Tải bản đầy đủ (.pdf) (90 trang)

hướng dẫn học sinh trung học phổ thông xác định chủ đề tư tưởng qua việc phát hiện, phân tích, bình giá biểu tượng bóng tối và ánh sáng trong dạy học tác phẩm hai đứa trẻ của thạch lam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (962.86 KB, 90 trang )

















































ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC GIÁO DỤC





NGUYỄN THỊ LƠ








HƢỚNG DẪN HỌC SINH TRUNG HỌC PHỔ THÔNG XÁC ĐỊNH CHỦ
ĐỀ TƢ TƢỞNG THÔNG QUA VIỆC PHÁT HIỆN, PHÂN TÍCH, BÌNH
GIÁ BIỂU TƢỢNG BÓNG TỐI VÀ ÁNH SÁNG TRONG DẠY HỌC TÁC
PHẨM “HAI ĐỨA TRẺ” CỦA THẠCH LAM






LUẬN VĂN THẠC SĨ SƢ PHẠM NGỮ VĂN













HÀ NỘI - 2010








ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC GIÁO DỤC





NGUYỄN THỊ LƠ






HƢỚNG DẪN HỌC SINH TRUNG HỌC PHỔ THÔNG XÁC ĐỊNH CHỦ ĐỀ
TƢ TƢỞNG THÔNG QUA VIỆC PHÁT HIỆN, PHÂN TÍCH, BÌNH GIÁ
BIỂU TƢỢNG BÓNG TỐI VÀ ÁNH SÁNG TRONG DẠY HỌC TÁC PHẨM
“HAI ĐỨA TRẺ” CỦA THẠCH LAM





LUẬN VĂN THẠC SĨ SƢ PHẠM NGỮ VĂN

Chuyên ngành: LÍ LUẬN VÀ PHƢƠNG PHÁP DẠY HỌC NGỮ VĂN




Mã số: 601410





Ng ƣời hƣớng dẫn khoa h ọc: Giáo sƣ tiến sĩ. Nguyễn Thanh Hùng





HÀ NỘI - 2010




LỜI CẢM ƠN

Lời đầu tiên, tác giả xin trân trọng cảm ơn các cán bộ, giảng viên
trường Đại học Giáo Dục - Đại học Quốc Gia Hà Nội đã đã tận tình giảng
dạy, giúp đỡ tác giả trong quá trình học tập và nghiên cứu.
Đặc biệt, tác giả xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành và sâu sắc tới
GS.TS. Nguyễn Thanh Hùng - người hướng dẫn khoa học, đã tận tình, chu
đáo, giúp đỡ, hướng dẫn tác giả thực hiện đề tài này.
Cuối cùng, xin dành lời cảm ơn chân thành tới gia đình, bạn bè và đồng
nghiệp đã động viên, khuyến khích và tạo điều kiện cho tác giả hoàn thành tốt
luận văn này.

Tuy đã cố gắng, luận văn hoàn thành không tránh khỏi thiếu sót, tác giả
mong nhận được những lời góp ý chân thành, những lời nhận xét của các thầy
cô và bạn bè.

Hà Nội, ngày 10 tháng 11 năm 2010
Tác giả



Nguyễn Thị Lơ
MỤC LỤC

Trang
MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài
1
2. Lịch sử vấn đề nghiên cứu
5
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
8
4. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
8
5. Đóng góp của luận văn
9
6. Phương pháp nghiên cứu
9
7. Cấu trúc của luận văn
9
Chƣơng 1: TIỀN ĐỀ LÍ LUẬN CỦA ĐỀ TÀI

10
1.1. Biểu tượng và biểu tượng nghệ thuật
10
1.1.1. Khái niệm biểu tượng và biểu tượng nghệ thuật
10
1.1.2. Sự giống nhau và khác nhau giữa biểu tượng và biểu tượng nghệ
thuật

14
1.1.3. Biểu tượng nghệ thuật trong tác phẩm văn chương
16
1.1.4. Mối quan hệ giữa biểu tượng nghệ thuật với không gian nghệ
thuật và thời gian nghệ thuật, với ý đồ sáng tạo và phong cách nghệ
thuật của nhà văn


18
1.1.5. Cách thể hiện của biểu tượng nghệ thuật trong tác phẩm văn
chương

20
1.2. Mối quan hệ giữa biểu tượng nghệ thuật trong việc xác định chủ đề
tư tưởng của tác phẩm văn chương

21
1.2.1. Vai trò của biểu tượng nghệ thuật trong việc xác định chủ đề tư
tưởng của tác phẩm văn chương

21
1.2.2. Chủ đề tư tưởng định hướng việc lựa chọn biểu tưởng nghệ thuật

23
Chƣơng 2: BIỂU TƢỢNG BÓNG TỐI VÀ BIỂU TƢỢNG ÁNH
SÁNG VÀ CÁCH THỨC HƢỚNG DẪN HỌC SINH TRUNG
HỌC PHỔ THÔNG XÁC ĐỊNH CHỦ ĐỀ TƢ TƢỞNG CỦA TÁC
PHẨM “HAI ĐỨA TRẺ” CỦA THẠCH LAM



24
2.1. Những dấu hiệu của biểu tượng bóng tối và biểu tượng ánh sáng
trong tác phẩm “Hai đứa trẻ”

25
2.1.1. Những dấu hiệu của biểu tượng bóng tối
25
2.1.2. Những dấu hiệu của biểu tượng ánh sáng
29
2.1.3. Những đặc điểm cơ bản của biểu tượng bóng tối và biểu tượng
ánh sáng trong tác phẩm “ Hai đứa trẻ”

33
2.2. Mối quan hệ giữa biểu tượng bóng tối và biểu tượng ánh sáng trong
tác phẩm “Hai đứa trẻ”

34
2.2.1. Biểu tượng ánh sáng và biểu tượng bóng tối cùng xuất hiện và
đều được sử dụng trong tác phẩm
34
2.2.2. Biểu tượng bóng tối là chủ đạo
34

2.2.3. Biểu tượng bóng tối và biểu tượng ánh sáng bổ sung, tương hỗ
nhau

35
2.3. Ý nghĩa của biểu tượng bóng tối và biểu tượng ánh sáng trong việc
xác định chủ đề tư tưởng của tác phẩm “Hai đứa trẻ”

36
2.3.1. Ý nghĩa của biểu tượng bóng tối và biểu tượng ánh sáng
36
2.3.2. Ý nghĩa của biểu tượng bóng tối và biểu tượng ánh sáng trong
việc xác định chủ đề tư tưởng của tác phẩm “Hai đứa trẻ”

37
2.4. Những biện pháp hướng dẫn học sinh Trung học phổ thông phát
hiện, phân tích, bình giá biểu tượng bóng tối và biêủ tượng ánh sáng
trong dạy học tác phẩm “Hai đứa trẻ” của Thạch Lam


39
2.4.1. Đọc, phát hiện chi tiết nghệ thuật thể hiện biểu tượng bóng tối và
biểu tượng ánh sáng

41
2.4.2. Đọc, phân tích ý nghĩa nội dung và nghệ thuật của biểu tượng
bóng tối và biểu tượng ánh sáng

41
2.4.3. Đọc, bình giá biểu tượng bóng tối và biểu tượng ánh sáng
42

2.5. Tìm hiểu, đánh giá việc nhận thức và vận dụng biểu tượng bóng tối
trong dạy học tác phẩm “Hai đứa trẻ”

43
2.5.1. Tìm hiểu việc nhận thức và vận dụng biểu tượng bóng tối trong
dạy học tác phẩm “Hai đứa trẻ”

