Tải bản đầy đủ (.pdf) (50 trang)

nghiệp vụ hướng dẫn du lịch ở đà lạt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.57 MB, 50 trang )





Câu 1. Thuyết minh tuyến ĐÀ LẠT - TP.HCM
SƠ ĐỒ CUNG ĐƯỜNG ĐÀ LẠT – TP.HCM
Từ Đà Lạt đến TP. HCM khoảng 300 km





Họ và Tên: Đặng Văn Sĩ
Lớp: Nghiệp vụ hướng dẫn du lịch – KN10
Đi qua các địa phương và khoảng cách:

















Tỉnh Lâm Đồng :
Từ Đà Lạt (A) → Đức Trọng (B) : 45km
Từ Đà Lạt (A) → Di Linh (C) : 85km
Từ Đà Lạt (A) → Bảo Lộc (D) : 116km
Từ Đà Lạt (A) → Đạ Hoai (E) : 163km
Qua các đèo : Đèo Phú Hiệp, Đèo Bảo Lộc, Đèo Chuối
Tỉnh Đồng Nai :
Từ Đà Lạt (A) → Tân Phú (F): 174km
Từ Đà Lạt (A) → Định Quán (G) : 190km
Từ Đà Lạt (A) → Thống Nhất (H) : 226km
Từ Đà Lạt (A) → Biên Hòa (I) : 270km
Điểm cuối cùng là Tp.HCM (J) là hơn 300km

Thuyết minh trên tuyến
Thiền Viện Trúc Lâm – Cáp treo Đà Lạt
Hệ thống cáp treo Đà Lạt này được khởi công xây dựng vào ngày 3/2/2002, khánh
thành ngày 24/1/2003 và chính thức đưa vào hoạt động ngày 1/2/2003.
Hệ thống này do Hãng Doppelmayr của Thụy Sĩ và Áo thiết kế, chế tạo và lắp đặt. Với
50 cabin tự động đủ màu sắc có công suất vận chuyển tối đa 900 lượt/giờ, du khách có
thể thưởng ngoạn rừng núi Tây Nguyên hùng vĩ, toàn cảnh thành phố ngàn hoa và bay
trên những rừng thông bạt ngàn, tận hưởng cái lành lạnh của trời Đà Lạt.
Tại đồi Rôbin (rộng 15.000m2), một nhà ga 7.500m2 được trang bị hệ thống tách cáp
hiện đại theo dây chuyền đường ray để cabin tự chặn lại cho khách lên xuống. Du khách
còn có thể thưởng thức những món ăn mang đậm hương vị Đà Lạt của nhà hàng tại ga đi.
Ở ga đến, khách sẽ được tham quan khu du lịch Thiền viện Trúc Lâm - hồ Tuyền Lâm và
thưởng thức cơm chay. Đặc biệt, vào ngày 6/8/2004, Khu Du lịch Cáp treo Đà Lạt đã đưa
vào phục vụ du khách chương trình “Cà phê cảm giác trên cáp về đêm”.
Cáp treo Đà Lạt đã góp phần tạo nên sự hấp dẫn cho thành phố “đường trong hoa, thấp
thoáng nhà trong lá” này.


Thác Dantanla : là một ngọn thác lớn nằm trong khu du lịch Đatanla – cách thác
Prenn8km và thành phố Đà Lạt10km và là điểm tham quan, phiêu lưu mạo hiểm. Đatanla
hay Đatania do các từ K'Ho ghép lại: "Đà-Tàm-N'ha" có nghĩa là "nước dưới lá"
[1]
- liên
hệ đến cuộc chiến tranh Chăm- Lạch- Chilthế kỷ XV - XVII.
Thác Datanla có lượng nước dồi dào do thượng nguồn là nguồn nước ổn định.
Thác Datanla không ồn ào do chảy qua nhiều thềm đá. Thác đổ từ ghềnh cao 20m, nước
suối phần dưới tạo thành khu vực nước rất trong nên gọi là Suối Tiên, phần sâu hun hút
phía trên có một vực sâu gọi là Vực Tử Thần. Theo truyền thuyết, do thác có vực sâu nằm
lọt thỏm giữa một vùng đồi núi nên đã từng là nơi lánh nạn của một cánh quân của người
dân tộc bản địa trong các cuộc chiến tranh với người Chăm từ cách đây hàng trăm năm
trở về trước. Nhờ có ngọn thác này nên một cánh quân đã trụ lại và bảo toàn được lực
lượng.
Truyền thuyết 1
Đatanla là nơi dũng sĩ K`Langvà nàng sơn cước Hơbianggặp nhau. Nơi đây,
chàng Langđã giao chiến với bầy thú dữ gồm 2 con rắnhổ tinh, 7 con chó sóivà 2 con cáo.
Truyên kể của đồng bào dân tộc còn ghi lại rất rõ trận đánh ấy: "Cây đổ ào ào, gió cuồng
lên dữ dội, cuộc giao tranh diễn ra vô cùng ác liệt. Lợi dụng lúc 2 con rắn lè lưỡi, Lang
rút dao đi rừng chặt đứt bay 2 lưỡi của rắn rồi lấy 9 mũi cung tên bắn vào bầy chó sói và
cáo làm chúng bỏ chạy tán loạn ".
[2]
Khoảng rừng cây bị đổ phá tạo nên những hố sâu
mà một trong những hố sâu ấy là vực Tử Thần ở chân thác. Từ đó Đatanla là nơi hẹn hò
của đôi tình nhân.
Truyền thuyết 2
Truyền thuyết kể rằng, Đatanla còn là thác mà các nàng tiên thường hay xuống
tắm vì có dòng nước trong vắt, được che phủ bởi nhiều tầng lá. Vì không biết là dưới lá
có nước nên khi phát hiện ra con thác, bà con dân tộc thiểu số đặc tên cho nó là “Đạ Tam
Nnha” có nghĩa là “dưới lá có nước”. Sau này khi người Pháp và người Kinh đặt chân lên

vùng cao nguyên đầy trữ tình này thì biến âm thành Đatina rồi là Đatanla
Truyền thuyết 3
Có truyền thuyết kể lại rằng, vào thời Pôrêmê, người Chămtừ Panduranga(Phan
Rang) thường kéo lên tấn công người Lạt, người Chil ở cao nguyên Lang Biang để giành
đất và bắt nô lệ. Trong lúc người Lạchsắp thua vì thiếu “cái nước” thì tình cờ họ phát
hiện ra dòng thác này và có nước uống, nên người Lạt đã chiến thắng và bảo vệ được
buôn làng. Còn người Chăm thua vì họ không biết “dưới lá có nước”. Từ đó bà con bộ
tộc Lạt đặt tên là “Đạ Tam Nnha” (dưới lá có nước) để nhắn nhủ với con cháu sau này.”
Hệ thống máng trượt
Hệ thống máng trượt tại Đatanla được xem là máng trượt duy nhất của Đà Lạt.
Máng có chiều dài 1.000m uốn lượn quanh các sườn núi, có hệ thống phanh cảm biến để
hãm bớt tốc độ của những xe đi quá nhanh nhằm giữ khoảng cách an toàn giữa các xe.
Trượt trên máng ống là những chiếc xe đôi dành cho 2 người, có tay phanh để điều chỉnh
tốc độ theo ý muốn. Tốc độ trung bình là 10-20km, tốc độ nhanh là 40km. Trước đây
muốn xuống thác Datanla phải vất vả vượt qua hàng trăm mét đường dốc thẳng đứng và
chỉ có cách duy nhất là đi bộ với thời gian từ 10- 15 phút, nay có thể lên hoặc xuống thác
rất nhanh từ 1,5- 2 phút.
Leo dây mạo hiểm : Leo dây mạo hiểm là môn thể thao mới khai trương tại thác
nhằm khám phá và thử sức can đảm tại hang Tử Thần.
Thác Prenn
Thác Prennlà một thác nướcđẹp thuộc tỉnh Lâm Đồng. Thác mang một vẻ êm dịu, duyên
dáng như một màn nước đổ nhè nhẹ từ độ cao 10 m xuống một hồ nướcnhỏ, xung quanh
đầy hoa lá và một đồi thông vi vu.
Thác Prenn nằm ở chân đèo Prenncách trung tâm Đà Lạtkhoảng 10 km, nằm ven quốc lộ
20.
Cái tên Prenn gợi nhớ đến một thời xa xăm vào khoảng thế kỷ XV – XVII, khi vùng núi
rừng nơi đây còn là ranh giới chiến trường của các cuộc chiến tranh xâm lăng và bảo vệ
lãnh thổ. Prenn gốc tiếng Chăm có nghĩa là "vùng xâm chiếm", còn các tộc dân bản địa
như Lat, Chil, Srélại gọi kẻ xâm lăng là "người Prenn".
Để vào thác, du khách phải qua một chiếc cầu ngắn bắc ngang dòng suối đã được kè chắn

