Tải bản đầy đủ (.doc) (120 trang)

THỰC TRẠNG và GIẢI PHÁP NÂNG CAO kết QUẢ sản XUẤT KINH DOANH tại CÔNG TY cổ PHẦN GIỐNG cây TRỒNG NGHỆ AN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.38 MB, 120 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG NGHIỆP HÀ NỘI
KHOA KINH TẾ VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
__________________

***

__________________
CAO THỊ TÌNH
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO KẾT
QUẢ SẢN XUẤT KINH DOANH TẠI CÔNG TY
CỔ PHẦN GIỐNG CÂY TRỒNG NGHỆ AN
HÀ NỘI - 2014
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các nội dung
nghiên cứu và kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được công bố
cho việc bảo vệ một học vị nào. Tôi xin cam đoan những mục trích dẫn trong luận
văn đều được chỉ rõ nguồn gốc, mọi sự giúp đỡ đều được cảm ơn.
Hà Nội, ngày tháng 6 năm 2014
Sinh viên
Cao Thị Tình
i
LỜI CẢM ƠN
Sau quá trình học tập và rèn luyện tại trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội,
đặc biệt trong thời gian thực hiện đề tài tốt nghiệp, tôi đã nhận được sự giúp đỡ
nhiệt tình của nhiều cơ quan, tổ chức, cá nhân.
Trước tiên, tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc tới toàn thể các thầy cô giáo trong
khoa Kinh tế và Phát triển nông thôn trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội đã giúp
đỡ tôi trong suốt quá trình học tập tại trường và đặc biệt là cô giáo Th.s Nguyễn Thị
Hải Ninh, người đã trực tiếp hướng dẫn, tận tình chỉ bảo và giúp đỡ tôi hoàn thành
luận văn này.


Tôi xin chân thành cảm ơn ông bà trong Ban giám đốc và toàn thể cán bộ,
nhân viên của phòng tài vụ - kế toán, kinh doanh của Công ty cổ phần giống cây
trồng Nghệ An đã tạo mọi điều kiện thuận lợi cho tôi trong suốt thời gian thực tập
tại Công ty.
Tôi xin gửi lời cảm ơn tới bà con nông dân trong ba huyện Diễn Châu, Nghi
Lộc, Nam Đàn đã nhiệt tình giúp đỡ tôi trong quá trình nghiên cứu để hoàn thành
luận văn này.
Tôi cũng xin chân thành cảm ơn đến bố mẹ, anh chị em, bạn bè đã động
viên, khích lệ và giúp đỡ tôi trong quá trình học tập nghiên cứu cũng như thực
hiện đề tài này.
Mặc dù đã hết sức có gắng nhưng với trình độ, năng lực bản thân còn hạn chế
nên trong báo cáo của tôi chắc chắn không tránh khỏi sai sót, kính mong các thầy
giáo, cô giáo, các bạn sinh viên góp ý để nội dung nghiên cứu này hoàn thiện hơn.
Tôi xin chân thành cảm ơn !
Hà Nội, ngày tháng 6 năm 2014
Sinh viên

Cao Thị Tình
ii
TÓM TẮT
Việt Nam là một nước đang phát triển, dân số sống chủ yếu ở nông thôn và
phần lớn lao động hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp. Do đó, nông nghiệp là
ngành sản xuất vật chất quan trọng vì sản phẩm của nó nuôi sống con người mà bất
kì ngành sản xuất khác thay thế được, là chỗ dựa vững chắc để tạo đà phát triển cho
các ngành kinh tế khác trong nền kinh tế quốc dân. Sản phẩm của ngành trồng trọt
vẫn là một trong những nguồn thu chính của ngành nông nghiệp cũng như của các
hộ nông dân. Để ngành trồng trọt đem lại giá trị kinh tế cao, cần có nhiều yếu tố để
phục vụ cho quá trình sản xuất, đặc biệt là giống. Sự phát triển của ngành trồng trọt
cao nên nhu cầu về giống cây trồng là rất lớn. Việc cung ứng đầy đủ và kịp thời về
các giống cây trồng tại các tỉnh trong nước chưa đáp ứng được hết.

Do đó ngành sản xuất nông nghiệp cũng rất quan trọng vừa đáp ứng được
mục tiêu kinh doanh của các doanh nghiệp đồng thời đáp ứng được nhu cầu của
người nông dân. Trong bối cảnh nền kinh tế thị trường dưới quy luật kinh tế khách
quan đã hình thành rất nhiều hệ thống chuyên cung ứng giống cây trồng, nó không
chỉ đơn thuần là có sự cạnh tranh giữa các doanh nghiệp trong nước mà còn có ảnh
hưởng bởi các doanh nghiệp nước ngoài đã và đang hoạt động, sẵn sàng có sự cạnh
tranh giữa các công ty cũng như doanh nghiệp với nhau. Các doanh nghiệp muốn
tồn tại và phát triển thì đòi hỏi các doanh nghiệp phải nỗ lực kinh doanh thực sự có
hiệu quả. Để đạt được điều đó, vấn đề doanh nghiệp đặt ra hàng đầu là quản lý cũng
như tổ chức sản xuất kinh doanh, phân phối làm thế nào có thể cung ứng được
nhiều sản phẩm nhất, đa dạng hoá sản phẩm và có thị trường vững chắc.
Với sự phát triển của khoa học kỹ thuật ngày nay, các giống lúa mới có năng
suất và phẩm chất tốt đã dần thay thế các giống cũ có hiệu quả sản xuất kém nên
vấn đề mở rộng thị trường và tiêu thụ lúa giống đang là mục tiêu trước mắt và lâu
dài của các Công ty.
Xuất phát từ yêu cầu thực tế trên, tôi tiến hành nghiên cứu đề tài “Thực
trạng và giải pháp nâng cao kết quả sản xuất kinh doanh tại Công ty Cổ phần giống
cây trồng Nghệ An”.
iii
Mục tiêu nghiên cứu của đề tài này là đánh giá thực trạng kết quả sxkd giống
cây trồng để nhằm đề xuất những giải pháp nhằm nâng cao kết quả sxkd giống cây
trồng của Công ty cổ phần giống cây trồng Nghệ An. Đối tượng nghiên cứu là các
nội dung liên quan đến kết quả sxkd, tình hình tiêu thụ và thị trường tiêu thụ giống
cây trồng… Nội dung nghiên cứu hoạt động sxkd giống cây trồng, thị trường tiêu
thụ giống cây trồng của Công ty, các yếu tố ảnh hưởng, và đề xuất giải pháp phù
hợp nhằm nâng cao kết quả sản xuất kinh doanh giống cây trồng của Công ty.
Để đáp ứng mục tiêu nghiên cứu, đề tài đã áp dụng phương pháp nghiên cứu
thu thập thông tin: thông tin số liệu được thu thập qua các tài liệu của phòng ban
của Công ty, thu thập trực tiếp từ điều tra phỏng vấn, số liệu thu thập sẽ được xử lý
bằng máy tính cá nhân và phần mềm excel. Số liệu được phân tích qua các phương

