Tải bản đầy đủ (.doc) (83 trang)

608 Giải pháp hoàn thiện và phát triển hoạt động cho thuê tài chính tại Công ty cho thuê tài chính - Ngân hàng đầu tư và phát triển Việt Nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (425.05 KB, 83 trang )

Đề tài: Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động cho thuê tài chính tại Công
ty cho thuê tài chính - Ngân hàng Ngoại thương Việt nam
HÀ NỘI, Tháng 02 - 2009
MỤC LỤC
Bảng 1: Kế hoạch kinh doanh năm 2008.......................................................................62
Bảng 2: Kết quả kinh doanh qua các năm ....................................................................64
Em phải có số liệu ít nhất 3 năm, làm tròn đến đơn vị triệu đồng, và ghi rõ có làm tròn
ở cuối bảng ....................................................................................................................64
Bảng 3: Phân loại nợ tại Hội sở chính và Chi nhánh Hồ Chí Minh..............................65
LỜI MỞ ĐẦU
Trong bối cảnh khủng hoảng kinh tế hiện nay, thế giới nói chung cũng như Việt
Nam nói riêng đang gặp rất nhiều khó khăn. Nhất là việc gia nhập WTO vào năm 2006 của
Việt Nam,khiến tình hình cạnh tranh giữa các công ty với nhau là hết sức khốc liệt. Để có
thể tồn tại và đứng vững trên cái thị trường mở này,các công ty phải không ngừng đổi mới
công nghệ,đổi mới phương thức kinh doanh...trong đó đổi mới công nghệ,thiết bị máy móc
là yếu tố quan trọng nhất bởi nó quyết định tới chất lượng sản phẩm nói riêng,và hiệu quả
hoạt động sản xuất kinh doang nói chung.
Thực tế cho thấy, việc đổi mới công nghệ, máy móc thiết bị ở các doanh nghiệp sản
xuất là một đòi hỏi bức thiết trong bối cảnh hội nhập để nâng cao chất lượng sản phẩm
cũng như năng suất lao động, giảm chi phí, tăng sức cạnh tranh trên thị trường. Phần lớn
các trang thiết bị của nhiều doanh nghiệp đã lạc hậu từ 2-3 thế hệ so với các nước tiên tiến.
Song muôn thuở nan giải vẫn là câu hỏi: lấy vốn ở đâu? Hiện nay lượng vốn dài hạn đầu tư
cho các dự án này ở các doanh nghiệp Việt nam là hết sức khiêm tốn. Kênh tài trợ quen
thuộc vẫn là đi vay ở các ngân hàng thương mại.Tuy nhiên, đối với các doanh nghiệp vừa
và nhỏ, các doanh nghiệp mới ra đời không có đủ tài sản đảm bảo cũng như uy tín thì việc
tiếp cận nguồn vốn vay ngân hàng quả là khó khăn. Ngoài ra, phát hành cổ phiếu, trái
phiếu cũng là một kênh dẫn vốn nhưng chưa hiệu quả ở nước ta cũng do các doanh nghiệp
vừa và nhỏ chiếm đa số.Trong những trường hợp như vậy, đi thuê tài chính là một giải
pháp tối ưu, kịp thời và đúng đắn góp phần tháo gỡ khó khăn về nguồn tài trợ cho các
doanh nghiệp
Phần trên hơi dài quá. Em cần chú y về chính tả và ngữ pháp: sau dấu chấm và dấu


phẩy phải cách ra, sau trạng từ hoặc các linking word phải có dấu phẩy.
Hoạt động cho thuê tài chính ở các nước phát triển trên thế giới đã trở thành một
kênh dẫn vốn không thể thay thế, cung cấp một lượng vốn khổng lồ cho các doanh nghiệp
thúc đẩy sự tăng trưởng đầu tư của các quốc gia đó. Còn ở Việt Nam,hoạt động cho thuê
tài chính đi vào hoạt động được hơn chục năm đã có những tác động tích cực nhưng vẫn
gặp rất nhiều khó khăn, bất cập do tính đặc thù của loại hình tín dụng này
Công ty cho thuê tài chính - Ngân hàng Ngoại thương Việt nam được thành lập từ
năm 1998. Sau hơn 10 năm đi vào hoạt động, Công ty cho thuê tài chính - Ngân hàng
Ngoại thương Việt nam đã thực hiện được nhiều giao dịch cho thuê tài chính và đạt được
những thành tựu nhất định, tuy nhiên Công ty vẫn gặp nhiều vướng mắc trong hoạt động
cho thuê hiện nay. Khó khăn thế nào, cần cụ thể ra Vì thế, việc nghiên cứu hoạt động cho
thuê tài chính nói chung và áp dụng nó vào Việt nam như thế nào cho có hiệu quả, tìm ra
nguyên nhân của những hạn chế và các giải pháp khắc phục, là những vấn đề rất cần thiết
và đáng quan tâm
lựa chọn đề tài “Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động cho thuê tài chính tại
Công ty cho thuê tài chính - Ngân hàng Ngoại thương Việt nam”.
Kết cấu đề tài gồm ba chương:
Chương I : Tổng quan về hoạt động cho thuê tài chính.
Chương II: Thực trạng hiệu quả hoạt động cho thuê tài chính tại Công ty cho thuê
tài chính – Ngân hàng Ngoại thương Việt nam.
Chương III: Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động cho thuê tài chính tại công ty
cho thuê tài chính - Ngân hàng Ngoại thương Việt nam.
CHƯƠNG I
TỔNG QUAN VỀ HOẠT ĐỘNG CHO THUÊ TÀI CHÍNH
1.1. TIẾN TRÌNH PHÁT TRIỂN CỦA CHO THUÊ TÀI CHÍNH.

