LỜI MỞ ĐẦU
Trong thời kỳ nền kinh tế Việt Nam đang từng bước hội nhập với nền kinh tế thế giới,
chúng ta còn phải đối mặt với nhiều thử thách và những rủi ro không thể lường trước được.
Các doanh nghiệp Việt Nam vẫn còn quá non trẻ và chưa có những hiểu biết nhất định về
nền thị trường lớn này. Và một vấn đề được đặt ra ở đây là những thiệt hại do rủi ro pháp
lý mang lại.
Mỗi quốc gia đều có hệ thống luật pháp của riêng mình. Nếu một nhà quản trị kinh
doanh quốc tế chỉ thông hiểu pháp luật nước mình mà ít am tường hệ thống pháp luật khác
thì rất dễ gặp rủi ro. Trong trường hợp ngay cả pháp luật nước mình cũng không nắm
vững, thì thật vô cùng nguy hiểm. Do đó, cần nghiên cứu để nắm vững pháp luật nước
mình và nước đối tác, cùng những luật có liên quan. Nhưng nghiên cứu luật pháp là vấn đề
phức tạp, không thể nắm vững luật pháp của tất cả các nước.
Thực tế thời gian qua cho thấy, do chưa có sự am hiểu về các yếu tố luật pháp nước
ngoài và quốc tế, việc quản lý các rủi ro trong quan hệ thương mại quốc tế chưa được thực
hiện tốt nên các doanh nghiệp đã phải đối mặt với các rủi ro và chịu các thiệt hại không
đáng có về tài chính và uy tín của doanh nghiệp.
Với những lý do trên mà nhóm chúng tôi quyết định chọn chủ đề “Rủi ro pháp lý trong
các doanh nghiệp Việt Nam” làm bài tiểu luận cho nhóm. Trong quá trình thực hiện đề tài
không thể tránh khỏi các thiếu sót và sai lầm, mong cô góp ý để bài làm được hoàn thiện
hơn. Xin chân thành cảm ơn cô!
Nhóm thực hiện
1
Rủi ro pháp lý trong các doanh nghiệp Việt Nam Nhóm 3 – TM2 – K33
I – Rủi ro pháp lý trong doanh nghiệp
1) Khái niệm rủi ro
- Rủi ro là gì? Rủi ro là những biến cố bất ổn tác động lên lợi ích trong tương lai
mà không thể dự đoán chính xác. Rủi ro là một phần của đầu tư và việc hiểu rủi ro là rất
quan trọng cho Nhà đầu tư. Cũng giống như nhiều người, bạn rất muốn nhận được lợi
nhuận tốt nhất từ khoản đầu tư của mình mà không phải mất ngủ hàng đêm vì lo lắng. Vậy
thì đầu tư cổ phiếu có tốt không? Hay đầu tư vào trái phiếu thì tốt hơn? Điều quan trọng là:
bất kể bạn đầu tư vào loại tài sản nào, bao giờ cũng có những rủi ro tiềm ẩn nhất định, và
bạn cần phải nghiên cứu, cân nhắc trước khi thực hiện các quyết định đầu tư.
- Rủi ro pháp lý: Rủi ro pháp lý là khả năng khách quan xảy ra sự sai lệch bất
lợi so với dự tính liên quan đến các quy định pháp luật. Rủi ro pháp lý là những sự
kiện pháp lý bất lợi xảy ra một cách bất ngờ gây nên những thiệt hại vật chất hoặc
phi vật chất cho các doanh nghiệp trong quá trình học tập và thi hành luật. Từ khi
Việt Nam chính thức phát triển nền kinh tế theo hướng thị trường vào đầu thập niên 90,
Chính phủ hoàn thiện dần khung pháp lý cho các hoạt động chứng khoán và TTCK. Các
hoạt động chứng khoán, quỹ đầu tư chứng khoán và TTCK được Chính phủ điều chỉnh
trong các văn bản pháp lý ban hành vào năm 1998. Năm 2006, trước sự bùng nổ của thị
trường chứng khoán và việc gia nhập WTO của Việt Nam, nhiều văn bản pháp lý về thị
trường chứng khoán đã được Chính phủ ban hành như Luật chứng khoán, các nghị định
hướng dẫn, quy chế hoạt động... Tuy nhiên, vẫn còn tồn tại những rủi ro nhất định liên
quan đến yếu tố pháp lý như: sự phù hợp với các cam kết khi Việt Nam gia nhập WTO, các
quy định về thuế đối với các nhà đầu tư trong lĩnh vực tài chính, ngân hàng và chứng
khoán, chế độ kế toán quản lý quỹ, các chính sách khuyến khích đầu tư trong lĩnh vực
chứng khoán và tài chính chưa đủ mạnh để có thể thu hút nhiều hơn các khoản vốn nhàn
rỗi trong công chúng vào nền kinh tế.
2) Phân loại rủi ro pháp lý
a) Nguyên nhân chủ quan: yếu tố văn hoá, cách hành xử, thói quen coi nhẹ pháp lý
trong kinh doanh, xem nhẹ vai trò của luật sư, thiếu kinh nghiệm đàm phán, chọn nhầm đối
tác…
2
Rủi ro pháp lý trong các doanh nghiệp Việt Nam Nhóm 3 – TM2 – K33
b) Nguyên nhân khách quan: như sự cố, thiên tai, thay đổi thể chế, hay yếu tố thị
trường (giá cả, lao động…).
Ngoài ra, ta có thể phân loại như sau:
-Rủi ro liên quan đến kỹ thuật xây dựng hợp đồng.
