Tải bản đầy đủ (.doc) (184 trang)

giải pháp nâng cao hiệu lực quản lý nhà nước đảm bảo an toàn trong thương mại điện tử ở việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (843.09 KB, 184 trang )

1
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của bản thân, được xuất phát
từ yêu cầu thực tế và những đòi hỏi trong công việc để hình thành hướng nghiên
cứu luận án. Luận án nghiên cứu: “Giải pháp nâng cao hiệu lực quản lý nhà nước
đảm bảo an toàn trong thương mại điện tử ở Việt Nam” được thực hiện bằng các số
liệu nghiên cứu có nguồn gốc rõ ràng, đảm bảo tuân thủ đúng nguyên tắc và kết quả
nghiên cứu là trung thực chưa từng được tập thể và cá nhân nào công bố trước đây.
NGHIÊN CỨU SINH
Nguyễn Đức Tài
`
2
LỜI CAM ĐOAN
MỤC LỤC
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
DANH MỤC HÌNH, BIỂU, BẢNG, HỘP
MỞ ĐẦU
Trang 1
2
5
7
8
CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN CHỦ YẾU VỀ HIỆU LỰC QUẢN LÝ NHÀ
NƯỚC ĐẢM BẢO AN TOÀN TRONG THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ
14
1.1 Tổng quan về thương mại điện tử và khuôn khổ pháp lý
1.1.1 Khái niệm về thương mại điện tử
1.1.2 Các loại hình giao dịch trong thương mại điện tử
1.1.3 Vai trò của các chủ thể trong việc phát triển thương mại điện tử
1.1.4 Thách thức và ảnh hưởng của thương mại điện tử
1.1.5 Khuôn khổ về pháp lý cho thương mại điện tử


1.1.6 Chính sách phát triển thương mại điện tử ở Việt Nam
1.2 Hiệu lực quản lý nhà nước trong thương mại điện tử
1.2.1 Khái niệm, nội dung và nguyên tắc quản lý nhà nước
1.2.2 Quản lý nhà nước đảm bảo an toàn nhìn dưới góc độ kỹ thuật
1.2.3 Hiệu lực quản lý nhà nước trong thương mại điện tử
1.3 An toàn trong thương mại điện tử
1.3.1 Khái niệm về an toàn trong thương mại điện tử
1.3.2 Những hành vi gây mất an toàn trong thanh toán trực tuyến
1.3.3 Chính sách bảo mật đảm bảo an toàn trong thương mại điện tử
1.4 Chiến lược, chính sách quản lý nhà nước về TMĐT ở Hàn Quốc
1.4.1 Chính sách phát triển và đảm bảo an toàn TMĐT ở Hàn Quốc
1.4.2 Bài học kinh nghiệm về quản lý nhà nước phát triển TMĐT
14
14
18
20
24
29
35
41
41
49
52
55
55
57
61
64
64
68

CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG HIỆU LỰC QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐẢM
BẢO SỰ AN TOÀN TRONG THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ Ở VIỆT NAM
70
`
3
2.1 Tổng quan các quy định pháp luật về hoạt động quản lý TMĐT
2.1.1 Khung pháp lý quản lý hoạt động thương mại điện tử
2.1.2 Các quy định liên quan đến giao dịch điện tử trong các văn bản
pháp luật về dân sự- thương mại
2.1.3 Các quy định về giao dịch điện tử và công nghệ thông tin
2.1.4 Một số các quy định về thuế, kế toán trong giao dịch điện tử
2.2 Thực trạng về chính sách quản lý đảm bảo an toàn TMĐT tại
doanh nghiệp
2.2.1 Thực trạng chính sách phát triển hạ tầng CNTT & Internet
2.2.2 Bảo đảm an toàn thông tin và bảo vệ thông tin cá nhân
2.2.3 Nguồn nhân lực trong quản lý TMĐT tại doanh nghiệp
2.2.4 Đầu tư cho CNTT và TMĐT của doanh nghiệp
2.2.5 Một số những trở ngại trong việc ứng dụng TMĐT
2.2.6 Kiến nghị từ phía doanh nghiệp đối với các cơ quan quản lý
2.3 Thực trạng về hạ tầng liên quan đến an toàn trong TMĐT
2.3.1 An toàn thông tin mức hạ tầng
2.3.2 An toàn thông tin mức ứng dụng
2.3.3 An toàn dữ liệu trong các giao dịch điện tử
2.3.4 Các mối đe dọa an toàn thông tin điển hình trong giao dịch
2.3.5 Một số chính sách, cơ chế, biện pháp quản lý đảm bảo an toàn
2.3.6 Các chính sách tự bảo vệ của doanh nghiệp
2.3.7 Giải quyết tranh chấp trong thương mại điện tử
2.3.8 Thống kê thương mại điện tử
2.3.9 Một số quy định được áp dụng trong thương mại điện tử
2.4 Đánh giá tổng quát hiệu lực quản lý nhà nước đảm bảo an toàn

thương mại điện tử ở Việt Nam
2.4.1 Những thành tựu chung và kết quả đạt được
2.4.2 Những tồn tại cần khắc phục và nguyên nhân
70
70
73
76
79
92
92
94
95
97
98
100
104
104
105
106
107
113
121
124
126
128
132
132
134
`
4

CHƯƠNG 3. GIẢI PHÁP VÀ KHUYẾN NGHỊ NÂNG CAO HIỆU LỰC
QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐẢM BẢO AN TOÀN TRONG THƯƠNG MẠI
ĐIỆN TỬ Ở VIỆT NAM
137
3.1 Dự báo phát triển, cảnh báo nguy cơ đe dọa an toàn trong TMĐT
3.1.1 Xu thế phát triển thương mại điện tử trên thế giới
3.1.2 Dự báo về nhu cầu thị trường thương mại điện tử ở Việt Nam
3.1.3 Dự báo các nhân tố tác động tới sự phát triển thương mại điện tử
trong tương lai và các mối đe dọa an ninh an toàn thông tin điển hình
3.2 Quan điểm, mục tiêu và yêu cầu đặt ra đối với nâng cao hiệu lực
quản lý nhà nước đảm bảo an toàn trong thương mại điện tử
3.2.1 Quan điểm, mục tiêu về công tác quản lý nhà nước
3.2.2 Yêu cầu đặt ra đối với quản lý nhà nước đảm bảo an toàn
3.2.3 Tăng cường hiệu lực quản lý nhà nước đảm bảo an toàn
3.3 Một số giải pháp, khuyến nghị về chính sách quản lý TMĐT
3.3.1 Nâng cao hiệu lực, năng lực công nghệ, nguồn nhân lực thực thi
quản lý nhà nước đảm bảo an toàn
3.3.2 Đối với các cơ quan quản lý nhà nước
3.3.3 Đối với các doanh nghiệp
3.3.4 Đối với người tiêu dùng
KẾT LUẬN
DANH MỤC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC ĐÃ CÔNG BỐ
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
137
137
138
140
145
145

147
151
157
161
169
171
174
177
180
181
`
5
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
Từ viết tắt Nguyên bản Tiếng Anh Nguyên bản Tiếng Việt
ADSL Asymmetric Digital Subscriber
Line
Đường thuê bao số không đối xứng
APEC Asia - Pacific Economic
Cooperation
Diễn đàn Hợp tác kinh tế Châu Á -
Thái Bình Dương
ATA Asia - Pacific Trustmark Alliance Liên minh các tổ chức cấp chứng nhận
website thương mại điện tử uy tín
Châu Á - Thái Bình Dương
ATM Automatic Teller Machine Máy rút tiền tự động
B2B Business to Business Giao dịch giữa doanh nghiệp với
doanh nghiệp
B2C Business to Consumer Giao dịch giữa doanh nghiệp với cá
nhân
BKIS Bach Khoa Internet Security Trung tâm an ninh mạng Đại học

