Tải bản đầy đủ (.pdf) (118 trang)

nghiên cứu khả năng thích ứng và một số biện pháp kỹ thuật sản xuất cà chua vụ đông xuân 2009 - 2010 và 2010 - 2011 tại thái nguyên

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (869.02 KB, 118 trang )

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

1
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM




LẠI VIỆT CƢỜNG









NGHIÊN CỨU KHẢ NĂNG THÍCH ỨNG VÀ MỘT SỐ BIỆN
PHÁP KỸ THUẬT SẢN XUẤT CÀ CHUA VỤ ĐÔNG XUÂN
NĂM 2009 - 2010 VÀ 2010 - 2011 TẠI THÁI NGUYÊN




LUẬN VĂN THẠC SĨ TRỒNG TRỌT















THÁI NGUYÊN- 2011


Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

2
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM




LẠI VIỆT CƢỜNG








NGHIÊN CỨU KHẢ NĂNG THÍCH ỨNG VÀ MỘT SỐ BIỆN
PHÁP KỸ THUẬT SẢN XUẤT CÀ CHUA VỤ ĐÔNG XUÂN
NĂM 2009 - 2010 VÀ 2010 - 2011 TẠI THÁI NGUYÊN



LUẬN VĂN THẠC SĨ TRỒNG TRỌT




Chuyên ngành: Trồng trọt
Mã số : 60 62 01



NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC
Tiến sĩ Nguyễn Thị Mão
Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên






THÁI NGUYÊN- 2011

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

3

LỜI CAM ĐOAN


Tôi xin cam đoan rằng, số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn này
là hoàn toàn trung thực và chưa sử dụng cho công trình nào khác. Mọi sự giúp
đỡ cho việc hoàn thành luận văn đều đã được cảm ơn. Các thông tin, tài liệu
trình bày trong luận văn này đều đã được ghi rõ nguồn gốc.

TÁC GIẢ



Lại Việt Cường
























Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

4
LỜI CẢM ƠN


Trong quá trình học tập và nghiên cứu luận văn tốt nghiệp cao học tại
Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên, tôi đã nhận được sự giúp đỡ, tạo điều
kiện của Nhà trường, Khoa sau đai học, các thầy cô giáo, gia đình và bạn bè để
hoàn thành luận văn của mình. Nhân dịp này tôi xin bày tỏ lòng biết ơn tới:
- Ban giám hiệu, Ban chủ nhiệm khoa Sau đại học Trường đại học Nông
Lâm Thái Nguyên.
- TS. Nguyễn Thị Mão – Giảng viên khoa Nông học Trường Đại học Nông
Lâm Thái Nguyên.
- Các thầy giáo, cô giáo giảng dạy chuyên ngành trong khoá học.
Cuối cùng tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành tới tất cả các Thầy Cô giáo,
gia đình, bạn bè, đồng nghiệp đã động viên, giúp đỡ trong suốt quá trình học
tập và thực hiện để tài.
Xin chân thành cảm ơn!
Thái Nguyên, ngày 10 tháng 10 năm 2011

TÁC GIẢ




Lại Việt Cường











Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

5
DANH MỤC BẢNG BIỂU

Trang
Bảng 2.1: Thành phần hóa học của 100g cà chua 9
Bảng 2.2: Diện tích, năng suất và sản lượng cà chua tại các châu lục năm
2009 14
Bảng 2.3: Tình hình sản xuất cà chua trên thế giới 15
Bảng 2.4: Sản lượng cà chua của 10 nước dẫn đầu thế giới từ năm 2006-2009
(nghìn tấn) 16
Bảng 2.5: Diện tích, năng suất, sản lượng cà chua giai đoạn 2000 -
2008 21
Bảng 3.1: Tình hình thời tiết khí hậu vụ Đông Xuân 2009 - 2010 và 2010 - 2011
tại Thái Nguyên 42
Bảng 3.2: Thời gian sinh trưởng của các giống cà chua thí nghiệm vụ Đông

Xuân 2009 - 2010 và 2010 - 2011 tại Thái Nguyên 45
Bảng 3.3: Chiều cao cây và số lá của các giống cà chua thí nghiệm vụ Đông
Xuân 2009 - 2010 và 2010 - 2011 tại tp Thái Nguyên 47
Bảng 3.4: Tình hình sâu, bệnh hại trên các giống cà chua thí nghiệm vụ Đông
Xuân 2009 - 2010 và 2010 - 2011 tại Thái Nguyên 49
Bảng 3.5: Các yếu tố cấu thành năng suất của các giống cà chua trong vụ Đông
Xuân 2009 - 2010 và 2010 - 2011 tại Thái Nguyên 50
Bảng 3.6: Năng suất lý thuyết và năng suất thực thu của các giống cà chua thí
nghiệm vụ Đông Xuân 2009 - 2010 và 2010 - 2011 tại Thái
Nguyên 52
Bảng 3.7: Một số đặc điểm hình thái quả của các giống cà chua thí nghiệm vụ
Đông Xuân 2009 - 2010 và 2010 - 2011 tại Thái Nguyên 54
Bảng 3.8: Các thời kỳ sinh trưởng và phát triển của giống cà chua TN386 trong
vụ Đông Xuân 2010 - 2011 ở các mật độ trồng khác nhau 56
Bảng 3.9: Động thái tăng trưởng chiều cao của giống cà chua TN386 trong vụ
Đông Xuân 2010 - 2011 ở các mật độ trồng khác nhau 58
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

6
Bảng 3.10: Tốc độ tăng trưởng chiều cao cây qua các kỳ theo dõi 61
Bảng 3.11: Động thái tăng trưởng số lá trên thân chính của giống cà chua TN386
vụ Đông Xuân 2010 - 2011 ở các mật độ trồng khác nhau 63
Bảng 3.12: Tình hình sâu, bệnh hại trên giống cà chua TN386 vụ Đông Xuân
2010 - 2011 ở các mật độ trồng khác nhau 64
Bảng 3.13: Năng suất và các yếu tố cấu thành năng suất của giống cà chua
TN386 ở các mật độ trồng khác nhau vụ Đông Xuân 2010 - 2011 66
Bảng 3.14: Ảnh hưởng của mật độ trồng đến hiệu quả kinh tế của giống cà chua
TN386 trong vụ Đông Xuân 2010 - 2011 69
Bảng 3.15: Các thời kỳ sinh trưởng và phát triển của giống cà chua TN386 ở các
công thức trồng xen vụ Đông Xuân 2010 – 2011 71

Bảng 3.16: Động thái tăng trưởng chiều cao cây của cà chua ở các công thức
trồng xen khác nhau 72
Bảng 3.17: Động thái tăng trưởng số lá trên thân chính của cà chua ở các
công thức trồng xen vụ Đông Xuân 2010 - 2011 73
Bảng 3.18: Tình hình sâu, bệnh hại trên cà chua ở các công thức trồng xen khác
nhau vụ Đông Xuân 2010 - 2011 75
Bảng 3.19: Năng suất và các yếu tố cấu thành năng suất của giống cà chua
TN386 ở các công thức trồng xen 77
Bảng 3.20: Hiệu quả kinh tế của các công thức thí nghiệm 79








Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

7
DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT

NSLT : Năng suất lý thuyết
NSTT : Năng suất thực thu
KHKT : Khoa học kỹ thuật
PTNT : Phát triển nông thôn
AVRDC : Trung tâm phát triển rau châu Á
ns : sai khác không có ý nghĩa
* : sai khác có ý nghĩa ở mức độ tin cậy 95%


















Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

8
MỞ ĐẦU
1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Rau xanh là loại thực phẩm không thể thiếu trong bữa ăn hàng
ngày của mỗi người trên khắp hành tinh, đặc biệt khi lương thực và các loại thức
ăn giàu đạm đã được đảm bảo thì nhu cầu về rau xanh lại càng gia tăng, như một
nhân tố tích cực trong cân bằng dinh dưỡng và kéo dài tuổi thọ. Rau là nguồn
cung cấp năng lượng cho cơ thể. Theo tính toán của các nhà dinh dưỡng học thì
nhu cầu tiêu thụ rau bình quân hàng ngày của mỗi người trên thế giới cần
khoảng 250-300g/ngày/người tức 90-110kg/người/năm. Rau cung cấp cho cơ
thể con người các chất dinh dưỡng quan trọng như các loại vitamin, muối
khoáng, axit hữu cơ, các hợp chất thơm, cũng như protein, lipit, chất xơ Trong

rau xanh hàm lượng nước chiếm 85-95%, chỉ có 5-15% là chất khô. Trong chất
khô lượng cacbon rất cao (cải bắp 60%, dưa chuột 74-75%, cà chua 75-78%,
dưa hấu 92%). Giá trị dinh dưỡng cao nhất ở rau là hàm lượng đường (chủ yếu
đường đơn) chiếm tỷ lệ lớn trong thành phần cacbon. Nhờ khả năng hòa tan cao,
chúng làm tăng sự hấp thu và lưu thông của máu, tăng tính hoạt hóa trong quá
trình ôxy hóa năng lượng của các mô tế bào. Một số loại rau như khoai tây, đậu
(nhất là đậu ăn hạt như đậu Hà Lan, đậu Tây), nấm, tỏi cung cấp 70-312
calo/100g nhờ các chất chứa năng lượng như: protit, gluxit. Rau là nguồn cung
cấp vitamin phong phú và rẻ tiền: Rau có chứa các loại vitamin A, B1, B2, C, E
và PP… Trong khẩu phần ăn của con người, rau cung cấp khoảng 95-99%
nguồn vitamin A, 60-70% nguồn vitamin B (B1, B2, B6, B12) và gần như 100
% nguồn vitamin C.
Cây cà chua (Lycopercicon esculentum Mill.) là loại rau ăn quả được ưa
chuộng không chỉ ở Việt Nam mà còn ở nhiều nước trên thế giới. Đây là loại rau
ăn quả có giá trị dinh dưỡng cao ngoài ra còn đem lại giá trị kinh tế lớn. Trong
quả cà chua chín có chứa nhiều vitamin A, B1, B2, C và nhiều khoáng chất
quan trọng nhất như: Ca, Fe, Mg, P… Quả cà chua không chỉ có tác dụng về mặt
dinh dưỡng, mà nó còn có tác dụng về mặt y học. Một nghiên cứu gần đây nhất
của nhà khoa học Mỹ cho biết chất Lycopen - thành phần tạo màu đỏ cho quả cà
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

9
chua có khả năng giúp giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch, có khả năng ngăn
ngừa sự hình thành các gốc tự do gây ung thư tuyến tiền liệt ở người. Cà chua có
thể sử dụng dễ dàng từ ăn tươi cho đến xào nấu, làm mứt, chế biến nước sốt, làm
sinh tố… bên cạnh đó cà chua còn là nguyên liệu cho ngành công nghiệp chế
biến, là một trong những mặt hàng xuất khẩu quan trọng của nhiều nước. Chính
nhờ những giá trị quan trọng đó mà trên thế giới trong những năm gần đây diện
tích và sản lượng cà chua cao hơn các loại rau khác. Theo FAO, năm 2009 diện
tích trồng cà chua trên toàn thế giới lên tới 4.980.424 ha đạt sản lượng

141.400.629 tấn, đứng đầu trong các loại rau quả. Ở nước ta, cà chua được trồng
với diện tích nhỏ (24.160 ha), sản lượng thấp (472.569 tấn), mức tiêu thụ bình
quân chỉ đạt 5,6 kg/người/năm, trong khi đó mức tiêu thụ bình quân trên thế giới
là 17kg/người/năm.
Thái Nguyên là thành phố công nghiệp có tổng diện tích tự nhiên là
3.562,82 km² , theo số liệu của Tổng cục thống kê từ năm 2008 đến 2010 diện
tích trồng cà chua của cả tỉnh trung bình khoảng 477 ha/năm, năng suất trung
bình chỉ đạt 83,2 tạ/ha (khoảng 40% năng suất trung bình của cả nước) với sản
lượng 3970 tấn. Mức tiêu thụ bình quân đầu người là 3,6 kg/người/năm, thấp
hơn rất nhiều so với mức tiêu thụ bình quân cả nước. Với dân số khoảng trên
300.000 người ở khu vực thành phố (Cục Thống kê tỉnh Thái Nguyên 2010), là
nơi tập trung khá đông các cơ quan xí nghiệp, các trường đại học, cao đẳng và
trung học chuyên nghiệp. Có thể nói đây là thị trường khá lớn để tiêu thụ các sản
phẩm rau quả nói chung và cà chua nói riêng. Tuy nhiên, với sản lượng như trên
thì chưa thể đáp ứng nhu cầu cà chua cả về số lượng và chất lượng cho địa bàn
Tỉnh. Nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng trên là do chưa có được bộ giống
tốt và quy trình kỹ thuật phù hợp để sản xuất cà chua đạt hiệu quả kinh tế cao.
Phần lớn các giống cà chua được trồng tại đây là những giống địa phương, giống
nhập nội chưa rõ nguồn gốc nên năng suất không cao và chất lượng thấp. Bên
cạnh đó kỹ thuật canh tác chưa phù hợp như bố trí mật độ chưa hợp lý, sử dụng
phân bón và thuốc bảo vệ thực vật không theo hướng dẫn làm cho hiệu quả sản
xuất chưa cao, giá cả không ổn định và gây ra ô nhiễm môi trường. Chính vì vậy
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