-Rủi ro do thiếu hiểu biết pháp luật quốc tế.
-Rủi ro pháp lý từ tình trạng chưa gia nhập điều ước quốc tế.
-Rủi ro do lựa chọn mô hình pháp lý không phù hợp.
3) Nguyên nhân gây ra rủi ro pháp lý trong các doanh nghiệp Việt Nam
Điếc không sợ súng
Luật Sư-Tiến Sĩ Luật, Phạm Liêm Chính, người từng có hàng chục năm tu nghiệp, làm
việc ở nước ngoài và bảo vệ luận án tiến sĩ luật tại Pháp với đề tài về tranh chấp hợp đồng
thương mại, cho biết ông đã được tiếp cận hồ sơ của hàng trăm vụ tranh chấp hợp đồng
thương mại giữa Doanh Nghiệp Việt Nam với quốc tế xuất phát từ những nguyên nhân
theo cung cách làm ăn kể trên đây. Theo chuyên gia kinh tế cao cấp - thành viên Ban
Nghiên cứu của Thủ tướng Chính phủ, cố vấn Bộ trưởng Bộ KH-ÐT, Tiến Sĩ Lê Ðăng
Doanh, sống thời gian dài trong nền kinh tế bao cấp, các Doanh Nghiệp Việt Nam đã quen
với các mệnh lệnh hành chính. Trong cơ chế kinh tế này, các doanh nghiệp cũng trở nên
quen với những giao dịch... miệng.
Ðâu phải chỉ có vụ Letard, Vietnam Airlines làm phía VN phải chịu mất hàng triệu
euro, mà đã có hàng trăm vụ tranh chấp thương mại quốc tế như vậy... tưởng rằng mình
“điếc” nên không phải sợ “súng.” Ai không sợ cứ mặc, súng vẫn nổ...
Quen được “đánh khẽ” nên lờn
Ở góc độ khác, bà Phạm Chi Lan, thành viên Ban Nghiên cứu của Thủ tướng, cho rằng
hiệu lực pháp lý thấp các phán quyết của tòa án trong nước liên quan đến các tranh chấp
kinh tế cũng là nguyên nhân quan trọng khiến doanh nghiệp “lờn” phán quyết của tòa trong
nước nhưng sẽ phải trả giá ngay nếu có cách ứng xử như vậy đối với tòa án, pháp lý quốc
tế.
Pháp lý như... cơm bình dân
“30 năm trước, những thế hệ công chức Nhà nước ai cũng mang cặp lồng cơm khi đi
làm. Buổi trưa thì hâm nóng bằng bếp điện cơ quan, rồi ăn. Nhưng bây giờ thì chẳng còn ai
3
Rủi ro pháp lý trong các doanh nghiệp Việt Nam Nhóm 3 – TM2 – K33
dậy từ 5-6 giờ sáng để nấu cơm cho vào cặp lồng mang đi làm mà tất cả các công chức đều
sử dụng hình thức dịch vụ ăn trưa nào đó như cơm bình dân hay cơm hộp. Ngày nay, hệ
thống dịch vụ ở Việt Nam khá phát triển, ví như đau răng thì có nha sĩ, ốm đau có cơ sở y
tế, đi lại có xe khách, taxi... Tương tự như vậy, mỗi khi gặp phải vấn đề pháp lý phát sinh
trong làm ăn, các doanh nghiệp nên tìm đến dịch vụ pháp lý, tìm đến đội ngũ luật sư,” Luật
Sư Phạm Liêm Chính nói một cách hình ảnh về sự cần thiết phải thay đổi tư duy của doanh
nghiệp Việt Nam trong làm ăn hiện nay.
Với kinh nghiệm rút ra từ hàng trăm trường hợp tranh chấp hợp đồng thương mại, Luật
Sư Phạm Liêm Chính cho rằng việc sử dụng dịch vụ pháp lý thường xuyên như “cơm bình
dân” chỉ có lợi cho doanh nghiệp. Sau vài chục năm làm việc tại Phòng Thương mại và
Công nghiệp Việt Nam, bà Phạm Chi Lan cũng nhận xét rằng trong khi doanh nghiệp nước
ngoài luôn mang theo luật sư riêng để tư vấn các vấn đề pháp lý khi đàm phán và ký kết
các hợp đồng thì phần lớn các doanh nghiệp VN lại không làm như vậy. “Bỏ ra một khoản
tiền thuê luật sư có thể tốn kém đôi chút nhưng chắc chắn tốt hơn nhiều việc ký kết các
hợp đồng sơ hở để sau này chịu thiệt hại khi vướng vào tranh chấp,” bà Phạm Chi Lan
khẳng định. Luật Sư Phạm Liêm Chính cho biết, tất cả lãnh đạo các công ty lớn trên thế
giới đều coi luật sư như “lá chắn pháp lý” trên thương trường. “Ông tổng giám đốc chỉ đặt
bút ký chính thức vào các văn bản quan trọng khi thấy chữ ký “ruồi” của luật sư trưởng
tổng công ty,” ông nói. Tiến Sĩ Luật Phạm Liêm Chính tin chắc rằng nếu có sự tham gia từ
đầu của đội ngũ tư vấn pháp lý am hiểu luật pháp trong nước, quốc tế và thông thạo ngoại
ngữ trong việc đàm phán và ký các hợp đồng như thì khó có thể chịu “tiền mất tật mang”
như trong “vụ Letard” hay “vụ VNA.”
