Tải bản đầy đủ (.doc) (9 trang)

Cấu trúc đề tuyển sinh các môn năm 2015

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (249.8 KB, 9 trang )

Cấu trúc đề tuyển sinh vật lí
PHÂN TÍCH CẤU TRÚC ĐỀ THI 2010 – 2014 (Theo chương trình chuẩn)
Năm/
Nội dung
Dao động cơ
học
Sóng
cơ học
Dòng điện xoay
chiều
Dao động Sóng
điện từ
Sóng
ánh sáng
Lượng tử ánh
sáng
Hạt nhân
nguyên tử
Khác
2010 9 5 11 5 5 6 7 2
2011 9 5 12 4 6 6 5 3
2012 10 7 12 4 6 5 6
2013 10 6 12 4 6 5 6 1 (TĐ)
2014 10 7 12 4 7 4 6
Chiếm 18-20% 10-14% 22-24% 8-10% 10-14% 8-12% 10-14%
Vì đề thi THPT quốc gia 2015 theo Bộ giáo dục sẽ có cấu trúc giống đề thi năm 2014 vì vậy chúng ta cùng phân tích kỹ đề năm 2014 và phân
tích dự đoán cấu trúc năm 2015.
PHÂN TÍCH CHI TIẾT CẤU TRÚC VÀ ĐÁNH GIÁ ĐỀ NĂM 2014
2014 Dao động cơ học Sóng
cơ học
Dòng điện xoay


chiều
Dao động Sóng
điện từ
Sóng
ánh sáng
Lượng tử ánh
sáng
Hạt nhân nguyên
tử
10 7 12 4 7 4 6
Lý thuyết/
Bài tập
LT BT LT BT LT BT LT BT LT BT LT BT LT BT
1 9 0 7 1 11 2 2 5 2 1 3 4 2
Đánh giá
Bthường/Khó
bt Khó bt Khó bt Khó bt Khó bt Khó bt Khó bt Khó
9 1 4 3 8 3(1) 3 1 7 0 3 1 5 1
Nhìn chung đề Vật lý năm 2014 có thể đánh giá học sinh một cách khá toàn diện về kiến thức, kỹ năng Vật lý ở lớp 12 bậc THPT. Đây cũng là một đề thi
xứng đáng với tính chất đề thi tuyển sinh vào đại học.
Với học sinh được học, ôn tập và có tâm lý thi tốt thì không khó để đạt được điểm 8. Một số đặc điểm nổi bật của đề thi năm 2014:
Khoảng 50% số câu trong đề thi là các kiến thức rất cơ bản phân bố tương đối đều trong chương trình vật lý 12. Trong đó, có nhiều câu dễ thuộc phần
dòng điện xoay chiều (khoảng 6 câu). Các câu hỏi kiểm tra về tính chất sóng của ánh sáng, lượng tử ánh sáng, vật lý hạt nhân đều là những câu hỏi mà
học sinh có thể làm nhanh. Như vậy, với mục tiêu đạt 5-6 điểm môn vật lí thì các em hoàn toàn có thể đạt được.
Khoảng 30-40% số câu dùng để chọn được học sinh khá, giỏi vật lí vẫn là các nội dụng liên quan đến vật lí cổ điển thuộc phần cơ học và dòng điện xoay
chiều. Các câu này đỏi hỏi học sinh tập trung, phân tích, tính toán cẩn thận và đây cũng là những câu tương đối khó.
Một số câu hỏi có thể làm cho học sinh khó tìm được phương án trả lời đúng nếu không hiểu đúng bản chất vật lí của nội dung đề cập tới trong đề bài:
- Kiểm tra khả năng phân tích đồ thị của đại lượng vật lí biến thiên điều hòa.
- Phân biệt rõ lực kéo về và lực đàn hồi.
- Phân biệt rõ giữa hai khái niệm vận tốc và tốc độ.