10
cần có những biện pháp để nâng cao năng suất, chất lượng cà chua nhằm đáp
ứng nhu cầu tiêu thụ của thị trường và nâng cao thu nhập cải thiện đời sống cho
người sản xuất. Nếu nâng cao năng suất, chất lượng cà chua thì vừa đáp ứng
được cho nhu cầu tiêu thụ vừa nâng cao thu nhập cho người sản xuất.
Trong những năm gần đây, với tốc độ đô thị hóa nhanh, diện tích đất nông

nghiệp dành cho trồng rau xanh nói chung và diện tích cho cây cà chua nói riêng
đang ngày càng bị thu hẹp, nhu cầu của thị trường về số lượng và chất lượng cà
chua không ngừng tăng thì hướng giải quyết cuối cùng và hiệu quả nhất là tăng
năng suất trên đơn vị diện tích đất canh tác và kéo dài thời gian thu hoạch trong
năm. Để đạt mục tiêu này, việc tuyển chọn bộ giống tốt và xây dựng quy trình
trồng trọt thích hợp là mục tiêu quan trọng được đặt lên hàng đầu. Xuất phát từ
yêu cầu thực tiễn trên chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài “Nghiên cứu khả
năng thích ứng và một số biện pháp kỹ thuật sản xuất cà chua vụ Đông
Xuân 2009 - 2010 và 2010 - 2011 tại Thái Nguyên”.
2. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI
2.1 Ý nghĩa khoa học
Đây là công trình nghiên cứu về một số biện pháp kỹ thuật trong sản xuất
cà chua để xác định các thông số kỹ thuật đánh giá khả năng thích ứng của các
giống cà chua mới trong vụ Đông Xuân tại Thái Nguyên.
Xây dựng cơ sở lý luận khoa học cho sản xuất cà chua tại Thái Nguyên.
2.2 Ý nghĩa thực tiễn
Giới thiệu bộ giống cà chua mới có khả năng cho năng suất, chất lượng
cao, phù hợp với điều kiện canh tác, điều kiện khí hậu vụ Đông Xuân trên địa
bàn thành phố Thái Nguyên và các khu vực lân cận. Góp phần đáp ứng nhu cầu
của thị trường, nâng cao thu nhập của người sản xuất.
Thử nghiệm một số biện pháp kỹ thuật thâm canh phù hợp với cây cà
chua tại Thái Nguyên.
Kết quả nghiên cứu của đề tài sẽ làm tiền đề tiến hành các nghiên cứu tiếp
theo để có thể bổ sung, hoàn thiện quy trình kỹ thuật cho các giống cà chua mới
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

11
áp dụng vào thực tế sản xuất, góp phần nâng cao năng suất, chất lượng cà chua
trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên.
3. MỤC TIÊU CỦA ĐỀ TÀI

Xác định bộ giống cà chua cho năng suất và chất lượng cao, phù hợp với
điều kiện tự nhiên, điều kiện sinh thái vụ Đông Xuân tại Thái Nguyên.
Xác định mật độ khoảng cách trồng và cây trồng xen thích hợp nhất đối
với giống cà chua triển vọng để sản xuất cà chua an toàn trong vụ Đông Xuân tại
thành phố Thái Nguyên, giới thiệu cho sản xuất.
4. YÊU CẦU CỦA ĐỀ TÀI
- Lựa chọn giống cà chua mới có khả năng sinh trưởng, phát triển tốt, năng
suất cao và phù hợp với điều kiện vụ Đông Xuân tại Thái Nguyên.
- Theo dõi một số chỉ tiêu về sinh trưởng phát triển, khả năng chống chịu,
các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất của giống cà chua triển vọng ở các
mật độ trồng khác nhau trong vụ Đông Xuân tại Thái Nguyên .
- Nghiên cứu khả năng hạn chế sâu, bệnh hại khi trồng xen giống cà chua
với một số loại cây trồng khác trong vụ Đông Xuân tại Thái Nguyên .














Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

12

CHƢƠNG 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU VÀ CƠ SỞ KHOA HỌC
1. Cơ sở khoa học của đề tài
Cà chua là cây có giá trị dinh dưỡng và giá trị kinh tế cao, bên cạnh đó cà
chua có thể trồng trên vùng rau chuyên canh hoặc có thể trồng trong cơ cấu cây
vụ đông trên đất lúa mà không ảnh hưởng đến 2 vụ lúa.
Trên cơ sở yêu cầu sinh thái của cây cà chua, với điều kiện tự nhiên, đất
đai, khí hậu của Thái Nguyên về cơ bản đáp ứng yêu cầu để cây có thể sinh
trưởng và phát triển tốt.
Hiện nay bộ giống cà chua cung cấp cho sản xuất khá đa dạng, xong việc
thử nghiệm để lựa chọn giống tốt, phù hợp với điều kiện sinh thái của từng khu
vực thì còn nhiều hạn chế. Thái Nguyên là thị trường tiêu thụ cà chua khá mạnh,
do vậy nếu lựa chọn được giống tốt, phù hợp với điều kiện sinh thái của Thái
Nguyên để khuyến cáo đưa vào sản xuất chắc chắn sẽ đem lại hiệu quả cho
người sản xuất.
Qua kết quả nghiên cứu trong thời gian qua, nhiều tác giả đã giới thiệu
các mật độ trồng thích hợp cho các giống cà chua thuộc loại hình sinh trưởng vô
hạn, hữu hạn và bán hữu hạn. Các kết quả đã công bố ở trên là những số liệu có
giá trị về mặt lý luận và thực tiễn. Tuy nhiên để đưa những khuyến cáo này vào
thực tiễn đối với vùng trung du, đồi núi như Thái Nguyên thì còn cần tiến hành
những thí nghiệm để xác định mật độ trồng, khoảng cách trồng phù hợp với từng
giống.
Xen canh cây trồng là một biện pháp làm tăng hệ số sử dụng đất, tăng thu
nhập cho người sản xuất. Bên cạnh đó việc xen canh cây trồng còn mang lại
nhiều lợi ích khác như tăng tính đa dạng sinh học trong quần thể, tạo môi trường
cho các loài thiên địch phát triển. Một số loại cây trồng xen còn mang lại hiệu
quả trong việc xua đuổi, hạn chế sâu bệnh hại trên cây trồng chính. Việc xen
canh trên cà chua đã được nghiên cứu, tuy nhiên những kết quả nghiên cứu và
khuyến cáo về việc xác định loại cây trồng xen, kỹ thuật trồng xen với cà chua
tại Thái Nguyên hầu như chưa có. Việc triển khai nghiên cứu nội dung này có

