Tải bản đầy đủ (.pdf) (268 trang)

TÀI LIỆU HƯỚNG dẫn GIẢNG dạy tư vấn NUÔI DƯỠNG TRẺ NHỎ tại cơ sở y tế

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (10.52 MB, 268 trang )







TÀI LIỆU HƯỚNG DẪN GIẢNG DẠY

TƯ VẤN NUÔI DƯỠNG TRẺ NHỎ

TẠI CƠ SỞ Y TẾ








Hà Nội, tháng 7/2011
ALIVE & THRIVE VIỆT NAM

Tài liệu hướng dẫn giảng dạy Tư vấn Nuôi dưỡng trẻ nhỏ tại cơ sở y tế Trang 2/268

Lời cám ơn
Dự án Alive & Thrive xin trân trọng ghi nhận sự hỗ trợ đặc biệt quý báu của Viện
Dinh Dưỡng Quốc Gia Việt Nam trong việc biên tập và đóng góp ý kiến giúp xây
dựng bộ tài liệu “Hướng dẫn giảng dạy tư vấn nuôi dưỡng trẻ nhỏ” cho cán bộ y
tế và truyền thông viên cơ sở.
Chúng tôi xin trân trọng cảm ơn các chuyên gia đầu ngành về dinh dưỡng trẻ
nhỏ; đào tạo và truyền thông thay đổi hành vi đã hỗ trợ kỹ thuật và chủ biên


trong quá trình phát triển bộ tài liệu này, bao gồm:
1. TS. Phạm Thị Thúy Hòa, Giám Đốc Trung tâm Đào tạo Thực phẩm Dinh
dưỡng - Viện Dinh Dưỡng Quốc Gia
2. Ths. Huỳnh Nam Phương, Chuyên viên Trung tâm Đào tạo Thực phẩm Dinh
dưỡng - Viện Dinh Dưỡng Quốc Gia
3. Ths. Trịnh Ngọc Quang, Trưởng Phòng Giáo Dục và Đào Tạo – Trung tâm
Giáo dục Truyền thông và Sức Khỏe - Bộ Y Tế
4. Ths. Trần Thị Nhung – Trung tâm Giáo dục Truyền thông và Sức Khỏe – Bộ
Y Tế
Chúng tôi cũng xin đặc biệt gửi lời cám ơn đến những cán bộ y tế và hội viên Hội
Phụ nữ từ 14 tỉnh/ thành phố đã tham gia đào tạo để trở thành giảng viên nguồn
của dự án và đã đóng góp những ý kiến quí báu mang tính thực tiễn để hoàn
chỉnh bộ tài liệu này.
Chúng tôi xin chân thành cám ơn nhóm cán bộ chương trình A&T tại Việt Nam
đã phối hợp chặt chẽ với nhóm biên soạn tài liệu xem xét và đóng góp ý kiến cho
bộ tài liệu này. Sự hỗ trợ đặc biệt của nhóm cán bộ đánh giá của A&T trong việc
phát triển bộ câu hỏi kiểm tra trước & sau khóa học cũng như đánh giá hiệu quả
các khóa đào tạo giảng viên nguồn của dự án có vai trò quan trọng trong quá
trình hoàn chỉnh bộ tài liệu.
Chúng tôi cũng xin gửi lời cám ơn đến TS. Maryanne, Cố vấn kỹ thuật của AED
đã có những nhận xét góp ý về nội dung kỹ thuật cũng như cấu trúc của bộ tài
liệu.
Chúng tôi xin cảm ơn Tổ chức Y tế thế giới (WHO), UNICEF, PAHO và các tổ
chức khác đã cho phép chúng tôi sử dụng tư liệu trong quá trình soạn thảo bộ tài
liệu này.
Cuối cùng chúng tôi xin trân trọng cảm ơn Vụ Sức khỏe Bà Mẹ và Trẻ Em - Bộ
Y tế đã hỗ trợ và hướng dẫn chúng tôi trong quá trình xây dựng bộ tài liệu này.
A&T trân trọng cảm ơn quỹ Bill & Melinda Gates đã hỗ trợ tài chính cho dự án.
ALIVE & THRIVE VIỆT NAM


Tài liệu hướng dẫn giảng dạy Tư vấn Nuôi dưỡng trẻ nhỏ tại cơ sở y tế Trang 3/268

Nội dung
Lời cám ơn 2
Nội dung 3
Từ viết tắt 4
Giới thiệu 5
Những điểm lưu ý cho giảng viên 7
Một số chỉ số và khái niệm về NDTN 10
PHẦN 1 TỔNG QUAN 11
Bài lượng giá trước khóa học 12
Chương trình tập huấn 13
Bài 1: Giới thiệu - Làm quen 14
Bài 2: Mục tiêu - Chương trình tập huấn 16
Bài 3: Giới thiệu về vấn đề Nuôi dưỡng trẻ nhỏ 18
Bài 4: Tình hình nuôi dưỡng trẻ nhỏ tại Việt Nam 24
PHẦN 2 GIỚI THIỆU CHUNG VỀ DỰ ÁN A&T VÀ MÔ HÌNH CAN THIỆP 34
Bài 5: Giới thiệu về dự án Alive & Thrive và Mô hình phòng tư vấn nuôi dưỡng trẻ
nhỏ theo phương thức nhượng quyền 35
Bài 6: Dịch vụ tư vấn Nuôi dưỡng trẻ nhỏ và cơ hội tiếp xúc cá thể và nhóm . 46
PHẦN 3 TRUYỀN THÔNG THAY ĐỔI HÀNH VI 51
Bài 7: Truyền thông thay đổi hành vi 52
Bài 8. Kỹ năng truyền thông Phần 1 – Kĩ năng lắng nghe và thấu hiểu, kĩ năng
quan sát 62
BÀI 9. Kỹ năng truyền thông - Phần 2 - Kỹ năng xây dựng niềm tin và cung cấp hỗ
trợ - 68
Bài 10. Tư vấn cá nhân với bà mẹ và người chăm sóc trẻ 73
Bài 11. Tư vấn nhóm bà mẹ về nuôi dưỡng trẻ nhỏ 77
PHẦN 4 NUÔI DƯỠNG TRẺ NHỎ (NUÔI CON BẰNG SỮA MẸ - ĂN BỔ SUNG) 83
Bài 12. Chăm sóc sức khỏe và dinh dưỡng cho phụ nữ có thai và đang cho con