- Liên quan nhiều tới kiến thức vật lý lớp 10, 11: Cơ và điện
So với đề thi các năm trước, đề thi năm2014 có hai câu với ý tưởng mới mẻ. Một câu kiểm tra hiểu biết của học sinh về dụng cụ thí nghiệm (đồng hồ đo
điện đa năng). Những học sinh chưa từng được làm thí nghiệm khi hỏi về đồng hồ đa năng hiện số thì quả thật là khó khăn. Một câu khác hỏi về đặc
trưng vật lí của âm liên quan đến kiến thức về nhạc lý cơ bản khá thú vị. Với câu này chúng ta có thêm kiến thức về vật lí liên quan đến âm nhạc. Kiểu
câu như thế này đưa gần vật lí với cuộc sống hơn.
Phân bố các đáp án năm 2014: Phương án đúng gần như trải đều các câu A, B, C, D
Mã đề 259: A. 12 B. 12 C. 14 D. 12
Mã đề 319: A. 11 B. 14 C. 12 D. 13
Mã đề 493: A. 12 B. 12 C. 12 D. 14
Mã đề 692: A. 12 B. 12 C. 14 D. 12
Mã đề 746: A. 13 B. 12 C. 13 D. 12
Mã đề 825: A. 12 B. 14 C. 12 D. 12
MỘT SỐ DỰ ĐOÁN ĐỀ THI NĂM 2015
- Khoảng 50% thuộc các vấn đề cơ bản, học sinh trung bình có thể kiếm được 4-5 điểm.
- Có tính phân loại học sinh cao: Các vấn đề khó vẫn hay vào phần cơ học và dòng điện xoay chiều.
- Hướng đến các vấn đề gần gũi với thực tế cuộc sống và thực nghiệm (thí nghiệm)
- Học sinh phải hiểu rõ bản chất vật lí các hiện tượng mới có thể đạt điểm cao.
- Đề có 50 câu chung cho tất cả các đối tượng học sinh.
- Sẽ không ra câu hỏi vào phần: Cơ học vật rắn, thuyết tương đối và từ vi mô đến vĩ mô.
Trong quá trình ôn tập theo từng chủ đề thầy sẽ nhấn mạnh và phân tích, dự đoán kỹ hơn cho các em.
DỰ ĐOÁN CẤU TRÚC ĐỀ THI THPT QUỐC GIA 2015
CHỦ ĐỀ MỨC ĐỘ
Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Phân tích, tổng hợp
Dao động cơ Số câu 5 3 1 1
Điểm 2,0 1,2 0,4 0,4
Sóng cơ Số câu 3 2 0 1
Điểm 1,2 0,8 0 0,4
Dòng điện xoay chiều Số câu 3 4 2 2
Điểm 1,2 1,6 0,8 0,8
Dao động và sóng điện từ Số câu 3 1 0 0