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

13
thể xem là một trong những bước thử nghiệm để đánh giá hiệu quả kinh tế mang
lại khi xen canh cà chua với các loại cây trồng khác, cũng như tác động tương
hỗ giữa cà chua với cây trồng xen trên địa bàn Thái Nguyên.
2. Nguồn gốc và phân loại cà chua
2.1 Nguồn gốc cà chua
Nhiều nghiên cứu cho rằng, cà chua (Lycopersicon esculentum Mill.) có
nguồn gốc ở Nam Mỹ và là một trong những cây trồng quan trọng của người
Anh Điêng (Gould WA, 1983) [34]. Bên cạnh đó, việc tìm thấy họ hàng của
nhiều loại cà chua hoang dại ở khu vực từ Chilê tới Ecuador và vùng Thái Bình
Dương bao gồm cả quần đảo Galapagos cũng khẳng định cà chua có xuất xứ từ
khu vực này. Về nguồn gốc cũng có nhiều ý kiến khác nhau song tập trung chủ
yếu vào hai hướng:
- Hướng thứ nhất cho rằng cây cà chua có nguồn gốc từ L. esculentum
Varpimpine lliforme.
- Hướng thứ hai cho rằng cà chua Anh Đào (L. esculentum
Varcerasiforme) là tổ tiên của cà chua trồng ngày nay [36].
Cà chua đã tồn tại ở Peru hàng nghìn năm nhưng nó chỉ thực sự được biết
đến khi người Tây Ban Nha thám hiểm ra khu vực này vào những thập niên đầu
của thế kỷ 16 [34]. Nhiều bằng chứng về trồng trọt và các phân tích về di truyền
đã chứng minh rằng cà chua đã được thuần hóa ở Trung Mỹ [29, 31, 38].
Theo tài liệu từ Châu Âu thì người Aztec và người Toltec là những người
phát tán cây cà chua đến các châu lục. Ở Châu Âu, sự tồn tại của cà chua được
khẳng định thông qua tác phẩm giới thiệu về những giống cà chua có màu vàng
và màu đỏ được mang về từ Mêhicô của nhà nghiên cứu về thực vật Pier Andrea
Mathiolus vào năm 1544 [32]. Đây cũng là thời điểm chứng minh sự tồn tại của
cà chua trên thế giới.
Theo Luck Will (1946) cà chua từ Nam Mỹ được đưa đến Châu Âu vào

thế kỷ 16 và được trồng đầu tiên ở Tây Ban Nha. Vào thời gian này, nó chỉ được
coi như một loài cây cảnh, cây làm thuốc. Đến năm 1750 cà chua được trồng
làm thực phẩm tại Anh và được gọi với nhiều tên gọi khác nhau: Pomid’oro (ở
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

14
Italia) hay Pomme d’Amour (ở Pháp). Đến thế kỷ 18 đã có nhiều nghiên cứu
giúp cho bộ giống cà chua trở nên đa dạng, phong phú hơn và nó đã trở thành
thực phẩm ở nhiều vùng. Vào cuối thế kỷ 18, cà chua được trồng ở các nước
thuộc liên bang Nga và đến đầu thế kỷ 19 sau khi được chứng minh về sự an
toàn và tác dụng của cây cà chua thì nó mới chính thức được chấp nhận và sử
dụng làm thực phẩm một cách rộng rãi ở nhiều nước trên thế giới.
Vào thế kỷ 17 các lái buôn người Châu Âu đã mang cà chua sang Châu Á.
Khoảng thế kỷ 18, cà chua có mặt ở Trung Quốc, sau đó phát tán sang khu vực
Đông Nam Á và Nam Á. Đến thế kỷ 19, cà chua được liệt kê vào cây rau có giá
trị, từ đó được phát triển mạnh (dẫn theo tài liệu Kuo et al) [29].
Tuy lịch sử trồng cà chua có từ lâu đời, nhưng đến tận nửa đầu thế kỷ 20,
cà chua mới thực sự trở thành cây trồng phổ biến, dành được sự quan tâm của
nhiều người trên toàn thế giới (Morrison 1998) [31].
2.2 Phân loại cà chua
Cà chua (Lycopersicon esculentum Mill.) thuộc họ cà (Solanaceae), chi
(Lycopersicon). Đã có nhiều nghiên cứu về phân loại cà chua và lập thành các
hệ thống phân loại theo quan điểm riêng như công trình của N.J.Muller (1940),
Dakalov (1941), Bailey-Dillinger (1956), Brezhnev (1955 - 1964) hay của
I.B.Libner Non Necke (1989). Tuy nhiên, hai hệ thống được sử dụng nhiều nhất
là hệ thống phân loại của Muller và hệ thống phân loại của Brezhnev.
Theo phân loại của Muller thì cà chua trồng hiện nay thuộc chi
Eulycopersicon C.H. Muller. Trong chi phụ này tác giả phân thành 7 loại và cà
chua trồng hiện nay (Lycopersicon esculentum Mill.) thuộc loại thứ nhất [35].
Theo hệ thống phân loại của tác giả Brezhnev (1964), chi Lycopersicon

tourn được phân làm ba loài thuộc hai chi phụ:
Chi phụ 1: Eriopersion dạng cây một năm hoặc nhiều năm quả không bao
giờ chín đỏ, luôn có màu xanh, có sọc tía, quả có lông, hạt nhỏ. Chi phụ này
gồm hai loài (Lycopersion Peruvianum Mill; Lycopersion Hirsutum Humb. Et.
Bonpl và các loài phụ.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

15
Chi phụ 2: Eulycopersicon. Dạng cây hàng năm, quả chín đỏ hoặc vàng.
Chi phụ này gồm một loài là (Lycopersion esculentum Mill.), loài này gồm ba
loài phụ:
- L. Esculentum Mill. Ssp. Spontaneum Brezh – cà chua hoang dại
- L.Esculentum Mill. Ssp. Spontaneum – cà chua bán hoang dại
- L.Esculentum Mill. Ssp. Spontaneum – cà chua trồng trọt, là loại lớn
nhất, có các biến chủng có khả năng thích ứng rộng, được trồng rộng khắp thế
giới có 3 dạng:
+ L. Esculentum Var vulgare Brezh.
+ L. Esculentum Var Validum (Bailey) Brezh. Cà chua Anh Đào, thân
bụi, cây thấp, thân có lông tơ, lá trung bình, cuống ngắn, mép cong.
+ L. Esculentum Var Grandiflium (bailey) Brezh. Cà chua lá to, cây trung
bình, mặt lá láng bóng, số lá trên cây từ ít đến trung bình.
3. Giá trị của cà chua
3.1 Giá trị dinh dƣỡng
Nhiều nhà nghiên cứu và phân tích thành phần hóa học đã xếp cà chua
vào nhóm rau quả dinh dưỡng. Trong quả cà chua chín có chứa nhiều đường
(Glucoza, Fructoza, Saccaroza), các Vitamin (A, B
1
, B
2
, C), các axit hữu cơ

(Xitric, Malic, Galacturonic ) và các khoáng chất quan trọng Ca, Fe, Mg
Theo phân tích của Edward (1989) thì thành phần hóa học cà chua chín
như sau: Nước 94%, chất khô 5-6%, trong đó bao gồm: đường 55%, chất không
hòa tan trong rượu 21%, axit 12%, chất vô cơ 7%, chất khác 5%. Theo phân tích
của Tạ Thu Cúc [17], thành phần hóa học của 100 mẫu giống cà chua ở đồng
bằng Sông Hồng là chất khô 4,3-6,4%, đường tổng số là 2,6-3,5%, hàm lượng
chất tan 3,4-6,2%, axit tổng số 0,22-0,72%, Vitamin C 17,1-38,81%.
Các tài liệu khác đã xác định rằng cứ 100g phần ăn được của quả cà chua
có chứa 94g nước; 1g protein; 0,2g chất béo; 3,6g cacbonhydrat; 10mg Ca;
0,6mg Fe; 10mg Mg; 0,6mg P; 1700mg Vitamin A; 0,02mg Vitamin B; 0,6mg
Niacin và 21mg Vitamin C, năng lượng đạt 30KJ/100g.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

