Tải bản đầy đủ (.docx) (23 trang)

THỰC TRẠNG QUẢN LÝ RỦI RO THANH KHOẢN Ở CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VIỆT NAMx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (616.34 KB, 23 trang )

THỰC TRẠNG QUẢN LÝ RỦI RO THANH KHOẢN
Ở CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VIỆT NAM
2.1. Các văn bản pháp luật điều chỉnh hoạt động quản trị rủi ro thanh khoản của
các NHTM Việt Nam:
Trước đây, các NHTM ở Việt Nam chủ yếu thuộc quyền sở hữu của nhà nước, do
đó khi các ngân hàng này gặp vấn đề về thanh khoản thì NHTW sẽ đứng ra giải
quyết bằng cách cấp vốn cho họ, khiến cho các ngân hàng có tâm lý ỷ lại vào nhà
nước, không quan tâm đến chiến lược quản trị rủi ro. Cũng chính vì thế mà nhà
nước cũng chưa xây dựng một hệ thống pháp luật hoàn chỉnh, đầy đủ, hiệu quả về
vấn đề quản trị thanh khoản. Cùng với sự phát triển kinh tế của đất nước, hàng loạt
ngân hàng tư nhân và ngân hàng nước ngoài hoạt động tại Việt Nam, đem lại sự
phát triển cho thị trường tài chính nhưng đồng thời tính rủi ro của hệ thống ngân
hàng cũng tăng lên, đặc biệt là rủi ro thanh khoản.
Năm 2005, Ngân hàng nhà nước đã ban hành quyết định số 457/2005/QĐ-NHNN
về các tỷ lệ đảm bảo an toàn trong hoạt động của các tổ chức tín dụng, điều này đã
đặt những nền móng đầu tiên cho việc hoàn thiện hệ thống pháp luật liên quan đến
quản trị thanh khoản tại Việt Nam. Trong bài nghiên cứu này, chúng tôi xin tóm tắt
những điều luật liên quan đến vấn đề quản trị rủi ro thanh khoản tại các tổ chức tín
dụng:
Tỷ lệ về khả năng chi trả (điều 12, mục IV, quyết định 457/2005/QĐ-NHNN ):Tổ
chức tín dụng phải thường xuyên đảm bảo tỷ lệ về khả năng chi trả như sau:
• Tỷ lệ tối thiểu 25% giữa giá trị các tài sản “Có” có thể thanh toán ngay (tại mọi
thời điểm) và các tài sản “Nợ” sẽ đến hạn thanh toán trong thời gian 1 tháng tiếp
theo.
• Tỷ lệ tối thiểu bằng 1 giữa tổng tài sản “Có” có thể thanh toán ngay trong khoảng
thời gian 7 ngày làm việc tiếp theo và tổng tài sản “Nợ” phải thanh toán trong
khoảng thời gian 7 ngày làm việc tiếp theo.
Trong đó:
+Tài sản “Có” có thể thanh toán ngay bao gồm :
- Số dư tiền mặt tại quỹ cuối ngày hôm trước.
- Giá trị sổ sách của vàng cuối ngày hôm trước, kể cả vàng gửi tại Ngân hàng Nhà


nước, tổ chức tín dụng khác.
- Số dư tiền gửi tại Ngân hàng Nhà nước (trừ tiền gửi dự trữ bắt buộc), tiền gửi
không kỳ hạn tại tổ chức tín dụng khác cuối ngày hôm trước.
- Số chênh lệch lớn hơn giữa tiền gửi không kì hạn tại các tổ chức tín dụng khác và
tiền gửi không kì hạn nhận từ các tổ chức tín dụng đó
- Tiền gửi có kỳ hạn tại tổ chức tín dụng khác đến hạn thanh toán vào ngày hôm
sau.
- 95-100% giá trị các loại chứng khoán do Chính phủ Việt Nam bảo lãnh hoặc phát
hành.
- 90-100% giá trị các loại chứng khoán do tổ chức tín dụng hoạt động tại Việt Nam
phát hành hoặc bảo lãnh.
- 75-100% giá trị các loại chứng khoán, giấy tờ có giá khác (được quy định cụ thể
tại điều 13, mục IV ).
+Tài sản “Nợ” phải thanh toán ngay bao gồm:
- Số dư cuối ngày hôm trước tiền gửi không kỳ hạn của tổ chức tín dụng khác.
- Số dư tiền gửi của tổ chức tín dụng khác, tổ chức, cá nhân đến hạn thanh toán vào
từng ngày trong thời gian 7 (30) ngày kể từ ngày hôm sau.
- 15% số dư bình quân tiền gửi không kỳ hạn của tổ chức (trừ tiền gửi của tổ chức
tín dụng khác), cá nhân trong thời gian 7 (30) ngày liền kề trước kể từ ngày hôm
trước.
- Số dư tiền vay từ Chính phủ, Ngân hàng Nhà nước đến hạn thanh toán vào từng
ngày trong thời gian 7 (30) ngày kể từ ngày hôm sau.
- Số dư tiền vay từ các tổ chức tín dụng khác đến hạn thanh toán vào từng ngày
trong thời gian 7 (30) ngày kể từ ngày hôm sau.
Tỷ lệ tối đa của nguồn vốn ngắn hạn dùng để cho vay trung và dài hạn (theo
thông tư số 15/2009/TT-NHNN ngày 10/8/2009)
- các ngân hàng thương mại: 30%;
- các công ty tài chính và công ty cho thuê tài chính: 30%;
- quỹ tín dụng nhân dân trung ương: 20%.
Trong đó, nguồn vốn ngắn hạn dùng để cho vay trung và dài hạn bao gồm:

- Tiền gửi không kì hạn và có kì hạn dưới 12 tháng của các cá nhân, tổ chức
- Nguồn vốn từ phát hành giấy tờ có giá ngắn hạn
- Phần chênh lệch lớn hơn giữa tiền vay các tổ chức tín dụng khác và tiền cho các
tổ chức đó vay với kì hạn dưới 12 tháng.
Ngoài quy định về các tỷ lệ trên, ngân hàng nhà nước còn yêu cầu các NHTM
phải có kế hoạch quản trị tài sản “ Có” bằng việc nắm giữ các tài sản có tính thanh
khoản cao, đồng thời xây dựng các kế hoạch dự phòng để đối phó với tình trạng
thiếu hụt chi trả hay khủng hoảng thanh khoản nếu xảy ra.
Có thể nói rằng quyết định 457/2005/QĐ-NHNN và thông tư số 15/2009/TT-
NHNN đã đưa ra được một hệ thống chỉ tiêu tương đối đầy đủ, và khá cụ thể để
hướng dẫn cho các NHTM quản lý vấn đề thanh khoản. Hiện nay, NHNN đã ra
thông tư 13/TT-NHNN về các tỷ lệ an toàn vốn, có hiệu lực từ ngày 01/10/2010 để
thay thế cho quyết định 457/2005/QĐ-NHNN ban hành ngày 19/04/2005. Trong
thông tư này, có một số điểm mới như sau:
- Các tỷ lệ về khả năng chi trả được quy định cụ thể hơn và phù hợp hơn với thông
lệ quốc tế.
- Bổ sung thêm tỷ lệ về dự trữ thanh khoản nhằm đánh giá được mức độ dự trữ
thanh khoản của các tổ chức tín dụng để xử lý kịp thời khi gặp khó khăn về thanh
khoản.
- Quy định tỷ lệ cấp tín dụng so với nguồn vốn huy động nhằm tăng cường quản lý
thanh khoản. Theo điều 18, mục 5 của thông tư này, tổ chức tín dụng chỉ được sử
dụng nguồn vốn huy động để cấp tín dụng với điều kiện trước và sau khi cấp tín
dụng đều đảm bảo tỷ lệ về khả năng chi trả và các tỷ lệ bảo đảm an toàn khác quy
định tại Thông tư này và không được vượt quá tỷ lệ 80% đối với ngân hàng, và
85% đối với tổ chức tín dụng phi ngân hàng.
Như vậy hệ thống văn bản pháp luật điều chỉnh hoạt động quản trị rủi ro thanh
khoản đang ngày càng được hoàn thiện hơn, chặt chẽ hơn, tạo hành lang pháp lý
cho các hoạt động của NHTM.
2.2 Quản lý rủi ro thanh khoản giai đoạn 2007-2008:
Trong giai đoạn 2007-2008, các NHTM Việt Nam đã phải đối mặt với một cuộc

khủng hoảng thanh khoản thực sự, để lại những hậu quả không tốt cho nền kinh tế.
Tuy nhiên, với sự chỉ đạo sát sao của NHNN, cuộc khủng hoảng này cũng nhanh
chóng đi qua, và để lại nhiều bài học về vấn đề quản trị thanh khoản tại các NHTM
Việt Nam.
2.2.1 Điểm lại những nét chính của cuộc khủng hoảng thanh khoản 2007-2008:
a- Nguyên nhân:
Trên thế giới, khủng hoảng thanh khoản thường xảy ra là hệ quả của các cuộc
khủng hoảng kinh tế-tài chính. Cuộc khủng hoảng thanh khoản tại Việt Nam cũng
diễn ra trong giai đoạn của cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu 2008-2009, tuy
nhiên nguyên nhân của nó lại không bắt nguồn từ khủng hoảng kinh tế toàn cầu mà
là do các chính sách tài chính-tiền tệ của NHNN, và việc quản lý hoạt động tại các
NHTM còn chưa hợp lý.
Nguyên nhân từ phía NHNN: do các chính sách thắt chặt tiền tệ để kiềm chế
lạm phát quá nhanh và đột ngột khiến các NHTM không kịp có những điều chỉnh
phù hợp.
Từ năm 2003 đến 2007, NHNN đã thực hiện chính sách tiền tệ mở rộng. Cung tiền
cho nền kinh tế tăng 25% mỗi năm trong khi tốc độ tăng trưởng bình quân của cả
nước chỉ đạt 5-7%, trong khi lãi suất và tỉ lệ dự trữ bắt buộc được giữ ở mức không
đổi. Điều này đã khiến lạm phát liên tục ở mức cao. Đặc biệt trong năm 2008, lạm
phát đã lên tới 24%.
Bảng 2.1: GDP và lạm phát
Trước tình hình đó, để ổn định nền kinh tế vĩ mô, NHNN đã thực hiện một loạt
các biện pháp trong một thời gian khá ngắn nhằm thắt chặt tiền tệ và kiềm chế lạm
phát :
- Tăng lãi suất cơ bản lên rất cao, từ 8.25% (01/01/2008) lên 14% (11/06/2008)
nhằm nâng lãi suất trong toàn bộ nền kinh tế.
Bảng 2.2: Lãi suất cơ bản, lãi suất tái cấp vốn và lãi suất chiết khấu từ 01/01/2008
đến 22/12/2008
Tăng tỷ lệ dự trữ bắt buộc cho các NHTM: từ 5% lên 10% đối với tiền gửi VND
không kì hạn và dưới 12 tháng, từ 2% lên 4% đối với tiền gửi VND từ 12-24

