ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA TP.HCM
KHOA QUẢN LÝ CÔNG NGHIỆP
BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP
TÌM HIỂU VÀ CẢI TIẾN HOẠT ĐỘNG SẢN
XUẤT TRONG XƯỞNG CHIẾT – ĐÓNG GÓI
TẠI NHÀ MÁY BIA SÀI GÒN NGUYỄN CHÍ
THANH – TỔNG CÔNG TY CỔ PHẦN BIA
RƯỢU NƯỚC GIẢI KHÁT SÀI GÒN
DƯƠNG PHƯƠNG THẢO
TP.HCM, 8/2013
i
ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP HỒ CHÍ MINH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA TP.HCM
KHOA QUẢN LÝ CÔNG NGHIỆP
BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP
TÌM HIỂU VÀ CẢI TIẾN HOẠT ĐỘNG SẢN
XUẤT TRONG XƯỞNG CHIẾT – ĐÓNG GÓI
TẠI NHÀ MÁY BIA SÀI GÒN NGUYỄN CHÍ
THANH – TỔNG CÔNG TY CỔ PHẦN BIA
RƯỢU NƯỚC GIẢI KHÁT SÀI GÒN
Sinh viên: Dương Phương Thảo
MSSV: 70902493
GVHD: Th.S Huỳnh Bảo Tuân
i
TP.HCM, 8/2013
BẢN NHẬN XÉT KẾT QUẢ THỰC TẬP CỦA SINH VIÊN
• NHẬN XÉT CỦA BAN GIÁM ĐỐC NHÀ MÁY
TP.HCM, ngày…… tháng … năm 2013
XÁC NHẬN CỦA NHÀ MÁY
ii
• NHẬN XÉT CỦA QUẢN LÝ XƯỞNG CHIẾT – ĐÓNG GÓI
TP.HCM, ngày…… tháng … năm 2013
XÁC NHẬN CỦA XƯỞNG
iii
• NHẬN XÉT CỦA CÁN BỘ HƯỚNG DẪN
TP.HCM, ngày…… tháng … năm 2013
XÁC NHẬN CỦA CBHD
iv
NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN
TP.HCM, ngày…… tháng … năm 2013
XÁC NHẬN CỦA GVHD
v
LỜI CÁM ƠN
Trong suốt hơn 2 tháng thực tập tại nhà máy sản xuất Bia Sài Gòn – Nguyễn Chí Thanh,
tôi đã được chỉ bảo ân cần và giúp đỡ từ phía nhà trường, giáo viên hướng dẫn và nhà
máy.
Đầu tiên, tôi xin cảm ơn đến toàn bộ giảng viên Khoa Quản lý công nghiệp đã dạy tôi
những kiến thức bổ ích trong quá trình học tập.
Để có thể đạt được những kết quả trên, chúng tôi đã nhận được sự giúp đỡ rất nhiệt tình
của Ban lãnh đạo, của bộ phận kỹ thuật và đặc biệt là của toàn thể cán bộ, cô, chú, và anh
chị em trong nhà máy. Ngoài ra, về phía Ban lãnh đạo Tổng công ty cổ phần Bia – Rượu
– NGK Sài Gòn đã tạo điều kiện để tôi tìm hiểu thực tế về tình hình sản xuất tại nhà máy
Nguyễn Chí Thanh. Tôi xin chân thành cảm ơn.
Tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành đến thầy Huỳnh Bảo Tuân, thầy đã hỗ trợ và giúp đỡ
tôi trong quá trình hình thành đề tài và hướng dẫn tôi trong quá trình hoàn thành báo cáo
thực tập tốt nghiệp.
Cuối cùng, tôi muốn gửi lời cám ơn đến gia đình và bạn bè đã động viên, khích lệ để tôi
hoàn thành tốt đợt thực tập này.
Trong quá trình thực hiện chắc chắn không tránh khỏi những thiếu sót. Tôi hy vọng
Thầy/Cô; các Cô/Chú, Anh/Chị trong nhà máy có thể thông cảm và bỏ qua.
