Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (364.09 KB, 91 trang )
<span class="text_page_counter">Trang 1</span><div class="page_container" data-page="1">
<b>- - - -o0o- - - </b>
<b>LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC</b>
<b> o0o </b>
<b><small>NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS. NGUYỄN ĐÌNH HUÂN</small></b>
LỜI CẢM ƠN
<b>Với tình cảm chân thành, tơi xin bày tỏ lịng biết ơn đến Lãnh đạoNhà trường và Khoa Sau đại học Trường Đại học Vinh đã tạo điều kiệnthuận lợi cho tôi được học tập, nghiên cứu nâng cao trình độ đáp ứng yêucầu đòi hỏi ngày càng cao của nhiệm vụ mới. Đồng thời xin cảm ơn đếnBan Lãnh đạo trường Đại học Sài Gịn, nơi tơi cơng tác đã tạo điều kiện,động viên tôi trong suốt thời gian đi học.</b>
<b>Xin chân thành cảm ơn các nhà giáo, các nhà khoa học đã tận tìnhgiảng dạy, giúp đỡ tơi trong suốt q trình học tập, nghiên cứu vừa qua.</b>
<i><b>Đặc biệt, tôi xin chân thành cảm ơn nhà giáo PGS.TS. Nguyễn Đình</b></i>
<i><b>Huân đã chân tình hướng dẫn giúp đỡ tơi hồn thành luận văn tốt nghiệp</b></i>
<b>Thạc sĩ chuyên ngành Quản lý giáo dục.</b>
<b>Tôi xin cảm ơn gia đình, bạn bè và các đồng nghiệp đã động viên,khích lệ tơi trong q trình học tập, nghiên cứu.</b>
<b>Mặc dù hết sức cố gắng, nhưng chắc sẽ không thể tránh khỏinhững thiếu sót. Tôi rất mong nhận được ý kiến chỉ dẫn của q thầy, cơvà ý kiến đóng góp chân tình của các bạn đồng nghiệp.</b>
<b> Xin trân trọng cảm ơn!</b>
<b>Nghệ An, tháng 7 năm 2012 Tác giả luận văn</b>
<b><small> </small></b>Nguyễn Thị Tuyết Nga
</div><span class="text_page_counter">Trang 4</span><div class="page_container" data-page="4"><b>NHỮNG CHỮ VIẾT TẮT TRONG LUẬN VĂN</b>
</div><span class="text_page_counter">Trang 5</span><div class="page_container" data-page="5">3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu: ……… . .4
4. Giả thiết khoa học:. ………4
5. Nhiệm vụ nghiên cứu cửa đề tài:...4
6. Phương pháp nghiên cứu: ………...5
7. Cấu trúc của luận văn:...5
1.2.5.2. Giải pháp nâng cao HQ QL TBDH...14
1.3. Công tác TBDH ở trường đại học:...14
1.3.1.Vị trí, vai trị của TBDH trong trường đại học: ...14
1.3.2. Các loại TBDH ở trường đại học:...16
1.4. Quản lý TBDH trong trường đại học: ...19
1.4.1. Nguyên tắc quản lý TBDH ở trường đại học: ...19
1.4.2. Nội dung quản lý TBDH ở trường đại học...20
Tiểu kết chương 1:...26
<b>Chương 2</b>
</div><span class="text_page_counter">Trang 6</span><div class="page_container" data-page="6"><b>THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ THIẾT BỊ DẠY HỌCỞ TRƯỜNG ĐẠI HỌC SÀI GÒN</b>
2.1. Giới thiệu về trường Đại học Sài Gịn:...27
2.1.1. Q trình xây dựng và phát triển: ...27
2.1.2. Cơ cấu tổ chức bộ máy: ...27
2.1.3. Công tác đào tạo, nghiên cứu khoa học và hợp tác quốc tế: ...31
2.1.4. Số lượng phòng học ở trường Đại học Sài Gòn...35
2.1.5. CSVC ở trường Đại học Sài Gòn...39
2.2. Thực trạng thiết bị dạy học ở trường Đại học Sài Gòn: ...41
2.2.1. Cơ cấu đội ngũ QLTBDH:... 41
2.2.2. Chất lượng các thiết bị dạy học ở trường Đại học Sài Gòn:...41
2.3. Về việc sử dụng phòng đa phương tiện ...46 <b>MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ QUẢN LÝTHIẾT BỊ DẠY HỌC Ở TRƯỜNG ĐẠI HỌC SÀI GÒN.</b> 3.1. Nguyên tắc đề xuất các giải pháp: ...57
3.2. Một số giải pháp quản lý TBDH ở Trường Đại học Sài Gòn:...58
</div><span class="text_page_counter">Trang 7</span><div class="page_container" data-page="7">3.2.1. Giải pháp 1: Xây dựng đội ngũ phụ trách TBDH...59
3.2.2. Giải pháp 2:Bồi dưỡng nhận thức nâng lực chuyên môn cho đội ngũ phụ trách TBDH...61
3.2.3. Giải pháp 3. Đổi mới công tác kế hoạch trong xây dựng,mua sắm TBDH...64
3.2.4. Giải pháp 4: Nâng cao hiệu quả sử dụng: ...65
3.3.Mối quan hệ giữa các giải pháp:...67
3.4. Khảo sát sự cần thiết và khả thi của các giải pháp đề xuất: ...67
Công cuộc đổi mới đất nước đã thu được những thắng lợi đáng kể trên tất cả các lĩnh vực: chính trị, kinh tế, văn hóa – xã hội, an ninh quốc phòng, trật tự xã hội. Cùng với sự thay đổi căn bản đó, giáo dục đào tạo cũng đã đạt được những thành tựu quan trọng. Luật Giáo dục sửa đổi đã được Quốc hội thông qua. Đảng, Nhà nước và toàn xã hội ngày càng quan tâm hơn đến sự nghiệp giáo dục đào tạo. Nghị quyết 40/2000/QH10 ngày 9/12/2000 của Quốc hội khoá X và Chỉ thị 14/2001/CT-TTg ngày 11/6/2001 của Thủ tướng Chính phủ về việc Đổi mới chương trình giáo dục phổ thông, Bộ Giáo dục và Đào
</div><span class="text_page_counter">Trang 8</span><div class="page_container" data-page="8">tạo đã có thơng tư số 14/2002 về việc Hướng dẫn thực hiện Chỉ thị số 14 của Thủ tướng Chính phủ nhằm thực hiện thắng lợi mục tiêu của việc đổi mới
<i>chương trình giáo dục phổ thơng: “Xây dựng nội dung chương trình, phương</i>
<i>pháp giáo dục, SGK phổ thơng mới nhằm nâng cao chất lượng giáo dục toàndiện thế hệ trẻ, đáp ứng yêu cầu phát triển nguồn nhân lực phục vụ CNH,HĐH đất nước, phù hợp với truyền thống và thực tiễn Việt Nam”, “Việc đổimới chương trình, SGK, phương pháp dạy và học phải được thực hiện đồngbộ với việc nâng cấp và đổi mới trang thiết bị dạy học, tổ chức đánh giá tiêuchuẩn hoá trường sở, đào tạo bồi dưỡng giáo viên, công tác quản lý giáodục...” [13,1].</i>
Quản lý thiết bị dạy học của nhà trường đang là một trong những vấn đề bất cập đối với yêu cầu đổi mới giáo dục hiện nay.
Trong thời kỳ phát triển và hội nhập của đất nước, cần phải đổi mới tư tưởng giáo dục một cách nhất quán, từ mục tiêu, chương trình, nội dung, phương pháp đến cơ cấu và hệ thống tổ chức, cơ chế quản lý để tạo được chuyển biến cơ bản và toàn diện của nền giáo dục nước nhà, tiếp cận với trình độ giáo dục của khu vực và thế giới.
Việc đổi mới cơ bản và toàn diện các hoạt động trong các nhà trường nhằm mục đích nâng cao chất lượng và hiệu quả đào tạo là một yêu cầu bức xúc thiết trong giai đoạn hiện nay. Một trong những yếu tố đảm bảo chất lượng giáo dục là thiết bị dạy học, trang bị phục vụ công tác đào tạo và nghiên cứu khoa học trong các trường đại học.
Thiết bị dạy học là một trong 6 yếu tố của quá trình dạy học: Mục tiêu dạy học, nội dung dạy học, thiết bị dạy học, phương pháp dạy học, hình thức dạy học, kiểm tra và đánh giá kết quả học tập của người học. Trong quá trình học tập, thiết bị dạy học có ý nghĩa to lớn. Thiết bị dạy học cung cấp thơng tin chính xác đầy đủ về hiện tượng, đối tượng, quá trình nghiên cứu, nâng cao
</div><span class="text_page_counter">Trang 9</span><div class="page_container" data-page="9">hiệu quả quá trình dạy học. Nâng cao tính trực quan của q trình dạy học, đây là kênh thông tin tác động đầy đủ lên các giác quan của người học. Thiết bị dạy học giúp nâng cao hiệu quả dạy học, tiết kiệm thời gian trong quá trình dạy và học, hình thành kỹ năng nghề nghiệp và nâng cao tính thực tiễn. Hiểu rõ tầm quan trọng vai trò của thiết bị dạy học nên những người làm công tác giáo dục, đặc biệt là đội ngũ nhà giáo và những người làm công tác quản lý giáo dục phải có nhận thức đúng đắn và vận dụng vào quá trình dạy học trong các nhà trường.
