Tải bản đầy đủ (.doc) (19 trang)

BÁO cáo THỰC tập TỔNG hợp (tại về công ty cổ phần đầu tư xây lắp và thương mại HIKITA

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (192.97 KB, 19 trang )

MỤC LỤC
DANH MỤC VIẾT TẮT
DTT: Doanh thu thuẩn
VCSH: Vốn chủ sở hữu
LNTT: Lợi nhuận trước thuế
LNST: Lợi nhuận sau thuế
VCĐ (BQ): Vốn cố định (bình quân)
HTK (BQ): Hoàng tốn kho ( bình quân)
TSNN: Tài sản ngắn hạn
TSDH: Tài sản dài hạn
VKD: Vốn kinh doanh
DANH MỤC SƠ ĐỒ, BẢNG BIỂU
Sơ đồ 1: Sơ đồ cơ cấu tổ chức bộ máy công ty Cổ phần xây lắp và thương mại
HIKITA.
Bảng 2.1: Bảng cân đối kế toán ( rút gọn ) cảu công ty trong 3 năm ( 2011 –
2013).
Bảng 2.2: Bảng báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của công ty trong 3 năm
( 2011 – 2013).
Bảng 2.3: bảng tính các chỉ tiêu đánh giá tài chính.
Bản báo cáo thực tập tổng hợp gồm bốn phần:
I. Giới thiệu về công ty Cổ phần đầu tư xây lắp và thương mại HIKITA
II. Tình hình tài chính và một số kết quả hoạt động.
III. Những vấn đề đặt ra cần giải quyết.
IV. Đề xuất hướng đề tài khóa luận.
I. Giới thiệu về Công ty Cổ phần đầu tư xây lắp và thương mại HIKITA
1.1 Quá trình hình thành và phát triển của công ty:
- Tên công ty:
Tên công ty: Công ty cổ phần đầu tư xây lắp và thương mại HIKITA
Tên viết tắt: HIKITA.JSC
Tên GD quốc tế: HIKITA TRANDING
Vốn điều lệ: 30.000.000.000 VND


- Địa chỉ:
Trụ sở chính: Xã Hoằng Đồng – Huyện Hoằng Hóa – Tỉnh Thanh Hóa.
Địa chỉ giao dịch: Phòng 608 – nhà A1 – Đường Nguyễn Cơ Thạch – Mỹ Đình –
Từ Liêm – Hà Nội.
Điện thoại: 042.2.213.721 Fax: 042.2.213.721
Email:
- Giấy phép kinh doanh:
Số 2801077720 do Sở kế hoạch và đầu tư Tỉnh Thanh Hóa cấp lần đầu ngày
12/11/2007.
- Tài khoản giao dịch:
Số hiệu tài khoản 1: 31000.2010.17455 tại Ngân hàng nông nghiệp và PTNT Chi
nhánh Từ Liêm – Hà Nội.
Tên đơn vị thụ hưởng: Công ty đầu tư xây lắp và thương mại HIKITA.
1.2 Các nghành nghề kinh doanh chính:
+ Thi công san lấp mặt bằng hạ tầng kỹ thuật
+ Xây dựng công trình giao thông thủy lợi
+ Xây dựng công trình dân dụng
+ Xây dựng công trình cấp thoát nước
+ Trang trí nội thất công trình
+ Dịch vụ vận tải hàng hóa

