Tải bản đầy đủ (.doc) (154 trang)

PHÁT TRIỂN bền VỮNG KINH tế TRANG TRẠI TRÊN địa bàn HUYỆN NÔNG CỐNG, TỈNH THANH HOÁ LV thạc sỹ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1016.73 KB, 154 trang )

BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM

NGÔ THỊ HOA
LUẬN VĂN THẠC SỸ KINH TẾ
PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG KINH TẾ TRANG TRẠI TRÊN ĐỊA BÀN
HUYỆN NÔNG CỐNG, TỈNH THANH HOÁ

Mã Số: 60620115
Chuyên ngành: Kinh tế nông nghiệp
Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. NGÔ THỊ THUẬN
HÀ NỘI – 2014
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan rằng toàn bộ số liệu và kết quả nghiên cứu trong
luận văn là trung thực và chưa hề được bảo vệ một học vị nào.
Tôi xin cam đoan mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn này đã
được cảm ơn và các thông tin trích dẫn trong luận văn này đã được ghi rõ
nguồn gốc.
Hà Nội, ngày tháng năm 2014
Tác giả
Ngô Thị Hoa
i
LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành luận văn này, ngoài sự cố gắng nỗ lực của bản thân, tôi
còn nhận được sự giúp đỡ nhiệt tình của nhiều cá nhân, tập thể trong và
ngoài trường.
Trước hết tôi xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo trong Khoa Kinh
tế & Phát triển nông thôn – Học viện nông nghiệp Việt Nam đã hết lòng giúp
đỡ và truyền đạt cho tôi những kiến thức quý báu trong suốt quá trình học tập
tại trường.
Đặc biệt tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc nhất tới cô giáo


PGS.TS.Ngô Thị Thuận, giảng viên Bộ môn Phân tích định lượng - Khoa
Kinh tế & Phát triển nông thôn – Học viện nông nghiệp Việt Nam đã tận tình
hướng dẫn, giúp đỡ tôi trong suốt quá trình thực tập và hoàn thiện đề tài.
Qua đây tôi xin gửi lời cảm ơn tới toàn thể các chủ trang trại, cán bộ
và nhân dân huyện Nông Cống, tỉnh Thanh Hóa đã tạo điều kiện giúp đỡ tôi
trong suốt quá trình thực hiện đề tài.
Cuối cùng tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới gia đình, bạn bè đã
động viên giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu đề tài.
Xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, ngày tháng 09 năm 2014
Tác giả
Ngô Thị Hoa
ii
MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN ii
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT v
2.1.5. Các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển bền vững kinh tế trang trại 19
2.2.1.Tình hình phát tri n b n v ng kinh t trang tr i trên th gi i vể ề ữ ế ạ ở ế ớ à
Vi t namở ệ 32
2.2.1.2. Vi t NamỞ ệ 36
PHẦN III
ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU
VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 41
3.1. c i m a b n nghiên c uĐặ đ ể đị à ứ 41
Nguồn: Niên
giám thống kê huyện Nông Cống, 2013 50
3.1.2.2 Dân s v lao ngố à độ 52
3.1.4. K t qu phát tri n KT-XHế ả ể 63
PHẦN IV: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 73
4.1. Th c tr ng phát tri n kinh t các trang tr i trên a b n huy n Nôngự ạ ể ế ạ đị à ệ

C ng.ố 73
4.1.1. T ng quan kinh t trang tr i to n huy nổ ế ạ à ệ 73
a) S l ng v c c u s l ng lo i hình trang tr i.ố ượ à ơ ấ ố ượ ạ ạ 73
4.1.2. Th c tr ng phát tri n kinh t trang tr i các trang tr i i u tra.ự ạ ể ế ạ ở ạ đ ề
79
4.1.2.1. c i m c a các trang tr i kh o sát.Đặ đ ể ủ ạ ả 79
4.1.2.2. N ng l c s n xu t.ă ự ả ấ 81
4.2. ánh giá th c tr ng phát tri n b n v ng kinh t trang tr i trên a Đ ự ạ ể ề ữ ế ạ đị
b n huy n Nông C ng.à ệ ố 110
4.2.1 Phát tri n v s l ng trang tr i ể ề ố ượ ạ 110
th 4.2 T c t ng tr ng s l ng các lo i hình trang tr i Đồ ị ố độ ă ưở ố ượ ạ ạ ở.111
Nông C ngố 111
4.2.3 Phát tri n v ch t l ng các trang tr i ể ề ấ ượ ạ 116
th 4.6 Bi n ng giá th c n h n h p cho l n th t v i giá th t l nĐồ ị ế độ ứ ă ỗ ợ ợ ị ớ ị ợ
h i qua các tháng trong n m 2013ơ ă 122
4.3. Các y u t nh h ng n phát tri n b n v ng kinh t trang tr iế ố ả ưở đế ể ề ữ ế ạ
trên a b n huy n Nông C ng.đị à ệ ố 125
4.3.2.1.Th tr ng tiêu th s n ph mị ườ ụ ả ẩ 129
4.3.2.3 Chính sách Nh n cà ướ 131
4.3.2.4 C s h t ngơ ở ạ ầ 134
iii
4.3.2.5 Các y u t v th i ti t, khí h u, d ch b nhế ố ề ờ ế ậ ị ệ 135
4.3.2.6 i u ki n s n xu t c a trang tr i Đ ề ệ ả ấ ủ ạ 136
5.2 Kiến nghị 151
TÀI LIỆU THAM KHẢO 153
iv
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
BQ Bình quân
ĐVT Đơn vị tính
NN Nông nghiệp

