Tải bản đầy đủ (.docx) (2 trang)

tư liệu về rừng xà nu

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (28.43 KB, 2 trang )

PhâN TíCh HìNh TượNg RừNg Xà Nu Trong TruyệN NgắN “RừNg Xà Nu” CủA NguyễN Trung ThàNh.
1. Nguyễn Trung Thành là nhà văn trưởng thành từ thời kỳ kháng chiến chống Pháp. Ông là người
chuyên viết về đề tài chiến tranh cách mạng, trong đó thành công nhất là đề tài Tây Nguyên chiến đấu.
Ở đề tài này, sau thành công đặc biệt của tiểu thuyết “Đất nước đứng lên” 1954 là truyện ngắn “Rừng xà
nu” 1965. Truyện ngắn “Rừng xà nu” được viết bằng cảm hứng sử thi lãng mạn. Tác phẩm phản ánh tinh
thần vươn dậy, đấu tranh quật khởi của nhân dân Tây Nguyên trong thời kỳ kháng chiến chống Mỹ cứu
nước. Thành công đặc biệt của tác phẩm này là xây dựng thành công hình tượng rừng xà nu, làm biểu
tượng cho sức sống mãnh liệt của con người Tây Nguyên bất khuất.
2.a. Đặc điểm đầu tiên của hình tượng rừng xà nu mà tác giả muốn khắc họa, nhấn mạnh là cây xà nu
sinh sôi mãnh liệt, hình dáng vươn thẳng lên bầu trời khi mới nhú lên khỏi mặt đất.
Ngay ở phần đầu tác phẩm, nhà văn đã giới thiệu hình ảnh này “cạnh một cây xà nu mới ngã quẹ, có bốn
năm cây con mọc lên, ngọn xanh rờn, hình nhọn mũi tên lao thẳng lên bầu trời”. Đến cuối tác phẩm vẫn
là một hình ảnh tương đồng như thế nhưng được tác giả nhấn mạnh hơn “trận đại bác đêm qua đã
đánh ngã bốn năm cây xà nu to, quanh đó vô số cây con mọc lên. Có những cây mới nhú khỏi mặt đất
nhọn hoắt như những mũi lê”. Qua hai đoạn văn này, tác giả muốn đặc tả một đặc điểm nổi bật của cây
xà nu con là sinh sôi nảy nở mãnh liệt và hình dáng luôn vươn thẳng lên bầu trời.
Liên hệ với những con người nhỏ tuổi của dân làng Xô Man, Tây Nguyên ta cũng thấy có nét tương đồng.
Những con người như Tnú, Mai, Dít, bé Heng ngay từ nhỏ đã có tinh thần gan gốc, tinh thần chiến đấu
nhọn hoắt như mũi lê, mũi chông.
b. Tiếp theo sự đặc tả hình ảnh cây xà nu con, nhà văn chuyển sang nhấn mạnh hình ảnh cây xà nu
trưởng thành. Ở loại hình cây xà nu này có một đặc điểm nổi bật là mạnh mẽ che chở cho dân làng, khi
cây này ngã thì cây khác thay thế.
Cũng ở phần đầu tác phẩm, nhà văn viết “nhưng cũng có những cây vươn lên được cao hơn đầu người,
cành lá sum suê như con chim đủ lông mao, lông vũ. Đạn đại bác không giết nổi chúng, những vết
thương của chúng chóng lành như trên một cơ thể cường tráng, chúng vượt lên rất nhanh thay thế
những cây đã ngã. Cứ thế hai ba năm nay rừng xà nu ưỡn tấm ngực lớn của mình ra che chở cho dân
làng”. Đến giữa tác phẩm, qua lời cụ Mết đặc điểm này lại được nhấn mạnh một lần nữa “không có cái gì
mạnh bằng cây xà nu đất ta, cây mẹ ngã cây con mọc lên. Đố nó giết hết được rừng xà nu này”.
Đặt trong sự tương quan với dân làng Xô Man, Tây Nguyên ta cũng thấy có những hình ảnh tương tự,
người này ngã người khác thay thế. Chẳng hạn như anh Sút, bà Nhan ngã xuống thì Tnú và Mai thay thế
vào rừng tiếp tế và làm liên lạc cho cán bộ. Hay khi Mai bị giặc giết thì em Mai là Dít thay thế, Tnú đi


quân giải phóng thì bé Heng thay thế canh giữ bản làng.
c. Thêm một đặc điểm nổi bật nữa của rừng xà nu, cây xà nu là có sự nối tiếp bất tận, bất diệt.
Ở phần đầu tác phẩm, tác giả đã nhấn mạnh đặc điểm này “đứng trên đồi xà nu ấy trông ra xa đến hết
tầm mắt cũng không thấy gì khác ngoài những đồi xà nu nối tiếp tới chân trời”. Và đến cuối tác phẩm,
nhà văn lại khắc đậm đặc điểm này “ba người đứng ở đây nhìn ra xa đến vút tầm mắt cũng không thấy gì
khác ngoài rừng xà nu nối tiếp chạy đến chân trời”.
Đối sánh với những thế hệ con người Xô Man, Tây Nguyên ta cũng thấy có sự nối tiếp tương tự. Từ cụ
già Mết như một cây xà nu lớn là linh hồn của buông làng kháng chiến thì nối tiếp cụ là thế hệ của bà
Nhan, anh Sút. Rồi nối tiếp thế hệ bà Nhan, anh Sút là thế hệ Tnú, Mai. Rồi nối tiếp thế hệ Tnú, Mai là Dít
rồi đến bé Heng. Cứ thế, cứ thế dân làng Xô Man không bao giờ vắng bóng những anh hùng, các thế hệ
cứ nối tiếp nhau chiến đấu bất tận như rừng xà nu chạy tới tận chân trời.
3.Thành công đặc biệt của truyện ngắn “Rừng xà nu” là xây dựng thành công hình tượng rừng xà nu,
mang tính biểu tượng cho con người Tây Nguyên chiến đấu bất khuất. Qua hình tượng này, nhà văn đã
khắc họa được nhiều vẻ đẹp của rừng xà nu và cũng là nhiều vẻ đẹp của con người Tây Nguyên trong
thời kỳ kháng chiến chống Mỹ cứu nước.
Trong tác phẩm này có tới hai mươi lần tác giả nhắc đến rừng xà nu, đồi xà nu, cây xà nu, ngọn xà nu, lá
xà nu, nhựa xà nu, lửa xà nu, máu xà nu. Rừng xà nu thì bạt ngàn bất tận, cây xà nu thì sinh sôi nảy nở
mãnh liệt, nhựa xà nu thì lóng lánh dưới nắng hè thơm ngào ngạt. Đó là những vẻ đẹp được khắc họa từ
ngoài vào trong, từ trong ra ngoài của rừng xà nu, của cây xà nu. Từ đó nhà văn đã nhấn mạnh được vẻ
đẹp tuyệt đối của cây xà nu và vẻ đẹp đó cũng là vẻ đẹp của con người Tây Nguyên bất khuất.

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×