43
2.5.2. Đánh giá việc nhận thức và vận dụng biểu tượng bóng tối trong
dạy học tác phẩm “Hai đứa trẻ”

44
2.6. Những yêu cầu cơ bản trong việc vận dụng biểu tượng nghệ thuật
trong dạy học tác phẩm văn chương và biểu tượng nghệ thuật bóng tối
và biểu tượng nghệ thuật ánh sáng trong thiết kế dạy học tác phẩm “Hai
đứa trẻ” của Thạch Lam



45
2.6.1. Những yêu cầu cơ bản trong việc vận dụng biểu tượng nghệ thuật
trong dạy học tác phẩm văn chương

45
2.6.2. Những yêu cầu cơ bản trong việc vận dụng biểu tượng nghệ thuật
bóng tối và biểu tượng ánh sáng trong thiết kế và thực hiện thiết kế tác
phẩm “Hai đứa trẻ” của Thạch Lam


46

Chƣơng 3 : THIẾT KẾ THỂ NGHIỆM DẠY HỌC TÁC PHẨM
“HAI ĐỨA TRẺ”

48
3.1. Thiết kế giáo án tác phẩm "Hai đứa trẻ"
48
3.1.1. Mục đích thiết kế
48
3.1.2. Nội dung thiết kế
49
3.1.3. Đánh giá thiết kế
63
3.1.4. Giải thích, hướng dẫn thực hiện thiết kế
64
3.2. Thể nghiệm dạy học
65
3.2.1. Mục đích của thể nghiệm
65
3.2.2. Đối tượng và địa bàn thể nghiệm
65
3.2.3. Phương pháp tiến hành thể nghiệm
66
3.2.4. Quy trình thể nghiệm
66
3.2.5. Đánh giá kết quả thể nghiệm
66
3.2.6. Kết luận chung về quá trình thể nghiệm
67
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ
68

TÀI LIỆU THAM KHẢO
70
PHỤ LỤC









1
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
1.1. Chủ đề tư tưởng
Chủ đề tư tưởng có vị trí rất quan trọng trong tác phẩm, góp phần làm
nên giá trị của tác phẩm. Chủ đề tư tưởng thể hiện điều quan tâm, sự lí giải
cũng như chiều sâu nhận thức của nhà văn đối với cuộc sống và thể hiện tình
cảm của nhà văn với con người. Vì vậy nó trở thành linh hồn, hạt nhân của tác
phẩm, là kết tinh của những cảm nhận, suy nghĩ về cuộc đời. Nhà văn khi xây
dựng tác phẩm sẽ tập trung soi rọi, tô đậm chủ đề tư tưởng. Thông qua mỗi
tác phẩm người đọc đều cảm nhận được vẻ đẹp của văn chương và sự ấm áp
của tình người. Đặc biệt đối với mỗi tác phẩm được chọn trong chương trình
sách giáo khoa, để đáp ứng yêu cầu về giáo dục thì tính tư tưởng của tác phẩm
rất được các nhà biên soạn chú ý. Mỗi tác phẩm đều hướng tới mục tiêu,
nhiệm vụ và chức năng của văn chương trong nhà trường phổ thông. Môn
Ngữ văn ngoài cung cấp cho học sinh về mặt tri thức, hình thành những năng
lực sử dụng tiếng Việt, tiếp nhận văn học và cảm thụ thẩm mĩ cho học sinh thì
môn văn còn có mục tiêu là: “bồi dưỡng cho học sinh tình yêu tiếng Việt, văn

học, văn hoá; tình yêu gia đình, thiên nhiên, đất nước; lòng tự hào dân tộc, ý
chí tự lực tự cường, lí tưởng xã hội chủ nghĩa; tinh thần dân chủ, nhân văn;
giáo dục học sinh trách nhiệm công dân, tinh thần hữu nghị và hợp tác quốc
tế, ý thức tôn trọng và phát huy các giá trị văn hoá của dân tộc và nhân loại”
(Chương trình giáo dục phổ thông môn Ngữ Văn – nhà xuất bản giáo dục).
Như vậy việc bồi dưỡng, phát triển và hoàn thiện nhân cách học sinh được
các nhà giáo dục đặc biệt lưu ý. Trong bối cảnh mà đạo đức của học sinh có
nhiều vấn đề đáng quan tâm, lo ngại như hiện nay thì việc giáo dục hướng học
sinh tới chân, thiện, mĩ là một trách nhiệm lớn của giáo dục, cũng như đối với
môn Ngữ văn. Tác phẩm được lựa chọn vào giảng dạy trong chương trình
phải chứa đựng những chủ đề tư tưởng lớn. Chủ đề tư tưởng đó phải phù hợp
2
với mục tiêu giáo dục và đặc điểm tâm sinh lí lứa tuổi của học sinh. Vì vậy
việc chọn lựa tác phẩm và phương pháp giảng dạy của giáo viên phải hướng
tới bồi dưỡng tâm hồn, nhân cách học sinh.
1.2. Biểu tượng nghệ thuật
Ngay từ buổi đầu tiên khi con người muốn biểu thị thông tin, gửi gắm
“thông điệp” của mình cho người khác hay cho thế hệ sau thì họ đã biết vạch
lên vách đá, lên đất sét những hình ảnh, kí hiệu. Người đời sau coi những hình
ảnh, kí hiệu ấy là những biểu tượng đầu tiên của loài người. Qua thời gian
biểu tượng càng được mở rộng và yêu cầu của cái được gọi là biểu tượng
cũng khắt khe hơn. Biểu tượng không còn là khái niệm của đời sống mà đã đi
vào văn chương nghệ thuật. Trong văn học biểu tượng nghệ thuật là một yếu
tố quan trọng làm lên thành công cho tác phẩm. Các tác giả cũng quan tâm
nhiều hơn đến việc sáng tạo biểu tượng nghệ thuật. Chính sự quan tâm này đã
tạo ra nhiều biểu tượng nghệ thuật đặc sắc trong rất nhiều tác phẩm văn học.
Những đọc giả, những nhà nghiên cứu và các giáo viên khi tiếp xúc với tác
phẩm nếu được sự dẫn đường của biểu tượng nghệ thuật sẽ cảm nhận dễ dàng
và sâu sắc chủ đề tư tưởng của tác phẩm. Nhờ vậy việc chuyển tải nội dung
bài học đến với học sinh cũng có nhiều thuận lợi hơn.