1
1.3: S 1: C cu t chc b mỏy ca cụng ty
đại hội đồng cổ đông
hội đồng quản trị
giám đốc
ban
kiểm soát
phó giám đốc 1
phòng

kinh tế - kế hoạch
phòng
tài chính - kế toán
phòng
kinh doanh
phòng
kỹ thuật đấu thầu
chi
nhánh
chi
nhánh
các đội xây lắp
các ban điều hành
phòng
tclđ - hành chính
phó giám đốc 2
ghi chú:
- quan hệ điều hành
- quan hệ phối hợp
- quan hệ giám sát
(Ngun: Phũng Vt t Thit b - T chc cụng ty c phn xõy lp v thng mi Hikita)
2
1.4 Chức năng và nhiệm vụ cơ bản:
Công ty tham gia hoạt động trong và ngoài nước, có bề dày kinh nghiệm trong
xây dựng dân dụng, công nghiệp, giao thông, thủy lợi, hạ tầng kỹ thuật, hệ thống
truyển tải điện, cấp thoát nước, đầu thầu các công trình xây dựng trong và ngoài
nước…tư vấn xây lắp và thiết kế công trình xây dựng.
1.5 Bộ máy lãnh đạo công ty:
- Hội đồng quản trị: Gồm 3 thành viên:
Ông: Hoàng Ngọc Mạnh – Chủ Tịch

Bà: Cao Thị Hiền - Ủy viên
Ông: Lê Văn Minh
Hội đồng quản trị do Đại hội đồng cổ đông của Công ty bầu ra, có toàn quyền
nhân danh Công ty để quyết định mọi vấn đề liên quan đến mục đích, quyền lợi cồn
ty, trừ những vấn đề thuộc thẩm quyền của Đại Hội Đồng cổ đông, đứng đầu Hội
đồng cổ đông là Chủ tịch Hội đồng quản trị.
- Giám đốc công ty: Bà: Cao Thị Hiền. Là người đứng đầu Ban Đại diện nhà
thầu, chịu trách nhiệm điều hành hoạt động hàng ngày của công ty và chịu trách
nhiệm trước hội đông quản trị về việc thực hiện các quyền và nghĩa vụ được giao.
Tham mưu, giúp việc cho giám đốc Công ty là 01 phó giám đốc kinh doanh và 01
phó giám đốc kỹ thuật.
- Phó giám đốc: Ông: Phạm Hồng Trường.
Ông: Lê Văn Ninh.
Công ty có 4 phòng ban và các ban các dội trực thuộc:
3
- Phòng kinh doanh: Trưởng phòng: Ông Mạc Xuân Hồng. Chịu trách nhiệm
tham mưu cho lãnh đạo Công ty về chiến lược sản xuất kinh doanh, mở rộng thị
trường, quảng bá hoạt động của Công ty, lập kế hoạch chi tiết về chiến lược kinh
doanh cho từng giai đoạn.
- Phòng kinh tế - kế hoạch: Trưởng phòng: Ông Nguyễn Văn Phượng. Thực
hiện công tác quản lý và sử dụng nguồn tài chính trong thẩm quyền cho phép của
hội đồng thành viên.
- Phòng kỹ thuật – đấu thầu: Trưởng phòng: Ông Nguyễn Văn Đức. Tham mưu
cho lãnh đạo Công ty và Chủ nhiệm công trình về các dự án mà Công ty tham gia
thi công. Vạch tiến độ, điều chỉnh tiến độ các mũi thi công sao cho phù hợp với tiến
độ chung của dự án. Lập hồ sơ đấu thầu, hồ sơ hoàn công, tổng nhiệm thu toàn công
trình.
- Phòng tài chính - kế toán: Trưởng phòng: Bà lê Thị Hường. Cập nhật chứng
từ, theo dõi sổ sách thu chi của công ty. Cho vay và thanh toán khối lượng hàng hóa
đối với các đội khi được chủ công trình duyệt. Thực hiện tốt các chế độ, chính sách

của nhà nước về tài chính, chế độ bảo hiểm, thuế, tiền lương cho văn phòng. Báo
các định kỳ và quyết toán công trình.
4
II. Tình hình tài chính và kết quả hoạt động kinh doanh.
Bảng 2. 1. Bảng cân đối kế toán (rút gọn) của Công ty đầu tư xây lắp và thương
mại Hikita trong 3 năm 2011 – 2013.
Đơn vị tính: 1000 VND
2011 2012 2013
So sánh 2012 với
2011
So sánh 2013 với
2012
Số tiền
Tỷ lệ
%
Số tiền Tỷ lệ %
TÀI SẢN
A – TÀI
SẢN NGẮN
HẠN
15.084.018 8.896.116 13.996.765 -6.187.902 -41,02 5.100.640 57,34
I. Tiền và
các khoản
tương đương
tiền
325.965 275.309 929.693 -50.656 -15,54 654.384 237,69
II. Các
khoản phải
thu ngắn
hạn

