Tải bản đầy đủ (.doc) (39 trang)

Chuyên đề tốt nghiệp Giải pháp đẩy mạnh hoạt động cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Đà Nẵng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (281.25 KB, 39 trang )

Chuyên đề tốt nghiệp: Giải pháp đẩy mạnh hoạt động cho vay tiêu dùng
CHƯƠNG I
NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ CHO VAY TẠI NGÂN HÀNG
ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN ĐÀ NẴNG
1.1. Khái quát về hoạt động cho vay của Ngân hàng Thương mại:
1.1.1. Khái niệm cho vay
Cho vay là phương thức tài trợ có tính truyền thống của ngành Ngân
hàng. Hình thức biểu hiện cụ thể là: Ngân hàng chuyển tiền trực tiếp cho khách
hàng sử dụng theo yêu cầu hoặc mục đích tiêu dùng của khách hàng khi khách
hàng đáp ứng được các yêu cầu của Ngân hàng đặt ra.
1.1.2. Đặc điểm
Ngân hàng đáp ứng cho tất cả các khách hàng sử dụng vốn nhưng khách
hàng phải đáp ứng được các điều kiện của Ngân hàng đặt ra.
- Qui mô của các hợp đồng cho vay từ nhỏ đến lớn, với nhu cầu vay nhỏ
đến các dự án lớn mức rủi ro cao hay thấp, mức thu hồi vốn như thế nào, tài sản
thế chấp và uy tín của khách hàng ra sao sẽ ảnh hưởng đến mức lãi suất ngân
hàng qui định cụ thể. Ngoài ra với thời gian sử dụng vốn khác nhau thì lãi suất
cũng sẽ khác nhau.
1.1.3. Các hình thức cho vay của NHTM: dựa vào các tiêu thức khác
nhau, người ta có thể phân loại tín dụng của các ngân hàng thương mại như sau:
 Căn cứ vào thời hạn cho vay, bao gồm các loại sau:
♦ Cho vay ngắn hạn: thời hạn vay đến 12 tháng
♦ Cho vay trung hạn: thời hạn vay trên 12 tháng đến 5 năm.
♦ Cho vay dài hạn: thời hạn vay trên 5 năm.
 Căn cứ mục đích sử dụng vốn, cho vay thường chia làm 2 loại:
♦ Cho vay sản xuất và thương mại.
♦ Cho vay tiêu dùng.
 Căn cứ vào đối tượng tín dụng:
♦ Tín dụng vốn lưu động.
♦ Tín dụng vốn cố định.
Sinh viên: Trương Đức Thắng -1- GVHD: Th.S Lê Phúc Minh Chuyên


Chuyên đề tốt nghiệp: Giải pháp đẩy mạnh hoạt động cho vay tiêu dùng
1.2 Tổng quan về hoạt động cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng thương mại:
1.2.1. Lý do hình thành hoạt động cho vay tiêu dùng
Cuộc sống ngày càng phát triển, nhu cầu vay tiêu dùng gia tăng mạnh mẽ
gắn liền với nhu cầu về hàng tiêu dùng lâu bền như nhà, xe, đồ gỗ sang trọng,
nhu cầu du lịch… Tuy nhiên, để nhu cầu được đáp ứng đúng lúc, đúng thời điểm
không phải lúc nào cũng dễ dàng thực hiện được bởi nó còn phụ thuộc vào một
nhân tố rất quan trọng, đó là khả năng thanh toán.
Đây thực sự là một vấn đề quan trọng, làm thế nào để giải quyết mâu
thuẫn giữa nhu cầu tiêu dùng và khả năng thanh toán này.
Trên thực tế có hai cách giải quyết. Cách thứ nhất là mua bán chịu. Tuy
nhiên cách này chỉ có lợi đối với người mua, còn bất lợi đối với người bán.
Người mua sẽ được sử dụng hàng hóa trước khi có đủ số tiền cần thiết, nhưng
người bán sẽ thu hồi vốn chậm hoặc thậm chí bị người mua quỵt tiền. Khi cần
tiền để nhập hàng hoặc mở rộng sản xuất kinh doanh thì đến lượt người bán dễ
rơi vào tình trạng thiếu phương tiện thanh toán. Vì vậy, cách mua bán chịu
không phổ biến và khả thi, lại gặp nhiều rủi ro. Cách thứ hai là người mua đi vay
tiền, họ sẽ cảm giác là đã đủ phương tiện thanh toán. Cách này vừa thỏa mãn
nhu cầu của người tiêu dùng và nhà sản xuất cũng bán được hàng.
Như vậy là cần đến một tổ chức thức ba hỗ trợ cả người mua và người bán
để họ luôn luôn có phương tiện thanh toán đối với các nhu cầu của họ. Không
một tổ chức nào đảm nhiệm được vị trí này tốt bằng các trung gian tài chính, mà
quan trọng nhất là các Ngân hàng Thương mại.
1.2.2 Khái niệm cho vay tiêu dùng
Cho vay tiêu dùng là một trong những nghiệp vụ của ngân hàng. Cho vay
tiêu dùng là một khái niệm chỉ mối quan hệ về kinh tế trong đó ngân hàng
chuyển cho khách hàng quyền sử dụng một lượng giá trị (tiền) với những điều
kiện mà hai bên đã thỏa thuận nhằm giúp người tiêu dùng có thể sử dụng hàng
hóa, dịch vụ trước khi họ có khả năng chi trả, tạo điều kiện cho họ có thể hưởng
một mức sống cao hơn.

Sinh viên: Trương Đức Thắng -2- GVHD: Th.S Lê Phúc Minh Chuyên
Chuyên đề tốt nghiệp: Giải pháp đẩy mạnh hoạt động cho vay tiêu dùng
1.2.3 Đặc điểm của cho vay tiêu dùng.
- Quy mô của từng hợp đồng cho vay thường nhỏ, dẫn đến chi phí tổ chức
cho vay cao, vì vậy lãi suất cho vay tiêu dùng thường cao hơn so với lãi suất của
các loại cho vay trong lĩnh vực thương mại và công nghiệp.
- Nhu cầu vay tiêu dùng của khách hàng thường phải phụ thuộc vào chu
kỳ kinh tế. Khi nền kinh tế thịnh vượng, đời sống của người dân được nâng cao
thì nhu cầu vay tiêu dùng lại càng cao. Vào các dịp lễ tết, nhu cầu mua sắm
nhiều thì các số lượng các khoản vay cũng tăng lên.
- Nhu cầu vay tiêu dùng của khách hàng phụ thuộc chặt chẽ vào mức thu
nhập và trình độ học vấn. Những người có thu nhập khá và tương đối đều sẽ tìm
tới cho vay tiêu dùng bởi họ có khả năng trả được nợ.
- Khách hàng vay tiêu dùng thường là các cá nhân nên việc chứng minh
tài chính thường khó. Nếu như các doanh nghiệp có bảng cân đối kế toán, báo
cáo kết quả kinh doanh để chứng minh nguồn thu nhập và chi tiêu của mình thì
các cá nhân vay tiêu dùng muốn chứng minh tài chính cùa mình thường phải dựa
vào tiền lương, sự suy đoán chứ không có bằng chứng rõ ràng.
- Cho vay tiêu dùng có độ rủi ro cao bởi nguồn trả nợ của người vay có
thể biến động lớn, nó phụ thuộc vào quá trình làm việc, kinh nghiệm, tài năng và
sức khỏe của người vay… Nếu người vay bị chết, ốm hoặc mất việc làm ngân
hàng sẽ rất kho thu lại được nợ. Do đó, các ngân hàng thường yêu cầu lãi suất
cao, yêu cầu người vay phải mua bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm nhân thọ, bảo
hiểm hàng hóa đã mua…
- Tư cách, phẩm chất của khách hàng vay thường rất khó xác định, chủ
yếu dựa vào cách đánh giá, cảm nhận và kinh nghiệm của cán bộ tín dụng. Đây
là điều rất quan trọng quyết định sự hoàn trả của khoản vay.
1.2.4 Nguyên tắc, điều kiện vay vốn, mức vay, thời hạn cho vay và lãi
suất cho vay:
Theo quyết định số 066/QĐ-HĐQT-NHCT 19 ngày 03/4/2006 cuả Hội

