Tải bản đầy đủ (.docx) (31 trang)

Tiểu luận: Báo cáo tổng quan về sự phát triển của nhà trường

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (222.42 KB, 31 trang )

HỌC VIỆN QUẢN LÝ GIÁO DỤC
KHOA GIÁO DỤC
BÁO CÁO
TỔNG QUAN SỰ PHÁT TRIỂN NHÀ TRƯỜNG
Đặng Đình Cương
Lê Thị Hương Giang
Hà Thị Loan

Hà Nội, 3/2012
1
Tổng quan sự phát triển nhà trường
Lịch sử phát triển nhà trường: Ngay từ khi loài người còn sống theo bầy đàn đã
xuất hiện các biểu hiện của giáo dục. Đến khi cuộc sống loài người tiến triển tới
mức có tính tổ chức xã hội thì các biểu hiện giáo dục trong xã hội loài người mới
dần dần đúng nghĩa với giáo dục. Trước bất kì một hình thái tổ chức xã hội nào,
nhà trường được hình thành và phát triển đều nhằm tới mục đích tạo ra lực lượng
lao động có nhân cách đáp ứng các yêu cầu tồn tại và phát triển của loài người. Tuy
nhiên, mỗi thời kì lịch sử thì nhà trường có những mục tiêu, nội dung, phương
pháp giáo dục đặc trưng khác nhau.
A. Thế giới:
I. Thời kì xã hội cộng sản nguyên thủy
Là hình thái tổ chức xã hội đầu tiên của loài người. Con người vừa thoát ra
khỏi thế giới động vật, họ đùm bọc nhau trong một cộng đồng đầu tiên để
tìm kiếm thức ăn sinh sống và chống chọi với tự nhiên. Con người thời kì
này chưa có lao động sản xuất, họ tồn tại dựa vào hoạt động bản năng tuy
nhiên họ cũng đã tích lũy được những kinh nghiệm trong hái lượm, săn bắn
truyền lại cho thế hệ sau để tồn tại và phát triển. Vì vậy giáo dục thời kì này
mang tính chất tự phát.
Vào giữa thời kì cộng sản nguyên thủy, con người đã biết trồng trọt, chăn
nuôi. Vì thế quan hệ xã hội đa dạng hơn làm tri thức của con người nảy sinh
rồi dần dần phong phú hơn. Trong quá trình sống, con người có nhu cầu lĩnh


hội và truyền thụ tri thức giữa các thành viên. Từ đây chế độ giáo dục tiến
bộ, dân chủ đầu tiên đã xuất hiện trong xã hội loài người.
Mục đích giáo dục của thời kì này là truyền thụ lại tri thức thiết yếu phục vụ
cho sự tồn tại và phát triển của mọi thành viên trong đời sống xã hội.
Nội dung giáo dục trong thời kì này là những tri thức cần thiết cho đời sống,
kinh nghiệm sản xuất, kinh nghiệm chống sự đe dọa của thiên nhiên, thú dữ,
kinnh nghiệm tổ chức công xã. Như vậy nội dung giáo dục trong thời kì này
còn hết sức sơ khai và mang đậm bản chất tự nhiên.
2
Phương pháp giáo dục trong thời kì này còn đơn giản, mang tính chất truyền
miệng những kinh nghiệm cần thiết, mỗi người lao động vừa là người học
vừa là người dạy.
Cuối thời kì công xã nguyên thủy, do sự cải tiến kĩ thuật công cụ sản xuất
thời nguyên thủy chuyển từ thời kì đồ đá sang đồ đồng rồi đồ sắt. Nhờ đó
năng suất lao động tăng, của cải trong công xã làm ra ngày càng dồi dào
hơn, chỉ cần một số ít người sử dụng công cụ lao động cũng có thể lao động
đủ sống, thậm chí có của ăn của để, công xã thị tộc có xu thế chia nhỏ, bắt
đầu xuất hiện gia đình. Từ đây dẫn đến sự phân hóa giàu nghèo, giai cấp bắt
đầu xuất hiện.
Giáo dục trong giai đoạn này bắt đầu mất tính bình đẳng, giáo dục là của
riêng những gia đình nhà giàu và tầng lớp có của trong xã hội. Những dấu
hiệu này đã manh nha cho sự xuất hiện của nhà trường và một nền giáo dục
mới ra đời.
II. Giáo dục trong nhà trường dưới chế độ chiếm hữu nô lệ:
Từ những đặc điểm cuối thời kì công xã thị tộc đã làm cho xã hội công
xã nguyên thủy tan rã, thay vào đó là một chế độ xã hội mới_chế độ
chiếm hữu nô lệ (xã hội có giai cấp đầu tiên trong lịch sử). Giai cấp có
của lập ra bộ máy chính trị để điều hành xã hội và bảo vệ quyền lợi của
mình (nhà nước xuất hiện) đồng thời giáo dục làm công cụ bảo vệ lợi ích
của mình (chủ nô, quý tộc).

Trong thời kì này nhà trường đã bắt đầu được xây dựng. Vào khoảng
5000 – 4000 năm TCNvua Pharaon đã cho xây dựng nhà trường đầu tiên
ở Ai-cập cổ đại hay nói cách khác thì Ai-cập cổ đại là quốc gia đầu tiên
hình thành nhà trường.Tiếp theo đó các nhà trường cũng được thành lập ở
các quốc gia cổ đại như: Hi-lạp,La-mã cổ đại.
Mục đích giáo dục trong thời kì này là đào tạo ra những con người có đầy
đủ tri thức để thống trị, điều hành xã hội và bảo vệ nhà nước chủ nô.
Nội dung giáo dục phong phú và đa dạng, bao gồm các tri thức khoa học
như: số học, hình học, y học, thiên văn học, văn tự, thuật chiêm tinh,
ngoài ra người học còn được tiếp thu những tri thức về nhà nước, pháp
luật, bổn phận, nghĩa vụ của người công dân, kĩ thuật chiến đấu, âm nhạc,
hội họa.
3
Nội dung giáo dục còn được dạy theo lứa tuổi như theo tư tưởng của
Pơlalon như sau:
Từ 3 – 6 tuổi trẻ em vào trường mẫu giáo do nhà nước mở
Từ 7 – 12 tuổi, trẻ em được vào trường học văn, trường học đàn, ở đây
trẻ em được học đọc, viết tính toán, tôn giáo, hội họa
Từ 12 – 18 tuổi, trẻ em vào trường thể thao. Tại dây nhà trường rất coi
trọng việc giáo dục thể chất, toán học địa lý, thiên văn học.
Từ 18 - 20 tuổi,trẻ em vào trường cao đẳng. Ở đây trẻ em được học các
môn văn hóa theo chương trình nâng cao và được chuẩn bị kiến thức môn
thể thao, quốc phòng.
Tôn giáo được coi là nội dung gióa dục quan trọng trong nhà trường.
Phương pháp giáo dục trong nhà trường:
Trong quá trình học tập, các em thường xuyên được kết hợp với thực
hành. Các em trai được thường xuyên thực hành với công việc của người
lính chiến, trẻ em ăn đói, mặc rét, đi chân đất chịu đựng gian khổ sau
này. Nhờ đó mà trẻ em trai trở thành người lính chiến dũng mãnh, có thể
lực, kĩ năng chiến đấu, nắm được luật pháp, có ý thức công dân để bảo vệ

nhà nước chủ nô.
Ở thời kì này cũng đã có hệ thống phương pháp giáo dục do các nhà giáo
dục tiêu biểu đề xuất được áp dụng vào quá trình giáo dục của nhà trường
như phương pháp hỏi - đáp tranh luận (của xôcơrát), quá trình tranh
luận bằng câu hỏi từ thấp đến cao, từ xa đến gần, từ dễ đến khó làm cho
người học nhận thức được chân lý, đây là phương pháp giáo dục vừa
mang tính truyền thông vừa là cơ sở lý luận cho phương pháp dạy học
hiện đại. Phương pháp học kết hợp với hoạt động thực tiễn (của Platon).
Ở thời kỳ này, các nhà lãnh đạo đứng đầu giai cấp chủ nô đã nhận thức
được rất rõ vai trò của Giáo dục nên đây cũng là điều kiện để giáo dục
trong nhà trường có bước tiến rất đáng kể. Tuy nhiên giáo dục mang bản
chất giai cấp nên nó còn hạn chế là chỉ dành riêng cho con em giai cấp
chủ nô và coi trọng nội dung giáo dục tôn giáo. Nhà nước của giai cấp
thống trị chưa can thiệp trực tiếp vào việc tổ chức và hoạt động của nhà
trường, do đó nhà trường xuất hiện và hoạt động với đặc điểm nổi bật về
mục đích hình thành, phục vụ lợi ích, sự tham gia đầu tư mang nặng tính
đặc trưng của xã hội chiếm hữu đó.
4
Trong nhà trường cũng đã được tổ chức trặt trẽ có người đứng đầu chỉ
đạo sự hoạt động chung của nhà trường và có những người thầy giáo trực
tiếp chăm sóc và giảng dạy cho con em chủ nô.
III. Giáo dục trong xã hội phong kiến và giáo dục trong thời văn hóa
phục hưng.
1. Giáo dục trong nhà trường xã hội phong kiến
Nền kinh tế tự nhiên, tự cấp tự túc, tư liệu sản xuất là ruộng đất nhưng lại
tập chung chủ yếu vào tay địa chủ lãnh chúa. So với chế độ CHNL thì xã
hội PK người nông dân được giải phóng khỏi chủ nô nhưng vẫn bị bóc
lột thậm tệ, bóc lột chủ yếu bằng hình thức địa tô, hệ tư tưởng chủ yếu là
tôn giáo.
Đặc điển chung của giáo dục trong nhà trường.

