Tải bản đầy đủ (.doc) (42 trang)

giải pháp nâng cao hiệu lực quản lý nhà nước với hệ thống chợ trên địa bàn huyện mỹ hào tỉnh hưng yên

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (263.52 KB, 42 trang )

Lời cảm ơn
Đã bốn năm, kể từ ngày bước vào trường, bây giờ cuộc sống của em đã thực sự
khác. Khác tức là em không còn trẻ con như xưa nữa mà những suy nghĩ đã chín chắn
hơn, đã biết tự lo toan cho bản thân mình, có thể tự quyết định mọi việc và đặc biệt là
được trang bị rất nhiều kiến thức cho cuộc sống sau này. Để có được điều đó ngoài sự nỗ
lực của bản thân mình thì còn có sự giúp đỡ của bạn bè, gia đình, thầy cô và rất nhiều
người khác nữa.
Trước tiên em xin gửi lời chân thành cảm ơn tới tập thể giáo viên, tập thể cán bộ,
công nhân, viên chức tại các phòng ban trường Đại học Thương mại đã giúp đỡ em rất
nhiều trong thời gian em học tập và rèn luyện tại trường và em cũng gửi lời cảm ơn tới
thầy trưởng Khoa và toàn bộ các thầy cô giáo Khoa Kinh tế trường Đại học Thương mại
đã trực tiếp tham gia giảng dậy và trang bị cho em rất nhiều kiến thức để trở thành những
công dân tốt, có ích cho gia đình và xã hội.
Tiếp theo em xin gửi lời cảm ơn tới Phòng công thương Huyện Mỹ Hào tỉnh Hưng
Yên đã tiếp nhận và giúp đỡ em trong thời gian em thực tấp tốt nghiệp tại Phòng. Tuy thời
gian thực tập tại phòng không nhiều nhưng đã giúp em hiểu thêm về tình hình phát triển
của quê hương, điều đó giúp cho em có động lực để về làm việc tại địa phương qua đó có
thể làm giàu cho gia đình, quê hương và đất nước.
Cuối cùng cho em xin gửi lời cảm ơn tới gia đình, bạn bè và các chuyên gia đã tư
vấn đã giúp đỡ, ủng hộ em rất nhiều trong thời gian qua. Đặc biệt em xin gửi lời cảm tới
gia đình và bạn bè đã động viên, là chỗ dựa tinh thần vững chắc cho em để có thể vượt
qua những thử thách và cám dỗ của cuộc sống .
1
MỤC LỤC
Lời cảm ơn……………………………………………………………… 1
Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á 5
Diễn đàn Hợp tác Kinh tế châu Á-Thái Bình Dương 5
Danh mục bảng biểu
[1] Bảng 2.1. Thống kê số quầy hàng, của hàng và diện tích mặt bằng, diện tích sử dụng
kinh doanh một số Chợ giai đoạn 2005-2009
2


[2] Bảng 2.2: Số vụ vi phạm vệ sinh an toàn thực phẩm hàng năm tại các Chợ trên địa
bàn Huyện Mỹ Hào tỉnh Hưng Yên 2005-2009
3
Danh mục sơ đồ, hình vẽ
4
Danh mục từ viết tắt
STT Viết tắt Nghĩa Ghi chú
1 ASEAN Hiệp hội các quốc gia Đông
Nam Á
Association of Southeast
Asia Nations
2 APEC Diễn đàn Hợp tác Kinh tế
châu Á-Thái Bình Dương
Asia-Pacific Economic
Cooperation
3 QLNN Quản lý Nhà nước
4 WTO Tổ chức thương mại thế giới
World trade organization

5
Chương I: TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU VỀ ĐỀ TÀI “ GIẢI PHÁP NÂNG CAO
HIỆU LỰC QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI HỆ THỐNG CHỢ TRÊN ĐỊA
BÀN HUYỆN MỸ HÀO TỈNH HƯNG YÊN”
1.1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU
Hệ thống Chợ trên địa bàn Huyện Mỹ Hào tỉnh Hưng Yên đã có lịch sử hình
thành và phát triển từ rất lâu với những nét đặc trưng và bản sắc riêng của địa phương
mình nhưng trong thời gian qua tình trạng ô nhiễm môi trường, mất vệ sinh an toàn
thực phẩm, cơ sở hạ tầng xuống cấp nghiêm trọng, hàng giả hàng nhái hàng kém chất
lượng xuất hiện tràn lan tại các Chợ trong hệ thống Chợ. Điều đó xuất phát từ một số
lý do sau:

Thứ nhất, trong công tác quản lý Nhà nước (QLNN) đối với hệ thống Chợ trên
địa bàn Huyện trong thời gian qua hiệu lực còn thấp.
Mà nguyên nhân chủ yếu là do năng lực của cán bộ quản lý và nhận thức của
người dân còn ở mức độ thấp, thiếu công cụ quản lý, thiếu chế tài xử lý, thiếu tính
khoa học trong quản lý.
Thứ hai, ý thức, đạo đức của các chủ thể tham gia kinh doanh trực tiếp tại các
Chợ còn cực kỳ kém, trình độ nhận thức của họ còn ở mức độ thấp. Hơn nữa, vì lợi
nhuận của riêng cá nhân mà họ bất chấp các quy định của Nhà nước dẫn đến các hậu
quả rất nghiêm trọng tại các Chợ như ô nhiễm môi trường, mất vệ sinh an toàn thực
phẩm, cơ sở hạ tầng xuống cấp nghiêm trọng.
Thứ ba, ý thức và nhận thức của người dân xung quanh còn kém.
Thứ tư, các Chợ cóc, Chợ Tạm, Bán hàng rong xuất hiện ngày một nhiều và
ngày một diễn biến phức tạp hơn gây ra rất nhiều khó khăn cho công tác quản lý và
phát triển hệ thống Chợ trên địa bàn Huyện.
Thứ năm, cùng với sự phát triển của nền kinh tế xã hội thì một số nét đặc sắc,
bản sắc dân tộc của các Chợ đang bị mai một nhanh chóng mà thay vào đó là các nét
mới, chợ hiên đại hơn và các hình thức buôn bán cũng khác trước. Chính vì vậy việc
quản lý, kiểm tra, giám sát cũng phải có những thay đổi để phù hợp với nhịp độ phát
triển đó.
6
1.2. XÁC LẬP VÀ TUYÊN BỐ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU TRONG ĐỀ TÀI
Chợ là một phần không thể thiếu trong đời sống kinh tế- xã hội của người dân từ
bao đời nay, tuy Chợ đã xuất hiện từ lâu đời nhưng tình hình QLNN với hệ thống Chợ
vẫn đang là đề tài đáng được lưu tâm ở các cấp quản lý. Thực trạng nghiên cứu nổi lên
một số vấn đề: Tại sao tình hình quản lý hàng hóa, quản lý thương nhân tại hệ thống
Chợ trên địa bàn Huyện Mỹ Hào diễn ra rất phức tạp? Tại sao hàng hóa không rõ
nguồn gốc xuất xứ vẫn được bầy bán tràn lan tại hệ thống các Chợ trên địa bàn Huyện
Mỹ Hào? Tại sao nhiều Chợ trên địa bàn Huyện vẫn chưa được đưa vào quy hoạch?
Tại sao có rất nhiều Chợ thừa ki ốt, sạp hàng nhưng tình trạng chợ cóc, Chợ tạm hay
bán hàng lấn chiếm vỉa hè, lòng đường vẫn diễn ra thường xuyên? Tại sao việc phối