Đồng thời với việc đổi mới nội dung, chương trình và phương pháp dạy học ở trường đại học, hệ thống thiết bị dạy học phục vụ cho phương pháp dạy học cần được chú trọng. Trường Đại học Sài Gịn là cơ sở giáo dục cơng lập -đào tạo đại học và sau đại học, cung cấp nguồn nhân lực cho thành phố Hồ chí Minh nói riêng cũng như của đất nước nói chung. Trường cịn là thành tố tích cực góp phần đổi mới và phát triển giáo dục đại học Việt Nam, phấn đấu đạt được uy tín, đảm bảo một thương hiệu về chất lượng giáo dục và đào tạo.
Tuy nhiên trên thực tế do số lượng sinh viên trường đại học Sài Gòn ngày càng gia tăng, cùng sự mở thêm các ngành học mới, nên việc sử dụng và bảo quản thiết bị day học của nhà trường có một số hạn chế. Hiệu quả sử dụng thiết bị dạy học của giảng viên chưa cao và việc bảo quản thiết bị dạy học chưa hợp lý. Nhà trường chưa đáp ứng hết nhu cầu thiết bị học tập cho
<b>sinh viên, thiết bị hổ trợ cho giảng viên. </b>
Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và thực tiễn nhằm đề xuất các giải pháp quản lý TBDH nhằm nâng cao hiệu quả đào tạo ở trường Đại học Sài Gòn là
<b>một yêu cầu cần thiết. Đây chính là nguyên nhân để tôi chọn đề tài: “MỘT</b>
<b>SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ QUẢN LÝ THIẾT BỊ DẠYHỌC Ở TRƯỜNG ĐẠI HỌC SÀI GÒN” làm đề tài nghiên cứu của luận</b>
văn Khoa học Giáo dục chuyên ngành Quản lý Giáo dục.
</div><span class="text_page_counter">Trang 10</span><div class="page_container" data-page="10"><b>2. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU</b>
Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và thực tiễn, đề xuất các giải pháp quản lý thiết bị dạy học nhằm nâng cao hiệu quả đào tạo ở trường Đại học Sài Gòn.
<b>3. KHÁCH THỂ VÀ ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU</b>
3.1. Khách thể nghiên cứu: Công tác quản lý thiết bị dạy học ở trường đại học 3.2. Đối tượng nghiên cứu: Giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý thiết bị dạy học ở trường Đại học Sài Gòn.
<b>4. GIẢ THUYẾT KHOA HỌC.</b>
Nếu đề ra và áp dụng được các giải pháp có tính khoa học và có tính khả thi thì có thể nâng cao được hiệu quả quản lý TBDH ở trường Đại học Sài Gòn.
<b>5. NHIỆM VỤ VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU 5.1. Nhiệm vụ nghiên cứu</b>
5.1.1. Nghiên cứu cơ sở lý luận về quản lý, quản lý thiết bị dạy học ở trường Đại học Sài Gòn.
5.1.2. Khảo sát, đánh giá thực trạng thiết bị dạy học ở trường Đại học Sài Gòn.
5.1.3 Đề xuất những giải pháp nâng cao chất lượng quản lý thiết bị dạy học ở trường Đại học Sài Gòn
<b>5.2. Phạm vi nghiên cứu</b>
Đề tài tập trung nghiên cứu một số giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý thiết bị dạy học ở trường Đại học Sài Gòn.
Đối tượng khảo sát là cán bộ quản lý, giảng viên, nhân viên công tác ở trường Đại học Sài Gòn và phỏng vấn sâu một số em sinh viên đang học tập tại trường.
<b>6. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU</b>
6.1. Nhóm phương pháp nghiên cứu lý luận:
</div><span class="text_page_counter">Trang 11</span><div class="page_container" data-page="11">Phân tích, tổng hợp hệ thống hóa các vấn đề lý luận trong các tài liệu, văn kiện của Đảng và Nhà nước, văn bản chỉ đạo của Bộ Giáo duc và Đào tạo, các tài liệu có liên quan đến cơng tác quản lý thiết bị dạy học ở trường Đại học ....làm cơ sở lý luận cho vấn đề nghiên cứu.
6.2. Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn:
- Phương pháp khảo nghiệm các giải pháp
- Phương pháp phân tích, xử lý thơng tin bằng định tính
- Phương pháp phân tích các số liệu thu được bằng định lượng .
<b>7. Đóng góp mới của luận văn</b>
7.1. Hệ thống hóa lý luận về công tác quản lý thiết bị dạy học ở Đại học Sài Gòn
7.2. Đánh giá được thực trạng của công tác quản lý thiết bị dạy học ở Trường Đại học Sài Gòn.
7.3. Đề xuất được các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản lý thiết bị dạy học ở trường Đại học Sài Gòn.
<b>8. CẤU TRÚC CỦA LUẬN VĂN</b>
</div><span class="text_page_counter">Trang 12</span><div class="page_container" data-page="12">Ngoài phần mở đầu, kết luận, phụ lục, danh mục tài liệu tham khảo, phụ lục,luận văn có cấu trúc 3 chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận của đề tài
Chương 2: Thực trạng công tác quản lý thiết bị dạy học ở trường Đại học Sài Gòn.
Chương 3: Một số giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý thiết bị dạy học ở trường Đại học Sài Gòn.
</div><span class="text_page_counter">Trang 13</span><div class="page_container" data-page="13"><b>Chương 1</b>
<b>CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA ĐỀ TÀI1.1. Tổng quan về nghiên cứu vấn đề</b>
Hiện nay thiết bị dạy học được xem là một trong những điều kiện quan trọng để thực hiện việc dạy-học và nghiên cứu khoa học. Trong báo cáo của Ban chấp hành Trung ương Đảng VIII được trình bày tại Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IX đã nhấn mạnh, tăng cường cơ sở vật chất và từng bước hiện đại nhà trường (lớp học, sân chơi, bãi tập, máy tính nối mạng internet, thiết bị giảng dạy hiện đại, thư viện, ký túc xá”. Và đổi mới phương pháp dạy học, phát huy tư duy sáng tạo và năng lực tự đào tạo của người học, coi trọng thực hành, thực nghiệm, ngoại khóa, làm chủ kiến thức, tránh học vẹt.[4]
Theo tinh thần Nghị quyết của Đảng, Nhà nước sẽ tăng cường đầu tư xây dựng thiết bị dạy học cho các trường học thành một hệ thống đồng bộ và hiện đại góp phần đổi mới phương pháp dạy – học, nhằm đào tạo các SV tốt nghiệp có đủ năng lực kỹ năng nghề nghiệp, đáp ứng với đòi hỏi lâu dài của sự nghiệp cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
Ta có thể hiểu “Thiết bị dạy học ở trường học là tất cả các phương tiện vật chất được sử dụng vào việc giảng dạy, học tập và các hoạt động mang tính
<b>giáo dục đào tạo để đạt mục đích giáo dục” [6, tr.254].</b>
Để đạt được mục đích trên, song song với việc tiếp tục đầu tư, nâng cấp cơ sở vật chất – thiết bị dạy học, các trường đại học trên toàn thành phố Hồ
</div><span class="text_page_counter">Trang 14</span><div class="page_container" data-page="14">Chí Minh cần tăng cường cơng tác quản lý thiết bị dạy học nhằm sử dụng chúng một cách hiệu quả và tiết kiệm.
<i><b>1.1.1. Trên thế giới</b></i>
Trên thế giới đã có một số cơng trình nghiên cứu về TBDH, quản lý và sử dụng TBDH như “Phương tiện kỹ thuật dạy học và ứng dụng” - Nhà xuất bản Đại học Minxcơ - 1985. Trong tài liệu này, các tác giả đã đề cập nhiều đến vị trí, vai trị, chức năng và các loại phương tiện kỹ thuật dạy học. Tài liệu cũng nêu ra được những ứng dụng cụ thể, chi tiết của phương tiện kỹ thuật dạy học trong quá trình dạy học. Tài liệu là cơ sở nghiên cứu cho lĩnh vực TBDH và quản lý, sử dụng thiết bị dạy học ở nước ta. Tuy nhiên tài liệu này mang tính tổng qt, khó vận dụng vào điều kiện kinh tế của Việt Nam.
<i><b>1.1.2. Ở Việt Nam</b></i>
Nhiều bài viết được đăng tải trên báo, tạp chí và các trang wep của các ngành, trường đại học, các địa phương, các trung tâm nghiên cứu giáo dục, Viện nghiên chiến lược và chương trình giáo dục, viết về thực trạng TBDH, hiệu quả sử dụng TBDH cụ thể theo báo cáo của Cục CSVC, TBDH và đồ chơi trẻ em (Bộ Giáo dục– Đào tạo) về kết quả khảo sát về CSVC các trường đại học cơng lập có đến 50% số trường đạt mức dưới chuẩn. Theo ông Trần Duy Tạo – Cục trưởng Cục CSVC, thiết bị trường học và đồ chơi trẻ em, so với chuẩn thiết kế trường đại học (55-85m2/SV), có đến trên 50% số trường đại học, cao đẳng ở mức dưới chuẩn. Bình qn diện tích đất cho một SV đại học, cao đẳng hiện rất thấp (35,7m<small>2</small>/SV). Theo kết quả khảo sát của Cục thì đối với phịng thí nghiệm và thực hành của 196 trường ĐH, CĐ trong tổng số 5572 phịng thí nghiệm, phịng thực hành; 442 xưởng thực hành, thực nghiệm thì có 0.8% số phịng thí nghiệm đang chờ thanh lý. Hầu hết các trường chưa xây dựng được qui chế tổ chức và hoạt động của phịng thí nghiệm, chỉ có 15.5% phịng thí nghiệm được đánh giá là đạt về mức độ đáp ứng nhu cầu
</div><span class="text_page_counter">Trang 15</span><div class="page_container" data-page="15">nghiên cứu khoa học và 22.5% phịng thí nghiệm được đánh giá là có chất lượng các thiết bị tốt. [21]
Có nhiều đề tài cấp bộ nghiên cứu về TBDH, trong đó có đề tài: “Nâng cao hiệu quả sử dụng thiết bị dạy học và bước đầu thí điềm triển khai dạy học theo phịng học bộ mơn chương trình trung học cơ sở, thuộc Dự án Phát triển giáo dục phổ thông THCS, đã được tổ chức nghiệm thu trước hội đồng nghiệm thu cấp Bộ. Đề tài đã xây dựng được lý luận về phịng học bộ mơn, chỉ rõ vai trị của TBDH trong việc đổi mới nội dung chương trình. Ngoài ra năm 2006, sau khi tổ chức Hội thảo về quản lý và sử dụng TBDH, Nhà xuất bản Hà Nội đã cho ra mắt cuốn “Quản lý và sử dụng nhằm tăng cường hiệu quả TBDH”. Tài liệu này đã đưa ra được một số phương pháp quản lý cũng như sử dụng TBDH vào giảng dạy để đạt hiệu quả cao.
