Tải bản đầy đủ (.pdf) (72 trang)

ĐỀ TÀI: Tài chính hành vi sự tự tin của CEO và chính sách cổ tức bằng chứng thực nghiệm ở Việt Nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.29 MB, 72 trang )

Mã số: …………….
TÀI CHÍNH HÀNH VI - SỰ TỰ TIN CỦA CEO
VÀ CHÍNH SÁCH CỔ TỨC
BẰNG CHỨNG THỰC NGHIỆM Ở VIỆT NAM
i
TÓM TẮT ĐỀ TÀI
Nhóm nghiên cứu tiến hành xem xét vấn đề này bằng cách phát triển một mô
hình năng động về sự tương tác giữa chính sách cổ tức và sự quá tự tin của
CEOs. Theo các tài liệu nghiên cứu trước, quan điểm của CEO quá tự tin cho
rằng nguồn tài chính bên ngoài tốn kém hơn so với các quỹ nội bộ. Chính vì thế
việc giảm chi trả cổ tức là để đáp ứng nhu cầu vốn cho các dự án đầu tư trong
tương lai. Nhóm nghiên cứu đưa ra giả định là một CEO quá tự tin thì đánh giá
quá cao các khoản đầu tư mới. Và theo đó nhóm nghiên cứu hình thành các dự
đoán sau:
- CEO quá tự tin trả cổ tức thấp hơn so với một CEO có lý trí.
- Ảnh hưởng của CEO quá tự tin đến quyết định chi trả cổ tức là ít hơn đối
với các doanh nghiệp có cơ hội tăng trưởng cao hơn.
Nhóm nghiên cứu kiểm tra những dự đoán của mô hình bằng cách sử dụng mô
hình dữ liệu bảng (Penal Data) của các công ty niêm yết ở Việt Nam trong giai
đoạn từ 2009-2012. Vấn đề phức tạp của bài nghiên cứu là ở cách đo lường mức
độ tự tin của CEO. Nhóm nghiên cứu sử dụng các phương pháp đo lường sự quá
tự tin của CEOs dựa trên nghiên cứu của Malmendier và Tate (2005,2008), cho
rằng các nhà quản lý quá tự tin nếu họ đầu tư thái quá vào khoản quỹ cá nhân
trong công ty của mình. Do đó, nhóm nghiên cứu tính toán sự quá tự tin của
CEO dựa trên tỷ lện phần trăm cổ phiếu mà CEO và các người thân trong gia
đình nắm giữ ở công ty của mình qua các thời kì. Kết quả này góp phần đáng kể
trong cách đo lường sự quá tự tin của CEO và một số biến kiểm soát khác.
Nhóm nghiên cứu cũng xem xét những ảnh hưởng của CEO quá tự tin trên
những mối quan hệ giữa chính sách cổ tức và cơ hội phát triển, dòng tiền, mức
độ thông tin bất cân xứng. Giống như những nghiên cứu trước đây, nhóm nghiên
cứu tìm thấy một mối quan hệ tiêu cực giữa các cơ hội tăng trưởng và việc chi


trả cổ tức. Tuy nhiên sự khác biệt trong việc chi trả cổ tức giữa công ty có tăng
trưởng thấp và tăng trưởng cao là nhỏ với các công ty có CEO quá tự tin. Điều
này hoàn toàn phù hợp với những dự đoán của nhóm nghiên cứu trong mô hình
rằng các CEO quá tự tin đóng vai trò ít quan trọng trong các công ty tăng trưởng
ii
cao. Nhóm nghiên cứu còn tìm thấy mối quan hệ tích cực giữa chi trả cổ tức và
dòng tiền trùng với các tài liệu đã nghiên cứu trước đây, và mối quan hệ này
mạnh mẽ hơn trong các công ty có CEO quá tự tin. Kết quả này gợi ý rằng các
CEO quá tự tin đánh giá quá cao khả năng của dòng tiền hiện tại trong việc dự
đoán dòng tiền tương lai. nhóm nghiên cứu cũng tìm thấy một mối tương quan
nghịch biến giữa tỷ lệ chi trả cổ tức và thông tin bất cân xứng. Tuy nhiên không
có sự khác biệt nhiều giữa chính sách cổ tức của một CEO lí trí và CEO quá tự
tin.
i
MỤC LỤC
TÓM TẮT ĐỀ TÀI

i
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

iv
DANH MỤC BẢNG BIỂU

vi
LỜI MỞ ĐẦU vii
1. CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ TÌNH HÌNH THỰC TẾ CÁC DOANH NGHIỆP VIỆT NAM1
1.1. Lý thuyết tổng quan về cổ tức

1
1.1.1. Chính sách cổ tức


1
1.1.1.1.Chính sách cổ tức trong thị trường hoàn hảo

1
1.1.1.2. Các chính sách chi trả cổ tức trong thực tiễn

1
1.1.2. Các nhân tố ảnh hưởng đến chính sách cổ tức

5
1.1.2.1. Chi phí giao dịch

5
1.1.2.2. Chi phí phát hành

6
1.1.2.3. Lạm phát

6
1.1.2.4. Lãi suất

7
1.1.2.5. Điều khoản hạn chế

7
1.1.2.6. Hạn chế về pháp lý

8
1.1.2.7. Ảnh hưởng của thuế


9
1.1.2.8. Ưu tiên của cổ đông

9
1.1.2.9. Nhu cầu thanh khoản

9
1.1.2.10. Khả năng vay và tiếp cận thị trường vốn

9
1.1.2.11. Tính ổn định của lợi nhuận

10
1.1.2.12. Các cơ hội tăng trưởng vốn

10
1.1.2.13. Bảo vệ chống loãng giá

10
1.1.3. Thực trạng chính sách cổ tức trên thị trường Việt Nam hiện nay

10
1.1.3.1. Các doanh nghiệp vừa trả cổ tức khủng

13
1.1.3.2. Các doanh nghiệp có thu nhập cao và cổ tức rất thấp

14
1.2. Mô hình nền tảng về sự tự tin của CEO và chính sách cổ tức


15
ii
1.2.1. Mô hình cơ bản

16
1.2.2. Chính sách tiền mặt

18
1.2.3. Chính sách tài trợ

18
1.2.4. Chi trả cho các cổ đông ban đầu

19
1.2.5. Chính sách đầu tư

20
1.2.6. Chính sách cổ tức

20
1.2.7. Tăng trưởng của công ty

21
1.2.8. Sự quá tự tin và phản ứng của giá cổ phiếu đến việc thay đổi chính sách cổ tức

22
1.2.9. Kiểm định giả thiết

23

1.2.10. Đo lường sự quá tự tin của CEO

23
2. TỔNG QUAN NHỮNG NGHIÊN CỨU TRƯỚC ĐÂY

25
2.1. Thế nào là một CEO quá tự tin?

