Tải bản đầy đủ (.doc) (26 trang)

Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp Nâng cao hiệu quả quản lý thiết bị dạy và học”

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (443.43 KB, 26 trang )

PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO CHÂU THÀNH
TRƯỜNG THCS GIỤC TƯỢNG
************
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
A. PHẦN MỞ ĐẦU
1- Bối cảnh của đề tài:
1.1 Cơ sở lý luận:
Cấp trung học cơ sở là cầu nối giữa bậc tiểu học và bậc trung học của hệ thống
giáo dục quốc dân. Giáo dục trung học cơ sở nhằm giúp học sinh củng cố và phát
triển những kết quả của giáo dục tiểu học, có trình độ học vấn phổ thông cơ sở và
những hiểu biết ban đầu về kỹ thuật và hướng nghiệp để tiếp tục học trung học phổ
thông, trung học chuyên nghiệp, học nghề hoặc đi vào cuộc sống lao động. Hiện nay
chúng ta đang tiến hành đổi mới nội dung chương trình sách giáo khoa, do đó ta phải
đổi mới phương pháp dạy học để phù hợp với nội dung chương trình mới đó. Phương
pháp dạy học mới phải phát huy tính tích cực tự giác, chủ động, sáng tạo của học
sinh, phù hợp với đặc điểm của từng khối lớp, môn học, bồi dưỡng phương pháp tự
học, rèn luyện kỹ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn tác động đến tình cảm, đem
lại niềm vui, hứng thú học tập cho học sinh. Thiết bị dạy học là tiền đề quan trọng
của việc thực hiện phương pháp dạy học. Thiết bị dạy học ở các trường rất phong
phú, đa dạng và phức tạp. Muốn sử dụng thiết bị dạy học có hiệu quả vào mục tiêu
dạy học cần phải tăng cường công tác quản lý thiết bị dạy học. Nó là thành tố quan
trọng đảm bảo phương pháp, chất lượng dạy học. Trong cơ cấu của quá trình dạy học
thì nội dung, phương pháp và phương tiện dạy học gắn bó chặt chẽ với nhau. Nó là
cầu nối giữa lý thuyết và thực tiễn, giữa học và hành. Cao hơn của việc “Học đi đôi
Họ và tên : TRẦN QUANG DŨNG
Chức vụ : Giáo viên-CBQL thiết bị
Đơn vị : Trường THCS Giục Tượng
Tên đề tài : Một số biện pháp “Nâng cao hiệu quả quản lý thiết bị dạy
và học”
với hành” là “Học bằng hành”, là một nguyên tắc của một nền giáo dục hiện đại. Đây
là một biện pháp quan trọng nhằm trực tiếp tác động tích cực đến chất lượng dạy và


học.
1.2. Cơ sở thực tiễn:
Qua thực tế công tác ở trường tôi, việc thực hiện đổi mới phương pháp dạy học
và sử dụng thiết bị dạy học bước đầu đã có sự thành công nhưng còn nhiều bất cập,
còn nhiều giáo viên chậm đổi mới, ít sử dụng thiết bị dạy học. Để đáp ứng được mục
tiêu giáo dục trong giai đoạn mới và trước sự phát triển như vũ bão của khoa học
công nghệ hiện nay, đòi hỏi toàn ngành giáo dục chúng ta phải nâng cao chất lượng
giáo dục hơn nữa, phải đổi mới triệt để phương pháp dạy học, nhất thiết phải sử dụng
các thiết bị dạy học trong các giờ dạy. Việc quản lý và sử dụng thiết bị dạy học là rất
cần thiết đòi hỏi các trường phải có biện pháp quản lý, sử dụng, bảo quản phải đạt
được hiệu quả cao.
2- Lý do chọn đề tài:
Từ thực trạng nói trên với yêu cầu cấp bách cần thực hiện tốt chỉ thị 40 của
Ban Bí thư TW Đảng về công tác nâng cao chất lượng dạy và học, đồng thời đáp
ứng được những đòi hỏi của xã hội trên con đường công nghiệp hóa, hiện đại hóa,
đất nước đi vào nền kinh tế hội nhập và hoàn thành tốt nhiệm vụ năm học, đóng
góp một phần trong kế hoạch của nhà trường từ nay đến năm 2014 Trường THCS
Giục Tượng trở thành trường chuẩn quốc gia, là một giáo viên-cán bộ quản lý thiết
bị chịu trách nhiệm trong công tác thúc đẩy việc đổi mới phương pháp, nâng cao
chất lượng dạy và học mang tính trực quan đối với tất cả các giáo viên, thúc đẩy
việc đổi mới phương pháp thông qua quản lý đồ dùng thiết bị trong nhà trường.
Đó cũng là lí do để tôi quyết định chọn đề tài sáng kiến kinh nghiệm: Một số
biện pháp “ Nâng cao hiệu quả quản lý thiết bị dạy và học ”
3- Phạm vi và đối tượng đề tài:
Với tinh thần dám nghĩ, dám làm, với điều kiện và khả năng cho phép tôi đã
quyết tâm nghiên cứu và tìm ra một số biện pháp “ Nâng cao hiệu quả quản lý
thiết bị dạy và học ” đảm bảo tính khoa học trong công tác quản lý thiết bị: quản
lý về số lượng, chất lượng thiết bị, đồ dùng dạy học, hình thức trưng bày, sắp xếp
tạo điều kiện thuận lợi cho việc quản lý, bảo quản, theo dõi giáo viên mượn, sử dụng
một cách hiệu quả nhất.

Góp phần nâng cao chất lượng, tạo động lực thúc đẩy việc đổi mới kỹ năng,
phương pháp dạy của giáo viên thông qua đồ dùng trục quan và tính tích cực tự giác
trong việc mượn và sử dụng đồ dùng dạy học phục vụ cho công tác giảng dạy.
Để thực hiện tốt công tác quản lý, bảo quản và theo dõi trên chúng ta cần phải
có những biện pháp và cách thức thực hiện sao cho phù hợp với tình hình thực tế
của nhà trường.
4- Mục đích của đề tài:
- Đối với nhà trường: Từ đầu năm học xây dựng kế hoạch tổ chức họat động
thiết bị, trong đó thể hiện từ nội dung hoạt động, dự kiến kinh phí đầu tư, phát triển
thiết bị.
- Tham mưu với Ban giám hiệu về việc tổ chức thực hiện để quản lý chặt chẽ,
đảm bảo an toàn các thiết bị đồ dùng dạy học; sử dụng tốt các phòng học bộ môn,
phòng nghe nhìn, phòng vi tính; huy động và sử dụng kinh phí ngân sách, theo đúng
các nguyên tắc qui định .
- Đối với bản thân : Thực hiện nghiêm túc các qui định về nghiệp vụ thiết bị.
Quản lý và bảo quản tốt các thiết bị đồ dùng dạy học, quy định về cho mượn các thiết
bị đồ dùng dạy học.
- Đối với giáo viên bộ môn: ý thức đựơc tính tích cực, tự giác, sáng tạo trong
việc mượn và sử dụng đồ dùng có hiệu quả, bảo quản tốt, trả kịp thời.
5- Sơ lược những điểm mới trong kết quả nghiên cứu :
Trong quá trình thực hiện các năm vừa qua tôi nhận thấy với những biện pháp
như sau:
+ Tham mưu với ban giám hiệu đầu tư cơ sở vật chất trang thiết bị còn thiếu,
mang tính cấp thiết đáp ứng nhu cầu dạy và học. Tăng cường phòng sắp xếp trang
thiết bị khang trang, đầy đủ về không gian trưng bày.
+ Không ngừng nghiên cứu chuyên môn nghiệp vụ quản lý thiết bị thông qua
tài liệu tập huấn, sách báo và đặc biệt là tài liệu trên internet. Từ đó rút ra một số
kinh nghiệm trong công tác quản lý thiết bị mang lại tính hiệu quả rõ rệt như công
tác sắp xếp đồ dùng dạy học đảm bảo tính khoa học, quản lý hồ sơ sổ sách theo dõi
cũng phải đảm bảo tính chặt chẽ, thúc đẩy tính tích cực, tự giác trong việc và sử