11.735.908 5.466.364 10.638.616 -6.269.544 -53,42 5.172.252 94,62
III. Hàng
tồn kho
3.022.145 3.154.443 2.428.456 132.298 4,38 -725.987 -23,01
IV. Tài sản
ngắn hạn
khác
B – TÀI
SẢN DÀI
HẠN
8.236.411 9.898.533 9.259.282 1.662.122 20,18 -639.251 -6,46
I. Tài sản cố
định
7.609.335 9.478.440 9.033.018 1.869.105 24,56 -445.422 -4,70
II. Các
khoản đầu
tư tài chính
dài hạn
III. Tài sản
dài hạn khác
627.076 420.093 226.264 -206.983 -33,01 -193.829 -46,14
Tổng cộng
tài sản
23.320.428 18.794.649 23.256.047 -4.525.779 -19,41 4.461.398 23,74
NGUỒN
VỐN
Năm
Chỉ tiêu
5
A – NỢ

PHẢI TRẢ
9.221.504 5.816.860 10.069.237 -3.404.644 -36,92 4.252.377 73,10
I. Nợ ngắn
hạn
9.221.504 5.816.860 10.069.237 -3.404.644 -36,92 4.252.377 73,10
II. Nợ dài
hạn
B – VỐN
CHỦ SỞ
HỮU
14.098.924 12.977.789 13.186.810 -1.121.135 -7,95 209.021 1,61
I. Vốn chủ
sở hữu
14.098.924 12.977.789 13.186.810 -1.121.134 -7,95 209.020 1,61
1. Vốn đầu tư
của chủ sở
hữu
10.000.000 10.000.000 10.000.000 0 0 0 0
2. Lợi nhuận
sau thuế chưa
phân phối
4.098.924 2.977.790 3.186.810 -1.121.134 -7,95 209.020 1,61
II. Quỹ khen
thưởng,
phúc lợi
Tổng cộng
nguồn vốn
23.320.428 18.794.649 23.256.047 -4.525.779 -19,41 4.461.398 23,74
( Nguồn: phòng tài chính – kế toán)
• Nhận xét về tình hình biến động tài sản.