16
Bảng 2.1: Thành phần hóa học của 100g cà chua
Thành phần
Quả chín tự nhiên
Nƣớc ép tự nhiên
Nước (g)
93,76
93,9
Năng lượng (kcal)
21
17
Chất béo (g)
0,33
0,06
Protein (g)
0,85

0,76
Carbon hydrat (g)
4,46
4,23
Kali (mg)
223
220
Photpho (mg)
24
19
Magie (mg)
11
11
Vitamin C (mg)
19
18,30
Vitamin A (mg)
623
556
Vitamin E (mg)
0,38
0,91
Niacin (mg)
0,628
0,67
(Nguồn: USA Nutrient Data Base)
Khi so sánh thành phần dinh dưỡng của cà chua với một số loại rau quả
khác như táo, chanh, anh đào, dâu tây thì Becker - Billing thấy rằng nhóm
vitamin trong quả cà chua chiếm tỷ lệ cao hơn, đặc biệt là vitamin C, A cao gấp
10 lần so với dâu tây, gấp 2 lần so với quả anh đào (Becker - Billing dẫn trong

Nguyễn Thị Xuân Hiển và cs, 2000) [10].
Hạt cà chua chứa 25% dầu và dịch chiết được sử dụng trong công nghiệp
đóng hộp, dầu khô được sử dụng trong công nghiệp chế biến bơ (Mai Thị
Phương Anh và cs, 1996) [9]. Giá trị dinh dưỡng của quả cà chua rất lớn, theo
một số tài liệu nghiên cứu khoa học mỗi người sử dụng từ 100 - 200 gam cà
chua mỗi ngày sẽ đáp ứng đủ các nhu cầu về vitamin cần thiết và các khoáng
chất chủ yếu (Trần Khắc Thi và cs, 2003) [18].
3.2 Giá trị sử dụng của cây cà chua
Cà chua là loại rau ăn quả có giá trị dinh dưỡng và có nhiều cách sử dụng
khác nhau. Có thể dùng ăn tươi thay hoa quả, trộn salat, xào nấu hoặc cũng có
thể chế biến thành các sản phẩm như cà chua cô đặc, tương cà chua, nước sốt, cà
chua đóng hộp, mứt hay nước ép. Ngoài ra, có thể chiết tách hạt cà chua để lấy
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

17
dầu. Về mặt y học, cà chua được coi là dược liệu chữa bệnh sốt, lao phổi, nhuận
tràng. Người Tây Ban Nha dùng cà chua, ớt, dầu mỡ để chế biến thuốc chữa
mụn nhọt, lở loét. Lá cà chua non giã nát cùng muối dùng để chữa mụn nhọt,
viêm tấy. Một số hợp chất hữu cơ chiết tách từ cây cà chua có khả năng kháng
khuẩn, diệt nấm và một số sâu bệnh hại. Nó cũng có tác dụng kích thích sinh
trưởng đối với cây trồng ở mức độ nhất định.
Cà chua có vị ngọt, tính mát, có tác dụng tạo năng lượng, tăng sức sống,
làm cân bằng tế bào, giải nhiệt chống hoại huyết, kháng khuẩn, chống độc, kiềm
hóa máu có dư axit, hòa tan Urê, thải Urê, điều hòa bài tiết, giúp tiêu hóa dễ dàng
các loại bột và tinh bột [25]. Nhiều nghiên cứu mới đây cho rằng nước sốt cà chua
có tác dụng ngăn ngừa ung thư. Đặc biệt, các nhà khoa học Anh và Hà Lan đã
thành công khi cấy một gen quy định việc tạo ra chất Flavonol, hợp chất cho phép
cơ thể chống lại bệnh ung thư và tim mạch [24]. Các nhà khoa học thuộc trường
Đại học Y khoa tại Tokyo đã tiến hành một cuộc thử nghiệm cho thấy, nước ép cà
chua hoàn toàn ngăn chặn được bệnh khí thũng do trong quả cà chua có chứa

Antioxidant và Lycopen tự nhiên.
Ngoài các chất dinh dưỡng, những giống cà chua có độ Brix cao, thịt quả
dày, có sắc tố (lycopen, caroten, xantophyl) cao được dùng nhiều trong công
nghiệp chế biến thực phẩm.
Với giá trị dinh dưỡng cao nên cà chua là loại rau được trồng phổ biến ở
khắp các châu lục, là món ăn thông dụng ở nhiều nước và là loại rau ăn quả có
giá trị sử dụng cao.
3.3 Giá trị kinh tế
Với giá trị dinh dưỡng và giá trị sử dụng cao, cà chua được nhiều người
ưa chuộng nên nó là loại cây được trồng mang lại giá trị kinh tế cao cho người
sản xuất. Đây là loại cây trồng mang lại hiệu quả kinh tế cao và là mặt hàng xuất
khẩu quan trọng của nhiều nước trên thế giới. Theo điều tra năm 1999, lượng cà
chua trao đổi trên thị trường thế giới là 36,7 triệu tấn với lượng sử dụng tươi
chiếm từ 5-7%. Ở Đài Loan, hàng năm xuất khẩu cà chua tươi đạt 925.000 USD
và 40.800 USD cà chua chế biến. Theo tính toán vào thời điểm đó mỗi hecta sản
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

18
xuất cà chua có thể đem lại thu nhập 4.000 - 5.000 USD cho người sản xuất
(Nguyễn Xuân Hiển và cs, 2003) [12].
Mỹ là nước sản xuất cà chua lớn với giá trị xuất khẩu hàng năm rất cao,
chỉ tính riêng năm 1997 tổng kim ngạch giá trị xuất khẩu cà chua của nước này
cao gấp 4 lần lúa nước và 20 lần lúa mì (Tạ Thu Cúc, 2002) [16].
Theo thống kê của tác giả T.Marikawa (1998) hàng năm Nhật Bản sản
xuất được 406.700 tấn nước sốt cà chua, 87.000 tấn nước ép cà chua, 7.700 tấn
cà chua nghiền bột, song Nhật Bản vẫn còn phải nhập thêm 78.000 tấn cà chua.
Ở Việt Nam, tùy điều kiện sản xuất có thể thu được từ 1 -3 triệu đồng/1
sào bắc bộ. Với điều kiện của vùng Gia Lâm Hà Nội thì 1 ha cà chua có thể thu
được 27.409.000 VNĐ (Bùi Thị Gia 2000). Theo Ngô Quang Vinh viện khoa
học kỹ thuật nông nghiệp Miền Nam cho biết, 1 ha cà chua ghép có thể đạt năng