dụng đồ dùng dạy học.
Với những điểm mới trên đã mang lại kết quả cao trong việc quản lý và thúc
đẩy đổi mới phương pháp trong quá trình dạy và học.
6- Khẳng định tính sáng tạo về khoa học và thực tiễn vấn đề :
Quản lý thiết bị một cách khoa học sẽ đem lại kết quả như mong muốn, đảm
bảo
tính khoa học trong quản lý, tăng cường tính tự giác của giáo viên trong việc sử
dụng
đồ dùng trực quan phục vụ cho việc đổi mới phương pháp dạy và học.
B- PHẦN NỘI DUNG
1- Cơ sở lý luận của vấn đề:
Bản thân Tôi là giáo viên vừa giảng dạy, vừa kiêm nhiệm công tác quản lí
thiết bị. Thời gian đầu mới tiếp nhận, cơ sở vật chất còn gặp rất nhiều khó khăn,
trang thiết bị còn rất bề bộn, thiếu tính khoa học trong sắp xếp và quản lí. Công tác
quản lí còn mới mẽ nên còn lúng túng trong việc tham mưu, xây dựng và sắp xếp,
quản lý. Từ sau năm đó bản thân tôi nhận thấy để tạo điều kiện thuận lợi trong việc
quản lý và thuận lợi cho giáo viên đến mượn đồ dùng, tiết kiệm thời gian tìm kiếm
và kiểm soát danh mục đồ dùng hiện có. Từ đó tôi đã quyết tâm tìm tòi, nghiên cứu,
đưa ra kế hoạch, giải pháp thực hiện từng bước: như kế hoạch thực hiện, thời gian
thực hiện, thực hiện cái gì? Vào thời gian nào?. Sưu tầm các kiến thức về quản lý
thiết bị bằng nhiều hình thức, CNTT, tài liệu sách báo….đến nay kết quả thực hiện
rất khả quan, thực hiện đựơc 92% kế hoạch của để tài đang nghiên cứu.
2- Thực trạng
2.1- Giai đoạn trước năm học 2002 - 2003:
Trong giai đoạn này ngành giáo dục đào tạo chưa thực hiện đổi mới chương
trình sách giáo khoa, chưa đổi mới phương pháp dạy học theo hướng phát huy tính
tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh. Giáo viên chủ yếu dạy theo lối thầy chủ
động truyền thụ kiến thức, trò bị động nắm bắt kiến thức, nên việc sử dụng thiết bị
dạy học trên lớp là việc làm hiếm thấy, nếu có chỉ xảy ra ở các môn Hóa, Sinh với
các dụng cụ thí nghiệm hoặc ở các môn Sử, Địa với các bản đồ, lược đồ hoặc chỉ có

bảng phụ mà thôi. Cá biệt còn có những giáo viên không biết tên thiết bị dạy học là
gì, không biết cách sử dụng.
Các trường không phải là trường chuẩn quốc gia thì không có phòng thiết bị thí
nghiệm, nhân viên văn phòng làm công tác kiêm nhiệm quản luôn phòng thiết bị thí
nghiệm. Công tác bảo quản thiết bị dạy học bị lơ là, buông lỏng dẫn tới tình trạng
thiết bị hư hỏng xuống cấp nếu còn thì cũng không sử dụng được. Cán bộ quản lý
thực sự không coi trọng việc quản lý và sử dụng thiết bị dạy học.
2.2- Giai đoạn từ năm học 2002 - 2003 đến năm học 2008 - 2009
Bắt đầu từ năm học 2002 - 2003 ngành giáo dục - đào tạo tiến hành đổi mới nội
dung và phương pháp dạy học bắt buộc mọi giáo viên lên lớp phải sử dụng thiết bị
dạy học, bắt buộc các trường phải xây dựng phòng thiết bị thí nghiệm, phòng bộ môn.
Điều đó đã làm cho cán bộ quản lý các trường gặp nhiều lúng túng, chưa có biện
pháp chỉ đạo, quản lý và sử dụng thiết bị dạy học.
Khi thiết bị được cấp trên đưa về là chuyển vào phòng không sắp xếp theo thứ
tự, không chia theo môn. Khi giáo viên sử dụng là phải tìm rất tốn thời gian , có khi
tìm cả ngày mới thấy thiết bị mình cần. Các thiết bị dạy học không được bảo quản tốt
dẫn tới tình trạng bị hỏng, giảm chất lượng. Điều đó đã khiến cho nhiều giáo viên chỉ
ghi đăng ký sử dụng thiết bị dạy học trong sổ mà không sử dụng khi giảng dạy. Việc
quản lý, sử dụng thiết bị dạy học của cán bộ quản lý gặp rất nhiều khó khăn vì chỉ
được làm trên lý thuyết. Các tổ trưởng khi ký duyệt giáo án của giáo viên lơ là trong
việc kiểm tra sử dụng thiết bị dạy học, chỉ đến khi ban giám hiệu kiểm tra việc sử
dụng thiết bị dạy học của giáo viên thì tổ trưởng mới đánh giá nhận xét.
Cán bộ quản lý chưa có kinh nghiệm trong vấn đề chỉ đạo quản lý sử dụng thiết
bị dạy học chính vì thế việc sử dụng của giáo viên còn gặp nhiều khó khăn, thao tác
không chính xác hoặc giáo viên thích thì sử dụng, không thích thì không làm. Phòng
thiết bị thí nghiệm không khác gì một kho chứa, ở trường nhỏ các môn chỉ có một bộ
thiết bị, đồ dùng còn hạn chế. Còn các trường lớn có từ 2 bộ đồ dùng trở lên thì quả là
vấn đề đáng bàn!
Thực trạng ở trường tôi trong năm học vừa qua còn một số giáo viên vẫn dạy
học theo lối cũ như đã trình bày ở trên. Giảng dạy chưa thật sự phát huy được tính

