Tải bản đầy đủ (.pdf) (159 trang)

nghiên cứu khả năng sinh trưởng, phát triển của một số giống ngô lai có triển vọng vụ xuân và thu đông năm 2009 tại thái nguyên

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (885.01 KB, 159 trang )

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên


1
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM




HÀ THỊ HỒNG NHUNG




"NGHIÊN CỨU KHẢ NĂNG SINH TRƢỞNG,
PHÁT TRIỂN CỦA MỘT SỐ GIỐNG NGÔ LAI
CÓ TRIỂN VỌNG VỤ XUÂN VÀ THU ĐÔNG
NĂM 2009 TẠI THÁI NGUYÊN"

Chuyên ngành: Trồng trọt
Mã số : 60.62.01



LUẬN VĂN THẠC SỸ KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP






Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: TS. PHAN THỊ VÂN






THÁI NGUYÊN - 2010
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên


2
LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan những số liệu và kết quả nghiên cứu đƣợc trình bày
trong luận văn này là hoàn toàn trung thực và chƣa công bố trong bất kỳ công
trình nghiên cứu khoa học nào.
Các thông tin trích dẫn, tài liệu tham khảo sử dụng để hoàn thành luận
văn đƣợc chỉ rõ nguồn gốc.




Tác giả


Hà Thị Hồng Nhung













Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên


3
LỜI CẢM ƠN

Trong suốt thời gian thực tập tốt nghiệp đến khi hoàn thành luận văn
thạc sỹ khoa học nông nghiệp, tôi luôn nhận đƣợc sự giúp đỡ, quan tâm và
hƣớng dẫn tận tình về phƣơng pháp nghiên cứu thí nghiệm cũng nhƣ hoàn
thiện luận văn của cô giáo TS. Phan Thị Vân; Sự hợp tác rất nhiệt tình và có
trách nhiệm của các em sinh viên cũng nhƣ sự yêu thích học hỏi, ứng dụng
những tiến bộ khoa học mới vào sản xuất của bà con nông dân tại xã Hồng
Tiến, huyện Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên.
Để luận văn này đƣợc hoàn thành, tôi xin trân trọng cảm ơn:
Tiến sỹ Phan Thị Vân, Trƣởng Bộ môn cây Lƣơng thực - cây Công
nghiệp, trƣờng Đại học Nông Lâm Thái Nguyên, ngƣời tận tâm theo dõi và
chỉ bảo tôi trong suốt quá trình thực hiện đề tài.
Tôi xin trân trọng cảm ơn các thầy cô giáo Khoa Sau Đại học; Khoa
Nông học, Trƣờng Đại học Nông Lâm Thái Nguyên và các cán bộ Viện
nghiên cứu ngô đã tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong quá trình học tập và
nghiên cứu.

Xin trân trọng cảm ơn bà con nông dân xã Hồng Tiến, huyện Phổ Yên,
Thái Nguyên đã giúp đỡ nhiệt tình trong quá trình thực hiện và đánh giá hiệu
quả mô hình trình diễn giống ngô mới có triển vọng.
Và cuối cùng, xin chân thành cảm ơn tới gia đình, đồng nghiệp và bạn
bè, những ngƣời luôn quan tâm, sát cánh bên tôi trong suốt thời gian học tập
và nghiên cứu vừa qua.
Xin trân trọng cảm ơn!
Tác giả

Hà Thị Hồng Nhung
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên


4
MỤC LỤC

Mục lục
Trang
MỞ ĐẦU
1

1. Đặt vần đề
1

2. Mục tiêu
2

3. Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn
2
Chƣơng 1- TỔNG QUAN TÀI LIỆU

3

1.1. Cơ sở khoa học của đề tài
3

1.2. Giá trị kinh tế của cây ngô
4

1.3. Các loại giống ngô
5

1.3.1. Giống ngô thụ phấn tự do
5

1.3.1.1. Giống ngô địa phƣơng
6

1.3.1.2. Giống ngô thụ phấn tự do cải tiến
6

1.3.2. Giống ngô lai
8

1.3.2.1. Ƣu thế lai
8

1.3.2.2. Các loại giống ngô lai
13

1.4. Tình hình sản xuất ngô trên Thế giới và Việt Nam

15

1.4.1. Tình hình sản xuất ngô trên thế giới
15

1.4.2. Tình hình sản xuất ngô ở Việt Nam
19

1.4.3. Tình hình sản xuất ngô tại Thái Nguyên
22

1.5. Tình hình nghiên cứu ngô trên Thế giới và Việt Nam
24

1.5.1. Tình hình nghiên cứu ngô trên thế giới
24

1.5.2. Tình hình nghiên cứu ngô ở Việt Nam
27

1.6. Những vấn đề đặt ra cho ngành sản xuất ngô Việt Nam
30

1.6.1. Thách thức đối với ngành sản xuất ngô Việt Nam
31

1.6.2. Cơ hội đối với ngành sản xuất ngô Việt Nam
31

1.6.3. Một số giải pháp

32
Chƣơng 2 - NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
34

2.1. Vật liệu nghiên cứu
34

2.1.1. Vật liệu
34

2.1.2. Địa điểm và thời gian nghiên cứu
35
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên


5

2.2. Nội dung nghiên cứu
35

2.3. Quy trình và kỹ thuật áp dụng
36

2.4. Phƣơng pháp nghiên cứu
37

2.4.1. Đánh giá khả năng sinh trƣởng phát triển của các
giống ngô lai tham gia thí nghiệm
37


2.4.1.1.Phƣơng pháp bố trí thí nghiệm
37

2.4.1.2. Các chỉ tiêu nghiên cứu
38

2.4.2. Thu thập số liệu mô hình trình diễn
43

2.4.3. Thu thập số liệu khí tƣợng
43

2.4.4. Phƣơng pháp xử lý số liệu
44
Chƣơng 3 - KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN


3.1. Khả năng sinh trƣởng và phát triển của các giống ngô
thí nghiệm vụ Xuân và Thu Đông năm 2009
45

3.1.1. Các giai đoạn sinh trƣởng và phát triển của các giống
ngô thí nghiệm vụ Xuân và Thu Đông năm 2009 tại
Thái Nguyên
45