đồng quản trị Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam quy định vay vốn
tiêu dùng phải thỏa mãn các nguyên tắc, điều kiện vay vốn, mức vay, thời hạn
cho vay và lãi suất cho vay như sau:
∗Nguyên tắc cho vay tiêu dùng:
- Sử dụng vốn vay đúng mục đích đã thỏa thuận trong hợp đồng tín dụng.
- Hoàn trả nợ gốc và lãi đúng hạn đã thỏa thuận trong hợp đồng tín dụng.
Sinh viên: Trương Đức Thắng -3- GVHD: Th.S Lê Phúc Minh Chuyên
Chuyên đề tốt nghiệp: Giải pháp đẩy mạnh hoạt động cho vay tiêu dùng
∗ Điều kiện vay vốn:
- Có năng lực pháp luật và năng lực hành vi dân sự, chịu trách nhiệm trước
pháp luật về việc sử dụng vốn vay, không quá tuổi 60 ở thời điểm kết thúc thời
hạn cho vay.
- Có hộ khẩu thường trú hoặc đăng ký tạm trú dài hạn (KT3) trên địa bàn
Tỉnh, Thành phố (trực thuộc Trung ương) nơi Ngân hàng cho vay đóng trụ sở.
- Có mục đích sử dụng vốn vay hợp pháp.
- Có vốn tự có tham gia vào phương án, mức vốn tự có tối thiểu bằng 30%
tổng nhu cầu vốn trừ trường hợp áp dụng biện pháp bảo đảm là cầm cố giấy tờ
có giá.
- Có nguồn thu và phương án vay- trả nợ đảm bảo khả năng trả nợ gốc, lãi
và phí trong thời hạn vay cam kết.
- Thực hiện biện pháp bảo đảm tiền vay theo quy định của Chính phủ,
Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và hướng dẫn của Ngân hàng Đầu tư và Phát
triển Việt Nam.
∗ Mức vay:
Mức cho vay căn cứ vào nhu cầu vay vốn, khả năng trả nợ, giá trị tài sản
đảm bảo và loại tài sản đảm bảo tiền vay của khách hàng để quyết định mức vay
nhưng phải đảm bảo:
- Mức cho vay có đảm bảo bằng tài sản hình thành từ vốn vay tối đa: 50%
giá trị tài sản.
- Mức cho vay có đảm bảo bằng cầm cố giấy tờ có giá tối đa: phải đảm bảo

thu nhập (gốc và lãi) của giấy tờ có giá khi đến hạn đủ để hoàn trả nợ (gốc, lãi
và phí) cho Ngân hàng cho vay.
- Mức cho vay có đảm bảo bằng tài sản khác tối đa: 70% tổng nhu cầu vốn
của phương án vay- trả nợ đã được Ngân hàng cho vay thẩm định lại.
- Mức cho vay không có đảm bảo: tối đa là 12 lần thu nhập thường xuyên
hàng tháng của khách hàng nhưng không quá 50,000,000 VNĐ.
Sinh viên: Trương Đức Thắng -4- GVHD: Th.S Lê Phúc Minh Chuyên
Chuyên đề tốt nghiệp: Giải pháp đẩy mạnh hoạt động cho vay tiêu dùng
∗ Thời hạn cho vay:
Thời hạn cho vay có đảm bảo bằng tài sản tối đa:
Thời hạn cho vay mua nhà ở, đất ở, xây dựng, sửa chữa nhà ở:
- Thời hạn cho vay mua đất và xây dựng nhà ở: 20 năm.
- Thời hạn cho vay mua nhà ở: 20 năm.
- Thời hạn cho vay mua đất ở 10 năm
- Thời hạn cho vay xây dựng, sửa chữa nhà ở: 05 năm.
Thời hạn cho vay mua ôtô và động sản khác
- Thời hạn cho vay mua xe ôtô mới: 05 năm.
- Thời hạn cho vay mua xe ôtô đã qua sử dụng: 04 năm nhưng không vượt
quá niên hạn sử dụng còn lại của xe theo quy định của pháp luật.
- Thời hạn cho vay mua động sản khác: 03 năm.
Thời hạn cho vay hỗ trợ du học:
Thời hạn cho vay hỗ trợ học phí và sinh hoạt phí: bằng thời hạn học cộng
03 năm.
Thời hạn cho vay chứng minh tài chính: phụ thuộc nhu cầu chứng minh tài
chính của khách hàng nhưng không vượt quá thời hạn của thẻ tiết kiệm, chứng
chỉ tiền gửi, giấy tờ có giá khác hoặc thời hạn phong tỏa số dư trên tài khoản.
Thời hạn cho vay không có đảm bảo bằng tài sản tối đa: 03 năm nhưng
không vượt quá thời hạn làm việc còn lại của khách hàng tại tổ chức đó.
∗ Lãi suất cho vay:
Lãi suất cho vay được xác định tùy thuộc vào mức độ rủi ro, thời hạn cho

vay của từng món vay trên cơ sở năng lực tài chính, khả năng trả nợ, biện pháp
bảo đảm tiền vay và mức độ tín nhiệm của khách hàng…đảm bảo đủ trang trải
chi phí huy động vốn, chi phí quản lý món vay, trích dự phòng rủi ro và có lãi.
1.2.5 Phân loại cho vay tiêu dùng
Căn cứ vào phương thức hoàn trả
* Cho vay tiêu dùng trả góp
Đây là hình thức cho vay tiêu dùng trong đó người đi vay trả nợ (gồm số
tiền gốc và lãi) cho ngân hàng nhiều lần, theo những kỳ hạn nhất định có giá trị
lớn và thu nhập từng định kỳ của người đi vay không đủ khả năng thanh toán hết
một lần số nợ vay, thu hồi nợ. Hầu hết các tài sản đã qua sử dụng đều bị giảm
giá trị cho nên số tiền trả trước có vai trò vô cùng quan trọng giúp ngân hàng
hạn chế rủi ro.
Sinh viên: Trương Đức Thắng -5- GVHD: Th.S Lê Phúc Minh Chuyên
Chuyên đề tốt nghiệp: Giải pháp đẩy mạnh hoạt động cho vay tiêu dùng
* Cho vay tiêu dùng phi trả góp
Theo phương thức này, tiền vay được khách hàng thanh toán cho ngân hàng
một lần khi đến hạn, áp dụng với các khoản vay có giá trị nhỏ, thời hạn ngắn.
* Cho vay tiêu dùng tuần hoàn.
Là các khoản cho vay tiêu dùng trong đó ngân hàng cho phép khách hàng
sử dụng thẻ tín dụng hoặc phát hành loại séc được phép thấu chi dựa trên tài
khoản vãng lai.
Căn cứ vào mục đích vay
Căn cứ vào mục đích vay, ngân hàng sẽ xếp khoản vay đó là vay ô tô hay
mua nhà, chi phí học hành, mua sắm đồ dùng gia đình…
Căn cứ vào nguồn gốc của khoản nợ
* Cho vay tiêu dùng gián tiếp.
Cho vay tiêu dùng gián tiếp là hình thức cho vay trong đó ngân hàng mua
những khoản nợ phát sinh do những Công ty bán lẻ đã bán chịu hàng hóa hay
dịch vụ cho người tiêu dùng.
Cho vay tiêu dùng gián tiếp có một số ưu điểm sau:

- Cho phép ngân hàng dễ dàng tăng doanh số cho vay tiêu dùng.
- Giảm được chi phí trong cho vay
- Mở rộng quan hệ với khách hàng và các hoạt động ngân hàng khác
- Vay vốn đúng mục đích
Cho vay tiêu dùng gián tiếp có một số nhược điểm sau:
- Ngân hàng không tiếp xúc trực tiếp với người tiêu dùng đã được bán
chịu, do đó thông tin về khách hàng đôi khi không chính xác, không tìm hiểu kỹ
được khách hàng có thể dẫn tới rủi ro cho ngân hàng.
- Thiếu sự kiểm soát của ngân hàng khi công ty bán lẻ thực hiện việc
bán chịu hàng hóa.
- Kỹ thuật nghiệp vụ cho vay tiêu dùng gián tiếp có tính phức tạp cao.
Sinh viên: Trương Đức Thắng -6- GVHD: Th.S Lê Phúc Minh Chuyên
Chuyên đề tốt nghiệp: Giải pháp đẩy mạnh hoạt động cho vay tiêu dùng
* Cho vay tiêu dùng trực tiếp
Là các khoản cho vay tiêu dùng trong đó ngân hàng trực tiếp tiếp xúc và
cho khách hàng vay cũng như trực tiếp thu nợ từ người này.
So với cho vay tiêu dùng gián tiếp, cho vay tiêu dùng trực tiếp có những ưu
điểm sau:
- Cho vay tiêu dùng trực tiếp của ngân hàng thường có chất lượng cao hơn
bởi nó được quyết định bởi đội ngũ nhân viên tín dụng giàu kinh nghiệm và
được đào tạo chuyên môn tốt.
- Cho vay tiêu dùng trực tiếp linh hoạt hơn so với cho vay tiêu dùng gián
tiếp, ngân hàng tiếp xúc trực tiếp với khách hàng nên hiểu rõ khách hàng.
1.2.6 Nhân tố ảnh hưởng tới khả năng mở rộng cho vay tiêu dùng của NHTM.
Nhân tố thuộc về Ngân hàng:
Quy mô và uy tín của ngân hàng có ảnh hưởng tới lượng cho vay tiêu dùng.
Ngân hàng có lượng vốn tự có cao hay thấp, có nhiều mạng lưới Ngân hàng để
thuận tiện giao dịch với khách hàng hay không. Uy tín của ngân hàng cao hay
thấp cũng sẽ ảnh hưởng tới lượng khách hàng đến giao dịch với ngân hàng.
Trình độ, thái độ cán bộ tín dụng của ngân hàng cũng mang tính quyết

