Tải bản đầy đủ (.doc) (79 trang)

nghiên cứu ảnh hưởng của mật độ, phân bón đến sinh trưởng phát triển, năng suất giống ngô đường lai 10, vụ đông năm 2011 tại thị xã sơn tây, thành phố hà nội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.29 MB, 79 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG NGHIỆP HÀ Nệ̃I
KHOA NÔNG HỌC

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
ĐỀ TÀI:
NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA MẬT ĐỘ, PHÂN BÓN ĐẾN SINH
TRƯỞNG PHÁT TRIỂN, NĂNG SUẤT GIỐNG NGễ ĐƯỜNG LAI 10,
VỤ ĐÔNG NĂM 2011 TẠI THỊ XÃ SƠN TÂY, THÀNH PHỐ HÀ NỘI

Người thực hiện : NINH THỊ THU PHƯƠNG
Lớp : KHCTB
Khóa : 53
Ngành : CÂY TRỒNG
Người hướng dẫn : PGS.TS. NGUYỄN THẾ HÙNG
TS. Lấ QUí KHA
HÀ NỘI - 2012
LỜI CẢM ƠN
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới PGS.TS. Nguyễn Thế Hùng, TS.
Lê Quý Kha, đã tận tình hướng dẫn và tạo mọi điều kiện để tôi hoàn thành đề tài
tốt nghiệp này.
Qua đõy tụi xin cám ơn cỏc cụ, chỳ tại Viện nghiên cứu ngô và
nghiên cứu sinh Phùng Huy Vinh đã tạo mọi điều kiện để tôi hoàn thành đề
tài tốt nghiệp.
Cuối cùng tôi xin cảm ơn gia đình, bạn bè và người thân đã giúp đỡ động
viên khích lệ và tạo điều kiện thuận lơih để tôi hoàn thành đề tài này.
Vì thời gian và điều kiện có hạn nên khóa luận tốt nghiệp của tôi còn
nhiều thiếu sót. Tôi chân thành mong quý thầy cô cùng toàn thể các bạn góp ý
xây dựng để bài khóa luận của tôi được hoàn chỉnh hơn.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Hà nội, ngày 26 tháng 1 năm 2012
Sinh viên


Ninh Thị Thu Phương
i
MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN i
MỤC LỤC ii
DANH MỤC BẢNG vi
PHẦN I. MỞ ĐẦU 1
1.1 Đặt vấn đề 1
1.2 Mục tiêu nghiên cứu 2
PHẦN II. TỔNG QUAN TÀI LIỆU 3
2.1 Nguồn ngốc và lịch sử phát triển ngô đường trên thế giới 3
2.2 Phân loại ngô đường 3
2.2.1. Dựa vào kiểu gen người ta có các loại như sau: 4
2.2.2 Dựa vào hàm lượng đường ngô đường 4
2.2.3 Dựa vào màu sắc người ta chia ngô đường thành cỏc nhúm [2]: 5
2.2.4 Phân loại dựa theo tiêu chuẩn chế biến và sử dụng 7
2.3 Một số nghiên cứu về mật độ và phân bón đến ngô đường 8
2.3.1 Mối quan hệ giữa mật độ và năng suất 8
2.3.2 Nhu cầu dinh dưỡng đạm của ngô đường 9
2.3.3 Nhu cầu dinh dưỡng lân của ngô đường 11
2.3.4 Nhu cầu dinh dưỡng kali của ngô đường 11
2.4 Một số giống ngô đường lai ở nước ta 12
2.5 Tình hình sản xuất và tiêu thụ ngô đường trên thế giới và Việt Nam
14
2.5.1 Tình hình sản xuất và tiêu thụ ngô đường trên thế giới 14
2.5.2 Tình hình sản xuất, tiêu thụ ngô đường ở nước ta 15
PHẦN III. VẬT LIỆU, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 16
3.1 Vật liệu, địa điểm và thời gian nghiên cứu 16
3.2 Phương pháp nghiên cứu 17
3.3 Nội dung 18

ii
3.3.1 Quy trình thí nghiệm 18
3.3.2 Các chỉ tiêu theo dõi 19
3.3.3 Phương pháp xử lý số liệu 22
PHẦN IV. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 22
4.1. Ảnh hưởng của phân bón và mật độ đến thời gian sinh trưởng và
phát triển của giống ngô đường lai 10 22
4.1.1 Giai đoạn gieo đến trỗ cờ và tung phấn 24
4.1.2 Giai đoạn trỗ cờ, tung phấn, phun râu 25
4.1.3 Giai đoạn thụ phấn, thụ tinh đến thu hoạch 27
4.2. Ảnh hưởng của phân bón và mật độ đến đặc điểm hình thái cây của
giống ngô đường lai 10 27
4.2.1 Ảnh hưởng của mật độ và phân bón đến chiều cao cây cuối cùng 28
4.2.2 Chiều cao đóng bắp 31
4.2.3 Thế cây 32
4.3. Ảnh hưởng của phân bón và mật độ đến số lá, diện tích lá và chỉ số
diện tích lá của giống ngô đường lai 10 32
4.3.1 Ảnh hưởng của phân bón và mật độ đến diện tích lá 36
4.3.2 Ảnh hưởng của phân bón và mật độ đến chỉ số LAI 37
4.4 Một số chỉ tiêu về bông cờ, khả năng tung phấn của giống ngô
đường Lai 10 38
4.5 Các chỉ tiêu về bắp 39
4.5.1 Độ che phủ lá bi 39
4.5.2 Độ dài bắp, độ dài hàng hạt, tỷ lệ đuôi chuột 40
4.5.3 Đường kính bắp 41
4.5.4 Trạng thái bắp 42
4.6 Ảnh hưởng của phân bón và mật độ đến khả năng chống chịu sâu
bệnh và chống đổ của cỏc dũng ngụ 42
iii
4.7 Ảnh hưởng của phân bón và mật độ đến phẩm chất của giống đường

lai 10 44
4.7.1 Độ Brix của giống đường lai 10 45
4.7.2 Bắp hữu hiệu trờn cõy 45
4.8. Ảnh hưởng của phân bón và mật độ đến các yếu tố cấu thành năng
suất và năng suất và hạt của giống ngô đường lai 10 45
4.8.1 Tỷ lệ bắp hữu hiệu trờn cõy 45
4.8.2 Số hàng hạt trên bắp 46
4.8.3 Số hàng hạt trên bắp 46
4.8.4 Khối lượng 1000 hạt 46
4.8.5 Năng suất lý thuyết của giống ngô đường lai 10 47
4.9 Hiệu quả kinh tế 51
PHẦN V. KẾT QUẢ VÀ KIẾN NGHỊ 52
5.1 Kết luận 52
5.2 Đề nghị 53
TÀI LIỆU THAM KHẢO 54
PHỤ LỤC 56
MỘT SỐ HÌNH ẢNH QUÁ TRÌNH THÍ NGHIỆM 67
67
68
68
68
68
68
69
69
69
iv
v
DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1. Sự phân bố của gen quy định loại hình ngô thực phẩm