NN & PTNT Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
GDP
Gross Domestic Products
(Tổng sản phẩm quốc nội)
GNP
Gross National Products
(Tổng sản phẩm quốc dân)
DT Diện tích
CC Cơ cấu
SL Số lượng
LĐ Lao động
CNH Công nghiệp hóa
HĐH Hiện đại hóa
THCS Trung học cơ sở
THPT Trung học phổ thông
GDTX Giáo dục thường xuyên
GTSX Giá trị sản xuất
NTTS Nuôi trồng thủy sản
GT Giá trị
TTCN Tiểu thủ công nghiệp
XDCB Xây dưng cơ bản
CN Công nghiệp
UBND Ủy ban nhân dân
HTX Hợp tác xã
v
TT Trang trại
NTM Nông thôn mới
KT Kinh tế
XH Xã hội
MT Môi trường

CTNS Chương trình nghị sự
vi
DANH MỤC BẢNG
Bảng 3.1: Tình hình sử dụng đất đai của huyện Nông Cống qua 3 năm (2011 -
2013) 50
Bảng 3.2: Tình hình dân số và lao động của huyện Nông Cống qua 3 năm (2011 -
2013) 53
Bảng 3.3: Kết quả sản xuất kinh doanh các ngành sản xuất chính của huyện Nông
Cống qua 3 năm (2011-2013) 58
Bảng 3.4 Phân bố mẫu điều tra 67
Bảng 4.1 Loại hình và cơ cấu các trang trại của huyện Nông Cống 73
2011 – 2013 73
Bảng 4.2 Giá trị sản lượng hàng hóa và tỷ suất hàng hóa của các loại hình trang
trại huyện Nông cống 2011-2013 75
Bảng 4.3. Sự thay đổi các nguồn lực sản xuất của các trang trại 2011 - 2013 76
Bảng 4.4 Thông tin chung về các trang trại khảo sát năm 2013 79
Bảng 4.5 Tình hình đất đai của các trang trại điều tra, 2013 81
Bảng 4.6 . Lao động của các trang trại điều tra, 2013 83
Bảng 4.7 Tình hình vốn sản xuất kinh doanh của các trang trại, 2013 84
Bảng 4.8 Cơ sở vật chất chủ yếu bình quân 1 trang trại, 2013 92
Bảng 4.9 Diện tích gieo trồng, sản lượng một số cây trồng chính của trang trại 94
Tính bình quân 1 trang trại 94
Bảng 4.11 Quy mô chăn nuôi một số giống vật nuôi chủ yếu của trang trại 96
Bảng 4.12 Sản lượng một số giống vật nuôi chính của trang trại 97
Bảng 4.13 Dạng sản phẩm và thị trường tiêu thụ của các trang trại 97
Bảng 4.14 Chi phí sản xuất kinh doanh của trang trại năm 2013 99
Bảng 4.15 Doanh thu từ các hoạt động sản xuất kinh doanh của trang trại, 2013
100
Bảng 4.16 Thu nhập từ các hoạt động sản xuất kinh doanh của trang trại, 2013 102
vii

Bảng 4.17 Một số chỉ tiêu về hiệu quả sản xuất kinh doanh của trang trại năm
2013 105
Bảng 4.18 Những khó khăn của chủ trang trại cần được giải quyết 110
Bảng 4.22 Hệ thống xử lý chất thải của trang trại 125
Bảng 4.23 Phân tích SWOT trong phát triển bền vững kinh tế trang trại trên địa
bàn huyện Nông Cống 125
Bảng 4.24 Các rủi ro mà trang trại gặp phải trong năm 2013 131
viii
DANH MỤC SƠ ĐỒ
Sơ đồ 1.1: Mô hình phát triển bền vững của Ngân hàng Thế giới 12
Sơ đồ 1.2: Mục tiêu phát triển bền vững kinh tế trang trại 19
Sơ đồ 4.1: Tổ chức mối quan hệ giữa các tổ chức dịch vụ và trang trại 143
ix
DANH MỤC HÌNH, HỘP
Hình 4.1 Trang trai chăn nuôi ở Nông Cống 102
Hộp 4.3 Ý kiến của người dân sống xung quanh trang trại 124
Hộp 4.4 Ý kiến của chủ trang trại về thị trường nông sản 129
Hình 4.2 Mô hình trang trại tổng hợp ở huyện Nông Cống 137
Hộp 4.5 Ý kiến của chủ trang trại về hệ thống chuồng trại 138
Hình 4.1 Trang trai chăn nuôi ở Nông Cống Error: Reference source not found
Hình 4.2 Mô hình trang trại tổng hợp ở huyện Nông Cống Error: Reference source
not found

x
PHẦN I: MỞ ĐẦU
1.1.Tính cấp thiết nghiên cứu đề tài:
Trang trại là hình thức tổ chức sản xuất phổ biến trong nông nghiệp. Ở
nước ta trang trại có vai trò to lớn quyết định đến sản xuất nông nghiệp, tuyệt
đại bộ phận nông sản phẩm cung cấp cho xã hội được sản xuất ra từ các trang
trại. Có thể nói, phát triển kinh tế trang trại đang là một trong những hướng đi