Tp.HCM, ngày 07 tháng 08 năm 2013
Sinh viên
Dương Phương Thảo
vi
MỤC LỤC
ĐỀ MỤC TRANG
NHẬN XÉT CỦA BAN GIÁM ĐỐC NHÀ MÁY ii
NHẬN XÉT CỦA QUẢN LÝ XƯỞNG CHIẾT – ĐÓNG GÓI iii
NHẬN XÉT CỦA CÁN BỘ HƯỚNG DẪN iv
NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN v
LỜI CÁM ƠN vi
MỤC LỤC vii
DANH SÁCH HÌNH ẢNH viii
DANH SÁCH BẢNG BIỂU ix
CHƯƠNG 1: MỞ ĐẦU 1
1.1LÝ DO HÌNH THÀNH ĐỀ TÀI: 1
1.2MỤC TIÊU ĐỀ TÀI: 2
1.3PHẠM VI THỰC HIỆN: 2
1.4KẾ HOẠCH THỰC HIỆN: 2
1.5Ý NGHĨA: 3
CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY 4
2.1GIỚI THIỆU VỀ TỔNG CÔNG TY BIA – RƯỢU – NGK SÀI GÒN: 4
2.1.1Thành tựu: 4
2.2TẦM NHÌN, SỨ MẠNG: 5
2.2.1Cơ cấu bộ máy tổ chức: 6
2.2.2Chuỗi cung ứng: 7
2.2.3Tình hình hoạt động kinh doanh: 8
2.3GIỚI THIỆU VỀ NHÀ MÁY BIA SÀI GÒN – NGUYỄN CHÍ THANH: 8
2.3.1Các sản phẩm của nhà máy: 9
2.4PHÂN TÍCH ĐIỂM MẠNH, KHÓ KHĂN, CƠ HỘI VÀ CÁC RỦI RO: 11
CHƯƠNG 3: CHUYÊN ĐỀ THỰC TẬP TỐT NGHIỆP 14
3.1GIỚI THIỆU VỀ XƯỞNG CHIẾT – ĐÓNG GÓI: 14
3.1.1Chức năng và nhiệm vụ: 14
3.1.2Sơ đồ tổ chức: 14
3.1.3Quy trình sản xuất: 15
3.2NHẬN ĐỊNH VẤN ĐỀ TIỀM ẨN CẦN CẢI TIẾN: 18
vii
3.2.1Sơ lược về tình hình sản xuất tại nhà máy sản xuất Bia Sài Gòn – Nguyễn Chí Thanh: 18
3.2.2Thu hồi phế phẩm – Sửa sai: 18
3.2.3Thời gian ngừng máy: 20
3.3PHÂN TÍCH NGUYÊN NHÂN GÂY LÃNG PHÍ: 24
3.3.1Phế phẩm – sửa sai: 24
3.3.2Thời gian ngừng máy: 28
3.4GIẢI PHÁP KHẮC PHỤC: 29
3.4.1Phế phẩm – Sửa sai: 29
3.4.2Thời gian ngừng máy: 31
3.5 ĐÁNH GIÁ GIẢI PHÁP – TRIỂN KHAI THỰC HIỆN GIẢI PHÁP: 31
3.5.1Đánh giá giải pháp: 31
3.5.2Triển khai thực hiện giải pháp: 32
CHƯƠNG 4: KẾT LUẬN VÀ BÀI HỌC KINH NGHIỆM 35
4.1KẾT LUẬN: 35
4.2BÀI HỌC KINH NGHIỆM: 35
TÀI LIỆU THAM KHẢO 34
DANH SÁCH HÌNH ẢNH
Bảng 2.1: Báo cáo tình hình hoạt động 2008 – 2012 (tỷ đồng) 8
17
Hình 3.4: Biểu đồ Pareto 20
Bảng 3.2: Bảng thống kê thời gian ngừng máy 6 tháng đầu năm 2013 20
Hình 3.5: Biểu đồ thống kê thời gian ngừng máy 6 tháng đầu năm 2013 22
Hình 3.6: Biểu đồ xương cá xác định nguyên nhân gây bể chai 24
Hình 3.7: Công nhân thực hiện công việc soi chai 25
viii
Hình 3.8: Máy chiết Bia 26
Hình 3.9: Các giai đoạn chiết Bia 27
Hình 3.10: Biểu đồ xương cá xác định nguyên nhân gây chai lưng 27
32
DANH SÁCH BẢNG BIỂU
Bảng 2.1: Báo cáo tình hình hoạt động 2008 – 2012 (tỷ đồng) 8
17
Hình 3.4: Biểu đồ Pareto 20
Bảng 3.2: Bảng thống kê thời gian ngừng máy 6 tháng đầu năm 2013 20
Hình 3.5: Biểu đồ thống kê thời gian ngừng máy 6 tháng đầu năm 2013 22
Hình 3.6: Biểu đồ xương cá xác định nguyên nhân gây bể chai 24
Hình 3.7: Công nhân thực hiện công việc soi chai 25
Hình 3.8: Máy chiết Bia 26
Hình 3.9: Các giai đoạn chiết Bia 27
Hình 3.10: Biểu đồ xương cá xác định nguyên nhân gây chai lưng 27