25
2.2. Tác động của CEO quá tự tin đến chính sách cổ tức

27
2.2.1. Những lý giải cho chính sách cổ tức đa dạng

27
2.1.2. Tác động của CEO quá tự tin đến các quyết định tài chính

28
2.1.2.1. Tác động của CEO quá tự tin đến quyết định đầu tư

28
2.1.2.2. Tác động của CEO quá tự tin đến quyết định tài chính

30
2.1.2.3. Tác động của CEO quá tự tin đến quyền chọn cổ phiếu

31
2.1.3. Tác động của CEO quá tự tin đến chính sách cổ tức

31

2.2. Sự khác biệt về tác động của CEO quá tự tin đến chính sách cổ tức của những công ty
có mức độ tăng trưởng khác nhau?

36
2.3. Hướng đi chính của bài nghiên cứu

36
3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

38
3.1. Dữ liệu

38
3.2. Xây dựng các biến

38
3.2.1. Biến phụ thuộc

38
3.2.2. Biến độc lập

39
3.2.3. Biến điều tiết (Moderable Variables)

39
3.2.4. Biến kiểm soát (Control Variables)

41
iii
3.3. Phương pháp luận


42
3.3.1. Mô hình

42
3.3.2. Phương pháp

43
4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU THỰC NGHIỆM Ở VIỆT NAM

45
4.1. Thống kê mô tả

45
4.2. Mối quan hệ giữa sự quá tự tin của CEO và chính sách cổ tức

47
4.2.1. Mô hình 1: Kiểm tra mối quan hệ giữa tỷ lệ chi trả cổ tức và các biến điều tiết.

47
4.2.2. Mô hình 2: Mối quan hệ giữa tỷ lệ chi trả cổ tức và sự quá tự tin của CEO qua hồi
quy OLS.

48
4.2.3. Mô hình 3: Mối quan hệ giữa sự quá tự tin của CEO và tỷ lệ chi trả cổ tức dưới tác
động của các biến kiểm soát.

49
4.2.4. Mô hình 4: Kiểm tra sự ảnh hưởng của tăng trưởng công ty trong mối quan hệ giữa
sự tự tin của CEO và chi trả cổ tức.


51
5. KẾT LUẬN

GIẢI PHÁP

54
TÀI LIỆU THAM KHẢO

i
PHỤ LỤC

iii
iv
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
Từ viết tắt
Từ Viết Đầy Đủ Bằng Tiếng
Anh
Từ Viết Đầy Đủ Bằng Tiếng
Việt
GMM General Method Of Moments
Phương pháp hồi quy tổng quát
theo moments
OLS Ordinary Least Squares
Phương Pháp Hồi Quy Bình
Phương Bé Nhất
EPS Earnings Per Share Thu Nhập Trên Mỗi Cổ Phần
DIV Dividend
Per Share
Cổ Tức Trên Mỗi Cổ Phần

CEO
Chief Executive Officer
Giám Đốc Điều Hành
HOSE
Ho Chi Minh City Stock
Exchange
Sở Giao Dịch Chứng Khoán
Thành Phố Hồ Chí Minh
HNX Ha Noi Stock Exchange
Sở Giao Dịch Chứng Khoán Hà
Nội
v
DANH MỤC HÌNH ẢNH
Hình 2.1: So sánh EPS và DIV của công ty cổ phần tập đoàn MaSan

3
Hình 2.2: Xu hướng trả cổ tức của doanh nghiệp niêm yết trên HOSE

11
Hình 2.3: Xu hướng trả cổ tức của doanh nghiệp niêm yết trên HOSE

12
Hình 2.4: Xu hướng trả cổ tức của doanh nghiệp niêm yết trên HNX

12
Hình 2.5: Thống kê số lượng DNNY có D/E trên HNX

13
vi
DANH MỤC BẢNG BIỂU

Bảng 2.1: Tóm tắt chuỗi thời gian của các sự kiện.

17
Bảng 4.1: Thống kê mô tả các biến trong mô hình

45
Bảng 4.2 :Tương quan giữa các biến

46
Bảng 4.3: Kết quả hồi quy mô hình 1

47
Bảng 4.4: Kết quả hồi quy OLS mô hình 2

48
Bảng 4.5: Kết quả 2 steps System GMM

49
Bảng 4.6: Kết quả kiểm tra sự ảnh hưởng của tăng trưởng công ty

51
Mô hình chạy trên STATA

iii
Bảng 6.1.: Thống kê mô tả

iii
Bảng 6.2: Mối tương quan giữa các biến

iii

Bảng 6.3:Kết quả hồi quy mô hình 1

iii
Bảng 6.4:Kết quả hồi quy OLS mô hình 2

iv
Bảng 6.5: Kết quả 2 steps System GMM

iv
Bảng 6.6: Kết quả kiểm tra sự ảnh hưởng của tăng trưởng công ty

v
vii
LỜI MỞ ĐẦU
Thời gian gần đây, lý thuyết tài chính hành vi đang được chú trọng trong lĩnh
vực tài chính. Trong đó những tài liệu hiện hành nghiên cứu tác động của CEO
quá tự tin trong các quyết định tài chính thì các tác động đối với cổ tức vẫn còn
chưa được khám phá. Các tài liệu trước đây cho rằng dựa trên quyết định đầu tư
và quyết định tài trợ thì không xác định tỷ lệ cổ tức đã chi trả cho cổ đông. Vì
vậy, giả thuyết đưa ra là một CEO quá tự tin có thể đã cắt giảm cổ tức nếu họ
nhận thấy nhu cầu đầu tư cao hơn (Ben-David và cộng sự, 2007.). Mặt khác,
CEOs có thể tăng cổ tức nếu họ hy vọng dòng tiền cao hơn trong tương lai (wu
và Liu, 2011). Chính vì thế CEO quá tự tin lên chính sách cổ tức là một câu hỏi
mở vẫn chưa có lời giải đáp rõ ràng trong cả lý thuyết và thực nghiệm.
Ở Việt Nam, nghiên cứu về ảnh hưởng của tài chính hành vi tới các quyết định
kinh doanh mới phát triển những năm gần đây nên chưa được nhiều quan tâm.
Phần lớn các nghiên cứu tập trung vào hành vi của các nhà giao dịch trên thị
trường chứng khoán hay kinh doanh tiền tệ, chưa có một nghiên cứu thực
nghiệm nào về lệch lạc tâm lý của các CEO sẽ dẫn tới những khác biệt trong các
chiến lược của công ty. Theo thống kê năm 2012, một loạt công ty thuộc nhóm