tích cực trong quá trình phát triển nông nghiệp hàng hóa, xây dựng nông thôn
mới, nâng cao thu nhập, đời sống cho người dân nông thôn.
Theo kết quả tổng hợp sơ bộ của Ban Chỉ đạo Tổng điều tra nông thôn,
nông nghiệp và thuỷ sản Trung ương, năm 2011, cả nước có 20.065 trang trại
(tính theo tiêu chí mới). Trong đó, trang trại trồng trọt chiếm 43%; chăn nuôi
chiếm 30,9%; thủy sản chiếm 22,1%; tổng hợp chiếm 3,7% và lâm nghiệp
chiếm 0,3%). Hiệu quả sử dụng đất, lao động, máy móc thiết bị của trang trại
đã thực sự vượt trội so với kinh tế hộ.
Phát triển kinh tế trang trại đã khai thác, sử dụng có hiệu quả đất đai,
vốn, kỹ thuật, kinh nghiệm quản lý, góp phần phát triển nông nghiệp bền
vững; thu hút và tạo việc làm ổn định cho nhiều lao động tại chỗ, tăng thu
nhập; khuyến khích làm giàu đi đôi với xoá đói giảm nghèo; phân bổ lại lao
động, dân cư, xây dựng nông thôn mới.
Thông qua phát triển kinh tế trang trại đã góp phần quan trọng trong
quá trình chuyển dịch, tích tụ ruộng đất gắn liền với quá trình phân công lại
lao động ở nông thôn, từng bước chuyển dịch lao động nông nghiệp sang làm
các ngành phi nông nghiệp, thúc đẩy tiến trình công nghiệp hoá trong nông
nghiệp và nông thôn.
Tuy nhiên, hiện nay hầu hết các trang trại ở Việt Nam phát triển chưa bền
vững vì gặp rất nhiều khó khăn như: Thiếu vốn, đây là lực cản lớn nhất đối
với phát triển trang trại, hầu hết vốn đầu tư là vốn tự có và vốn vay của cộng
đồng. Vốn vay của các tổ chức tín dụng chỉ chiếm tỷ trọng nhỏ; thiếu lao
1
động; Nhiều chủ trang trại còn thiếu kiến thức khoa học kỹ thuật; Các trang
trại chưa làm tốt công tác quy hoạch sản xuất, hệ thống thuỷ lợi, điện, chưa
có hệ thống xử lý nước thải đồng bộ, cho nên vấn đề ô nhiễm môi trường
cũng đang là thách thức đặt ra cần giải quyết; thêm vào đó là những rủi ro dễ
găp phải trong quá trình sản xuất, tiêu thụ dẫn đến tình trạng không ổn định
trong sản xuất nông nghiệp của các trang trại.
Mặc dù trước đây đã có rất nhiều nghiên cứu về kinh tế trang trại như “

Quá trình phát triển kinh tế trang trại (1986 – 2006)”, tác giả Trần Hán Biên;
“ Kinh tế hộ nông dân và vấn đề phát triển kinh tế trang trại Việt Nam”, Hội
thảo dự án HUA-JICA, tác giả Tô Dũng Tiến; “ Định hướng phát triển kinh
tế trang trại trong thời kỳ công nghiệp hóa hiện đại hóa”, tác giả Đặng Thị
Tuyết thanh; Thực trạng và giải pháp chủ yếu nhằm phát triển kinh tế trang
trại tại địa bàn huyện huyện Đồng Hỷ tỉnh Thái Nguyên”, tác giả Trần Lệ Thị
Bích Hồng Những nghiên cứu đó chủ yếu mới đề cập đến vấn đề lý luận,
thực trạng và các giải pháp phát triển kinh tế trang trại nói chung nhưng còn
rất ít chưa liên quan nhiều đến vấn đề phát triển kinh tế trang trại theo hướng
bền vững và đặc biệt chưa có công trình nghiên cứu nào liên quan đến giải
pháp phát triền bền vững kinh tế trang trại trên địa bàn huyện Nông Cống,
tỉnh Thanh hoá .
Nông Cống là một huyện đồng bằng chiêm trũng nằm ở phía Nam của
tỉnh Thanh Hoá có tổng diện tích tự nhiên 28.653,3 ha, có nhiều tiềm năng về
đất, lao động để phát triển kinh tế trang trại, đặc biệt là các loại trang trại chăn
nuôi kết hợp với trồng trọt; nuôi trồng thủy Sản. Toàn huyện có 350 trang trại,
giải quyết việc làm cho hơn 4.000 lao động, nhiều xã đã xuất hiện nhiều mô
hình kinh tế trang trại tốt như mô hình trang trại chăn nuôi lợn của gia đình
anh Lê Đình Kháng, thôn 2 xã Vạn Thắng, mô hình trang trại kết hợp cá, lúa
và thuỷ cầm của anh Đỗ Văn Kết, xã Minh nghĩa, trang trại thủy Sản của Đỗ
Văn Tình, thôn 3 xã Trường Sơn Tuy nhiên, việc phát triển các mô hình
2
trang trại còn gặp nhiều khó khăn như: Thiếu vốn để đầu tư sản xuất, thị
truờng tiêu thụ, giá cả không ổn định, giá các loại đầu vào tăng cao, dịch
bệnh gây hại vật nuôi và cây trồng diễn biến phức tạp, đội ngũ công tác làm
khuyến nông còn yếu, Việc nhân rộng các mô hình có hiệu quả còn hạn chế,
ảnh hưởng đến phát triển bền vững các mô hình kinh tế trang trại.
Các vấn đề đặt ra trong phát triển kinh tế Trang Trại ở Huyện Nông
Cống là: Làm thế nào để phát huy tiềm năng, lợi thế vùng đồng bằng chiêm
trũng? Khai thác và sử dụng đất đai, lao động, tiền vốn một cách có hiệu quả,