Điểm 1,2 0,4 0 0
Sóng ánh sáng Số câu 4 2 1 0
Điểm 1,6 0,8 0,4 0
Lượng tử ánh sáng Số câu 3 1 0 0
Điểm 1,2 0,4 0 0
Hạt nhân nguyên tử Số câu 4 2 0 0
Điểm 1,6 0,8 0 0
Kiến thức tổng hợp Số câu 0 0 1 1
Điểm 04 0 0,4 0,4
TỔNG CỘNG Số câu 25 15 5 5
Điểm 10,0 6,0 2,0 2,0
cấu trúc đề thi môn Hóa
Theo Dự thảo quy chế tuyển sinh năm 2015, đề thi THPT quốc gia 2015 sẽ được xây dựng theo thang điểm 20, đánh giá thí sinh ở 4 mức độ nhận biết,
thông hiểu, vận dụng và vận dụng cao đảm bảo phân loại trình độ thí sinh.
- Sự phân chia chỉ rõ ràng giữa Hữu cơ và Vô cơ, còn lại, nhìn chung các kiến thức đều có tính liên thông chặt chẽ với nhau thành một hệ thống hoàn
chỉnh. Rất khó để bỏ đi phần kiến thức nào trong quá trình ôn tập.
- Mọi kiến thức đều có thể được đưa vào trong đề thi, từ những vấn đề nhỏ nhặt nhất trong sách giáo khoa như cấu tạo, ứng dụng, … và bao gồm cả
kiến thức của lớp 10 và 11 (chứ không chỉ tập trung trong chương trình lớp 12 như các môn khác).
- Sự phân hóa :Câu hỏi khó của đề thi có thể rơi vào bất cứ phần nào và thay đổi qua từng năm.
Phạm vi đề thi đại học môn Hóa học có 5 phần kiến thức thường xuyên xuất hiện câu hỏi khó là:
- Kim loại kiềm, kim loại kiềm thổ, nhôm và hợp chất (4-6 câu).
- Bài tập Fe, Cu và tổng hợp nội dung kiến thức hoá học vô cơ thuộc chương trình phổ thông (7-11 câu).
- Anđehit, xeton, axit cacbonxylic (3-7 câu).
- Amin, amino axit, protein (4-5 câu).
- Tổng hợp nội dung kiến thức Hoá học hữu cơ thuộc chương trình phổ thông (4-7 câu).
PHÂN BỔ CÂU HỎI TRONG ĐỀ THI ĐẠI HỌC TỪ 2010 - 2014
Năm Loại câu hỏi Mức độ câu hỏi
Lý thuyết Bài tập Dễ Trung bình
2010 26 24 21 20
2011 23 27 21 18

2012 27 23 20 18
2013 26 24 24 12
2014 25 25 20 21

PHÂN BỔ 15 NỘI DUNG KIẾN THỨC TRONG ĐỀ THI HÓA HỌC TỪ 2010 -2014
Chuyên đề Số câu hỏi trong đề thi Phân tích, đánh giá
2010 2011 2012 2013 2014
1. Nguyên tử, bảng tuần hoàn, liên kết 2 2 3 2 2 Trong đề thi đại học 5 năm gần đây, Các chuyên đề Nguyên tử, Bảng tuần hoàn, Liên kết hóa học
ở mức độ dễ và trung bìnhtrong đề thi. Học sinh chỉ cần nắm được kiến thức trong SGK là có thể làm tốt chuyên đề này.
Tuy nhiên, đây là những chuyên đề lý thuyết tương đối khó và trừu tượng, lại là mảng kiến thức được học từ lớp 10 nên không ít học sinh thường chủ
quan và quên lãng dẫn đến mất điểm "oan uổng" ở 2 câu hỏi này.
2. Phản ứng oxi hóa - khử, Tốc độ phản ứng,
Cân bằng phản ứng hóa học
2 3 2 3 3 Trong đề thi đại học 5 năm gần đây, nhóm chuyên đề Phản ứng oxi hóa - khử, Tốc độ phản ứng, Cân bằng phản ứng hóa học
trong đề thi với mức độ dao động từ dễ đến trung bình.
Nội dung kiến thức các chuyên đề trong đề thi bao gồm:
- Cân bằng các loại phản ứng oxi hoá khử. (Đồng thời xác định chất oxi hoá, chất khử,…).
- Bài tập về sự ảnh hưởng của các yếu tố đến tốc độ phản ứng.
- Tính tốc độ phản ứng.
- Bài tập về sự ảnh hưởng của các yếu tố đến cân bằng HH.
- Tính hằng số cân bằng.
- Dạng bài có sử dụng phương pháp bảo toàn electron (đây là dạng bài mức độ trung bình trong đề thi).
3. Sự điện li 1 1 1 1 3
Trong đề thi đại học 5 năm gần đây, chuyên đềSự điện li thường chiếm 1 câu trong đề thi, đến năm 2014,
câu hỏi này thường ở mức độ dễ. Đề thi đại học năm 2014 có một câu hỏi ở mức độ

Nội dung kiến thức trong chuyên đề Sự điện litrong đề thi bao gồm:
- Xác định loại chất: Axit, Bazơ, Lưỡng tính…
- Xác định môi trường của dung dịch.
- Viết phản ứng ion thu gọn.