Giáo dục Việt Nam trong nhiều năm qua đã rất coi trọng nguyên tắc trực quan trong quá trình dạy học – giáo dục trong nhà trường. Vì vậy, ngồi chủ trương ưu tiên tăng cường trang bị thiết bị dạy học (TBDH) của Đảng và Nhà nước cho tất cả các cơ sở giáo dục; nhiều nhà khoa học cũng đã quan tâm nghiên cứu về vấn đề này và đã góp phần xây dựng nên hệ thống lý luận về vai trò TBDH, là một trong những thành tố cơ bản trong quá trình dạy học – giáo dục hiện nay.
Trong tất cả các luận văn thạc sĩ tôi từng tham khảo, nghiên cứu như “Một số giải pháp quản lý công tác thiết bị dạy học ở các trường THPT Huyện Tân Hồng – Đồng Tháp” của tác giả Phạm Xuân Hoan, “Một số giải pháp đổi mới công tác quản lý thiết bị dạy học ở trường trung học phổ thông trên địa bàn thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An và đề tài khác: “Phân loại, sử dụng và bảo quản TBDH hóa học ở trường THPT”. Đa số các đề tài nêu trên chỉ tập trung nghiên cứu thiết bị dạy học ở các trường THPT. Tuy nhiên, cho tới nay vẫn chưa có đề tài nghiên cứu quản lý thiết bị dạy học ở trường đại học, đặc
</div><span class="text_page_counter">Trang 16</span><div class="page_container" data-page="16">biệt là chưa có cơng trình nào viết về quản lý TBDH ở trường đại học Sài Gòn<small>. </small>Xuất phát từ những lý do trên, cùng định hướng phát triển của trường Đại học Sài Gòn trong những năm tới, tôi chọn đề tài: “Một số giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý thiết bị dạy học ở trường Đại học Sài Gòn” để nghiên cứu.
<b>1.2. Các khái niệm cơ bản của đề tài</b>
<i><b>1.2.1. Thiết bị dạy học</b></i>
Hiện nay có rất nhiều định nghĩa khác nhau về TBDH. Trong một số giáo trình giáo dục học và lý luận dạy học, nhiều tác giả cho rằng: TBDH là những thiết bị vật chất, giúp cho GV tổ chức QTDH có hiệu quả nhằm đạt được mục tiêu và nhiệm vụ dạy học đã đề ra.
Tùy theo mục đích sử dụng mà người ta dùng nhiều thuật ngữ TBDH với những nội hàm khác nhau.
Theo bách khoa toàn thư Việt Nam: “Thiết bị dạy học là một vật thể hoặc một tập hợp các vật thể mà giáo viên và học sinh sử dụng trong quá trình dạy học để nâng cao hiệu quả của quá trình này, giúp học sinh lĩnh hội khái niệm, định luật, … hình thành các kỹ năng, kỹ xảo cần thiết”.
Theo Vũ Trọng Rỹ, “Thiết bị dạy học hay phương tiện dạy học, đồ dùng dạy học là thuật ngữ chỉ một vật thể hoặc một tập hợp những đối tượng vật chất được giáo viên sử dụng với tư cách là phương tiện để điều khiển hoạt động nhận thức của học sinh. Cịn đối với học sinh thì đây là nguồn tri thức, là các phương tiện giúp học sinh lĩnh hội các khái niệm, định nghĩa, lý thuyết khoa học, hình thành ở họ những kỹ năng, kỹ xảo, đảm bảo cho việc giáo dục, phục vụ các mục đích dạy học và giáo dục” [11].
Từ những khái niệm của các nhà khoa học, có thể hiểu: Thiết bị dạy học là hệ thống đối tượng vật chất, phương tiện dạy học được GV, HS sử
</div><span class="text_page_counter">Trang 17</span><div class="page_container" data-page="17">dụng trong QTDH nhằm đạt được mục tiêu dạy học đề ra như phấn, bảng, phiếu học tập, bảng phụ, máy chiếu, máy vi tính, dụng cụ thí nghiệm, tranh minh họa,mơ hình. TBHD cịn là nguồn tri thức phong phú để học sinh lĩnh hội kiến thức và rèn luyện kỹ năng. Chẳng hạn như các vật chất, mơ hình, hình vẽ, mơ phỏng, đối tượng nhận thức.
Theo điều 1 về quy chế thiết bị giáo dục của Bộ Giáo dục (41/2000/ QĐ-BGD-ĐT): “Thiết bị giáo dục bao gồm thiết bị phục vụ giảng dạy và học ở tại lớp, thiết bị phịng thí nghiệm, thiết bị thể dục thể thao, thiết bị nhạc – họa và các thiết bị khác trong xưởng trường, vườn trường, phòng truyền thống. Nhằm đảm bảo cho việc nâng cao chất lượng dạy và học, góp phần thực hiện mục tiêu giáo dục toàn diện
TBDH rất đa dạng, một cách tương đối có thể phân loại theo những hệ thống sau:
Theo đặc điểm của các nhiệm vụ dạy học
- Hệ thống các phương tiện truyền đạt thơng tin. Thí dụ: Micro, loa. - Hệ thống các phương tiện kiểm tra kiến thức. Thí dụ: video, ghi âm, ghi
- Hệ thống các phương tiện rèn luyện kỹ năng. Thí dụ: castle, video, các thiết bị trong phòng luyện giảng.
- Hệ thống các phương tiện tự học: sách, tài liệu tham khảo tiếng Việt, tiếng nước ngồi, băng đĩa hình.
Theo ngun tắc làm việc của các phương tiện
- Các phương tiện cơ khí: máy tiện, máy hàn, máy cắt. - Các phương tiện cơ điện: máy đo điện kế,
- Các phương tiện điện tử: máy tính, các server chủ. Theo đặc tính tác động đến các giác quan
- Các phương tiện nghe: loa, headphone
</div><span class="text_page_counter">Trang 18</span><div class="page_container" data-page="18">- Các phương tiện nhìn: kính hiển vi, kính lúp
- Các phương tiện nghe – nhìn: ti vi, máy chiếu, đầu đĩa. Theo thành phần người học
- Các phương tiện dành cho cá nhân: máy tính cá nhân, ghi âm, ghi hình - Các phương tiện dành cho nhóm học tập: bàn trịn, micro, loa.
- Các phương tiện dành cho tập thể lớp: bảng, phấn, micro.. Về phía giáo viên phân loại theo dạng sản phẩm là phổ biến nhất.
- Tranh, ảnh, bản đồ: là loại hình được sử dụng nhiều nhất dùng để minh họa một sự vật, một hiện tượng ở nhiều mơn học.
- Băng ghi âm, ghi hình: có tính năng tái hiện hiện thực thơng qua âm thanh, hình ảnh và có tác động mạnh đến xác cảm và nhận thức của người học.
- Tấm nhựa trong, phim miếng: giúp nghiên cứu sự vật, hiện tượng dưới dạng trĩnh trong một thời gian trình bày tùy ý.
- Mơ hình: mơ phỏng lại sự vật, một qui trình, cho nghiên cứu cấu tạo, hoạt động của những đối tượng dựa trên phương pháp tương tự.
- Phần mềm vi tính: là cơng nghệ thơng tin đa phương tiện có tính năng lưu trữ, hiển thị được kết hợp bởi các văn hóa truyền thống, các hình ảnh, các âm thanh hoặc các đoạn phim minh họa
- Máy móc, hóa chất và dụng cụ thí nghiệm: là phương tiện đặc trưng cho các mơn khoa học thực nghiệm vật lý, hóa học, kỹ thuật cơng nghiệp….
Các phương tiện nghe nhìn, như máy chiếu bảng trong, máy chiếu dương bản, máy chiếu trực tiếp, máy chiếu phim, máy tính nối mạng internet, v…v đã trở nên phổ biến ở thị trường và có mặt ở các cơ quan và trường học. Các phương tiện này có ưu điểm về mặt sư phạm góp phần rất lớn trong việc đổi phương pháp học trong nhà trường. TBDH là hệ thống đối tượng vật chất
</div><span class="text_page_counter">Trang 19</span><div class="page_container" data-page="19">và tất cả những phương tiện kỹ thuật được giảng viên và SV sử dụng trong quá trình dạy và học. Nhờ có các phương tiện kỹ thuật, một lượng thơng tin lớn của bài học được hình ảnh hóa, mơ hình q, trực quan hóa, phóng to, thu nhỏ, làm nhanh hay chậm đem lại cho nguời học cảm giác thoải mái, dễ tiếp thu tích cực, hiệu quả cao. [3]
Tóm lại sự phát triển nhanh chóng của TBDH đã và đang tạo ra tiềm năng sư phạm to lớn cho quá trình dạy học và việc ứng dụng có hiệu quả các phương tiện kỹ thuật dạy học hiện đại đã đem lại chất lượng mới cho phương pháp dạy học.