bền vững để phát triển kinh tế trang trại?
Để góp phần giải quyết những vấn đề bất cập nêu trên, tôi chọn nghiên
cứu đề tài: “ Phát triển bền vững kinh tế trang trại trên địa bàn huyện
Nông Cống, tỉnh Thanh Hoá”.
1.2. Mục tiêu nghiên cứu
1.2.1. Mục tiêu chung
Trên cơ sở đánh giá thực trạng, tiềm năng, các yếu tố ảnh hưởng đến
phát triển bền vững kinh tế trang trại mà đề xuất các giải pháp chủ yếu nhằm
phát triển bền vững kinh tế trang trại tại huyện Nông Cống, tỉnh Thanh Hoá.
1.2.2. Mục tiêu nghiên cứu cụ thể
- Hệ thống hóa lý luận và thực tiễn về phát triển bền vững kinh tế trang
trại.
- Đánh giá thực trạng phát triển bền vững kinh tế trang trại trên địa
bàn huyện Nông Cống, tỉnh Thanh Hoá những năm qua.
- Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển bền vững kinh tế trang
trại trên địa bàn huyện Nông Cống, tỉnh Thanh Hoá.
- Đề xuất các giải pháp nhằm đẩy mạnh phát triển bền vững kinh tế
trang trại trên địa bàn huyện Nông Cống, tỉnh Thanh Hoá những năm tới.
3
1.3. Câu hỏi nghiên cứu
Để thực hiện các mục tiêu nghiên cứu nêu trên, cần trả lời các câu hỏi
nghiên cứu sau:
1. Phát triển bền vững kinh tế trang trại bao gồm các nội dung và mục
tiêu nào?
2. Những loại hình kinh tế trang trại nào đã, đang và sẽ phát triển trên
địa bàn huyện Nông Cống?
3. Kết quả và hiệu quả kinh tế, xã hội, môi trường của các loại hình
kinh tế trang trại trên địa bàn huyện Nông Cống những năm qua như thế nào?
4. Các yếu tố chủ yếu nào ảnh hưởng đến phát triển bền vững kinh tế
trang trại trên địa bàn huyện Nông Cống ?

5. Biện pháp nào để đẩy mạnh phát triển bền vững kinh tế trang trại
trên địa bàn huyện Nông Cống?
1.4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
1.4.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là các hoạt động phát triển kinh tế
trang trại thông qua các đối tượng khảo sát sau:
* Đối tượng khảo sát chính:
- Các loại hình kinh tế trang trại bao gồm: Trang trại chăn nuôi, trang
trại trồng trọt, trang trại nuôi trồng thủy sản, trang trại kết hợp.
- Các sản phẩm chủ yếu của trang trại.
- Người tiêu thụ sản phẩm của trang trại: hộ nông dân. người thu gom,
doanh nghiệp.
- Các cơ chế chính sách cho phát triển bền vững kinh tế trang trại.
* Đối tượng khảo sát có liên quan:
- Tổ chức kinh tế-xã hội: Khuyến nông, khuyến công, cơ quan quản lý
nhà nước ngành nông nghiệp, hiệp hội, đoàn thể
- Các nhà nghiên cứu khoa học.
- Các doanh nghiệp chế biến nông sản.
4
1.4.2. Phạm vi nghiên cứu:
* Về không gian.
- Đề tài này được triển khai nghiên cứu trên phạm vi huyện Nông
Cống, tỉnh Thanh Hoá.
- Một số nội dung chuyên sâu của đề tài phát triển bền vững kinh tế
trang trại được triển khai nghiên cứu ở một số đơn vị khảo sát (Trang trại,
doanh nghiệp chế biến) ở các xã có số trang trại nhiều nhất, hiệu quả trên địa
bàn huyện Nông Cống như xã Tế Thắng, Tế Lợi, Minh Nghĩa, Trường Sơn,
Công Liêm và Thị trấn Nông cống.
* Về thời gian
- Dữ liệu thứ cấp sử dụng cho đánh giá thực trạng phát triển bền vững

kinh tế trang trại trên địa bàn huyện Nông Cống, tỉnh Thanh Hoá được sử
dụng số liệu 3 năm từ năm 2011 đến năm 2013
- Dữ liệu sơ cấp khảo sát thực tế năm 2014
- Các giải pháp đề xuất nhằm đẩy mạnh phát triển bền vững kinh tế
trang trại trong thời gian tới.
+ Về thời gian thực hiện: 12 tháng, bắt đầu từ tháng 6/2013 đến tháng
6/2014
* Về nội dung
- Đề tài tập trung nghiên cứu tình hình cơ bản của các loại hình kinh tế
trang trại ở huyện;
- Nghiên cứu nội dung hoạt động của các loại hình kình tế trang trại của
huyện (loại hình trang trại, quy mô sản xuất, tiêu thụ sản phẩm và thu nhập);
- Những thuận lợi, khó khăn, cơ hội và thách thức trong quá trình sản
xuất và phát triển kinh tế trang trại (cơ chế chính sách, điều kiện nội tại của
các trang trại và các điều kiện khách quan tác động hạn chế tới sự phát triển.
Những tiềm ẩn chưa được khai thác cần được đưa vào phục vụ cho sự phát
triển của các trang trại ở huyện);
- Giải pháp chủ yếu nhằm đẩy mạnh phát triển bền vững kinh tế trang
trại tại huyện Nông Cống;
5
PHẨN II: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
2.1. Lý luận về phát triển bền vững kinh tế trang trại
2.1.1. Các khái niệm.
* Trang trại
Ở nước ta hiện nay, có nhiều nhận thức và quan điểm khác nhau về
trang trại và kinh tế trang trại:
Ban kinh tế Trung ương cho rằng "Trang trại là một hình thức tổ chức
kinh tế trong nông- lâm-ngư nghiệp phổ biến được hình thành trên có sở phát
triển kinh tế hộ nhưng mang tính sản xuất hàng hóa rõ rệt".
Trang trại là một đơn vị kinh tế hộ gia đình có tư cách pháp nhân, được