pháp như: thống kê mô tả, phương pháp so sánh, phương pháp dự báo nhu cầu với
hệ thống chỉ tiêu phù hợp như chỉ tiêu phản ánh kết quả sản xuất kinh doanh (sản
lượng giống cây trồng tiêu thụ, hệ số tiêu thụ, chỉ tiêu về mức độ tiêu thụ, cơ cấu
giống cây trồng tiêu thụ, doanh thu, chi phí cho cung ứng), chỉ tiêu về hiệu quả tiêu
thụ (tỷ suất lợi nhuận)…
Quá trình nghiên cứu tôi thu được một số kết quả sau đây: Các hình thức tạo
nguồn của Công ty cổ phần giống cây trồng Nghệ An là thu mua giống cây trồng từ
các trạm sản xuất của các huyện, từ các HTX, từ các Công ty cổ phần giống cây
trồng của các tỉnh khác trong cả nước, từ các Công ty TNHH…ngoài ra do nhu cầu
của sản xuất hàng năm nên Công ty còn nhập khẩu các loại lúa giống lai có chất
lượng giống tốt, mẫu mã đẹp từ Trung Quốc về nhằm đáp ứng đầy đủ và kịp thời
nhu cầu khách hàng tại các thời điểm sản xuất trong năm. Nguồn giống cây trồng
của Công ty chủ yếu được tạo từ các trạm giống đặt ở các huyện của Công ty nhưng
sau khi cổ phần hóa Công ty đi sâu vào lĩnh vực kinh doanh, tất cả nguồn giống cây
trồng của Công ty được tạo từ mua ngoài. Giống cây trồng được tạo nguồn từ mua
ngoài của Công ty gồm có: tạo nguồn từ trong nước và tạo nguồn từ nhập khẩu.
Nguồn giống cây trồng được tạo từ trong nước của Công ty chủ yếu là lúa thuần,
ngô, lạc. Lúa thuần được tạo nguồn là lúa: Kháng dân, lúa nếp, Q
5
, tám thơm…
nhưng trong đó thì khang dân, lúa nếp là chủ yếu. Kết quả tạo nguồn lúa giống từ
iv
trong nước thay đổi qua các năm, tốc độ giảm bình quân của Công ty hàng năm là
1,87%, tổng lượng giống cây trồng tạo nguồn từ trong nước năm 2012 tăng lên
2,41% so với năm 2011, năm 2013 giảm xuống 6,05% so với năm 2012 do lượng
lúa lai giảm qua các năm, và đăc biệt là lượng giống cây trồng được thu mua từ các
trạm sản xuất và hợp tác xã là lớn nhất, tiếp đó là từ các Công ty giống cây trồng
của các tỉnh khác. Nguồn lúa giống được tạo nguồn từ nhập khẩu đa số nhập khẩu
từ Trung Quốc và lượng lúa lai nhập từ Trung Quốc chiếm một lượng rất lớn so với
lúa thuần và nó quyết định đến lãi lỗ của Công ty. Giống lúa lai nhập về hàng năm

từ Trung Quốc chủ yếu là lúa lai nhị ưu 838, lúa lai nhị ưu 986, khải phong… Nhìn
chung tổng lượng lúa giống nhập về từ Trung Quốc giảm dần, bình quân giảm
19,48% trong 3 năm.
Công ty tiêu thụ trên một số thị trường ngoài tỉnh: Hà Tĩnh, Quảng Bình,
Huế, Thanh Hóa…Tỷ lệ tiêu thụ của Công ty ở thị trường ngoài tỉnh là không cao,
và biến động liên tục, cụ thể: Lượng giống cây trồng tiêu thụ ngoài tỉnh chiếm
4,98% năm 2011, năm 2012 chiếm 4,35% và 5,78% năm 2013, số còn lại được tiêu
thụ ở thị trường trong tỉnh. Trên địa bàn tỉnh tổng lượng giống cây trồng tiêu thụ
được biến động qua 3 năm, cụ thể là: Năm 2012 tăng lên 6,71% so với năm 2011,
năm 2013 giảm xuống 29,1% so với năm 2012, bình quân giảm xuống là 11,19%
qua 3 năm. Xét theo địa bàn thì lượng giống cây trồng tiêu thụ lớn nhất hầu hết là ở
thị trường Diễn Châu chiếm 15,45% năm 2011, năm 2012 chiếm 21,96% và
16,59% năm 2013; sau đó là ở thị trường Yên Thành và Thanh Chương. Lượng tiêu
thụ lượng giống cây trồng ít nhất vẫn luôn là ở Nghi Văn, cụ thể là: năm 2011, 2012
đều chiếm 0,04%; đến năm 2013 có tăng lên chiếm 0,05%.
Tình hình tiêu thụ giống cây trồng của Công ty theo mùa vụ có nhiều biến
động, trong tổng sản lượng giống cây trồng tiêu thụ thì vụ chiêm có sản lượng tiêu
thụ cao hơn vụ mùa, đặc biệt là lượng lúa lai chênh nhau khá lớn ở các vụ. Nguyên
nhân là do ở vụ mùa lượng tiêu thụ lúa thuần là chủ yếu, còn sang vụ chiêm do thời
tiết lạnh không thuận lợi cho sâu bệnh phát triển nên chuyển sang trồng lúa lai là
giống lúa cho năng suất cao.
v
Lượng giống cây trồng tiêu thụ không đồng đều giữa các loại lúa giống qua
từng năm, từng vụ:
Theo mùa vụ, sản lượng tiêu thụ của vụ chiêm cao hơn vụ mùa, cụ thể vụ chiêm
năm 2011 tiêu thụ khoảng 1476,295 tấn, còn vụ mùa chỉ có 660,229 tấn tăng lên một
lượng rất lớn là 816,066 tấn và các năm tiếp theo lượng tiêu thụ tiếp tục tăng.
Theo chủng loại, đối với lúa thuần thì lượng lúa giống tiêu thụ ở vụ mùa tăng
lên qua các năm, năm 2012 tăng lên 4,72%, năm 2013 giảm 18,88% so với năm
2012, bình quân giảm xuống 7,08% qua 3 năm.