suất tới 100 tấn và cho thu nhập khoảng 150- 200 triệu đồng. Tại Lâm Đồng sản
xuất 1,7 ha cà chua kim cương đỏ (Red diamond) cho thu nhập 100 triệu đồng
[26]. Theo số liệu điều tra của phòng nghiên cứu kinh tế thị trường (Viện nghiên
cứu rau quả), sản xuất cà chua ở đồng bằng Sông Hồng cho thu nhập bình quân
từ 42,0 - 68,4 triệu/ha/vụ với mức lãi thuần từ 15 - 26 triệu/ha, cao gấp nhiều lần
so với trồng lúa (Tạ Thu Cúc) [17].
Theo đề án phát triển rau quả và hoa cây cảnh thời kỳ 1999 - 2010 của Bộ
Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, cà chua là một trong những sản phẩm
được quan tâm phát triển. Thị trường rau, quả thế giới với tổng giá trị hơn 100 tỷ
USD mỗi năm, sẽ là một cơ hội tốt để ngành rau, quả nói chung và cà chua nói
riêng tăng kim ngạch xuất khẩu và tăng cơ hội làm giàu cho nông dân [3].
4. Ảnh hƣởng của yếu tố ngoại cảnh đến cây cà chua
Trong suốt quá trình sinh trưởng, phát triển cà chua chịu tác động của
nhiều yếu tố ngoại cảnh như: nhiệt độ, ánh sáng, độ ẩm, dinh dưỡng, đất đai
4.1 Nhiệt độ
Cà chua là cây có nguồn gốc ở vùng nhiệt đới nên ưa khí hậu mát, nhiệt
độ thích hợp cho cà chua ban ngày là 18 đến 27
o
C, ban đêm là 12 đến 15
o
C,
Theo tác giả Tạ Thu Cúc năm 2006, cà chua chịu được nhiệt độ cao nhưng mẫn
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

19
cảm với nhiệt độ thấp. Nhiệt độ tác động đến tất cả các giai đoạn sinh trưởng,
phát triển của cây cà chua. Cà chua sinh trưởng bình thường trong khoảng nhiệt
độ từ 15 đến 35
o
C, hầu hết các giống cà chua sinh trưởng không bình thường khi

nhiệt độ thấp hơn 15
o
C hoặc cao hơn 35
o
C. Nhiệt độ thích hợp nhất cho cà chua
sinh trưởng và phát triển là 22 - 24
o
C. Khi nhiệt độ hạ thấp xuống mức 10 -
12
o
C sẽ làm cho cây ngừng sinh trưởng, rụng nụ, rụng hoa; nếu duy trì mức
nhiệt độ ấy trong thời gian dài sẽ làm cây chết. Tuy nhiên trong chu kỳ sinh
trưởng của cà chua, tùy giống, tùy giai đoạn sinh trưởng, phát triển mà yêu cầu
về nhiệt độ khác nhau.
4.2 Ánh sáng
Ánh sáng có ảnh hưởng tới mọi quá trình sinh trưởng, phát triển của cây
trồng nói chung và cà chua nói riêng. Ảnh hưởng của ánh sáng là tổng hợp sự
ảnh hưởng của 3 thành phần: thời gian chiếu sáng, cường độ chiếu sáng và chất
lượng ánh sáng.
Do có nguồn gốc từ vùng nhiệt đới nên cây cà chua có yêu cầu lớn về
cường độ ánh sáng. Cường độ chiếu sáng tối thiểu cho cà chua sinh trưởng, phát
triển là 4.000lux (Tạ Thu Cúc, 1985) [13]. Cường độ ánh sáng cao làm tăng diện
tích lá và tốc độ sinh trưởng của cây. Theo Somos (1971) thì cường độ ánh sáng
cần cho cà chua ra hoa, đậu quả không được thấp hơn 10.000lux và khoảng thích
hợp là 14.000-20.000lux (Mai Phương Anh, 2000) [9]. Ánh sáng có cường độ
thấp sẽ tạo nên những hạt phấn không có sức sống và vòi nhụy vươn dài, gây
khó khăn cho sự thụ phấn, giảm khả năng thụ tinh dẫn đến năng suất giảm và
quả thường bị dị hình (Kallo, 1993) [37].
4.3 Nƣớc
Cà chua là cây có khả năng chịu hạn nhưng đồng thời lại là cây ưa nước.

Yêu cầu chế độ nước đối với cà chua rất nghiêm ngặt, độ ẩm và chế độ nước
trong cây cà chua là yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến các quá trình quang hợp,
hô hấp, tốc độ sinh trưởng và phát triển. Để tạo nên một tấn chất khô, cà chua
cần 570-600m
3
nước, để đạt được năng suất 50tấn/ha cà chua tiêu thụ 600m
3
nước. Trong suốt quá trình sinh trưởng, cây cà chua cần tưới một lượng nước
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

20
tương đương lượng mưa từ 460-500mm (Kuo và cs, 1998) [29]. Nhu cầu nước
của cà chua khác nhau tùy từng giai đoạn với xu hướng tăng dần từ giai đoạn
đầu đến giai đoạn giữa của chu kỳ sinh trưởng, sau đó giảm dần. Theo nghiên
cứu thì hạt cà chua cần lượng nước 325 - 364% so với khối lượng hạt để có thể
nảy mầm, khi độ ẩm đất là 70% thì tỷ lệ hạt nảy mầm đạt cao nhất.
4.4 Độ ẩm không khí
Trong quá trình sinh trưởng và phát triển, cà chua yêu cầu ẩm độ không
khí tương đối thấp, theo Kuo và cs (1998) [29] độ ẩm không khí thích hợp với
cà chua là 45 - 55%, ẩm độ quá cao ảnh hưởng tới khả năng thụ phấn thụ tinh
của cây, hạt phấn trương nở, hoa cà chua không thụ phấn được bị rụng ảnh
hưởng đến năng suất. Mặt khác độ ẩm không khí còn ảnh hưởng đến khả năng
phát sinh, phát triển của sâu bệnh hại trên cà chua, nếu độ ẩm không khí cao cây
dễ bị nhiễm bệnh hại. Việt Nam là nước có điều kiện khí hậu nóng ẩm với độ ẩm
không khí cao nên cà chua dễ bị nhiễm nhiều loại bệnh hại, đây là một trong
những nguyên nhân gây ảnh hưởng tới năng suất và chất lượng cà chua (Tạ Thu
Cúc, 2005) [15], (Bùi Bảo Hoàn và cs, 2000) [5].
4.5 Đất
Cà chua có thể trồng trên nhiều loại đất khác nhau từ đất pha cát đến đất
thịt nhẹ, từ đất hơi chua pH = 4,3 cho đến đất kiềm nhẹ pH = 8,7. Nhưng thích

hợp nhất là đất pha cát, nhiều chất mùn hay đất phù sa, đất bồi giữ ẩm và thoát
nước tốt và chứa tối thiểu là 1,5% chất hữu cơ, cà chua thích hợp trồng trên đất
có pH = 5,5 – 6,5 (Kuo và cs, 1998) [29]. Cà chua thuộc họ cà rất mẫn cảm với
các loại bệnh hại, vì vậy yêu cầu chế độ luân canh nghiêm ngặt, không nên trồng
cà chua trên loại đất mà cây trồng vụ trước là những cây trong họ cà như: khoai
tây, cà tím cà chua trồng tốt nhất trên đất trồng lúa, hay sau vụ bắp cải, dưa
leo, hành tây
4.6 Dinh dƣỡng
Cây cà chua là loại cây có thời gian sinh trưởng dài, thân lá sinh trưởng
mạnh, ra hoa, đậu quả nhiều, tiềm năng cho năng suất cao. Do đó cung cấp đầy
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