Bách khoa Hà Nội
eC/O Electronic Certificate of Origin Chứng nhận xuất xứ điện tử
C2C Consumer to Consumer Giao dịch thương mại điện tử giữa cá
nhân với cá nhân
CNTT Information Technology Công nghệ thông tin
CP Content Provider Nhà cung cấp dịch vụ nội dung
Ecombiz Forum e-commerce Expo Viet
Nam
Diễn đàn Triển lãm Thương mại điện
tử Việt Nam
eCoSys E-Certificate of Origin System Hệ thống cấp chứng nhận xuất xứ điện
tử
EDI Electronic Data Interchange Trao đổi dữ liệu điện tử
ERP Enterprise Resources Planning Giải pháp hoạch định nguồn lực
doanh nghiệp
FTA Free Trade Area Hiệp định Khu vực thương mại tự do
`
6
G2B Government to Business Giao dịch thương mại điện tử giữa
chính phủ, doanh nghiệp
GDP Gross Domestic Product Tổng sản phẩm nội địa
GO Game Online Trò chơi trực tuyến
ICANN Organization of International
domain names
Tổ chức tên miền quốc tế
IP Internet Protocol Giao thức Internet
ISP Internet Service Provider Nhà cung cấp dịch vụ Internet
IXP Internet Provider Dịch vụ kết nối Internet
OSP Online Service Provider Nhà cung cấp dịch vụ trực tuyến
DBMS Database Management System Hệ quản trị cơ sở dữ liệu

TMĐT E- commerce Thương mại điện tử
UNCITRAL United nation Commission on
International Trade Law
Uỷ ban Liên Hợp quốc về Luật
Thương mại quốc tế
VCCI Champer of commerce and
Industry of VietNam
Phòng Thương mại và Công nghiệp
Việt Nam
VNCERT Center for Computer Emegency
Response Team VietNam
Trung tâm Ứng cứu khẩn cấp Máy
tính Việt Nam
VNNIC VietNam Internet Network
Information Center
Trung tâm Internet Việt Nam
WTO World Trade Organization Tổ chức Thương mại thế giới
XML Extensible Markup Language Ngôn ngữ đánh dấu mở rộng
`
7
DANH MỤC BẢNG, HÌNH, HỘP
Bảng 1.1 Phân loại doanh nghiệp có nguy cơ bị gian lận trực tuyến
Bảng 2.1 Các văn bản liên quan đến khung pháp lý của giao dịch điện tử
Hộp 2.1 Tài liệu điện tử thừa nhận giá trị pháp lý trong Bộ luật dân sự và
Luật thương mại
Hộp 2.2 Quy định hợp đồng điện tử trong Luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng
Hộp 2.3 Quy định liên quan tới việc lưu trữ và truyền đạt tác phẩm bằng
phương tiện điện tử trong Luật sở hữu trí tuệ
Hình 2.1 Hệ thống Luật, Nghị định về giao dịch điện tử và CNTT
Hình 2.2 Các văn bản về xử phạt hành chính áp dụng xử lý vi phạm

Hộp 2.4 Những hành vi xâm phạm đến quyền lợi người tiêu dùng trong
TMĐT
Hộp 2.5 Các hành vi tội phạm về CNTT tại Bộ Luật hình sự năm 1995
Hộp 2.6 Các hành vi tội phạm về CNTT và TMĐT trong Luật sửa đổi, bổ
sung Bộ luật hình sự năm 2009
Hình 2.3 Tần suất sử dụng Internet của hộ gia đình tại Hà Nội năm 2010
Hình 2.4 Các biện pháp bảo đảm an toàn thông tin quy mô doanh nghiệp
Hình 2.5 Tỷ lệ cán bộ chuyên trách về TMĐT theo các lĩnh vực
Hình 2.6 Thống kê của VNISA về các hình thức tấn công Internet
Hình 2.7 Thống kê của VNISA về công nghệ đảm bảo an toàn
Hình 2.8 Các tấn công mà tổ chức gặp phải kể từ tháng 1/2008
Hình 2.9 Kết quả thăm dò hoạt động gửi tin nhắn rác
Hộp 2.7 Một số quy định liên quan đến bảo vệ thông tin cá nhân
Hình 2.10 Đánh giá mức trở ngại với ứng dụng TMĐT 2010
58
70
73
74
75
77
84
85
88
90
93
94
96
105
106
107

109
119
136
`
8
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài luận án
Ngày nay, giao dịch điện tử trong hoạt động thương mại đã trở thành một
phần tất yếu của cuộc sống trên toàn thế giới. Công nghệ thông tin, Internet ra đời
và phát triển, đồng thời thương mại điện tử cũng xuất hiện, phát triển với tốc độ rất
nhanh dù ở các hình thức, các mức độ khác nhau tuỳ theo từng quốc gia, từng khu
vực. Từ khi xuất hiện khái niệm và thuật ngữ “thương mại điện tử”, nó luôn trở
thành một chủ đề mang tính thời sự trong đời sống kinh tế trên phạm vi toàn cầu. Sự
xuất hiện và phổ biến thương mại điện tử ở Việt Nam cũng trở thành một phần tất
yếu của một đất nước với gần 90 triệu dân và hàng trăm triệu thuê bao điện thoại
cùng hệ thống hạ tầng tương đối rộng khắp. Muốn gọi một dịch vụ nào đó, người ta
có thể nhấc điện thoại lên gọi và thế là một giao dịch được hình thành hay muốn
mua một món đồ gì đó, có thể là dịch vụ hay sản phẩm cụ thể, hay thậm chí là sản
phẩm số hóa người ta cũng chỉ cần một cú “nhấp chuột” trên trang Web là đã có thể
sở hữu sản phẩm hay thụ hưởng dịch vụ mình mong muốn một cách rất nhanh
chóng và thuận tiện. Do sự phát triển nhanh, tính phổ cập, tính thanh toán quốc tế
nên thương mại điện tử đem lại những lợi ích to lớn như sự tiếp cận, tìm kiếm dịch
vụ nhanh chóng cho khách hàng là doanh nghiệp tư nhân thậm chí cả chính phủ và
bên cung cấp dịch vụ cũng tiếp cận khách hàng nhanh trong môi trường không biên
giới, xóa nhòa khoảng cách về địa lý, thời gian. Điều này cũng tạo ra một mặt trái
của thương mại điện tử là hiện tượng tội phạm sử dụng công nghệ cao ở tại bất cứ
khu vực nào trên thế giới có kết nối Internet đều có thể tạo ra những thông tin
thương mại sai lệch hoặc lừa đảo chiếm đoạt tài sản bằng nhiều hình thức, thủ đoạn
tinh vi, luôn được cập nhật và trao đổi trên các diễn đàn có mục đích xấu. Có rất
nhiều ví dụ tại Việt Nam như lừa đảo trúng thưởng qua tin nhắn điện thoại di động,