bằng bêtông nhằm tránh bị xói lở. Con đường xuống thác thật đẹp với những bậc đá ôm
theo sườn đồi được bố trí một cách hợp lý; Du khách sẽ nhìn thấy một bức màn nước
buông mình từ độ cao gần 10m xuống thung lũng nhỏ đã được chỉnh sửa thành vườn hoa
mà từ đây có nhiều lối đẹp đưa chân lên các đồi thông thoáng đãng chung quanh.
Du khách có thể men theo các con đường dẫn đến vườn thú, vườn lanhay thư thả dạo gót
hoa viên ngắm nhìn những bông hoa khoe sắc, những căn chòi xinh xinh trên ngọn cây
hoặc đung đưa cùng cầu treo bắc ngang dòng suối nhỏ. Ở một góc độ khác, vườn đá Thái
Dương với sự sắp xếp đầy ngẫu hứng tạo được một bất ngờ thú vị. Đặc biệt với hệ thống
cáp treo, du khách có thể ngang qua dòng thác trong cảm giác phiêu bồng, tưởng như
đang đi vào cõi thần tiên
Hiện nay, thác Prenn do Công ty cổ phần Dịch vụ Du lịch Đà Lạt quản lý khai thác
nhưng đang trong tình trạng xuống cấp do không được tu bổ, sửa chữa thường xuyên
Trúc Lâm Viên
Trúc Lâm Viên chỉ mới nghe tên gọi đã cho ta liên tưởng đến cảnh thiền định nơi chốn
sơn thuỷ hữu tình. Sau những bộn bề lo toan của cuộc sống, sự câu thúc công việc, nhịp
sống hối hả thời hiện đại…con người luôn khao khát một khoảng lặng để tìm kiếm sự an
trú trong cõi lòng và có lẽ Trúc Lâm Viên là một lựa chọn.
Khu du lịch văn hoá - nghệ thuật - tâm linh Trúc Lâm Viên do Doanh nghiệp tư nhân
Trần Lê Gia Trang đầu tư nằm cách thành phố Đà lạt 15 km về phía Nam được khởi công
xây dựng từ năm 2006. Sau 4 năm đầu tư xây dựng với nhiều hạng mục: Đường vãn cảnh
nội bộ, các công trình kiến trúc mang phong cách truyền thống Á đông, vườn hoa cây
xanh… đã biến nơi đây từ một vùng đồi đá sỏi hoang vu dưới chân núi Voi thành khu
sinh cảnh biệt lập với bên ngoài. Toàn bộ khu du lịch được kiến tạo trong diện tích
khoảng trên 40 hécta, với nhiều hạng mục công trình mang đậm nét văn hoá truyền
thống, nhiều ý tưởng độc đáo như: Suối Thanh Lương và Dân Sinh, thác Bảy Tầng, thác
Tam Bảo, hồ Định An, nhà Thuỷ Tạ, Vọng Nguyệt lầu, Nghinh Phong cát, cùng nhiều tác
phẩm nghệ thuật đá cảnh, bonsai và tranh thêu tạo nên một không gian nghệ thuật quyện
hoà vào thiên nhiên hữu tình. Vì vậy, tách khỏi đường cao tốc Liên Khương – Đà Lạt, đi
ngược về phía núi Voi khoảng 500 mét là tới Trúc Lâm Viên, du khách như trút bỏ tiếng
xe cộ ngược xuôi trên đường cao tốc để thả hồn theo các lối đi nhỏ nhắn hai bên liễu rủ,

thông reo, những hàng cây mai anh đào thẳng tắp và nghe tiếng suối reo róc rách bên
sười núi.
Nằm soi bóng bên hồ Định An là thư viện trung tâm Thất Huệ Hiền mang đậm nét kiến
trúc Á Đông, bên trong tôn trí tượng Phật Thích Ca, các vị tổ sư Thiền tông và Đức
Thánh Trần Hưng Đạo khiến du khách như đang bước nhẹ vào cõi Thiền mênh mang,
tĩnh tại. Dạo quanh hồ Định An, chỉ cần vỗ tay hàng trăm con cá cảnh đủ màu sắc chen
nhau trồi lên mặt nước. Du khách cũng có thể đắm mình trước những tác phẩm tranh thêu
tay nghệ thuật, đốc đáo với kỹ thuật thêu nổi bằng chỉ tơ tăm trên nền tơ lụa. Cảm nhận
nét tinh tế qua từng tác phẩm tranh thêu mang đậm bản sắc văn hoá Việt qua kỹ xảo,
đường thêu tài hoa của các nghệ nhân Trần Lê Gia Trang. Hay chiếm ngưỡng khu vườn
sưu tập bonsai, non bộ, tiểu cảnh với nhiều chủng loại xen kẽ với những vườn hoa ôn đới
như Đỗ quyên, Trà mi… Đặc biệt bộ sưu tập bonsai thông, tùng độc đáo. Thưởng thức
nét văn hoá “độc nhất vô nhị” trên Cao nguyên Lâm Viên, đó là Trà đạo tại vườn đá cảnh
Nhật Bản với những khối đá cảnh, những bộ bàn ghế đá được chế tác công phu nhập
nguyên bộ từ đất nước Mặt trời mọc, sứ sở Hoa anh đào. Với không gian này khách có
thể hoá thân vào thiếu nữ trong trang phục Kimono, võ sĩ Samurai hay thiếu nữ Ấn Độ
làm duyên với cảnh sắc cỏ cây, hoa lá, kiến trúc. Nhân viên trong khu du lịch bảo rằng,
với không gian kiến trúc tựa mình vào thiên nhiên, sự bài trí đá cảnh, tranh thêu và văn
hoá trà đạo khách muốn thưởng thức âm nhạc cũng mang một phong cách riêng nên
không có trống, đàn điện tử mà thay vào đó là nhạc cụ truyền thống: sáo, đàn bầu hay
violon…
Dưới những rạng thông xanh thấp thoáng bên sườn đồi là những Bungalow tiện nghi và
xinh xắn, không gian riêng tư ấm áp cho những gia đình, bè bạn tụ hội. Đan xen với
những công trình xây dựng mỹ thuật có biết bao tiểu cảnh, cây kiểng, hòn non bộ, thác
nước nhân tạo hay Thạch Hoa viên với những kỳ hoa dị thảo giữa sa thạch hàng ngàn
năm tuổi, tất cả hoà quyện như một bức tranh thuỷ mặc sống động. Từ trên đỉnh cao đồi
vọng cảnh, du khách có thể phóng tầm mắt nhìn bao quát cả một khu đồi bạt ngàn cây
xanh hay thưởng thức các món ăn ở nhà hàng Yến Sào, nhà hàng Cơm chay tại khu du
lịch cùng với các dịch vụ khép kín du khách sẽ có những giây phút thư thái, an trú trong
lòng mỗi khi vãn cảnh nơi đây để hoà điệu với thiên nhiên rất Thiền Trúc Lâm Viên:

“Trên dòng nước mát thác Thanh Lương.
Vọng lại âm thanh thật diệu kỳ
Bóng bọt tung bay trên phiến đá
Nghìn năm nhạc khúc nước trôi đi”.
Núi Voi
Núi Voi cap 1.756m. Ngọn núi này đã được nhắc đến nhiều trong các truyện cổ và truyền
thuyết của các dân tộc ở miền Nam Tây Nguyên trong việc bảo vệ quê hương chống lại
quân Chăm xâm lược vào các thấ kỷ XV – XVII.
Có truyền thuyết kể rằng:’Có 2 con voi ở vùng La Ngà Thượng đi dự lễ cưới của chàng
Lang và nàng Bian. Khi đi đến ngọn núi Cà Đắng thuộc vùng đèo Prenn, nghe tin đám
cưới của 2 người biến thành đám tang nên 2 con voi đã quỵ ngã tại đây và đau buồn đến
chết. Xác của 2 con voi này đã hoá thành hai ngọn núi và người ta gọi là Núi Voi. Nước
mắt của voi chảy hoá thành dòng thác nên người ta đặt tên thác Voi, một ngọn thác nằm
gần khu vực này.
Một truyền thuyết khác:’Tạivùng đất này có đôi tình nhân người Cơ Ho. Chàng tên Ka
Yar và nàng tên Ka yung, họ yêu nhau tha thiết. Khi quân người Chăm trà lên cao nguyên
đánh chiếm đất này, chàng Ka Yar phải lên đường chinh chiến và không trở về. Nàn Ka
Yung đang khổ ra suối ngồi khóc. Tiếng khác của nàng đã làm lay động núi rừng, đất đá
sụp đổ và nước mắt của nàng kết thành một dòng suối đổ ầm ào, cuồn cuộn. Đó là thác
Voi ngày nay.
Sau năm 1471, từ thời vua Lê Thánh Tông, quân Chiêm Thành không còn đủ sức để đánh
phá Đại Việt như thời Chế Bồng Nga. Từ đó, các vua Chăm lo củng cố vùng đất
Panduraga và tìm cách mở hướng đánh chiếm lên vùng Tây Nguyên với ý đồ mở rộng
vương quốc. Vua Pôrêmê là vị vua nổi tiếng về quân sự đã nhiều lần đưa quan lên đánh
vùng đất Đà Lạt – Lâm Đồngvà bắt dân địa phương làm nô lệ.
Trong thời giao giao tranh, núi Voi là một trong hai căn cứ đóng quân kiên cố và vững
chắc của người Cơ Ho. Lachr, Chink (một căn cứ khác là núi Lap Bê cao 1.732m nằm ở
đông bắc, còn núi Voi nằm ở phía Tây Nam) có đủ khả năng chế ngự quân của đối
phương lên đồi Cà Đắng. Quân chăm không tấn công lên nổi Đà Lạt do không phá được
hai căn cứ này. Các thung lũng quanh vùng là những tuyến phòng thủ, phục binh an toàn