Nền giáo dục mang đặc trưng giai cấp của xã hội phong kiến , trường
học được mở ra nhiều từ trung ương đến các địa phương.
Mục đích giáo dục trong nhà trường là đào tạo quan lai từ các cấp địa
phương đến trung ương để điều hành xã hội. Cụ thể ở phong kiến Trung
Hoa theo tư tưởng của Khổng Tử là dào tạo ra những người quân tử.
Nội dung giáo dục sử dụng tư tưởng tôn giáo trong nội dung giáo dục,
như ở phong kiến Trung Hoa là nội dung tư tưởng nho giáo của Khổng
Tử. Nội dung giáo dục cho người quân tử là: nhân, nghĩa, lễ, trí, tín;
người học cần phải thông hiểu Tứ thư, ngũ kinh. Theo Mặc tử nội dung
giáo dục cần phải rèn luyện các kỹ năng lao động. Đề cao đức nhân,
nghĩa, lễ, trí là trong tư tưởng của Mạnh Tử.
Như vây, nội dung giáo dục ở thời kỳ này chủ yếu về phát triển phẩm
chất cho người quân tử.
Phương pháp giáo dục rất đa dạng và có những nét tiến bộ đáng kể đến
như: trong tư tưởng của Khổng Tử có đưa ra các phương pháp cơ bản
sau: phát huy tính tích cực của người học, sát đối tượng, liên hệ thực tiễn.
5
Phương pháp giáo dục theo tư tưởng của Mặc Tử, do ông cho rằng cơ sở
của nhận thức là cảm giác nên Ông đánh giá rất cao vai trò của thực tiễn,
hoạt động của các giác quan của trẻ trong quá trình nhận thức, cần gắn
dạy học với thực hành, phải đàm thoại (trò chuyện) với học sinh để buộc
họ phải suy luận, đó chính là phương pháp con đường để trẻ nhận thức
thế giới.
Phương pháp theo tư tưởng của Mạnh Tử: kích thích, phát huy tính tíc
cực của học sinh, gương mẫu khiên tốn học hỏi mọi người, cần cù chịu
học.
Như vậy phương pháp giáo dục trong nhà trường ở thời kỳ này mang
những nét tiến bộ đáng ghi nhận có ý nghĩa xã hội và thời đại trong hệ
thống phương pháp giáo dục cho học sinh trong nhà trường cho các giai
đoạn về sau.

2. Giáo dục trong nhà trường ở thời kỳ văn hóa phục hưng.
Đặc điểm xã hội đây là thời kỳ xã hội xuất hiện những tư tưởng tiến bộ tự
do đề cao con người, cổ vũ nền văn minh Hi Lạp – La mã cổ đại, phê
phán trật tự xã hội Phong kiến. Đây là thời kỳ xã hội phong kiến bắt đầu
suy tàn.
Đặc điểm giáo dục trong nhà trường: do những biến động về xã hội nên
giáo dục ở thời kỳ này vẫn nằm trong sự chuyển giao của hai chế độ xã
hội và mục đích, nội dung, phương pháp giáo dục được thể hiện rõ trong
tư tưởng của nhà giáo dục Tômatmorơ.
Về mục đích là giáo dục con người biết lao động sản xuất nắm được tư
liệu sản xuất, giáo dục bình đẳng cho mọi người nhằm phát triển đạo
đức, trí tuệ, thể chất, kỹ năng lao động.
Nội dung giáo dục :giáo dục lao động, văn hóa, sinh hoạt xã hội coi trọng
khoa học tự nhiên, tôn trọng nhân cách trẻ em.
Phương pháp giáo dục : gắn giáo dục với lao động sản xuất hàng ngày,
học bằng tiếng mẹ đẻ, đề cao phương pháp quan sát , thí nghiệm, thực
hành trong dạy học và giáo dục.
6
Như vậy giáo dục trong thời kỳ này vẫn chỉ mang tính giai cấp đào tạo
những con người phục vụ cho giai cấp có quyền trong xã hội. Tuy nhiên
các tư tưởng ở thời kỳ này mang những nét hết sức tiến bộ đã cung cấp
bổ xung lý luận giáo dục thêm phong phú trong công tác giáo dục ở nhà
trường.
IV. Giáo dục trong nhà trường thời kỳ tư bản chủ nghĩa .
Đặc điểm xã hội thời kỳ tư bản chủ nghĩa.
Từ sau cuộc cách mạng Pháp, hàng loạt các cuộc cách mạng tư sản đã
được hoàn thành ở hầu hết các nước phương tây, xã hội xuất hiện hai
giai cấp tư sản và vô sản. Đến những năm 30 của thế kỷ XIX các nước
tư bản chủ nghĩa phát triển ở phương tây (Anh, Pháp, Đức ) đã hoàn
thành cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ nhất. Như vậy thời kỳ này

đã khẳng định tính ưu việt của phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa
so với phong kiến. Nhưng xã hội tư bản chủ nghĩa vẫn là xã hội có
giai cấp, giai cấp tư sản bóc lột giai cấp vô sản nặng nề hơn.
Từ những đặc điểm của xã hội đã ảnh hưởng chi phối nặng nề hệ
thống nhà trường và nội dung giáo dục trong nhà trường.
Hệ thống nhà trường đã được mở rộng và hoàn thiện hơn từ cấp mầm
non đến đào tạo sau đại học
Mục đích giáo dục là đào tạo những con người có tri thức nhất định để
đáp ứng những yêu cầu đòi hỏi của nền khoa học kỹ thuật tiến bộ
trong sản xuất công nghiệp.
Nội dung giáo dục nổi bật trong thời kỳ này được thể hiện trong quan
điểm giáo dục của một số nhà tư tưởng về giáo dục lớn như:
J.A.Cômenxki
Dựa vào các lứa tuổi ông phân ra nội dung giáo dụckhác nhau.
0 – 6 tuổi: trẻ được học trong một lọai trường gọi là “ trường học
lòng mẹ” coi trọng việc rèn luyện thể chất và cho trẻ tiếp xúc với thế
giới để trẻ phát triển các giác quan.
6 -12 tuổi : đưa trẻ vào trường quốc ngữ, học chữ, số, hình, địa lý
12 -18 tuổi: trẻ học trong trường Latinh học các môn đề cao về tự
nhiên và xã hội.
18 -24 tuổi: trẻ được vào học trong trường học. Trẻ phải rèn luyên qua
học tập để hoàn thiện con người cho xã hội. Đây là giai đoan cuối
7
cùng của đời học trò, sau đó bắt tay vào cuộc sống lao dộng cả đời
người.
Tư tưởng của Pétxtalôdi
Nội dung giáo dục của ông là: đức dục, trí dục, thể dục, giáo dục lao
động.
Phương pháp giáo dục
Những phương pháp giáo dục trong nhà trường là: học tập kết hợp với