hợp sử dụng các công cụ quản lý chưa đạt hiệu quả? Phải làm gì để nâng cao hiệu lực
QLNN với hệ thống Chợ trên địa bàn Huyện Mỹ Hào? Nguyên nhân của tình trạng
này là do tình hình QLNN với hệ thống Chợ trên địa bàn Huyện còn yếu kém. Tìm ra
được câu trả lời cho những câu hỏi trên sẽ giúp cho việc nâng cao hiệu lực QLNN với
hệ thống Chợ được tốt hơn.
Vì thế khi chọn đề tài về “Giải pháp nâng cao hiệu lực quản lý nhà nước với hệ
thống Chợ trên điạ bàn Huyện Mỹ Hào tỉnh Hưng Yên” tôi mong muốn sẽ giải quyết
một phần những vấn đề trên. Đề tài tập trung vào những vấn đề sau: Về lý luận: tôi
nghiên cứu về vấn đề QLNN với hệ thống Chợ trong đó tập trung nghiên cứu hiệu lực
QLNN với hệ thống chợ trên địa bàn Huyện Mỹ Hào. Đề tài đưa ra những quan điểm
về QLNN với hệ thống Chợ, chỉ ra những mục tiêu của QLNN với hệ thống. Về thực
tiễn: Tôi nghiên cứu tập trung vấn đề nâng cao hiệu lực QLNN với hệ thống chợ trên
địa bàn Huyện Mỹ Hào. Nghiên cứu thực trạng QLNN với hệ thống chợ, chỉ ra những
tồn tại, hạn chế của vấn đề nâng cao hiệu lực QLNN với hệ thống chợ, nêu ra những
nhân tố ảnh hưởng đến hiệu lực QLNN với hệ thống Chợ trên địa bàn Huyện Mỹ Hào,
đề xuất giải pháp nâng cao hiệu lực QLNN với hệ thống Chợ trên địa bàn Huyện Mỹ
Hào.
7
1.3. MỤC TIÊU CỦA VIỆC NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI
Qua việc tìm hiểu và nghiên cứu đề tài đã giúp cho:
Đối với Nhà Nước(Các cơ quan, ban ngành tham gia quản lý hệ thống Chợ trên
địa bàn Huyện Mỹ Hào tỉnh Hưng Yên)
Đề xuất các giải pháp, biện pháp giúp nâng cao hiệu lực quản lý Nhà nước đối
với hệ thống Chợ trên địa bàn Huyện Mỹ Hào tỉnh Hưng Yên.
Thứ nhất, Hoàn thiện bộ máy quản lý, các văn bản pháp lý và các chế tài xử lý vi
phạm cho phù hợp với tình hình phát triển hệ triển của nền kinh tế- xã hội.
Thứ hai, tăng cường các mối liên kết giữa các cấp, các ban ngành, các tổ chức có
liên quan tới việc quản lý hệ thống Chợ trên địa bàn Huyện.
Thứ ba, tăng cường hơn nữa vai trò quản lý của Nhà nước đối hệ thống Chợ trên
địa bàn Huyện.

Thứ tư, nâng cao năng lực quản lý, kiến thức quản lý và nhận thức cho cán bộ
quản lý tại các ban quản lý của các Chợ và các cán bộ quản lý ở cấp cao hơn.
Đối với doanh nghiệp, thương nhân và các chủ thể tham gia trao đổi, mua bán
tại các Chợ trong hệ thống Chợ trên địa bàn Huyện.
Tăng cường nhận thức của doanh nghiệp, thương nhân và các chủ thể tham gia
mua bán, trao đổi tại các Chợ trong hệ thống Chợ trên địa bàn Huyện Mỹ Hào tỉnh
Hưng Yên.
Nâng cao nhận thức và ý thức cho các doanh nghiệp, thương nhân và các chủ thể
tham gia trao đổi và mua bán trên thị trường về hoạt động quản lý Nhà nước đối với hệ
thống Chợ trên địa bàn Huyện.
Đối với người dân
Tăng cường nhận thức cho người dân xung quanh về hoạt động quản lý Nhà nước
đối với hệ thống Chợ trên địa bàn Huyện.
Tăng cường ý thức cho người dân khi tham gia vào các hoạt động tại các Chợ trên
địa bàn Huyện.
1.4. PHẠM VI NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI
1.4.1. Phạm vi về mặt nội dung của đề tài nghiên cứu
Do điều kiện về mặt thời gian và ở mức độ của một chuyên đề tốt nghiệp Đại học.
Cho nên, nội dung nghiên cứu của đề tài là tập trung vào nghiên cứu thực trạng của hệ
thống Chợ trên địa bàn Huyện và hiệu lực QLNN với hệ thống Chợ trên địa bàn
8
Huyện và đưa ra một số đề xuất nhằm nâng cao hiệu lực QLNN đối với hệ thống Chợ
trên địa bàn Huyện.
1.4.2. Phạm vi về mặt không gian và thời gian
a. Phạm vi về mặt không gian
Về mặt không gian đề tài nghiên cứu hệ thống Chợ trên địa bàn Huyện Mỹ Hào
tỉnh Hưng Yên. Đề tài nghiên cứu sẽ diễn ra chủ yếu tại một số Chợ đặc trưng như
Chợ Bần, Chợ Thứa, Chợ Bao Bì. Bên cạnh đó có sự nghiên cứu tham chiếu với một
số hệ thống Chợ lân cận.
b. Phạm vi về mặt thời gian

Về mặt thời gian đề tài của tác giả chủ yếu nghiên cứu về tình hình quản lý hệ
thống Chợ trên địa bàn Huyện Mỹ Hào trong giai đoạn từ năm 2005 đến nay. Và từ đó
đưa ra một số đề xuất nhằm nâng cao hiệu lực QLNN đối với hệ thống Chợ trên địa
bàn Huyện giai đoạn từ năm 2010 đến năm 2020.
1.5. MỘT SỐ KHÁI NIỆM CƠ BẢN VÀ PHÂN TÍCH NỘI DUNG VẤN ĐỀ
NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI
1.5.1. Khái niệm quản lý Nhà nước đối với hệ thống Chợ và đo lường hiệu lực
của quản lý Nhà nước đối với hệ thống Chợ
1.5.1.1. Khái niệm quản lý Nhà nước đối với hệ thống Chợ
a. Khái niệm
Quản lý Nhà nước đối với hệ thống Chợ là sự tác động có chủ định, có tổ chức và
bằng pháp quyền của Nhà nước lên hệ thống Chợ nhằm sử dụng có hiệu quả nhất các
nguồn lực, các cơ hội có thể có, để đạt được các mục tiêu phát triển hệ thống Chợ đã
đặt ra trong điều kiện hội nhập và giao lưu quốc tế và vì mục tiêu phát triển kinh tế- xã
hội của đất nước.
b. Mục tiêu quản lý Nhà nước đối với hệ thống Chợ
Quản lý Nhà nước đối với hệ thống Chợ bao gồm các mục tiêu sau:
- Quy hoạch và phát triển hệ thống Chợ vì mục tiêu phát triển nền kinh tế- xã hội
của đất nước trong thời kỳ hội nhập và giao lưu quốc tế ngày càng sâu rộng.
Đây chắc chắn là mục tiêu quan trọng nhất của hoạt động quản lý Nhà nước đối
với hệ thống Chợ. Trong thời kỳ hội nhập và giao lưu quốc tế hiện nay với việc Việt
Nam gia nhập ASEAN, APEC (Asia-Pacific Economic Cooperation), tổ chức Thương
9
mại Thế giới (World trade organization-WTO) thì đất nước sẽ có những biến động lớn
về mặt kinh tế, văn hóa và xã hội cũng có nhiều biến động.
Việc phát triển nền kinh tế- xã hội của đất nước đòi hỏi phải có sự phối hợp hài
hòa và nhịp nhàng của mọi lĩnh vực, mọi ngành nghề, mọi tổ chức. Lúc này, việc phát
triển hệ thống Chợ cũng phải vì mục tiêu phát triển nền kinh tế xã hội của đất nước,
phát triển mạng lưới Chợ phải đáp ứng được với nhu cầu ngày càng tăng lên cả về
chiều sâu và rộng. Tiếp theo, phải quy hoạch mạng Chợ một cách hợp lý, giảm tỷ lệ

