Tải bản đầy đủ (.pdf) (19 trang)

Mạng máy tính Tự luận Trắc nghiệm

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (436.87 KB, 19 trang )

Mạng máy tính
I: Cấu trúc mạng là chỉ kiểu sắp xếp và bố trí vật lý của máy tính, dây cáp
và các thành phần khác trên mạng theo phương diện vật lý.
1. STAR NETWORK
- Mạng hình sao có tất cả các trạm được kết nối với một thiết bị
trung tâm có nhiệm vụ nhận tín hiệu từ các trạm và chuyển đến
trạm đích. Tùy theo yêu cầu truyền thông trên mạng mà thiết bị
trung tâm có thể là hub, switch, router hay máy chủ trung tâm.
- Ưu điểm: Thiết lập mạng đơn giản, dễ dàng cấu hình lại mạng
(thêm, bớt các trạm), dễ dàng kiểm soát và khắc phục sự cố,
cũng như dễ dàng phát hiện lỗi, tận dụng được tối đa tốc độ
truyền của đường truyền vật lý.So với mạng hình Bus, mạng
hình sao có tính ổn định cao hơn.
- Nhược điểm: Độ dài đường truyền nối một trạm với thiết bị
trung tâm bị hạn chế, tốn nhiều dây cáp, giá thành đắt hơn.
Toàn mạng sẽ bị ngưng hoạt động nếu Hub bị hư. Chi phí đầu
tư mạng hình sao cao hơn mạng hình Bus.

2. BUS NETWORK
- Tất cả các trạm phân chia trên một đường truyền chung (bus).
Đường truyền chính được giới hạn hai đầu bằng hai đầu nối đặc
biệt gọi là terminator. Mỗi trạm được nối với trục chính qua
một đầu nối chữ T
(T-connector) hoặc một thiết bị thu phát (transceiver).Mô hình
mạng Bus hoạt động theo các liên kết điểm – nhiều điểm hay
quảng bá.
- Ưu điểm: Dễ thiết kế và chi phí thấp.
- Khuyết điểm: Tính ổn định kém, chỉ một nút mạng hỏng là
toàn bộ mạng bị ngừng hoạt động, công tác quản trị tương đối
khó khăn.


3. RING NETWORK
- Trên mạng hình vòng (chu trình) tín hiệu được truyền đi trên
vòng theo một chiều duy nhất. Mỗi trạm của mạng được nối với
nhau qua một bộ chuyển tiếp (repeater) có nhiệm vụ nhận tín
hiệu rồi chuyển tiếp đến trạm kế tiếp trên vòng. Như vậy tín
hiệu được lưu chuyển trên vòng theo một chuỗi liên tiếp các
liên kết điểm – điểm giữa các repeater.
- Ưu điểm: Mạng hình vòng có ưu điểm tương tự như mạng hình
sao.
- Nhược điểm: Một trạm hoặc cáp hỏng là toàn bộ mạng bị
ngừng hoạt động, thêm hoặc bớt một trạm khó hơn, giao thức
truy nhập mạng phức tạp.







II: ĐƯỜNG TRUYỀN
1. CÁP XOẮN ĐÔI
- Cáp xoắn đôi gồm nhiều cặp dây đồng xoắn lại với nhau nhằm
chống phát xạ nhiễu điện từ. Do giá thành thấp nên cáp xoắn
được dùng rất rộng rãi.
- Có hai loại cáp xoắn đôi được sử dụng rộng rãi trong LAN là:
loại có vỏ bọc chống nhiễu và loại không có vỏ bọc chống
nhiễu.

a, Cáp xoắn đôi có vỏ bọc chống nhiễu STP (Shielded twisted-
Pair)

Gồm nhiều cặp xoắn đôi được phủ bên ngoài một lớp vỏ làm bằng
dây đồng
bện. Lớp vỏ này có tác dụng chống EMI từ ngoài và chống phát xạ
nhiễu bên trong. Lớp vỏ bọc chống nhiễu này được nối đất để thoát
nhiễu. Cáp xoắn đôi có bọc ít bị tác động bởi nhiễu điện và có tốc
độ truyền qua khoảng cách xa cao hơn cáp xoắn đôi không có vỏ
bọc chống nhiễu (hay cáp xoắn đôi trần).
 Chi phí: đắt tiền hơn Thinnet (cáp đồng trục mỏng) và UTP
(cáp xoắn đôi
không có vỏ bọc) nhưng lại rẻ tiền hơn Thicknet (cáp đồng
trục dày) và cáp quang.
 Tốc độ: tốc độ lý thuyết 500Mbps, thực tế khoảng 155Mbps,
với đường chạy 100m. Tốc độ phổ biến 16Mbps (Token Ring).
- Độ suy dần: tín hiệu yếu dần nếu cáp càng dài,
thông thường ngắn hơn 100m.
- Đầu nối: STP sử dụng đầu nối DIN (DB – 9).
b, Cáp xoắn đôi không có vỏ bọc chống nhiễu UTP (Unshielded
Twisted- Pair)
- − Gồm nhiều cặp xoắn như cáp STP nhưng không có lớp vỏ
đồng chống nhiễu.
- Cáp xoắn đôi trần sử dụng chuẩn 10BaseT hoặc 100BaseT. Do
giá thành rẻ nên đã nhanh chóng trở thành loại cáp mạng cục bộ
được ưu chuộng nhất. Độ dài tối đa của một đoạn cáp là 100m.
Không có vỏ bọc chống nhiễu nên dễ bị nhiễu khi đặt gần các
thiết bị và cáp khác do đó thông thường dùng để đi dây trong
nhà. Đầu nối sử dụng là đầu nối RJ-45.
- Cáp UTP và STP có các loại (Category – Cat) thường dùng:
- Loại 1 & 2 (Cat 1 & Cat 2): Gồm 4 dây xoắn đôi, thường được
dùng cho
- truyền thoại (âm thanh) và những đường truyền tốc độ thấp (≤

4Mbps).
- Loại 3 (Cat 3): Cáp này gồm 4 dây xoắn đôi, tốc độ truyền dữ
liệu khoảng 16 Mbps, nó là chuẩn cho hầu hết các mạng điện
thoại.
- Loại 4 (Cat 4): Gồm 4 cặp xoắn đôi,tốc độ truyền dữ liệu đạt
20Mbps.
- Loại 5 (Cat 5): Gồm 4 cặp xoắn đôi, tốc độ truyền dữ liệu đạt
100Mbps.
- Loại 6 (Cat 6): Gồm 4 cặp xoắn đôi, tốc độ truyền dữ liệu đạt
300Mbps.
- Cáp xoắn có vỏ bọc ScTP (Screened Twisted-Pair): có tên
khác là FTP, là loại cáp lai tạo giữa cáp UTP và cáp STP, nó hỗ
trợ chiều dài tối đa 100m.





