QUAN HỆ CẤP DƯỠNG CÓ YẾU TỐ NƯỚC NGOÀI
THỰC HIỆN NGHĨA VỤ CẤP DƯỠNG ĐỐI VỚI CON
VÀ CÁC THÀNH VIÊN KHÁC TRONG GIA ĐÌNH
Giới thiệu chung
Trong đa số trường hợp, đây là một hình thức tái phân bổ nghèo đói!
Việc có quá nhiều trường hợp con nợ không có khả năng thanh toán sẽ gây ra những
tác động không nhỏ về mặt kinh tế và xã hội. Chính vì lý do đó, Nhà nước cần phải
can thiệp nhằm: hỗ trợ cho những người nghèo đang gặp khó khăn.giảm bớt việc sử
dụng nguồn lực của Nhà nước (hỗ trợ của Nhà nước).
Hiện nay ở một số nước, đang dần phát triển cách tiếp cận phù hợp để giải quyết vấn
đề này: xây dựng những ba rem chung; các quyết định đều do một cơ quan hành
chính đưa ra sau khi tiến hành một thủ tục nhanh chóng và hiệu quả, và cơ quan hành
chính này có trong tay những công cụ cưỡng chế rất hiệu quả để đảm bảo việc thi
hành quyết định.
I. NHỮNG VẤN ĐỀ VÀ GIẢI PHÁP THEO QUY ĐỊNH CHUNG CỦA PHÁP LUẬT
A. TƯ PHÁP QUỐC TẾ TRUYỀN THỐNG
a. Khởi kiện
(1) luật áp dụng
Các Công ước của Hội nghị La Haye về tư pháp quốc tế (HC): HC’56, HC’73
(2) thủ tục
2.a. thẩm quyền: luật của Cộng đồng Châu Âu (‘Bruxelles I’) (CE)
2.b. chuyển giao, tống đạt các văn bản tố tụng và ngoài tố tụng, HC’65
2.c. trợ giúp pháp lý, miễn phí, HC’80
2.d. giá trị chứng cứ của giấy tờ, tài liệu, ủy thác tư pháp, HC’70
2.e. xác nhận chữ ký, HC’61
2.f. các biện pháp khẩn cấp tạm thời: kê biên
(3) khiếu nại một cơ quan nhà nước nhằm bồi hoàn những dịch vụ đã cung cấp trong
trường hợp bên có nghĩa vụ không có khả năng thanh toán
b. Thi hành bản án của tòa án nước ngoài
(1) HC’58, HC’73, Luật CE (‘Bruxelles I’)
(2) các biện pháp cưỡng chế truyền thống: kê biên, cưỡng chế về thân thể
B. MỘT SỐ VẤN ĐỀ VÀ GIẢI PHÁP RIÊNG TRONG LĨNH VỰC NGHĨA VỤ CẤP
DƯÕNG
Nơi cư trú của người có nghĩa vụ: cần xác minh rõ nhằm tránh chi phí tố tụng vô ích
Kiểm tra điều kiện tài chính của người có nghĩa vụ
Chứng cứ: xác minh quan hệ cha con, mẹ con; thực hiện xét nghiệm ADN nếu cần
thiết, chi phí
Dịch tài liệu: tính chính xác của bản dịch, chi phí, hợp pháp hóa > mẫu in sẵn bằng
nhiều thứ tiếng?
Thanh toán quốc tế: hạn chế ngoại tệ, chi phí ngân hàng, tỷ giá hối đoái không cố
định
Hiệu lực của việc điều chỉnh số tiền phải thanh toán bằng biện pháp lập pháp chung
tùy thuộc vào tỷ lệ lạm phát ở nước nơi người có nghĩa vụ cư trú (hoặc của nước nơi
bản án được tuyên).
Cách tiếp cận của tư pháp quốc tế truyền thống có thể tỏ ra lạc hậu. Nhất thiết phải
mở rộng cách tiếp cận hiện đại, bằng sự chủ động của các cơ quan nhà nước được
trang bị đầy đủ để giải quyết những vụ việc xuyên biên giới.