1.3. Thạch Lam và tác phẩm “ Hai đứa trẻ”
Thạch Lam là một tên tuổi lớn của văn học Việt Nam. Giá trị văn
chương của ông đã được khẳng định với thời gian. Đương thời tác phẩm của
Thạch Lam bị coi là “ế” nhất trong nhóm bút Tự lực văn đoàn, tên tuổi của
Thạch Lam bị khuất lấp sau những tên tuổi được coi là đang “nổi váng” như
Nhất Linh, Khái Hưng Nhưng thời gian qua đi cái đọng lại bền chặt trong
lòng độc giả lại là những tác phẩm của Thạch Lam chứ không phải là những
tác phẩm “ăn khách” một thời. Văn Thạch Lam không tạo lên một cơn sốt với
độc giả bởi những câu chuyện tình yêu mùi mẫn hay những cốt truyện gay
cấn, giàu kịch tính mà tác phẩm của Thạch Lam cứ nhẹ nhàng, giàu cảm xúc
3
và chất thơ đã thấm dần thấm dần vào lòng người đọc. Để rồi khi đã một lần
được đọc tác phẩm của Thạch Lam người đọc sẽ thấy tâm hồn mình bị vương
vấn, giăng mắc với những câu chuyện mà tác giả kể và không dễ gì có thể
lãng quên. Ngay cả Nhất Linh – tác giả đang đạt đến đỉnh cao của văn chương
lãng mạn giai đoạn 1930 - 1945 cũng khẳng định: “Cả tôi và anh Hoàng Đạo
người ta sẽ quên đi. Nhưng người ta sẽ nhớ Thạch Lam”.
Ông mất ở tuổi 32, trong cảnh nghèo và căn bệnh lao phổi quái ác.
Cuộc đời của Thạch Lam khá ngắn ngủi nhưng nhà văn cũng đã để lại cho đời
một sự nghiệp văn chương giá trị:
- Tập truyện ngắn: Gió lạnh đầu mùa (1937), Nắng trong vườn (1938),
Sợi tóc (1942).
- Tiểu thuyết: Ngày mới(1939).
- Tiểu luận: Theo dòng (1941).
- Tuỳ bút: Hà Nội băm sáu phố phường (1943).
- Hai quyển truyện viết cho thiếu nhi: Quyển sách (1940), Hạt ngọc
(1940).
Ngoài ra Thạch Lam còn viết rất nhiều bài đăng trên các báo như:
Ngày nay, Phong hoá.
Thạch Lam cũng thử sức của mình trên nhiều thể loại như: tiểu

thuyết, truyện ngắn, bút ký và bình luận văn học. Về bút ký với “Hà Nội băm
sáu phố phường” đã được nhà nghiên cứu Vũ Ngọc Phan đánh giá “Viết về
Hà Nội chưa có cuốn nào vượt qua”. Điều đó đủ thấy sự thành công của
Thạch Lam về thể loại này bên cạnh những tên tuổi lớn. Nhưng tiểu thuyết
của ông lại không mấy thành công. Cuốn tiểu thuyết duy nhất “Theo dòng”
của ông không thu hút được sự chú ý như ông mong muốn. Bạn đọc dành
nhiều sự quan tâm hơn đến các tập truyện ngắn của Thạch Lam. Với truyện
ngắn, Thạch Lam được coi là “Một nhà văn có biệt tài về truyện ngắn” (Sách
giáo khoa Ngữ Văn 11 – Nhà xuất bản giáo dục). Nguyễn Tuân đã viết: “Nói
4
đến Thạch Lam, người ta vẫn nhớ đến truyện ngắn nhiều hơn là truyện dài”
và khẳng định về mặt nghệ thuật viết truyện ngắn “Một số truyện ngắn của
Thạch Lam có thể coi là mẫu mực được”. Và để khẳng định công lao của
Thạch Lam với văn xuôi Việt Nam ông nhấn mạnh: “ Bằng sáng tác văn học,
Thạch Lam đã làm cho tiếng nói Việt Nam gọn ghẽ đi, co duỗi thêm, mềm mại
ra, và tươi đậm hơn. Thạch Lam có đem sinh sắc vào tiếng ta”.
Tác phẩm “ Hai đứa trẻ ” là một trong những truyện ngắn xuất sắc của
nhà văn Thạch Lam. Qua rất nhiều lần cải cách, thay đổi sách giáo khoa
nhưng tác phẩm “Hai đứa trẻ” vẫn luôn được chọn giữ lại trong chương trình
Ngữ Văn Trung học phổ thông . Điều này đủ thấy đóng góp của tác phẩm và
tầm quan trọng của truyện ngắn “Hai đứa trẻ” trong cái nhìn của các nhà giáo
dục. Đây là một tác phẩm chứa đựng nhiều giá trị nên đã có rất nhiều bài
nghiên cứu. Tuy nhiên đối với tác phẩm này còn nhiều vấn đề về nội dung
cũng như hình thức nghệ thuật chưa được chú ý khai thác, đánh giá đúng
mức. Vì vậy khi nghiên cứu về Thạch Lam tôi xin đưa ra một hướng mới để
có thể tìm hiểu tác phẩm đầy đủ hơn, toàn diện hơn.
1.4. Hứng thú của giáo viên
Tôi là một giáo viên đứng lớp đã được một số năm và đã giảng dạy
tác phẩm “Hai đứa trẻ” nhiều lần. Qua quá trình giảng dạy tôi chưa thực sự
thấy toại nguyện với nội dung giảng dạy và phương pháp giảng dạy bấy lâu

của mình đối với tác phẩm này. Tôi cũng đã bỏ công nghiên cứu, tìm hiểu tác
phẩm khá nhiều để thoả mãn niềm yêu mến với tác giả Thạch Lam cũng như
phục vụ cho nhu cầu giảng dạy. Trong quá trình giảng dạy, tôi luôn luôn trăn
trở với tác phẩm, mong muốn được dạy tốt hơn, nâng cao hiệu quả giảng dạy
vì vậy tôi đề xuất đề tài “Hướng dẫn học sinh Trung học phổ thông xác định
chủ đề tư tưởng thông qua việc phát hiện, phân tích, bình giá biểu tượng bóng
tối và ánh sáng trong dạy học tác phẩm Hai đứa trẻ của Thạch Lam”. Đề tài
góp phần đi sâu vào biểu tượng nghệ thuật cũng như nội dung cần tìm hiểu,
5
phân tích, đánh giá giúp cho việc dạy tác phẩm phong phú, đầy đủ hơn theo
đúng giá trị vốn có của nó.
2. Lịch sử vấn đề nghiên cứu
Thạch Lam được rất nhiều nhà nghiên cứu cũng như rất nhiều đọc giả
quan tâm. Số lượng bài nghiên cứu về tác giả Thạch Lam cũng rất lớn, ta có
thể gộp vào hai nhóm vấn đề:
2.1. Thạch Lam con người và văn chương
Đây là những bài nghiên cứu về con người và văn chương của Thạch
Lam. Các tác giả đã tìm hiểu về tiểu sử, cuộc đời, con người, những yếu tố
như quê hương, trào lưu văn học… đã ảnh hưởng như thế nào đến sáng tác
của Thạch Lam. Và những bài viết đi sâu đánh giá trên cả hai phương diện
nội dung, nghệ thuật trong các sáng tác của Thạch Lam. Những bài nghiên
cứu đó đã được hai tác giả Vũ Tuấn Anh, Lê Dục Tú tuyển chọn và giới
thiệu trong cuốn “Thạch Lam tác gia và tác phẩm” (Nhà xuất bản Giáo dục –
2006). Không chỉ tập hợp trong cuốn “Thạch Lam tác gia và tác phẩm” các
bài viết còn có nhiều trong các sách như: “ Truyện ngắn Thạch Lam tác phẩm
và lời bình” của (Nhà xuất bản Văn học), “ Thạch Lam – nhà văn và tác phẩm
trong nhà trường” của (Nhà xuất bản giáo dục) Những bài nghiên cứu này
đã chỉ ra được phong cách nghệ thuật đặc trưng cũng như đề tài, nội dung
sáng tác và những bài bình luận về một số tập truyện, tiểu thuyết, bút ký, một
số truyện ngắn tiêu biểu của Thạch Lam. Các nhà nghiên cứu đã đưa ra nhiều