trộm cắp mật khẩu, chiếm quyền truy nhập địa chỉ các thư điện tử, lừa đảo trực
tuyến hoặc lắp đặt các thiết bị theo dõi các thông tin cá nhân trên hệ thống ATM để
sản xuất thẻ giả nhằm chiếm đoạt tiền hoặc thanh toán mua hàng bất hợp pháp.
`
9
Nguy hiểm hơn, do cạnh tranh không lành mạnh, giới tội phạm công nghệ cao có
thể đánh sập các trang web hay các sàn giao dịch thương mại điện tử.
Đặt trong thực trạng các điều kiện để hình thành Chính phủ điện tử tại Việt
Nam, tội phạm công nghệ cao trên môi trường mạng vẫn tiếp tục gia tăng với xu
hướng có tính quốc tế rõ rệt, việc tấn công cơ sở dữ liệu của các cơ quan nhà nước,
e-banking, các công ty thương mại điện tử liên tục xảy ra. Số lượng lớn các vụ tấn
công gây thiệt hại về kinh tế nhưng rất khó ước tính cũng trở thành mối đe doạ cho
sự cạnh tranh, phát triển của nền kinh tế. Ngoài ra, sự phổ biến của web 2.0 với các
mạng xã hội như Facebook, Twitter… cũng làm nảy sinh hàng loạt thách thức cho
đảm bảo an toàn thông tin và giao dịch trực tuyến đối với người dùng cá nhân trong
các tổ chức, doanh nghiệp. Trong thời gian qua, Cục An ninh thông tin truyền
thông, Tổng cục an ninh II, Bộ Công An đã phát hiện một số trang web trên mạng
Internet bán hàng loạt thông tin cá nhân, cụ thể là họ tên, tuổi, nơi làm việc, địa chỉ,
số điện thoại di động của cả trăm nghìn người, hành vi này có dấu hiệu vi phạm
điều 226 Bộ Luật hình sự. Trước một loại hình tội phạm rất mới này, Tổng cục An
ninh II kiến nghị xử lý và đẩy mạnh việc kiểm soát các băng nhóm phạm pháp hình
sự tiến hành mua bán thông tin cá nhân trên mạng Internet để sử dụng trong mục
đích phạm tội như: tống tiền, đe dọa, ăn cắp… Bên cạnh đó là những lo lắng về vấn
đề bảo mật, về an ninh, an toàn trong thanh toán trực tuyến qua ngân hàng khi tiến
hành giao dịch thương mại điện tử khiến cho các chủ thể tham gia trở thành nạn
nhân của gian lận trực tuyến và mất an toàn thông tin. Mỗi sự cố, dù là nhỏ nhưng
qua các phương tiện truyền thông sẽ lan tỏa và làm giảm lòng tin của khách hàng.
Trước những nguy cơ, rủi ro về sự mất an toàn trong thương mại điện tử, cần
thiết phải hoàn chỉnh khung pháp lý đủ mạnh, các biện pháp thực thi có hiệu quả,
các công tác thanh, kiểm tra, giám sát chặt chẽ để nhằm xử lý, răn đe, phòng ngừa

những đối tượng là tội phạm trong nước và quốc tế lấy Việt Nam làm nơi thực hiện
hoạt động phạm pháp. Vì thế, đòi hỏi sự nghiên cứu, thống nhất về mặt lý luận, làm
rõ các vấn đề liên quan đến tính hiệu lực của công tác quản lý nhà nước trong việc
đảm bảo an toàn trong các hoạt động giao dịch thương mại điện tử ở Việt Nam.
`
10
2. Tình hình nghiên cứu
Thương mại điện tử đã thu hút sự quan tâm nghiên cứu của nhiều tổ chức
quốc tế trên thế giới và đông đảo các nhà nghiên cứu, các viện nghiên cứu, các
trường đại học rất chú ý quan tâm tới thương mại điện tử.
Liên hiệp quốc cũng đã nghiên cứu và phổ biến về “Chính phủ điện tử và
Thương mại điện tử” thông qua tài liệu giảng dạy tới các quốc gia do Trung tâm đào
tạo phát triển công nghệ thông tin và truyền thông Châu Á- Thái Bình Dương
(APCICT) nghiên cứu với mục tiêu truyền đạt các kiến thức cho các nhà lãnh đạo
Chính phủ tại các Quốc gia Châu Á- Thái Bình Dương nhằm hoạch định chính sách
quản lý và các sáng kiến về chính phủ điện tử và thương mại điện tử một cách hiệu
quả hơn. Ủy ban Châu Âu- Viện bảo vệ và an ninh công dân thuộc Trung tâm
nghiên cứu hỗn hợp ISPRA- Italia cũng đã nghiên cứu về: “Chiến lược tin cậy và an
toàn B2C trong thương mại điện tử”. Nghiên cứu này đã đi sâu phân tích một cách
có hệ thống về mối quan hệ giữa công nghệ, xã hội, kinh tế và chính sách nhằm
đem lại sự an toàn và tin tưởng trong thương mại điện tử. Stayling Wen, một doanh
nhân Đài Loan cũng nghiên cứu và cho ra đời cuốn sách “Tương lai của thương mại
điện tử”. Cùng với rất nhiều các tác giả khác trên thế giới cũng có các công trình
nghiên cứu về về mạng xã hội, kinh doanh, công cụ trực tuyến, công cụ tìm kiếm,
an ninh mạng, bảo mật, khung pháp lý, công nghệ và cơ sở hạ tầng cho thương mại
điện tử của các quốc gia trên thế giới.
Việt Nam đã thống nhất về mặt quản lý nhà nước về thương mại điện tử bằng
việc thành lập Cục Thương mại điện tử và Công nghệ thông tin thuộc Bộ Công
Thương. Nhiều công trình nghiên cứu về quản lý hoạt động thương mại điện tử
được Cục Thương mại điện tử và Công nghệ thông tin cùng các Tổ chức, Hiệp hội

thực hiện. Tuy nhiên, nghiên cứu cụ thể về quản lý nhà nước đảm bảo an toàn trong
thương mại điện tử thì chưa có nhiều. Một số công trình nghiên cứu thương mại
điện tử về bảo mật, an toàn và pháp lý đã được biết tới như: Báo cáo đề tài nhánh
KC01-05 của Ban cơ yếu Chính phủ năm 2004: “Nghiên cứu, xây dựng giải pháp
bảo mật thông tin trong thương mại điện tử”. Đề tài: “Pháp luật về thương mại điện
`
11
tử tại Việt Nam: thực trạng và một số khuyến nghị” do Tiến sĩ Nguyễn Anh Sơn –
Phó vụ trưởng Vụ Pháp chế, Bộ Công Thương. Công trình: “Luật thương mại quốc
tế, các văn bản nền tảng của Ủy ban Liên Hợp Quốc về Luật thương mại quốc tế
của UNCITRAL. Sách kỷ yếu hội thảo khoa học quốc tế “Thương mại điện tử và
phát triển nguồn nhân lực” do Tiến sĩ Nguyễn Mạnh Quyền- Phó Cục trưởng Cục
Thương mại điện tử và Công nghệ thông tin chủ biên. Các công trình nghiên cứu về
thương mại điện tử hiện nay có nhiều nhưng chưa có công trình nào nghiên cứu về
hiệu lực quản lý nhà nước đảm bảo an toàn trong thương mại điện tử.
Quốc hội khóa XI đã thông qua Luật giao dịch điện tử, Luật Công nghệ
thông tin, Quốc hội khóa XII thông qua Luật Bảo vệ người tiêu dùng. Trên cơ sở
đó, Chính phủ cũng phê duyệt kế hoạch tổng thể phát triển thương mại điện tử
2006-2010 (Quyết định số 222/2005/QĐ-TTg), giai đoạn 2011-2015 (Quyết định số
1073/ QĐ-TTg) để xác định rõ kế hoạch thực hiện triển khai thương mại điện tử ở
Việt Nam. Tổng quan tình hình nghiên cứu như trên có thể đánh giá rằng cần thiết
phải có những nghiên cứu cụ thể đánh giá về tính hiệu lực công tác quản lý nhà
nước để đảm bảo an toàn trong thương mại điện tử. Với mong muốn đi sâu nghiên
cứu vấn đề đó đồng thời dự báo sự phát triển thương mại điện tử, quản lý nhà nước
một cách hiệu lực nhằm đảm bảo an toàn, nghiên cứu sinh đã chọn đề tài “Giải pháp
nâng cao hiệu lực quản lý nhà nước đảm bảo an toàn trong thương mại điện tử ở
Việt Nam” để nghiên cứu luận án tiến sĩ.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
Mục đích nghiên cứu của luận án là làm rõ cơ sở khoa học, lý luận về hiệu
lực quản lý nhà nước đảm bảo an toàn trong thương mại điện tử ở Việt Nam từ đó

