Tải bản đầy đủ (.doc) (99 trang)

nghiên cứu sử dụng phân bón hữu cơ vi sinh và thuốc bảo vệ thực vật sinh học cho sản xuất lúa hữu cơ tại hà nội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (12.43 MB, 99 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG NGHIỆP HÀ NỘI
BÁO CÁO TỔNG KẾT
ĐỀ TÀI KHOA HỌC CẤP THÀNH PHỐ
Đề tài: Nghiên cứu sử dụng phân bón hữu cơ vi sinh và thuốc
bảo vệ thực vật sinh học cho sản xuất lúa hữu cơ tại Hà Nội
Mã số: 01C-06/07-2010-2

Xác nhận của cơ quan chủ trì đề tài Chủ nhiệm đề tài
(ký, họ tên, đóng dấu) (ký, họ tên)
Hà Nội, 12/2011
DANH SÁCH NHỮNG NGƯỜI THAM GIA ĐỀ TÀI
TT
Họ, tên,
Học hàm, học vị
Tổ chức công tác
Nội dung công
việc tham gia
Thời gian
làm việc
cho đề tài
1. PGS.TS. Phạm Tiến Dũng Trường Đại học Nông
nghiệp Hà nội
Chủ nhiệm đề tài 18 tháng
2 TS. Nguyễn Xuân Mai Trường Đại học Nông
nghiệp Hà nội
Cộng tác viên 18 tháng
3 TS. Trần Danh Thìn Trường Đại học Nông
nghiệp Hà nội
Cộng tác viên 18 tháng
4 TS. Nguyễn Văn Cương Trường Đại học Nông


nghiệp Hà nội
Cộng tác viên 18 tháng
5 TS Phạm Hồng Thái Trường Đại học Nông
nghiệp Hà nội
Cộng tác viên 18 tháng
6 Lê Thị Kim Thuý Phòng NN& PTNT
huyện Mỹ Đức – Hà Nội
Cộng tác viên 18 tháng
7 Th.S. Phạm Phú Long Trường Đại học Nông
nghiệp Hà nội
Cộng tác viên 18 tháng
8 Th.S. Nguyễn Xuân Xanh Trường Đại học Nông
nghiệp Hà nội
Thư ký đề tài 18 tháng
9 Th.S. Nguyễn Hồng Hạnh Trường Đại học Nông
nghiệp Hà nội
Kế toán đề tài 18 tháng
10 Nguyễn Thị Hòa Trường Đại học Nông
nghiệp Hà nội
Cộng tác viên 18 tháng
ĐƠN VỊ PHỐI HỢP
Cơ quan chủ quản: HTX Nông nghiệp Đại Nghĩa, Mỹ Đức, Hà Nội
Điện thoại : 04 33744925
Địa chỉ: Thị trấn Đại nghĩa, Mỹ Đức, Hà Nội
Họ và tên thủ trưởng tổ chức: Lê Ngọc Thạch
- Thời gian thực hiện : tháng 1 năm 2010 đến tháng 12 năm 2011.
MỤC LỤC
Trang
MỤC LỤC 3
DANH MỤC CÁC BẢNG 4

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT 6
THÔNG TIN CHUNG KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 7
1. MỞ ĐẦU 1
2. TỔNG QUAN ĐỀ TÀI 3
3. CÁCH TIẾP CẬN, PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 29
4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 37
5 51
5. TỔNG HỢP CÁC SẢN PHẨM CỦA ĐỀ TÀI 72
6. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 75
TÀI LIỆU THAM KHẢO 77
PHỤ LỤC 82
DANH MỤC CÁC BẢNG
Trang
Bảng 2.1. Lượng dinh dưỡng trong một số loại phân hữu cơ 11
Bảng 2.2. Mười nước đứng đầu thế giới về diện tích sản xuất hữu cơ 17
Bảng 2.3. Chi phí và lãi thuần của những cây trồng hữu cơ (Rs/ha) 18
Bảng 2.4. Đặc tính chất lượng gạo theo quy tắc an toàn vệ sinh thực phẩm 21
Bảng 2.5. Báo cáo giá trị kinh tế canh tác hữu cơ cà chua và cải bắp ở Sóc Sơn
26
Bảng 4.1. Lượng phân bón hoá học cho cây lúa 38
Bảng 4.2. Tình hình sử dụng thuốc BVTV của nông hộ qua các năm 38
Bảng 4.3. Lượng phân bón hoá học cho cây lúa 39
Bảng 4.4. Tình hình sử dụng thuốc BVTV tại huyện Quốc Oai 39
Bảng 4.5. Cơ cấu diện tích lúa huyện Mỹ Đức năm 2009 41
Bảng 4.6. Lượng phân bón hoá học cho cây lúa 41
Bảng 4.7. Tình hình sử dụng thuốc BVTV tại huyện Mỹ Đức 42
Bảng 4.8. Kết quả phân tích nước cho sản xuất lúa theo ba thời điểm 43
Bảng 4.9. Kết quả phân tích đất trước nghiên cứu tại Mỹ Đức 44
Bảng 4.10. Ảnh hưởng của của phương thức vùi rơm rạ đến một số chỉ tiêu sinh
trưởng giống lúa Bắc Thơm 7 45

Bảng 4.11. Ảnh hưởng của phương thức vùi rơm rạ khác nhau đến các yếu tố
cấu thành năng suất của giống lúa Bắc Thơm 7 46
Bảng 4.12. Năng suất lúa qua các công thức có và không xử lý chế phẩm vi sinh
khi cày vùi rơm rạ 47
Bảng 4.13. Ảnh hưởng của liều lượng phân bón tới một số chỉ tiêu sinh trưởng
của giống lúa Bắc Thơm 7, năm 2010 49
Bảng 4.14. Năng suất của giống lúa Bắc Thơm 7 trồng hữu cơ trong hai vụ 50
Bảng 4.15. Hạch toán hiệu quả kinh tế* của trồng lúa hữu cơ so với sản xuất
truyền thống, 2010 (1000đ/ha) 51
Bảng 4.16. Ảnh hưởng của loại phân bón lá đến năng suất lúa vụ Xuân 52
Bảng 4.17. Năng suất và các yếu tố cấu thành năng suất của lúa vụ mùa 53
Bảng 4.18. Ảnh hưởng của các loại phân bón lá đến năng suất của giống lúa
Bắc Thơm 7 vụ xuân và mùa tại Hà Nội 54
Bảng 4.19. Hiệu quả kinh tế của các loại phân bón lá với lúa vụ xuân 54
Bảng 4.20. Hiệu lực của thuốc lên rầy nâu (Nilaparvata lugens) 56
Bảng 4.21. Hiệu lực của các thuốc sinh học lờn sõu cuốn lá nhỏ
(Cnaphalocrosis medinalis) 57
Bảng 4.22. Mật độ sâu cuốn lá nhỏ trước và sau xử lý thuốc sinh học 58
Bảng 4.23. Hiệu lực của một số loại thuốc với sâu cuốn lá nhỏ ngoài đồng ruộng
58
Bảng 4.24. Mật độ của rầy nâu trước và sau khi xử lý thuốc trừ sâu sinh học 59
Bảng 4.25. Hiệu lực(%) của một số loại thuốc đối với rầy nâu ngoài đồng ruộng.
59
Bảng 4.26. Năng suất lúa của các công thức xử lý thuốc khác nhau 60
Bảng 4.27. Yếu tố cấu thành năng suất và năng suất lý thuyết của lúa trong mô
hình và ngoài mô hình (sản xuất truyền thống) 62
Bảng 4.28. Đánh giá hiệu quả kinh tế sản xuất mô hình lúa hữu cơ 63
Bảng 4.29. Yếu tố cấu thành năng suất và năng suất lý thuyết của lúa trong mô
hình và ngoài mô hình (sản xuất truyền thống) 64
Bảng 4.30. Hiệu quả kinh tế của sản xuất của hữu cơ và truyền thống hiện tại 65