II. SỰ CAN THIỆP CHỦ ĐỘNG CỦA CÁC CƠ QUAN NHÀ NƯỚC
Các cơ quan nhà nước có nhiều lý do để can thiệp giải quyết nhiều trường hợp bên có
nghĩa vụ không có khả năng thanh toán: các vụ việc có yếu tố nước ngoài rất phức
tạp, do đó bên có quyền thường không tìm được cách thức và biện pháp hiệu quả để
bảo vệ quyền lợi của họ.
A. CÔNG ƯỚC NEW YORK CỦA LIÊN HỢP QUỐC NGÀY 20 THÁNG 6 NĂM 1956
VỀ
THỰC HIỆN NGHĨA VỤ CẤP DƯỠNG ĐỐI VỚI NGƯỜI Ở NƯỚC NGOÀI
a. Cơ cấu của Công ước
Tìm kiếm bên có quyền và bên có nghĩa vụ: thiết lập một số cơ quan tại mỗi Quốc gia
ký kết Công ước. Cụ thể một Cơ quan gửi yêu cầu, có trách nhiệm tiếp nhận yêu cầu
của các bên có quyền cư trú trên lãnh thổ thẩm quyền của Cơ quan đó, và một Cơ
quan trung gian đóng tại quốc gia nơi cư trú của bên có nghĩa vụ. Cơ quan gửi yêu cầu
có trách nhiệm chuyển giao các yêu cầu nhận được cho Cơ quan trung gian. Cơ quan
trung gian có nghĩa vụ áp dụng mọi biện pháp cần thiết để đảm bảo việc thực hiện
nghĩa vụ của bên có nghĩa vụ.
Tư tưởng trọng tâm của Công ước: Cơ quan gửi yêu cầu và cơ quan trung gian không
được phép nhận bất kỳ khoản thù lao nào cho những công việc mà họ đã thực hiện.
Xem điều 11(3).
Mọi yêu cầu đều phải được nộp kèm theo tất cả các tài liệu liên quan cần thiết, đặc
biệt là giấy ủy quyền cho phép Cơ quan trung gian hành động nhân dân bên có quyền,
Xem điều 3 (3).
Trong phạm vi ủy quyền của bên có quyền, Cơ quan trung gian thay mặt bên có quyền
áp dụng mọi biện pháp cần thiết nhằm đảm bảo việc thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng.
Cơ quan trung gian dàn xếp để bên có nghĩa vụ thực hiện nghĩa vụ của họ, và trong
trường hợp cần thiết, có thể khởi kiện đòi thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng và yêu cầu thi
hành mọi bản án, lệnh hoặc quyết định khác của tòa án. Xem điều 6(1).
Dưới góc độ lý thuyết tư pháp quốc tế, cần ghi nhận rằng điều 6 (3) quy định cụ thể
như sau: "Cho dù Công ước này có quy định như thế nào đi chăng nữa thì luật điều
chỉnh những biện pháp như vậy và mọi vấn đề có liên quan đến những biện pháp đó là
luật của Quốc gia của bên có nghĩa vụ, đặc biệt là luật về tư pháp quốc tế". Quốc gia
của bên có nghĩa vụ là Quốc gia có thẩm quyền tài phán đối với bên có nghĩa vụ (Xem
điều 3(1) ). Đây là cách tiếp cận rất thực tế về vấn đề xung đột pháp luật : Quốc gia
của Cơ quan gửi yêu cầu phải chấp nhận việc ưu tiên áp dụng luật tư pháp quốc tế của
Quốc gia của Cơ quan trung gian so với luật tư pháp quốc tế của Quốc gia mình.
Cần lưu ý rằng Cơ quan trung gian được phép "giàn xếp": quy định này là dấu hiệu
đầu tiên về khả năng giải quyết bằng phương pháp trung gian. Rõ ràng cần phải ưu
tiên giải quyết vấn đề nghĩa vụ cấp dưỡng thông qua thỏa thuận giữa các bên.