định thành công của cho vay tiêu dùng. Cán bộ tín dụng cần có trình độ chuyên
môn tốt thì mới thẩm định chính xác khách hàng và dự án vốn, từ đó đưa ra các
quyết định đúng đắn. Cán bộ tín dụng cũng cần có đạo đức nghề nghiệp, tận tâm
với công việc, nhiệt tình giúp đỡ, chỉ bảo khách hàng các thủ tục cần thiết.
Muốn hoạt động cho vay tiêu dùng được nhiều khách hàng biết tới thì ngân
hàng cần có chính sách marketing phù hợp.
Công nghệ ngân hàng và khả năng quản lý có tác động tới hoạt động cho
vay tiêu dùng.
Sinh viên: Trương Đức Thắng -7- GVHD: Th.S Lê Phúc Minh Chuyên
Chuyên đề tốt nghiệp: Giải pháp đẩy mạnh hoạt động cho vay tiêu dùng
Nhân tố ngoài Ngân hàng:
Trước hết cần phải kể tới đặc điểm thị trường nơi Ngân hàng hoạt động,
các thói quen, phong tục tập quán, tâm lý có ảnh hưởng tới nhu cầu vay tiêu
dùng. Người dân Việt Nam thường có thói quen tiết kiệm rồi khi tích lũy đủ tiền
mới mua sắm, tiêu dùng, họ không nghĩ tới việc đi vay, nợ nần để mua sắm cộng
với tâm lý ngại tiếp xúc với ngân hàng, sợ các thủ tục hành chính rườm ra.
Chính vì thế nhu cầu vay của người dân còn thấp.
Môi trường kinh tế chính trị có ảnh hưởng tới cho vay tiêu dùng. Nếu nền
kinh tế phát triển tốt, thu nhập bình quân đầu người cao và môi trường chính trị
ổn định thì hoạt động cho vay tiêu dùng cũng sẽ diễn ra thông suốt, phát triển
vững chắc và hạn chế những rắc rối có thể xảy ra. Nếu môi trường có sự cạnh
tranh khốc liệt giữa các ngân hàng để giành giật khách hàng thì cho vay tiêu
dùng của các ngân hàng cũng sẽ gặp khó khăn.
Ngoài những nhân tố đó còn phải kể tới nhân tố khách quan bên ngoài
ngân hàng cũng ảnh hưởng tới cho vay tiêu dùng, đó là đạo đức khách hàng
cũng như rủi ra của hoạt động cho vay tiêu dùng. Nếu như khách hàng là người
có đạo đức tốt, ý thức trả nợ tốt, rủi ro cho vay tiêu dùng thấp thì sẽ kích thích
ngân hàng tiến hành mở rộng hoạt động cho vay tiêu dùng. Ngược lại nếu khách
hàng không trả nợ đều, nợ quá hạn quá nhiều thì tất yếu sẽ kiềm hãm hoạt động
cho vay tiêu dùng.

Sinh viên: Trương Đức Thắng -8- GVHD: Th.S Lê Phúc Minh Chuyên
Chuyên đề tốt nghiệp: Giải pháp đẩy mạnh hoạt động cho vay tiêu dùng
CHƯƠNG II:
THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG CHO VAY TIÊU DÙNG
TẠI NGÂN HÀNG ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN ĐÀ NẴNG
QUA 2 NĂM (2007-2008)
2.1 Giới thiệu về Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Đà Nẵng:
2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển của Ngân hàng Đầu tư và Phát
triển Đà Nẵng:
Sự ra đời và phát triển của Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Đà Nẵng gắn
liền với sự đổi mới và phát triển của ngành Ngân hàng Việt Nam theo NĐ
53/HĐBT. Là một đơn vị thành viên trực thuộc Ngân hàng Đầu tư và Phát triển
Việt Nam, hoạt động trên địa bàn thành phố Đà Nẵng với vai trò là một tổ chức
tính dụng, thực hiện đầy đủ các mặt của Ngân hàng đó là: Hoạt động kinh doanh
tiền tệ và dịch vụ Ngân hàng với nội dung huy động vốn thông qua hình thức
nhận tiền gửi của các cá nhân, đơn vị và dùng số tiền này để cấp tín dụng, cung
ứng các dịch vụ thanh toán cho khách hàng.
Theo cơ chế mới hiện nay, tổ chức điều hành hoạt động kinh doanh của
Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Đà Nẵng rất phong phú và đa dạng, bao gồm:
- Nghiệp vụ huy động vốn: Nhận tiền gửi VND và ngoại tệ của tổ chức, cá
nhân trong và ngoài nước, vay vốn của các Ngân hàng thương mại, tổ chức tín
dụng khác; vay vốn ngắn hạn của Ngân hàng Nhà nước.
- Nghiệp vụ đầu tư tín dụng: Tín dụng ngắn hạn, trung hạn và dài hạn, cầm
cố thế chấp tài sản, cầm cố, chiết khấu các chứng từ có giá.
- Nghiệp vụ bảo lãnh: Bảo lãnh dự thầu, bảo lãnh thu mua.
- Cung ứng các dịch vụ: Dịch vụ thanh toán, dịch vụ ngân quỹ, dịch vụ uỷ
thác, thu hộ, chi trả kiều hối, kinh doanh ngoại tệ, thanh toán quốc tế, chuyển
tiền điện tử, dịch vụ thẻ ATM, thẻ tín dụng quốc tế.
Sinh viên: Trương Đức Thắng -9- GVHD: Th.S Lê Phúc Minh Chuyên
Chuyên đề tốt nghiệp: Giải pháp đẩy mạnh hoạt động cho vay tiêu dùng

2.1.2 Cơ cấu tổ chức tại Ngân hàng:
Cơ cấu tổ chức và hoạt động của Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Đà Nẵng
bao gồm 01 giám đốc, 02 phó giám đốc và 07 phòng nghiệp vụ chức năng:
- Giám đốc Ngân hàng chịu trách nhiệm trước Tổng giám đốc Ngân hàng
Đầu tư và Phát triển Việt Nam điều hành chung toàn bộ hoạt động kinh doanh
của Ngân hàng tại Hội sở chính trực tiếp chỉ đạo các phòng chức năng.
- Phó giám đốc: thay mặt giám đốc điều hành các hoạt động của các phòng
chuyên đề, chịu trách nhiệm cá nhân trước Giám đốc và pháp luật về những công
việc mà mình giải quyết, chịu trách nhiệm điều hành hoạt động của Ngân hàng.
- Các phòng chức năng:
+ Phòng khách hàng doanh nghiệp: có chức năng thẩm địmh, xét duyệt các
hồ sơ vay của Ngân hàng đối với khách hàng là là doanh nghiệp trong phạm vi
hạn mức phán quyết của Ngân hàng theo quyết định của Ban giám đốc, thực
hiện cho vay đối với các tổ chức kinh tế quốc doanh và nhoài quốc doanh.
+ Phòng khách hàng cá nhân: thực hiện nghiệp vụ huy động vốn trong dân
cư, tiết kiệm trái phiếu, có chức năng kinh doanh các dịch vụ, các sản phẩm bán
lẻ của Ngân hàng, thực hiện tốt công tác Marketing đối với những sản phẩm
này, đối tượng thực hiện cho vay là các cá nhân.
+ Phòng quản lý rủi ro và nợ có vấn đề: có chức năng thẩm định các hồ sơ
vay vốn đảm bảo yêu cầu khách quan, kiểm tra, kiểm soát các hoạt động nội bộ
Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Đà Nẵng, thực hiện nhiệm vụ tập hợp, phân loại
và xử lý rủi ro trong hoạt động kinh doanh của Ngân hàng, chủ yếu là tham mưu
cho Ban giám đốc xử lý các khoản nợ xấu.
+ Phòng tổ chức hành chính: thực hiện chức năng hỗ trợ cho hoạt động
kinh doanh của Ngân hàng, mua sắm dụng cụ trang thiết bị, sắp xếp tổ chức hội
họp, hội nghị tiếp khách, quan hệ đối nội, đối ngoại, quản lý, bảo vệ tài sản cho
Ngân hàng, có nhiệm vụ đào tạo cán bộ, các bộ phận tổ chức, bộ phận tham mưu
cho ban giám đốc về quy mô hoạt động, sắp xếp, bố trí cán bộ lao động.
Sinh viên: Trương Đức Thắng -10- GVHD: Th.S Lê Phúc Minh Chuyên
Chuyên đề tốt nghiệp: Giải pháp đẩy mạnh hoạt động cho vay tiêu dùng