nhất của người bản địa, đã nhiểu lần đánh tan đội quân của Pôrêmê tại giới thuyến đồi Cà
Đắng. Đạo quân của người Cơ ho, Chink, Lachr khi ẩn khi hiện theo những con đường
mòn dọc theo con suối phủ đầy lá cây mà người Chăm không thể nào phát hiện.
Tuy không chiếm được Đà Lạt, nhưng người Chăm cũng đến được Cao nguyên này bằng
một hướng khác để phá huỷ nhiều công trình của người M’nông, Chink, Lachr. Đó là
vùng Đak Krông Nô thuộc tỉnh Đak lăk ngày nay.
cầu Liên Hiệp, ngã 3 bên trái là QL 27 đường đi Đaklăkm174km. Theo ngã 3 này đi
khoảng 9km gặp một ngã 3 rẽ phải đi thêm 9km gặp cầu thác Voi. Tại đây có ngã 3 quẹo
trái vào khoảng 100m đến thác Voi. Đường đi từ quốc lộ vào thác Voi đã được trải nhựa
rất đẹp.
Thác Voi
Thác Voi Thuộc thị trấn Nam Ban, huyện Lâm Hà tỉnh Lâm Đồng. Đây là một trong
những thác nước rất đẹp nhưng còn hoang sơ, thâm u với nhiều lạoi cây rừng cổ thụ.
Đường đi xuống chân thác cheo leo, hiểm trở, rất khó đi.
Nếu Thác Pongour hùng vĩ, đầy vẻ hùng vĩ, duyên dáng, quyến rũ bao nhiêu thì cành
quan cùa Thác Voi lại đầy vẻ mạo hiểm bấy nhiêu. Dòng suối chảy ngang qua cầu thác
Voi của thị trấn Nam Ban trông rất hiền hoà, nhưng vừa đến vực thằng cách cầu khoảng
100m lại đồ xuống trông rất hùng vĩ. Từ trên đỉnh nhìn xuống thấy chân thác là một vực
sâu đầy thu hút, thôi thúc du khách trẻ yêu thích khám phá phải tìm mọi cách xuống tham
quan.
Thác cao gần 100m. Bên dưới thung lũng chân thác là những tảng đá to nằm ngổn ngang
với nhiều hình dáng dài, ngắn, tròn dẹt khác nhau. Chiều dài mỗi khối đá trên dưới 10m,
làm nơi dừng chân cho khách xuống tham quan thác. Đặc biệt có màu đen tuyền, bề mặt
nham nhở. Có khu vực, những khối đá mang hình dáng những cây cột khỗng lồ nằm xếp
chồng lên nhau giốngnhư xưởng chế tác đá xây dựng. Có lẽ đây là dấu tích xưa của núi
lửa? Là sản phẩm của nham thạch chảy ra từ miệng những ngọn núi lửa hoạt động cách
đây hàng triệu năm.
Hiện nay, địa hình thác Voi không thích hợp cho du khách lớn tuổi, nếu lối đi xuống thác
không được cải tạo, xây dựng. Tuy nhiên đây là thắng cảnh tuyệt vời, rất hấp dẫn đối với
những du khách trẻ thích khám phá. Dòng sống dưới chân thác có rất nhiều cá, là nơi

người dân địa phương thường đến quăng chài, thả lưới bắt những loài cá đang sống nép
mình vào những khối đá to quanh thung lũng.
Thắng cảnh thác Voi đã được Bộ Văn Hoá – Thông tin công nhận là Di tích quốc gia
ngày 28 – 12 – 2001.
Sân bay Liên Khương bên tay trái
Thác Gougar: Ngọn thác này nằm các QL20 khoảng 500m
Thác Gougar
Thác Gougar còn có tên gọi là Thác Ổ Gà, Gougar là tên do người dân tộc ở địa phương
dặt tên cho Thác, còn Ổ Gà là tên của người Kinh đặt do khi đứng từ xa, người ta trông
thấy thác Gougar được phân chia theo 2 nhánh: một bên là dòng nước màu lòng đỏ trứng
gà êm đểm chảy, một bên là dòng nước chảy ầm ầm tung bọt trắng xoá bao phủ cả một
vùng tựa như lòng trắng của quả trứng; nhưng cũng có giả thuyết cho rằng, tênỔ Gà là do
phát âm trại từ hai âm Gougar. Theo tiếng Cơ Ho, tên Gougar cõ nghĩa là ‘bờ sông giống
cái cũi lồng’.
Tuy nhiên, vào mùa mưa, lượng mưa trung bình cao nên hai dòng của thác hoà vào nhau
tạo lưu lượng cao với cường độ dòng chảy lớn, thác trở nên hùng vĩ hơn. Thác cao gần
20m. Cột nước khổng l62 từ cao đổ xuống ì ầm suốt ngày đêm làng vang động cả núi
rừng, tạo nên một bức tranh hoang dã đầy sống động của vùng Nam Tây Nguyên.
Đứng nơi dòng thác này, du khách có dịp đi ngược dòng lịch sử trở về bới bao huyển
thoại của các dân tộc anh em từ miền xuôi lên miền ngược. Tuy rằng, bao huyền thoại ấy
vẫn được xem là giả thuyết gắn liền với lịch sử thăng trầm của mỗi dân tộc. Theo các
truyện cổ Nam Tây Nguyên, vùng đất từ núi Chai đến thác Gougar là lãnh thổ của người
dân tộc Churu – Chăm, có thủ lĩnh là nữ tù trưởng Ma Anh. Đa số người Churu có gốc là
người Chăm di cư lên miền Tây Nguyên từ thế kỷ thứ XV đến thế kỷ XVII.
Theo giả thuyết của người Chăm, vùng đất thác Gougar ngày xưa là một vực sâu chôn
giấu kho tàng của Hoàng Hậu Nai Biút. Truyện kể rằng:’Nàng Nai Biút gốc người việt
(Yuan?) kết hôn cùng vua Chăm. Nàng được nhà vua hết mực sủng ái nền thường bày kế
tỏ ra yếu đuối để được vua chiều chuộng. Mỗi khi nằm, Biút dùng bánh tráng nướng đặt
dưới chiếu để khi nàng xoay người đổi tư thế nằm, bánh tráng sẽ bể tạo nên âm thanhnhư
bị gãy xương. Nhà vua quan tâm, nàng thưa:’Thiếp bị bệnh, c6n cơ thể thường hay kêu

