Tải bản đầy đủ (.pdf) (97 trang)

hệ thống quản lý, kiểm soát khí thải tại các cơ sở công nghiệp

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.73 MB, 97 trang )

BỘ
BỘ CÔNG THƯƠNG
VIỆN NGHIÊN CỨU CƠ KHÍ





TUYỂN TẬP BÁO CÁO CHUYÊN ĐỀ
DỰ ÁN PHỤC VỤ QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC
VỀ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG NĂM 2007

NHÓM CHUYÊN ĐỀ 3
HỆ THỐNG QUẢN LÝ, KIỂM SOÁT KHÍ THẢI
TẠI CÁC CƠ SỞ CÔNG NGHIỆP

Thuộc dự án:
“ĐIỀU TRA, KHẢO SÁT THỐNG KÊ LƯỢNG THẢI, ĐÁNH GIÁ MỨC ĐỘ Ô NHIỄM
MÔI TRƯỜNG DO KHÍ THẢI CÔNG NGHIỆP VÀ ĐỀ XUẤT CÁC BIỆN PHÁP GIẢM
THIỂU Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG
DO KHÍ THẢI CÔNG NGHIỆP”









Hà Nội - 2007



Bộ công thơng
Viện nghiên cứu cơ khí








Báo cáo chuyên đề

Tên chuyên đề:
Hiện trạng và khả năng đầu t hệ thống xử lý, kiểm
soát khí thảI tại các cơ sở công nghiệp của thành
phố hà nội

Thuộc nhiệm vụ năm 2007: điều tra, khảo sát thống kê lợng
thải, đánh giá mức độ ô nhiễm môi trờng do khí thải
công nghiệp và đề xuất các biện pháp giảm thiểu ô nhiễm
môi trờng do khí thải công nghiệp
Thuộc dự án: Cải thiện chất lợng không khí các đô thị do
nguồn thải công nghiệp


Chủ trì thực hiện dự án: TS. Dơng Văn Long
Đơn vị thực hiện dự án
: TT. CN&TB Môi Trờng



H Nội, 2007

2
MỤC LỤC

I. TỔNG QUAN HIỆN TRẠNG CÔNG NGHIỆP VÀ Ô NHIỄM KHÔNG KHÍ
DO NGUỒN THẢI CÔNG NGHIỆP TẠI THÀNH PHỐ HÀ NỘI 3
I.1. Hiện trạng công nghiệp thành phố Hà Nội 3
I.1.1. Hoạt động của các Khu công nghiệp (KCN) tại TP. Hà Nội 3
Bảng 1: Tình hình hoạt động của các KCN của Hà Nội (Vốn đầu tư: Tr. USD) 3
I.1.2. Hoạt động của các Cụm công nghiệp (CCN) tại TP. Hà Nội 3
I.1.3. Định hướng phát triển công nghiệp
đến năm 2010 của TP. Hà Nội 5
I.2. Hiện trạng thải lượng ô nhiễm khí do nguồn thải công nghiệp tại TP. Hà
Nội 6
Bảng 2: Một số nguồn phát thải khí ô nhiễm tại TP. Hà Nội 7
Bảng 3: Diễn biến nồng độ các chất ô nhiễm tại các cụm công nghiệp cũ từ năm
1997 - 2003 7
Bảng 4: Diễn biến nồng độ các chất ô nhiễm không khí do các KCN mới, tập
trung tại Hà N
ội (1996 - 2003) 8
II. HIỆN TRẠNG ỨNG DỤNG HỆ THỐNG XỬ LÝ, KIỂM SOÁT KHÍ THẢI
TẠI CÁC CƠ SỞ CÔNG NGHIỆP THÀNH PHỐ HÀ NỘI 9
Bảng 5 - Một số CSCN có đầu tư và thiết bị xử lý khí thải tại TP. Hà Nội 9
III. KHẢ NĂNG ĐẦU TƯ HỆ THỐNG XỬ LÝ, KIỂM SOÁT KHÍ THẢI TẠI
CÁC CƠ SỞ CÔNG NGHIỆP THÀNH PHỐ HÀ NỘI 13
III.1. Nhu cầu ứng dụng hệ thố
ng xử lý và kiểm soát khí thải tại các CSCN
13

Hình 1 - Mô hình hệ thống xử lý bụi bằng hệ thống lọc túi cho nhà máy luyện
thép, sản xuất sản phẩm từ cao su, nghiền đá, gạch. 14
III.2. Khả năng ứng dụng hệ thống kiểm soát khí thải của các doanh nghịêp
trên dịa bàn thành phố 15
Hình 2 - Ví dụ thiết bị kiểm soát phát thải bụi của hãng Sick Maihak 16
Hình 3 - Ví dụ thiết bị kiểm soát phát thải khí
độc của hãng Sick Maihak 17
Hình 4 - Sơ đồ kiểm soát, báo cáo từ nguồn phát thải (Durag) 17

3
I. TỔNG QUAN HIỆN TRẠNG CÔNG NGHIỆP VÀ Ô NHIỄM KHÔNG KHÍ
DO NGUỒN THẢI CÔNG NGHIỆP TẠI THÀNH PHỐ HÀ NỘI
I.1. Hiện trạng công nghiệp thành phố Hà Nội
I.1.1. Hoạt động của các Khu công nghiệp (KCN) tại TP. Hà Nội
Hà Nội có 5 khu công nghiệp mới với tổng diện tích quy hoạch là
1.229,06 ha (giai đoạn I là 769,06 ha). Trong đó có 3 khu do các doanh nghiệp
trong nước liên doanh với nước ngoài, 1 khu do doanh nghiệp trong nước và 1
khu do các doanh nghiệp nước ngoài đầu tư. Đến năm 2000 mới thu hút được 20
d
ự án đầu tư (trong đó có 11 dự án đang hoạt động) với tổng vốn đầu tư 325 triệu
USD và diện tích đất thuê là 38 ha, tập trung vào KCN Nội Bài và Sài Đồng B.
Các KCN Thăng Long, Đài Tư đang triển khai xây dựng hạ tầng kỹ thuật, KCN
Daewoo - Hanel đang tính toán đền bù đất. Năm 1999, các doanh nghiệp ở các
KCN của Hà Nội đạt doanh thu gần 120 triệu USD, xuất khẩu đạt 65 triệu USD.
Đến nay đã thu hút được khoảng 3.000 lao độ
ng Việt Nam làm việc tại các KCN
này.
Bảng 1: Tình hình hoạt động của các KCN của Hà Nội (Vốn đầu tư: Tr. USD)
TT
Khu công nghiệp

Năm thành lập
Diện tích
CN/ quy
hoạch (ha)
Tổng vốn
đầu tư
(tr. USD)
Diện tích
đất CN đã
thuê (ha)
Tỷ lệ lấp
đầy (%)
Số DN đã
đầu tư và
vốn đầu tư
1
Sài Đồng B
03/1996
79/97 289,8 79 100 (6,21)
2
Thăng Long
02/1997
96/128 53,29 76,8 80 -
3
Deawoo - Hanel
06/1996
150/197 1.652 0 0 -
4
Hà Nội - Đài Tư
03/1995

30/40 12,0 0 0
4
(6,21)
5
Nội Bài
01/1994
75/100 29,95 31 41
6
(50,76)
Nguồn: Thông tin Khu công nghiệp Việt Nam tháng 03/2004
I.1.2. Hoạt động của các Cụm công nghiệp (CCN) tại TP. Hà Nội
Các CCN mới được hình thành một mặt để đáp ứng nhu cầu di dời các cơ
sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng ra khỏi nội thành và quy hoạch các cơ