1
.1.1. Lịch sử hình thành của hoạt động cho thuê tài chính..
Người đàn ông dầu hoả J.Paul Getty, tỷ phú đầu tiên trên thế giới, đã phát biểu "Mua làm
tăng giá trị, cho thuê làm giảm giá trị". Ngày nay, hơn 30% trong số những trang thiết bị

được sử dụng ở Hoa Kỳ đều dưới dạng hợp đồng cho thuê. Đây là hình thức hữu hiệu nhất
để gia tăng mở rộng nguồn tài chính trong cả nước. Hơn 80% các công ty- từ nhỏ mới
thành lập cho đến những công ty lớn trong danh sánh Forture 500- đã thuê từ vài hay tất cả
các thiết bị với tổng số giá trị hợp đồng thuê ban đầu gần $300 tỷ mỗi năm.
Thời Đại Hy Lạp Và Babylonia Cổ Đại
Trong chương 1 nếu các phần em tham khảo ở tài liệu nào, thì cần ghi rõ tên tác giả, tên
sách, năm xuất bản, để tránh trường hợp trùng với các bạn khác, nếu trùng, có có bằng
chứng là em tham khảo ở tài liệu nào. Tuy nhiên, tham khảo trong tài liệu, em cũng phải
tóm lược lại, đừng chép y nguyên
Những hình thức cho thuê sớm nhất đã được phát hiện khoảng 5,000 năm. Lịch sử ghi
nhận sự có mặt của một công ty cho thuê vào khoảng năm 1800 trước công nguyên ở
Babylonia. Nếu một nhân viên hay một người lính không muốn trồng trọt trên đất đai mà
họ được cấp sau khi phục vụ cho chế độ quân chủ, anh ta sẽ cho công ty đó thuê lại, đó là
chuyên gia cho thuê. Công ty đã chi trả tiền thuê cho người lính trước và sau đó cho những
người nông dân thuê lại mảnh đất đó.
Người Hy Lạp cổ đại là những người đầu tiên phát triển việc cho thuê hầm mỏ. Nhiều loại
hầm mỏ có kích cỡ khác nhau ở Athens thì thuộc quyền sở hữu của Nhà nước và nó sẽ
được cho thuê lại thông qua một đặc quyền cho các công ty khai thác mỏ từ 3 đến 7 năm.
Người Hy Lạp cổ đại cũng đi tiên phong tạo ra khái niệm ngân hàng cho thuê. Tài sản
thuộc quyền sở hữu của ngân hàng cho thuê đầu tiên được ký kết vào năm 370 trước công
nguyên trong đó bao gồm tên ngân hàng, tiền ký quỹ, các văn phòng và đội ngũ nhân viên.
Vương Quốc Anh
Một trong những đạo luật đầu tiên liên quan đến lĩnh vực cho thuê ở Vương Quốc Anh là
Đạo Luật Wales được ban hành vào năm 1284. Đạo Luật đã dựa trên những luật lệ đất đai
hiện hành để làm khuôn khổ hợp pháp cho việc cho thuê bất động sản cũng như cho việc
cho thuê các dụng cụ trong ngành nông nghiệp. Những chuyến hàng hoá của ngành đường
sắt vào những thập niên 19 cho thấy rằng những doanh nghiệp nhỏ đã đầu tư nguồn vốn
của họ vào các chuyến xe goòng chở than đá và sau đó lại cho những công ty hầm mỏ thuê
mướn lại. Các hợp đồng cho thuê thông thường cho người đi thuê có quyền được mua lại
các dụng cụ đó khi mãn hạn hợp đồng.

Hợp Chủng Quốc Hoa Kỳ
Những dạng hợp đồng cho thuê tài chính tạm thời bắt nguồn từ Hoa Kỳ. Công ty cho thuê
đầu tiên ở Hoa Kỳ do Henry Shoeld sáng lập vào năm 1952. Công ty được thành lập để
phục vụ cho ngành công nghiệp vận chuyển hàng hoá bằng đường sắt. Các nước Châu âu
đã nối gót thành lập những công ty cho thuê vào cuối thập niên 1950 và đầu thập niên
1960.
Cải tiến công nghệ là nguyên nhân khiến các Doanh nghiệp phải nâng cấp nguồn vốn của
họ thường xuyên hơn. Thuê tài chính đã giúp các Doanh nghiệp có được tài sản trong điều
kiện có lợi hơn là việc mua hoàn toàn trang thiết bị. Mức thuế môi trường rộng lượng vào
những năm 1950 phối hợp với nhiều mức thuế ưu đãi đã có tác động mạnh mẽ đến số
lượng các hợp đồng cho thuê được ký kết trên phạm vi toàn cầu.
Những Thị Trường Mới Nổi
Các quốc gia ở Châu á, Nam Mỹ và Châu phi đã không đi theo đường lối hình thành các
công ty cho thuê mãi cho đến thập niên 1970 và 1980. Các tiểu bang trước đây của Liên
Đoàn Sô Viết, bao gồm cả Nga, đã bắt đầu hình thành các công ty cho thuê sau khi Chủ
Nghĩa Cộng Sản bị sụp đỗ vào những năm đầu của thập niên 1990.
Hướng Tới Tương Lai
Aristotle đã từng phát biểu rằng "Sự giàu có thật sự không dựa trên quyền được sở hữu tài
sản mà dựa trên quyền được sử dụng chúng". Một Doanh Nghiệp không phải sở hữu tài
sản của chính mình để tạo ra lợi nhuận. Mà thông thường đó chỉ là có đủ quyền sử dụng tài
sản này trong một giai đoạn nhất định nào đó.
Các chuyên gia của Ngân Hàng Thương Mại & Cho Thuê Tài Chính Cardiff (Hoa Kỳ)
nói:“Chúng tôi cho rằng việc thuê tài chính mang lại lợi ích cho tất cả các bên có liên quan
trong niên kỷ tương lai. Cơ chế cho thuê tài chính hướng tới việc đầu tư vào các nguồn tài
sản mà cho phép Doanh nghiệp đi vào hoạt động nhanh chóng và sản sinh ra mức lợi
nhuận hợp lý để bù đắp chi phí thuê mướn”. Những công ty như Ngân hàng Cardiff khẳng
định vị trí độc nhất nhằm mục đích chi phối phạm vi hoạt động này. Trong khi ấy, các
Ngân hàng theo thông lệ lại đầu tư nguồn vốn của họ vào những người đi vay những người
có những quyết định mà họ không thể chi phối và kiểm soát được một cách dễ dàng
1.1.2. Chu kỳ phát triển của ngành công nghiệp cho thuê tài chính.