Công ước quy định rằng bên có quyền được hưởng chế độ lệ phí và án phí tương tự
như chế độ áp dụng đối với chủ nợ có quốc tịch hoặc cư trú tại Quốc gia nơi khởi kiện.
Bên có quyền không cần có bảo lãnh về việc trả lệ phí và án phí. Việc ủy thác tư pháp
sẽ thuận lợi hơn.
Công ước cũng không quên đề cấp đến các vấn đề về chuyển giao tiền. Những vấn đề
này được quy định tại điều 10: các Quốc gia tham gia Công ước phải dành ưu tiên tối
đa cho vấn đề này.
b. Bất cập trong việc áp dụng Công ước.
Công ước quy định một khuôn khổ pháp lý khá hiện đại nhằm giải quyết các vấn đề.
Tuy nhiên, kết quả áp dụng Công ước vẫn không được như mong muốn:
một số quốc gia chỉ sẵn sàng can thiệp khi đã có bản án của tòa án của nước gốc, chứ
không chủ động áp dụng các biện pháp cần thiết
một số quốc gia không muốn can thiệp vào việc xác lập quan hệ cha mẹ - con
một số quốc gia không muốn can thiệp nhằm hỗ trợ cho những người có nghĩa vụ,
mặc dù người có nghĩa vụ có lý do chính đáng để yêu cầu giảm bớt nghĩa vụ của họ
một số quốc gia không thực sự nỗ lực trong việc bảo vệ quyền của bên có quyền nước
ngoài, mà chỉ can thiệp khi cần bảo vệ quyền lợi của bên có quyền của quốc gia mình
một số quốc gia không muốn can thiệp đối với những trường hợp mà trong đó các cơ
quan nhà nước tại nước của bên có quyền đã can thiệp nhằm bảo vệ cho bên có quyền
quá nhiều thủ tục, thời hạn giải quyết kéo dài, không có thông tin về tình hình giải
quyết vụ việc
Nhìn chung, Công ước chỉ có thể phát huy hiệu quả với điều kiện các Quốc gia ký kết
phải sẵn sàng cấp ngân sách cần thiết cho việc thành lập các cơ quan có năng lực hoạt
động tích cực, có tinh thần hợp tác quốc tế và sẵn sàng thực hiện các quy định một
cách mềm dẻo nhằm đảm bảo mục tiêu của Công ước. Cần duy trì liên tục ý chí chính
trị của các Quốc gia ký kết. Tuy nhiên, cần phải thừa nhận những vấn đề mà tất cả
các yêu cầu trên đặt ra cho các nước nghèo.
Đáng tiếc là hiện nay không có cơ chế theo dõi việc thực hiện Công ước.
c. Cơ chế theo dõi thực hiện công ước
Cơ chế theo dõi có thể được tổ chức dưới nhiều hình thức khác nhau. Từ khoảng 20
năm trở lại đây, thực tiễn hoạt động của Hội nghị La Haye đã cho phép tích lũy được
nhiều kinh nghiệm quý báu.
Cách làm hiện nay của Hội nghị La Haye có thể được tóm tắt ở một số nội dung như
sau:
Ba năm một lần, Tổng thư ký triệu tập một phiên họp của "Ủy ban đặc biệt". Phiên
họp kéo dài trong vài ngày; Thông thường, phiên họp này được tổ chức tại La Haye,
trong Cung Hòa bình (Palais de la Paix); Tất cả các Quốc gia ký kết hoặc liên quan,
các tổ chức quốc tế liên chính phủ và phi chính phủ đều được mời cử một phái đoàn
đến họp. Thành phần của các phái đoàn này bao gồm những người phụ trách việc áp
dụng công ước liên quan tại Quốc gia hoặc tổ chức đó, hoặc những người có những
kinh nghiệm và hiểu biết hữu ích. Các cuộc trao đổi, thảo luận là một nguồn tham
khảo và khích lệ quan trọng đối với tất cả các đại biểu tham dự.