Trong tổng lượng lúa thuần tiêu thụ ở vụ mùa thì KD là lượng tiêu thụ lớn
nhất, nếp có lượng tiêu thụ lớn thứ 2, bình quân giảm 8,08% qua 3 năm. Giống lúa
lai tiêu thụ chủ yếu ở vụ mùa là nhị ưu 986, nhị ưu 838, còn lúa lai khải phong
chiếm một tỷ lệ nhỏ. Đối với vụ chiêm thì lượng lúa thuần tiêu thụ bình quân giảm
12,45% qua 3 năm, trong tổng lượng lúa thuần tiêu thụ thì lúa KD là lượng tiêu thụ
lớn nhất, còn các giống lúa Nếp, lúa khác thì tình hình tiêu thụ ổn định ở các năm.
Lượng lúa lai tiêu thụ ở đây là khá lớn và chủ yếu vẫn là lúa lai nhị ưu 986 và nhị
ưu 838, còn các giống khác thì chiếm tỷ lệ nhỏ.
Đối với ngô thì lượng ngô giống tiêu thụ ở vụ mùa giảm xuống qua các năm,
năm 2012 giảm xuống 10,15% so với năm 2011, năm 2013 giảm 6,92% so với năm
2012, bình quân giảm xuống 8,53% qua 3 năm.
Đối với lạc thì lượng lạc giống tiêu thụ ở vụ mùa tăng lên qua các năm, năm
2012 tăng lên 137,38% so với năm 2011, năm 2013 giảm nhẹ là 9,14% so với năm
2012, bình quân tăng lên 64,12% qua 3 năm
Trong những năm hoạt động vừa qua Công ty đã không ngừng nỗ lực trong
việc thiết kế hệ thống kênh phân phối của mình, ngoài các cửa hàng, các đại lý bán
buôn bán lẻ Công ty thông qua các cán bộ bán hàng của mình để liên kết kinh doanh
với các trạm trại sản xuất của các huyện trong tỉnh, phòng nông nghiệp của các
huyện, các Công ty cung ứng vật tư nông nghiệp của các tỉnh bạn để tăng lượng lúa
giống tiêu thụ hàng năm. Qua trạm trại của huyện: đây là kênh phân phối chủ đạo
và có hiệu quả nhất của Công ty, số lượng lúa giống được tiêu thụ qua kênh này là
lớn nhất chiếm khoảng 77,25% và tương đối ổn định qua các năm. Khúc thị trường
vi
của công ty được chia làm: khúc thị trường gần trung tâm thành phố và trục đường
chính QL1A là những huyện thuận lợi cho việc giao thông buôn bán, kinh doanh,
hoạt động dịch vụ; khúc thị trường xa trung tâm thành phố và trục đường chính
QL1A là những huyện miền núi xa xôi khó khăn cho việc đi lại, vận chuyển tốn
kém chi phí. Nhìn chung theo đánh giá của khách hàng thì sản phẩm của công ty
được đánh giá là chất lượng tốt, giá bán lúa thuần của công ty được khách hàng
đánh giá là rẻ, còn giống lúa lai, ngô là đắt, chất lượng phục vụ tốt, mẫu mã chất

lượng bao bì của giống ngô còn chưa đảm bảo.
Từ những thực trạng trên, định hướng của Công ty là: Cung ứng các giống
mới có năng suất cao, chất lượng tốt, giá thành phù hợp với bà con nông dân trên
địa bàn, ngoài địa bàn Nghệ An; tăng cường sản xuất các loại giống trong nước, chủ
động được giống phục vụ cho sản xuất, nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh.
Đồng thời ứng dụng tốt các tiến bộ KHKT vào sản xuất giống; kết hợp chặt chẽ hơn
nữa với các đơn vị liên kết sản xuất, để sản xuất những giống mới, chủng loại cần
phong phú đa dạng hơn nữa; nghiên cứu tỉ mỉ nhu cầu, thị hiếu cũng như các biến
động của thị trường, để từ đó có biện pháp mở rộng và chiếm lĩnh thị trường; có các
biện pháp tiêu thụ sản phẩm nhằm tiêu thụ sản phẩm một cách tốt nhất, giảm chi phí
trung gian, để đạt được hiệu quả cao nhất. Và các giải pháp nhằm nâng cao kết quả
sxkd của công ty trong thời gian tới như: giải pháp về công tác tạo nguồn, kỹ thuật
chăm sóc khách hàng, giải pháp về vốn, nguồn nhân lực, giá cả, chất lượng sản
phẩm, giải pháp thị trường (tuyên truyền, tiếp thị - quảng cáo, xúc tiến bán hàng )
và hoàn thiện cơ cấu tổ chức hoạt động của công ty.
Từ các kết quả trên chúng tôi rút ra kết luận: Thị trường cung cấp đầu vào
của Công ty khá đa dạng, Công ty lấy nguồn cung ứng từ các viện, từ trạm sản xuất,
từ các Công ty GCT các tỉnh…Còn thị trường đầu ra của Công ty chủ yếu là thị
trường trong tỉnh, thị phần Công ty tiêu thụ ngoài tỉnh còn hạn chế cần mở rộng
phát triển thêm. Chủng loại giống của Công ty phong phú: Các dòng lai, giống KD,
các giống nếp, tám thơm,… Công ty không ngừng quan tâm đến cải tiến mẫu mã,
bao bì, khuyến mãi, quảng cáo…để góp phần làm tăng doanh thu, lợi nhuận cho
Công ty. Ngoài ra trong hoạt động sản xuất kinh doanh công ty đã phân thị trường
thành những khúc, những đoạn riêng biệt nhằm có những biện pháp, chính sách cụ
thể đối với những khúc thị trường đó.
vii
MỤC LỤC
Sơ đồ 2.1: Các loại kênh phân phối 20
Sơ đồ 3.1: Cơ cấu bộ máy quản lý của Công ty 34
Sơ đồ 4.1: Quy trình tạo nguồn giống cây trồng của Công ty 46

Sơ đồ 4.2: Sơ đồ mạng lưới tiêu thụ của Công ty 61
DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 3.1: Tình hình lao động của Công ty 37
Bảng 3.2 Tình hình nguồn vốn của Công ty 39
Bảng 3.3 Kết quả sản xuất kinh doanh giống cây trồng của Công ty 40
Bảng 4. 1 Kết quả tạo nguồn giống cây trồng từ trong nước của Công ty qua các năm
2011 – 2013 49
Bảng 4.2: Kết quả tạo nguồn giống cây trồng từ nhập khẩu của Công ty qua 3 năm
2011 – 2013 51
Bảng 4.3 Tình hình tiêu thụ giống cây trồng của Công ty ở thị trường ngoài tỉnh qua 3
năm 2011-2013 53
Bảng 4.4 Tình hình tiêu thụ giống cây trồng của Công ty ở trong tỉnh qua 3 năm 2011-
2013 55
viii
Bảng 4.5: Tình hình tiêu thụ lúa giống của Công ty theo mùa vụ và chủng loại qua 3
năm 2011 - 2013 58
Bảng 4.6 Bảng giá bán giống cây trồng của một số tác nhân 63
Bảng 4.7 Tình hình tiêu thụ giống cây trồng tại các trạm trại, HTX 64
Bảng 4.8 Tình hình tiêu thụ giống cây trồng tại các đại lý, cửa hàng của Công ty 64
Bảng 4.9 Tình hình tiêu thụ giống cây trồng tại các cửa hàng bán lẻ 65
Bảng 4.10 Tình hình tiêu thụ giống cây trồng của hộ nông dân 66
Bảng 4.11: Đánh giá của hộ nông dân về sản phẩm của Công ty 70
Bảng 4.12: Đánh giá của đại lý, cửa hàng, HTX về sản phẩm của Công ty 73
ix
DANH MỤC SƠ ĐỒ
Sơ đồ 2.1: Các loại kênh phân phối 20
Sơ đồ 3.1: Cơ cấu bộ máy quản lý của Công ty 34
Sơ đồ 4.1: Quy trình tạo nguồn giống cây trồng của Công ty 46
Sơ đồ 4.2: Sơ đồ mạng lưới tiêu thụ của Công ty 61
x

