Tải bản đầy đủ (.pdf) (111 trang)

giải pháp nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh tại công ty cổ phần kỹ nghệ cách nhiệt gia nguyên

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.17 MB, 111 trang )



BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KỸ THUẬT CÔNG NGHỆ TP. HCM





LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP





GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ SẢN XUẤT KINH
DOANH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN KỸ NGHỆ CÁCH NHIỆT
GIAI NGUYÊN



Ngành: QUẢN TRỊ KINH DOANH
Chuyên ngành: QUẢN TRỊ DOANH NGHIỆP




Giảng viên hướng dẫn : TS. LÊ QUANG HÙNG
Sinh viên thực hiện : PHAN THỊ THU THÚY
MSSV: 0954010504 Lớp: 09DQD5





TP. Hồ Chí Minh, 2013
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KỸ THUẬT
CÔNG NGHỆ TP.HCM
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP

GVHD: TS. LÊ QUANG HÙNG i SVTH: PHAN THỊ THU THÚY
LỜI CAM ĐOAN

Em cam đoan đây là đề tài nghiên cứu của em.Những kết quả và các số liệu
trong báo cáo khóa luận tốt nghiệp được thực hiện tại Công ty Cổ phần Kỹ Nghệ
Cách Nhiệt Gia Nguyên, không sao chép bất kỳ nguồn nào khác.Em hoàn toàn chịu
trách nhiệm trước nhà trường về sự cam đoan này.

TP. HCM, ngày… tháng… năm……
Tác giả




















TRƯỜNG ĐẠI HỌC KỸ THUẬT
CÔNG NGHỆ TP.HCM
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP

GVHD: TS. LÊ QUANG HÙNG ii SVTH: PHAN THỊ THU THÚY
LỜI CẢM ƠN

Đầu tiên, cho phép em gửi lời cảm ơn đến quý Thầy Cô tại Khoa Quản
trịkinh doanh – Trường Đại Học Kỹ Thuật Công Nghệ TP.HCM vì những kiến
thức, kinh nghiệm mà Thầy Cô đã dành cho em trong suốt bốn năm theo học tại
đây. Đó là hành trang quý báu mà em sẽ mang theo suốt cuộc đời mình.
Tiếp đến, em xin gửi lời cảm ơn chân thành đến thầy Lê Quang Hùng đã tận
tình hướng dẫn, bổ sung kiến thức giúp đỡ em hoàn thành tốt giai đoạn thực tập tốt
nghiệp.
Em cũng xin chân thành cảm ơn các anh, chị Phòng kế toán. Những người đã
giúp đỡ em rất nhiều, dù công việc bận rộn nhưng vẫn dành thời gian chỉ dẫn,
truyền đạt những kinh nghiệm và nghiệp vụ, cung cấp những thông tin, số liệu cần
thiết để em có thể hoàn thành tốt đề tài này.
Một lần nữa, xin chân thành cảm ơn những tình cảm tốt đẹp mà mọi người đã
dành cho em.
Do hạn chế về thời gian và kiến thức nên trong quá trình thực hiện đề tài
không tránh khỏi thiếu sót. Rất mong thầy cô, các anh chị chỉ dẫn và góp ý thêm.
TP.HCM, ngày… tháng… năm 2013.

Si nh viên


TRƯỜNG ĐẠI HỌC KỸ THUẬT
CÔNG NGHỆ TP.HCM
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP

GVHD: TS. LÊ QUANG HÙNG iii SVTH: PHAN THỊ THU THÚY
NHẬN XÉT CỦA ĐƠN VỊ THỰC TẬP























TP. Hồ Chí Minh, ngày 15 tháng 07 năm 2013
(Ký tên)


TRƯỜNG ĐẠI HỌC KỸ THUẬT
CÔNG NGHỆ TP.HCM
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP

GVHD: TS. LÊ QUANG HÙNG iv SVTH: PHAN THỊ THU THÚY
NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN























TP. Hồ Chí Minh, ngày 15 tháng 07 năm 2013
(Ký tên)
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KỸ THUẬT
CÔNG NGHỆ TP.HCM
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP

GVHD: TS. LÊ QUANG HÙNG v SVTH: PHAN THỊ THU THÚY
MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU 1
1. Tính cấp thiết của đề tài: 1
2. Tình hình nghiên cứu: 2
3. Mục đích nghiên cứu 2
4. Phương pháp nghiên cứu 2
5. Nhiệm vụ nghiên cứu 2
6. Phạm vi nghiên cứu 3
7. Kết quả đạt được 3
8. Kết cấu của luận văn 3
CHÖÔNG 1 :CƠ SỞ LÍ LUẬN CHUNG VỀ HIỆU QUẢ SẢN XUẤT KINH
DOANH CỦA DOANH NGHIỆP 4