quy mô vốn trung bình (khoảng hơn 100 tỷ đồng) chi trả cổ tức theo tỷ lệ
“khủng”, có nơi tới 100%. Đối lập với những doanh nghiệp trả cổ tức “khủng”
hay tăng mức cổ tức bằng tiền mặt là những doanh nghiệp hạ cổ tức xuống thấp,
thậm chí nói “không” với khoản này. Ngay cả các đại gia lớn làm ăn có lãi, thậm
chí lãi lớn nhưng lại chậm chia cổ tức, không chia cổ tức hay chia cổ tức ít ỏi với
nhiều lý do khác nhau. Trên thực tế, đã có không ít các nhà lãnh đạo cũng như
các chuyên gia đứng ra giải thích về quyết định giữ lại vốn của các doanh nghiệp
như thế là để đầu tư cho tương lai, tranh thủ cơ hội phát triển hay để phòng thủ
trong bối cảnh nền kinh tế chưa khởi sắc. Tuy vậy, với các nghiên cứu về tài
chính hành vi gần đây, nhóm nghiên cứu nghi ngờ có một độ lệch tâm lý nhất
định thường có liên quan đến các đặc điểm cá nhân như tuổi tác , giới tính, giáo
dục, kỹ năng chuyên môn và đặt biệt là sự quá tự tin ở nhà lãnh đạo đã ảnh
hưởng tới chính sách cổ tức ở Việt Nam. Từ các lý thuyết cơ bản và tình hình
thực tế trên thị trường chứng khoán nhóm nghiên cứu đã tiến hành nghiên cứu
viii
thực nghiệm mối quan hệ tương tác giữa một CEO quá tự tin và chính sách chi
trả cổ tức ở Việt Nam.
Nhóm nghiên cứu kiểm tra những dự đoán của mô hình bằng cách sử dụng mô
hình dữ liệu bảng (Penal Data) của các công ty niêm yết ở Việt Nam trong giai
đoạn từ 2009-2012. Nhóm tính toán sự quá tự tin của CEO dựa trên tỷ lện phần
trăm cổ phiếu mà CEO và các người thân trong gia đình nắm giữ ở công ty của
mình qua các thời kì. Nhóm nghiên cứu cũng xem xét những ảnh hưởng của
CEO quá tự tin trên những mối quan hệ giữa chính sách cổ tức và cơ hội phát
triển, dòng tiền, mức độ thông tin bất cân xứng. Giống như những nghiên cứu
trước đây, nhóm nghiên cứu tìm thấy một mối quan hệ tiêu cực giữa các cơ hội
tăng trưởng và việc chi trả cổ tức. Tuy nhiên sự khác biệt trong việc chi trả cổ
tức giữa công ty có tăng trưởng thấp và tăng trưởng cao là nhỏ với các công ty
có CEO quá tự tin. Điều này hoàn toàn phù hợp với những dự đoán của nhóm
nghiên cứu trong mô hình rằng các CEO quá tự tin đóng vai trò ít quan trọng
trong các công ty tăng trưởng cao. Nhóm nghiên cứu còn tìm thấy mối quan hệ

tích cực giữa chi trả cổ tức và dòng tiền trùng với các tài liệu đã nghiên cứu
trước đây, và mối quan hệ này mạnh mẽ hơn trong các công ty có CEO quá tự
tin. Kết quả này gợi ý rằng các CEO quá tự tin đánh giá quá cao khả năng của
dòng tiền hiện tại trong việc dự đoán dòng tiền tương lai. nhóm nghiên cứu cũng
tìm thấy một mối tương quan nghịch biến giữa tỷ lệ chi trả cổ tức và thông tin
bất cân xứng. Tuy nhiên không có sự khác biệt nhiều giữa chính sách cổ tức của
một CEO lí trí và CEO quá tự tin.
Thông qua bài nghiên cứu nhóm hy vọng góp phần khẳng định hai giả thuyết đã
đưa ra trong các nghiên cứu về lý thuyết chi trả cổ tức và sự tự tin của CEO
trước đây. Đầu tiên, nhóm nghiên cứu lập mô hình và kiểm tra mối quan hệ giữa
CEO quá tự tin và chính sách cổ tức và thấy được rằng CEO quá tự tin có ảnh
hưởng đến chính sách cổ tức của công ty. Thứ hai, để loại trừ các giả thuyết
khác với các kết quả của bài nghiên cứu, nhóm phát triển một loạt các dự đoán
dựa nghiên cứu ở các tài liệu trước đây. Cụ thể, nhóm xem xét mối quan hệ giữa
chính sách cổ tức và dòng tiền, cơ hội phát triển, mức độ bất cân xứng thông tin.
Bên cạnh đó bài nghiên cứu còn đóng góp vào nghiên cứu tài chính hành vi ở
ix
nền kinh tế Việt Nam, đặt biệt là phương pháp về đo lường sự tự tin của CEO
phù hợp với bối cảnh các doanh nghiệp Việt Nam, mở ra nhiều hướng phát triển
cho đề tài sau này. Và một đóng góp rất quan trọng là nhóm nghiên cứu đã đưa
thêm một lời giải thích cho các chính sách cổ tức đa dạng ở Việt Nam ngoài
những nguyên nhân mà chúng ta vẫn thường biết đến qua các nhận định của
chuyên gia nghiên cứu.
Tuy bài nghiên cứu vẫn còn tồn đọng nhiều hạn chế nhưng cũng là cơ sở góp
phần định hướng cho các bài nghiên cứu sau này về CEO quá tự tin nói chung.
Cách đo lường CEO quá tự tin còn chưa được kiểm chứng trước đây. Mẫu số
liệu chưa được công khai và cập nhật một cách rõ ràng, kịp thời. Hơn nữa, mẫu
có phần nhỏ và trong thời gian ngắn dễ mắc phải các vấn đề thiên lệch trong số
liệu thống kê. Ngoài ra,vấn đề tài chính hành vi ở nước ta chưa được chú trọng,
nên có rất ít bài nghiên cứu về lĩnh vực này, và đặc biệt chưa có nghiên cứu về

