Tải bản đầy đủ (.pdf) (36 trang)

tìm hiểu cơ chế phát triển sạch (cdm) ở việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (378.21 KB, 36 trang )

Báo cáo môn: Năng lượng và môi trường GVHD: Ngô Ánh Tuyết
TRƯỜNG ĐẠI HỌC ĐIỆN LỰC
KHOA QUẢN LÝ NĂNG LƯỢNG
BÁO CÁO MÔN NĂNG LƯỢNG VÀ MÔI TRƯỜNG
ĐỀ TÀI:
TÌM HIỂU CƠ CHẾ PHÁT TRIỂN SẠCH (CDM) Ở VIỆT NAM
Giáo viên hướng dẫn : Ngô Ánh Tuyết
Nhóm sinh viên thực hiện :Nhóm 7
Lớp :Đ2-QLNL
Hà Nội, 12/2010
Nhóm thực hiện: Nhóm 7 – Lớp Đ2-QLNL
1
Báo cáo môn: Năng lượng và môi trường GVHD: Ngô Ánh Tuyết
LỜI NÓI ĐẦU
Năm 2010 được coi là năm của những kỷ lục thời tiết. Chỉ trong vòng 9
tháng đầu năm, số lượng thảm họa liên quan tới thời tiết đã lên tới mức cao nhất.
Trận lụt khủng khiếp tại Pakistan làm đảo lộn cuộc sống của khoảng 14 triệu người,
cướp đi ít nhất 1.600 mạng người và khiến 8 triệu người mất nhà. Mùa hè nóng
nhất trong hơn 130 năm tại Nga khiến vài trăm đám cháy rừng bùng phát xung
quanh Matxcơva và nhiều vùng ở phía tây nước Nga… Hiện tượng ấm lên toàn cầu
là một trong những nguyên nhân khiến số lượng thiên tai tăng. 2010 là năm có
nhiệt độ trung bình cao nhất trong 130 năm qua. Kỷ lục mới về nhiệt độ được thiết
lập tại Nga (37,8 độ C) và Pakistan (53,5 độ C). Một điều rõ ràng là biến đổi khí
hậu ngày càng trở nên trầm trọng.
Đứng trước thảm họa với toàn nhân loại, chính phủ nhiều nước đã bắt đầu
các hoạt động chống lại sự nóng lên toàn cầu của thế giới. Là sinh viên chuyên
ngành Quản lý năng lượng, nhóm chúng em đã tìm hiểu về “cơ chế phát triển sạch
CDM” - một trong những giải pháp nhằm giải thải khí gây hiệu ứng nhà kính thuộc
khuôn khổ của nghị định thư Kyoto, đồng thời thể hiện sự tương trợ giúp đỡ cũng
như trách nhiệm của con người trước môi trường sống.
Do thời gian và khả năng nghiên cưu còn có nhiều hạn chế, nhóm chúng em


rất mong quý thầy cô góp ý, bổ sung cho vấn đề thảo luận này thêm hoàn thiện.
Chúng em xin chân thành cảm ơn!

Nhóm thực hiện: Nhóm 7 – Lớp Đ2-QLNL
2
Báo cáo môn: Năng lượng và môi trường GVHD: Ngô Ánh Tuyết
CHƯƠNG I: GIỚI THIỆU VỀ CƠ CHẾ PHÁT TRIỂN SẠCH (CDM)
1.1Sự hình thành Cơ chế phát triển sạch CDM
1.1.1 Những biến động của khí hậu
Trong mấy thập kỷ qua, nhân loại đã và đang trải qua các biến động bất
thường của khí hậu toàn cầu. Trên bề mặt Trái đất, khí quyển và thủy quyển không
ngừng nóng lên làm xáo động môi trường sinh thái.
Hiện tại, Trái đất đang từng ngày từng giờ nóng lên với chiều hướng rất
nhanh. Vậy, nguyên nhân nào đã gây ra hiện tượng vỏ Trái đất nóng lên?
Ý kiến thứ nhất được đại đa số các nhà khoa học nhất trí, đó là việc tăng hàm
lượng khí CO
2
và các loại khí thải tạo hiệu ứng nhà kính do hoạt động con người
gây ra trong bầu khí quyển Trái đất. Nguyên nhân này chiếm 90, thậm chí 99%
mức gia tăng của nhiệt độ bề mặt Trái đất hiện đang được báo động. Nhiệt độ bề
mặt Trái đất có được là nhờ hấp thụ nhiệt từ Mặt trời và nhận dòng nhiệt của chính
mình tỏa ra từ bên trong lòng đất. Sự có mặt của một hàm lượng khí CO
2

cần thiết
trong bầu khí quyển vốn là tấm áo giáp ngăn chặn bức xạ nhiệt (bức xạ hồng ngoại)
từ Trái đất thoát vào vũ trụ mênh mông lạnh lẽo. Thiếu nó thì mặt đất sẽ không có
được một nhiệt độ điều hòa cho sự sinh sôi phát triển sự sống. Suốt thiên niên kỷ
trước khi có cuộc cách mạng công nghiệp, hàm lượng khí CO
2


trong khí quyển dao
động ở mức 280 phần triệu (ppm). Tuy nhiên, tính từ đầu thế kỷ XIX đến nay hàm
lượng đó đã tăng liên tục đến 360 ppm. Số liệu quan trắc trong 4 thập kỷ gần đây
cho thấy, cứ mỗi thập kỷ hàm lượng CO
2

trong khí quyển lại tăng 4%. Nói cách
khác, hiệu ứng nhà kính do khí CO
2

gây ra là quá mức cần thiết, gây tăng nhanh
nhiệt độ bề mặt địa cầu.
Ý kiến thứ hai: tuy thừa nhận vấn đề gia tăng nhiệt độ do hiệu ứng nhà kính,
song cho rằng cần nhấn mạnh hơn đến chu kỳ nóng lên của Trái đất do hoạt động
nội tại. Hiện tượng nhiệt độ bề mặt Trái đất nóng lên và lạnh đi vốn là hiện tượng
tự nhiên xảy ra có tính chu kỳ trong lịch sử hình thành và phát triển của Trái đất.
Nhóm thực hiện: Nhóm 7 – Lớp Đ2-QLNL
3
Báo cáo môn: Năng lượng và môi trường GVHD: Ngô Ánh Tuyết
Không phải chỉ bây giờ, lịch sử Trái đất hàng triệu triệu năm đã trải qua nhiều lần
nóng lên rồi lại lạnh đi kéo theo những biến động to lớn trong đời sống sinh vật
trên Trái đất, làm thay đổi cả diện mạo địa hình lục địa và đại dương. Tính từ 1,6
triệu năm đến nay đã có 5-6 chu kỳ biến động lớn. Đó là các thời kỳ băng hà kéo
theo mực nước biển hạ thấp (biển lùi) và các thời kỳ gian băng (băng tan) kéo theo
mực nước biển dâng cao (biển tiến). Vào các thời kỳ băng hà, nhiệt độ bề mặt Trái
đất khô lạnh. Vào thời kỳ gian băng nhiệt độ bề mặt Trái đất đan xen giữa nóng ẩm
và khô hạn. Vào các thời kỳ đó, biên độ dao động của nước biển (dâng, hạ) lên đến
hàng chục, hàng trăm mét.
Cả hai nguyên nhân trên đều có cơ sở thực tế và chúng cùng tác động gây ra