<i>1.2.2. Quản lý</i>
Trong quá trình lao động, cải tạo thiên nhiên để sinh tồn và phát triển, con người phải kết hợp lại với nhau thành những nhóm (tổ chức) để cùng thực hiện mục tiêu của nhóm hay tổ chức. Vì thế phải có người đứng đầu (thủ lĩnh) đứng ra phối hợp hoạt động của các cá nhân, điều hành, phân công lao động
<i>cho từng thành viên. Cổ nhân xưa có câu: “Tam nhân đồng hành tắc vi sư”.</i>
Tức là cứ 3 người cùng đi, tất sẽ có một người thày biết cách tổ chức, phối hợp sức mạnh của mọi người trong nhóm và mọi người trong nhóm phải phục tùng và tuân theo mệnh lệnh người đứng đầu, từ đó quản lý ra đời cùng sự xuất hiện của nhà nước.
Quản lý là một dạng lao động xã hội, gắn liền và phát triển cùng với sự phát triển của con người. Quản lý là lao động đặc biệt, điều khiển các hoạt động lao động, nó có tính khoa học và nghệ thuật cao nhưng đồng thời cũng là sản phẩm mang tính lịch sử, tính đặc thù. Khi đề cập cơ sở khoa học của quản lý C.Mác viết: “Bất cứ lao động nào có tính xã hội, cộng đồng được thực hiện ở quy mô nhất định đều cần ở một chừng mực nhất định. Sự quản lý giống như người chơi vĩ cầm một mình thì tự điều khiển lấy mình, cịn một dàn nhạc thì phải có nhạc trưởng” [<small>8]</small>
</div><span class="text_page_counter">Trang 20</span><div class="page_container" data-page="20">Quản lý được hình thành từ rất lâu và ngày càng được hồn thiện cùng với sự phát triển của xã hội loài người. Mọi hoạt động của xã hội cũng cần tới quản lý. Xã hội đã phát triển qua các phương thức sản xuất cổ truyền đến nền văn minh hiện đại làm cho trình độ tổ chức, điều hành cũng được nâng cao, phát triển theo như một tất yếu lịch sử khách quan. Quản lý được hiểu là những hoạt động thiết yếu, nảy sinh ra khi có sự nỗ lực tập thể nhằm thực hiện các mục tiêu chung. Quản lý vừa là khoa học, vừa là nghệ thuật trong việc điều khiển một hệ thống xã hội ở cả tầm vĩ mô và vi mô.
Trong cuốn “Con người trong hệ thống quản lý của V.G Aphanaxev đã viết:
“Quản lý con người là sự tác động con người đến con người thông qua quan hệ quản lý (quan hệ con người với con người và quan hệ công việc) làm cho hành vi (hoạt động) của con người đáp ứng yêu cầu của xã hội, của tập thể, đem lại lợi ích cho cả cá nhân, tập thể và xã hội, thúc đẩy sự phát triển cho cả cá nhân, tập thể và xã hội. [2]
Về thực chất, quản lý được coi là sự hoạch định, tổ chức, bố trí nhân sự, lãnh đạo, kiểm sốt cơng việc và những nổ lực của con người nhằm đạt mục tiêu đề ra.
1.2.3. Hiệu quả quản lý TBDH
Được hiểu là hiệu quả việc thực hiện các nội dung quản lý TBDH như: Xây dựng, mua sắm, sắp xếp bảo quản, khai thác sử dụng, kiểm tra đánh giá việc bảo quản sử dụng TBDH.
Nâng cao hiệu quả quản lý TBDH cần phải đồng thời thực hiện quản lý có hiệu quả các nội dung kể trên.
1.2.4. Quản lý thiết bị dạy học
</div><span class="text_page_counter">Trang 21</span><div class="page_container" data-page="21">Quản lý TBDH là một tác động có mục đích của người quản lý nhằm xây dựng phát triển và sự dụng có hiệu quả TBDH phục vụ cho công tác giáo dục đào tạo [18].
Để quản lý tốt, người quản lý phải nắm chắc cơ sở lý luận và thực tiễn về lĩnh vực quản lý. Biết phân lập và phối hợp các nội dung của quản lý, các mặt quản lý. Phải hiểu rõ mục tiêu chương trình đào tạo địi hỏi tập trung các nguồn lực nhằm đưa công tác TBDH phục vụ đắc lực cho giáo dục.
Nguyên tắc của quản lý TBDH
Trang bị đầy đủ và đồng bộ các TBDH theo cấu trúc trường sở, phương thức giảng dạy, chương trình đào tạo, biện pháp khai thác sử dụng và bảo quản.
- Bố trí TBDH trong từng bộ môn, từng khoa, trong từng ngành nghề phù hợp, đảm bảo tính tiện lợi, thẩm mỹ.
- Quản lý TBDH là xây dựng và bổ sung thường xuyên để hình thành một hệ thống hoàn chỉnh TBDH:
- Xây dựng và bổ sung thường xuyên để hình thành một hệ thống hồn chỉnh TBDH
- Xây dựng trường sở, các phịng học, phịng thí nghiệm, phịng thực hành, trung tâm hỗ trợ phòng học, thư viện...
Vậy, để sử dụng tốt TBDH phải giải quyết tốt một số vấn đề về quản lý như đầu tư trang bị tạo điều kiện thuận lợi cho việc sử dụng, khai thác, nâng cao trình độ nghiệp vụ kỹ thuật và kỹ năng cho giảng viên, người hướng dẫn. Thực hiện nghiêm túc các qui định về chuyên môn, kỹ thuật.
Đạt được hệ thống TBDH hoàn chỉnh phục vụ cho dạy và học là việc làm lâu dài và tốn kém. Phải xây dựng từ ít đến nhiều, từ đơn giản đến hiện đại, bám sát vào nội dung chương trình, mục tiêu đào tạo và đổi mới phương pháp đào tạo thì mới thực hiện được.
</div><span class="text_page_counter">Trang 22</span><div class="page_container" data-page="22">1.2.5. Giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý
1.2.5.1. Giải pháp: Là phương pháp giải quyết một số vấn đề cụ thể nào đó [7]. Tìm các giải pháp tốt nhất, dùng các giải pháp đó để giải quyết vấn đề quản lý thiết bị dạy học ở trường đại học Sài Gòn.
1.2.5.2. Giải pháp nâng cao hiệu quản lý thiết bị dạy học ở trường Đại học Sài Gòn: Là phương pháp giải pháp giải quyết định vấn đề nâng cao hiệu quả thiết bị dạy học ở trường Đại học Sài Gòn.
1.3. Cơng tác TBDH ở trường Đại học
1.3.1.Vị trí, vai trị của thiết bị dạy học ở trường đại học.
TBDH là một trong những điều kiện vật chất của nhà trường.
TBDH có ý nghĩa to lớn trong việc thực hiện mục tiêu, nguyên lý giáo dục của Đảng và Nhà nước: “Học đi đôi với hành, giáo dục kết hợp với lao động sản xuất, nhà trường gắn liền với xã hội ˝
Hiện nay, TBDH được xem là một trong những điều kiện quan trọng để thực hiện việc dạy – học và nghiên cứu khoa học. Trong báo cáo của Ban chấp hành Trung ương Đảng VIII được trình bày tại Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IX đã nhấn mạnh, tăng cường CSVC và từng bước hiện đại, thư viện, ký túc xá. Và đổi mới phương pháp dạy học, phát huy tư duy sáng tạo và năng lực đào tạo của người học, coi trọng thực hành, thực nghiệm, ngoại khóa, làm chủ kiến thức, tránh học vẹt [7]
Theo tinh thần Nghị quyết của Đảng, Nhà nước sẽ tăng cường đầu tư TBDH cho các trường thành một hệ thống đồng bộ và hiện đại góp phần đổi mới phương pháp dạy-học, nhằm đào tạo các SV tốt nghiệp có đủ năng lực kỹ năng nghề nghiệp, đáp ứng với đòi hỏi yêu cầu lâu dài của sự nghiệp cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
</div><span class="text_page_counter">Trang 23</span><div class="page_container" data-page="23">Quá trình dạy học, giáo dục cấu thành bởi nhiều thành tố có liên quan chặt chẽ và tương tác với nhau. Các thành tố cơ bản của quá trình dạy học là: Mục tiêu – Nội dung – Phương pháp – Giảng viên – SV – Thiết bị.
Sơ đồ sau đây diễn tả các thành tố của quá trình dạy học và mối quan hệ giữa chúng [18]
Nghiên cứu về vai trò của TBDH, người ta còn dựa trên vai trò của các giác quan trong quá trình nhận thức và chỉ ra rằng:
+ Kiến thức thu nhận được qua giác quan theo tỉ lệ: 1,5% qua sờ; 3,5% qua ngửi; 11% qua nghe; 83% qua nhìn.
+ Tỉ lệ kiến thức nhớ được sau khi học: 20% những gì mà ta nghe được, 30% qua những gì mà người ta nhìn; 50% qua những gì mà người ta nghe và nhìn được; 80% qua những gì mà ta nói được; 90% qua những gì ta nói và làm được.