+ Phòng tiền tệ kho quỹ: thực hiện nghiệp vụ về kho quỹ, về Ngân hàng,
thu chi tiền tệ cho khách hàng.
+ Phòng kế toán giao dịch: nơi bắt đầu tiếp xúc khách hàng, mở tài khoản
thanh toán, huy động các dịch vụ ngoại hối, nhận lệnh giao dịch chứng khoán,
dịch vụ thẻ, thực hiện các nghiệp vụ hạch toán kế toán tài chính, nghiệp vụ phát
sinh trong hoạt động kinh doanh Ngân hàng theo chế độ quy định.
+ Các phòng giao dịch: là đơn vị trực thuộc, thực hiện chức năng kinh
doanh của Ngân hàng: cho vay, nhận tiền gửi, các dịch vụ khác trong phạm vi
ủy quyền của Giám đốc Ngân hàng.
Så âäö cå cáúu täø chæïc cuía Ngán haìng Âáöu tæ Âaì Nàông
: Quan hãû træûc tuyãún.
: Quan hãû âäúi æïng
Sinh viên: Trương Đức Thắng -11- GVHD: Th.S Lê Phúc Minh Chuyên
GIÁM ĐỐC
PHÓ GIÁM ĐỐC
Phòng tổ chức hành chính
Phòng quản lý rủi ro
Phòng tiền tệ kho quỹ
Phòng kiểm soát nội bộ
Phòng kế toán
Phòng khách hàng cá nhân
Phòng khách hàng d.nghiệp
Chuyên đề tốt nghiệp: Giải pháp đẩy mạnh hoạt động cho vay tiêu dùng
2.2 Thực trạng về hoạt động cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng Đầu tư
và Phát triển Đà Nẵng qua 2 năm 2007-2008
2.2.1 Tình hình công tác huy động vốn:
Bảng 1: Nguồn vốn huy động tại Ngân hàng:
(ĐVT: triệu đồng)
Chỉ tiêu
Năm 2007 Năm 2008 Chênh lệch

Số tiền
Tỷ lệ
(%)
Số tiền
Tỷ lệ
(%)
Số tiền
Tỷ lệ
(%)
1. Tiền gửi doanh
nghiệp
129,480 31.77 122,527 23.32 -6,955 -5.37
Ngắn hạn
110,256 85.55 107,056 87.37 -3,200 -2.9
Trung và dài hạn
19.224 14.85 15,469 12.63 -3,755 -19.5
2. Tiền gửi dân cư
276,889 67.93 386,210 71.74 109,321 39.48
Ngắn hạn
210,52
0
76.03 301,294 78.01 90,774 43.12
Trung và dài hạn
66,369 23.97 84,916 21.99 18,547 27.94
3. Tiền gửi của
TCTD
1,194 0.3 29,565 4.94 28,371 24.76lần
Ngắn hạn
982 82.24 20,526 69.42 19,544 20.9lần
Trung và dài hạn

212 17.76 9,039 30.58 8,827 42.64lần
Tổng
407,563 100 538,300 100 130,737 32.07
( Nguồn: Bảng cân đối kế toán năm 2007 và năm 2008)
- Tình hình huy động vốn tại Ngân hàng qua hai năm 2007 & 2008:
- Tiền gửi dân cư trong năm 2008 tăng so với năm 2007 là 39.48%, tương
ứng tăng 109,321 triệu đồng. trong đó ngắn hạn tăng 43.12% tương ứng tăng
90,774 triệu đồng, trung và dài hạn tăng 27.94% tương ứng là 18,547 triệu đồng.
- Tiền gửi tổ chức tín dụng năm 2008 tăng so với năm 2007 là 24.76 lần
tương ứng tăng 28,371 triệu đồng. Trong đó ngắn hạn tăng 20.9 lần, tương ứng
tăng 19,544 triệu đồng, trung và dài hạn tăng 42.64 lần, tương ứng tăng 8,827
triệu đồng.
Tuy nhiên trong năm 2008, tiền gửi của doanh nghiệp giảm so với năm
2007 là 5.37% tương ứng giảm 6,255 triệu đồng. Trong đó ngắn hạn giảm 2.9%
tương ứng với số tiền 3,200 triệu đồng, trung và dài hạn giảm 19.5% tương ứng
3,755 triệu đồng.
Sinh viên: Trương Đức Thắng -12- GVHD: Th.S Lê Phúc Minh Chuyên
Chuyên đề tốt nghiệp: Giải pháp đẩy mạnh hoạt động cho vay tiêu dùng
Nguồn vốn là một trong những yếu tố quan trọng trong hoạt động kinh
doanh của Ngân hàng, nó quyết định khả năng đáp ứng vốn cho công tác tín
dụng. Qua bảng số liệu trên ta thấy nguồn vốn huy động của Ngân hàng chủ yếu
từ tiền gửi của các tổ chức kinh tế, tiền gửi của dân cư. Tỷ lệ của nguồn vốn này
chiến hơn 50% tổng vốn huy động.
Trong năm 2008, tổng nguồn vốn huy động của Ngân hàng đạt 538,300
triệu đồng tăng 32.07% so với năm 2007. Điều này nói lên rằng Ngân hàng đã
đưa ra mức lãi suất phù hợp để thu hút được khách mới và giữ khách hàng cũ.
Trong những năm qua cùng với sự phát triển kinh tế trong nước nói
chung và TP Đà Nẵng nói riêng, nhu cầu vốn của các tổ chức kinh tế ngày càng
tăng. Chính do vậy nên Ngân hàng Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Đà Nẵng rất
chú trọng đến hoạt động cho vay.

Bảng 2: Tình hình cho vay chung
(ĐVT: triệu đồng)
Chỉ tiêu
Năm 2007 Năm 2008 Chênh lệch
Số tiền
Tỷ lệ
(%)
Số tiền
Tỷ lệ
(%)
Số tiền
Tỷ lệ
(%)
1. Dsố cho vay 927,969 100 1,154,203 100 181,507 18.66
Ngắn hạn
778,30
4 80
1,038,78
3 90.31 260,479 33.47
Trung và dài hạn 194,392 20 115,420 9.69 -78,972 -40.63
2. Dsố thu nợ
889,68
3 100 1,156,087 100 266,404 29.94
Ngắn hạn
828,50
9 93.12
1,063,60
0 92 235,091 28.38
Trung và dài hạn 61,174 6.88 92,487 8 31,313 51.17
3. Dư nợ BQ 435,192 100 530,454 100 95,262 21.89