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
Từ viết tắt Diễn giải nội dung
BH Bán hàng
BQ Bình quân
CC Cơ cấu
CCDV Cung cấp dịch vụ
DNNN Doanh nghiệp nhà nước
GCT Giống cây trồng
HTXDV Hợp tác xã dịch vụ
KD Khang dân
KHKT Khoa học kỹ thuật
NC Nguyên chủng
NSNN Ngân sách nhà nước
UBND Uỷ ban nhân dân
SL Số lượng
SNC Siêu nguyên chủng
SXKD Sản xuất kinh doanh
TBKT Tiến bộ kỹ thuật
TNHH Trách nhiệm hữu hạn
TSCĐ Tài sản cố định
TSLĐ Tài sản lưu động
xi
PHẦN I
MỞ ĐẦU
1.1 Tính cấp thiết của đề tài
Việt Nam là một nước đang phát triển, dân số sống chủ yếu ở nông thôn và
phần lớn lao động hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp. Do đó, nông nghiệp là
ngành sản xuất vật chất quan trọng vì sản phẩm của nó nuôi sống con người mà bất
kì ngành sản xuất khác thay thế được. Điều đó nói lên vai trò to lớn của sản xuất
nông nghiệp trong nền kinh tế quốc dân. Do đó phát triển sản xuất nông sản hàng

hóa và chất lượng sản phẩm nông nghiệp là chỗ dựa vững chắc để tạo đà phát triển
cho các ngành kinh tế khác trong nền kinh tế quốc dân.
Cho đến nay, sản phẩm của ngành trồng trọt vẫn là một trong những nguồn
thu chính của ngành nông nghiệp cũng như của các hộ nông dân. Để ngành trồng
trọt đem lại giá trị kinh tế cao, cần có nhiều yếu tố để phục vụ cho quá trình sản
xuất, đặc biệt là giống. Giống cây trồng là một trong bốn yếu tố có tác dụng trực
tiếp đến năng suất và chất lượng sản phẩm, đó là: phân bón, nguồn nhân lực, nước
và giống. Trong đó giống là vấn đề đầu tiên cần phải quan tâm vì nó mang tính chất
quyết định nhất.
Hiện nay, sự phát triển của ngành trồng trọt cao nên nhu cầu về giống cây
trồng là rất lớn. Việc cung ứng đầy đủ và kịp thời về các giống cây trồng tại các
tỉnh trong nước chưa đáp ứng được hết. Năm gần đây, lượng giống lúa thuần cần
khoảng 60 ngàn tấn giống nhưng hiện tại lượng giống các doanh nghiệp trong Hiệp
hội TM giống cây trồng Việt Nam cung ứng được khoảng 44.200 tấn, chiếm
khoảng 70%. Như vậy, lượng giống các công ty nhỏ lẻ và dân tự cung ứng chiếm
khoảng 30% lượng giống trong sản xuất. Lượng hạt giống lúa lai sản xuất trong
nước vụ Mùa năm 2013 khoảng 2.500 tấn, như vậy lượng giống lúa lai phải nhập
khoảng 8.500 tấn do nguồn giống trong kho hiện nay không thể cung ứng đủ cho
nhu cầu của nông dân. Lượng giống ngô cần khoảng 6.000 tấn giống. Hiện nay các
đơn vị sản xuất kinh doanh giống ngô có khả năng cung ứng đủ cho sản xuất.
1
Thực tế cho thấy, trong quá trình sản xuất cung ứng giống cây trồng vụ
Mùa năm 2013 thời tiết bất thuận đã ảnh hưởng lớn đến năng suất và chất lượng
giống cây trồng. Năng suất lúa giống nhập kho nhiều đơn vị giảm 20-30% kế
hoạch. Chất lượng giống cũng bị ảnh hưởng đặc biệt là 2 chỉ tiêu về tỷ lệ nảy mầm
và độ thuần giống. Bên cạnh đó, giá cả các vật tư thiết yếu cho sản xuất giống
tăng lên không ngừng (xăng dầu, phân bón, thuốc BVTV và công lao động…) đã
làm cho giá thành sản xuất giống tăng cao nhưng giá bán giống khó có thể tăng
lên tương ứng. Vốn thiếu nghiêm trọng nên việc đầu tư, mở rộng sản xuất và mua
lúa, ngô và các giống khác rất khó khăn. Tuy nhiên các doanh nghiệp giống đã

cam kết rằng sẽ bằng mọi cách chuẩn bị đủ giống cho nhu cầu của sản xuất (Cục
Trồng trọt, Hiệp hội TM giống cây trồng Việt Nam, 2013).
Do đó ngành sản xuất nông nghiệp cũng rất quan trọng vừa đáp ứng được mục
tiêu kinh doanh của các doanh nghiệp đồng thời đáp ứng được nhu cầu của người
nông dân. Trong bối cảnh nền kinh tế thị trường dưới quy luật kinh tế khách quan đã
hình thành rất nhiều hệ thống chuyên cung ứng giống cây trồng, nó không chỉ đơn
thuần là có sự cạnh tranh giữa các doanh nghiệp trong nước mà còn có ảnh hưởng bởi
các doanh nghiệp nước ngoài đã và đang hoạt động, sẵn sàng có sự cạnh tranh giữa
các công ty cũng như doanh nghiệp với nhau. Các doanh nghiệp muốn tồn tại và phát
triển thì đòi hỏi các doanh nghiệp phải nỗ lực kinh doanh thực sự có hiệu quả. Để đạt
được điều đó, vấn đề doanh nghiệp đặt ra hàng đầu là quản lý cũng như tổ chức sản
xuất kinh doanh, phân phối làm thế nào có thể cung ứng được nhiều sản phẩm nhất,
đa dạng hoá sản phẩm và có thị trường vững chắc. Với sự phát triển của khoa học kỹ
thuật ngày nay, các giống lúa mới có năng suất và phẩm chất tốt đã dần thay thế các
giống cũ có hiệu quả sản xuất kém nên vấn đề mở rộng thị trường và tiêu thụ lúa
giống đang là mục tiêu trước mắt và lâu dài của các Công ty.
Tỉnh Nghệ An là một tỉnh lớn nằm ở trung tâm khu vực Bắc Trung Bộ có đất
rộng, người đông là điều kiện thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp. Do nằm ở phía
Ðông Bắc dãy Trường Sơn nên có địa hình đa dạng và phức tạp, bị chia cắt bởi các
hệ thống đồi núi và sông suối. Vùng miền núi chiếm 3/4 diện tích toàn tỉnh, còn lại
vùng đồng bằng trung du, còn chịu ảnh hưởng khí hậu không thuận hòa, đó cũng là
2
hạn chế đối với ngành sản xuất nông nghiệp của tỉnh Nghệ An. Việc cung ứng đầy
đủ, kịp thời giống cây trồng phù hợp điều kiện tự nhiên từng vùng đã phần nào thể
hiện sự cố gắng của công ty cổ phần giống cây trồng Nghệ An vượt qua khó khăn
và cho kết quả đáng kể. Những năm gần đây, sản lượng lương thực phẩm tăng khá,
nông dân đã biết lao động làm giàu bằng chính sức lao động của mình. Bộ mặt nông
thôn mới đã hình thành và phát triển. Trong kết quả đó có sự đóng góp không nhỏ
của Công ty Cổ phần giống cây trồng Nghệ An.
Công ty Cổ phần Giống cây trồng Nghệ An chủ yếu cung cấp giống cây