3.1.1.1. Giai đoạn từ gieo đến trỗ cờ, tung phấn, phun râu
47

3.1.1.2. Giai đoạn từ gieo đến chín sinh lý

50

3.1.2. Tốc độ tăng trƣởng của các giống ngô thí nghiệm vụ
Xuân và Thu Đông năm 2009 tại Thái Nguyên
51

3.1.3. Tốc độ ra lá của các giống ngô thí nghiệm vụ Xuân và
Thu Đông thí nghiệm năm 2009
54

3.1.4. Đặc điểm hình thái của các giống ngô thí nghiệm vụ
Xuân và Thu Đông năm 2009
57

3.1.4.1. Chiều cao cây (cm)
59

3.1.4.2. Chiều cao đóng bắp
60

3.1.4.3. Số lá trên cây
62

3.1.4.4. Chỉ số diện tích lá (LAI)
64

3.1.5. Khả năng chống chịu của các giống tham gia thí
nghiệm vụ Xuân và Thu Đông năm 2009
66


3.1.5.1. Khả năng chống chịu sâu bệnh của các giống ngô
67
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên


6
thí nghiệm

3.1.5.2. Khả năng chống đổ của các giống tham gia thí
nghiệm
72

3.1.6. Trạng thái cây, trạng thái bắp và độ bao bắp của các
giống ngô tham gia thí nghiệm vụ Xuân và Thu
Đông năm 2009
73

3.1.6.1. Trạng thái cây
75

3.1.6.2. Trạng thái bắp
75

3.1.6.3. Độ bao bắp
76

3.1.7. Năng suất và các yếu tố cấu thành năng suất
76

3.1.7.1. Các yếu tố cấu thành năng suất

79

3.1.7.2. Năng suất của các giống ngô thí nghiệm
83

3.2. Kết quả trình diễn giống ngô có triển vọng
87

KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ
92

1. Kết luận
92

2. Đề nghị
93


Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên


7
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

CV %
:
Hệ số biến động
CIMMYT
:
Trung tâm cải tạo ngô và lúa mỳ quốc tế

đ/c
:
Đối chứng
FAO
:
Tổ chức nông nghiệp và lƣơng thực Liên Hợp
Quốc
IPRI
:
Viện nghiên cứu chƣơng trình lƣơng thực thế giới
KL
1000

:
Khối lƣợng 1000 hạt
LSD
5%

:
Sự sai khác nhỏ nhất có ý nghĩa ở mức 0,05
LAI
:
Chỉ số diện tích lá
NSTK
:
Năng suất thống kê
NSLT
:
Năng suất lý thuyết
NSTT

:
Năng suất thực thu
OPV
:
Giống ngô thụ phấn tự do
TPTD
:
Thụ phấn tự do
ƢTL
:
Ƣu thế lai
WTO
:
Tổ chức thƣơng mại thế giới

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên


8
DANH MỤC CÁC BẢNG VÀ ĐỒ THỊ

A. DANH MỤC BẢNG
Trang


Bảng 1.1
Diện tích, năng suất, sản lƣợng ngô thế giới năm 1961 - 2009
15
Bảng 1.2
Tình hình sản xuất ngô của một số nƣớc trên thế giới năm 2009

17
Bảng 1.3
Dự báo nhu cầu ngô thế giới đến năm 2020
18
Bảng 1.4
Sản xuất ngô Việt Nam giai đoạn 1961 - 2009
20
Bảng 1.5
Tình hình sản xuất ngô của Thái Nguyên
23
Bảng 3.1
Các giai đoạn sinh trƣởng phát triển của các giống ngô thí
nghiệm vụ Xuân và Thu Đông năm 2009
46
Bảng 3.2
Tốc độ tăng trƣởng của các giống ngô tham gia thí nghiệm
vụ Xuân và Thu Đông năm 2009 tại Thái Nguyên
52
Bảng 3.3
Tốc độ ra lá của các giống ngô thí nghiệm vụ Xuân và
Thu Đông năm 2009 tại Thái Nguyên
55
Bảng 3.4
Chiều cao cây và chiều cao đóng bắp của các giống thí nghiệm
vụ Xuân và Thu Đông năm 2009 tại Thái Nguyên
58
Bảng 3.5
Số lá trên cây và chỉ số diện tích lá của các giống ngô thí
nghiệm vụ Xuân và Thu Đông năm 2009
63

Bảng 3.6
Tỷ lệ nhiễm sâu bệnh của các giống ngô thí nghiệm vụ
Xuân và Thu Đông năm 2009
69
Bảng 3.7
Tỷ lệ gãy thân, đổ rễ của các giống ngô thí nghiệm vụ
Xuân và Thu Đông năm 2009
73
Bảng 3.8
Trạng thái cây, trạng thái bắp, độ bao bắp của các giống ngô
tham gia thí nghiệm vụ Xuân và Thu Đông năm 2009
74
Bảng 3.9
Các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất của các
giống ngô thí nghiệm trong vụ Xuân 2009
77
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên


9
Bảng 3.10
Các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất của các giống
ngô tham gia thí nghiệm trong vụ Thu Đông 2009
78
Bảng 3.11
Năng suất thực thu của các giống ngô tham gia thí
nghiệm vụ Xuân và Thu Đông năm 2009
86
Bảng 3.12
Giống, địa điểm và quy mô trình diễn

88
Bảng 3.13
Một số đặc điểm hình thái và năng suất của giống KK09-
1 tại mô hình trình diễn vụ Xuân năm 2010
89
Bảng 3.14
Kết quả đánh giá của nông dân đối với giống ngô lai có
triển vọng
90



B. DANH MỤC BIỂU ĐỒ



Biểu đồ 3.1
Thời gian sinh trƣởng của các giống ngô thí nghiệm vụ
Xuân và Thu Đông năm 2009
47
Biểu đồ 3.2
Chiều cao cây của các giống ngô thí nghiệm vụ Xuân và
Thu Đông năm 2009
59
Biểu đồ 3.3
Chiều cao đóng bắp của các giống ngô tham gia thí
nghiệm vụ Xuân và Thu Đông năm 2009
61
Biểu đồ 3.4
Chỉ số diện tích lá của các giống tham gia thí nghiệm vụ

Xuân và Thu Đông năm 2009
65
Biểu đồ 3.5
Năng suất lý thuyết của các giống ngô tham gia thí
nghiệm vụ Xuân và Thu Đông năm 2009
84
Biểu đồ 3.6
Năng suất thực thu của các giống tham gia thí nghiệm vụ
Xuân và Thu Đông năm 2009
87