Qua bảng cân đối kế toán (rút gọn) của Công ty trong 3 năm gần đây 1011 –
1013 ta thấy kết cấu tài sản của Công ty chủ yếu là tài sản ngắn hạn.
- Tổng tài sản ngắn hạn năm 2011 là 15.084.108 nghìn đồng, năm 2012 là
8.896.116 nghìn đồng giảm 41,02% so với năm 2011 tương ứng giảm 6.187.902
nghìn đồng.Điều này cho thấy việc giảm sút lớn của tài sản ngắn hạn của Công ty
trong vòng 1 năm từ 2011 đến 2013. Năm 2013, tổng tài sản ngắn hạn là 13.996.765
nghìn đồng, tăng 57,34%, tương ứng tăng 5.100.640 nghìn đồng so với năm 2012.
Điều này phản ánh rõ nét việc tăng trưởng tài sản rất nhaanh chóng của Công ty.
Trong đó tài sản chiếm tỷ trọng lón nhất là các khoản phải thu ngắn hạn, trong 3 chỉ
tiêu này luôn chiếm hơn 70% so với tổng tài sản ngắn hạn của từng năm. Tài sản có
tính thanh khoản cao là tiền mặt và các khoản tương đương tiền lại chiếm tỷ trọng
thấp nhất.chỉ khoảng 3,1% so với tổng tài sản ngắn hạn của từng năm.
6
- Trong khi đó tổng tài sản dài hạn năm 2011 là 8.236.411 nghìn đồng, năm
2012 là 9.898.533 nghìn đồng tăng 20,18% tương ứng tăng 1.662.122 nghìn đồng
so với năm 2011. Trong đó chiếm tỷ trọng lón là tài sản cố định, năm 2011 là
7.609.335, năm 2012 là 9.478.440, tăng 24,56% so với năm 2011 tương ứng tăng
1.869.105 nghìn đồng. Tài sản dài hạn khác của năm 2011 là 627.076 nghìn đồng,
còn năm 2012 là 420.093 ngìn đồng, giảm 33,1%, tương ứng giảm 206.983 ngìn
đồng so với năm 2011. Ta thấy tài sản dài hạn từ năm 2011 đến 2012 có su hướng
tăng chủ yếu là do sự tăng lên của tài sản cố định trong tổng tài sản dài hạn. Năm
2013 tổng tài sản dài hạn chỉ còn 9.259.282, giảm 6,46% so với năm 2012 tương
ứng giảm 639.251 nghìn đồng. Tài sản cố định vẫn chiếm tỷ trọng lớn, trong năm
2013 tài sản cố định là 9.003.018 nghìn đồng, giảm 4,70% so với năm 2012 tương
ứng giảm 445.422 nghìn đồng. Còn tài sản dài hạn khác của năm 2013 là 226.264
nghìn đồng, giảm 46,11% so với năm 2012 tương ứng giảm 193.829 nghìn đồng. Ta
thấy sự giảm sút tài sản cố định của công ty là do sự giảm xuống của cả hai tài sản
trên nhưng ảnh hướng chủ yếu là do sự giảm sút của tài sản dài hạn khác.
Qua phân tích ở trên ta thấy trong tổng tài sản của Công ty tài sản dài hạn
thường chiếm tỷ trọng nhỏ hơn, chỉ có năm 1012 tài sản dài hạn chiếm tỷ trọng lớn

hơn so với tài sản ngắn hạn nhưng chênh lệch rất nhỏ, chỉ khoảng 5%.
Nguyên nhân chủ yếu là cho tài sản ngắn hạn của Công ty chiếm tỷ trọng lớn
là do:
- Tài sản có tính thanh khoản cao là tiền và các khoản tương đương tiền trong
năm 2011 là 235.965 nghìn đồng, năm 2012 là 275.309 nghìn đồng, giảm 15,54%
tương ứng giảm 50.656 nghìn đồng. Đến năm 2013 tỷ lệ tài sản này tăng mạnh đạt
929.963 nghìn đồng, tăng 237,69% tương ứng tăng 654.384 nghìn đồng so với năm
2012.
- Các khoản phải thu ngắn hạn năm 2011 là 11.375.908 nghìn đồng, năm 2012
là 5.466.364 nghìn đồng, giảm 53,42% tương ứng giảm 6.269.544 nghìn đồng so
với năm 2011. Năm 2013 là 10.638.616 nghìn đồng tăng 94,62% tương ứng tăng
5.172.252 nghìn đồng.
7
- Hàng tồn kho của Công ty năm 1011 là 3.022.154 nghìn đồng, năm 2012 là
3.154.443 tăng 4,38% tương ứng tăng 132.298 nghìn đồng so với năm 2011. Năm
2013 hàng tồn kho là 2.428.456 ngìn đồng, giảm 23,01% tương úng giảm 725.987
nghìn đồng so với năm 2012.
Như vậy sự tăng mạnh của tài sản tiền và các khoản tương đương tiền và sự tăng
mạnh của các khoản phải thu ngắn hạn trong năm 2013 làm cho tổng tài sản ngắn
hạn của Công ty chiếm tỷ trọng lớn hơn.
• Nhận xét về biến động nguồn vốn:
Về kết cấu nguồn vốn của công ty, ta thấy rõ nguồn vốn kinh doanh của Công
ty dựa chủ yếu vào nguồn vốn chủ sở hữu. Nọ phải trả chiếm tỷ trọng nhỏ hơn.
Nợ phải trả năm 2011 là 9.211.504 nghìn đồng, năm 2012 là 5.816.860 ngìn
đồng, giảm 36,92%, tương ứng giảm 3.404.644 ngìn đồng so với năm 2011. Trong
khi đó năm 2013 có số nợ phải trả là 10.096.327 nghìn đồng, tăng 73,10%, tương
ứng tăng 4.252.377 nghìn đồng so với năm 2012. Công ty chỉ có nợ ngắn hạn, khô
có các khoản vay dài hạn.
Vốn chủ sở hữu năm 2011 là 14.098.924 nghìn đồng, năm 2012 là 12.977.789
nghìn đồng, giảm 7,95%, tương ứng giảm 1.141.135 nghìn đồng so với năm 2011.