mối quan hệ giữa sự quá tự tin của CEO và chính sách cổ tức. Do đó kết quả của
nhóm chưa có sự so sánh và kiểm định mức độ tương quan với các bài nghiên
cứu khác ở Việt Nam để đưa ra kết luận rõ ràng cho nền kinh tế nước ta.
1
1. CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ TÌNH HÌNH THỰC TẾ CÁC DOANH
NGHIỆP VIỆT NAM
1.1. Lý thuyết tổng quan về cổ tức
1.1.1. Chính sách cổ tức
1.1.1.1.Chính sách cổ tức trong thị trường hoàn hảo
Chính sách cổ tức là chính sách ấn định phân phối giữa lợi nhuận giữ lại tái đầu
tư và chi trả cổ tức cho cổ đông. Lợi nhuận giữ lại cung cấp cho các nhà đầu tư
một nguồn tăng trưởng lợi nhuận tiềm năng tương lai thông qua tái đầu tư, trong
khi cổ tức cung cấp cho họ một phân phối hiện tại. Nó ấn định mức lợi nhuận
sau thuế của công ty sẽ được đem ra phân phối như thế nào, bao nhiêu phần trăm
được giữ lại để tái đầu tư và bao nhiêu dùng để chi trả cổ tức cho các cổ đông.
1.1.1.2. Các chính sách chi trả cổ tức trong thực tiễn

Chính sách lợi nhuận giữ lại thụ động
Chính sách này xác nhận rằng khi có các cơ hội đầu tư hứa hẹn tỷ suất sinh lợi
cao hơn tỷ suất sinh lợi mong đợi mà cổ đông đòi hỏi thì doanh nghiệp nên giữ
lại lợi nhuận hay nói cách khác thì doanh nghiệp không nên chi trả cổ tức. Bởi lẽ,
việc chi trả cổ tức sẽ dẫn đến hoặc là doanh nghiệp phải hi sinh các cơ hội đầu tư
hoặc phải chấp nhận huy động các nguồn tài trợ khác vốn không có sẵn và có thể
phải tốn kém hơn nhiều so với lợi nhuận giữ lại. Mức chi trả cổ tức sẽ thay đổi
từ năm này sang năm khác tuỳ thuộc vào cơ hội đầu tư có sẵn. Tuy nhiên, cổ tức
có thể được duy trì hàng năm theo hai cách:
- Thứ nhất là doanh nghiệp có thể giữ lại lợi nhuận với tỉ lệ khá cao trong
những năm có nhu cầu vốn cao, và nếu công ty cứ tiếp tục tăng trưởng thì
các giám đốc tài chính có thể tiếp tục thực thi chính sách này mà không
cần cắt giảm cổ tức.

- Thứ hai là doanh nghiệp có thể vay vốn để thực hiện cơ hội đầu tư của
mình mà không cần cắt giảm cổ tức. Nếu doanh nghiệp có nhiều cơ hội
đầu tư tốt trong suốt một năm nào đó thì chính sách vay nợ sẽ thích hợp
hơn so với cắt giảm cổ tức. Sau đó, trong những năm tiếp theo, doanh
2
nghiệp cần giữ lại lợi nhuận để đẩy tỷ số nợ trên vốn cổ phần về lại mức
thích hợp.
Ở Việt Nam hiện nay, một nghịch lí đang xảy ra ở chính sách này. Đó là phải
thỏa mãn nhu cầu cổ tức cao trong khi lại thiếu vốn đầu tư phát triển. Nguồn vốn
của một doanh nghiệp bao gồm vốn chủ sở hữu và nguồn vốn vay. Hầu hết các
doanh nghiệp hiện nâng vốn thông qua việc nâng vốn vay, thường bằng cách vay
ngân hàng, chính điều này đã gây một áp lực trả nợ lớn cho doanh nghiệp.
Đối với các doanh nghiệp cổ phần đã niêm yết và chưa niêm yết, việc nâng vốn
chủ sở hữu có thể được tiến hành bằng nhiều cách, trong đó có cách phát hành
cổ phiếu mới. Tuy nhiên, cách này sẽ phát sinh chi phí, thông thường từ 5-10%
tổng giá trị đợt phát hành. Trong khi đó, việc tăng vốn chủ sở hữu bằng cách giữ
lại một phần hay toàn bộ lợi nhuận hầu như không tốn chi phí. Vướng mắc duy
nhất có lẽ là làm sao đạt được sự đồng thuận của cổ đông. Cổ đông của một
doanh nghiệp thường bao gồm nhà đầu tư ngắn hạn và nhà đầu tư chiến lược.
Nhà đầu tư chiến lược luôn có xu hướng nắm giữ lâu dài cổ phiếu và sẵn sàng hi
sinh lợi nhuận ban đầu (cổ tức) để dành vốn đầu tư phát triển doanh nghiệp và
hưởng những giá trị nâng cao trong tương lai. Trong khi đó, nhà đầu tư ngắn hạn
không có ý định gắn bó lâu dài với doanh nghiệp nên muốn được chia cổ tức cao
và có xu hướng bán cổ phiếu ra khi được giá. Không thể đánh giá thấp nhà đầu
tư nào, dù là ngắn hạn hạn hay dài hạn vì chính nhà đầu tư ngắn hạn tạo ra tính
thanh khoản cho cổ phiếu và làm cho thị trường chứng khoán sôi động. Tuy
nhiên, xét từ góc độ doanh nghiệp, nhà đầu tư dài hạn đóng vai trò quan trọng
trong chính sách cổ tức. Việc phân chia lợi nhuận như thế nào được quyết định
tại Đại hội cổ đông, nơi nhà đầu từ chiến lược có tiếng nói quan trọng. Vấn đề
quan trọng là phân chia lợi nhuận phải phù hợp với tình hình kinh doanh và phát

triển. Nếu doanh nghiệp cần vốn đầu tư, đặc biệt trong trường hợp các doanh
nghiệp mới, đang phát triển, thì tăng phần lợi nhuận giữ lại, chia cổ tức ít. Khi
doanh nghiệp đã phát triển ổn định thì nâng mức cổ tức lên cao, thậm chí rất cao.
- Điển hình cho trường hợp này là MSN (công ty cổ phần tập đoàn MaSan).
Mặc dù thu nhập rất cao và tiền mặt của doanh nghiệp thuộc dạng hàng
3
khủng, tuy nhiên MSN đã không chi một đồng cổ tức nào hoặc chi trả rất
ít cổ tức trong giai đoạn (2008 – 2011)
Hình 2.1: So sánh EPS và DIV của công ty cổ phần tập đoàn
MaSan
(Nguồn: finance.vietstock.vn)