thực hành, vừa học tập vừa lao động , học tập kết hợp với trò chơi,
dạy học lấy người học làm trung tâm, phương pháp dạy học trực quan,
rèn luyện kỹ năng tư duy và kỹ năng thực hành cho trẻ, phương pháp
nêu gương
Cùng với sự phát triển của xã hội thì những xu hướng và tư tưởng giáo
dục tiến bộ trong nhà trường từng bước được thực hiện đã trở thành mục
tiêu đấu tranh của lực lượng tiến bộ xã hội cho một nền giáo dục tiến bộ
ở các nước tư bản chủ nghĩa, cùng với việc đấu tranh để giải phóng cho
người lao động trong xã hội công nghiệp phát triển thế kỷ XIX. Hệ thống
nội dung phương pháp cũng như các tư tương giáo dục vẫn còn mang
tính thời đại.Nhà trường ở thời kỳ vừa mang đặc trưng xã hội, vừa mang
đặc trưng nhà nước và vừa mang đặc trưng cộng đồng.
V. Thời kỳ xã hội tiên tiến với đặc trưng của nền văn minh trí tuệ.
Đặc điểm xã hội Từ những thập kỷ cuối cùng của thế kỷ XX và những năm đầu thế
kỷXXI này kinh tế - xã hội toàn cầu biến đổi không ngừng với tốc độ chóng mặt
nhờ sự phát triển nhanh, mạnh và đa dạng của khoa học và công nghệ _ đặc biệt là
công nghệ thông tin và truyền thông.
Một tất yếu khách quan là sự phát triển đó đã tạo ra xu thế toàn cầu hóa và hội
nhập kinh tế quốc tế, đồng thời đưa nhân loại bước sang nền văn minh trí tuệ với
đặc trưng nổi bật là kinh tế tri thức. Nhu cầu lao động và yêu cầu mức lao động
mới (mẫu hình nhân cách mới) của xã hội hiện đại nay tập trung vào lao động có
tri thức và thực sự đáp ứng được sự biến đổi không ngừng, đa dạng và phát triển
liên tục của các hoạt động kinh tế - xã hội. Không những trong mỗi cộng đồng ở
từng quốc gia mà còn cả trên bình diện toàn thế giới.
8
Thực tiễn hiện nay nhà trường được hình thành và phát triển với nhiều loại hình
thức khác nhau về mục đích học tập , hoạt động quản lý, phương thức đầu tư và
hưởng lợi có tính đa dạng với những hình thức như: công lập, ngoài công lập, giáo
dục từ xa,giáo dục chính quy, giáo dục không chính quy, giáo dục cộng đồng.
Mục đích giáo dục trong nhà trường: đào tạo một lực lương lao động có trình độ

cao có đủ phẩm chất, năng lực giải quyết các yêu cấu của sự phát triển khoa học,
ứng dụng, sáng tạo công nghệ nhằm đẩy nhanh tốc độ công nghiệp hóa, xây dựng
một xã hội tiến bộ.
Nội dung giáo dục: kết hợp các ngành lĩnh vực khoa học tự nhiên và xã hội, thêm
vào đó là các môn học về hội họa, âm nhạc, nội dung giáo dục của các môn khoa
học mới cũng được chú trọng như: công nghệ thông tin, giao thông vận tải, năng
lượng mới, khoa học môi trường
Phương pháp giáo dục được áp dụng rất phong phú đa dạng và mang tính sinh
động hấp dẫn như: phương pháp thuyết trình, vấn đáp, phản biện, học đi đôi với
hành, thực nghiệm, thí nghiệm, dạy học theo dự án, đóng kịch, trực quan
Tóm lại: Lịch sử đã chứng minh nhà trường dưới hình thức phôi thai và đơn giản
nhất với đầy đủ chức năng của nó đã tồn tại trên 26 thế kỉ. Những tài liệu khoa học
khẳng định đã xuất hiện hình thức nhà trường trong các nhà nước chiếm hữu nô lệ
phương tây như: Ai Cập cổ đại, Hi Lạp cổ đại. Các nhà nước phong kiến tại
phương Đông như các nhà trường của Trung Hoa cổ đại.
Các tư liệu về niên đại (hay thời điểm) hình thành nhà trường khẳng định loài
người đã trải qua các thời kì văn minh, nhân loại mỗi một thời kỳ có một dạng nhà
trường với những đặc điểm riêng phù hợp với các hình thái phát triển kinh tế - xã
hội của nền văn minh đó.Từ nhà trường có tổ chức sơ đẳng nhất, đến các mô hình
nhà trường truyền thống, nhà trường hiện đại thời nay và mô hình nhà trường trong
tương lai. Về cơ bản,sự phát triển nhà trường là sự thay đổi mô hình và tổ chức của
nhà trường ở mặt mục tiêu, nội dung, phương pháp, hình thức tổ chức giáo dục, lực
lượng giáo dục và lực lượng tham gia giáo dục.
B. Việt Nam:
I. Nhà trường việt Nam trước thế kỷ thứ X.
9
Thái thú Giao chỉ là Tích Quang và thái thú Cửu Chân là Nhân Diêm đã mở
trường dạy dỗ dân ta theo con đường lễ nghĩa ( lễ nghĩa ở đây chính là tư tưởng
nho giáo ) như vậy nho giáo và nhà trường đã xuất hiện ở nước ta từ thế kỷ thứ
nhất sau công nguyên.

Thời Tam quốc (220 – 264), chiến tranh sảy ra liên miên giữa ba chiều đại Ngụy -
Thục - Ngô. Nhân cơ hội đó nhà Ngô đã thay đông Hán đô hộ nước ta (220 –
280). Thái thú Giao chỉ là Sĩ Thiếp đã thu nạp nhiều danh sĩ giảng dạy cho nho sĩ.
Nhân dân ta đã tự lập nên nhiều nhà trường mời họ dạy cho con em mình.
Như vậy trường học ở thời kỳ này cũng đã được quan tâm đến, nội dung giảng dạy
chủ yếu là nho giáo, phương pháp giảng dạy là giảng giải về lễ nghĩa. Về nội dung
và phương pháp dạy không tránh khỏi sự ảnh hưởng của Hán học. Song về tổ chức
lại chủ yếu do dân ta nên có sự biến đổi tạo cơ sở cho nhà trường nói riêng và cho
nền giáo dục Việt Nam chính thống từ thế kỷ XIX đến đầu thế kỷ XX. Đã có một
số nho sĩ người Việt học giỏi đỗ cao như Lý Tiến, Lý Cầm, Trương Trọng, Tinh
Thiều
II. Nhà trường Việt Nam từ thế kỷ thứ V đến hết thế kỷ thứ XIV.
1. Nhà trường dưới thời Ngô – Đinh – Tiền Lê.
Hoàn cảnh lịch sử sau thế kỷ thứ X nước ta giành được độc lập. Trong
khoảng 100 năm nước ta đã xảy ra 5 lần hư vong các triều đại.
Trường lớp ở thời kỳ này dược mở tại các chùa, các sãi.
Những nhà sư thuộc tầng lớp chí thức ở thời kỳ này tinh thông cả Nho học, Phật
học, Đạo học chính vì vậy mà nội dung dạy học ở thời kỳ này bao gồm cả 3 lĩnh
vực trên bên cạnh đó họ còn hướng dẫn học trò có thể lựa chọn kiến thức để giúp
vua, cứu nước, bảo vệ bản sắc riêng của dân tộc mình, làm phong phú thêm tiếng
Việt, góp phần tạo ra chữ Nôm. Áp dụng một số phương pháp giảng dạy của Nho
học như: sự gương mẫu của thầy kết hợp với phương pháp thực hành; phương pháp
của Đạo giáo: cảm giác là cơ sở nhận thức và thế giới khách quan là nguồn gốc của
nhận thức, trong giáo dục phải gắn với thực tiễn, quá trình nhận thức có 3 nguồn
đó là: Thân tri (tự mình nhận biết), Văn tri (điều mình nghe được), Trí tri (do suy
luận mà ra).
10
1. Nhà trường dưới thời Lý – Trần – Hồ (1009 – 1407)
1.1. Tổ chức nhà trường thời lý ( 1009 – 1225 )
Năm 1070, Lý Thánh Tông dựng Văn Miếu thờ Chu Công Khổng Tử, tứ