Bảng 4.31. Một số chỉ tiêu đánh giá định tính về môi trường cho sản xuất lúa
hữu cơ tại HTX Đại Nghĩa 66
Bảng 4.32. Kết quả phân tích vi sinh vật đất 66
Bảng 4.33. Kết quả phân tích lý, hóa tính của đất 67
Bảng 4.34. Đánh giá hiệu quả xã hội của mô hình sản xuất lúa hữu cơ 68
Bảng 4.35. Chất lượng thương phẩm của giống lúa Bắc Thơm 7 68
Bảng 4.36. Kết quả cho điểm cảm quan chất lượng cơm gạo Bắc thơm 7
theo hai mẫu 68
Bảng 4.37. Một số chỉ tiêu sinh hóa gạo 70
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
BVTV: Bảo vệ thực vật
EMINA: Chế phẩm vi sinh
FAO: Tổ chức Nông - Lương quốc tế
HC: Hữu cơ
HTXNN: Hợp tác xã nông nghiệp
IFAD: Tổ chức đầu tư quốc tế cho phát triển nông nghiệp
IFOAM: Liên đoàn quốc tế về thúc đẩy nông nghiệp hữu cơ
LSD
0,05
: Giá trị sai khác nhỏ nhất có ý nghĩa
NNHC: Nông nghiệp hữu cơ
NOSB: Ban tiêu chuẩn quốc gia về hữu cơ
SRI: Hệ thống thâm canh lúa cải tiến
USDA: Bộ nông nghiệp Hoa Kỳ
THÔNG TIN CHUNG KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
(ĐỀ TÀI KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ CẤP THÀNH PHỐ)
1. Thông tin chung về đề tài
Tên đề tài: Nghiên cứu sử dụng phân bón hữu cơ vi sinh và thuốc bảo vệ thực vật
sinh học cho sản xuất lúa hữu cơ tại Hà Nội”
Mã số: 01C-06/07-2010-2

Chủ nhiệm đề tài: Phạm Tiến Dũng
Điện thoại: 0912 79 29 69.
Email: /
Thời gian thực hiện: từ tháng 1 năm 2010 đến tháng 12 năm 2011
Cơ quan chủ trì đề tài: Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội
2. Mục tiêu đề tài:
- Xây dựng quy trình sản xuất lúa hữu cơ trên cơ sở sử dụng các sản phẩm hữu
cơ vi sinh, phụ phẩm nông nghiệp và thuốc bảo vệ thực vật sinh học tại Hà Nội.
- Xây dựng được mô hình sản xuất lúa hữu cơ diện tích 1,5ha/vụ
3. Tính mới và sáng tạo
- Là những kết quả nghiên cứu mới về sản xuất lúa hữu cơ, các vật liệu sản xuất
hoàn toàn hữu cơ
- Tìm ra loại và lượng phân bón hữu cơ (phân compost, phân hữu cơ vi sinh sông
Gianh, dinh dưỡng bún lỏ, thuốc trừ sâu sinh học) thích hợp nhất cho sản xuất lúa
hữu cơ tại Hà Nội
- Lần đầu tiên xây dựng quy trình sản xuất lúa hữu cơ tại địa bàn Hà Nội
4. Kết quả nghiên cứu
- Đã xây dựng được tổng quan các vấn đề nghiên cứu liên quan đến sản xuất
lúa hữu cơ
- Đã đỏnh giá thực trạng một số hệ thống sản xuất lúa tại Hà Nội
- Đã đánh giá được hiệu quả của việc sử dụng chế phẩm vi sinh khi vựi xỏc hữu
cơ sau thu hoạch so với vựi khụng sử dụng chế phẩm đến sản xuất lúa hữu cơ.
- Đã xác định liều lượng phân compost và phân hữu cơ vi sinh Sông Gianh thích
hợp cho sản xuất lúa hữu cơ tại Hà Nội
- Đã lựa chọn loại dinh dưỡng bún lỏ phù hợp cho sản xuất lúa hữu cơ tại Hà
Nội (Chelax Lay O )
- Đã đỏnh giá được hiệu quả của một số loại thuốc trừ sâu, bệnh sinh học:
(CATEX 3.6 EC, VBT USA, TAISIEU) trong sản xuất lúa hữu cơ
- Đã xây dựng hai qui trình sản xuất lúa hữu cơ vụ xuân và mùa cho giống lúa
Bắc thơm 7 tại Hà Nội

- Đã xây dựng hai mô hình sản xuất lúa hữu vơ vụ xuân và mùa năm 2011 trên
diện tích 1,5 ha tại Hà Nội.
- Đã đánh giá được hiệu quả kinh tế - xã hội và môi trường của mô hình sản xuất
lúa hữu cơ vụ xuõn, mựa tại Hà Nội
- Đã đỏnh giá được chất lượng lúa, gạo được sản xuất hữu cơ so với lúa gạo được
sản xuất thông thường.
5. Sản phẩm
- Báo cáo chuyên đề: 14
- Hai quy trình sản xuất lúa hữu cơ: vụ xuân, vụ mùa
- Bài báo đã gửi đăng: 2
- Đào tạo được: 7 kỹ sư và 1 thạc sỹ
6. Hiệu quả, phương thức chuyển giao kết quả nghiên cứu và khả năng áp dụng
- Đã chuyển giao kết quả nghiên cứu cho 60 nông dân thông qua tập huấn và
thực hiện hai mô hình sản xuất vụ xuân, vụ mùa
- Hiện nay khi kết thúc đề tài, nông dân tại điểm nghiên cứu đang áp dụng
- Đã và đang chuyển giao cho nông dân tại Hà Nội, Bắc Ninh, Hưng Yên qua
chương trình khuyến nông.
Ngày tháng năm 2011
Cơ quan chủ trì đề tài Chủ nhiệm đề tài
(ký, họ tên, đóng dấu) (ký, họ tên)
INFORMATION ON RESEARCH RESULTS
1. General information
Project title: Study of suitable using of micro- organical fertilizers and bio-
pesticide for organical rice production at Hanoi.
2. Objectives
- To establish an organical rice production technique package by suitable using
of micro- organical fertilizers, agricultural by- products and bio-pesticide at Hanoi
- Building organical rice production models on area of 1.5 ha, crops
3. Creativeness and innovativeness
- It is new research results on organical rice production, production materials are

only organic
- Have found out suitable type and dose of organical fertilizers (compost, Song
Gianh micro-orgaical fertilizer, forliar fertilizer, bio-pesticide ) for organical rice
production suitably at Hanoi
- First time to establish organical rice production technique package at Hanoi
4. Research results
- Have collected general informations of research results related to organical rice
production
- Have evaluated the present of rice production systems at Hanoi
- Have evaluated effectiveness of using micro products during to bury
agriculture by- products after havesting and to compare it to buring without using of
micro products and it’s affect to organical rice production
- Have founded out suitable dose of compost and Song Gianh micro-orgaical
fertilizer for organical rice production at Hanoi
- Have ditermied a foliar fertilizer (Chelax Lay O) having higher efectiveness for
organical rice production at Hanoi
- Have evaluated effectiveness of bio-pesticides (CATEX 3.6 EC, VBT USA,
TAISIEU) for organical rice production at Hanoi
- Have establised two organical rice production technique packages in Spring and
Autumn season for Bacthom variety 7 at Hanoi
- Have establised two models of organical rice production in Spring and Autumn
season of 2011 year on the area of 1.5 ha at Hanoi
- Have evaluated economical, social and environmental effectiveness of two
organical rice production models in Spring and Autumn season at Hanoi
- Have evaluated quality of rice to be produced by organic direction to compare it
related to normal rice production
5. Products
- Component reports: fourteen
- Organical rice production technique package: Two
- Articles submited to publish: two

