TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỞ TP.HCM
KHOA KINH TẾ
LỚP KI06A1
BỘ MÔN: KINH TẾ CÔNG CỘNG
GIẢNG VIÊN: Th.S TRẦN THU VÂN
Câu hỏi: Giải thích khi nào sự tác động của yếu tố ngoại
vi đòi hỏi sự can thiệp của chính phủ và khi nào không
cần sự can thiệp của chính phủ. Cho ví dụ minh họa.
Nhóm 1:
1. Phạm Thị Tường Anh 40662044
2. Nguyễn Huỳnh Kim Oanh 40662175
3. Bùi Nam Phương 40662184
4. Hồ Đăng Hảo Thanh 40662207
5. Nguyễn Thị Lâm Thư 40662235
6. Nguyễn Thị Ánh Tuyết 40662272
HỌC KỲ II NĂM HỌC 2008 - 2009
Câu hỏi: Giải thích khi nào sự tác động của yếu tố ngoại vi đòi hỏi sự can
thiệp của chính phủ và khi nào không cần sự can thiệp của chính phủ. Cho
ví dụ minh họa.
1. Yếu tố ngoại vi là gì?
Yếu tố ngoại vi là một sự thể hiện mối quan hệ sản xuất – sản xuất, sản xuất – tiêu
dùng và tiêu dùng – tiêu dùng. Hoạt động của người này tác động đến hoạt động
của người khác. Kết quả hoạt động của người này chịu ảnh hưởng bởi kết quả hoạt
động của người khác.
Sản xuất – sản xuất: nhà máy đường và nhà máy giấy
Sản xuất – tiêu dùng: nhà máy xi măng và khu dân cư
Tiêu dùng – sản xuất: nước thải sinh hoạt và sản xuất muối
Tiêu dùng – tiêu dùng: vườn hoa hàng xóm
Trên giác độ hiệu quả kinh tế - xã hội của các yếu tố ngoại vi đến các đối tượng tác
động, chia làm 2 loại:
Yếu tố ngoại vi tích cực: Là yếu tố ngoại vi có tác động tốt đến các đối
tượng chịu tác động
VD:
Y tế dự phòng nhằm ngăn chặn bệnh truyền nhiễm có tác động hạn chế việc phát
sinh và lan nhiễm bệnh trong cộng đồng.
Yếu tố ngoại vi tiêu cực: Là yếu tố ngoại vi tác động xấu đến các đối tượng
chịu tác động
VD :
Trường hợp về con kênh đào Love Canal ở bang New York, Mỹ. Từ năm 1940 bị
một công ty hóa chất Điện Tử Hooker đổ những chất thải hóa học, lượng hóa chất quá tải
khó tan biến mà vùng này phải gánh chịu đã làm cho môi trường địa phương hoàn toàn mất
hết khả năng hấp thụ chất thải một cách an toàn và vào giữa năm 1978 hơn 700 gia đình đã
phải di tản khỏi vùng.
2. Tác động yếu tố ngoại vi nào không cần sự can thiệp của chính phủ
- Xuất phát từ quyền sở hữu tài sản được thừa nhận hoặc có các quy định của chính
phủ, chỉ có các cá nhân, tập thể sở hữu tài sản mới có quyền hạn duy nhất đối với
tài sản của họ. Do đó, họ sẽ kiểm soát và duy trì mối hiệu quả của việc khai thác,
sử dụng tài sản dưới sự hướng dẫn tác động của thị trường cạnh tranh cũng có thể
tự tạo ra được các giải pháp nhằm điều chỉnh tính hiệu quả của thị trường không
cần sự can thiệp của chính phủ
- Một trong các nhà kinh tế học hiện đại đưa ra các lý giải và đề xuất theo hướng này
là RONAL COASE với định lý Coase: khi quyền sở hữu được xác định một cách
rõ ràng (bất kể thuộc về ai) thì kết quả thương lượng giữa các chủ thể và đối tượng
sẽ thành công, cả hai bên đều có lợi. Nền kinh tế (bao gồm chủ thể và đối tượng) sẽ
đạt trạng thái hiểu quả.