bú 84
Bài 13. Tầm quan trọng của Nuôi con bằng sữa mẹ 90
Bài 14. Nhu cầu dinh dưỡng của trẻ dưới 6 tháng tuổi 99
Bài 15. Quá trình sản xuất sữa mẹ 103
Bài 16. Thực hành trên lớp – Tư vấn cá nhân về nuôi con 110
bằng sữa mẹ 110
Bài 17. Thực hành trên lớp – Tư vấn nhóm về nuôi con bằng sữa mẹ 114
Bài 18. Đặt trẻ vào vú mẹ và giúp trẻ ngậm bắt vú đúng 118
Bài 19. Đánh giá một bữa bú 127
Bài 20. Vắt sữa và cách bảo quản sữa 133
Bài 21. Các khó khăn thường gặp khi nuôi con bằng sữa mẹ 140
Bài 22. Thực hành lâm sàng 155
Bài 23: Tầm quan trọng của ăn bổ sung 159
Bài 24: Số lượng và chất lượng ăn bổ sung 167
Bài 25. Cách cho trẻ ăn 177
Bài 26. Thực hành trên lớp - Khuyến khích và quản lý ăn bổ sung hợp lý 183
Bài 27. Chuẩn bị bữa ăn hợp vệ sinh và an toàn thực phẩm 187
Bài 28. Nuôi dưỡng trẻ bệnh và trẻ có mẹ bị nhiễm HIV 192
Bài 29. Đánh giá tình trạng dinh dưỡng 199
Bài 30. Nghị định 21 208
Tài liệu tham khảo 218
PHẦN 5 PHỤ LỤC 219
BẢNG KIỂM KỸ NĂNG TƯ VẤN CÁ NHÂN VỀ NUÔI DƯỠNG TRẺ NHỎ 220
BẢNG KIỂM KỸ NĂNG TƯ VẤN NHÓM VỀ NUÔI DƯỠNG TRẺ NHỎ 221
BÀI KIỂM TRA ĐẦU CUỐI KHÓA HỌC 222
ĐÁNH GIÁ TỔNG KẾT KHÓA HỌC 230
HƯỚNG DẪN TẬP HUẤN THEO DÕI VÀ GIÁM SÁT 268
ALIVE & THRIVE VIỆT NAM

Tài liệu hướng dẫn giảng dạy Tư vấn Nuôi dưỡng trẻ nhỏ tại cơ sở y tế Trang 4/268


Từ viết tắt

A&T Alive& Thrive
ABS Ăn bổ sung
AED Viện Phát triển Giáo dục
ATTP An toàn thực phẩm
BMI Chỉ số khối cơ thể
GV Giảng viên
HIV/AIDS
Virus gây suy giảm miễn dịch ở người/
Hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải ở người
HV Học viên
IYCF Nuôi dưỡng trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ
NCBSM Nuôi con bằng sữa mẹ
NCBSMHT Nuôi con bằng sữa mẹ hoàn toàn
NDTN Nuôi dưỡng trẻ nhỏ
SDD Suy dinh dưỡng
TC-BP Thừa cân béo phì
TT CSSKSS Trung tâm chăm sóc sức khỏe sinh sản
TTDD Tình trạng dinh dưỡng
TYT Trạm y tế
WHO Tổ chức y tế thế giới
ALIVE & THRIVE VIỆT NAM

Tài liệu hướng dẫn giảng dạy Tư vấn Nuôi dưỡng trẻ nhỏ tại cơ sở y tế Trang 5/268

Giới thiệu
Giải quyết tình trạng suy dinh dưỡng trẻ em, đặc biệt là suy dinh dưỡng thể thấp
còi ở trẻ dưới hai tuổi đang là ưu tiên lớn của Chính phủ Việt Nam. Trong những

năm gần đây, Việt Nam không ngừng nỗ lực nhằm giảm tỉ lệ suy dinh dưỡng ở
trẻ dưới năm tuổi từ 38,7% vào năm 1999 xuống còn 31,9% vào năm 2009 (Viện
Dinh dưỡng Quốc gia). Tuy nhiên, tỉ lệ nhẹ cân và đặc biệt là tỉ lệ thấp còi ở trẻ
dưới hai tuổi ở Việt Nam còn cao so với các nước có cùng điều kiện kinh tế
trong khu vực. Tỉ lệ nuôi con bằng sữa mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu quá thấp
(17%) và thực hành ăn bổ sung chưa hợp lý là những nguyên nhân chính dẫn
dến tỉ lệ suy dinh dưỡng thấp còi cao ở trẻ dưới hai tuổi tại Việt Nam.
Nhằm hỗ trợ chính phủ trong nỗ lực giảm tỉ lệ suy dinh dưỡng cao ở trẻ dưới
năm tuổi, tổ chức Save the Children đã hợp tác với Viện Phát triển Giáo dục (viết
tắt là AED), GMMB, Viện Nghiên cứu và Chính sách Lương thực Quốc tế, cùng
trường Đại học California Davis thực hiện dự án Alive & Thrive ở Việt Nam trong
năm năm (2009-2013). Dự án này nhằm góp phần giảm tỉ lệ suy dinh dưỡng và
tử vong trẻ em gây ra do các thực hành nuôi dưỡng trẻ nhỏ chưa tối ưu bằng
cách thúc đẩy các thực hành nuôi con bằng sữa mẹ và ăn bổ sung cho trẻ từ 0
đến 24 tháng tuổi.
Để đạt được mục tiêu trên, A&T sẽ hỗ trợ các cơ sở y tế ở 14 tỉnh/thành thiết lập
các dịch vụ tư vấn nuôi dưỡng trẻ nhỏ ở cả khu vực nông thôn và thành thị
thông qua mô hình phòng tư vấn nuôi dưỡng trẻ nhỏ theo phương thức nhượng
quyền xã hội và nhóm hỗ trợ nuôi dưỡng trẻ nhỏ ở khu vực miền núi. Alive &
Thrive cũng đã xây dựng một bộ tài liệu sử dụng để đào tạo kiến thức cũng như
kĩ năng tư vấn về nuôi dưỡng trẻ nhỏ cho cán bộ thực hiện dự án đang làm việc
tại các cơ sở y tế hoặc các truyền thông viên cơ sở như cộng tác viên dinh
dưỡng, y tế thôn bản và phụ nữ thôn. Các cán bộ được đào tạo sẽ có khả năng
cung cấp dịch vụ tư vấn nuôi dưỡng trẻ nhỏ tại các cơ sở y tế cũng như ở cộng
đồng. Bộ tài liệu bao gồm bốn quyển tài liệu hướng dẫn giảng dạy cho giảng
viên và bốn quyển tài liệu học viên như sau:
STT Chủ đề
Tài liệu
giảng viên
Tài liệu

học viên
1.