luận án đề xuất một số giải pháp và nhóm giải pháp nhằm nâng cao hiệu lực quản lý
nhà nước đảm bảo an toàn trong thương mại điện tử. Song song với việc nghiên cứu
làm rõ các giá trị nội hàm về quản lý nhà nước, hiệu lực quản lý nhà nước, về an
toàn trong thương mại điện tử, luận án cũng dự báo về sự phát triển thương mại
điện tử và vấn đề quản lý nhà nước đối với lĩnh vực này ở Việt Nam, với mục tiêu:
“Quản lý phải theo kịp với sự phát triển”.
`
12
Nhiệm vụ cụ thể của Nghiên cứu sinh đặt ra trong luận án là:
- Nghiên cứu cơ sở lý luận, khoa học về các nội dung quản lý nhà nước và an
toàn trong thương mại điện tử. Đánh giá thực trạng về hiệu lực công tác quản lý nhà
nước để đảm bảo an toàn trong thương mại điện tử ở Việt Nam.
- Tiếp cận vấn đề nghiên cứu luận án dưới góc độ doanh nghiệp đánh giá về
vấn đề quản lý nhà nước và những kiến nghị từ phía doanh nghiệp đối với cơ quan
xây dựng chính sách, thực thi pháp luật để nhằm nâng cao hiệu lực của quản lý nhà
nước đảm bảo an toàn cho thương mại điện tử.
- Nghiên cứu, đề xuất hệ thống các giải pháp nhằm nâng cao hiệu lực quản lý
nhà nước nhằm tăng cường độ an toàn trong thương mại điện tử để tạo môi trường,
điều kiện phát triển cho thương mại điện tử ở Việt Nam đáp ứng yêu cầu hội nhập
kinh tế quốc tế.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận án
Đối tượng nghiên cứu chính của luận án là hiệu lực của công tác quản lý nhà
nước nhằm giảm thiểu rủi ro trong thương mại điện tử ở Việt Nam. Vì thương mại
là hoạt động mang tính toàn cầu, chịu sự điều khiển, chi phối của hệ thống luật pháp
nhiều quốc gia liên quan nên đối tượng nghiên cứu còn là các quy định, luật pháp
quốc tế liên quan đến thương mại điện tử.
Luận án giới hạn phạm vi nghiên cứu về tính hiệu lực của công tác quản lý
nhà nước nhằm mục đích đảm bảo an toàn trong thương mại điện tử. Nghiên cứu
nhìn dưới góc độ doanh nghiệp và hoạt động của cơ quan quản lý nhà nước.
Luận án nghiên cứu hiệu lực quản lý nhà nước đảm bảo an toàn trong thương

mại điện tử kể từ năm 2000 cho đến nay. Khi đề xuất các giải pháp, luận án lấy mốc
từ năm 2005- Luật giao dịch điện tử số 51/2005/QH11 được Quốc hội thông qua
ngày 29/11/2005 đồng thời cũng là năm Thủ tướng Chính phủ phê duyệt kế hoạch
tổng thể phát triển thương mại điện tử giai đoạn 2006-2010 theo Quyết định số
222/2005/QĐ-TTg, ngày 27/12/2005 căn cứ theo Chỉ thị số 58/CT-TW, ngày
17/10/2000 của Bộ Chính trị về đẩy mạnh và ứng dụng công nghệ thông tin trong
sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
`
13
5. Phương pháp nghiên cứu
Để thực hiện luận án, nghiên cứu sinh ứng dụng đồng thời và hài hòa những
phương pháp nghiên cứu chủ đạo trong kinh tế chính trị như: Phương pháp duy vật
biện chứng và phương pháp duy vật lịch sử của chủ nghĩa Mác- Lê Nin.
Trong đó, chú trọng sử dụng các phương pháp để thu thập số liệu như:
Phương pháp điều tra, khảo sát đánh giá thực tiễn, nghiên cứu định tính; Phương
pháp thống kê, so sánh, diễn giải, quy nạp, phân tích và phỏng vấn sâu chuyên gia.
Do lượng thông tin dàn trải, vấn đề nghiên cứu mới, khá phức tạp, đa phần
tính pháp lý, thương mại cùng kết hợp với công nghệ, hơn nữa các tài liệu nhiều và
phân tán, việc thu thập thông tin, tài liệu có khó khăn nên việc phân tích các số liệu
chủ yếu dựa trên các phân tích thông tin mang tính chất định tính được thu thập qua
nghiên cứu thực địa và phỏng vấn sâu các chuyên gia về vấn đề này.
6. Những đóng góp mới của luận án
Là một công trình đầu tiên nghiên cứu một cách có hệ thống về hiệu lực
quản lý nhà nước nhằm đảm bảo an toàn trong thương mại điện tử ở Việt Nam, luận
án có những đóng góp sau: Thứ nhất là, hệ thống hóa những vấn đề cơ bản về cơ sở
lý luận quản lý nhà nước, hiệu lực quản lý nhà nước, hiệu quả của pháp lý tạo sự
chuyển biến sâu về an toàn trong giao dịch. Thứ hai là, phân tích và làm rõ nội hàm
của phạm trù: “An toàn trong giao dịch thương mại điện tử ở Việt Nam” cùng thực
trạng về hiệu lực quản lý nhà nước đảm bảo an toàn trong thương mại điện tử ở Việt
Nam, giai đoạn 2006-2012. Thứ ba là, đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao hiệu lực

quản lý nhà nước đảm bảo an toàn trong thương mại điện tử ở Việt Nam.
7. Bố cục của luận án
Nội dung của luận án được kết cầu gồm 3 chương.
Chương 1: Cơ sở lý luận về quản lý nhà nước và an toàn trong thương mại điện
tử.
Chương 2: Thực trạng về hiệu lực quản lý nhà nước đảm bảo an toàn trong
thương mại điện tử.
`
14
Chương 3: Giải pháp và khuyến nghị nhằm nâng cao hiệu lực quản lý nhà
nước đảm bảo an toàn trong thương mại điện tử.
CHƯƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN CHỦ YẾU VỀ HIỆU LỰC QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐẢM
BẢO AN TOÀN TRONG THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ
1.1 Tổng quan về thương mại điện tử và khuôn khổ pháp lý
1.1.1 Khái niệm về thương mại điện tử
Thương mại điện tử, hiểu theo nghĩa thông thường nhất là giao dịch thương
mại thông qua môi trường điện tử. Xét về mặt kỹ thuật đó là nhờ thành quả của
cuộc cách mạng khoa học công nghệ, sự phát triển nhanh của công nghệ thông tin
và truyền thông, đặc biệt là mạng Internet, sự ra đời của các sản phẩm kỹ thuật số
cầm tay hay các thiết bị di động. Xét về mặt phát triển kinh tế thì công nghệ thông
tin vừa là sản phẩm, vừa là công cụ tất yếu cho sự phát triển kinh tế thế giới trong
quá trình toàn cầu hóa dần hướng tới một nền kinh tế tri thức trong đó thông tin là
yếu tố chủ đạo.
Lịch sử ra đời và phát triển thương mại điện tử gắn liền tới tiến bộ của công
nghệ thúc đẩy thế giới theo xu thế toàn cầu hóa. Công nghệ thông tin và truyền
thông, đặc biệt là sự phát triển mạnh của công nghệ lưu trữ dành cho máy tính cá
nhân đã tạo ra cơ sở hạ tầng là mạng máy tính toàn cầu cho phép kết nối Internet
liên tục dẫn đến sự thu hẹp không gian và thời gian cho các hoạt động giao dịch
thương mại, kinh tế. Người làm thương mại cần các giao dịch thỏa thuận giữa người