ý kiến đánh giá khác nhau, thậm chí có lúc trái chiều nhau nhưng tựu chung
lại đều khẳng định tài năng và giá trị văn chương lớn lao của Thạch Lam: “
Thạch Lam đã sống một đời văn quá ngắn ngủi nhưng những tác phẩm văn
chương của ông thì còn mãi. Có lẽ nhiều thế hệ bạn đọc sau này vẫn sẽ còn
đón đọc Thạch Lam bởi ở đó họ không chỉ tìm thấy những vẻ đẹp mang giá trị
vĩnh hằng mà còn tìm thấy bóng dáng của đời sống tinh thần, đời sống nội
tâm phong phú của chính mình” (Lê Dục Tú).
6
Ngoài ra còn nhiều bài báo, chuyên luận, khoá luận, luận văn thạc sĩ,
luận án tiến sĩ… của nhiều tác giả viết về Thạch Lam cũng như các tác phẩm
của ông. Và rất nhiều tham luận trong các buổi hội thảo khoa học về Thạch
Lam được các tác giả trình bày rất công phu, thể hiện sự dày công tìm tòi,
nghiên cứu về Thạch Lam.
2.2. Tác phẩm “Hai đứa trẻ”
Thứ hai là những bài viết về tác phẩm “ Hai đứa trẻ” – tác phẩm đ-
ược giảng dạy trong nhà trường. Đối với tác phẩm này đã có rất nhiều tác giả
viết bài tìm hiểu, nghiên cứu. Như “Giảng bình truyện ngắn Hai đứa trẻ” –
Văn Tâm, “Truyện ngắn Hai đứa trẻ của Thạch Lam” – Nguyễn Thanh
Hồng, “Phố huyện của Thạch Lam” - Đỗ Đức Hiểu v v Các tác giả trên đã
đi vào tìm hiểu những sáng tạo về nghệ thuật cũng như những thành công về
nội dung của tác phẩm. Tác phẩm này có thể nói là đã được khai thác tìm hiểu
khá kĩ lưỡng trên nhiều phương diện.
Riêng với vấn đề khai thác chi tiết nghệ thuật “ánh sáng và bóng tối”
trong tác phẩm “Hai đứa trẻ” của Thạch Lam, Tiến sĩ Hoàng Thị Huế –
Khoa Ngữ văn Đại học Sư phạm Huế đã có bài viết “ Nghệ thuật sử dụng ánh
sáng và bóng tối trong Chữ người tử tù và Hai đứa trẻ”. Trong bài viết của
mình tiến sĩ đã chỉ ra những chi tiết nghệ thuật miêu tả bóng tối và những chi
tiết nghệ thuật miêu tả ánh sáng trong hai tác phẩm. Từ đó chỉ ra “ánh sáng và
bóng tối được sử dụng như một thủ pháp nghệ thuật nòng cốt”, “biểu hiện
cách khai thác hình tượng đối với cuộc sống, như thủ pháp thuyết phục và thu

hút độc giả”. Và tác giả đi đến kết luận về sự giống nhau và khác nhau trong
nghệ thuật sử dụng “ánh sáng và bóng tối” trong hai tác phẩm Chữ người tử
tù và Hai đứa trẻ. Tác giả đã đưa ra một cái nhìn khái quát nhất về nghệ thuật
sử dụng “ánh sáng và bóng tối” trong hai tác phẩm. Với tác phẩm “Hai đứa
trẻ”, tác giả đã khẳng định: “ Với Thạch Lam, bóng tối vừa mang nghĩa biểu
trưng cho cuộc sống tù đọng, quẩn quanh nơi phố huyện vừa được sử dụng
7
như phông nền chính nhằm làm nổi bật ba loại ánh sáng: a) Ánh sáng nơi
phố huyện – Những quầng sáng giới hạn, nhỏ nhoi, leo lét, những hột
sáng…tượng trưng cho số phận mòn mỏi của những con người nơi đây; b)
Ánh sáng đô thị – Vừa là quá khứ, vừa là tương lai, là niềm mơ ước của hai
đứa trẻ; c) Ánh sáng con tàu - ánh sáng thức tỉnh đời sống tỉnh lẻ, như một
cầu nối từ hiện tại (ánh sáng phố huyện) về quá khứ (ánh sáng đô thị), rồi
hướng tới tương lai (ánh sáng đô thị). Từ đây ánh sáng, bóng tối không còn
mang nghĩa thực nữa mà mang nghĩa biểu tượng, biểu tượng của ước mơ, của
khát khao hạnh phúc và những điều tốt đẹp trong cuộc sống.” Tuy nhiên tác
giả chưa có điều kiện tìm hiểu chi tiết, cụ thể, kĩ lưỡng về hai biểu tượng ánh
sáng và bóng tối trong việc thể hiện chủ đề tư tưởng của tác phẩm.
Đặc biệt với cuộc tranh luận về chủ đề của tác phẩm cũng có một số ý
kiến khác nhau. Gần đây, trong cuốn sách “ Dàn bài tập làm văn 11” (Nhà
xuất bản Giáo dục 2009), tác giả Đỗ Ngọc Thống đã đặt ra vấn đề “Truyện
ngắn hai đứa trẻ (Thạch Lam) là câu chuyện về một ngày tàn, một phiên chợ
tàn và những cuộc đời tàn tạ hay câu chuyện về niềm khát khao vươn tới một
cuộc sống tốt đẹp hơn?” Tác giả đã đặt ra một vấn đề được rất nhiều đọc giả
quan tâm, chú ý, tuy nhiên cũng chưa có ý kiến thống nhất. Đây là một đề
văn, tác giả đưa ra nhằm phát huy năng lực tư duy, sự sáng tạo của học sinh.
Trong cuốn sách, tác giả cũng đưa ra một dàn ý đại cương cho học sinh tham
khảo. Với đề tài của mình tôi mong muốn tìm hiểu rõ hơn, sâu hơn về chủ đề
tư tưởng của tác phẩm.
Như vậy có thể khẳng định số lượng bài viết, bài nghiên cứu

về Thạch Lam và văn chương của Thạch Lam rất phong phú và đa dạng. Đặc
biệt với tác phẩm “Hai đứa trẻ” các nhà nghiên cứu đã đưa ra những công
trình rất có giá trị. Tất cả điều trên chứng tỏ Thạch Lam đã có một vị trí vững
chắc trong lòng đọc giả nhiều thế hệ. Tác phẩm của Thạch Lam đã đi sâu vào
lòng người, khơi gợi trong mỗi người những tình cảm tốt đẹp. Tuy nhiên các
8
bài nghiên cứu mới đưa ra những cái nhìn chung, khái quát hoặc đề cập đến
các phương diện khác của nội dung như chủ nghĩa nhân đạo, hiện thực, nhân
sinh …và nghệ thuật như ngôn ngữ, nhân vật, kết cấu, chất trữ tình … Vì vậy
trong đề tài của mình tôi muốn đi sâu, tìm hiểu về biểu tượng bóng tối và ánh
sáng trong việc thể hiện chủ đề tư tưởng trong tác phẩm Hai đứa trẻ của
Thạch Lam.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu là tác phẩm “Hai đứa trẻ” của Thạch Lam và
đặc biệt quan tâm tới mối quan hệ giữa biểu tượng nghệ thuật và chủ đề tư
tưởng trong tác phẩm “Hai đứa trẻ” của Thạch Lam.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
Tác phẩm Hai đứa trẻ của Thạch Lam có rất nhiều vấn đề để khai thác
trong phạm vi luận văn tôi chỉ nghiên cứu: xác định chủ đề tư tưởng của tác
phẩm “Hai đứa trẻ” thông qua biểu tượng bóng tối và ánh sáng.
4. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
4.1. Mục đích nghiên cứu
Thực hiện luận văn này tôi muốn đưa ra một hướng để tìm hiểu tác
phẩm “Hai đứa trẻ” bằng cách hướng dẫn học sinh Trung học phổ thông xác
định chủ đề tư tưởng của tác phẩm “Hai đứa trẻ” thông qua biểu tượng bóng
tối và ánh sáng.
4.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Hướng dẫn học sinh Trung học phổ thông phát hiện, phân tích, bình
giá biểu tượng bóng tối và ánh sáng trong tác phẩm “ Hai đứa trẻ” của Thạch