(ngô nếp, ngô đường, ngô rau) trên nhiễm sắc thể 4
Bảng 2.2. Màu sắc hạt và lõi của một số dạng ngô đường 5
Bảng 2.3. Thang điểm đánh giá bắp ngô đường 7
Bảng 2.4. Diện tích và sản lượng ngô đường
trên thế giới giai đoạn 1975- 2008 14
Bảng 2.5. Xuất khẩu ngô đường (bắp tươi) trên thế giới và một số nước, 1979 –
2007 (nghìn tấn) 15
Bảng 3.1. Các nền phân bón, mức mật độ trong thí nghiệm 17
Bảng 4.1. Ảnh hưởng của mật độ và phân bón đến các giai đoạn sinh trưởng của
giống ngô đường lai 10 22
Bảng 4.2. Ảnh hưởng của mật độ và phân bón đến các đặc trưng hình thái của
giống ngô đường Lai 10 28
Bảng 4.3. Ảnh hưởng của mật độ và phân bón đến diện tích lá, chỉ số LAI và số
lỏ trờn cõy của giống ngô đường lai 10 sau trỗ 10 ngày 33
Bảng 4.4. Một số chỉ tiêu về bông cờ của giống ngô đường Lai 10 38
Bảng 4.5. Chỉ tiêu về bắp và các đặc trưng hình thái bắp của giống ngô đường
lai 10 41
Bảng 4.6. Ảnh hưởng của mật độ và phân bón đến khả năng chống chịu của
giống ngô đường Lai 10 42
Bảng 4.7. Ảnh hưởng của mật độ và phân bón đến phẩm chất 44
của giống ngô đường lai 10 44
Bảng 4.8. Ảnh hưởng của mật độ và phân bón đến các yếu tố cấu thành năng
suất và năng suất lý thuyết của giống ngô đường Lai 10 47
Bảng 4.9. Năng suất bắp tươi và hiệu quả kinh tế ở liều lượng phân bón
khác nhau 51
vi
PHẦN I. MỞ ĐẦU
1.1 Đặt vấn đề
Ngô là loại cây ngũ cốc quan trọng, có sản lượng đứng thứ ba sau lúa mì và
lúa gạo, giúp nuôi sống 1/3 dân số trên thế giới. Ngô được chia ra làm nhiều

loại: Ngụ nếp, ngô tẻ, ngô đường và ngô rau. Ở nước ta, ngô được trồng chủ yếu
nhằm mục đích làm thức ăn chăn nuôi, bên cạnh đó cung cấp lương thực, thực
phẩm cho con người, cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp, nguồn hàng hóa
xuṍt khẩu. Tuy nhiên, những năm gần đây để giải quyết vấn đờ̀ về lương thực
thực phẩm và nhằm mục đích nâng cao chất lượng cuộc sống, diợ̀n tích các loại
ngô thực phẩm (ngô đường, ngô nếp, ngô rau) tăng nhanh trên thế giới cũng như
ở Việt Nam. Theo thống kê của FAO, năm 2000 diện tích ngô thực phẩm khoảng
1,0 triệu ha, năng suất bắp tươi 83,8 tạ/ha, tổng sản lượng 8,6 triệu tấn. Đến năm
2007 diện tích trồng ngô thực phẩm trên toàn thế giới khoảng 1,1 triệu ha, năng
suất đạt 88,3 tạ/ha, tổng sản lượng thu hoạch là 9,2 triệu tấn (FAOSTAT, 2009).
Ngô đường (Zea mays L, subsp saccharata Sturt) có giá trị dinh dưỡng, kinh tế
cao, đang được các nhà khoa học nông nghiệp nghiờn cứu chọn tạo. Ngô đường
được xếp vào loại rau sạch, chất lượng cao. Sản phẩm chính của ngô đường là:
bắp tươi để luộc, bắp tươi cho chế biến đông lạnh, chế biến kẹo ngô và làm sữa
ngô rất giàu dinh dưỡng, có hàm lượng đường cao, giàu protein, chất béo,
vitamin và các nguyên tố vi lượng. Thực tế cho thấy năng suất và giá trị thực thu
trờn một đơn vị diện tích rất cao. Bờn cạnh lợi nhuận thu được 70 – 90 triệu
đồng/ha/năm 4 vụ, sản xuất ngô đường còn thu thêm 20 – 30 tấn thõn lỏ xanh
phục vụ cho chăn nuôi (Thanh Hóa).
Nhu cầu hạt giống ngô đường lai ở nước ta cần khoảng 40 tấn/ năm, tuy
nhiên các giống ngô đường hiện nay chủ yếu nhập ngoại như suger75 (Syngenta),
Hoa trân (Trung Quốc), Arizona (Hoa Kỳ), TN115, TN103, Sakita với giá cao
1
từ 350000 – 500000 đ/kg hạt giống đã gây khó khăn cho việc sản xuất, mở rộng
diện tích ngô đường (Lê Quý Kha, 2006). Vì vậy cần nhanh chóng có được giống
ngô đường lai do Việt Nam sản xuất. Với mục tiêu đó từ năm 2009 Viện nghiên
cứu ngụ đó chọn tạo được giống ngô đường lai 10 có năng suất, chất lượng cao,
hiện đã được Bộ nông nghiệp - PTNT công nhận sản xuất thử và sở Khoa học
Công nghệ Hà Nội cấp kinh phí (2010-2011) đề tài nghiên cứu và phát triển giống
ngô đường lai mới, đáp ứng nhu cầu ngô thực phẩm của Hà Nội.