- Training for 7 bacherlors and 1 master of science in crop sciences brand
6. Effects, transfer alernatives of research results and applicability
- Have transfered research results to 60 farmers through two training courses and
carriyng two models of organic rice production in Spring and Autumn season
- At present although the project to be finished but farmers in studied site to be
applying projects results
- Have transfered and transfering projewct results to farmers in Hanoi, Bacninh
and Hungyen
1. MỞ ĐẦU
1.1. Tính cấp thiết của đề tài
Sản xuất lúa nước hiện nay tại Việt Nam dùng rất nhiều phõn hoỏ học và thuốc
trừ sâu, bệnh hoá học, thuốc trừ cỏ, thậm chí nhiều loại thuốc hoá học không rõ nguồn
gốc nhưng người dân vẫn sử dụng. Việc sản xuất này cho năng suất lúa cao nhưng làm
suy thoái môi trường, chất lượng sản phẩm bị ảnh hưởng, mất an toàn nghiêm trọng.
Hiện tại còn một số vùng sản xuất lúa không dùng thuốc bảo vệ thực vật và
phân bón hoá học nhưng không tập trung, chủ yếu ở cỏc vựng miền núi, năng suất lúa
thấp và hay bị sâu bệnh hại, không đảm bảo đời sống cho người sản xuất.
Hà Nội nằm trong vựa lúa của Đồng bằng sông Hồng, có đội ngũ cán bộ khoa
học kỹ thuật nhiều, tỷ lệ đất canh tác trên đầu người thấp. Vì vậy sản xuất lúa không
những cần đảm bảo về năng suất mà còn phải đảm bảo về chất lượng, môi trường.
Đặc biệt tại Hà Nội, sản xuất lúa hữu cơ còn rất ít, hầu như chưa có lúa gạo hữu
cơ mang tính hàng hóa. Nhưng nhu cầu của người dân Hà Nội đối với gạo hữu cơ hiện
nay đang tăng cao.
Việc cung ứng gạo hữu cơ trên địa bàn Hà Nội hiện chưa đáp ứng được nhu cầu
của người tiêu dùng. Do vậy giá gạo hữu cơ luôn ở mức cao và phụ thuộc chặt vào
nguồn hàng. Ví dụ: tháng 10 năm 2009, ECOMART – cửa hàng bán sản phẩm hữu cơ
lớn ở Hà Nội đã thông báo giá bán gạo Bắc thơm hữu cơ là 20 000 đồng/kg, trong khi
đó giá gạo Bắc thơm bình thường ngoài thị trường là 13 000 đồng/kg.
Sản xuất lúa hữu cơ là hướng phát triển tốt, không chỉ đáp ứng yêu cầu của địa
phương mà còn tạo điều kiện thân thiện với môi trường, tăng khả năng, cơ hội cho

xuất khẩu trong thời kỳ hội nhập.
Nông nghiệp hữu cơ là quá trình sản xuất tạo ra các sản phẩm hữu cơ (không
phải là sản phẩm an toàn như một số người lầm tưởng) có nghĩa là sản phẩm không có
dư lượng hoá chất độc. Đầu vào của sản xuất hữu cơ, toàn bộ là các chế phẩm hữu cơ,
không sử dụng bất kỳ hóa chất tổng hợp nào như phân bón, thuốc trừ sâu bệnh từ bên
ngoài nhằm hướng tới nền nông nghiệp bền vững.
Vậy rất cần có nghiên cứu, xây dựng mô hình sản xuất lúa hữu cơ để từ đó nhân
rộng tạo sản phẩm hàng hóa lúa gạo hữu cơ là điều rất cần được quan tâm
1
1.2. Mục tiêu đề tài:
- Xây dựng quy trình sản xuất lúa hữu cơ trên cơ sở sử dụng các sản phẩm hữu
cơ vi sinh, phụ phẩm nông nghiệp và thuốc bảo vệ thực vật sinh học tại Hà Nội.
- Xây dựng được mô hình sản xuất lúa hữu cơ diện tích 1,5ha/vụ
1.3. Yêu cầu của đề tài
(1). Đánh giá thực trạng một số hệ thống sản xuất lúa tại Hà Nội
- Tổng quan các vấn đề nghiên cứu liên quan đến sản xuất lúa hữu cơ
- Đánh giá thực trạng một số hệ thống sản xuất lúa tại Hà Nội
(2). Nghiên cứu bổ sung một số quy trình kỹ thuật trong sản xuất lúa hữu cơ
- Nghiên cứu hiệu quả của việc sử dụng chế phẩm vi sinh khi vựi xỏc hữu cơ sau
thu hoạch so với vựi khụng sử dụng chế phẩm đến sản xuất lúa hữu cơ.
- Nghiên cứu xác định liều lượng phân compost và phân hữu cơ vi sinh Sông
Gianh cho sản xuất lúa hữu cơ.
- Nghiên cứu lựa chọn loại dinh dưỡng bún lỏ phù hợp cho sản xuất lúa hữu cơ
tại Hà Nội
- Đánh giá hiệu quả của một số loại thuốc trừ sâu, bệnh sinh học: (CATEX 3.6
EC, VBT USA, TAISIEU).
- Xây dựng quy trình sản xuất lúa hữu cơ dựa trên các kết quả đã thử nghiệm và
kế thừa các kết quả nghiên cứu trước.
(3). Xây dựng mô hình sản xuất lúa hữu cơ
- Tập huấn quy trình sản xuất lúa hữu cơ cho nông dân và cán bộ kỹ thuật, chỉ đạo:

- Phân tích mẫu đất, nước trước, sau khi xây dựng mô hình
- Xây dựng mụ hình sản xuất lúa hữu cơ vụ xuân, vụ mùa năm 2011, diện tích
1,5ha/vụ.
- Đánh giá hiệu quả kinh tế, xã hội, môi trường của các mô hình
(4). Đánh giá chất lượng lúa, gạo được sản xuất hữu cơ so với lúa gạo được sản
xuất thông thường
2
2. TỔNG QUAN ĐỀ TÀI
2.1. Một số khái niệm cơ bản về nông nghiệp hữu cơ
Nông nghiệp hữu cơ là nền nông nghiệp hướng tới một hệ thống sản xuất nông
nghiệp tạo ra thực phẩm và sợi mà tất cả các loại sản phẩm tạo ra bằng đầu vào hữu
cơ, không sử dụng bất kỳ một loại phân bón và thuốc bảo vệ thực vật hóa học nào
(USDA 2001).
Theo Cục tiêu chuẩn hữu cơ quốc gia (NOSB) 2009, định nghĩa nông nghiệp
hữu cơ là một hệ thống quản lý sản xuất mà thúc đẩy và tăng cường sự đa dạng, chu
trình sinh học và hoạt động sinh học của đất. Nó dựa trên việc sử dụng ít nhất những
đầu vào phi nông nghiệp (off-farm), dựa trên thực tiễn quản lý phục hồi, duy trì và
tăng cường phù hợp sinh thái.
Quản lý canh tác hữu cơ dựa trên sự phát triển đa dạng sinh học đồng ruộng phá
vỡ nơi cư trú của sâu bệnh, duy trì và làm giàu dinh dưỡng đất.
Nông dân sản xuất nông nghiệp hữu cơ không được phép sử dụng phân bón,
thuốc sâu hóa học. Một số đặc trưng thiết yếu của sản xuất nông nghiệp hữu cơ bao
gồm:
- Thiết kế và ứng dụng một sơ đồ hệ thống sản xuất hữu cơ mô tả các hoạt động sẽ
được sử dụng để tạo ra các sản phẩm nông nghiệp hữu cơ, một hệ thống sổ sách ghi
chép chi tiết theo dõi các sản phẩm từ ngoài đồng đến điểm bán hàng.
- Và duy trì một vùng đệm để ngăn chặn sự xâm nhiễm vô ý của sâu bệnh từ vùng
sản xuất truyền thống (không hữu cơ) kề liền (Catherine Greene, Amy Kremen, 2003).
Mục đích hàng đầu của nông nghiệp hữu cơ là đảm bảo sức khỏe và năng suất của
các cộng đồng độc lập về đời sống đất đai, cây trồng, vật nuôi và con người.