mua và người bán đã nhanh chóng áp dụng công nghệ này tạo ra những giao dịch
nhanh chóng, thuận tiện, không bị giới hạn bởi thời gian, khoảng cách địa lý, địa
điểm giao dịch. Do đó, công nghệ thông tin mà nền tảng là Internet đã đem lại nhiều
yếu tố thuận lợi để thay đổi phương thức giao dịch cũ tạo ra một chương mới trong
lịch sử thương mại, đó là một thành quả công nghệ sẽ được ứng dụng rộng rãi trong
tương lai của ngành thương mại điện tử.
Hiện nay, ngoài Inetrnet, các phương thức truyền dẫn khác cũng là môi
trường cho sự phát triển của thương mại điện tử. Ví dụ: Truyền hình cáp trả tiền,
`
15
truyền hình kỹ thuật số mặt đất, công nghệ viễn thông 3G… Thương mại điện tử ra
đời đã và đang tiếp tục phát triển và hoàn thiện các dịch vụ của mình trên Internet
theo các mục đích kinh doanh khác nhau: trò chuyện trực tuyến, video trực tuyến,
mở gian hàng ảo trưng bày sản phẩm, trao đổi đàm phán qua thư điện tử, ký hợp
đồng mua bán có sử dụng chữ ký điện tử, thanh toán trực tuyến quốc tế các dịch vụ
sau bán hàng. Thương mại điện tử cũng góp phần thúc đẩy số người sử dụng
Internet tạo ra một môi trường mới cho thương mại, điều đó phát sinh nhu cầu thực
tế về việc nghiên cứu thói quen tiêu dùng theo nhóm người, độ tuổi, nghiên cứu thị
trường trên mạng…Internet ra đời cho khả năng kết nối rộng rãi, với chi phí thấp
hơn nhiều so với các mạng chuyên dụng trước kia tạo ra những thuật ngữ và khái
niệm khác nhau để mô tả phương thức mua bán qua mạng. Buôn bán qua phương
tiện điện tử, buôn bán trong không gian điều khiển học, thương mại không cần giấy,
thương mại điện tử, kinh doanh điện tử. Mỗi thuật ngữ đều phản ảnh một khía cạnh
của một phương thức kinh doanh thương mại mới trên cơ sở là nền tảng kỹ thuật
công nghệ thông tin. Khái niệm thương mại điện tử là khái niệm được nhiều người
sử dụng nhất, nhiều những thuật ngữ khá cũng được sử dụng phản ảnh các khía
cạnh của khái niệm thương mại điện tử. Đó là các giao dịch B2B chỉ các giao dịch
giữa doanh nghiệp với doanh nghiệp, B2C chỉ giao dịch giữa doanh nghiệp và
người tiêu dùng, G2C chỉ giao dịch giữa các cơ quan chính phủ với người tiêu
dùng. Bán lẻ điện tử là một khái niệm trong thương mại điện tử chỉ doanh nghiệp áp

dụng hình thức bán trưng bày, quảng bá, giới thiệu sản phẩm qua mạng đến người
có nhu cầu và giao hàng hóa cụ thể tận tay người tiêu dùng.
Hiện nay có nhiều quan điểm khác nhau về “thương mại điện tử” nhưng tựu
trung lại có hai quan điểm lớn trên thế giới.
Thương mại điện tử theo nghĩa rộng được định nghĩa trong Luật mẫu về
Thương mại điện tử của Ủy ban Liên Hợp quốc về Luật Thương mại Quốc tế
(UNCITRAL): “Thuật ngữ Thương mại cần được diễn giải theo nghĩa rộng để bao
quát các vấn đề phát sinh từ mọi quan hệ mang tính chất thương mại dù có hay
không có hợp đồng. Các quan hệ mang tính thương mại bao gồm các giao dịch sau
`
16
đây: bất cứ giao dịch thương mại nào về cung cấp hoặc trao đổi hàng hóa hoặc dịch
vụ; thỏa thuận phân phối; đại diện hoặc đại lý thương mại, ủy thác hoa hồng; cho
thuê dài hạn; xây dựng các công trình; tư vấn; kỹ thuật công trình; đầu tư; cấp vốn;
ngân hàng; bảo hiểm; thỏa thuận khai thác hoặc tô nhượng; liên doanh các hình
thức khác về hợp tác công nghiệp hoặc kinh doanh; chuyên chở hàng hóa hay hành
khách bằng đường biển, đường không, đường sắt, đường bộ”. Như vậy, có thể thấy
rằng phạm vi của thương mại điện tử rất rộng, bao quát hầu hết các lĩnh vực hoạt
động kinh tế, việc mua bán hàng hóa, dịch vụ chỉ là một trong hàng ngàn lĩnh vực
áp dụng của thương mại điện tử.
Ủy ban Châu Âu đưa ra định nghĩa về Thương mại điện tử như sau: “Thương
mại điện tử được hiểu là việc thực hiện hoạt động kinh doanh qua các phương tiện
điện tử. Nó dựa trên việc xử lý và truyền dữ liệu điện tử dưới dạng text, âm thanh
và hình ảnh. Thương mại điện tử gồm nhiều hành vi trong đó hoạt động mua bán
hàng hóa và dịch vụ qua phương tiện điện tử, giao nhận các nội dung kỹ thuật số
trên mạng, chuyển tiền điện tử, mua bán cổ phiếu điện tử, vận đơn điện tử, đấu giá
thương mại, hợp tác thiết kế, tài nguyên mạng, mua sắm công cộng, tiếp thị trực
tiếp tới người tiêu dùng và các dịch vụ sau bán hàng”. Thương mại điện tử được
thực hiện đối với cả thương mại hàng hóa và thương mại dịch vụ; các hoạt động
như chăm sóc sức khỏe, giáo dục và các hoạt động mới như siêu thị ảo. Tóm lại,

theo nghĩa rộng thì thương mại điện tử có thể được hiểu là các giao dịch tài chính và
thương mại bằng phương tiện điện tử như: trao đổi dữ liệu điện tử; chuyển tiền điện
tử và các hoạt động gửi rút tiền bằng thẻ tín dụng.
Thương mại điện tử theo nghĩa hẹp bao gồm các hoạt động thương mại được
thực hiện thông qua mạng Internet. Các tổ chức như: Tổ chức Thương mại thế giới
(WTO), Tổ chức Hợp tác phát triển kinh tế đưa ra các khái niệm về thương mại điện
tử theo hướng này. Thương mại điện tử được nói đến ở đây là hình thức mua bán
hàng hóa được bày tại các trang Web trên Internet với phương thức thanh toán bằng
thẻ tín dụng. Có thể nói rằng Thương mại điện tử đang trở thành một cuộc cách
mạng làm thay đổi cách thức mua sắm của con người.
`
17
Theo Tổ chức Thương mại Thế giới: “Thương mại điện tử bao gồm việc sản
xuất, quảng cáo, bán hàng và phân phối sản phẩm được mua bán và thanh toán trên
mạng Internet, nhưng được giao nhận một cách hữu hình cả các sản phẩm được giao
nhận cũng như những thông tin số hóa thông qua mạng Internet”.
Khái niệm về Thương mại điện tử do Tổ chức hợp tác phát triển kinh tế của
Liên Hợp quốc đưa ra là: “Thương mại điện tử được định nghĩa sơ bộ là các giao
dịch thương mại dựa trên truyền dữ liệu qua các mạng truyền thông như Internet”.
Theo các khái niệm trên, chúng ta có thể hiểu được rằng theo nghĩa hẹp
Thương mại điện tử chỉ bao gồm những hoạt động thương mại được thực hiện
thông qua mạng Internet. Qua nghiên cứu các khái niệm về thương mại điện tử như
trên, hiểu theo nghĩa rộng thì hoạt động thương mại được thực hiện thông qua các
phương tiện thông tin liên lạc đã tồn tại hàng chục, thậm chí hàng trăm năm nay
như: điện thoại, fax, telex Theo nghĩa hẹp thì thương mại điện tử chỉ mới tồn tại
được khoảng thời gian chưa lâu nhưng nhờ tiến bộ công nghệ đã đạt được những
kết quả rất đáng quan tâm. Trên thực tế, chính các hoạt động thương mại thông qua
mạng Internet đã làm phát sinh thuật ngữ “Thương mại điện tử”. Ngoài ra, từ các
giác độ khác nhau, người ta có những khái niệm khác nhau về thương mại điện tử.
Từ góc độ viễn thông: “Là sự cung cấp thông tin sản phẩm, hàng hóa, dịch