Quản lý và vận hành phòng tư vấn nuôi dưỡng trẻ nhỏ
“Mặt trời bé thơ“
Ѵ Ѵ
2.

Tư vấn nuôi dưỡng trẻ nhỏ tại cơ sở y tế Ѵ Ѵ
3.

Truyền thông thay đổi hành vi tại cộng đồng về nuôi
dưỡng trẻ nhỏ (dành cho Mô hình phòng tư vấn)
Ѵ Ѵ
4.

Truyền thông thay đổi hành vi về nuôi dưỡng trẻ nhỏ
tại địa bàn khó khăn (Mô hình nhóm hỗ trợ nuôi
dưỡng trẻ nhỏ)
Ѵ Ѵ
ALIVE & THRIVE VIỆT NAM

Tài liệu hướng dẫn giảng dạy Tư vấn Nuôi dưỡng trẻ nhỏ tại cơ sở y tế Trang 6/268

Trong đó, quyển tài liệu hướng dẫn giảng dạy thứ tư chỉ dùng để đào tạo tuyên
truyền viên tại những địa bàn dự án có xây dựng mô hình nhóm hỗ trợ NDTN do
người dân khó tiếp cận với các cơ sở y tế.
Đây là Quyển tài liệu hướng dẫn giảng dạy 2 dành cho giảng viên tuyến tỉnh sử
dụng để đào tạo cán bộ y tế về Nuôi dưỡng trẻ nhỏ.
Chúng tôi rất mong nhận được những ý kiến đóng góp cũng như gợi ý từ người

sử dụng để hoàn thiên bộ tài liệu này. Mọi ý kiến đóng góp xin gửi về Bà Trần
Thị Kiệm – Văn phòng dự án A&T – Nhà E4B – Khu ngoại giao đoàn Trung Tự -
số 6 Đặng Văn Ngữ hoặc qua hòm thư điện tử:
Nếu muốn in ấn và sử dụng một phần hay toàn bộ quyển tài liệu này, cần phải
có sự đồng ý trước của dự án Alive & Thrive.
Xin chân thành cảm ơn.
ALIVE & THRIVE VIỆT NAM

Tài liệu hướng dẫn giảng dạy Tư vấn Nuôi dưỡng trẻ nhỏ tại cơ sở y tế Trang 7/268

Những điểm lưu ý cho giảng viên

Mục đích của tài liệu
Tài liệu này được giảng viên tuyến tỉnh đã được A&T đào tạo sử dụng để nâng
cao kĩ năng tư vấn nuôi dưỡng trẻ nhỏ cho các cán bộ trực tiếp làm công tác tư
vấn tại các cơ sở y tế cung cấp dịch vụ. Cơ sở nhận nhượng quyền bao gồm
các phòng tư vấn dinh dưỡng tại các bệnh viện tỉnh, huyện, trung tâm chăm sóc
sức khỏe sinh sản, trạm y tế xã, các phòng khám tư nhân do chính quyền tỉnh
lựa chọn và đội ngũ cán bộ của các cơ sở này cần được đào tạo nhằm giúp cơ
sở nhận được giấy chứng nhận nhượng quyền và bắt đầu cung cấp dịch vụ.
Các chủ đề Nuôi dưỡng trẻ nhỏ được đề cập ở tài liệu này bao gồm : Tổng quan
về Nuôi dưỡng trẻ nhỏ, chăm sóc dinh dưỡng cho phụ nữ có thai, nuôi con bằng
sữa mẹ, cho trẻ ăn bổ sung, vệ sinh an toàn thực phẩm, chăm sóc dinh dưỡng
cho trẻ bệnh và các kỹ năng tư vấn/truyền thông cần thiết để giảng viên tuyến
tỉnh có thể truyền đạt được những kiến thức cập nhật và kĩ năng cần thiết cho
cán bộ trực tiếp làm công tác tư vấn Nuôi dưỡng trẻ nhỏ tại các cơ sở y tế
Khóa học được thiết kế để học viên tham gia tích cực trong quá trình học tập
thông qua các phần trình bày ngắn, thảo luận, bài tập, thực hành trên lớp, thực
hành ở cộng đồng và bệnh viện. Các bài thực hành nhằm mục đích khuyến
khích phát triển kĩ năng.


Sử dụng tài liệu
Các bài giảng được xây dựng trên khung thời gian gợi ý trong 5.5 ngày và có thể
thay đổi tùy thuộc vào kết quả của đánh giá nhu cầu đào tạo đầu khóa học. Ví dụ
với những đối tượng hiện đang tham gia vào việc cung cấp dịch vụ tư vấn nuôi
dưỡng trẻ nhỏ, nội dung và thời lượng có thể điều chỉnh và rút gọn cho phù hợp
với kinh nghiệm và năng lực của học viên.
Các ví dụ và bài tập cũng có thể thay đổi cho phù hợp với đối tượng của từng
khóa học.
Các phần giảng được sắp xếp như sau:
- Khung bài giảng: cung cấp thông tin về mục tiêu bài học, phương tiện tài
liệu, chuẩn bị trước khi giảng. Phần qui trình thực hiện bài giảng sẽ chỉ ra
cấu trúc bài giảng và thời gian cho từng phần. Cuối cùng là hướng dẫn
giảng chi tiết sẽ nêu rõ các bước thực hiện bài giảng, bảng lật nào, công
cụ gì hay hoạt động gì cần thực hiện trong mỗi phần của bài giảng. Dưới
một số bảng lật có phần chú giải (in nghiêng, chữ nhỏ là một số gợi ý để
giảng viên giải thích nội dung của bảng lật)
- Phần bảng lật là phần trình chiếu cho học viên theo dõi được đánh số
tương ứng với bài giảng (Bảng lật 3.1, 3.2 là bảng lật số 1 và số 2 của Bài
3). Có thể trình chiếu bằng máy tính, máy chiếu hoặc viết vẽ trên giấy lật.
- Bài tập cũng được đánh số thứ tự tương ứng với phần bài giảng (Ví dụ
Bài tập 2.1, 2.2 là bài tập 1 và 2 của Bài 2)