răng rắc’. Vua Chăm lo lắng bảo quan ngự y chạy chữa cho nàng. Một đại thần trình tâu
với vua rằng, nên xây cho hoảng hậu một cung điện bên ngoài vương quốc Chămpa để
hoàng hậu dưỡng bệnh, hy vọng hoàng hậu sẽ được khỏi bệnh ‘xương cốt’. Vua Chăm
đồng và một cung điện mới dành cho hoàng hậu được mọc lên giữa rừng vùng núi này.
Khi hoàng hậu mất, vua Chăm cho chôn cất nàng tại đây, một kho tàng vàng ngọc châu
báu được chôn theo mộ phần để nàng Nai Biút dùng khi về bên kia thế giới. Về sau, các
dân tộc ở vùng đất này đã tôn nàng Nai Biút là hoảng hậu của họ’.
Lại có một truyện giả sử khác của người Cơ Ho liên quan đến Huyền Trân Công
Chúa:’Nàng Nai Biút chính là Huyền Trân Công Chúa đã nên duyên với vua Chăm là
Chế Mân. Sau khi Chế Mân mất, Huyền Trân được Trần Khắc Chân giải cứu, Huyền
Trần được trở về với đất nước Đại Việt. Nhưng không bao lâu đoàn quân Chiêm Thành
kéo ra Thăng Long xin rước nàng về để suy tôn lên ngôi hoàng hậu của vương quốc
Chămpa. Huyền Trân không muốn quay trở lại sống trên đất nước của người Chăm, nên
nàng xin được đến sống ở một vùng đất không thuộc Đại Việt và Chămpa. Và Gougar là
nơi Huyền Trân công chúa chọn trong truyện giả sử này.
THÁC PONGOUR:
Thác Pongour thuộc huyện Đức Trọng, tỉnh Lâm đông. Đây là một ngọn thác đẹp nổi
tiếng, hoang dã nhất và cũng hùng vĩ nhất không chỉ đối với Miền Nam Tây Nguyên mà
xòn xứng đáng để so sánh với khu vực Đông Dương, được mệnh danh là ‘Đông Dương
đệ nhất hùng thác’. Thác Pongour còn được gọi là ‘Thác bảy Tầng, Thiên Thai hay thác
Mẹ.Tại vùng đất này có nhiều kaolin, là loại đất sét mịn có màu trắng hoặc vàng được
dùng để sản xuất sản phẩm gốm sứ, gạch chịu nhiệt cao và giấy.
Dòng sông Đa Nhim uốn lượn qua bao vùng đất phía trên thượng nguồn rồi trải rộng như
một bàn tay nắm lấy những tảng đá núi lô nhô nơi một vực thằm tạo nên một dòng thác
nơi đây. Thác Pongour có chiều cao hơn 50m, mặt thác trải rộng hơn 100m uốn cong
hình cánh cung, nước đổ ào ào xuống một hồ lớn. Vào mùa mưa, dòng thác càng trở nên
dữ dội, cả đất trời của vùng thác Pongour vang vọng trong tiếng thác rền không dứt.
Dòng thác từ trên cao đổ xuống qua từng bậc thang đá trải rộng trước khi đổ xuống vực
sâu, rồi uống lượn qua các khe đá hoa cương nhẵn và không lồ để chảy về phía hạ nguồn
của dòng thác và băng qua dòng nước mát lạnh đang chảy xiết mà nghe lòng vừa vui

sướng vừa hồi hộp. Dưới chân thác là một thung lũng rộng lớn được bao bọc bởi những
vách núi cao sừng sững, có nhiều tảng đá rất lớn như những khoảng đấ trống, bằng phẳng
mà thiên nhiên dành sẵn cho du khách đến tham quan thác có chỗ vui chơi và nghỉ chân.
Tên Pongour có nguồn gốc từ ngôn ngữ của người Cơ Ho là ‘pon’ và ‘gou’ mà người
Pháp đã phiên âm thành ‘Pongour’. Nhưng ý nghĩa của tên thác thì có giả thuyết khác
ngau:Pongou: có nghĩa là ông chủ của vùng đất sét trắng hay có nghĩa là bốn sừng tê giác
với nghĩa đencủa từ vựng ‘pon’: ‘bốn’ và ‘gou’: ‘sừng’. Trong đó giả thuyết thứ 2 được
tin cậy nhiều hơn vì có tài liệu cho biết, có có nguồn gốc từ truyện cổ tích của người Cơ
Ho, Chăm và Churu. Người ta cho rằng, thác Pongour là dấu vết của bốn con tê giác cắm
xuống núi rừng Tây Nguyên trong quá trình giúp sức cho nàng Ka Nai giữ gìn và bảo vệ
quê hương trong câu truyện cổ tích này.
Truyền thuyết trong truyện cổ tích của các dân tộc bản địa và các dân tộc có liên quan
trong lịch sử kể rằntg:’Ngày xưa, tại vùng đất tân Hà ngày nay có một nữ tù trưởngxinh
đẹp làm thủ lĩnh tên gọi Ka Nai. Nàng có một sức mạnh phi thường, có thể chinh phục
được các loải thú dữ trong rừng. Đặc biệt là loài tê giác. Do đó, trong bộ tộc của nảng có
bốn con tê giác to lớn mà Kanai thường dùng để khai phá núi rừng, đồng thời bảo vệ
buôn làng.
Thuở đó, người chăm vùng Panduranga của đất Ninh Thuận ngày nay thường xua quân
quấy phá, đánh chiếm và bắt người dân nơi đây về vương quốc Cah9mpa để làm nô lệ
hoặc phải đi lính chống lại người Kinh. Để thể hiện sức mạnh của dân tộc mình, đồng
thời chống lại kiểu thống trị, hiếp tróc của người Chăm, nàng Ka Nai đã đứng lên kêu gọi
các bộ tộc Tây Nguyên hợp sức chống lại người Chăm. Sau nhiều lần dẫn quân đi trả thù,
Ka Nai đã chiếm được bốn thành của người Chăm vả giải cứu cho hàng trăm người Cơ
Ho bị bắt trước đây. Tuy nhiên nàng Ka Nai rất đau khổ vì còn một số người Cơ Hi – Mạ
chấp nhận từ bỏ gia đình và người thân để ở lại Panduranga làm nô lệ cho người Chăm,
không chịu quay về quâ hương Tây Nguyên. Cuối cùng, vị nữ tù trưởng phải đành lòng
quyết định trừng trị những kẻ bội nghĩa vong ân.
Quê hương không còn bóng giặc, nàng Ka Nai bắt đầu tập trung xây dựng một cuộc sống
mới cho buôn làng. Một cuộc sống chỉ có những con người thủy chung, biết đùm bọc,
đoàn kết, giúp đỡ lẫn nhau trong tình yêu thương của dân tộc. Bốn con tê giác giúp sức

cho nàng san ủi núi đồi , khai thác rừng hoang cho người Cơ Ho. Nàng Ka Nai đã chọn
mùa trăng tròn đầu tiên của mùa nắng ấm sau khi quê hương được thanh bình để tổ chức
ngày kỷ niệm cho bộ tộc của mình’
Vào ngày rắm tháng Giêng hàng năm, du khách khắp nơi trẩy hội về thác Pongour để vui
chơi, tưởng nhớ về ngày kỷ niệm của người cơ Ho xưa. Đây cũng là dịp bà con các dân
tộc từ miền xuôi đến mạn ngược rộn rã du xuân. Đường xuống chân thác bằng phẳng
quanh một ngọn đồi, hay theo các bậc thang đá đi dưới những tán lá rừng rồi theo các con
đường mòn đến gần chân thác, băng qua những đám mây nước như mưa rào để sang bên
kia bờ sông…Càng đi về phía hạ nguồn du khách càng cảm nhận được vẻ hùng vĩ của
dòng thác Pongour đang tuôn trào mạch nước.
Đêm đến, du khách có thể tham gia cùng các bạn dân tộc vui chơi bên ánh lửa trại trong
các điệu nhảy Tây Nguyên và rất thú vị hơn nữa cho những du khách thích khám phá cảm
giác lạ khi nghỉ lại bên thác rừng Pongour trong chiếc lều dã chiến. Chính nơi đây ngày
xưa, vị vua cuối cùng của triều Nguyễn nước ta rất thích thú nghỉ đêm tại đây mỗi lần đến
Pongour sănbắn.
Đèo Phú Hiệp. Đây là ranh giới giữa hai huyện Di Linh và Đức Trong. Thị trấn di Linh
được việt hoá từ ngôn ngữ của dân tộc Cơ Ho là Djring. Tại đây có một ngã 4, quẹo phải
đi Phan Thiết 97km, quẹo trái đi Đaklăk 77km.
Thác Bobla
Đây là một thác nước đẹp, hùng vĩ vừa được tôn tạo thành khu du lịch sinh thái mới ở xã
Liên Đầm, huyện Di Linh (Lâm Đồng). Bobla được xem như một nàng tiên tuyệt trần
vừa được đánh thức bởi vì thác được phát hiện khá lâu nhưng mãi đến năm 2000 mới
được giới thiệu cùng du khách và là điểm dừng chân tham quan của nhiều du khách
trong và ngoài nước, trên lộ trình hoặc trong những tour du lịch từ TP HCM lên Đà Lạt.