Chính sách tiền mặt ổn định
Hầu hết các doanh nghiệp và cổ đông đều thích chính sách cổ tức tiền mặt tương
đối ổn định. Mục tiêu của chính sách này là nhằm duy trì cổ tức ở một mức độ
nhất định và chỉ tăng cổ tức lên mức cao hơn khi công ty có thể đạt được sự gia
tăng lợi nhuận một cách vững chắc, đủ khả năng cho phép tăng cổ tức và một
khi đã tăng cổ tức thì công ty cố gắng duy trì cổ tức ở mức đã định cho đến khi
công ty thấy rõ không thể hi vọng ngăn chặn được sự giảm sút lợi nhuận kéo dài
trong tương lai. Chính sách cổ tức ổn định phù hợp với những công ty đã đi vào
giai đoạn ổn định. Chính sách này mang lại cho công ty những ưu điểm sau:
- Với mức cổ tức nhận được ổn định thì giá cổ phiếu của công ty trên thị
trường sẽ tăng lên và ngày càng nhận được sự tín nhiệm của nhà đầu tư.
Nếu có sự thay đổi trong mức chi trả cổ tức thì nhà đầu tư được xem có
nhiều rủi ro hơn, và chính điều này thì các công ty có cùng mức chi trả cổ
Năm DIV EPS
2008 0 298.6
2009 10 590.5
2010 0
3,427.9

0
2011 0
2,798.0
0
4
tức nhưng công ty nào có chính sách ổn định hơn thì nhà đầu tư sẽ quan
tâm và trả giá cao hơn.
- Với việc ổn định cổ tức giúp công ty định hướng được những cơ hội về
đầu tư, việc phân phối lợi nhuận, việc sản xuất kinh doanh…từ đó tạo
được sự phát triển bền vững cho công ty.
- Thực hiện ổn định cổ tức có thể giúp công ty ổn định về số cổ đông, từ đó
tạo điều kiện thuận lợi cho việc quản lý công ty. Ở nhiều nước trên thế
giới, thu nhập của các cổ đông phụ thuộc vào số cổ tức họ nhận được, nên
nếu chính sách cổ tức của công ty bất ổn có thể các cổ đông sẽ nhắm đến
những cổ phiếu có tính ổn định hơn.
Tuy nhiên, bên cạnh những lợi ích nêu trên chính sách này cũng có những nhược
điểm sau:
- Tạo một áp lực rất lớn cho ban giám đốc công ty và có thể gây khó khăn
cho họ trong việc điều hành công ty.
- Nếu thực thi chính sách này thì ngay cả khi lợi nhuận của doanh nghiệp
đang giảm sút, doanh nghiệp vẫn phải vay nợ hoặc phát hành thêm cổ
phiếu mới để chi trả cổ tức. Và trong một vài năm tiếp theo, tình hình của
doanh nghiệp vẫn không ổn định, thu nhập ngày càng giảm sút thì chính
sách này không thể thực hiện tiếp được.
- Việc duy trì một chính sách cổ tức ổn định có thể sẽ đẩy công ty đến tình
thế phải từ bỏ các dự án đầu tư vì không tận dụng được tối đa lợi nhuận
của công ty mà phải thực hiện cho việc chi trả cổ tức. Việc chi trả cổ tức
này trong trường hợp doanh nghiệp đang gặp khó khăn trong kinh doanh
cũng có thể gây nên sự phản đối lớn từ các chủ nợ.


Chính sách khác
Ngoài hai chính sách chi trả cổ tức thông dụng, được nhiều công ty trong
thực tế sử dụng còn có một số chính sách chi trả cổ tức khác như:
- Chính sách cổ tức có tỷ lệ chi trả không đổi: doanh nghiệp chấp nhận một
chính sách cổ tức có tỷ lệ chi trả không đổi sẽ có thể gặp rủi ro nếu có sự
biến động trong lợi nhuận giữa các năm. Vì khi đó cổ tức sẽ dao động
5
theo mức biến động của lợi nhuận và gây ảnh hưởng tâm lý xấu đến cổ
đông và nhà đầu tư làm ảnh hưởng trực tiếp đến giá của chứng khoán.
- Chính sách trả cổ tức nhỏ từng đợt cộng với cổ tức thưởng thêm cuối năm;
chính sách này thích hợp cho doanh nghiệp có lợi nhuận biến động và nhu
cầu tiền mặt biến động. Khi có lợi nhuận thấp doanh nghiệp chi trả theo
mức cổ tức đều đặn và thấp. Khi có lợi nhuận cao và không có nhu cầu sử
dụng tiền mặt cuối năm, doanh nghiệp sẽ trả thêm phần cổ tức thưởng.
Chính sách này tạo khả năng linh hoạt để giữ lại lợi nhuận mà vẫn thoả
mãn nhu cầu của nhà đầu tư.
Ở Việt Nam, hình thức này được rất nhiều công ty áp dụng, họ thường chia cổ
tức làm thành 2 đợt:
- Đợt 1 (thường là vào tháng 3,4): đây là thời điểm sau khi kết thúc năm
tài chính, các công ty có kết quả của kiểm toán và công bố kết quả hoạt
động sản xuất kinh doanh của cả năm vừa rồi và thông báo phân chia lợi
nhuận, cổ tức (sau khi đã được Đại hội đồng cổ đông thông qua).
- Đợt 2 (thường là vào tháng 7,8): các công ty sau khi có kết quả nửa năm
(2 quý đầu năm) thường tạm ứng cổ tức cho các cổ đông dựa vào chỉ tiêu
kế hoạch và kết quả thực tế đạt được trong nửa năm.
1.1.2. Các nhân tố ảnh hưởng đến chính sách cổ tức
Trong thị trường hoàn hảo, Modigliani và Miller không xét đến các yếu tố như
chi phí giao dịch, chi phí phát hành, thuế. Tuy nhiên, thực tế những yếu tố này
tác động rất lớn đến chính sách cổ tức của doanh nghiệp. Mà chính sách cổ tức
lại gửi tín hiệu đến các nhà đầu tư, thông qua đó quyết định trực tiếp đến giá cổ