Thiết bị dạy học chịu sự chi phối của nội dung và phương pháp dạy học. Nội dung dạy học qui định những đặc điểm cơ bản của TBDH bởi lẻ TBDH phải tính đến một cách tồn diện các đặc điểm của nội dung, chương trình.
</div><span class="text_page_counter">Trang 24</span><div class="page_container" data-page="24">- Mỗi TBDH phải cân nhắc, lựa chọn phù hợp để đáp ứng được nội dung chương trình đồng thời cũng phải thoả mãn các yêu cầu về khoa học, sư phạm, kinh tế, thẩm mỹ và an toàn cho giảng viên và sinh viên khi sử dụng nhằm đạt kết quả mong muốn.
- Trong thời đại bùng nổ thông tin, phương pháp day học phải theo xu hướng tích cực hố q trình nhận thức của sinh viên, năng lực thực hành, năng lực tự nghiên cứu. Muốn đạt được điều đó thì khơng có cách nào khác là phải tăng cường trang bị và nâng cao hiệu quả sử dụng thiết bị dạy học, trong đó chú trọng các phương tiện nghe nhìn và ứng dụng cơng nghệ thơng tin vào q trình dạy học.
- Những thành tựu khoa học công nghệ làm xuất hiện nhiều loại thiết bị dạy học mới, hiện đại, giúp việc đổi mới phương pháp dạy học thêm thuận lợi.
Những số liệu trên cho thấy để quá trình nhận thức đạt hiệu quả cao cần phải thơng qua q trình nghe – nhìn và thực hành, muốn vậy phải sử dụng thiết bị dạy học để tác động hỗ trợ quá trình dạy học
1.3.2. Các loại TBDH ở trường Đại học
<small>a) Hiện nay trong danh mục TBDH tại các cơ sở đào tạo của Việt Nam mà Bộ</small>
<i><small>GD&ĐT đã ban hành bao gồm các loại hình chính như sau: Tranh ảnh giáo khoa; Bản đồ</small></i>
<small>giáo khoa; Mơ hình, mẫu vật; Dụng cụ; Phim đèn chiếu; Bản trong dùng cho máy chiếuqua đầu; Băng, đĩa ghi âm; Băng hình, đĩa hình; Phần mềm dạy học; Giáo án điện tử,Bài giảng điện tử, Giáo án kỹ thuật số; Trang Web học tập…</small>
<small>Do sự bùng nổ của công nghệ thông tin và truyền thông nên ngày nay có rất nhiềucác thiết bị ứng dụng CNTT&TT đã được đưa vào tất cả các cơ sở đào tạo tại Việt Nam.</small>
<small>b) Các loại hình TBDH được chia ra thành: TBDH truyền thống và TBDH hiện đại:</small>
</div><span class="text_page_counter">Trang 25</span><div class="page_container" data-page="25"><small>1) TBDH truyền thống có các đặc điểm sau:</small>
<small>+ Được GV và HS sử dụng từ rất lâu ngay từ khi nghề dạy học phát triển.</small>
<small>+ GV và HS có thể khai thác trực tiếp lượng thông tin chứa đựng trong từng thiếtbị. Ví dụ một bức tranh vẽ cấu tạo của một thiết bị nào đó thì tất cả những lượng thơng tinnhư hình dáng, màu sắc, cấu tạo ngoài, cấu tạo trong của thiết bị đều được GV chỉ dẫn choHS hoặc HS dưới sự hướng dẫn của GV sẽ tự khai thác các lượng thơng tin đó.</small>
<small>+ Giá thành các TBDH truyền thống khơng đắt nên có thể trang bị đại trà cho cáctrường.</small>
<small>+ GV và HS dễ sử dụng và dễ bảo quản.</small>
<small>Từ năm 2000 trở về trước thì TBDH cung cấp cho các trường chủ yếu là TBDHtruyền thống.</small>
<small>2) Các loại hình TBDH hiện đại có đặc điểm chung và khác biệt là muốn khai tháclượng thơng tin chứa đựng trong từng TBDH phải có thêm các máy móc chuyên dùngtương ứng. Tất cả các hệ thống đó người ta quen gọi là các phương tiện kỹ thuật dạy họcđa phương tiện.</small>
<small>So với các TBDH truyền thống thì các phương tiện kỹ thuật dạy học đa phương tiệncó một số đặc điểm khác, đó là: Mỗi hình thức dạy học ĐPT bao gồm 2 khối: khối mangthông tin và khối chuyển tải thông tin tương ứng.</small>
<small>Cấu trúc của hình thức dạy học ĐPT được được thể hiện ở bảng sau:</small>
<b><small>Bảng 1.3. Cấu trúc của các hình thức dạy học đa phương tiện</small></b>
</div><span class="text_page_counter">Trang 26</span><div class="page_container" data-page="26"><small>Khối mạng thông tinKhối chuyển tải thông tin tương ứng- Phim slide, phim chiếu bóng- Máy chiếu slide, máy chiếu hình</small>
<small>- Băng đĩa, ghi âm- Radio, Casstle, đầu đĩa, CD, máy tính.</small>
<small>- Băng đĩa, ghi hình- Video, đầu đĩa hình, màn chiếu, máy chiếu đanăng.</small>
<small>- Phần mềm dạy học- Máy tính đa năng, màn chiếu, bảng kỹ thuật số.</small>
<small>- Giáo án điện tử, bài giảng điện tử, giáoán điện tử, trang wep học tập.</small>
<small>- Máy tính đa năng, màn chiếu, bảng kỹ thuậtsố.</small>
<small>- Phải có điện lưới quốc gia. </small>
<small>- Đắt tiền gấp nhiều lần các PTDH thông thường. Ví dụ: 1 chiếc máy chiếu qua đầu(Overhead) của Nhật trị giá 6 triệu đồng.</small>
<small>- Phải có trình độ sử dụng và bảo quản tốt. </small>
<small>- </small>Phải có phịng ốc chuyên biệt để lắp đặt, sử dụng và bảo quản
Ngày nay, một số nước như Singapore, Thailand... đã chuyển các loại tranh, ảnh và một số bản đồ giáo khoa vào trong đĩa mềm để sử dụng qua máy tính. Ngay cả một số dụng cụ như thí nghiệm giao thoa sóng nước với chậu nước bằng thủy tinh trong hoặc nhựa trong cũng đã được chiếu qua máy chiếu qua đầu để học sinh cả lớp có thể quan sát cả trên thí nghiệm thực và trên màn ảnh được phóng đại. Các thí nghiệm thơng thường như đo vận tốc và gia tốc của chuyển động nhanh dần đều đã chính xác hơn nhờ hệ thống đo thời gian nhờ hai cổng quang học, ngoài ra người ta cịn kết nối thí nghiệm trên với phần mềm dạy học để có thể cho ngay kết quả một cách chính xác, các dụng cụ trên thực tế để truyền đạt cho học sinh, sinh viên những kỹ năng thực tế trong công việc sau khi tốt nghiệp
</div><span class="text_page_counter">Trang 27</span><div class="page_container" data-page="27">Thiết bị giáo dục bao gồm các thiết bị dùng chung, các thiết bị trực quan, thực nghiệm bộ môn và các thiết bị kỹ thuật, các phương tiện nghe nhìn. Các thiết bị dạy học bộ mơn được sử dụng thường xuyên và trực tiếp tham gia vào quá trình giảng dạy và học tập, gắn liền với nội dung và phương pháp.
TBDH là phương tiện trực quan, sách và tài liệu học tập của sinh viên, phân tích thực hành, thí nghiệm, máy móc, dụng cụ, hóa chất, mơ hình, vật thật, biểu đồ, tranh ảnh, dụng cụ đèn chiếu, máy chiếu slide, bảng trong (máy chiếu qua đầu, băng đĩa ghi âm, castle, đầu CD, VCD), đĩa ghi hình, đầu video, phần mềm dạy học (MVT, project).
<b>1.4. Quản lý thiết bị dạy học ở trường đại học</b>
<i><b>1.4.1. Nguyên tắc quản lý TBDH ở trường đại học </b></i>
Nguyên tắc quản lý TBDH: Trang bị đầy đủ và đồng bộ các TBDH, phương thức tổ chức dạy học; chương trình, sách, TBDH; trang thiết bị và điều kiện sử dụng, trang bị và bảo quản; giữa các thiết bị với nhau. Bố trí hợp lý TBDH trong khuôn viên trường lớp, trong lớp học, phòng thực hành,