Doanh nghiệp chưa có ngân sách cho tư vấn pháp luật
Luật Sư Phạm Liêm Chính lấy làm tiếc rằng hầu hết các doanh nghiệp Việt Nam đều
chưa có khoản ngân sách dành cho tư vấn pháp luật và điều này ngược lại với thông lệ
quốc tế. Ðiều khiến các doanh nghiệp Việt Nam ngại sử dụng các dịch vụ pháp lý, luật sư
là sợ “đội” chi phí. Theo bà Phạm Chi Lan, các doanh nghiệp Việt Nam ngày càng có
nhiều nhu cầu đối với dịch vụ tư vấn pháp lý nhưng lại xem nhẹ chất xám và không sẵn
sàng trả thù lao tương ứng. “Giá cả dịch vụ tư vấn pháp lý thông thường trên thế giới khá
cao, có thể là 200-300 USD cho mỗi giờ tư vấn. Các doanh nghiệp Việt Nam sẽ ngần ngại
4
Rủi ro pháp lý trong các doanh nghiệp Việt Nam Nhóm 3 – TM2 – K33
ngay khi thấy giá cả như vậy nhưng các doanh nghiệp cũng cần biết rằng để có được một
giờ tư vấn họ phải bỏ ra hàng chục năm, thậm chí gần cả cuộc đời để học tập, tích lũy kiến
thức, kinh nghiệm” - bà Phạm Chi Lan nói.
Nhìn đi cũng cần nhìn lại là các tổ chức và doanh nghiệp Việt Nam hiện vẫn chưa thực
sự tín nhiệm, tin tưởng vào đội ngũ tư vấn pháp luật trong nước nên không mặn mà với
dịch vụ này. Luật Sư Phạm Liêm Chính thừa nhận, với khoảng hơn 2,000 người, đội ngũ
luật sư trong nước vừa mỏng vừa yếu.
Ðào tạo khi nước đến chân
Tuy nhiên, bà Phạm Chi Lan cũng chỉ ra rằng để có được một đội ngũ chuyên gia pháp
lý, luật sư đáp ứng yêu cầu hội nhập cũng phải xuất phát từ nhu cầu của DN. “Chỉ khi
doanh nghiệp có nhu cầu, đòi hỏi nhiều thì mới phát triển được đội ngũ luật sư, dịch vụ
pháp lý thương mại quốc tế,” bà nói. Luật Sư Phạm Liêm Chính cho rằng dù mỏng và yếu
nhưng không có nghĩa là đội ngũ luật sư, tư vấn pháp luật của Việt Nam hiện nay không
đáp ứng các nhu cầu cơ bản của hội nhập. Theo ông, hiện Việt Nam có khá nhiều luật sư
được đào tạo ở nước ngoài, am hiểu luật pháp quốc tế, trong nước, thành thạo ngoại ngữ và
hoàn toàn đủ sức tư vấn, thẩm định, soạn thảo các hợp đồng thương mại lớn và phức tạp.
Tiến Sĩ Luật Phạm Liêm Chính cho biết, VN hiện đang gấp rút đào tạo, cả trong nước và
cử ra nước ngoài, một đội ngũ luật sư từ 10,000 đến 20,000 người trong vòng 5-10 năm tới
để phục vụ nhu cầu hội nhập.
Cùng một luật chơi trên thương trường
“Không kịp thời sửa đổi hệ thống luật pháp trong nước vào thời điểm sắp gia nhập Tổ
chức Thương mại Thế giới (WTO), có thể gây khó dễ cho chính doanh nghiệp VN khi làm
ăn với bên ngoài,” Tiến Sĩ Luật Phạm Liêm Chính cảnh báo. Theo ông, nguyên tắc lớn
nhất của một hợp đồng thương mại quốc tế hiện nay phải nêu rõ quyền và nghĩa vụ các
bên. Các định chế luật pháp quốc tế cũng ghi rất rõ rằng các bên phải chịu những chế tài
như thế nào nếu đơn phương phá bỏ cam kết, không thực hiện hợp đồng. Luật Sư Chính
cho biết, các định chế quan trọng này ghi rất rõ trong văn bản luật pháp quốc tế như Công
ước Viên năm 1980 về mua bán hàng hóa quốc tế hay 108 nguyên tắc của hợp đồng
thương mại quốc tế do Viện Luật Unidroit xuất bản tại Roma (Ý) năm 1994. “Luật Việt
Nam cần đưa vào những nguyên tắc đã được thế giới xem như “khuôn vàng thước ngọc”
này trong quan hệ giao dịch thương mại toàn cầu. Hội nhập tức là phải chơi cùng một “luật
5
Rủi ro pháp lý trong các doanh nghiệp Việt Nam Nhóm 3 – TM2 – K33
chơi” phổ quát của quốc tế nếu không doanh nghiệp Việt Nam có thể bị thiệt thòi, thua sút
khi “thi đấu” trên thương trường thế giới,” Tiến Sĩ Luật Phạm Liêm Chính nhấn mạnh.
II – Những tình huống rủi ro pháp lý trong doanh nghiệp
1) Rủi ro pháp lý do yếu tố chủ quan
a) Vụ việc của Vietnam Airlines
VIETNAM AIRLINES
TIẾP TỤC THEO ĐUỔI VỤ KIỆN 5,2 TRIỆU EURO
Phát hiện chứng cứ cho thấy dấu hiệu lừa đảo trong vụ kiện do luật sư Italy Liberati
tiến hành, Vietnam Airlines đã gửi đơn đặc biệt yêu cầu huỷ bản án Toà sơ thẩm Roma
tuyên từ năm 2000. Ngày 2/4 tới đây, tòa sẽ xem xét lần cuối đơn xin hủy án.