tích cực, còn xem nhẹ việc mượn và sử dụng đồ dùng có hiệu quả cho tiết dạy, một
số giáo viên không mượn, mượn nhưng không sử dụng mà thay vào đó là dạy chay
theo phương pháp truyền thống.
Việc tạo nền tảng cho giáo viên ý thức, tự giác thấy được tầm quan trọng,
thấy được vai trò của mình trong cách truyền thụ kiến thức thông qua đồ dùng trực
quan là một vấn đề rất khó. Một số giáo viên còn thiếu kinh nghiệm trong việc sử
dụng đồ dùng, các thao tác lắp ráp, sử dụng hiệu quả còn gặp nhiều khó khăn, đa
phần hay mặc cảm không học hỏi đồng nghiệp, đặc biệt là số giáo viên mới ra
trường tay nghề còn yếu, chưa quen với các thiết bị thực hành v v
2.3- Khó khăn-hạn chế:
Việc bảo quản thiết bị thực hành cũng gặp không ít khó khăn, có những giáo
viên thiếu coi trọng trong công tác tự bảo quản nên tình trạng xảy ra hư hỏng vẫn
còn nhiều. Năm vừa qua, bộ phận thiết bị đã thống kê đồ dùng hỏng với tổng số
danh mục hỏng lên đến 30 danh mục.
Việc giáo viên mượn và sử dụng đồ dùng thiết bị còn hạn chế, mang tính tự
giác chưa cao, kỹ năng sử dụng còn lúng túng, thiếu kinh nghiệm thực hành.
Với 13 môn học, tình trạng giáo viên sử dụng đồ dùng cho các môn học, cán
bộ quản lý thiết bị không chuyên môn như bản thân tôi thì không thể nắm hết tất cả
tên đồ dùng phục vụ cho từng tiết của từng phân môn. Ví dụ: Môn toán từng tiết
phải sử dụng đồ dùng gì, môn lý mỗi bài phải sử dụng đồ dùng gì? nó có tên là gì?
và các môn khác cũng vậy. Không tài nào một giáo viên có thể nắm hết 13 môn học.
Vì vậy đòi hỏi cần phải tìm giải pháp sao cho hợp lý, vừa có thể nắm bắt thông tin
về danh mục đồ dùng sử dụng cho từng bài dạy của từng môn.
Một khó khăn không nhỏ đó là bản thân tôi là một giáo viên, không phải
thuộc lĩnh vực chuyên môn nghiệp vụ quản lý thiết bị, mới tiếp nhận còn nhiều thứ
cần phải học hỏi, thiếu kinh nghiệm trong công tác quản lý.
Cơ sở vật chất nhà trường còn thiếu thốn, chưa đáp ứng như cầu thật sự cho
công tác quản lý, thiếu kho chứa, phòng quản lý thiết bị thiếu quy cách, chưa có
phòng bộ môn….
3- Các biện pháp để tiến hành để giải quyết vấn đề:

3.1- Công tác tham mưu - thực hiện quản lý thiết bị :
Tham mưu với Ban giám hiệu về việc tổ chức thực hiện để quản lý chặt chẽ,
đảm bảo an toàn các thiết bị đồ dùng dạy học; sử dụng tốt các phòng học bộ môn,
phòng nghe nhìn, phòng vi tính; huy động và sử dụng kinh phí ngân sách, theo đúng
các nguyên tắc qui định .
- Đối với bản thân : Thực hiện nghiêm túc các qui định về nghiệp vụ thiết bị.
Quản lý và bảo quản tốt các thiết bị đồ dùng dạy học, Thực hiện việc cho mượn các
thiết bị đồ dùng dạy học đúng nội quy.
- Đảm bảo đủ số lượng thiết bị đồ dùng dạy học danh mục thiết bị tối thiểu do
Bộ Giáo dục & Đào tạo qui định. Đảm bảo bổ sung hợp lý cả số lượng và chất luợng
thiết bị đồ dùng dạy học .
- Tổ chức phong trào tự làm đồ dùng dạy học với những tiêu chí cụ thể nhằm
có những đồ dùng dạy học có chất luợng tốt, phù hợp với môn dạy.
a). Xây dựng kế hoạch dài hạn, trung hạn và ngắn hạn cho công tác xây dựng cơ
sở vật chất - thiết bị dạy học.
- Nâng cao trình độ lý luận nhận thức và hiểu biết về công tác cơ sở vật chất -
thiết bị dạy học cho cán bộ giáo viên.
- Tăng cường công tác tổ chức, chỉ đạo và kiểm tra việc xây dựng, bảo quản và
sử dụng cơ sở vật chất - thiết bị dạy học.
- Có quy định về việc đưa trang thiết bị vào sử dụng trong các giờ học. Xây
dựng nề nếp dạy và học theo hướng kết hợp học thông qua thực nghiệm.
b). Tăng cường sử dụng thiết bị dạy học.
Động viên, khuyến khích, kiểm tra, dự giờ giáo viên nhằm thúc đẩy và phát huy
việc mượn và sử dụng đồ dùng dạy học của giáo viên.
c). Quản lý về mặt hành chính thiết bị dạy học chặt chẽ , hợp lý và khoa học.
Thiết bị dạy học một mặt là phương tiện, là đối tượng của giảng dạy và học tập,
mặt khác đó là những đối tượng vật chất cụ thể cho nên có thể tốt, xấu, hư hỏng, mất
mát hoặc giảm chất lượng. Do vậy việc bảo quản chặt chẽ, hợp lý và khoa học là rất
cần thiết.
d). Việc làm đồ dùng.

Coi trọng việc tự làm đồ dùng. Động viên mọi thành viên của tập thể sư phạm
tham gia làm đồ dùng đầy đủ đúng kế hoạch. Xây dựng, quản lý, sử dụng và bảo
quản tốt đồ dùng thiết bị dạy học.
3.2- Đề xuất một số giải pháp
3.2.1. Những căn cứ đề xuất các biện pháp
Đảng ta đã xác định “Giáo dục là quốc sách hàng đầu”. Ngay từ Đại hội IX
Đảng ta đã đề ra nhiệm vụ cho ngành giáo dục “Tạo sự chuyển biến cơ bản toàn diện
trong phát triển giáo dục, thực hiện chuẩn hóa, hiện đại hóa, xã hội hóa; tiếp tục nâng
cao chất lượng giáo dục toàn diện, đổi mới nội dung và phương pháp dạy học, hệ
thống trường lớp và hệ thống quản lý giáo dục”. Thực hiện nghị quyết Trung ương 2
khóa VIII và nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ X, trong mục tiêu phát triển
giáo dục giai đoạn 2009 - 2010, Bộ Giáo dục - Đào tạo đã đề ra 7 nhóm giải pháp lớn
trong đó “Đổi mới chương trình giáo dục phát triển đội ngũ giáo viên là các giải pháp
trọng tâm, đổi mới quản lý giáo dục là khâu đột phá”.
Qua thực tiễn công tác ở cơ sở chúng tôi thấy rằng ngoại trừ các trường chuẩn
quốc gia thì vấn đề quản lý sử dụng thiết bị dạy học ở các trường còn lại là vấn đề
nan giải. Đặc biệt là với những trường lớn thì vấn đề này càng nan giải hơn vì số
lượng giáo viên đông, số thiết bị dạy học nhiều gấp 2 lần các trường nhỏ. Từ bức xúc
đó chúng tôi đã đề ra các biện pháp quản lý, sử dụng thiết bị dạy học một cách thiết
thực để đạt hiệu quả cao nhất.
3.2.2. Các biện pháp
a) Xây dựng kế hoạch sử dụng thiết bị dạy học:
- Ban giám hiệu yêu cầu tất cả các giáo viên dạy phải biết sử dụng thiết bị dạy
học phải ghi rõ tên thiết bị dạy học vào giáo án ở phần chuẩn bị. Việc sử dụng thiết
bị dạy học là thực hiện quy chế chuyên môn, nếu giáo viên nào cố tình vi phạm sẽ bị
xử lý kỷ luật. Các đồng chí tổ trưởng khi ký duyệt giáo án phải kiểm tra khâu chuẩn
bị của giáo viên đồng thời phải ký duyệt vào sổ đăng ký mượn đồ dùng dạy học trong
tuần.
- Chúng tôi cũng lên lịch cho tất cả các giáo viên mượn thiết bị dạy học vào
chiều ngày thứ 6 hàng tuần. Gắn việc sinh hoạt chuyên môn với việc sử dụng thiết bị