6. Kết hợp sử dụng TBDH trong trường và thiết bị ngoài xã hội.
<i>1.4.2. Nội dung quản lý thiết bị dạy học ở trường đại học </i>
<i><small>1.4.2.1.Xây dựng hệ thống TBDH</small></i>
</div><span class="text_page_counter">Trang 28</span><div class="page_container" data-page="28"><small>a) Lập kế hoạch: Trên cơ sở quy mơ, loại hình trường, lớp, sinh viên, trường đạihọc Sài Gòn phải tiến hành lập kế hoạch xây dựng hệ thống TBDH cho nhà trường. Ngoàithiết bị được cấp phát, nhà trường phải xây dựng kế hoạch mua sắm bổ sung trong giaiđoạn thời gian dài hạn (trên 5 năm), trung hạn (3-5 năm) và ngắn hạn (1 năm) để đảm bảoTBDH phải đủ về số lượng, chủng loại theo danh mục TBDH mà Bộ GD&ĐT quy định. </small>
<small>Trước khi lập kế hoạch xây dựng hệ thống TBDH, các trường cần tiến hành rà sốtvề số lượng, chủng loại, chất lượng TBDH hiện có và so sánh với danh mục tối thiểu doBộ GD&ĐT quy định cũng như nhu cầu bổ sung để đa dạng hố TBDH, từ đó có kế hoạchmua sắm bổ sung hoặc phát động cán bộ, GV nhà trường tự làm các TBDH đơn giản cungcấp cho hệ thống TBDH nhà trường.</small>
<small>Trong kế hoạch phải nêu rõ số lượng, chủng loại TBDH cần mua sắm, bổ sung, sửachữa, làm mới; dự trù về mức kinh phí, nguồn kinh phí, quá trình, thời gian thực hiện,người thực hiện.</small>
<small>Kế hoạch xây dựng hệ thống TBDH được thông qua Hội đồng và được lãnh đạonhà trường duyệt để đưa vào thực hiện. </small>
<small>b) Tổ chức thực hiện kế hoạch: Trên cơ sở kế hoạch đã lập, lãnh đạo nhà trường chỉđạo các bộ phận có liên quan đến cơng tác xây dựng hệ thống thiết bị thực hiện kế hoạchđã đặt ra qua các biện pháp cụ thể sau:</small>
<small>+ Phân công trong Ban giám hiệu quản lý TBDH (Hiệu trưởng chịu trách nhiệmchung, phó hiệu trưởng phụ trách CSVC, TBDH)</small>
<small>+ Phân cơng tổ chức, cá nhân chịu trách nhiệm mua sắm, bổ sung TBDH theo kếhoạch.</small>
<small>+ Chuẩn bị đấy đủ các nguồn lực cần thiết để họ thực hiện được kế hoạch (tàichính, thời gian, con người, điều kiện bảo quản)</small>
<small>c) Chỉ đạo thực hiện kế hoạch: Trong quá trình thực hiện, lãnh đạo nhà trường cầnthường xuyên kiểm tra, đôn đốc để hoàn thành kế hoạch đã đặt ra.</small>
<small>- Việc chỉ đạo thực hiện kế hoạch thông qua các biện pháp như:+ Giám sát chặt chẽ quá trình thực hiện kế hoạch.</small>
</div><span class="text_page_counter">Trang 29</span><div class="page_container" data-page="29"><small>+ Hỗ trợ, giúp đỡ khi gặp khó khăn trong q trình thực hiện kế hoạch.</small>
<small>+ Động viên, khuyến khích nhằm điều chỉnh hoạt động của cấp dưới để có thể thựchiện được kế hoạch đặt ra.</small>
<small>d) Kiểm tra, đánh giá việc thực hiện kế hoạch: Căn cứ vào các mốc thời gian đã xâydựng trong kế hoạch và người (hoặc bộ phận nào đó) thực hiện, từng giai đoạn, từng kỳhay năm học, nhà trường cần đánh giá thông qua kiểm tra, kiểm kê TBDH... việc thực hiệnkế hoạch đã xây dựng, từ đó thấy được những vấn đề đã thực hiện được, vấn đề gì còn tồntại để kịp thời bổ sung, điều chỉnh cho phù hợp với điều kiện thực tế nhằm nâng cao hiệuquả của công tác xây dựng hệ thống TBDH cho nhà trường, đáp ứng được yêu cầu dạy -học của trường.</small>
<i><small>1.4.2.2. Bảo quản THDH:</small></i>
<small>- Để bảo quản tốt TBDH trong nhà trường thì Hiệu trưởng, hiệu phó, cán bộ (GV)phụ trách công tác TBDH phải nắm vững các quy định, yêu cầu, chế độ… bảo quảnTBDH. Các quy định này đã được đề cập trong Quy chế thiết bị giáo dục trong trườngmầm non, trường phổ thông, ban hành kèm theo Quyết định số 41/2000/QĐ-BGDĐT ngày07/9/2000 của Bộ trưởng bộ Giáo dục và Đào tạo.</small>
<small>- Việc bảo quản TBDH trong trường đại học được giao cho cán bộ (GV) phụ tráchTBDH.</small>
<small>- Để bảo quản tốt các TBDH thì việc chuẩn bị CSVC như phòng kho, tủ, giá để sắpxếp TBDH là vô cùng quan trọng. Tuỳ thuộc quy mô số lớp, số học sinh nhà trường màTBDH của trường nhiều hay ít, trên cơ sở đó trường đại học Sài Gịn phải bố trí phịngkho đủ diện tích để sắp xếp thiết bị, ngồi ra cịn có kho hố chất riêng rộng khoảng 15 m2.Các trường có các phịng học bộ mơn chuẩn, thì ngồi các kho chứa thiết bị theo từng mơn(cạnh phịng học bộ mơn) cịn có một kho chứa TBDH chung cho các mơn cịn lại. Việc bốtrí kho chứa thiết bị thường được ưu tiên các phịng kiên cố, an tồn.</small>
</div><span class="text_page_counter">Trang 30</span><div class="page_container" data-page="30"><small>- Việc bảo quản TBDH phải được thực hiện đúng quy trình và phương pháp bảoquản TBDH. Bên cạnh việc bảo quản định kỳ, bảo quản trong hè, thì việc bảo quản TBDHngay sau khi sử dụng là rất cần thiết, nó giúp tăng đáng kể tuổi thọ của TBDH.</small>
- Bên cạnh các vấn đề trên thì việc kiểm tra thường xuyên hoặc đột xuất của lãnh đạo nhà trường về công tác bảo quản TBDH là rất cần thiết. Hàng năm, các trường tiến hành kiểm kê TBDH vào cuối năm học. Ngồi kiểm kê theo năm học thì TBDH còn được kiểm kê trong một số trường hợp khác như: Khi thay đổi hiệu trưởng hoặc người phụ trách công tác TBDH; khi thay đổi địa điểm, sáp nhập, chia tách, đình chỉ hoạt động, giải thể trường; khi xảy ra thiệt hại do thiên tai, hỏa hoạn, trộm cắp; khi cơ quan quản lý giáo dục có thẩm quyền yêu cầu.
<i><small>1.4.2.3. Sử dụng TBDH</small></i>
<small>- Xây dựng và ban hành các quy định về sử dụng TBDH: Ở trường đại học, TBDHđược trang bị theo chương trình SGK mới nên tương đối đầy đủ. Với quy định tất cả cáctiết học có TBDH thì GV phải sử dụng TBDH vào giờ dạy. Trên cơ sở đó các trường cóthể xây dựng các quy định riêng, cụ thể hơn và phù hợp cho từng trường để yêu cầu GV sửdụng TBDH thường xuyên và có hiệu quả, tránh dạy "chay", dạy "sng"</small>
<small> Trong các tiêu chí đánh giá thi đua hoặc kiểm tra đánh giá các mặt hoạt động côngtác chuyên môn đối với tập thể, cá nhân đều có nội dung quy định về việc sử dụng TBDH.</small>
<small>- Cơng tác bồi dưỡng nhận thức, nâng cao trình độ và năng lực sử dụng hiệu quảTBDH cho đội ngũ GV: Hàng năm các tổ chuyên môn của các trường đại học thường tổchức nhiều chuyên đề, hội thảo, hội giảng trong năm học. Việc kết hợp giữa cán bộ (GV)phụ trách TBDH với các tổ chuyên môn, với nhà trường thực hiện các chuyên đề sử dụngTBDH của từng bộ môn sẽ giúp bồi dưỡng nhận thức, nâng cao trình độ và năng lực sửdụng TBDH cho giảng viên. Bên cạnh đó thơng qua kiểm tra thường xun các khoa, sinh</small>
</div><span class="text_page_counter">Trang 31</span><div class="page_container" data-page="31"><small>hoạt tổ, nhóm chun mơn trong trường, cụm trường cũng thực hiện được việc bồi dưỡngnhận thức, nâng cao trình độ và năng lực sử dụng TBDH cho GV.</small>
<small>- Xây dựng kế hoạch sử dụng TBDH hợp lý: Xây dựng danh mục TBDH theo mônhọc, tiết học là vấn đề rất cần thiết, nó giúp cho cán bộ phụ trách TBDH cũng như GV bộmôn chủ động hơn trong việc đăng ký, cho mượn, sử dụng cũng như bảo quản TBDH. Quađó cán bộ phụ trách TBDH có thể nắm vững tiết nào thiếu TBDH loại gì, số lượng baonhiêu để có kế hoạch bổ sung kịp thời.</small>
<small>- GV bộ môn xây dựng kế hoạch bộ mơn và kế hoạch giảng dạy trong đó có đăngký sử dụng TBDH theo yêu cầu bài soạn. Việc đăng ký và sử dụng TBDH của GV bộ mônđược thể hiện thông qua giáo án, đăng ký giảng dạy, đăng ký mượn TBDH, sổ sử dụngTBDH.</small>
<small>- Giám sát và theo dõi việc sử dụng TBDH được thực hiện thông qua lãnh đạo nhàtrường, trưởng Khoa, phó Khoa chun mơn và cán bộ (GV) phụ trách công tác TBDH.Hàng tuần, hàng tháng, trong các cuộc họp tổ chuyên môn, họp hội đồng sư phạm, cán bộphụ trách TBDH sẽ báo cáo việc sử dụng TBDH của GV thông qua việc so sánh danh mụcTBDH theo tiết học với số lượng, chủng loại TBDH mà GV bộ mơn chính thức mượn đểsử dụng, từ đó đánh giá mức độ sử dụng TBDH của từng GV. Lãnh đạo nhà trường cũngđánh giá việc sử dụng TBDH của GV qua kiểm tra, dự giờ và các báo cáo của các bộ phận.Từ việc đánh giá đó để xếp loại thi đua từng đợt cho GV cũng như đôn đốc việc sử dụngTBDH đối với những GV cịn ít sử dụng, dạy chay.</small>
<small>- Thi đua, khen thưởng những cá nhân, tập thể sử dụng hiệu quả TBDH: Để độngviên đối với các tập thể (Khoa, tổ, nhóm chun mơn) hoặc cá nhân từng GV trong việc sửdụng thường xuyên và có hiệu quả TBDH, nâng cao được hiệu quả giờ lên lớp và chấtlượng dạy - học các trường thường xây dựng quy chế thi đua khen thưởng riêng và cónhững hình thức khen thưởng nhằm khích lệ sự hăng say trong cơng việc.</small>
1.4.3. Phương pháp quản lý TBDH.
</div><span class="text_page_counter">Trang 32</span><div class="page_container" data-page="32"><i><b>Phương pháp quản lý TBDH là cách thức hành động của Nhà quản lý với</b></i>
đối tượng quản lý cụ thể là TBDH. Cách thức hoạt động bao giờ cũng diễn ra trong những hình thức cụ thể. Cách thức và hình thức không thể tách nhau một cách độc lập. Phương pháp quản lý là những hình thức và cách thức hoạt động của người quản lý TBDH và TBDH trong những điều kiện dạy học xác định nhằm đạt mục đích dạy học.