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên


1
MỞ ĐẦU

1. ĐẶT VẤN ĐỀ
Cây ngô (Zea mays L.) thuộc họ hòa thảo Poaceae hay Gramineae (A.
Sosa, R. de Ruiz, E.L. Rosa 1997) [25]. Ngô đƣợc trồng ở khắp nơi trên thế
giới từ 38
0
Nam – 58
0
Bắc và là một trong những cây lƣơng thực quan trọng
trong nền kinh tế toàn thế giới. Sản lƣợng ngô đƣợc sử dụng làm lƣơng thực
chiếm 17%, 66% đƣợc sử dụng làm thức ăn cho chăn nuôi, làm nguyên liệu
cho ngành công nghiệp chiếm 5% và cho lĩnh vực xuất khẩu chiếm trên 10%
(Ngô Hữu Tình, 2003)[14]. Ở Việt Nam, ngô là một cây lƣơng thực phổ biến
khắp cả nƣớc, nhiều nhất là ở miền núi. Ngô là nguồn thực phẩm có giá trị

dinh dƣỡng cao. Những bộ phận trên cây ngô có tác dụng rất lớn trong nhiều
lĩnh vực. Hạt ngô ăn trộn với gạo, dùng nấu rƣợu, làm tƣơng; thân lá tƣơi làm
thức ăn cho gia súc (Lê Trần Đức, 1997)[4].
Đối với nông dân vùng Trung du và miền núi phía Bắc, ngô là cây
lƣơng thực quan trọng thứ hai sau cây lúa. Tuy nhiên sản xuất ngô ở vùng này
còn gặp nhiều khó khăn vì điều kiện tự nhiên khí hậu khắc nghiệt và điều kiện
kinh tế xã hội còn hạn chế. Mặt khác nông nghiệp cạnh tranh thể hiện ngày
một rõ nét trong nền kinh tế thị trƣờng hội nhập nền kinh tế thế giới, chủ yếu
trên cơ sở phát triển nông nghiệp sạch, nông nghiệp sinh thái, nông nghiệp đô
thị, nông nghiệp công nghệ cao Trong nƣớc, khi quá trình công nghiệp hóa
và đô thị hóa phát triển, giữa nông nghiệp, công nghiệp và dịch vụ cũng có sự
cạnh tranh về diện tích đất, mặt nƣớc và nhất là nhân lực. Trong nông nghiệp,
sự cạnh tranh này cũng xảy ra ở nhiều mặt nhƣ giữa trồng trọt và chăn nuôi.
Ngƣời nông dân luôn chọn giải pháp công nghệ hợp lý trong điều kiện của
mình, chọn những giống cây trồng phù hợp để sản xuất cho lợi nhuận cao
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên


2
nhất. Sự cạnh tranh trên đƣợc coi nhƣ "quan tòa" xử thắng cho ngƣời sản xuất
nào có sản phẩm chất lƣợng cao nhất và giá thành hạ nhất. Giống tốt đƣợc coi
nhƣ một trong những trợ thủ đắc lực nhất giúp nông dân tăng nhanh hơn hàm
lƣợng chất xám trong nông sản.
Vì vậy, muốn đƣa sản xuất ngô ở Việt Nam kịp với các nƣớc khác
trong khu vực và đạt năng suất bình quân của thế giới, cần mở rộng diện tích
ngô lai một cách hợp lý, đồng thời tăng cƣờng đầu tƣ thâm canh. Do đó, cần
phải chọn tạo đƣợc những giống ngô cho năng suất cao, có khả năng chống
chịu tốt, phù hợp với điều kiện sinh thái của từng vùng. Để tìm ra đƣợc những
giống ngô ƣu việt nhất đƣa vào sản xuất đại trà, cần tiến hành quá trình
nghiên cứu, đánh giá, loại bỏ những giống không phù hợp, giúp cho quá trình

đánh giá và chọn tạo giống đạt hiệu quả cao nhất.
Xuất phát từ nhu cầu thực tiễn nêu trên, chúng tôi tiến hành đề tài
“Nghiên cứu khả năng sinh trưởng, phát triển của một số giống ngô lai có
triển vọng vụ Xuân và Thu Đông năm 2009 tại Thái Nguyên”
2. MỤC TIÊU
Xác định đƣợc một số giống ngô lai có tiềm năng năng suất cao,chống
chịu tốt giới thiệu cho sản xuất đại trà tại Thái Nguyên.
3.Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ Ý NGHĨA THỰC TIỄN
3.1.Ý nghĩa khoa học
- Kết quả nghiên cứu của đề tài là cơ sở khoa học lựa chọn giống phù
hợp với điều kiện sinh thái của tỉnh Thái Nguyên.
3.2. Ý nghĩa thực tiễn
Chọn đƣợc giống ngô phù hợp với điều kiện sinh thái của tỉnh Thái
Nguyên nói riêng và các tỉnh Trung du và miền núi phía Bắc nói chung.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên


3
CHƢƠNG I
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA ĐỀ TÀI
Trong sản xuất nông nghiệp, giống có vai trò rất quan trọng góp phần
nâng cao năng suất và sản lƣợng cây trồng. Khả năng thích ứng của giống với
các điều kiện sinh thái rất khác nhau. Vì vậy, muốn phát huy hiệu quả tối đa
của giống, cần tiến hành nghiên cứu và đánh giá khả năng thích ứng cũng nhƣ
tiềm năng năng suất của các giống mới trƣớc khi đƣa ra sản xuất đại trà, từ đó
tìm ra những giống thích hợp nhất đối với từng vùng sinh thái.
Ngày nay sản xuất ngô muốn phát triển theo hƣớng hàng hoá với sản
lƣợng cao, quy mô lớn nhằm phục vụ nhu cầu thị trƣờng, cần phải có các biện