Ph
ương tiện giảng dạy
Đảm bảo trong khóa học có những phương tiện giảng dạy chung như sau:
ALIVE & THRIVE VIỆT NAM

Tài liệu hướng dẫn giảng dạy Tư vấn Nuôi dưỡng trẻ nhỏ tại cơ sở y tế Trang 8/268



- Địa điểm và Trang thiết bị tập huấn:
o Máy tính, máy chiếu nếu sử dụng Powper Point
o Bảng lật, giấy A0
o Bút viết bảng
o Bìa màu
o Băng dính, kéo
o Que chỉ
o Ghim dập, bấm lỗ để lưu tài liệu

- Bộ dụng cụ trực quan
o Vú giả, Búp bê
o Dụng cụ vắt sữa: cốc, khăn tay
o Chậu nhựa, xà phòng, bát/chén cơm, thìa/muỗng
o Bộ cốc chia độ

- Tài liệu tập huấn cho học viên
o Quyển tài liệu học viên & tài liệu phát tay (Bảng kiểm kỹ năng tư
vấn cá thể, tư vấn nhóm, mẫu đánh giá bữa bú, Bài tập tình huống
tư vấn)
o Bút và vở cho học viên
o Bài kiểm tra đầu - cuối khóa học
o Đánh giá khóa học
o Tài liệu tham khảo
o Giấy chứng nhận tham gia khóa học cho mỗi học viên

ALIVE & THRIVE VIỆT NAM

Tài liệu hướng dẫn giảng dạy Tư vấn Nuôi dưỡng trẻ nhỏ tại cơ sở y tế Trang 9/268


Những điều nên làm và nên tránh trong quá trình giảng
Giảng viên luôn giữ trong đầu những điều nên làm và nên tránh trong quá trình
giảng bài như dưới đây:

 Nên làm
Quản lý lớp học
 Chuẩn bị trước cẩn thận
 Nói rõ ràng (đặc biệt không nói
ngọng)
 Viết to và rõ ràng
 Quản lý thời gian tốt
 Sử dụng các tài liệu nghe nhìn
 Sắp đặt những phần minh họa
trong tầm nhìn của mọi người
Tham gia vào bài giảng
 Lôi kéo sự tham gia của học
viên
 Khuyến khích đặt câu hỏi
 Động viên khen ngợi học viên
 Kiên nhẫn
 Đưa ra phản hồi tích cực
Giao tiếp không lời
 Giao tiếp bằng mắt với học viên
 Chú ý đến ngôn ngữ cử chỉ của
học viên
 Vừa làm vừa đánh giá
Giao tiếp có lời và phong cách thuyết
trình
 Đưa ra những hướng dẫn rõ
ràng

 Kiểm tra xem những hướng dẫn
đó có được hiểu đúng hay không

 Trình bày các nội dung theo thứ
tự logic
 Kết nối tốt giữa các phần giảng
 Tổng kết lại sau mỗi phần giảng
 Tập trung giảng vào mục tiêu
chính của khóa học



 Nên tránh
− Nói với cái bảng
− Đứng chắn những hình minh họa
− Đứng im một chỗ, không di chuyển trong phòng
− Làm ngơ trước những bình luận góp ý của học viên và không có
phản hồi (bằng lời hoặc cử chỉ)
− Giảng như đọc từ sách ra
− Đưa ra những phản hồi tiêu cực với học viên.

ALIVE & THRIVE VIỆT NAM

Tài liệu hướng dẫn giảng dạy Tư vấn Nuôi dưỡng trẻ nhỏ tại cơ sở y tế Trang 10/268

Một số chỉ số và khái niệm về NDTN
Các chỉ số về Nuôi con bằng sữa mẹ (NCBSM)
1. Bắt đầu cho bú sớm: Tỉ lệ trẻ sơ sinh được cho bú sớm trong vòng một
giờ đầu sau sinh
2. NCBSMHT trong 6 tháng đầu: Tỉ lệ trẻ được bú mẹ hoàn toàn đến khi tròn

6 tháng tuổi. Có nghĩa là chỉ cho trẻ bú mẹ mà không cho ăn, uống bất cứ
thức ăn, đồ uống nào khác kể cả nước trắng, trừ các trường hợp phải
uống bổ sung các vitamin, khoáng chất hoặc thuốc.
3. Tiếp tục NCBSM khi trẻ 1 năm tuổi: Tỉ lệ trẻ từ 12-15 tháng tuổi tiếp tục
được bú mẹ.
4. Tiếp tục NCBSM đến 24 tháng tuổi: Tỉ lệ trẻ từ 20-23 tháng tuổi tiếp tục
được bú mẹ.
Các chỉ số về ABS
5. Bắt đầu cho ăn bổ sung: Tỉ lệ trẻ 6-8 tháng tuổi được ăn thêm các thức ăn
khác ngoài sữa mẹ.
6. Đa dạng thức ăn: Tỉ lệ trẻ từ 6-23 tháng tuổi được cho ăn đủ hoặc nhiều
hơn bốn nhóm thực phẩm.
7. Ăn thực phẩm giàu sắt hoặc được bổ sung sắt: Tỉ lệ trẻ từ 6-23 tháng tuổi
được cho ăn các thực phẩm giàu sắt hoặc thực phẩm bổ sung sắt được
sản xuất dành riêng cho trẻ nhỏ, hoặc được chế biến tại nhà.
Các loại suy dinh dưỡng
8. Suy dinh dưỡng thể nhẹ cân: cân nặng thấp hơn so với mức tiêu chuẩn
của trẻ cùng tuổi và giới (sử dụng điểm ngưỡng cân nặng theo tuổi dưới -
2SD hoặc chỉ số khối cơ thể BMI thấp).
9. Suy dinh dưỡng thể thấp còi: là giảm mức độ tăng trưởng cơ thể, biểu
hiện của SDD mạn tính. Đây là dấu hiệu hàng đầu của SDD từ thời kỳ
sớm bao gồm cả SDD bào thai do mẹ bị thiếu dinh dưỡng. Được xác định
khi chiều cao theo tuổi dưới -2SD.
10. Suy dinh dưỡng thể gầy còm: là hiện tượng cơ và mỡ cơ thể bị teo đi,
thường được coi là SDD cấp tính vì thường biểu hiện trong một thời gian
ngắn. Được xác định khi cân nặng theo chiều cao dưới -2SD.
11. Thừa cân: Là hiện tượng tích cơ, mỡ khiến cân nặng cao hơn mức tiêu
chuẩn cho phép ở trẻ cùng tuổi, giới. Dấu hiệu thừa cân ở trẻ được xác
định khi cân nặng theo tuổi lớn hơn 2SD.