tháng…
- Đầu năm 2008, Bộ Tài chính, do bị NHNN từ chối đổi tiền USD sang tiền Đồng
để chi ngân sách, đã rút một khối lượng lớn tiền mặt đang gửi trong các ngân hàng
quốc doanh.
- Ngày 15/2, NHNN phát hành 20.300 tỷ đồng tín phiếu NHNN bắt buộc đối với
41 NHTM tuy nhiên các tín phiếu này không được giao dịch trên thị trường mở, do
đó không thể vay tái cấp vốn tại NHNN. Đây có lẽ là quyết định gây ra cú sốc cho
thanh khoản của hệ thống ngân hàng, vốn đã thiếu thanh khoản từ cuối 2007.
Nguyên nhân từ phía các NHTM:
- Tốc độ tăng trưởng tín dụng của các NHTM là quá “nóng” so với tốc độ tăng
trưởng kinh tế cũng như tốc độ huy động vốn (năm 2007, tốc độ này là 53,89%).
- Hoạt động quản trị rủi ro thanh khoản của các NHTM Việt Nam còn phụ thuộc
nhiều vào cơ chế của nhà nước, tính liên kết hệ thống giữa các ngân hàng nhằm
đảm bảo an toàn thanh toán còn yếu khiến cho khả năng chống đỡ thiếu hụt thanh
khoản của hệ thống không cao. Những yếu kém khác của các NHTM như quản trị
tài sản nợ và sự thiếu hụt các công cụ quản lý hữu hiệu… cũng khiến NHNN khó
nắm bắt chắc chắn tình hình thanh khoản và sự thay đổi lớn tài sản của mỗi NHTM
để điều chỉnh.
b- Tác động của các nguyên nhân trên đến tình hình thanh khoản của các
NHTM:
- Các NHTM do không huy động kịp vốn để đáp ứng nhu cầu tăng trưởng tín dụng
quá nhanh và mua tín phiếu kho bạc bắt buộc nên phải vay nóng trên thị trường
liên ngân hàng để tránh mất thanh khoản, đẩy lãi suất liên ngân hàng lên rất cao.
Vốn VND khan hiếm, trên thị trường liên ngân hàng hầu như chỉ có người vay mà
không có người cho vay. Lãi suất nghiệp vụ thị trường mở và lãi suất liên ngân
hàng tăng cao chóng mặt. Đặc biệt lãi suất liên ngân hàng ngày 15/2/2008 lên tới
30,1%/năm; ngày 18/2/2008 lập một kỷ lục mới khi lên tới 33%/năm, ngày
19/2/2008 kỷ lục cao hơn nữa lên tới 43%/năm…Trên thị trường tiền tệ các NHTM
liên tục bám đuổi nhau tăng lãi suất huy động vốn nội tệ. Như vậy, trong vòng 1
tuần, một số NHTM điều chỉnh lãi suất tới 2-3 lần.

- Mặc dù tiền mặt trong dân vẫn nhiều, nhưng khi hệ thống ngân hàng thiếu tiền
mặt thì tín dụng cấp cho nền kinh tế cũng bị cạn kiệt nhanh chóng. Hệ quả trong
ngắn hạn của khủng hoảng thanh khoản là nhiều ngân hàng phải ngừng cho vay,
hoặc nếu cho vay thì lãi suất cho vay ở mức rất cao ( có lúc lên tới 21%), khiến cho
các doanh nghiệp thiếu vốn nghiêm trọng, đặc biệt làm cho các dự án kinh doanh
cần nhiều vốn (như bất động sản) bị đình đốn.
- Việc các ngân hàng chạy đua lãi suất huy động dẫn đến việc người gửi tiền rút từ
ngân hàng chưa kịp tăng lãi suất để gửi sang ngân hàng có lãi suất cao hơn, dẫn
đến việc nhiều ngân hàng không đủ tiền mặt để trả cho người rút tiền.
c- Những điều chỉnh của NHNN để chống đỡ với cuộc khủng hoảng thanh
khoản 2007-2008:
Nhận thức rõ những nguyên nhân dẫn đến cuộc khủng hoảng thanh khoản 2007-
2008, NHNN đã kịp thời có những chính sách điều chỉnh để bình ổn thị trường:
- Hạ lãi suất cơ bản từ tháng 7/2008, nhằm hạ mặt bằng lãi suất chung trong nền
kinh tế ( bao gồm lãi suất huy động và lãi suất cho vay doanh nghiệp). Đến tháng
12/2008, lãi suất cơ bản được đưa về gần bằng với mức đầu năm là 8.5% ( bảng
2.2).
- Giảm dần tỷ lệ dự trữ bắt buộc, nhằm giảm áp lực tiền mặt đối với các NHTM
xuống còn 3% đối với tiền gửi VND không kì hạn và kì hạn dưới 12 tháng, 1% đối
với tiền gửi VND có kì hạn từ 12-24 tháng.
- Tăng lãi suất tín phiếu kho bạc bắt buộc từ 13% lên 16% nhằm hỗ trợ cho các
NHTM.
Nhờ những điều chỉnh hợp lý trên, tình hình căng thẳng thanh khoản của các
NHTM Việt Nam đã dần được giảm bớt, và đi vào ổn định.
2.2.2. Bài học từ cuộc khủng hoảng thanh khoản 2007-2008 :
a- Bài học đối với hoạt động quản lý vĩ mô của ngân hàng nhà nước:
Thứ nhất, NHNN cần nhất quán các chính sách tài chính-tiền tệ, không nên đề ra
mục tiêu tăng trưởng quá cao bằng mọi giá, trong khi điều kiện nước ta còn chưa
cho phép. Đặc biệt, trong trường hợp có lạm phát, NHNN cần tính toán kĩ lộ trình
thắt chặt tiền tệ, để không phải thay đổi lộ trình, gây mất lòng tin cho người dân về