phối, tạc tượng 72 vị tiên hiền là học trò giỏi của Khổng Tử.
Năm 1076, Lý Nhân Tông cho xây dựng Quốc Tử giám, đây là trường đạihọc đầu
tiên của Việt Nam.
Nội dung giáo dục gắn với sự truyền bá Nho giáo, nội dung cơ bản trong
giáo dục cho người quân tử là nhân, nghĩa, lễ, trí, tín.
1.2. Tổ chức nhà trường thời Trần ( 1226 – 1400 )
Năm 1236, Văn Miếu Quốc tử giám được đổi tên thành Quốc tử viện, cho
con em quan văn.
Năm 1281, nhà Trần mở thêm nhà học ở phủ Thiên Trường, sau đó nhà
trường không phát triển thêm. Hệ thống trường học ở thời Trần phát triển hết sức
chậm chạp và ít ỏi, chỉ có ở kinh đô và một số phủ châu thuộc đồng bằng châu thổ
sông Hồng. Nhà trường ở các địa phương hầu như hoàn toàn do nhân dân tự lo
liệu, chủ yếu là do nhà chùa và các nho sĩ mở.
Nội dung giáo dục thời Trần:
Năm 1253, Trần Thái Tông xuống chiếu cho các nho sĩ trong nước thông
kinh sử đến Quốc tử viện học tập, nghe giảng tứ thư ngũ kinh.
Biện pháp giáo dục:
Thầy giảng giải nội dung trong tứ thư ngũ kinh, tổ chức kiểm tra kiến thức
nho sinh bằng chế độ khoa cử.
1.3. Tổ chức nhà trường thời nhà Hồ ( 1400 – 1407 )
Năm 1397, nhà Hồ cho mở trường học đến tận châu huyện thuộc các lộ Kinh
Bắc, Sơn Nam, Hải Đông ở đây mỗi phủ đều đặt một học quan để trông coi, đôn
đốc việc học, chủ trương cấp ruộng cho các châu phủ để đầu tư vào việc học theo 3
mức: phủ châu lớn, 15 mẫu; vừa, 12 mẫu; nhỏ, 10 mẫu.
Nội dung giáo dục thời nhà Hồ:
Phổ biến rộng rãi chữ Nôm, đưa chữ Nôm vào soạn thảo các văn bản nhà nước, đưa
môn tính toán vào thi cử, khuyến khích người học mở rộng kiến văn. Các mặt giáo
11
dục khác như: dạy võ, dạy nghề, làm thuốc cũng được Hồ Quý Ly khuyến khích
phát triển.

Phương pháp giáo dục:
Giáo dục thời nhà Hồ có sự phân chia theo các lĩnh vực riêng có người trực tiếp phụ
trách.
Chế độ thi cử chặt chẽ hơn, nội dung thi cử đa dạng và sát với thực tế.
 Tóm lại, thời kỳ Lý – Trần – Hồ, nhà trường đã được xây dựng khá phổ biến, đặc
biệt là ở thời nhà Hồ, các chính sách xây dựng nhà trường được cụ thể hóa từ đó
cũng góp phần to lớn cho sự mở rộng hệ thống nhà trường. Nội dung và phương
pháp giáo dục không có sự biến đổi lớn, chỉ khi đến thời nhà Hồ đã chuyển từ sử
dụng chữ Nho sang chữ Nôm, nội dung giáo dục được mở rộng thêm nhiều lĩnh
vực.
3. Nhà trường thời Lê Sơ
- Nhà nước Lê Sơ vẫn duy trì hệ thống trường ở các thời kỳ trước. Ngoài ra còn
khuyến khích mở các trường tư thục của các thầy đồ trong làng xóm, thị trấn.
Nội dung giáo dục: qua “dụ khuyến học” của Lê Thánh Tông và các bài văn
bia ta biết được nội dung học tập ở các trường Lê sơ bao gồm:
+ Sách kinh điển, tống nho chủ yếu bao gồm các sách tứ thư, ngũ kinh do Chu Hi
chú giải.
Phương pháp giáo dục nho giáo:
+ Phương pháp giáo dục giảng dạy: áp dụng các biện pháp từ thời xuân thu chiến
quốc, Khổng Tử, Mạnh Tử, Tuân Tử đã áp dụng và đè cập đến bbao gồm: phương
pháp trí dục (học tư kết hợp, dụ đạo khải phát, nhân tài thi giáo, học nhi thời tập,
hiếu học, lạc học)
Phương pháp đức dục: tự tu dưỡng theo con đường khắc kỷ (tự tụng, tự kiểm, tự
trách, tự giới, thận ngôn, vô tranh). Quan nhân kết giao bằng hữu, thân giáo trọng ư
môn giáo.
III. nhà trường Việt Nam dưới thời lê – mạc, trịnh nguyễn (từ thế kỉ
XV – XVIII )
Thời Lê – Mạc tình hình chính trị rối ren nên hệ thống trường học không phát
triển.
12

Năm 1692 khi giao tranh Trịnh Nguyễn kết thúc, chúa Trịnh cho thu gọn trường
Quốc tử giám lại, loại bỏ các chức quan trực giảng,giáo phụ và bác sĩ năm kinh,
chỉ giữ lại chức quan tế tửu và tư nghiệp trực tiếp giảng dạy
Trường Hương học: giống như thời Lê sơ chỉ tổ chức đến các phủ, còn các huyện
châu chưa có việc học tập phụ thuộc vào các trường hoặc sĩ tử có thể theo học
trường tư do các nho sĩ mở. Thời Mạc – Lê Trung Hưng cấc trường tư thục phát
triển mạnh lớp hoc lớn hay nhỏ tùy thuộc vào số lượng học trò và tài đức của thầy.
Nội dung giáo dục:chế độ khoa cử vẫn tuân theo các triều đại phong kiến trước.
Cuối thế kỉ 18 chế độ phong kiến suy vong,nội dung giáo dục, chế độ thi cử ngày
càng suy đồi, chỉ còn bề nổi không còn bề sâu. Cùng với sự phát triển việc học,
việc thi, tệ nạn gian lận mua bán ngày thêm lũng đoạn nơi trường ốc, tình trạng này
nằm trong ý thức suy đồi chung hệ nho giáo.
Nhà trường đưới thời Tây Sơn:
Trường học được mở từ trung ương đến tân xã. Theo “ chiếu lập học” thì ở xã đều
xây dựng nhà xã học, bên cạnh đó các trường tư vẫn tiếp tục tồn tại. Từ phủ trở lên
có các trường do nhà nước mở. Các đền chùa ở các phủ huyện vẫn do dân trông
coi, song có thể dùng làm trường học làng phủ.
Về giáo viên: nhân dân các xã lựa chọn các nhà nho có đức hạnh làm xã giang dụ
để giảng dạy học trò. Thầy do xã chọn nhưng sẽ do nhà nước khảo hạch và công
nhận. Còn các trường ở lộ phủ nhà nước cử những viên phủ huấn đạo về giảng dạy.
Nội dung giảng dạy: vẫn là nho giáo, sách giáo khoa, sách tiểu học, tứ thư, ngũ
kinh. Bên cạnh nho học, Quang Trung còn chú trọng đến việc phát triển chữ nôm.
Tóm lại, triều đại Tây Sơn chỉ tồn tại trong một thời gian ngắn, nhưng việc tổ chức
trường học đã có những nét tiến bộ đáng kể.
IV. nhà trường Việt Nam từ đầu thế kỉ XIX đến nửa đầu thế kỉ XX.
1. Triều Nguyễn: (1802 – 1945)
Hệ thống trường học: 1803 Gia Long đã cho dời QTG vào Huế. Ở đây nhà
vua giao cho QTG nhiệm vụ khảo hóa học trò và chọn con các quan lại, học
trò giỏi khắp nơi để đào tạo thành những người có học vấn và lam quan.
13