pháp hữu hiệu nhƣ thay thế các giống cũ, năng suất thấp bằng các giống mới
năng suất cao, chống chịu tốt. Đặc biệt là ở các tỉnh Trung du và miền núi
phía Bắc, sử dụng giống có khả năng chống chịu tốt, cho năng suất cao sẽ góp
phần phát huy hiệu quả kinh tế của giống, đồng thời góp phần xoá đói giảm
nghèo cho đồng bào các dân tộc thiểu số.
Trong những năm gần đây, Việt Nam đã có những bƣớc tiến đáng kể
trong công tác chọn tạo các giống ngô lai. Năng suất, chất lƣợng của các
giống ngô lai không thua kém các giống ngô lai của các công ty nƣớc ngoài.
Những giống ngô lai quy ƣớc của Việt Nam đang có sức cạnh tranh, giá hạt rẻ
bằng 70% giá giống nhập khẩu. Trong công tác chọn tạo giống cây trồng nói
chung và cây ngô nói riêng, việc tạo ra những dòng, giống có khả năng chống
chịu với điều kiện ngoại cảnh bất thuận là cần thiết. Sau khi chọn tạo ra bất kỳ
một dòng, giống mới nào thì công việc khảo nghiệm và đánh giá các đặc tính
nông sinh học của các giống mới đó đƣợc xem là một khâu quan trọng trƣớc
khi đƣa vào sản xuất đại trà. Việc đánh giá biểu hiện của một số giống thƣờng
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên


4
bắt đầu từ việc đánh giá các đặc tính sinh học, đánh giá sự sinh trƣởng, phát
triển, tiềm năng năng suất, khả năng chống chịu sâu bệnh và các điều kiện bất
lợi, phân tích mối tƣơng quan giữa một số chỉ tiêu đến năng suất cây trồng.
Trong những năm gần đây, việc chọn tạo và đƣa vào thử nghiệm vào sản xuất
những giống ngô lai mới có năng suất cao, ổn định và thích nghi với những
vùng sinh thái khác nhau là vấn đề rất quan trọng góp phần đƣa nhanh các
giống ngô tốt vào sản xuất đại trà nhằm nâng cao năng suất, sản lƣợng ngô.
Đề tài nghiên cứu một số giống ngô lai mới tại Thái Nguyên nhằm
đánh giá một cách khách quan, kịp thời, có cơ sở khoa học về tính khác biệt,
độ đồng đều, tính ổn định, khả năng thích ứng, khả năng sinh trƣởng phát
triển, khả năng chống chịu sâu bệnh và điều kiện ngoại cảnh bất thuận cũng

nhƣ tiềm năng cho năng suất của các giống ngô mới.
1.2. GIÁ TRỊ KINH TẾ CỦA CÂY NGÔ
Cây ngô là một trong những cây trồng có giá trị dinh dƣỡng và kinh tế
cao. Hiện nay, ngô là cây lƣơng thực quan trọng ở đồng bằng, trung du và
miền núi và là nguồn thức ăn chính cho chăn nuôi vì ngô có thành phần giá trị
dinh dƣỡng cao hơn gạo (Trần Hồng Uy, 1999)[20]. Trong hạt ngô có chứa 7-
12% protein; 1,8-4,45% lysin và 0,4-1,0% tryptophan tùy theo loại hạt (S.
Krishnaveni, 1983)[37]. Thân ngô ủ chứa 193-238g/kg cellulose, 8-29 g/kg
lignin, protein và các loại amin acid nhƣ lysin, arginin, leucin, prolin,
glutamic acid. Đƣờng trong hemicellulose nhiều nhất là xylose (0,77 g/g),
ngoài ra còn có arabinose (0,17 g/g), galactose (0,06 g/g) và mannose (0,01
g/g) (R.H. Philipps, A.B. McAllan, 1984)[35]. Bắp ngô còn chứa một số loại
khoáng chất và kim loại nhƣ: Na, K, Mg, Ca, Fe, P, S và Cl (G. Ajon,
1939[31].
Có thể nói, về phƣơng diện dinh dƣỡng, ngô là nguyên liệu lý tƣởng để
chế biến thức ăn cho gia súc, đặc biệt là thức ăn công nghiệp, 70% chất tinh
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên


5
trong thức ăn tổng hợp là từ ngô. Ở các nƣớc phát triển, phần lớn sản lƣợng
ngô đƣợc dùng cho chăn nuôi, Mỹ 76%, Bồ Đào Nha 91%, ý 93%, Trung
Quốc 76% (Ngô Hữu Tình, 2003)[14].
Mặt khác, trong đông y, ngô là cây trồng cũng có tác dụng rất lớn. Mỗi
bộ phận trên cây ngô đều có tác dụng chữa các bệnh khác nhau. Râu ngô và
ruột cây ngô có vị ngọt, tính bình, có tác dụng lợi tiểu, tiêu thũng, thông mật,
cầm máu. Cây ngô còn đƣợc sử dụng chữa bệnh huyết áp cao bằng cách uống
nƣớc luộc bắp hằng ngày, mỗi ngày 2 - 3 lần, uống liền hai, ba tháng, Chữa
đái đƣờng theo cách uống mỗi ngày 20 – 30g bột mầm bắp ngô khô trong
nƣớc sắc đọt khoai lang đỏ, hay hằng ngày ăn chè bắp sữa nấu với củ mài,

đồng thời ăn rau lang đỏ nấu canh, chữa phù thũng, viêm thận cấp, đái đỏ hay
viêm gan tắc mật, đái vàng và da vàng theo tỷ lệ 40g râu bắp hay 150g ruột
cây bắp sắc uống (Viện dƣợc liệu, 1990)[23]. Ngô còn dùng để chữa những
bệnh về tim, đau thận, tê thấp, sỏi thận, viêm túi mật, viêm gan với hiện tƣợng
trở ngại bài tiết mật, có thể dùng bắp dƣới hình thức thuốc pha hoặc nấu sôi,
hay chế thành cao lỏng, mỗi ngày uống 2-3 lần, mỗi lần 30-40 giọt trƣớc bữa
ăn (Đỗ Tất Lợi, 1986)[5]. Nhờ tính chức ức chế protease, bắp cũng nhƣ đậu,
gạo có khả năng ngăn cản ung thƣ vú, da, ruột kết ở động vật, có tác dụng làm
giảm hạ ung thƣ vú, tuyến tiền liệt, ruột kết trong cơ thể con ngƣời (W. Troll,
R. Wer, 1983)[38].
1.3. CÁC LOẠI GIỐNG NGÔ
Giống ngô đƣợc chia làm 2 nhóm chính: Nhóm ngô thụ phấn tự do và
nhóm ngô lai (FAO/UNDF/VIE/80/004, 1998)[29].
1.3.1. Giống ngô thụ phấn tự do (TPTD - open pollinated variety)
Giống ngô TPTD là một danh từ chung để chỉ các loại giống mà trong
quá trình sản xuất hạt giống con ngƣời không cần can thiệp vào quá trình thụ
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên


6
phấn, chúng đƣợc tự do thụ phấn (thụ phấn mở) (Dƣơng Văn Sơn, 1996)[18].
Đây là những khái niệm tƣơng đối nhằm phân biệt với giống ngô lai. Các
giống TPTD có đặc điểm sử dụng hiệu ứng gen cộng trong chọn tạo giống, có
nền di truyền và khả năng thích ứng rộng, cho năng suất khá. Độ đồng đều
chấp nhận, dễ sản xuất và thay giống, giống sử dụng 2 đến 3 đời, giá giống rẻ.
Giống ngô TPTD bao gồm giống ngô địa phƣơng (Local Variety), giống ngô
tổng hợp (Improved Variety) và giống ngô hỗn hợp.
1.3.1.1. Giống ngô địa phương (Local Variety)
Đây là những giống ngô đƣợc trồng từ lâu đời ở một vùng sản xuất với
tác động chọn lọc của ngƣời địa phƣơng. Với các đặc điểm nhƣ thích ứng với

điều kiện khí hậu, điều kiện canh tác và tập quán sản xuất địa phƣơng; Phẩm
chất phù hợp với thị hiếu và cách thức chế biến của dân địa phƣơng; Chống
chịu tốt, dễ bảo quản giống ngô địa phƣơng đang đƣợc dùng làm nguồn vật
liệu để lai với nguồn nhập nội nhằm tạo ra các giống lai có năng suất cao hơn
mà vẫn giữ đƣợc đặc tính tốt (Trần Nhƣ Luyện và Luyện Hữu Chỉ, 1982)[6].
1.3.1.2. Giống ngô thụ phấn tự do cải tiến (Improved Variety)
Giống ngô TPTD cải tiến là tập hợp các kiểu hình tƣơng đối đồng đều,
đại diện cho phần ƣu tú nhất của một quần thể trong một chu kỳ cải tiến nào
đó, bao gồm các giống tổng hợp và giống hỗn hợp có đặc điểm chính nhƣ
hiệu ứng gen cộng đƣợc khai thác trong chọn tạo giống, có nền di truyền rộng
nên thích ứng rộng, có tiềm năng năng suất khá hơn các giống địa phƣơng, độ
đồng đều chấp nhận đƣợc, dễ sản xuất giống, giá giống rẻ, giống sử dụng
đƣợc 2 – 3 đời (Mai Xuân Triệu, 1998)[15].
* Giống ngô tổng hợp (Synthetic variety): Là giống lai nhiều dòng qua
con đƣờng đánh giá khả năng kết hợp chung của các dòng, thƣờng trên 6 dòng
nhƣ TH2A, TSB1, TSB2, VN1, MSB49, Q2, Nù n1 (Sparague, 1977)[36].
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên


7
Giống tổng hợp đƣợc sử dụng đầu tiên trong sản xuất do đề xuất của
Hayse và Garber năm 1919 (Ngô Hữu Tình và cộng sự, 1997)[12]. Hai tác giả
này cho rằng sản xuất hạt giống ngô cải tiến bằng cách tái hợp nhiều dòng tự
phối có ƣu điểm hơn so với lai đơn, lai kép vì nông dân có thể giữ đƣợc giống
từ 2-3 vụ. Muốn tạo giống tổng hợp cần tiến hành qua các bƣớc sau:
Bƣớc 1: Chọn tạo các dòng thuần.
Bƣớc 2: Xác định khả năng kết hợp chung của các dòng thuần.
Bƣớc 3: Lai giữa các dòng tốt và có khả năng kết hợp chung cao để tạo
tổng hợp.
Bƣớc 4: Duy trì và cải thiện quần thể (tổng hợp) bằng các phƣơng pháp

lọc trong quần thể.
Ngoài ra, một số nhà chọn tạo giống còn cho rằng nguồn vật liệu tạo
giống tổng hợp có thể là giống hay quần thể nhƣng phải thử khả năng kết hợp
chung của chúng. Giống tổng hợp còn đƣợc coi là nguồn vật liệu tốt để rút
dòng tạo giống ngô lai (Ngô Hữu Tình và cộng sự, 1997)[12].
* Giống ngô hỗn hợp (Composite variety): Là thế hệ tiến triển của tổ
hợp các nguồn vật liệu ƣu tú có nền di truyền khác nhau. Nguồn vật liệu này
bao gồm các giống thụ phấn tự do, giống tổng hợp, đƣợc chọn theo một số
chỉ tiêu nhƣ năng suất hạt, thời gian sinh trƣởng, dạng và màu hạt, tính chống
chịu với điều kiện ngoại cảnh. Những giống ngô thụ phấn tự do cải tiến đầu
tiên ra đời vào những năm 70 của thế kỉ XIX, khi các nhà chọn giống tiến
hành lai giữa các quần thể với nhau và áp dụng phƣơng pháp chọn lọc đối với
quần thể mới.
Quá trình tạo giống hỗn hợp bao gồm các bƣớc sau:
- Bƣớc 1: Chọn thành phần bố mẹ.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên


8
- Bƣớc 2: Lai thử, chọn các cặp lai cho năng suất cao ở F1 và ít suy
giảm ở F2.
- Bƣớc 3: Tạo lập hỗn hợp bằng cách thụ phấn dây chuyền hoặc luân
giao.
- Bƣớc 4: Duy trì và cải thiện giống bằng phƣơng pháp chọn lọc quần
thể.
Giống hỗn hợp có vai trò đáng kể trong nghề trồng ngô các nƣớc nhiệt
đới đang phát triển trong những năm qua (Ngô Hữu Tình và cộng sự,
1997)[12]. Ở nƣớc ta đã có những giống ngô hỗn hợp nổi tiếng nhƣ: VM1,
TSB2, MSB49, TSB1…
Giống hỗn hợp khác giống tổng hợp ở chỗ có nền di truyền rộng và nhà