4
sở sản xuất nhỏ. Tính đến nay trên địa bàn Hà Nội đã hình thành 13 cụm công
nghiệp vừa và nhỏ (theo dự án) với tổng diện tích là 358 ha, đã giao đất cho 69
doanh nghiệp để xây dựng nhà xưởng sản xuất với 340 tỷ đồng đầu tư nhà
xưởng, thu hút 8.000 - 10.000 lao động. Đó là các CNN: Vĩnh Tuy - Thanh Trì,
Ngọc Hồi (huyện Thanh Trì); Phú Thị - Gia Lâm, Phú Thị (mở rộng), Ninh Hiệp,
CN Thực phẩm Lê Chi (huyện Gia Lâm); CCN Từ Liêm, CCN Từ Liêm (giai
đoạ
n II), CCN Phú Minh (huyện Từ Liêm); CCN Cầu Giấy (quận Cầu Giấy);
CCN Hai Bà Trưng (quận Hai Bà Trưng); CCN Đông Anh, CCN Nguyên Khê
(huyện Đông Anh).
Các CNN cũ (Minh Khai - Vĩnh Tuy, Trương Định - Đuôi Cá, Văn Điển -
Pháp Vân, Thượng Đình, Cầu Diễn - Nghĩa Đô, Gia Lâm - Yên Viên, Đông Anh,
Chèm, Cầu Bươu) được xây dựng từ những năm 60 với tổng diện tích 379 ha,
với 156 xí nghiệp và thu hút 66.987 lao động, đang áp dụng công nghệ lạc hậ
u,

chắp vá không có thiết bị xử lý ô nhiễm môi trường, trừ một số nhà máy mới
được đầu tư nâng cấp, có thiết bị tương đối hiện đại, thuộc nhiều ngành công
nghiệp khác nhau, trong đó có hai cụm lớn nhất là Thượng Đình và Minh Khai -
Vĩnh Tuy, chiếm hơn 50% diện tích đất và 47,7% tổng số các doanh nghiệp, sản
xuất ra bằng 75% giá trị tổng sản lượng của 9 cụm.
Giá trị sả
n xuất công nghiệp trên địa bàn Hà Nội 9 tháng đầu năm 2007 tăng
20,8% so với cùng kỳ năm trước, trong đó khu vực kinh tế Nhà nước tăng 5,6%,
kinh tế ngoài Nhà nước tăng 28,5% và khu vực có vốn đầu tư nước ngoài tăng
31,3%. Sản xuất công nghiệp chủ yếu tăng cao ở lĩnh vực công nghiệp chế biến
(17,9%) và ở khu vực các doanh nghiệp ngoài Nhà nước và kinh tế có vốn đầu
tư nước ngoài.
Một s
ố ngành tốc độ tăng cao so cùng kỳ năm trước như:
- Sản xuất thực phẩm đồ uống, dệt tăng 12,4%,
- Sản xuất trang phục tăng 14,3%,
- Sản xuất thuộc sơ chế da tăng 35%,
- Sản xuất kim loại tăng 25,3%,
- Sản xuất các sản phẩm từ kim loại tăng 32,3%,
- Sản xuất máy móc thiết bị tă
ng 25%,

5
- Sản xuất xe cộ động cơ tăng 58,3%,
- Sản xuất giường tủ bàn ghế tăng 25,7%.
I.1.3. Định hướng phát triển công nghiệp đến năm 2010 của TP. Hà Nội
Theo Quy hoạch phát triển công nghiệp đến năm 2010 của Hà Nội, ta có
hiện trạng cũng như định hướng phát triển công nghiệp đến năm 2010 của TP.
Hà Nội:
a. Tiếp tục phát triển công nghiệp có chọn lọc,

đột phá vào những ngành hàng,
sản phẩm sử dụng công nghệ hiện đại, kỹ thuật tiên tiến, có hàm lượng chất xám
cao; ưu tiên một số sản phẩm chủ lực thuộc các ngành: điện - điện tử - tin học,
công nghiệp phần mềm, cơ - kim khí, dệt - may - giầy, chế biến thực phẩm, vật
liệu mới. Cụ thể là:
¾ Điện - điện tử - thông tin: Nâng cao các cơ sở lắp ráp và sản xuất các sản phẩm,
linh kiện, thiết bị điện - điện tử; tập trung đầu tư để phát triển công nghiệp phần
mềm, gắn chương trình điện tử - tin học, viễn thông với các ngành khác. Phấn đấu
đạt tốc độ tăng giá trị sản xuất bình quân 15 - 16%/năm.
¾ Cơ - kim khí: Coi trọng đầu tư vào ngành sản xuất cơ khí chế tạo mà Hà Nội có thế
mạnh, phát triển sản xuất máy công cụ. Đầu tư theo chiều sâu, mở rộng liên kết,
liên doanh với nước ngoài trong sản xuất hàng tiêu dùng và xuất khẩu. Chú trọng
đầu tư cho công nghiệp, nông nghiệp và dịch vụ. Phấn đấu đạt tốc độ tăng giá trị
sản xuất bình quân 14 - 15%/năm.
¾ Dệt - may - da giày: Phát triển ngành này để tạo nhiều việc làm và góp phần tăng
giá trị công nghiệp. Đầu tư đổi mới công nghệ sản xuất, cải tiến mẫu mã để tăng
sức cạnh tranh trên thị trường. Tích cực sử dụng nguồn nguyên liệu trong nước,
giảm tỷ lệ gia công cho nước ngoài. Tốc độ giá trị sản xuất bình quân đạt
15%/năm.
¾ Chế biến thực phẩm: Áp dụng công nghệ hiện đại trong công nghiệp chế biến, bảo
quản; ưu tiên đầu tư hình thành và khai thác các cơ sở chế biến nông sản quy mô
vừa và nhỏ, đa dạng hoá sản phẩm. Mở rộng thị trường cung cấp nguyên liệu và
tiêu thụ sản phẩm. Phấn đấu đạt tốc độ tăng giá trị sản xuất bình quân 14 -
15%/năm.
¾ Công nghiệp vật liệu mới: Khai thác tiềm năng thị trường vậ
t liệu xây dựng; phát
triển các loại vật liệu tổng hợp, xây dựng và trang trí nội thất, kim loại, cao phân
tử, điện tử và quang tử, vật liệu sinh học, chống ăn mòn, bảo vệ vật liệu để thay thế
các vật liệu truyền thống, đáp ứng yêu cầu của thị trường. Tốc độ tăng giá trị sản
xuất bình quân 14 - 15%/năm.


6
¾ Các ngành công nghiệp khác: Khuyến khích đầu tư chiều sâu, đầu tư mới cho các
ngành công nghiệp nhẹ như sản xuất bia, nước giải khát, tiểu thủ công nghiệp, làng
nghề, sản xuất truyền thống và các sản phẩm mới, nghề mới có khả năng tham gia
xuất khẩu và thu hút nhiều lao động. Giảm dần các ngành, sản phẩm mà quá trình
sản xuất gây nhiều ô nhiễm môi trường hoặc đòi hỏi chi phí x
ử lý môi trường cao.
b. Gắn kết với các tỉnh xung quanh để không xảy ra tình trạng các KCN hiện,
đang và sẽ xây dựng sau 10 - 20 năm nữa lại nằm trong nội thành. Đồng thời
xây dựng đồng bộ hạ tầng và khuyến khích đầu tư lấp đày các KCN mới xa trung
tâm thành phố. Bố trí, sắp xếp lại các cơ sở CN theo hướng: lấp đầy và nâng cao
hiệu quả của các KCN mới. Xây dựng trung tâm nghiên cứu, chuyển giao công
nghệ chung cho các KCN của Hà N
ội và các tỉnh xung quanh.
c. Cải tạo và phát triển các khu vực tập trung công nghiệp hiện có bảo đảm phát
triển các ngành công nghiệp sạch không gây ô nhiễm, giải quyết nhiều việc làm
và sử dụng công nghệ cao. Chuyển hướng sản xuất và có kế hoạch di chuyển các
doanh nghiệp gây ô nhiễm đến khu vực ít dân cư; đầu tư chiều sâu và mở rộng
các khu công nghiệp cũ ở ngoại thành còn khả năng về quỹ đất và phù h
ợp với
quy hoạch chung; chuyển giao một số cơ sở công nghiệp không phù hợp với điều
kiện Thủ đô sang các địa phương khác.
I.2. Hiện trạng thải lượng ô nhiễm khí do nguồn thải công nghiệp tại TP. Hà
Nội
Trong những năm gần đây, tốc độ đô thị hoá, công nghiệp hoá và gia tăng
thế mạnh về dân số đó gây nên tình trạng ô nhiễm không khí ở nhiều khu đ
ô thị,
đặc biệt là Hà Nội. Thực trạng ô nhiễm ở một số tuyến phố, nút giao thông và
CCN đang ở mức báo động. Một số nhà máy như xà phòng, dệt may, bia rượu,

