Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (115.89 KB, 3 trang )
BÀI TẬP NÂNG CAO VỀ VĂN
BẢN “RỪNG XÀ NU”
A/ Yêu cầu cần đạt:
Qua tác phẩm giúp HS hiểu thêm một số vấn đề: khuynh hướng sử thi và
cảm hứng lãng mạn; hình ảnh đôI bàn tay Tnú, để các em có kiến thức sâu
hơn trong việc phân tích, khám pha tác phẩm.
B/ Tiến trình bài dạy:
I. Vấn đề thảo luận:
Câu 1: Chất sử thi trong tác phẩm “rừng xà nu” của Nguyễn Trung Thành
Câu 2: Suy nghĩ của em về hình ảnh “ đôi bàn tay” Tnú trong tác phẩm
“Rừng xà nu” của Nguyễn Trung Thành
II. Gợi ý:
Câu 1:
Một trong những vẻ đẹp đặc biệt trong “Rừng xà nu” của Nguyễn Trung
Thành chính là màu sắc sử thi đậm nét. Biểu hiện:
- Đề tài và cốt truyện:
+ Đề tài: Cuộc nổi dậy và đấu tranh chống Mĩ của dân làng Xô Man, đồng
bào Tây Nguyên nói riêng và của nhân dân Miền Nam nói chung
+ Cốt truyện: thông qua câu chuyện về số phận một con người (Tnú)ta thấy
được số phận của cả cộng đồng
- Bức tranh thiên nhiên: Rừng xà nu bạt ngàn, hoành tráng
- nghệ thuật khắc hoạ nhân vật: Tnú - kết tinh số phận, tính cách, phẩm chất
con người Tây Nguyên
- Ngôn ngữ thấm đẫm chất thơ, nhiều điệp khúc cứ vang lên, trở đi, trở lại
- Giọng điệu mang âm hưởng trang trọng, hào hùng
Câu 2: HS có thể nêu được một số ý cơ bản sau:
- Bàn tay chú bé Tnú dắt cô bé Mai lên rẩy trồng tỉa, xách xà lét giấu vài lon
gạo đI nuôI cán bộ Quyết trốn ở rừng.
- Bàn tay cầm viên phấn bằng đá trắng lấy từ núi Ngọc Linh về viết lên bảng