khả năng kiểm soát lạm phát của NHNN.
Thứ hai, mặc dù NHNN phải giải quyết nhanh chóng tình hình lạm phát cao trong
nước, nhưng NHNN vẫn phải thực hiện theo từng giai đoạn cụ thể với những công
cụ chính sách tiền tệ nhất định, tránh tình trạng thực hiện ồ ạt, mà phải có sự báo
trước để các NHTM có sự chuẩn bị, từ đó mới tránh được những cú sốc không cần
thiết cho các NHTM và cho nền kinh tế.
b- Bài học đối với hoạt động quản trị thanh khoản tại các NHTM:
Các NHTM cần nâng cao hoạt động quản trị thanh khoản của mình, đặc biệt là
vấn đề dự báo tình hình kinh tế trong nước và những chính sách của NHNN sẽ ảnh
hưởng tới vấn đề thanh khoản tại ngân hàng của mình, đồng thời, có thể lên kế
hoạch những phương án chống đỡ với khủng hoảng thanh khoản khi xảy ra ( phần
này sẽ được trình bày cụ thể trong chương III- Giải pháp tăng cường hoạt động
quản trị rủi ro thanh khoản ở các NHTM tại Việt Nam).
2.3 Phân tích các chỉ số đo lường thanh khoản tại một số ngân hàng thương
mại
Đo lường thanh khoản là một yêu cầu cấp thiết nhưng rất khó thực hiện đối với
ngân hàng. Một cách truyền thống, các nghiên cứu thường dựa trên báo cáo tài
chính của ngân hàng qua các năm và đo lường trên các chỉ tiêu từ H1 đến H8. Tuy
nhiên, theo đánh giá của chúng tôi, các hệ số H1 (Vốn tự có/Tổng nguồn vốn huy
động) và H2 (Vốn tự có/Tổng tài sản “Có”) không thể hiện được trạng thái thanh
khoản của ngân hàng.
Vì vậy, trong bài nghiên cứu này, chúng tôi xin đưa ra một vài phân tích về trạng
thái thanh khoản của 10 ngân hàng thương mại Việt Nam giai đoạn từ năm 2007
đến hết quý 01/2010 dựa trên các chỉ số đo lường thanh khoản từ H3 đến H8.
f Chỉ số H3:Chỉ số H3 là chỉ số về trạng thái tiền mặt.
H3 được tính theo công thức:
H3 = (Tiền mặt + Tiền gửi không kì hạn tại các tổ chức tín dụng)/Tổng tài sản
“Có” (1)
Hoặc: H3= (Tiền mặt + Tiền gửi thanh toán tại NHNN + Tiền gửi không kỳ hạn tại
các tổ chức tín dụng)/Tổng tài sản “Có”

(2)Cả hai công thức trên đều đo lường về trạng thái tiền mặt của ngân hàng. Sở dĩ
trạng thái này quan trọng trong việc đánh giá tính thanh khoản là vì tiền mặt cũng
như các khoản được nêu trong phần tử số của hai công thức đều là những tài sản có
tính lỏng cao. Chỉ số này càng lớn chứng tỏ tính thanh khoản của ngân hàng càng
tốt. Sự khác biệt giữa hai công thức là không đáng kể vì phần tiền gửi thanh toán
tại
Ngân hàng Nhà nước của các ngân hàng thường là rất ít. Vì vậy, nhằm đơn giản
hóa việc nghiên cứu, chúng tôi tiến hành phân tích H3 theo công thức (1).
Đầu năm 2008 và khủng hoảng tài chính 2008, chỉ số trạng thái tiền mặt H3 năm
2009 được cải thiện đáng kể với mức trung bình là 21,68%. Tuy nhiên, chỉ số này
có xu hướng giảm trong 03 tháng đầu năm 2010 với mức trung bình là 16,25% báo
hiệu nguy cơ diễn ra một cuộc chạy đua về thanh khoản và lãi suất trên thị trường
ngân hàng thời gian tới.
f Chỉ số H4:
Chỉ số H4 được tính theo công thức:
H4 = Dư nợ/Tổng tài sản “Có”
Chỉ số này cho biết phần trăm các khoản cho vay tín dụng trong tổng mức tài sản
“Có” của ngân hàng. Đây là chỉ số thanh khoản âm vì cho vay là tài sản có mức
thanh khoản thấp nhất mà ngân hàng nắm giữ. Chỉ số này rất quan trọng trong
nhận biết rủi ro lãi suất: khi có biến động về lãi suất khiến lãi suất trên thị trường
tăng lên, vì ngân hàng bị buộc với các khoản vay có mức lãi suất cố định nên lợi
nhuận của ngân hàng sẽ giảm. Ngoài ra còn có rủi ro về kì hạn khi ngân hàng dùng
các khoản vay ngắn hạn để cho vay trung và dài hạn khi có biến động xảy ra khiến
khách hàng rút tiền thì ngân hàng cũng không thể đảm bảo cho khả năng chi trả. Vì
vậy, chỉ số này càng cao thể hiện tính thanh khoản của ngân hàng càng kém.(bang
so lieu)
Các ngân hàng Việt Nam vẫn hoạt động chủ yếu về cho vay tín dụng. Chính vì vậy,
các con số thống kê về chỉ số H4 trong hơn 3 năm từ 2007 đến quý 01/2010 không
dao động nhiều và ở mức khá cao, phần lớn trên 50%. Tính đến hết quý 01/2010,
duy nhất ACB có chỉ số H4 dưới 50% và cũng là ngân hàng có tỉ lệ này thấp nhất