thuốc lá đó thải ra đường phố khí thải, chất thải làm ảnh hưởng đến sức khoẻ của
người dân xung quanh. Mặt khác, trong quá trình chuyển hoá năng lượng của
nhiều nhà máy công nghiệp trên địa bàn đó gây nên mức độ ô nhiễm khói công
nghiệp khá coi, nhất là hiện nay công nghiệp đang tăng trưởng mạnh (15 - 17%).
Theo thống kê của Sở Tài Nguyên và Môi trường Hà Nội từ năm 1993 đến
năm 2000 và dự báo đến năm 2010, tổng lượng khí thải gây ô nhiễm không khí
tăng rất nhanh, đặc biệt là từ nguồn thải công nghiệp.

7
Bảng 2: Một số nguồn phát thải khí ô nhiễm tại TP. Hà Nội

Ô nhiễm bụi tại Hà Nội có nồng độ gấp ba, bốn lần TCCP. Theo thống kê
chưa đầy đủ của Sở Tài Nguyên Môi trường Hà Nội cho biết: Mỗi năm Hà Nội
tiếp nhận khoảng 80.000 tấn bụi khói, 9.000 tấn khí SO
2
, 46.000 tấn khí CO từ
hơn 400 cơ sở công nghiệp; chưa kể khói của hơn 100.000 ô tô và 1 triệu xe
máy. Mặc dù chưa có kết quả nghiên cứu định lượng mới nhất về nồng độ TSP
hiện nay, người dân và các cơ quan liên quan ở Hà Nội đều cảm nhận được nạn ô
nhiễm bụi tại Hà Nội ngày càng trầm trọng.
Trong Bảng 3 ta có diễn biến nồng độ quan trắc một số thông số
phát thải
gây ô nhiễm không khí tại một số CCN cũ:
Bảng 3: Diễn biến nồng độ các chất ô nhiễm tại các cụm công nghiệp cũ từ năm 1997 - 2003
Nồng độ TB đo trong ngày của các năm, mg/m
3
Chỉ
tiêu
Địa điểm
1997 1998 1999 2000 2001 2002 2003

Khu Mai Động 0,368 0,307 0,300 0,276 0,298 0,309 0,354
Bụi
Khu Thượng Đình 0,328 0,365 0,364 0,228 0,306 0,312 0,313
Khu Mai Động 0,094 0,056 0,071 0,026 0,065 0,050 0,069
SO
2
Khu Thượng Đình 0,154 0,055 0,127 0,013 0,130 0,038 0,106
Khu Mai Động 0,058 0,049 0,025 0,017 0,063 0,038 0,021
NO
2

Khu Thượng Đình 0,045 0,038 0,030 0,016 0,039 0,048 0,038
Khu Mai Động 1,647 1,836 3,884 4,105 4,186 3,764 4,849
CO
Khu Thượng Đình 1,614 1,661 4,794 4,964 3,671 4,647 4,916
Nguồn: Sở KHCN&MT Hà Nội & CEETIA

8
Đây là hai điểm quan trắc được chọn trong khu dân cư bên cạnh 2 CCN cũ
chính của khu vực nội thành Hà Nội. Điểm quan trắc được chọn nằm cuối hướng
gió chủ đạo trong các mùa đặc trưng, ở khoảng cách thích hợp cho từng đợt quan
trắc. Ta có nhận xét diễn biến chất lượng môi trường không khí tại khu vực xung
quanh các CCN trên từ năm 1997 đến năm 2003 như sau:
¾ Nồng độ các khí SO
2
và NO
2
thay đổi phức tạp, có xu hướng giảm. Mặc
dù tại các lần đo, nồng độ SO
2

đều thấp hơn TCCP (TCVN 5937 - 1995),
nhưng nồng độ của NO
2
ở CCN Thượng Đình đều xấp xỉ TCCP;
¾ Tại cả hai CCN Thượng Đình và Mai Động, nồng độ khí CO có xu hướng
tăng dần, có thể nồng độ khí CO ở điểm đo còn chịu ảnh hưởng của hoạt
động giao thông;
¾ Giá trị trung bình nồng độ bụi lơ lửng qua các năm đo được tại các điểm
trong cả hai CCN Thượng Đình và Mai Động đều l
ớn hơn TCCP từ 1,2
đến 1,8 lần.
Trong Bảng 4 ta có diễn biến chất lượng môi trường không khí tại các
KCN mới của TP. Hà Nội:
Bảng 4: Diễn biến nồng độ các chất ô nhiễm không khí do các KCN mới, tập trung tại Hà Nội
(1996 - 2003)
Các chất ô nhiễm (mg/m
3
)
CO NO
2
SO
2
Bụi
Năm
Địa điểm
quan trắc
TB Max TB Max TB Max TB Max
Sài Đồng 2,27 3,18 0,056 0,061 0,18 0,22 0,26 0,38
1996
Nam T.Long 2,14 3,12 0,038 0,056 0,11 0,16 0,32 0,41

Sài Đồng 2,35 3,22 0,059 0,054 0,19 0,26 0,29 0,35
1997
Nam T.Long 2,16 3,10 0,041 0,058 0,12 0,17 0,36 0,45
Sài Đồng 2,48 3,45 0,062 0,065 0,21 0,27 0,32 0,38
1998
Nam T.Long 2,17 3,21 0,042 0,062 0,12 0,16 0,36 0,43
Sài Đồng 2,49 3,58 0,061 0,071 0,21 0,28 0,33 0,37
1999
Nam T.Long 2,22 3,32 0,046 0,063 0,11 0,15 0,29 0,40
Sài Đồng 2,63 3,82 0,065 0,074 0,23 0,29 0,38 0,32
2000
Nam T.Long 2,34 3,35 0,049 0,068 0,09 0,13 0,37 0,37
Bắc T.Long 3,14 4,57 0,044 0,056 0,10 0,12 0,39 0,46
2003
Nội Bài 1,41 1,82 0,021 0,025 0,07 0,09 0,38 0,41
TCVN 5937 - 1995 5 40 0,1 0,4 0,3 0,5 0,2 0,3
Nguồn: Sở KHCN&MT Hà Nội và CEETIA