phiếu sau khi chia cổ tức, ảnh hưởng đến tính thanh khoản cổ phiếu của công ty
trên thị trường thứ cấp.
1.1.2.1. Chi phí giao dịch
Chi phí giao dịch chỉ ảnh hưởng đến cổ tức của các doanh nghiệp chưa niêm yết.
Những công ty này sẽ trực tiếp thu phí giao dịch của nhà đầu tư. Khoản thu nhập
này sẽ làm tăng lợi nhuận của công ty. Lợi nhuận tăng, công ty sẽ chi trả cổ tức
6
nhiều hơn. Vì vậy, chi phí giao dịch tác động không nhỏ đến các quyết định về
chính sách cổ tức.
1.1.2.2. Chi phí phát hành
Trong chi phí phát hành có các chi phí như bảo lãnh phát hành, chi phí kiểm toán,
chi phí thuê đơn vị tư vấn, chi phí phát sinh khi nộp hồ sơ, chi phí in ấn, vận
chuyển, chi phí đăng báo, chi phí phát hành khác. Mức cao nhất lên tới 100 triệu
đồng thuộc về phí bảo lãnh phát hành chứng khoán. Các khoản chi phí phát sinh
này làm chi phí sử dụng vốn của các công ty niêm yết tăng lên, làm giảm lợi
nhuận doanh nghiệp.
Nếu một công ty thiếu vốn nhưng không muốn bỏ qua cơ hội đầu tư tốt, công ty
có thể huy động vốn bằng cách đi vay hoặc phát hành thêm cổ phiếu mới, nhưng
cả hai cách này đều sẽ tốn kém nhiều chi phí. Vì vậy, các doanh nghiệp thường
thích giữ lạimột tỷ lệ lớn trong lợi nhuận đạt được để có đủ vốn cho các cơ hội
đầu tư hơn là việc phát hành cổ phần mới với chi phí sử dụng vốn cao. Do đó,
chi trả cổ tức của doanh nghiệp thường thấp hơn khi chi phí phát hành cao.
Nhưng chính việc giữ lại lợi nhuận này đôi khi sẽ phải đánh đổi bằng sự từ bỏ sở
hữu của một số các cổ đông mà mối quan tâm hàng đầu của họ là được hưởng cổ
tức cao, ổn định.
1.1.2.3. Lạm phát
Theo lý thuyết, khi nền kinh tế có lạm phát, doanh nghiệp buộc phải giữ lại lợi
nhuận cao hơn để duy trì năng lực hoạt động của mình.
Trong giai đoạn đầu tiên của lạm phát REE và cũng như các mã chứng khoán
khác trong suất 4 tháng giá cổ phiếu của REE đều giảm theo từng biên độ nhỏ

nhưng do kéo dài nên giá của cổ phiếu lúc này chỉ còn 1/8 so với giá đỉnh. Và
giá thấp nhất trong giai đoạn này là 25000 đồng. Trong giai đoạn này giá của
REE đã cũng có những phiên giao dịch màu xanh khi Chính phủ có những chính
sách cáp bách nhằm cứu vãn thị trường chứng khoán, cụ thể: ngày 25/03/2008
Chính phủ đưa ra các chính sách để hạn chế sự tụt dốc của VN-index xuống xa
ngưỡng 500 điểm thì REE có dấu hiệu tăng trong 10 phiên dao dịch liên tiếp.
7
Tuy nhiên sau những cố chính sách không thật đầy đủ và đồng bộ của Chính phủ
thì VN-index vẫn tụt xa mốc 500 kéo theo REE tiếp tục đà giảm. Khả năng huy
động vốn của REE giảm, công ty quyết định sử dụng tối đa 90% lợi nhuận sau
thuế để tái đầu tư vào các dự án mới của công ty.
1.1.2.4. Lãi suất
Thông thường, việc trả cổ tức tại các công ty cổ phần luôn cao hơn lãi suất ngân
hàng, thường ở mức trên 12%/ năm, đặc biệt đối với các công ty đại chúng, các
công ty niêm yết, công ty có vốn góp cổ phần của người lao động thì sức ép về
cổ tức là rất cao.
Lãi suất biến động có thể ảnh hưởng đến giá chứng khoán trên cả 2 góc độ: ảnh
hưởng trực tiếp tới hiệu quả đầu tư của các nhà đầu tư và ảnh hưởng gián tiếp
vào kết quả kinh doanh của doanh nghiệp.Theo đó, khi lãi suất tiền gửi tăng,
việc gửi tiền vào ngân hàng sẽ có lợi hơn, điều này đồng nghĩa với chi phí cơ hội
qua việc đầu tư vào chứng khoán sẽ tăng lên. Do đó, với việc lãi suất ngân hàng
tăng, có thể nhà đầu tư vẫn tiếp tục đầu tư vào chứng khoán, nhưng kỳ vọng của
họ vào thị trường cũng lớn hơn. Nếu thị trường biến động không đạt được kỳ
vọng như nhà đầu tư mong đợi, họ sẽ tính đến việc rút khỏi chứng khoán để gửi
tiền vào ngân hàng. Ví dụ, sống động nhất là thời điểm bùng nổ lãi suất trong
khoảng giữa năm 2008, khi đó lãi suất huy động đã lên đến mức kỷ lục
18-19%/năm, nhưng chứng khoán còn bùng dữ dội hơn.
Trong khi đó, lãi suất huy động tăng thường sẽ gây áp lực tăng lãi suất cho vay.
Điều này sẽ làm tăng chi phí kinh doanh của các doanh nghiệp niêm yết, khiến
lợi nhuận của doanh nghiệp giảm dẫn tới giảm chi trả cổ tức.