xét từ năm 2007 đến hết quý 01/2010, cá biệt OCB luôn có chỉ số H4 cao nhất với
các mức % dao động từ 64% đến 85%.
fChỉ số H5:
Chỉ số H5 được tính theo công thức:
H5 = Dư nợ/Tiền gửi khách hàng
Chỉ số này cho biết tỉ lệ dư nợ cho vay trên tổng số tiền gửi huy động được của
ngân hàng. Tỉ lệ này càng cao thì khả năng thanh khoản của ngân hàng càng thấp.
Cá biệt, H5 có thể lớn hơn 100% khi ngân hàng đi vay từ các nguồn khác ngoài
tiền gửi khách hàng để thực hiện nghiệp vụ cho vay.
Xét trên số liệu của 10 ngân hàng thương mại kể trên, chỉ số H5 thường rất cao.
Tính đến quý 01/2010 có 4 ngân hàng trên tổng số 7 ngân hàng có tỉ lệ này lớn hơn
100%. Đây là con số nguy hiểm báo hiệu nguy cơ thanh khoản kém đối với các
ngân hàng. Một điều cần lưu ý: mặc dù thị trường ngân hàng từ năm 2007 đến hết
quý 01/2010 có nhiều biến động, tuy nhiên chỉ số H5 của ngân hàng không phản
ánh được những thay đổi trong quản lý thanh khoản. Các ngân hàng có H5 cao như
OCB vẫn giữ mức trung bình trên 100% với sự chênh lệch qua các năm là rất ít. Vì
vậy, các điều chỉnh của ngân hàng trong điều chỉnh tỉ lệ dư nợ trên tiền gửi khách
hàng là rất ít hoặc không hiệu quả.
f Chỉ số H6:
H6 là chỉ số chứng khoán thanh khoản được tính theo công thức:
H6=(Chứng koán kinh doanh + Chứng khoán sẵn sàng để bán)/Tổng tài sản “Có”
Chỉ số này cho biết tỉ lệ nắm giữ các chứng khoán có khả năng chuyển thành tiền
mặt, đáp ứng nhu cầu thanh khoản của ngân hàng. Tỷ lệ này càng cao, trạng thái
thanh khoản của ngân hàng càng tốt.
Số liệu tính toán cho thấy, phần lớn các ngân hàng đều nắm giữ số lượng chứng
khoán nói chung và chứng khoán có tính thanh khoản cao với số lượng thấp. Tuy
số liệu này ở mỗi ngân hàng và qua mỗi năm đều khác nhau nhưng chỉ dao động ở
mức dưới 20%, cá biệt một số ngân hàng tỉ lệ này gần như bằng 0 (SHB năm 2007;
Navibank 2009...). Tỉ lệ thấp có thể được giải thích tùy theo chính sách đầu tư của
mỗi ngân hàng. Tuy nhiên, các NHTM Việt Nam nên đề cao sự quan tâm tới các

loại chứng khoán kinh doanh và chứng khóan sẵn sàng để bán như một nguồn cung
đảm bảo cho tính thanh khoản.
fChỉ số H7
Chỉ số H7 được tính toán theo công thức:
H7= Tiền gửi và cho vay TCTD/Tiền gửi và vay từ TCTD
Vì các khoản vay và gửi tiền tại các tổ chức tín dụng thường có kì hạn ngắn nên
chỉ số này thể hiện sự chủ động của ngân hàng trong giải quyết các vấn đề thanh
khoản. H7 thấp là dấu hiệu cho thấy ngân hàng bị động trong khả năng thanh
khoản và ngược lại khi H7 cao. Để đánh giá chỉ tiêu này, trong phân tích, ta so
sánh H7 với 1:
H7 >1: Ngân hàng chủ động trong thanh khoản.
H7<1: Ngân hàng bị động trong các vấn đề thanh khoản.
Mức trung bình H7 trong các năm 2007 đến quý 1/2010 lần lượt là: 1.87, 1.78,
2.08 và 2.32 (đếu lớn hơn 1). Sự tăng dần qua mức trung bình H7 qua các năm thể
hiện sự thay đổi tích cực trong sự phát triển của hệ thống ngân hàng nhằm giải
quyết bài toán thanh khoản. Tuy nhiên, cũng như chỉ số H5, mức chênh lệch của
chỉ số H7 từ năm 2007 đến hết quý 01 năm 2010 ở các NHTM là không lớn và
được giữ ở mức khá ổn định.
f Chỉ số H8
Chỉ số H8 được tính theo công thức:
H8= (Tiền mặt + Tiền gửi tại TCTD)/Tiền gửi của khách hàng (1)
Hoặc:H8=(Tiền mặt + Tiền gửi không kỳ hạn tại các TCTD)/Tiền gửi của khách
hàng (2)
Chỉ số H8 cho biết tỷ lệ của tài sản có tính thanh khoản cao và sẵn sàng để huy
động khi cần thiết so sánh với số lượng tiền gửi của khách hàng. Chỉ số này cũng
thể hiện tính chủ động của ngân hàng khi giải quyết các vấn đề về thanh khoản. H8
cao chứng tỏ ngân hàng chủ động và có tính thanh khoản tốt.Vì tính chất của số
liệu được cung cấp, trong bài nghiên cứu này, chúng tôi tính toán chỉ số H8 dựa
theo công thức (1) trong đó phần tử số bao gồm cả tiền gửi có và không có kỳ hạn
tại các tổ chức tín dụng của ngân hàng.