1.1. Khái niệm và bản chất của việc nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh 4
1.1.1. Khái niệm về hiệu quả sản xuất kinh doanh 4
1.1.2. Bản chất của hiệu quả kinh doanh 5
1.2. Vai trò và phân loại hiệu quả sản xuất kinh doanh 5
1.2.1. Vai trò của việc nâng cao hiệu quả kinh doanh 5
1.2.2. Phân loại hiệu quả sản xuất kinh doanh 6
1.2.2.1. Hiệu quả kinh doanh tổng hợp và hiệu quả kinh doanh bộ phận 6

1.2.2.2. Hiệu quả kinh doanh ngắn hạn và hiệu quả kinh doanh dài hạn 6
1.3. Sự cần thiết của việc nâng cao hiệu quả kinh doanh 7
1.3.1. Nâng cao hiệu quả kinh doanh là cơ sở cơ bản để đảm bảo sự tồn tại và phát
triển của doanh nghiệp. 7

1.3.2. Nâng cao hiệu quả kinh doanh là nhân tố thúc đẩy sự cạnh tranh và tiến bộ
trong kinh doanh. 7

1.3.3. Hiệu quả sản xuất kinh doanh là công cụ hữu hiệu của nhà quản trị 8
1.4. Các phương pháp phân tích hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp 8
1.4.1. Phương pháp so sánh 8
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KỸ THUẬT
CÔNG NGHỆ TP.HCM
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP

GVHD: TS. LÊ QUANG HÙNG vi SVTH: PHAN THỊ THU THÚY
1.4.2. Phương pháp thay thế liên hoàn 9
1.4.3. Phương pháp chỉ số 10
1.5. Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sản xuất kinh doanh 12
1.5.1. Cơ sở phân tích 12
1.5.2. Nhóm chỉ tiêu đánh giá hiệu quả tổng quát 12
1.5.2.1. Hiệu quả sử dụng tổng tài sản 12
1.5.2.2. Hiệu quả sử dụng nguồn vốn chủ sở hữu 12
1.5.2.3. Hiệu quả sử dụng chi phí 13
1.5.3. Nhóm các chỉ tiêu hiệu quả bộ phận 13
1.5.3.1. Hiệu quả sử dụng lao động 13
1.5.3.2. Hiệu quả sử dụng tài sản cố định 14
1.5.3.3. Hiệu quả sử dụng tài sản lưu động ( Vốn lưu động ) 14
1.6. Dự báo trong Công ty CP Kỹ Nghệ Cách Nhiệt Gia Nguyên 15
CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH

DOANH CỦA CÔNG TY 17

2.1. Những nét khái quát về công ty 17
2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển 17
2.1.1.1. Mục tiêu kinh doanh 17
2.1.1.2. Phương châm kinh doanh 18
2.1.1.3. Tầm nhìn của công ty 18
2.1.2. Cơ cấu tổ chức bộ máy nhân sự tại công ty 19
2.1.2.1. Sơ đồ bộ máy tổ chức 19
2.1.2.2. Nhiệm vụ và chức năng của từng bộ phận 19
2.1.3. Cơ cấu tổ chức lao động 20
2.1.4. Đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty 24
2.1.4.1. Đặc điểm về sản phẩm 24
2.1.4.2. Về quy trình công nghệ chế tạo sản phẩm 29
2.2. Phân tích thực trạng hiệu quả sản xuất kinh doanh của Công ty 30
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KỸ THUẬT
CÔNG NGHỆ TP.HCM
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP

GVHD: TS. LÊ QUANG HÙNG vii SVTH: PHAN THỊ THU THÚY
2.2.1. Phân tích môi trường ảnh hưởng tới hiệu quả hoat động sản xuất kinh doanh
của doanh nghiệp 30

2.2.1.1. Môi trường vĩ mô 30
2.2.1.2. Môi trường vi mô 33
2.2.1.3. Môi trường nội bộ 36
2.3. Phân tích tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh Công ty giai đoạn 2010-
2012 37

2.3.1. Phân tích sản lượng, doanh thu các sản phẩm Cách nhiệt của Công ty CP Kỹ

Nghệ Cách Nhiệt Gia Nguyên Error! Bookmark not defined.