Mặc dù ngành công nghiệp cho thuê tài chính trong mỗi quốc gia phát triển theo tuỳ
theo tốc độ tăng trưởng của quốc gia đó, nhưng tất cả đều theo khuynh hướng của một chu
kỳ tiến triển chắc chắn. Chu kỳ cho thuê tài chính này được minh hoạ ở sơ đồ dưới đây. Sự
liên quan mật thiết giữa các giai đoạn khác nhau trong chu kỳ sẽ giúp những người cho
thuê hiểu rõ hơn về môi trường cạnh tranh mà họ đang phải đối mặt một khi đã hội nhập
vào thị trường quốc tế.
Số sơ đồ: Sơ đồ chu kỳ phát triển của hoạt động Cho thuê tài chính
Nguồn tham khảo, đặt cuối sơ đồ

Cho thuê tài chính
(Finance leases)
Cho thuê tài chính linh hoạt
(Flexible/Creative Finance leases)
?
Cho thuê cấp cao
(Maturity)
Cho thuê đổi mới
(Innovative leases)
Cho thuê vận hành
(Operating leases)
1.2. HOẠT ĐỘNG CHO THUÊ TÀI CHÍNH HIỆN NAY.
1.2.1. Các khái niệm cơ bản:
I Khái niệm cho thuê tài chính (CTTC) và những thuật ngữ liên quan.
a. Cho thuê tài chính.
Chúng ta biết rằng khi doanh nghiệp cần mua sắm trang thiết bị sản xuất có thể sử dụng
hình thức thuê tài sản. Nếu hợp đồng thuê tài sản gần như kéo dài suốt vòng đời hữu
ích của nó và không thể hủy ngang hoặc chỉ được hủy ngang khi doanh nghiệp đã bồi
thường thỏa đáng cho bên cho thuê thì gọi là thuê tài chính. Ngược lại, thuê tài sản
trong thời gian ngắn, và có thể hủy ngang tùy theo ý muốn chủ quan của doanh nghiệp
đi thuê gọi là thuê hoạt động (thuê thông thường).

Theo quy định của pháp luật Việt Nam (luật hay nghị định nào?????) thì một giao dịch
được gọi là thuê tài chính phải thoả mãn một trong những điều kiện:
o Khi kết thúc thời hạn cho thuê theo hợp đồng, bên thuê được chuyển
quyền sở hữu tài sản thuê hoặc được tiếp tục thuê theo sự thoả thuận
của hai bên.
o Khi kết thúc thời hạn cho thuê theo hợp đồng, bên thuê được quyền ưu
tiên mua tài sản thuê theo giá danh nghĩa thấp hơn giá trị thực tế của tài
sản thuê tại thời điểm mua lại;
o Thời hạn cho thuê một loại tài sản ít nhất phải bằng 60% thời gian cần
thiết để khấu hao tài sản thuê;
o Tổng số tiền thuê một loại tài sản quy định tại hợp đồng cho thuê tài
chính, ít nhất phải tương đương với giá trị của tài sản đó tại thời điểm
ký hợp đồng
Do đó cho thuê tài chính thực ra là một hình thức cấp tín dụng. Khi một hợp đồng thuê
tài chính được ký kết, đồng nghĩa với việc doanh nghiệp được cấp một khoản vốn.
Khoản vốn này có được do doanh nghiệp không phải bỏ tiền ra mua tài sản mà vẫn có
tài sản sử dụng lâu dài cho hoạt động sản xuất kinh doanh. Vì đáng lẽ ra, có thể doanh
nghiệp đã phải đi vay một số vốn tương đương giá trị tài sản trong hợp đồng thuê trả
cho công ty cho thuê tài chính bao gồm cả vốn gốc và lãi.
b. Bên cho thuê:
Bên cho thuê là người nắm quyền sở hữu pháp lý đối với tài sản cho thuê, là các
công ty cho thuê tài chính có tư cách pháp nhân, được cấp giấy phép hoạt động.
c. Bên thuê:
Bên thuê là người nắm quyền sử dụng tài sản thuê, là các cá nhân, các doanh
nghiệp được thành lập theo pháp luật, trực tiếp sử dụng tài sản thuê trong thời hạn
thuê.
d. Tài sản thuê:
Tài sản thuê là động sản như máy móc, thiết bị... Theo Khoản 3, Điều 7 Nghị định
16/2001/NĐ-CP ngày 02/5/2001 thì tài sản thuê là máy móc, thiết bị, phương tiện
vận chuyển và các động sản khác đạt tiêu chuẩn kỹ thuật tiến tiến, có giá trị sử