Nằm cách không xa quốc lộ 20, nên ngay từ xa đã có thể nghe tiếng thác vọng cả núi
rừng. Ấn tượng đầu tiên khiến du khách phải ngỡ ngàng là dòng thác cao 50m rộng 12m,
nằm giữa hai ngon đồi hình voi phục như một dải lụa trắng tinh đổ sầm sập xuống lòng
hồ, tung bọt trắng xoá.
Thiên nhiên ở đây đẹp như tranh vẽ, thác nước nằm gọn trong khu rừng nguyên sinh còn

lưu giữ nhiều cây cổ thụ hàng trăm năm tuổi; hai bên thác là vách đá cao phủ rong rêu, rễ
cây cổ thụ buông xuống; dòng suối chảy lặng lờ, len trong những tảng đá, hai bên bờ cây
cỏ, hoa dại nở quanh năm chạy tít tắp về phía buôn làng, hơi sương bay khắp một vùng
trời Tất cả tạo nên vẻ đẹp vừa nguyên sơ, vừa huyền hoặc của núi rừng cao nguyên Di
Linh.
Trong ngôn ngữ của người Cơ Ho, Bobla do được đọc lêch từ 2 âm ‘PốPla’, có nghĩa là
‘Đầu Ngà Voi’, ‘Pố: nghĩa là đầu và ‘Pla’ có nghĩa là ngà voi.
Đồng bào các dân tộc bản địa sinh sống trên vùng đất này đã xem thác Bobla là biểu
tượng của sự bất khuất, là sức mạnh của cư dân miền sơn cước, quê hương của chàng
Liang Dăm, người đã có công đánh đuổi quân Chăm từng kéo lên quấy nhiễu, giày xéo
buôn làng.
Chuyện xưa kể rằng: Thuở trước, vùng đất của Thác Bobla là nơi giao tranh thường
xuyên giữa quân Chăm và người Cơ Ho. Thời đó quê hương của người Cơ Ho ở Di Linh
bị giặc chiếp đóng. Người Cơ Ho muốn được bình yên, phải thường xuyên cống nạp
những sản vật quý giá cho giặc như: ngà voi, sừng tê giác và những loại da thú quý
hiếm…
Một ngày kia , tộc trưởng của người Cơ Ho săn được một con voi có cặp ngà rất lớn và
mang cặp ngà này dâng lên cho thủ lĩnh của quân giạc với lời thỉnh cầu:’Hãy để dân làng
Cơ Ho được bình yên’. Họ nhận lễ vật và hứa chấp nhận lời thỉnh cầu của người Cơ Ho,
rồi đặt tên cho thác nước nơi này là ‘Pố Pla’. Tuy nhiên chẳng bao lâu, họ không thực
hiện lời hứa mà còn đem quân tiến đánh người Cơ Ho. Nhưng những lần tấn công này
họ phải đối đầu với sức mạnh phi thường của chàng dũng sĩ Liang Dăm.
Liang Dăm là một chàng thanh niên mồ côi đến đây làm thuê cho người Cơ Ho trong
nhiều năm qua, nhưng không một ai biết được nguồn gốc quê hương của chàng. Khi đội
quân hùng hậu của giặc tấn công các buôn làng, người d6n cơ Ho hoảng sợ bỏ chạy tán
loạn, chỉ một mình chàng Liang Dăm bình tĩnh trụ lại buôn làng theo dõi tình hình quân
giặc. Chàng tiến đến bẻ một nhánh của gốc cây trâm bên dòng thác rồi hướng về phía
quân thù. Một điều lạ xảy ra, cành trâm trong tay chàng hướng đến đâu, quân giặc ở đấy
bỏ chạy hoảng loạn. Nhân cơ hội này một người đàn ông Cơ Ho của Buôn làng tên Lăng
Ler kêu gọi dân làng cầm gươm đến giết giặc. Giặc tan, Lăng Ler cùng dân làng đến tạ

ơnchàng thanh niên mồ côi này đã giúp cho buôn làng thoát được giặc ngoại xâm. Nhưng
chàng Liang Dăm đi về phía ngọn thác và tan biếtn vào làn khói nước từ lúc nào’ Ngọn
thác ấy ngày nay chính là thác Bobla và cây trâm cổ thụ ngày xưa vẫn còn tươi tốt. Đến
Bobla ngày nay đã được xây dựng mở rộng và khôi phục lại những khu rừng già hoang
vu để đưa vào phục vụ khách du lịch, du khách có thể vượt thác, thám hiểm núi, câu cá,
cắm trại
Ngay Bưu Điện Bảo Lộc có ngã 3 , rẽ trái vào thác Dambri
Thác DamB’ri
Vị trí: Thác Đambri nằm cách trung tâm thị xã Bảo Lộc khoảng 18km.
Đặc điểm: Đây là ngọn thác lớn ở Lâm Đồng, nằm giữa khung cảnh rừng nguyên sinh
hoang sơ và hùng vĩ.
Từ thị xã Bảo Lộc - Lâm Đồng qua những đồi chè, cà phê, cây ăn trái xanh ngát, du
khách sẽ đến với khu du lịch sinh thái Đambri để được thưởng thức cảnh đẹp hùng vĩ
cùng khí hậu trong mát của rừng nguyên sinh nam Tây Nguyên. Thác Đambri có độ cao
khoảng 60m. Mùa mưa, nước thượng nguồn đổ về ầm ầm, đi xa vài kilômét còn nghe
thấy tiếng. Xung quanh thác là một khu rừng hầu như vẫn còn giữ được nguyên vẹn nét
đẹp hoang sơ chưa mấy người khám phá với diện tích gần 300ha cùng đủ loài chim.
Nhiều cây cổ thụ quý hiếm như sao, kền kền, dổi gốc to tầm vài ba vòng tay người ôm
cũng có mặt ở đây. Đường vào trung tâm khu du lịch có một cầu ximăng dài hơn 20m
bắc ngang suối, gần đỉnh thác. Đứng trên cầu, khách du lịch có thể thưởng thức cảnh
tượng hùng vĩ của dòng nước cuồn cuộn đổ từ đỉnh thác xuống. Khách muốn xuống chân
thác có thể đi bằng hai đường: thang máy hoặc đường bộ. Nhưng hầu hết du khách đều
chọn đường bộ men theo sườn núi, đã được bêtông hoá nên đi lại thuận tiện để được
thưởng ngoạn phong cảnh.Theo lối mòn ven suối đi về phía thượng lưu, muốn sang bờ
bên kia khách sẽ được một lần thử độ khéo léo và lòng dũng cảm khi chênh vênh đi trên
chiếc cầu dây theo kiểu của đồng bào dân tộc ở địa phương vẫn làm. Cầu được bện từ
những thứ dây leo rất sẵn ở rừng như song, mây, giang, lồ ô Vào buôn của người dân
tộc Châu Mạ - một trong những làng văn hoá dân tộc ở Tây Nguyên, khách sẽ được
thưởng thức những lễ hội cồng chiêng, khám phá tìm hiểu về nghề dệt thổ cẩm truyền
thống và cũng có thể tự mang lều trại để tổ chức sinh hoạt dã ngoại. Thật rất nhiều điều

thú vị.
Để những chuyến tham quan của du khách thêm sinh động, Ban Quản lý khu du lịch sinh
thái Đambri còn khoanh một khu vực nuôi các loài thú. Đảo khỉ tại đây có hàng trăm con,
hươu nai được nuôi thả tự do khiến du khách không khỏi ngỡ ngàng và thích thú khi bắt
gặp. Cũng có cả những khu nuôi gấu, ba ba, rùa. Đặc biệt, có những chú voi đã được
thuần dưỡng và ngoan ngoãn tuân theo sự chỉ dẫn của quản tượng. Du khách có thể ngồi
trên lưng voi để chụp ảnh lưu niệm. Đi một vòng quanh khu du lịch rộng lớn, du khách
có thể nghỉ chân bên hồ nước Đambri rộng hàng nghìn mét vuông, thuê một chiếc thuyền
để hưởng thú câu cá trên hồ.
Đặc biệt từ tháng 4 đến tháng 11, du khách đến tham quan thác Damb’ri, đứng gần chân
thác với khói nước giăng kín như đang lạc vào chốn bồng lai tiên cảnh. Có thể đi theo
những bậc tam cấp được xây dựng men theo sườn dốc hoặc đi bằng phương tiện thang
máy xuống chân thác để thưởng thức những đàn cá tung tăng bơi lội trong làn nước trong
xanh, hay sờ tay vào dòng nước để nghe hơi lạnh như nước đá của dòng nước miền Cao
Nguyên đang tuôn đổ.
CÔNG NGHỆ TƠ TẰM BẢO LỘC
Thị xã Bảo Lộc là một vùng nổi tiếng với những đặc sản như: Trà, Càfê, dâu tằm… Thị
xã Bảo Lộc còn là nơi đặt Tổng Công ty dâu tằm tơ Việt Nam. Xí nghiệp dâu tằm tơ nằm
tại Km 208, quốc lộ 20.
Trồng dâu nuôi tằm là nghề truyền thống xuất hiện ở nước ta từ rất lâu. Ví dụ Trưng Trắc
và Trưng Nhị ở vùng Mê Linh người ta trồng dâu nuôi tằm. Năm 1597 Phùng Khắc
Khoan đi xứ sang Trung Quốc đã học được khung dệt Trung Quốc và ông được coi là
ông tổ của nghành dệt Việt Nam.
Km 118: Có nhiều cửa hiệu kinh doanh trà nổi tiếng của Bảo Lộc, đây là trung tâm trà
của Miền Nam và Miền Trung. Vùng đất Bảo Lộc là nơi người Mạ đã sinh sống qua
nhiều thế kỷ và họ cũng từng giao lưu mua bán với người Việt và Xiêm. Người Mạ có tục
cà răng căng tai. Đồ gốm của người Việt thời Lý, Trần, Lê đã được tìm thấy ở vùng đất
này.
Phía tay phải có nhà thờ Bảo Lộc, một công trình kiến trúc Công Giáo lạ và đẹp mắt được
thiết kế kết hợp hình ảnh trời tròn đất vuông với nhiều đường nét cách điệu hiện đại.