Chứng cứ có lợi cho phía Việt Nam chính là 2 bức thư mật nhằm dàn xếp vụ kiện do
ông Maurizio Liberati – bên đứng đơn kiện, gửi cho Công ty Falcomar – cùng bị kiện với
Vietnam Airlines và từng làm đại lý cho Vietnam Airlines tại Italy.
Tổng giám đốc Vietnam Airlines Phạm Ngọc Minh cho biết, phiên toà ngày 2/4 có ý
nghĩa quyết định, nếu án tuyên tích cực sẽ mở ra cơ hội mới cho phía Việt Nam Airlines để
tìm công lý, ngược lại hầu như không còn cơ hội nào để bác bỏ khiếu kiện và yêu cầu bồi
thường hàng triệu euro của luật sư người Italy Liberati.
Vụ kiện được ông Liberati khởi xướng cách đây hơn 15 năm, sau khi Vietnam Airlines
ký hợp đồng đại lý bán vé với Công ty Italy Falcomar vào năm 1991-1992. Trong đơn
kiện, ông Liberati cho biết từ tháng 9/1991 đến tháng 12/1992, đã được Falcomar - với tư
cách đại diện của Vietnam Airlines – thuê làm một số việc, song chưa được thanh toán tiền
công. Cả Falcomar và Vietnam Airlines cùng bị kiện và đối mặt với khoản bồi thường
không dưới 537.910.000 Lia Italy.
Năm 1994, thông qua Đại sứ quán Italy tại Hà Nội, Tòa sơ thẩm Roma gửi giấy triệu
tập cho Vietnam Airlines tham dự phiên tòa đầu tiên diễn ra vào ngày 30/11/1995. Tuy
nhiên, Vietnam Airlines đã không tham dự, phiên tòa vẫn được đưa ra xét xử.
Sau nhiều phiên toà xét xử, đến 7/3/2000, Tòa sơ thẩm Roma ra phán quyết Vietnam
Airlines phải bồi thường cho luật sư Liberati gần 4 tỷ 852 triệu lia (khoảng 4,3 triệu euro).
Do không tham dự phiên tòa đầu tiên, nên Vietnam Airlines không nhận được phán quyết
cũng như bất cứ thông tin nào liên quan đến vụ việc. Hơn 2 năm sau, ngày 2/5/2002, khi đã
6
Rủi ro pháp lý trong các doanh nghiệp Việt Nam Nhóm 3 – TM2 – K33
hết hạn kháng cáo, Vietnam Airlines mới nhận được thư của luật sư Liberati cùng bản sao
bản án của Tòa sơ thẩm Roma, yêu cầu bồi thường 4,3 triệu euro.
Ông Liberati sau đó đã yêu cầu thi hành bản án tại Pháp. Ngày 18/2/2004, Vietnam
Airlines nhận thông báo của Ủy ban Đòi nợ và Tịch biên Pháp thông báo phong tỏa số tiền
1,3 triệu euro tại tài khoản BSP Pháp (tài khoản thu từ bán vé máy bay ở đại lý) của
Vietnam Airlines để thanh toán theo phán quyết của tòa. Tòa phúc thẩm Paris cũng xác
nhận số tiền mà Vietnam Airlines phải trả là gần 5,2 triệu euro (bao gồm cả lãi phát sinh
tính đến cuối 2003).
Trong tháng 4/2004, Vietnam Airlines gửi đơn kháng án tới Toà phúc thẩm Paris xin
huỷ lệnh phong toả và Toà phúc thẩm Roma xin xem xét lại bản án đã có hiệu lực từ 2000
của Toà sơ thẩm Roma. Toà Paris và gần đây nhất là Toà phúc thẩm Roma đều bác đơn
của Vietnam Airlines, với lý do đã quá thời hạn kháng án.
Tuy nhiên, tia hy vọng mở ra cho phía Việt Nam Airlines khi toà Paris bác đơn kháng
án song chưa yêu cầu thực thi ngay bản án, mà chỉ tạm giữ 5,2 triệu euro để chờ kết luận
cuối cùng của vụ kiện đang diễn ra tại Roma. Trao đổi với báo chí chiều nay, Tổng giám
đốc Vietnam Airlines Phạm Ngọc Minh cho biết trong năm 2006, hãng đã nộp đủ 5,2 triệu
euro vào tài khoản phong toả của Chủ tịch đoàn luật sư Paris để thi hành bản án. Việc toà
Paris chưa yêu cầu thi hành án ngay giúp hãng có thêm thời gian tìm chứng cứ bảo vệ
mình.
Ngoài đơn kháng án gửi lên 2 toà phúc thẩm nói trên, vào tháng 10/2005, hãng cũng
nộp thêm đơn đặc biệt lên Toà sơ thẩm Roma xin huỷ bản án năm 2000, sau khi phát hiện
ra hai bức thư mật do luật sư Liberati gửi cho Công ty Falcomar. Hai bức thư cùng gửi vào
năm 1996, một năm sau phiên xử đầu tiên tại Toà sơ thẩm Roma, trong đó ông Liberati đề
nghị phía Falcomar khai trước toà đã thuê ông làm việc cho Vietnam Airlines. Sau hai bức
thư này, Falcomar tuyên bố giải thể để chuyển phần trách nhiệm sang Vietnam Airlines,
với tư cách bị đơn thứ hai. Ông Liberati cùng luật sư của Falcomar còn xây dựng kịch bản
để đưa con số đòi bồi thường lên đến hàng triệu euro.