Ngắn hạn
288,09
7 66.2 352,752 66.5 64,655 22.44
Trung và dài hạn 147,095 33.8 177,702 33.5 30,607 20.80
4. Nợ QH BQ 48,535 100 31,051 100 -17,487 -36.02
Ngắn hạn 38,241 78.79 21,782 70.15 -16,459 -43.04
Trung và dài hạn 10,294 21.21 9,269 29.85 -1,025 -9.96
5. Tỷ lệ nợ xấu 11.15% 5.85% 5.3%
(Nguồn: Bảng cân đối kế toán năm 2007 và năm 2008)
Sinh viên: Trương Đức Thắng -13- GVHD: Th.S Lê Phúc Minh Chuyên
Chuyên đề tốt nghiệp: Giải pháp đẩy mạnh hoạt động cho vay tiêu dùng
Qua bảng 2 ta thấy doanh số cho vay của Ngân hàng Đầu tư và Phát triển
Đà Nẵng tương đối ổn định. Doanh số cho vay năm 2008 là 1,154,203 triệu
đồng tăng 181,507 triệu đồng so với năm 2007 với tốc độ tăng là 18.66%. Cùng
với việc mở rộng quy mô tín dụng, Ngân hàng không ngừng chú trọng đến công
tác thu hồi nợ. Với số liệu phân tích trên ta thấy rằng công tác thu nợ tăng lên rõ
rệt, năm 2008 tăng 266,404 triệu đồng so với năm 2007, với tốc độ tăng là
29.94%. Đạt được kết quả này là nhờ sự lãnh đạo sâu sát của lãnh đạo Ngân
hàng, đặc biệt là sự nổ lực của cán bộ tín dụng đã hoàn thành tốt việc đôn đốc nợ
khi sắp đến hạn, thẩm định các dự án vay của khách hàng một cách hiệu quả kết
hợp với việc hướng dẫn khách hàng sử dụng vốn một cách tốt nhất để thuận lợi
cho việc thu nợ khi đến hạn.
Nợ quá hạn bình quân năm 2008 giảm 17,487 triệu đồng so với năm 2007
tương ứng với tỷ lệ là 36.02%. Bên cạnh đó tỷ lệ nợ xấu của Ngân hàng giảm
xuống đáng kể 5.3%. Đây là vấn đề tốt ngân hàng cần phát huy hơn nữa trong
những năm tới.
2.2.2 Thực trạng về cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng:
2.2.2.1 Tình hình cho vay tiêu dùng chung:
Bảng 3: Tình hình cho vay tiêu dùng chung
(ĐVT: triệu đồng)

Chỉ tiêu
Năm 2007 Năm 2008 Chênh lệch
Số tiền
Tỷ lệ
(%)
Số tiền
Tỷ lệ
(%)
Số tiền
Tỷ lệ
(%)
1. Dsố cho vay chung 927,969 100 1,154,203 100 181,507 18.66
- Dsố cho vay tiêu dùng 32,570 100 37,062 100 4,492 13.79
2. Dsố thu nợ chung
889,68
3 100 1,156,087 100 266,404 29.94
- Doanh số thu nợ tiêu dùng 37,344 100 38,833 100 1,489 3.99
3. Dư nợ BQ cho vay chung 435,192 100 530,454 100 95,262 21.89
- Dư nợ BQ cho vay tiêu dùng 21,763 100 27,450 100 5,687 26.13
4. Nợ QHBQ cho vay chung 48,535 100 31,051 100 -17,487 -36.02
- Nợ quá hạn BQ cho vay tiêu dùng 130 100 102 100 -28 -21.54
(Nguồn: Bảng cân đối kế toán năm 2007 và năm 2008)
Doanh số cho vay chung năm 2008 tăng so với năm 2007 là 181,507 triệu
đồng, tương ứng tăng 18.66%. Trong đó doanh số cho vay tiêu dùng năm 2008
Sinh viên: Trương Đức Thắng -14- GVHD: Th.S Lê Phúc Minh Chuyên
Chuyên đề tốt nghiệp: Giải pháp đẩy mạnh hoạt động cho vay tiêu dùng
tăng 4,492 triệu đồng so với năm 2007, tương ứng với tỷ lệ là 13.79%; Doanh số
thu nợ chung năm 2008 tăng so với năm 2007 là 266,404 triệu đồng, tương ứng
với tỷ lệ là 29.94%.
Dư nợ bình quân cho vay chung năm 2008 tăng so với năm 2007 là 95,262

triệu đồng tương ứng với tỷ lệ tăng là 21.89%. Trong đó dư nợ bình quân cho
vay tiêu dùng tăng 5,687 triệu đồng tương ứng với tỷ lệ tăng là 26.133%.
Qua hai chỉ tiêu này ta thấy rằng, hoạt động cho vay tiêu dùng tại Ngân
hàng Đầu tư và Phát triển Đà Nẵng phát triển và ổn định. Mặc dù trong năm
2008 ngân hàng gặp hàng loạt về huy động vốn cũng như cho vay. Chính tình
hình biến động lãi suất của năm 2008 đã khiến cho ngân hàng gặp khó khăn
trong việc huy động vốn. Vào giữa tháng 6/2008, tình hình khan hiếm vốn đã
tạo nên cuộc đua lãi suất huy động giữa các ngân hàng xảy ra đẩy lãi suất huy
động vốn có lúc lên 21%/ năm, với mức lãi suất như vậy hoàn toàn không hấp
dẫn đối với tất cả mọi đối tượng vay vốn đặc biệt là khách hàng vay tiêu dùng.
Nợ quá hạn bình quân cho vay chung năm 2008 giảm 17,487 triệu đồng so
với năm 2007 tương ứng với tỷ lệ là 36.02%. Trong đó, Nợ quá hạn bình quân
cho vay tiêu dùng năm 2008 giảm 28 triệu đồng so với năm 2007 tương ứng với
tỷ lệ là 21.54%.
Sinh viên: Trương Đức Thắng -15- GVHD: Th.S Lê Phúc Minh Chuyên
Chuyên đề tốt nghiệp: Giải pháp đẩy mạnh hoạt động cho vay tiêu dùng
2.2.2.2 Phân tích tình hình cho vay tiêu dùng theo mục đích sử dụng của
Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Đà Nẵng qua 2 năm 2007 & 2008:
Bảng 4: Tình hình cho vay theo mục đích sử dụng
(ĐVT: triệu đồng)
Chỉ tiêu
Năm 2007 Năm 2008 Chênh lệch
Số tiền
Tỷ lệ
(%)
Số tiền
Tỷ lệ
(%)
Số
tiền

Tỷ lệ
(%)
1. Dsố cho vay 32,570 100 37,062 100 4,492 13.79
Mua nhà 26,350 80.9 30,000 80.95 3,650 13.85
Mua Ôtô 3,815 11.71 5,020 13.54 1,205 31.59
Mục đích khác 2,405 7.39 2,042 5.51 -363 -15.09
2. Doanh số thu nợ 37,344 100 38,833 100 1,489 3.99
Mua nhà 30,358 81.29
30,80
3 79.32 445 1.47
Mua Ôtô 5,976 16 6,727 17.32 751 12.57
Mục đích khác 1,010 2.71 1.303 3.36 293 29
3. Dư nợ BQ 21,763 100 27,450 100 5,687 26.13
Mua nhà 13,820 63.5 17,306 63.04 3,486 25.22
Mua Ôtô 1,732 7.95 3,140 11.44
1,40
8 7.76
Mục đích khác 6,211 28.54 7,004 25.52 793 12.77
4. Nợ quá hạn BQ 130 100 102 100 -28 -21.54
Mua nhà 32 24.62 14 13.73 -18 -56.25
Mua Ôtô 16 12.31 10 9.8 -6 -37.5
Mục đích khác 82 63.07 78 76.47 -4 -6.25
(Nguồn: Bảng cân đối kế toán năm 2007 và năm 2008)
Trong các mục đích cho vay tiêu dùng tại ngân hàng thức tế cho thấy trong
thời gian qua mục đích cho vay mua sắm, sửa chữa, sửa chữa nhà luôn chiếm Tỷ
lệ hàng đầu. Bởi đây là nhu cầu thiết thực nhất cho tất cả các khách hàng, nhìn
vào bảng trên ta thấy dư nợ cho vay xây sửa nhà và mua ô tô là lớn nhất, đặc
biệt trong thời gian gần đây khi mà mức sống của người dân ngày càng cao thì
nhu cầu được ở nhà mới và mua ô tô xịn lại càng tăng. Chính vì vậy, khách hàng
tìm tới ngân hàng để vay mua ô tô và xây nhà ngày càng đông, năm 2008 dư nợ