Năm 2013 có số vốn chủ sở hữu là 13.186.810 nghìn đồng, tăng 1,61%, tương ứng
tăng 209.021 nghìn đồng so với năm 2012. Trong đó vốn chủ sở hữu đầu tư cố định
qua các năm đều là 10.000.000 nghìn đồng, vì vậy sự tăng hay giảm của tổng vốn
chủ sở hữu chủ yếu là do biến động của lợi nhuận sau thuế chưa phân phối.
Qua phân tích trên ta thấy, chủ yếu Công ty sử dụng vốn chủ sở hữu để tài trợ
cho các dự án đầu tư, tuy nhiên nguồn vốn vay được sự dụng cũng chiếm 39,5% so
với tổng nguồn vốn, lợi nhuận sau thuế hai năm sau giảm so với năm 2011 nhưng
vào năm 1013 cũng được bổ sung thêm.
8
Bảng 2.2. Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty xây lắp và thương
mại Hikita trong 3 năm 2011 - 2013
Đơn vị tính: 1000 VND
2011 2012 2013
So sánh 2012 với
2011
So sánh 2013 với
2012
Số tiền
Tỷ lệ
%
Số tiền Tỷ lệ %
1. Doanh thu
thuần về bán
hàng và
cung cấp
dịch vụ
31.021.055 42.132.012 70.715.462 11.110.957 35,82 28.583.45
0
67,84
2. Giá vốn

hàng bán
26.314.100 37.610.562 64.552.986 11.296.462 42,93 26.942.42
4
71,64
3. Lợi nhuận
gộp về bán
hàng và
cung cấp
dịch vụ
4.706.955 4.521.450 6.162.476 -185.505 -3,94 1.641.026 36,29
4. Doanh thu
hoạt động tài
chính
27.854 15.422 12.856 -12.412 -44,56 -2.586 -16,75
5. Chi phí tài
chính (Lãi
vay)
485.475 942.102 1.547.986 456.627 94,06 605.884 64,31
6. Chi phí
quản lý kinh
doanh
2.821.400 3.152.013 3.948.653 330.613 11,72 796.640 25,27
7. Lợi nhuận
thuần từ
hoạt động
kinh doanh
1.427.933 442.757 678.693 -985.176 -68,99 235.936 53,29
8. Tổng lợi
nhuận kế
toán trước