Năm 1821 Minh Mạng cho mở rộng thêm Quốc Tử Giám, dựng nhà Di Luân
Đường, giảng đường và các phòng cho tôn sinh và giám sinh ăn ở. Các loại
trường ở tỉnh phủ, huyện thuộc hệ thống Hương học”, số trường học đã tổ
chức đến huyện tuy chưa đều khắp nơi , có tổ chức trường học ở các tổng
xã, ấp là trường dân lập hay do tư thục _ đó là các trường do thầy đồ hay các
tu sĩ mở ra giống như các triều đại trước.
Nửa sau thế kỉ 19, khi thực dân Pháp mới đặt ách thống trị ở nước ta, hệ
thống trường học không được phát triển, giáo dục thời này chỉ tồn tại dưới
dạng các trào lưu nên hệ thống nhà trường không đươc thể hiện rõ.
Nội dung dạy học: vẫn sử dụng nho học, giảng dạy tứ thư ngũ kinh.
Phương pháp dạy và học tập: các trường nho học dưới triều Nguyễn bộc lộ
khuynh hướng chính học truyền thống nhằm làm cho người học thấm nhuần
sâu sắc những lời dạy của thánh hiền. trong giảng học 11 điều, điều 3 ghi rõ:
“phàm sách kinh, sách thư giảng đến thiên nào cần phải gấp sách đọc lại bản
văn cho thuộc làu, khiến cho thấm nhuần lời nói của thánh hiền…”. bên
cạnh đó còn học những nội dung về võ công, võ nghệ nhưng đều có xu
hướng giảm sút.
2. Pháp thuộc. (1858 – 1945)
Pháp xâm lược Việt Nam chúng gặp rất nhiều khó khăn trong việc học chữ
Hán và chữ Nôm. Để thực hiện mục đích cai trị của mình thì cần phải thành
lập các trường thông ngôn. Từ đó tạo điều kiện cho việc đào tạo tay sai và
cai trị nhân dân.
Ngày 21/9/1861 chúng ra nghị định thành lập trường thông ngôn Bá Đa Lộc
do cơ đốc tên là Coroc làm hiệu trưởng. Với nội dung dạy tiếng Pháp cho
người Việt, tiếng Việt cho người Pháp mục đích đào tạo những thông dịch
viên cho quân đội xâm lược và những thời kì làm việc trong các cơ quan
hành chính chúng bắt đầu phổ biến chữ quốc ngữ và chữ Pháp cho nhân dân
ta.
Ngày 16/7/1864: ra nghị định thành lập một số trường tiểu học ở một số tỉnh
dạy chữ quốc ngữ và dạy toán.

Năm 1866 mở được 47 trường với tổng số học sinh lên 1238 học sinh.
Ngày 10/7/1871: Pháp ra nghị định cho thành lập trường sư phạm thuộc địa
để đào tạo giáo viên và nhân viên công sở. Họ chủ yếu được đào tạo bằng
chữ pháp,chữ nho, chữ quốc ngữ là phụ. Trường nói trên đã đổi thành trường
học đầu tiên ở Nam Kỳ, tức trường Satxolu.luba sau này.
Năm 1873: thực dân pháp mở trường Hậu Bổ nhằm đào tạo thanh tra dân sự.
14
Năm 1874: cấm các trường tư không được mở cửa nếu không được phép của
chính quyền. Trong năm đó, thực dân Pháp chưa nêu giáo dục đến 2 bậc tiểu
học và trung học. Trường dạy học quốc ngữ ở làng tập trung về 6 trường: Sài
gòn, Chợ Lớn, Mỹ Tho, Vĩnh Long, Bến Tre,Sóc Trăng. Thời gian học là 3
năm, với nội dung là đọc, viết chữ quốc ngữ, chữ nho, chữ Pháp, số học…
Ngày 17/3/1879: hệ thống giáo dục cũ được thay thế bằng hệ thống giáo dục
mới, chia thành 3 cấp: 1, 2, 3. Các trường cấp 1 được gọi là trường Hàng
Tổng, cấp 2 Hàng Quận, cấp 3 Trung Học là 2 trường Bát đa lộc và
Satsolu.luba, trong thời gian chưa có trường cấp 3 thì trường Satsolu.luba
tạm dạng cấp 2.
Tóm lại hệ thống trường mà Pháp thành lập ở Việt Nam chiếm số lượng khá
lớn và đào tạo nhiều tay sai đắc lực thực hiện âm mưu cai trị.
V. Nhà trường Việt Nam 1945 đến nay.
Trong suốt tiến trình từ năm 1945 đến nay, nước ta dành được độc lập cùng
vớinhững ngày đầu trong công cuộc xây dựng đất nước và đối mặt với sự nhòm
ngó xâm lược,sự phá họai chính quyền non trẻ mới được thành lập của thế lực thù
địch rồi tiếp sau đó tiếp tục chiến đấu chống quân Pháp quay lại xâm lược lần 2
(1946 – 1954) và sau đó là Mỹ xâm lược (1954 – 1975) rồi nhân dân ta đã đấu
tranh chống giặc ngoại xâm và giành được độc lập năm1975 từ đó bắt tay vào xây
dựng đất nước. Chính vì vậy mà nước ta phải tiến hành đổi mới và từng bước xây
dựng mọi mặt để phù hợp với tình hình thực tế từng giai đoạn, trong đó có cả
những cải cách nội dung giáo dục trong và ngoài nhà trường. Hệ thống nhà trường
và nội dung giáo dục trong thời kỳ này thể hiện rõ ở các cuộc cải cách về giáo dục.

1. Cuộc cải cách giáo dục lần thứ nhất năm 1950.
1.1. Bối cảnh lịch sử.
Sau khi giành độc lập nước ta gặp nhiều khó khăn và ở trong tình thế
“ngàn cân treo sợi tóc” phải đối mặt với giặc ngoại xâm, giặc đói, giặc
dốt nhưng với sự lãnh đạo sáng suốt của Đảng đã đưa nước ta từng
bước vượt qua nhiều khó khăn.
Đầu năm 1950, Việt Nam dân chủ cộng hòa đã phá được thế bao vây
của kẻ địch, thiết lập quan hệ ngoại giao với các nước XHCN.Chiến
thắng biên giới 1950 mở ra cục diện mới về chính trị quân sự. Những
tiến bộ về kinh tế - tài chính tăng thêm sức mạnh của chính quyền
DCND. Cả nước bước vào một thời kì mới của cuộc kháng chiến
15
chống xâm lược. Trên đà chung đó, nền giáo dục phải được phát triển
cho phù hợp với bước tiến xã hội.
1.2. Quan điểm và những chủ trương lớn của cuộc cải cách
GD 1950
1.2.1. Xác định bản chất và mục đích của nền giáo dục mới.
Đề án của cuộc cải cách 1950 chỉ rõ: giáo dục là công cụ của một
giai cấp nhất định, không có giáo dục trung lập, giáo dục đứng
ngoài chính trị. Nhân dân Việt Nam sau khi đã giành được quyền
làm chủ về chính trị nhất thiết phải xây dựng được nền giáo dục
DCND phù hợp với lợi ích cơ bản của mình. Từ đó, làm nổi bật lên
mục đích của cuộc cải cách giáo dục lần này là phải hủy bỏ triệt để
nền giáo dục nô lệ cùng với những tàn dư của nó về nội dung,
phương pháp, phải xây dựng cơ sở tư tưởng mới về giáo dục
DCND và những thiết chế giáo dục và hệ thống tổ chức giáo dục
tương ứng.
1.2.2. Xác lập tính nguyên tắc, mục tiêu đào tạo, nội dung đào tạo,
phương châm đào tạo của nền giáo dục mới.
- Tính chất của nền giáo dục của dân, do dân ,vì dân.

- Nguyên tắc nền giáo dục: dân tộc, khoa học, đại chúng phục vụ
lợi ích của nhân dân Việt Nam, đấu tranh chống đế quốc và
phong kiến, giành độc lập dân tộc cho dân tộc và ruộng đất cho
dân cày.
- Mục tiêu đào tạo của nhà trường: giáo dục, bồi dưỡng thế hệ trẻ
thành những người “công dân lao động tương lai” trunng thành
với chế độ DCND và có đủ phẩm chât, năng lực phục vụ kháng
chiến, nhân dân.
- Nội dung giáo dục: nhằm vào những người học có tinnh thần
dân tộc, lòng yêu nước, chí căm thù giặc, tinh thần yêu chuộng
lao động , tôn trọng của công, tinh thần tập thể, phương pháp
suy luận và thói quen làm việc khoa học.
1.2.3. Kiến thiết cơ cấu hệ thống giáo dục và nhà trường mới.
Hệ thống giáo dục phổ thông gồm 3 cấp học:
- Cấp 1: 4 năm (lớp 1,2,3,4) thay thế cho bậc tiêu học cũ (không
kể một năm học lớp ấu trĩ hay vỡ lòng).
- Cấp 2: 3 năm (lớp 5, 6, 7) thay thế cho bậc THPT cũ 4 năm.
16
- Cấp 3: 2 năm (lớp 8, 9) thay thế cho bậc Trung học Chuyên
Khoa cũ 3 năm.
Các kì thi tiểu học, trunng học phổ thông đều bãi bỏ.Cuối năm
lớp 9 học sinh qua một kì thi tốt nghiệp có tính chất như một kì
tổng kiểm tra nhằm mục đích đánh giá tổng quát kết quả học
tập và rèn luyện học sinh sau 3 cấp học.
Hệ thống bình dân học vụ phục vụ người lớn, gồm có:
- Sơ cấp bình dân: 4 tháng, thanh toán nạn mù chữ.
- Dự bị bình dân: 4 tháng đưa trình độ người học đến lớp 3.
- Bổ túc bình dân: 8 tháng đưa trình độ người học đến lớp 5.
- Trung cấp bình dân (trung học bình dân): 18 tháng, dạy đến lớp
8 hoặc cao hơn một chút