dạy học.
- Bộ phận thiết bị kết hợp với ban giám hiệu đề ra kế hoạch thi làm đồ dùng dạy
học ở các tổ chuyên môn và thi sử dụng thiết bị dạy học, phát động sâu rộng trong
giáo viên việc sử dụng thường xuyên thiết bị dạy học. Chúng tôi đề ra các mức
thưởng thích đáng để kịp thời động viên khen thưởng các giáo viên có sáng kiến hay
và có thành tích trong việc làm và dự thi ở các cấp.
- Kết hợp với Ban giám hiệu tăng cường công tác dự giờ, thăm lớp để kiểm tra
việc sử dụng thiết bị dạy học của giáo viên.
b) Giải pháp thực hiện cho việc quản lí kho thiết bị:
Vào đầu năm học 2009 – 2010 sau khi cơ sở vật chất đã được ổn định, tôi đã
tham mưu với ban giám hiệu nhà trường. Mạnh dạng xin hai phòng phục vụ cho
công tác quản lý, một kho chứa thiết bị, một phòng trưng bày. Kết hợp với giáo viên
sắp xếp lau chùi ngăn nắp. Dự giờ thăm lớp, tăng cường công tác quản lý hồ sơ sổ
sách với các biện pháp cụ thể như sau:
* Tham mưu ban giám hiệu – kết hợp với giáo viên bộ môn xây dựng phòng
trưng bày kho thiết bị một cách hợp lý:
Tôi xác định được vai trò của bộ phận quản lý thiết bị trong việc dạy và học.
Vì vậy tôi đã tham mưu với ban giám hiệu dành riêng 02 phòng cho việc quản lý
thiết bị. Một phòng làm kho chứa, một phòng làm phòng trưng bày.
+ Kho chứa thiết bị: do đặc thù trường gặp nhiều khó khăn nên kho chứa thiết
bị rất nhỏ với diện tích 3x4 m
2
nhưng tôi đã cố gắng tìm cách sắp xếp sao cho đồ
dùng dễ thấy, dễ lấy, dễ quản lý, cụ thể: Mạnh dạng tham mưu Ban giám hiệu đầu tư
mua một cây xào dài 5m để làm giá treo, nẹp, đinh, dây…. Tất cả các loại tranh, ảnh
tôi kết hợp với giáo viên bộ môn đóng nẹp treo, phân công giáo viên từng phân môn
lên sắp xếp tranh ảnh một cách khoa học. Tranh của từng bộ môn đều được sắp xếp
treo riêng theo phân môn, mỗi phân môn tôi chia ra theo khối, các khối được treo
cạnh nhau theo phân môn để tiện cho việc tìm kiếm.
Ví dụ: môn Vật Lý khối 6 treo cạnh khối 7, khối 7 treo cạnh khối 8, khối 8

treo cạnh khối 9. Khi nói đến tranh môn Vật Lý ở khối nào là tôi chỉ cần đến nơi
treo tranh bộ môn Vật Lý, vào ngay khối đó tìm, trong năm học qua tôi thấy việc
sắp xếp theo mô hình này rất có hiệu quả vừa quản lý được đồ dùng, vừa dễ tìm
kiếm, tiết kiệm được thời gian trong công tác quản lý.
+ Phòng trưng bày: phòng trưng bày có được tất cả là 10 kệ loại kệ có 04
tầng, 02 bàn dài, tôi xếp các kệ theo mô hình chữ U, ở giữa hình chữ U tôi đặt 02
bàn dài.
Các kệ này được sắp xếp đồ dùng theo từng phân môn theo mô hình sau:
Theo thứ
tự từng kệ, tôi phối hợp với giáo viên bộ môn sắp xếp các dụng cụ trưng bày thực
hành cụ thể:
* Kệ 1 và 2: sắp xếp đồ dùng bộ môn Vật Lý, có 08 tầng.
+ Kệ 1 : tầng 1 và 2 để dụng cụ thực hành Vật Lý khối 6, tầng 3 tầng 4
để
đồ dùng Vật Lý khối 7.
+ Kệ 2 : tầng 1 và 2 để dụng cụ thực hành Vật Lý khối 8, tầng 3 tầng 4
để
đồ dùng Vật Lý khối 9.
* Kệ 3 và 4: sắp xếp đồ dùng bộ môn Toán, có 08 tầng.
+ Kệ 3: tầng 1 và 2 để dụng cụ thực hành Toán khối 6, tầng 3 tầng 4 để
đồ
dùng Toán khối 7.
+ Kệ 4 : tầng 1 và 2 để dụng cụ thực hành Toán khối 8, tầng 3 tầng 4 để
đồ
dùng Toán khối 9.
* Kệ 5 và 6: sắp xếp đồ dùng bộ môn Hóa, có 08 tầng.
Kệ 1 Kệ 2 Kệ 3







K
e
7








K


8









K



9
Kệ 4 Kệ 5 Kệ 6
Kệ 10
Bàn quản lý
Bảng
Bàn
Bàn
+ Kệ 5: tầng 1 và 2 để dụng cụ thực hành Hóa khối 6, tầng 3 tầng 4 để
đồ
dùng Hóa khối 7.
+ Kệ 6 : tầng 1 và 2 để dụng cụ thực hành Hóa khối 8, tầng 3 tầng 4 để
đồ
dùng Hóa khối 9.
* Kệ 7 và 8: sắp xếp đồ dùng bộ môn Sinh, có 08 tầng.
+ Kệ 7: tầng 1 và 2 để dụng cụ thực hành Sinh khối 6, tầng 3 tầng 4 để
đồ
dùng Sinh khối 7.
+ Kệ 8 : tầng 1 và 2 để dụng cụ thực hành Sinh khối 8, tầng 3 tầng 4 để
đồ
dùng Sinh khối 9.
* Kệ 9 và 10: sắp xếp đồ dùng bộ môn Công Nghệ, có 08 tầng.
+ Kệ 9: tầng 1 và 2 để dụng cụ thực hành Công Nghệ khối 6, tầng 3
tầng 4
để đồ dùng Công Nghệ khối 7.
+ Kệ 10 : tầng 1 và 2 để dụng cụ thực hành Công Nghệ khối 8, tầng 3
tầng
4 để đồ dùng Công Nghệ khối 9.
Mỗi khối tôi phân loại đồ dùng theo chương, ví dụ khối 6, chương 1 gồm có
thước đo chiều dài, dụng cụ đo thể tích, đo khối lượng, lực, đòn bẩy… chương 2
gồm có nhóm: nhiệt kế, dụng cụ thí nghiệm sự nở vì nhiệt…Môn hóa học tôi phân