2. CÁP ĐỒNG TRỤC

- Cáp đồng trục là kiểu cáp đầu tiên được dùng trong các mạng
LAN
- Cấu tạo củacáp đồng trục bao gồm:
+ Dây dẫn trung tâm: dây đồng hoặc dây đồng bện.
+ Một lớp cách điện giữa dây dẫn phía ngoài và dây dẫn phía
trong.
- Dây dẫn ngoài: bao quanh dây dẫn trung tâm dưới dạng dây
đồng bện hoặc lá. Dây này có tác dụng bảo vệ dây dẫn trung
tâm khỏi nhiễu điện từ và được kết nối để thoát nhiễu.
- Ngoài cùng là một lớp vỏ nhựa bảo vệ cáp.

- Ưu điểm của cáp đồng trục: rẻ tiền, nhẹ, mềm và dễ kéo dây.

- Cáp đồng trục có hai loại: Cáp đồng trục mỏng (Thin coaxial
cable) và cáp đồng trục dày (Thick coaxial cable) được dùng
trong các mạng Ethernet.
- Cáp mỏng (Thin cable / Thinnet) – 10BASE-2: có đường kính
khoảng 6mm, thuộc họ RG-58, chiều dài tối đa cho một phân
đoạn là 185m, tốc độ truyền dữ liệu tối đa là 10Mbps, số
repeater tối đa là 4, số trạm tối đa trên một phân đoạn là 30, số
trạm tối đa trong mạng là 90, khoảng cách tối thiểu giữa hai
máy là 0.5m.
- Cáp RC-58, trở kháng 50Ω (Ohm) dùng với Ethernet mỏng.
- Cáp RC-59, trở kháng 75Ω (Ohm) dùng cho truyền hình cáp.
- Cáp RC-62, trở kháng 93Ω (Ohm) dùng cho ARCnet
- Cáp dày (Thick cable / Thicknet) – 10BASE-5: có đường kính
khoảng 13mm thuộc họ RG-58, chiều dài tối đa trên một phân
đoạn là 500m, tốc độ truyền dữ liệu tối đa là10Mbps, số
repeater tối đa là 4, số trạm tối đa trên một phân đoạn là 50, số
trạm tối đa trong mạng là 300, khoảng cách tối thiểu giữa hai
máy là 2.5m.
- Cáp đồng trục dày (RG-62) thường được dùng trong một mạng
máy tính nó tạo thành các đường xương sống (backbone) trong
hệ thống mạng.

3. CÁP QUANG
- Cáp quang là một loại cáp viễn thông làm bằng thủy tinh hoặc
nhựa, sử dụng ánh sáng để truyền tín hiệu. Cáp quang dài,
mỏng thành phần của thủy tinh trong suốt bằng đường kính của
một sợi tóc. Chúng được sắp xếp trong bó được gọi là cáp
quang và được sử dụng để truyền tín hiệu trong khoảng cách rất

xa. Không giống như cáp đồng truyền tín hiệu bằng điện, cáp
quang ít bị nhiễu, tốc độ cao và truyền xa hơn.
- Cấu tạo cáp quang:
- Cáp sợi quang bao gồm một dây dẫn trung tâm (là một hoặc
một bó sợi thủy tinh có thể truyền dẫn tín hiệu quang) được bọc
một lớp vỏ bọc có tác dụng phản xạ các tín hiệu trở lại để giảm
sự mất mát tín hiệu.
- Bên ngoài cùng là lớp vỏ plastic để bảo vệ cáp. Như vậy cáp sợi
quang không truyền dẫn các tín hiệu điện mà chỉ truyền các tín
hiệu quang (các tín hiệu dữ liệu phải được chuyển đổi thành các
tín hiệu quang và khi nhận chúng sẽ lại được chuyển đổi trở lại
thành tín hiệu điện).
- Băng thông của cáp quang có thể lên tới hàng Gbps và cho
phép khoảng cách đi cáp khá xa do độ suy hao tín hiệu trên cáp
rất thấp. Ngoài ra, vì cáp sợi quang dùng tín hiệu điện từ để
truyền dữ liệu nên nó hoàn toàn không bị ảnh hưởng của nhiễu
điện từ và tín hiệu truyền không thể bị phát hiện và thu trộm bởi
các thiết bị điện tử của người khác.
- Cáp quang gồm các phần sau:
- Core: Trung tâm phản chiếu của sợi quang nơi ánh sáng đi.
- Cladding: Vật chất quang bên ngoài bọc lõi và phản xạ ánh
sáng trở lại vào lõi.
- Buffer coating: Lớp phủ dẻo bên ngoài bảo vệ sợi không bị
hỏng và ẩm ướt
- Jacket: Hàng trăm hay hàng ngàn sợi quang được đặt trong bó
gọi là cáp quang. Những bó này được bảo vệ bởi lớp phủ bên
ngoài của cáp được gọi là jacket.
Phân loại cáp quang: Cáp quang gồm hai loại chính là multimode và simple-mode
- Multimode (đa mode):
- Multimode stepped index (chiết xuất bước): Lõi lớn (100 micron), các tia tạo