9
Theo kết quả trong bảng trên, ta nhận thấy:
¾ Nồng độ trung bình các chất ô nhiễm không khí NO
2
, SO
2
và CO tại hai
khu công nghiệp Sài Đồng và Nam Thăng Long có sự biến đổi không
đáng kể tính từ năm 1996 đến năm 2000 và đều nhỏ hơn trị số TCCP.
Điều này cũng có thể được lý giải bởi sự tăng chưa đáng kể các cơ sở sản
xuất trong thời gian qua;
¾ Giá trị nồng độ bụi lơ lửng trung bình qua các năm đo được tại các điểm

trong các KCN m
ới đều lớn hơn TCCP từ 1,3 đến 2,0 lần. Nồng độ bụi tại
các KCN thay đổi rất phức tạp. Hiện tại, lý do nồng độ bụi ở các khu vực
này còn lớn là vì đa số ở các khu này đang thi công xây dựng nhiều cơ sở
mới.
II. HIỆN TRẠNG ỨNG DỤNG HỆ THỐNG XỬ LÝ, KIỂM SOÁT KHÍ THẢI
TẠI CÁC CƠ SỞ CÔNG NGHIỆP THÀNH PHỐ HÀ NỘI.
Trong 9 tháng đầ
u năm 2007, có nhiều doanh nghiệp nhà nước địa phương
đầu tư mở rộng sản xuất: Công ty Dược phẩm Hà Nội, Công ty Kim khí Thăng
Long, Công ty Khóa Việt Tiệp, Công ty Dệt 19/5, Công ty Đóng tàu Hà Nội,
Công ty Kinh doanh nước sạch Hà Nội Hiện Hà Nội có khoảng 16 nghìn doanh
nghiệp và 100 nghìn cơ sở kinh doanh cá thể, kinh doanh thương mại dịch vụ,
1.200 văn phòng đại diện, 60 siêu thị và trung tâm thương mại trong đó số cơ sở
sản xuất công nghiệ
p là 2177 cơ sở sản xuất (Theo Số liệu thống kê tính đến
ngày 01/01/2006 của Tổng cục Thống kê). Trong đó, các doanh nghiệp có đầu tư
kinh phí và thiết bị xử lý khí thải (năm 2005) bao gồm:
Bảng 5 - Một số CSCN có đầu tư và thiết bị xử lý khí thải tại TP. Hà Nội
Tên doanh nghiệp
Tổng giá trị thiết
bị xử lý môi
trường đầu tư
(triệu đồng)
Tổng chi phí
cho công tác
BVMT
(triệu đồng)
Khối lượng
khí thải ra

(m
3
/năm)
Khối lượng
khí được xử
lý (m
3
/năm)
C«ng Ty TNHH NN 1
Thµnh viªn R−îu Hµ Néi
- 198 900.000 800.000
V¨n phßng Tæng C«ng Ty
R−îu Bia N−íc Gi¶i Kh¸t
Hµ Néi
40.000 3.000 15.000.000 15.000.000
Công ty Cổ Phần Vian 20 5 192,2 192,2
Công ty TNHH nước giải 5 - 5 5

10
khỏt Anh Phng
Công Ty TNHH Nn I
Thành Viên Dệt 19/5 Hà
Nội
200 75 170 170
Công Ty Cao Su Hà Nội
50 20 45.000 30.000
HTX Nhựa Bình Minh
1 - 15 -
DNTN Tân Hải Hà
15 11 28 28

Công ty Cổ Phần Diêm
Thống Nhất
- - 4.800.000 1.800.000
Công Ty Giấy Trúc Bạch
- - 1.000 1.000
Công Ty Cổ Phần Bột Giặt
Và Hoá Chất Đức Giang
40 - 486.000 11.000
Công ty Cổ phần Hoá
Phẩm Ba Nhất
- - 1.500 1.500
Công Ty Phân Lân Nung
Chảy Văn Điển
1.460 900 29.200.000 29.200.000
Công Ty Hoá Chất Sơn Hà
Nội
24 - 23 -
Công Ty Cổ Phần Dợc
Phẩm Hà Nội
20 - 3.500 3.500
Công Ty TNHH Thái Hà
99
12 10 2.500 1.500
Công Ty Cổ Phần Thuỷ
Tinh Và Thơng Mại Hà
Nội
- - 3.800 3.800
Công Ty Sứ Thanh Trì
- - 11.650.800 11.650.800
Công Ty Sứ Vệ Sinh Inax

Giảng Võ
52 52 24.797 -
Công Ty Vật Liệu Và Xây
Dựng Phúc Thịnh
2 - 777.600 777.600
Công Ty Đầu T XD &
SX Vật Liệu Cầu Đuống
- - 90.000 90.000
Công Ty Cổ Phần Đại La
- - 1.100 1.100
Công Ty Bê Tông Và Xây
Dựng Thịnh Liệt
- - 250 250
Công ty CP Kinh Doanh
Sản Xuất VLXD Hoàn Mỹ
- - 3.000 3.000
Công Ty TNHH Thuật
Hoán
60 45 300 300
Công Ty Cơ Khí Đông
5 - 350 350

11
Anh
Công Ty TNHH Cơ Điện
Nhất Hoà
2 - 100 93
Công Ty TNHH Cơ Khí
Hng Sơn
- - 120 100

Công Ty Cổ Phần Cơ khí
Xây Dựng Số 4
21 1 360 360
Công Ty TNHH NN 1
Thành viên Chế Tạo Điện
Cơ Hà Nội
- - 1.200 1.200
Công Ty TNHH Đèn Hình
Orion Hanel
4.052 3.145 1.945.296 1.945.296
Công Ty Cơ Khí Ô Tô 1-5
310 60 20.000.000 20.000.000
Công ty Cổ Phần Thơng
Mại Hoàng Hải
20 - 200 200

Cụng nghip H Ni c bao gm cỏc c s sn xut ln, cụng ngh sn
xut hin i v cỏc c s sn xut va v nh. Cỏc c s sn xut ln hu ht
u u t trang b h thng x lý khớ thi. Mt s cỏc doanh nghip ln cú trang
b c h thng kim soỏt ngun phỏt thi. Tuy nhiờn h thng ny khụng
ng
b, ch kim soỏt ti mt s b phn trong dõy chuyn sn xut.
Cỏc c s sn xut va v nh ti H Ni cú cụng ngh sn xut lc hu,
mt s c s sn xut cú thit b lc bi nhng tỏc dng khụng ln, hu nh cha
cú thit b x lý khớ thi c hi. Núi chung khụng t tiờu chun v
cht lng
mụi trng. Cụng nghip c li rt phõn tỏn, do quỏ trỡnh ụ th hoỏ, phm vi
thnh ph ngy cng m rng nờn hin nay phn ln cụng nghip c ny nm
trong ni thnh ca nhiu thnh ph. Trong cỏc nm gn õy ngun ụ nhim t
hot ng cụng nghip nm trong ni thnh cú phn gim bt do cỏc c quan

ban ngnh H Ni ó tớch cc thc hin ch th x lý trit
cỏc c s gõy ụ
nhim nghiờm trng nm xen k trong cỏc khu dõn c. Vớ d nh H Ni ó u
t xõy dng k thut h tng 13 CCN va v nh cỏc huyn ngoi thnh
khuyn khớch cỏc xớ nghip c trong ni thnh di di ra cỏc cm cụng nghip
ú. c bit, thnh ph H Ni cú ch thng tin di chuyn sm trong
giai on t 2003 - 2004, m
c thng t 10 triu n 500 triu ng/n v sn
xut. Nm 2003, H Ni ó di chuyn c 10 c s sn xut gõy ụ nhim nng

