Tải bản đầy đủ (.doc) (7 trang)

Các trò chơi dân gian cho HS tiểu học

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (182.8 KB, 7 trang )

PHÒNG GD-ĐTNGHĨA HÀNH CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
TRƯỜNG: TH SỐ1 TTCC Độc lập – Tự do- Hạnh phúc
Thị trấn Chợ Chùa, ngày 28 tháng 0 2 năm 2013
KẾ HOẠCH TRIỂN KHAI
MỘT SỐ TRÒ CHƠI DÂN GIAN DÀNH CHO BẬC TIỂU HỌC
Để thúc đẩy phong trào xây dựng trường học thân thiện, liên đội trường Tiểu học số
1 TT Chợ Chùa có kế hoạch đưa các trò chơi dân gian vào giờ ra chơi của trường . Đây là
một chủ trương đúng đắn, duy trì những giá trị truyền thống của dân tộc. Giáo dục học sinh
nhiều đức tính tốt thông qua các trò chơi. Xin giới thiệu với các thầy cô một số trò chơi
dành cho học sinh tiểu học. Các thầy cô hãy hướng dẫn cho các em vui chơi với những trò
chơi tập thể này. Ngoài các trò chơi các em vẫn thường chơi như: nhảy dây, bắn bi, bịt mắt
bắt dê,…. Nay Liên đội hướng dẫn thực hiện một số trò chơi gồm:
1. Trò chơi: Cướp cờ
2. Trò chơi: Ô ăn quan
3. Trò chơi: Rồng rắn lên mây
4. Trò chơi: Cá sấu lên bờ
5. Trò chơi: Trốn tìm
6. Trò chơi: Đá cầu (Đá kiện)
HƯỚNG DẪN MỘT SỐ TRÒ CHƠI DÂN GIAN
1. Trò chơi: CƯỚP CỜ
* Dụng cụ:
+ Một cái khăn bất kì tượng trưng cho cờ
+ Một vòng tròn
+ Vạch xuất phát củng là đích của 2 đội
* Cách chơi:
+ Quản trò chia tập thể chơi thành hai đội, có số lượng bằng nhau mỗi đội có từ 5-6 bạn,
đứng hàng ngang ở vạp xuất phát của đội mình. Đếm theo số thứ tự 1,2,3,4,5… các bạn
phải nhớ số của mình.
+ Khi quản trò gọi tới số nào thì số đó của hai đội nhanh chóng chạy đến vòng và cướp cờ.
+ Khi quản trò gọi số nào về thì số đó phải về
+ Một lúc quản trò có thể gọi hai ba bốn số


* Luật chơi:
+ Khi đang cằm cờ nếu bị bạn vỗ vào người, thua cuộc
+ Khi lấy được cờ chạy về vạch xuất phát của đội mình không bị đội bạn vỗ vào người,
thắng cuộc
+ Khi có nguy cơ bị vỗ vào người thì được phép bỏ cờ xuống đất để tránh bị thua
+ Số nào vỗ số đó không được vỗ vào số khác. Nếu bị số khác vỗ vào không thua
+ Số nào bị thua rồi (“bị chết”) quản trò không gọi số đó chơi nữa
+ Người chơi không được ôm, giữ nhau cho bạn cướp cờ
+ Người chơi tìm cách lừa đối phương để mang cờ về, lựa chọn sân bải phù hợp để tránh
nguy hiểm, cờ ra khỏi vòng tròn thì phải để cờ lại vòng tròn chỉ được cướp cờ trong vòng
tròn
+ Khoảng cách cờ đến hai đội bằng nhau
2. Trò chơi dân gian Ô Ăn Quan
Ô ăn quan, hay còn gọi tắt là ăn quan là một trò chơi dân gian của trẻ em người Kinh Việt
Nam mà chủ yếu là các bé gái. Đây là trò chơi có tính chất chiến thuật thường dành cho hai
người chơi và có thể sử dụng các vật liệu đa dạng, dễ kiếm để chuẩn bị cho trò chơi
Chuẩn bị và Cách chơi :
Bàn chơi dành cho 2 người
Chuẩn bị:
*Bàn chơi: bàn chơi Ô ăn quan kẻ trên một mặt bằng tương đối phẳng có kích thước linh
hoạt miễn là có thể chia ra đủ số ô cần thiết để chứa quân đồng thời không quá lớn để thuận
tiện cho việc di chuyển quân, vì thế có thể được tạo ra trên nền đất, vỉa hè, trên miếng gỗ
phẳng Bàn chơi được kẻ thành một hình chữ nhật rồi chia hình chữ nhật đó thành mười ô
vuông, mỗi bên có năm ô đối xứng nhau. Ở hai cạnh ngắn hơn của hình chữ nhật, kẻ hai ô
hình bán nguyệt hoặc hình vòng cung hướng ra phía ngoài. Các ô hình vuông gọi là ô dân
còn hai ô hình bán nguyệt hoặc vòng cung gọi là ô quan.
*Quân chơi: gồm hai loại quan và dân, được làm hoặc thu thập từ nhiều chất liệu có hình
thể ổn định, kích thước vừa phải để người chơi có thể cầm, nắm nhiều quân bằng một bàn
tay khi chơi và trọng lượng hợp lý để khỏi bị ảnh hưởng của gió. Quan có kích thước lớn
hơn dân đáng kể cho dễ phân biệt với nhau. Quân chơi có thể là những viên sỏi, gạch, đá,