chọn giống không thể kiểm soát đƣợc chặt chẽ khả năng kết hợp của các vật
liệu tạo giống (Mai Xuân Triệu, 1998)[15].
1.3.2. Giống ngô lai (Hybrid maize)
Ngô lai là kết quả của ứng dụng ƣu thế lai trong tạo giống hay nói cách
khác đây là kết quả của tác động gen trội (Ngô Hữu Tình và cộng sự,
1997)[12]. Ngô lai là một thành tựu khoa học nông nghiệp cực kỳ quan trọng
trong nền kinh tế thế giới, là cuộc “cách mạng xanh” của nửa thế kỷ XX.
Giống ngô lai sử dụng hiệu ứng trội và siêu trội trong quá trình chọn tạo
giống; giống có nền di truyền hẹp, thích ứng hẹp; năng suất và độ đồng đều
cao, hạt giống chỉ sử dụng đƣợc một đời F1, giá thành giống đắt.
1.3.2.1. Ưu thế lai
Ƣu thế lai là sự tăng cƣờng về sức sống, khả năng phát triển, khả năng
thích ứng, khả năng sinh sản của con lai thế hệ thứ nhất so với dạng bố mẹ.
Khi lai các dòng tự thụ phấn hoặc cận phối với nhau (đặc biệt là các
dòng đã đạt tới mức cận phối tối thiểu) con lai thế hệ thứ nhất luôn luôn đồng
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên


9
nhất, có sức sống và năng suất cao hơn hẳn bố mẹ. Từ thế hệ thứ hai trở đi,
tính ƣu việt đó giảm đi nhanh chóng, mất dần ở các thế hệ tiếp theo.
a. Phân loại ưu thế lai
* Trong chọn giống ngƣời ta phân biệt ba loại ƣu thế lai:
+ Ƣu thế lai sinh sản: Ở cây lai, các cơ quan sinh sản phát triển tốt hơn,
độ hữu dục cao hơn dẫn đến năng suất hạt và quả tốt hơn bố mẹ.
+ Ƣu thế lai sinh dƣỡng: Biểu hiện ở cây lai sự phát triển của các bộ
phận sinh dƣỡng mạnh hơn bố mẹ.
+ Ƣu thế lai thích ứng: Biểu hiện ở cây lai sức sống cao hơn, khả năng
chống chịu cao hơn bố mẹ trong các điều kiện ngoại cảnh bất lợi.
* Căn cứ về tính trạng, ƣu thế lai đƣợc phân loại nhƣ sau:

- Ƣu thế lai về hình thái: Biểu hiện qua sức mạnh phát triển trong thời
gian sinh trƣởng và phát triển nhƣ tầm vóc cây, số lá…
- Ƣu thế lai về năng suất: Biểu hiện quan trọng nhất của giống ngô lai
đối với sản xuất đại trà là ƣu thế lai về năng suất nhƣ: tỷ lệ hạt/bắp, khối
lƣợng hạt, chiều dài bắp, số bắp/cây… Theo Richey (1927) ƣu thế lai về năng
suất ở cây ngô với giống lai đơn giữa các dòng có thể đạt từ 193% - 263% so
với trung bình bố mẹ (Trần Hồng Uy, 1985)[19].
- Ƣu thế lai thích ứng: Biểu hiện thông qua khả năng chống chịu với
điều kiện bất thuận nhƣ hạn, rét, sâu bệnh…
- Ƣu thế lai về sinh lý, sinh hóa: Là sự tăng cƣờng biểu hiện quá trình
trao đổi chất (Nguyễn Văn Cƣơng, 1995) [1].
Khi lai hai vật liệu với nhau có thể thu đƣợc cây lai với 3 mức độ biểu
hiện: tốt hơn hẳn so với bố mẹ, đạt mức trung bình giữa bố và mẹ, kém hơn
so với bố mẹ. Theo Xôcôlôp (1995) chỉ có 37% số tổ hợp có năng suất cao
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên


10
hơn bố mẹ, 46% số tổ hợp bằng mức trung gian của bố mẹ, 17% số tổ hợp
thấp hơn bố mẹ (Trần Văn Minh, 2004)[9].
Ƣu thế lai ở ngô thể hiện rất rõ khi lai giữa các giống và khi lai giữa
các dòng tự phối. Kết quả nghiên cứu ở nhiều nƣớc cho thấy trong điều kiện
tƣơng tự, ngô lai giữa các giống tăng năng suất 10-20%, giống lai giữa các
dòng thuần tăng năng suất 20-30% so với các giống địa phƣơng tốt nhất.
b. Các chỉ tiêu đánh giá ưu thế lai.
Ƣu thế lai có thể biểu thị bằng ba cách, tùy thuộc vào mục đích đƣợc sử
dụng để so sánh năng suất của con lai: Ƣu thế lai trung bình là so sánh con lai
với năng suất trung bình của bố mẹ, ƣu thế lai thực (so với bố mẹ tốt nhất) và
ƣu thế lai chuẩn (so với giống tiêu chuẩn).
- Ƣu thế lai trung bình (heterosis) còn gọi là ƣu thế lai giả định: Là sự

hơn hẳn của con lai so với giá trị trung bình của bố mẹ. Ƣu thế lai trung bình
đƣợc tính bằng công thức sau:
100
2
2
(%)
21
21
1
x
PP
PP
F
H
m





Trong đó: Hm: Ƣu thế lai trung bình
F1: Giá trị trung bình của tính trạng ở cây lai F1
- Ƣu thế lai thực (heterobetiosis): Là sự hơn hẳn của con lai so với bố
hoặc mẹ tốt nhất một tính trạng nào đó.
100(%)
1
x
P
PF
H

B
B
B



Trong đó: H
B
: Ƣu thế lai thực
F1: Giá trị trung bình của tính trạng ở cây lai F1
P
B
: Chỉ giá trị tƣơng ứng của bố hoặc mẹ tốt nhất
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên


11
- Ƣu thế lai chuẩn (standar heterosis): Biểu thị tính ƣu việt của con lai
về một hay một số tính trạng nào đó so với giống thƣờng dùng tốt nhất ở một
vùng nhất định.