21
đủ chất dinh dưỡng cho cà chua đầy đủ thì cà chua mới có thể sinh trưởng, phát
triển tốt cho năng suất cao, chất lượng tốt.
Cà chua cần các nguyên tố dinh dưỡng: đạm, lân, kali, canxi, lưu huỳnh,
magiê, bo, sắt, mangan, đồng, kẽm để hoàn thành chu kỳ sống của mình,
trong đó các yếu tố dinh dưỡng, cà chua sử dụng nhiều nhất là kali, đạm sau đó
là lân và canxi (Tạ Thu Cúc, 2002) [14]. Theo nghiên cứu của Endelschein dẫn
trong Tạ Thu Cúc, 2002 [14], muốn đạt sản lượng 50 tấn/ha, cây cà chua cần hút
từ đất 479 kg nguyên tốt dinh dưỡng, trong đó khoảng 73% tập trung vào quả,
27% tập trung vào cho thân lá.
Nhu cầu chất dinh dưỡng phụ thuộc vào tuổi cây, giống và điều kiện
trồng, phần lớn các chất nuôi quả được hấp thụ sau khi trổ hoa, do đó cây yêu
cầu chất dinh dưỡng nhiều nhất khoảng sau 10 ngày sau khi nở hoa cho đến khi
trái bắt đầu chín (Mai Thị Phương Anh và cộng sự, 2000) [9]. Việc cung cấp đầy
đủ, cân đối các chất dinh dưỡng cho cây là yếu tố có tính chất quyết định năng
suất và chất lượng cà chua.
5. Tình hình sản xuất và nghiên cứu cà chua trên thế giới
5.1 Tình hình sản xuất cà chua trên thế giới

Là loại cây có lịch sử phát triển tương đối muộn, song với tính đa dạng về
giá trị dinh dưỡng và hiệu quả về kinh tế nên cà chua được trồng ở khắp các
châu lục trên thế giới. Tình hình sản xuất cà chua tại các châu lục thể hiện trên
bảng số liệu sau:
Bảng 2.2: Diện tích, năng suất, sản lƣợng cà chua tại các châu lục năm 2009
Tên châu lục
Diện tích
(nghìn ha)
Năng suất
(tấn/ha)
Sản lƣợng
(nghìn tấn)
Châu Phi
852
21,38
18.216
Châu Mỹ
516
49,57
25.578
Châu Á
3.048
24,33
74.158
Châu Âu
554
41,18
22.814
Châu Úc
8

66,59
533
(Nguồn: FAOSTAT FAO Statistic Divison, 2010 [33])
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

22
Qua bảng số liệu trên ta thấy: Năm 2009, Châu Á là nơi có diện tích trồng
cà chua lớn nhất với 3.048 nghìn ha, sau đó là Châu Phi với 852 nghìn ha, tiếp
theo là Châu Âu với diện tích 554 nghìn ha, Châu Mỹ trồng 516 nghìn ha và
thấp nhất là Châu Úc với 8 nghìn ha.
Về năng suất cà chua: Tuy Châu Úc là châu lục có diện tích trồng cà chua
thấp nhất nhưng lại là châu lục có năng suất cao nhất với 66,59 tấn/ha, điều đó
cho thấy rằng Châu Úc có những bước tiến mới về giống và khoa học kỹ thuật
trong việc trồng và sản xuất cà chua, Châu Mỹ là châu đứng thứ hai về năng suất
đạt 49,57 tấn/ha, thấp nhất là Châu Phi với 21,38 tấn/ha.
Về sản lượng cà chua: Đứng đầu về sản lượng cà chua là Châu Á với
74.158 nghìn tấn, tiếp theo là Châu Mỹ (25.578 nghìn tấn) và thấp nhất là Châu
Úc (533 nghìn tấn).
Bảng 2.3: Tình hình sản xuất cà chua trên thế giới
Năm
Diện tích
(ha)
Năng suất
(tấn/ha)
Sản lƣợng
(tấn)
2000
3.984.593
27,2041
108.397.207

2001
3.959.119
26,8395
106.259.374
2002
4.085.371
28,0282
114.505.561
2003
4.201.149
27,3738
115.001.436
2004
4.397.873
26,3652
115.950.851
2005
4.528.519
27,5473
124.748.272
2006
4.597.219
27,3085
125.543.475
2007
4.626.232
27,2893
126.246.632
2008
4.837.576

28,1607
136.229.711
2009
4.980.424
28,3912
141.400.629
Nguồn: FAO STAT Database Results,2010 [33]
Hiện nay, trên thế giới có khoảng 168 nước sản xuất cà chua trong đó
Trung Quốc là nước có sản lượng cà chua cao nhất thế giới, sau đó đến Thổ Nhĩ
Kỳ, Ấn Độ và một số nước khác.
Năm 2000 diện tích trồng cà chua là 3.984.593 ha đến năm 2009 là
4.980.424 ha, tăng lên 995.831 ha. Điều này chứng tỏ các nước trên thế giới đã
chú trọng đến việc trồng cà chua. Sản lượng cà chua tăng khá nhanh, năm 2000
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

23
là 108.397.207 tấn đến năm 2009 là 141.400.629 tấn, tăng lên 33.003 tấn. Năm
2002 năng suất đạt cao nhất 280,282 tạ/ha đến năm 2004 giảm xuống chỉ còn
263,652 tạ/ha (Bảng 2.3). Sau đó năng suất cà chua tiếp tục tăng trở lại. Mặc dù
năng suất cà chua không ổn định song diện tích trồng cà chua ngày càng mở
rộng cho nên sản lượng cà chua tiếp tục tăng lên theo thời gian.
Qua bảng 2.4 cho ta thấy, hiện nay trên thế giới có khoảng 168 nước sản
xuất cà chua trong đó Trung Quốc là nước có sản lượng cà chua cao nhất thế
giới trong các năm từ 2006 đến 2009. Năm 2006 Trung Quốc đạt sản lượng là
32.519,315 nghìn tấn đến năm 2009 đạt 34120,040 nghìn tấn tăng lên 1.600,725
nghìn tấn. Kế tiếp là Mỹ với 14141,850 nghìn tấn năm 2009 so với năm 2006
tăng lên 1884,678 nghìn tấn so với năm 2006 (12.257,172 nghìn tấn), sau đó là
Thổ Nhĩ Kỳ, Ấn Độ, Italia, Ai Cập, Italia, Tây Ban Nha, Braxin, Iran, Mehicô,
Hi Lạp. Tuy nhiên, một số nước có sản lượng cà chua tăng giảm thất thường như
Iran năm 2006 là 5064,571 tấn, nhưng đến năm 2008 lại giảm xuống chỉ còn