tình trạng Trái đất nóng lên một cách bất thường như hiện nay. Do đó, cần phải
nhìn nhận hiện tượng nóng lên của Trái đất hiện nay bằng quan điểm biện chứng:
chu kỳ nóng ấm của Trái đất mang tính nội sinh và ngoại sinh tự nhiên được đẩy
nhanh và trở nên nghiêm trọng hơn do những tác động của khí thải công nghiệp và
hiệu ứng nhà kính.
Theo dự đoán, nếu hàm lượng khí nhà kính năm 2100 bằng 850 ppm thì
nhiệt độ trung bình toàn cầu của bề mặt trái đất sẽ tăng 2,8
0
C so với năm 2000 và
mực nước biển sẽ dâng từ 0,21 – 0,48m. Nếu con người không hạn chế các tác
động xấu đến môi trường, không quan tâm nghiên cứu nhằm đề ra các biện pháp
phòng tránh hữu hiệu, thì thảm họa có thể nói là khôn lường.
1.1.2 Nghị định thư Kyoto và cơ chế hợp tác
Trước thảm họa với toàn nhân loại, chính phủ nhiều nước đã bắt đầu các hoạt
động chống lại sự nóng lên toàn cầu của thế giới và hàng loạt các hoạt động, tổ
chức đã ra đời để nhằm hiện thực hóa mục đích này: Môi trường liên hợp quốc
(UNEP), tổ chức khí tượng thế giới (WMO), ủy ban liên chính phủ về biến đổi khí
hậu (IPCC). Và trong hàng loạt các hoạt động thì có sự ra đời của công ước khung
Nhóm thực hiện: Nhóm 7 – Lớp Đ2-QLNL
4
Báo cáo môn: Năng lượng và môi trường GVHD: Ngô Ánh Tuyết
của Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu (UNPCCC) năm 1992 và nghị định thư
Kyoto năm 1997.
Nghị định thư Kyoto là một nghị định liên quan đến Chương trình khung về
vấn đề biến đổi khí hậu (Framework Convention on Climate Change) mang tầm
quốc tế của Liên hiệp quốc với mục tiêu cắt giảm lượng khí thải gây hiệu ứng nhà
kính. Bản dự thảo được kí kết vào ngày 11 tháng 12 năm 1997 tại Hội nghị các bên
tham gia lần thứ ba (3rd Conference of the Parties) khi các bên tham gia nhóm họp
tại Kyoto, và chính thức có hiệu lực vào ngày 16 tháng 2 năm 2005.
Nghị định thư đại diện cho sự thống nhất giữa các quốc gia công nghiệp

trong vấn đề cắt giảm khí thải trên 5.2% so với năm 1990 (lưu ý rằng mức độ cắt
giảm theo đó đến năm 2010 phải đạt được thì chỉ tiêu này là khoảng 29%). Mục
tiêu hướng đến việc giảm thiểu các loại khí carbon dioxide, methane, nitơ ôxít, lưu
huỳnh hexafluorua, clorofluorocarbon và perflourocarbon trong khoảng thời gian
2008-2021. Mức trần đã được qui định cho các nước tham gia cụ thể là 8% mức cắt
giảm cho Liên minh Châu Âu và 7% cho Hoa Kỳ, 6% với Nhật Bản, 0% với Nga
trong khi mức hạn ngạch cho phép tăng của Úc là 8%, và 10% cho Iceland.
Những nguyên tắc chính trong Nghị định thư Kyoto
Nghị định được kí kết bởi chính phủ các quốc gia tham gia Liên hiệp quốc và
được điều hành dưới các nguyên tắc do tổ chức này qui ước. Các quốc gia được
chia làm hai nhóm: nhóm các nước phát triển - còn gọi là phụ lục I (vốn sẽ phải
tuân theo các cam kết nhằm cắt giảm khí gây hiệu ứng nhà kính ) và buộc phải có
bản đệ trình thường niên về các hành động cắt giảm khí thải; và nhóm các nước
đang phát triển - hay nhóm các nước không thuộc phụ lục I có thể tham gia vào
Chương trình cơ cấu phát triển sạch.
Các quốc gia phụ lục I không đáp ứng được yêu cầu đặt ra như trong bản kí
kết sẽ phải cắt giảm thêm 1.3 lượng khí vượt mức cho phép trong thời hạn hiệu lực
tiếp theo của nghị định thư.
Nhóm thực hiện: Nhóm 7 – Lớp Đ2-QLNL
5
Báo cáo môn: Năng lượng và môi trường GVHD: Ngô Ánh Tuyết
Kể từ tháng 1/2008 đến hết năm 2012, nhóm nước phụ lục I phải cắt giảm
lượng khí thải để lượng khí thải ra thấp hơn 5% lượng khí vào năm 1999 (với nhiều
nước thành viên Châu Âu, mức này tương đương khoảng 15% lượng khí họ thải ra
vào năm 2008). Trong khi trung bình của lượng khí phải cắt giảm là 5%, mức dao
động giữa các quốc gia của Liên minh Châu Âu là 8% đến 10% (đối với Iceland),
nhưng do ràng buộc với nghị định thư với từng nước trong khối có khác nhau
[5]
nên
một số nuớc kém phát triển trong EU có thể được phép giữ cho mức tăng đến 27%

(so với 1999). Quy ước này sẽ hết hạn vào năm 2013.
Nghị định thư Kyoto cũng cho phép một vài cách tiếp cận linh hoạt cho các
nước phụ lục I nhằm đạt được mục tiêu cắt giảm khí thải bằng cách cho phép các
nước này mua lượng khí cắt giảm được từ những quốc gia khác. Điều này có thể
đạt được dưới hình thức tài chính hay từ những chương trình hỗ trợ công nghệ cho
các nước không thuộc phụ lục I (vốn có tham gia vào Chương trình cơ cấu phát
triển sạch-CDM) để các nước này hoàn thành mục tiêu đã kí kết trong Nghị định
thư, trong đó chỉ có những thành viên được chứng nhận CER trong Chương trình
cơ cấu phát triển sạch mới được phép tham gia.
Trong thực tế, điều này có nghĩa là các nền kinh tế nhóm nước đang phát
triển tham gia nghị định thư kyoto không bị bắt buộc phải giới hạn lượng khí thải
gây ra, nhưng một khi chương trình cắt giảm khí thải được xúc tiến ở các quốc gia
này nó sẽ nhận được một lượng hạn ngạch carbon cho phép (Carbon Credit), vốn
có thể bán cho các nước phụ lục I.
Qui định này xuất hiện trong Nghị định thư do:
- Có dấu hiệu lo ngại rằng chi phí bỏ ra cho mục tiêu được kí kết trong
nghị định thư là quá đắt đối với các nước phụ lục I , đặc biệt là các nước đã đầu tư
rất hiệu quả cho việc bảo vệ môi trường trên đất nước họ và đã đạt tiêu chuẩn môi
Nhóm thực hiện: Nhóm 7 – Lớp Đ2-QLNL
6
Bỏo cỏo mụn: Nng lng v mụi trng GVHD: Ngụ nh Tuyt
trng sch. Vỡ lớ do ú Ngh nh th cho phộp nhng nc ny mua lng hn
ngch carbon cho phộp (Carbon Credit) t cỏc nc nhúm nc ang phỏt trin
tham gia ngh inh th Kyoto trờn th gii thay vỡ tin hnh nõng cp tiờu chun
mụi trng trong nc.
- iu ny c xem nh mt cụng c hiu qu nhm khuyn khớch cỏc
nc nhúm nc ang phỏt trin tham gia ngh nh th gim thiu khớ gõy hiu
ng nh kớnh (phỏt trin bn vng), hn na iu ny l rt kinh t vỡ lng u t
vo cỏc quc gia nhúm nc ang phỏt trin tham gia ngh nh th Kyoto s tng
lờn thụng qua vic mua bỏn hn ngch carbon cho phộp (vi iu kin cỏc nc

ny phi tham gia vo chng trỡnh ct gim khớ thi qua chng trỡnh CDM).
Mc gim thi KNK ca nghi nh th Kyoto
Nhúm thc hin: Nhúm 7 Lp 2-QLNL
7