Theo tổ chức nông nghiệp hữu cơ quốc tế IFOAM thì "Vai trò của nông nghiệp
hữu cơ gồm cả giai đoạn canh tác, chế biến, phân phối hay tiêu dùng, là nhằm mục
đích duy trì sức khỏe của hệ sinh thái và các sinh vật, bao gồm cả các sinh vật có kích
thước nhỏ nhất sống trong đất đến con người."
Nhìn chung Canh tác Nông nghiệp hữu cơ sẽ cải thiện và duy trì cảnh quan tự
nhiên và hệ sinh thái nông nghiệp, tránh việc khai thác quá mức và gây ô nhiễm cho
các nguồn lực tự nhiên, giảm thiểu việc sử dụng năng lượng và các nguồn lực không
thể tái sinh, sản xuất ra thực phẩm không có các chất độc hại và mang lại chất lượng
cao… Ngoài ra, nông nghiệp hữu cơ còn đảm bảo, duy trì và gia tăng độ màu mỡ lâu
3
dài cho đất, củng cố các chu kỳ sinh học trong nông trại, đặc biệt là các chu trình dinh
dưỡng, bảo vệ cây trồng dựa trên việc phòng ngừa thay cho cứu chữa, đa dạng mùa vụ
và các loại vật nuôi, phù hợp với điều kiện địa phương,…
Sự khác biệt rõ nhất giữa sản xuất các loại sản phẩm hữu cơ với sản xuất sản
phẩm sạch, an toàn khác là quy trình sản xuất: Sản xuất các sản phẩm hữu cơ không sử
dụng thuốc trừ sâu và phõn hoỏ học, nguồn thức ăn trong chăn nuôi là nguồn thức ăn
tự nhiên. Trong khi quy trình sản xuất rau quả và sản phẩm nông nghiệp sạch, an toàn
vẫn sử dụng một số lượng nhất định thuốc trừ sâu và phân bón hoá học, thức ăn tăng
trọng và các chất kích thích trong chăn nuôi.
2.2. Những lợi ích của nông nghiệp hữu cơ
Những lợi ích chung
Những lợi ích lớn nhất của nông nghiệp hữu cơ, El-Hage Scialabba (FAO) đã
nói là sự không lệ thuộc vào nhiên liệu hoá thạch, dựa vào những nguồn sẵn có của địa
phương mà giảm thiểu sức ép nông nghiệp sinh thái và hiệu quả chi phí. Tác giả miêu
tả nông nghiệp hữu cơ như “hệ thống thức ăn tân cổ truyền” mà kết hợp khoa học hiện
đại và kiến thức bản địa.
.
(Source: World of Certified Organic Agriculture (COA),2007 )
Figure 2.1: Những lợi ích của nông nghiệp hữu cơ
Theo báo cáo của FAO (2007) khẳng định thế giới chuyển sang nông nghiệp hữu

cơ vừa thể giải quyết được nạn đói, vừa ngăn chặn được sự biến đổi khí hậu. Cũng theo
bản báo cáo trước của FAO, nông nghiệp truyền thống, cùng với sự phá rừng và đốt
nương rẫy là đóng góp 30% lượng thải CO
2
và 90% NO
2
vào không khí.
4
Lợi ích về mặt kinh tế
Mặc dù phạm vi kinh tế rất rộng, kinh tế nông nghiệp có xu hướng tập trung
vào tăng năng suất và hiệu quả ở mức nông hộ. Xu hướng kinh tế chủ đạo lấy phương
pháp tiếp cận trung tâm đối với những giá trị của thế giới thiên nhiên: đa dạng sinh
học, ví dụ như cái lợi là nó được quý trọng bởi con người và tăng lợi nhuận. Các tổ
chức Chính phủ như Liên minh Châu Âu trợ cấp sản xuất hữu cơ vì những nước này
họ tin những lợi bên ngoài là giảm sử dụng nước, giảm sự làm bẩn nguồn nước bởi
thuốc trừ sâu và những chất dinh dưỡng khác của nông nghiệp, giảm xói mòn đất,
giảm thải cacbon, tăng đa dạng và nhiều lợi khác.
Năng suất và lợi nhuận
Hai hai năm nghiên cứu thử nghiệm trang trại, Đại học Cornell 2005 đã kết luận
sản xuất ngô và đậu tương hữu cơ cho năng suất giống như canh tác thường qua thời
gian dài, nhưng tiêu thụ ít năng lượng và không sử dụng thuốc sâu hoá học. Kết quả
nói chung là năng suất thấp nhưng lại đạt cao trong những năm hạn hán (Lang, 2005).
Một nghiên cứu ở 1804 trang trại hữu cơ ở Trung tâm Mỹ được công bố bởi
Hurricane Mitch 1988 thấy rằng trang trại hữu cơ bền vững với sự phá huỷ hơn, duy trì
từ 20-40% tầng đất mặt và sự thất bại kinh tế thấp hơn có ý nghĩa so với những trang
trại thường (Holt-Gimenez, 2000).
Mặt khác, một nghiên cứu trong 21 năm ở Thuỵ Sỹ chỉ ra năng suất hữu cơ thấp
hơn khoảng 20% so với canh tác thường, nhưng cùng với đó là thấp hơn 50% chi phí
về phân bón và năng lượng, và ít hơn 97% sử dụng thuốc trừ sâu. (Maeder, et al,
2002).

Trong khi canh tác hữu cơ không yêu cầu phân bón và thuốc trừ sâu tổng hợp,
giảm chi phí đầu vào, cùng với những lợi mà người tiêu dùng giành cho sản phẩm hữu
cơ đã tạo ra lợi nhuận cao hơn cho sản phẩm hữu cơ.
Lợi ích về sức khoẻ
Canh tác thường sử dụng một lượng lớn thuốc trừ sâu qua những kỹ thuật như
sự quét bụi cho cây trồng. Những nghiên cứu chỉ ra những ngừời làm việc với thuốc
trừ sâu có nguy cơ tăng sự phát triển bệnh Parkinson. (Sciam, 2006).
Khoảng 31000 ton thuốc trừ sâu là được sử dụng ở Anh hàng năm, và khoảng
40% mẫu hoa quả, rau và bánh mì được lấy mẫu là chứa dư thừa thuốc trừ sâu trong
năm 2004. (Hiệp hội đất, 2009).
5
Một nghiên cứu năm 2001 đã chứng minh rằng trẻ con ăn thức ăn hữu cơ nhiễm
thấp hơn đáng kể thuốc sâu chứa nguyên tố phosphor hơn trẻ con ăn thức ăn sản xuất
thường. (SCIAM, 2006).
Về chất lượng thức ăn
“Sức khoẻ của đất cân bằng với sức khoẻ thức ăn cân bằng với sức khoẻ của
con người” là nguyên lý cơ bản của rất nhiều hệ thống canh tác hữu cơ.
Theo Viện FiBL Institute (2006) chỉ ra “sản phẩm nông nghiệp hữu cơ nổi bật
như chứa mức cao của các hợp chất thứ cấp của cây và vitamin C”. Trong sữa và thịt
hữu cơ thì những acid béo thường cao hơn xét từ quan điểm dinh dưỡng. Ngoài ra
những cacbon hydrate và khoáng chất là khụng khỏc so với sản phẩm thường. Tuy
nhiên, về tác động không mong muốn như dư lượng nitrat, thuốc trừ sâu, sản phẩm
hữu cơ có ưu điểm rõ ràng. Một nghiên cứu gần đây chỉ ra sản phẩm hữu cơ có gấp đôi
flavonoid- một chất chống oxy hoá quan trọng.
Một nghiên cứu năm 2007 chỉ ra sự tiêu dùng sữa hữu cơ có liên quan đến việc
giảm rủi ro eczema, mặc dầu chưa tìm thấy ở hoa quả, rau và thịt hữu cơ. (Kummeling
et al., 2007)
Sự bảo tồn đất
Nông nghiệp hữu cơ đang nổi rất nhanh vì hướng giải quyết dài bền vững cho
việc sản xuất thức ăn. Nó tập trung vào những công nghệ tái sinh, sự đa dạng, đầu vào