Lam.
- Thiết kế dạy học tác phẩm “Hai đứa trẻ” theo hướng nhấn mạnh vai
trò, tác dụng của biểu tượng bóng tối và ánh sáng trong việc bộc lộ chủ đề tư
tưởng tác phẩm.
9
5. Đóng góp của luận văn
- Thấy được vai trò, tác dụng của biểu tượng nghệ thuật trong việc phân
tích, bình giá và dạy học tác phẩm văn chương bên cạnh các yếu tố hình thức
nghệ thuật khác.
- Thể nghiệm cách thức vận dụng biểu tượng bóng tối và ánh sáng trong
dạy học tác phẩm “Hai đứa trẻ” để góp phần hướng dẫn học sinh Trung học
phổ thông xác định tư tưởng chủ đề của tác phẩm.
6. Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp tổng hợp, khái quát hóa lí luận: Tổng hợp những công
trình nghiên cứu, những bài viết của những nhà lí luận, những nhà nghiên
cứu, những đọc giả quan tâm đến vấn đề biểu tượng nghệ thuật, chủ đề tư
tưởng và các tác phẩm của Thạch Lam, đặc biệt là truyện ngắn “Hai đứa trẻ”.
- Phương pháp thực nghiệm sư phạm: khảo sát, phỏng vấn, điều tra, dự
giờ, phát phiếu tham khảo… thu thập ý kiến của giáo viên và học sinh.
- Phương pháp phân tích số liệu thống kê: dùng để thống kê kết quả
khảo sát và kết quả thực nghiệm. Từ đó xác định tỉ lệ đạt được của bài thực
nghiệm.
7. Cấu trúc của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận và khuyến nghị, danh mục tài liệu tham
khảo, phụ lục, nội dung chính của luận văn dược trình bày trong 3 chương
Chương 1 : Tiền đề lí luận của đề tài
Chương 2: Biểu tượng bóng tối và ánh sáng và cách thức hướng dẫn
học sinh Trung học phổ thông xác định chủ đề tư tưởng của tác phẩm “Hai
đứa trẻ” của Thạch Lam
Chương 3: Thiết kế thể nghiệm dạy học tác phẩm “Hai đứa trẻ”

10
Chương 1: TIỀN ĐỀ LÍ LUẬN CỦA ĐỀ TÀI
1.1. Biểu tượng và biểu tượng nghệ thuật
1.1.1. Khái niệm biểu tượng và biểu tượng nghệ thuật
1.1.1.1. Khái niệm biểu tượng
Nguồn gốc từ biểu tượng (symbol) bắt nguồn từ tiếng Hy – Lạp, có
nghĩa là đồng song hành hay đồng tồn tại, giống như hai vật sánh kề nhau để
xem “kẻ nào tám lạng – người nào nửa cân”. Hay một vật được cắt làm đôi,
mảnh sứ, gỗ hay kim loại hai bên mỗi bên giữ một phần, chủ và khách, người
cho vay và người đi vay, hai kẻ hành hương, hai người sắp chia tay lâu dài…
Sau này lắp ráp hai mảnh lại với nhau, họ sẽ nhận ra mối dây thân tình xưa,
món nợ cũ, tình bạn ngày trước. Biểu tượng chia ra và kết lại với nhau, nó
chứa hai ý tưởng phân ly và tái hợp, nó gợi lên ý một cộng đồng đã bị chia
tách và có thể tái hình thành. Qua thời gian khái niệm về biểu tượng đã có
nhiều thay đổi và được mở rộng rất nhiều về nghĩa. Có rất nhiều quan niệm và
cách định nghĩa khác nhau về biểu tượng.
Trong triết học và tâm lí học, biểu tượng là khái niệm chỉ một giai
đoạn, một hình thức của nhận thức cao hơn cảm giác, cho ta hình ảnh của sự
vật còn giữ lại trong đầu óc sau khi tác động của sự vật vào các giác quan của
ta đã chấm dứt. Như vậy các nhà triết học và tâm lí học đã xem xét biểu tượng
như là một giai đoạn của nhận thức, của quá trình tư duy của con người.
Nhưng chúng ta không xem xét biểu tượng dưới góc độ đó mà xem xét biểu
tượng dưới góc độ của một nhà nghiên cứu văn học.
Tác giả Nguyễn Duy Lẫm trong cuốn Biểu trưng (Nhà xuất bản từ
điển Bách Khoa) phân biệt biểu tượng với biểu trưng. Biểu trưng: “là những
kí hiệu và hình ảnh, có chức năng thông tin, truyền đạt thông điệp qua kênh
thị giác, để biểu thị một đối tượng hoặc một ý niệm nào đó trong đời sống xã
hội”. Cho nên biểu trưng thường là kí hiệu để nhận biết, có thể phai mòn theo
năm tháng. Nhưng biểu tượng là một hình thức tín hiệu có nội hàm phong phú
11

hơn. Nó có thể bao gồm các hình tượng cụ thể hoặc những hình tượng mang
hàm nghĩa trìu tượng và đều mang ý nghĩa xã hội sâu sắc. Tác giả đi đến kết
luận : “ Biểu tượng là hình tượng ẩn dụ mang sức mạnh của tâm thức, thường
được bảo tồn lâu bền trong kí ức con người”. Để chứng minh cho quan niệm
trên của mình tác giả đã đưa ra dẫn chứng: “Người Việt Nam ở thời hiện tại
cũng như trong tương lai, có thể không biết đến các hình thức biểu trưng như
cờ xí, ấn tín của thời vua Hùng dựng nước, nhưng không bao giờ quên biểu
tượng đáng tự hào của mình là con Rồng cháu Tiên.
Từ sự phân tích trên của tác giả Nguyễn Duy Lẫm, ta có thể nhận
thấy giữa biểu tượng và biểu trưng có những sự khác nhau căn bản sau. Biểu
trưng có thể thay đổi, phai mòn theo năm tháng nên biểu trưng nhiều khi chỉ
có tính chất nhất thời. Nó có thể chỉ tồn tại và có ý nghĩa trong một giai đoạn
lịch sử nhất định. Như biểu trưng con Rồng của nhà Lí khác con Rồng nhà
Trần và cũng khác con Rồng của nhà Nguyễn… Biểu trưng có tính giới hạn
về không gian, nó chỉ có tính chất khu vực. Nó phụ thuộc vào không gian, vào
dân tộc mà nó sinh thành. Nên có thể biểu trưng chỉ có ý nghĩa với dân tộc
này mà không có ý nghĩa với dân tộc khác. Như biểu trưng của nước Pháp là
chú gà trống Gôloa, biểu trưng của thành phố Vacsava là nàng tiên cá, biểu
trưng của thành phố Hải Phòng là hoa phượng đỏ…. Biểu tượng lại không bị
giới hạn bởi không gian và thời gian. Biểu tượng là một mã về văn hoá nhưng
nó luôn vươn tới ý nghĩa chung. Bởi nó được nhiều người thừa nhận, giàu ý
nghĩa và phổ biến hơn. Đối với biểu tượng nhiều người có thể hiểu được ý
nghĩa của nó, thậm chí có những biểu tượng đã phổ biến với toàn thế giới.
Như biểu tượng để trao tặng cho người chiến thắng thường là chiếc vòng
nguyệt quế.
Tác giả C G Jung: “Biểu tượng là một từ ngữ, một danh từ hay một
hình ảnh ngay cả khi chúng ta quen thuộc trong đời sống hằng ngày vẫn chứa
đựng mối quan hệ liên can, cộng thêm vào đó cái ý nghĩa quy ước và hiển
12
nhiên của chúng. Trong biểu tượng có bao hàm một điều gì đó mơ hồ, chưa