dụng hữu ích trên một năm được sản xuất trong nước hoặc nhập khẩu.
e. Thời hạn cho thuê:
Là thời gian bên thuê sử dụng tài sản thuê và trả tiền thuê, được bên cho thuê và
bên thuê thoả thuận trong hợp đồng CTTC.
f. Tiền thuê:
Tiền thuê là khoản tiền bên đi thuê phải thanh toán cho bên cho thuê theo thoả
thuận trong hợp đồng.
g. Phí cho thuê:
Trong hoạt động CTTC phí cho thuê được tính trên cơ sở lãi suất cho vay trung
hạn, dài hạn và phí quản lý của Công ty CTTC.
h. Lợi nhuận hợp lý:
Là phần lợi nhuận thu được từ hoạt động CTTC đủ để hấp dẫn bên cho thuê tiếp
tục tái đầu tư, tài trợ cho các giao dịch khác.
II Quyền chọn mua:
Là quyền dành cho bên thuê có thể chọn mua hoặc không mua tài sản thuê theo một mức
giá tượng trưng vào thời điểm kết thúc hợp đồng cho thuê. Quyền này chỉ có hiệu lực khi
dự liệu trước trong hợp đồng.
Các tiêu chuẩn xác định một giao dịch là CTTC.
a. Theo Uỷ ban tiêu chuẩn kế toán quốc tế (IASC).
Theo Uỷ ban tiêu chuẩn kế toán quốc tế, một giao dịch được gọi là CTTC phải thoả
mãn ít nhất1 trong 4 tiêu chuẩn sau:
1) Quyền sở hữu tài sản được chuyển giao khi kết thúc hợp đồng thuê.
2) Hợp đồng quy định quyền chọn mua tài sản thuê với giá tượng trưng tại
thời điểm chấm dứt hợp đồng.
3) Thời hạn hợp đồng chiếm phần lớn thời gian hữu dụng của tài sản.
4) Hiện giá của các khoản tiền thuê do người thuê trả tương đương hoặc lớn
hơn giá thị trường của tài sản tại thời điểm bắt đầu hợp đồng.
b. Theo Hội đồng tiêu chuẩn kế toán tài chính Mỹ (FASB).
Ở Mỹ, Hội đồng tiêu chuẩn kế toán tài chính (FASB) đã quy định 4 tiêu chuẩn như sau:
1) Quyền sở hữu của tài sản thuê được chuyển giao cho người đi thuê khi

chấm dứt hợp đồng thuê.
2) Hợp đồng thuê cho phép người được thuê quyền lựa chọn mua tài sản thuê
với giá thấp hơn ở thời điểm nào đó hoặc đến khi chấm dứt thời hạn thuê.
3) Thời hạn thuê bằng 75% hoặc cao hơn so với đời sống hoạt động ước tính
của tài sản thuê.
4) Hiện giá các khoản thanh toán tiền thuê tối thiểu là 90% hoặc hơn so với giá
trị tài sản thuê.
c. Theo Nghị định số 95/2008/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số
16 được Chính phủ ban hành năm 2001 quy định về tổ chức và hoạt động của Công
ty cho thuê tài chính (CTCTTC)
Ở Việt nam, theo Điều 1 của Nghị định này, một giao dịch được gọi là CTTC phải thoả
mãn một trong các điều kiện sau:
1) Khi kết thúc thời hạn cho thuê theo hợp đồng, bên thuê được chuyển quyền
sở hữu tài sản thuê hoặc được tiếp tục thuê theo thoả thuận của hai bên.
2) Nội dung của hợp đồng cho thuê có qui định: khi kết thúc thời hạn thuê,
bên thuê được quyền lựa chọn mua tài sản thuê theo giá danh nghĩa thấp
hơn giá trị thực tế của tài sản thuê tại thời điểm mua lại.
3) Thời hạn thuê một loại tài sản ít nhất phải bằng 60% thời hạn cần thiết để
khấu hao tài sản thuê.
4) Tổng số tiền thuê một loại tài sản qui định tại hợp đồng thuê, ít nhất phải
tương đương với giá của tài sản đó trên thị trường vào thời điểm ký hợp
đồng.
Như vậy, có thể khái quát các tiêu chuẩn quy định một giao dịch là CTTC của một số
quốc gia trên thế giới theo bảng sau:
Hạn chế sử dụng đại từ nhân xưng (em, chúng ta) trong chuyên đề, chỉ dùng chữ tôi
trong mở đầu và kết luận nếu thực sự cần
Bảng 1.1:
Bảng thống kê tiêu chuẩn để một giao dịch được gọi là CTTC của một số quốc gia
trên thế giới.
Nếu bảng này không do em tự tập hợp lên, thì phải ghi nguồn tài liệu tham khảo

IASC Mỹ Anh Nhật Hàn Quốc Indonesia Việt Nam
- Chuyển
giao quyền
sở hữu khi
kết thúc
hợp đồng.
Có Có Có Có Không có
quy định cụ
thể.
Có Có
- Quyền
chọn mua.
Có Có Không
bắt
buộc.
Không
bắt
buộc.
Không bắt
buộc.
Có Có
- Quyền
huỷ ngang
hợp đồng.
Không Không Không Không Không Không Không
- Thời hạn
thuê tính
theo thời
hạn hữu
ích của tài

sản.
Phần
lớn
≥75%
tối đa
không
quá 30
năm
Phần lớn Tài sản
≤ 10
năm:
70%,
Tài sản
>10
năm:
60%
Tài sản > 5
năm: 60%,
Tài sản ≤5
năm:
70%
Tài sản có
đời sống
≥2 năm
≥75%
- Hiện giá
thuần các
khoản tiền
thuê tối
thiểu so