Hệ thống giáo dục chuyên nghiệp
- Chuyên nghiệp sơ cấp thu nhận học sinh học xong cấp một hoặc bổ
túc bình dân và học nghề.
- Chuyên nghiệp trung cấp thu nhận học xong cấp hai hoặc trung cấp
bình dân vào đào tạo cán bộ kỹ thuật.
- Thời gian học của hệ này tùy theo tính chất ngành nghề, thường thì
học một đến hai năm cho hệ sơ cấp, từ hai đến bốn cho hệ trung cấp.
Năm 1952, Hội đồng chính phủ thông qua “chính sách giáo dục
chuyên nghiệp” trong đó quy định tổ chức các trường THCN, cụ thể
hóa đường lối cải cách giáo dục trong ngánh chuyên nghiệp. Chính
sách nhấn mạnh: phải thực hiện được mục đích là đào tạo những cán
bộ chuyên nghiệp, nắm vững kỹ thuật, giàu tinh thần trách nhiệm,
những cán bộ thực tiễn mới phục vụ kháng chiến và sản xuất, phục vụ
nhân dân, trước hết là công nông.
Đề án cải cách giáo dục tháng 7 năm 1950 có quy định bậc dự bị đại
học hai năm ( sau chỉ thực hiện 1 năm ) nhằm bổ túc cho học sinh đã
tốt nghiệp lớp 9 (phổ thông 9 năm) có đủ kiến thức tiếp tục học đại
học.
Hệ thống đại học thời kỳ này có đại học y khoa, cao cấp sư phạm, cao
đẳng công chính, thu nhận học sinh tốt nghiệp cấp ba ( lớp 9) hoặc đã
qua dự bị đại học.
Quản lý các nhà trường
17
Đề án tháng 7 năm 1950 xác định nguyên tắc lãnh đạo tập thể và dân chủ tập trung
trong các nhà trường. ở mỗi nhà trường, đặc biệt là các trường lớp có hội đồng
( hội đồng chuyên môn, hội đồng khen thưởng kỷ luật, hội đồng quản trị ).
Thành lập hội đồng quản tri gồm có đại biểu giáo viên, đại biểu cha mẹ học
sinh và đại biểu hiệu đoàn học sinh. Các hội đồng trên đều do hiệu trưởng làm chủ
tịch. Các thành viên của các hội đồng đều có quyền thảo luận biểu quyết như nhau.
Nhà trường cải cách đã tạo ra nhưng cơ sở thực tế để phối hợp giáo dục nhà

trường, giáo dục gia đình, giáo dục xã hội; phối hợp công tác nhà trường và công
tác của địa phương, tạo ra những nhân tố mới để thực hiện được sự lãnh đạo của
Đảng đối với trường học.
1.2.4. Ban hành chương trình mới, kế hoạch giảng dạy cho trường
phổ thông 9 năm và tổ chức biên soạn sách giáo khoa.
Để có điều kiện tập trung vào yêu cầu giáo dục của thời kỳ chống ngoại xâm,
chương trình phổ thông 9 năm đã phải bỏ hoặc tạm gác một số môn học chưa cần
thiết hoặc chưa đủ điều kiện giảng dạy tốt, song cũng đưa them một số môn để
thiết thực phục vụ nội dung kháng chiến.
Ngày 30 tháng 10 năm 1951, bộ giáo dục quy đinh kế hoạch giảng dạy giai đoạn:
- Cấp 1: lớp 1 và lớp 2 mỗi tuần học 17 giờ.
Lớp 3 và lớp 4 mỗi tuần học 19 giờ.
- Cấp 2: lớp 5, 6,7 mỗi tuần học 20 giờ.
- Cấp 3 : lớp 8,9 mỗi tuần học 21 giờ.
- Các môn tạm gác : ngoại ngữ, nhạc, vẽ, nữ công gia chánh.
- Các môn đưa thêm: thời sự chính sách, gióa dục công dân, tăng gia
sản xuất.
Các lớp đều có giờ sinh hoạt tập thể hàng tuần.Ở cấp II, cấp III giờ sinh hoạt lớp
do hiệu đoàn phụ trách, giáo viên phụ trách lớp có vai trò cố vấn.
Hè năm 1950, Bộ giáo dục thành lập trại tu thư tập hợp 30 giáo viên giỏi các cấp
tại Đào Dã (Phú Thọ) để biên soạn sách giáo khoa theo chương trình mới. Đồng
chí Trường Chinh – tổng bí thư của Đảng đã đến huấn thị cho cán bộ tham gia trại
tu thư, đồng chí chỉ rõ những vấn đề mới mà nền giáo dục mới (tính chất, mục tiêu,
đào tạo,…) cần phải quán triệt vào việc biên soạn sách giáo khoa. Trong hoàn cảnh
18
lúc đó kháng chiến đang khẩn trương, đồng chí Trường Chinh đề nghị tập trung
khả năng trước hết vào việc biên soạn các môn học: Quốc văn, lịch sử, toán, lý,
hóa, chính trị thường thức.
Vì tình hình chiến sự, trại hoạt động không được liên tục, nhưng đến năm 1952,
với tinh thần làm việc khẩn trương, trại tu thư đã hoàn thành biên soạn lại toàn bộ

sách giáo khoa cấp 1 theo chương trình mới. Các sách cấp 2, cấp 3 biên soạn được
một số tài liệu về lịch sử, chính trị, giáo dục công dân.
Thực hiện tinh thần của cuộc cải cách lần này, ngành giáo dục đã thực hiện dạy
tiếng Việt ở bậc đại học, hoàn tất việc đưa tiếng Việt vào dạy ở các nhà trường vốn
đã được triển khai sau cách mạng tháng 8 năm 1945.
Như vậy, ngay từ cuộc cải cách giáo dục lần thứ nhất, tuy trong hoàn cảnh kháng
chiến vô cùng khó khăn gian khổ nhưng Đảng và chính phủ vẫn luôn quan tâm và
dốc sức cho công cuộc đổi mới giáo dục và hiệu quả lớn nhất đó là đã đưa tiếng
Việt vào nhà trường thay cho tiếng Pháp trước đây.
1.3. Một số sự kiện chính trị lớn của đất nước trong các năm 1950 –
1951 có tác dụng thúc đẩy cuộc cải cách giáo dục lần thứ nhất
1.3.1. Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ 2
Diễn ra khi ngành giáo dục bắt đầu triển khai cải cách giáo dục, nó có ý nghĩa đặc
biệt cho sự phát triển của ngành.
Chính cương của Đảng do đại hôi thông qua đã xác định phương hướng nhiệm vụ
đào tạo con người: ”Để đào tạo con người mới, cán bộ mới và đẩy mạnh kháng
chiến kiến quốc, phải bài trừ tàn tích văn hóa giáo dục thực dân và phong kiến,
phát triển nền văn hóa giáo dục có tính chất dân tộc, khoa học, đại chúng”.
Chính cương cũng xác định nhiệm vụ chủ đạo của giáo dục: thủ tiêu nạn mù chữ,
cái cách chế độ giáo dục, mở các trường chuyên nghiệp.
1.3.2. Đại hội giáo dục toàn quốc
Tháng 7/1951, Bộ giáo dục triệu tập hội nghị giáo dục toàn quốc họp tại Việt Bắc
nhằm mục đích rút kinh nghiệm từ các thí điểm bước đầu của cải cách giáo dục và
quyết định mở rộng triển khai hệ thống giáo dục mới.
19
Hồ Chủ tịch đã gửi thư cho đại hội và gợi ý cần kiểm thảo kỹ công tác cải cách về
chương trình và cách thi hành. Bức thư của Bác Hồ là kim chỉ nam cho đại hội làm
việc. Từ thư của Bác đại hội đã “kiểm thảo” và tìm ra ưu khuyết điểm thực sự của
ngành và nêu ra được nhiều đề nghị thích đáng với bộ giáo dục để triển khai tốt
cuộc cải cách giáo dục.