Xuất phát từ những lý do trên, chúng tôi thực hiện đề tài: “Nghiên cứu
ảnh hưởng của mật độ, phân bón đến sinh trưởng phát triển, năng suất giống
ngô đường lai 10, vụ Đông năm 2011 tại Thị xã Sơn Tây, Thành phố Hà Nội”
1.2 Mục tiêu nghiên cứu
- Tìm hiểu ảnh hưởng của mật độ, khoảng cách trồng và lượng phân bón
đến sinh trưởng, phát triển, năng suất và phẩm chất đối với ngô đường lai 10 ở
thị xã Sơn Tây, TP Hà Nội.
- Lựa chọn được mật độ, khoảng cách và liều lượng phân bón thích hợp
làm cơ sở khuyến cáo quy trình canh tác.
2
PHẦN II. TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1 Nguồn ngốc và lịch sử phát triển ngô đường trên thế giới
Theo tài liệu trên Wikipedia, cây ngô đường được phát hiện năm 1770
ở Pennsylvania. Năm 1779 lần đầu tiên cây ngô đường được nhắc đến bởi
những thổ dân da đỏ ở lưu vực sông Susquehanna. Sau đó ngô đường có tên
“Papoon Corn”. Đến năm 1821, một số công ty tư nhân đã chính thức công bố
tên một loạt các giống ngô đường. Vào năm 1880 ngô đường đã trở thành loại
thực phẩm yêu thích ở Hoa Kỳ. Trong cuốn sách “Hoa và Rau” xuất bản năm
1880, James Vick đã mô tả rất tỉ mỉ sự xuất hiện giống ngô đường
“Minnesota”. Giống “Stowlle
,
s Evergreen” đã ra đời vào những năm 1853.
Ban đầu hầu hết ngô đường có nội nhũ trắng. Năm 1902 các quần thể có nội
nhũ trắng được thay đổi nhờ sự giao phấn tự nhiên với nguồn ngô đường tên
là “Golden Bantam”, hình thành loại ngô đường hai màu, vàng- trắng (bi -
colors). Tuy nhiên, ngô đường màu vàng vẫn được yêu thích nhất, từ đó công
ty giống W. Atlee Burpee chính thức công bố tờn cỏc giống ngô đường có nội
nhũ vàng và phát triển cho đến ngày nay.
Sau hơn 200 năm phát triển không có gì đặc biệt, đến đầu thập kỷ 50 và
60 của thế kỷ 20, trường Đại học Illinois phát hiện thêm hai gen shrunken (sh

2
)
và sugary enhanced (se), cây ngô đường mới thực sự phát triển mạnh mẽ ở nhiều
nước phát triển như Anh, Hoa Kỳ. Đến nay ngô đường có mặt ở hầu hết các
nước trên thế giới. Ngô đường được biết đến với tên khoa học là Zea mays var.
saccharata and Zea mays var. rugosa, tên tiếng anh là Sweet corn.
2.2 Phân loại ngô đường
Hiện nay, để phân loại ngô đường người ta có nhiều cách phân loại
khác nhau.
3
2.2.1. Dựa vào kiểu gen người ta có các loại như sau:
Bảng 2.1. Sự phân bố của gen quy định loại hình ngô thực phẩm
(ngô nếp, ngô đường, ngô rau) trên nhiễm sắc thể
Loại hình Kiểu gen Kiểu hình
Ngô nếp
Waxy (wx)
Opaque
Wxwx
Nhiễm sắc thể (NST) số 9
Ngô ngọt
Sugary (su)
Nhăn nheo, trong
Susu
NST số 4
Ngụ siêu ngọt
Shrunken-2 (sh2)
Nhăn, opaque
Sh2sh2
NST số 3
Ngô rau

Một số dạng gen
Btbt
NST số 5
Nguồn: Boyer và Shannon (1984)
2.2.2 Dựa vào hàm lượng đường ngô đường
Theo phân loại của trường Đại học Oregon (2004) ngô đường được chia
thành 3 loại:
1) Ngô ngọt thông thường (chứa cặp gen susu): hàm lượng đường từ
5-10%, chủ yếu để ăn tươi. Hạt giống có thể nảy mầm ở điều kiện nhiệt độ
12 - 15
0
C.
2) Ngô ngọt đậm (có chứa cặp gen sese): hàm lượng đường từ 12-20%,
hạt mềm, hương vị ngon. Hạt giống có thể nảy mầm trong điều kiện nhiệt độ
từ 12-15
0
C.
4
3) Ngụ siờu ngọt (chứa gen sh
2
): hàm lượng đường từ 20-30%, hạt có
dang kem, giòn, nhẹ hơn và nhăn hơn ngô ngọt đậm. Hạt giống nảy mầm kém
hơn khi đất khô (độ ẩm <65%).
Hình 1. Phân loại các dạng hạt ngô đường
Ghi chó. A: hạt ngô thường (mang cặp gen SuSh); B: ngô đường (suSh); C:
đường nhăn (ngọt đậm- mang cặp gen Sush); D: ngô siêu ngọt (sush)
(Nguồn: Khon Kaen University, Khon Kaen, Thái Lan 40002)
2.2.3 Dựa vào màu sắc người ta chia ngô đường thành cỏc nhúm [2]:
Bảng 2.2. Màu sắc hạt và lõi của một số dạng ngô đường
Màu sắc