Chợ cóc, Chợ tạm và tăng tỷ lệ các trung tập Thương mại, khu Chợ văn minh.
Chợ phải tạo những điều kiện thuận lợi nhất cho hoạt động mua sắm của khách
hàng, người tiêu dùng, người dân.
- Phát triển hệ thống Chợ một cách bền vững
Phát triển bền vững là một khái niệm mới nhằm định nghĩa một sự phát triển về
mọi mặt trong hiện tại mà vẫn phải bảo đảm sự tiếp tục phát triển trong tương lai xa.
Vấn đề phát triển bền vững là vấn đề nóng đang được chính phủ Việt Nam hết sức
quan tâm trước thực trạng phát triển đáng buồn của nền kinh tế khi mà cùng với việc
phát triển kinh tế thì kéo theo đó là tình trạng cạn kiệt các nguồn tài nguyên, ô nhiễm
môi trường, tệ nạn xã hội, thiên tai lũ lụt do khai thác rừng bừa bãi.
Mục tiêu phát triển hệ thống Chợ một cách bền vững cũng là mục tiêu quan trọng
trong thời kỳ hiện nay. Khi mà, việc phát triển mạng lưới Chợ hiện nay đã kéo theo
hàng loạt các vấn đề như ô nhiễm môi trường, mất vệ sinh an toàn thực phẩm, hợp
Chợ bừa bãi làm, hàng giả, hàng kém chất lượng không những làm ảnh hưởng tới cuộc
sống hiện tại của người dân mà chắc chắn sẽ ảnh hưởng năng nề tới thế hệ trong tương
lai.
- Phát huy và giữ gìn các nét đặc trưng và bản sắc dân tộc
Trong các phiên Chợ quê, Chợ Huyện luôn có những nét đặc trưng riêng của vùng
quê đó nhưng cùng với việc phát triển cùng nền kinh tế làm cho cuộc sống , nhịp sống
của người dân trở nên hối hả và dần những nét đặc trưng đó đã bị mai một cách nhanh
chóng và trong các phiên Chợ không thường thấy cảnh những đứa trẻ theo ba, mẹ đi
chợ để được mua bộ quần áo mới, những đúa con ở nhà chờ mẹ đi Chợ về để có quà
nữa, mà thay vào đó người ta thấy cảnh vội vàng của các phiên Chợ quê.
Việc phát huy và giữ gìn các nét đặc trưng và bản sắc dân tộc trong thời kỳ hiện
nay đang là một bài toán không có lời giải tại các thành phố, khu công nghiệp mà
10
chúng ta chỉ thấy phảng phất đâu đó bóng dáng nó ở các phiên chợ quê nghèo trên đất
nước.
Mục tiêu phát triển hệ thống Chợ ngày càng văn minh và hiện đại mà không mất
đi những nét đặc trưng và bản sắc riêng của mỗi vùng quê Việt trở lên khá xa vời nếu

không có sự quan tâm kịp thời của các cơ quan chức năng.
1.5.1.2. Hiệu lực quản lý Nhà nước đối với hệ thống Chợ
a. Đo lường hiệu lực quản lý Nhà nước đối với hệ thống Chợ
Hiệu lực quản lý Nhà nước đối với hệ thống Chợ được đo lường bằng hiệu quả tác
động của các mục tiêu, các chính sách, đường lối và thời gian thực hiện.
Điều đó nghĩa là hiệu lực quản lý Nhà nước phụ thuộc vào hiệu quả tác động của
các mục tiêu, chính sách, đường lối và do thời giam thực hiện. Hiệu lực quản lý nhà
nước cao hay thấp là do hiệu quả tác động của các mục tiêu, chính sách cao hay thấp.
b. Yếu tố ảnh hưởng đến hiệu lực QLNN đối với hệ thống Chợ
Hiệu lực QLNN đối với hệ thống Chợ chịu ảnh hưởng bởi những yếu tố như tính
minh bạch của các văn bản pháp lý, công tác quản lý, chính sách, quy định; tính khoa
học trong quản lý; công cụ quản lý; các chế tài xử lý vi phạm. Ngoài ra hiệu lực
QLNN còn chịu ảnh hưởng bởi những yếu tố khách quan khác như nhận thức của dân
cư, các hộ kinh doanh; điều kiện phát triển kinh tế- xã hội của từng vùng; đặc trưng
của hoạt động quản lý và một số yếu tố khác.
- Tính minh bạch trong công tác quản lý, các văn bản, chính sách, quy định
Các văn bản, chính sách, các quy định ban hành có tính minh bạch cao dẫn đến
việc áp dụng và thực thi nó vào thực tế sẽ đem lại hiệu quả. Ngược lại, nếu như các
văn bản, chính sách, quy định ban hành thiếu tính minh bạch dẫn đến việc áp dụng và
thực thi nó vào thực tế sẽ có kết quả không cao.
- Tính khoa học trong quản lý
Trong bất cứ hoạt động nào cũng vậy, không riêng gì trong hoạt động quản lý
Chợ tính khoa học trong công việc luôn mang một ý nghĩa rất quan trọng. Làm việc
một cách khoa học nghĩa là mọi công việc phải được sắp xếp một cách hợp lý, khoa
học chỉ có như vậy hiệu quả công việc đem lại mới cao. Quản lý Chợ cũng vậy, khi
công tác quản lý đã được sắp xếp một cách hợp lý và khoa học dẫn đến hiệu quả cao.
11
Khoa học ở đây nghĩa là việc sắp xếp thời gian, mục đích mục tiêu, các nhiệm vụ
có trình tự, có hướng giải quyết, hướng thực hiện theo một lộ trình hợp lý, có sự tham
gia của tất cả mọi người có liên quan và mang tính khoa học.