loại theo tính chất của thiết bị như ống nghiệm, các thiết bị thủy tinh, dễ vở tôi đặt
vào một hộp riêng. Giá thí nghiệm, giá ống nghiệm và các thiết bị khác mỗi thứ
khác nhau, tôi phân loại và đặt mỗi chỗ riêng biệt. Môn công nghệ cũng tương tự
như vậy. Đối với các mô hình có kích thước lớn tôi trưng bày trên 02 bàn ở giữa các
kệ hình chữ U như: mô hình cơ thể người, bộ não người, con Heo, con Châu Chấu,
mô hình con Gà, con Bồ Câu, con Tôm…
Trong quá trình sử dụng trong năm bộ phận quản lý thiết bị thường xuyên tổ
chức lau chùi đồ dùng thiết bị bằng cách phân công giáo viên và học sinh tiếp tay để
thiết bị luôn được vệ sinh, mặt khác giúp cho giáo viên và học sinh được tiếp cận
với đồ dùng hiện có. Trong lúc trả đồ dùng bộ phận thiết bị quy định, kiểm tra đồ
dùng trả phải tốt, sạch đẹp, phải vệ sinh sạch sẽ trước khi trả.Việc làm trên giúp đồ
dùng thiết bị luôn luôn sạch đẹp.
* Phân loại thiết bị dạy học theo môn:
- Sắp xếp các loại thiết bị dạy học, tranh ảnh, bản đồ theo khối, theo môn.
- Phân công các giáo viên trực tiếp dạy môn sắp xếp theo thứ tự các tiết dạy.
- Đánh số ở ngoài hộp và đánh số lên vị trí để các thiết bị đó.
- Dùng các ký tự chữ cái để đánh lên các giá để thiết bị hoặc tủ đựng thiết bị.
Khi phân loại các thiết bị và đánh số vị trí giúp giáo viên dễ tìm khi sử dụng. Và
công tác kiểm tra việc sử dụng thiết bị dạy học của giáo viên rất dễ dàng vì nó bị
khuyết ở vị trí nào đó trên giá mà ta không cần theo dõi sổ mượn của phòng thiết bị
thí nghiệm.
* Lập sổ ghi tên các thiết bị theo môn và khối lớp
Ghi rõ vị trí của thiết bị đó ở giá (hoặc tủ) nào, ở vị trí số mấy, đồng thời ghi tên
các tiết dạy (theo phân phối chương trình) sử dụng thiết bị đó theo mẫu.
SỔ GHI TÊN THIẾT BỊ DẠY HỌC
Môn:…………………
STT Tên TBDH
Vị trí
Dạy tiết
Giá/tủ Số

1
2
Ví dụ: Muốn tìm “kính hiển vi” giáo viên dạy môn Sinh 6 chỉ cần mở sổ ghi
thiết bị môn Sinh 6, tra ở cột tên thiết bị “kính hiển vi” giáo viên sẽ tìm ra tủ đựng và
cột ghi vị trí để kính
SỔ GHI TÊN THIẾT BỊ DẠY HỌC
Môn: Sinh 6
STT Tên TBDH
Vị trí
Dạy tiết
Giá/tủ Số
1
Kính hiển vi A 7 6
2
Như vậy giáo viên chỉ cần đến giá (tủ) A và đến vị trí số 7 lấy kính.
Sổ ghi tên thiết bị dạy học cũng giúp cho cán bộ quản lý dễ dàng hơn trong khâu
kiểm tra sự sử dụng thiết bị dạy học của giáo viên.
* Tăng cường công tác quản lý thiết bị dạy học:
- Mục tiêu dạy học hiện nay là tiếp cận thí nghiệm, đồ dùng trực quan. Vì
vậy, đồ dùng phục vụ cho từng môn học là không thể thiếu. Tuy nhiên, trong quá
trình dạy và học, một số giáo viên và học sinh còn xem nhẹ việc bảo quản thiết bị
dẫn đến học sinh làm hư hỏng. giáo viên thiếu ý thức trách trong việc tự bảo quản
khi sử dụng. Đây là một trong những nguyên nhân mà người làm công tác thiết bị
cần phải tìm biện pháp khắc phục tình trạng trên.
* Tôi đã mạnh dạng đổi mới trong cách quản lý làm sao cho tư tưởng của giáo
viên phải tự giác ý thức, thấy được trách nhiệm, mình phải tự bảo quản, phải soạn
thảo ra một nội quy phòng thiết bị. Cụ thể như sau:
- Khi mượn giáo viên phải ghi đủ tên danh mục, ghi tình trạng trước khi
mượn “ tốt” hay “ xấu”, hỏng chỗ nào, đối với tranh ảnh “ tốt “ thì ghi nhận là “ tốt
“, nếu hỏng chỗ nào thì ghi “hỏng” cụ thể, hoặc có thể khắc phục ngay bằng cách

dán keo trong… sau khi mượn giáo viên mang trả, Tôi phải kiểm tra lại từng đồ
dùng xem tình trạng ra sao, “ tốt” hay “ không tốt” ghi nhận và nếu “ hỏng “ thì lập
biên bản là giáo viên đó làm hỏng tên đồ dùng cụ thể, nguyên nhân nào hỏng, chính
đáng hay không. Đưa vấn đề sử dụng vào tiêu chí xét thi đua cá nhân hàng năm.
- Hồ sơ sổ sách phải mang tính chặt chẽ, khoa học, sổ danh mục giáo viên
mượn và trả đồ dùng là một trong những sổ theo dõi rất quan trọng đối với cán bộ
quản lý thiết bị. Để tiện cho việc quản lý từng giáo viên, đòi hỏi người quản lý phải
ghi chép đầy đủ các thông tin mà trên sổ đã thể hiện để tiện cho việc báo cáo, theo
dõi từng giáo viên một cách nhanh chống, cụ thể gồm các thông tin:
+ Trang đầu tiên là danh sách các giáo viên, yêu cầu bạn phải ghi đầy đủ các
mục như: số thứ tự, họ và tên giáo viên, bộ môn giảng dạy, trang mà mà giáo viên
được ghi nhận mượn là trang số mấy, tiếp các trang tiếp theo cần ghi đầy đủ các
thông tinh như: họ và tên giáo viên, tên bộ môn, khối nào, số trang đang sử dụng để
ghi tên danh mục. Một kinh nghiệm trong quá trình theo dõi đó là tôi ghi danh sách
giáo viên theo tổ bộ môn để tiện theo dõi. Ví dụ: trường tôi có 4 tổ, Toán-Lý; Hóa-
Sinh; AV-Sử- Địa; Văn - GDCD, ta ghi theo nhóm của từng tổ, ví dụ ghi danh sách
giáo viên tổ Toán-Lý trước là phải ghi họ tên tất cả các giáo viên trong tổ Toán-Lý,
sau đó mới ghi tiếp tên giáo viên của tổ tiếp theo, điều này giúp chúng ta rất tiện
trong việc theo dõi. Ở phần tiếp theo trang ghi danh mục theo dõi đồ dùng: ngày
mượn, số thứ tự, tên đồ dùng, tình trạng trước khi sử dụng, tiết theo phân phối
chương trình, ngày mượn, giáo viên ký tên, tình trạng sau khi trả, ngày trả, ký tên.
+ Ghi đầy đủ các thông tin sẽ mang đến hiệu quả trong khi quản lý. Khi muốn
kiểm tra những giáo viên còn thiếu đồ dùng lâu quá mà chưa mang trả, hoặc muốn
kiểm tra giáo viên có mượn đồ dùng không ta chỉ cần nhìn vào danh sách giáo viên
ở phần đầu sổ, căn cứ vào số trang do mình qui định là biết ngay giáo viên đó nằm ở
trang nào.
Ví dụ: ghi họ tên giáo viên và số trang phải khớp với số trang ở phần đầu
danh sách giao viên. Hiệu quả của việc ghi chép này là tiết kiệm được thời gian khi
tra tên giáo viên mượn ở đầu trang là biết họ tên giáo viên đó được đặt ở trang thứ
mấy của quyển sổ, ta chỉ cần nhìn vào tên giáo viên và số trang đã quy định ở đầu sổ