cho vay là 30,000 triệu đồng tăng so với năm 2007 là 3,650 triệu đồng, tốc độ
tăng tương ứng là 13.85%. Tuy nhiên trong năm 2008 doanh số cho vay mục
đích khác giảm nhẹ so với năm 2007 là 363 triệu đồng tương ứng với tỷ lệ là
15.09%. Nguyên nhân của sự giảm sụt này là do đối tương vay vốn nhằm sử
Sinh viên: Trương Đức Thắng -16- GVHD: Th.S Lê Phúc Minh Chuyên
Chuyên đề tốt nghiệp: Giải pháp đẩy mạnh hoạt động cho vay tiêu dùng
dụng để mua môtô, mua sắm vật dụng gia đình, những đối tượng khách hàng
này có thu nhập chỉ ở mức trung bình. Vì vậy trong năm 2008 có sự biến động
lớn về kinh tế, lãi suất cho vay tăng cao đã làm hạn chế việc đẩy mạnh doanh số
cho vay với các đối tượng này của ngân hàng.
Đi đôi với công tác cho vay là công tác thu nợ nhằm cân đối nguồn vốn.
Mặc dù doanh số cho vay tại Ngân hàng Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Đà
Nẵng tăng không đáng kể nhưng doanh số thu nợ có tiến triển tốt. Doanh số thu
nợ năm 2008 tăng so với năm 2007 là 1,489 triệu đồng, tỷ lệ tăng tương ứng là
3.99%; trong đó doanh số thu nợ cho vay mua sắm, sửa chữa nhà, xây dựng nhà
vào năm 2008 tăng 445 triệu đồng tương ứng với tỷ lệ tăng là 1.47%; doanh số
cho vay mua sắm xe ôtô năm 2008 tăng 751 triệu đồng tương ứng với tỷ lệ là
12.57%; và thu nợ đối với cho vay mục đích khác năm 2008 tăng so với năm
2007 là 293 triệu đồng ứng với tỷ lệ 29%.
Nhìn vào bảng số liệu ta thấy dư nợ bình quân của hai năm là không đồng
nhất. Dư nợ của việc cho vay sửa chữa nhà vẫn chiếm Tỷ lệ cao. Dư nợ bình
quân năm 2007 là 21,763 triệu đồng, sang năm 2008 dư nợ bình quân tăng lên
27,450 triệu đồng, tăng so với năm 2007 là 5,687 triệu đồng, tốc độ tăng là
26.13%. Trong đó dư nợ bình quân cho vay mua sắm, sửa chữa nhà, xây dụng
nhà tăng 3,486 triệu đồng tương ứng với tỷ lệ tăng là 25.22%; cho vay mua ôtô
tăng 1,408 triệu đồng tương ứng với tỷ lệ tăng là 7.76%; cho vay mục đích khác
tăng 793 triệu đồng tương ứng với tỷ lệ là 12.77%.
Năm 2008 nhờ sự nổ lực của cán bộ tín dụng và ý thức trả nợ vay đến hạn
của khách hàng đi vay cho nên nợ quá hạn bình quân của Ngân hàng giảm. Nợ
quá hạn bình quân năm 2008 giảm so với năm 2007 là 28 triệu đồng, tương ứng

với tỷ lệ giảm là 22.54%.
Nhận xét: Qua các chỉ tiêu trên cho ta thấ,y công tác cho vay và thu hồi nợ
của Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Đà Nẵng là tương đối tốt. Song Ngân hàng
cần phát huy tích cực hơn nữa để đẩy mạnh hoạt động tín dụng nhằm tăng
trưởng dư nợ chung cho toàn Ngân hàng.
2.2.2.3 Phân tích tình hình cho vay tiêu dùng theo đối tượng:
Bảng 5: Tình hình cho vay tiêu dùng theo đối tượng
(ĐVT: triệu đồng)
Chỉ tiêu Năm 2007 Năm 2008 Chênh lệch
Sinh viên: Trương Đức Thắng -17- GVHD: Th.S Lê Phúc Minh Chuyên
Chuyên đề tốt nghiệp: Giải pháp đẩy mạnh hoạt động cho vay tiêu dùng
Số tiền
Tỷ lệ
(%)
Số tiền
Tỷ lệ
(%)
Số
tiền
Tỷ lệ
(%)
1.Dsố cho vay 32,570 100 37,062 100 4,492 13.79
Cán bộ nhân viên 21,408 65.73 24,223 65.36 2,815 13.15
Hộ gia đình 8,095 24.85 9,160 24.72 1,065 13.16
Khác 3,067 9.42 3,679 9.92 612 19.95
2. Doanh số thu nợ 37,344 100 36,833 100 1,489 3.99
Cán bộ nhân viên 23,067 61.77 24,059 61.96 992 4.3
Hộ gia đình 10,432 27.93
10,58
5 27.26 153 1.47

Khác 3,845 10.3 3,889 10.78 44 1.14
3. Dư nợ BQ 21,763 100 27,450 100 5,687 26.13
Cán bộ nhân viên 8,904 40.91
10,75
8 39.19 1,854 20.82
Hộ gia đình 4,089 18.79 6,558 23.89 2,469 60.38
Khác 8,770 40.3 10,134 36.92 1,364 15.55
4. Nợ quá hạn BQ 130 100 102 100 28 -21.53
Cán bộ nhân viên 66 50.77 54 52.94 12 -18.18
Hộ gia đình 38 29.23 32 31.27 6 -15.79
Khác 26 20 16 15.69 10 -38.46
(Nguồn: Bảng cân đối kế toán năm 2007 và năm 2008)
Hoạt động cho vay tiêu dùng đang ngày càng mở rộng, thu hút sự quan tâm
của ngân hàng và các cá nhân, hộ gia đình.
Doanh số cho vay tiêu dùng đối với cán bộ công nhân viên năm 2008 là
37,062 triệu đồng tăng 2,815 triệu đồng so với năm 2007 với tỷ lên tăng là
13.15%. Doanh số cho vay đối với cán bộ công nhân viên chức cao hơn đối với
hộ gia đình, sở dĩ như vậy là vì đối tượng công nhân viên chức tuy số lượng
người vay không nhiều nhưng họ thường vay với những món vay có giá trị lớn.
Đối với chỉ tiêu thu hồi nợ vào năm 2008 tăng so với năm 2007 là 1,489
triệu đồng trong đó đối tượng công nhân viên tăng 922 triệu đồng tương ứng với
tỷ lệ tăng 4.3%, hộ gia đình tăng 153 triệu đồng ứng với tốc độ tăng 1.47%, đối
tượng khác tăng 44 triệu đồng tương ứng với tỷ lệ tăng là 1.14%. Doanh số thu
nợ đạt được như vậy và tăng dần trong 2 năm qua nguyên nhân chính là doviệc
thu nợ qua tài khoản lương hàng tháng đối với cán bộ công nhân viên đảm bảo
được nguồn vốn gần như chắc chắn và ổn định cho Ngân hàng.
Sinh viên: Trương Đức Thắng -18- GVHD: Th.S Lê Phúc Minh Chuyên
Chuyên đề tốt nghiệp: Giải pháp đẩy mạnh hoạt động cho vay tiêu dùng
Dư nợ bình quân năm 2008 tăng so với năm 2007 là 5,687 triệu đồng tương
ứng tăng 26.13%. Đối với cán bộ công nhân viên dư nợ bình quân tăng 1,854

triệu đồng tương ứng tăng 20.82%; đối với hộ gia đình tăng 2,469 triệu đồng,
tương ứng tăng 60.38%; đối tượng khác tăng 1,364 triệu đồng, tăng 15.55%
Song song với việc cho vay Ngân hàng chú trọng đến việc thu nợ để làm
cho dư nợ đạt mức cho phép và làm giảm đi nợ quá hạn. Nợ quá hạn vào năm
2008 giảm 28 triệu đồng tương ứng giảm 21.54% trong đó nợ quá hạn đối với
công nhân viên chức giảm 12 triệu đồng tương ứng với tỷ lệ giảm là 18.18%,
đối tượng hộ gia đình giảm 6 triệu đồng tương ứng giảm 15.79%, đối tượng
khác giảm 10 triệu đồng tương ưng với tỷ lệ giảm là 38.46%.
Tóm lại với các nhóm đối tương là hộ gia đình, cán bộ công nhân viên và
các đối tượng khác thì đối tương vay chủ yếu là cán bộ công nhân viên và hộ gia
đình. Nhưng dù là đối tượng nào đi nữa thì mỗi đối tượng lại có nhu cầu và đặc
điểm khác nhau, vì vậy ngân hàng cần phải nắm bắt rõ các đặc trưng của nó để
vừa tăng doanh số cho vay vừa đảm bảo an toàn khả năng thu hồi nợ và đạt
được mức dư nợ cho phép.
Sinh viên: Trương Đức Thắng -19- GVHD: Th.S Lê Phúc Minh Chuyên
Chuyên đề tốt nghiệp: Giải pháp đẩy mạnh hoạt động cho vay tiêu dùng
2.2.3.4 Phân tích tình hình cho vay tiêu dùng theo hình thức đảm bảo
Bảng 6: Tình hình cho vay tiêu dùng theo hình thức đảm bảo
(ĐVT: triệu đồng)
Chỉ tiêu
Năm 2007 Năm 2008 Chênh lệch
Số tiền
Tỷ lệ
(%)
Số tiền
Tỷ lệ
(%)
Số
tiền
Tỷ lệ