Đến 2/4 tới đây, Toà sơ thẩm sẽ có phiên làm việc thứ 6 nhằm xem xét đơn đặc biệt của
Vietnam Airlines xin huỷ bản án 2000. Luật sư của Vietnam Airlines tiên lượng đây có thể
là phiên làm việc cuối cùng, toà án có thể đưa ra bản án ngay sau phiên hoặc chậm nhất
vào mùa hè năm nay.
7
Rủi ro pháp lý trong các doanh nghiệp Việt Nam Nhóm 3 – TM2 – K33
“Cho dù kết luận tới đây như thế nào, chúng tôi vẫn mong muốn theo đuổi vụ kiện đến
cùng nhằm tìm ra công lý, bảo vệ danh dự của Vietnam Airlines và tránh tiền lệ xấu cho
doanh nghiệp Việt Nam khi vướng mắc về pháp lý tại nước ngoài”, ông Minh nói thêm.
Toà phúc thẩm Roma đã bác đơn kháng án của Vietnam Airlines vào tháng 12 năm
ngoái, sau 7 phiên làm việc. Nhưng theo Vietnam Airlines, vị thẩm phán phụ trách vụ việc
này đã thốt lên rằng đây là một vụ kiện rất bất bình thường. Từ việc toà Roma gửi giấy
triệu tập thông qua Đại sứ quán Italy tại Hà Nội thay vì gửi tới Đại sứ quán Việt Nam tại
Italy, cho tới những lời buộc tội của luật sư Liberati, lá thư dàn xếp giữa vị luật sư này với
đại lý Falcomar đều cho thấy dấu hiệu bất thường. Tổng giám đốc Phạm Ngọc Minh cho
biết thêm, hợp đồng đại lý mà Vietnam Airlines ký với Công ty Falcomar có điều khoản
ghi rằng Falcomar chỉ bán vé, Vietnam Airlines không chịu trách nhiệm với bất cứ thoả
thuận hay hợp đồng khác do Falcomar ký kết.
Ngày 9/3 vừa qua, Thủ tướng đã giao các bộ, ngành liên quan có hình thức tác động
phù hợp và hỗ trợ Vietnam Airlines để đề nghị phía Italy xét xử vụ kiện một cách công
bằng, khách quan.
Luật sư Lê Công Định />DOANH NGHIỆP VIỆT NAM “HỒN NHIÊN” VỚI LUẬT PHÁP QUỐC TẾ
Hãng hàng không Việt Nam: "Điều ngạc nhiên là khi bị triệu tập đến tòa, tâm lý của
Vietnam Airlines khi đó là không đến thì làm gì được, dẫn tới thiệt hại lớn như bị phong
tỏa tài sản ở nước ngoài, không thể lật lại được tình thế khi hết thời gian kháng án. Đây là
bài học rất đắt mà DN Việt Nam phải chịu", ông Hoa nói.
( />HIỂU BIẾT PHÁP LUẬT ĐỂ TRÁNH RỦI RO TRONG GIAO THƯƠNG
10:01, Thứ tư, 06/12/2006 (GMT+7)
Dẫn chứng về những rủi ro pháp lý trong hoạt động thương mại quốc tế, ông Nguyễn
Văn Du - Trưởng phòng Pháp chế - Thanh tra Tổng Công ty Hàng không Việt Nam đã kể
câu chuyện DN mình đó là vụ kiện đòi bồi thường gần 1 triệu USD ở Italia.
8
Rủi ro pháp lý trong các doanh nghiệp Việt Nam Nhóm 3 – TM2 – K33
Gia tăng giao thương quốc tế luôn đi kèm những rủi ro pháp lý.
(Ảnh: Haiphong.gov)
Ban đầu đây chỉ là một tranh chấp về lao động và tiền công. Khi có phát sinh tranh
chấp đã không xử lý kịp thời và đối tác đã lợi dụng biến thành một vụ kiện thương mại.
Rủi ro pháp lý này đã gây ra nhiều thiệt hại. Có những thiệt hại vật chất có thể đo đếm
được còn có những thiệt hại vật chất không đo đếm được mà trong trường hợp này là đã
ảnh hưởng đến khả năng thâm nhập thị trường. Bên cạnh đó, là những mất mát phi vật chất
rất lớn như ảnh hưởng đến thương hiệu, uy tín, khả năng cạnh tranh thị trường.
(Phước Hà, />b) Vụ việc HLV Letard
VFF ĐÃ GIẤU VỤ LETARD
Thứ tư, 05 Tháng một 2005, 09:06 GMT+7
LĐBĐ VN đang "ngồi trên đống lửa" về khoản tiền 197 nghìn USD mà toà án trọng tài
thể thao quốc tế tuyên phạt về việc chấm dứt hợp đồng với HLV Letard. Tuy nhiên, sự thật
về "vụ án Letard" người hâm mộ lẽ ra đã biết cách đây 5-6 tháng, nếu như không có sự
bưng bít của một số quan chức VFF.
9
Rủi ro pháp lý trong các doanh nghiệp Việt Nam Nhóm 3 – TM2 – K33
Không như thông tin ban đầu từ LĐBĐ VN cho biết là việc
tòa án trọng tài thể thao quốc tế tại Thụy Sĩ chỉ mới gửi văn bản
trong thời gian gần đây để buộc LĐBĐ VN thua kiện và nộp
phạt, thực chất LĐ đã nhận văn bản liên quan đến vấn đề này từ
hồi tháng 8, trong đó có quy định rõ LĐ phải giải trình sự việc
này trong thời gian sớm nhất, nhưng một số quan chức lãnh đạo
đã tìm cách giấu nhẹm, không thông báo cho thường vụ và cũng
không báo cáo rõ với lãnh đạo UBTDTT để có hướng giải quyết
sớm nhất.