bên ngoài thấp và đầu ra cao làm cho nó có thể thay thế phương pháp nông nghiệp
thâm canh sử dụng nhiều hoá chất đang đóng góp vào sự nóng lên toàn cầu.
Nông nghiệp hữu cơ sử dụng ít hoặc không thuốc trừ cỏ, sâu và vì vậy phù hợp
với sự đa dạng sinh thái và tăng vi sinh vật có lợi (Gabriel and Tscharntke, 2006). Rất
nhiều loài cỏ cuốn hút côn trùng để cải thiện chất lượng đất và diệt những côn trùng
hại cỏ. (Van Elsen, 2006). Những tổ chức đất xung quanh thường có lợi vì tăng vi
khuẩn Bacteria do sự trải dài của phân bón tự nhiên.
Đảm bảo đa dạng sinh học
Trong tiêu chuẩn canh tác hữu cơ người ta quy định phải có sự luân canh cây
trồng trong một năm mà luân canh giúp cải tạo đất. Những nghiên cứu chỉ ra rằng chất
hữu cơ mất từ sự thâm canh mạnh mẽ các cây trồng có thể được lấy lại khi cây trồng
được luân canh với cây trồng cỏ lâu năm. Hai tiến trình đóng góp đối với điều này thứ
nhất là sự phân huỷ nhanh của các chất hữu cơ từ đất trồng bị dừng dưới cây trồng
6
mặt. Điều này tất nhiên cũng đạt được khi không làm đất. Thứ hai là cỏ và cây họ đậu
phát triển mạnh hệ rễ sẽ tiếp tục được trồng hay chết đi. Nhưng rễ chết sẽ cung cấp
nguồn chất hữu cơ năng động cho đất, cái mà là thức ăn cho vi sinh vật đất để xây
dựng đất tốt.
Quản lý sâu bệnh hại cây trồng bởi luân canh. Ví dụ như ngô, hạt ngũ cốc nhỏ và
những cỏ khác là những cây trồng tốt để luân canh với rau. Bệnh sưng rễ bắp cải - rễ cây
của họ mù tạc bị tấn công bởi nấm mốc nhờn Plasmodiophora brassicae làm rễ cây trở
lên sưng phồng. Bệnh này tồn tại trong đất 7 năm mặc dù thiếu họ mù tạc hay cỏ dại.
Tuy nhiên bệnh này lại giảm nhanh khi cà chua, dưa chuột, đậu và kiều mạch là được
trồng. Bệnh sưng rễ bắp cải là được điều khiển có hiệu quả bởi trồng rau mùi vụ hè, bạc
hà, vườn rau hung hay cây thảo dược có mùi thơm hang năm khác hai hay 3 vụ liên tục.
(Charles L. Mohler & Ellen Johnson, 2009).
2.3. Tiêu chuẩn sản xuất nông nghiệp hữu cơ (NNHC)
Tiêu chuẩn NNHC là để thúc đẩy sự tin cậy của người tiêu dùng và bảo vệ thị
trường khỏi sự kinh doanh lừa đảo (Lampkin et al.,1999). Nó dựa trên pháp chế và
quy định ở mức quốc tế và quốc gia (cả riêng và chung).

Tiêu chuẩn quốc tế, cần được quan tâm để xác định chất lượng theo IFOAM
hay CODEX trong sản xuất hữu cơ và thực phẩm cần được kiểm tra. Những tiêu chuẩn
cơ bản này được cân nhắc ở mức tối thiểu mà quốc tế chấp nhận và cung cấp nền tảng
cho sự phát triển tiêu chuẩn chi tiết hơn ở mức quốc gia. Pháp chế và quy định quốc
gia cho việc chứng nhận những tiêu chuẩn hữu cơ dựa trên những yêu cầu quốc tế: vì
vậy sự kết hợp với tiêu chuẩn quốc gia là cần thiết. Vai trò và hoạt động kiểm tra,
chứng nhận cụ thể cần được mô tả và xem xét trong bối cảnh quốc gia hay quốc tế
Sản phẩm nông nghiệp hữu cơ có thể được chứng nhận bởi nhiều tiêu chuẩn
khác nhau như: Hệ thống tiêu chuẩn theo IFOAM, Mỹ, Nhật Bản, Canada,…
Ở Việt nam mới đưa ra 24 nguyên tắc trong sản xuất nông nghiệp hữu cơ là:
(1). Tất cả các loại phân bón hoá học bị cấm trong sản xuất NNHC
(2). Cấm dựng cỏc loại thuốc hoá học BVTV
(3). Cấm dùng hooc môn tổng hợp (thuốc kích thích)
(4). Các thiết bị phun thuốc đã dùng trong canh tác thông thường không được sử
dụng trong canh tác hữu cơ.
7
(5). Các dụng cụ đã dùng trong canh tác thông thường phải được làm sạch trước
khi dùng trong canh tác hữu cơ.
(6). Nông dân phải ghi chép vật tư đầu tư trong quá trình sản xuất.
(7). Các loại cây trồng trong ruộng hữu cơ phải khác với các loại cây trồng trong
ruộng canh tác thông thường.
(8). Ruộng canh tác hữu cơ cạnh ruộng canh tác thông thường thì ruộng canh tác
HC phải có vùng đệm. Cây trồng HC phải có vùng đệm ít nhất 1 m.
(9). Nếu việc xâm nhiễm qua không khí thì cần phải có một loại cây trồng nhầm
tránh việc xâm nhiễm qua đường phun. Loại cây trồng vùng đệm phải khác với cây
trồng hữu cơ. Nếu việc xâm nhiễm qua con đường nước thì phải đào rãnh hoặc đắp bờ
làm vùng đệm để tránh nước bẩn không chảy vào.
(10). Ngăn cấm việc phá rừng nguyên sinh để canh tác HC
(11). Các cây trồng ngắn ngày phải có ít nhất 24 tháng chuyển đổi. Loại cây ngắn
ngày được gieo sau thời gian chuyển đổi có thể được công nhận là cây trồng HC

(12). Các cây trồng lâu năm phải có ít nhất 24 tháng chuyển đổi. Sản phẩm cây lâu
năm được thu hoạch sau giai đoạn chuyển đổi có thể được chứng nhận là sản phẩm
HC.
(13). Cấm sử dụng vật tư đầu vào có sự biến đổi gen
(14). Trong điều kiện cho phép cần sử dụng hạt giống HC và các nguyên liệu HC.
(15). Cấm sử dụng thuốc BVTV hoá học để xử lý hạt giống trước khi gieo trồng.
(16). Phân bón HC yêu cầu cho sản xuất bao gồm: Phân ủ, phân xanh và các loại
khoáng từ các nguồn tự nhiên.
(17). Cấm đốt cành cây, rơm rạ, trừ trường hợp đối với kiểu du canh.
(18). Cấm dùng phân tươi.
(19). Nếu sử dụng các loại phân gia cầm (gà vịt và chim) mang từ ngoài vào thì chỉ
được lấy từ các trại nuôi gia cầm chăn thả tự nhiên.
(20). Phân ủ đô thị không được phép sử dụng.
(21). Nông dân phải có những biện pháp nhằm ngăn ngừa xói mòn đất mầu và tình
trạng nhiễm mặn đất.
(22). Túi và các vật đựng được sử dụng vận chuyển và lưu kho sản phẩm HC phải
mới hoặc đã được làm sạch. Tỳi đó đựng phân bón hoá học hoặc thuốc trừ sâu không
được phép sử dụng để đựng SP HC
8
(23). Không được phép phun các loại thuốc trừ sâu cấm sử dụng trong canh tác HC
trong kho chứa nông sản.
(24). Có thể sử dụng thuốc trừ sâu sinh học đã được phép ban hành
2.4. Sản xuất lúa hữu cơ
2.4.1. Nguồn dinh dưỡng cho sản xuất lúa
Yoshida (1985) cho rằng ở các nước nhiệt đới lượng các chất dinh dưỡng N,
P
2
O
5
, K