<b>Tiểu kết chương 1</b>
<small>Trong q trình quản lý nói chung và QLGD nói riêng thì quản lý TBDH là mộtlĩnh vực tuy không phải là mới mẻ, nhưng để thực hiện tốt cơng tác này thì khơng phải làđiều giản đơn.</small>
<small>Quản lý TBDH ở trường đại học Sài Gòn nhằm phát huy tối đa vai trò và tác dụngcủa TBDH trong việc nâng cao chất lượng giáo dục sinh viên học tập tại trường. Việc quảnlý tốt TBDH ở trường Đại học Sài Gòn sẽ giúp các nhà quản lý đạt được mục tiêu giáo dụcvới hiệu quả cao. Do đó việc nâng cao hiệu quả quản lý TBDH ở trường Đại học là hết sứccần thiết.</small>
<b>Chương 2</b>
<b>THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ THIẾT BỊ DẠY HỌC Ở TRƯỜNG ĐẠI HỌC SÀI GÒN</b>
<b>2.1. Giới thiệu về trường Đại học Sài Gịn.</b>
<i><b>2.1.1. Q trình xây dựng và phát triển.</b></i>
Trường Đại học Sài Gòn được thành lập theo Quyết định số 478/QĐ – TTCP ngày 25-04-2007 của Thủ tướng Chính phủ. Quyết định của Thủ trưởng Chính phủ về việc thành lập Trường Đại học Sài Gịn nói rõ: “Trường Đại học Sài Gòn là cơ sở đào tạo đại học công lập trực thuộc Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh và chịu sự quản lý về giáo dục của Bộ Giáo dục và Đào tạo… Trường ra đời trong bối cảnh giáo dục đại học Việt Nam đang trên
</div><span class="text_page_counter">Trang 33</span><div class="page_container" data-page="33">con đường đổi mới toàn diện. Luật Giáo dục 2005, Nghị quyết 14/2005/NQ của Chính phủ về đổi mới cơ bản và tồn diện giáo dục đại học Việt Nam giai đoạn 2006 - 2020, điều lệ trường đại học 2010 được ban hành. Vì vậy, cơng tác tổ chức và kiện tồn bộ máy và xây dựng đội ngũ được chú trọng, đặt lên hàng đầu vừa đảm bảo theo qui định của điều lệ, thực hiện cam kết thành lập trường, vừa phải phù hợp với thực tiễn của nhà trường về trình độ, năng lực của đội ngũ TBDH.
Sau 5 năm hoạt động, trường Đại học Sài Gịn đã kiện tồn tổ chức bộ máy quản lý bao gồm 12 phòng ban, 19 khoa đào tạo, 6 trung tâm, 1 cơ sở giáo dục Thực hành sư phạm (Trường Trung học Thực hành Sài Gòn) và đã đáp ứng được yêu cầu mở rộng qui mô đào tạo. Ban hạ tầng cơ sở và xây dựng cơ bản được thành lập để thực hiện đề án xây dựng mới trường đại học Sài Gòn ở phường Tân Phong, quận 7 và cải tạo các cơ sở hiện có của trường. Điều này rất phù hợp về tổ chức quản lý với đặc điểm trường có nhiều cơ sở hoạt động tách rời nhau, đáp ứng được yêu cầu khai thác tối ưu điều kiện CSVC, TBDH khi chuyển sang đào tạo theo học chế tín chỉ.
Thực hiện chủ trương “Đào tạo theo nhu cầu xã hội” của Bộ Giáo dục và Đào tạo, liên kết nhà nước – nhà trường – nhà doanh nghiệp, trường đã quyết định thành lập Phòng Quan hệ doanh nghiệp, là một trong những trường đại học đầu tiên trong cả nước xây dựng mô hình này để thực hiện sự hợp tác đào tạo giữa nhà trường với các nhà doanh nghiệp, gắn đào tạo với sử dụng. Việc thành lập Phòng Quan hệ doanh nghiệp đã kịp thời giải quyết được công tác thực tập, xâm nhập thực tể ở các ngành đào tạo ngồi sư phạm, góp phần xây dựng mơ hình trường đại học theo hướng nghề nghiệp ứng dụng như định hướng đổi mới giáo dục đại học Việt Nam hiện nay.[20,tr.158]
Đối với trường đại học vừa mới thành lập, xây dựng đội ngũ cán bộ quản lý và giảng viên đạt trình độ theo qui định của Bộ Giáo dục và Đào tạo
</div><span class="text_page_counter">Trang 34</span><div class="page_container" data-page="34">là nhiệm vụ trọng tâm và cấp bách hiện nay. Trong 5 năm đầu tiên, nhà trường đã tập trung những nổ lực, khơng ngừng đề ra những chính sách, biện pháp nhằm nâng cao trình độ đội ngũ, thu hút những người có trình độ cao về cơng tác ở trường.
Trường Đại học Sài Gòn hoạt động theo Điều lệ trường đại học do Thủ tướng Chính phủ ban hành. Trường đào tạo theo các phương thức: chính qui, vừa làm vừa học, văn bằng hai, liên thơng… ở các trình độ trung cấp, cao đẳng, đại học và sau đại học. Việc thành lập trường Đại học Sài Gòn nhằm phát huy và khai thác hết tiềm năng thế mạnh của một thành phố lớn nhất nước, góp phần đẩy mạnh sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội trong xu thế mở cửa và hội nhập của thành phố và cho cả vùng kinh tế trọng điểm phía nam
<i><b>2.1.2. Cơ cấu tổ chức, bộ máy hiện tại </b></i>
Trường có cơ sở chính tại 273, đường An Dương Vương, quận 5, thành phố Hồ Chí Minh, cịn có các cơ sở khác như: 105 Bà Huyện Thanh Quan, quận 3, 20 Ngô Thời Nhiệm, quận 3; 04 Tôn Đức Thắng, quận 1, 220 Trần Bình Trọng, quận 5. Hiện nay trường đang xúc tiến xây dựng cơ sở mới tại Phường Tân Phong, Khu đô thị mới Nam Sài Gòn
Cơ cấu tổ chức bộ máy của trường
<b> BAN GIÁM HIỆU</b>
</div><span class="text_page_counter">Trang 35</span><div class="page_container" data-page="35"><b>CÁC KHOA ĐÀO TẠO</b>
CÔNG NGHỆ THÔNG TIN THƯ VIỆN – THƠNG TIN
<b>CÁC PHỊNG BAN CHUN MƠN</b>
</div><span class="text_page_counter">Trang 36</span><div class="page_container" data-page="36">ĐÀO TẠO VÀ BỒI DƯỠNG NV – KT MỸ THUẬT & U.DỤNG
<b>CÁC ĐƠN VỊ TRỰC THUỘC TRƯỜNG</b>
GIÁO DỤC QUỐC PHỊNG – AN NINH
<i>(Nguồn: Phịng Tổ chức Cán bộ, Trường Đại học Sài Gòn)</i>
Tổng số cán bộ, giảng viên, nhân viên là: 730 Giáo sư: 6
Tiến sĩ: 55 Thạc sĩ: 242
Nghiên cứu sinh: 40
Đang học cao học ở trong và ngồi nước: 30
</div><span class="text_page_counter">Trang 37</span><div class="page_container" data-page="37">Cơng tác cán bộ và xây dựng đội ngũ cán bộ của trường Đại học Sài Gịn trong 5 năm qua khơng chỉ giữ vững sự ổn định, phát triển đội ngũ về lượng mà cả về chất, thực hiện được cam kết thành lập trường, góp phần quyết định nâng cao vị thế, chất lượng đào tạo của trường Đại học Sài Gịn.