32
ix
CHƯƠNG 1: MỞ ĐẦU
CHƯƠNG 1: MỞ ĐẦU
1.1 LÝ DO HÌNH THÀNH ĐỀ TÀI:
Những chính sách kinh tế mở cửa nước ta trong những năm gần có những chuyển biến về
đời sống văn hóa và phát triển kinh tế. Tình hình hội nhập và mở cửa nêu trên đã tạo ra
những điều kiện thuận lợi lẫn khó khăn cho các công ty Việt Nam. Các công ty có điều
kiện thuận lợi mở rộng thị trường tiêu thụ, tăng cường khả năng xuất khẩu sang các nước
trên thế giới. Bên cạnh những thuận lợi cũng có không ít những khó khăn mà các doanh
nghiệp Việt Nam gặp phải, các doanh nghiệp Việt Nam phải đương đầu với sự cạnh tranh
quyết liệt của các công ty nước ngoài. Các doanh nghiệp Việt Nam phải cố gắng tạo dựng
cho mình một thương hiệu vững chắc, nâng cao chất lượng sản phẩm đồng thời tối ưu hóa
sản xuất tạo ra sản phẩm có tính cạnh tranh.
Tổng công ty cổ phần Bia – Rượu – Nước giải khát Sài Gòn là một trong những công ty
lớn với bề dày lịch sử, công ty đã không ngừng đưa ra các biện pháp tăng năng suất cải
tiến chất lượng và loại bỏ lãng phí. Nhằm phát huy những kiến thức trong quá trình học
về quản lý công nghiệp đặc biệt về quản trị sản xuất và chất lượng, tôi hy vọng dựa vào
các thông tin thu thập được tại nhà máy, báo cáo sẽ nhận diện và đưa ra các biện pháp về
các vấn đề còn tồn đọng tạo xí nghiệp.
Bia Sài Gòn là một thương hiệu nổi tiếng từ lâu đời, bản thân công ty sản xuất Bia Sài
Gòn cũng luôn tích cực đầu tư về mặt công nghệ và phong cách quản lý. Tuy nhiên trong
xã hội ngày càng tiến bộ, con người ngày càng phát triển về mọi mặt, nhiều doanh nghiệp
không tránh khỏi những lãng phí với cách sản xuất và quản lý hiện tại. Nhà máy Bia Sài
Gòn – Nguyễn Chí Thanh cũng không thể tránh khỏi quy luật đó.
Áp dụng những kiến thức được học ở giảng đường về quản lý sản xuất và chất lượng,
nhận thấy cách quản lý theo Lean Manufacturing có thể phát huy hiệu quả đối với vấn đề
1
CHƯƠNG 1: MỞ ĐẦU
còn tồn đọng trong doanh nghiệp, nên tôi chọn đề tài “Tìm hiểu và cải tiến hoạt động
sản xuất tại xưởng Chiết – Đóng Gói thuộc nhà máy Bia Sài Gòn Nguyễn Chí Thanh –
Tổng công ty cổ phần Bia Rượu Nước giải khát Sài Gòn”, nhằm tìm hiểu sâu hơn về
cách quản lý mới này và tìm phương pháp giải quyết cho các vấn đề đang tồn tại ở nhà
máy sản xuất Bia Sài Gòn – Nguyễn Chí Thanh.
1.2 MỤC TIÊU ĐỀ TÀI:
- Phát hiện những lãng phí còn tồn đọng trong quá trình sản xuất tại xưởng Chiết –
Đóng gói.
- Tìm hiểu nguyên nhân xảy ra lãng phí.
- Đề xuất giải pháp một cách sơ bộ.
1.3 PHẠM VI THỰC HIỆN:
Do thời gian thực tập không nhiều đề tại thực tập tốt nghiệp chỉ tập trung vào đề ra các
lãng phí tại Xưởng Chiết – Đóng gói, nhà máy Bia Sài Gòn – Nguyễn Chí Thanh.