biết hay bị che giấu đối với chúng ta”.
Trong cuốn “ Cẩm nang Mỹ học – Nghệ thuật – Thơ ca – Phê bình”
do tác giả Nguyễn Hoàng Đức tuyển dịch (theo Bách khoa New Catholic -
Nhà xuất bản Văn hoá nghệ thuật) đã quan niệm: “Biểu tượng là cái chất
trên vai một trọng trách – qua đó chúng ta tìm thấy một hình thù – cái chứa
đựng một sức văng vô giới hạn hay một tiềm năng tự siêu vượt khỏi thân
hình”. Biểu tượng mang trong mình trọng trách thể hiện những ý nghĩa khác,
vượt khỏi bản thân của biểu tượng. Và ý nghĩa mà biểu tượng biểu thị có
một “sức văng vô giới hạn” – ý nghĩa của nó rất phong phú, đa dạng. Có lẽ
ngay khi hình thành biểu tượng các tác giả - những cha đẻ của biểu tượng
cũng không hình dung hết được ý nghĩa mà nó mang lại có thể nhiều và
phong phú đến vậy.
Các tác giả dù có quan niệm như thế nào về biểu tượng thì nó vẫn có
một nét nghĩa chung xuất phát từ ý nghĩa của từ gốc. Nó là dấu hiệu để ta có
thể nhận biết, hiểu hơn về một đối tượng khác mà giữa chúng có một sợi dây
liên kết. Đó có thể là mối tương quan rất tự nhiên hoặc một liên kết nào đó về
mặt ý nghĩa. Mối quan hệ đó thường được đem so sánh với ẩn dụ và hoán dụ.
Sách “Từ điển thuật ngữ văn học” (Nhà xuất bản giáo dục) khẳng định:“Biểu
tượng giống với ẩn dụ, hoán dụ, biểu tượng cũng được hình thành trên cơ sở
đối chiếu, so sánh các hiện tượng, đối tượng có những phương diện, khía
cạnh, những đặc điểm gần gũi, tương đồng, nhằm làm nổi bật bản chất, tạo
ra một ý niệm cụ thể, sáng tỏ về hiện tượng hay đối tượng đó”. Và khác nhau
ở chỗ “Biểu tượng không loại bỏ ý nghĩa cụ thể, cảm tính của vật tượng trưng
hoặc của hình tượng nghệ thuật. Trong khi đó ẩn dụ, hoán dụ có xu hướng
làm mờ đi ý nghĩa biểu vật trực quan của lời nói.” Nếu như ý nghĩa của ẩn
dụ, hoán dụ chỉ có ý nghĩa trong ngữ cảnh cụ thể của từng văn bản, thì ý
13
nghĩa của biểu tượng tồn tại ở cả ngoài văn bản. Ví dụ như trường hợp, khi Tố
Hữu viết:
“Áo chàm đưa buổi phân li

Cầm tay nhau biết nói gì hôm nay”
Thì ý nghĩa của từ “áo chàm” để chỉ đồng bào Việt Bắc chỉ tồn tại trong
bài thơ “Việt Bắc” của Tố Hữu mà thôi.
Ta có thể thấy giữa cái biểu đạt và cái được biểu đạt của ẩn dụ, hoán
dụ là dựa trên mối quan hệ tương đồng hay tương cận về nghĩa. Nhưng đó chỉ
là những qui ước rất đơn giản về nghĩa và chúng chỉ có tác dụng biểu nghĩa.
Và có thể chỉ tồn tại trong phạm vi một tác phẩm, một văn cảnh mà thôi. Còn
biểu tượng mối quan hệ đó chặt chẽ hơn, đầy đủ hơn, đẹp đẽ hơn và tồn tại
lâu bền hơn, trong phạm vi rộng hơn. Như tác phẩm “Người mẹ cầm súng”
của Nguyễn Đình Thi thì biểu tượng người mẹ cầm súng bảo vệ Tổ quốc
không chỉ là biểu tượng cho lòng yêu nước, ý chí đánh đuổi kẻ thù xâm lược
của Việt Nam mà nó đã vươn tới tầm biểu tượng thế giới là cuộc chiến tranh
vệ quốc vĩ đại của các dân tộc yêu tự do, hoà bình.
Như vậy các tác giả đều có một quan niệm thống nhất về biểu tượng.
“Biểu tượng là những hình ảnh sự vật cụ thể cảm tính bao hàm trong nó
nhiều ý nghĩa, gây được ấn tượng sâu sắc với người đọc. Giữa cái biểu đạt và
cái được biểu đạt có mối quan hệ chặt chẽ với nhau”.
1.1.1.2. Khái niệm biểu tượng nghệ thuật
Biểu tượng ra đời sớm và trở thành một phương tiện hữu hiệu để con
người giao tiếp, biểu đạt suy nghĩ của mình. Biểu tượng là một khái niệm
chung, khái quát. Biểu tượng có thể được chia tách thành: biểu tượng nghệ
thuật, biểu tượng văn hóa, biểu tượng đời sống… Nhưng có lẽ biểu tượng
nghệ thuật vẫn là lĩnh vực được nhiều người quan tâm hơn cả.
Trong lĩnh vực văn hoá tinh thần hiện nay con người quan niệm có
bẩy loại hình nghệ thuật: Hội hoạ, điêu khắc, âm nhạc, văn học, kiến trúc,
14
điện ảnh … Trong bất cứ lĩnh vực nghệ thuật nào các tác giả đều chú ý tới
việc xây dựng biểu tượng nghệ thuật.
Biểu tượng nghệ thuật được coi là kí hiệu thẩm mĩ đa nghĩa, bao gồm
cái biểu đạt và cái được biểu đạt. Nó chính là sự mã hoá cảm xúc, ý tưởng của