1.427.933 442.757 678.693 -985.176 -68,99 235.936 53,29
Năm
Chỉ tiêu
9
thuế
9. Chi phí
thuế thu nhập
doanh nghiệp
356.983 110.689 169.673 -246.294 -68,99 58.984
53,29
10. Lợi
nhuận sau
thuế thu
nhập doanh
nghiệp
1.070.950 332.068 509.020 -738.882 -68,99 176.952 53,29
(Nguồn: Phòng tài chính kế toán)
• Nhận xét khái quát về tình hình tài chính:
Theo bảng báo cáo kết quả kinh doanh của Công ty trong 3 năm 2011 – 1013
ta thấy lợi nhuận sau thuế của công ty có biến động rất lớn. Trong năm 2011 là
1.070.950 nghìn đồng, năm 2012 là 332.068 nghìn đồng, giảm 68,99% so với năm
2011 tương ứng giảm 738.882 nghìn đồng. Năm 2013 lợi nhuận sau thuế là 509.020
nghìn đồng, tăng 53,29% sơ với năm 2012, tương ứng tăng lên 167.952 nghìn đồng.
Lợi nhuận sau thuế của Công ty trong năm 2012 giảm mạnh là do sự giảm sút
của lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp dịch vụ, sự giảm sút của doanh thu từ
hoạt động tài chính và lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh giảm trong khi chi
phí về tài chính và chi phí quản lý kinh doanh đều tăng.
- Lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp dịch vụ năm 2011 là 4.760.955 nghìn
đồng, năm 2012 là 4.521.450 nghìn đồng, giảm 3,49% so với năm 2011, tương ứng
giảm 185.505 ngìn đồng.

- Doanh thu từ hoạt động tài chính năm 2011 là 27.854 ngìn đông, năm 2012 là
15.422 nghìn đồng giảm 44,56%, tương ứng giảm 12.412 nghìn đồng so với năm
2011.
- Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh năm 2011 là 1.427.933 nghìn đồng,
năm 2012 là 442.757 ngìn đồng, giảm 68,99% , tương ứng giảm 985.176 nghìn
đồng so với năm 2011.
- Chi phí tài chính năm 2011 là 485.475 nghìn đồng, năm 2012 là 942.102
nghìn đồng tăng 94,06% so với năm 2012 tương ứng tăng 456.627 nghìn đồng. Chi
10
phí quản lý kinh doanh cũng tăng mạnh năm 2011 là 2.821.400 nghìn đồng, năm
2012 là 3.152.013 nghìn đồng, tăng 11,72%, tương ứng tăng 330.613 nghìn đồng so
với năm 2011.
Năm 2013 lợi nhuận sau thuế của công ty tăng 53,29% so với năm 2012, tương
ứng tăng 176.952 nghìn đồng đạt 509.020 nghìn đồng.

11
• Đánh giá tình hình tài chính của Công ty:
Bảng 2.3. Bảng tính các chỉ tiêu đánh giá tài chính
Chỉ tiêu Công thức tính
So sánh
Chênh lệch
(%)
So sánh
Chênh lệch
(%)
2011 2012 2012 2013
Khả năng
thanh toán nợ
ngắn hạn
Tài sản ngắn hạn

Nợ ngắn hạn phải trả
1,64 1,53 -6,71 1,53 1,39 -9,15
Khả năng
thanh toán
chung
Tổng tài sản
Nợ phải trả
2,53 3,23 27,67 3,23 2,31 -28,48
Khả năng
thanh toán
nhanh
Tài sản ngắn hạn – hàng tồn kho
Nợ ngắn hạn phải trả
1,31 0,99 -24,43 0,99 1,15 16,16
Vòng quay
tổng vốn
Doanh thu
Tổng vốn kinh doanh
1,33 2,24 68,42 2,24 3,04 35,71
Vòng quay tài
sản ngắn hạn
Doanh thu
Tài sản ngắn hạn
2,06 4,74 116,99 4,74 5,05 6,54
Vòng quay Giá vốn hàng bán 8,71 8,86 1,72 8,86 23,13 161,06
12
hàng tồn kho HTK (BQ)
Tỷ suất doanh
lợi doanh thu
Lợi nhuận sau thuế