Theo tìm hiểu của Thanh Niên, khi nhận được văn bản của tòa án trọng tài thể thao
quốc tế ở Thụy Sĩ, thường trực LĐ đã chỉ đạo "nội bộ" cho ông Vũ Hạng, Trưởng ban
thanh tra Khen thưởng kỷ luật, liên hệ đoàn luật sư Hà Nội để tìm hiểu các khía cạnh luật
pháp trong hợp đồng nhằm chống đỡ để không bị thua kiện, đồng thời bàn bạc với ban kế
hoạch tài chính tìm cách nếu chống án không được sẽ chuyển tiền nộp phạt cho xong để
"bưng bít" luôn vụ này, sợ khi bị bung ra không có lợi cho uy tín của LĐ. Thậm chí theo đề
xuất của ông tổng thư ký, thường trực LĐ còn đưa ra giải pháp là lấy tiền tài trợ của FIFA
là 250.000 USD để bồi thường cho vụ Letard, rồi sau này tìm cách lấy nguồn thu khác bù
đắp vào.
Sự việc này đã không qua được mắt của thường vụ và Ban chấp hành LĐ, nhất là khi
các quan chức trong thường trực LĐ muốn hợp thức hóa chứng từ để chuyển ngân. Một số
ủy viên thường vụ vào thời điểm tháng 9-10 đã "cảnh cáo" nếu ban tài chính LĐ làm điều
này là không thể chấp nhận được và một khi thanh tra kiểm toán phát hiện được là sẽ rắc
rối to, vì thế vào giờ chót LĐ không dám chuyển tiền. Sự việc được treo lại và cho đến khi
tòa án trọng tài thể thao quốc tế một lần nữa yêu cầu LĐBĐ VN phải nhanh chóng thực
hiện việc bồi thường cho ông Letard thì thường trực LĐ không còn cách nào khác là phải
đưa vấn đề này ra thường vụ LĐ và mọi chuyện từ đó mới vỡ lở ra.
10
Ông Phạm Ngọc
Viễn (bìa phải) người
“có công” đưa Letard
đến VN.
Rủi ro pháp lý trong các doanh nghiệp Việt Nam Nhóm 3 – TM2 – K33
Cũng theo nguồn tin từ LĐ, thực chất số tiền 197.000 USD chỉ là phần cứng phải trả
cho ông Letard, ngoài ra còn cộng với các khoản phí khác trả cho án phí thêm 16.000 USD
nữa, tổng cộng là 213.000 USD. Đây là một khoản thiệt hại vô cùng lớn của bóng đá VN
chỉ vì kiểu làm việc tắc trách của một số quan chức LĐ.
VFF: Sẽ học hỏi để tránh... rút kinh nghiệm
Theo thông lệ cứ đầu mỗi tháng, người phát ngôn của LĐBĐ VN Nguyễn Lân Trung
lại chủ trì phiên họp giao ban với giới báo chí. Nhưng cuộc họp đầu tiên của năm mới vào
chiều qua không “thuần” như mọi bữa mà diễn ra trong bầu không khí khá căng thẳng. Ông
Lân Trung một lần nữa lại phải điều trần thay cho các quan chức LĐ về sự kiện “nóng hổi”
nhất: Cựu HLV đội U23 VN Letard đòi bồi thường 197.000 USD tương đương với giá trị
của... nửa trụ sở cao 7 tầng khá bề thế của LĐBĐ VN.
Lần lại “lịch sử” lựa chọn cũng như nguyên nhân sa thải HLV Letard, ông Lân Trung
nói: "Ông Letard do HLV danh tiếng Aime Jacque giới thiệu nên LĐ hoàn toàn tin tưởng.
Nhưng sau 5 tháng hành nghề tại VN, HLV Letard đã bộc lộ nhiều điểm yếu, đặc biệt có
những quan điểm trái ngược với LĐ về chọn cầu thủ, ví dụ điển hình nhất là ông ta đã dựa
vào bài testcooper để loại Văn Quyến. Mặc dù không ưng ý nhưng tôn trọng hợp đồng, LĐ
vẫn phải tiếp tục cho HLV Letard dẫn dắt đội U23 VN và đã thất bại nặng nề tại LG Cup
2002". LĐ đã phải hỏi ý kiến một số tổ chức ngoài VN và được cố vấn rằng, LĐ chỉ phải
đền 3 tháng lương để HLV Letard đi tìm việc, thậm chí nếu ông Letard tìm được việc trong
thời gian này, LĐ còn không phải trả một đồng nào. Sau đó LĐ còn được Ủy ban tư cách
kỷ luật FIFA đồng ý cho bồi thường ông Letard chỉ có 35.000 USD".