Tên thứ
Hạt Lõi
Trắng Trắng Var. duleis Korn
Trắng Đỏ var. subduleis Kulesh et Kozhuh
Hồng (đỏ nhạt) Trắng var. flavoduleis Korn
5
Hồng (đỏ nhạt) Trắng var. rubentiduleis Kiorn
Đỏ Đỏ var. subrubentideis Kulesho et Kzhuh
Tím - var. rubroduleis Kron
Xanh - var. lilacinoduleis Korn
Đen Trắng var. cocruleoduleis Korn
Hạt trong với vạch đỏ - var. atratoduleis Kulesh et Kozhuh
Hạt trên bắp có nhiều màu - var. varioduleiss Korn
Nguồn: Cây ngô, Cao Đắc Điểm, NXB Nông Nghiệp
Hình 2. Màu sắc của một số dạng ngô đường
Nguồn: Faculty of Agriculture, Khon Kaen University, Khon Kaen, Thái Lan 40002
Màu sắc của ngô đường đa dạng: trắng, vàng, đỏ, tím và dạng lẫn tạp,
trong đó phổ biến là dạng có nội nhũ trắng, nội nhũ vàng. Sự lẫn tạp phấn của
các dạng nội nhũ vàng và nội nhũ trắng tạo ra dạng lẫn tạp vàng – trắng, gồm
75% vàng và 25% trắng trên cùng một bắp (Bi - colors). Tuy nhiên nếu dạng lẫn
vàng - trắng giao phấn với dạng màu vàng thì màu nội nhũ có màu vàng là
chính. Màu vàng của nội nhũ là tính trội được kiểm soát bởi gen Y, màu trắng là
tính lặn được kiểm soát bởi gen y (Tracy, 1993). Màu hỗn hợp là kết quả lai
giữa dòng nội ngũ vàng (YY) với nội nhũ trắng (yy). Mặc dù alen Y quy định
6
nội nhũ vàng, tuy nhiên vẫn có những biểu hiện khác của các gen quy định màu
vàng, với dạng sáng hơn, vàng bóng là dạng mong muốn (Tracy,1993).
Phần lớn các loại ngô phục vụ chế biến có nội nhũ vàng, và chiếm ưu thế
hơn. Ở trạng thái bắp tươi, nội nhũ vàng là đặc biệt quan trọng ở Bắc Mỹ và ở
Nhật Bản. Nội nhũ trắng được ưa chuộng hơn ở vùng Đại Tây Dương và vùng

Nam Mỹ (Tracy,1993). Ngoài ra, theo Rosie lerner và Dana, ngô đường được
phân làm 6 loại như sau:
- Ngô đường cơ bản (sugary): susu
*
- Loại ngô đường đã bị biến đổi một phần nội nhũ (tối thiểu là 25%): sự
phối hợp giữa dạng sugary và ngụ siờu ngọt - sush
2
*
; dạng ngô đường ngọt
đậm -suse.
- Dạng biến đổi hoàn toàn –suse
*
, biến đổi tất cả nội nhũ
- Chỉ có một gen thay thế gen su- thông thường là sh
2
- Có nhiều gen thay thế gen su-ae,du,wx
*
là nhóm thay thế su
- Một dạng tương đối mới của ngô đường được biết đến như “bộ ba” gồm
hai phần gen tăng cường (se) và một phần gen siêu ngọt (sh
2
) trong nội nhũ trên
một bắp.
2.2.4 Phân loại dựa theo tiêu chuẩn chế biến và sử dụng
Các giống ngô đường được sử dụng theo hai hướng là ăn tươi và chế biến.
Ở Hoa Kỳ, các tiêu chuẩn của giống ngô đáp ứng cho nhà máy là: Năng
suất, tỷ lệ lá bi và cuống bắp, độ kín hạt, tỷ lệ nhiễm sâu bệnh, thời gian sinh
trưởng, độ ngọt, màu bắp, hương vị, cấu trúc và ngoại hình bắp, % ẩm độ hạt,
tốc độ thụ phấn, tỷ lệ đúng dạng bắp, phù hợp chế biến bằng máy (Clarrie, 2005;
Department and State, 2001). Ngoài ra còn cần tiêu chuẩn lõi nhỏ, hạt sâu cay,

dạng bắp đều thuận tiện chế biến bằng máy, đầu bắp ngắn (giảm hao hụt khi chế
biến)(Clarrie, 2005).
Bảng 2.3. Thang điểm đánh giá bắp ngô đường
Thang điểm Chất lượng Mô tả
7
1 Tuyệt
Lá bi tươi, cứng, xanh thẫm, hơi ẩm. Rõu
sỏng màu (xanh- hơi vàng) và cứng. Hạt
căng sáng màu. Dạng bắp đẹp, không dị
dạng
3 Tốt
Lá bi xanh, héo nhẹ. Râu nhạt màu, hơi bị
mất độ trương. Hạt có màu sáng và trương
cứng. Dạng bắp đẹp, không dị dạng
5 Trung bình
Lá bi xanh nhạt, hơi khô. Một số râu bị khô
vàng. Hạt có màu đục nhưng chưa có răng
ngựa. Dạng bắp đẹp, không dị dạng
7 Kém
Lá bi rất nhạt màu, một số héo úa, khô và
màu nâu. Rõu cú màu nâu, mềm và khô.
Một số hạt trở nên răng ngựa. Một số bắp dị
dạng
9 Không chấp nhận
Lá có màu vàng rơm, khụ, hộo. Nhiều hạt
răng ngựa và nhiều bắp dị dạng
(Dẫn theoLờ Quý Kha, 2006)
2.3 Một số nghiên cứu về mật độ và phân bón đến ngô đường
2.3.1 Mối quan hệ giữa mật độ và năng suất
Với mục tiêu tìm ra giống cây trồng có thể chịu được mật độ cao từ đó

góp phần vào việc tăng năng suất trên một đơn vị diện tích. Nghiờn cứu của
Watson and Davis năm 1938 tại Gisbome, đã tăng mật độ từ 25.000 cây đến
110.000 cõy/ha dẫn tới việc năng suất ngô đường tăng từ 3 đến 12 tấn/ha đối với
giống ngô đường Zea mays Jubilee và giống Z.mays SS42. Nghiờn cứu về giống
Jubilee tại Mỹ Moss và Mack (1979) cho rằng năng suất đạt được cao nhất khi
cây trồng với mật độ lớn hơn 110.000 cõy/ha, mật độ này là lớn hơn rất nhiều so
với 45 - 75.000 cõy/ha được khuyến cáo trong các nghiên cứu khác về ngô
đường Rogers và Lomman (1988). Mặc dù tăng mật độ đến mức độ tối ưu sẽ
8
làm tăng năng suất, nhưng trồng ngô với mật độ cao cũng làm tăng sự cạnh
tranh về đất trồng của ngô. Không chỉ gây ra những tổn thương cơ giới đối với
cây ngô, mà còn gây khó khăn trong quá trình thu hoạch. Tuy nhiên việc xác
định một mật độ thích hợp cho các giống cây trồng khác nhau có thể khác nhau
giữa các nghiên cứu do sự khác biệt về khoảng cách trồng giữa các hàng, việc sử
dụng nước tưới, hay các điều kiện môi trường (Tollenaar et al, 1979).
Hầu hết các khuyến cáo về mật độ được nghiên cứu tập trung làm sao tối
đa năng suất bắp. Tuy nhiên, năng suất thương mại là quan trọng hơn đối với
người trồng trong quá trình canh tác ngô đường. Năng suất bắp thương mại là
năng suất bắp còn lại sau khi đã loại bỏ các bắp xấu, bắp ít hạt không có giá trị
thương mại. Các bắp không đáp ứng được nhu cầu thị trường sẽ được thu mua
với giá thấp hơn, chính vì vậy mà năng suất bắp thương mại là quan trọng nhất
đối với người trồng ngô đường. Tuy nhiên, về mặt năng suất bắp, mật độ cho
năng suất bắp thương mại cao nhất là rất khác nhau trong các nghiên cứu. Ví dụ,
theo Rogers và Lomman (1988) cho rằng năng suất bắp thương mại là cao nhất
khi ngô đường được trồng với mật độ trong khoảng 100.000 đến 140.000
cõy/ha.
2.3.2 Nhu cầu dinh dưỡng đạm của ngô đường
Ngô đường cũng giống như các giống ngụ khỏc để đạt được năng suất hạt
cao chúng hấp thụ nhiều đạm từ trong đất hơn bất cứ chất dinh dưỡng nào khác
(Marschner, 1986). Đạm là nguyên tố khoáng giới hạn hầu như suụt quá trình

