài Giun đốt
Hệ bài tiết là nguyên đơn thận (protonephridia),
gồm 2 hay nhiều ống dọc và rất nhiều ống ngang
phân bố chằng chịt. Đầu ống có tế bào hình sao nhỏ
(còn được gọi là tế bào ngọn lửa hay tế bào cùng),
có tiêm mao hướng vào lòng ống. Khi tiêm mao
rung động thì sẽ tạo nên sự chênh lệch áp suất bên
ngoài (nhu mô đệm) so với trong lòng ống và chất
thải từ nhu mô sẽ thấm vào lòng ống, sau đó được
tống ra ngoài
1 - 2. Ống bài tiết;
3. Tế bào cùng;
4. Tiêm mao;
5. Gờ nguyên sinh chất
Tế bào cùng (tế bào ngọn lửa) của sán tiêm mao.
TẾ BÀO CÙNG (tế bào ngọn lửa): hệ cơ quan bài tiết bắt đầu xuất
hiện ở giun dẹp, gồm nhiều tế bào chìm trong nhu mô, ở tận cùng của
hệ thống ống bài tiết. TBC có nhiều rễ nguyên sinh chất hướng vào
nhu mô đệm có chùm tiêm mao hướng vào trong lòng ống.
Tiêm mao luôn hoạt động tạo trạng thái chênh lệch áp suất giữa trong
và ngoài ống, tạo điều kiện chuyển chất bài tiết từ nhu mô vào ống rồi
đổ ra ngoài qua lỗ bài tiết. Nhiều chùm tiêm mao của các TBC hoạt
động giống như những ngọn lửa nên còn có tên gọi là tế bào ngọn
lửa. Hệ bài tiết theo kiểu này được gọi là hệ nguyên đơn thận, có ở
giun dẹp, giun đốt. Ngoài chức năng bài tiết, nguyên đơn thận còn
điều hoà áp suất thẩm thấu của cơ thể.
3.2. Nguyên đơn thận và hậu đơn thận của giun nhiều tơ và giun đốt nói chung.
Ấu trùng Trochophora của giun nhiều tơ có nguyên đơn thận điển hình nhưng ở giun nhiều tơ trưởng thành, tùy nhóm cơ
quan bài tiết có thể là nguyên đơn thận hoặc hậu đơn thận, gọi chung là đơn thận.
Xuất hiện thể xoang của giun đốt đã chuyển hệ bài tiết từ nguyên đơn thận sang hậu đơn thận. Bước chuyển này thấy rõ
trong hệ bài tiết của giun nhiều tơ.
Trong phạm vi giun nhiều tơ, cùng với quá trình chuyển từ nguyên đơn thận sang hậu đơn thận, còn có một quá trình khác
là tương tác giữa hai cặp ống trong mỗi đốt cùng nhận sản phẩm từ dịch thể xoang để đưa ra ngoài. Cặp 1: đơn thận (chức năng
bài tiết), cặp 2: ống dẫn thể xoang (thải sp sinh dục ra ngoài)
3.2. Nguyên đơn thận và hậu đơn thận của giun nhiều tơ và giun đốt nói chung.
3.2. Nguyên đơn thận và hậu đơn thận của giun nhiều tơ và giun đốt nói chung.
Hình 5: Cơ quan bài tiết của Sa sùng Phascolosoma sp.(1) và Phascolion strombi(2-3)
Hậu đơn thận của Sa
sùng vừa là cơ quan bài
tiết vừa thải sản phẩm
sinh dục
4. Cơ quan bài tiết bắt nguồn từ ống dẫn thể xoang của Có móc và Chân khớp
4. Cơ quan bài tiết bắt nguồn từ ống dẫn thể xoang của Có móc và Chân khớp
Cơ quan bài tiết của Có
móc trưởng thành (I) và sơ
đồ hình thành trong phát
triển phôi (II)
•
Chân khớp có kìm: tuyến háng
•
Chân khớp có mang: tuyến râu, tuyến hàm
•
Chân khớp có ống khí: Côn trùng không cánh, Râu chẻ
4. Cơ quan bài tiết bắt nguồn từ ống dẫn thể xoang của Có móc và Chân khớp
4. Cơ quan bài tiết bắt nguồn từ ống dẫn thể xoang của Có móc và Chân khớp
5. Hệ ống Malpighi: cơ quan bài tiết xuất hiện ở Chân khớp ở cạn
5. Hệ ống Malpighi: cơ quan bài tiết xuất hiện ở Chân khớp ở cạn
Hình 8 : Hệ ống Malpighi ở Nhiều chân: A – Chân môi, B – Râu chẻ; ở Côn trùng: C
– Bọ dừa và ấu trùng (D), E – Cánh cứng, G – Bọ xít, H – Bướm ngài, I – Kiến sư tử; ở
Hình nhện: K – Nhện
Là một hệ thống ống nằm tự do trong
dịch thể xoang, tức xoang máu, có gốc
đổ vào ruột giữa hoặc đổ vào nhiều vị
trí khác nhau của ruột. Phần lớn ống
Malpighi là sản phẩm của ngoại bì
(Nhiều chân và Côn trùng) nhưng
riêng ở Hình nhện lại bắt nguồn từ nội
bì.
Ống đồng nhất có đỉnh tự do
Ống đồng nhất có đỉnh gắn với ruột sau
Ống phân hóa có đỉnh tự do
Ống phân hóa có đỉnh gắn với ruột sau
6. Thận của thân mềm bắt đầu từ ống dẫn thể xoang.
6. Thận của thân mềm bắt đầu từ ống dẫn thể xoang.
Thể xoang của phần lớn thân mềm chỉ còn giữ lại ở 2
phần: một phần bao quanh tuyến sinh dục và ống dẫn thể
xoang của nó là ống dẫn sinh dục; phần khác là xoang bao
tim có đôi ống dẫn thể xoang giữ chức năng bài tiết, một
đầu mở vào xoang bao tim, đầu kia đổ vào khoang áo,
thường gọi là thận hoặc đơn thận.
2. Tuyến sinh dục
8. Thận
12. Hậu môn
13. Thận ra xoang áo
14. Lỗ thận
15. Lỗ sinh dục
STT Cơ quan bài tiết Đại diện
1 Không bào co bóp ĐV đơn bào và ĐV đa bào kích thước bé (thân lỗ nước ngọt)
2 Tế bào thực bào và thận tích trữ ĐV đa bào thấp: Thân lỗ (Hải tiêu), Da gai
3 Nguyên đơn thận
ĐV đa bào chưa có thể xoang
- Giun dẹp
- Giun vòi
- ĐV có thể xoang giả
ĐV có thể xoang: ấu trùng Trochophora của Giun đốt và Thân mềm
4 Hậu đơn thận
-
Ống dẫn thể xoang: Thân mềm, Có móc, một số Chân khớp
-
Hệ ống Malpighi: Chân khớp
-
Các đại diện còn lại
XIN CẢM ƠN THẦY VÀ
CÁC BẠN