Doanh thu
0,035 0,0079 -77,43 0,0079 0,0072 -22,78
Tỷ suất doanh
lợi vốn kinh
doanh
Lợi nhuận sau thuế trong kỳ
Vốn kinh doanh
0,046 0,018 -60,87 0,018 0,022 22,22
Tỷ suất doanh
lợi VCSH
Lợi nhuận sau thuế trong kỳ
VCSH
0,076 0,026 -65,79 0,026 0,039 50
Hiệu quả sử
dụng VCĐ
Doanh thu thuần
VCĐ (BQ)
4,02 4,9 21,89 4,9 7,64 55,92
13
Từ bảng tính trên ta thấy:
+ Khả năng thanh toán:
- Công ty có khả năng thanh toán nợ ngắn hạn trong 3 năm đều lớn hơn 1, cho
thấy khả năng thanh toán nợ ngắn hạn của Công ty tốt, Công ty có đủ tài sản ngắn
hạn để đảm bảo trả nợ vay. Tuy nhiên chỉ tiêu này lại có xu hướng biến động giảm
qua các năm. Năm 2012 khả năng thanh toán nợ ngắn hạn của công ty giảm 6,71%
so với năm 2011, năm 2013 giảm 9,15% so với năm 2012.
- Khẳ năng thanh toán chung của Công ty là khá tốt, tuy nhiên luôn có biến
động và không ổn định trong 3 năm. Xu hướng tăng trong năm 2012, tăng lên
27,67% so với năm 2011. Năm 2013 chỉ tiêu này lại giảm xuống 28,48% so với
năm 2012.

- Khả năng thanh toán nhanh của Công ty có biến động và tăng lên trong năm
2013.
+ Công tác quản lý hàng tốn kho: Vòng quay HTK của công ty khá cao, năm
2011 là 8,71 vòng/ năm, năm 2012 là 8,86 vòng/ năm tăng 1,72% so với năm 2011,
năm 2013 vòng quay hàng tồn kho là 23,13 vòng/năm tăng đến 161,065 so với năm
2012. Cho thấy Công ty có chính sách quản lý hàng tồn kho rất tốt, vốn được quay
vòng nhanh, hạn chế tình trạng ứ đọng vốn, điều này rất tốt với công ty hoạt động
về lĩnh vực xây dựng.
+ Khả năng sinh lợi:
- Từ tỷ suất doanh lợi doanh thu cho ta thấy trong năm 2011 cứ 1 đồng doanh
thu thì Công ty thu được 0,035 đồng lợi nhuận sau thuế, tuy nhiên chỉ tiêu này lại
biết động giảm vào năm 2012, giảm 77,43% so với năm 2011, 1 đồng doanh thu chỉ
thu được 0,0079 đồng lợi nhuận sau thuế. Năm 2013 chỉ tiêu này tiếp tục giảm
22,78% so với năm 2012.
14
- Tỷ suất doanh lợi VKD phản ánh khả năng sinh lời của vốn kinh doanh,
trong năm 2011 cứ 1 đồng VKD thì công ty thu được 0,046 đồng lợi nhuận sau
thuế. Năm 2012 là 0,018 đồng, giảm 60,87% so với năm 2011. Năm 2013 chỉ tiêu
này đạt 0,022 đồng, tăng 22,22% so với năm 2012.
- Tỷ suất doanh lợi VCSH phản ánh khả năng sinh lời của vốn chủ sở hữu, ta
thấy trong năm 2011 cứ bỏ ra 1 đồng VCSH thì thu được 0,076 đồng lợi nhuận,
năm 2012 là 0,026 đồng, giảm 65,79% so với năm 2011. Năm 2013 tỷ suất doanh
lợi vốn CSH đạt 0,039 đồng, tăng 50% so với năm 2012.
III. Các vấn đề cần giải quyết:
1. Vấn đề 1: Hiệu quả sử dụng vốn cố định của công ty chưa cao.
Đối với doang nghiệp trong lĩnh vực xây dựng thì tài sản cố định ảnh hưởng
rất lớn đến kết quả kinh doanh của công ty. Hiệu quả sử dụng vốn có tăng qua các
năm nhưng chưa cao, trong năm 2011 hiệu quả sử dụng vốn là 4,01, tức là một đòng
VCĐ bình quân thì thu được 4,01 đồng doanh thu thuần. Năm 2012, hiệu quả sử
dụng vốn là 4,9, năm 2013 là 7,64. Đặc biệt công ty có kết cấu tài sản chủ yếu là tài