1.4 KẾ HOẠCH THỰC HIỆN:
STT Công việc Tuần
1 2 3 4 5 6 7 8
1 Tìm hiểu về quy trình kiểm tra chất lượng tại
phòng kiểm soát chất lượng.
x
2 Tìm hiểu về quy trình sản xuất tại xưởng Nấu
– Lên men
x
3 Tìm hiểu về quy trình sản xuất tại xưởng
Chiết – Đóng gói
x
4
Xác định vấn đề cần giải quyết
x
2
CHƯƠNG 1: MỞ ĐẦU
5 Tìm hiểu nguyên nhân của vấn đề x x
6 Tham khảo ý kiến về việc cải tiến chất lượng
từ phía nhà máy
x x x
7 Viết báo cáo thực tập tốt nghiệp x x x x x x
1.5 Ý NGHĨA:
Ứng dụng các kiến thức đã học vào việc tìm hiểu và nhận định các vấn đề còn tồn đọng
trong quá trình sản xuất.
Học hỏi thực tiễn các công tác quản lý từ ban lãnh đạo của công ty.
3
CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY
CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY
2.1 GIỚI THIỆU VỀ TỔNG CÔNG TY BIA – RƯỢU – NGK SÀI GÒN:
Tên giao dịch: Tổng Công ty Bia-Rượu-Nước giải khát Sài Gòn (viết tắt SABECO)
Địa chỉ: Số 6 Hai Bà Trưng, Phường Bến Nghé, Quận 1, TP. Hồ Chí Minh
Điện thoại: (08) 3829 4081 Fax: (08) 3829 6856
Email:
Website:
2.1.1 Thành tựu:
Đơn vị hàng đầu trong chính sách xây dựng và phát triển thị trường, hệ thống phân phối
trong lĩnh vực kinh doanh sản phẩm bia của Việt Nam với sản lượng tiêu thụ chiếm giữ
trên 35% thị phần
Thương hiệu Bia Sài Gòn giữ vững được uy tín với khách hàng và ngày càng phát triển,
xứng đáng là thương hiệu là “NIỀM TỰ HÀO CỦA VIỆT NAM”
4
Hình 2.1: Logo của Tổng công ty cổ phần Bia Rượu Nước giải khát Sài Gòn
CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY
Danh hiệu “Thương hiệu tín nhiệm" Bia Sài Gòn trong 22 năm
Sản phẩm Bia Sài Gòn - Hàng Việt Nam chất lượng cao, được người tiêu dùng bình chọn
liên tục trong 12 năm từ 1997, 1998, 1999, 2000, 2001, 2002, 2003, 2004, 2005, 2006,
2007,2008. Sản phẩm Bia lon 333 đạt Huy Chương Bạc tại cuộc thi bình chọn Bia quốc tế
tổ chức tại AUSTRALIA năm 1999, 2000 và 2001
2.2 TẦM NHÌN, SỨ MẠNG:
Tầm nhìn đến năm 2025: “Phát triển SABECO trở thành Tập đoàn công nghiệp đồ uống
hàng đầu quốc gia, có vị thế trong khu vực và quốc tế”.
Sứ mạng: Phát triển ngành Đồ uống Việt Nam ngang tầm thế giới; đề cao văn hóa ẩm
thực của người Việt Nam; nâng cao chất lượng cuộc sống thông qua việc cung cấp các
sản phẩm đồ uống chất lượng cao, an toàn và bổ dưỡng; mang lại lợi ích thiết thực cho cổ
đông, khách hàng, đối tác, người lao động và xã hội.