(%)
1. Dsố cho vay 32,570 100 37,062 100 4,492 13.79
Bất động sản 17,250 52.96 19,061 51.43 1,811 10.50
Tài sản 8,819 27.08 10,314 27.83 1,495 16.95
Khác 6,501 19.96 7,687 20.74 886 18.24
2. Doanh số thu nợ 37,344 100
38,83
3 100 1.489 3.99
Bất động sản 20,067 53.74
20,60
1 54.45 534 2.66
Tài sản 13,033 34.90 13,946 35.91 913 7.00
Khác 4,244 11.36 4,286 11.04 42 0.98
3. Dư nợ BQ 21,763 100 27,450 100 5,687 26.13
Bất động sản 10,868 49.94
13,08
0 47.65 2,212 20.35
Tài sản 5,130 23.53 7,401 26.96 2,271 44.27
Khác 5,765 26.49 6,969 25.39 1,204 20.88
4. Nợ quá hạn BQ 130 100 102 100 -28 21.54
Bất động sản 55 42.31 44 43.14 -11 -20.00
Tài sản 36 27.69 28 27.45 -8 -22.22
Khác 39 30 30 29.41 -9 -23.08
(Nguồn: Bảng cân đối kế toán năm 2007 và năm 2008)
Cho vay nói chung và cho vay tiêu dùng nói riêng Ngân hàng căn cứ vào
nhiều hình thức khác nhau để cho vay, ngoài theo đối tượng khách hàng, theo
mục đích sử dụng thì Ngân hàng còn xem xét và căn cứ theo hình thức đảm bảo.
Đây là hình thức quan trọng nhất so với tất cả các hình thức khác trong hoạt
động tín dụng của ngân hàng, là yếu tố cơ bản để đảm bảo cho việc thu hồi nợ
và giảm rủi ro cho Ngân hàng. Theo hình thức đảm bảo rất đa dạng và phong

phú nhưng ta chia thành 3 nhóm: đảm bảo theo hình thức bất động sản, theo tài
sản và theo hình thức khác.
Trong hoạt động cho vay tiêu dùng của Ngân hàng hình thức bảo đảm chủ
yếu là thế chấp bất động sản, dùng tài sản hình thành từ vốn vay như một hình
thức đảm bảo và các hình thức đảm bảo khác: cầm cố chứng từ có giá…Trong
Sinh viên: Trương Đức Thắng -20- GVHD: Th.S Lê Phúc Minh Chuyên
Chuyên đề tốt nghiệp: Giải pháp đẩy mạnh hoạt động cho vay tiêu dùng
điều kiện khi công tác thẩm định, quản lý các món vay chưa cao thì hình thức
cho vay đảm bảo bằng thế chấp tài sản là cần thiết. Đồng thời với việc thế chấp
để cho vay tiêu dùng đã ngăn chặn được phần nào tình trạng lạm phát, ỷ lại,
thiếu tính toán, cân nhắc và làm giảm ý đồ không tốt của người vay vốn giúp
khách hàng sử dụng vốn vay đúng mục đích và hiệu quả hơn. Vì vậy việc cho
vay dưới hình thức đảm bảo bằng thế chấp bất động sản chiếm Tỷ lệ cao nhất so
với các hình thức khác trong tổng doanh số cho vay và tăng dần trong 2 năm vừa
qua. Năm 2008 tăng 1811 triệu đồng tương ứng tăng 10.5%. còn hình thức đảm
bảo bằng tài sản và hình thức khác chiếm tỷ lệ ít hơn; năm 2008 doanh số cho
vay đối với hình thức đảm bảo bằng tài sản tăng 1,495 triệu đồng tương ứng
tăng 16.95% so với năm 2007; hình thức khác doanh số cho vay tăng 886 triệu
đồng tưong ứng 18.24%. Tỷ lệ của 2 hình thức này sở dĩ thấp như vậy là do
thường xảy ra rủi ro hơn so với hình thức đảm bảo bất động sản.
Doanh số thu nợ tăng; vào năm 2008 tăng so với năm 2007 là 1,489 triệu
đồng tương ứng 3.99% trong đó doanh số thu nợ bất động sản tăng 534 triệu
đồng tương ứng tăng 2.66%, bằng tài sản tăng 913 triệu đồng tương ứng tăng
7%, bằng hình thức khác tăng 42 triệu đồng tương ứng 0.98%.
Dư nợ bình quân năm 2008 tăng 5,687 triệu đồng tương ứng tăng 26.13%
trong đó hình thức bảo đảm bằng bất động sản tăng 2,212 triệu đồng tương ứng
tăng 20.35%; hình thức bảo đảm bằng tài sản tăng 2,271triệu đồng tương ứng
với tỷ lệ tăng là 44.27%; bảo đảm bằng hình thức khác tăng 1,204 triệu đồng
tăng 28.88%.
Nợ qua hạn bình quân giảm: vào năm 2008 giảm so với năm 2007 là 28

triệu đồng, tương ứng giảm 21.54%. Trong đó hình thức đảm bảo bằng bất động
sản giảm 11 triệu đồng tương ứng với tỷ lệ giảm la 20%; hình thức bảo đảm
bằng tài sản giảm 8 triệu đồng tương ứng giảm 22.22%, hình thức bảo đảm khác
giảm 9 triệu đồng tương ứng với tỷ lệ giảm là 23.08%.
Tóm lại qua bảng số liệu trên và qua phân tích tình hình cho vay tiêu dùng
theo hình thức đảm bảo ta thấy rằng Ngân hàng ngân hàng cần phát huy hơn nữa
các phương pháp thu hồi nợ. Đồng thời cần phải mở rộng các hình thức đảm bảo
Sinh viên: Trương Đức Thắng -21- GVHD: Th.S Lê Phúc Minh Chuyên
Chuyên đề tốt nghiệp: Giải pháp đẩy mạnh hoạt động cho vay tiêu dùng
trong cho vay tiêu dùng nói riêng và trong cho vay nói chung hơn nữa để hoạt
động của ngân hàng phát triển mạnh. Bên cạnh đó xem xét cho vay tín chấp đối
với những khách hàng có uy tín tạo được sự tin tưởng cao đối với Ngân hàng và
những khách hàng làm ăn lâu năm.
2.3 Đánh giá về hoạt động cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng Đầu tư và Phát
triển Đà Nẵng:
2.3.1. Những kết quả mà Ngân hàng đã đạt được
Công tác kiểm soát và thu hồi nợ: Nhờ thực hiện tốt công việc kiểm soát
sau khi vay, tăng cường phòng ngừa rủi ro ngay từ khâu xét duyệt nên tỷ lệ nợ
quá hạn cho vay tiêu dùng chiếm tỷ lệ nhỏ. Công tác thu lãi cho vay tiêu dùng
cũng đạt kết quả cao, thường đạt ở mức trên 150% so với kế hoạch.
Các hình thức cho vay ngày càng đa dạng và phong phú, đặc biệt có thêm
các sản phẩm mới như cho vay nhà mới, ô tô xịn, du học thu hút ngày càng
nhiều khách hàng. Khách hàng tới vay tiêu dùng chủ yếu dưới hình thức cầm cố
sổ tiết kiệm và vay thế chấp nhà. Số dư tín dụng cũng ngày càng tăng lên.
Bảng 7: Kết quả từ hoạt động cho vay tiêu dùng
(ĐVT: triệu đồng)
Chỉ tiêu
Năm 2007 Năm 2008 Chênh lệch
Số
tiền