Theo bảng số liệu, năm 2009 nhìn chung phản ánh sự thay đổi tích cực trong quản
lý thanh khoản của các ngân hàng thương mại tại Việt Nam khi H8 đều lớn hơn
10%. Tuy nhiên, với một số ngân hàng, chỉ số này có mức dao động khá lớn như
OCB, SHB, Vietcombank…đặc biệt là SHB khi chỉ số H8 trong quý 1 năm 2010
đã giảm 42.06% có thể coi như một tín hiệu báo động trong công tác dự trữ nhằm
đề phòng rủi ro thanh khoản của ngân hàng này.
2.4 Đánh giá hoạt động quản lý thanh khoản của các ngân hàng thương mại tại
Việt Nam:
Giai đoạn 2007 đến quý 01 năm 2010 chứng kiến nhiều biến động trên thị trường
ngân hàng. Trải qua cuộc khủng hoảng thanh khoản cuối năm 2007 và khủng
hoảng kinh tế thế giới 2008-2009, hệ thống ngân hàng bao gồm NNHN và các
NHTM Việt Nam phải đối mặt với nhiều nguy cơ mà trực tiếp nhất là nguy cơ về
rủi ro thanh khoản. Tuy nhiên, quãng thời gian này cũng cho thấy những mặt tích
cực trong công tác quản lý thanh khoản và nhiều bài học đã ngay lập tức được áp
dụng nhằm tăng cường công tác đề phòng và quản trị rủi ro thanh khoản trong các
hoạt động của ngân hàng. Những dấu hiệu tích cực trong công tác quản lý rủi ro
thanh khoản tại các ngân hàng Việt Nam có thể nhận thấy như:
- Sự phối hợp trong quản lý, điều hành của NHNN và sự thực hiện của các NHTM.
Nhìn chung, NHNN đã có những động thái kịp thời trong việc chỉ đạo chính sách
tiền tệ nhằm phòng tránh và hạn chế tối đa rủi ro thanh khoản, ví dụ như việc gỡ
bỏ lãi suất trần cho vay đầu năm 2010 nhằm đưa lãi suất dựa theo các quy luật thị
trường đã giảm gánh nặng về thanh khoản đối với các NHTM . Hệ thống văn bản
hướng dẫn và quản lý đang từng bước được hoàn thiện dựa trên những quy chuẩn
Quốc tế như Basel 1,2 góp phần giúp hoạt động quản trị rủi ro thanh khoản của các
NHTM Việt Nam tiến gần với sự chuyên nghiệp và các chuẩn mực thế giới. Sự
hình thành và phát triển của hoạt động thị trường mở (OMO) cũng giải quyết nhiều
nhu cầu thanh khoản cấp thiết của ngân hàng.
- Về phía ngân hàng thương mại, các ngân hàng đã nhận thức rõ hơn tầm quan
trọng của quản trị thanh khoản. Mỗi ngân hàng đều xây dựng hệ thống các quy
định về quản lý thanh khoản nhằm đưa ra những dự báo, quy tắc riêng dựa trên các

quy tắc của NHNN. Thành công của các quy định và hành động của các ngân hàng
có thể nhận thấy rõ qua các bảng số liệu thống kê về các chỉ số thanh khoản đều có
những dấu hiệu khả quan từ 2007 đến quý 01-2010. Tuy nhiên, quản trị rủi ro
thanh khoản là một vấn đề khó, không chỉ với hệ thống ngân hàng Việt Nam mà
còn cả đối với những hệ thống ngân hàng lớn trên thế giới.
Trong quá trình phát triển còn non trẻ của mình, hệ thống ngân hàng Việt Nam
không thể tránh khỏi một vài hạn chế còn tồn tại:
Đối với ngân hàng Nhà nước:
-Chính sách tiền tệ thiếu nhất quán và đa mục tiêu: trong giai đoạn đầu năm 2010,
có thể nhìn thấy rất rõ ngân hàng nhà nước phải đối mặt với việc thực hiện giữa
mục tiêu tăng trưởng và điều hành lạm phát. Việc NHNN tiếp tục hỗ trợ lãi suất
2% cho doanh nghiệp và yêu cầu NHTM không được từ chối các khoản vay đủ
tiêu chuẩn của các doanh nghiệp góp phần làm căng thẳng tình hình thanh khoản
của ngân hàng trong những tháng đầu năm 2010.
- Các công cụ điều tiết vĩ mô trong chính sách tiền tệ chưa đa dạng, chưa hoàn
thiện. Công cụ trực tiếp như lãi suất và tỉ lệ dự trữ được sử dụng quá nhiều gây nên
những cú sốc trong nền kinh tế. Trong khi đó, công cụ gián tiếp như thị trường mở
chưa được ưu tiên phát triển và gặp nhiều hạn chế. Ví dụ như quy định các ngân
hàng chỉ được vay 20% nhu cầu thanh khoản trên thị trường liên ngân hàng cũng
gây ra nhiều giới hạn cho ngân hàng.
Ngoài ra, NHNN vẫn duy trì những chính sách về giới hạn việc mở rộng các chi
nhánh của NHTM, chính sách này sẽ hạn chế khả năng tăng nguồn cung thanh
khoản của các ngân hàng.Đối với các ngân hàng thương mại:
- Hệ thống quản lý thanh khoản của NHTM chưa hiệu quả: cùng với việc NHNN
chưa đưa ra các chỉ tiêu chung và cụ thể trong đánh giá các chỉ tiêu thanh khoản,
các NHTM ở Việt Nam cũng chưa xây dựng được một mô hình dự báo phù hợp
cho nhu cầu thanh khoản của ngân hàng. Dựa trên các chỉ tiêu đánh giá, có thể
thấy, các NHTM ở Việt Nam dựa quá nhiều trên cho vay tín dụng mà đánh giá thấp
nguy cơ xảy ra rủi ro thanh khoản. Việc đa dạng hóa danh mục tài sản như trái
phiếu Chính phủ, chứng khoán kinh doanh, chứng khoán sẵn sàng để bán…để đề