VD1:
Các xe tải X của công ty A chở vật liệu xây dựng qua đường Y của khu phố B. Theo
thời gian làm đường trở nên khó đi do vật liệu rơi trên đường làm mọi người trong khu phố
đi lại khó khăn thậm chí gây tai nạn. Nếu người trong khu phố có quyền sở hữu con đường
tốt có thể kiện công ty A để đòi bồi thường về những thiệt hại mà xe tải X gây ra do việc
lưu thông của mình. Hay yêu cầu tòa cấm cho xe công ty A không được qua con đường X
cho đến khi giải quyết xong.
Vấn đề là khu phố B cần nhất là việc con đường trở lại hiện trạng như xưa hơn là
nhận tiền bồi thường và công ty A tất nhiên là muốn được lưu thông như cũ cho việc kinh
doanh của mình. Thế là họ có thể tiến hành thương lượng để đưa ra giải pháp.
Khu phố B không khởi kiện và công ty A sẽ dùng phương tiện lưu thông của mình
sao cho không gây ảnh hưởng đến con đường Y cũng như sẽ giám sát tốt hoạt động của xe
tải của mình. Khu phố B cũng sẽ không hạn chế việc lưu thông của công ty A để kiểm định
thương lượng này.
Như vậy, khi nội hóa ngoại tác mang lại hiệu quả kinh tế nếu quyền sở hữu được quy
định cho một phía nhất định còn việc phân phối như thế nào là do chủ thể và đối tượng
chịu tác động thương lượng trên cơ sở quyền sở hữu thuộc về ai.
VD2:
Người bán máu cho bệnh viện. Người bán máu đã gây ra một ngoại vi tích cực. Khi
bán máu người bán máu có khoản tiền thu nhập, đồng thời lượng máu được bán sẽ được dự
trữ trong bệnh viện nhằm cung cấp cho các bệnh nhân khi có nhu cầu truyền máu.
Khi xác định quyền sở hữu rõ ràng, các bên sẽ đi đến thỏa thuận có hiệu quả cả hai bên
đều có lợi, mà không cần sự can thiệp của chính phủ
3. Tác động yếu tố ngoại vi nào đòi hỏi cần sự can thiệp của chính phủ
- Đối với ngoại tác tác động đến việc cung cấp và hưởng thụ các loại hàng hóa công
thuần túy mà việc loại trừ một người nào đó sẽ là không thực hiện được hay rất tốn
kém thì cần có sự can thiệp của chính phủ.
VD1:
Nạn phá rừng bừa bãi ngày càng diễn ra phức tạp. Điều này có thể dẫn đến hậu quả
cạn kiệt nguồn tài nguyên thiên nhiên, nghiêm trọng hơn là gây ra thiên tai lũ lụt làm thiệt
hại người và tài sản. Do đó chi phí xã hội cho việc khai thác rừng bừa bãi là cao hơn chi
phí khai thác tư nhân.
MSC là đường chi phí xã hội biên cho việc
khai thác rừng lấy gỗ
MC là đường chi phí tư nhân cho việc khai
thác rừng lấy gỗ
D là đường cầu về gỗ
Q là sản lượng gỗ
Ta có chi phí xã hội cho việc khai thác lấy gỗ cao hơn nhiều so với chi phí tư nhân. Sản
lượng gỗ hiệu quả là Q
E’
nhưng sản lượng gỗ khai thác thực tế lại là Q
E
cao hơn nhiều
sản lượng hiệu quả. Điều này sẽ làm dẫn đến tổn thất kinh tế do việc khai thác rừng lấy
gỗ quá mức, biểu thị ở hình tam giác E’BE.
- Thị trường tư nhân cũng không thể xử lý được các yếu tố ngoại vi một cách thỏa
đáng những vấn đề xuất phát từ hệ thống các quyền về tài sản. Nhất thiết phải có
những quy định luật lệ chung, hệ thống luật pháp được mọi người cùng nhau xây
dựng, được duy trì thực hiện và kiểm soát bởi chính phủ. Sự can thiệp này sẽ tiết
kiệm được chi phí giao dịch của các cá nhân, tổ chức của nền kinh tế, xử lý một
cách có hiệu quả các mâu thuẫn về quyền lợi giữa các cá nhân, tổ chức khi có sự
tác động của yếu tố ngoại vi.
VD 2:
Quảng cáo trên truyền hình: nhắn tin với nội dung bói toán vận may, tình yêu...tải
hình, ảnh hưởng xấu đến nhận thức, mỹ quan người dân Ø Cần được kiểm soát bởi các
Quy định của Bộ Văn Hoá Thông Tin.