12
ra ngoại thành như: Công ty Cổ phần Dệt 10/10, Công ty Thuỷ tinh Hà Nội,
Công ty Giầy Thụy Khuê, Năm 2004, có 6 công ty đang di chuyển là Công ty
Nhựa Hà Nội, Dệt kim Hà Nội, Xe đạp xe máy Đống Đa, Kỹ thuật điện thông,
Dệt kim Thăng Long.
Trong các doanh nghiệp lớn đầu tư hệ thống xử lý khí thải, có đôi khi chỉ
là đầu tư để “đối phó”, việc vận hành không thường xuyên nhằm giảm chi phí
nên vẫn gây ô nhiễm môi trường. Các c
ơ sở sản xuất vừa và nhỏ thì hầu hết
không đầu tư cho việc xử lý khí thải và chấp nhận việc nộp phạt khi bị kiểm tra.
Tất cả đều nhận thức việc đầu tư dây chuyền công nghệ tiên tiến xử lý khí thải là
góp phần tích cực vào việc bảo vệ môi trường, nhưng để thực hiện đồng loạt việc
này vẫn là một bài toán khó. Phầ
n lớn các doanh nghiệp này đều đưa ra các khó
khăn về vốn đầu tư công nghệ ban đầu, chi phí vận hành hệ thống, công nhân
vận hành… Tất cả các chi phí này sẽ đẩy giá thành sản phẩm lên cao, khiến
doanh nghiệp khó khăn trong quá trình cạnh tranh. Trong khi các doanh nghiệp
có đầu tư cho việc xử lý khí thải thì quá ít nên không thể đảm bảo một môi
trường trong lành. Để tránh tình trạng “ nhìn nhau cùng gây ô nhiễm’ cần một
chế tài để “ép” tất cả các doanh nghiệp có phát thải gây ô nhi

ễm không khí phải
đầu tư công nghệ cho việc xử lý khí thải trong quá trình sản xuất. Cần một chế
tài thích hợp nhằm tạo động cơ kích thích các doanh nghiệp tìm và áp dụng công
nghệ mới cho vấn đề xử lý khí thải công nghiệp. Điều này cũng có nghĩa là Hà
Nội cần một hệ thống giám sát, thanh tra, kiểm tra chặt chẽ về khí thải công
nghiệp. Sự giám sát này không chỉ là của những người làm công tác bảo vệ
môi
trường mà cần cả sự nỗ lực của toàn xã hội, đặc biệt là vai trò của cộng đồng
tham gia giám sát bảo vệ môi trường.
Về công nghệ xử lý khí thải công nghiệp được áp dụng tại Hà Nội, có thể
nhận thấy:
Tại các cơ sở sản xuất vừa và nhỏ thì áp dụng các phương pháp xử lý bụi
và khí độc đơn giản như: Buồng lắng bụi, Xiclon, tháp rửa b
ụi (bằng giàn phun
nước), tháp rửa khí (bằng giàn phun nước), tháp hấp thụ bằng vật liệu rỗng tưới
nước hoặc bằng dung dịch sữa vôi. Nhìn chung, các loại thiết bị và hệ thống xử
lý áp dụng tại các CSCN vừa và nhỏ là ở mức thấp do trình độ thiết kế, chế tạo,

13
vận hành không được nâng cao, cộng vào đó là ý thức của các chủ doanh nghiệp
chưa thực sự tự giác trong việc lắp đặt và vận hành hệ thống. Đặc biệt là tất cả
các doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Hà Nội không có hệ thống kiểm soát và cảnh
báo ô nhiễm tại nguồn phát thải.
Tại các doanh nghiệp sản xuất lớn có quy mô lớn hơn thì có hệ thống xử
lý khí thải đạt tiêu chuẩ
n phát thải và tiêu chuẩn môi trường không khí xung
quanh cho các khu vực dân cư lân cận.Công nghệ xử lý bụi và khí độc thường là
dùng thiết bị lọc bụi xiclon khô hoặc ướt tự chế tạo. Một số doanh nghiệp gây ô
nhiễm do đốt nhiên liệu không có hệ thống xử lý, chỉ dựa vào khả năng khuyếch
tán chất ô nhiễm bằng ống khói có chiều cao cần thiết.

III. KHẢ NĂNG ĐẦU TƯ HỆ THỐNG XỬ
LÝ, KIỂM SOÁT KHÍ THẢI TẠI
CÁC CƠ SỞ CÔNG NGHIỆP THÀNH PHỐ HÀ NỘI
III.1. Nhu cầu ứng dụng hệ thống xử lý và kiểm soát khí thải tại các CSCN
Hà Nội là thành phố tập chung số lượng lớn các cơ sỏ công nghiệp, tuy
nhiên hầu hết thuộc ngành công nghiệp nhẹ như gia dầy, may mặc, chế biến thực
phẩm, bao bì, giấy, sản xuất bia rượu…. Một số cơ sở công nghiệp có khả
năng
gây ô nhiễm không khí như các ngành sản xuất vật liệu xây dựng, luyện thép,
cán thép, chế biến các sản phẩm gỗ, sản xuất sơn, phân bón, xà phòng, cao su,
nhựa, sản xuất bia rượu. Qua phân tích hiện trạng ứng dụng hệ thống xử lý ô
nhiễm khí thải tại thành phố cho thấy số lượng các CSCN trang bị hệ thống xử lý
trên tổng số các CSCN là không đáng kể. Đầu tư hệ thống x
ử lý ô nhiễm không
khí đối với các cơ sở công nghiệp này là cần thiết trong việc đảm bảo môi trường
bền vững cho thành phố, đảm bảo cho sự tồn tại của chính các doanh nghiệp.
Để giảm thiểu lượng khí thải độc hại gây ô nhiễm môi trường từ các cơ sở
công nghiệp trên địa bàn thành phố, các nhà máy có công suất, tải lượng phát
thải lớn cần phải trang bị hệ thống x
ử lý khí độc, bụi trước khi thải vào môi
trường. Vì Vậy cần thiết phải có biện pháp rà soát toàn bộ các cơ sở công nghiệp
trên địa bàn thành phố, phân loại đánh giá và đưa ra các phương án áp dụng biện
pháp xử lý tại nguồn.
Các loại hình sản xuất trên địa bàn thành phố yêu cầu phải trang bị hệ
thống xử lý ô nhiễm không khí là các nhà máy luyện cán thép, nhà máy sản xuất

14
sơn, bột bả, cao su, nhựa, phân bón… Ngoài ra các nhà máy sản xuất hóa chất cơ
bản, đồ gỗ của thành phố cũng cần trang bị hệ thống xử lý ô nhiễm không khí,
tuy nhiên tùy theo quy mô, mức độ phát thải để trang bị hệ thống phù hợp.

Hình 1 - Mô hình hệ thống xử lý bụi bằng hệ thống lọc túi cho nhà máy luyện thép, sản xuất
sản phẩm từ cao su, nghiền đá, gạch.

Tùy theo tình hình thực tế và điều kiện kinh tế của các doanh nghiệp mà
có các phương án lựa chọn hệ thống xử lý sao cho phù hợp. Ngoài ra có thể tiếp
cận các chính sách hỗ trợ kinh tế đối với các hệ thống xử lý môi trường của nhà
nước hoặc các quỹ môi trường.


