Tải bản đầy đủ (.docx) (14 trang)

Ảnh hưởng của môi trường đến chiến lược Marketing của Cocacola Việt Nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (246.4 KB, 14 trang )

Marketing căn bản
A. GIỚI THIỆU VỀ CÔNG TY COCA-COLA
I. Sơ lược hình thành.
Coca-Cola là hãng nước ngọt phổ biến nhất trên thế giới. Được sản xuất bởi
công ty Coca-Cola, nó được bán rộng khắp trên hơn 200 nước và thường được
nhắc đến với cái tên đơn giản Coke.
Lịch sử ra đời của nó là vào ngày 08/05/1886, dược sĩ John Stith Pemberton
đã chế ra một loại sirô sữa và bán nó cho một cửa hàng dược phẩm lớn nhất
Altanta. Nhưng sau 5 năm kinh doanh loại sirô này chỉ với 9 sản phẩm bình quân
được bán trong một ngày, Pemberton đã không thể nhìn thấy sự thành công của sản
phẩm do chính ông tạo ra. Ông mất vào năm 1888, cùng năm với sự xuất hiện của
nhà doanh nghiệp Asa G. Candler mua lại cổ phần của Coca-cola.
Trong 3 năm, Candler và hiệp hội của ông ta quản lý công ty với nguồn đầu
tư là 2,300 nghìn USD. Công ty đăng kí tên nhãn hiệu là “Coca-cola” với văn
phòng U.S Patent vào năm 1893 và đổi mới nó bằt đầu từ lúc đó. (“Coke” là tên
nhãn hiệu từ năm 1945).
Năm 1895, những nhà máy sản xuất đầu tiên ngoài Atlanta được mở cửa tại
các bang như Dallas, Texas, Chicago, Illinois và Los Angeles, California.
Hoạt động đóng chai bắt đầu khi Benjamin F.Thomas và Joseph
B.Whitehead của Chartanooga, ban Tennessee, được trao quyền quyết định từ ông
Asa Candler để thi hành và bán Coca-cola trên hầu hết các miền của đất nước.
Phản ứng của công ty trước những đối thủ đang chạy theo cách thức kinh
doanh này là sự ra đời của một trong những loại chai đựng nước uống có gas nổi
tiếng nhất - loại chai Coca-cola nổi bật, đặc biệt và độc nhất. Nó được tạo ra bởi
công ty Root Glass của Ấn Độ vào năm 1915 và được nâng cao tiêu chuẩn bởi các
nhà nghiên cứu vỏ chai trong tập đoàn vào các năm sau đó.
Năm 1911, một nhóm đầu tư mà người dẫn đầu là Ernest Woodruff, chủ
ngân hàng Atlanta, đã mua lại công ty Coca-Cola từ các cổ đông của Candler. Bốn
năm sau, Robert W.woodruff, con trai 33 tuổi của Ernest trở thành chủ tịch tập
đoàn và dẫn dắt công ty đi vào thời kì mới của sự phát triển trong và ngoài nước
qua hơn 6 thập kỉ sau đó.


Trên thế giới, Coca-Cola hoạt động tại 5 vùng:
Bắc Mỹ, Mỹ Latinh, Châu Âu, Âu Á & Trung Đông, Châu Á, Châu Phi
Nhóm 4 Page 1
Marketing căn bản
Ở Châu Á, Coca-Cola hoạt động tại 6 khu vực:
1. Trung Quốc
2. Ấn Độ
3. Nhật Bản
4. Philipin
5. Nam Thái Bình Dương & Hàn Quốc (Úc, Indonesia, Hàn Quốc &
New Zealand)
6. Khu vực phía Tây và Đông Nam Châu Á (SEWA)
Các nhãn hiệu cocacola trên thị trường hiện nay:
II. Công ty Coca-cola Việt Nam.
1. Lịch sử hình thành.
Giới thiệu lần đầu tiên tại Việt Nam từ năm 1960 và đã trở lại từ tháng 2
năm 1994, sau khi Hoa Kỳ bãi bỏ lệnh cấm vận thương mại.
• 1960: Lần đầu tiên Coca-Cola được giới thiệu tại Việt Nam.
• Tháng 2 năm 1994: Coca-Cola trở lại Việt Nam và bắt đầu quá trình kinh
doanh lâu dài.
• Tháng 8 năm 1995: Liên Doanh đầu tiên giữa Coca-Cola Đông Dương và
công ty Vinafimex được thành lập, có trụ sở tại miền Bắc.
Nhóm 4 Page 2
Marketing căn bản
• Tháng 9 năm 1995: Một Liên Doanh tiếp theo tại miền Nam mang tên
Công ty Nước Giải Khát Coca-Cola Chương Dương cũng ra đời do sự liên
kết giữa Coca-Cola và công ty Chương Dương của Việt Nam.
• Tháng 1 năm 1998: Thêm một liên doanh nữa xuất hiện tại miền Trung -
Coca-Cola Non Nước. Đó là quyết định liên doanh cuối cùng của Coca-Cola
Đông Dương tại Việt Nam, được thực hiện do sự hợp tác với Công ty Nước