xung ánh sáng có thể đi theo nhiều đường khác nhau trong lõi: thẳng, zig-
zag, … tại điểm đến sẽ nhận các chùm tia riêng lẻ, vì vậy xung dễ bị méo
dạng.
- Multimode graded index (chiết xuất liên tục): Lõi có chỉ số khúc xạ giảm
dần từ trong ra ngoài cladding. Các tia gần trục truyền chậm hơn các tia gần
cladding. Các tia theo đường cong thay vì zig-zag. Các chùm tia tại điểm hội
tụ, vì vậy xung ít bị méo dạng.
- Single mode (đơn mode):
- Lõi nhỏ (8 micron hay nhỏ hơn), hệ số thay đổi khúc xạ thay đổi từ lõi ra
cladding ít hơn multimode. Các tia truyền theo phương song song trục. Xung
nhận được hội tụ tốt, ít méo dạng.
Các loại cáp quang:
- Loại lõi 8.3 micron, lớp lout 125 micron, chế độ đơn.
- Loại lõi 62.5 micron, lớp lót 125 micron, đa chế độ.
- Loại lõi 50 micron, lớp lót 125 micron, đa chế độ.
- Loại lõi 100 micron, lớp lót 140 micron, đa chế độ.
- Đặc điểm của cáp quang:
- Phát: Một điốt phát sáng (LED) hoặc laser truyền dữ liệu xung ánh sáng vào
cáp quang.
- Nhận: sử dụng cảm ứng quang chuyển xung ánh sáng ngược thành data.
- Cáp quang chỉ truyền sóng ánh sáng (không truyền tín hiệu điện) nên nhanh,
không bị nhiễu và bị nghe trộm.
- Độ suy dần thấp hơn các loại cáp đồng nên có thể tải các tín hiệu đi xa hàng
ngàn km.
- Cài đặt đòi hỏi phải có chuyên môn nhất định.
- Cáp quang và các thiết bị đi kèm rất đắt tiền so với các loại cáp đồng.
- Hộp đấu nối cáp quang: do cáp quang không thể bẻ cong nên khi nối cáp
quang vào các thiết bị khác chúng ta phải thông qua hộp đầu nối.
- Đầu nối cáp quang: đầu nối cáp quang rất đa dạng thông thường trên thị
trường có các đầu nối như là FT, ST, FC, …

- Ứng dụng của cáp quang:
- Multimode: Sử dụng cho truyền tải tín hiệu trong khoảng cách ngắn, bao
gồm:
- Step index: dùng cho khoảng cách ngắn, phổ biến trong các đèn soi trong.
- Graded index: thường dùng trong các mạng LAN.
Single mode: Dùng cho khoảng cách xa hàng nghìn km, phổ biến trong
các mạng điện thoại, mạng truyền hình cáp.
- Ưu điểm của cáp quang:
- Mỏng hơn - Cáp quang được thiết kế có đường kính nhỏ hơn cáp đồng.
- Dung lượng tải cao hơn - Bởi vì sợi quang mỏng hơn cáp đồng, nhiều sợi
quang có thể được bó vào với đường kính đã cho hơn cáp đồng. Điều này
cho phép nhiều kênh đi qua cáp quang.
- Suy giảm tín hiệu ít - Tín hiệu bị mất trong cáp quang ít hơn trong cáp đồng.
- Tín hiệu ánh sáng - Không giống tín hiệu điện trong cáp đồng, tín hiệu ánh
sáng từ sợi quang không bị nhiễu với những sợi khác trong cùng cáp. Điều
này làm cho chất lượng tín hiệu tốt hơn.
- Sử dụng điện nguồn ít hơn - Bởi vì tín hiệu trong cáp quang giảm ít, máy
phát có thể sử dụng nguồn thấp hơn thay vì máy phát với điện thế cao được
dùng trong cáp đồng.
- Tín hiệu số - Cáp quang lý tưởng thích hợp để tải thông tin dạng số mà đặc
biệt hữu dụng trong mạng máy tính.
- Không cháy - Vì không có điện xuyên qua cáp quang, vì vậy không có nguy
cơ hỏa hoạn xảy ra.


THIẾT BỊ MẠNG
1. Repeater ( Bộ khuyếch đại)
 Repeater đơn giản chỉ là một bộ khuyếch đại tín hiệu giữa hai cổng của hai
phân đoạn mạng. Repeater được dùng trong mô hình mạng Bus nhằm mở
rộng khoảng cách tối đa trên một đường cáp.

 Repeater là loại thiết bị phần cứng đơn giản nhất trong các thiết bị liên kết
mạng, nó được hoạt động trong tầng vật lý của mô hình hệ thống mở OSI.
Repeater dùng để nối 2 đoạn mạng giống nhau hoặc các phần một mạng
cùng có một nghi thức và một cấu hình. Khi cường độ tín hiệu điện được
truyền trên đoạn cáp dài có chiều hướng yếu đi mà muốn tín hiệu đó phải
truyền đi tiếp, Repeater là giải pháp hiệu quả nhất. Tín hiệu sẽ được khuyếch
đại trong nó và truyền đến phân đoạn mạng kế tiếp.
 Repeater vẫn là lựa chọn cho việc mở rộng mạng dựa vào các yếu tố sau: rẻ
tiền, phù hợp nhu cầu mở rộng độ dài của cáp mạng.
 Hiện nay có hai loại Repeater đang được sử dụng là Repeater điện và
Repeater điện quang.
 Repeater điện: nối với đường dây điện ở cả hai phía của nó, nó nhận tín hiệu
điện từ một phía và phát lại về phía kia. Khi một mạng sử dụng Repeater
điện để nối các phần của mạng lại thì có thể làm tăng khoảng cách của
mạng, nhưng khoảng cách đó luôn bị hạn chế bởi một khoảng cách tối đa do
độ trễ của tín hiệu.
 Repeater điện quang: liên kết với một đầu cáp quang và một đầu là cáp
điện, nó chuyển một tín hiệu điện từ cáp điện ra tín hiệu quang để phát trên
cáp quang và ngược lại. Việc sử dụng Repeater điện quang cũng làm tăng
thêm chiều dài của mạng.
 Việc sử dụng Repeater không thay đổi nội dung các tín hiện đi qua nên nó
chỉ được dùng để nối hai mạng có cùng giao thức truyền thông (như hai
mạng Ethernet hay hai mạng Token ring) nhưng không thể nối hai mạng có
giao thức truyền thông khác nhau (như một mạng Ethernet và một mạng
Token ring).
 Thêm nữa Repeater không làm thay đổi khối lượng chuyển vận trên mạng
nên việc sử dụng không tính toán nó trên mạng lớn sẽ hạn chế hiệu năng của
mạng. Khi lựa chọn sử dụng Repeater cần chú ý lựa chọn loại có tốc độ
chuyển vận phù hợp với tốc độ của mạng.