15



























III.2. Khả năng ứng dụng hệ thống kiểm soát khí thải của các doanh nghịêp
trên dịa bàn thành phố
Ngoài việc trang bị hệ thống xử lý ô nhiễm không khí bằng các thiết bị lọc
bụi, xử lý khí độc các nhà máy cần phải ứng dụng hệ thống kiểm soát phát thải
gây ô nhiễm không khí. Tuy nhiên trong điều kiện kinh tế hiện nay của các
Vài nét về Quỹ bảo vệ môi trường Việt Nam - 5 năm hoạt động và kết quả
(Theo Nguyễn Nam Phương - PGĐ Quỹ BVMT Việt Nam)

Tính đến hết tháng 7/2007, Quỹ tiếp xúc, làm việc với gần 700 tổ chức, doanh
nghiệp trên cả nước, thẩm định hơn 100 hồ sơ dự án vay vốn và đã quyết định cho hơn 20 đơn
vị vay với lãi suất ưu đãi 5,4%/năm (theo quy định của Bộ Tài chính) gần 80 tỷ đồng (trong
đó đã giải ngân gần 50 tỷ động)
để thực hiện các dự án BVMT trong các lĩnh vực: xử lý khí
thải (ở các nhà máy xi măng), nước thải (ở các khu công nghiệp, nhà máy dệt nhuộm, chế
biến thực phẩm, đồ uống), xử lý chất thải rắn (nhà máy xử lý rác thải) và xã hội hoá việc thu
gom phát thải (mua sắm các thiết bị thu gom rác thải của các hộ kinh doanh, hợp tác xã, công
ty tư nhân); triển khai ứng dụng công nghệ sạch, tiết kiệm năng lượng, giả
m thiểu ô nhiễm
môi trường tại các làng nghề. Trong đó dự án được vay với số vốn lớn nhất là 22 tỷ đồng, ít
nhất là 150 triệu đồng. Trong số các dự án đã được vay có 10 dự án thuộc diện xử lý theo
Quyết định số 64/2003/QĐ-TTg ngày 22/4/2003 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt
“Kế hoạch xử lý triệt để các cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng”. Đối t
ượng vay vốn
lãi suất ưu đãi của Quỹ là các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần của nền kinh tế từ hộ kinh

doanh cá thể đến công ty cổ phần nhà nước hoặc tư nhân thực hiện các dự án BVMT.
Các dự án vay vốn đều sử dụng vốn vay đúng mục đích, có hiệu quả, góp phần cải
thiện môi trường tại các địa phương và tạo điều kiện phát triể
n kinh tế bền vững. Theo kế
hoạch đến hết năm 2007, Quỹ sẽ cho khoảng 30 dự án vay 100 tỷ đồng.
Đồng thời với công tác cho vay lãi suất ưu đãi, Quỹ BVMT Việt Nam đã có những
hoạt động tài trợ kịp thời cho các địa phương có sự cố môi trường một phần kinh tế để khắc
phục ô nhiễm môi trường, góp phần bảo vệ sức khoẻ của ngườ
i dân. 10 tỉnh miền Trung từ
Thanh Hoá đến Bình Định và tỉnh Yên Bái đã nhận được tài trợ của Quỹ để xử lý nước sinh
hoạt sau bão, lũ quét trong các năm 2005, 2006. 2 tỉnh Hà Tĩnh và Quảng Bình đã được Quỹ
hỗ trợ 500 triệu đồng xử lý ô nhiễm dầu trong năm 2007. Ngoài ra, Quỹ cũng dành một phần
hoạt động kinh phí để hỗ trợ cho các hoạt động môi trường khác như trao giải “Doanh nghiệp
xanh” do báo Sài Gòn và UBND thành phố
Hồ Chic Minh tổ chức vào tháng 12/2006, phối
hợp trao các giải thường truyền thông môi trường do Bộ Tài nguyên và Môi trường tổ chức
với mức vốn tài trợ hơn 1,5 tỷ đồng cho hơn 20 nhiệm vụ, dự án có nội dung trên.
Đến nay, đã có 20 tỉnh/ thành phố trên toàn quốc có các dự án, nhiệm vụ BVMT
nhận được sự hỗ trợ tài chính từ Quỹ BVMT Việt Nam.
Bên cạnh đó, Quỹ BVMT Việt Nam đã đẩy mạnh các ho
ạt động hợp tác quốc tế. Quỹ đã làm
việc với hơn 20 tổ chức quốc tế hoạt động trong lĩnh vực môi trường như Quỹ Môi trường Ba
Lan, Cộng hoà Séc, Công ty ENVICO của Hàn Quốc, nhằm học tập kinh nghiệm và phối
hợp triển khai thực hiện các dự án môi trường.
Các hoạt động của Quỹ Bảo vệ Môi trường Việt Nam đã góp phần tháo gỡ một phầ
n
khó khăn về vốn cho các đơn vị trong việc đầu tư BVMT, đồng thời khuyến khích các doanh
nghiệp quan tâm hơn tới việc xử lý các tác nhân gây ô nhiễm trước khi thải ra môi trường.
Thông qua sự hỗ trợ tài chính, nhiều đơn vị đã triển khai các dự án cải tạo, khắc phục và giải
quyết tình trạng ô nhiễm môi trường gây bức xúc trên địa bàn lâu naydo thiếu vốn không triển

khai được, góp phần nâng cao ý thức bảo vệ
môi trường và sức khoẻ cộng đồng từ các doanh
nghiệp.
So với các Quỹ khác cùng thành lập, Quỹ BVMT Việt Nam đã có bước khởi đầu
vững vàng bằng những hoạt động cụ thể, hiệu quả và đáng phấn đấu trở thành địa chỉ tin cậy
hỗ trợ nhiệm vụ, dự án BVMT trên toàn quốc.

16
doanh nghiệp, nên ứng dụng với các nhà máy sản xuất phân đạm, cao su, luyện
thép và các nhà máy có lượng phát thải khí ô nhiễm vượt tiêu chuẩn cho phép.
Trên thế giới có nhiều hãng sản xuất thiết, hệ thống thiết bị kiểm soát ô
nhiễm môi trường, trong đó có thể ứng dụng thiết bị của các hãng Durag, Sick
Maihak cho các nhà máy trên địa bàn thành phố.
Trên Hình 2 là hệ thống phần bố trí thiết bị, kết nối với phần mềm giám
sát Model: FWM56, kết n
ối với phần mềm giám sát nồng độ bụi theo dõi trực
tiếp từ ống khói, quan sát nồng độ, sự di chuyển, độ đục của dòng khí.
Hình 2 - Ví dụ thiết bị kiểm soát phát thải bụi của hãng Sick Maihak

Trên Hình 3 là Modul hệ thống thiết bị ứng dụng trong kiểm soát khí độc
MSC 100. Hệ thống đo kiểm khí phát thải này phù hợp trong việc áp dụng đo
kiểm khí độc trong nhà máy hoá chất, phân bón, cao su, luyện thép.
Còn trên Hình 4, ta sẽ thấy được sơ đồ kiểm soát, báo cáo từ nguồn phát
thải của hãng Durag (Đức). Hệ thống này được quản lý bằng phần mềm và báo
cáo phát thải hàng ngày hoặc nhiều lần trong 1 ngày cho các thông số về bụi và
khí thả
i độc hại (hệ thống D-EMS 2000).





17
Hình 3 - Ví dụ thiết bị kiểm soát phát thải khí độc của hãng Sick Maihak
























Hình 4 - Sơ
đồ kiểm soát,
báo cáo từ

nguồn phát
thải (Durag)


Bộ công thơng
Viện nghiên cứu cơ khí








Báo cáo chuyên đề

Tên chuyên đề:
Hiện trạng và khả năng đầu t hệ thống xử lý, kiểm
soát khí thảI tại các cơ sở công nghiệp của thành
phố hồ chí minh
Thuộc nhiệm vụ năm 2007: điều tra, khảo sát thống kê lợng
thải, đánh giá mức độ ô nhiễm môi trờng do khí thải
công nghiệp và đề xuất các biện pháp giảm thiểu ô nhiễm
môi trờng do khí thải công nghiệp
Thuộc dự án: Cải thiện chất lợng không khí các đô thị do
nguồn thải công nghiệp