5
CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY
2.2.1 Cơ cấu bộ máy tổ chức:
6
Hình 2.2: Sơ đồ tổ chức Tổng công ty cổ phần Bia – Rượu – NGK Sài Gòn
CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY
2.2.2 Chuỗi cung ứng:
7
NCC malt: từ
Đức và Úc
NCC Gạo: từ
ĐBSCL
NCC nước: nhà máy nước thành
phố và nước giếng
NCC houblon:
từ Đức và Úc
NCC phụ liệu
(caramel,
muối)
NCC lon và
nắp của bia
lon: Crown…
NCC chai thủy
tinh (thu lại và
mua mới)
NCC nắp chai
NCC thùng
giấy
NCC két bia
chai (thu lại và
mua mới)
NCC pallet
NCC nhãn chai
NCC năng
lượng (xăng
dầu, điện)
Nhà máy sản xuất Bia
Sài Gòn – NCT (chiếm
10% sản lượng)
Nhà máy sản xuất Bia
Sài Gòn – Củ Chi
(chiếm 25% sản lượng)
Nhà máy sản xuất Bia
Sài Gòn (thành viên)
(chiếm 65% sản lượng)
Công ty TNHH 1 thành viên SABECO khu
vực (phân phối)
Các cửa hàng giới
thiệu sản phẩm
Đại lý các cấp
Người tiêu
dùng
Khách hàng
doanh nghiệp
Trong nước
(98%)
Xuất khẩu (2%)
Hình 2.3: Chuỗi cung ứng tại SABECO
CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY
2.2.3 Tình hình hoạt động kinh doanh:
Bảng 2.1: Báo cáo tình hình hoạt động 2008 – 2012 (tỷ đồng)
Chỉ tiêu Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012
Tổng doanh
thu
9,322 14,954 19,605 22,313 25,689
Chi phí 8,151 13,412 12,613 19,317 22,041
Lợi nhuận
trước thuế
1,171 1,542 2,672 2,996 3,648
Lợi nhuận
sau thuế
890 1,322 2,593 2,344 2,786
(Nguồn: Báo cáo tài chính 2008 -2012)
2.3 GIỚI THIỆU VỀ NHÀ MÁY BIA SÀI GÒN – NGUYỄN CHÍ THANH:
Địa chỉ liên lạc: 187 Nguyễn Chí Thanh, quận 5, Tp Hồ Chí Minh.
8
Hình 2.4: Nhà máy sản xuất Bia Sài Gòn – Nguyễn Chí Thanh
CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY
Nhà máy sản xuất Bia Sài Gòn – Nguyễn Chí Thanh trực thuộc Tổng công ty cổ phần Bia
– Rượu – NGK Sài Gòn, được thành lập theo quyết định số: /BCN Ngày tháng năm
1977 của Bộ Công Nghiệp, trên cơ sở bàn giao nhà máy của Pháp cho Việt Nam.
Sản phẩm chủ yếu của nhà máy là các loại bia bao gồm: bia lon, bia chai, bia hơi. Thị
trường chủ yếu của nhà máy là nội địa.
2.3.1 Các sản phẩm của nhà máy:
Sản phẩm bia chai “SAIGON LAGER”
- Thương hiệu: SAIGON LAGER
- Thông điệp: “Saigon Lager – Bia của người Việt Nam”
- Bao bì: chai thủy tinh màu nâu, dung tích 450 ml.
- Chỉ tiêu chất lượng chủ yếu: độ cồn 4.3% thể tích.
- Thị trường tiêu thụ: trên toàn quốc.
9
Giám đốc
Phó Giám đốc
P.KNCL
P. Kế hoạch
cung tiêu
P. Kế toán
thống kê
Xưởng Nấu
– Lên men
Xưởng
Chiết
Xưởng
Động lực
Trưởng
phòng
Trưởng
phòng
Quản đốc
Quản đốc Quản đốc
Hình 2.5: Sơ đồ tổ chức nhà máy sản xuất Bia Sài Gòn – Nguyễn Chí Thanh
Trưởng
phòng
CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY
Sản phẩm bia chai “SAIGON EXPORT”
- Thương hiệu : SAIGON EXPORT
- Thông điệp: “Saigon Export – Không bóng bẩy, không phải
ồn ào, không cầu kỳ, không cần phô trương, uống thì hiểu”
- Bao bì: chai thủy tinh màu nâu, dung tích 355 ml.
- Chỉ tiêu chất lượng chủ yếu: độ cồn 4.9% thể tích.
- Thị trường tiêu thụ: miền Đông và Tây Nam bộ, miền Trung.
- Xuất khẩu: Pháp, Mỹ, Đức, Úc, Hongkong, Nhật, EU,
Singapore…
Sản phẩm bia lon “333 EXPORT”
- Thương hiệu : 333 EXPORT
- Thông điệp : “333 – Thế giới ngày càng thêm ưa chuộng”
- Bao bì: lon nhôm, dung tích 330 ml.
- Chỉ tiêu chất lượng chủ yếu: độ cồn 5.3% thể tích.
- Thị trường tiêu thụ: toàn quốc.
- Xuất khẩu đi: Mỹ, Nhật, Nga, Đài Loan…
10
CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY
Sản phẩm bia lon “SAIGON PECIAL”
- Thương hiệu : SAIGON PECIAL
- Thông điệp : “Saigon Special – Chất men của thành công”
- Bao bì: lon nhôm màu xanh, dung tích 330 ml.