- Các công cụ quản lý
Việc sử dụng các công cụ trong quản lý góp phần rất quan trọng vào thành công
của hoạt động quản lý Nhà nước. Các công cụ được sử dụng trong quản lý bao gồm
công cụ kinh tế, công cụ luật pháp, công cụ kế hoạch hóa… nếu không sử dụng các
công cụ trong công tác quản lý một các hợp lý không những không đem lại kết quả mà
còn làm cho các vi phạm sẽ xảy ra một các thường xuyên và vi phạm ngày càn nghiêm
trọng hơn.
- Chế tài xử lý vi phạm
Chế tài xử lý vi phạm cũng là yếu tố làm ảnh hưởng đến hiệu lực QLNN đối với
hệ thống Chợ. Khi có vi phạm xảy ra cần có một chế tài xử lý đủ sức răn đe mới đem
lại hiệu quả cao trong công tác quản lý. Ngược lại, chế tài xử lý thiếu tính răn đe rất dễ
làm cho các vi phạm đó sẽ tiếp tục xảy ra dẫn đến hiệu quả trong công tác quản lý sẽ
không cao.
1.5.2. Nguyên tắc và nội dung nâng cao hiệu lực quản lý của Nhà nước đối với hệ
thống Chợ nông thôn
1.5.2.1. Các nguyên tắc
Quản lý hệ thống Chợ nông thôn trong thời kỳ giao lưu và hội nhập toàn cầu nền
kinh tế thế giới là một nhiệm vụ rất khó khăn. Để thu được kết quả cao trong công tác
QLNN đối với hệ thống Chợ nông thôn thì trong công tác quản lý cần phải đảm bảo và
thực hiện một cách khoa học các nguyên tắc sau:
Thứ nhất, xác định rõ các mục tiêu trong công tác quản lý hệ thống Chợ nông
thôn.
Việc xác định rõ các mục tiêu trong công tác QLNN đối với hệ thống Chợ nông
thôn trong thời kỳ giao lưu và hội nhập kinh tế toàn cầu là một nhiệm vụ rất quan
trọng, nó góp phần rất lớn vào việc thay đổi trong công tác quản lý nhằm phù hợp với
tình hình phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế của đất nước và thế giới.
Trong thời kỳ hội nhập kinh tế của đất nước thì hệ thống Chợ nông thôn có vai trò
đặc biệt quan trọng trong sự phát triển trung của đất nước.
12
Thứ hai, huy động mọi nguồn lực cho công tác quản lý, trong đó cần huy động và

phát huy tối đa nguồn lực con người và nguồn lực tài chính.
Do đặc thù phát triển của các vùng quê Việt nam là thiếu các nguồn lực để phát
triển và phát triển bền vững cho nên trong công tác QLNN thường gặp rất nhiều khó
khăn. Để hoạt động QLNN đối với hệ thống Chợ nông thôn cần phải có những biện
pháp cụ thể huy động các nguồn lực cho công tác QLNN. Trong đó đặc biệt phải huy
động tối đa các nguồn lực tài chính và nguồn lực con người.
Để thực hiện tốt nguyên tắc này cần phải có sự hợp tác giữa các ban ngành, các cơ
quan chức năng có liên quan tới hoạt động QLNN đối với hệ thống Chợ nông thôn.
Thứ ba, có sự phối hợp chặt chẽ giữa các ban ngành, các cơ quan chức năng và
người dân trong công tác QLNN đối với hệ thống Chợ nông thôn.
Sự phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan chức năng và người dân trong thời gian qua
luôn là bài toán không có lời giải. Trong các hoạt động của QLNN nhận được rất ít sự
giúp đỡ của người dân.
Vì vậy trong thời gian tới cần phải tạo một mối quan hệ thật gắn bó với người dân
trong công tác QLNN đối với hệ thống Chợ nông thôn.
1.5.2.2. Nội dung
Nâng cao hiệu lực quản lý của Nhà nước đối với hệ thống Chợ nông thôn bao gồm
những nội dung sau đây:
Thứ nhất, các cơ quan chức năng, các ban ngành phải có nhận thức đúng đắn về
vai trò, vị trí và tầm quan trọng của hệ thống Chợ nông thôn. Các cơ quan, các ban
ngành cần quan tâm và đề cao trách nhiệm của mình trong công tác QLNN đối với hệ
thống Chợ nông thôn trong quá trình hội nhập quốc tế của đất nước. Tiếp tục thực hiện
các giải pháp nhằm phát triển và xử lý nghiêm các vi phạm xảy ra.
Thứ hai, tiếp tục rà soát các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan đến lĩnh vực
QLNN đối với hệ thống chợ nông thôn.
Thứ ba, việc phối hợp giữa các cơ quan chức năng phải chặt chẽ và thường xuyên
hơn nữa trên cơ sở phân công phân cấp trách nhiệm, quyền hạn rõ ràng, tránh trùng
nhẫm và hạn chế mức thấp nhất những sơ hở trong công tác quản lý.
Thứ tư, tiếp tục tuyên truyền, phổ biến về tầm quan trong của hệ thống Chợ nông
thôn đối với đời sống của dân cư và tình hình phát triển và hội nhập quốc tế của đất

nước.
13
Thứ năm, không ngừng nâng cao cơ sở vật chất- hạ tầng, nguồn nhân lực đối với
hệ thống Chợ nông thôn và phải có những chính sách đầu tư phù hợp với nhịp độ công
nghiệp hóa và hiện đại hóa nông thôn.
1.5.2.3. Các công cụ quản lý sử dụng chủ yếu trong công tác quản lý hệ thống Chợ
Nông thôn
Việc sử dụng các công cụ trong quản lý là rất cần thiết. Để công tác quản lý hệ
thống Chợ nông thôn thu được kết quả cao thì các cơ quan chức năng thường sử dụng
các công cụ như công cụ luật pháp, công cụ kinh tế, phối hợp các văn bản, chính sách
và các quy định ban hành ngoài ra thì còn sử dụng công cụ kế hoạch hóa.
Trong công tác quản lý hệ thống Chợ Nông thôn thì công cụ luật pháp thường
được sử dụng nhiều hơn cả và trong những năm gần đây do sự phát triển mạnh mẽ của
nền kinh tế- Xã hội thì công cụ kinh tế đã được sử dụng nhiều hơn và đã phần nào cho
thấy được hiệu quả của nó.
- Công cụ luật pháp
Công cụ luật pháp bao gồm các văn bản pháp lý, các chế tài xử lý vi phạm và các
văn bản, quy định khác có liên quan đến hoạt động QLNN.
Đây là công cụ được sử dụng chủ yếu trong công tác quản lý hệ thống Chợ nông
thôn vì nó phù hợp với tình hình thực tế tại các vùng quê Việt Nam và hơn thế hiệu
quả đem lại khi sử dụng công cụ này thường tốt hơn công cụ kinh tế, công cụ kế hoạch
hóa.
- Công cụ kinh tế
Các công cụ kinh tế thường sử dụng bao gồm chính sách thuế, trợ cấp, chính sách
tiền tệ, trợ giá mục đích khi sử dụng công cụ trên nhằm quản lý theo mục tiêu của
mình, theo ý mình.
Công cụ kinh tế được sử dụng rất ít tại các hệ thống Chợ nông thôn trên đất nước
ta. Điều đó một phần do tình hình phát triển đất nước, điều kiện kinh tế còn khá nghèo
tại các vùng nông thôn Việt Nam.
Nhưng cùng với sự phát triển của nền kinh tế xã hội thì công cụ kinh tế sẽ dần là

sự lựa chọn trong công tác quản lý của Nhà nước vì nó cho thấy tính hiệu quả trong
công tác quản lý, nó vừa có thể khuyến khích đối với các hộ kinh doanh, các chủ thể
khác đồng thời nó có thể làm công cụ để xử lý các vi phạm xảy ra trong công tác quản
lý .
14
Chương II: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU VÀ CÁC KẾT QUẢ PHÂN TÍCH
THỰC TRẠNG VẤN ĐỀ “HIỆU LỰC QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI HỆ
THỐNG CHỢ TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN MỸ HÀO TỈNH HƯNG YÊN”
2.1. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU CÁC VẤN ĐỀ
Để đề tài nghiên cứu đạt kết quả cao thì việc sử dụng các phương pháp nghiên cứu
giữ một vai trò rất quan trọng trong suốt quá trình nghiên cứu và các phương pháp
nghiên cứu đó phải được sử dụng và kết hợp hài hòa với nhau. Hơn nữa các phương
pháp nghiên cứu sử dụng phải phù hợp với nội dung và mục tiêu nghiên cứu của đề tài.
Trong quá trình nghiên cứu đề tài tôi sử dụng các phương pháp nghiên cứu chủ
yếu sau:
• Nghiên cứu tài liệu từ sách báo, tạp chí, mạng internet, các công trình nghiên
cứu có liên quan, quan sát thực tế trên địa bàn.
• Gửi phiếu điều tra, phỏng vấn
Số lượng phiếu dự kiến phát là 20 phiếu và hình thức phát phiếu điều tra là trực
tiếp tới cán bộ quản lý, thương nhân và người dân
Nội dung các câu hỏi của phiếu điều tra phỏng vấn chủ yếu tập trung vào các vấn
đề sau:
- Tình hình quản lý, quy hoạch hệ thống Chợ trên địa bàn Huyện
- Tính minh bạch của các văn bản pháp lý được ban hành và cách tiếp cận của
công chúng.
- Các vi phạm thường xảy ra và các chế tài xử lý
- Các công cụ sử dụng
- Việc huy đông người dân tham gia cùng các cơ quan chức năng, đề xuất
nhằm nâng cao hiệu lực của hoạt động quản lý Nhà nước đối với hệ thống Chợ trên địa
bàn Huyện.