phòng nguy cơ khủng hoảng thanh khoản cũng bị xem nhẹ. Ngoài ra, các NHTM
Việt Nam có quy mô nhỏ, khả năng về tài chính còn yếu cũng là khó khăn trong
việc đề phòng rủi ro thanh khoản của ngân hàng ( tính đến ngày 31/03/2010 vẫn
còn 30 ngân hàng chưa đáp ứng được nghị định 141/NĐ-CP của NHNN về việc có
tối thiểu 3000 tỷ đồng là vốn điều lệ, theo vneconomy.vn) .
GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG HOẠT ĐỘNG
QUẢN TRỊ RỦI RO THANH KHOẢN Ở
VIỆT NAM
3.1 Giải pháp về phía ngân hàng nhà nước:
fThứ nhất, NHNN cần đảm bảo điều hành nền kinh tế vĩ mô ổn định nhằm tăng
tính an toàn cho toàn bộ hệ thống.
Hiện nay, theo quyết định số 457/2005/QĐ-NHNN về các tỷ lệ đảm bảo an
toàn trong hoạt động của các tổ chức tín dụng có quy định : tỷ lệ nguồn vốn ngắn
hạn dùng để cho vay trung và dài hạn của các NHTM là 30%. Tuy nhiên, tỷ lệ này
vẫn còn là khá cao: tại Mỹ- một quốc gia có thị trường tài chính phát triển nhất thế
giới, tỷ lệ này chỉ cho phép là 10%. Tại Việt Nam, thị trường tài chính đang trong
giai đoạn đầu của sự phát triển, các nguồn vốn huy động của ngân hàng vẫn chủ
yếu là các nguồn ngắn hạn, nguồn trung và dài hạn huy động được không đủ đáp
ứng nhu cầu cho vay, vì thế, tỷ lệ dùng vốn ngắn hạn để cho vay trung-dài hạn là
khá cao nhằm đáp ứng nhu cầu vốn cho nền kinh tế. Nhưng cũng chính vì điều này,
mà rủi ro thanh khoản của các NHTM lại tăng lên khi nền kinh tế có những dấu
hiệu bất thường, đặc biệt trong giai đoạn nước ta đang tăng cường mở cửa giao lưu
kinh tế với thế giới như hiện nay. Đó là lý do khiến chúng ta thiết nghĩ: nên chăng,
NHNN cần giảm tỷ lệ nguồn vốn ngắn hạn để cho vay trung – dài hạn. Điều này
không những tăng tính an toàn cho hệ thống NHTM, mà còn thúc đẩy các NHTM
tìm tòi, phát triển các công cụ huy động vốn trong dài hạn để đáp ứng nhu cầu tín
dụng.
Về vấn đề giám sát hoạt động quản trị rủi ro thanh khoản, hiện nay, các NHTM
đang nộp báo cáo định kì về tình hình thanh khoản tại ngân hàng của mình theo
từng tuần, từng tháng. Theo ý kiến riêng của nhóm chúng tôi, việc làm này mới chỉ

giúp NHNN quản lý vấn đề thanh khoản trong ngắn hạn, mà chưa hướng tới dài
hạn. Nếu có những dấu hiệu bất ổn xảy ra trong các NHTM thì những báo cáo đó
chưa thể đem lại một cái nhìn tổng quát, lâu dài về tình hình hoạt động tại các
NHTM, hơn thế nữa, NHNN cũng không đủ cơ sở để có thể đánh giá những nguy
cơ, rủi ro tiềm ẩn, cũng như khả năng chống đỡ của các NHTM đó khi khủng
hoảng xảy ra.
Để giải quyết vấn đề này, NHNN cần có những văn bản yêu cầu các NHTM báo
cáo tình hình thanh khoản tại đơn vị mình trong cả ngắn hạn (theo tuần, theo
tháng) và dài hạn hơn (theo quý, theo 6 tháng). Việc làm này tất nhiên sẽ tăng thêm
nhiều chi phí cho ngân hàng, tuy nhiên lại thực sự cần thiết, nhất là trong hoàn
cảnh vấn đề quản trị rủi ro thanh khoản chưa được sự quan tâm một cách thích
đáng.
fThứ hai, NHNN cần tăng cường sử dụng các công cụ điều hành chính sách tài
chính-tiền tệ theo hướng gián tiếp, hạn chế các công cụ mang tính hành chính, trực
tiếp, nhằm tránh những cú sốc cho hệ thống ngân hàng.
Các công cụ gián tiếp tác động đến tính thanh khoản của NHTM có thể kể đến
như nghiệp vụ thị trường mở, nghiệp vụ chiết khấu giấy tờ có giá. Trên thế giới,
các công cụ này có thể được xem là tối ưu để điều chỉnh hoạt động của thị trường
vì nó tuân theo đúng quy luật cung-cầu. Tuy nhiên, tại Việt Nam, các công cụ này
vẫn còn mang nặng tính hình thức, áp đặt, tiêu biểu như việc tháng 2/2008, NHNN
yêu cầu 41 NHTM mua 20.300 tỷ tín phiếu bắt buộc trong một thời gian quá ngắn,
khiến các NHTM lâm vào tình trạng thiếu hụt thanh khoản. Vì thế, NHNN cần
xem xét, cải thiện các công cụ này, giảm các biện pháp can thiệp hành chính, tránh
làm biến dạng ưu điểm của các công cụ.
fThứ ba, NHNN cần xây dựng các phương án “cấp cứu” khi xảy ra dấu hiệu của
khủng hoảng thanh khoản như: NHNN cho vay các NHTM gặp khó khăn, yêu cầu
các NHTM mua bảo hiểm tiền gửi,…
Trước hết, về vấn đề cho vay các NHTM khi tình hình thanh khoản không đảm
bảo, đây là việc làm tối cần thiết để ngăn chặn một cuộc khủng hoảng thanh khoản
lan truyền ra toàn hệ thống NHTM như trong phần cơ sở lý thuyết đã đề cập.