2
O cần để tạo ra một tấn thóc trung bình là 20,5kg N; 5,1kg P
2
O
5
, 44kg K
2
O
trên nền phối hợp 90P
2
O
5
- 60K
2
O thì hiệu suất phân đạm và năng suất lúa tăng nhanh
ở các mức phân bón từ 40-120 kgN/ha.
Theo Nguyễn Thị Lẫm, 1994 sau một năm cây lúa lấy đi của đất một lượng
dinh dưỡng lớn gồm 125kg N; 74,5kg P
2
O
5
; 96kg K
2
O.
Kết quả nghiên cứu của Đinh Văn Cự tại xã Gia Xuyên, Tứ Lộc, Hải Dương
cho thấy lượng đạm cần bón để đạt 1 tấn thóc phải từ 26-28kg N. Kết quả này cao hơn
nhiều so với dự tính của Đào Thế Tuấn 1969 là để đạt 1 tấn thóc cần 22,3 kg N trong
vụ chiêm và 22,6kg N trong vụ mùa.
Trong các loại phân bón, đạm là yếu tố dinh dưỡng vô cùng quan trọng, ngoài
việc thúc đẩy cây sinh trưởng nhanh nú cũn giữ vai trò quyết định trong việc tăng năng

suất lúa. Cây lúa cần đạm trong suốt quá trình sinh trưởng từ khi cấy đến khi chin đặc
biệt nhất là trong giai đoạn đẻ nhánh và làm đòng. Ở thời kỳ đẻ nhánh nhất là khi cây
lúa đẻ nhánh rộ cõy hỳt đạm nhiều nhất, khoảng 70% lượng đạm cần thiết trong thời
kỳ đẻ nhánh, đây là thời kỳ ảnh hưởng lớn nhất đến năng suất vỡ nú kích thích đẻ
nhánh. Theo Yoshida (1985) việc hút đạm thời kỳ này quyết định 74% năng suất lúa,
ngoài ra lúa cũng hút nhiều đạm trong thời kỳ phõn hoỏ đũng và phát triển đòng thành
bông tạo các bộ phận sinh sản.
Theo Yoshida bón thúc đạm tiến hành khi bông non dài khoảng 1-2mm, khoảng
23-25 ngày trước trỗ, đạm hấp thụ ở thời kỳ này để tăng số gié và kích thước bông.
Đạm hấp thụ được lúc hình thành bụng giỳp cho lá giữ màu lục nhạt sau khi trỗ góp
phần vào sự quang hợp tích cực, tăng khả năng vận chuyển vật chất vào hạt. Thòi điểm
bón thúc đạm cũng ảnh hưởng đến khả năng chống đỗ ngã của cây (Singh &
Takahashi, 1962). Bón thúc vào 20 ngày trước trỗ không những làm sản lượng bông
đạt tối đa mà còn tăng sự kháng đổ ngã do ảnh hưỏng đến chiều dài và đường kính
lóng.
9
Ngoài đạm, lân và kali cũng là 2 yếu tốt dinh dưỡng quan trọng đối với lỳa. Lõn
giỳp bộ rễ lúa phát triển tốt, cây đẻ nhánh tập trung và chin sớm góp phần tăng năng
suất và phẩm chất hạt. Cây lúa hỳt lõn mạnh nhất vào thời kỳ đẻ nhánh và làm đòng.
Kali xúc tiến sự chuyển các chất đồng hoá và gluxit vào trong cây. Cây lúa huỏt nhiều
kali ở giai đoạn đầu của sinh trưởng.
Phân bón cho sản xuất lúa hữu cơ
Với nhu cầu dinh dưỡng cao của cây lúa, nhưng trong sản xuất hữu cơ không
được bón phân hoá học vậy nguồn phân thay thế cần thiết bao gồm chủ yếu là phân
hữu cơ:
Phân hữu cơ: là các chất hữu cơ được vùi vào đất, sau khi phân giải có khả
năng cung cấp dinh dưỡng một cách tổng hợp cho cây trồng nhưng quan trọng hơn là có
khả năng cải tạo đất.
Tác dụng của phân hữu cơ thể hiện ở hai mặt chính:
Một là, tác dụng cải tạo đất, theo Võ Minh Kha (1987) thì phân hữu cơ là một

nguyên liệu cải tạo đất nhanh và tổng hợp, cải tao về mọi khía cạnh. Tác giả đã giải
thích logic khoa học như sau: (1) khi vùi vào đất chất hữu cơ thường phân giải chậm, vì
vậy để lại đáng kể các nguyên tố dinh dưỡng trong đất, do đó làm tăng dần hàm lượng
các nguyên tố dinh dưỡng ở tầng canh tác. (2) là nguồn bổ sung mùn không thể thay thế
ở trong đất nhất là đất canh tác. (3) là có hàm lượng CO
2
đáng kể tạo ra trong quá trình
phân giải. Chính CO
2
làm tăng khả năng hoà tan các chất dinh dưỡng khó tiêu để cung
cấp cho cây trồng. (4) mùn tạo ra trong quá trình phân giải kết hợp lân ở trạng thái phức
hệ lõn - mựn, do đó giữ lân ở trạng thái cây trồng có thể sử dụng được ngay cả khi đất
giàu Fe, Al và Ca. (5) chất hữu cơ tạo thành phức hệ hữu cơ - vô cơ với các chất
khoáng, do đó làm hạn chế khả năng rửa trụi cỏc chất dinh dưỡng, đồng thời hạn chế
cây trồng hỳt cỏc nguyên tố kim loại nặng giúp sản phẩm an toàn hơn.
Về mặt lý tính của đất, tác dụng của chất hữu cơ được giải thích như sau: đối với
cấu trúc đất, thông qua quá trình mựn hoỏ tạo ra các axit humic vai trò như một chất keo
đất, chính vì vậy có khả năng bảo vệ đất, giúp chống được hiện tượng xói mòn. Có ảnh
hưởng tốt tới chế độ nước và tiết kiệm nước của đất, có nghĩa giảm sự bốc hơi nước bề
mặt, giúp chúng ta tiết kiệm nước tưới và tăng lượng nước tự do trong đất. Chính nước
tự do này là lượng nước mà rễ cây hấp thụ được. Ngoài tác dụng tiết kiệm nước tưới, khi
bón chất hữu cơ còn ảnh hưởng tốt tới chế độ nhiệt vì thông qua sản phẩm là các hợp
10
chất mùn màu nâu và đen có khả năng giữ nhiệt tốt hơn. Ngoài ra phân hữu cơ còn có
tác dụng cải tạo chế độ khí của đất làm tăng lượng khí CO
2
, O
2
tăng thoáng khí cho đất.
Về mặt sinh học chất hữu cơ có tác dụng cung cấp thức ăn kể cả ở thể khoáng và thể

hữu cơ tạo điều kiện cho tập đoàn vi sinh vật trong đất phát triển mạnh. Mặt khác làm tăng
nhanh số lượng vi sinh vật trong đất làm khu hệ vi sinh vật đất phong phú hơn.
Hai là phân hữu cơ chứa đầy đủ các nguyên tố dinh dưỡng cả đa lượng, trung lượng và
vi lượng cũng như các chất kích thích sinh trưởng, kích thích ra rễ giúp cây trồng phát triển
thuận lợi.
Bảng 2.1. Lượng dinh dưỡng trong một số loại phân hữu cơ
Phân hữu cơ
Kg/tấn
N P
2
O
5
K
2
O CaO
Phân chuồng ngấu vừa 5,0 2,5 6,0 7,0
Nước phân chuồng 2,5 0,6 3,6 0,6
Than bùn tầng trên (độ ẩm 70%) 3,0 0,3 0,3 0,9
Than bùn tầng dưới 9,0 1,2 0,6 1,2
Rác rưởi 6,0 3,0 2,0 1,0
Ở vụ mùa bón 20 tấn phân chuồng/ha làm tăng năng suất 10,6 – 11,6%. Hầu hết
các tác giả cho rằng khi bón phối hợp cân đối giữa phõn khoỏng và hữu cơ sẽ làm tăng
năng suất rõ rệt, đồng thời giảm chi phí đầu tư, tăng phẩm chất lúa gạo và giảm ô
nhiễm môi trường.
- Phõn hữu cơ vi sinh Sông Gianh
Là nguồn phân được sản xuất theo quy trình công nghiệp mang phần lớn chất
hữu cơ và một số thành phần dinh dưỡng khác quan trọng cho cây trồng và đặc biệt là
nguồn vi sinh vật có ích đối với đất, cây bao gồm: Hữu cơ ≥ 15%; P
2
O