Bằng
hoặc
lớn hơn
≥90% ≥90% ≤90% Trả đủ tiền
thuê
Bằng hoặc
lớn hơn
với giá trị
hợp lý của
tài sản
thuê.
1.2.2. Đặc thù của hoạt động CTTC.
I Sự khác biệt của CTTC với hình thức tín dụng ngân hàng.
Thực chất, CTTC là một hoạt động tín dụng trung và dài hạn nhưng so với hoạt động
tín dụng trung và dài hạn của ngân hàng, CTTC vẫn mang những điểm khác biệt.
- Trong giao dịch CTTC , bên cho thuê tài trợ cho doanh nghiệp bằng các tài sản như
máy móc, thiết bị,... gọi chung là các động sản. Còn trong tín dụng ngân hàng, ngân hàng
sẽ tài trợ cho doanh nghiệp trực tiếp bằng tiền và doanh nghiệp sẽ sử dụng số tiền đó để
mua máy móc, thiết bị phục vụ hoạt động sản xuất của mình. Như vậy, so với tín dụng
ngân hàng, CTTC đảm bảo cho bên tài trợ là khoản tiền bỏ ra đã được sử dụng đúng mục
đích.
- Nghiệp vụ cho thuê tài chính thường có quan hệ nhiều bên: bên đi thuê, bên cho
thuê, nhà cung cấp, nhà bảo hiểm ngược lại tín dụng ngân hàng thì thường chỉ có quan hệ
song phương giữa người đi vay và người cho vay.
- Phí cho thuê đối với hoạt động CTTC thường cao hơn so với lãi suất cho vay trung
và dài hạn của ngân hàng do phí cho thuê được tính trên cơ sở lãi suất cho vay trung và dài
hạn cộng với chi phí phát sinh đối với tài sản và chi phí quản lý của công ty CTTC .
- Hoạt động cho thuê tài chính (cho vay bằng hiện vật) thường gắn liền với quyền sở
hữu về tài sản, bên cho thuê nắm giữ giấy tờ chứng minh quyền sở hữu và là người sở hữu
tài sản. Trong khi đó tín dụng ngân hàng (cho vay bằng tiền) thì chỉ thông qua hợp đồng tín

dụng để nhận biết được là bên đi vay đã vay với số tiền là bao nhiêu. Vì vậy khi doanh
nghiệp đi vay bị phá sản thì bên cho thuê tài sản mặc nhiên thu hồi tài sản của mình. Do
đó, về lý thuyết, tín dụng thông qua hoạt động cho thuê tài chính có mức độ an toàn cao
hơn tín dụng bằng tiền.
Như vậy, hoạt động CTTC có ưu điểm hơn so với tín dụng trung và dài hạn của ngân
hàng. Nó giúp cho các doanh nghiệp thuận lợi hơn trong việc tiếp cận với nguồn vốn trung
và dài hạn, đồng thời nó có độ an toàn cao hơn xét trên phương diện nhà tài trợ.
Bảng 1.2: Sự khác biệt giữa CTTC và Tín dụng ngân hàng
Nếu bảng này không do em tự tập hợp lên, thì phải ghi nguồn tài liệu tham khảo
Tiêu thức so sánh Cho thuê tài chính Tín dụng ngân hàng
- Hình thức tài trợ. Bằng hiện vật Bằng tiền
- Đối tượng. Động sản Động sản và bất động sản
- Quyền sở hữu Do bên cho thuê nắm giữ
cho đến khi quyền mua của
bên thuê được thực hiện.
Bên đi vay chiếm giữ ngay
từ đầu.
II Sự khác biệt của CTTC với hình thức thuê mua trả góp.
Hình thức tín dụng thuê mua hay còn gọi là thuê mua trả góp chính là sự phát triển của
hình thức tín dụng thương mại. Sở dĩ có sự phát triển này là do trong những thập kỷ gần
đây thuê mua trả góp đã được các nhà chế tạo phát triển nó thành một hình thức tài trợ vốn
thông qua tài sản hiện vật và nó cũngđược các định chế tài chính, các nhà kinh doanh cho
thuê sử dụng như một hình thức tài trợ cho thuê.
Tín dụng thuê mua trả góp là một hình thức mua trả góp tài sản trong một khoảng thời
gian từ 1 tới 5 năm, được áp dụng đối với trường hợp người mua có thế chấp và cả không
có thế chấp. Nhưng trong hầu hết mọi giao dịch, tín dụng thuê mua trả góp là một hình
thức tài trợ vốn cho người thuê không có thế chấp.
Khi bên thuê có nhu cầu thuê mua tài sản theo hình thức này, họ sẽ thiết lập hợp đồng
với chủ tài sản. Trong đó bên thuê thường phải trả ngay cho nhà tài trợ một khoản tiền từ
25% đến 30% giá trị của tài sản, phần còn lại bên thuê sẽ phải trả góp làm nhiều lần, mỗi