sinh trưởng của cây trồng và năng suất của nó (Wienhold et al., 1995). Theo báo
cáo của Smith (1984) cho thấy năng suất của hai giống ngô đường Deep Gold và
Northern Belle tăng 35% khi lượng đạm được bón tăng từ 0 đến 112kg/ha. Vì
vậy mỗi một cố gắng được tiến hành cần đảm bảo tối ưu nhất hiệu quả sử dụng
phân bón khi chúng được cung cấp cho cây trồng.
9
Steele và Cooper 1980 cho rằng có bốn nhân tố chớnh nờn được xem xét
khi cung cấp phân bón cho cây trồng: lượng chất dinh dưỡng mà cây trồng cần,
lượng dinh dưỡng mất đi do các sản phẩm được thu hoạch, khả năng cung cấp
các chất dinh dưỡng của đất cho cây trồng, và hiệu quả sử dụng phân bón của
cây trồng. Nếu phân đạm không được cung cấp đủ cho cây trồng thì năng suất
cây trồng sẽ bị hạn chế, ngược lại cung cấp quá nhiều đạm, một phần làm tăng
chi phí sản xuất đầu vào (có thể là kết quả của tăng quá trình rửa trôi đạm thông
qua các tầng đất). Hơn nữa, nếu bón quá nhiều đạm có thể sẽ làm ô nhiễm nguồn
nước ngầm (Fox et al., 1989), đó là vấn đề cần hết sức chú ý đối với thâm canh
cây trồng. Chỉ có dự đoán chính xác nhu cầu đạm của cây trồng và lượng đạm
có trong đất, thì mới có thể sử dụng phân đạm hiệu quả hơn và hạn chế các tác
động bất lợi đối với cây trồng và môi trường (Karlen et al., 1998). Khi xác định
lượng đạm bón cho cây trồng cần dựa trên năng suất tối ưu của giống. Ngoài ra
các phân tích đất cũng cung cấp một nguồn thông tin giá trị đối với việc ước
lượng đạm cần bón cho cây trồng. Chỳng cú cỏc giá trị riêng biệt như trong đất
khác nhau về cả lượng đạm tàn dư và lượng phân đạm bị khoỏng húa trong suốt
vụ trồng trọt (Oberle and Keeney, 1990), cả hai loại đạm này có thể là nguồn
đạm quan trọng đối với cây trồng (Roberts et al., 1980b). Khi cây không được
cung cấp đủ đạm lá cây bị hẹp lại và chậm đạt được diện tích lá tối đa (Stone et
al., 1998). Không cung cấp đủ đạm cũng có thể làm giảm khả năng quang hợp
của lá, đạm không được cung cấp đến các cấu trúc sinh sản sinh dưỡng của cây
trồng (Sinclair and Horie, 1989).
Nhu cầu dinh dưỡng đạm tùy thuộc vào thời gian sinh trưởng và nhu cầu
hấp phụ đạm của cây trồng. Cây ngô cần ít lượng phân đạm trong tháng đầu và 6

tuần sinh trưởng phát triển đầu tiên, trước khi cây được 5 hay 6 lá. Tuy nhiên
thiếu phân đạm ở giai đoạn phát triển ban đầu sẽ làm giảm năng suất và không
khắc phục được bằng cách bổ sung lượng đạm sau đó. Sau khi phát triển được 6
10
lỏ thỡ quá trình sinh trưởng của cây và lượng đạm cần thiết cũng tăng lên nhanh
chóng.
2.3.3 Nhu cầu dinh dưỡng lân của ngô đường
Lân là nguyên tố tham gia vào hợp chất nucleotid, AND, ARN, các hợp
chất cao năng ATP. Lân làm tăng sức sống và phẩm chất của hạt, tăng sức chống
chịu với ngoại cảnh… Để xác định lượng phân lân có đủ hay không là rất khó,
nguyên nhân do khả năng hấp thụ phân lân trong đất của ngô đường chịu tác
động của nhiệt độ của đất, hoạt động sinh học, và các bệnh hại dễ cây. Để đảm
bảo cung cấp đầy đủ lượng phân lân trong sản xuất ngô đường là rất phức tạp
bởi đặc tính sinh học của các dạng phân lân là ít hòa tan và di động rất chậm.
Không giống như phân đạm, phân lân có thể chỉ di chuyển rất ít. Thiếu phân lân
trong giai đoạn cây con là nguyên nhân gây ra giảm năng suất của ngô đường,
điều này không thể khắc phục được khi cây ngô đã trưởng thành. Cây con đôi
khi có màu tím, nguyên nhân do thiếu lân. Kết quả nghiên cứu về ngô ủ chua tại
Anh và Columbia cho rằng các cây con có màu tím và thiếu phân lân thường xảy
ra khi ngô được trồng sớm và trong điều kiện lạnh cùng với ẩm ướt của mùa
xuân, các khu đất cứng ở các cánh đồng bỏ hoang. Nhiệt độ trong đất thấp cũng
góp phần làm thiếu phân lân đối với cây ngô. Nguyên nhân là do lân không di
chuyển quanh gốc cây làm rễ cây phải vươn ra để tìm được nguồn lân có thể sử
dụng được. Sự sinh trưởng của rễ cây bị kiểm soát bởi nhiệt độ và thường là rất
chậm trong giai đoạn đầu vụ, chính vì vậy nó giới hạn khả năng hấp thụ phân
lân. Nhiệt độ trong đất thấp cũng làm giảm tỷ lệ phân lân hữu cơ được chuyển
hóa thành dạng hòa tan mà cây có thể sử dụng được. Nghiên cứu tại California
cho thấy nhiệt độ trong đất giảm 10
0
C sẽ làm giảm 40% lượng phân lân được