Giải Khát Đà Nẵng.
• Tháng 10 năm 1998: Chính Phủ Việt Nam đã cho phép các Công ty Liên
Doanh trở thành Công ty 100% vốn đầu tư nước ngoài. Các Liên Doanh của
Coca-Cola tại Việt Nam lần lượt thuộc về quyền sở hữu hoàn toàn của Coca-
Cola Đông Dương, và sự thay đổi này đã được thực hiện trước tiên bởi Công
ty Coca-Cola Chương Dương – miền Nam.
• Tháng 3 đến tháng 8 năm 1999: Liên doanh tại Đà Nẵng và Hà Nội cũng
chuyển sang hình thức sở hữu tương tự.
• Tháng 6 năm 2001: Do sự cho phép của Chính phủ Việt Nam, ba Công ty
Nước Giải Khát Coca-Cola tại ba miền đã hợp nhất thành một và có chung
sự quản lý của Coca-Cola Việt Nam, đặt trụ sở tại Quận Thủ Đức – Thành
Phố Hồ Chí Minh.
• Từ ngày 1 tháng 3 năm 2004: Coca-Cola Việt Nam đã được chuyển giao
cho Sabco, một trong những Tập Đoàn Đóng Chai danh tiếng của Coca-Cola
trên thế giới.
2. Cơ cấu tổ chức của coca-cola Việt Nam.
Coca-Cola Việt Nam là công ty 100% vốn đầu tư nước ngoài của Coca-Cola
Indochina Pte.Ltd, tên gọi trước kia là Công ty Trách Nhiệm Hữu Hạn Nước Giải
Khát Coca-Cola Chương Dương được thành lập vào năm 1995 và là công ty liên
doanh với tổng số vốn đầu tư 48 triệu đô la Mỹ giữa Công ty Coca-Cola Indochina
Pte. Ltd (60% vốn) và Công ty Trách Nhiệm Hữu Hạn Nước Giải Khát Chương
Dương (40% vốn). Tháng 10 năm 1998, Chính Phủ chấp thuận cho phép liên
doanh chuyển đổi thành công ty 100% vốn đầu tư nước ngoài thông qua việc tái
đầu tư vốn. CCBV đặt tại Thủ Đức và tuyển dụng khoảng 841 nhân viên.
Các sản phẩm nước giải khát Coca-Cola được sản xuất tại ba nhà máy đóng
chai đặt tại Thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội và Đà Nẵng. Tháng 6 năm 2011,
Chính phủ Việt Nam đồng ý cho phép ba nhà máy đóng chai sát nhập theo cơ cấu
quản lý tập trung trong đó, nhà máy đóng chai Coca-Cola Việt Nam(CCBV) ở
Thành phố Hồ Chí Minh giữ vai trò quản lý. Hai nhà máy đóng chai ở Hà Nội và
Nhóm 4 Page 3

Marketing căn bản
Đà Nẵng hiện đang hoạt động như hai chi nhánh của Công ty Coca-Cola Việt Nam
ở khu vực phía Bắc và miền Trung.

3. Lĩnh vực sản xuất kinh doanh.
Công ty coca-cola là một hãng sản xuất và kinh doanh nước giải khát. Sản
phẩm chủ lực của Coca-Cola là đồ uống có ga nhưng công ty cũng sản xuất cả đồ
uống không có ga như nước đóng chai, nước hoa quả và nước tăng lực.
Các sản phẩm của công ty gồm có:
Coca-cola-chai thủy tinh, lọ, và chai nhựa;

Fanta cam-chai thủy tinh, lon, và chai nhựa;
Fanta dâu-chai thủy tinh, lon, và chai nhựa;
Fanta trái cây-chai thủy tinh, lon, và chai nhựa;

Diet coke-lone;
Nhóm 4 Page 4
Marketing căn bản

Dchweppes soda chanh-chai thủy tinh, lon, và chai nhựa;
Srush Sarsi-chai thủy tinh, lon;
Sunfil cam-bột trái cây;
Sunfoll dứa-bột trái cây;
Nước uống joy(0,6-1,5)ml;
Nước uống tăng lực samurai.
B. PHÂN TÍCH MÔI TRƯỜNG VĨ MÔ
I. Môi trường kinh tế.
1. Tăng trưởng kinh tế.
Nhóm 4 Page 5

×