Phát thải KNK (kịch bản cơ sở)
Tấn phát thải KNK/năm đối vớ i các nớ c thuộc Phụ lục B
Năm cơ sở 1990
2008



2012
Trung bình:1990 -5,2%
Thời kỳ cam kết
đầu tiên
Báo cáo môn: Năng lượng và môi trường GVHD: Ngô Ánh Tuyết
Nghị định thư là một sự kiện quan trọng trong nỗ lực của thế giới nhằm bảo
vệ môi trường và đạt được phát triển bền vững- đánh dấu lần đầu tiên việc chính
phủ các nước chấp nhận hạn chế các phát thải khí nhà kính của nước mình bằng
những ràng buộc pháp lý. Nghị định thư đã thiết lập một khuôn khổ pháp lý mang
tính toàn cầu cho các bước khởi đầu nhằm kiềm chế và kiểm soát xu hướng gia
tăng phát thải khí nhà kính đưa ra các mục tiêu giảm phát thải chính và thời gian
thực hiện cho các nước phát triển, theo đó các nước phát triển (các nước công
nghiệp) hỗ trợ, khuyến khích các nước đang phát triển thực hiện các dự án thân
thiện với môi trường, nhằm phát triển bền vững.
Cơ chế hợp tác

Việc ký kết nghị định thư cũng mở ra một cơ sở mới với 3 cơ chế hợp tác
mang tính đổi mới để giảm chi phí giảm phát thải cho các doanh nghiệp dựa trên
thị trường, nhằm giúp đỡ các nước công nghiệp hóa giảm chi phí trong việc đáp
ứng chỉ tiêu giảm phát thải của mình bằng việc đạt được giảm phát thải với chi phí
thấp nhất tại các nước khác hơn là thực hiện giảm phát thải trong nước mình:
• Buôn bán phát thải (IET): mua bán các chứng chỉ phát thải giữa các
nước phát triển hay nói cách khác là cho phép các nước chuyển giao phần phát thải
cho phép của mình.
• Đồng thực hiện (JI): mua bán các chứng chỉ giảm phát thải thông qua
các dự án giảm phát thải thiết lập tại các nước phát triển. Hay là việc cho phép các
nước nhận được tín dụng đối với các giảm phát thải do đầu tư tại các nước công
nghiệp hóa khác (chuyển giao đơn vị giảm phát thải giữa các nước)
Cơ chế phát triển sạch (CDM): cho phép các dự án giảm phát thải hỗ trợ phát
triển bền vững ở các nước đang phát triển thu được các giảm phát thải được chứng
nhận cho chủ đầu tư dự án.
1.1.3 Cơ chế phát triển sạch CDM
Cơ chế phát triển sạch CDM được quy định tại điều 12 của nghị định thư
Nhóm thực hiện: Nhóm 7 – Lớp Đ2-QLNL
8
Báo cáo môn: Năng lượng và môi trường GVHD: Ngô Ánh Tuyết
Kyoto “Mục đích của cơ chế phát triển sạch nhằm giúp các bên không thuộc phụ
lục I đạt được phát triển bền vững và góp phần vào mục tiêu cuối cùng của Công
ước, và giúp các bên thuộc Phụ lục I tuân thủ những cam kết về hạn chế và giảm
phát thải định lượng theo điều 3” . Cơ chế phát triển sạch (CDM) được coi là một
trong những công cụ linh hoạt của nghị định thư Kyoto. CDM bao gồm các nguyên
tắc cốt lõi của phát triển bền vững: Phát triển kinh tế, cải thiện môi trường, tiến bộ
xã hội và có tiềm năng ứng dụng lớn ở các nước đang phát triển.
CDM cho phép chính phủ hoặc tổ chức, cá nhân ở các nước công nghiệp
thực hiện dự án giảm phát thải ở các nước đang phát triển để nhận được “chứng chỉ
giảm phát thải”, viết tắt là CERs, (1CERs = 1 tấn CO2) đóng góp cho mục tiêu

giảm phát thải của quốc gia đó. CDM cố gắng thúc đẩy phát triển bền vững ở các
nước đang phát triển và cho phép các nước phát triển đóng góp vào mục tiêu giảm
mật độ tập trung khí nhà kính trong khí quyển.
Nghị định thư Kyoto quy định về cơ chế CDM
Các nước không thuộc phụ lục I (chủ yếu là các nước đang phát triển) thông
qua các hoạt động của dự án CDM nhận được sự đầu tư của các nước thuộc phụ lục
I (các nước phát triển) nhằm giảm lượng phát thải khí hiệu ứng nhà kính. Lượng
Nhóm thực hiện: Nhóm 7 – Lớp Đ2-QLNL
9
Báo cáo môn: Năng lượng và môi trường GVHD: Ngô Ánh Tuyết
khí nhà kính giảm sẽ được cấp chứng chỉ CERs. Lượng chứng chỉ này sẽ được bổ
sung vào lượng giảm phát thải chỉ định của các nước phát triển đã ký kết trong nghị
định thư.
Như vậy, cơ chế phát triển sạch (CDM) trong nghị định thư Kyoto cho phép
nhận dạng được những cách bảo vệ khí hậu một cách linh hoạt và có hiệu quả cả về
mặt chi phí bằng cách tạo ra một thị trường toàn cầu cho buôn bán chứng chỉ về
việc giảm thải khí nhà kính và khuyến khích việc sử dụng tiềm năng, sử dụng hiệu
quả năng lượng và những phương pháp bảo toàn năng lượng ở các quốc gia. CDM
là một cơ hội để khẳng định rằng việc giảm thiểu phát thải khí CO
2
không chỉ có ý
nghĩa lớn cho việc bảo vệ môi trường mà còn có ý nghĩa về mặt kinh tế.
1.1.4 Mục tiêu của CDM
Sự ra đời của cơ chế phát triển sạch nhằm đạt tới những mục tiêu lớn cho cả các
nước phát triển và các nước đang phát triển như sau:
- Giúp các nước đang phát triển, triển khai các công nghệ thân thiện môi
trường bằng các nguồn vốn đầu tư của chính phủ, doanh nghiệp các nước
phát triển.
- Giúp các quốc gia với những mục tiêu giảm phát thải bắt buộc được phát
triển dự án tại các quốc gia đang phát triển.