trồng cho người dân trên địa bàn tỉnh, có các trạm vật tư hầu hết ở các huyện thuộc
tỉnh Nghệ An và hoạt động ngày càng phát triển. Tuy nhiên kinh doanh giống cây
trồng chưa đáp ứng được nhu cầu người tiêu dùng, hiệu quả kinh tế chưa thực sự
cao và ổn định. Vậy thực trạng sản xuất kinh doanh giống cây trồng của Công ty
như thế nào? Việc sản xuất kinh doanh giống cây trồng của công ty đang gặp thuận
lợi khó khăn gì? Những giải pháp nào đưa ra nhằm nâng cao kết quả hoạt động sản
xuất kinh doanh của Công ty? Đây là vấn đề bức thiết đặt ra cần phải được nghiên
cứu đánh giá một cách đúng đắn.
Xuất phát từ yêu cầu thực tế trên, tôi tiến hành nghiên cứu đề tài “Thực
trạng và giải pháp nâng cao kết quả sản xuất kinh doanh tại Công ty Cổ phần giống
cây trồng Nghệ An”.
1.2 Mục tiêu nghiên cứu
1.2.1 Mục tiêu chung
Đánh giá thực trạng kết quả sản xuất kinh doanh giống cây trồng, từ đó đề
xuất định hướng và giải pháp nhằm nâng cao kết quả sản xuất kinh doanh giống cây
trồng tại Công ty giống cây trồng Nghệ An trong thời gian tới.
1.2.2 Mục tiêu cụ thể
- Hệ thống hoá những vấn đề lý luận và thực tiễn về sản xuất kinh doanh
giống cây trồng.
- Đánh giá thực trạng sản xuất kinh doanh giống cây trồng tại Công ty giống
cây trồng Nghệ An.
- Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến kết quả sản xuất kinh doanh giống cây
trồng của Công ty.
3
- Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao kết quả sản xuất kinh doanh của
Công ty cổ phần giống cây trồng Nghệ An.
1.3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
1.3.1 Đối tượng nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: Nội dung có liên quan đến kết quả sản xuất kinh
doanh giống cây trồng như: doanh thu từ các loại giống cây được sản xuất và bán ra

thị trường, thị trường tiêu thụ các loại giống cây trồng, đánh giá của khách hàng về
giá cả và chất lượng giống cây trồng giống cây trồng của công ty
- Đối tượng điều tra của đề tài bao gồm:
+ Công ty Cổ phần giống cây trồng Nghệ An
+ Những đối tượng tham gia vào quá trình tiêu thụ sản phẩm của Công ty:
Các trạm giống sản xuất trực thuộc Công ty Cổ phần giống cây trồng Nghệ An, đại
lý, cửa hàng, người bán buôn, bán lẻ, hộ nông dân sử dụng sản phẩm giống cây
trồng của Công ty.
1.3.2 Phạm vi nghiên cứu
- Phạm vi nội dung: Công ty Cổ phần giống cây trồng Nghệ An sản xuất kinh
doanh trên nhiều lĩnh vực: sản xuất - kinh doanh các giống lúa, ngô, lạc, đậu, vừng
và các giống hạt rau các loại; nhưng hiện nay hoạt động kinh doanh giống cây trồng
là hoạt động chủ yếu đem lại nguồn thu lớn nhất cho công ty, hoạt động xuất nhập
khẩu buôn bán vật tư chỉ chiếm một phần nhỏ. Bên cạnh đó, hoạt động tự sản xuất
giống cây trồng hầu như không có. Do đó, để nâng cao kết quả sản xuất kinh doanh
đề tài chỉ tập trung vào vấn đề kinh doanh giống cây trồng.
- Phạm vi không gian: Trên địa bàn tỉnh Nghệ An
- Phạm vi thời gian: Nội dung của đề tài được nghiên cứu qua 3 năm 2011- 2013
4
1.4 Câu hỏi nghiên cứu
- Thực trạng sản xuất kinh doanh của Công ty CP giống cây trồng Nghệ An
trong thời gian gần đây như thế nào?
- Những nguyên nhân nào ảnh hưởng đến kết quả sản xuất kinh doanh của
công ty CP giống cây trồng Nghệ An?
- Nâng cao kết quả sản xuất kinh doanh của Công ty CP giống cây trồng
Nghệ An cần có các giái pháp cụ thể nào?
5
PHẦN II
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO
KẾT QUẢ SẢN XUẤT GIỐNG CÂY TRỒNG

2.1 Cơ sở lí luận về giải pháp nâng cao kết quả sản xuất kinh doanh giống
cây trồng
2.1.1 Các khái niệm có liên quan
2.1.1.1 Sản xuất kinh doanh
* Sản xuất
Theo quan điểm sản phẩm vật chất: Sản xuất là hoạt động có mục đích của
con người nhằm tạo ra các sản phẩm vật chất đáp ứng nhu cầu cá nhân và xã hội
(Những nguyên lý cơ bản CN Mác – Lênin, 2009).
Theo mô hình hóa hệ thống: Sản xuất là một quá trình biến đổi, biến đổi đầu
vào thành đầu ra.
Sản xuất là một quá trình mà doanh nghiệp ”chuyển hóa” các nguồn lực (yếu
tố đầu vào) để tạo ra hàng hóa và dịch vụ (đầu ra), các hàng hóa này sẽ được bán với
một mức giá cho phép trạng thái các chi phí của các yếu tố sản xuất, chi phí hàng hóa
và dịch vụ trung gian và các chi phí cho các bộ phận chức năng của doanh nghiệp.
Tóm lại, sản xuất là một quá trình hoạt động có mục đích của con người để
tạo ra những sản phẩm hữu ích (sản phẩm vật chất và sản phẩm dịch vụ) nhằm thõa
mãn nhu cầu tiêu dùng của cư dân và xã hội (tiêu dùng cho sản xuất, cho đời sống,
cho tích lũy và xuất khẩu) (Phạm Vân Đình và cộng sự, 1997).
* Kinh doanh
Kinh doanh là phương thức hoạt động kinh tế trong điều kiện tồn tại nền
kinh tế hàng hoá, gồm tổng thể những phương pháp, hình thức và phương tiện mà
chủ thể kinh tế sử dụng để thực hiện các hoạt động kinh tế của mình (bao gồm quá
trình đầu tư, sản xuất, vận tải, thương mại, dịch vụ ) trên cơ sở vận dụng quy luật
giá trị cùng với các quy luật khác, nhằm đạt mục tiêu vốn sinh lời cao nhất.
6
* Hoạt động sản xuất kinh doanh
Hoạt động SXKD: Những hoạt động của doanh nghiệp nhằm thõa mãn nhu
cầu của các đối tượng tiêu dùng, không tự làm được, hoặc không đủ điều kiện tự
làm được về các sản phẩm vật chất hoặc dịch vụ mà họ có nhu cầu.
* Quá trình sản xuất kinh doanh