Nhà nước giao quyền sử dụng một số diện tích đất đai, rừng, biển hợp lý: để
tổ chức lại quá trình sản xuất nông, lâm nghiệp theo hướng công nghiệp hoá,
hiện đại hoá; tích cực áp dụng các tiến bộ kỹ thuật và cộng nghệ mới nhằm
cung ứng ngày càng nhiều sản phẩm hàng hoá có chất lượng cao hơn cho nhu
cầu trong nước và xuất khẩu; nâng cao hiệu quả kinh tế xã hội của từng đơn
vị diện tích, góp phần xoá đói giảm nghèo, nâng cao mức sống và chất lượng
cuộc sống của mọi người tham gia (Nguyễn Điền, Trần Đức, Nguyễn Huy
Năng, 1993).
Trang trại gia đình là loại hình cơ sở sản xuất nông nghiệp trong điều
kiện của nền kinh tế thị trường từ khi phương thức sản xuất tư bản thay thế
phương thức sản xuất phong kiến, khi bắt đầu cuộc cách mạng công nghiệp
hoá lần thứ nhất ở một số nước Châu Âu (Trần Đức, 1995).
Trang trại là một loại hình tổ chức sản xuất cơ sở trong nông lâm, Thuỷ
sản, có mục đích sản xuất hàng hoá, có tư liệu sản xuất thuộc sở hữu hoặc
quyền sử dụng của một chủ độc lập, sản xuất được tiến hành trên quy mô
6
ruộng đất và các yếu tố sản xuất tiến bộ và trình độ kỹ thuật cao, hoạt động tự
chủ và luôn gắn với thị trường (Trần Đức, 1998).
Trang trại là hình thức tổ chức sản xuất nông nghiệp dựa trên cơ sở lao
động và đất đai của hộ gia đình là chủ yếu, có tư cách pháp nhân, tự chủ sản
xuất kinh doanh bình đẳng với các thành phần khác, có chức năng chủ yếu là
sản xuất nông sản hàng hoá, tạo ra nguồn thu nhập chính và đáp ứng nhu cầu
cho xã hội (Trần Hai, 2000).
Có nhiều quan điểm khác nhau về trang trại, tổng hợp những quan
điểm đó tác giả Nguyễn Thế Nhã cho rằng: “Trang trại là hình thức tổ chức
sản xuất cơ sở trong nông, lâm, thủy sản, có mục đích chủ yếu là sản xuất
hàng hóa, tư liệu sản xuất thuộc quyền sở hữu hoặc sử dụng của chủ thể độc
lập.sản xuất được tiến hành trên qui mô ruộng đất và các yếu tố sản xuất được
tập trung tương đối với cách thức tổ chức quản lý tiến bộ và trình độ kỹ thuật
cao. Hoạt động tự chủ và luôn gắn với thị trường”

* Kinh tế trang trại
Khái niệm kinh tế trang trại, lần đầu tiên trong văn bản pháp lý của nhà
nước ta, Nghị quyết số 03/2000/NQ – CP ngày 02/02/2000 đã nêu rõ:
"Kinh tế trang trại là hình thức tổ chức sản xuất hàng hoá trong nông
nghiệp, nông thôn, chủ yếu dựa vào hộ gia đình, nhằm mở rộng quy mô và nâng
cao hiệu quả sản xuất trong lĩnh vực trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng thuỷ sản,
trồng rừng, gắn sản xuất với chế biến và tiêu thụ nông, lâm, thuỷ sản"
Kinh tế trang trại là khái niệm rộng hơn, là tổng thể các yếu tố bao gồm
cả kinh tế, xã hội, môi trường. Như vậy, nói đến trang trại là nói đến chủ thể
của các yếu tố đó. Còn nói đến kinh tế trang trại chủ yếu là đề cấp đến yếu tố
kinh tế của trang trại và cũng là vấn đề mấu chốt của các đơn vị kinh tế.
Kinh tế trang trại là một hình thức tổ chức sản xuất cơ sở trong nông
nghiệp với mục địch là sản xuất hàng hóa trên cơ sở tự chủ về ruộng đất, tư
7
liệu sản xuất của hộ gia đình, tự hạch toán và tự chịu trách nhiệm về kết quả
sản xuất kinh doanh.
Kinh tế trang trại là hình thức tổ chức sản xuất tiến bộ, hiệu quả và phù
hợp với đặc điểm và hình thức tổ chức sản xuất trong nông nghiệp, do đó đây
là hình thức tổ chức phổ biến trong nông nghiệp và không chỉ được phát triển
ở các nước công nghiệp mà còn được phát triển ở tất cả các nước trên thế giới
(Pháp luật về trang trại, 2005).
Kinh tế trang trại là một hình thức tổ chức kinh tế – hình thức tổ chức sản
xuất kinh doanh trong nông nghiệp (hiểu nông nghiệp theo nghĩa rộng bao gồm
nông, lâm, ngư nghiệp) phổ biến được hình thành và phát triển trên nền tảng
kinh tế nông hộ. Quá trình hình thành và phát triển kinh tế trang trại có gắn với
sự tích tụ tập trung các yếu tố sản xuất kinh doanh đất đại, lao động, tư liệu sản
xuất – vốn, khoa học công nghệ, để nâng cao năng lực sản xuất và sản xuất ra
nhiều sản phẩm hàng hoá với năng suất, chất lượng và hiệu quả cao (Hội Khoa
học kinh tế Việt Nam, 2000).
Kinh tế trang trại là hình thức tổ chức sản xuất hàng hoá lớn trong nông,