- Đồng thời, cơ chế phát triển sạch CDM nhằm mục tiêu hướng tới phát triển
bền vững bằng các cam kết cụ thể về hạn chế và giảm lượng khí nhà kính
phát thải định lượng của các nước trên phạm vi toàn cầu.
1.1.5 Cơ chế phát triển sạch CDM mang lại lợi ích cho cả hai bên:
Bằng cách này, các dự án CDM đem lại lợi ích môi trường và kinh tế cho cả
hai phía - phía các nước công nghiệp hoá (các nhà đầu tư dự án CDM) và phía các
nước đang phát triển (các nước tiếp nhận dự án CDM).
Về mặt kinh tế, nguồn tài trợ từ các dự án CDM sẽ giúp các nước đang phát
triển đạt được mục tiêu kinh tế - xã hội, môi trường và phát triển bền vững, chẳng
hạn như giảm ô nhiễm không khí và nước, cải thiện sử dụng đất, nâng cao phúc lợi
Nhóm thực hiện: Nhóm 7 – Lớp Đ2-QLNL
10
Báo cáo môn: Năng lượng và môi trường GVHD: Ngô Ánh Tuyết
xã hội, xoá đói giảm nghèo, tạo việc làm hay giảm phụ thuộc vào nhập khẩu nhiên
liệu hoá thạch…
Ở mức độ toàn cầu, thông qua các dự án giảm phát thải, CDM có thể khuyến
khích đầu tư quốc tế, thúc đẩy cung cấp nguồn lực cần thiết cho tăng trưởng kinh tế
ở nhiều nơi, nhiều khu vực trên thế giới.
Cụ thể:
• Thu hút vốn cho các dự án hỗ trợ chuyển đổi sang nền kinh tế thịnh
vượng hơn nhưng phát thải ít carbon hơn.
• Khuyến khích và cho phép khu vực tư nhân và cộng đồng tích cực
tham gia.
• Cung cấp công cụ chuyển giao công nghệ, đầu tư tập trung các dự án
thay thế công nghệ nhiên liệu hóa thạch cũ kém hiệu quả hoặc tạo ra
ngành mới trong công nghệ bền vững với môi trường.
• Hỗ trợ xác định các hướng ưu tiên đầu tư trong các dự án đáp ứng mục
tiêu phát triển bền vững.
• Sản xuất năng lượng theo hướng bền vững.
• Nâng cao việc sử dụng hiệu quả và bảo tồn năng lượng

• Cải thiện sử dụng đất.
• Xóa đói giảm nghèo thông qua việc tạo công ăn việc làm và tăng thu
nhập cho người dân.
• Giảm phụ thuộc và nhập khẩu nhiên liệu hóa thạch.
• Cải thiện môi trường tại địa phương.
Nhiều phương án CDM tạo ra lợi ích kép quan trọng tại các nước đang phát
triển, đó là giải quyết các vấn đề môi trường địa phương và khu vực và đạt được
các mục tiêu xã hội. Đối với các nước đang phát triển- những nước này ưu tiên giải
quyết nhu cầu trước mắt về môi trường và kinh tế- triển vọng về lợi ích to lớn có
thể là lý do mạnh mẽ để tham gia vào cơ chế phát triển sạch CDM.
Nhóm thực hiện: Nhóm 7 – Lớp Đ2-QLNL
11
Báo cáo môn: Năng lượng và môi trường GVHD: Ngô Ánh Tuyết
1.2 Thực hiện dự án Cơ chế phát triển sạch CDM
1.2.1 Tiêu chí tham gia vào dự án CDM và các lĩnh vực thuộc dự án:
Để có thể hưởng lợi từ những dự án CDM, các nước phát triển và đang phát
triển phải thỏa mãn 3 điều kiện:
- Tự nguyện tham gia.
- Thành lập cơ quan quốc gia về CDM (Ở Việt Nam, cơ quan này là Vụ hợp tác
quốc tế thuộc Bộ Tài nguyên môi trường.)
- Phê chuẩn nghị định thư Kyoto.
Ngoài ra, các nước phát triển còn phải đặt ra chỉ tiêu giảm phát thải, có hệ
thống tính toán GHG, tiến hành kiểm kê hàng năm…Đối tượng tham gia có thể là
chính phủ, cơ quan trực thuộc chính phủ, chính quyền địa phương, tổ chức tư nhân,
tổ chức phi chính phủ nếu thỏa mãn các điều kiện nêu trên. Vốn đóng góp từ quốc
gia đầu tư (quốc gia phát triển) cho một dự án CDM có thể là một phần, toàn phần,
cho vay hoặc cho thuê tài chính hoặc hợp đồng mua CERs.
Các dự án CDM thành công được cấp CERs phải nộp mức phí là 2% tổng vốn
đầu tư của dự án cho một quỹ riêng, gọi là quỹ thích ứng. Quỹ này giúp những
nước đang phát triển thích nghi với những tác động môi trường tiêu cực do biến đổi

khí hậu. Ngoài ra những khoản chi phí khác sẽ góp phần thanh toán những chi phí
quản lý CDM. Tuy nhiên, những nước kém phát triển có thể sẽ không phải chịu các
khoản phí này.
Các lĩnh vực thuộc dự án của CDM
Các lĩnh vực Các lĩnh vực
1.Sản xuất năng lượng 9.Trồng rừng và tái tạo rừng
2.Truyền tải năng lượng 10.Xây dựng
3.Tiêu thụ năng lượng 11.Giao thong
4.Nông nghiệp 12.Khai mỏ hoặc khai khoáng
5.Xử lý loại bỏ rác thải 13.Sản xuất kim loại
6.Công nghiệp chế tạo 14.Phát thải từ nhiên liệu
7.Công nghiệp hóa chất 15.Sử dụng dung môi
8.Chất thải từ sản xuất và tiêu thụ halocarbon và sulphur hexaflouride
Nhóm thực hiện: Nhóm 7 – Lớp Đ2-QLNL
12
Báo cáo môn: Năng lượng và môi trường GVHD: Ngô Ánh Tuyết
CDM có thể thực hiện trong tất cả các dự án được nêu trên dưới 2 hình thức
chính là: CDM cho giảm khí nhà kính (CDM thông thường hay CDM năng lượng)
và CDM cho hấp thụ khí nhà kính bằng các bể hấp thụ (Trồng rừng/ Tái trồng rừng
theo CDM hay AR-CDM).
1.2.2 Quy trình xây dựng dự án CDM
Trên bình diện quốc tế, để triển khai và giám sát dự án CDM ở mỗi quốc gia,
cần thiết có một Ban chấp hành (được thành lập theo Nghị định thư Kyoto và hiện
tại gồm 10 quốc gia thành viên) thực hiện chức năng duy trì việc đăng ký và giám
sát CDM. Đối với mỗi quốc gia thành viên, trước khi tham gia CDM phải thành lập
một Cơ quan quốc gia về CDM để đánh giá, phê duyệt các dự án, đồng thời là đầu
mối để phối hợp với quốc tế. Yêu cầu cho việc xây dựng một dự án CDM được
nhấn mạnh đến tính cụ thể, xác thực và có thể thu được kết quả rõ ràng (có thể đo
đếm được). Về mặt cấu trúc, nói chung một dự án CDM sẽ được triển khai qua 7
bước, hình thành nên một quy trình thống nhất như mô tả dưới đây:

Trên bình diện quốc tế, để triển khai và giám sát dự án CDM ở mỗi quốc gia,
cần thiết có một Ban chấp hành (được thành lập theo Nghị định thư Kyoto và hiện
tại gồm 10 quốc gia thành viên) thực hiện chức năng duy trì việc đăng ký và giám
sát CDM. Đối với mỗi quốc gia thành viên, trước khi tham gia CDM phải thành lập
một Cơ quan quốc gia về CDM để đánh giá, phê duyệt các dự án, đồng thời là đầu
mối để phối hợp với quốc tế. Yêu cầu cho việc xây dựng một dự án CDM được
nhấn mạnh đến tính cụ thể, xác thực và có thể thu được kết quả rõ ràng (có thể đo
đếm được). Về mặt cấu trúc, nói chung một dự án CDM sẽ được triển khai qua 7
bước, hình thành nên một quy trình thống nhất như mô tả dưới đây:
Nhóm thực hiện: Nhóm 7 – Lớp Đ2-QLNL
13
Báo cáo môn: Năng lượng và môi trường GVHD: Ngô Ánh Tuyết
Các bước thực hiện dự án CDM
Bốn giai đoạn đầu được tiến hành từ khi chuẩn bị dự án, ba giai đoạn sau
được tiến hành trong suốt thời gian thực hiện dự án.
1.Thiết kế và xây dựng dự án
Đây là bước đầu tiên trong chu trình dự án CDM nhằm xác định một dự án
CDM tiềm năng, dự án này phải xác thực, các phát thải của dự án sẽ được so sánh
với các trường hợp được coi là cơ sở
Nhóm thực hiện: Nhóm 7 – Lớp Đ2-QLNL
1. Thiết kế và xây dựng
dự án
2. Phê duyệt quốc gia
3. Phê chuẩn/đăng ký
4. Tài chính dự án
Tài liệu thiết kế dự án
Cơ quan thực hiện A
Các nhà đầu tư
Báo cáo giám sát
6. Thẩm tra/chứng nhận

7. Ban hành CERs
5. Giám sát
Các bên tham gia
dự án
Báo cáo thẩm tra/báo cáo
chứng nhận/đề nghị ban
hành CERs
Cơ quan thực hiện B
Ban chấp hành/Cơ
quan đăng ký
14
Báo cáo môn: Năng lượng và môi trường GVHD: Ngô Ánh Tuyết
2.Phê duyệt quốc gia
Cơ quan quốc gia về CDM sẽ có nhiệm vụ đánh giá và phê duyệt các dự án
đồng thời cơ quan này cũng sẽ là đầu mới để liên hệ. Sau đó các nhà đầu tư trong
nước được đầu tư phải chuẩn bị dự án với cấu trúc sau:
 Mô tả chung về dự án
 Mô tả về phương pháp đường cơ sở (phương pháp so sánh với dự án)
 Thời gian kéo dài và thời kỳ tín dụng
 Kế hoạch và phương pháp kiểm soát
 Tính toán các phát thải khí nhà kính từ các nguốn phát thải
 Báo cáo về tác động môi trường
 Thu thập ý kiến các bên liên quan
3.Phê duyệt và đăng ký
Tổ chức tác nghiệp được ủy nhiệm sẽ duyệt lại văn kiện dự án và sau khi có
những ý kiến chung sẽ quyết định có phê duyệt dự án hay không. Các tổ chức tác
nghiệp này là các công ty tư nhân đặc thù như công ty kế toán và kiểm toán, công
ty tư vấn và công ty luật có khả năng thực hiện những đánh giá lượng giảm phát
thải một cách độc lập và tin cậy. Nếu văn kiện dự án được phê duyệt, tổ chức tác
nghiệp sẽ chuyển giao cho ban chấp hành để đăng ký chính thức.

4.Tài chính dự án
Dự án sẽ được đầu tư bởi các nhà đầu tư đến từ các nước đang phát triển
hoặc được tài trợ 1 phần bởi các dự án về môi trường hay sử dụng năng lượng bền
vững, năng lượng sạch…
5.Giám sát
Trong quá trình hoạt động, các bên tham gia phải chuẩn bị báo cáo giám sát
bao gồm việc ước tính lượng CERs cần ban hành và đệ trình báo cáo để Tổ chức
tác nghiệp thẩm tra.
6.Thẩm tra và cấp chứng nhận
Nhóm thực hiện: Nhóm 7 – Lớp Đ2-QLNL
15
Báo cáo môn: Năng lượng và môi trường GVHD: Ngô Ánh Tuyết
Thẩm tra là quyết định hoàn toàn độc lập của Tổ chức tác nghiệp đối với các
giảm phát thải đã được kiểm soát. Tổ chức tác nghiệp phải đảm bảo rằng CERs
tuân thủ theo đúng hướng dẫn và các điều kiện đã được thông qua trong bước phê
duyệt ban đầu của dự án. Sau khi duyệt lại một cách chi tiết, Tổ chức tác nghiệp sẽ
đưa ra báo cáo thẩm tra và sau đó chứng nhận lượng CERs của dự án CDM.
7.Ban hành CERs
Việc cấp chứng nhận là cơ sở để đề nghị ban hành CERs. Ban chấp hành sẽ
chỉ thị cho cơ quan đăng ký ban hành CERs trong vòng 15 ngày.
Các dự án cơ chế phát triển sạch CDM có 3 tính chất cơ bản bao gồm: tính
bền vững, tính bổ sung và tính khả thi.
 Tính bền vững là sự đánh giá tác động của CDM đối với sự phát triển
của nước chủ nhà. Mỗi nước có thể xác định 1 tiêu chí phát triển bền
vững riêng.
 Tính bổ sung ở đây là ý nghĩa về môi trường, vấn đề ô nhiễm sẽ giảm
được bằng việc giảm phát thải khí nhà kính.
 Tính khả thi ở đây là sự đảm bảo sự hổ trợ của Chính Phủ, kết quả,
phương pháp giám sát và các lợi ích lâu dài của dự án phải gắn với
mục tiêu giảm thiểu tác động của biến đổi khí hậu.