là trang mấy là có thể tìm ngay thông tin mượn đồ dùng của giáo viên đó.
+ Khi giáo viên trả đồ dùng cũng cần ghi nhận xét cụ thể ở cột “hỏng”. Kết
hợp với việc lập biên bản đồ dùng hỏng, ghi rõ nguyên nhân, bản kê khai lí do
nguyên nhân đồ dùng bị hỏng. Phần này có tác dụng cuối mỗi học kì chúng ta có thể
tổng hợp được tất cả những đồ dùng đã hao hụt, đề nghị thanh lý và bổ sung, cấp
thêm kịp thời.
- Điều quan trọng nhất của quản lý thiết bị là phải có sổ danh mục đồ dùng
theo dõi hàng năm ( còn gọi là sổ tài sản thiết bị ). Nó giúp người quản lý nắm được
số lượng danh mục đồ dùng có trong kho thiết bị là bao nhiêu, cập nhật hàng năm
hao hụt là bao nhiêu, số còn lại là bao nhiêu….để chúng ta dễ quản lý.
Tóm lại để tăng cường công tác quản lý chúng ta cần phải đảm bảo đúng quy
định việc ghi chép sổ sách theo các cột mục thông tin để tiện theo dõi. Đặc biệt là
các biên bản hư hỏng cần phải được lập và lưu trữ lâu dài, đây là một trong những
giấy tờ quan trọng trong quá trình công tác. Nó giúp chúng ta biện giải lý do tại sao
đồ dùng thất thoát, giảm, giải thích được nguyên nhân khi cấp trên xuống thanh
kiểm tra.
* Nâng cao chất lượng sử dụng đồ dùng:
Một vấn đề đáng quan tâm hiện nay là ngành giáo dục đã và đang từng bước
đổi mới nôi dung, phương pháp dạy và học. Trong mỗi bài học, mỗi chương của
từng bộ môn đồi hỏi cần phải có phương pháp giảng dạy theo hướng trực quan, gắn
với thực tiễn tạo hứng thú đối với người học. Vì vậy tranh ảnh, đồ dùng trực quan,
thí nghiệm là không thể thiếu đối với người thầy đứng lớp.
Nhưng điều đáng nói ở đây là một số giáo viên vẫn còn tư tưởng bàn quan,
thiếu ý thức tự giác mượn và sử dụng đồ dùng có hiệu quả. Vì vậy tôi đã mạnh dạng
thực hiện một số giải pháp nhằm nâng cao ý thức tự giác, hiệu quả mượn và sử dụng
đồ dùng.
- Tăng cường công tác quản lý danh mục thiết bị: sổ theo dõi giáo viên mượn,
trả đồ dùng phải cập nhật đầy đủ thông tin, ngày mượn để biết trong tháng mượn
bao nhiêu lần, ghi cụ thể tên bài dạy trong tháng, dạy tiết mấy trong phân phối
chương trình. Kết hợp với phân phối chương trình thực dạy gắn liền với việc nghiên

cứu sách giáo khoa cho từng bộ môn.
Ví dụ môn Lý 6 tuần 5, tiết 5 dạy bài đo khối lượng bài này nằm trong tháng
9 của năm học, tương tự ta phải có quyển sổ cập nhật tên bài dạy trong tháng theo
bộ môn, tên đồ dùng của bài dạy đó để theo dõi chặt chẽ việc sử dụng của từng giáo
viên.
Để cập nhật thông tin tên bài dạy, tên đồ dùng của từng bài trong mỗi tháng
cho cả năm. Bản thân tôi và bất cứ ai cũng không thể nắm hết tất cả các môn học. Vì
vậy, tôi đã nghĩ ra một biện pháp rất hữu hiệu, vừa nhẹ cho mình trong việc tìm hiểu
nắm thông tin đồ dùng, vừa tiếp kiệm được thời gian, thông tin lại chính xác. Tôi
làm biểu mẫu cập nhật thông tin đến tất cả giáo viên, mỗi tuần cập nhật một lần vào
một ngày nào đó được quy định trong tuần. Mẫu như sau:
BÁO CÁO DANH MỤC ĐỒ DÙNG PHỤC VỤ
CHO TIẾT DẠY TRONG TUẦN
Bộ môn :……. khối ….
Tuần Tên bài dạy Tên đồ dùng Tiết PPCT Phụ ghi
Chịu khó qua một năm học chúng ta sẽ thu thập được thông tin về đồ dùng
phục vụ cho từng bài, từng môn học cụ thể. Đồng thời tổng hợp đồ dùng cho các tiết
thực hành theo các tuần trong năm. Mẫu theo dõi tiết thực hành như sau:
Môn lớp Tuần Tiết Tên bài
thực hành
Tên đồ
dùng thực
hành
GV thực
hành
Sự
thay
đổi
Nhận xét việc
thực hiện của