lâm, ngư nghiệp của các thành phần kinh tế khác nhau ở nông thôn, có sức đầu tư
lớn, có năng lực quản lý trực tiếp quá trình sản xuất kinh doanh, có phương pháp
tạo ra sức sinh lời cao hơn bình thường trên đồng vốn bỏ ra; có trình độ đưa
những thành tựu khoa học công nghệ mới kết tinh trong hàng hoá tạo ra sức cạnh
tranh cao hơn trên thị trường xã hội, mang lại hiệu quả kinh tế – xã hội cao (Hội
Khoa học kinh tế Việt Nam, 2000).
Mặc dù, có nhiều khái niệm khác nhau về kinh tế trang trại nhưng theo
quy định tại Điều 5 Thông tư số 27/2011/TT-BNNPTNT ngày 13/4/2011 của
Bộ NN - PTNT quy định cá nhân, hộ gia đình sản xuất nông nghiệp, lâm
nghiệp nuôi trồng thủy sản đạt tiêu chuẩn kinh tế trang trại phải thỏa mãn điều
kiện sau:
1. Đối với cơ sở trồng trọt, nuôi trồng thuỷ sản, sản xuất tổng hợp phải đạt:
8
a) Có diện tích trên mức hạn điền, tối thiểu:
- 3,1 ha đối với vùng Đông Nam Bộ và ĐBSCL.
- 2,1 ha đối với các tỉnh còn lại.
b) Giá trị sản lượng hàng hóa đạt 700 triệu đồng/năm.
2. Đối với cơ sở chăn nuôi phải đạt giá trị sản lượng hàng hóa từ 1.000 triệu
đồng/năm trở lên;
3. Đối với cơ sở sản xuất lâm nghiệp phải có diện tích tối thiểu 31 ha và giá
trị sản lượng hàng hóa bình quân đạt 500 triệu đồng/năm trở lên.
* Sản phẩm của trang trại
- Sản phẩm từ trồng trọt bao gồm : Sản phẩm cây lương thực, cây công
nghiệp, cây dược liệu, cây ăn quả, rau đậu, cây thức ăn gia súc, cây hoa…
- Sản phẩm từ chăn nuôi bao gồm: sản phẩm thịt, trứng, sữa, mật ong….
- Sản phẩm từ nuôi trồng thuỷ sản : Bao gồm sản phẩm thủy sản ở dạng
nguyên con, các loại sản phẩm khác có nguồn gốc từ thủy sản : Cá, tôm, cua
* Phát triển kinh tế:
Thuật ngữ phát triển kinh tế cũng có nhiều định nghĩa khác nhau:
Theo WB, trong “Sự thách thức của phát triển” năm 1991 cho rằng:

Phát triển kinh tế là sự tăng bền vững về các tiêu chuẩn sống bao gồm tiêu
dùng vật chất, giáo dục, sức khỏe và bảo vệ môi trường.
Cũng theo WB trong “Báo cáo về phát triển năm 1992 – Phát triển và
môi trường” cho rằng: Phát triển kinh tế và nâng cao phúc lợi của nhân dân,
nâng cao tiêu chuẩn sống và cải tiến giáo dục, sức khỏe và bình đẳng về cơ hội.
Nhà kinh tế học E. Wayne Nafziger trong tác phẩm “Kinh tế học của
các nước đang phát triển” thì cho rằng: Phát triển kinh tế là sự tăng trưởng
kinh tế theo những thay đổi về phân phối sản lượng và cơ cấu kinh tế.
Theo cuốn sách “Mô hình hệ kinh tế, sinh thái phục vụ phát triển nông
thôn bền vững” (1999), Nhà xuất bản Nông nghiệp Hà Nội thì phát triển được
định nghĩa là quá trình nâng cao điều kiện sống về vật chất và tinh thần của
9
con người bằng mở rộng sản xuất. Phát tri ể n kinh t ế mang nội hàm rộng hơn
tăng trưởng kinh tế. Nó bao gồm tăng trưởng kinh tế cùng với những thay đổi
về chất của nền kinh tế (như phúc l ợ i xã h ộ i, tuổi thọ, v.v.) và những thay đổi
về cơ cấu kinh tế (giảm tỷ trọng của khu vực sơ khai, tăng tỷ trọng của khu
vực chế tạo và dịch vụ).
Hiện nay người ta định nghĩa khái quát phát triển kinh tế như sau: Phát
triển kinh tế là sự tăng trưởng kinh tế đi kèm với sự tiến bộ của cơ cấu kinh tế,
thể chế kinh tế và chất lượng cuộc sống.
Như vậy, phát triển kinh tế bao gồm những nội dung chủ yếu sau:
Thứ nhất là, sự tăng trưởng là sự tăng lên của tổng sản phẩm xã
hội và thu nhập bình quân đầu người.
Thứ hai là, sự biến đổi cơ cấu kinh tế theo hướng: Tỷ trọng ngành nông nghiệp
ngày càng giảm, tỷ trọng ngành công nghiệp và dịch vụ ngày càng tăng trong tổng sản
phẩm quốc dân.
Thứ ba là, đời sống của nhân dân nhày càng cao về phúc lợi xã hội, tiêu
chuẩn sống, giáodục, sức khỏe và sự bình đẳng về kinh tế, chính trị, xã hội.
*Phát triển kinh tế trang trại:
Phát triển kinh tế trang trại là việc gia tăng mức độ đóng góp về giá trị