Quá trình SXKD là quá trình tái sản xuất trải qua các giai đoạn Tiền - Hàng -
Sản xuất - Hàng - Tiền. Doanh nghiệp dùng tiền mua vật tư, thiết bị, công nghệ
(giai đoạn dự trữ), kết hợp với sức lao động (giai đoạn sản xuất) tạo ra hàng hóa,
bán hàng hóa đi thu tiền (giai đoạn lưu thông phân phối) với mục đích thu được số
tiền lớn hơn số tiền đã bỏ ra ban đầu.
Như vậy, quá trình SXKD chính là sự phối hợp toàn diện,thống nhất của
nhiều giai đoạn, kết quả thực hiện ở mỗi giai đoạn đều ảnh hưởng đến kết quả của
cả quá trình . Qua quá trình tổ chức SXKD, hiệu quả mà DN đem lại bao gồm nhiều
mặt: hiệu quả kinh tế, hiệu quả xã hội và hiêu quả môi trường.
* Kết quả
Kết quả là thành tích đạt được sau một quá trình làm việc (số lượng, khối
lượng, giá trị sản lượng ).
+ Kết quả sản xuất là kết quả đạt được sau quá trình sản xuất trong thời kỳ
(khối lượng sản phẩm, số lượng sản phẩm, giá trị sản lượng ).
+ Kết quả sản xuất kinh doanh của DN
Là toàn bộ những sản phẩm vật chất và dịch vụ do DN tạo ra trong thời kỳ,
nhằm đáp ứng được lợi ích kinh tế và nhu cầu tiêu dùng của xã hội.
Kết quả hoạt động kinh doanh là kết quả của lao động sản xuất kinh doanh của
doanh nghiệp làm ra trong kỳ. Do vậy, các doanh nghiệp không tính vào kết quả sản
xuất kinh doanh của doanh nghiệp những kết quả thuê ngoài, nhưng doanh nghiệp
được tính vào kết quả của doanh nghiệp các hoạt động làm thuê cho bên ngoài. Chỉ
tính các kết quả đã hoàn thành trong kỳ báo cáo.
Được tính toàn bộ sản phẩm dịch vụ làm ra trong kỳ báo cáo bao gồm sản
phẩm dịch vụ của tất cả các công đoạn sản xuất kinh doanh.
7
Chỉ tính những sản phẩm dịch vụ tiêu chuẩn nằm trong khung chất lượng
tiêu chuẩn. Kết quả hoạt động kinh doanh là mục tiêu mọi hoạt động trong kỳ sản
xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Kết quả này được biểu thị bằng hệ thống chỉ tiêu
(hiện vật, giá trị).
Kết quả sản xuất kinh doanh là phạm trù phản ánh những cái thu được sau

một quá trình kinh doanh hay một khoảng thời gian kinh doanh nào đó. Kết quả bao
giờ cũng là mục tiêu của doanh nghiệp có thể được biểu hiện bằng đơn vị hiện vật
hoặc giá trị (Phạm Văn Dược và Đặng Kim Cương, 1996).
2.1.1.2 Sản xuất kinh doanh giống cây trồng
- Sản xuất kinh doanh giống cây trồng là gì
”Giống cây trồng là một nhóm cây trồng, có đặc điểm kinh tế, sinh học và
các tính trạng hình thái giống nhau, cho năng suất cao, chất lượng tốt ở các vùng
sinh thái khác nhau và điều kiện kỹ thuật phù hợp.” (Nguyễn Văn Hiển, 2000).
Sản xuất hạt giống là một chuyên ngành của sản xuất nông nghiệp, mang những
đặc tính riêng bởi sản phẩm là quá trình sản xuất là những cá thể sống (hạt, cành, mầm,
củ, mô v.v ). Do vậy, sản xuất hạt giống khác với các quá trình sản xuất khác là phải
bảo đảm cho sản phẩm có sức sống với những yêu cầu chính xác về bản chất di truyền,
về khả năng gieo trồng được và cho năng suất mong muốn ở đời sau.
Kinh doanh hạt giống là một ngành mang lại hiệu quả kinh tế cao không chỉ
cho cơ quan kinh doanh mà cho cả cơ sở sản xuất hạt giống. Bản thân việc cung cấp
hạt giống tốt, có sức sống cao, độ thuần di truyền ổn định đảm bảo cho sản lượng
cao ổn định, tốn giảm chi phí, tăng năng suất lao động mang lại lợi ích chung cho
toàn xã hội.
Trong những năm gần đây nghề sản xuất và kinh doanh giống cây trồng ở
nước ta tương đối phát triển trên nhiều loại cây như: lúa, ngô, khoai tây Kinh
doanh hạt (củ cây) giống đem lại lãi suất lớn, sử dụng ít đất đai và thời gian lao
động, có thể sử dụng lao động già, trẻ trên các vườn gia đình, vườn khu tập thể, khu
ruộng sản xuất của đội, của hợp tác xã, trạm trại v.v Ở mỗi loại cây trồng người
kinh doanh, sản xuất giống có những kinh nghiệm, phương pháp và thủ thuật riêng
cần được nghien cứu tham khảo để tìm ra phương pháp tốt nhất (Nguyễn Văn Hiển
và Trần Đình Long, 1997).
"Chọn tạo giống cây trồng" (Plant Breeding) là môn khoa học, cũng là môn
nghệ thuật về sự thay đổi, cải thiện tính di truyền của cây trồng. Nói một cách khác
8
chọn tạo giống cây trồng là "chọn lọc" từ các biến dị tự nhiên cũng như nhân tạo có