lần trả một phần giá trị của tài sản cùng tiền lãi. Đến khi kết thúc hợp đồng bên thuê sẽ
được chuyển giao quyền sở hữu tài sản từ người cho thuê.
Bảng 1.3: Phân biệt CTTC và Thuê mua trả góp Nếu bảng này không do em tự
tập hợp lên, thì phải ghi nguồn tài liệu tham khảo
Tiêu thức Cho thuê tài chính Thuê mua trả góp
1. Bên cho thuê Công ty Cho thuê tài chính. Nhà cung cấp hoặc Công ty cho
thuê tài chính.
2. Bên đi thuê Các pháp nhân. Các pháp nhân và thể nhân.
3. Thời hạn hợp
đồng
Có thời hạn dài từ 1 đến 20 năm
thậm chí dài hơn.
Có thời hạn trung bình từ 1 đến 5
năm.
4. Giá trị còn lại Có thể chuyển giao cho người
thuê khi hết hạn hợp đồng.
Chuyển giao cho người thuê khi
hết hạn hợp đồng.
5. Quyền sở hữu Quyền sở hữu thuộc về bên cho
thuê và có thể được chuyển giao
cho bên thuê khi kết thúc hợp
đồng.
Chuyển giao cho bên thuê vào
thời điểm kết thức hợp đồng.
III Sự khác biệt giữa CTTC và Cho thuê vận hành.
Như đã đề cập ở phần 1.3 về chu kỳ phát triển của CTTC đã đề cập, cho thuê vận hành
là giai đoạn phát triển hơn so với CTTC. Giống như CTTC, cho thuê vận hành cũng là
một hình thức tài trợ máy móc thiết bị mà không cần bên mua phải bỏ ra toàn bộ số
tiền ngay lập tức. Tuy nhiên, cho thuê vận hành có một số nét khác biệt so với CTTC
được thể hiện ở bảng sau:

Bảng 1.4: Phân biệt CTTC và Cho thuê vận hành. Nếu bảng này không do em tự
tập hợp lên, thì phải ghi nguồn tài liệu tham khảo
Cho thuê tài chính Cho thuê vận hành.
1.Thời hạn thuê.
Thường dài hơn một nửa cho đến bằng đời
sống hữu ích của tài sản.
Rất ngắn so với đời sống hữu ích của tài
sản.
2.Quyền huỷ ngang hợp đồng.
- Không được quyền huỷ ngang hợp đồng. - Được quyền huỷ ngang hợp đồng.
3.Mức thu hồi vốn của một hợp đồng.
- Thông thường mức vốn gốc được thu hồi
gần bằng với giá trị tài sản (tổng số tiền tài
trợ), đặc biệt đối với cho thuê động sản.
- Mức vốn được thu hồi nhỏ hơn rất nhiều
so với giá trị tài sản.
4.Trách nhiệm bảo dưỡng, bảo hiểm và
đóng thuế tài sản.
- Người thuê chịu mọi chi phí vận hành,
bảo dưỡng, phí bảo hiểm và đóng thuế tài
sản.
- Người cho thuê chịu mọi chi phí bảo
dưỡng, đóng bảo hiểm và thuế tài sản.
5.Cung ứng tài sản thuê.
- Tài sản cho thuê thường do người thuê đặt
hàng, giao nhận và sử dụng.
- Tài sản thuê thường do người cho thuê
cung cấp.
6.Chuyển quyền sở hữu hoặc bán tài sản.
- Trong hợp đồng có quy định chuyển

quyền sở hữu tài sản hoặc bán lại tài sản
- Trong hợp đồng không có thoả thuận
sau khi kết thúc hợp đồng. chuyển quyền sở hữu hoặc bán lại tài sản.
7.Rủi ro.
- Người thuê chịu mọi rủi ro thiệt hại - Người cho thuê chịu mọi rủi ro thiệt hại.
Trên thế giới hiện nay, các nước phát triển đã vận dụng hai hình thức này rất linh hoạt
và đa dạng. Điều này phụ thuộc vào các điều kiện chủ quan và khách quan của các chủ thể
tham gia vào các giao dịch cho thuê. Do đó, đôi lúc ranh giới phân biệt giữa chúng đôi lúc
còn chưa rõ ràng. Tuy nhiên, ở Việt nam hiện nay do do điều kiện kinh tế còn chậm phát
triển, nhu cầu thuê chưa đa dạng nên cho thuê vận hành vẫn còn là một nghiệp vụ trong
tương lai.
1.2.3. Các hình thức CTTC hiện nay. Mỗi hình thức phân loại, cần ghi rõ tài liệu nào
phân loại như vậy. Tất cả các sơ đồ dưới đây, nếu không do em tự tập hợp, thì phải
ghi rõ nguồn tài liệu tham khảo
I Phân loại CTTC dưới phương diện người cho thuê.
A. CTTC hai bên (Two-party Lease).
Là loại hợp đồng CTTC trong đó người cho thuê sử dụng thiết bị của họ có sẵn tài trợ
cho bên thuê.
Người cho thuê thường là các nhà sản xuất hoặc các công ty cho thuê, sử dụng tài sản của
họ để tài trợ cho người thuê. Hình thức tài trợ này có đặc điểm cơ bản sau:
o Hàng hoá cho thuê thường là những tài sản có giá trị không quá lớn thường là
máy móc, thiết bị.
o Chỉ có hai bên tham gia trực tiếp vào giao dịch: Bên cho thuê và bên đi thuê.
o Vốn tài trợ hoàn toàn do bên cho thuê đảm nhận.
o Người cho thuê có thể mua lại máy móc, thiết bị khi chúng đã lạc hậu.
Phương thức tài trợ này có sự tham gia của hai bên được thực hiện như sau:
Sơ đồ 1.1: CTTC có sự tham gia của hai bên.
Đây là một hình thức tài trợ mà các nhà sản xuất thường sử dụng để đẩy mạnh việc
tiêu thụ sản phẩm do họ sản xuất ra. Mặt khác, nhờ luôn luôn cập nhật những công nghệ
mới để chế tạo các loại máy móc, thiết bị nên các nhà sản xuất có thể sẵn sàng mua lại