Vể phương châm giáo dục, Đại hội chỉ ra: “giáo dục phục vụ kháng chiến chủ yếu
là tiền tuyến, giáo dục phục vụ nhân dân chủ yếu là công nông binh, giáo dục phục
vụ sản xuất chủ yếu là nông nghiệp.
Về nội dung giáo dục: Đại hội đề nghị chuyển các môn học sử, địa, khoa học
thường thức ở các lớp cấp 1 thành môn học thống nhất là “tập đọc” để tinh giản nội
dung giảng dạy và dễ cải tiến phương pháp giảng dạy phù hợp với lứa tuổi.
Về tổ chức nhà trường: Đại hội kiến nghị đưa “tăng gia sản xuất” và “sinh hoạt tập
thể” vào chính khóa, đề cao “Hiệu đoàn học sinh”, bỏ tổ chức “ học sinh quân”,
xây dựng “công đoàn giáo dục”.
Từ đây, Bộ giáo dục đã có những sự điều chỉnh cần thiết đối với nhà trường. Bộ đã
bắt đầu tổ chức năm học theo hình thức:
- Năm học bắt đầu từ 1/1 năm dương lịch và kết thúc vào ngày 31/12.
- Thời gian gồm 2 học kỳ, mỗi học kỳ gồm 4 tháng, xen vào giữa có 2 đợt
nghỉ, mỗi đợt nghỉ 2 tháng, gọi là nghỉ mùa, tức nghỉ hè và nghỉ đông
(thờigian nghỉ tương ứng với vụ gặt và vụ cấy).
Quy định này bắt đầu được thực hiện từ năm 1952.
1.3.3. Tài liệu “Nói về công tác huấn luyện và học tập” của chủ tịch Hồ Chí
Minh.
Cuộc cải cách giáo dục được từ tháng tháng 7/1950, tuy nhiên 2 tháng trước đó,
cuộc cải cách này đã được định hướng bằng 1 văn bản rất hữu ích, đó là: “Nói về
công tác huấn luyện và học tập của Chủ tịch Hồ Chí Minh”.
Là bài nói của Bác cho Hội nghị toàn quốc lần thứ nhất về công tác huấn luyện và
học tập khai mạc tại Việt Bắc 6/5/1950.Bài nói không dài, chỉ khoảng 40000 nghìn
từ nhưng bao quát toàn diện vấn đề huấn luyện (dạy) và học tập của phương thức
giáo dục mới.
20
2. Cải cách giáo dục lần 2 (1956)
2.1. Bối cảnh chính trị - xã hội của cuộc cải cách giáo dục lần 2
Miền Bắc hoàn toàn giải phóng và qua những năm đầu của cuộc khôi
phục kinh tế bước vào thời kì xây dựng chủ nghĩa xã hội tiến hành

cuộc đấu tranh thống nhất nước nhà.
Tháng 3/1956, Đại hội giáo dục Phổ thông toàn quốc họp bàn việc triển khai
nghị quyết Hội nghị trung ương lần thứ 7 của ban chấp hành trung ương Đảng
khóa II. Hội nghị đã thong qua đề án do Bộ giáo dục khởi thảo, nêu nhiệm vụ
sáp nhập 2 hệ thống giáo dục 9 năm của vùng tự do và 12 năm của vùng giải
phóng. Đó chính là cuộc cải cách giáo dục lần 2. Cuộc cải cách đặt cơ sở cho
việc thành lập hệ thống giáo dục phổ thong 10 năm theo tính chất nền giáo dục
xã hội chủ nghĩa.
2.2. Mục tiêu và nội dung cơ bản của cuộc cải cách giáo dục 1956
Giáo dục mang tính chất xã hội chủ nghĩa, lấy chủ nghĩa Mac – Lênin làm nền
tảng tư tưởng nhằm phục vụ cho nhân dân lao động. Mục đích của giáo dục
Việt Nam là nhằm “đào tạo, bồi dưỡng thanh và thiếu niên trở thành những
người phát triển vệ mọi mặt, những công dân tốt trung thành với tổ quốc,
những người lao động tốt, cán bộ tốt của nhà nước có tài, có đức để phát triển
chế độ dân chủ nhân dân tiến lên xây dựng chế độ xã hội chủ nghĩa ở nước ta,
đồng thời để thực hiện thống nhất nước nhà trên cơ sở độc lập và dân chủ”.
Nội dung giáo dục mang tính chất toàn diện bao gồm 4 mặt là đức, trí, thể, mỹ.
Phương châm giáo dục “liên hệ lý luận với thực tiễn, gắn nhà trường với đời
sống xã hội”.
Phương hướng chịnh trị của giáo dục là “toàn bộ công tác giáo dục phải phục
tùng đường lối chính trị của chính phủ dân chủ cộng hòa và Đảng lao động
Việt Nam”.
Hệ thống giáo dục phổ thông được xác định 10 năm học bao gồm 3 cấp học:
- Cấp I: 4 năm
- Cấp II: 3 năm
- Cấp III: 3 năm
Cuối cấp I, cấp II, học sinh thi hết cấp và cuối cấp 3 thi tốt nghiệp trung học
phổ thông.
Trước khi vào học cấp I, học sinh phải học qua lớp vỡ lòng để biết đọc biết viết,
biết đếm đến số 10; về hạn tuổi vào lớp 1 ít nhất học sinh phải 7 tuổi tròn.

21
Năm học được quy định với 9 tháng học, bắt đầu từ tháng 1 đến tháng 9 và kết thúc
vào 31/5. Các tháng 6, 7, 8 là nghỉ hè.Số tuần thực học từ 33 – 35 tuần.Số tiết học
ở cấp II, cấp III mỗi tuần là 29 – 30 tiết.
So với cuộc cải cách giáo dục lần 1, cuộc cải cách lần 2 diễn ra trong nhiều điều
kiện thuận lợi hơn mà trên hết là cuộc kháng chiến chống Pháp của nhân dân ta
giành thắng lợi vẻ vang, miền Bắc hoàn toàn giải phóng nên đã tạo điều kiện để
thực hiện cải cách đi đến những đổi mới nhất định trong toàn ngành giáo dục và
nền giáo dục nước ta đi vào ổn định từ quy mô tổ chức quản lý đến hình thức tổ
chức dạy học. Tuy nhiên cuộc cải cách vẫn còn thiếu xót, và theo quy luật của sự
phát triển, tất yếu sẽ có 1 cuộc cải cách tiếp theo, hoàn chỉnh hơn và bổ sung cho
những nhược điểm của cuộc cải cách trước nó.
3. Cuộc cải cách giáo dục lần thứ 3 (1979). Một chính sách lớn về
xây dựng và phát triển nền giáo dục xã hội chủ nghĩa ở Việt
Nam.
3.1. Hoàn cảnh chính trị - xã hội dẫn đến cải cách
Công cuộc xây dựng và bảo vệ tổ quốc xã hội chủ nghĩa đặt ra những yêu
cầu mới cho giáo dục, trong khi đó hệ thống giáo dục được cải cách từ 1954
đã bộc lộ những thiếu xót mà sự cải tiến cục bộ không thể nào bổ sung được.
Chính vì vậy, cải cách toàn bộ hệ thống giáo dục trở thành một đòi hỏi khách
quan. Đại hội lần thứ 5 Đảng cộng sản Việt Nam đã quyết định tiến hành
một cuộc cải cách sâu rộng toàn bộ hệ thống giáo dục quốc dân nhằm làm
cho hệ thống giáo dục phục vụ đắc lực hơn, có hiệu quả hơn cho sự nghiệp
xây dựng xã hội chủ nghĩa.
Tháng 1/1979, Bộ chính trị, Ban chấp hành trung ương Đảng cộng sản Việt
Nam đã ban hành nghị quyết tiến hành cải cách giáo dục.
3.2. Ba mục tiêu lớn của cuộc cải cách giáo dục lần 3
+) Làm tốt việc chăm sóc và giáo dục trẻ ngay từ thuở ấu thơ cho đến lúc
trưởng thành nhằm tạo ra cơ sở ban đầu rất quan trọng của con người Việt
Nam mới, người lao động làm chủ tập thể và phát triển toàn diện.