Cơ chế phát triển sạch mang lại lợi ích lớn về mặt kinh tế và môi trường,
song tuy nhiên, các dự án CDM khi đi vào thực hiện cũng gặp rất nhiều những khó
khăn:
- CDM còn rất mới cho nên các quy định về cơ sở pháp lý tại các nước là
chưa rõ ràng dẫn tới việc thực hiện gặp khó khăn về thủ tục hành chính và ưu đãi
đối với những doanh nghiep tham gia CDM.
- CDM đòi hỏi cung cấp nhiều số liệu và việc xây dựng các phương pháp luận
để tính toán số liệu CO
2
cho mỗi lĩnh vực là khác nhau. Trong nhiều trường hợp
không thể đưa ra được phương thức tính toán chính xác và dẫn tới là các dự án bị
thất bại.
Nhóm thực hiện: Nhóm 7 – Lớp Đ2-QLNL
16
Báo cáo môn: Năng lượng và môi trường GVHD: Ngô Ánh Tuyết
CHƯƠNG II: CDM TẠI VIỆT NAM
Việt Nam là quốc gia thuộc nhóm non-annex (không bắt buộc giảm phát thải
nhà kính) và đủ diều kiện làm nước chủ nhà dự án CDM. Việt Nam đã ký Hiệp
định khung của Liên hiệp quốc về vấn đề Biến đổi khí hậu UNFCCC vào ngày
11/06/1992, phê chuẩn vào ngày 16/11/1994. Là một nước đang phát triển, trình độ
công nghệ còn lạc hậu,Việt Nam đang là một trong những quốc gia chịu ảnh hưởng
nặng nề nhất từ biến đổi khí hậu toàn cầu. Đứng trước bài toán về phát triển kinh tế
và bảo vệ môi trường, việc phát triển bền vững là một bước đi hợp lý và cần thiết
đối với Việt Nam. CDM là cơ chế duy nhất mà Việt Nam có thể tham gia trong
chương trình giảm khí thải nhà kính. Các dự án CDM khi triển khai ở Việt Nam sẽ
nhận được sự hỗ trợ từ kinh nghiệm kỹ thuật, cho tới vốn đầu tư và nhân lực từ
phía các nước phát triển.
2.1 Tiềm năng phát triển CDM tại Việt Nam
Ngành năng lượng có thể nói là một trong những ngành công nghiệp đầu vào
cho nhiều ngành sản xuất khác, và cũng là ngành sử dụng nhiều nguồn năng lượng

hóa thạch tạo ra nhiều khí CO
2
gây ô nhiễm môi trường. Các nhà máy năng lượng
tại Việt Nam đã được xây dựng và hoạt động trong một thời gian rất dài, công suất
cho một đơn vị tổ máy nhỏ, các thông số hơi mới của các tổ máy đều thấp, suất tiêu
hao nhiên liệu cao, tỷ lệ điện tự dùng lớn, hiệu suất cháy không cao… Thêm vào
đó, sau một thời gian dài vận hành, nhất là nhiều lúc do yêu cầu đáp ứng công suất,
nên nhiều thiết bị phải vận hành trong tình trạng quá tải dẫn đến việc các thiết bị
chính xuống cấp. Mặc dù thường xuyên được bảo dưỡng, sửa chữa, nhưng không
tránh khỏi giảm hiệu quả trong vận hành. Nguồn năng lượng hóa thạch có chí phí
ngày càng gia tăng và đang dần trở nên khan hiếm. Do đó muốn có nền kinh tế phát
triển, Việt Nam rất cần có sự đầu tư giúp đỡ về công nghệ, khoa học kỹ thuật hiện
đại cho các nhà máy điện cũng như những hỗ trợ để phát triển các năng lượng sạch
như năng lượng sinh khối, năng lượng gió, năng lượng mặt trời.
Nhóm thực hiện: Nhóm 7 – Lớp Đ2-QLNL
17
Báo cáo môn: Năng lượng và môi trường GVHD: Ngô Ánh Tuyết
Môi trường tại Việt Nam chưa thực sự được bảo vệ tốt bởi sự ô nhiễm vẫn
diễn ra và không ngừng tăng lên tại các thành thị, các khu công nghiệp. Hầu hết các
nhà máy là nguyên nhân chính của sự ô nhiễm và bên cạnh đó là sự thiếu ý thức
trong cộng đồng. Tuy nhiên một khó khăn chưa thể giải quyết được các vấn đề ô
nhiễm đó là do sự thiếu kinh nghiệm, chí phí đầu tư và chưa thực sự thu hút được
các doanh nghiệp Việt Nam vừa sản xuất kinh doanh vừa bảo vệ môi trường.
Khi một dự án CDM đi vào hoạt động, sản phẩm của nó sẽ là các CER và lợi
nhuận sẽ thu được từ việc mua bán, trao đổi các CER này. Việc phân chia lợi nhuận
được thỏa thuận giữa các bên tham gia (đơn vị đầu tư của nước phát triển, đơn vị
đầu tư của Việt Nam và các bên liên quan khác nếu có). Như vậy, thông qua CDM,
các doanh nghiệp Việt Nam có thể nhận được sự hỗ trợ của các nước phát triển về
vốn đầu tư, công nghệ tiên tiến, nhân lực.CDM thật sự là một cơ hội để các doanh
nghiệp Việt Nam có được nguồn hỗ trợ từ các nước phát triển về cả tài chính, công

nghệ và nhân lực. Ngay cả đối với các doanh nghiệp nhỏ cũng có thể thực hiện các
dự án CDM loại nhỏ và liên kết với nhau để cùng đạt được các CER và tham dự
vào thị trường mua bán giảm phát thải.
Nước ta vẫn đang trong tình trạng thiếu điện sinh hoạt và sản xuất, hàng loạt
các dự án thủy điện và các dự án cải thiện công suất bằng các công nghệ hiện đại
đang được dự kiến triển khai cũng như đã triển khai là một trong số những tiềm
năng dễ nhận ra nhất để áp dụng vào dự án CDM nhằm mang lại lợi ích kép cho
các dự án.
Đồng thời việc áp dụng CDM ở nước ta cũng đã mở ra nhiều triển vọng mới
cho việc giảm nghèo nhất là đối với những người dân ở vùng nông thôn, vùng sâu,
vùng xa, vì có thể giúp họ tiếp cận các hình thức sử dụng năng lượng sạch, nâng
cao mức sống và làm giảm việc hủy hoại môi trường do tập quán du canh du cư lâu
đời. Trồng rừng và tái tạo rừng cần một thời gian dài và rất nhiều công sức cũng
như sự giúp đỡ của các nguồn vốn viện trợ, do vậy, tiềm năng bể hấp thụ tại Việt
Nam cũng rất cao.
Nhóm thực hiện: Nhóm 7 – Lớp Đ2-QLNL
18
Báo cáo môn: Năng lượng và môi trường GVHD: Ngô Ánh Tuyết
Trước tình hình phát triển sản xuất và tình trạng môi trường, Việt Nam rất
cần một sự phát triển bền vững và sự hỗ trợ từ bên ngoài. CDM thật sự là một giải
pháp mà các doanh nghiệp Việt Nam đang tìm kiếm, vì vậy, tiềm năng phát triển
các dự án CDM sẽ còn gia tăng trong tương lai.
2.2 Xúc tiến CDM tại Việt Nam
2.2.1Quá trình phát triển CDM tại Việt Nam
Chính phủ Việt Nam thông qua Nghị định thư Kyoto tháng 9/2002, thành lập
Cơ quan đầu mối quốc gia về CDM (CNA) thuộc Bộ Tài nguyên môi trường đóng
vai trò là Cơ quan quốc gia được chỉ định DNA (Designated National Authority).
Tháng 4/2003, Ban Tư vấn chỉ đạo quốc gia về CDM (CNECB) được thành lập với
12 thành viên là đại diện của các Bộ chủ quản do Vụ Trưởng Vụ Hợp tác quốc tế,
Bộ Tài nguyên môi trường làm Trưởng Ban. Chính phủ Việt Nam đã tích cực hành