ALIVE & THRIVE VIỆT NAM

Tài liệu hướng dẫn giảng dạy Tư vấn Nuôi dưỡng trẻ nhỏ tại cơ sở y tế Trang 11/268












PHẦN 1

TỔNG QUAN
ALIVE & THRIVE VIỆT NAM

Tài liệu hướng dẫn giảng dạy Tư vấn Nuôi dưỡng trẻ nhỏ tại cơ sở y tế Trang 12/268

Bài lượng giá trước khóa học

- Tất cả học viên tham gia khóa học phải hoàn thành và nộp lại bài
lượng giá trước khi bắt đầu khóa học

- Bài lượng giá dự kiến kéo dài 30 phút


- Giảng viên phải kiểm tra xem các bài lượng giá có được hoàn thành
đầy đủ hay không

- Tất cả các bài lượng giá sẽ được thu lại trước khi bài giảng bắt đầu

- Giảng viên sẽ nhập kết quả và phân tích kết quả bài lượng giá trong
ngày đầu tiên của khóa học. Dựa vào kết quả đó giảng viên có thể tập
trung vào những phần học viên còn yếu trong quá trình đào tạo.

- Kết quả bài lượng giá sẽ được đưa vào báo cáo khóa học
ALIVE & THRIVE VIỆT NAM

Tài liệu hướng dẫn giảng dạy Tư vấn Nuôi dưỡng trẻ nhỏ tại cơ sở y tế Trang 13/268

Chương trình tập huấn
Thời gian Ngày 1 Ngày 2 (NCBSM) Ngày 3 (NCBSM) Ngày 4 (ABS) Ngày 5 (ABS)
7:30 - 8:00 Kiểm tra đầu Ôn tập Ôn tập Ôn tập Ôn tập
8:00 - 8:30
Bài1:
Giới thiệu - Làm quen
Bài 12: Chăm sóc SK và
DD cho phụ nữ có thai và
đang NCBSM
Bài 18: Đặt trẻ vào vú mẹ
và giúp trẻ ngậm bắt vú
đúng
Bài 23: Tầm quan trọng
của ABS
Bài 29: Đánh giá tình trạng dinh
dưỡng

8:30 - 9:00
Bài 2: Mục tiêu - Chương trình tập huấn
Bài 13: Tầm quan trọng
của NCBSM

Bài 19: Đánh giá một
bữa bú
Bài 24: Số lượng - chất
lượng ABS
Hỏi đáp về Ăn bổ sung

9:00 - 9:30
Bài 3: Giới thiệu về Nuôi dưỡng trẻ nhỏ

9:30 - 10:00
Bài 4: Tình hình Nuôi dưỡng trẻ nhỏ tại
Việt Nam
Bài 20: Văt sữa và cách
bảo quản sữa
10:00 - 10:30
GIẢI LAO

10:30 - 11:00 Bài 5: Giới thiệu dự án A&T và mô hình
PTVNDTN theo phương thức nhượng
quyền
Bài 14: Nhu cầu dinh
dưỡng của trẻ dưới 6
tháng tuổi
Bài 21: Các khó khăn
thường gặp khi NCBSM

Bài 24: Số lượng - chất
lượng ABS (tiếp)
Kiểm tra cuối kì
Đánh giá lớp học

11:00 - 11:30
Bài 6: Dịch vụ tư vấn Nuôi dưỡng trẻ nhỏ
và cơ hội tiếp xúc cá thể và nhóm
Bài 15: Quá trình sản xuất
sữa mẹ
Bài 25: Cách cho trẻ ăn
NGH
Ỉ TR
ƯA


13:30 - 14:00
Bài 7:Truyền thông thay đổi hành vi
Bài 16: Thực hành trên lớp
Tư vấn cá nhân về NCBSM

Bài 30: Nghị định 21


Bài 27: Chuẩn bị bữa ăn
hợp vệ sinh và ATTP
Bài 28: Nuôi dưỡng trẻ
bệnh và trẻ có mẹ nhiễm
HIV
Bài 26: Thực hành trên

lớp (Khuyến khích - quản
lý ABS hợp lý)
Giới thiệu biểu mẫu và sổ sách
tại phòng tư vấn MTBT

Lập kế hoạch triển khai mô hình
Phòng tư vấn Nuôi dưỡng trẻ
nhỏ tại địa phương

14:00 - 14:30
Bài 8: Kỹ năng truyền thông phần 1
14:30 - 15:00
Bài 9: Kỹ năng truyền thông phần 2
Sử dụng tranh tư vấn
Bài 22: Thực hành lâm
sàng tại cơ sở y tế
15:00 - 15:30
Bài 10: Kỹ năng tư vấn cá thể - Nói chuyện
với bà mẹ và người chăm sóc trẻ
Bài 17: Thực hành trên lớp
tư vấn nhóm về NCBSM
15:30-16:00
GIẢI LAO

16:00 - 17:00
Bài 11: Kỹ năng tư vấn nhóm
Bài 17: Thực hành trên lớp
tư vấn nhóm về NCBSM
Tổng kết thực hành lâm
sàng - Hỏi đáp về phần

NCBSM
Bài 26: Thực hành trên
lớp (tiếp )
Báo cáo kết quả đánh giá đầu-
cuối khóa học
Cấp chứng chỉ
Bế mạc – tổng kết lớp học

17:00 - 17:15
TỔNG KẾT NGÀY
ALIVE & THRIVE VIỆT NAM

Tài liệu hướng dẫn giảng dạy Tư vấn Nuôi dưỡng trẻ nhỏ tại cơ sở y tế Trang 14/268

Bài 1: Giới thiệu - Làm quen

Mục tiêu bài giảng
1. Giới thiệu học viên
2. Tạo không khí ấm áp, thân thiện cho khóa tập huấn

Phương tiện và tài liệu:
o Mẩu giấy nhỏ & bút
o Bảng lật, bút viết bảng


Chuẩn bị trước khi giảng:
o Mẩu giấy có viết sẵn tên các con vật




Qui trình th
ực hiện b
ài gi
ảng


Th
ời gian
(phút)
►1

Hướng dẫn 5
►2

Làm việc nhóm 10
►3

Giới thiệu 15
►4

Tóm tắt 5

T
ổng số thời gian

35

ALIVE & THRIVE VIỆT NAM

Tài liệu hướng dẫn giảng dạy Tư vấn Nuôi dưỡng trẻ nhỏ tại cơ sở y tế Trang 15/268