5
≥ 1,5%; Ca ≥
1%; Mg ≥ 0,5%; S ≥ 0,2%. Các chủng vi sinh vật có ích trong phân gồm: Aspergillus
sp. đạt 1.10
6
CFU/g, Azotobacter và Bacillus là 1.10
6
CFU/g. Phân thường dung cho
bún lút, giỳp bổ xung cho đất tập đoàn vi sinh vật hữu ích, giúp cải tạo lý tính, hóa tính
và tăng độ phì nhiêu cho đất, làm cho đất trở nên tơi xốp, giúp cho cây trồng phát triển
cân đối, tăng năng suất cây trồng, giá trị nông sản và bảo vệ môi trường.
- Chế phẩm hữu cơ vi sinh ANVIL I (dạng hạt): Loại phân này có tác dụng
tăng cường lượng vi sinh vật có ích cho đất, giúp cải tạo và làm tơi xốp đất, tăng sức
đề kháng cho cây. Có thể sử dụng cho tất cả các loại cây trồng, lượng bón 300 – 800
kg/ha. Thành phần của phân gồm: Hữu cơ tổng số ≥ 20%, vi sinh vật hữu ích là 1.10
6
11
CFU/g phân, không có vi sinh vật gây hại, các chất vi lượng gồm có Cu, Zn, Mg, Fe,
Si…đạt 2000ppm.
- Phân hữu cơ vi sinh đa chức năng số 05 – KC 04 – 04: Đây là sản phẩm của
đề tài nghiên cứu cấp nhà nước mã số KC 04 – 04. Phân này có nguồn gốc từ rác thải
trường đại học Nông Nghiệp Hà Nội nên rất giàu Cacbon. Thành phần của phân gồm:
Độ ẩm là 38%; độ xốp là 71%; PH
KCl
= 6,7; P
2
O
5
= 0,95%; K
2

O = 1,90%; N = 0,45%;
P
2
O
5
= 518,60 mg/ 100g phân; K
2
O = 16,50 mg/ 100g phõn. Cỏc chủng vi sinh vật
gồm: Azotobacter = 3,4.10
9
CFU/g, Bacillus = 2,5.10
9
CFU/g; Enterobacter = 3,1.10
9
CFU/g phân; tạp khuẩn <1%.
Các chế phẩm phân bón hữu cơ bổ sung quan trọng khác: phân bón
WEGH, Bio-plant, Tricoderma, chelax hữu cơ, dinh dưỡng tổng hợp người sản xuất có
thể tự làm ra bằng cách chiết xuất từ đường với các sản phẩm nông nghiệp: cá, xương
động vật, rau muống, đu đủ, ngải cứu, chuối theo phương pháp của Hàn Quốc
2.4.2. Tình hình sâu hại trờn lỳa và lúa hữu cơ
Thiệt hại do sâu, bệnh hại gây ra cho sản xuất nông nghiệp nói chung và sản
xuất lúa nói riêng là rất lớn. Vì vậy những nghiên cứu về sâu, bệnh hại đặc biệt là sâu,
bệnh hại lỳa đó được bắt đầu từ rất sớm.
Hàng năm thiệt hại do sâu, bệnh hại gây ra ở các châu lục là không giống nhau. Châu
Á là nơi mà sâu bệnh phát sinh, phát triển nhiều và gây hại với diện tích lớn nhất
chiếm 43%, Châu Phi 42%, Nam Mỹ 33%, Châu Âu 29%, Bắc và Trung Mỹ 29%
(theo phòng trừ tổng hợp IPM)
Côn trùng hại lúa là yếu tố quan trọng hạn chế vùng sản xuất lúa ở nhiều nước
trên thế giới. Thành phần sâu hại lúa rất phong phú và đa dạng với nhiều bo, họ, loài
khác nhau. Trên thế giới đã ghi nhận được hơn 800 loài sâu hại lúa (Dale, 1994 ;

Kiritari, 1979)
Theo kết quả điều tra của Dale, 1994; Kiritani, 1979 [35], [36]. Trên thế giới
có hơn 800 loài sâu hại lúa. Đông Nam Á đã phát hiện được khoảng hơn 100 loài
(Norton và ct, 1990; Pathak và ct, 1969) [37], [38]. Tuy nhiên trong số đó chỉ có một
số ít loài gây hại nghiêm trọng cho cây lúa còn đa số không gây hại hoặc ít gây hại.
Số loài gây hại ở cỏc vựng không giống nhau. Kết quả nghiên cứu của
Kiritani, 1979 [38]. Ở Châu Á có tới 20 loài sâu hại chính, ở Châu Úc chỉ có 9 loài,
12
Châu Mỹ là 13 loài và Châu Phi là 15 loài. Đa số các loài còn lại ít gây hại hoặc gây
hại không đáng kể.
Theo Nagarajan, 1994, Ấn Độ có 4 loài sâu hại chính là sâu đục thân 2 chấm,
rầy nâu, rầy xanh đuôi đen và sâu năn. Nhưng theo Chiu,1980 ở Trung Quốc có 7 loài
sâu hại chính là: sâu đục thân 2 chấm, sâu đục thân 5 vạch, sâu cuốn lá nhỏ, rầy nâu,
rầy xanh đuôi đen, sâu năn, bọ trĩ. Còn ở Nhật Bản cú cỏc loài sâu: đục thân 2 chấm,
đục thân 5 vạch, rầy nâu, rầy xanh đuôi đen…(Karitani, 1979). Số lượng các loài sâu
gây hại chính phụ thuộc vào giai đoạn sinh trưởng của cây lúa. Ở giai đoạn sinh trưởng
dinh dưỡng có khoảng 22 loài, giai đoạn làm đòng đến trổ có khoảng 8 loài và giai
đoạn chín chỉ có 3- 4 loài (Norton và ct, 1990).
* Sâu cuốn lá nhỏ.
Trong những năm 60 của thập kỷ, sâu cuốn lá nhỏ vẫn là dich hại thứ yếu. Sau
đó bắt đầu từ những năm 70 thỡ chỳng lại được xem là đối tượng gây hại chủ yếu quan
trọng ở nhiều vùng trồng lúa của châu Á, phía nam đảo Thái Bình Dương, Hawai và
Australia.
Sâu cuốn lá nhỏ là một trong những loài sâu hại lỳa chớnh ở nhiều vùng trồng
lỳa trờn Thế giới, loài Cnaphalocrocis medinalis Guenee có phân bố rộng. Bản đồ
phân bố của sâu cuốn lá được CIE thể hiện năm 1987 sau đó Khan và cộng sự có bổ
sung rồi được Barrion hoàn chỉnh .
Ở Châu Á, hầu hết các nước đều xuất hiện loài sâu hại này, điển hình là Thái
Lan, Ấn Độ, Trung Quốc, Apganixtan, Bangladet, Brunay, Butan…Ở Châu Đại
Dương sâu cuốn lá nhỏ gây hại ở quần đảo Xamoa, đảo Carolin.