những thiết bị đã lạc hậu về mặt công nghệ để tiếp tục cung cấp những máy móc mới, hiện
đại do họ chế tạo ra.
B. CTTC ba bên (Third-party Lease).
Là loại hợp đồng CTTC ghi rõ nhà cung cấp, đó là người mà bên cho thuê ký hợp đồng
mua tài sản theo yêu cầu của bên thuê để tài trợ cho họ. Đây là hình thức được phổ biến ở
các nước có thị trường cho thuê chưa phát triển.
Phương thức tài trợ này có sự tham gia của ba bên, bao gồm: Bên cho thuê, bên thuê và
nhà cung cấp.
Bên cho
thuê
(Lessor)
Quyền sử dụng thiết bị
Các loại dịch vụ bảo trì
Trả tiền thuê và dịch vụ
phụ tùng
Bán lại các thiết bị lạc hậu
Bên thuê
(Lessee)
Sơ đồ 1.2: CTTC có sự tham gia của ba bên
6 4 2 1 7 8
3
5
1. Bên cho thuê và bên thuê ký hợp đồng CTTC.
2. Bên CTTC và nhà cung cấp ký hợp đồng mua tài sản.
3. Nhà cung cấp và bên thuê ký hợp đồng bảo hành, bảo dưỡng (có thể bên cho
thuê ký với nhà cung cấp về việc bảo hành và bảo dưỡng cho bên thuê).
4. Nhà cung cấp lập thủ tục chuyển giao quyền sở hữu cho bên cho thuê.
5. Nhà cung cấp chuyển giao tài sản cho bên thuê.
6. Bên cho thuê thanh toán tiền mua tài sản.
7. Bên cho thuê lập thủ tục chuyển giao quyền sử dụng cho bên thuê.

8. Bên thuê thanh toán tiền thuê định kỳ cho bên cho thuê.
Phương thức tài trợ có sự tham gia của ba bên còn gọi là phương thức thuê mua thuần
(net lease) là phương thức được áp dụng phổ biến nhất hiện nay, đặc biệt là ở các nước
đang phát triển. Trên thế giới, 80% hợp đồng CTTC áp dụng theo phương thức này.
C. CTTC liên kết (Syndicate Lease)
Đây là phương thức cho thuê gồm nhiều bên tài trợ cho một người thuê. Sự liên kết này
có thể xảy ra theo chiều ngang hoặc chiều dọc tuỳ theo tính chất của loại tài sản hay khả
năng tài chính của các nhà tài trợ. Trong trường hợp tài sản có giá trị lớn, nhiều định chế
tài chính hay các nhà chế tạo cùng nhau hợp tác để tài trợ cho người thuê tạo thành sự liên
kết theo chiều ngang. Còn đối với trường hợp các đinh chế tài chính hay các nhà chế tạo
Bên cho thuê
(Lessor)
Bên thuê
(Lessee)
Nhà cung cấp
(Supplier)
lớn giao tài sản cho chi nhánh của họ thực hiện giao dịch tài trợ cho khách hành thì hình
thành sự liên kết theo chiều dọc.
Các bước và đặc điểm trong giao dịch với bên thuê của hình thức này không khác biệt
lớn so với phương thức cho thuê điển hình.
Bên cho thuê Bên thuê
1.Có thể có sự liên kết giữa các định chế tài
chính và các nhà sản xuất hay các công ty
mẹ và các chi nhánh.
1.Là một doanh nghiệp nhận tài sản thuê.
2.Đối tượng cho thuê là những loại tài sản
có giá trị lớn.
2.Thực hiện nghĩa vụ thanh toán tiền thuê,
bảo quản tài sản, chịu rủi ro, mua bảo hiểm
như trong phương thức cho thuê thuần.

3.Các công ty con chuyên doanh cho thuê
có trình độ chuyên môn cao, chuyên sâu
vào từng lĩnh vực công nghiệp hay loại
thiết bị cụ thể.
4.Các đặc điểm khác tương tự phương thức
cho thuê thuần.
D. CTTC bắc cầu (Leveraged Lease).
Xuất phát từ tình hình thực tế nhiều Công ty cho thuê tài chính không đủ vốn để tài trợ
cho những dự án lớn hoặc Công ty đã sử dụng hết nguồn vốn của mình. Từ đó hình thức
cho thuê tài chính bắc cầu được ra đời. Theo thể thức này, bên cho thuê đi vay để mua tài
sản cho thuê - từ một hay nhiều người cho vay nào đó. Vật thế chấp cho khoản vay này là
quyền sở hữu tài sản cho thuê và các khoản tiền thuê mà bên thuê sẽ thanh toán trong
tương lai. Người cho vay được hoàn trả tiền đã cho vay từ các khoản tiền thuê. Sau khi trả
hết món nợ vay, những khoản tiền thuê còn lại người cho thuê sẽ được hưởng.
Một giao dịch được gọi là CTTC bắc cầu được minh hoạ theo sơ đồ sau.
Sơ đồ 1.3: CTTC bắc cầu.
Phương thức tài trợ này thường được sử dụng trong các giao dịch cho thuê đòi hỏi một
lượng vốn đâù tư lớn, chẳng hạn cho thuê máy bay thương mại, tàu chở hàng hay một tổ
hợp chuyên ngành lớn. Hình thức cho thuê này đem lại lợi nhuận và mở rộng khả năng tài
trợ ra khỏi phạm vi nguồn vốn của Công ty CTTC.
E. CTTC môi giới (Broker Lease).
Đây là hình thức cho thuê chỉ được áp dụng ở những nước mà công nghệ cho thuê đã
phát triển rất mạnh. Theo phương thức tài trợ này, những nhà môi giới cho thuê có thể tìm
kiếm những người có nhu cầu thuê, thoả thuận với nhà cung cấp (hoặc những nhà sản
xuất), bảo đảm những khoản nợ tài trợ cho người cho thuê để sử dụng trong việc mua các
thiết bị cho thuê và xác định người cho thuê cuối cùng trong giao dịch cho thuê. Những
nhà môi giới cho thuê điển hình không sở hữu tài sản hay nắm giữ các giao dịch cho thuê
trong tài khoản của chính họ. Những nhà môi giới cung cấp một hoặc rất nhiều dịch vụ,
dựa trên yêu cầu được đưa ra trong các giao dịch CTTC.
Bên