2. Hub (Bộ tập trung)
 Hub là thiết bị có chức năng giống như Repeater nhưng nhiều cổng giao tiếp
hơn cho phép nhiều thiết bị mạng kết nối tập trung với nhau tại một điểm.
Hub thông thường có từ 4 đến 24 cổng giao tiếp, thường sử dụng trong
những mạng Ethernet 10BaseT. Thật ra, Hub chi là Repeater nhiều cổng.
Hub lặp lại bất kỳ tín hiệu nào nhận được từ một cổng bất kỳ và gửi tín hiệu
đó đến tất cả các cổng còn lại trên nó. Hub hoạt động ở lớp vật lý của mô
hình OSI và cũng không lọc được dữ liệu. Hub thường được dùng để nối
mạng, thông qua những đầu cắm của nó người ta liên kết với các máy tính
dưới dạng hình sao.
 Hub thụ động: Hub bị động không chứa các linh kiện điện tử và cũng không
xử lý các tín hiệu dữ liệu, nó có chức năng duy nhất là tổ hợp các tín hiệu từ
một số đoạn cáp mạng. Khoảng cách giữa một máy tính và Hub không thể
lớn hơn một nửa khoảng cách tối đa cho phép giữa 2 máy tính trên mạng (ví
dụ khoảng cách tối đa cho phép giữa 2 máy tính của mạng là 200m thì
khoảng cách tối đa giữa một máy tính và hub là 100m). Các mạng ARCnet
thường dùng Hub bị động.
 Hub chủ động: Hub chủ động có các linh kiện điện tử có thể khuyếch đại và
xử lý các tín hiệu điện tử truyền giữa các thiết bị của mạng. Quá trình xử lý
tín hiệu được gọi là tái sinh tín hiệu, nó làm cho tín hiệu trở nên tốt hơn, ít
nhạy cảm với lỗi do vậy khoảng cách giữa các thiết bị có thể tăng lên. Tuy
nhiên, những ưu điểm đó cũng kéo theo giá thành của Hub chủ động cao hơn
nhiều so với Hub bị động. Các mạng Token ring có xu hướng dùng Hub chủ
động. Trong các loại Active hub có một loại được gọi là Hub thông minh
(Intelligent Hub).
 Hub thông minh là Hub có thêm các chức năng mới so với loại trước, nó có
thể có bộ vi xử lý của mình và bộ nhớ mà qua đó nó không chỉ cho phép
điều khiển hoạt động thông qua các chương trình quản trị mạng mà nó có thể
hoạt động như bộ tìm đường hay một cầu nối. Nó có thể cho phép tìm đường

cho gói tin rất nhanh trên các cổng của nó, thay vì phát lại gói tin trên mọi
cổng thì nó có thể chuyển mạch để phát trên một cổng có thể nối tới trạm
đích. Hub thông minh là các Hub chuyển mạch và nó quản lý hub. Nó là
thiết bị hoạt động ở tầng data link của OSI.

3. Bridge (Cầu nối)
 Bridge là thiết bị cho phép nối kết hai nhánh mạng, có chức năng chuyển có
chọn lọc các gói tin đến nhánh mạng chứa máy nhận gói tin. Để lọc các gói
tin và biết được gói tin nào thuộc nhánh mạng nào thì Bridge phải chứa bảng
địa chỉ MAC. Bảng địa chỉ này có thể được khởi tạo tự động hay phải cấu
hình bằng tay. Do Bridge hiểu đuợc địa chỉ MAC nên Bridge hoạt động ở
tầng hai (tầng data link) trong mô hình OSI.
 Bridge là một thiết bị có xử lý dùng để nối hai mạng giống nhau hoặc khác
nhau, nó có thể được dùng với các mạng có các giao thức khác nhau. Cầu
nối hoạt động trên tầng liên kết dữ liệu nên không như bộ tiếp sức phải phát
lại tất cả những gì nó nhận được thì cầu nối đọc được các gói tin của tầng
liên kết dữ liệu trong mô hình OSI và xử lý chúng trước khi quyết định có
chuyển đi hay không.
 Khi nhận được các gói tin, Bridge chọn lọc và chỉ chuyển những gói tin mà
nó thấy cần thiết. Điều này làm cho Bridge trở nên có ích khi nối một vài
mạng với nhau và cho phép nó hoạt động một cách mềm dẻo.
 Để thực hiện được điều này trong Bridge ở mỗi đầu kết nối có một bảng các
địa chỉ các trạm được kết nối vào phía đó, khi hoạt động cầu nối xem xét
mỗi gói tin nó nhận được bằng cách đọc địa chỉ của nơi gửi và nhận và dựa
trên bảng địa chỉ phía nhận được gói tin nó quyết định gửi gói tin hay không
và bổ xung bảng địa chỉ.
 Khi đọc địa chỉ nơi gửi, Bridge kiểm tra xem trong bảng địa chỉ của phần
mạng nhận được gói tin có địa chỉ đó hay không, nếu không có thì Bridge tự
động bổ sung bảng địa chỉ (cơ chế đó được gọi là tự học của cầu nối).
 Khi đọc địa chỉ nơi nhận, Bridge kiểm tra xem trong bảng địa chỉ của phần