động chống lại hiện tượng nóng lên toàn cầu bằng việc thành lập hệ thống thể chế
cần thiết cho CDM. Ngoài ra, Bộ TNMT cũng đã ra quy định về tiêu chuẩn và trình
tư phê chuẩn CDM áp dụng cho cả CDM năng lượng và AR-CDM.
Tính đến tháng 4 năm 2003, thời điểm Việt Nam thành lập cơ quan có thẩm
quyền quốc gia về CDM, được gọi tắt là DNA, Việt Nam đã đạt được cả 3 điều
kiện để tham gia một cách đầy đủ nhất vào các dự án CDM quốc tế. Đó là:
1. Tham gia hoàn toàn tự nguyện.
2. Phê chuẩn công ước khung của Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu
(UNFCCC) và ký kết nghị định thư Kyoto.
3. Thành lập DNA của quốc gia.
Thủ tướng Chính phủ đã ra quyết định số 47/2007/QĐ-TTg phê duyệt Kế
hoạch tổ chức thực hiện Nghị định thư Kyoto thuộc Công ước khung của Liên hợp
quốc về biến đổi khí hậu giai đoạn 2007 – 2010, trong đó đề cao mục tiêu huy động
mọi nguồn lực thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội theo hướng phát triển
nhanh, bền vững, bảo vệ môi trường và đóng góp vào việc tổ chức thực hiện
UNFCCC, Nghị định thư Kyoto và CDM, thu hút vốn đầu tư trong và ngoài nước
Nhóm thực hiện: Nhóm 7 – Lớp Đ2-QLNL
19
Báo cáo môn: Năng lượng và môi trường GVHD: Ngô Ánh Tuyết
vào các dự án CDM, khuyến khích cải tiến công nghệ, tiếp nhận, ứng dụng công
nghệ cao, công nghệ sạch, kỹ thuật hiện đại.
Chính sách ưu đãi của Nhà nước đối với các doanh nghiệp tham gia dự án
CDM được thể hiện rõ trong Quyết định số 130/2007/QĐ-TTg, trong đó quy định
các doanh nghiệp này sẽ được miễn, giảm thuế thu nhập doanh nghiệp, miễn thuế
nhập khẩu đối với hàng hoá nhập khẩu để tạo tài sản cố định của dự án, hàng hoá
nhập khẩu là: nguyên liệu, vật tư, bán thành phẩm trong nước chưa sản xuất được,
miễn, giảm tiền sử dụng đất, thuê đất và trong một số trường hợp sản phẩm của dự
án CDM sẽ được trợ giá.
 Các tổ chức có liên quan đến CDM tại Việt Nam
Cơ quan đầu mối quốc gia

Hiệp ước Marakech yêu cầu các nước chủ dự án CDM thành lập DNA. Vụ
hợp tác quốc tế (ICD) của Bộ tài nguyên môi trường đã được chỉ định làm DNA
trong tháng 3/2010 và chịu trách nhiệm về các vấn đề liên quan đến nghị định thư
Kyoto ở Việt Nam. DNA cũng được gọi tên là CNA (Cơ quan đầu mối quốc gia về
CDM) ở Việt Nam và Vụ trưởng vụ hợp tác quốc tế là người chỉ đạo cơ quan này.
Chức năng chính của cơ quan này là:
 Xây dựng tiêu chuẩn đánh giá quốc gia, quy định và hướng dẫn về
CDM.
 Đánh giá các dự án về CDM ở cấp quốc gia.
 Trình tự CDM tiềm năng CDM quốc gia chấp hành và ban tư vấn để
đánh giá chúng.
 Tiếp nhận, thẩm định và trình dự án CDM (PIN), dự án phát triển tài
liệu (PDD) với Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường cho phát
hành một lá thư chính thức xác nhận hoặc thư phê duyệt tương ứng.
 Cung cấp thông tin cho nhà đầu tư CDM quan tâm, tổ chức liên quan
tư vấn và công chứng.
 Quản lý, điều phối hoạt động CDM và đầu tư tại Việt Nam.
Nhóm thực hiện: Nhóm 7 – Lớp Đ2-QLNL
20
Báo cáo môn: Năng lượng và môi trường GVHD: Ngô Ánh Tuyết
CNECB- Ban chỉ đạo và tư vấn quốc gia về CDN
DNA báo cáo về các đơn đề nghị về CDM cho CNECB và báo cáo Bộ
trưởng MONRE để chính thức chấp nhập PIN hoặc phê duyệt PDD. CNCEB chịu
trách nhiệm về xây dựng, quản lý và thực thi các dự án CDM tại Việt Nam, đánh
giá và khuyến nghị về các PIN cũng làm nhiệm vụ của ban. CNCEB triệu tập các
cuộc họp theo định kỳ vào tháng 1, tháng 4 và tháng 8 hàng năm. Các cuộc họp bất
thường cũng được tổ chức khi cần phải đánh giá và phê duyệt các dự án.
Bộ Nông nghiệp & PTNT (MARD)
DOF (Cục Lâm nghiệp) của MARD (Bộ Nông nghiệp và PTNT)chịu trách
nhiệm chính trong việc thúc đẩy các hoạt động AR-CDM. DOF quan hệ chặt chẽ

với DNA trong quá trình phê duyệt các dự án AR-CDM. DOF cũng chịu trách
nhiệm thực thi các dự án trồng rừng theo chương trình 661, đặc biệt là quy hoạch
tổng thể phát triển lâm nghiệp và các vấn đề về ngân sách.
Trường Đại học Lâm nghiệp Việt Nam (VFU)
VFU có năng lực rộng rãi cùng với nguồn nhân lực có thể đảm nhận công
việc xây dựng và thực thi các dự án lâm nghiệp và dự án AR-CDM. VFU là cơ
quan đối tác của Nghiên cứu JICA, quản lý văn phòng hỗ trợ và trang thông tin
điện tử về AR-CDM. Ngoài ra, hai trường đại học khác có Khoa Lâm nghiệp là
Trường Đại học Nông lâm Huế và Trường Đại học Nông lâm Thủ Đức cũng có
năng lực giống như VFU.
Trung tâm nghiên cứu sinh thái và môi trường rừng (RCFEE)
RCFEE thuộc Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam (FSIV) là đối tác của
Nghiên cứu JICA. Viện có năng lực rộng rãi trong việc nghiên cứu và phát triển
lâm nghiệp và có kỹ năng liên quan đến việc xây dựng các dự án AR-CDM.
Sở Nông nghiệp & PTNT
Chính quyền tỉnh, chứ không phải là chính quyền trung ương, sẽ đóng vai trò
chủ chốt trong việc xác định và quản lý dự án do gần với hiện trường dự án và có
trách nhiệm về mặt pháp lý. Ví dụ: Sở Nông nghiệp và PTNT (DARD), ở mức độ
Nhóm thực hiện: Nhóm 7 – Lớp Đ2-QLNL
21
Báo cáo môn: Năng lượng và môi trường GVHD: Ngô Ánh Tuyết
nhất định, có thể giúp phát hiện dự án và chịu trách nhiệm chung về tài chính và
quản lý các dự án AR-CDM. Các vấn đề về quản lý môi trường do sở tài nguyên và
môi trường (DONRE) đảm nhận.
Ủy ban nhân dân huyện và xã
Uỷ ban nhân dân là cơ quan điều hành và ra quyết định ở cấp huyện và cấp
xã. Dự án, bằng cách nào đó, phải qua uỷ ban nhân dân để đảm bảo hiện trường,
tham vấn người dân địa phương và có được sự hỗ trợ và hợp tác để thực thi AR-
CDM.
2.2.2 Tiêu chí để phê duyệt các dự án CDM tại Việt Nam