Đối tượng được phát phiếu điều tra bao gồm cán bộ quản lý tại các Chợ, người
dân xung quanh chợ và những người đang tham gia các hoạt động mua bán trong các
chợ. Do số lượng phiếu điều tra có hạn do đó chỉ phát phiếu tới tay một số người.
• Phương pháp thống kê- phân tích dữ liệu
Nhằm khai thác những thông tin cần thiết, phục vụ cho việc nghiên cứu đề tài,
tôi tiến hành chọn lọc phân tích dữ liệu có sẵn như:
15
- Báo cáo tổng kết năm của phòng quản lý hệ thống Chợ về tình hình hoạt động
kinh doanh, hoạt động quản lý tại các Chợ.
- Kế hoạch hoạt động trong năm của phòng quản lý và một tài liệu có liên quan
khác.
Mục đích của việc sử dụng phương pháp này là để phân tích dữ liệu đã có sẵn
trên các tài liệu, sách báo, internet để phục vụ cho công tác nghiên cứu có kết quả cao
nhất.
2.2. ĐÁNH GIÁ KHÁI QUÁT THỰC TRẠNG HỆ THỐNG CHỢ VÀ CÁC
NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU LỰC QUẢN LÝ HỆ THỐNG CHỢ TRÊN
ĐỊA BÀN HUYỆN MỸ HÀO TỈNH HƯNG YÊN
2.2.1. Khái quát về hệ thống Chợ trên địa bàn Huyện Mỹ Hào tỉnh Hưng Yên
Hệ thống Chợ trên địa bàn Huyện Mỹ Hào tỉnh Hưng Yên bao gồm chủ yếu là các
Chợ loại ba (Chợ Bần, Chợ Thứa), các chợ nông thôn (Chợ Dầm, Chợ Đậu). Bên cạnh
đó còn có các chợ cóc (Chợ Bao Bì) và gần đây có thêm một số trung tâm thương mại
và siêu thị như siêu thị Intimex (đường 39- Phố Nối- Mỹ Hào- Hưng Yên 2009). Hệ
thống Chợ trên địa bàn Huyện có nhiệm vụ chủ yếu là đáp ứng nhu cầu của người dân,
các tổ chức và các doanh nghiệp trên địa bàn Huyện.
Tại các Chợ thì hầu hết các hộ kinh doanh dưới hình thức bán lẻ và số lượng mặt
hàng kinh doanh chủ yếu là quần áo, giầy dép, vải vóc và đồ dùng gia đình giá rẻ và
thực phẩm phục vụ cho cuộc sống hàng ngày của người dân và các doanh nghiệp.
Những năm gần đây cùng với sự phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế- xã hội Huyện
(tốc độ tăng trưởng công nghiệp 29,3%/ năm) thì số lượng mặt hàng tại các Chợ đã
tăng nhanh cả về số lượng và chất lượng mà trong đó hàng may mặc là có sự thay đổi

dõ dàng nhất.
Tại các Chợ trên địa bàn Huyện hiện nay thì tình trạng ô nhiễm môi trường đang
diễn ra hết sức nghiêm trọng và ngày mật nghiêm trọng hơn làm ảnh hưởng xấu tới
cuộc sống và sinh hoạt hàng ngày của người dân xung quanh các Chợ, ảnh hưởng tới
hoạt động buôn bán tại Các Chợ
Trong những năm gần đây do nhu cầu về hàng hóa, thực phẩm của người dân tăng
nhanh mặc dù đã có những thay đổi nhưng các Chợ mới chỉ đáp ứng được ứng được
một phần nhu cầu của người dân.
16
2.2.2. Khái quát thực trạng về hoạt động QLNN hệ thống Chợ trên địa bàn
Huyện Mỹ Hào tỉnh Hưng Yên giai đoạn 2005 đến nay
Phòng chịu trách nhiệm quản lý chính đối với hệ thống Chợ trên địa bàn Huyện
là Phòng công thương Huyện Mỹ Hào. Nhưng công việc chính của Phòng không phải
là quản lý hệ thống Chợ trên địa bàn Huyện mà đó chỉ là một phần công việc của
Phòng. Phòng công thương Huyện chịu trách nhiệm quản lý tất cả các Chợ trên địa
bàn Huyện từ việc quản lý quầy hàng, sạp hang, các hộ kinh doanh, việc quy hoạch và
phát triển hệ thống Chợ, kiểm tra, kiểm soát tình hình kinh doanh, buôn bán tại các
Chợ.
Trong thời gian qua hoạt động QLNN đối với hệ thống Chợ trên địa bàn Huyện
bên cạnh những thành công đã đạt được thì vẫn còn những mặt tồn tại, những hạn chế
dẫn đến hiệu lực QLNN đối với hệ thống Chợ trên địa bàn huyện còn thấp.
Thứ nhất, đối với việc ban hành các văn bản pháp lý, các quy định, quyết định
trong QLNN đối với hệ thống Chợ trên địa bàn Huyện trong thời gian vừa qua.
Việc ban hành các văn bản pháp lý, quy định, quyết định của Nhà nước trong
thời gian quan đã không đem lại hiệu quả Cho công tác quản lý Nhà nước đối với hệ
thống Chợ trên địa bàn Huyện.
Các văn bản pháp lý ban hành đa phần là không có hiệu lực và ban hành không
đúng thời thời điểm và không có những thay đổi cho phù hợp với sự biến động mạnh
mẽ của tình hình kinh doanh và buôn bán tại các Chợ dẫn đến không được sự hưởng
ứng của các hộ kinh doanh và người dân xung quanh. Có sự việc xảy ra rồi thì mới có

văn bản ban hành điều đó dẫn đến không có cơ sở để đưa ra các chế tài xử lý các vi
phạm đã xảy ra.
Hơn thế nữa, tính minh bạch của các văn bản pháp lý, các quy định, các quyết
định, các thông tư hướng dẫn ban hành là không cao, chưa thực sự rõ ràng, chưa phù
hợp với thực tế.
Thứ hai, về hoạt động thanh tra, kiểm soát tình hình hoạt động kinh doanh, buôn
bán tại các Chợ trên địa bàn Huyện.
Cơ quan quản lý hệ thống Chợ trên địa bàn Huyện đã phối hợp với các ban ngành
có liên quan thường xuyên tổ chức các buổi thanh tra, kiểm soát tình kinh doanh buôn
bán của các hộ kinh doanh và kiểm soát vấn đề môi trường tại các Chợ theo định kỳ
theo quý, theo năm.
17
Bảng 2.1. Thống kê số quầy hàng, của hàng và diện tích mặt bằng, diện tích sử
dụng kinh doanh một số Chợ giai đoạn 2005-2009
Chợ Bần
Năm 2005 2006 2007 2008 2009
Diện tích mặt bằng
(m2) 4900 4900 4900 4900 4900
Diện tích kinh doanh (m2) - 1080 1170 1350 1570
Số quầy hàng - 140 150 175 210
Chợ Thứa
Năm 2005 2006 2007 2008 2009
Diện tích mặt bằng
(m2) 3500
3500 3500 3500 3500
Diện tích kinh doanh
(m2) 1800 1950 2100 2300 2300
Số quầy hàng 55 62 70 75 75
Nguồn: Phòng thống kê Huyện
Trong thời gian qua, đã có những thành công nhất định như đã phần nào ngăn