mạng nhận được gói tin có địa chỉ đó hay không, nếu có thì Bridge sẽ cho
rằng đó là gói tin nội bộ thuộc phần mạng mà gói tin đến nên không chuyển
gói tin đó đi, nếu ngược lại thì Bridge mới chuyển sang phía bên kia. Ở đây
chúng ta thấy một trạm không cần thiết chuyển thông tin trên toàn mạng mà
chỉ trên phần mạng có trạm nhận mà thôi.
 Để đánh giá một Bridge, người ta đưa ra hai khái niệm: Lọc và chuyển vận.
Quá trình xử lý mỗi gói tin được gọi là quá trình lọc trong đó tốc độ lọc thể
hiện trực tiếp khả năng hoạt động của Bridge. Tốc độ chuyển vận được thể
hiện số gói tin/giây trong đó thể hiện khả năng của Bridge chuyển các gói tin
từ mạng này sang mạng khác.
 Hiện nay có hai loại Bridge đang được sử dụng là Bridge vận chuyển và
Bridgebiên dịch.
o Bridge vận chuyển: dùng để nối hai mạng cục bộ cùng sử dụng một
giao thức truyền thông của tầng liên kết dữ liệu, tuy nhiên mỗi mạng
có thể sử dụng loại dây nối khác nhau. Bridge vận chuyển không có
khả năng thay đổi cấu trúc các gói tin mà nó nhận được mà chỉ quan
tâm tới việc xem xét và chuyển vận gói tin đó đi.
o Bridge biên dịch: dùng để nối hai mạng cục bộ có giao thức khác nhau
nó có khả năng chuyển một gói tin thuộc mạng này sang gói tin thuộc
mạng kia.
 Người ta sử dụng Bridge trong các trường hợp sau :
 Mở rộng mạng hiện tại khi đã đạt tới khoảng cách tối đa do Bridge sau khi
xử lý gói tin đã phát lại gói tin trên phần mạng còn lại nên tín hiệu tốt hơn
bộ tiếp sức.
 Giảm bớt tắc nghẽn mạng khi có quá nhiều trạm bằng cách sử dụng Bridge,
khi đó chúng ta chia mạng ra thành nhiều phần bằng các Bridge, các gói tin
trong nội bộ tùng phần mạng sẽ không được phép qua phần mạng khác.
 Để nối các mạng có giao thức khác nhau.
 Một vài Bridge còn có khả năng lựa chọn đối tượng vận chuyển. Nó có thể
chỉ chuyển vận những gói tin của các địa chỉ xác định. Ví dụ: cho phép gói

tin của máy A,B qua Bridge 1, gói tin của máy C, D qua Bridge 2.
 Một số Bridge được chế tạo thành một bộ riêng biệt, chỉ cần nối dây và bật.
Các Bridge khác chế tạo như card chuyên dùng cắm vào máy tính, khi đó
trên máy tính sẽ sử dụng phần mềm Bridge. Việc kết hợp phần mềm với
phần cứng cho phép uyển chuyển hơn trong hoạt động của Bridge (cấu hình
cho máy tính hoạt động với chức năng như một Bridge).
- Ưu điểm của Bridge: cho phép mở rộng cùng 1 mạng logic với nhiều kiểu
cáp khác nhau. Chia mạng thành nhiều phân đoạn khác nhau nhằm giảm lưu
lượng trên mạng. Khuyết điểm của Bridge: chậm hơn Repeater vì phải xử lý
các gói tin chưa tìm được đường đi tối ưu trong trường hợp có nhiều đường
đi.


4. Modem (Bộ điều biến/giải điều biến)
- Modem là thiết bị dùng để chuyển đổi dữ liệu định dạng số thành dữ liệu
định dạng tương tự cho một quá trình truyền từ môi trường tín hiệu số qua
môi trường tín hiệu tương tự và sau đó trở môi trường tín hiệu số ở phía
nhận cuối cùng. Tên gọi Modem thật ra là từ viết tắt được ghép bởi những
chữ cái đầu tiên của Modulator /DEModulator – Bộ điều biến/Bộ giải điều
biến.
- Modem là thiết bị dùng để nối hai máy tính hay hai thiết bị ở xa thông qua
mạng điện thoại. Việc giao tiếp của Modem với máy tính được chia làm hai
loại: Internal – gắn trong và External – gắn ngoài.
- Loại Internal là giao tiếp với máy tính bằng các khe cắm mở rộng trên
Mainboard của máy tính như khe ISA, PCI (Card mạng).
- Loại External là giao tiếp với máy tính bằng các cổng như COM, USB.
- Phương tiện truyền dẫn của Modem là cáp điện thoại, sử dụng đầu RJ-11 để
giao tiếp và hỗ trợ tốc độ truy cập lên đến 56Kbps.
- Modem dùng để kết nối Internet bằng kết nối Dial-up-dịch vụ quay số thông
qua mạng điện thoại công cộng. Và kết nối các mạng LAN ở những khu vực