thuê
(Lessee)
Bên cho
thuê
(Lessor)
Bên cho
vay
(Lender)
Tiền
trả
nợ
Tiền
cho
vay
Tài sản
Tiền thuê
Sơ đồ 1.4: CTTC môi giới (CTTC trọn gói - Pakaged Lease)
Nhà cung
cấp
(Supplier)
Nhà môi
giới cho
thuê
(Lease
broker)
Quỹ tài
trợ
(Funding)
Bên cho
thuê cuối

cùng
(Ultimate
lessor)
Bên thuê
(lessee)
Hiện nay, hình thức cho thuê môi giới này được áp dụng ở một số nền kinh tế rất phát triển
như Mỹ, Nhật và một số nước châu Âu. Phương thức CTTC môi giới thể hiện trình độ
chuyên môn hoá cao trong ngành công nghiệp cho thuê.
II Phân loại theo CTTC dưới phương diện người đi thuê.
A. Bán và tái thuê (Lease-back).
Trong thực tiễn hoạt động sản xuất kinh doanh, nhiều doanh nghiệp nhất là các doanh
nghiệp vừa và nhỏ gặp nhiều khó khăn về vốn lưu động. Vay vốn đòi hỏi nhiều thủ tục,
điều kiện mà các doanh nghiệp khó có thể thoả mãn. Đồng thời, trong điều kiện doanh
nghiệp có nhu cầu phải duy trì năng lực sản xuất nên không thể bán bớt tài sản cố định để
chuyển thành tài sản lưu động. Trong bối cảnh đó hình thức “bán và tái thuê” đã được ra
đời để đáp ứng nhu cầu này.
Bán và tái thuê là một thoả thuận tài trợ tín dụng mà công ty A (bên thuê) bán một tài
sản của chính họ cho công ty B (bên cho thuê). Đồng thời ngay lúc đó một hợp đồng cho
thuê tài chính được thảo ra với nội dung công ty B đồng ý cho công ty A thuê lại chính tài
sản mà họ vừa bán. Như vậy, ưu điểm của hình thức này là giải quyết nhu cầu vốn lưu
động cho các doanh nghiệp.
Sơ đồ 1.5: Giao dịch bán và tái thuê.
NNgươi
Công ty CTTC
Bên mua
Bên cho thuê
Chủ sở hữu
ban đầu
Bên bán
Bên thuê

Thoả thuận mua bán tài sản
Quyền sở hữu pháp lý
Tiền mua tài sản
Quyền sử dụng tài sản
Trả tiền thuê
Hợp đồng thuê mua
Những tiện ích của dịch vụ này là ngoài mục đích giải quyết nhu cầu vốn lưu động,
những công ty muốn tạo ra lợi nhuận ghi sổ hay lợi nhuận tính thuế với điều kiện giá bán
tài sản phải cao hơn phần khấu hao còn lại trong sổ sách. Hình thức này có sức cạnh tranh
rất cao tại Hoa kỳ, đặc biệt trong ngành kinh doanh bất động sản. Ở Việt nam hiện nay,
hình thức này đã bắt đầu được áp dụng ở một số công ty CTTC.
B. CTTC giáp lưng (Under Lease).
Cho thuê tài chính giáp lưng là phương tài trợ mà trong đó được sự thoả thuận của
người cho thuê, người thuê thứ nhất cho người thuê thứ hai thuê lại tài sản mà người thuê
thứ nhất đã thuê từ người cho thuê.
Kể từ thời điểm hợp đồng thuê lại được ký kết, mọi quyền lợi và nghĩa vụ cùng tài sản
được chuyển giao từ người thuê thứ nhất sang người thuê thứ hai. Các chi phí pháp lý, di
chuyển tài sản phát sinh từ hợp đồng này do người thuê thứ nhất và người thuê thứ hai thoả
thuận với nhau. Tuy nhiên, người thuê thứ nhất vẫn phải chịu trách nhiệm liên đới đối với
những rủi ro và thiệt hại liên quan đến tài sản vì họ là người trực tiếp ký kết hợp đồng với
người cho thuê.
Với phương thức thuê này, mặc dù doanh nghiệp không đủ điều kiện để trực tiếp thuê
mua vẫn có thể thuê được tài sản để sử dụng cho sản xuất kinh doanh.
Sơ đồ 1.6: CTTC giáp lưng
Trong giao dịch kiểu này, tiên thuê mà bên thuê thứ hai phải trả thường cao hơn tiền
thuê mà bên thuê thứ nhất trả cho bên cho thuê. Phần chênh lệch giữa hai khoản tiền thuê
Tiền thuê
Bên cho
thuê
(Lessor)

Bên
thuê thứ
hai
(Lessee)
Bên thuê
thứ nhất
(Lessee I)
Quyền sử
dụng tài sản
Tiền thuê
Quyền sử
dụng tài sản

×