chặn được tình hình buôn bán hàng giả và hàng kém chất lượng, hạn chế tình buôn bán
hàng hóa cấm, nguy hiểm cho người dân đặc biệt là cho trẻ em, kịp thời phát hiện và
xử lý những vi phạm trong hoạt động kinh doanh buôn ban như bày bán hàng hóa bừa
bãi và phần nào đã kiểm soát được tình ô nhiễm môi trường tại các Chợ trên địa bàn
Huyện và đã có những biện pháp hạn chế sự ô nhiễm như thành lập tổ vệ sinh môi
trường tại các Chợ chính trên địa bàn Huyện, xử lý những hộ kinh doanh không chấp
hành và huy động sự phối hợp của người dân xung quanh.
Trong năm 2007 đã tổ chức một cuộc tổng điều tra về tình hình kinh doanh tại
các Chợ trên địa bàn Huyện.
Mặc dù vậy, vẫn có những tồn tại trong công tác quản lý như năng lực, nhận
thức, chuyên môn của các bộ tham gia đa phần còn thấp không qua đào tạo bài bản
xuất phát từ rất nhiều nguyên nhân làm cho hiệu quả của công việc đạt được ở mức độ
thấp. Công tác thanh tra, giám sát được thực hiện một cách thiếu khoa học, thiếu tính
chuyên nghiệp và thiếu tính đồng bộ.
18
Những biến động động về tình hình kinh doanh buôn bán tại các Chợ diễn ra rất
phức tạp làm cho các cán bộ quản lý không thể nắm bắt được.
Thứ ba, việc quản lý tình hình Chợ cóc, Chợ Tạm, họp Chợ không đúng nơi quy
định và tình hình buôn bán hàng rong trên địa bàn Huyện trong thời gian qua.
Do sự biến động mạnh mẽ và phức tạp về tình hình Kinh tế- Xã hội và tình hình
kinh doanh buôn bán và họp Chợ trên địa bàn Huyện đặc biệt là tình hình Chợ tạm,
họp Chợ bười bãi và buôn bán hàng rong trên địa bàn Huyện kể từ năm 1995 thì năm
2004 các cơ quan chức năng đã ban hành một văn bản pháp lý thống nhất quyết định
về tình hình họp “Chợ trái phép và buôn bán hàng rong” trên địa bàn Huyện, đó chính
là cơ sở cho việc kiểm soát tình trạng đó trên địa bàn Huyện.
Trong thời gian kể từ năm 2005 đến nay thì tình hình buôn bán hàng rong và họp
chợ trái phép đã và đang diễn ra và hình như là không có sự kiểm soát của các cơ quan
chức năng.
Sự phối hợp giữa các ban ngành trong công tác ngăn ngừa tình trạng buôn bán
hàng rong và họp Chợ trái phép đã không đem lại hiệu quả vì sau khi các cán bộ quản

lý không còn ở đó thì mọi việc lại diễn ra bình thường.
Một số Chợ điển hình như chợ Bao bì, Chợ Bần, Chợ Thứa là những chợ rất
quan trọng trên địa bàn Huyện hoạt động quản lý khá được quan tâm năm nào các cơ
quan quản lý cũng đi tháo dỡ các quầy hàng mọc lên trái phép, tuyên truyền cho các
hộ kinh doanh, người dân những ảnh hưởng không tốt của tình trạng buôn bán hàng
rong và họp Chợ trái phép như mất vệ sinh an toàn thực phẩm, ô nhiễm môi trường do
rác thải bừa bãi. Nhưng đã không hề đem lại hiệu quả nào và nó đã nằm ngoài tầm
kiểm soát của các cơ quan chức năng có liên quan trong công tác quản lý.
Thứ tư, việc quản lý vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm và an toàn cháy nổ tại các
Chợ trên địa bàn Huyện
Vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm đang diễn ra hết sức phức tạp cả về quy mô và
mức độ của nó. Số vụ vi phạm về vệ sinh an toàn thực phẩm ngày một tăng nhanh.
Theo thống kê thì năm 2005 chỉ có 21 vụ vi phạm tại tất cả các Chợ trên địa bàn
Huyện thì đến năm 2009 là 45 vụ và đặc biệt là số vụ vi phạm nghiêm trọng về vệ sinh
an toàn thực phẩm tăng rất nhanh, cao điểm nhất là năm 2008 xảy ra 9 vụ trên toàn
Huyện và năm 2009 là 7 vụ.
19
Bảng 2.2: Số vụ vi phạm vệ sinh an toàn thực phẩm hàng năm tại các Chợ trên
địa bàn Huyện Mỹ Hào tỉnh Hưng Yên (2005-2009)
Năm 2005 2006 2007 2008 2009
Số vụ vi phạm
(Vụ) 21 27 30 37 45
Nguồn: Phòng thống kê Huyện
Điều đó chứng tỏ rằng trong thời gian qua việc quản lý vấn đề vệ sinh an toàn
thực phẩm đã không thu đuợc kết quả. Đòi hỏi trong thời gian tới cần có những thay
đổi để thu đuợc kết quả cao trong công tác quản lý vấn đề an toàn vệ sinh thực phẩm.
Trong thời gian từ năm 2005 đến nay tại các Chợ trên địa bàn Huyện không xảy
ra vụ cháy nào. Nhưng tại các Chợ luôn luôn tiềm ẩn nguy cơ xảy ra hỏa hoạn. Một
điều đáng báo động là công tác phòng cháy chữa cháy tại các chợ hầu như là không có.
Tại Chợ Bần, Chợ Thứa là hai Chợ lớn nhất trên địa bàn Huyện có số lượng gian