tác giả. Biểu tượng nghệ thuật gắn liền với những sáng tạo về nghệ thuật và
thường hướng tới chân, thiện, mĩ Thể hiện quan điểm thẩm mĩ về cái đẹp,
cái cao cả của tác giả.
1.1.2. Sự giống nhau và khác nhau giữa biểu tượng và biểu tượng nghệ thuật
1.1.2.1. Sự giống nhau giữa biểu tượng và biểu tượng nghệ thuật
Ở phần trên ta đã tìm hiểu khái niệm của biểu tượng và biểu tượng
nghệ thuật cũng như đã phân tích các khía cạnh khác nhau của khái niệm.
Khái niệm về biểu tượng ra đời trước và biểu tượng nghệ thuật ra đời sau,
cùng với sự xuất hiện của các ngành nghệ thuật. Biểu tượng nghệ thuật ra đời
sau và là một bộ phận nhỏ thuộc về cái riêng được chia tách từ cái chung là
biểu tượng nên giữa biểu tượng và biểu tượng nghệ thuật có những điểm
chung nhất định.
Giữa biểu tượng và biểu tượng nghệ thuật đều có tính hai mặt. Nó
luôn bao gồm cái biểu đạt và cái được biểu đạt. Tức là lấy cái này biểu đạt ý
nghĩa khác. Biểu tượng và biểu tượng nghệ thuật đều mang trong mình ý
nghĩa lớn lao vượt ra ngoài bản thân nó.
Mối quan hệ giữa cái biểu đạt và cái được biểu đạt là mối quan hệ có
lí do. Hay nói như tác giả cuốn “Biểu tượng văn hoá thế giới” : “Biểu tượng
có sự đồng nhất giữa cái biểu đạt và cái được biểu đạt theo nghĩa một lực
năng động tổ chức”. Mối quan hệ này là một sự gắn bó rất mật thiết.
1.1.2.2. Sự khác nhau giữa biểu tượng và biểu tượng nghệ thuật
Giữa biểu tượng và biểu tượng nghệ thuật nói riêng có điểm chung
nhưng cũng có những nét khác biệt nhất định. Sự khác biệt này là do đặc
trưng của lĩnh vực nghệ thuật qui định lên.
15
Trong quá trình phát triển của mình biểu tượng luôn có xu hướng
được bổ sung ý nghĩa. Có thể ban đầu biểu tượng chỉ biểu thị một ý nghĩa nào
đó nhưng sau đó nó được bổ sung thêm một số ý nghĩa mới . Chẳng hạn như
con chim bồ câu ban đầu là một con vật biểu tượng cho sự trong sáng, chất
phát, thuần khiết, là biểu tượng cho nền hoà bình. Qua thời gian, chim bồ câu

còn có thêm ý nghĩa mới nó là con vật biểu tượng cho tình yêu. Nhất là hình
ảnh đôi chim bồ câu luôn là biểu tượng cho sự sóng đôi, chung thuỷ trong tình
yêu. Tuy nhiên, dù được bổ sung ý nghĩa nhưng sau một thời gian thì ý nghĩa
đó sẽ trở nên cố định. Hình ảnh của chim bồ câu, sau này người ta chỉ giữ lại
hai ý nghĩa là biểu tượng cho hoà bình và tình yêu chung thuỷ.
Có những trường hợp biểu tượng trở nên khó hiểu với con người thời
sau. Vì biểu tượng có tính lịch sử và tính thời đại. Biểu tượng ra đời gắn bó
chặt chẽ với thời đại mà nó sản sinh. Nó có hoàn cảnh lịch sử cụ thể, gắn với
một môi trường văn hoá nhất định. Khi hoàn cảnh văn hoá đó mất đi, người
đời sau sẽ khó tìm ra cách lí giải cho biểu tượng đó. Nhất là những biểu tượng
của những nền văn hoá cổ. Muốn tìm hiểu về một biểu tượng nào đó nhiều
khi người đời sau phải bỏ công nghiên cứu về cả nền văn hoá đó được sinh
thành và phát triển như thế nào mới hiểu được ý nghĩa của biểu tượng đó.
Biểu tượng nghệ thuật cũng luôn luôn có xu hướng tái sinh về mặt ý
nghĩa, không chỉ cả trong sáng tác mà còn cả trong tiếp nhận. Cái biểu đạt có
thể vẫn giữ nguyên nhưng ý nghĩa của nó luôn được bổ sung. Biểu tượng
nghệ thuật không bị cố định về nghĩa. Tuỳ thuộc vào tác giả mà biểu tượng
nghệ thuật ngày càng có thêm những ý nghĩa mới phong phú hơn, đa dạng
hơn. Như mặt trời vốn là biểu tượng cho ánh sáng, sự sống, cho một quyền
lực lớn trong tự nhiên. Nhưng trong quan niệm của người Việt Nam mặt trời
còn là biểu tượng cho cách mạng, cho chủ tịch Hồ Chí Minh thậm chí có
trường hợp đối với người mẹ mặt trời còn là biểu tượng cho đứa con thân yêu
của mình.
16
Trong quá trình tiếp nhận ý nghĩa của biểu tượng ngày càng được bổ
sung nhiều hơn. Tác giả của biểu tượng nghệ thuật có thể chỉ lấy biểu tượng
đó để biểu đạt một ý nghĩa nào đó, nhưng qua thời gian người đọc lại có thể
đồng sáng tạo cùng với tác giả và cho biểu tượng thêm những ý nghĩa mới.
Biểu tượng nghệ thuật cũng có tính lịch sử và tính thời đại, nhưng nó
không bị tính chất này qui định chặt chẽ, bó hẹp lại. Bởi biểu tượng nghệ

thuật ngoài tồn tại trong môi trường thời đại, nó còn tồn tại trong một môi
trường không bao giờ mất đi: chỉnh thể tác phẩm. Thời đại, môi trường văn
hoá xã hội có thể không cùng hiện hữu nhưng tác phẩm thì luôn tồn tại. Biểu
tượng sẽ luôn tồn tại cùng với rất nhiều yếu tố khác trong tác phẩm và chính
những yếu tố đó sẽ là những gợi ý để người tiếp nhận có thể hiểu được biểu
tượng dù đang ở thời đại nào.
Biểu tượng luôn hướng đến những ý nghĩa chung, khái quát. Như trên
đã nói nó thường hướng đến một ý nghĩa cố định sau một thời gian phát triển.
Nhưng biểu tượng nghệ thuật lại đa dạng, phong phú, luôn phát triển sinh
động điều này tuỳ thuộc vào văn cảnh tác phẩm. Mà trong văn cảnh tác phẩm
luôn có ngữ cảnh rộng và ngữ cảnh hẹp. Ngữ cảnh rộng là toàn bộ hoàn cảnh
lịch sử mà tác phẩm ra đời cũng như hoàn cảnh lịch sử mà tác phẩm nói tới. Còn
ngữ cảnh hẹp là môi trường trong chính tác phẩm, nơi biểu tượng nghệ thuật tồn
tại. Không chỉ có ngữ cảnh ở đó còn có nhân vật, sự kiện, chi tiết, ngôn ngữ…
Chính những thông tin mà tác phẩm đưa lại đó sẽ giúp cho thế hệ sau dễ dàng
tìm ra ý nghĩa của biểu tượng. Một trong những đặc điểm của nghệ thuật là tính
đa nghĩa. Và trong những hoàn cảnh lịch sử mới người ta có thể lí giải được
nhiều ý nghĩa mới của tác phẩm mà trước đó bị khuất lấp đi. Tương tự như vậy
biểu tượng nghệ thuật luôn có thêm những ý nghĩa phát sinh.
1.1.3. Biểu tượng nghệ thuật trong tác phẩm văn chương
Theo tác giả cuốn “ Cẩm nang Mỹ học – Nghệ thuật – Thơ ca – Phê
bình” (Nhà xuất bản Văn hoá nghệ thuật) thì vào cuối thế kỉ XIX, “những thi
17
sĩ phái tượng trưng Pháp đã vượt xa những thi sĩ ở mọi thời đại trong lịch sử
văn chương trong việc tìm tòi xác định một biểu tượng ứng dụng trong thi ca.
Mallarme chỉ ra rằng, sự sử dụng biểu tượng trong thi ca là cung cấp một
kiến giải riêng biệt về thế giới”. Tôi thiết nghĩ nhận định này có phần đề cao
các thi sĩ của phái tượng trưng Pháp. Bởi biểu tượng được các tác giả chú ý
xây dựng trong tác phẩm của mình từ trước đó rất nhiều. Ngay trong các tác
phẩm văn học dân gian, khi chưa có văn học viết ra đời các tác giả vô danh đã