Ngôi thánh đường nay được xây dựng vào những năm cuối cùng của thiên niên kỷ thứ 2.
Giáo xứ Bảo Lộc được thành lập năm 1936, do Linh Mục Gion Baotixita Cassigne.
TRÀ LÂM ĐỒNG
Trà có ở Việt Nam lâu đời. Được trồng thành đồn điền 1877.
Tỉnh Lâm Đồng trồng Trà từ thời Pháp thuộc, năm 1930 một rung tâm nghiên cứu nông
học được thành lập ở Bảo Lộc, nghiên cứu các giống Trà phục vụ cho việc phát triển các
đồn điền. Sau năm 1954 bên cạnh những đồn điền càfê rộng lớn cùa Pháp còn có các đồn
điền nhỏ của người dân di cư từ Miền Bắc. Ơ Pleiku và Kom Tum các đồn điền Trà quan
trọng là Catecka và Pit.
Ở Bảo Lộc, Di Linh giống Trà Shan được trồng nhiều. Đây là giống trà lá nhỏ, thường
được gọi là “ Bạch mao trà”, được chế biến thành loại trà xanh mà người Việt rất yêu
thích. Ngoài ra còn có Trà Assam, chế biến thành loại Trà Đen để xuất khẩu trung bình 1
ha trà thu hoạch chế biến khoảng 800 kg trà thô, trung bình 1 tháng người ta thu hoạch
khoảng 2 lần và khai thác khoảng 20-25 năm phá bỏ, trồng mới. Trong cây trà người ta
phân tích là có 13 chất với 120 hoạt tính khác nhau trong đó quan trọng nhất là Tanin và
Cafein, hai chất này gíup người uống trà tiêu hoá dễ dàng kích thích thần kinh.
Chế biến và phân loại Trà:
Trà đọt hay trà Móc Câu, đây là búp trà sau khi sấy có dạng như móc câu. Nếu là giống
trà Shan sau khi sấy xong bên ngoài đọt trà có một lớp lông trắng mờ, mà người ta gọi là
trà Bạch Mao.
Trà Lá hay Trà Buồm có giá trị thấp sử dụng đại trà
Diện tích cả nước hiện nay là 160000 ha Lâm Đồng 16000ha, Bảo Lộc 10000 ha. Năng
suất 18-20 tấn lá/năm/ha.
Đèo Bảo Lộc km dài 10 km.đây là một trong những đèo đẹp và có nhiều khúc quanh nhất
trên đường đến Đà Lạt. Đèo Bảo Lộc được xây dựng từ năm 1923-1931. Do người Pháp
xây dựng khoảng 70 kỹ sư cầu đường, khảo sát tính toán và 1.500 công nhân làm việc
liên tục khoảng 9 năm để xây dựng đường đèo Bảo Lộc.
Khi lên đèo Bảo Lộc chúng ta có thể quan sát thực vật hai bên đường. Đây là loại rừng
hỗn giao, xen lẫn giữa rừng cây nhiệt đới (lá rộng) và rừng ôn đới (lá nhỏ) chính do sự
thay đổi đột ngột độ cao từ 350-800m nên khí hậu cũng thay đổi theo làm thực vật thay

đổi theo.
Đèo Bảo Lộc còn là ranh giới giữa 2 huyện Bảo Lộc và Đa Hoai.
Km 102.5: tượng đài Đức Mẹ An Bình. Đây là điểm dừng chân của du khách trên tuyến
đường QL20
Km 104: Miếu 3 cô (Điện Tam Cô), còn gọi là Bồng Sơn Miếu, do ông Đặng Hà thành
lập để tưởng niệm ba cô gái đã tử nạn đường đèo tại đây. Đoạn tượng đức mẹ và Miếu ba
Cô là 2 khúc quanh rất gắt.
Giữa km 104-105: Cầu Bảo Lộc 1
Khu Du Lịch Rừng Madagui- Suối Tiên.
Khu Du Lịch Rừng Madaguicòn được gọi là KDLSuối Tiên, là một phần của mảng rừng
Bắc Cát Tiên thuộc thị trấn Madagui, huyện Đạ Huoai, tỉnh Lâm Đồng. Đây là khu du
lịch sinh thái rất hấp dẫn bởi địa hình phong phú, thích hợp cho du khách yêu thích không
khí trong lành, khám phá thiên nhiên. Ngoài cánh rừng nguyên sinh bao la với nhiều hang
động, khe suối tự nhiên còn có dòng suối Tiên chảy qua, tạo cho KDLkhông những lãng
mạn, hữu tình mà còn có đầy đủ yếu tố phong thuỷ.
Địa danh Madaguixuất phát từ ngôn ngữ của người Mạ. Ăm "Ma" có nghĩa là người dân
tộc Ma; âm "Đạ" được phát âm lệch thành "Đa", có nghĩa là sông, suối, âm "Gui" có
nghĩa là chỗ dừng, chỗ đứng. Như vậy "Madagui" có nghĩa chung là vùng đất có sông
suối mà người Mạ dừng lại để chọn làm nơi sinh sống. Nhưng cũng có người bào âm
"Gui" là tên của dòng sông hay dòng suối và giải thích rằng "Madagui" là sông Gui của
người Mạ. Đây là nơi dân cư người Mạ sống lâu đời nhất tại vùng này.
Khu Du Lịch Rừng Madaguicó một mảng rừng với tổng diện tích 600 hécta, đang được
khai thác gần 50 hecta để xây dựng những công trình hạng mục kết hợp với thắng cảnh
thiên nhiên đa dạng để phục vụ cho du khách tham quan. Chiếc cầu treo dài 120m được
bắt ngang để nối 2 bờ của dòng Suối Tiên, mở lối đi cho du khách khi vào tham quan
rừng nguyên sinh.
Dòng suối Tiên là một phần của sông Đạ Huoai bắt nguồi từ Bảo Lộc chảy qua rừng
Madagui với chiều dài khoảng 3km. Đây là nơi sinh sống của 2 loài cá lăng và cá leo.
Mùa khô, dòng nước trong xanh với mực nước dười 1m; nhưng vào mùa mưa, nước dâng
cao có thể trên 10m. Dọc bờ suối là những bãi sỏi thiên nhiên là bãi tắm rất lý tưởng cho

du khách.
Truyền thuyết về suối Tiên của người Mạ: "Thuở xa xưa, trong một đợt hạn thán kéo dài
làm khắp buôn làng người Mạ lo lắng vì thiếunước. Trẻ con khóc hét suốt ngày vì khát
nước. Có một người phụ nữ vừa sinh con nhưng không có sữa cho con bú, nên người
chồng phải vào rừng tìm trái cây chua cho vợ con ăn. Chàng đã vượt qua ba ngọn núi và
bảy cánh rừng. Một buổi sáng, khi mặt trời vừa nhô lên cao, chàng phát hiện một tổ ong
liền dương cung bắn. Mũi tên vừa chạm vào tổ ong, một dòng nước bắn thẳng vào người
chàng. Chàng trai hoảng sợ bỏ chạy, tức thì dòng nước đuổi theo. Chàng chạy nhanh,
dòng nước đuổi theo càng sát chân chàng. Đến khi kiệt sức, chàng gục xuống bên cánh
rừng rồi thiếp đi, dòng nước cũng dừng lại và lan rộng mãi tạo thành một vũng nước sâu.
Nhờ dòng nước này mà buôn làng người Mạ được cứu sống sau đợt hạn thán đó và tồn
tại cho đến ngày nay"
Cách suối Tiên khoảng 2.000m là suối voi nằm sâu trong khu rừng hoang sơ, có chiều dài
khoảng 1km. Bà con người dân tộc phát hiện dòng suối này là nơi đàn voi rừng thường
xuyên đến uống nước và đùa giỡ với nhau, nên gọi là suối Voi. Dòng suối chảy qua nhiều
ghềnh đá. Vào mùa mưa, nước chảy cuồn cuộn tạo nên dòng nước trắng xoá như mộ dải
lụa trải dài giữa rừng xanh; đến mùa khô, nước chảy róc rách bên những khe đá được tạo
thành bởi những tảng đá hoa cương to nằm kề sát nhau, có thể là nơi dừng chân cho
khách tham quan. Nơi đây từng là bãi đào khai thác vàng của dân địa phương trước đây.
Ngoài ra, trong khu rừng du lịch này còn có nhiều dòng suối ngầm chảy len lỏi trong các
hang đá.
Hang động của KDL rừng Madaguigồm 2 hệ thống được tạo thành bởi những khối đá
granite khổng lồ: hệ thống hang động nằm sâu dưới lòng đất, cách mặt đất từ 10 - 12m;
và hệ thống hang động nằm trên cao, cách mặt đất khoảng 10m. Điểm chung đặc biệt của
hang động rừng Madagui là không khí bên trong mát lạnh; vào cửa này và ra cửa khác, vi
lối quay lại rất khó đi. Các hang động nơi đây đang được khai thác để giới thiệu cùng
khách tham quan như: hang Tử thần, hang Thầy, hang Dơi, hang Cô, hang Thần Núi và
còn nhiều hang động khác nằm sâu trong rừng được bao phủ bởi rễ của những loài cây cổ
thụ.
Hang Tử Thần là một hang đẹp tự nhiên nằm sâu trong rừng, được bao phủ bởi những rễ