Hướng dẫn giảng chi tiết

- Đón tiếp học viên (5 phút)
- Giới thiệu/làm quen:
− Viết lên mỗi mảnh giấy nhỏ tên một con vật sao cho ít nhất 2 mẩu giấy
có tên cùng một con vật
− Cho tất cả các mảnh giấy vào hộp và yêu cầu mỗi học viên chọn một
mảnh
− Các học viên sẽ phải bắt chước âm thanh của con vật đó và tìm người
có cùng tên con vật với mình
− Khi đã tìm được người bạn của mình, học viên phải tìm hiểu các thông
tin sau về người bạn đó:
 Tên, chức vụ, cơ quan và số năm kinh nghiệm
 Mong muốn đối với khóa học này (mỗi học viên viết một mong
muốn lên một tấm thẻ và viết bằng chữ hoa to, rõ ràng)
− Sau đó học viên phải giới thiệu người bạn của mình – khi học viên giới
thiệu, hai giảng viên phải ghi lại các thông tin sau
 Số năm kinh nghiệm – viết nối tiếp nhau thành một danh sách.
Danh sách này sẽ được treo lên trong suốt khóa học.
 Các mong muốn – khi học viên nộp lại tấm thẻ có viết mong muốn
của mình, giảng viên dính lên bảng, các mong muốn giống nhau sẽ
được xếp cùng nhau
− Sau cùng giảng viên cộng tất cả số năm kinh nghiệm của học viên lại
và kết thúc bài giảng bằng câu “Với tất cả số năm kinh nghiệm của tất
cả học viên có mặt trong lớp học này, chúng ta có thể tác động và đảm
bảo cho thực hành Nuôi dưỡng trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ tốt”
- Lưu ý:
Giảng viên có thể thay đổi trò chơi tùy thuộc vào đối tượng học viên
nhưng phải chú ý phân bổ thời gian hợp lý

.


ALIVE & THRIVE VIỆT NAM

Tài liệu hướng dẫn giảng dạy Tư vấn Nuôi dưỡng trẻ nhỏ tại cơ sở y tế Trang 16/268

Bài 2: Mục tiêu - Chương trình tập huấn

Mục tiêu bài giảng
1. Giới thiệu mục tiêu khóa tập huấn
2. Giới thiệu chương trình tập huấn
Phương tiện và tài liệu:
o Bảng lật, bút viết bảng

Chuẩn bị trước khi giảng:
o Chuẩn bị nội dung bảng lật


Qui trình th
ực hiện b
ài gi
ảng


Th
ời gian
(phút)
►1


Tóm tắt mong muốn của học viên 5
►2

Giới thiệu mục tiêu khóa học 10
►3

Giới thiệu chương trình tập huấn 10
►4

Tóm tắt 5

T
ổng số thời gian

30

ALIVE & THRIVE VIỆT NAM

Tài liệu hướng dẫn giảng dạy Tư vấn Nuôi dưỡng trẻ nhỏ tại cơ sở y tế Trang 17/268

Hướng dẫn giảng chi tiết

Từ Bài 1, giảng viên tóm tắt các mong muốn của học viên và nhấn mạnh bất kì
mong muốn nào phi thực tế và không được đáp ứng trong khóa học này. Sau đó
học viên chiếu Bảng lật 2.1 và trình bày mục tiêu khóa học


Mục tiêu

Kết thúc khóa học này, học viên có khả năng:


1. Nêu được khái niệm về Nhượng quyền Xã hội và Mô hình Nhượng
quyền của A&T về tư vấn nuôi dưỡng trẻ nhỏ
2. Nắm được các khái niệm then chốt về truyền thông thay đổi hành vi
3. Nắm được các nội dung mấu chốt về tư vấn Nuôi dưỡng trẻ nhỏ tại cơ
sở y tế
4. Xây dựng kĩ năng để tư vấn cá nhân cho khách hàng (bà mẹ, ông bố,
người chăm sóc trẻ) về Nuôi dưỡng trẻ nhỏ
5. Xây dựng kĩ năng để tư vấn nhóm về Nuôi dưỡng trẻ nhỏ
6. Xây dựng kế hoạch để áp dụng kiến thức và kỹ năng khóa học để thực
hiện tư vấn nuôi dưỡng trẻ nhỏ tại cơ sở y tế theo phương thức
nhượng quyền

Sau đó giảng viên cùng học viên xem lại chương trình tập huấn & giảng viên
nhấn mạnh những điểm sau:
a. Ngày 1: Tổng quan về Nuôi dưỡng trẻ nhở và Mô hình phòng tư vấn
NDTN của A&T. Truyền thông thay đổi hành vi & tư vấn.

b. Ngày 2& 3: Trọng tâm là các nội dung về Nuôi con bằng sữa mẹ và các kĩ
năng tư vấn Nuôi con bằng sữa mẹ

c. Ngày 4: Trọng tâm là các nội dung về Ăn bổ sung và các kĩ năng tư vấn
Ăn bổ sung

d. Ngày 5: Lập kế hoạch và Tổng kết khóa học
ALIVE & THRIVE VIỆT NAM

Tài liệu hướng dẫn giảng dạy Tư vấn Nuôi dưỡng trẻ nhỏ tại cơ sở y tế Trang 18/268

Bài 3: Giới thiệu về vấn đề Nuôi dưỡng trẻ nhỏ



Mục tiêu bài giảng
Sau khi học xong bài này, học viên có khả năng:
1. Nêu được tầm quan trọng của Nuôi dưỡng trẻ nhỏ và ý nghĩa của
“Cửa sổ cơ hội “
2. Nêu được các khuyến nghị dinh dưỡng hiện nay cho trẻ nhỏ 0-24
tháng tuổi
Phương tiện và tài liệu:
o Giấy cứng các mầu & bút
o Giấy A0, bảng lật, bút viết bảng, băng dính một mặt

Chuẩn bị trước khi giảng:
o Soạn nội dung bảng lật

Qui trình thực hiện bài giảng

Thời gian
(phút)
►1

Giới thiệu - Mục tiêu bài học 5
►2

Tầm quan trọng của Nuôi dưỡng trẻ nhỏ và Cửa sổ Cơ
hội - thời điểm thích hợp để thực hiện can thiệp hiệu quả
nhất
10
►3