Chủ trì thực hiện dự án: TS. Dơng Văn Long
Đơn vị thực hiện dự án

: TT. CN&TB Môi Trờng







H
N

i
,
200
7


2
MỤC LỤC

I. TỔNG QUAN HIỆN TRẠNG CÔNG NGHIỆP VÀ Ô NHIỄM KHÔNG
KHÍ DO NGUỒN THẢI CÔNG NGHIỆP TẠI TP. HỒ CHÍ MINH 3
I.1. Hiện trạng và định hướng phát triển công nghiệp TP. Hồ Chí Minh.3
I.1.1. Hiện trạng công nghiệp TP. Hồ Chí Minh 3
I.1.2. Định hướng phát triển công nghiệp của TP. Hồ Chí Minh 4
I.2. Hiện trạng ô nhiễm không khí do nguồn thải công nghiệp 5
Bảng 1 - Tải lượng của các chất ô nhiễm không khí chủ y
ếu của một số ngành
công nghiệp tại thành phố Hồ Chí Minh (tấn/năm) 6
Bảng 2 - Tải lượng của các chất ô nhiễm không khí chủ yếu tại thành phố Hồ

Chí Minh phân bố theo địa bàn (tấn/năm) 7
II. HIỆN TRẠNG ỨNG DỤNG HỆ THỐNG XỬ LÝ, KIỂM SOÁT KHÍ
THẢI TẠI CÁC CSCN TP. HỒ CHÍ MINH 8
III. KHẢ NĂNG ĐẦU TƯ HỆ THỐ
NG XỬ LÝ, KIỂM SOÁT KHÍ THẢI
TẠI CÁC CSCN TP. HỒ CHÍ MINH 14
III.1. Nhu cầu ứng dụng hệ thống xử lý, kiểm soát khí thải tại các CSCN
14
Hình 1 - Mô hình hệ thống xử lý bụi bằng hệ thống lọc túi cho nhà máy nhiệt
điện, xi măng, luyện thép, sản xuất phân đạm, cao su 15
III.2. Khả năng ứng dụng hệ thống kiểm soát khí thải của các doanh
nghịêp trên dị
a bàn thành phố 17
Hình 2 - Ví dụ thiết bị kiểm soát phát thải bụi của hãng Sick Maihak 17
Hình 3 - Mô hình hệ thống xử lý bụi bằng hệ thống lọc bụi tĩnh điện cho nhà
máy nhiệt điện, xi măng, 18
Hình 4 - Ví dụ thiết bị kiểm soát phát thải khí độc của hãng Sick Maihak 19
Hình 5 - Sơ đồ kiểm soát khí thải tại nguồn phát thải (Durag) 20


3
I. TỔNG QUAN HIỆN TRẠNG CÔNG NGHIỆP VÀ Ô NHIỄM KHÔNG
KHÍ DO NGUỒN THẢI CÔNG NGHIỆP TẠI TP. HỒ CHÍ MINH
I.1. Hiện trạng và định hướng phát triển công nghiệp TP. Hồ Chí Minh
I.1.1. Hiện trạng công nghiệp TP. Hồ Chí Minh
Những năm gần đây, sản xuất công nghiệp TP. Hồ Chí Minh thường
xuyên duy trì được mức tăng trưởng khoảng 15%, trong đó khu vực đầu tư
nước ngoài có mức tăng trưởng thấp, chỉ chiếm 18,7% GDP , khu vực kinh t
ế
vốn đầu tư của nhà nước và của tư nhân cao. Trong khoảng 15% tăng chung,

khu vực nhà nước đóng góp 5,7%, khu vực ngoài nhà nước 6%, 3,3 % còn lại
là khu vực có vốn đầu tư nước ngoài.
Thành phố Hồ Chí Minh hiện có 14 KCN và KCX tập chung thu hút
trên 600 doanh nghiệp đang hoạt động có hiệu quả tại khu công nghiệp tập
chung, 9 KCN và KCX khác đang đầu tư xây dựng.
Một số thông tin liên quan đến hiện trạng phát triển công nghiệp TP.
Hồ Chí Minh:
• Tăng trưởng và tỷ trọng giá trị sản xuất công nghịêp thành phố năm
2005 đạt 14,5% so với năm 2004. Trong đó khu vực trong nước tăng
11,1% và khu vực có vốn đầu tư nước ngoài tăng 23,3%;
• Lao động trong lĩnh vực công nghiệp: 931.000 người, chiếm 35,8%
tổng số lao động trên địa bàn;
• Kim ngạch xuất khẩu hàng công nghiệp chiếm tỷ trọng khoảng 88%
tổng kim ngạch xuất kh
ẩu;
• Theo quy hoạch, TPHCM có 23 KCN-KCX (trong đó 15 khu đã có
quyết định thành lập). Khu công nghệ cao và Công viên phần mềm
Quang Trung đang trong giai đoạn hoàn thiện cơ sở hạ tầng;
• TP.HCM đã xây dựng xong Quy hoạch phát triển công nghiệp đến năm
2010, có tính đến năm 2020 và được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt
tại Quyết định số 188/2004/QĐ-TTg ngày 01/11/2004;
• Sở Công nghiệp đang xây dựng quy hoạch chi tiết phát triển 3 ngành
công nghiệp trọng yếu: cơ khí; điện tử-công nghệ thông tin; hóa chất-
nhựa-cao su, vật liệu mới và hóa dược.
• Năm 2005 hoàn thành xong việc tập trung sắp xếp lại các ngành công
nghiệp, di dời các cơ sở sản xuất công nghiệp gây tiếng ồn và ô nhiễm


4
môi trường, giảm tải và tiến tới loại trừ dần việc phát triển công nghiệp

ở khu vực trung tâm thành phố.
I.1.2. Định hướng phát triển công nghiệp của TP. Hồ Chí Minh
Một số định hướng phát triển công nghiệp của TP. Hồ Chí Minh như:
• Đẩy mạnh đầu tư chiều sâu, ứng dụng công nghệ mới, đổi mới sản
phẩm, nâng cao hiệu quả sản xuất, kinh doanh của các doanh nghiệ
p
hiện có. Đẩy mạnh việc nâng cao chất lượng và xây dựng thương hiệu
sản phẩm, xúc tiến thương mại và phát triển thị trường để tăng nhanh
khả năng xuất khẩu;
• Từ năm 2006 đến năm 2010 không phát triển thêm các khu công
nghiệp tổng hợp. Tiếp tục rà soát, sắp xếp, quy hoạch lại các khu công
nghiệp hiện có theo hướng củng cố, lấp đầy, sử dụng hi
ệu quả diện tích
đã được cấp và đảm bảo an toàn, vệ sinh môi trường sinh thái. Tập
trung xây dựng một vài khu công nghiệp chuyên ngành như khu công
nghiệp cơ khí chế tạo, khu công nghiệp cao, khu công nghiệp hoá
chất
• Phát triển công nghiệp phần mềm với tốc độ nhanh, phấn đấu đưa
Thành phố trở thành Trung tâm phần mềm của cả nước và khu vực;
• Giai đoạn từ năm 2011 đến nă
m 2020, tập trung phát triển các ngành
công nghiệp mũi nhọn với quy mô ngày càng lớn, ứng dụng công nghệ
cao, đáp ứng nhu cầu của vùng kinh tế trọng điểm phía Nam và xuất
khẩu;
• Quy hoạch các ngành công nghiệp chủ yếu như:
- Ngành công nghiệp chế biến nông, lâm, thuỷ sản, thực phẩm, đồ
uống: Tập trung đầu tư chiều sâu nhằm nâng cao chất lượng và giá
trị sản phẩm, giả
m thiểu ô nhiễm môi trường;
- Ngành công nghiệp dệt may - da giầy: xây dựng trung tâm xuất,

nhập khẩu và cung cấp nguyên phụ liệu cũng như các dịch vụ phát
triển ngành ở khu vực phía Nam. Tăng cường đầu tư chiều sâu để
sản xuất các sản phẩm dệt may - da giầy cao cấp có hàm lượng sáng
tạo và giá trị gia tăng cao. Di dời phần lớn cơ sở sản xuất ra vùng
quy hoạch ở ngo
ại thành để giải toả sức ép về lao động và môi
trường.