tạo nên những biểu tượng bất hủ trong các sáng tác của mình. Như chi tiết
“con ngựa gỗ thành Tơroa” đã trở thành biểu tượng cho trí thông minh, với
cách tấn công kẻ thù từ trong lòng địch để trong đánh ra, ngoài đánh vào. Nó
đã trở thành một chiến thuật, một nghệ thuật đánh giặc trong lĩnh vực quân
sự. Trước các thi sĩ Pháp đã có rất nhiều tác giả văn học viết cũng rất thành
công với những biểu tượng nghệ thuật trong tác phẩm của mình.
Biểu tượng nghệ thuật mang tính đa nghĩa và được xây dựng bằng
ngôn từ nghệ thuật. Muốn tìm hiểu biểu tượng nghệ thuật ta phải tìm hiểu qua
lớp ngôn từ trong tác phẩm.
Trong tác phẩm văn học, biểu tượng nghệ thuật được sáng tạo để thể
hiện dụng ý của nhà văn. Biểu tượng nghệ thuật trong tác phẩm văn chương
không tách rời chỉnh thể tác phẩm, nó liên quan tới mọi yếu tố trong tác
phẩm. Nếu trong tác phẩm văn chương tác giả xây dựng được một biểu tượng
nghệ thuật thì đó sẽ là yếu tố trung tâm qui tụ các yếu tố khác, các yếu tố khác
sẽ hỗ trợ, bổ sung làm sáng tỏ biểu tượng.
Có rất nhiều tác giả đã tạo nên được một phong cách nghệ thuật riêng
của mình nhờ có những sáng tạo biểu tượng nghệ thuật độc đáo. Ví dụ: trong
tác phẩm của nhà thơ Tố Hữu ta luôn thấy xuất hiện biểu tượng nghệ thuật
con đường. Con đường là cách mạng, là cuộc sống mới, là lí tưởng mới dẫn
dắt con người đi đến một tương lai tốt đẹp.
18
Cùng một nội dung biểu đạt đó nhưng ở mỗi tác giả có thể có những
hình thức biểu tượng nghệ thuật khác nhau. Cùng để thể hiện hình tượng bất
tử và vĩ đại về Bác Hồ vị lãnh tụ kính yêu của dân tộc có tác giả dùng biểu
tượng mặt trời, có tác giả dùng mặt trăng, có tác giả dùng ngôi sao…
1.1.4. Mối quan hệ giữa biểu tượng nghệ thuật với không gian nghệ thuật
và thời gian nghệ thuật, với ý đồ sáng tạo và phong cách nghệ thuật của
nhà văn
1.1.4.1. Mối quan hệ giữa biểu tượng nghệ thuật với không gian nghệ thuật và
thời gian nghệ thuật

Không có gì tồn tại ngoài không gian và thời gian, con người cũng
không nằm ngoài qui luật đó. Con người chính là tâm đối xứng mà thời gian,
không gian là hệ trục toạ độ để từ vị trí đó con người phóng tầm mắt cảm
nhận hết sự cao sâu, thăm thẳm của không gian và sự vô cùng của thời gian.
Vì vậy không gian nghệ thuật, thời gian nghệ thuật là hình thức tồn tại của thế
giới nghệ thuật.
Trong triết học thời gian là hình thức tồn tại của vật chất, có tính liên
tục, độ dài, hướng, nhịp độ, có ba chiều quá khứ, hiện tại, tương lai và có tính
chất không thể đảo ngược. Nhưng thời gian nghệ thuật lại có những đặc trưng
riêng do tính chất nghệ thuật tạo ra. Thời gian nghệ thuật tồn tại trong thế giới
nghệ thuật do nhà văn sáng tạo ra để phản ánh cuộc sống và biểu hiện tư
tưởng, tình cảm của mình. Thời gian nghệ thuật là thời gian mà ta có thể
chiêm nghiệm được trong tác phẩm nghệ thuật với tính liên tục và độ dài của
nó, với nhịp độ nhanh hay chậm, với các chiều thời gian hiện tại, quá khứ hay
tương lai.
Thời gian nghệ thuật vừa phản ánh thời gian tự nhiên nhưng mặt khác
còn thể hiện hư cấu tưởng tượng của tác giả. Cho nên, trong tác phẩm nhiều
khi ta không thể cảm nhận thời gian như trong đời sống. Bởi thời gian nghệ
thuật là một sáng tạo độc đáo của nhà văn. Nó là thời gian mang tính chủ
19
quan, có giới hạn, không tuyến tính, đa chiều, thời gian tâm lí, nó phụ thuộc
vào quan niệm của nhà văn và tình cảm của con người trong tác phẩm. Trong
tác phẩm ta có thể thấy thời gian nhanh, chậm, có thể đảo ngược trật tự giữa
qua khứ, hiện tại, tương lai. Tác giả dùng thời gian để biểu đạt những ý nghĩa
nhất định, phục vụ cho việc thể hiện chủ đề tư tưởng của tác phẩm. Vì vậy
thời gian nghệ thuật trở thành biểu tượng nghệ thuật.
Xuân Diệu là một trong những nhà thơ rất chú trọng đến quan niệm
về thời gian. Thời gian với Xuân Diệu là biểu tượng cho sự sống, cho sự hiện
hữu, có giới hạn. Con người sống trong thời gian ấy phải sống hết mình đến
từng phút giây để tận hưởng, để làm lên cuộc sống có ý nghĩa. Nhất là tuổi trẻ

phải biết trân trọng thời gian để làm lên những mùa xuân cho đời.
Không gian cùng với thời gian là hình thức tồn tại của thế giới vật
chất. Không gian có ba chiều: cao, rộng, xa. Tuy nhiên, không gian nghệ thuật
là sáng tạo của nhà văn, là một phương diện quan trọng của thế giới nghệ
thuật nhằm phản ánh hiện thực đời sống và quan niệm của nhà văn về các vấn
đề được miêu tả. Không gian nghệ thuật vừa phản ánh không gian địa lí, mặt
khác thể hiện hư cấu tưởng tượng của nhà văn nên đa dạng hơn, do đó không
thể qui nó về sự phản ánh không gian địa lí hay không gian vật lí, vật chất.
Không gian địa lí là không gian vô cùng, không gian địa lí thể hiện các tương
quan của vạn vật, không gian có ba chiều và nó tồn tại khách quan. Không
gian nghệ thuật lại thể hiện ý đồ sáng tạo của nhà văn. Không gian nghệ thuật
là mô hình thế giới của một tác giả cụ thể, được biểu hiện bằng ngôn ngữ của
các biểu tượng không gian. Nhà văn cũng dùng không gian nghệ thuật để biểu
đạt những ý nghĩa nhất định. Và không gian nghệ thuật cũng là một phương
diện quan trọng trong bút pháp nghệ thuật của nhà văn nên có những trường
hợp nó đã trở thành biểu tượng nghệ thuật.
Như trong tác phẩm “Sống mòn” của Nam Cao không gian nghệ thuật
là một không gian tù túng, bó hẹp, chặt chội, nơi con người phải sống quẩn

×