sản lượng và sản lượng hàng hoá nông sản của các trang trại cho nền kinh tế,
đồng thời thời phát huy vai trò tiên phong của nó trong việc thúc đẩy tăng
trưởng, giải quyết việc làm ở khu vực nông nghiệp, nông thôn theo hướng
hiện đại gắn với yêu cầu bền vững.
*Phát triển bền vững:
Cho đến nay có rất nhiều định nghĩa về sự phát triển bền vững, trong đó
định nghĩa được nhắc đến nhiều nhất là định nghĩa của Uỷ ban Thế giới
(WCED - World commission on the Environment and Development) về Môi
trường & Phát triển đưa ra năm 1987: “Phát triển bền vững là sự phát triển
đáp ứng nhu cầu hiện tại mà không làm tổn hại đến khả năng đáp ứng nhu cầu
10
của thế hệ tương lai”(Giáo trình Kinh tế tài nguyên môi trường 2006, tr 24).
Định nghĩa của FAO - 1989 về phát triển bền vững:
"Phát triển bền vững là việc quản lý và bảo tồn tài nguyên thiên nhiên,
định hướng những thay đổi công nghệ và thể chế theo một phương thức sao
cho đạt đến độ thoả mãn một cách liên tục những nhu cầu của con người, của
thế hệ hôm nay và mai sau”. Sự phát triển bền vững như vậy trong lĩnh vực
nông nghiệp chính là sự bảo tồn đất nước, các nguồn gen động vật và thực
vật, không làm suy thoái môi trường, là kỹ thuật thích hợp, kinh tế sống động
và được xã hội tiếp nhận.
Khái niệm của Herman Daly, 1973 (World Bank):
Một thế giới bền vững là một thế giới không sử dụng các nguồn tài
nguyên tái tạo như nước, thổ nhưỡng, sinh vật nhanh hơn sự tái tạo của
chúng. Một xã hội bền vững cũng không sử dụng các nguồn tài nguyên không
tái tạo như nhiên liệu hoá thạch, khoáng sản…nhanh hơn quá trình tìm ra loại
thay thế chúng và không thải ra môi trường các chất độc hại nhanh hơn quá
trình trái đất hấp thụ và vô hiệu hoá chúng. (Giáo trình Kinh tế tài nguyên môi
trường 2006, tr 24).
“Phát triển bền vững là phát triển đáp ứng được nhu cầu của thế hệ hiện
tại mà không làm tổn hại đến khả năng đáp ứng nhu cầu đó của các thế hệ

tương lai trên cơ sở kếp hợp chặt chẽ, hài hoà giữa tăng trưởng kinh tế, đảm
bảo tiến bộ xã hội và bảo vệ môi trường”. (Nguyễn Thị Phương Loan, 2008).
Từ khái niệm phát triển bền vững của Uỷ ban Thế giới (WCED - World
commission on the Environment and Development) về Môi trường & Phát
triển đưa ra năm(1987), trên quan điểm tiếp cận một cách có hệ thống, các
chuyên gia của ngân hàng thế giới (1993) đã đưa ra mô hình phát triển bền
vững dưới đây :
11
Sơ đồ 1.1: Mô hình phát triển bền vững của Ngân hàng Thế giới
Như vậy, có nhiều quan điểm khác nhau về phát triển bền vững, tổng
hợp những quan điểm khác nhau đó có thể hiểu rằng “ Phát triển bền vững là
sự phát triển trong đó kết hợp chặt chẽ, hợp lý và hài hòa ba mặt của sự phát
triển là kinh tế, xã hội, môi trường nhằm thõa mãn nhu cầu xã hội hiện tại
nhưng không tổn hại tới sự thõa mãn các nhu cầu của thế hệ tương lai.”
* Phát triển bền vững kinh tế trang trại:
Để phát triển bền vững kinh tế trang trại đó là việc phát triển kinh tế phải
đảm bảo được hiệu quả về mặt kinh tế, xã hội, môi trường cả về chiều rộng và
chiều sâu cụ thể như sau :
- Hiệu quả kinh tế: Yếu tố kinh tế đóng vai trò quan trọng trong phát
triển bền vững. Nó thúc đẩy sự phát triển của cả hệ thống kinh tế, tạo cơ hội
tiếp xúc với những nguồn tài nguyên một cách thuận lợi và quyền sử dụng
những nguồn tài nguyên thiên nhiên được chia sẻ một cách bình đẳng. Yếu tố
được chú trọng ở đây phải là tạo ra sự thịnh vượng chung cho tất cả mọi
người, không chỉ tập trung mang lại lợi nhuận cho một số ít, trong một giới
PTBV
KT-XH
- Công bằng giữa các
thế hệ, trợ giúp việc làm
- Mục tiêu trợ giúp việc
làm

KINH TẾ
* Tăng trưởng
* Hiệu quả * Ổn định
XH – MT
- Công bằng giữa các thế hệ
- Sự tham gia của quần chúng
XÃ HỘI
* Giảm đóí nghèo
* Xây dựng thể
chế
* Bảo tồn di sản
văn hoá dân tộc
KT – MT
- Đánh giá tác động của MT
- Tiền tệ hoá tác động của MT