4826,396 tấn và tăng trở lại 5887,714 tấn năm 2009. Về nước tiêu thụ bình quân
trên thế giới thì người Hi Lạp đứng vị trí số 1 với 170,8kg/năm, tiếp theo là
Bungary 102,4kg/năm, Thổ Nhĩ Kỳ 84kg/năm, Italia 77,9kg/năm [22].
Bảng 2.4: Sản lƣợng cà chua 10 nƣớc dẫn đầu thế giới từ năm 2006-2009
(Đơn vị: nghìn tấn)
Quốc gia
2006
2007
2008
2009
Trung Quốc
32519,315
33596,881
33911,702
34120,040
Mỹ
12257,172
14185,180
13718,171
14141,850
Ấn Độ
9820,400
10055,000
10303,000
11149,000
Thổ Nhĩ Kỳ
9854,877
9945,043
10985,355
10745,772

Ai Cập
8576,070
8639,024
9204,097
10000,000
Italia
6351,202
6350,162
5976,912
6382,700
Tây Ban Nha
3800,552
4081,477
3922,500
4749,200
Braxin
3362,655
3431,230
3867,655
4204,638
Iran
5064,571
5534,266
4826,396
5887,714
Mêhicô
2899,153
3150,353
2936,773
-

Hi Lạp
1568,731
1464,844
1338,600
1350,000
Nguồn: FAO STAT Database Results, 2010 [33]
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

24
Theo số liệu thống kê của FAO-2010 toàn thế giới trong năm 2009 đã sản
xuất được 141.400.629 triệu tấn cà chua trong đó Trung Quốc là nước sản xuất
cà chua lớn nhất chiếm khoảng 24,1% sản lượng toàn cầu với 34,120.040 triệu
tấn sau đó đến Mỹ với 14,141.850 triệu tấn; tiếp đến là Ấn Độ đạt 11,149.000
triệu tấn, Thổ Nhĩ Kỳ đạt 10,745.772 triệu tấn, đứng thứ 5 trên thế giới là Ai
Cập 10000,000, tiếp theo là Italia 6,382.7 triệu tấn (FAO-2010) [33].
Trong vòng 5 năm qua, tình hình tiêu thụ cà chua trên thế giới đã gia tăng
nhanh chóng, lượng xuất khẩu hàng năm trung bình 8% đạt đỉnh cao 2,4 triệu
tấn trong năm 2007. Tính đến tháng 9 năm 2008, Mêhicô là nước xuất khẩu cà
chua hàng đầu thế giới với lượng xuất khẩu chiếm 50% tổng lượng xuất khẩu,
tiếp theo là Mỹ với 173 nghìn tấn. Nguyên nhân dẫn đến sự phát triển về thị
trường cà chua là do sự gia tăng mối quan tâm đến rau quả tươi của người tiêu
dùng và đặc biệt là chính sách giảm thuế và tăng cường xúc tiến thương mại mặt
hàng nông sản của các nước. Về nhập khẩu cà chua thì Nga và Canada được coi
là những thị trường tiềm năng trên thế giới.
5.2 Tình hình nghiên cứu cà chua trên thế giới
Cà chua là cây trồng có lịch sử phát triển tương đối muộn so với các loại
cây trồng khác, tuy nhiên với giá trị dinh dưỡng và hiệu quả kinh tế cao, cà chua
là một trong những đối tượng được tập trung nghiên cứu, đặc biệt là trong lĩnh
vực chọn tạo giống.
Hiện nay đã có rất nhiều công trình nghiên cứu và chọn tạo ra những

giống cà chua thích hợp cho từng vùng sinh thái, từng mùa vụ và mục đích sử
dụng. Để nghiên cứu chọn tạo ra những giống cà chua có năng suất cao phù hợp
với từng điều kiện cụ thể, các nhà khoa học đã sử dụng nguồn gen di truyền của
các loài hoang dại và bán hoang dại vì chúng có khả năng chống chịu tốt với
điều kiện bất thuận của môi trường. Bằng nhiều con đường khác nhau như: lai
tạo, chọn lọc dưới nền nhiệt độ cao và thấp, gây đột biến nhân tạo các nhà
khoa học đã tạo ra giống thích hợp trong điều kiện nhiệt độ cao có phổ thích ứng
rộng, có khả năng trồng nhiều vụ trong năm (Kiều Thị Thư, 1998) [7].
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

25
Từ năm 1977-1984, Ai cập đã tiến hành nghiên cứu về hợp phần chọn tạo
giống cà chua cho năng suất cao, kết quả cho thấy các giống cà chua có nguồn
gốc từ Mỹ như Cal, Ace, Hausney, Marmande và Prytchard, VFN - 8,VFN -
Bush đều có những đặc tính tốt như quả to, có năng suất và chất lượng cao, còn
một số giống khác như Castlex - 1017, Casvoock, E -6202, Gs - 30, Peto86, UC
-82 và UC97 có đặc điểm là thịt quả chắc. Các giống có màu quả vàng khi chín
như Case, Rich, Golde Bty, Jubylee Vaysumay đều có hàm lượng đường cao,
riêng giống VF145 - B7897 được đánh giá là giống cải tiến vừa có năng suất và
chất lượng tốt. Các giống này đều thích hợp trong các thời vụ.
Ở Mỹ công tác chọn tạo giống cà chua được tiến hành từ rất sớm đến nay
đã thu được nhiều thành tựu đáng kể. Trường Đại học California đã chọn ra
được những giống cà chua mới như UC-105, UC-134, UC82 có năng suất cao và
có nhiều đặc điểm tốt như tính chống chịu nứt quả cao và quả cứng (Hồ Hữu An
1996) [6]. Từ năm 1991 - 2007, công ty cung cấp giống cà chua của Mỹ đã
nghiên cứu, lai tạo và giới thiệu tới 600 giống cà chua chất lượng cao phù hợp
với tiêu dùng tươi và làm nguyên liệu chế biến công nghiệp. Cùng với giống
mới được chọn ra hàng năm, các giống cũ (xuất xứ lâu đời) ở Mỹ cũng được duy
trì vừa được dùng trong sản xuất vừa được dùng để lai tạo. Trong đó một số
giống thích hợp ở thời vụ nóng như: Costoluto, Genvese, Super, Italian, Paste,

Oxheart, Blach krim. Đại học tổng hợp Florida Mỹ nổi tiếng với việc chọn tạo
các giống cà chua có khả năng chống chịu với sâu, bệnh hại, từ trung tâm nghiên
cứu của trường tới nay đã có hơn 10 giống cà chua có khả năng chống bệnh đã
được giới thiệu cho sản xuất.
Tại vùng Martinique (nước Pháp) Denoges. B và Khuno.B 1999 đã tiến
hành thí nghiệm 18 giống cà chua chịu nhiệt có nguồn gốc từ địa phương và
nhập nội vào hai vụ hè thu 1986 và 1987. Quá trình đậu quả của các giống diễn
ra vào thời điểm có nhiệt độ ban ngày/ban đêm cao (32/27
0
C) và ẩm độ 90% và
kết quả cho thấy Saladehe có nguồn gốc từ Mỹ là giống có năng suất cao trong
nhóm có tỷ lệ đậu quả cao (60-100%) giống Heniz-882 cho năng suất cá thể
thấp (1,4 kg) do mẫn cảm với bệnh thối cuống quả trong khi đó lai F1 Tulona

×