- Tính pH.
- Bài tập có sử dụng phương pháp bảo toàn điện tích.
Trong đó, bài tập có sử dụng phương pháp bảo toàn điện tích là dạng bài mức độ khó cao hơn.
4. Phi kim 3 2 1 3 3 Chuyên đề Phi kim chiếm khoảng 2 - 3 câu hỏi trong đề thi. Các câu hỏi ở mức độ dễ và trung bình
5. Đại cương về kim loại 3 3 4 3 2 Chuyên đề Đại cương về kim loại chiếm khoảng 3 - 4 câu trong đề thi đại học 5 năm gần đây. Trong đó thường
sịnh nắm vững kiến thức căn bản, tư duy vận dụng cao.
Các dạng bài kim loại thường xuất hiện trong đề thi bao gồm:
- Dạng bài về ăn mòn kim loại.
- Dạng bài về pin điện hoá.
- Dạng bài về điện phân.
- Dạng bài về dãy điện hoá.
6. Kim loại kiềm, Kim loại kiềm thổ, Nhôm và
các hợp chất
6 4 6 4 4 Chuyên đề Kim loại kiềm, Kim loại kiềm thổ, Nhôm và các hợp chất chiếm khoảng 4 - 6 câu trong đề thi và thường được ra dưới dạng bài tập. Các
câu hỏi ở chuyên đề này ở cả 3 mức độ dễ, trung bình, khó. Trong đó, mức độ khó chiếm nhiều hơn.
Các chuyên đề này thường được ra dưới dạng:
- Dạng bài CO2 phản ứng với OH-
- Dạng bài hỗn hợp Kim loại kiềm, Kiềm thổ, Al phản ứng với H2O.
- Dạng bài Al và hợp chất phản ứng với NaOH.
7. Bài tập Fe, Cu và tổng hợp nội dung kiến
thức Hóa học vô cơ thuộc chương trình phổ
thông
9 10 7 5 11 Đây là nhóm chuyên đề chiếm số lượng câu hỏi nhiều nhất (năm 2014 là 11 câu) trong đề thi.
Chuyên đề Fe, Cu và tổng hợp kiến thức Hóa học vô cơ được ra dưới dạng nhiều câu hỏi ở mức độ khó, thể hiện sự phân loại học sinh một cách rõ
rệt.
Để làm hết toàn bộ các câu hỏi, học sinh cần nắm vững kiến thức cơ bản, vận dụng linh hoạt các phương pháp giải nhanh như:
toàn nguyên tố, bảo toàn electron, đại lượng trung bình, xác định đồng đẳng dựa trên đánh giá lượng CO2 và lượng H2O, phương trình ion…
quả. Tránh sa vào những biểu thức toán học phức tạp, đồng thời tiết kiệm thời gian.
8. Đại cương hóa học hữu cơ, Hidrocacbon 4 3 4 4 2 Các chuyên đề Đại cương hóa học hữu cơ,Hidrocacbon chiếm khoảng 3 - 4 câu, các câu hỏi thường ở mức độ
thuyết và phải nắm vững một số dạng bài tập cơ bản mới có thể làm được các bài tập thuộc chuyên đề này.