hòa tan trong đất.
2.3.4 Nhu cầu dinh dưỡng kali của ngô đường
Kali cần thiết cho mọi hoạt động của nguyên sinh chất, điều khiển đóng
mở khí khổng nâng cao khả năng chống chịu sõu bợ̀nh, khụ hạn và nhiệt độ thấp
11
xúc tiến quá trình quang hợp… Cây trồng không thể hoàn thành chu kì sụ́ng nờ́u
thiờ́u kali. Cây ngô thường hấp thụ nhiều và thường xuyên dinh dưỡng N, P hơn
so với dinh dưỡng kali. Kali được phân bố 40% (55 đến 70 kg/ha) trong thân
cây, và khoảng 25% bị loại bỏ cùng với bắp loại tại thời điểm thu hoạch. Kali
trong tàn dư cây trồng có thể sử dụng hiệu quả ở vụ tiếp theo.
Kali được cung cấp dưới dạng KCL (0 N - 0 P
2
O
5
-60 K
2
O) là muối hòa tan
rất cao. Cây ngô trong giai đoạn nảy mầm, rất nhạy cảm với các tổn thương của
muối làm phân bón. Để giảm ảnh hưởng nồng độ muối gần hạt giống, không nên
bún quỏ 25 kg K
2
O/ha và bón cách hạt ít nhất 5cm. Tổng lượng phân đạm và K
2
O
được bún cỏch hạt ít nhất 5cm không nên vượt quá 40kg/ha. Khi phân được cung
cấp cách hạt giống ngô 2,5 cm thì tổng lượng N và K
2
O không nên vượt quá
20kg/ha. Nếu cần bổ sung thêm K thỡ nờn bún kết hợp trước khi trồng.
2.4 Một số giống ngô đường lai ở nước ta

Bụ̣ giụ́ng ngụ đường lai ở nước ta ngày càng phong phú và đa dạng. Hiện
nay trên thị trường nước ta phổ biến giống Suger75, TN115, TN103, Sakita, Hoa
Trân
Suger 75 là giụ́ng ngụ đường lai đơn do công ty Sygenta – Thái Lan lai
tạo và nhập vào Việt Nam năm 2000. Thời gian sinh trưởng (TGST) từ 66 – 68
ngày, chiều cao trung bình 220cm, chiều cao đóng bắp 60 – 70 cm, chiều dài bắp
19 – 22cm. Ngô đường Sugar 75 có lõi nhỏ, chất lượng ngọt, giòn. Được thị
trường ưa thích, năng suất bắp tươi đạt 12 – 16 tṍn/ha, khả năng chống bệnh
virus lùn (575 giống cây nông nghiệp mới, 2005)
TN115 là giụ́ng ngụ đường lai do công ty Trang Nông nhập nội và đề nghị
phát triển. Ngô TN115 có thời gian sinh trưởng từ 68 – 70 ngày, chiều cao cây
trung bình từ 200 – 220cm, chiều dài bắp 20cm, có khả năng chụ́ng đụ̉ khá, sinh
trưởng và phát triển mạnh, khả năng kháng sâu bệnh tốt, dờ̃ trụ̀ng. Ngụ TN115
có bắp thuôn, đẹp, hạt màu vàng đóng khít, sâu cay, ít đuôi chuột, chất lượng
12
bắp luụ̣c mờ̀m thơm ngon. Năng suất trung bình TN115 đạt 12 tṍn/ha
(hoinongdan2007)
TN103 là giụ́ng ngụ đường nhọ̃p nội của công ty Novartis. Thời gian sinh
trưởng từ 60 – 70 ngày, chiều cao cây trung bình từ 210 – 260cm, chiều cao
đóng bắp thấp, chiều dài bắp đạt 16 – 20cm, đường kính bắp 4,3 – 4,8cm. Đặc
điểm nổi bật của TN103 là hạt đóng kín, sâu cay, ít đuôi chuột màu hạt vàng
tươi, bắp luụ̣c mờ̀n, rṍt ngọt, thơm ngon. Khả năng chụ́ng bợ̀nh của TN103 khá,
năng suất trung bình đạt 12 tấn/ ha (hoinongdan,2007)
Sakita là giụ́ng ngụ đường lai nhập nội bởi công ty Trang Nông, thời gian
sinh trưởng ở Đồng Bằng Sông Cửu Long là 60 – 65 ngày, chiều cao cây trung
bình 150 – 170, chiều cao đóng bắp thấp, dài bắp 20cm, chụ́ng đụ̉ khá, sinh
trưởng phát triển mạnh, có khả năng chụ́ng bợ̀nh khá, dờ̃ trồng. Có màu hạt
vàng – trắng hạt đóng sít, có độ ngọt rất cao, ăn ngon, rất được ưa chuộng, năng
suất trung bình đạt 12 tấn/ ha (hoinongdan,2007)
Giụ́ng ngô đường Hoa Trân của công ty Nông Hữu (Đài Loan). Đõy là