Văn phòng thường trực của Hội nghị có nhiệm vụ chuẩn bị tài liệu, lo tổ chức chu đáo
cho phiên họp; Những tài liệu đó thường được xây dựng dựa trên những thông tin do
các Quốc gia ký kết cung cấp theo bảng câu hỏi của Văn phòng thường trực. Những
thông tin này cho phép nắm bắt được những khó khăn gặp phải trong thực tiễn; Một
số tài liệu cho phép có được những ý tưởng, đề xuất nhằm hoàn thiện hơn nữa sự hợp
tác giữa các nước, ví dụ như : các mẫu văn bản rõ ràng, hiệu quả và in bằng nhiều thứ
tiếng; Một số tài liệu khác tập hợp những phân tích tổng thể về thực tiễn áp dụng công
ước tại các tòa án của các Quốc gia ký kết; Một số tài liệu khác nữa trình bày về sự
phát triển của pháp luật của các Quốc gia ký kết;
Một ưu điểm thứ yếu nhưng cũng vô cùng quan trọng của phiên họp Ủy ban đặc biệt,
đó là những người có trách nhiệm từ các Quốc gia khác nhau có dịp gặp gỡ, tiếp xúc,
cùng nhau tìm ra những giải pháp thích hợp cho các vấn đề nảy sinh trong quan hệ
song phương. Sau khi phiên họp kết thúc, họ có thể tiếp tục duy trì tiếp xúc bằng thư
tín;
Những cuộc tiếp xúc trực tiếp chính là cơ sở để xây dựng các mối quan hệ tin tưởng,
hữu nghị, vốn là yếu tố không thể thiếu cho việc thực hiện công ước một cách có hiệu
quả. Đây là yếu tố tâm lý có tầm quan trọng hết sức đặc biệt.
Từ một vài năm trở lại đây, Hội nghị La Haye đã tạo lập được cơ chế theo dõi thường
xuyên nhờ vào trang Web Trang web này cung cấp các thông tin
bằng tiếng Pháp và tiếng Anh, là hai ngôn ngữ chính thức của Hội nghị. Trang web
thường xuyên được Văn phòng thường trực của Hội nghị cập nhật.
Việc theo dõi thường xuyên cũng được đảm bảo với việc xuất bản những cuốn "Hướng
dẫn" do Văn phòng thường trực biên soạn và cung cấp cho những người có trách
nhiệm của các Quốc gia ký kết.
B. XÂY DỰNG CÔNG ƯỚC CỦA HỘI NGHỊ LA HAYE (2007)
Công ước sẽ ưu tiên giải quyết những vấn đề về trẻ em có hoàn cảnh khó khăn.
Dự định công ước sẽ bao gồm ba phần:
tăng cường hợp tác quốc tế nhờ sự hỗ trợ của một mạng lưới các cơ quan trung ương
được trang bị đầy đủ;
cơ chế công nhận và thi hành các quyết định của tòa án và của cơ quan hành chính
một số quy định xung đột, nếu cần thiết,
Toàn bộ các quy định này sẽ được đảm bảo thực hiện bằng một cơ chế theo dõi của
Hội nghị La Haye.
a. Tăng cường hợp tác quốc tế thông qua mạng lưới các cơ quan trung ương
Mô hình Công ước New-York - là một mô hình tốt - được theo dõi và xây dựng công
phu:
Tại mỗi Quốc gia ký kết sẽ có một số cơ quan trung ương. Các cơ quan này có nhiệm
vụ hợp tác với nhau, tiếp nhận và chuyển giao các yêu cầu. Họ có nghĩa vụ thông báo
cho cơ quan yêu cầu.
Các yêu cầu được quy định chi tiết hơn, ví dụ yêu cầu xác định nơi cư trú của bên có
nghĩa vụ hay yêu cầu xác minh điều kiện tài chính của bên có nghĩa vụ.
Các cơ quan trung ương sẽ khuyến khích việc giải quyết tranh chấp bằng thỏa thuận,
để bên có nghĩa vụ tự nguyện thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng khi điều đó là phù hợp.
Các biện pháp có thể áp dụng như trung gian, hòa giải hoặc mọi biện pháp khác tương
tự.
Các cơ quan trung ương sẽ hỗ trợ việc xác lập quan hệ cha, mẹ - con cái khi việc xác
lập quan hệ cha, mẹ- con cái là cần thiết cho việc thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng.