vụ hay thanh toán các sản phẩm, dịch vụ, hàng hóa thông qua mạng máy tính hay
các phương tiện điện tử khác”.
Từ góc độ quản trị kinh doanh: “Là sự ứng dụng công nghệ hướng tới việc tự
động hóa trong những giao dịch thương mại và quản lý”.
Từ góc độ dịch vụ: “Là một công cụ mà qua đó có thể gửi đơn hàng của các
hãng, của khách hàng để giảm chi phí và nâng cao chất lượng sản phẩm hàng hóa
và dịch vụ, giảm thời gian vận chuyển hàng hóa, dịch vụ tới tay người tiêu dùng”.
Từ viễn cảnh trực tuyến: “Thương mại điện tử là khả năng mua bán trao đổi
các sản phẩm hàng hóa, dịch vụ trên Internet”.
Trong thương mại điện tử, khái niệm thương mại được mở rộng hơn khái
niệm thương mại truyền thống. Phạm vi của thương mại điện tử rất rộng. Nó phản
`
18
ảnh xu thế phát triển của nền kinh tế số hóa trong đó mọi hình thái hoạt động kinh
tế đang có xu hướng được hội tụ trên mạng máy tính. Tuy nhiên, khái niệm thương
mại điện tử được nghiên cứu trong luận án chỉ hạn chế vào nội dung mua bán hàng
hóa trực tuyến và dịch vụ qua mạng.
1.1.2 Các loại hình giao dịch trong thương mại điện tử
Mọi tổ chức hay bất kỳ cá nhân nào đều có thể tham gia thương mại điện tử
nếu sử dụng thiết bị đầu cuối có thể kết nối mạng. Tuy nhiên, nếu phân loại các
thành phần tham gia thương mại điện tử có thể chia làm 3 thành phần cơ bản tham
gia: người tiêu dùng, doanh nghiệp và các cơ quan chính phủ.
Người tiêu dùng là chủ thể quan trọng nhất, có vai trò quyết định đến sự phát
triển của thương mại điện tử. Là điểm cuối trong chuỗi tiêu thụ hàng hóa và các
dịch vụ, mục tiêu và đối tượng để doanh nghiệp và cơ quan chính phủ phục vụ
nhằm thỏa mãn ngày càng cao các nhu cầu chính đáng của cá nhân hoặc cộng đồng.
Doanh nghiệp là các tổ chức kinh doanh hàng hóa hoặc tạo ra các sản phẩm
hàng hóa cũng như dịch vụ phục vụ nhu cầu của người tiêu dùng và cộng đồng.
Doanh nghiệp giữ vai trò chủ động tiên phong trong tham gia thương mại điện tử.
Các cơ quan chính phủ vừa là người tiêu thụ hàng hóa, vừa là người cung

cấp hàng hóa là dịch vụ công trong thương mại điện tử cũng là người quản lý điều
chỉnh các hoạt động thương mại điện tử thông qua hệ thống pháp luật.
Dưới đây là mối quan hệ tác động giữa các chủ thể với nhau trong môi
trường mạng máy tính hình thành các phạm trù giao dịch khác nhau trong thương
mại điện tử:
- Giao dịch giữa doanh nghiệp và doanh nghiệp (B2B): Đây là giao dịch mua
bán các sản phẩm hàng hóa và dịch vụ giữa các doanh nghiệp trong quá trình sản
xuất kinh doanh kèm theo các dịch vụ tư vấn, bảo trì, nâng cấp sau bán hàng. Doanh
nghiệp cần lựa chọn nguồn hàng, đặt hàng từ các nhà cung cấp, nhận hóa đơn và
thanh toán. Các quá trình trên trước đây mất rất nhiều thời gian và nhân công do
phải làm việc, đàm phán và gặp mặt trực tiếp, nay toàn bộ quá trình trên đều có thể
thực hiện tại bất cứ đâu và vào bất cứ thời gian nào được cho là phù hợp với hai bên
`
19
thông qua mạng Internet. Điều này giúp giảm thiểu chi phí, tận dụng thời gian, nâng
cao năng lực cạnh tranh cho doanh nghiệp. Thực tế, loại giao dịch này đã được sử
dụng từ nhiều năm ở các mức độ khác nhau, trước khi ra đời mạng Internet, ví dụ
như giao dịch thanh toán điện tử EDI đã được sử dụng trên các mạng riêng từ năm
1970 tại Mỹ. B2B giúp các doanh nghiệp tiết kiệm được nhiều chi phí, lựa chọn đầu
vào tốt hơn, quản lý tốt việc cung tiêu hàng hóa, thay đổi nhanh sản phẩm mẫu mã,
đưa hàng ra thị trường. Sau này, xuất hiện website trung gian để các doanh nghiệp
giới thiệu, báo giá sản phẩm, tạo sân chơi mua bán hàng hóa, trang web này được
gọi là sàn giao dịch điện tử. Bên cạnh việc tạo ra một sân chơi cho các doanh
nghiệp thực hiện việc mua bán, sàn giao dịch có thể thực hiện các giá trị gia tăng
như cung cấp thông tin cần thiết do các doanh nghiệp tự quảng bá, tổ chức hội thảo,
cung cấp các nghiên cứu điều tra thị trường cho doanh nghiệp.
- Giao dịch giữa doanh nghiệp và người tiêu dùng (B2C): Đây là giao dịch
mà ở đó người tiêu dùng mua hàng trực tiếp và các doanh nghiệp thực hiện việc bán
lẻ qua mạng thông qua website của doanh nghiệp hoặc sàn giao dịch. Các giao dịch
B2C không chỉ dừng ở mục tiêu cung cấp sản phẩm tới tận tay người tiêu dùng mà

mở rộng thêm các hoạt động dịch vụ như thông tin chất lượng sản phẩm, độ tin cậy
thông qua các diễn đàn thuộc sàn giao dịch, ngân hàng, đấu giá, bất động sản, du
lịch. Hình thức bán lẻ điện tử ngày càng được các doanh nghiệp chú ý và đầu tư
triển khai áp dụng vì tiếp cận khách hàng nhanh chóng và thuận lợi. Bán hàng trong
B2C khác với B2B bởi giá cả thường cố định, doanh nghiệp chỉ cần xây dựng
catalog, hệ thống duyệt dễ dàng cho khách hàng thăm quan, tìm kiếm sản phẩm, tìm
ra giải pháp thu tiền bằng nhiều hình thức thanh toán để giao hàng nhanh, hiệu quả
đến tận khách hàng.
- Giao dịch giữa doanh nghiệp và cơ quan chính phủ (B2G): Đây là các giao
dịch giữa các doanh nghiệp và chính phủ. Các cơ quan chính phủ có thể thực hiện
mua sắm trang thiết bị, hàng hóa dạng kỹ thuật số như phần mềm, ứng dụng cho
chính phủ thông qua mạng như người tiêu dùng. Các doanh nghiệp thực hiện nộp
báo cáo, khai tờ khai hải quan điện tử, nộp hồ sơ xin phép đăng ký kinh doanh qua
`
20
mạng thông qua các dịch vụ công mà các cơ quan chính phủ cung cấp. Khi đó, các
cơ quan chính phủ giữ vai trò người cung cấp hàng hóa, dịch vụ công cho doanh
nghiệp cũng như công dân. Để thúc đẩy doanh nghiệp nhanh chóng tham gia
thương mại điện tử, chính phủ lên kế hoạch xây dựng chính phủ điện tử để tăng
cường các giao dịch giữa chính phủ và doanh nghiệp cũng như công dân qua đó
nâng cao hiệu quả quản lý của nhà nước. Giao dịch loại này phụ thuộc vào chiến
lược phát triển kinh tế xã hội của chính phủ, vấn đề về nhận thức và quyết tâm áp
dụng công nghệ thông tin trong các hoạt động quản lý, thúc đẩy thương mại điện tử
nhằm giảm chi phí cho xã hội.
- Các giao dịch người tiêu dùng (công dân) với chính phủ (C2G): Đây là các
giao dịch cung cấp thông tin chính sách, trả lương hưu, trợ cấp, giải đáp thắc mắc,
xin giấy phép…mà các cơ quan thuộc chính phủ sử dụng phương thức thương mại
điện tử làm phương tiện. Điều đó hình thành một chính phủ mở, tương tác 2 chiều
giữa Chính phủ và người dân thông qua mạng Internet, nó chính là một phần của
chính phủ điện tử.