5
- Ngành sản xuất vật liệu xây dựng: Tập trung phát triển các sản
phẩm vật liệu mới, có giá trị tăng thêm cao, ít tác động đến môi
trường.
• Các ngành công nghiệp trọng yếu sẽ được ưu tiên phát triển trên địa
bàn trong giai đoạn đến 2010 là:
- Cơ khí chế tạo máy: Tập trung ưu tiên cao các ngành sản xuất và nội
địa hoá lắp ráp ô tô; sản xuất các phương tiện vận tải thuỷ
và các
nhà máy vệ tinh; máy móc phục vụ nông nghiệp, công nghiệp chế
biến; sản xuất máy công cụ thế hệ mới để trang bị cho nền kinh tế
quốc dân; sản xuất trang thiết bị điện, cơ - điện tử, robot công
nghiệp
- Điện tử - công nghệ thông tin : Tập trung ưu tiên sản xuất linh kiện,
phụ tùng, các sản phẩm điện tử công nghiệp, điệ
n tử viễn thông,
máy tính thương hiệu Việt, các phần mềm xuất khẩu, các dịch vụ
điện tử - tin học, nghiên cứu và phát triển (R&D) và đào tạo nguồn
nhân lực chất lượng cao.
- Hoá chất: Tập trung ưu tiên sản xuất các sản phẩm hoá dược, thảo
dược và thuốc y tế, các sản phẩm hoá chất công nghiệp nhựa, cao su

kỹ thuật cao cấp
I.2. Hiện trạng ô nhiễm không khí do ngu
ồn thải công nghiệp
Căn cứ vào các biểu đồ cơ cấu ngành công nghiệp của thành phố Hồ
Chí Minh từ các năm 2001 trở lại đây và các báo cáo hiện trạng công nghiệp
hàng năm của thành phố Hồ Chí Minh ta thấy, các ngành công nghiệp mũi
nhọn của thành phố là các ngành chế biến thực phẩm, dệt may, da dầy, hoá
chất và các ngành cơ khí, sản xuất thép và vật liệu xây dựng. Trong đó các
ngành nghề có khả nă
ng phát thải gây ô nhiễm không khí tập chung ở ngành
sản xuất vật liệu xây dựng, nhiệt điện, hoá chất, cơ khí và sản xuất thép, cao
su và nhựa. Các ngành còn lại ít hoặc không gây ô nhiễm môi không khí như
chế biến thực phẩm, điện tử, dệt may, da dầy, công nghệ thông tin…
Theo Báo cáo hiện trạng môi trường thành phố Hồ Chí Minh năm 2004
và “Thống kê tải lượng phát thải ô nhiễm không khí từ hoạt động công nghiệp
tạ
i thành phố Hồ Chí Minh”, Nguyễn Đình Tuấn. Ta thấy Nguồn gây ô nhiễm
môi trường không khí lớn nhất của thành phố Hồ Chí Minh là do các hoạt


6
động của nhà máy nhiệt điện. Theo thống kê tải lượng phát thải năm 2004 ta
có các thông số về nồng độ khí độc phát thải như sau: SO
2
: 48.082 tấn/năm;
NO
2
: 14.042 tấn/năm; CO: 563 tấn/năm; bụi 1.341 tấn/năm. Tới nay, lượng
bụi và khí độc gây ô nhiễm từ các hoạt động của nhà máy nhiệt điện tại thành
phố Hồ Chí Minh vẫn là nguồn thải lớn nhất, đòi hỏi phải có nhiều nỗ lực cải

thiện, giảm thiểu.
Cũng theo kết quả nghiên cứu đề tài “Thống kê tải lượng ô nhiễm
không khí từ ho
ạt động công nghiệp tại thành phố Hồ Chí Minh” ta có số liệu
về tải lượng của một số chất ô nhiễm không khí trong các ngành công nghiệp
tại TP. Hồ Chí Minh (Bảng 1).
Bảng 1 - Tải lượng của các chất ô nhiễm không khí chủ yếu của một số ngành công
nghiệp tại thành phố Hồ Chí Minh (tấn/năm)
Chất ô nhiễm (tấn/năm)
TT Ngành
SO
2
NO
2
CO Bụi C
x
H
y
SO
3
VOC NH
3

Chất
khác
1
Nhiệt
điện
48.082 14.042 563 1.341 428 791 - - -
2

Luyện
cán thép
897 131 3.104 3.417 - - - - -
3
Sản xuất
axit
420 35,7 1,4 3,25 - 9,1 - - -
4 Xi măng 5.589 854 23 558 23 71 - - -
5 Mạ kẽm 28 4,3 - 165 - - - 66 137
a
6 Cao su 80,1 13,46 - 12,5 - 6,8 - - -
7
Dệt
nhuộm
1.128 172,4 4,8 71,6 0,72 - - - -
8 Cơ khí 102 15,4 0,56 14,1 - - 1,2 - -
9
Chế biến
thực
phẩm
1.120 257 15 52,5 10,8 15,3 - - -
10
Nhựa,
chất dẻo
- - - 1,13 - - 5,5 - -
11
Rượu,
bia, NGK
140,4 22,2 0,81 5,52 1,49 - - - -
12

Bê tông
trộn sẵn
- - - 40 - - - - -


7
13
Bê tông
nhựa
66,7 5,3 13,3 9,4 - - - - -
14
Chế biến
gỗ
39,5 - - 442 - - 19,7 - -
15
Gạch
ngói
12,8 - - 2,15 - - - -
2,9
b
1,2
a

16 Gốm sứ 0,98 4,91 1,97 22,7 6,65 - - - 1,64
b

17 Phân bón - - - 53,3 - - - 1.491 -
18 Thuỷ sản - - - - - - - - 85,9
c


19 Thuỷ tinh 919 257 11 73,5 26 - - - -
20 Giấy 83 13,4 - - - - - - 1,6
d

21
Các
ngành
khác
1.420 249,2 180,1 2.680 45,72 7,9 11,2 1,32 -
Cộng 60.128 15.295 5.539 8.959 512,6 901 37,6 1.558 -
Ghi chú: a. Hơi axit b. Khí HF c. Khí H
2
S d. Khí Formaldehyde
(Nguồn: Thống kê tải lượng ô nhiễm không khí từ hoạt động công nghiệp tại TP. Hồ Chí
Minh, Nguyễn Đình Tuấn - 2003)
Ngoài ra trong Bảng 2, chúng ta còn có thể thấy tải lượng của một số
chất ô nhiễm không khí chủ yếu tại TP. Hồ Chí Minh phân bố theo địa bàn.
Bảng 2 - Tải lượng của các chất ô nhiễm không khí chủ yếu tại thành phố Hồ Chí
Minh phân bố theo địa bàn (tấn/năm)
Chất ô nhiễm (tấn/năm)
TT Quận/ Huyện
SO
2
NO
2
CO Bụi
1 Quận 1 49,8 8,9 2,0 27,99
2 Quận 3 30,4 5,8 1,9 26,32
3 Quận 4 238,7 84,2 7,6 87,55
4 Quận 5 185,3 30,2 5,6 80,51

5 Quận 6 302 85,9 165,3 593,25
6 Quận 8 277,4 67,9 6,4 97,71
7 Quận 10 31 6,4 1,7 26,59
8 Quận 11 465,4 95,7 167,9 574,2
9 Quận Tân Bình 981,7 156,8 27,6 367,57
10 Quận Bình Thạnh 206,9 36,6 7,4 91,9
11 Quận Phú Nhuận 73,6 16,36 4,2 55,97
12 Quận Gò Vấp 387,9 89,6 12,8 198,87
13
Quận Thủ Đức (gồm Q.TĐ, Q.9
và Q.2)
28.819,2 8.642,7 1.674,9 3.051,36

×