Các cơ quan trung ương có thể ủy quyền cho các tổ chức nhà nước hoặc tư nhân khác
thực hiện một số công việc.
Về nguyên tắc, bên yêu cầu việc thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng không phải trả bất kỳ
khoản chi phí nào cho cơ quan trung ương, kể cả chi phí xử lý các yêu cầu được quy
định trong Công ước. Tuy nhiên, bên có nghĩa vụ phải chịu trách nhiệm chi trả một số
chi phí. Ngoài ra, còn có một số trường hợp ngoại lệ so với nguyên tắc trên.
b. Cơ chế công nhận và thi hành
Tại nhiều quốc gia, nhà lập pháp quy định cho một số cơ quan nhà nước hoặc các cơ
quan khác không phải là cơ quan tư pháp một vai trò ngày càng lớn. Vấn đề này đã ít
nhiều được thể hiện qua dự thảo công ước gần đây nhất.
Đối tượng công nhận không chỉ là bản án, quyết định của tòa án, mà còn có thể là
quyết định của cơ quan hành chính có giá trị tương đương tại quốc gia nơi ban hành
quyết định, với điều kiện là quyết định của cơ quan hành chính đó phải có khả năng
được xem xét, kiểm tra bởi cơ quan tư pháp .
Cần phải lưu ý một thực trạng như sau: tại nhiều quốc gia, tòa án không can thiệp để
giải quyết một cách riêng lẻ từng vụ việc. Thay vào đó, cơ quan hành chính ấn định
một số mức tiền cấp dưỡng trên cơ sở những ba-rem chung; cơ quan hành chính cũng
có quyền thông báo cho bên có nghĩa vụ về số tiền cấp dưỡng phải trả, và bên có
nghĩa vụ có thời hạn rất ngắn để khiếu nại. Một khi quyết định của cơ quan hành chính
đã chính thức có hiệu lực, thì bên có nghĩa vụ phải chịu sự kiểm tra, giám sát và
cưỡng chế khá chặt chẽ. Việc áp dụng cơ chế này không phụ thuộc vào sự thụ động
hoặc chần chừ của bên có quyền. Các cơ quan hành chính đó có quyền yêu cầu mọi tổ
chức, cá nhân cung cấp các thông tin liên quan đến tình hình tài chính của bên có
nghĩa vụ..
Trong lôgích của sự phát triển hiện đại, thẩm quyền công nhận và thi hành một quyết
định của cơ quan hành chính hoặc tư pháp nước ngoài cũng có thể được trao cho một
cơ quan hành chính. Đương nhiên, quyết định công nhận và cho thi hành có thể chịu
sự giám sát của cơ quan tư pháp. Điều quan trọng là Công ước không gây cản trở đến
thẩm quyền tuyệt đối của các cơ quan tư pháp của các Quốc gia ký kết.
Chỉ được phép từ chối công nhận và thi hành các quyết định của cơ quan hành chính
hoặc tư pháp nước ngoài trong một số trường hợp nhất định.
Các Quốc gia cam kết thực hiện các biện pháp cưỡng chế hiệu quả. Những biện pháp
cưỡng chế có thể áp dụng bao gồm: khấu trừ vào phần bảo hiểm xã hội được hưởng,
kê biên phần hoàn trả thuế, giữ lại hoặc kê biên tiền lương hưu, thông báo cho các tổ
chức tín dụng, từ chối cấp, đình chỉ hiệu lực hoặc thu hồi hộ chiếu hoặc các loại giấy
phép như giấy phép lái xe (trong kỳ nghỉ cuối tuần) hay giấy phép câu cá. Bên có
nghĩa vụ cũng có thể bị buộc phải ngồi tù vào những ngày cuối tuần.
Hiệu quả của cơ chế trên như thế nào? Tại Ốt-Xtrây-Lia, Cơ quan bảo vệ trẻ em (Child
Support Agency) ghi nhận rằng, trong năm tài chính 2001/2002, tổng số tiền cấp