giụ́ng ngụ siờu ngọt, được dùng để ăn tươi, chế biến thực phẩm dưới dạng đóng
hộp. Ngô đường Hoa Trân là nguyên liệu sản suất các loại thức ăn bổ dưỡng
được ưa chuộng vì có hàm lượng đường cao, thời gian sinh trưởng 70 – 80 ngày.
Khả năng sinh trưởng khỏe, chụ́ng đụ̉ tụ́t. Trọng lượng bắp từ 250 – 300g. Hạt
đều màu vàng cam tỷ lệ kết hạt cao. Khả năng sinh trưởng phát triển khỏe,
chụ́ng đụ̉ tụ́t. Trọng lượng bắp 250 – 300g, ăn giòn, ngọt, có hương vị đặc
trưng (hoinongdan,2007)
Ngoài ra còn có giụ́ng ngụ đường thụ phấn tự do như TSB3, do viện
nghiên cứu ngô chọn tạo từ giống Super sweet corn nhập nội từ Thái Lan năm
1990. TSB3 là giống ngọt chất lượng ngon tuy nhiên năng suất không cao và
thời gian sinh trưởng còn dài hơn so với các giụ́ng ngụ Đường lai khác vì vậy ít
được phổ biến.
13
2.5 Tình hình sản xuất và tiêu thụ ngô đường trên thế giới và Việt Nam
2.5.1 Tình hình sản xuất và tiêu thụ ngô đường trên thế giới
Những năm gần đây, nhu cầu sử dụng ngô làm thực phẩm (ngô đường,
ngô nếp, ngô rau) ngày càng tăng. Diện tích trồng ngô đường trên thế giới không
ngừng được mở rộng. Năm 2005 diện tích đã lên đến trên 1,06 triệu ha và năm
2008 là 1.04 triệu ha. Cùng với đú thỡ sản lượng ngô đường cũng nhanh từ 5,56
triệu tấn (1975) đến là 9,18 triệu tấn (2008).
Bảng 2.4. Diện tích và sản lượng ngô đường
trên thế giới giai đoạn 1975- 2008
Năm Diện tích (triệu ha)
Sản lượng bắp tươi
(triệu tấn)
1975 0.87 5.56
1980 0.70 5.04
1985 0.86 6.00
1990 0.94 7.33
1995 1.00 8.13

2000 1.03 8.62
2005 1.06 9.25
2008 1.04 9.18
Nguồn:United Nations, Food and Agriculture Organization, FAOSTAT (5/2010).
Trong số các nước sản xuất ngô đường, Mỹ là quốc gia sản xuất và tiêu
thụ ngô đường lớn nhất. Năm 2009 Mỹ xuất khẩu 6,8 nghìn tấn ngô ngọt, mang
lại giá trị lớn, đặc biệt năm 2008 Mỹ đã xuất khẩu 8.2 nghìn tấn ngô ngọt tươi
(USDA, 2009). Ở Mỹ bình quân đầu người năm 2010 sử dụng 11.8kg, trong số
đó ăn tươi 4,13 kg, ngô đường đông lạnh 4,35 kg, ngô đường đóng hộp là 3,35
kg (USDA, 2010).
Đứng sau Mỹ về sản xuất và xuất khẩu ngô đường là Pháp, Hungary,
Malaysia, Philippin. Đây cũng là những nước sản xuất và xuất khẩu ngô đường
tươi và ngô đường chế biến lớn trên thế giới. Năm 2007 Pháp xuất khẩu 13,8
14
nghìn tấn, Hungari là 1,2 nghìn tấn, Malaysia là 1,4 nghìn tấn và Philippin 0.04
nghìn tấn.
Bảng 2.5. Xuất khẩu ngô đường (bắp tươi) trên thế giới và một số nước,
1979 – 2007 (nghìn tấn)
Nước 1979 1980 1985 1990 1995 2000 2005 2007
Thế giới 0,03 0,01 17,07 4303 71,66 113,6 114,51 110,7
Hoa Kỳ 0,0 0,0 17,0 33,6 49,7 46,3 62,8 62.1
Pháp 0,0 0,0 0,0 1,0 2,2 8,0 19,7 13,8
Tây Ban Nha 0,0 0,0 0,0 1,5 12,6 7,2 8,6 -
Thái Lan 0,0 0,0 0,0 1,8 3,5

4,2

4,9

0

Viet Nam - - - - 0,0

0,0

1,2

-
Trung Quốc - - - 0,0

0,0

2,5

1,1

-
Hungari 0,0 0,0 0,0 0,0 0,2 0,9 1.2
Malaixa 0,0 0,0 0,0 0,1 0,4 1,3 0,1 0.1
Philipin - - - 0,0

- - 0,0

0.04
Nhật Bản - - - - - 0,0

0,0

-
Indonờxia 0,0 0,0 0,0 3,1 0,1 - - 0,0
New Zealand 0,0 0,0 0,1 - - - - 0,0

Nguồn: United Nations, Food and Agriculture Organization, FAOSTAT (5/2010).
2.5.2 Tình hình sản xuất, tiêu thụ ngô đường ở nước ta
Ở Việt Nam, những năm 90 của thế kỷ 20 các giống ngô đường gần như
bị lãng quên, không được quan tâm chú trọng trong phát triển sản xuất. Chỉ mấy
năm trở lại đây khi nhu cầu về các loại thực phẩm của con người đa dạng hơn thì
ngô đường mới được quan tâm chú ý đến. Hiện nay diện tích ngô đường đang có
xu hướng tăng dần. Theo số liệu điều tra của Trung tâm Khảo nghiệm giống cây
trồng Trung ương, năm 2003 - 2004 cả nước có diện tích ngô đường là 1.275 ha
và ước tính đến nay diện tích khoảng 5000 ha, tập trung chủ yếu ở vùng đồng
bằng sông Cửu Long và các thành phố lớn. Ngô đường được dùng ăn tươi và là
nguyên liệu cho một số nhà máy chế biến thực phẩm như: công ty thực phẩm
15
xuất khẩu Đồng Giao (Ninh Bình), công ty cổ phần chế biến thực phẩm xuất
khẩu miền Tây (Cần Thơ), công ty liên doanh Luveco (Nam Định), công ty cổ
phần chế biến nông sản thực phẩm xuất khẩu Hải Dương,…
Trong thực tế sản xuất ở nước ta, bộ giống ngô đường còn nghèo nàn về
chủng loại, các giống được chọn tạo trong nước rất ít, chất lượng hầu như không
đáp ứng được công nghệ chế biến. Các giống có mặt trong sản xuất hiện nay hầu
hết là các giống ngô đường nhập nội như TN115, Sakita, Hoa Trân Kết quả điều
tra sơ bộ tại công ty xuất nhập khẩu Đồng Giao tháng 6 năm 2008 cho thấy hàng
năm sử dụng 2500- 2800 kg hạt giống ngô đường. Sản lượng bắp tươi nhà máy thu
được 4000 tấn/năm. Tuy nhiên, do lợi nhuận từ việc sản xuất ngô đường khá cao,
xu hướng mở rộng sản xuất đang tăng lên nhanh theo thời gian. Ngoài ra khu vực
phía Bắc còn xuất hiện nhiều nhà máy chế biến ngô đường của các công ty TNHH
ở Nam Định, Hà Nam, Hưng Yờn,… Điều đó chứng tỏ nhu cầu sản xuất, tiêu thụ,
chế biến còn đòi hỏi một lượng ngô đường lớn. Hiện tại thị trường xuất khẩu ngô
đường đóng hộp của nước ta chủ yếu sang khối EU, vì vậy cần phát triển sản xuất,
chế biến ngô đường để mở rộng thị trường xuất khẩu, khai thác các thị trường tiềm
năng khác.
PHẦN III. VẬT LIỆU, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP

NGHIÊN CỨU
3.1 Vật liệu, địa điểm và thời gian nghiên cứu
- Vật liệu: giụ́ng ngô Đường lai 10 và phân bón gồm các phân đa lượng:
Urea(46% N), Super lân (16% P
2
O
5
), KCl (60% K
2
O).
- Địa điểm: thí nghiệm được tiến hành tại thị xã Sơn Tây, Hà Nội
- Thời gian nghiên cứu: vụ Đông năm 2011
16
3.2 Phương pháp nghiên cứu
Thí nghiệm được tiến hành theo 2 nhân tố, trong đó:
- Phõn bón (ô lớn) gồm 8 mức phân bón: P1, P2, P3, P4, P5, P6, P7, P8.
- Mọ̃t đụ̣ (ô nhỏ) gồm 3 mức mật độ: M1, M2, M3.
- Tổng số 24 công thức, nhắc lại 3 lần.
Bảng 3.1. Các nền phân bón, mức mật độ trong thí nghiệm
Nền phân bón Mật độ Mức phân bón Mật độ (vạn cõy/ha)
P1
M1 0N: 112 P
2
O
5
: 90 K
2
O 7,5
M2 0N: 112 P
2

O
5
: 90 K
2
O 6,5
M3 0N: 112 P
2
O
5
: 90 K
2
O 5,5
P2
M1 120N: 112 P
2
O
5
: 90 K
2
O 7,5
M2 120N: 112 P
2
O
5
: 90 K
2
O 6,5
M3 120N: 112 P
2
O

5
: 90 K
2
O 5,5
P3
M1 160N: 112 P
2
O
5
: 90 K
2
O 7,5
M2 160N: 112 P
2
O
5
: 90 K
2
O 6,5
M3 160N: 112 P
2
O
5
: 90 K
2
O 5,5
P4
M1 200N: 112 P
2
O

5
: 90 K
2
O 7,5
M2 200N: 112 P
2
O
5
: 90 K
2
O 6,5
M3 200N: 112 P
2
O
5
: 90 K
2
O 5,5
P5
M1 120N:112 P
2
O
5
: 120 K
2
O 7,5
M2 120N:112 P
2
O
5

: 120 K
2
O 6,5
M3 120N:112 P
2
O
5
: 120 K
2
O 5,5
P6
M1 160N:112 P
2
O
5
: 120 K
2
O 7,5
M2 160N:112 P
2
O
5
: 120 K
2
O 6,5
M3 160N:112 P
2
O
5
: 120 K

2
O 5,5
P7
M1 220N:112 P
2
O
5
: 120 K
2
O 7,5
M2 220N:112 P
2
O
5
: 120 K
2
O 6,5
M3 220N:112 P
2
O
5
: 120 K
2
O 5,5
P8
M1 0N: 112 P
2
O
5
: 120 K

2
O 7,5
M2 0N: 112 P
2
O
5
: 120 K
2
O 6,5
17
Nền phân bón Mật độ Mức phân bón Mật độ (vạn cõy/ha)
M3 0N: 112 P
2
O
5
: 120 K
2
O 5,5
3.3 Nội dung
- Nghiên cứu ảnh hưởng của phân bón và mật độ đến thời gian sinh
trưởng, đặc điểm hình thái, số lá, chỉ số diện tích lá của giống ngô đường lai 10.
- Nghiên cứu ảnh hưởng của phân bón và mật độ đến một số chỉ tiêu về
bông cờ, khả năng tung phấn, các chỉ tiêu về bắp của giống ngô đường lai 10.
- Nghiên cứu ảnh hưởng của phân bón và mật độ đến đến khả năng chống
chịu sâu bệnh và chống đổ của cỏc dũng ngụ.
- Nghiên cứu ảnh hưởng của phân bón và mật độ đến phẩm chất của giống
đường lai 10.
- Nghiên cứu ảnh hưởng của phân bón và mật độ đến các yếu tố cấu thành
năng suất và năng suất và hạt của giống ngô đường lai 10;
- Nghiên cứu hiệu quả kinh tế của các mức phân bón đối với giống ngô

đường lai 10.
3.3.1 Quy trình thí nghiệm
- Thời vụ: vụ Đông 2011
- Mật độ: M1: 7,5 vạn cõy/ha, M2: 6,5 vạn cõy/ha, M3: 5,5 cõy/ha.
- Khoảng cách hàng x cây: M1: 60 x 23, M2: 60 x 26, M3: 60 x 29.
- Khoảng cách giữa các hàng x hàng 0.7(m), chiều dài mỗi hàng là 4m.
- Làm đất: cày sâu, bừa nhỏ đảm bảo đất tơi xốp, bằng phẳng, sạch cỏ dại
- Gieo hạt: gieo 3 hạt/ hốc, sau đó tỉa định cây khi ngô còn 1 – 2 lá.
- Chăm sóc: làm cỏ, bón phân khi cây có từ 3-4 lá; Tỉa cây khi cây có từ
4-5 lá, làm cỏ, bón phân, vun nhẹ khi ngô có 7-9 lá, làm cỏ, bón phân và vun cao
khi ngô được 11-12 lá (theo quy trình của Viện Nghiên cứu Ngô)
- Bón phân: (tính trên 1ha)
+Lượng bón: 360kg Đạm : 700kg Lân : 200kg Kali.
+Thời kỳ bón:
18

×