hàng là 150 và 70 hầu hết là những mặt hàng dễ cháy như Quần áo, giầy dép, vải vóc,
nhưng tại hai Chợ này không có đội ngũ cán bộ phòng cháy chữa cháy và những dụng
cụ phòng cháy chữa cháy chuyên dụng như bình CO2 để kịp thời cứu chữa khi có hỏa
hoạn xảy ra, nếu như tại các chợ này có xảy ra hỏa hoạn thì thiệt hại sẽ là vô cùng lớn
cho các hộ kinh doanh và Nhà nước, ngoài ra còn gây nguy hiếm cho cả các hộ dân
xung quanh.
Nói tóm lại, Với thẩm quyền và năng lực của mình thì Phòng và các cơ quan
chức năng đã cố gắng hoàn thành nhiệm vụ của mình nhưng với khối lượng công việc
quá nhiều và lực lượng cán bộ rất mỏng và các cán bộ còn thiếu năng lực quản lý cho
nên hoạt động quản lý trong thời gian qua đã bộc lộ rất nhiều điểm yếu như việc ban
hành các văn bản pháp lý không hợp lý, khi xảy ra vi phạm thì chế tài không đủ sức
răn đe, buôn bán hàng giả diễn ra một cách tự do, ngang nhiên mà không bị xử lý.
Nghiêm trọng hơn là không thể kiểm soát được tình hình ô nhiễm môi trường tại các
Chợ trên địa bàn Huyện đang diễn ra. Tuy vậy với sự cố gắng của mình thì công tác
quản lý của phòng có có một số mặt đáng chú ý như hạn chế được phần nào đó sự ra
tăng của vấn đề ô nhiễm, buôn bán hàng giả hàng kém chất lượng.
2.2.3. Những nhân tố ảnh hưởng đến hiệu lực quản lý hệ thống Chợ trên địa bàn
Huyện Mỹ Hào tỉnh Hưng Yên
a. Nhóm nhân tố ảnh hưởng từ môi trường bên ngoài
20
Nhóm nhân tố từ môi trường bên ngoài ảnh hưởng đến hiệu lực quản lý Nhà
nước đối với hệ thống Chợ trên địa bàn Huyện bao gồm: Tình hình phát triển kinh tế-
xã hội, nhận thức của dân cư, nhận thức của các hộ kinh doanh.
• Tình hình phát triển kinh tế- xã hội của Huyện
Tình hình phát triển của nền kinh tế- xã hội của Huyện trong thời gian qua diễn
ra với tốc độ nhanh chóng, mức thu nhập bình quân của người dân trong Huyện tăng
nhanh làm cho nhu cầu về cuộc sống tăng nhanh (nhu cầu về ăn măc, nhu cầu về tiêu
dùng). Để đáp ứng nhu cầu của người dân đòi hỏi các Chợ phải có sự thay đổi cho nó
phù hợp với tình hình phát triển của nền kinh tế xã hội, chính điều đó làm cho công tác
quản lý gặp rất nhiều khó khăn.

Điều này đã được thể hiện rất rõ ràng trong những năm qua khi mà các Chợ cóc,
Chợ tạm bợ mọc lên tràn lan không đúng với quy hoạch của Huyện làm cản trở giao
thông đi lại, ô nhiễm môi trường, mất vệ sinh an toàn thực phẩm và rất nhiều nguy cơ
tiềm ẩn khác như cháy, nổ. Hơn thế nữa ngay trong các Chợ đã nằm trong quy hoạch
và đã có trên bản đồ Chợ của Huyện thì cũng diễn biến rất phức tạp, công tác quản lý
gặp rất nhiều khó khăn.
• Nhận thức của dân cư
Nhận thức của dân cư có ảnh hưởng rất lớn tới các hoạt động quản lý của Nhà
nước. Nếu dân cư có nhận thức cao thì công tác quản lý của Nhà nước sẽ đem lại hiệu
quả cao và ngược lại.
Nhận thức của người dân trên địa bàn Huyện Mỹ Hào tỉnh Hưng Yên còn thấp
điều này ảnh hưởng rất lớn tới công tác QLNN. Nhận thức của người dân không cao
dẫn đến việc tiếp cận và chấp hành các văn bản, các quy định, các quyết định chỉ ở
mức độ thấp, ban hành đúng mà dân không chấp hành làm cho hiệu lực QLNN đối với
hệ thống Chợ trên địa bàn Huyện trong thời gian qua còn thấp.
b. Nhóm nhân tố ảnh hưởng từ môi trường bên trong
Nhóm nhân tố bên trong ảnh hưởng đến hiệu lực QLNN đối với hệ thống Chợ
trên địa bàn Huyện bao gồm năng lực của cán bộ quản lý, tính minh bạch,rõ ràng của
21
các văn bản, chính sách, các chế tài xử lý vi phạm, các công cụ quản lý, nguồn lực tài
chính của Huyện.
• Năng lực của cán bộ quản lý
Cán bộ quản lý là người trực tiếp nắm bắt tình hình, trực tiếp tham gia vào công
tác quản lý, trực tiếp nhận nhiệm vụ từ cấp trên. Để có thể nắm bắt tốt được tình hình
và công tác quản lý tốt thì đòi hỏi cán bộ quản lý phải có đủ năng lực và có đủ trình độ
nhân thức tình hình và ngược lại.
Lực lượng cán bộ quản lý Chợ của Huyện là rất mỏng, rất ít và năng lực, nhận
thức của cán bộ quản lý còn ở mức độ thấp. Trong những năm gần đây thì vấn đề trên
đã phần nào được khăc phục như mở lớp đào tạo cán bộ, nâng cao nhận thức cho cán
bộ quản lý nhưng điều đó vẫn chưa thực sự đáp ứng được yêu cầu công việc đề ra và

những thay đổi, biến động nhanh chóng, sự phát triển ngày một mạnh mẽ tại các Chợ
trên địa bàn Huyện. Cho nên, hiệu quả đem lại trong công tác QLNN đối với hệ thống
Chợ trền địa bàn Huyện còn thấp,
• Các công cụ quản lý
Những công cụ quản lý luôn luôn đi song song với các hoạt động quản lý nếu
như các công cụ quản lý được sử dụng một cách hợp lý sẽ đem lại hiêu quả cao trong
công tác quản lý.
Công cụ chủ yếu được sử dụng trong công tác QLNN đối với hệ thống Chợ trên
địa bàn Huyện là công cụ luật pháp bao gồm những quy định, quyết định, những văn
bản pháp quy có liên quan đến hoạt động QLNN đối với hệ thống Chợ, các công cụ
khác như công cụ kinh tế, công cụ kế hoạch hóa, phối hợp các công cụ với nhau không
được sử dụng trong công tác quản lý Chợ trên địa bàn Huyện đây cũng là một phần
nguyên nhân làm cho hiệu lực QLNN đối với hệ thống Chợ trên địa bàn Huyện còn
thấp.
• Tính minh bạch của các văn bản, các quy định, các quyết định
Những văn bản, các quy định, quyết định này thường do cấp trên và phòng quản
lý ban hành cho nên nếu không có tính minh bạch cao khi ban hành và áp dụng vào
thực tế sẽ không thu được kết quả dẫn đến làm ảnh hưởng đến hiệu lực quản lý Nhà
nước.
• Các chế tài xử lý vi phạm
22
Các chế tài xử lý vi phạm nhằm mục đích ngăn ngừa những tái phạm xảy ra và
nhằm xử lý nghiêm minh các vi phạm đã xảy ra. Để làm được điều này thì các chế tài
phải đủ sức răn đe, phạt đúng, xử đúng mới đem lại hiệu quả cao.
Mặc dù đã có những quy định cụ thể về xử phạt khi vi phạm xảy ra nhưng các
quy định chưa phù hợp và chưa đủ sức răn đe. Hơn nữa việc áp dụng các chế tài xử lý
lại không hợp lý và còn vì lợi ích cá nhân cho nên hiệu quả đem lại của việc áp dụng
các chế tài xử lý còn thấp và rất đại khái. Điều này làm cho số vụ tái phạm xảy ra ngày
một nhiều hơn và số vụ vi phạm ngày càng tăng nhanh cả về số vụ và mức độ.
• Nguồn lực tài chính