địa lý khác nhau tạo thành một mạng WAN.
- Hỗ trợ công tác quản trị từ xa bằng dịch vụ RAS-Remote Access Service
(Dịch vụ truy cập từ xa) , giúp cho nhà quản trị mạng quản lý dễ dàng hệ
thống mạng của mình từ xa.
- Ưu điểm: chi phí cho việc sử dụng Modem để kết nối các máy tính vào
mạng là rất thấp, xong mang lại hiệu quả rất lớn
5. Switch (Bộ chuyển mạch)
- Switch là sự kết hợp hài hòa về kỹ thuật giữa Bridge và Hub. Cơ chế hoạt
động của Switch rất giống Hub bởi vì là thiết bị tập trung các kết nối mạng
lại trên nó. Những cổng giao tiếp trên Switch là những Bridge thu nhỏ được
xây dựng trên mỗi cổng giao tiếp tương ứng.
- Switch là thiết bị hoạt động ở tầng 2 – tầng data link trong mô hình OSI. Số
lượng các cổng giao tiếp của switch từ 4 đến 48 cổng.
- Cơ chế hoạt động của switch là dựa vào bảng địa chỉ MAC (MAC address
table) để định ra đường đi tốt nhất cho dữ liệu truyền qua nó. Không như
Hub gửi tín hiệu nhận được đến tất cả các cổng giao tiếp còn lại trên nó,
Switch sẽ cố gắng theo dõi những địa chỉ MAC được gán trên mỗi cổng giao
tiếp của nó và định ra đường đi chỉ giành cho một địa chỉ nào đó đã định
trước đến chính xác một cổng nào đó mà nó cho là thích hợp, giải quyết tình
trạng giảm băng thông khi thông lượng mạng tăng lên. Điều này mở ra cho
thấy một ống dẫn ảo giữa các cổng giao tiếp mà nó có thể sử dụng băng
thông tối đa của kiến trúc mạng.
Không chỉ có các tính năng cơ bản trên, Switch còn các tính năng mở rộng khác:
- Store and Forward: là tính năng lưu trữ dữ liệu trong bộ đệm trước khi
truyền sang các port khác để tránh xung đột (collision), thông thường tốc độ
truyền khoảng 148.800 pps. Với kỹ thuật này toàn bộ gói tin phải được nhận
đủ trước khi Switch truyền frame này đi, do đó độ trễ (latency) lệ thuộc vào
chiều dài của frame.
- Cut Through (còn gọi là fragment free): Switch sẽ truyền gói tin ngay lập
tức một khi nó biết được địa chỉ đích của gói tin (phân tích 14 bytes đầu tiên

gói dữ liệu – phần header của frame). Kỹ thuật này sẽ có độ trễ thấp hơn so
với kỹ thuậ t Store and Forward và độ trễ luôn là con số xác định, bất chấp
chiều dài của gói tin.
- Trunking (MAC Base): tính năng này giúp tăng tốc độ truyền giữa hai
Switch cùng loại kết nối với nhau.
- Spanning Tree: Thuật toán tạo ra những đường truyền dự phòng trong
Switch khi đường truyền chính mất kết nối. Bình thường dữ liệu được truyền
trên một cổng mang số thứ tự thấp, khi mất liên lạc thiết bị tự chuyển sang
cổng khác nhằm đảm bảo mạng hoạt động liên tục.
- VLAN: tạo ra các mạng ảo nhằm nâng cao tính bảo mật khi mở rộng mạng
bằng cách nối các switch lại với nhau. Khi chia các mạng ảo giúp ta sẽ phân
vùng các miền broadcast nhằm cải tiến tốc độ và hiệu quả cho hệ thống
mạng.
- Chức nǎng chính của switch là cùng một lúc duy trì nhiều cầu nối giữa các
thiết bị mạng bằng cách dựa vào một loại đường truyền xương sống
(backbone) nội tại tốc độ cao. Switch có nhiều cổng, mỗi cổng có thể hỗ trợ
toàn bộ Ethernet LAN hoặc Token Ring. Bộ chuyển mạch kết nối một số
LAN riêng biệt và cung cấp khả nǎng lọc gói dữ liệu giữa chúng. Switch là
loại thiết bị mạng mới, nhiều người cho rằng, nó sẽ trở nên phổ biến nhất vì
nó là bước đầu tiên trên con đường chuyển sang chế độ truyền không đồng
bộ ATM.
Một số tính chất của LAN Switch:
- Switch kết nối các đoạn mạng LAN,
- Switch được xem như là bridge đa cổng,
- Sử dụng bảng địa chỉ MAC để xác định đoạn mạng mà frame cần truyền,
- Switch thay thế hub nhưng với hệ thống dây giữ nguyên,
- Tốc độ cao hơn bridge. - Hỗ trợ các tính năng mới như VLAN.
6. Router (Bộ định tuyến)
- Router là bộ định tuyến dùng để nối kết nhiều phân đoạn mạng, hay nhiều
kiểu mạng (thường là không đồng nhất về kiến trúc và công nghệ) vào trong

cùng một mạng tương tác. Thông thường có một bộ xử lí, bộ nhớ, và hai hay
nhiều cổng giao tiếp ra/vào.
- Router là thiết bị định tuyến đường đi cho việc truyền thông trên mạng, khả
năng vận chuyển dữ liệu với mức độ thông minh cao bằng cách xác định
đường đi ngắn nhất cho việc gửi dữ liệu. Nó có thể định tuyến cho một gói
dữ liệu đi qua nhiều kiểu mạng khác nhau và dùng bảng định tuyến lưu
những địa chỉ đường mạng để xác định đường đi tốt nhất để đến đích.
- Router làm việc ở tầng 3 – tầng network trong mô hình OSI.
- Hiện nay, lợi thế của việc sử dụng Router là hơn Bridge (Routers là sự kết
hợp của Bridge và Switch) vì Router có thể xác định đường đi tốt nhất cho
dữ liệu đi từ điểm bắt đầu đến đích của nó. Cũng giống như Bridge, Router
có khả năng lọc nhiễu. Tuy nhiên, nó làm việc chậm hơn Bridge vì nó thông
minh hơn do phải phân tích mỗi gói dữ liệu qua nó. Do những tính năng
thông minh như thế nên giá thành của Router cao hơn các thiết bị khác rất
nhiều.
- Ứng dụng trong các kết nối LAN-LAN, LAN-WAN, WAN-WAN.
- Khác với Bridge hoạt động trên tầng liên kết dữ liệu nên Bridge phải xử lý
mọi gói tin trên đường truyền thì Router có địa chỉ riêng biệt và nó chỉ tiếp
nhận và xử lý cácgói tin gửi đến nó mà thôi. Khi một trạm muốn gửi gói tin
qua Router thì nó phải gửi gói tin với địa chỉ trực tiếp của Router (Trong gói
tin đó phải chứa các thông tin khác về đích đến) và khi gói tin đến Router thì
Router mới xử lý và gửi tiếp.
- Khi xử lý một gói tin Router phải tìm được đường đi của gói tin qua mạng.
Để làm được điều đó Router phải tìm được đường đi tốt nhất trong mạng
dựa trên các thông tin nó có về mạng, thông thường trên mỗi Router có một
bảng định tuyến (Routing table). Dựa trên dữ liệu về Router gần đó và các
mạng trong liên mạng, Router tính được bảng định tuy tối ưu dựa trên một
thuật toán xác định trước.
- Người ta phân chia Router thành hai loại là Router có phụ thuộc giao thức
(The protocol dependent routers) và Router không phụ thuộc vào giao thức