Ký chủ chính của sâu cuốn lá nhỏ là cây lúa, ngoài ra chỳng cũn gây hại trờn
lỳa mỳ, cao lương, đại mạch, cỏ lá tre, cỏ môi, cỏ lồng vực, cỏ gà nước, cỏ bấc. Theo
Barrion và cộng sự (1991), sâu cuốn lá nhỏ có 19 loài ký chủ.
Trong những năm 1990 – 1994 thì sâu cuốn lá nhỏ đứng ở hàng thứ hai nguy hại sau
rõ̀y nõu ( Nguyờ̃n Cụng Thuọ̃t, 1996)
Theo kết quả điều tra cơ bản côn trùng của viện BVTV (1976) thì sõu cuụ́n lá
nhỏ phân bố ở hầu hết các vùng trồng lúa trong cả nước. Tuy nhiên, thời gian phát
sinh, mức độ gây hại phụ thuộc vào điều kiện thời tiết và tập quán canh tác của từng
địa phương. Nhìn chung các tỉnh ven biển sõu cuụ́n lá nhỏ thường có thời gian phát
13
sinh sớm và mức độ gây hại cao hơn ở các nơi khác (báo cáo tổng kết cục BVTV,
2002). Ở các tỉnh phía Bắc trong mấy năm gần đây sự gây hại của sõu cuụ́n lá nhỏ có
xu hướng tăng lên và gây hại nặng ở cả hai vụ là vụ xuân và vụ mùa. Diện tích nhiễm
sâu cuốn lá nhỏ toàn vùng năm 2005 là 384.583ha, 2006 tăng lên đến 475.549ha, còn
năm 2007 là 463.225ha.
Trên đồng ruộng sõu cuụ́n lá nhỏ gây hại từ giai đoạn mạ đến giai đoạn trổ,
nặng nhất ở giai đoạn đòng. Ở thời kỳ lúa con gái không hoặc ít ảnh hưởng đến năng
suất vì cây lúa có khả năng tự đền bù. Giai đoạn lúa làm đòng – trụ̃ bụng nờ́u bị sâu
cuốn lá nhỏ gây hại sẽ ảnh hưởng đến sự phát triờ̉n của cây lúa, làm cho gié lúa ngắn,
ít hạt, trọng lượng hạt giảm hoặc nghẹn đòng bông lúa ngắn, hạt lép lửng, dẫn tới năng
suất có thể giảm tới 60% ( cục BVTV,1995; Nguyờ̃n Cụng Thuọ̃t, 1996)
Phạm vi nhiệt độ hoạt động của sõu cuụ́n lá nhỏ là 10 – 30
0
C, trên dưới
ngưỡng này mọi hoạt động của sõu đờ̀u bị ức chờ́n nghiêm trọng và có thể dẫn đến tử
vong.
Ngoài các yếu tố nhiệt độ, õ̉m đụ̣ thì các yếu tố canh tác như lượng phân bón,
mật độ gieo cấy, giống lúa và giai đoạn sinh trưởng của cây cũng ảnh hưởng đến quy
luật phát sinh của sõu cuụ́n lá nhỏ. Ruộng gieo cấy với khoảng cách 15 x 10cm có mật
độ sâu hại cao gấp 3 lần những ruụ̣ng cṍy với khoảng cách 20 x 20cm. Vì ở những

ruụ̣ng cṍy dày tạo nên tiểu khí hậu đồng ruộng có ẩm độ cao là điều kiện thích hợp
cho sõu cuụ́n lá nhỏ phát triển đạt mật độ cao nhất. Ruộng bón nhiều đạm, bón lai rai
thường bị sõu cuụ́n lá nhỏ hại nặng. Do những ruộng này cây lúa phát triển nhanh có
bộ lá xanh non, mềm hấp dẫn bướm đến đẻ trứng. Vì thế nên sẽ có mật độ sâu non cao
hơn. (Nguyễn Văn Hành và Trần Huy Thọ, 1980)
* Rõ̀y nâu.
Việt Nam cũng như các nước trồng lúa khác ở Đông Nam Á rõ̀y nõu đã và đang
ngày càng trở thành loài sâu hại lúa quan trọng. Ở các tỉnh phía bắc, trước năm 1971
rõ̀y nõu chỉ phát sinh rải rác và chỉ hại cục bộ ở một số tỉnh. Vụ mùa năm 1971 rõ̀y
nõu phát sinh thành dịch trên diện rộng. Ở các tỉnh phía Nam rõ̀y nõu cũng đã phát
sinh mạnh từ 1971 (Cục BVTV và Vện BVTV, 1980; Trần Huy Thọ và ctv, 1989).
Trong những năm 1990 – 1994 rõ̀y nõu là loài đứng thứ nhất nguy hại trên cây
lúa (Nguyờ̃n Cụng Thuọ̃t, 1996) [15]. Những năm gần đây rõ̀y nõu càng trở nên nguy
14
hiểm hơn, bởi vì ngoài tác hại trực tiếp là chích hút nhựa của cây lúa, ở vùng đồng
bằng sông Cửu long và Đông Nam bụ̣ rõ̀y nõu còn là môi giới truyền bệnh vius nguy
hiểm như: bệnh vàng lùn, lùn xoắn lá cho cây lúa (Bộ nông nghiệp và phát triển nông
thôn, 2006)
Theo số liệu thống kê báo cáo công tác BVTV năm 2006 của cục BVTV cho
thấy rõ̀y nõu, rõ̀y lưng trắng có xu hướng tăng lên về mặt mật độ và diện tích phân bố.
Chỉ tính riêng năm 2006 cả nước có diện tích nhiờ̃m rõ̀y nõu và rầy lưng trắng là
605.593ha (tăng 3.2 làn so với năm 2005) trong đó có 51.8 ha bị cháy rầy chủ yếu
phân bố ở các tỉnh đồng bằng Bắc bộ.
Ở Việt Nam rõ̀y nõu tồn tại quanh năm, nhưng sự phát sinh, gây hại phụ thuộc
chặt chẽ vào điều kiện thời tiết, tập quán canh tác của từng vùng miền. Ở các tỉnh phía
Bắc thời tiết có 4 mùa rõ rệt thì rõ̀y nõu phát sinh từ tháng 1 – tháng 11 hàng năm và
thường có 7 – 8 lứa, trong đó gây hại nặng ở lứa thứ 2, thứ 3 của vụ xuân, lứa thứ 6,
thứ 7 của vụ mùa (Trung tâm BVTV phía bắc, 2005, 2006, 2007).
Mật độ cấy cũng ảnh hưởng đến sự phát triển của quần thể rõ̀y nõu. Những
ruộng lúa cấy dày, bón nhiều đạm rõ̀y nõu phát sinh với mật độ quàn thể cao và ngược

lại (Nguyễn Đức Khiêm, 1995a, 1995c).
Trần Huy Thọ [35] cho thấy ở những vùng thâm canh cao hệ số tích lũy rầy
cao, mức độ gây hại cao hơn nhiều so với những vùng thâm canh thấp. Chế độ nước
trên ruộng lúa có ảnh hưởng đến mật độ quần thể rõ̀y nõu, ruụ̣ng luôn luôn có đủ nước
thường xuyên có mật độ quần thể rõ̀y nõu cao hơn ruộng chế độ nước không thường
xuyên (Nguyễn Đức Khiêm, 1995; Trần Huy Thọ, 1989).
Các giống lúa khác nhau có khả năng phản ứng với rõ̀y nõu khác nhau. Ở miền
Bắc đã xác định được 332 giống và dòng lai có tính kháng rầy trong số 905 giống và
dòng lai được đánh giá. Miền Nam xác định được 78 dòng lai có tính kháng rầy trong
1134 giống và dòng lai được đánh giá ( Nguyễn Đức Khiêm, 1995a). Nhưng cũng xảy
ra trường hợp nhiờ̀u giụ́ng có khả năng kháng với rõ̀y nõu ở miền Bắc nhưng lại nhiễm
với rõ̀y nõu ở đồng bằng sông Cửu Long. Tuy nhiên chưa thṍy giụ́ng nào kháng ở
đồng bằng sông Cửu Long mà lại nhiờ̃m rõ̀y ở miờ̀n Bắc.(Nguyờ̃n Đức Khiêm,
1995a).
* Sâu đục thân 2 chấm
15

×