GV
Hiện tại tôi đã lập được 2 loại sổ theo dõi quan trọng nói trên nó giúp cho việc
theo dõi giáo viên mượn và trả đồ dùng một cách chặt chẽ.
Muốn tất cả giáo viên tự ý thức, tích cực và hiệu quả trong việc mượn và sử
dụng đồ dùng thì công tác tuyên truyền là thể thiếu. Sau khi tôi đã có 2 loại sổ theo
dõi trên là tôi đã có thể tuyên truyền đến tất cả giáo viên vào các cuộc họp hội đồng.
Mỗi tháng có một cuộc họp hội đồng, tôi dành thời gian tuyên truyền, giới thiệu đồ
dùng cho các tiết dạy và thực hành cứ 1 tháng là thực hiện giới thiệu đồ dùng cho
các bài dạy các bộ môn trong 4 tuần liên tiếp. Cách làm này thể hiện sự quản lý chặt
chẽ của bộ phận thiết bị, từ đó giáo viên ý thức tự giác đến mượn đồ dùng cho bài
dạy của mình mà không cần nhắc nhở. Vì bạn chỉ cần theo dõi qua sổ theo dõi đồ
dùng và tiết thực hành đã lập ở trên là biết ngay ai mượn, ai không mượn.
Việc mượn thì đã có biện pháp, nhưng một điều buân khuân là:“ Giáo viên đã
mượn nhưng có chắc mang lên lớp sử dụng hoặc sử dụng có đúng cách, đúng thao
tác không?” Đây là câu hỏi cũng không kém phần quan trọng. Vì thế tôi đã tham
mưu ban giám hiệu đề nghị thực hiện công tác dự giờ thăm lớp, công tác này nhằm
mục đích kiểm tra, đánh giá việc sử dụng đồ dùng của giáo viên trên lớp. Qua một
thời gian kiểm tra tôi thấy biện pháp này cũng rất hiệu quả, đã phát hiện ra nhiều
trường hợp giáo viên không mang đồ lên lớp dạy, sử dụng đồ dùng không đúng với
bài dạy hoặc các thao tác thực hiện không đúng, kết quả thu được không đạt, phản
tác dụng đối với nội dung bài học.
Từ việc dự giờ thăm lớp, tôi rút ra được một số kinh nghiệm đó là cần phải
mở chuyên đề, thảo luận về cách thực hiện một số đồ dùng, thực hiện các thao tác
thí nghiệm sao cho có kết quả, học hỏi rèn thêm kỹ năng sử dụng đồ dùng dạy học
cho tiết dạy và thực hành.
Cụ thể, trong năm 2011 tôi đã tham mưu với ban giám hiệu, kết hợp với các
tổ trưởng mở được 4 chuyên đề về cách sử dụng đồ dùng dạy học có hiệu quả như
chuyên đề làm thí nghiệm bộ môn vật lý, bài thí nghiệm “ Lực đẩy Acsimet “, thực
hành “ Ảnh của một vật tạo bởi thấu kính phân kì” các giáo viên trong tổ đã đưa ra
các phương pháp thực hành, bàn thảo luận, làm thí nghiệm biểu diễn trực tiếp, đề ra

được giải pháp hữu hiệu thu được kết quả, qua đó rèn được thao tác cho tất cả giáo
viên đều biết cách sử dụng thiết bị, thống nhất thao tác, các bước tiến hành thí
nghiệm của bài thực hành “ Lực đẩy Acsimet ”, tương tự cho thao tác thực hành bài
“ Ảnh của một vật tạo bởi thấu kính phân kì”. Đó là thí nghiệm thực hành, còn đối
với tranh ảnh như môn Sử-Địa, tôi cũng đã tổ chức được 2 chuyên đề thảo luận về
cách khai thác tranh, bản đồ, thực hiện chuyên đề cũng thông qua họp tổ. Tất cả các
giáo viên đều thảo luận, đưa ra phương pháp, cách khai thác tranh lược đồ một cách
hiệu quả, từ đó thống nhất cách trình bày, khai thác tranh, bản đồ theo cách thức đã
thảo luận.
Qua hình thức mở chuyên đề nhiều giáo viên phản ảnh mặt tích cực của
chuyên đề: Giúp cho giáo viên hiểu biết thêm sâu sắc hơn nội dung bài thực hành,
đồng thời giúp cho mọi người trong tổ thực hành đúng thao tác, thành thạo hơn
trong quá trình sử dụng, không gây ra sự lúng túng. Có một số giáo viên nói” lúc
trước chưa mở chuyên đề, tôi biết đồ dùng đó dùng để dạy bài lực đẩy Acsimet
nhưng tôi còn chưa biết đủ các đồ dùng thí nghiệm đó nữa chứ nói gì đến thao tác
thực hành, tôi chỉ biết mang lên lớp làm đại chứ tính chính xác không có, từ khi mở
chuyên đề tôi mới mở mang thêm, rèn được thao tác thực hành, tính chính xác cũng
cao, rút được thời gian cho tiết thực hành”.
Một việc làm không thể thiếu đối với người quản lý thiết bị đó là tự nghiên
cứu, nói đến nghiên cứu không phải là điều gì đó thật khó, nó chỉ là một việc đơn
giản nhưng cần phải có sự miệt mài. Bản thân tôi là giáo viên không chuyên quản lý
thiết bị nên không thể nào nắm bắt hết được đồ dùng phục vụ cho từng môn, nhưng
tôi đã nghĩ ra một phương pháp đó là mượn tất cả các bộ sách giáo khoa từ khối 6
đến 9 đặt tại phòng làm việc, hàng tuần cứ cuối tuần từ thứ sáu đến thứ bảy là tôi
mở tất cả sách giáo khoa các khối xem nội dung của từng bài, như cầu đồ dùng là gì,
tôi ghi lại vào một quyển sổ cập nhật đồ dùng cho từng tuần, kết hợp với danh mục
đồ dùng cấp về, đồng thời đối chiếu với báo cáo của giáo viên hàng tuần, tôi lập
thành quyển theo dõi đồ dùng từng môn.
Với cách làm như vậy, tôi vừa theo dõi được đồ dùng giáo viên mượn có
trong kho thiết bị hay không, đồng thời kiểm soát được việc mượn đồ dùng của giáo

viên, giáo viên mượn có đủ hay không là chúng ta biết ngay.
Ngoài việc theo dõi mượn và trả đồ dùng của giáo viên thông qua sổ sách và
việc thực hiện kiểm tra sử dụng đồ dùng trên lớp. Tôi còn bổ sung thêm một số hồ
sơ sổ sách để tiện tổng hợp kết quả thực hiện hàng tháng, từng học kì. Từng tháng
bộ phận thiết bị phải báo cáo kết quả thực hiện việc mượn và trả đồ dùng của giáo
viên, mỗi giáo viên mượn bao nhiêu lượt, có đủ so với yêu cầu không bằng cách đối
chiếu sổ danh mục, sổ kế hoạch mượn đồ dùng từng môn học hàng tuần trong tháng,
sổ theo dõi tiết thực hành. Chúng ta phải có thêm sổ ghi nhận kết quả thực hiện của
từng giáo viên: tốt hay chưa tốt, chưa tốt ở điểm nào, nhận xét đánh giá hàng tháng.
Công việc này tuy nhỏ nhưng rất quan trọng, nó giúp cho chúng ta nhận xét, đánh
giá giáo viên cuối mỗi học kì và cuối năm một cách chính xác. Công việc nhận xét
hàng tháng giúp cho anh em giáo viên ý thức được việc mượn và sử dụng có hiệu
quả đồ dùng là điều cần thiết đối với tiết dạy động thời thấy được ý thức tự giác và
trách nhiệm mà không cần nhắc nhở, nói từ từ trờ thành thói quen của người thầy
khi đứng lớp dạy là phải có đồ dùng.
- Mặt khác để phát huy khả năng sử dụng đồ dùng phục vụ cho tiết dạy có
hiệu quả thì cần phải có đồ dùng. Tuy nhiên, có những đồ dùng trong kho thiết bị thì
không có hoặc hỏng. Điều cần thiết là phải bổ sung. Từ đó tôi đề xuất ban giám hiệu
hàng năm đều tổ chức làm đồ dùng dự thi tại trường và phục vụ cho công tác thi đồ
dùng cấp huyện nếu có. Chúng tôi thành lập hội đồng chấm đồ dùng, phát thưởng
khích lệ…thúc đẩy phong trào tự làm đồ dùng dạy học ngày càng đi lên.
- Để hưởng ứng đổi mới phương pháp dạy học ứng dụng công nghệ thông tin
trong giảng dạy, chúng tôi cũng đã cố gắng phát động phong trào làm giáo án trình
chiếu tham gia các cuộc dự thi vòng trường, cấp huyện để không ngừng nâng cao
trình độ sử dụng tin học cho giáo viên trong việc ứng dụng công nghệ thông tin.
4- Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm
Sau một thời gian thực hiện mô hình quản lý như trên tôi đã thu được kết quả
như sau:
Về công tác quản lý sắp xếp đồ dùng: Giáo viên đã ý thức được việc mượn và
trả đồ dùng đúng chỗ, khi lấy ra lúc đầu ở đâu là sau khi trả giáo viên đã biết được