hạt của một số loại quả hoặc được sản xuất công nghiệp từ vật liệu cứng mà phổ biến là
nhựa. Số lượng quan luôn là 2 còn dân có số lượng tùy theo luật chơi nhưng phổ biến nhất
là 50.
*Bố trí quân chơi: quan được đặt trong hai ô hình bán nguyệt hoặc cánh cung, mỗi ô một
quân, dân được bố trí vào các ô vuông với số quân đều nhau, mỗi ô 5 dân. Trường hợp
không muốn hoặc không thể tìm kiếm được quan phù hợp thì có thể thay quan bằng cách
đặt số lượng dân quy đổi vào ô quan.
*Người chơi: thường gồm hai người chơi, mỗi người ngồi ở phía ngoài cạnh dài hơn của
hình chữ nhật và những ô vuông bên nào thuộc quyền kiểm soát của người chơi ngồi bên
đó.
Luật chơi:
Bàn chơi ô ăn quan đã sẵn sàng cho khai cuộc
Bắt đầu một lần rải quân, khi đến quân cuối cùng, những quân trong ô có đường bao lại
được lấy lên để rải tiếp
Sau khi rải tiếp, ô có đường bao quân màu đỏ sẽ bị ăn, ô liền đó lại được lấy lên để tiếp tục
rải
*Mục tiêu cần đạt được để giành chiến thắng: người thắng cuộc trong trò chơi này là người
mà khi cuộc chơi kết thúc có tổng số dân quy đổi nhiều hơn. Tùy theo luật chơi từng địa
phương hoặc thỏa thuận giữa hai người chơi nhưng phổ biến là 1 quan được quy đổi bằng
10 dân hoặc 5 dân.
*Di chuyển quân: từng người chơi khi đến lượt của mình sẽ di chuyển dân theo phương án
để có thể ăn được càng nhiều dân và quan hơn đối phương càng tốt. Người thực hiện lượt đi
đầu tiên thường được xác định bằng cách oẳn tù tì hay thỏa thuận. Khi đến lượt, người chơi
sẽ dùng tất cả số quân trong một ô có quân bất kỳ do người đó chọn trong số 5 ô vuông
thuộc quyền kiểm soát của mình để lần lượt rải vào các ô, mỗi ô 1 quân, bắt đầu từ ô gần
nhất và có thể rải ngược hay xuôi chiều kim đồng hồ tùy ý.
*Khi rải hết quân cuối cùng, tùy tình huống mà người chơi sẽ phải xử lý tiếp như sau:
*Nếu liền sau đó là một ô vuông có chứa quân thì tiếp tục dùng tất cả số quân đó để rải tiếp
theo chiều đã chọn.
*Nếu liền sau đó là một ô trống (không phân biệt ô quan hay ô dân) rồi đến một ô có chứa