9. Dẫn xuất Halogen, Ancol, Phenol 3 1 3 2 2 Các chuyên đề Dẫn xuất Halogen, Ancol, Phenol chiếm khoảng 1 - 3 câu trong đề thi đại học, thường ở mức độ dễ và trung bình.
Nội dung các chuyên đề này trong đề thi thường ra dưới dạng:
- Bài tập chuỗi phản ứng.
- Dạng bài phản ứng cộng Na.
- Dạng bài về phản ứng cháy.
Các nội dung khó thường ra dưới dạng:
- Dạng bài oxi hoá ancol bởi CuO.
- Dạng bài về phản ứng tách nước.
- Dạng bài ancol và hỗn hợp các chất hữu cơ khác.
10. Andehit, Xeton, Axit Cacbonxylic 4 7 3 5 6 Các chuyên đề Andehit, Xeton, Axit Cacbonxylic chiếm số lượng lớn câu hỏi trong đề thi (từ 3 đến 7 câu), chủ yếu được ra dưới dạng bài tập ở cả ba
mức độ dễ, trung bình và khó.
11. Este, Lipit 2 1 2 2 2 Các chuyên đề Este, Lipit thường chiếm 1 - 2 câu trong đề thi đại học ở mức độ dễ đến trung bình
Nội dung chuyên đề trong đề thi đại học thường được ra dưới dạng:
- Dạng bài về phản ứng cháy.
- Dạng bài về phản ứng xà phòng hóa.
- Este và hỗn hợp các chất hữu cơ khác.
- Dạng bài về chỉ số axit và chỉ số xà phòng.
13. Cacbonhidrat 2 1 1 2 1 Cacbonhidrat chiếm 1 - 2 câu trong đề thi đại học, thường ở mức độ dễ.
Cacbonhidrat thường được ra dưới dạng:
- Dạng bài nhận biết.
- Dạng bài về phản ứng của xenlulozo với HNO3.
- Dạng bài về phản ứng tráng bạc của glucozo, mantozo.
- Dạng bài lên men tinh bột.
14. Polime, Vật liệu Polime 1 1 1 1 1 Chuyên đề Polime, Vật liệu Polime chiếm 1 câu trong đề thi đại hoc, câu hỏi này ở mức độ
Nội dung kiến thức chuyên đề này trong đề thi thường yêu cầu:
- Xác định loại Polime
- Xác định số mắt xích của Polime
15. Tổng hợp nội dung kiến thức Hóa học
hữu cơ thuộc chương tình phổ thông
4 6 7 4 4 Chuyên đề Tổng hợp nội dung kiến thức Hóa học hữu cơ chiếm từ 4 - 7 câu hỏi trong đề thi được ra chủ yếu dưới dạng câu hỏi lý thuyết. Các câu hỏi

thuộc chuyên đề này bao quát cả 3 mức độ dễ, trung bình, khó.
Nội dung chuyên đề này trong đề thi thường yêu cầu:
- Các câu hỏi lý thuyết tổng hợp ở mức độ khó.
- Bài tập vận dụng phương pháp trung bình.
- Bài tập vận dụng phương pháp bảo toàn nguyên tố.
- Dạng bài về hỗn hợp các chất hữu cơ.
1. Phân tích cấu trúc đề thi đại học môn Sinh học năm 2014
PHÂN TÍCH CẤU TRÚC ĐỀ THI ĐẠI HỌC MÔN SINH HỌC NĂM 2014
Chuyên đề kiến thức Số câu hỏi trong đề thi Nhận xét, đánh giá mức độ câu hỏi
Cơ sở vật chất và cơ chế di
truyền




11 câu:
5 câu lí thuyết
6 câu bài tập


Cơ sở vật chất và cơ chế di truyền là nội dung kiến thức chiếm số câu hỏi nhiều nhất trong đề thi
(22%).
+ Ở cấp độ phân tử: Số lượng câu hỏi và độ khó giảm hơn hẳn so với những năm trước, thường tập
trung ở mức độ thông hiểu và vận dụng.
+ Ở cấp độ tế bào: Số lượng câu hỏi tương đương những năm trước và độ khó tăng lên đáng kể. Chủ
yếu là các bài tập vận dụng và vận dụng cao.
Quy luật di truyền
9 câu:
1 câu lí thuyết
8 câu bài tập