+) Thực hiện phổ cập giáo dục toàn dân, góp phần xây dựng quyền làm chủ
tập thể của nhân dân lao động, tạo điều kiện thuận lợi cho việc tiến hành 3
cuộc cách mạng.
22
+) Đào tạo và bồi dưỡng với quy mô ngày càng lớn đội ngũ lao động mới có
phẩm chất chính trị và cách mạng, có trình độ khoa học kỹ thuật và quản lý
phù hợp với yêu cầu phân công lao động trong nền sản xuất lớn xã hội chủ
nghĩa. Cải cách giáo dục dựa trên những nguyên lý cơ bản của nền giáo dục
xã hội chủ nghĩa; học đi đôi với hành, giáo dục gắn liền với lao động sản
xuất, nhà trường gắn liền với xã hội.
Cải cách về giáo dục là một sự thay đổi sâu sắc cả về cơ cấu hệ thống giáo dục và
về phương pháp giáo dục, nội dung giáo dục.
Hệ thống giáo dục mới là một thể thống nhất và hoàn chỉnh bao gồm: giáo dục
mầm non, giáo dục phổ thông và giáo dục chuyên nghiệp, giáo dục đại học; mạng
lưới trường lớp tập trung, không thoát ly sản xuất và công tác.
Giáo dục mầm non tiến hành một cách liên tục trong các nhà trẻ và các trường mẫu
giáo cho trẻ từ 2 tháng đến 6 tuổi.
Giáo dục phổ thông được chia thành 2 bậc: PTCS và PTTH. Trường PTCS là 1 thể
thống nhất từ lớp 1 đến lớp 9, đó là bậc học sẽ tiến tới phổ cập bắt buộc cjo tất cả
thiếu niên từ 6 đến 15 tuổi. Trường PTCS có nhiệm vụ giáo dục toàn diện cho học
sinh, đạt trình độ văn hóa phổ thông tương đối hoàn chỉnh, có năng lực làm các
loại lao động phổ thông, để hoặc trực tiếp đi vào sản xuất, công tác hoặc học lên
PTTH bằng nhiều con đường khác nhau.
+) Nội dung giáo dục ở trường PTCS có tính chất toàn diện và kỹ thuật tổng hợp.
+) Phương pháp giáo dục: coi trọng việc xây dựng cho học sinh tính chủ động, thói
quen tự học.
Trường PTTH, từ lớp 10 đến lớp 12, có nhiệm vụ nâng cao trình độ văn hóa phổ thông
cho những học sinh có thể vào đại học, cao đẳng, THCN, trường dạy nghề hoặc trực
tiếp tham gia lao động sản xuất. Đối với hệ thống trường THPT có thể có nhiều loại
hình khác nhau, trong đó chú trọng phát triển loại trường vừa học vừa làm lao động

sản xuất.
+) Nội dung giáo dục có tính chất toàn diện và kỹ thuật tổng hợp.
+) Phương pháp giáo dục phát huy sở trường và năng khướu cá nhân.
23
Giáo dục chuyên nghiệp gồm hệ thống các trường dạy nghề (nhận học sinh tốt
nghiệp phổ thông và thời gian học tập là 1 đến 3 năm) có nhiệm vụ đào tạo và bồi
dưỡng đội ngũ công nhân và nhân viên kỹ thuật, nghiệp vụ có phẩm chất chính trị
tốt, tay nghề giỏi và có sức khỏe. Hệ thống các trường THCN nhận học sinh tốt
nghiệp PTTH, thời gian học từ 1 đến 2 năm có nhiệm vụ đào tạo cán bộ thực hành
có trình độ trung học về kỹ thuật nghiệp vụ và quản lý kinh tế, văn hóa, giáo dục,
nghệ thuật, y tế.
Giáo dục đại học bao gồm các trường đại học và các trường cao đẳng. Đại học (từ
4 đến 5 năm) đào tạo và bồi dưỡng cử nhân khoa học và kỹ thuật, nghiệp vụ, quản
lý có trình độ đại học và trên đại học, có lý tưởng cách mạng, có năng lực nghiên
cứu khoa học hoặc chỉ đâọ thực hiện những nhiệm vụ chuyên môn do mình phụ
trách. Các trường cao đẳng ( thời gian 3 năm) có nhiệm vụ đào tạo và bồi dưỡng
cán bộ thực hành có trình độ đại học về kỹ thuật và nghiệp vụ.
Xây dựng và phát triển hệ đào tạo trên đại học để tạo đội ngũ đông đảo cán bộ
khoa học và kỹ thuật có trình độ cao và hệ bồi dưỡng sau đại học giúp cho những
người tốt nghiệp đại học mở rộng kiến thức, trau dồi nghiệp vụ.
Một nội dung quan trọng của cuộc cải cách giáo dục là xây dựng mà phát triển đội
ngũ giáo viên xã hội chủ nghĩa và cán bộ quản lý giáo dục phát triển xã hội chủ
nghĩa,đó là lực lượng nòn cốt trong sự nghiệp giáo dục. Giáo viên và cán bộ quản
lý giáo dục phải là những người có lý tưởng xã hội chủ nghĩa, có kiến thức cần
thiết cần thiết, có đạo đức xã hội chủ nghĩa, thiết tha yêu nghề, yêu trẻ và thành
thạo nghiệp vụ sư phạm. Tiến hành 1 cuộc cải cách trong đào tạo đội ngũ giáo viên
và cán bộ quản lý đúng tiêu chuẩn cả chính trị lẫn nghiệp vụ đáp ứng được yêu cầu
giảng dạy, giáo dục theo nội dung chương trình và phương pháp của cuộc cải cách
giáo dục, theo kịp được sự phát triển của xã hội cũng như của sự nghiệp giáo dục,
phấn đấu từng bước để ngày càng có nhiều giáo viên mẫu giáo và cô nuôi dạy trẻ

có trình độ trung học. Để thực hiện cái cách giáo dục, cần tiến hành tốt các biện
pháp:
+) Cải tiến chương trình học và biên soạn sach giáo khoa mới
+) Tăng cường cơ sở vật chất kỹ thuật của một trường học
+) Kiện toàn tổ chức quản lý và tăng cường công tác quản lý của ngành giáo dục
24
+) Đẩy mạnh công tác nghiên cứu khoa học giáo dục.
4. Chủ trương và chính sách cụ thể triển khai cải cách giáo dục
trong những năm 1975 – 1985.
Sau nghị quyết cải cách giáo dục được ban hành, hàng loạt chính sách, chủ trương
cụ thể đã được thực hiện nhằm triển khai cải cách giáo dục. Trước hết:
+) Cuộc vận động giáo dục chính trị, đạo đức, tư tưởng xã hội chủ nghĩa trong toàn
bộ hệ thống giáo dục quốc dân.
+) Sau hội nghị trung ương lần 6 (khóa 6) và Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ 5.
Hội đồng Bộ trưởng đã chủ trương đẩy mạnh việc giáo dục kỹ thuật tổng hợp và
công tác hướng nghiệp trong nhà trường phổ thông, đồng thời tổ chức sử dụng hợp
lý họ sinh tốt nghiệp PTCS và PTTH, vừa giáo dục lao động vừa công tác hướng
nghiệp trong nhà trường phổ thông nhằm mục đích bồi dưỡng, hướng dẫn việc
chọn nghề của học sinh cho phù hợp với năng khiếu cá nhân.
+) Đại hội lần thứ 5 Đảng cộng sản Việt Nam khẳng định những thành tựu to lớn
mà nền giáo dục XHCN đã đạt được, tuy nhiên cũng chỉ ra những tồn tại và yếu
điểm, đồng thời chỉ rõ nhiệm vụ trong những năm tới là triển khai cải cách giáo
dục và phát triển sự nghiệp giáo dục một cách tích cực và vững chắc theo bước đi
phù hợp với yêu cầu và khả năng của nền kinh tế quốc dân và phải ra sức nâng cao
chất lượng giáo dục, coi trọng giáo dục hướng nghiệp cho học sinh phổ thông. Ở
miền Nam và miền núi, đi đôi với mạt chất lượng phải chú trọng phát triển cả về số
lượng trường lớp, nhất là bậc phổ thông, đồng thời không xem nhẹ công tác bổ túc
văn hóa xóa nạn mù chữ. Bên cạnh đó, Đại hội cũng chỉ rõ phương hướng phát
triển của ngành giáo dục… (ĐCSVN, văn kiện ĐHĐB toàn quốc lần thứ 5. NXB
Sự thật, T1, Tr 96).

Sau hội nghị trung ương lần thứ 3 (khóa V), Hội đồng Bộ trưởng đã thông qua nghị
quyết về công tác giáo dục trong những năm trước mắt. Nghị quyết nhằm triển
khai công tác cải cách giáo dục, trong những năm trước mắt đã đề ra những chủ
trương và biện pháp cấp bách của ngành giáo dục, nghị quyết có tác dụng rất quan
trọng đối với việc phát triển giáo dục trong những năm 80…
Để thực hiện cải cách giáo dục, đến năm 1990 hoàn thành việc thay sách giáo
khoa mới cho tất cả 12 lớp của hệ thống giáo dục phổ thông mới. Nghị quyết cũng
25

×