1.1.2.5. Điều khoản hạn chế
Các điều khoản hạn chế thường tác động nhiều đến chính sách cổ tức. Về cơ bản
các hạn chế này giới hạn tổng mức cổ tức một doanh nghiệp có thể chi trả. Đôi
khi, các điều khoản này có thể quy định không thể chi trả cổ tức cho đến khi nào
lợi nhuận của doanh nghiệp đạt được một mức ấn định nào đó.
8
Khoảng tháng 12/2008, nhà đầu tư sững sờ với thông tin công ty cổ phần Nhiệt
điện Phả Lại (mã PPC) tạm hoãn thanh toán cổ tức đợt 1 bằng tiền, tỷ lệ 3%, vốn
dự kiến sẽ chi cho cổ đông vào giữa cuối tháng 11. Quyết định này được đưa ra
khi công ty dự báo kết quả sản xuất kinh doanh năm 2008 sẽ không đạt lợi nhuận
đủ để chi trả cổ tức do biến động đồng USD đẩy chi phí tài chính xác định lại tỷ
giá tăng lên.
1.1.2.6. Hạn chế về pháp lý
Luật doanh nghiệp số 60/2005/QH11 ngày 29 tháng 11 năm 2005 quy định:
- Hạn chế suy yếu vốn - Không thể dùng vốn của doanh nghiệp để chi trả
cổ tức: Nguồn vốn của doanh nghiệp theo Luật doanh nghiệp 2006, bao
gồm vốn chủ sở hữu, thặng dư vốn cổ phần – vốn góp cao hơn mệnh giá,
các quỹ và lợi nhuận giữ lại. Công ty cổ phần chỉ được trả cổ tức cho cổ
đông khi công ty đã hoàn thành nghĩa vụ thuế và các nghĩa vụ tài chính
khác theo quy định của pháp luật; trích lập các quỹ công ty và bù đắp đủ
lỗ trước đó theo quy định của pháp luật và Điều lệ công ty. Cổ tức trả cho
cổ phần phổ thông được xác định căn cứ vào số lợi nhuận ròng đã thực
hiện và khoản chi trả cổ tức được trích từ nguồn lợi nhuận giữ lại của
công ty; ngay sau khi trả hết số cổ tức đã định, công ty vẫn phải bảo đảm
thanh toán đủ các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác đến hạn
- Hạn chế lợi nhuận ròng - Cổ tức phải được chi trả từ lợi nhuận ròng hiện
nay và trong thời gian qua. Điều này nhằm ngăn cản các chủ sở hữu
thường rút đầu tư ban đầu và làm suy yếu vị thế an toàn của các chủ nợ
của doanh nghiệp. Cổ tức trả cho cổ phần phổ thông được xác định căn cứ
vào số lợi nhuận ròng đã thực hiện và khoản chi trả cổ tức được trích từ

nguồn lợi nhuận giữ lại của công ty.
- Hạn chế mất khả năng thanh tóan - Không thể chi trả cổ tức khi doanh
nghiệp mất khả năng thanh toán (nợ nhiều hơn tài sản), nhằm đảm bảo
quyền ưu tiên của chủ nợ đối với tài sản của doanh nghiệp.
Điển hình, năm 2007, công ty cổ phần đường Biên Hòa có tỷ số thanh toán
nhanh là 2.8, công ty quyết định chi trả cổ tức trên mỗi cổ phiếu là 18% . Nhưng
9
đến năm 2008, do những ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế làm nền kinh
tế suy thoái, hàng tồn kho không tiêu thụ được, chi phí nhân công tăng, sự biến
động quá thất thường của giá nguyên liệu, làm khả năng thanh toán của BHS
giảm xuống còn 1.01 và cũng làm cho khả năng chi trả cổ tức của công ty giảm
xuống 15%.
1.1.2.7. Ảnh hưởng của thuế
Khi quyết định chi trả cổ tức, doanh nghiệp sẽ cân nhắc đến sự chênh lệch giữa
thuế suất đánh trên thu nhập lãi vốn và thu nhập cổ tức nhằm mục tiêu tối đa hóa
lợi ích cho cổ đông. Ngoài ra, thu nhập cổ tức bị đánh thuế ngay (trong năm hiện
hành), còn thu nhập lãi vốn có thể hoãn đến các năm sau.
Nếu thuế lãi vốn lớn hơn thuế cổ tức thì doanh nghiệp nên chi trả nhiều cổ tức.
Ngược lại, doanh nghiệp không nên chi trả nhiều cổ tức hoặc có thể trả cổ tức
dưới hình thức mua lại cổ phần.
1.1.2.8. Ưu tiên của cổ đông
Đối với một số công ty, cổ đông tác động rất lớn đến việc chi trả cổ tức. Đó là ở
những công ty mà đa số cổ phần thuộc về một số cổ đông chiến lược, chính sách
cổ tức phụ thuộc theo quyết định của họ. Còn ở những công ty có chính sách cổ
tức rộng rãi, mỗi cổ đông nắm giữ một phần rất nhỏ trong vốn cổ phần, việc chi
trả cổ tức phụ thuộc nhiều hơn vào yếu tố cơ bản như cơ hội đầu tư, dòng tiền,
tiếp cận thị trường tài chính.
1.1.2.9. Nhu cầu thanh khoản
Chi trả cổ tức là dòng tiền đi ra; vì vậy, khả năng thanh khoản của doanh nghiệp
phụ thuộc vào các tài sản có tính thanh khoản cao, nhất là tiền mặt. Từ đó ảnh

hưởng đến chính sách chi trả cổ tức của doanh nghiệp.
1.1.2.10. Khả năng vay và tiếp cận thị trường vốn
Doanh nghiệp lớn, có uy tín, dễ dàng tiếp cận với thị trường tín dụng và các
nguồn vốn bên ngoài thì càng có nhiều khả năng chi trả cổ tức bởi khả năng
thanh khoản linh hoạt và tận dụng các cơ hội đầu tư. Ngược lại, đối với các
10
doanh nghiệp nhỏ, chỉ có vốn cổ phần, khó tiếp cận vốn bên ngoài thì khi có cơ
hội đầu tư mới thuận lợi, thường việc chi trả cổ tức không nhất quán với mục
tiêu tối đa hóa giá trị doanh nghiệp.
1.1.2.11. Tính ổn định của lợi nhuận
Một doanh nghiệp có lịch sử lợi nhuận ổn định thường sẵn lòng chi trả cổ tức
cao hơn doanh nghiệp có thu nhập không ổn định.
1.1.2.12. Các cơ hội tăng trưởng vốn
Thông thường, các doanh nghiệp tăng trưởng nhanh thường có nhu cầu để tài trợ
các cơ hội đầu tư hấp dẫn mới. Vì vậy, họ thường giữ lại phần lớn lợi nhuận và
tránh bán cổ phần mới ra công chúng vừa tốn kém vừa bất tiện.
1.1.2.13. Bảo vệ chống loãng giá
Việc quyết định giữ lại lợi nhuận, chi trả cổ tức có thể còn phụ thuộc vào các
quyết định tài trợ, cấu trúc vốn tối ưu của doanh nghiệp. Rủi ro loãng giá, tức
quyền lợi của chủ sở hữu theo phần trăm bị loãng, xuất hiện khi doanh nghiệp
phát hành cổ phần mới vì có thể có cổ đông không mua hoặc không thể mua
theo tỷ lệ tương ứng. Vì vậy, có vài doanh nghiệp lựa chọn chi trả cổ tức thấp để
tránh rủi ro loãng giá (vì tránh được phát hành cổ phần mới do cần vốn).
Ngoài ra, trong thực tế còn rất nhiều yếu tố khác ảnh hưởng đến sự lựa chọn
chính sách cổ tức như: cấu trúc cổ đông, hình thức sở hữu, quy mô doanh nghiệp,
khả năng tạo lợi nhuận, đặc điểm phát triển của doanh nghiệp, lãi suất ngân
hàng, Một số yếu tố này ủng hộ cổ tức cao, trong khi các yếu tố khác hàm ý
một chính sách chi trả thấp hơn. Hội đồng quản lý của doanh nghiệp nên cân
nhắc các yếu tố này tùy trường hợp để đạt đến một chính sách cổ tức tốt nhất có
thể được.