Theo bộ TNMT, tiêu chí quốc gia về CDM cho CDM năng lượng cũng như
AR-CDM được quy định như sau:
Các tiêu chuẩn sau sẽ được DNA Việt Nam xem xét ngay trong giai đoạn
đánh giá dự án đầu tiên:
Tính bền vững:
- Dự án phù hợp với mục tiêu phát triển quốc gia
- Phù hợp với các mục tiêu phát triển chiến lược với các ngành và các
tỉnh
Giá trị bổ sung:
- Dự án CDM sẽ có tác động môi trường bổ sung. Giảm phát thải khí
nhà kính sẽ bổ sung cho bất kỳ sự suy giảm nào xảy ra nếu không có
dự án nào được chứng nhận.
- Dự án CDM sẽ có tác động tài chính bổ sung. Nguồn hỗ trợ cho dự án
CDM không làm sai lệnh nguồn hỗ trợ phát triển chính thức ODA.
Tính khả thi
- Sự hỗ trợ của chính phủ sẽ được đảm bảo
- Việc thực hiện các dự án CDM sẽ đem lại lợi nhuận lâu dài, đo đếm
được, tác động tiêu cực của hiện tượng thay đổi khí hậu được giảm
nhẹ.
Nhóm thực hiện: Nhóm 7 – Lớp Đ2-QLNL
22
Báo cáo môn: Năng lượng và môi trường GVHD: Ngô Ánh Tuyết
Loại Nội dung tiêu chí
A: Tính
bền
vững
Tính bền vững
về kinh tế
Tạo thu nhập quốc
gia

- Tăng trưởng thu nhập quốc gia
-Thu nhập từ CER
Giá trị kinh tế bổ
sung
- Chuyển giao công nghệ
- Thay thê nhập khẩu
Tính bền vững
về môi trường
Hiệu ứng nhà kính - Giảm phát thải GHG
Ô nhiễm không khí
phi GHG
- Phát thải ô nhiễm phi GHG
- Ô nhiễm nước phi GHG
Phế thải - Mức độ tạo phế thải
Hệ sinh thái
- % thay đổi tàn che rừng
- Xói mòn đất
- Tác động có thể xảy ra với đa dạng
sinh học
Xoá bỏ nghèo đói
- Tạo việc làm cho nông thôn
- Giảm số lượng hộ nghèo
Tính bền vững
về xã hội và
thể chế
Chất lượng cuộc
sống
- Thu nhập của người dân
- Cải thiện điều kiện sống
Sự sẵn sàng của các

cơ quan thực thi
- Khu vực công
- Khu vực tư nhân
B: Sức
sống về
thương
mại
Nhu cầu quốc tế
Sự hấp dẫn các nhà đầu tư
C: Tính Có sự hỗ trợ mạnh mẽ từ các cơ quan trung ương và địa phương và hấp dẫn
Nhóm thực hiện: Nhóm 7 – Lớp Đ2-QLNL
23
Báo cáo môn: Năng lượng và môi trường GVHD: Ngô Ánh Tuyết
khả thi
hơn đối với các nhà đầu tư
Có đủ cơ sở hạ tầng và nhân lực
2.2.3 Thủ tục phê duyệt dự án CDM tại Việt Nam
Thông tư số 10/2006/TT-BTNMT của Bộ Tài nguyên và Môi trường ngày
12/12/2006 hướng dẫn chi tiết việc chuẩn bị, xây dựng, chứng nhận và phê duyệt
các dự án CDM tại Việt Nam
Quy trình phê duyệt PIN và PDD ở Việt Nam
- Tài liệu ý tưởng dự án (PIN- Project Idea Note)
Nhóm thực hiện: Nhóm 7 – Lớp Đ2-QLNL
Nhà xây dựng dự án
PIN
Đăng ký
Thư Phê Duyệt
Tiêu chuẩn CDM
PDD
Thư Xác Nhận

Tiêu chuẩn CDM
Có (50 ngày)
Có (25 ngày)
Không
Không
Ban Điều Hành CDM
DNA
CNECB
DNA
Nhà xây dựng dự án
24
Báo cáo môn: Năng lượng và môi trường GVHD: Ngô Ánh Tuyết
Theo thông tư này, các thành viên dự án cần chuẩn bị PIN bằng tiếng
Anh và Việt theo mẫu quy định chung được quy định tại thông tư này, nếu nhà đầu
tư yêu cầu có chứng nhận của MORNE. PIN phải đệ trình cho DNA cùng với các
văn bản sau đây:
+ Công văn đề nghị xem xét dự án của cơ quan thực thi dự án.
+ Công văn của bộ ngành hoặc của ủy ban nhân dân trực thuộc trung
ương quản lý dự án xem xét và chấp nhận dự án.
+ Các ý kiến bình luận của các bên liên quan đến dự án (như chính quyền
huyện nơi sẽ thực thi dự án, các tổ chức/cộng đồng sẽ sử dụng kết quả của dự án
trực tiếp hoặc bị tác động của các hoạt động của dự án).
Sau khi tiếp nhận PIN, DNA sẽ xem xét thực trạng pháp lý của dự án và
kiểm tra các văn bản gửi kèm, Sau đó, DNA sẽ chuyển cho các thành viên NECB
xem xét và bình luận bằng văn bản. Dựa vào các ý kiến bình luận của CNECB, Bộ
trưởng MONRE sẽ xem xét lại và ra văn bản xác nhận. Toàn bộ quá trình này phải
kết thúc trong 25 ngày sau khi DNA tiếp nhận PIN và tất cả các văn bản gửi kèm.
- Văn kiện thiết kế dự án
Những người tham gia dự án cần phải chuẩn bị PDD bằng tiếng Việt và
tiếng Anh theo đúng mẫu quy định tại thông tư. PDD cần phải được đệ trình DNA

cùng với văn bản cần thiết (giống như với PIN) và báo cáo tác động tới môi trường,
hoặc giấy chứng nhận cam kết bảo vệ môi trường. Sau khi nhận được PDD và các
tài liệu đính kèm DNA sẽ kiểm tra cơ sở pháp lý của tất cả các văn bản và gửi PDD
cho các chuyên gia kỹ thuật, năng lượng hoặc chuyên gia kỹ thuật khác đánh giá về
mặt kỹ thuật. Sau đó, PDD và các văn bản có liên quan sẽ được chuyển đến các
thành viên của CNECB xem xét và bình luận theo các tiêu chí quốc gia. Sau khi
xem xét, CNECB sẽ tổ chức họp đánh giá PDD. Tại phiên họp đầu tiên của
CNECB, đại diện những người xây dựng dự án sẽ được mời trình bày báo cáo tóm
tắt về dự án và trả lời câu hỏi mà các thành viên CNECB nêu ra. Tại phiên họp thứ
hai, tất cả các thành viên của Ban sẽ có ý kiến kết luận và bỏ phiếu dự án. Dự án sẽ
Nhóm thực hiện: Nhóm 7 – Lớp Đ2-QLNL
25

×