- Giao dịch giữa người tiêu dùng với người tiêu dùng (C2C): Đây là các giao
dịch giữa các người tiêu dùng có nhu cầu mua hoặc bán các hàng hóa dịch vụ mà
mình sở hữu. Thương mại điện tử cho phép thông qua website của cá nhân tổ chức
các sàn đấu giá. Các giao dịch dân sự như tìm việc, cho thuê nhà, cần thuê nhà, mua
bán ô tô, xe máy, sửa chữa đồ điện tử, gia dụng cũng được đưa lên mạng Internet
thông qua website cá nhân hoặc trung gian.
- Giao dịch giữa các cơ quan chính phủ (G2G): Đây là các giao dịch giữa
các cơ quan chính phủ giữa các ngành các cấp với nhau để trao đổi, quản lý thông
tin phục vụ công tác điều hành, quản lý vĩ mô. Đó là các giao dịch như các báo cáo
thống kê, xuất nhập khẩu, tra cứu đối chiếu thông tin, nhận, gửi, trả các công văn,
thông báo quyết định…Các giao dịch này là một bộ phận của Chính phủ điện tử.
1.1.3 Vai trò của các chủ thể tham gia thương mại điện tử
1.1.3.1 Vai trò của các doanh nghiệp
`
21
Doanh nghiệp đóng một vai trò chủ động, thúc đẩy thương mại điện tử phát
triển. Với đặc tính năng động, luôn tìm cách giảm thiểu chi phí, tối ưu hóa phương
thức hoạt động, nâng cao hiệu quả, tạo lợi thế cạnh tranh nên doanh nghiệp luôn
phải tìm tòi đổi mới các phương thức kinh doanh. Với điều kiện cơ sở hạ tầng thông
tin phát triển, kèm theo an ninh, an toàn, hạ tầng các doanh nghiệp sẽ nhận thức tốt
hơn về lợi ích của thương mại điện tử và từ đó nhanh chóng tìm hiểu nắm bắt công
nghệ tạo xu hướng tích cực đầu tư triển khai thương mại điện tử theo cách của
mình. Thương mại điện tử sẽ cung cấp cho doanh nghiệp thông tin phong phú về
các nhà sản xuất kinh doanh, thị trường đầu vào, đầu ra tiếp cận nhanh với các phản
hồi của khách hàng từ đó giúp cho doanh nghiệp xây dựng chiến lược sản xuất kinh
doanh thích hợp với nhu cầu thị trường, thậm chí sản xuất theo đơn hàng nhằm
giảm thiểu chi phí tồn kho, đây là xu thế phát triển của ngành hàng trong khu vực và
thế giới. Thông qua thương mại điện tử, doanh nghiệp tìm kiếm nắm bắt được công
nghệ sản xuất mới, nhanh, tìm đối tác, nắm chắc thông tin thị trường từ đó tác động
lại quá trình sản xuất, nâng cao hiệu quả hoạt động với mức chi phí phù hợp.

Thương mại điện tử giúp doanh nghiệp điều hành sản xuất, loại bỏ nhiều
khâu trung gian, tiết kiệm chi phí đi lại, thông tin liên lạc. Nó mở ra cho doanh
nghiệp một kênh bán hàng mới, quy mô toàn cầu bằng cách thiết lập trang web trên
mạng, giới thiệu hàng hóa và dịch vụ của mình 24/24 để khách hàng vào thăm trang
web và có được thông tin cần thiết, đầy đủ.
Thương mại điện tử tạo ra sự thay đổi trong mối quan hệ với khách hàng, đó
là mối quan hệ trực tuyến, đến từng khách hàng cá nhân, từng đối tác doanh nghiệp
với các đặc điểm khác nhau. Doanh nghiệp biết được nhu cầu, thị hiếu của khách
hàng với các sản phẩm để từ đó có những cải tiến cần thiết để nâng cao chất lượng
hàng hóa và dịch vụ. Khi nhận thức được những lợi ích to lớn của thương mại điện
tử, các doanh nghiệp sẽ là người đi tiên phong trong một môi trường mở, năng
động, hiệu quả của thương mại điện tử.
1.1.3.2 Vai trò của nhà nước trong phát triển thương mại điện tử
`
22
Nhà nước trong vai trò điều tiết vĩ mô nền kinh tế, nên là một yếu tố quan
trọng quyết định đối với việc phát triển thương mại điện tử. Bằng các công cụ quản
lý, Nhà nước xây dựng hành lang pháp lý cho giao dịch thương mại điện tử. Tại các
nước phát triển, khi cơ sở hạ tầng của thương mại điện tử phát triển, các nhà lập
pháp quan tâm tới việc tạo dựng các hành lang pháp lý điều chỉnh các quan hệ giao
dịch trên mạng, tạo ra môi trường an toàn, công bằng, hạn chế các rủi ro hay tranh
chấp thương mại. Bằng cách đó khuyến khích các doanh nghiệp chủ động tham gia
thương mại điện tử, tìm kiếm kênh bán hàng mới.
Thương mại điện tử là việc thực hiện các giao dịch mua bán, thanh toàn qua
mạng nên đặt ra nhiều vấn đề pháp lý mà Nhà nước phải là người đứng ra giải
quyết. Tính pháp lý của chứng từ điện tử, hợp đồng điện tử, chữ ký điện tử, thanh
toán điện tử phải được thực nhận thông qua các dự luật liên quan, gọi chung là đạo
luật thương mại điện tử. Ngoài ra, một số khía cạnh pháp lý mà Nhà nước cần điều
chỉnh đó là Luật sở hữu trí tuệ, vấn đề bảo vệ người tiêu dùng, bảo vệ sự riêng tư,
chống gian lận mua bán, chống tin tặc và những vấn đề khác có thể xảy ra trong

giao dịch thương mại là những vấn đề được nhà nước xem xét xây dựng thành bộ
luật để điều chỉnh các quan hệ giao dịch thương mại và người sử dụng dịch vụ.
Thương mại điện tử đòi hỏi một cơ sở hạ tầng pháp lý nhằm điều chỉnh các giao
dịch trong và ngoài nước.
Việc điều tiết nền kinh tế vĩ mô của nhà nước còn thể hiện trong việc xây
dựng các dự án cụ thể để phát huy sức mạnh thúc đẩy phát triển thương mại công
nghệ cao. Đó là các chính sách ưu đãi, hỗ trợ phát triển hạ tầng bằng các công cụ về
thuế, ưu đãi dự án của nhà nước trong từng thời kỳ để phát triển thương mại điện tử.
Thông qua các chính sách đó, nhà nước tạo ra những đòn bẩy tăng hiệu quả cho nền
kinh tế, cho doanh nghiệp và khiến người tiêu dùng tham gia tích cực hơn vào môi
trường thương mại điện tử.
1.1.3.3 Vai trò của người tiêu dùng trong phát triển thương mại điện tử
Người tiêu dùng trong thương mại điện tử là người trực tiếp sử dụng mạng
Internet để tìm kiếm mua hàng hóa. Số lượng cá nhân tham gia thương mại điện tử
`
23
luôn phụ thuộc vào số người sử dụng Internet. Lượng cá nhân tham gia thương mại
điện tử càng lớn thì mức độ xã hội hóa càng cao. Điều này tạo ra một thị trường
rộng lớn hơn cho các doanh nghiệp, khiến doanh nghiệp thấy cần thiết khi lựa chọn
thương mại điện tử để thực hiện phân phối sản phẩm của mình. Chính vì thế, phát
triển số người tiêu dùng trong thương mại điện tử thực chất phụ thuộc vào sự phát
triển cơ sở hạ tầng viễn thông hiện đại và khả năng phủ rộng của mạng Internet.
Thương mại điện tử cho phép người tiêu dùng mua sắm mọi nơi, mọi lúc trên
khắp thế giới, không có giới hạn về không gian và thời gian. Người dùng được tiếp
cận nhiều lựa chọn về sản phẩm, dịch vụ, giá cả ở khắp mọi nơi trên thế giới với
chi phí thấp nhất. Thương mại điện tử cho phép các cá nhân tham gia có nhiều lựa
chọn hơn vì tiếp cận được nhiều nguồn cung cấp. Do thông tin thuận tiện, dễ dàng
và phong phú hơn nên đa phần người tiêu dùng chỉ cần một cú nhấp chuột là có thể
so sánh giá cả giữa các nguồn hàng và từ đó tìm được mức giá phù hợp nhất. Đối
với các sản phẩm số hóa được như phim, nhạc, sách điện tử, phần mềm,v.v việc