1.1.3. Thực trạng chính sách cổ tức trên thị trường Việt Nam hiện nay
Trong vòng sáu năm trở lại đây, số liệu thống kê của Vietstock cho thấy số
lượng các doanh nghiệp niêm yết trên cả hai sàn HNX và HOSE không chi trả
11
cổ tức ngày càng tăng cao. Và số lượng doanh nghiệp có D/E trong khoảng
0-20% cũng dần chiếm ưu thế.
Xét riêng trên HOSE, năm 2007 số lượng doanh nghiệp trả cổ tức tiền mặt
chiếm đến 67% lượng doanh nghiệp niêm yết thời điểm này (104 doanh nghiệp),
trong khi đó không trả cổ tức chỉ có 2 doanh nghiệp (ứng với 2%), hơn 30% còn
lại là các doanh nghiệp hoặc trả cổ tức cổ phiếu, hoặc vừa cổ tức cổ phiếu vừa
trả cổ tức tiền mặt. Thế nhưng, đến cuối năm 2012, số lượng doanh nghiệp trên
sàn tăng lên 286 đơn vị thì tỷ lệ doanh nghiệp trả cổ tức tiền mặt và không trả cổ
tức đã gần tương đương nhau với tỷ lệ 47% và 45%. Tỷ lệ doanh nghiệp trả cổ
tức cổ phiếu và vừa cổ tức cổ phiếu vừa cổ tức tiền mặt giảm mạnh còn 3% và
5%.
Hình 2.2: Xu hướng trả cổ tức của doanh nghiệp niêm yết trên HOSE
(Nguồn: finance.vietstock.vn)
Không những số lượng doanh nghiệp chi trả cổ tức giảm mà tỷ lệ tổng cổ tức
trên thu nhập mỗi cổ phần (D/E) cũng giảm theo. Năm 2007, số lượng doanh
nghiệp có D/E dao động trong khoảng 40-60% chiếm ưu thế lớn nhất, kế đó là
khoảng 20-40% và trong khoảng từ 0-20% chỉ chiếm 9.2%. Đến cuối năm 2012,
số lượng doanh nghiệp có tỷ lệ D/E trong khoảng 0-20% đã chiếm tới 47.55%
tổng doanh nghiệp niêm yết toàn sàn.
12
Hình 2.3: Xu hướng trả cổ tức của doanh nghiệp niêm yết trên HOSE
(Nguồn: finance.vietstock.vn)
Diễn biến trên HNX cũng gần tương tự, tuy nhiên số lượng doanh nghiệp không
chi trả cổ tức đã chiếm 54% trên tổng số doanh nghiệp niêm yết trên sàn tính đến
cuối năm 2012.
Hình 2.4: Xu hướng trả cổ tức của doanh nghiệp niêm yết trên HNX

(Nguồn: finance.vietstock.vn)
Thêm vào đó, nếu như số lượng doanh nghiệp có tỷ lệ D/E lớn hơn 100% chiếm
đến 53% tổng số doanh nghiệp niêm yết vào thời điểm năm 2007 thì sang đến
năm 2012 tỷ lệ này chỉ còn 4%. Thay thế vào vị trí chiếm tỷ lệ lớn nhất là doanh
nghiệp có D/E trong khoảng 0-20% với 55% trên tổng số 359 doanh nghiệp
niêm yết trên HNX.
13
Hình 2.5: Thống kê số lượng DNNY có D/E trên HNX
(Nguồn: finance.vietstock.vn)
Nếu chỉ xét riêng các số liệu thống kê về xu hướng trả cổ tức của các doanh
nghiệp niêm yết trên toàn thị trường trong 6 năm qua, bức tranh toàn cảnh đang
ngày càng xấu đi, đặc biệt là mảng tối trên HNX.
1.1.3.1. Các doanh nghiệp vừa trả cổ tức khủng
Một loạt công ty thuộc nhóm quy mô vốn trung bình (khoảng hơn 100 tỷ đồng)
vừa công bố chi trả cổ tức theo tỷ lệ “khủng”, có nơi tới 100%.
Năm 2011, nhiều đơn vị xin chậm, khất cổ tức hoặc thậm chí tuyên bố không chi
trả, nhưng vẫn có nhiều công ty “ngược dòng”. Gần đây, Công ty cổ phần Dịch
vụ trực tuyến FPT (FPT Online) công bố việc chi trả cổ tức năm 2011 là 100%.
FPT Online chi trả thành 2 đợt từ tháng 9 đến tháng 12/2011 với tỷ lệ tương ứng
là 25% và 75%. Đây là năm thứ 2 FPT Online chi "đậm" cho các cổ đông. Năm
2010, công ty này cũng chia cổ tức 58% bằng tiền mặt. Năm 2011, FPT Online
vượt mặt một số "ông lớn" khác như Công ty cổ phần Vincom - VIC (chi trả cổ
tức bằng tiền 58,8%), Công ty cổ phần Bột giặt NET và Công ty cổ phần Bột
giặt Lix (LIX) (chi trả 50% bằng tiền mặt). Trước đó, tỷ lệ 58,8% của VIC
cũng đã được xem là "khủng".

×