trong quần thể để tạo ra giống mới. Công việc đầu tiên của chọn lọc giống cây trồng
là quá trình thuần hóa các cây dại thành cây trồng nông nghiệp, nhằm không ngừng
cải thiện tiềm năng suất, biểu hiện ở một số đặc tính: số hạt/ bông, trọng lượng hạt,
chỉ số thu hoạch, kỹ thuật trồng trọt hoặc tính chịu đựng với điều kiện khắc nghiệt.
Cùng với sự phát hiện ra giới tính của cây trồng, phương pháp lai tạo bổ sung cho kĩ
thuật chọn tọ giống. Ở thế kỉ này, công tác chọn tạo giống cây trồng dựa vào các
phương pháp lai trong cùng một loài với những phương pháp chọn giống đặc biệt
về tần số các biến dị và sự phân li ở các thế hệ và đã thu được kết quả tốt, góp phần
thúc đẩy sản xuất nông nghiệp. Nông nghiệp hiện đại ngày càng được cơ giới hóa
nên yêu cầu cần có những loại hình cây trồng phù hợp, đó là lí do để các nhà chọn
tạo giống tìm ra những cây trồng có tính trạng, đặc tính đáp ứng đầy đủ và thõa mãn
các nhu cầu trên.
Theo Luật hạt giống được ban hành để đảm bảo quyền lợi cho người mua và
người bán hạt giống. Trong luật quy định rõ trách nhiệm của cơ sở sản xuất giống
và công ty buôn bán giống đồng thời bảo hộ quyền lợi của các tổ chức này trong
trường hợp có gian lận. Luật hạt giống bảo hộ quyền lợi của người sử dụng giống
để hạn chế đến mức tối đa các thiệt hại do giống xấu gây ra. Tùy theo từng quốc gia
mà luật hạt giống được Chính phủ ban hành dưới dạng bộ Luật hoặc Nghị định.
Trong luật quy định các nội dung về sản xuất giống, chế biến, đóng gói, bảo quản
hạt giống, kho giống, các nội dung kiểm nghiệm, trách nhiệm kinh tế của cơ sở sản
xuất và cơ quan kinh doanh giống.
Giống là một loại vật tư nên được buôn bán kinh doanh như các mặt hàng
nông nghiệp khác. Tuy nhiên giống là một vật tư đặc biệt, nó là vật tư sống và được
tái tạo, nhân lên, vì thế trong kinh doanh giống yêu cầu đảm bảo chất lượng, đúng
phẩm cấp được đặt lên hàng đầu. Để đảm bảo cung ứng giống kịp về thời gian, đủ
về khối lượng và đạt yêu cầu về chất lượng và công tác thông tin tuyên truyền,
hướng dẫn với nông dân phải được tiến hành rộng rãi và thường xuyên. Các cơ
quan kinh doanh giống phải có mối liên hệ mật thiết với các cơ quan nghiên cứu
chọn tạo giống để nhằm đáp ứng đủ nhu cầu của nông dân. Buôn bán và kinh doanh
9

giống phải triệt để tuân thủ các điều khoản quy định trong luật hạt giống (Nguyễn
Văn Hiển, 2000).
- Đặc điểm của sản xuất kinh doanh giống cây trồng
Giống cây trồng là một yếu tố đầu tư rất quan trọng và có hiệu quả cao của
ngành trồng trọt. Giống tốt và hạt giống đạt tiêu chuẩn chất lượng có thể làm tăng
năng suất từ 10-30% hoặc nhiều hơn.
Thông thường một giống thuần mới đối với cây ngắn ra đời phải mất 9-10 vụ
chọn tạo, khảo nghiệm và sản xuất thử; trog đó 6-8 vụ chọn lọc và thí nghiệm tại
các cơ sở nghiên cứu, 3-4 vụ khảo nghiệm sinh thái, khảo nghiệm các biện pháp kỹ
thuật canh tác và sản xuất thử trên diện rộng nhằm đánh giá tính khác biệt, độ đồng
nhất, độ ổn định, khả năng thích ứng, khả năng chống chịu sâu bệnh và điều kiện
ngoại cảnh bất thuận cũng như chất lượng và hiêu quả kinh tế của giống mới (Kết
quả khảo nghiệm giống cây trồng, tập 1-1998).
Trong kinh doanh hạt giống ở nước ta hiện nay cần chú ý phối hợp giữa
người sản xuất giống tới người kinh doanh và cơ quan trọng tài, trên cơ sở luật
pháp. Hạt giống là tư liệu sản xuất, độ tốt, xấu của lô hạt giống liên quan đến đời
sống của nhiều người sản xuất tiếp sau. Để đánh giá thật chính xác giá trị của lô hạt
giống lại cần qua một thời gian dài của một vụ sản xuất cùng với hàng loạt chi phí
đầu tư khác kèm theo. Bởi vậy cần có sự trung thực tuyệt đối của người sản xuất,
kiểm nghiệm và kinh doanh giống (Nguyễn Văn Hiển và Trần Đình Long, 1997).
2.1.2 Vai trò của việc nâng cao kết quả sản xuất kinh doanh
2.1.2.1 Vai trò của việc nâng cao kết quả sản xuất kinh doanh
Việc nâng cao kết quả SXKD trong sản xuất có vai trò rất quan trọng. Bởi
nguồn lực là có hạn và ngày càng khan hiếm, trong khi nhu cầu của con người ngày
càng tăng. Do đó, với nguồn lực nhất định thì ta phải tìm cách sản xuất ra của cải
nhiều hơn ngược lại để có lượng sản phẩm cần thiết thì càng sử dụng ít nguồn lực
thì càng tốt. Trong thực tế sản xuất nông nghiệp, cũng như các doanh nghiệp kinh
doanh trong lĩnh vực nông nghiệp diễn ra trong điều kiện rủi ro bất thường làm cho
kết quả và hiệu quả sản xuất thường không ổn định. Mặt khác nhu cầu của việc
cung cấp giống cây trồng phục vụ cho nông nghiệp ngày càng gia tăng. Vì vậy, để

giải quyết vấn đề trên thì chúng ta phải nâng cao kết quả SXKD trong các Công ty,
doanh nghiệp kinh doanh trong lĩnh vực giống cây trồng. Vì nâng cao kết quả
10
SXKD sẽ tạo điều kiện cho các Công ty cung ứng các loại giống cây có chất lượng,
đáp ứng đủ số lượng cũng như kịp thời vụ cho người sản xuất (Phạm Văn Dược và
Đặng Kim Cương, 1996).
- Ý nghĩa
Khi nâng cao kết quả SXKD thì có lợi cho người sản xuất và người tiêu
dùng. Với người sản xuất, nâng cao hiệu quả trong SXKD có tác dụng tiết kiệm
được chi phí sản xuất, tối đa hoá lợi nhuận. Còn với người tiêu dùng thì nâng cao
hiệu quả kinh tế sẽ đáp ứng tốt hơn nhu cầu và khi đó họ sẽ mua sản phẩm với giá
rẻ hơn, số lượng mua sẽ nhiều hơn, chất lượng tốt hơn từ đó lại kích thích trở lại
cho sản xuất phát triển.
2.1.2.2 Vai trò của việc nâng cao kết quả sản xuất kinh doanh đối với kinh doanh
giống cây trồng
Trong 2 thập kỷ vừa qua, ngành nông nghiệp Việt Nam đã đạt được nhiều
thành tựu đáng khích lệ. Trong khi đã đảm bảo được an ninh lương thực trong nước,
Việt Nam đã trở thành một trong những quốc gia lớn trên thế giới trong lĩnh vực sản
xuất và xuất nông sản của một số loại cây trồng như lúa gạo, cà phê, cao su, điều,
chè và hồ tiêu Cùng với việc cải thiện hệ thống thuỷ lợi, phổ biến ứng dụng phân
bón hoá học và thuốc BVTV thì các giống cây trồng mới đã đóng vai trò rất quan
trọng để đạt được nhiều thành tựu trong phát triển nông nghiệp nông thôn. Ngành
giống cây trồng đã cung cấp một bộ giống phong phú, bao gồm những giống thuần
và giống ưu thế lai ngắn ngày, có năng suất cao, chất lượng tốt, chống chịu sâu
bệnh, có khả năng thích ứng rộng (đối với cây trồng hàng năm) và nhiều loại giống
cây trồng lâu năm được cải tiến, chọn lọc đưa vào sản xuất. Những kết quả này đã
tạo ra điều kiện rất cơ bản để nước ta thực hiện thành công “cuộc cách mạng mùa
vụ”, cải thiện chất lượng và nâng cao sản lượng.
Có thể hiểu sản phẩm giống cây trồng là tư liệu sản xuất đặc biệt của ngành
sản xuất nông nghiệp. Việt Nam hiện nay vẫn là nước có cơ cấu kinh tế nông