(The protocol independent router) dựa vào phương thức xử lý các gói tin khi
qua Router.
- Router có phụ thuộc giao thức: chỉ thực hiện việc tìm đường và truyền gói
tin từ mạng này sang mạng khác chứ không chuyển đổi phương cách đóng
gói của gói tin cho nên cả hai mạng phải dùng chung một giao thức truyền
thông.
- Router không phụ thuộc vào giao thức: có thể liên kết các mạng dùng giao
thức truyền thông khác nhau và có thể chuyển đổi gói tin của giao thức này
sang gói tin của giao thức kia, Router cũng chấp nhận kích thức các gói tin
khác nhau (Router có thể chia nhỏ một gói tin lớn thành nhiều gói tin nhỏ
trước khi truyền trên mạng).
- Để ngăn chặn việc mất mát số liệu, Router còn nhận biết được đường nào có
thể chuyển vận và ngừng chuyển vận khi mất liên kết (đường bị tắc).
- Các lý do sử dụng Router:
- Router có các phần mềm lọc ưu việt hơn là Bridge do các gói tin muốn đi
qua Router cần phải gửi trực tiếp đến nó nên giảm được số lượng gói tin qua
nó. Router thường được sử dụng trong khi nối các mạng thông qua các
đường dây thuê bao đắt tiền do nó không truyền dư lên đường truyền.
- Router có thể dùng trong một liên mạng có nhiều vùng, mỗi vùng có giao
thức riêng biệt.
- Router có thể xác định được đường đi an toàn và tốt nhất trong mạng nên độ
an toàn của thông tin được đảm bảo hơn.
- Trong một mạng phức hợp khi các gói tin luân chuyển các đường có thể gây
nên tình trạng tắc nghẽn của mạng thì các Router có thể được cài đặt các
phương thức nhằm tránh được tắc nghẽn.
- Các phương thức hoạt động của Router: là phương thức mà một Router có
thể nối với các Router khác để qua đó chia sẻ thông tin về mạng hiện có. Các
chương trình chạy trên Router luôn xây dựng bảng định tuyến (chỉ đường)
qua việc trao đổi các thông tin với các Router khác.
- Phương thức véctơ khoảng cách: mỗi Router luôn luôn truyền đi thông tin về

bảng chỉ đường của mình trên mạng, thông qua đó các Router khác sẽ cập
nhật lên bảng chỉ đường của mình.
 Router là thiết bị dùng để nối kết các thiết bị logic lại với nhau, kiểm soát và
lọc các gói tin nên hạn chế được lưu lượng trên các mạng logic. Các router
dung bảng định tuyến (routing table) để lưu trữ thông tin về mạng dùng
trong trường hợp tìm đường đi tối ưu cho các gói tin. Bảng định tuyến chứa
các thông tin về đường đi, thông tin về ước lượng thời gian, khoảng cách,
Bảng định tuyến này có thể cấu hình tĩnh hay tự động. Router hiểu được địa
chỉ logic IP nên router hoạt động ở tầng mạng.


TRẮC NGHIỆM
1. Độ dài tối đa cho phép khi sử dụng dây cáp mạng UTP là bao nhiêu mét?
b. 100
2. Có bao nhiêu vùng va chạm (collision domains) trong mạng gồm 88 máy tính,
10 Hub và 2 Repeater?
a. 100 b. 10 c. 12 d. 1
cả máy tính , Hub , repeater đều nằm trong 1 vùng xung đột .
3. Dịch vụ nào cho phép người sử dụng từ một trạm làm việc của mình có thể
đăng nhập vào một trạm ở xa qua mạng và có thể làm việc với hệ thống: a.
Telnet
4. Phương thức nào mà trong đó cả hai bên đều có thể đồng thời gửi dữ liệu đi: c.
Full – duplex
5. Trong mô hình TCP/IP thì giao thức IP nằm ở tầng: c. Internet
7. Dịch vụ mạng DNS dùng để: b. Phân giải tên, địa chỉ
8. Một mạng con lớp C mượn 2 bit để chia Subnet thì Subnet Mask sẽ là: b.
255.255.255.192
9. Thiết bị mạng nào làm giảm bớt sự va chạm (collisions)? d. Switch
10. Địa chỉ nào sau đây là địa chỉ quảng bá của mạng 192.168.25.128/28: d.
192.168.25.143

11. Để kết nối trực tiếp hai máy tính với nhau ta có thể dùng:b. Rollover Cable
12. Một mạng con lớp C mượn 5 bit để chia Subnet thì Subnet Mask sẽ là: c.
255.255.255.248
13. Nếu 4 PCs kết nối với nhau thông qua HUB, cần bao nhiêu địa chỉ IP cho 5
trang thiết bị mạng :b. 4
14. Một mạng con lớp A mượn 21 bit để chia Subnet thì Subnet Mask sẽ là:
c. 255.255.248.0
15. Địa chỉ nào trong số những địa chỉ dưới đây là địa chỉ Broadcast của lớp C?
a. 190.12.253.255
16. Số nhị phân nào dưới đây có giá trị là 164? c. 10100100
17. Giao thức nào dùng để tìm địa chỉ IP khi biết địa chỉ MAC của máy tính?
d. RARP
RARP Reverse ARP, dùng để xác định IP của một máy khi biết hardware
address rồi.
18. Giao thức nào dưới đây không đảm bảo dữ liệu gửi đi có tới máy nhận hoàn
chỉnh hay không? b. UDP
19. Độ dài của địa chỉ MAC là? d. 48 bits
20. Đơn vị dữ liệu giao thức trong mô hình OSI được gọi là: c. PDU
21. Thứ tự đóng gói dữ liệu khi truyền qua mô hình OSI:
c. Data, Segment, Packet, Frame, Bit
22. Lớp nào trong mô hình OSI đóng gói dữ liệu kèm theo IP HEADER?
c. Network
23. Thiết bị mạng nào dùng để nối các mạng và kiểm soát được broadcast?
d. Router
24. Địa chỉ IP nào sau đây không được dùng để kết nối trực tiếp trong mạng
Internet: b. 192.168.1.1
25. Trong mạng máy tính dùng giao thức TCP/IP và Subnet Mask là
255.255.255.224, hãy xác định địa chỉ broadcast của mạng nếu biết rằng một
máy tính trong mạng có địa chỉ 192.168.1.1:
a. 192.168.1.31