MÔI TRƯỜNG
* Đa dạng sinh học và
thích nghi
* Bảo tồn tài nguyên
thiên hiên
* Ngăn chặn ô nhiễm
12
hạn cho phép của hệ sinh thái cũng như không xâm phạm những quyền cơ
bản của con người. Hiệu quả kinh tế phản ánh mối tương quan giữa kết quả
hữu ích về mặt kinh tế và chi phí bỏ ra. Nó đánh giá chủ yếu về mặt kinh tế và
hoạt động sản xuất.
- Hiệu quả xã hội: Là mối tương quan so sánh giữa kết quả của các lợi
ích về xã hội và tổng chi phí xã hội. Kết quả của các lợi ích xã hội như cải
thiện điều kiện làm việc, điều kiện sống, tăng việc làm, giải quyết thỏa đáng

giữa các lợi ích xã hội. Khía cạnh xã hội của phát triển bền vững cần chú
trọng vào sự phát triển sự công bằng và xã hội luôn cần tạo điều kiện thuận
lợi cho lĩnh vực phát triển con người và cố gắng cho tất cả mọi người cơ hội
phát triển tiềm năng bản thân và có điều kiện sống chấp nhận được.
-Hiệu quả về môi trường: Khía cạnh môi trường trong phát triển bền
vững đòi hỏi chúng ta duy trì sự cân bằng giữa bảo vệ môi trường tự nhiên với
sự khai thác nguồn tài nguyên thiên nhiên phục vụ lợi ích con người nhằm mục
đích duy trì mức độ khai thác những nguồn tài nguyên ở một giới hạn nhất định
cho phép môi trường tiếp tục hỗ trợ điều kiện sống cho con người và các sinh
vật sống trên trái đất.
- Hiệu quả kinh tế xã hội: Phản ánh mối tương quan giữa kết quả tổng
hợp về mặt kinh tế và xã hội với các chi phí bỏ ra để đạt kết quả đó.
- Hiệu quả phát triển và bền vững: Là hiệu quả kinh tế xã hội có được
do những tác động hợp lý để tạo ra nhịp điệu tăng trưởng tốt và đảm bảo
những lợi ích kinh tế - xã hội, bảo vệ môi trường ở hiện tại và tương lai.
2.1.2.Ý nghĩa phát triển bền vững kinh tế trang trại.
Về kinh tế:
Mô hình kinh tế trang trại đã tạo bước chuyển biến cơ bản về giá trị sản
phẩm hàng hoá, và thu nhập của trang trại vượt trội hẳn so với kinh tế hộ,
hình thành nên những vùng sản xuất hàng hoá lớn tập trung, thúc đẩy quá
trình chuyển đổi cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn, tiến tới xây dựng nên
13
những vùng, miền nông thôn mới văn minh hiện đại. Thách thức còn ở phía
trước, tuy nhiên, kinh tế trang trại thật sự “cất cánh” vẫn còn rất nhiều việc
phải làm.
- Lợi ích trước và sau khi thành lập kinh tế trang trại.
+ Lợi ích trước mắt: Các trang trại góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế phát
triển các loại cây trồng, vật nuôi có giá trị hàng hoá cao, khắc phục dần tình
trạng phân tán, tạo nên những vùng chuyên môn hoá cao, qua đó thúc đẩy
chuyển dịch cơ cấu kinh tế trang trại.

+Lợi ích lâu dài: Góp phần vào việc phát triển công nghiệp đặc biệt là
công nghiệp chế biến và dịch vụ sản xuất ở nông thôn. Thực tế cho thấy việc
phát triển kinh tế trang trại bao giờ cũng đi liền với việc khai thác và sử dụng
một cách đầy đủ và hiệu quả hơn so với kinh tế hộ về các nguồn lực trong
nông nghiệp nông thôn. Ngoài ra trang trại còn góp phần rất lớn trong việc cải
thiện môi trường sống ngày càng tốt hơn. Thật vậy hệ thống sinh thái đã bị
phá vỡ trong việc công nghiệp hoá ồ ạt trên toàn thế giới, thì khi hệ thống
kinh tế trang trại phát triển sẽ dần lấy lại sự cân bằng sinh thái trong tự nhiên,
hệ thống đa dạng sinh thái ngày càng được cải thiện trở lại với cái gì vốn có
của nó.
-Những đóng góp của trang trại đối với Nhà nước: Kinh tế trang trại
phát triển nó góp phần tăng thu nhập đối với nền kinh tế quốc dân, cũng như
tăng nguồn thu ngân sách đối với Nhà nước.
Về xã hội xã hội.
Thu hút lao động, hạn chế bớt làn sóng di cư ra thành phố, làm giảm áp
lực đối với xã hội, đảm bảo an ninh trật tự nơi đô thị, hạn chế tai tệ nạn cho xã
hội. hát triển kinh tế trang trại góp phần quan trọng làm tăng số hộ giàu trong
nông thôn, tạo thêm việc làm tăng thêm thu nhập cho lao động. Điều này rất
có ý nghĩa trong việc giải quyết vấn đề lao động và việc làm. Mặt khác, trong
xu hướng chung của các nước, theo đuổi sự chuyển dịch cơ cấu kinh
tế theo hướng tăng tỷ trọng của công nghiệp và dịch vụ trong nền kinh tế, đã
tác động lớn đến khoảng cách chênh lệch thu nhập của đại bộ phận cư dân,
14

×