quân thì người chơi sẽ được ăn tất cả số quân trong ô đó. Số quân bị ăn sẽ được loại ra khỏi
bàn chơi để người chơi tính điểm khi kết thúc.
*Nếu liền sau ô có quân đã bị ăn lại là một ô trống rồi đến một ô có quân nữa thì người chơi
có quyền ăn tiếp cả quân ở ô này Do đó trong cuộc chơi có thể có phương án rải quân làm
cho người chơi ăn hết toàn bộ số quân trên bàn chơi chỉ trong một lượt đi của mình. Trường
hợp liền sau ô đã bị ăn lại là một ô vuông chứa quân thì người chơi lại tiếp tục được dùng
số quân đó để rải.
*Một ô có nhiều dân thường được trẻ em gọi là ô nhà giàu, rất nhiều dân thì gọi là giàu sụ.
Người chơi có thể bằng kinh nghiệm hoặc tính toán phương án nhằm nuôi ô nhà giàu rồi
mới ăn để được nhiều điểm và có cảm giác thích thú.
*Nếu liền sau đó là ô quan có chứa quân hoặc 2 ô trống trở lên thì người chơi bị mất lượt
và quyền đi tiếp thuộc về đối phương.
*Trường hợp đến lượt đi nhưng cả 5 ô vuông thuộc quyền kiểm soát của người chơi đều
không có dân thì người đó sẽ phải dùng 5 dân đã ăn được của mình để đặt vào mỗi ô 1 dân
để có thể thực hiện việc di chuyển quân. Nếu người chơi không đủ 5 dân thì phải vay của
đối phương và trả lại khi tính điểm.
- Cuộc chơi sẽ kết thúc khi toàn bộ dân và quan ở hai ô quan đã bị ăn hết.
- Trường hợp hai ô quan đã bị ăn hết nhưng vẫn còn dân thì quân trong những hình vuông
phía bên nào coi như thuộc về người chơi bên ấy; tình huống này được gọi là hết quan, tàn
dân, thu quân, kéo về hay hết quan, tàn dân, thu quân, bán ruộng.
- Ô quan có ít dân (có số dân nhỏ hơn 5 phổ biến được coi là ít) gọi là quan non và để cuộc
chơi không bị kết thúc sớm cho tăng phần thú vị, luật chơi có thể quy định không được ăn
quan non, nếu rơi vào tình huống đó sẽ bị mất lượt.
3.Trò chơi Rồng rắn lên mây.
Một người đứng ra làm thầy thuốc, những người còn lại sắp hàng một, tay người sau nắm
vạt áo người trước hoặc đặt trên vai của người phía trước. Sau đó tất cả bắt đầu đi lượn qua
lượn lại như con rắn, vừa đi vừa hát:
Rồng rắn lên mây
Có cây lúc lắc
Hỏi thầy thuốc bắc

Có nhà hay không?
Người đóng vai thầy thuốc trả lời:
- Thấy thuốc đi chơi ! (hay đi chợ, đi câu cá , đi vắng nhà tùy ý mà chế ra). Đoàn người
lại đi và hát tiếp cho đến khi thầy thuốc trả lời:
- Có !
Và bắt đầu đối thoại như sau : Thầy thuốc hỏi:
- Rồng rắn đi đâu?
Người đứng làm đầu của rồng rắn trả lời:
- Rồng rắn đi lấy thuốc để chữa bệnh cho con.
- Con lên mấy ?
- Con lên một
- Thuốc chẳng hay
- Con lên hai.
- Thuốc chẳng hay
Cứ thế cho đến khi:
- Con lên mười.
- Thuốc hay vậy.
Kế đó, thì thầy thuốc đòi hỏi:
+ Con cá chia ra làm mấy khúc?
- Làm ba khúc.
+ Xin khúc đầu.
- Để cho cha.
+ Xin khúc giữa.
- Để cho mẹ.
+ Xin khúc đuôi.
- Tha hồ mà đuổi.
Lúc đó thầy thuốc phải tìm cách làm sao mà bắt cho được người cuối cùng trong hàng.

Ngược lại thì người đứng đầu phải dang tay chạy, cố ngăn cản không cho người thầy
thuốc bắt được cái đuôi của mình, trong lúc đó cái đuôi phải chạy và tìm cách né tránh thầy