<i>2.1.3 Cơng tác đào tạo, nghiên cứu khoa học và hợp tác quốc tế</i>
Trường Đại học Sài Gòn hiện nay có: 27 ngành ở bậc đại học hệ chính quy: Khoa mơi trường, Kế tốn, Tài chính – Ngân hàng, Quản trị Kinh doanh, Công nghệ thông tin, Văn hóa – Du lịch, Thư viện Thơng tin, Ngơn ngữ Anh, Điện tử - Viễn thông, Kỹ thuật, Điện - Điện tử, Toán ứng dụng, Thanh nhạc, Sư phạm Tin học, Sư phạm Vật lý, Sư phạm Tin học, Sư phạm Hóa học, Sư phạm Sinh học, Sư phạm Ngữ văn, Sư phạm Lịch sử, Sư phạm Địa lý, Sư phạm Tiếng Anh, Sư phạm Âm nhạc, Sư phạm Mĩ thuật, Giáo dục Tiểu học, Giáo dục Mầm non, Giáo dục Chính trị, Quản lý Giáo dục. 23 ngành ở bậc cao đẳng hệ chính quy: Cơng nghệ Mơi trường, Kế Tốn, Tài chính- Ngân hàng, Quản trị Kinh doanh, Cơng nghệ thơng tin, Văn hóa – Du lịch, Thư viện Thơng tin, Lưu trữ, Quản trị văn phịng, Thư kí văn phịng, Tiếng Anh thương mại du lịch, Sư phạm Toán học, Sư phạm Vật lý, Sư phạm Hóa học, Sư phạm Sinh học, Sư phạm Ngữ văn, Sư phạm Lịch sử, Sư phạm Địa lý, Sư phạm Tiếng Anh, Sư phạm Công nghệ thơng tin chất lượng cao, Kế tốn chất lượng cao, Giáo dục Mầm non.
Ngồi phương thức đào tạo chính qui, trường Đại học Sài Gịn cịn có hệ giáo dục thường xuyên vừa làm vừa học và liên thông. Đến nay có hơn 11.000 SV theo học hệ này.
Đặc biệt, từ năm học 2008 -2009, trường Đại học Sài Gòn liên kết với Đại học Vinh đào tạo sau đại học. Qua 3 năm, trường đã đào tạo với hơn 1.200 học viên cao học.
</div><span class="text_page_counter">Trang 38</span><div class="page_container" data-page="38">Trường Đại học Sài Gòn cũng đẩy mạnh nghiên cứu khoa học, gắn nhiệm vụ giảng dạy, học tập với nghiên cứu khoa học, xây dựng các chương trình nghiên cứu ứng dụng khoa học trong thực tiễn ở địa phương, cơ sở sản xuất. Trường quan hệ chặt chẽ với các Sở, Ban, Ngành của Thành phố, tăng cường liên kết kết hợp với các doanh nghiệp để rèn luyện kĩ năng cho SV, gắn kết đào tạo với yêu cầu sử dụng nguồn nhân lực, thực hiện đào tạo theo nhu cầu của xã hội. Đặc biệt, sự ra đời của Tạp chí đại học Sài Gịn phản ánh bước trưởng thành trong công tác nghiên cứu khoa học, hoạt động khoa học đi vào nền nếp, hỗ trợ đắc lực cho nhiệm vụ giáo dục của trường. Thực hiện chủ trương đào tạo theo nhu cầu xã hội của Bộ giáo dục và Đào tạo, trường thành lập phòng Quan hệ doanh nghiệp với các chức năng làm đầu mối liên kết nhà trường với doanh nghiệp trong lĩnh vực đào tạo, trang bị kĩ năng mềm, tổ chức cho SV ngoài sư phạm , thực tập, xâm nhập thực tế ở các viện nghiên cứu, cơ quan, công ty, nhà hàng, khách sạn, siêu thị … Hoạt động này thể hiện quan điểm gắn bó đào tạo với sử dụng trong định hướng thực hiện mục tiêu của trường đại học ứng dụng nghề nghiệp, khai thác lợi thế của thành phố công nghiệp, dịch vụ lớn nhất cả nước. Trong 5 năm qua, trường Đại học Sài Gịn đã kí kết hợp tác đào tạo với 7 đơn vị lớn là: Tổng công ty Thương mại Sài Gịn, Tổng cơng ty Cơng nghiệp Sài Gịn, Tổng cơng ty Cơ khí giao thơng vận tải Sài Gịn, Sài Gịn Coop, Cơng ty phát triển phần mềm Quang Trung, Viện nghiên cứu phát triển Thành phố Hồ Chí Minh và Hội Tin học Thành phố Hồ Chí Minh. Với việc hợp tác cùng 7 đơn vị lớn này, trường Đại học Sài Gịn đã có điều kiện liên kết với hàng trăm doanh nghiệp và cơ quan phục vụ cho quá trình đào tạo, tài trợ cho quá trình học tập, nghiên cứu của SV. Ngồi ra, để đáp ứng nhu cầu học tập của con em nhân dân thành phố và cũng để tạo điều kiện cho SV sư phạm các ngành đào tạo trình độ đại học sư phạm, có cơ sở thực tập, thực nghiệm, trường được thành phố Hồ Chí Minh chấp thuận
</div><span class="text_page_counter">Trang 39</span><div class="page_container" data-page="39">cho thành lập trường Trung học Thực hành Sài Gịn, là loại hình trường phổ thơng có nhiều cấp học bao gồm trung học cơ sở và trung học phổ thông từ năm 2008 – 2009.
Bên cạnh nhiệm vụ đào tạo hệ đại học, cao đẳng và trung cấp chuyên nghiệp, được phép của Bộ Giáo dục và Đào tạo, Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh, từ năm 2008 trường thực hiện liên kết với trường Đại học Vinh để đào tạo sau đại học nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ giảng viên của trường và nâng chuẩn cán bộ quản lý, giáo viên phổ thông ngành giáo dục thành phố. Đến nay, đã có gần 1500 học viên theo học ở 16 chuyên ngành đào tạo sau đại học. Sự liên kết này còn nhằm tạo điều kiện để đội ngũ giảng viên nhà trường đạt chuẩn tham gia đào tạo sau đại học, trường đang tổ chức đào tạo sau đại học khi hội đủ điều kiện theo qui định, liên kết với các cơ sở giáo dục: Đại học Đà Nẵng, trường Đại học An Giang, trường Cao đẳng Sư phạm Nha Trang, trường Cao đẳng Sư phạm Huế, trường Cao đẳng Sư phạm Tây Ninh, trường Cao đẳng Sư phạm Bình Phước, trường Cao đẳng Cơng nghiệp cao su Bình Phước, trường Cao đẳng Sư phạm Kiên Giang, trường Cao đẳng Bến Tre và các trung cấp, trung tâm giáo dục thường xuyên các tỉnh để đào tạo phát triển nguồn nhân lực cho các tỉnh, thành địa phương: Nghệ An, Huế, Đà Nẵng, Nha Trang, Lâm Đồng, Đắc Lắc, Tây Ninh, Bình Phước, Bình Dương, Đồng Nai, Bến Tre, An Giang, Kiên Giang, Hậu Giang.
Ngoài nhiệm vụ đào tạo, nhà trường tiếp tục thực hiện nhiệm vụ do Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh giao cho bồi dưỡng đạt chuẩn, nâng chuẩn, tin học hóa cho đội ngũ giáo viên thành phố, phối hợp với sở Nội vụ bồi dưỡng nghiệp vụ kinh tế và tin học cho đội ngũ cán bộ, công chức thành phố, mở các lớp đào tạo giáo viên Mầm non, giáo viên Tiểu học theo địa phương hóa góp phần giải quyết tình trạng thiếu giáo viên Mầm non, Tiểu học ở các huyện ngoại thành. Trong 5 năm qua, nhà trường còn được Bộ Giáo dục
</div><span class="text_page_counter">Trang 40</span><div class="page_container" data-page="40">và Đào tạo giao nhiệm vụ là cơ sở bồi dưỡng công tác thiết bị, thư viện trường học, bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm cho SV, giảng viên các cơ sở giáo dục trong và ngoài thành phố. Trong 5 năm qua, đã có 6984 giáo viên và cán bộ quản lý được cấp chứng chỉ ứng dụng công nghệ thông tin trong trường học, cô nuôi dạy trẻ, nghiệp vụ thư viện, thiết bị trường học cho giáo viên thành phố, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, tỉnh Bạc Liêu, 82 chứng chỉ nghiệp vụ sư phạm cho giảng viên các trường đại học, cao đẳng ở khóa bồi dưỡng đầu tiên (11/2011). Mở rộng qui mơ đào tạo, đa dạng hóa các loại hình đào tạo, bồi dưỡng đúng hướng và hiệu quả đã mở rộng trong chặng đường phát triển đầu tiên của nhà trường đại học địa phương non trẻ .[20,tr.69]
Ngoài ra, trường còn tăng cường mối quan hệ với các trường đại học, viện nghiên cứu thực hiện liên kết, hợp tác trong đào tạo, bồi dưỡng. Trường mở rộng quan hệ hợp tác quốc tế hóa giáo dục đào tạo, nghiên cứu khoa học, thường xuyên tổ chức các hội thảo khoa học cấp quốc gia và quốc tế. Trường liên kết với các trường đại học quốc tế; Học viện Giáo dục Kaplan; chuẩn bị điều kiện liên kết với Đại học Osaka Nhật Bản; trường Đại học Lakeland Hoa Kì…..Đó là những khởi đầu cho mục tiêu vươn ra “biển lớn”, hợp tác cũng
<i><b>như quốc tế hóa giáo dục và đào tạo .</b></i>
<i>2.1.4. Số lượng phòng học ở trường Đại học Sài Gòn</i>
Trong 5 năm qua, trường Đại học Sài Gịn đã khơng ngừng đầu tư mở rộng CSVC, trang thiết bị phục vụ dạy và học, chú trọng các ngành đào tạo mới, đáp ứng qui mô đào tạo gần gấp 10 lần so với trước. Tổng số phòng học hiện nay ở 4 cơ sở là 134 (chưa tính các văn phịng khoa, phịng ban)
Bảng 2.1. Thống kế số phòng ở các cơ sở của Trường
</div>