giao hàng và thanh toán được thực hiện một cách dễ dàng thông qua mạng Internet.
Thông tin trên Internet phong phú, thuận tiện, được cập nhật thường xuyên,
chất lượng cao do vậy người sử dụng có thể dễ dàng tìm được vấn đề quan tâm
thông qua các công cụ tìm kiếm. Thương mại điện tử giúp cho các cá nhân dễ dàng
tham gia mô hình đấu giá trực tuyến, mua và bán trên các sàn đấu giá cũng như tìm
kiếm, sưu tầm những món hàng quan tâm tại hầu hết các quốc gia trên thế giới.
1.1.3.3 Vai trò của xã hội
Mặc dù lúc đầu chỉ là một hiện tượng kinh tế, thương mại điện tử nay đã trở
thành bộ phận của cả quá trình cải biến xã hội rộng lớn trên nền tảng xu thế toàn
cầu hoá, của quá trình dịch chuyển nền kinh tế theo xu hướng cơ sở tri thức và
thông tin, công nghệ phát triển nhanh chóng, thời gian từ nghiên cứu đến ứng dụng
ngày càng rút ngắn. Có ít nhất hai yếu tố xã hội dùng để xem xét trình độ phát triển
và hiệu quả của thương mại điện tử: một là, khả năng liên kết bởi thương mại điện
tử; hai là, niềm tin về thương mại điện tử.
`
24
Các điều kiện để sử dụng Internet và máy tính ảnh hưởng tới mức độ chấp
nhận của xã hội và của nền kinh tế, đặc biệt là các điều kiện cho các doanh nghiệp
vừa và nhỏ ở cả các nền kinh tế phát triển và đang phát triển. Do đó nhà nước cũng
cần có những chính sách phù hợp hơn nhằm nâng cao số lượng người có đủ khả
năng truy cập, điều này sẽ được trình bày rõ hơn trong phần kiến nghị và giải pháp.
Thương mại điện tử giúp giảm thời gian giao dịch, dẫn tới nhiều thay đổi quan
trọng và thời gian trong hoạt động kinh tế và xã hội. Đối với xã hội, các hoạt động
trực tuyến tạo ra môi trường để làm việc, mua sắm, giao dịch,v.v… từ xa nên giảm
việc đi lại, ô nhiễm, tai nạn. Mức sống được nâng cao do việc tiếp cận một cách đa
dạng nhiều hàng hóa, nhiều nhà cung cấp, điều này gây nên áp lực giảm giá cạnh
tranh, do đó khả năng và nhu cầu mua sắm của khách hàng cao hơn. Thương mại
điện tử nếu làm tăng thêm lòng tin của người dân thì sẽ tạo điều kiện cho các dịch
vụ khác phát triển.
Dịch vụ trong thương mại điện tử đem lại lợi ích cho các nước nghèo thông

qua việc tiếp cận với các sản phẩm, dịch vụ từ các nước phát triển hơn qua Internet.
Việc học tập kinh nghiệm, kỹ năng,v.v… thông qua việc đào tạo qua mạng cũng trở
nên dễ dàng hơn. Thương mại điện tử cũng làm cho dịch vụ công được cung cấp
một cách thuận tiện. Các dịch vụ như y tế, giáo dục, các dịch vụ công của chính
phủ,v.v… được thực hiện qua mạng với chi phí thấp, thuận tiện. Việc tương tác để
cấp và được cấp các loại giấy phép qua mạng, tư vấn y tế,v.v là các ví dụ thành
công điển hình về lợi ích đối với xã hội của thương mại điện tử. Tuy nhiên, mặt trái
của nó là một xã hội với những người dân ít vận động, một số giới trẻ ham mê các
trò chơi trực tuyến, đôi khi việc truyền bá những tư tưởng, kiến thức không lành
mạnh cũng là một yếu tố khiến nhiều quốc gia trong đó có Việt Nam buộc phải
dùng một số biện pháp cứng rắn hơn trong việc ngăn chặn nguy cơ. Điều này sẽ
được phân tích sâu hơn trong phần kiến nghị và giải pháp.
1.1.4 Thách thức và ảnh hưởng của thương mại điện tử
1.1.4.1 Thách thức của thương mại điện tử
`
25
Do sự phổ cập tạo nên tốc độ toàn cầu hóa nhanh chóng, việc áp dụng
thương mại điện tử không còn là điều tùy chọn mà là lựa chọn duy nhất lien quan
tới sự phát triển của nhiều doanh nghiệp. Thách thức lớn nhất mang yếu tố quyết
định tới sự phát triển thương mại điện tử ở Việt Nam là việc Chính phủ ứng dụng
thương mại điện tử như thế nào dưới các quy định về luật pháp do chính mình đặt
ra, ngoài một số các rào cản tạo nên những thách thức đối với sự phát triển thương
mại điện tử ở Việt Nam. Những thách thức ngoài chính sách, pháp luật còn là độ tin
cậy của hệ thống bao gồm nhà cung cấp ứng dụng, cung cấp đường truyền, khả
năng chất lượng của thiết bị đầu cuối điều này là nhân tố quan trọng trong vấn đề
cảm nhận độ an toàn hay mức độ rủi ro mà xã hội chấp nhận được. Thứ hai là các
vấn đề liên quan tới nhân lực và trình độ nhân lực, các nhà quản lý lập trình hệ
thống để đưa ra những sản phẩm thương mại dễ sử dụng, tương tác tố, an toàn và
phòng ngừa rủi ro tới mức thấp nhất. Vấn đề nhân sự còn thể hiện ở việc xã hội hóa
đào tạo và tự đào tạo trong môi trường công nghệ nói riêng, điều này sẽ được đề cập

rõ hơn trong phần thực trạng và giải pháp. Thứ ba là, về văn hóa đôi khi xã hội
thiếu sự tin tưởng vào một vấn đề khi chưa có kiểm chứng thực tế thói quen tiêu
dùng, sự e ngại trong tiếp cận công nghệ mới, sự lo lắng rủi ro và khả năng kiểm
soát rủi ro khiến một bộ phận trong xã hội còn dè dặt trong sử dụng thương mại
điện tử. Điều này được củng cố và chứng thực bởi các gian lận thương mại qua môi
trường điện tử ngày càng tăng về số lượng cũng như giá trị. Đây là vấn đề nhạy cảm
cần có khung pháp lý và chế tài răn đe đủ mạnh để tạo sự tin tưởng của xã hội trong
vấn đề thương mại điện tử. Thứ tư là, chúng ta còn gặp nhiều vướng mắc bởi các
rào cản thương mại quốc tế, các rào cản về thuế quan trong thương mại truyền
thống, nhưng trong thương mại điện tử có thực tế là một số trang web không chấp
nhận các truy cập có xuất xứ từ Việt Nam do lo ngại tính thanh khoản hay lừa đảo.
Tất nhiên, mấu chốt của vấn đề là việc xây dựng mối quan hệ giữa bên cung cấp
hàng hóa và bên tiêu thụ hàng hóa, trong thương mại điện tử, mối quan hệ này
thường diễn ra trên trang Web của doanh nghiệp với những nội dung và có thể tìm
kiếm một cách thuận tiện. Nội dung trang Web của daonh nghiệp luôn phải được
`

×