nghiệp là chủ yếu nên khi tiến hành công nghiệp hoá (CNH), hiện đại hoá (HĐH)
đất nước thì cần phải CNH, HĐH ngành nông nghiệp. Do vậy, yêu cầu tất yếu là
cần phải CNH, HĐH ngành giống cây trồng.
11
Để gia tăng giá trị sản phẩm nông nghiệp và chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vai
trò của ngành giống cây trồng rất được chú trọng. Lĩnh vực sản xuất, kinh doanh
giống cây trồng ở Việt Nam có tiềm năng rất lớn. Và sản phẩm giống cây trồng có
hàm lượng chất xám cao, tiềm năng giá trị gia tăng lớn. Hiện nay và trong thời gian
tới, tỷ suất lợi nhuận bình quân của ngành giống cây trồng là khá cao.
Ngày nay trong các biện pháp kỹ thuật thâm canh tăng năng suất cây trồng
thì giống là yếu tố đầu tiên quyết định làm tăng năng suất, cũng như tăng chất lượng
nông sản hàng hoá. Từ vị trí, vai trò quan trọng của giống trong sản xuất nông
nghiệp mà hàng năm Nhà nước ta đã đầu tư rất lớn về kinh phí và cơ sở vật chất kỹ
thuật cho các Viện nghiên cứu Nông nghiệp và các Trường Đại học Nông Nghiệp
trong nước nghiên cứu, chọn tạo ra các giống cây trồng phù hợp với từng vùng sinh
thái khác nhau và đã được ứng dụng vào sản xuất mang lại hiệu quả kinh tế cao cho
hàng triệu hộ nông dân trong cả nước; trong đó công tác nghiên cứu, chọn tạo và
ứng dụng vào sản xuất các giống lúa mới, giống nguyên chủng đặc biệt được quan
tâm (Nguyễn Đình Giao, 2001).
2.1.3 Các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh giống cây trồng
2.1.3.1Các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất giống cây trồng
a. Nhóm yếu tố điều kiện tự nhiên
Trong các nhân tố thuộc về điều kiện tự nhiên, thông thường, nhân tố đầu tiên mà
người ta phải kể đến đó là điều kiện đất đai. Các tiêu thức của đất đai cần được
phân tích, đánh giá về mức độ thuận lợi hay khó khăn cho sản xuất hàng hoá và
chuyên môn hoá sản xuất nông nghiệp là: Tổng diện tích đất tự nhiên, đất nông
nghiệp; đặc điểm về chất đất (nguồn gốc đất, hàm lượng các chất dinh dưỡng có
trong đất, khả năng mà cây trồng các loại có thể sử dụng các chất dinh dưỡng đó, độ
PH của đất…); đặc điểm về địa hình, về cao độ của đất đai. Điểm cơ bản cần lưu ý
khi đánh giá mức độ thuận lợi hay khó khăn của đất đai là phải gắn với từng loại

cây trồng cụ thể. Rất có thể một đặc điểm nào đó của đất đai là khó khăn cho phát
triển loại cây trồng này, nhưng lại là thuận lợi cho phát triển loại cây khác. Đồng
thời cũng cần xem xét trong từng thời vụ cụ thể trong năm về ảnh hưởng của đất đai
đối với sản xuất một loại cây trồng cụ thể.
12
Đối với sản xuất hàng hoá và chuyên môn hoá sản xuất nông nghiệp, đất đai
tuy thường được xem xét trước, nhưng mức độ ảnh hưởng của nó đến sản xuất hàng
hoá và chuyên môn hoá không mang tính quyết định bằng điều kiện khí hậu. Những
thông số cơ bản của khí hậu như: nhiệt độ bình quân hàng năm, hàng tháng; nhiệt
độ cao nhất, thấp nhất hàng năm, hàng tháng; lượng mưa hàng năm, hàng tháng;
lượng mưa bình quân cao nhất, thấp nhất trong thời kỳ quan trắc; độ ẩm không khí;
thời gian chiếu sáng, cường độ chiếu sáng; chế độ gió; những hiện tượng đặc biệt
của khí hậu như sương muối, mưa đá, tuyết rơi, sương mù… đều phải được phân
tích, đánh giá về mức độ ảnh hưởng đến phát triển của từng loại cây trồng cụ thể.
Ngoài đất đai và khí hậu, nguồn nước cũng cần được xem xét. Nguồn nước bao
gồm cả nước mặt và nước ngầm, hoặc khả năng đưa nước từ nơi khác đến vùng sản
xuất mà chúng ta đang xem xét.
Đối với sản xuất hàng hoá và chuyên môn hoá sản xuất nông nghiệp, các yếu
tố thuộc về điều kiện tự nhiên được xem như cơ sở tự nhiên của phân công lao động
trong nông nghiệp. Đa phần những chuyên môn hoá theo vùng trong nông nghiệp
cho đến thời đại ngày nay, đều xuất phát từ sự khác biệt về điều kiện tự nhiên, trong
đó chủ yếu xuất phát từ sự khác biệt về khí hậu và nguồn nước. Sự chuyên môn hoá
giữa vùng này và vùng khác trong một quốc gia, hoặc giữa quốc gia này với quốc
gia khác trên phạm vi thế giới, cơ bản đều xuất phát từ sự khác biệt của điều kiện
khí hậu. Đó là cơ sở tự nhiên cho sự phân công lao động quốc tế.
b. Nhóm yếu tố kinh tế xã hội
Đất đai, khi xem xét những đặc tính về cơ, lý, hoá, sinh ảnh hưởng như thế
nào đến sản xuất hàng hoá và chuyên môn hoá sản xuất nông nghiệp, thì đó được
coi là điều kiện tự nhiên. Song nếu xem xét nó về qui mô diện tích bình quân cho
một nhân khẩu, cho một lao động, cách thức phân phối quĩ đất nông nghiệp … thì

nó lại là điều kiện kinh tế. Nói chung, với các điều kiện khác như nhau, nếu chỉ tiêu
đất đai nông nghiệp, đất canh tác trên một nhân khẩu, một lao động càng cao, sẽ tạo
điều kiện thuận lợi cho sản xuất hàng hoá và chuyên môn hoá sản xuất nông nghiệp
hình thành và phát triển. Chỉ tiêu này không hoàn toàn cố định, nó không phải là
điều kiện bất biến như các điều kiện tự nhiên, nó chịu sự tác động mạnh mẽ của các
13

×