cây. Trong hang có những khu vực sâu thẳm tạo cho du khách cảm giác hồi hợp khi thám
hiểm.
Hang Thầy được tạo thành bởi một tảng đá to, có vòm nghiêng như một mái nhà kết hợp
với những phiến đá lớn, phẳng lì khác tạo nên một hang động kín đáo. Trong hang có
dòng suối ngầm chảy len lỏi dưới các phiến đá. Chuyện kể rằng: "Trước đây, có một
người đàn ông cao tuổi đến sống và tu tại hang động này. Không ai biếy rõ ông đến từ
đâu. Lúc ông ra đi và đi về đâu cũng không người nào biết. Ông chỉ để lại dấu tích những
ngày trú ngụ tại nơi đây là một chiếc bàn được ghép và kê bằng những phiến đá bằng
phẳng và "bộ chuông mõ". Từ đó dân địa phương gọi nơi đây là hang Thầy.
Thạch Lâm là mộ quần thể đá giữa rừng, gồm hàng chục khối đá hoa cương khổng lồ
trong một khuôn viên rộng khoảng hai hecta. Những khối đá này xếp chồng lên nhau tạo
nên những hình thù kỳ lạ, kích thích trí tưởng tượng cho du khách đến tham quan.
Động Dơi là nơi tập trung các loài dơi núi về đây trú ngụ, là hang động chính trong khu
vực Thạch Lâm nằm giữa rừng bằng lăng. Hang động này có chiều dài khoảng 50m, có 3
lối đi. Lối đi trong hang khúc khuỷu, khó đi. Du khách vào hang tham quan có cảm giác
như đang đi vào lòng đất, nhưng thực ra là đang đi lên đỉnh hang trên mặt đất.
Hang Cô còn có tên gọi là Hang Voi, có chiều dài khoảng 20m. Lối đi lên hang khá hẹp
và vất vả vì độ dốc cao. Hang động này là nơi đàn voi rừng thường ghé vào để nghỉ ngơi
trước đây. Chúng khéo léo đi vào hang qua những bậc đá có sẵn. Trong hang có nhiều
tảng đá nhẵn do voi cọ lưng vào.
Hang Thần Núi là một trong những hang động hấp dẫn nhất trong hệ thống hang động
của KDL rừng Madagui. Qua miệng hang trên mặt đất, du khách sẽ được đi sâu vào lòng
đất để tham quan. Hang có chiểu dài khoảng 200m, sâu khoảng 5m, chiều rộng khoảng
3m. Trong hang có dòng suối ngầm đang ngày đêm tuôn chảy. Bên trong hang khá tối,
địa hình lồi lõm, lối đi ngoằn ngèo như một địa đạo tự nhiên hoàn toàn bằng đá. Có
những đoạn hẹp rất khó đi nên phải lách người chen qua tạo cảm giác rùng rợn. Hang
thần núi có 3 tầng, mỗi tầng cách nhau khoảng 30 - 40m. Tầng thứ nhất có khoảng sân
rộng chừng 100m2, làm nơi dừng chân cho du khách tiếp tục vào khám phá tầng hai và
tầng ba.
Hệ thống thực vật KDL rừng Madaguirất phong phú với hàng trăm loại cây lạ và gỗ quý

như: lồ ồ, tre, mun, mekeo, cây si, tung, gõ, bằng lăng các loại hoa kiểng quý được trồng
trong KDL rừng Madagui. Những cây cổ thụ có hàng trăm tuổi, to khoảng chục người ôm
với bộ rễ dài nổi cuộn trên mặt đất và một số cây mọc trên đá. Đặc biệt là loài cây kơnia
đặc trưng của rừng núi Tây Nguyên, được xem là loài cây thiêng của bà con người dân
tộc. Ngoài ra, khu du lịch này còn xây dựng khu rừng mưa nhiệt đới nhằm góp phần vào
việc bảo tồn rừng nhiệt đới cũng như tạo môi trường tham quan, học tập, nghiên cứu
thiên nhiên cho học sinh, sinh viên, đồng thời góp vai trò điều hoà khió hậu, chống xói
mòn, giữ nước nuôi cây trồng tái tạo rừng.
Bên cạnh đó, KDL rừng Madaguicòn có bộ sưu tập tre trong khoảng diện tích 10 hecta
với hơn 40 loài tre khác nhau. Bộ sưu tập vườn cây ăn trái rộng 12 hecta với những giống
cây trai phổ biến của mọi miền đất nước, cho trái quanh năm để phục vụ cho khách du
lịch như: ổi, mận, chôm chôm, nhãn, sầu riêng, táo, sơri, mãng cầu, cam, bưởi, quít
Động vật của khu rừng này cũng đa dạng như voi, cheo, nhím, heo rừng, sóc, dúi (thú
gặm nhấm sống trong hang đất, tự đào củ và rể cây để ăn) và các loài ong, bướm, côn
trùng khác.
Ngoài thắng cảnh thiên nhiên, KDL sinh thái này còn có nhiều dịch vụ vui chơi, giải trí
như: câu cá, cưỡi ngựa, khu mê cung ắc ó, khu văn nghệ cồng chiêng Tây Nguyên, nhà
Tarzan, hồ bơi, tắm suối, ảo thuật, sân tennis, bắn súng hơi,các trò chơi dân gian, xiếc
thú: bồ câu, khỉ, chó và các khu dịh vụ ẩm thực, khu nhà nghỉ dành cho khách lưu trú
qua đêm được xây dựng giữa cảnh quan yên tĩnh, không khí trong lành, đầy đủ tiện nghi.
Từ năm 2006 - 2010 đánh dấu sự đổi mới của Khu Du Lịch với nhiều công trình được
đầu tư mới :
Nhà hàng Trà My Vàng (Camellia Flava) với thiết kế kiểu mẫu nhà rông Tây Nguyên có
sức chứa 800 khách phục vụ ăn uống, phục vụ phòng họp, hội nghị.

Hệ thống Villa mang tên gọi của các loại trái cây như Banana (chuối), Papaya (đu đủ),
Guava (ổi), Carambola (khế), Sapodilla (hồng xiêm), Casava (củ sắn), Cherimoya (sơ-ri),
Mango (xòai), Avocado (bơ), Pomelo (bưởi), Cainito (vú sữa) đạt tiêu chuẩn 3 sao.
Những dịch vụ hỗ trợ đạt tiêu chuẩn quốc tế như hồ bơi, sân tennis, billiard mà trong đó
phải kể đến công trình hồ bơi cảnh quan với thiết kế độc đáo gồm 3 tầng thác đổ giữa núi

rừng thiên nhiên với diện tích mặt nước hơn 2.000m2.

Ngoài không gian của núi rừng thiên nhiên, Khu Du Lịch Rừng Madagui cũng đáp ứng
nhu cầu vui chơi thư giãn với những dịch vụ như bắn súng đạn nước sơn "Paintball",
chèo thuyền hơi, thuyền độc mộc, kayak, khám phá hang động, bơi lội, ca nhạc cồng
chiêng, đốt lửa trại, cưỡi ngựa, câu cá, bắn súng cự ly, đạp xe vượt địa hình, hát karaoke,
xông hơi, xoa bóp Tại đây luôn có những chương trình hấp dẫn được thiết kế riêng phù
hợp với từng dịp lễ, tết trong năm.

KDL rừng Madaguihân hạnh giới thiệu một chương trình mới khám phá núi rừng
Madagui với tên gọi Cảm Giác Madagui. Với hành trình khám phá này, Quý Khách sẽ
khám phá Công Viên Thần Núi, được ngắm Cầu Treo bắc qua dòng sông Đạ Huoai để rồi
sau đó lạc lối vào Mê Cung Ắc Ó. Hành trình tìm kiếm cảm giác Madagui sẽ bắt đầu từ
Thiên Phúc Sơn Động, xuyên qua Vườn Tre Sưu Tập để đến Hang Tử Thần với độ sâu
hơn 15m. Bước ra khỏi hang, Quý Khách lại đi bộ xuyên qua Rừng Mưa Nhiệt Đới để từ
đây lại rong ruỗi trên lưng những chú ngựa khỏe mạnh, tận hưởng những cảm giác lắc lư
theo nhịp bước của những chiến mã để rồi chợt bừng tỉnh khi một cành lá rừng khẽ vuốt
qua bên mình. Bước ra khỏi những tán lá cây rừng, Quý Khách như vỡ òa bởi những
cảnh thiên nhiên hùng vĩ của đất trời, của sông nước, của dòng suối đang lượn lờ chảy
qua trước mắt mình!