Thế nhưng, đến cuối tháng 10/2004, lúc nhận được trát của tòa án trọng tài thể thao
quốc tế trên cơ sở đơn kiện của ông Letard với kết luận, lý do sa thải HLV Letard của VN
không chính đáng vì HLV chỉ chịu một phần trách nhiệm trong thất bại của đội tuyển U23
VN và buộc LĐBĐ VN phải bồi thường trước ngày 10/1, nếu không thực thi đội tuyển VN
sẽ bị cấm thi đấu quốc tế 2 năm. LĐ đã quá ngỡ ngàng và "chết lặng". Cách đây 2 ngày,
LĐ mới gửi đơn cứu xét đến tòa án. Ông Lân Trung mếu máo: "Chúng tôi rất mong tòa án
11
Rủi ro pháp lý trong các doanh nghiệp Việt Nam Nhóm 3 – TM2 – K33
thông cảm cho LĐBĐ VN vì lý do sa thải của LĐ rất chính đáng. LĐ sẽ làm mọi cách
nhưng chưa biết được giảm bao nhiêu và liệu có được giảm hay không". Chính chánh văn
phòng đoàn luật sư Nguyễn Huy Thiệp đã tỏ ra rất dè dặt, mặc dù không nói thẳng nhưng
ông đã lộ ra một ý rằng, vụ này LĐ rất khó tránh khỏi thất bại.
Việc sa thải HLV Letard cách đây 2 năm hoàn toàn được công luận ủng hộ nhưng điều
đáng quan tâm nhất ở đây là hợp đồng do LĐBĐ VN soạn thảo có quá nhiều sơ hở nên đã
để xảy ra hậu quả khó lường. Khoản 10.2 của bản hợp đồng này chỉ ghi rất chung chung
rằng, nếu HLV Letard không đạt được kết quả tốt trong công việc và làm tổn hại uy tín của
LĐ trước công luận thì LĐ có thể chấm dứt trước thời hạn và mọi tranh chấp giữa hai bên
sẽ được giải quyết tại Ủy ban Tư cách cầu thủ FIFA. LĐ đã không có điều khoản bắt buộc
HLV Letard không được phép gửi đơn kiện đến địa chỉ có thẩm quyền cao hơn (ở đây là
tòa án trọng tài thể thao quốc tế). Bản thân ông Lân Trung cũng cay đắng thừa nhận: "Ông
Letard có quá thừa "kinh nghiệm" còn LĐ thì không!". Và sau khi sự cố của đội tuyển U23
xảy ra tại LG Cup, LĐ lại quá vội vàng ngưng hợp đồng mà không tìm hiểu kỹ hơn về luật.
Trong cuộc họp để đi đến quyết định sa thải HLV Letard của LĐ chỉ có 3 nhân vật: Phó
chủ tịch thường trực Trần Duy Ly, Tổng thư ký Phạm Ngọc Viễn và trưởng ban thi đua
khen thưởng Vũ Hạng.
Các nhà báo rất muốn chất vấn người có trách nhiệm chính là ông Viễn nhưng ông
không có mặt trong cuộc họp và không nghe điện thoại. Ông Lân Trung ra sức bênh vực
đồng nghiệp: "Ông Viễn đã thực hiện rất đúng quy trình lựa chọn HLV và không hề "cắt"
đi một công đoạn nào cả. Ông Viễn chỉ thay mặt LĐ ký vào hợp đồng mà thôi, chứ nếu lỗi
do ông Viễn thì hơi oan”. Vậy cá nhân nào chịu trách nhiệm chính trong vụ việc này? Ông
Trung nhấn mạnh: "Quyết định sa thải HLV là quyết định tập thể".
Khi được hỏi: "Vụ việc gần đây nhất liên quan đến HLV Tavares dẫn tới thất bại thảm
hại của VN tại Tiger Cup 2004 cũng có nguyên nhân chính là hợp đồng không được tính
toán kỹ. Và từ vụ việc HLV Letard, tất cả cũng đều liên quan đến ông Viễn là người được
phân công chịu trách nhiệm chính. Vậy LĐ chẳng lẽ cứ rút kinh nghiệm mãi?". Ông Lân
12
Rủi ro pháp lý trong các doanh nghiệp Việt Nam Nhóm 3 – TM2 – K33
Trung đáp: "Sau mỗi lần va vấp, mỗi cá nhân trong LĐ lại thêm một bài học. LĐ thiếu hiểu
biết về luật quốc tế. Trong cuộc hội nhập bóng đá thế giới, LĐ phải học hỏi nhiều hơn, đặc
biệt về luật pháp để tránh rủi ro trong tương lai".
Việt Báo (Theo-Ngoisao)
c) DNTN Duy Lợi
NHIỀU DOANH NGHIỆP NƯỚC NGOÀI TÌM HIỂU LUẬT
ĐỂ “VÒI” TIỀN DN VIỆT NAM
09:04' 06/06/2003 (GMT+7)
Đại diện nhóm Johnson Miki của Nhật tháng 8/2002 đã yêu
cầu Doanh nghiệp tư nhân Duy Lợi (DNTN) hoặc ngừng ngay
việc sản xuất khung mắc võng, hoặc phải đóng "phí bản
quyền" sáng chế cho nhóm với mức 4 USD đối với mỗi chiếc
võng xuất sang Nhật Bản. Nếu không, nhóm Miki sẽ kiện Duy
Lợi vì "xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp (SHCN)".
Miki đưa ra lý lẽ là giải pháp hữu ích "Khung võng tiện dụng" họ đăng ký đã được Cơ
quan sáng chế Nhật Bản cấp văn bằng số 3081528 vào ngày 22/8/2001.
Từ một lá thư đòi... "phí bản quyền"...