Tỷ lệ
(%)
Số
tiền
Tỷ lệ
(%)
Số
tiền
Tỷ lệ
(%)
1. Thu từ lãi cho vay
70,456 100
87,04
8
100 16,592 23.55
2. Chi phí 26,267 100 27,121 100 854 3.25
Chi phí trả lãi 1,402 5.34 1,562 5.76 160 11.41
Chi phí khác 24,865 94.6 25,559 94.24 694 2.79
3. Lợi nhuận 44,189 100 59,927 100 15,738 35.62
(Nguồn: Bảng cân đối kế toán năm 2007 và năm 2008)
Lợi nhuận là yếu tố đầu tiên mà bất kỳ tổ chức kinh tế nào cũng đều
quan tâm. Vì vậy ngoài việc phát triển các hình thức cho vay, hình thức huy
động vốn Ngân hàng cần chú trọng đến việc đánh giá, phân tích chỉ tiêu lợi
nhuận. Qua bảng số liệu ta thấy lợi nhuận tại Ngân hàng tăng dần trong 2 năm
qua. Năm 2008 tăng so với năm 2007 là 15,738 triệu đồng tương ứng nới tỷ lệ
Sinh viên: Trương Đức Thắng -22- GVHD: Th.S Lê Phúc Minh Chuyên
Chuyên đề tốt nghiệp: Giải pháp đẩy mạnh hoạt động cho vay tiêu dùng
tăng là 35.62% do thu nhập trong năm 2008 tăng so với năm 2007 là 16,592
triệu đồng tương ứng với tỷ lệ là 23.55%; trong khi đó chi phí năm 2008 tăng so
với năm 2007 chỉ có 854 triệu đồng tương ứng với tỷ lệ tưng là 3.25%. Tỷ lệ chi

phí tăng rất thấp so với thu nhập vì vậy kết quả kinh doanh của Ngân hàng vẫn
nằm ở ngưỡng tốt. Nói chung để tạo được lợi nhuận cao thì Ngân hàng phải vừa
tăng thu nhập nhưng phải làm sao chi phí cho phù hợp và tiết kiệm nhất.
Cho vay tiêu dùng nếu so với tình hình cho vay chung của ngân hàng (bao
gồm cho vay cá nhân và cho vay doanh nghiệp) thì có thể chỉ chiếm một phần
rất nhỏ nhưng thông qua việc tăng trưởng mạnh mẽ của hoạt động này trong thời
gian qua, ta thấy rằng tiềm năng phát triển của cho vay tiêu dùng trong tương lai
sẽ rất lớn bởi nó mở ra một thị trường mới với lượng khách hàng ngày càng
đông đảo hơn, đặc biệt đời sống của người dân ngày càng được nâng cao.
2.3.2. Một số tồn tại và nguyên nhân
Mặc dù cho vay tiêu dùng trong mấy năm vừa qua đã phát triển nhanh
chóng nhưng nếu đem so sánh với dư nợ chung của cả ngân hàng thì tỷ lệ này
vẫn chiếm một phần rất nhỏ, tương ứng với nó doanh thu từ hoạt động này cũng
không cao. Bên cạnh đó, tuy dư nợ tín dụng chung có vượt kế hoạch đề ra nhưng
riêng cho vay tiêu dùng thì dư nợ đều chưa đạt so với kế hoạch, đặc biệt là kết
quả thực hiện cho vay du học còn kém xa so với chỉ tiêu đề ra.
* Nguyên nhân từ phía ngân hàng
Do yếu tố lịch sử của Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Đà Nẵng, tư duy về
dịch vụ cho vay tiêu dùng chưa được xác định là chiến lược phát triển lâu dài
của ngân hàng. Trước đây đối tượng cho vay chủ yếu của Ngân hàng Đầu tư và
Phát triển Đà Nẵng là những pháp nhân. Vì thế khi thực hiện chiến lược cho vay
tiêu dùng thì vấp phải một “lỗ hổng” do chiến lược khác nhau để lại.
Việc triển khai cho vay tiêu dùng chưa được quan tâm một cách thống nhất
trên toàn hệ thống, cho vay tiêu dùng vẫn chưa được chú trọng do tư tưởng
“không thích làm cái nhỏ”.
Sự phối hợp giữa các phòng ban, giữa các bộ phận chưa đạt hiệu quả.
Sinh viên: Trương Đức Thắng -23- GVHD: Th.S Lê Phúc Minh Chuyên
Chuyên đề tốt nghiệp: Giải pháp đẩy mạnh hoạt động cho vay tiêu dùng
Hạn chế về mặt nhân lực: Cán bộ làm công tác tín dụng tại phòng dịch vụ
cho vay phần lớn còn rất trẻ hoặc mới ra trường, chưa có kinh nghiệm, dẫn tới

chất lượng thẩm định từng khoản vay có thể không cao.
Trong những năm qua, mặc dù ngân hàng đã rất cố gắng trong công tác
marketing, tiếp thị sản phẩm sự hợp tác giữa ngân hàng với các Công ty sản xuất
ô tô hay các Công ty du học vẫn chưa đạt hiệu quả cao. Riêng về vấn đề cho vay
du học, ngân hàng vẫn chưa thực sự thu hút được số lượng lớn khách hàng tới
vay vốn do nếu muốn vay vốn tại ngân hàng để đi du học thì bắt buộc phải thực
hiện việc chuyển tiền qua ngân hàng. Điều này gây khó khăn cho khách hàng
bởi nhiều người đã có tài khoản ở ngân hàng khác hoặc chuyển thực hiện việc
chuyển tiền ở nơi khác không muốn phải chuyển tiền qua Ngân hàng Đầu tư và
Phát triển Đà Nẵng mà chỉ muốn tới vay tiền mà thôi. Vì vậy, khách hàng tìm
tới ngân hàng vay tiền đi du học chưa cao.
* Nguyên nhân từ phía khách hàng:
Do khách hàng cho vay tiêu dùng là những thể nhân nên cái khó đầu tiên là
xác định nguồn thu để trả nợ vì ít khách hàng có thể chứng minh được một
nguồn thu rõ ràng để thanh toán nợ vay. Vướng mắc thứ hai đối với cho vay tiêu
dùng liên quan đến tài sản đảm bảo. Do có một số quy định ngày càng chặt chẽ
hơn của Các cơ quan quản lý Nhà nước đã khiến nhiều khách hàng không vay
được vốn vì giấy tờ tài sản thế chấp chưa hợp pháp và hợp lệ.
Đối tượng khách hàng là cá nhân nên các khoản vay thấp (trung bình 180
triệu đồng cho một khoản vay), có khi chỉ 5-10 triệu đồng, thời hạn vay thường
ngắn. Do đó dư nợ cũng thường không ổn định.
Nhiều người dân vẫn còn tâm lý ngại đến vay ngân hàng vì cho rằng thủ
tục phức tạp, phiền hà hoặc do họ chưa thực sự hiểu về hoạt động cho vay tiêu
dùng của ngân hàng.
* Các nguyên nhân khác
Tính cạnh tranh giữa các ngân hàng: Có thể nói trong giai đoạn hiện nay,
lĩnh vực ngân hàng tài chính đang phát triển hết sức nhanh chóng và giữa các
ngân hàng có sự cạnh tranh gay gắt về quy mô, chất lượng dịch vụ, sự đang
Sinh viên: Trương Đức Thắng -24- GVHD: Th.S Lê Phúc Minh Chuyên
Chuyên đề tốt nghiệp: Giải pháp đẩy mạnh hoạt động cho vay tiêu dùng

dạng về sản phẩm… Riêng trong lĩnh vực cho vay tiêu dùng cũng đã có rất
nhiều ngân hàng tham gia, từ các ngân hàng lớn như Vietcombank, Ngân hàng
NNo & PTNT, cho tới các ngân hàng có quy mô nhỏ hơn như các ngân hàng cổ
phần, bên cạnh đó còn có sự tham gia của các Công ty cho thuê tài chính. Sự
cạnh tranh giành giật thị trường giữa các tổ chức tài chính đã gây khó khăn cho
Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Đà Nẵng trong việc thu hút khách hàng. Trong
môi trường cạnh tranh ấy đòi hỏi các ngân hàng cần có những thế mạnh, những
ưu thế nổi trội của riêng mình trong chiến lược thu hút khách hàng.
Ví dụ: Ngân hàng Á Châu trong lĩnh vực cho vay mua nhà trả góp đã thành
lập hẳn một siêu thị địa ốc để đáp ứng nhu cầu khách hàng, đây cũng có thể coi
là một phương thức mời chào khách hàng hiệu của của ACB.
Các chính sách pháp luật của Nhà nước về cho vay tiêu dùng còn chưa rõ
ràng, các quy định về tài sản thế chấp, về định giá nhà, chuyển quyền sở hữu còn
phức tạp hay các quy định về thủ tục đăng ký xe ô tô, xe máy.
Môi trường kinh tế vẫn chưa thực sự ổn định, lạm phát tăng làm cho mức
sống người dân vẫn chưa thực sự được cải thiện, do đó nhu cầu vay tiêu dùng
vẫn chưa cao.
Sinh viên: Trương Đức Thắng -25- GVHD: Th.S Lê Phúc Minh Chuyên

×