Quy luật di truyền chiếm số lượng lớn câu hỏi trong đề thi, chủ yếu được ra dưới dạng bài tập.
Trong đề thi đại học năm 2014, số lượng câu hỏi và mức độ khó giảm hơn so với năm 2013, chủ yếu
là các dạng bài tập vận dụng và vận dụng cao.
Di truyền quần thể 5 câu bài tập Giống như các năm trước, di truyền quần thể được ra dưới dạng bài tập. Tuy nhiên, số lượng câu hỏi
tăng đáng kể so với những năm trước, mức độ khó cũng tăng nhiều, chủ yếu là các dạng bài tập ở
mức vận dụng và vận dụng cao. Đặc biệt trong những năm gần đây, xu hướng các dạng bài tập này
thường kết hợp giữa các quy luật di truyền với bài tập về quần thể.
Ứng dụng di truyền học 3 câu lí thuyết
Giống như năm 2013, Ứng dụng di truyền học được ra dưới dạng 3 câu hỏi lí thuyết. Các câu hỏi chủ
yếu ở mức độ dễ, trung bình. Học sinh chỉ cần ghi nhớ kiến thức SGK là có thể làm tốt phần này.
Di truyền người 2 câu bài tập
Di truyền người được ra dưới dạng 2 câu bài tập. Trong đó, bài tập di truyền phả hệ thuộc mức độ
cực khó, yêu cầu học sinh phải tư duy cao.
Bằng chứng tiến hóa 0
Nếu như các năm trước, chuyên đề này thường có 1 câu ở mức độ thông hiểu thì đề thi đại học năm
2014 không có câu hỏi nào về chuyên đề này.
Cơ chế tiến hóa 8
Số lượng câu hỏi không tăng so với năm 2013, các câu hỏi tập trung ở phần các nhân tố tiến hoá. Chủ
yếu là các câu hỏi ở mức độ nhận biết và thông hiểu.
Sự phát sinh và phát triển của
sự sống trên Trái đất
1 câu lí thuyết Chuyên đề này thường được xuất hiện trong 1 câu hỏi lí thuyết ở mức độ khó trung bình.
Chuyên đề Sinh thái
Bao gồm: (Cá thể, Quần thể,
Quần xã sinh vật, Hệ sinh thái –
sinh quyển – môi trường)
11 câu lí thuyết.

Số lượng câu hỏi giảm hơn so với những năm trước, các câu hỏi tập trung ở mức độ thông hiểu và
vận dụng, kiến thức gắn liền với thực tiễn và hoạt động sản xuất nhiều hơn.

2. Xu hướng ra đề thi THPT quốc gia năm 2015.
Ngày 18/12/2014, Bộ GD-ĐT đã đưa ra Dự thảo Quy chế tuyển sinh năm 2015. Theo Dự thảo, đề thi THPT quốc gia tương tự như đề thi năm 2014 và sẽ được ra
theo thang điểm 20, đảm bảo phân hóa thí sinh với 4 mức độ nhận biết, thông hiểu, vận dụng và vận dụng cao.
Dựa vào phân tích cấu trúc đề thi đại học năm 2014, đề thi THPT quốc gia năm 2015 sẽ theo xu hướng sau:
- Việc ra đề đảm bảo để học sinh đạt mức điểm Trung bình. Điều này sẽ thể hiện rõ qua việc xu hướng các câu hỏi dễ tiếp tục tăng về chất và lượng. Các câu
hỏi này được dùng để xét tuyển những thí sinh dự thi kì thi quốc gia với mục đích xét tuyển tốt nghiệp THPT. Các câu hỏi này chủ yếu sẽ thuộc các phần: Cơ chế
di truyền và biến dị; Ứng dụng di truyền học vào chọn giống; Chuyên đề tiến hoá và sinh thái học.
- Đề thi định hướng tăng cường các câu hỏi mang tính ứng dụng vào thực tiễn, các câu hỏi này chủ yếu sẽ thuộc phần: Tiến hoá, Sinh thái, Ứng dụng di
truyền vào chọn giống .
- Đề thi sẽ tăng cường và mở rộng các câu hỏi khó và cực khó để phân loại rõ ràng thí sinh. Những câu hỏi mức độ này thường tập trung vào dạng: Quy luật
di truyền; Di truyền quần thể, Cơ chế di truyền và biến dị ở cấp độ tế bào, bài tập về di truyền phả hệ. Những câu hỏi này sẽ phát huy khả năng vận dụng kiến
thức tổng hợp của thí sinh.

×