Tuy nhiên, việc hỗ trợ thanh khoản của NHNN vẫn còn nhiều điều chưa thông
suốt. Hỗ trợ chỉ đem lại tác dụng tích cực khi nó được phân phối đúng đối tượng,
đúng số lượng, đúng thời điểm. Nhưng trên thực tế, hoạt động này của NHNN vẫn
còn mang nặng tính xin-cho, hành chính, chưa bám sát tình hình cụ thể, dẫn đến
việc người cần lại không được- người được lại chưa cần. Trong cuộc khủng hoảng
thanh khoản 2007-2008, để giảm tình trạng căng thẳng thanh khoản, NHNN đã
bơm 15.000 tỷ đồng cho các NHTM, nhưng thực chất chỉ có các ngân hàng thương
mại nhà nước mới tiếp cận được nguồn cứu trợ này, còn các ngân hàng cổ phần, có
vốn nhỏ hơn nhiều so với năm ngân hàng quốc doanh lớn, lại tiếp tục chịu thiệt
thòi khi NHNN bán tiền trên thị trường liên ngân hàng theo hình thức đấu khối
lượng. Cuối cùng, Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (Agribank) và
Ngân hàng đầu tư và phát triển Việt Nam (BIDV) trúng thầu toàn bộ 15 nghìn tỷ
đồng ngày 20/2/2008, sau đó họ lại đưa số thanh khoản này bán lại trên thị trường
liên ngân hàng với lãi suất cao, bởi vì chính các ngân hàng cổ phần không được
NHNN cứu trợ mới đang gặp khó khăn lớn trong vấn đề thanh khỏan.
Chính vì vậy, để tăng cường hiệu quả của các khoản hỗ trợ thanh khoản, NHNN
cần phải phân loại các NHTM theo từng mức độ thiếu hụt thanh khoản khác nhau,
tiếp đó cân nhắc và thực hiện hỗ trợ đúng đối tượng, mà không có sự phân biệt
giữa NHTM cổ phần và NHTM quốc doanh. Có như vậy những đồng vốn hỗ trợ
của NHNN mới được sử dụng đúng mục đích, và đảm bảo sự công bằng.
Về vấn đề yêu cầu NHTM phải mua bảo hiểm tiền gửi để giảm thiểu tổn thất khi
khủng hoảng xảy ra, chính phủ đã ban hành nghị định số 89/1999/NĐ-CP về hoạt
động bảo hiểm tiền gửi. Tuy nhiên, trên thực tế, việc quản lý các NHTM trong hoạt
động này là khá khó khăn và hướng giải quyết lại phụ thuộc nhiều hơn vào chính
sự tự giác chấp hành của các NHTM.
fThứ tư, NHNN nên chú trọng phát triển thị trường liên ngân hàng.
Như đã đề cập ở phần trên, một trong những hạn chế của hệ thống các NHTM
Việt Nam hiện nay là tính liên kết trong toàn hệ thống còn yếu, các ngân hàng chưa
có sự hỗ trợ, giúp đỡ nhau thực sự, cho nên đây là một nguyên nhân dẫn đến nguy
cơ của một cuộc khủng hoảng thanh khoản bởi tính chất dễ lan truyền của nó.

Chính vì thế, NHNN với tư cách là một tổ chức quản lý hoạt động của toàn bộ hệ
thống NHTM, cần nâng cao vai trò của mình trong việc tạo sự gắn kết chặt chẽ
giữa các NHTM. Để làm được điều này, trước hết, NHNN cần có sự đối xử công
bằng đối với tất cả các loại hình NHTM, không kể là ngân hàng tư nhân hay ngân
hàng nhà nước, có như vậy các ngân hàng mới thấy rõ được vai trò, vị trí của mình
trong toàn bộ hệ thống, từ đó họ sẽ có những cách xử sự đúng mực, hợp lý, góp
phần phát triển thị trường liên ngân hàng một cách bền vững. Tiếp đó, NHNN cần
đa dạng hóa các công cụ thanh toán, tín dụng trên thị trường liên ngân hàng để tạo
sự thuận lợi trong hoạt động giao dịch giữa các ngân hàng.
Một khi thị trường liên ngân hàng phát triển, nó sẽ trở thành nơi quen thuộc để
các NHTM giải quyết những khó khăn về thanh khoản của mình: các ngân hàng dư
thanh khoản sẽ kịp thời hỗ trợ các ngân hàng đang thiếu hụt thanh khoản, san sẻ
gánh nặng cho NHNN. Điều này sẽ giảm áp lực lên NHNN trong việc hỗ trợ thanh
khoản, đồng thời tăng tính chủ động, độc lập của các NHTM trong việc quản trị
thanh khoản – đây cũng chính là cái đích mà các NHTM muốn vươn tới trong nền
kinh tế thị trường.
3.2 Giải pháp về phía các ngân hàng thương mại:
fThứ nhất, các NHTM cần tăng cường hoạt động phân tích, dự báo về vấn đề rủi ro
thanh khoản. Đây là khâu mà các NHTM Việt Nam còn rất hạn chế và thiếu kinh
nghiệm.
- Nghiên cứu các nguyên nhân gây rủi ro thanh khoản, hạn chế rủi ro tín dụng, rủi
ro lãi suất và rủi ro hối đoái, vì đây là nguyên nhân sâu xa, căn bản dẫn đến rủi ro
thanh khoản.
Các loại rủi ro thường có mối liên hệ với nhau, chính vì vậy việc nghiên cứu
các loại rủi ro trong mối tương quan với nhau là rất cần thiết. Hạn chế rủi ro tín
dụng, rủi ro hối đoái, rủi ro lãi suất sẽ có tác dụng tăng cường năng lực của
NHTM, đồng thời tạo được niềm tin ở các khách hàng, do đó ngân hàng có thể tìm
kiếm các nguồn thanh khoản dễ dàng hơn, tránh được nguy cơ rút tiền hàng loạt
của khách hàng bởi các tin đồn thất thiệt.
Trong phạm vi bài nghiên cứu này, chúng tôi không đề cập chi tiết đến các biện

pháp hạn chế rủi ro tín dụng, rủi ro hối đoái, rủi ro lãi suất,

×