- Chỉ tiêu chất lượng chủ yếu: độ cồn 4.9% thể tích.
- Thị trường tiêu thụ: toàn quốc.
2.4 PHÂN TÍCH ĐIỂM MẠNH, KHÓ KHĂN, CƠ HỘI VÀ CÁC RỦI RO:
Điểm mạnh:
- Bia Sài Gòn là một thương hiệu có truyền thống sản xuất lâu đời, tiền thân là hãng
bia BGI của Pháp. Thương hiệu Bia Sài Gòn đã trở nên quen thuộc với người tiêu
dùng Việt Nam.
- Trong sản xuất bia (như bia 333, 355, 450) thành phần nguyên vật liệu nấu bao
gồm malt, houblon, thế liệu (gạo). Việt Nam là nước dẫn đầu trong việc sản xuất
và xuất khẩu gạo trên toàn thế giới, điều này dẫn tới giá thành của các loại bia kể
trên thấp hơn so với các hãng bia khác.
- Hệ thống phân phối là thế mạnh đối với doanh nghiệp, việc chuyên biệt từng
nhiệm vụ, Tổng công ty xây dựng một doanh nghiệp về thương mại dịch vụ để thu
thập thông tin khách hàng từ các đại lý, lưu kho từ các nhà máy, đem sản phẩm
đến người tiêu dùng. Công ty thương mại dịch vụ Sabeco phủ sóng trên toàn bộ
nơi sử dụng sản phẩm Bia Sài Gòn.
Khó Khăn:
11
CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY
- Với sản phẩm “Special”, doanh nghiệp hướng tới những phân khúc thị trường cao
cấp hơn. Tuy nhiên sản phẩm này còn quá mới, trong thị trường cạnh tranh khốc
liệt, các sản phẩm từ nước ngoài xuất hiện tại Việt Nam (Henieken, Tiger…) đã
được thị trường này tiếp nhận một cách thích thú.
- Địa điểm xây dựng nhà máy trở nên bất cập so với tình hình hiện tại, dân cư trở
nên đông đúc. Ví dụ như, tại Nhà máy Nguyễn Chí Thanh, nằm giữa lòng thành
phố giao thông không thuận lợi cho việc nhập nguyên vật liệu và xuất hàng.
- Chi phí Marketing chiếm 10% tổng chi phí, thấp hơn so với những thương hiệu
khác. Do chi phí này bị nhà nước khống chế nên không thể tăng chi phí này như
những doanh nghiệp khác.
Cơ hội:
- Việc hàng giả hàng nhái của những sản phẩm về rượu xuất hiện trên thị trường
ngày càng nhiều cùng với việc pha các hóa chất độc hại vào rượu được nấu theo
phương pháp thủ công dẫn đến người tiêu dùng có xu hướng chuyển hướng sang từ
sử dụng rượu sang sử dụng bia. Điều này tạo cho các doanh nghiệp về bia nhiều cơ
hội để phát triển thị trường.
- Bên cạnh việc “ăn no mặc ấm” ngày nay người tiêu dùng luôn hướng tới việc “ăn
ngon mặc đẹp”, Tổng công ty cổ phần Bia – Rượu – NGK Sài Gòn cũng không thể
tránh khỏi quy luật đó. Khẩu vị của người tiêu dùng Việt Nam thay đổi, họ muốn
được cung cấp những loại bia đạt chất lượng tốt hơn, các dòng bia cao cấp được
lựa chọn ngày càng nhiều. Nhưng thị trường hiện này vẫn chưa cung cấp đủ, nếu
biết phát huy những điểm mạnh và khắc phụ khó khắn đây là cơ hội lơn để Sabeco
có thể mở rộng thị trường mục tiêu.
Rủi ro:
12
CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY
- Đối thủ cạnh tranh: Nhiều hãng bia nổi tiếng thể giới muốn gia nhập thị trường đây
tiềm năng này, vì vậy khi Việt Nam gia nhập WTO, đây là điều kiện thuận lợi để
các doanh nghiệp này dễ dàng gia nhập thị trường.
- Đối với sản phẩm “Special” – hạn sử dụng của sản phẩm này khá thấp (6 tháng):
Tại thị trường Việt Nam hiện tượng “ôm hàng” dễ dàng nhận thấy ở các đại lý, vì
vậy sản phẩm này ít được các đại lý nhận hàng.