100(%)
1
x
S
SF
Hs




Trong đó:
Hs: Ƣu thế lai chuẩn
F1: Chỉ giá trị tính trạng cần quan tâm của con lai F1
P1, P2: Chỉ giá trị tính trạng tƣơng ứng của bố mẹ đem lại
P
B
: Chỉ giá trị tƣơng ứng của bố hoặc mẹ tốt nhất
S: Chỉ giá trị tính trạng của giống chuẩn tốt nhất của vùng
* Ƣu thế lai có thể có giá trị dƣơng (F1 tốt hơn bố hoặc mẹ hoặc giống
chuẩn).
* Ƣu thế lai có thể có giá trị âm (F1 thấp hơn bố hoặc mẹ hoặc giống
chuẩn về chiều cao cây, thời gian sinh trƣởng ).
Đối với cây giao phấn, ƣu thế lai đƣợc tạo ra từ các tổ hợp lai của các
dòng thuần cho nên khi đánh giá ƣu thế lai của chúng chỉ cần dựa vào công
thức tính của ƣu thế lai chuẩn (Nguyễn Đức Lƣơng và cộng sự, 1999)[7].
c. Cơ sở di truyền của ưu thế lai
Để sử dụng tối đa hiệu ứng ƣu thế lai, cần hiểu rõ về cơ sở di truyền của
ƣu thế lai. Tuy nhiên, qua nhiều năm nghiên cứu và ứng dụng vẫn chƣa có
một cơ sở lý thuyết thống nhất và trọn vẹn về ƣu thế lai. Hiện tại vẫn tồn tại
nhiều giả thuyết, mỗi giả thuyết chỉ giới hạn bởi những kết quả thực nghiệm
nhất định. Ƣu thế lai có thể là kết quả của trội hoàn toàn và không hoàn toàn
(siêu trội), tƣơng tác giữa các gen (ức chế), tƣơng tác giữa tế bào chất của mẹ
và nhân của bố hoặc có thể tổ hợp tất cả các yếu tố trên.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên


12
Về bản chất, ƣu thế lai là một biểu hiện phức tạp không thể giải thích
đƣợc khi dựa vào một nguyên nhân đơn lẻ nào. Hai giả thuyết quan trọng có ý
nghĩa ứng dụng thực tế nhất là giả thuyết tính trội và siêu trội. Để tạo ra giống

lai có ƣu thế lai cao, nguồn bố mẹ phải đa dạng, xa nhau về di truyền và thuộc
các nhóm ƣu thế lai khác nhau.
* Giả thuyết tính trội: Theo giả thuyết tính trội, ƣu thế lai là kết quả tác
động và tƣơng tác của alen trội có lợi. Dị hợp tử không cần thiết chừng nào bố
mẹ của con lai có tối đa số alen trội kết hợp với nhau hay bổ sung tính trội
(tác động tích lũy các gen trội có lợi).
Ví dụ: AAbbCCdd x aaBBccDD


AaBbCcDd (F1)
Nếu a, b, c, d là các gen gây hại thì các alen trội A, B, C, D sẽ có tác
dụng nâng cao sức sống.
Do tác động cộng gộp của các gen trội không alen cùng quy định một
tính trạng hoặc do tác động bổ sung của hai gen trội A-B- làm phát sinh tính
trạng mới.
Các gen xấu dù trội hay lặn nếu ở trạng thái đồng hợp tử làm xuất hiện
tính trạng xấu, nếu ở trạng thái dị hợp tử sẽ khắc phục đƣợc hiện tƣợng
này.Vấn đề quan trọng nhất mà giả thuyết này đề ra cho công tác chọn tạo
giống là từ các dạng ƣu thế lai việc tìm ra các cá thể có kiểu gen trội đồng hợp
tử rất khó khăn.
* Giả thuyết siêu trội: Đối với giả thuyết siêu trội, dị hợp tử là cần thiết
để tạo nên ƣu thế lai. Trạng thái dị hợp tử vƣợt hiệu ứng của gen trội; kiểu
hình của thể dị hợp tử ƣu việt hơn kiểu hình thể đồng hợp tử.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên


13
Thuyết này giải thích sự suy yếu của các dòng cận phối là do tích lũy
các gen lặn cũng nhƣ gen trội ở trạng thái đồng hợp tử đều yếu hơn, kém ƣu
việt hơn kiểu gen ở trạng thái dị hợp tử. Thuyết siêu trội giải thích ƣu thế lai

nhƣ tích lũy các gen ở trạng thái dị hợp tử làm tăng tính trội, ảnh hƣởng đến
sức sống vƣợt xa bất cứ tác dụng của một loại alen đồng hợp tử nào.
1.3.2.2. Các loại giống ngô lai
Ngô lai đƣợc chia thành hai nhóm: Giống lai không quy ƣớc
(Nonconventional hybrid) và giống lai quy ƣớc (Conventional hybrid) (Viện
nghiên cứu ngô, 1996)[24].
* Giống ngô lai không quy ước (Nonconventional hybrid).
Giống ngô lai không quy ƣớc là giống ngô đƣợc tạo ra khi có ít nhất bố
hoặc mẹ không phải là dòng thuần.
Các giống lai không quy ƣớc có thể là:
+ Giống x Giống: Giống lai giữa các giống thƣờng cho năng suất cao
15 – 18% so với giống thụ phấn tự do có cùng thời gian sinh trƣởng
+ Dòng x Giống (lai đỉnh): Cho năng suất cao hơn 25 – 30% so với
giống thụ phấn tự do có cùng thời gian sinh trƣởng.
+ Lai đơn x giống (lai đỉnh kép): Cho năng suất cao hơn 20 – 30% so
với giống thụ phấn tự do có cùng thời gian sinh trƣởng,
+ Gia đình x gia đình
Trong đó lai đỉnh (dòng x giống) và lai đỉnh kép (lai đơn x giống) đƣợc
ứng dụng rộng rãi nhất.
Hiện nay ở các nƣớc đang phát triển, sử dụng chủ yếu là lai đỉnh kép và
lai đỉnh kép cải tiến. Trong tƣơng lai khi các nƣớc này có đủ điều kiện về kinh
tế và kỹ thuật thì vai trò của các giống ngô lai không qui ƣớc sẽ thu hẹp và
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên


14
thay thế dần bằng các giống lai qui ƣớc (Ngô Hữu Tình và cộng sự,
1997)[12].
Ngô lai không quy ƣớc đƣợc sử dụng rộng rãi ở Việt Nam vào giai
đoạn 1993 – 1997 vì chƣơng trình ngô lai Việt Nam lúc đó mới bắt đầu. Đó là

những giống nhƣ LS-3, LS-4, LS-7, LS-8.
* Giống ngô lai quy ước (Conventional hybrid)
Là giống ngô tạo ra bằng cách lai các dòng thuần với nhau, loại giống
lai này phụ thuộc số dòng thuần tham gia. Đây là phƣơng thức sử dụng có
hiệu quả nhất của hiện tƣợng ƣu thế lai, do đó lợi dụng đƣợc hiệu ứng trội và
hiệu ứng siêu trội khi lai các dòng tự phối đời cao với nhau. Các giống lai quy
ƣớc có thể là lai đơn, lai đơn cải tiến, lai ba, lai ba cải tiến, lai kép.
+ Lai đơn: Là giống tạo ra giữa 2 dòng thuần, (A x B) trong đó A, B là
dòng thuần. Một số giống ngô lai đơn có năng suất cao, phẩm chất tốt đƣợc sử
dụng phổ biến trong sản xuất nhƣ LVN 10, LVN4, LVN20, LVN99
+ Lai đơn cải tiến: Lai đơn cải tiến (A x A’) x B hoặc (A x A’) x (B x
B’), trong đó A, B là dòng thuần, A’, B’ là các dòng chị em với A, B.
+ Lai ba: Lai giữa giống lai đơn và một dòng tự phối, [(A x B) x C]
trong đó A, B, C là dòng thuần.
+ Lai ba cải tiến: Là giống lai tạo ra giữa một giống lai đơn với một tổ
hợp lai giữa các dòng chị em, [(A x B x (C x C’)] trong đó A, B, C, C’ là
dòng thuần, C, C’ là dòng chị em.
+ Lai kép: Lai giữa hai giống lai đơn, [(A x B) x (C x D)], trong đó A,
B, C, D là dòng thuần.
Hiện nay nhiều giống ngô lai quy ƣớc đƣợc sử dụng rất rộng rãi trong
sản xuất nhƣ: LVN-10, DK-888, LVN-98, LVN-4, LVN-17, C-919, LVN-23
(ngô rau), LVN-24…
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên


15
1.4. TÌNH HÌNH SẢN XUẤT NGÔ TRÊN THẾ GIỚI VÀ VIỆT NAM
1.4.1. Tình hình sản xuất ngô trên thế giới
Ngô là cây ngũ cốc có vị trí quan trọng đứng thứ 3 sau lúa mỳ và lúa
nƣớc. Giữa những năm 90 của thế kỷ XX, ngô còn xếp thứ 3 về diện tích và

sản lƣợng, song hơn 50 năm gần đây, ngô vƣợt lên đứng đầu về diện tích,
năng suất và sản lƣợng, là cây trồng có tốc độ tăng trƣởng về năng suất cao
nhất trong các cây lƣơng thực chủ yếu.
Bảng 1.1. Diện tích, năng suất, sản lượng ngô thế giới năm 1961 - 2009
Chỉ tiêu
Năm
Diện tích
(triệu ha)
Năng suất
(tạ/ha)
Sản lƣợng
(triệu tấn)
1961
105,48
19,4
205.00
2004
147,47
49,48
729,21
2005
147,44
48,42
713,91
2006
148,61
47,53
706,31
2007
158,61

49,69
788,11
2008
161,02
51,09
822,71
2009
159,53
51,22
817,11
Nguồn: Số liệu thống kê của FAO, năm 2010 [28]
Qua bảng số liệu trên cho thấy, năm 1961, năng suất ngô trung bình của
thế giới chỉ chƣa đến 20 tạ/ha nhƣng đến năm 2004 năng suất ngô trên thế
giới đã đạt 49,48 tạ/ha. Năm 2009, diện tích trồng ngô gần bằng diện tích
trồng lúa nƣớc, với 159,53 triệu ha, năng suất đạt 51,22 tạ/ha, và sản lƣợng
đạt 817,11 triệu tấn.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên


16
Trong khí đó, diện tích trồng lúa nƣớc năm 1961 là 115,26 triệu ha,
năng suất 18,7 tạ /ha, sản lƣợng 215,27 triệu tấn. Năm 2009, diện tích 161,42
triệu ha, năng suất đạt 42,04 tạ/ha, sản lƣợng đạt 678,69 triệu tấn.
Diện tích trồng lúa mỳ năm 1961 đạt 200,88 triệu ha, năng suất đạt 10,9
tạ/ha, sản lƣợng thu đƣợc 219,22 triệu tấn. Năm 2009, diện tích 225,44 triệu
ha, năng suất 30,25 tạ/ha, sản lƣợng đạt 681,92 triệu tấn (FAOSTAT,
2010)[28].
Nhƣ vậy, trong những năm qua, lúa nƣớc, lúa mỳ và ngô vẫn là những
cây trồng chủ lực trong sản xuất nông nghiệp thế giới, mặc dù diện tích trồng
ngô của thế giới năm 2009 có thấp hơn so với lúa nƣớc nhƣng năng suất và

sản lƣợng ngô vẫn đứng đầu trong những cây lƣơng thực chủ yếu trên thế
giới.
Diện tích ngô của thế giới năm 2009 giảm 1,49 triệu ha so với năm
2008, xong năng suất và sản lƣợng ngô vẫn tăng, điều đó cho thấy ƣu thế của
các giống ngô lai mới có năng suất cao ngày càng phát huy đƣợc thế mạnh.
Có thể nói thành tựu trong nghiên cứu, chọn tạo và sản xuất giống ngô lai đã
đƣa năng suất ngô đứng ở vị trí hàng đầu trong các cây lƣơng thực chính.
Kết quả trên có đƣợc trƣớc hết là nhờ ứng dụng ƣu thế lai trong chọn
tạo giống đồng thời không ngừng cải thiện các biện pháp kỹ thuật canh tác.
Trong công tác cải tạo giống cây trồng dựa trên cơ sở ƣu thế lai, cây ngô lai
đƣợc ghi nhận là một thành công kỳ diệu của nhân loại. Nhờ sử dụng giống
ngô lai và kỹ thuật trồng trọt tiên tiến mà năng suất ngô trên thế giới đã tăng
1,83 lần trong vòng 30 năm (1960-1990).
Hiện nay, tình hình sản xuất ngô của một số nƣớc trên thế giới cũng đã
có nhiều thay đổi, thể hiện cụ thể qua bảng 1.2

×