Trở về từ chuyến chinh phục, Quý Khách sẽ được tận hưởng những món ăn đặc sản miền
núi chỉ có ở núi rừng Madagui. KDL rừng Madaguihân hạnh giới thiệu chương trình ẩm
thực "Tuần Lễ Các Món Ăn Đặc Sản Miền Núi" với chủ đề "Cá Suối Rau Rừng". Đặc
biệt Góc Nướng Madagui mang lại cảm giác cồn cào, nôn nao từ những món ăn mà chỉ
nghe thôi đã thấy hương vị của nó mang lại như: Heo Sinh Thái Nướng Than Hoa, Ếch
Rừng Nướng Sả Ớt, Cá Lăng Nấu Măng Chua Hơn thế nữa là những món ăn chế biến
từ cá suối như cá Lăng, cá Leo, cá Trèn, cá Chạch và từ rau rừng như rau Nhíp, đọt
Đủng đỉnh, hoa Chuối Rừng, Mướp Rừng, Tàu U, Măng rừng


Hãy đến khám phá và tận hưởng cảm giác "Vượt qua chính mình" tại Khu Du Lịch Rừng
Madagui. Quý Khách sẽ hài lòng với những gì KDL rừng Madaguimang đến.
ĐÈO CHUỐI – SUỐI TIÊN
Đèo chuối là đèo đầu tiên từ TP.HCM lên Đà Lạt. Đèo Chuối dài 4 km. Chạy giữa thung
lũng của hai dãi núi cao. Trước đây vùng này mọc tất nhiều cây Chuối nên ngừơi ta gọi là
đèo Chuối. Xe lên hết đèo Chuối tức là chúng ta ở trên độ cao 350m so với mặt nước
biển.
Vườn Quốc Gia Cát Tiên (VQGCT) được thành lập lập ngày 13 tháng 1 năm 1992,
chuyển hạng từ khu rừng cấm NCT. Ngày 10/11/2001, VQGNCT đã được UNESCO
công nhận là Khu Dự trữ sinh quyển thứ 411 của thế giới và là Khu Dự trữ sinh quyển
thứ 2 của Việt Nam.
VQGCT trải rộng quanh vĩ độ 11o bắc, với tổng diện tích 71.920 ha thuo63c 3 tỉnh Đồng
Nai, Lâm Đồng và Bình Phước. đây là nơi nổi bất về đa dạng sinh học, là kho dự trữ tài
nguyên sinh học vô giá của nước ta, có nhiều nguồn gen động thực vật quý hiếm và đặc
hữu, là hiện trường phong phú cho các nhà khoa học nghiên cứu, cho du khách trong và
ngoài nước đến tham quan.
VQGCT có các kiểu địa hình đặc trưng của cuối dãy Trường Sơn và Đông Nam Bộ như
các bậc thềm sông,suối, bán bình nguyên cổ, các đồi khá bằng phẳng, xen kẽ đầm hồ. độ
cao so với mặt nước biển từ 130 đến 600m nơi dốc nhất là 30o.
VQGCT nằm trong vùng nhiệt đới gió mùa với hai mùa rõ rệt là mùa khô . lượng mưa
trung bình hằng năm là 2.185mm, nhiệt độ trung bình hằng năm là 2.185mm, nhiệt độ
trung bình là 25,4oC, độ ầm trung bình là 83,6%. Sông Đồng Nai bao bọc ba phía Bắc,
Tây và Đông VQG với chiều dài khoảng gần 90km là một phần thuận lợi cho việc bảo
vệ, gìn giữ hệ sinh thái động thực vật. Trong VQGCT có nhiều suối lớn nhỏ với những
thác ghềnh kỳ vĩ cung cấp nước cho động thực vật và hài hòa với cỏ cây tạo nên cảnh đẹp
thiên nhiên.
VQGCT hội tụ được các luồng hệ động thực vật phong phú, đa dạng, đặc trưng cho hệ
sinh thái rừng ẩm nhiệt đới thường xanh của các tỉnh miền Đông Nam Bộ.
Với tổng diện tích 71.920ha, VQG chia làm 3 khu vực là Nam Cát Tiên (Đồng Nai), Cát
Lộc (Lâm Đồng) và Tây Cát Tiên (Bình Phước). vười có rừng lá rộng xanh quanh năm,

rừng cây nửa rụng lá, rừng hỗn giao gỗ-tre-nứa, rừng tre nứa thuần loại và thảm thực vật
đất ngập nước.
Giới thực vật chia thành các ngành, dưới ngành là lớp dưới lớp là bộ, họ rồi đến chi, loài.
VQGCT đã xác định được 1.610 loài, 724 chi, 162 họ, 75 bộ thực vật. đặc biệt, ở CT có
38 loải quý hiếm (ngồn gen quý hiếm) thuộc 13 họ như Gõ đỏ (Afzelia xylocarpa), Cẩm
Lai (Dallbergia spp), Giáng hương (Pterocarpus), Gõ mật (Sindora cochinchi-nensis),
Căm xe (Xylia xylocarpa), có tên trong Sách đỏ Việt Nam.
RỪNG CÂY GIÁ TỴ- ĐÁ CHỒNG ĐỊNH QUÁN
Rừng cây Giá Tỵ
Dọc hai bên đường chúng ta thấy trồng rất nhiều cây Giá Tỵ, thân thẳng lá rộng (40-
50cm)Vỏ trắng,gốc có nhiều khía cạnh, hoa có chùm màu trắng thường gặp ở Lào Miến
Điện, miền Bắc Thái Lan.
Rừng cây giá tỵ được trồng năm 1958 do bà Trần Lệ xuân (vợ cố vấn Ngô Đình Nhu)
Diện tích 165 ha, hiện là nơi cung cấp giống cho cả nước. Thân cây thường được dùng
trong những nghành công nghiệp chính xác:báng súng, gỗ công nghiệp, trang trí ….(do
tính chất gỗ nhẹ, nhiều sớ, ít bị co giãn)Lá, hạt dùng làm lá xông tắm trị bệnh ngoài da,
thuốc lợi tiểu. Bông sử dụng làm thuốc hạ nhiệt.
Cây giá tỵ 80 năm mới thu hoạch. Diện tích cả nước 4.670ha.
Đá chồng Định Quán.
Nằm cách TP.HCM khoảng 110 km. Chúng ta thấy có những khối đá xếp chồng lên nhau
1 cách khéo léo, người ta gọi đó là đá ba chồng (có ba khối đá nằm chồng lên nhau gần
đường đi)
Những khối đá hoa cương này trước đây nằm trong lòng đất. Sau đó do quá trình kiến tạo
những mạch đá nằm bên trong bị đứt gãy. Vì vậy nước mưa có thể thấm sâu vào những
khe nứt, làm tách dần chúng ra, phần lớp mặt theo thời gian bị bóc mòn dần và lộ ra
những nhân đá bên trong. Để những khối đá có bề mặt tròn trịa như vậy chứng tỏ trải qua
thời gian rất dài hàng triệu năm.
Vài nét về cây cao su
Cây cao su có tên gốc gọi là cây Hê vê (Hévéa), mọc dọc theo sông A-ma-zôn ở Nam
Mỹ, cách đây gần 10 thế kỷ, thổ dân Mainas sống ở đây đã biết lấy nhựa của cây này

dùng để tẩm vào quần áo chống ẩm ướt, và tạo ra những quả bóng vui chơi trong dịp hội
hè. Họ gọi chất nhựa này là Caouchouk, theo Thổ ngữ Mainas nghĩa là “Nước mắt của
cây” (cao là gỗ. Uchouk là chảy ra hay khóc).
Những cây cao su đầu tiên xuất hiện ở nước ta được trồng ở vườn thực jvật Sài Gòn vào
năm 1877, lấy giống từ Singapore nhưng không cây nào sống. Đến năm 1897, dược sỹ
Raoult đã gửi hạt giống và một số cây con từ Java để gieo trồng tại vườn thí nghiệm ông
Yêm (Thủ Dầu Một); Đồng thời bác sỹ Yersin cũng đã nhận được một số cây con đem
trồng tại suối Dầu trong phần đất của viện Pasteur Nha Trang. Sau đó bác sỹ Yersin nhập
nhiều hạt giống từ Cô Lôm Bô (Srilanca) để thành lập đồn điền cao su đầu tiên ở nước ta.
Thông thường cây cao su có chiều cao khoảng 20 mét, rễ ăn rất sâu để giữ vững thân cây,
hấp thu chất bổ dưỡng và chống lại sự khô hạn. Cây có vỏ nhẵn màu nâu nhạt. Lá thuộc
dạng lá kép, mỗi năm rụng lá một lần. Hoa thuộc loại hoa đơn, hoa đực bao quanh hoa
cái nhưng thường thụ phấn chéo, vì hoa đực chín sớm hơn hoa cái. Quả cao su là quả

×