Những thực hành lý tưởng về Nuôi dưỡng trẻ nhỏ 10
►4

Tóm tắt bài học 5

Tổng số thời gian 30

ALIVE & THRIVE VIỆT NAM

Tài liệu hướng dẫn giảng dạy Tư vấn Nuôi dưỡng trẻ nhỏ tại cơ sở y tế Trang 19/268

Hướng dẫn giảng chi tiết

►1

Gi
ới thiệu
-

M
ục ti
êu bài h
ọc



►2

T
ầm quan trọng của Nuôi d

ư
ỡng trẻ nhỏ v
à C
ửa sổ c
ơ h
ội
-

th
ời
điểm thích hợp để thực hiện can thiệp hiệu quả nhất

- Trình bày bảng lật
BL3.2
BL 3.2
• SDD làm giảm khả năng phát triển thể chất và trí tuệ ở
người, đặc biệt là ở trẻ em
• Nguyên nhân chính của SDD ở trẻ dưới 2 tuổi: thực
hành nuôi con bằng sữa mẹ & ăn bổ sung kém + tình
trạng nhiễm khuẩn
• Giai đoạn dưới 2 tuổi là “cửa sổ” quan trọng để đảm
bảo trẻ có sức khỏe tốt
• Nuôi dưỡng trẻ nhỏ có vai trò quan trọng đến sức
khỏe và sự sống còn của trẻ
Tầm quan trọng của
Nuôi dưỡng trẻ nhỏ


BL3.3
BL 3.3

Tỷ lệ thấp còi theo nhóm tuổi
(2007, WHO)
0
5
10
15
20
25
30
35
40
45
0-6 6-12 12-24 24-36 36-48 48-60
Cửa sổ cơ hội từ 6-
24 tháng

ALIVE & THRIVE VIỆT NAM

Tài liệu hướng dẫn giảng dạy Tư vấn Nuôi dưỡng trẻ nhỏ tại cơ sở y tế Trang 20/268

- Từ bảng lật này ta có thể thấy tỉ lệ trẻ thấp còi dưới 6 tháng tuổi không nhiều. Tuy nhiên, tỉ
lệ này tăng mạnh trong thời gian từ 6-12 tháng – khoảng 50%. Sau 12 tháng, tỉ lệ này
không tăng nhiều cũng không giảm nhiều. Vì vậy nếu chúng ta muốn tác động để thay đổi
thì cơ hội can thiệp hiệu quả nhất là 6 đến 24 tháng tuổi
- Sau khi trẻ qua tuổi thứ 2 thì rất khó có thể biến chuyển được tình trạng thấp còi đã xảy ra
trước đó
- Do vậy, trong hai năm đầu tiên chúng ta phải chú trọng cải thiện các thực hành NCBSM và
ABS để ngăn chặn tình trạng suy dinh dưỡng trẻ em.
- Nói với HV : Nếu trẻ đã bị suy dinh dưỡng thấp còi trong giai đoạn 6- 24
tháng thì mọi can thiệp sẽ rất khó có thể biến chuyển được. Chiếu và trình

bày « Ảnh hưởng của giai đoạn cửa sổ cơ hội đến sự phát triển chiều cao
của trẻ » bảng lật 3.4
BL 3.4. Ảnh hưởng của giai đoạn « Cửa sổ cơ hội » đến sự phát triển của trẻ

BL 3.4
Chiều cao lúc
18 tuổi
81.2
Thấp còi nặng
Thấp còi vừa Thấp còi nhẹ Phát triển tốt
Tăng trưởng trung bình 3 - 18 tuổi: 77 cm
Chiều cao lúc
3 tuổi

- Giải thích thêm: Nghiên cứu cho thấy khi 3 tuổi cao thế nào thì trong suốt
thời kỳ phát triển đến 18 tuổi chiều cao của trẻ tăng giống nhau bằng
khoảng 77 cm vì vậy nếu trẻ bị thấp còi khi 3 tuổi, sẽ không thế to cao khi
trưởng thành được
- Nói với Học viên: Do vậy, để đảm bảo trẻ trở thành những người lớn cường
tráng khỏe mạnh trong tương lai, chúng ta phải chú trọng cải thiện các thực
hành về NDTN để phòng tránh SDD thể thấp còi cho trẻ từ rất sớm. Những
can thiệp này cần đưa ra bằng những hoạt động cụ thể và thích hợp cho
từng độ tuổi: từ khi thai được 7 tháng cho đến lúc trẻ được 24 tháng tuổi.
- Chi
ếu bảng lật 3.5 và giải thích các “Cửa sổ cơ hội”
ALIVE & THRIVE VIỆT NAM

Tài liệu hướng dẫn giảng dạy Tư vấn Nuôi dưỡng trẻ nhỏ tại cơ sở y tế Trang 21/268



BL 3.5

BL 3.5
Cửa sổ cơ hội
6
Chuẩn bị kiến thức khi
mang thai
0-6 tháng: NCBSMHT
6-24 tháng: Ăn bổ sung
/> K Dewey
Nguyên tắc Ăn bổ
sung (2003; 2005)


 Giải thích bảng lật:
- Ngay từ khi mang thai, bà mẹ cần được chăm sóc thai nghén và dinh dưỡng
tốt. Đặc biệt giai đoạn ba tháng cuối của thai kỳ: bà mẹ phải được cung cấp
kiến thức về NSBSM.
- Khi trẻ 0-6 tháng tuổi: bà mẹ cần được hỗ trợ để đảm bảo trẻ được bú ngay sau
sinh và bú sữa mẹ hoàn toàn trong vòng 6 tháng đầu đời.
- Khi trẻ 6-24 tháng: Bà mẹ biết cách cho con ăn bổ sung hợp lý theo từng độ
tuổi và duy trì cho bú mẹ đến khi trẻ được 24 tháng .