DNTN Duy Lợi (www.duyloi.com) là cơ sở sản xuất võng xếp nổi tiếng và uy tín của
Việt Nam. Chỉ tính từ đầu năm đến nay, số lượng võng Duy Lợi xuất sang Nhật vượt cả
năm 2002. Duy Lợi cũng đã ký được hợp đồng dài hạn với tập đoàn siêu thị Keyio. Do đó,
lời đe dọa của Miki đặt ra một nguy cơ: Hàng Duy Lợi không những không được tiêu thụ
tại Nhật (vì bị cáo buộc là xâm phạm quyền SHCN), mà còn không thể bán ra tại 112 quốc
gia thành viên của Hiệp hội Sáng chế Quốc tế.
Trước tình hình đó, tháng 11/2002, Duy Lợi với đại diện pháp luật là công ty luật
Phạm&Associates đã tiến hành khiếu nại yêu cầu Cơ quan Sáng chế Nhật hủy bỏ văn bằng
13
Võng Duy
Lợi
Rủi ro pháp lý trong các doanh nghiệp Việt Nam Nhóm 3 – TM2 – K33
số 3081528.
Hành trình tìm kiếm sự công bằng kéo dài hơn 6 tháng. Phía bị đơn lập luận: Đăng ký
thứ nhất của Duy Lợi về kiểu dáng "Khung mắc võng" bị Cục SHCN Việt Nam từ chối
ngày 25/6/2001 chính vì kiểu dáng này đã được phía bị đơn nộp đăng ký vào ngày
9/7/1996. Đây cũng là giải pháp bị đơn đăng ký ở Nhật và được cấp văn bằng giải pháp
hữu ích.
Nhưng trên thực tế, giải pháp của Duy Lợi đã được công bố trên Công báo SHCN số
147, tập A, trang 84-85 (với số công bố 3787) trước khi có đơn đăng ký giải pháp hữu ích
của nhóm Johnson Miki tại Nhật. Vì thế chiểu theo Điều 3, khoản 1, mục 3 trong Luật
Sáng chế thì giải pháp "Khung võng tiện dụng" không thể được đăng ký.
Sau một thời gian xem xét, nghe nguyên đơn lập luận và bị đơn biện hộ, Cơ quan Sáng
chế Nhật đã ra phán quyết: Văn bằng giải pháp hữu ích "Khung võng tiện dụng" của nhóm
Johnson Miki vi phạm quy định Điều 3, khoản 2 Luật Sáng chế, nên phải bị hủy bỏ theo
Điều 37, khoản 1, mục 2 của luật này. Bên bị đơn cũng phải gánh chịu tất cả án phí.
Một bài học quý giá cho các doanh nghiệp Việt Nam
Tuy DNTN Duy Lợi thắng kiện, nhưng vụ khiếu nại trên cho thấy có rất nhiều vấn đề
các doanh nghiệp phải lưu tâm, đặc biệt là doanh nghiệp vừa và nhỏ. Ông Lâm Tấn Lợi
cho biết, doanh nghiệp ở các nước nắm vững về luật. Họ cũng tìm hiểu rất kỹ hoạt động
của những cơ sở sản xuất và doanh nghiệp Việt Nam.
Cụ thể, nhóm Miki và đại diện của họ ở Việt Nam đã tìm hiểu và biết Duy Lợi đang
gặp khó khăn trong việc đăng ký kiểu dáng "Khung mắc võng". Khi biết Duy Lợi mới chỉ
đăng ký kiểu dáng thì họ đăng ký sáng chế tại Nhật. Đây là điều mà Duy Lợi chưa tính
đến. Dù văn bằng giải pháp hữu ích của nhóm Miki bị tuyên hủy bỏ, Duy Lợi giờ cũng
không thể tiếp tục đăng ký sáng chế cho giải pháp của mình, vì Luật Sáng chế không chấp
nhận đăng ký cho những giải pháp đã được sử dụng rộng rãi trước khi nộp đơn đăng ký.
Ông Lợi nói: "Qua trường hợp của mình, tôi mong các doanh nghiệp Việt Nam khi có
những sáng tạo, cần nhờ các công ty luật chuyên ngành tư vấn và đăng ký bản quyền ngay
để tránh bị rơi vào các vụ bị ăn cắp bản quyền, và những cuộc kiện tụng kéo dài tiền mất
tật mang". Nếu không, các doanh nghiệp Việt Nam có thể sẽ phải trả giá đắt từ những cuộc
14
Rủi ro pháp lý trong các doanh nghiệp Việt Nam Nhóm 3 – TM2 – K33
tranh chấp SHCN với công ty nước ngoài cho dù họ không sai.
(Theo Lao Động - />d) Trung Nguyên
HIGHLANDS COFFEE BỊ TỐ CÁO DÙNG TÊN MIỀN TRUNG NGUYÊN
Ngày đăng: 09/01/2010 02:36
Công ty cà phê Trung Nguyên cho rằng Công ty cổ phần Việt Thái Quốc tế đã ăn cắp
tên miền trungnguyen của mình, vì website trungnguyen.com.au có giao diện và thông tin
về sản phẩm Highlands Coffee của Việt Thái.
Mới đây, khi đăng ký sở hữu tên miền “trungnguyen” trên Internet tại Australia, Công
ty cà phê Trung Nguyên phát hiện Công ty The trustee for Hinchliffe Trust đã đăng ký tên
miền này dưới hình thức một website giao dịch thương mại “trungnguyen.com.au”.
Đặc biệt, truy cập vào tên miền này dẫn đến website phân phối trực tuyến các sản phẩm
mang thương hiệu Highlands Coffee của Công ty cổ phần Việt Thái Quốc tế (VTI), trụ sở
tại Việt Nam.
Giao diện chính trang trungnguyen.com.au. Ảnh chụp màn hình.
15