thuốc. Nếu thầy thuốc bắt được người cuối cùng thì người đó phải ra thay làm thầy thuốc.
Nếu đang chơi dằng co giữa chừng, mà rồng rắn bị đứt ngang thì tạm ngừng để nối
lại và tiếp tục trò chơi.
4.Trò chơi: Cá sấu lên bờ
Đặc điểm trò chơi:
Chơi tập thể nhóm, đội. Luyện tập phản xạ nhanh nhẹn. Cần một sân chơi vừa đủ, khoảng
20m2.
Cách chơi:
Vạch 2 đường vạch cách nhau từ 3m trở lên tùy độ tuổi của nhóm chơi làm bờ. Người “bị”
sẽ làm cá sấu đi lại ở giữa 2 vạch đó và tìm bắt người ở dưới nước hoặc có một chân ở dưới
nước. ( Tức thò 1 chân ra khỏi vạch hay nhảy ra khỏi vạch)
Những người còn lại đứng ngoài hai bên vạch, nghĩa là đứng trên bờ vừa chọc tức cá sấu
bằng cách đợi các sấu ở xa thì thò một chân xuống nước vừa vỗ tay hát “ các sấu, cá sấu lên
bờ”.
Khi nào cá sấu quay lại thì lại nhảy lên bờ. Người nào nhảy lên không kịp bị cá sấu bắt
được phải thay làm các sấu. Nếu cá sấu bắt được một lúc hai người, thì 2 người đó sẽ xác
định ai sẽ làm cá sấu qua trò chơi oẳn tù tì.
Nếu cá sấu không nhanh nhẹn khi bắt người khác thay thế thì bị làm cá sấu đến lúc“chảy
nước mắt cá sấu” hay mệt quá thì thôi.
Trò chơi lại quay về lại ban đầu để tìm con cá sấu khác
5. Trò chơi: Trốn tìm ( Chơi 5, 10)
* Cách chơi:
- Người chơi cử 1 bạn đi tìm ( có thể xung phong), nhắm mắt thật kĩ ( có nơi dùng khăn
hoặc miếng vải để bịt mắt); các bạn còn lại tản ra xung quanh đi trốn.
- Khi bạn bịt mắt hỏi: “Xong chưa?” (hoặc bạn đi tìm có thể đọc: “5-10-15-20 -100);
một bạn trốn đại diện trả lời: “Xong!”. Bạn đi tìm mở mắt đi tìm.
* Luật chơi:
- Trong khoảng thời gian quy định, bạn đi tìm tìm thấy bạn nào bạn ấy thua cuộc, không
tìm thấy bạn đi tìm chịu phạt.
- Bạn đi tìm trong thời gian quy định tìm thấy hết các bạn chơi bạn đi tìm thắng cuộc.

6. Trò chơi : Đá cầu ( Đá kiện)
Đá cầu ( đá kiện) thực sự là một trò chơi rất hay, các em học sinh đều có thể chơi
được dù là nam hay nữ. Trò chơi đơn giản, dễ chơi với khối lượng vận động tốt, đa dạng
đặc biệt là chân giúp các em tăng cường thể lực, nâng cao khả nưng khéo léo, khả năng
phản ứng nhanh, mắt tinh đặc biệt đây là trò chơi giúp các em phát triển chân khéo léo, tạo
dáng chân thẳng, dài
1. Dụng cụ:
-Quả cầu, cách làm quả cầu: (quả kiện)
Lấy 1 miếng cao su dày hoặc một miếng bìa dày (cao cu dễ nảy hơn), sau đó cắt một hình
tròn đường kính 4cm làm đế. Đóng 1 cái đinh từ 2,5cm đến 4cm vào chính giữa xuyên từ
dưới lên mặt trên.
Lấy ba hay bốn chiếc lông gà rồi dùng dải băng dính buộc phần ống của chiếc lông gà đầu
tiên vào cái đinh, quấn xung quanh 1 vòng, rồi cứ thế buộc nốt những chiếc lông gà còn lại,
buộc từng chiếc một. ( hoặc có thể mua loại kiện lông gà bán sẵn)
2. Chỗ chơi: Khoảng đất đủ rộng để cho trẻ tham gia
3. Cách chơi:
- Chơi 2 người: Các em quyết định thứ tự chơi và chọn số lần đá lớn nhất trong 1 lượt, ví dụ
10 lần. Em đầu tiên bắt đầu tung cầu lên và đá bằng mắt cá chân, gan bàn chân hay đầu gối
bằng chân trái hay chân phải (tuyệt đối không dùng tay)
Nếu em đá hỏng hay làm rơi cầu xuống đất thì em bị mất lượt và người thứ hai được chơi.
Người thứ hai tiếp tục tung cầu và đá đến số lần quy định thì thắng ( được cống ) người
thua bị cống
- Chơi nhiều người: Người chơi đứng thành vòng tròn và co một chân lên đá vào quả kiện
để chuyền đến người khác. Người nào để kiện bị rơi xuống đất hoặc đá không chính xác thì
bị phạt (bị cống)
- Cách cống: Người bị cống phải tung quả kiện cho người được cống đá, người này có thể
đá quả kiện ra xa hoặc gần cốt sao cho người bị cống bắt không được quả kiện, nếu người
bị cống bắt được hoặc người được cống đá hỏng, không trúng kiện thì trò chơi được bắt đầu
lại.
4. Ý nghĩa trò chơi:

Rèn luyện độ khéo léo của trẻ, làm sao để cầu không bị rơi xuống đất.
Trên đây là kế hoạch tổ chức các trò chơi dân gian trong nhà trường . Đề nghị các
đồng chí giáo viên chủ nhiệm, GV giảng dạy Thể dục – Âm nhạc và các bộ phận liên quan
nghiêm túc thực hiện.
BAN GIÁM HIỆU NHÀ TRƯỜNG TT Chợ Chùa, ngày 10 tháng 11 năm 2011
GV TPT Đội
Vũ Ngọc Lợi

×