- Sản phẩm được mang tên Bia Sài Gòn hiện này được nhiều nhà máy sản xuất (bao
gồm nhà máy trực thuộc Tổng công ty Bia – Rượu – NGK Sài Gòn và những nhà
thành viên khác) dẫn đến hiện tượng khó kiểm soát được vấn đề điều độ trong sản
xuất và chất lượng của sản phẩm.
13
CHƯƠNG 3: CHUYÊN ĐỀ THỰC TẬP TỐT NGHIỆP
CHƯƠNG 3: CHUYÊN ĐỀ THỰC TẬP TỐT NGHIỆP
CHUYÊN ĐỀ: TÌM HIỂU VÀ CẢI TIẾN HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT TẠI XƯỞNG
CHIẾT - ĐÓNG GÓI THUỘC NHÀ MÁY BIA SÀI GÒN NGUYỄN CHÍ THANH –
TỔNG CÔNG TY CỔ PHẦN BIA RƯỢU NƯỚC GIẢI KHÁT SÀI GÒN
3.1 GIỚI THIỆU VỀ XƯỞNG CHIẾT – ĐÓNG GÓI:
3.1.1 Chức năng và nhiệm vụ:
Chức năng: Chiết bia vào chai, lon sau đó đóng đóng gói, vận chuyển đến kho chứa.
Nhiệm vụ: Cung cấp bia thành phẩm đảm bảo về số lượng sản xuất so với định mức sản
xuất các loại như 333 export, Saigon lager, Saigon export, Saigon special.
3.1.2 Sơ đồ tổ chức:
Tại xưởng Chiết – Đóng gói:
- Quản đốc: Phụ trách quản lý hoạt động sản xuất của xưởng. Lên kế hoạch sản xuất
phù hợp với kế hoạch mà Ban giám đốc đề ra.
14
Quản đốc
Phó quản đốc
Trưởng ca
Nhân viên thống
kê tổng hợp
Chuyên viên
Hình 3.1: Sơ đồ tổ chứ tại xưởng Chiết Đóng gói
CHƯƠNG 3: CHUYÊN ĐỀ THỰC TẬP TỐT NGHIỆP
- 2 phó quản đốc: Một người phụ trách về quản lý con người, người thứ 2 phụ trách
về kỹ thuật sản xuất trong xưởng.
- Nhân viên thống kê tổng hợp: Thu thập thông tin và số liệu của xưởng, lập các báo
cáo về định mức và hao phí của xưởng. Thông báo các thông tin từ quản đốc và từ
phòng hành chính nhân sự của nhà máy đến các trưởng ca.
- Chuyên viên: Quản lý về máy móc và xử lý các vấn đề liên quan đến kỹ thuật sản
xuất.
3.1.3 Quy trình sản xuất:
Trước khi bia được đưa vào xưởng Chiết – Đóng gói để đưa ra ngoài thị trường, Bia bán
thành phầm sẽ được sản xuất tại công đoạn Nấu – Len men.
- Đầu tiên, Nguyên liệu đầu vào (malt và gạo) sẽ được nhà máy tập trung ở kho chứa
rồi theo đường ống ngầm đến 9 silo nhập liệu ở xưởng nấu.
- Tại tổ Nấu (xưởng Nấu – Lên men), nguyên vật liệu nấu sẽ được làm sạch và cân
trước khi đưa vào nồi nấu và cho ra nước nha (nóng).
- Từ tổ Nấu, nước nha sẽ được chưa trong các whirlpool và được làm lành tại tổ
AVP (xướng Nấu – Lên men).
- Nước nha được làm lạnh được vận chuyển qua đường ống đến các tổ Lên men
(xướng Nấu – Lên men), tại đây, nước nha được cấy men phù hợp với từng loại
Bia và được chưa tại các tank.
- Hiện nay, nhà máy Bia Sài Gòn – Nguyễn Chí Thanh áp dụng 2 hệ thống sản xuất
bia hiện đại và truyền thống bao gồm: “Tank outdoor” – quy trình hiện đại, đảm
nhiệm 2 chức năng lên men chính và lên men phụ; với quy trình truyền thống Bia
được ủ tại 2 loại tank riêng biệt là “Tank lên men chính” và “Tank lên men phụ”.
Trung bình kéo dài 12 – 15 ngày (dành cho bia 333, 355 và special), khoảng 10
ngày (dành cho bia 450).
15