chỗ mình lấy và để lại chỗ cũ đúng vị trí. Đồ dùng luôn sạch đẹp.
Cho giáo viên tham gia công tác sắp xếp đồ dùng, giáo viên đã biết được
trong kho thiết bị có những đồ dùng gì phục vụ cho môn của mình. Việc sắp xếp
theo môn, khối lớp đã giúp công tác lấy và trả lại vị trí cũ một cách dễ dàng, tiết
kiệm được thời gian.
Công tác hồ sơ sổ sách cần phải chặt chẽ, qua một năm thực hiện tôi nhận
thấy việc theo dõi, quản lý đồ dùng rất có hiệu quả, sổ kế hoạch thực hành là điều
kiện để theo dõi kết quả mượn và sử dụng tiết thực hành của từng giáo viên, việc ghi
chép đầy đủ các cột mục tạo điều kiện cho cán bộ quản lý tổng hợp số danh mục
mượn trong tháng một cách nhanh chống, đồng thời theo dõi việc mượn và trả đồ
dùng của từng giáo viên trong tháng, phát hiện ngay những giáo viên không mượn
khi đối chiếu phân phối nhân sự, thời khóa biểu. Kết quả trong năm đã tạo được sự
tích cực chuyển biến trong đội ngũ giáo viên tự giác, ý thức trong viện mượn đồ
dùng, ít nhắc nhở hơn. Chỉ còn số ít giáo viên nào vi phạm, thiếu soát trong việc
mượn và trả đồ dùng.
Ngoài ra sổ theo dõi kết quả tổng hợp hàng tháng cũng giúp chúng ta nhận xét
từng giáo viên trong mỗi tháng và mỗi học kỳ một cách chính xác như: các biên bản
sau khi lập về hỏng đồ dùng cũng phải có sổ ghi nhận, những giáo viên chưa làm tốt
trong việc mượn và sử dụng, lau chùi không cẩn thận, không chấp hành tốt sự phân
công của bộ phận thiết bi….kết quả cuối năm bảng nhận xét đánh giá từng giáo viên
rất chặt chẽ, giáo viên rất đồng ý với kết quả nhận xét do tôi theo dõi.
Kết quả thanh kiểm tra của các đoàn kiểm tra về hồ sơ, công tác quản lý thiết
bị được xem là tốt, ít khuyết điểm.
Qua quá trình dự giờ thăm lớp cũng thấy được sự quan tâm của giáo viên
trong việc sử dụng đồ dùng trên lớp, khắc phục được tình trang mượn đối phó,
không mang lên lớp hay chuẩn bị qua loa, không có hiệu quả. Trong quá trình dự
giờ cũng đã phát hiện một số giáo viên sử dụng đồ dùng không đúng bài dạy, nhắc
nhở, khắc phục.
* Qua gần một năm thực hiện các biện pháp trên trong việc chỉ đạo quản lý và
sử dụng thiết bị dạy học trong nhà trường tôi, kết quả cho thấy:

- 100% giáo viên dạy sử dụng thường xuyên thiết bị dạy học trong các giờ dạy,
không có giáo viên nào vi phạm quy chế trên.
- Việc sử dụng thường xuyên các thiết bị dạy học của giáo viên đã tạo nên
những giờ học hay, phát huy được tính tích cực chủ động sáng tạo học tập của học
sinh, rèn cho học sinh ý thức mạnh dạn và kết quả học tập của học sinh được nâng
lên. Các giờ học trong năm nay của trường tôi như các giờ “Hội giảng, thao giảng”.
C- KẾT LUẬN
Những bài học Kinh nghiệm:
Qua một thời gian thực hiện công tác :"Nâng cao hiệu quả quản lý thiết bị”
tôi nhận thấy :
- Đây là một công việc khó đòi hỏi cán bộ quản lý thiết bị và giáo viên luôn
phải có tâm huyết, có ý thức tự giác trong công tác giảng dạy.
- Công tác bồi dưỡng phải luôn gắn liền với công tác tích lũy, đòi hỏi các tổ
viên trong mỗi tổ phải có sự nổ lực, các tổ trưởng thể hiện được vai trò của mình
trong chuyên môn, mỗi tổ phải tăng cường tổ chức các chuyên đề về cách sử dụng
đồ dùng dạy học, các dụng cụ thực hành khó thực hiện, luôn luôn phải cặp nhật
những thông tin kiến thức cần thiết .
- Công việc này luôn đòi hỏi thời gian và kế hoạch vì vậy cần phải xây dựng
kế hoạch thực hiện dài hạn, không được nóng vội mà phải bền bỉ thực hiện theo
từng bước . - Trong quá trình thực hiện luôn kết hợp chặt chẽ giữa các bộ phận
trong nhà trường, lắng nghe các ý kiến đóng góp của lãnh đạo ngành và của đồng
nghiệp .
- Biết động viên khuyến khích các đối tượng kịp thời , hiệu quả .
Với kết quả đạt được dựa trên những giải pháp đã thực hiện tuy có hiệu quả
nhưng chưa phải là tốt nhất. Trong thời gian tới tôi sẽ tiếp tục phát huy khả năng,
không ngừng nghiên cứu để đề tài hoàn thiện hơn, kết quả thực hiện ngày một tốt
hơn.
Xin chân trọng kính chào !
Giục Tượng, ngày 12 tháng 03 năm
2014

Người viết

Trần Quang Dũng
Ý KIẾN ĐÁNH GIÁ CỦA BAN THI ĐUA TRƯỜNG
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
……………………
`Xếp loại :…………………………………………
Ý KIẾN CỦA HỘI ĐỒNG GIÁM KHẢO CẤP HUYỆN
………………………………………………………………………………………

………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………
Xếp loại :…………………………………………
MỤC LỤC
A. Phần mở đầu trang 1
1. Bối cảnh của đề tài trang 1
2. Lý do chọn đề tài trang 2
3. Phạm vi và đối tượng của đề tài trang 2
4. Mục đích của đề tài trang 3
5. Sơ lược những điểm mới cơ bản nhất trong kết quả nghiên cứu
trang 3
6. Khẳng định tính sáng tạo về khoa học và thực tiễn của vấn đề
trang 4
B. Phần nội dung
1. Cơ sở lý luận của vấn đề trang 5

2. Thực trạng của vấn đề trang 5
3. Các biện pháp đã tiến hành để giải quyết vấn đề Trang 7
4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm trang 20
C. Kết luận:
Bài học Kinh nghiệm trang 22

×