26. Byte đầu tiên của một địa chỉ IP có dạng: 11011011. Vậy nó thuộc lớp nào:
c. Lớp C
27. Số nhị phân 01111100 có giá trị thập phân là: c. 124
28. Lấy 1 địa chỉ lớp B để chia Subnet với Netmask 255.255.240.0, có bao nhiêu
Subnets sử dụng được?
c. 14
29. Một mạng lớp C cần chia thành 9 mạng con sử dụng Subnet Mask nào sau đây:
d. 255.255.255.240
30. Subnet Mask nào sau đây là hợp lệ: d. 255.255.255.0
31. Trong địa chỉ IP, có 5 lớp A, B, C, D, E. Lớp B là lớp có dãy địa chỉ:
c. 128.0.0.0 tới 191.255.255.255
32.Tầng hai trong mô hình OSI tách luồng bit từ Tầng vật lý chuyển lên thành:
b. Frame
33. Địa chỉ MAC (Mac address) là:
d. Địa chỉ lớp 2 được gắn cứng vào Card mạng
34. Dịch vụ mạng SMTP dùng để: a. Gửi thư điện tử
35. Khả năng định tuyến được thực hiện bởi thiết bị: d. Router
36. Các dịch vụ quay số Dial-up sử dụng thiết bị nào để chuyển đổi tín hiệu số sang
tín hiệu tương tự?
b. Modem
37. Hub là thiết bị hoạt động ở tầng nào của mô hình OSI:
a. Tầng Vật lý hub, NIC hoạt động ở tầng 1, switch tầng 2, router tầng 3
38. NIC (Card mạng) là thiết bị hoạt động ở lớp nào của mô hình OSI:
a. Tầng Vật lý
39. Hãy chỉ ra địa chỉ IP của host không hợp lệ với Subnet Mask =
255.255.255.224: d. 222.81.55.128
40. Cần chia mạng con thuộc Class B với mỗi Subnet có tối đa 500 host, phải dùng
Subnet Mask:
a. 11111111.11111111.11111110.00000000
41. Một mạng thuộc Class B với Subnet Mask là 255.255.252.0 có thể chia thành

bao nhiêu Subnet?
c. 64
42. Chỉ ra nút mạng cùng Subnet với nút mạng có IP 217.65.82.153 và Subnet
Mask 255.255.255.248:
a. 217.65.82.156
43. Một mạng lớp B cần chia thành 9 mạng con, phải sử dụng Subnet Mask:
c. 255.255.240.0
44. Một mạng con lớp C cần chứa 15 host, sử dụng Subnet Mask nào sau đây:
c. 255.255.255.240
45. Địa chỉ nào sau đây là địa chỉ quảng bá của mạng 192.168.25.128/27:
c. 192.168.25.159
46. Một mạng con lớp A mượn 5 bit để chia Subnet thì Subnet Mask sẽ là
:d. 255.248.0.0
47. Trong số các cặp giao thức và dịch vụ sau, cặp nào là sai?
d. TFTP: TCP Port 69
48. Cho địa chỉ IP 192.168.25.91/26, số mạng con và số host tối đa của mỗi mạng
con sẽ là: b. 4 và 62
49. Thứ tự các lớp tính từ trên xuống trong mô hình TCP/IP là:
c. Application - Transport - Internet - Network Access
50. Mô hình hệ thống mở OSI:
Application – Presentation – Session – Transport – Network – Data link –
Physical
51. Công nghệ LAN nào sử dụng CSMA/CD: là Ethernet
52. Trang thiết bị nào làm giảm bớt sự va chạm: Là SWITCH
53. Số lượng bit nhiều nhất có thể mượn để chia Subnet của địa chỉ IP lớp C là: 8
54. Địa chỉ lớp nào cho phép mượn 15bits để chia Subnets: Lớp B
55. TCP làm việc ở lớp nào của của mô hình OSI: Tầng 4
56. Lệnh PING dùng để: Kiểm tra các máy tính trong mạng có liên thông
không
57. Lệnh cho biết địa chỉ IP của máy tính là: INCONFIG

58. Lệnh xác định đường truyền: INCONFIG
59. Giao thức nào dùng để tìm địa chỉ MAC khi biết địa chỉ IP của máy tính:
RARP
60: Giao thức nào không đảm bảo dữ liệu gửi đi hoàn chỉnh hay không: UDP
60. Lớp A: Bít đầu tiên là 0, chạy từ 1 > 126, , số lượng mạng 1
61. Lớp B: Bit đầu tiên là 1 0, chạy từ 128 > 191,số lượng mạng 16
62. Lớp C: Bít đầu tiên là 1 1 0, chạy từ 192 > 223, số lượng mạng 256
63. Điều gì xảy ra khi dữ liệu có va chạm: Dữ liệu sẽ bị phá hỏng từng bít một
64. Địa chỉ nào được SWITCH sử dụng khi quyết định gửi DATA sang cổng:
Destination MAC address
65. Trong HEADER của IP PACKET có chứa: Source And Destination address
66. PING: 172.29.15.100

×