Đối với hoạt động QLNN về Chợ trên địa bàn Huyện Mỹ Hào thì tài chính luôn
luôn giữ một vai trò hết sức quan trọng. Nhưng do nguồn lực tài chính còn khá hạn
hẹp đã ảnh hưởng rất lớn đến đến hoạt động QLNN đối với hệ thống Chợ trên địa bàn
Huyện, cơ quan quản lý thiếu tiền để thực hiện các mụcc tiêu về QLNN, thiếu tiền cho
cá dự án quản lý dẫn đến hiệu lực QLNN còn thấp.
2.3. KẾT QUẢ ĐIỀU TRA TRẮC NGHIỆM VÀ PHỎNG VẤN VỀ THỰC TRẠNG
HOẠT ĐỘNG QUẢN LÝ CHỢ TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN MỸ HÀO TỈNH
HƯNG YÊN
2.3.1. Phân tích kết quả dữ liệu sơ cấp
Qua việc điều tra trắc nghiệm và phỏng vấn phục vụ cho việc nghiên cứu đề tài
“Giải pháp nâng cao hiệu lực QLNN đối với hệ thống Chợ trên địa bàn Huyện Mỹ
Hào tỉnh Hưng Yên” đã thu được những kết quả sau đây:
2.3.1.1. Kết quả điều tra trắc nghiệm
Thứ nhất, sự rõ ràng, minh bạch của các văn bản, quy định, nghị định liên quan đến
hoạt động QLNN với hệ thống Chợ trên địa bàn Huyện?
Đối với các văn bản pháp lý, kết quả điều tra cho thấy có tới 34/40 phiếu điều tra
và chiếm tỷ lệ 85% số phiếu điều tra cho rằng các văn bản pháp lý, các quy đinh, các
nghị định có liên quan đến hoạt động QLNN đối với hệ thống Chợ trên địa bàn Huyện
là khá rõ ràng
Đối với các quy định, các quyết định, chỉ thị, thông tư hướng dẫn, kết quả điều tra
cho thấy có rất nhiều ý kiến khac nhau về sự rõ ràng, minh bạch của các quy định, các
nghị quyết, các thông tư hướng dẫn nhưng đa số ý kiến cho rằng là khá rõ ràng, minh
bạch chiếm 14/40 phiếu điều tra và chiếm tỷ lệ 35% số phiếu điều tra.
23
Đối với các nghị định, nghị quyết, kết quả điều tra cho thấy có nhiều ý kiến khác
nhau về sự rõ ràng, tính minh bạch của chúng nhưng đa phần các ý kiến cho rằng là
khá rõ ràng chiếm 16/40 phiếu và chiếm tỷ lệ 40% số phiếu điều tra.
Qua tổng hợp kết quả phiếu điều tra cho ta thấy các văn bản pháp lý, các quy định,
nghị định liên quan đến hoạt động QLNN đối với hệ thống Chợ trên địa bàn Huyện
Mỹ Hào đã ban hành trong công tác QLNN chưa thực sự rõ ràng mà hầu hết mọi ý

kiến đều cho rằng các văn bản pháp lý, các quy định nghị quyết ban hành là khá rõ
ràng.
Thứ hai, sự phù hợp của các văn bản pháp lý, các quy định, các nghị quyêt liên
quan đến hoạt động QLNN đối với hệ thống Chợ trên địa bàn Huyện Mỹ Hào.
Đối với các văn bản pháp lý, kết quả điều tra cho thấy cũng có nhiều ý kiến về sự
phù hợp của chúng như không phù hợp, phù hợp và tương đối phù hợp nhưng đa số
các phiếu điều tra cho rằng các văn bản pháp lý là tương đối phù hợp chiếm 22/40
phiếu điều tra và chiếm tỷ lệ 55%.
Đối với các quy định, các quyết định, các thông tư hướng dẫn, kết quả điều tra
cho thấy các quy định, các quyết định là tương đối phù hợp chiếm 22/40 phiếu điều tra
và chiếm tỷ lệ 55%.
Đối với với các nghị định, các nghị quyết, kết quả điều tra cho thấy có 22/40
phiếu cho rằng chúng tương đối phù hợp và chiếm tỷ lệ 55%.
Tổng hợp kết quả ta thấy rằng các văn bản pháp lý, các quy định, các nghị quyết
có liên quan đến hoạt động QLNN đối với hệ thống Chợ trên địa bàn Huyện Mỹ Hào
chưa thực sự phù hợp với tình hình phát triển hệ thống Chợ trên địa bàn huyện mà nó
chỉ đáp ứng một cách tương đối.
Thứ ba, cách tiếp cận cách văn bản pháp lý, quy định, quyết định, kết quả điều
tra cho thấy có rất nhiều cách tiếp cận như qua công văn, qua báo chí, qua internet, qua
tivi, qua chỉ thị ở cấp trên nhưng đa phần ý kiến cho rằng cách tiếp cận với các văn
bản pháp lý, các quy định, các nghị định là qua công báo, công văn có tới 22/40 phiếu
và chiếm tỷ lệ 55% số phiếu điều tra, ngoài ra cũng có cách tiếp cận khác được biết
đến như qua tivi, internet nhưng chiếm tỷ lệ rất ít chỉ khoảng 1 hay 2 phiếu điều tra.
Kết qua cho thấy việc tiếp cận của các chủ thể đối với cá văn bản pháp lý, các
quy định, các nghị định liên quan đến hoạt động QLNN đối với hệ thống Chợ trên địa
24
bàn Huyện vẫn là cách truyền thống qua công báo, công văn và việc sử dụng các
phương tiên thông tin vào công tác quản lý còn rất hạn chế.
Thứ tư, những yếu tố chi phối và rằng buộc hoạt động QLNN đối với hệ thống
Chợ trên địa bàn Huyện Mỹ Hào, kết quả điều tra cho thấy có khá nhiều ý kiến khác

nhau về những yếu tố chi phối và rằng buộc hoạt động QLNN đối với hệ thống Chợ
trên địa bàn Huyện nhưng các ý kiến thường tập trung vào nhóm các yếu tố sau đây:
- Nguồn lực tài chính
- Năng lực và nhận thức của cán bộ quản lý
- Điều kiện phát triển kinh tế- xã hội
- Nhận thức của dân cư và các hộ kinh doanh
Đối với nguồn lực tài chính có tới 36/40 phiếu và chiếm tỷ lệ 90% các ý kiến đều
cho rằng việc thiếu kinh phí cho công tác quản lý và thiếu kinh phí dùng làm làm công
cụ cho hoạt động quản lý.
Đối với năng lực của cán bộ và nhận thức của dân cư và các hộ kinh doanh thì
các ý kiến đều cho là năng lực của cán bộ và nhận thức của dân cư con ở mức độ thấp.
Qua kết quả điều tra cho ta thấy rằng điều đó hoàn toàn đúng với thực tế hiện tại
của hoạt động QLNN đối với hệ thống Chợ trên địa bàn Huyện Mỹ Hào tỉnh Hưng
Yên là không đủ kinh phí phục vụ cho công tác quản lý, năng lực của các cán bộ quản
lý còn chưa đáp ứng được nhiệm vụ đề ra và đặc biệt là nhận thức của các hộ kinh
doanh, của dân cư về hoạt động QLNN còn thấp gây rất nhiều khó khăn cho việc ban
hành các văn bản pháp lý, các quy định,các nghị quyết.
2.3.1.1. Kết quả phỏng vấn
Thứ nhất, các vi phạm thường xảy ra tại các Chợ trên địa bàn Huyện Mỹ Hào
tỉnh Hưng Yên?
Thông qua việc phỏng vấn trực tiếp với các cán bộ thanh tra, giám sát và người
dân thì các ý kiến cho rằng các vi phạm thường xuyên xảy ra là:
Họp Chợ trái phép
- Buôn bán hàng giả, hàng kém chất lượng
- Vi phạm về an toàn cháy nổ tại các Chợ
- Vi phạm về vệ sinh an toàn thực phẩm
- Buôn bán hàng rong
25

×