sản ngắn hạn, tài sản dài hạn chỉ chiếm dưới 40% trong tất cả các năm. Năm 2011
tái sản dài han chiếm 35,32% trong tổng tài sản ( 8.236.411/23.320.428), năm 2013
chiếm 39,81% trong tổng tài sản ( 9.259.282/23.256.047) Vì vậy đánh giá hiệu quả
sử dụng tài sản cố định một cách chính xác là một trong những việc làm quan trọng
để tìm ra giải pháp nhằm nâng cao hiệu qủa sử dụng vốn cố định.
2. Vấn đề 2: Vốn kinh doanh của công ty sử dụng chưa thực sự hiệu quả.
Hiệu quả sử dụng vốn của công ty chưa cao, đặc biệt trong năm 2012. Công ty
có tỷ trọng vốn tự có cao hơn, tuy nhiên tỷ trọng vốn vay cũng chiếm một phần
đáng kể. năm 2011 tỷ trọng vốn vay là 39,54% trên tổng nguồn vốn, năm 2012 là
30,95%, năm 2013 là 43,30%. Cơ cấu vốn của công ty chưa hợp lý. Ví dụ năm 2013
tài sản ngắn hạn của công ty chiếm 60,19% trên tổng tài sản, còn tài sản dài hạn chỉ
chiếm 39,81% trên tổng tài sản.
15
Việc tổ chức sử dụng vốn cho từng khâu chưa đạt hiệu quả cao. Ví dụ: Theo
bảng cân đối kế toán của công ty năm 2013 thì hàng tồn kho chiếm 10,44%
(2.428.456/23.256.047) trên tổng tài sản, các khoản phải thu chiếm 45,75%
(10.638.616/23.256.047) trên tổng tài sản của công ty. Tỷ suất doanh lợi VKD của
công ty trong năm 2011 đạt 0.046 và giảm đến 60,87% vào năm 2012 chỉ cón
0,018, năm 2013 tỷ suất doanh lợi VKD có tăng nhưng chỉ tăng nhẹ 22,22%.
Ngoài ra do việc đầu tư mua sắp thiết bị, công nghê còn chưa đáp ứng được
nhu cầu thực tế của từng công trình, thiết bị máy móc cũ,…dẫn đến công ty cần bỏ
ra nhiều chi phí quản lý cũng như bảo dưỡng thiết bị.
3. Vấn đề 3: Lợi nhuận sau thuế của công ty còn thấp và biến động không đều
qua các năm.
Trong 3 năm gần đây, tình hình kinh tế ảnh hưởng rất nhiều đến họat động
kinh doanh của doanh nghiệp. Đặc biệt là diễn biết phức tạp và tình hình đóng băng
hàng loạt của bất động sản đã tác động rất lớn đến kết quả hoạt động của công ty.
Lợi nhuận sau thuế của công ty giảm mạnh trong năm 2012, đến năm 2013 có tăng
nhưng vẫn còn thấp. Ngoài ra sự biến động của thị trường giá cả, lãi suất làm cho
các chi phí của công ty tăng lên từ đó giảm lợi nhuận trước thuế dẫn đến lợi nhuận

sau thuế của công ty giảm sút và biến động.
IV. Đề xuất hướng đề tài khóa luận
1. Hướng 1: Nâng cao hiệu sử dụng vốn cố định của Công ty cố phần xây lắp
và thương mại Hikita
2. Hướng 2: Hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của Công ty cố phần xây lắp và
thương mại Hikita
3. Hướng 3: Nâng cao lợi nhuận của Công ty cổ phần xây lắp và thương mại
Hikita.
16

×