►3
Các th
ực h
ành lý t
ư
ởng về Nuôi d
ư

ỡng trẻ nhỏ

Phương pháp: Động não


- Đề nghị học viên suy nghĩ một phút về câu hỏi: Trong nuôi dưỡng trẻ nhỏ
những thực hành nào được coi là thực hành lý tưởng?
- Chia học viên thành hai nhóm – phát cho mỗi nhóm một tờ giấy A0 và bút viết và
yêu cầu các thành viên trong nhóm lần lượt viết lên tờ giấy được phát mỗi người
một thực hành lý tưởng sao cho không trùng lặp với ý kiến của người khác.
- Nói với HV: có bảy thực hành về NCBSM và tám thực hành về ABS
 Nhóm 1: Liệt kê những thực hành lý tưởng về nuôi con bằng sữa mẹ
 Nhóm 2 : Liệt kê những thực hành lý tưởng về cho trẻ ăn bổ sung
M
ỗi nhóm có năm phút
ALIVE & THRIVE VIỆT NAM

Tài liệu hướng dẫn giảng dạy Tư vấn Nuôi dưỡng trẻ nhỏ tại cơ sở y tế Trang 22/268

- Treo kết quả làm việc theo nhóm lên bảng, kiểm tra nhanh các ý kiến đã được
đưa ra. Tóm tắt và nhận xét những ý kiến chưa chính xác.
- Trình bày bảng lật sau.

BL 3.6

BL 3.6
Thực hành lí tưởng về NCBSM
1. Trẻ mới sinh được bú mẹ ngay trong vòng một giờ đầu
sau sinh *
2. Trẻ mới sinh không được cho ăn/uống gì trước khi cho

bú mẹ *
3. Trẻ mới sinh được bú sữa non *
4. Trẻ mới sinh và trẻ nhỏ đều được cho bú mẹ theo nhu
cầu cả ngày lẫn đêm *
5. Trẻ mới sinh đều được bú mẹ hoàn toàn trong 6 tháng
đầu *
6. Không có trẻ nào bị cai sữa trước 24 tháng tuổi *
7. Không cho trẻ ăn bằng bình với núm vú giả*
* Nguồn: ProPAN


Lưu ý: Tất cả trẻ sinh ra đều được bắt đầu cho bú mẹ trong vòng 1 giờ đầu sau sinh… có nghĩa là
trong thực tế có thể có một vài trường hợp ngoại lệ nhưng mục đích hướng đến là hầu như tất cả
trẻ em đều có một khởi đầu khỏe mạnh



ALIVE & THRIVE VIỆT NAM

Tài liệu hướng dẫn giảng dạy Tư vấn Nuôi dưỡng trẻ nhỏ tại cơ sở y tế Trang 23/268

BL 3.7

BL 3.7
Thực hành lí tưởng về ABS
8. Trẻ nhỏ được bắt đầu cho ăn bổ sung từ 6 tháng tuổi (180 ngày) *
9. Trẻ nhỏ đều được cho ăn đủ số bữa mỗi ngày theo khuyến nghị *
10. Trẻ nhỏ đều đáp ứng các yêu cầu về năng lượng hàng ngày đã được
khuyến nghị *
11. Trẻ nhỏ được cho ăn những thực phẩm giàu năng lượng và dinh

dưỡng*
12. Cho trẻ ăn thực phẩm đa dạng (với 4 nhóm thực phẩm hoặc nhiều
hơn)
13. Cho trẻ ăn những thực phẩm giàu sắt hàng ngày
14. Trẻ nhỏ được cho ăn thịt, cá và thịt gia cầm hàng ngày *
15. Trẻ nhỏ đều được hỗ trợ và được chăm cho ăn no trong các bữa ăn *
* Nguồn: ProPAN


Lưu ý với học viên về cách tính tuổi theo WHO hiện đang sử dụng
o Trẻ 0 tháng tuổi: là trẻ từ khi sinh đến 29 ngày tuổi
o Trẻ 1 tháng tuổi: là trẻ từ 30 ngày đến 59 ngày tuổi
o Trẻ 5 tháng tuổi: là trẻ 5 tháng cộng 29 ngày tuổi
o Trẻ dưới 6 tháng tuổi: là trẻ dưới 180 ngày
o Vậy NCBSMHT trong 6 tháng đầu là trong 179 ngày tuổi
− Kiểm tra học viên có hiểu và định nghĩa được các khuyến nghị.
− Tham khảo định nghĩa các thuật từ trong tài liệu học viên

►4

T
ổng kết b
ài h
ọc



− Tóm tắt bài học
− Hỏi HV có câu hỏi nào không
− Cảm ơn HV đã tham gia

ALIVE & THRIVE VIỆT NAM

Tài liệu hướng dẫn giảng dạy Tư vấn Nuôi dưỡng trẻ nhỏ tại cơ sở y tế Trang 24/268

Bài 4: Tình hình nuôi dưỡng trẻ nhỏ tại Việt Nam

Mục tiêu
Sau khi học bài này, học viên có khả năng:
- Nêu những vấn đề về nuôi dưỡng trẻ nhỏ tại Việt Nam nói chung và
tại một số tỉnh dự án A&T

Phương tiện và tài liệu:
o Giấy A0, bảng lật, bút viết bảng, băng dính

Chuẩn bị trước khi giảng:
o Soạn nội dung bảng lật


Qui trình th
ực hiện b
ài gi
ảng


Th
ời gian
(phút)
►1
Giới thiệu - Mục tiêu bài học 5
►2

Tình hình nuôi dưỡng trẻ nhỏ tại Việt Nam hiện nay 20
►3
Kết thúc bài học 5

T
ổng số thời gian

30


ALIVE & THRIVE VIỆT NAM

Tài liệu hướng dẫn giảng dạy Tư vấn Nuôi dưỡng trẻ nhỏ tại cơ sở y tế Trang 25/268

Hướng dẫn giảng chi tiết



1

Gi
ới thiệu
-

M
ục ti
êu bài h
ọc




►2

Tình hình Nuôi d
ư
ỡng trẻ nhỏ tại Việt Nam hiện nay


- Hỏi xem học viên hiểu biết gì về số trẻ em dưới 5 tuổi ờ Việt Nam và tỉ lệ
trẻ nhẹ cân, thấp còi & gầy còm
- Trình bày bảng lật
BL 4.2

• Có trên 7 triệu trẻ em dưới 5 tuổi *
• Cứ 5 trẻ thì có 1 trẻ bị thiếu cân (18.9%) **
• Cứ 3 trẻ thì có 1 trẻ bị thấp còi (31.9%) **
Mặc dù:
• An ninh lương thực được đảm bảo
• 90% dân số biết đọc biết viết *
BL 4.2
Nguồn: * Thông kê y tế, Tổng cục thống kê; ** Điều tra dinh dưỡng 2009
Tình hình dinh dưỡng Việt Nam


Cần lưu ý rằng: Mặc dù Việt Nam là nước có an ninh lương thực được đảm bảo với tỉ lệ dân số biết
đọc biết viết cao nhưng lại có tỉ lệ suy dinh dưỡng cao










×