2.3.1.1. Về sản lượng Error! Bookmark not defined.
2.3.1.2. Về doanh thu 44
2.3.2. Phân tích tốc độ phát triển sản lượng, doanh thu các sản phẩm cách nhiệt cùa
Công ty 45

2.3.2.1. Phân tích tốc độ phát triển tổng doanh thu giai đoạn 2010 – 2012 45
2.3.3. Phân tích mức ảnh hưởng của nhân tố sản lượng giá cả bình quân các sản
phẩm đến tổng doanh thu của công ty giai đoạn 2010 – 2012 46

2.4. Phân tích các chỉ tiêu hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty CP Gia
Nguyên 49

2.4.1. Phân tích nhóm chỉ tiêu hiệu quả tổng quát 49
2.4.1.1. Hiệu quả sử dụng tổng tài sản 49
2.4.1.2. Hiệu quả sử dụng nguồn vốn chủ sở hữu 50
2.4.1.3. Hiệu quả sử dụng chi phí 51
2.4.2. Phân tích nhóm chỉ tiêu hiệu quả bộ phận 52
2.4.2.1. Hiệu quả sử dụng lao động 52
2.4.2.2. Tình hình sử dụng nguồn lao động 53
2.4.2.3. Phân tích chất lượng sử dụng lao động (tình hình tăng năng suất lao động)
54

2.4.2.4. Hiệu quả sử dụng tài sản cố định 58
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KỸ THUẬT
CÔNG NGHỆ TP.HCM
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP

GVHD: TS. LÊ QUANG HÙNG viii SVTH: PHAN THỊ THU THÚY

2.4.2.5. Hiệu quả sử dụng tài sản lưu động 60
2.5. Đánh giá thực trạng hiệu quả sản xuất kinh doanh của công ty 62
2.5.1. Những kết quả đạt được trong sản xuất kinh doanh của Công ty CP Gia
Nguyên 63

2.5.2. Những vấn đề còn tồn đọng trong sản xuất kinh doanh của Công ty 64
2.5.3. Ma trận SWOT và đề ra các chiến lược phát triển cho công ty 65
2.5.3.1. Tổng hợp các điểm mạnh – điểm yếu – nguy cơ – thách thức 66
2.5.3.2. Ma trận điểm mạnh – điểm yếu – cơ hội – nguy cơ (SWOT) 67
CHƯƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG
SẢN XUẤT KINH DOANH TẠI CÔNG TY CP KỸ NGHỆ CÁCH NHIỆT
GIA NGUYÊN 69

3.1. Quan điểm và định hướng phát triển của công ty trong những năm tới 69
3.1.1. Quan điểm phát triển của ngành đến năm 2020 69
3.1.2. Mục tiêu phát triển của công ty 70
3.1.2.1. Mục tiêu chung 70
3.1.2.2. Mục tiêu cụ thể 70
3.1.3. Định hướng phát triển của công ty 71
3.1.3.1. Định hướng phát triển thị trường tiêu thụ 71
3.1.3.2. Định hướng phát triển sản phẩm 72
3.2. Dự báo doanh thu, sản lượng trong năm tới 72
3.2.1. Dự báo doanh thu 72
3.2.2. Dự báo sản lượng của sản phẩm trong năm tới 74
3.2.2.1. Panel, xốp, tôn các loại 74
3.2.2.2. Chụp các loại 75
3.2.2.3. Các loại sản phẩm tính theo tấn 77
3.3. Một số giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh 78
3.3.1. Kế hoạch nâng cao chất lượng sản phẩm và công tác chăm sóc khách hàng .79
3.3.1.1. Cơ sở của giải pháp 79

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KỸ THUẬT
CÔNG NGHỆ TP.HCM
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP

GVHD: TS. LÊ QUANG HÙNG ix SVTH: PHAN THỊ THU THÚY
3.3.1.2. Mục đích của giải pháp 79
3.3.1.3. Nội dung thực hiện giải pháp 79
3.3.1.4. Lợi ích của giải pháp 81
3.3.2. Nâng cao chất lượng của đội ngũ lao động 81
3.3.2.1. Cơ sở của giải pháp 81
3.3.2.2. Mục đích của biện pháp 82
3.3.2.3. Nội dung thực hiện giải pháp 82
3.3.2.4. Lợi ích khi thực hiện giải pháp 85
3.3.3. Thành lập bộ phận marketing, đẩy mạnh công tác nghiên cứu thị trường 85
3.3.3.1. Cơ sở của giải pháp 85
3.3.3.2. Mục đích của giải pháp 85
3.3.3.3. Nội dung của giải pháp 86
3.3.3.4. Lợi ích khi thực hiện giải pháp 89
3.3.4. Tăng cường huy động vốn và sử dụng vốn có hiệu quả 89
3.3.4.1. Cơ sở của giải pháp 89
3.3.4.2. Mục đích giải pháp 89
3.3.4.3. Nội dung của giải pháp 89
3.3.4.4. Lợi ích khi thực hiện giải pháp 91
3.3.5. Tăng cường liên kết kinh tế 91
3.3.5.1. Cơ sở của giải pháp 91
3.3.5.2. Mục đích của giải pháp 91
3.3.5.3. Nội dung và lợi ích của giải pháp 91
3.3.5.4. Lợi ích khi thực hiện giải pháp 92
3.4. Kiến nghị với nhà nước 92
KẾT LUẬN 95

TÀI LIỆU THAM KHẢO 96
PHỤ LỤC 97

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KỸ THUẬT
CÔNG NGHỆ TP.HCM
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP

GVHD: TS. LÊ QUANG HÙNG x SVTH: PHAN THỊ THU THÚY
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

1. BQ
:
Bình quân
2. CP
:
Chi phí
3. CBCNV
:
Cán bộ công nhân viên
4. DTT
:
Doanh thu thuần
5. ĐHĐCĐ
:
Đại hội đồng cổ đông
6. HĐQT
:
Hội đồng quản trị
7. HS
:

Hiệu suất
8. LNST
:
Lợi nhuận sau thuế
9. SSX
:
Sức sản xuất
10. SSL
:
Sức sinh lời
11. TSCĐ
:
Tài sản cố định
12. TSLĐ
:
Tài sản lưu động
13. TNHH
:
Trách nhiệm hữu hạn
14. VCSH
:
Vốn chủ sở hữu



TRƯỜNG ĐẠI HỌC KỸ THUẬT
CÔNG NGHỆ TP.HCM
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP

GVHD: TS. LÊ QUANG HÙNG xi SVTH: PHAN THỊ THU THÚY

DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 2.1.
Bảng thể hiện cơ cấu lao động theo giới tính giai đoạn 2010-2012 21
Bảng 2.2. Bảng thể hiện cơ cấu lao động theo trình độ giai đoạn 2010-2012 22
Bảng 2.3. Bảng thể hiện cơ cấu lao động theo độ tuồi giai đoạn 2010-2012 23
Bảng 2.4. Đặc điểm đối tượng khách hàng 33
Bảng 2.5. Đặc điểm các đối thủ cạnh tranh 34
Bảng 2.6. Sản lượng sản phẩm giai đoạn 2010 – 2012 38
Bảng 2.7. Tổng doanh thu thực hiện so với kế hoạch giai đoạn 2010-2012 44
Bảng 2.8. Phân tích tốc độ phát triển doanh thu giai đoạn 2010-2012 46
Bảng 2.9. Phân tích ảnh hưởng của sản lượng, giá cả đến doanh thu 47
Bảng 2.10. Hiệu quả sử dụng tài sản giai đoạn 2010 - 2012 49
Bảng 2.11. Hiệu quả sử dụng vốn chủ sỡ hữu gai đoạn 2010 - 2012 50
Bảng 2.12. Hiệu quả sử dụng chi phí giai đoạn 2010 - 2012 51
Bảng 2.13. Phân loại số lượng lao động giai đoạn 2010 - 2012 52
Bảng 2.14. Hiệu quả sử dụng lao động lao động 53
Bảng 2.15. Bảng phân tích tình hình biến động năng suất lao động 55
Bảng 2.16. Hiệu quả sử dụng tài sản cố định giai đoạn 2010 – 2012 58
Bảng 2.17. Cơ cấu tài sản lưu động giai đoạn 2010 - 2012 60
Bảng 2.18. Hiệu quả sử dụng tài sản lưu động 61
Bảng 2.19. Ma trận SWOT của công ty 68
Bảng 3.1. Bảng doanh thu thực hiện so với kế hoạch 72
Bảng 3.2. Số liệu phục vụ cho hàm dự báo doanh thu trong năm tới 73
Bảng 3.3. Số lượng sản phẩm panel, tôn các loại 74
Bảng 3.4. Số liệu phục vụ dự báo sản lượng 75
Bảng 3.5. Sản lượng chụp các loại 75
Bảng 3.6. Số liệu phục vụ dự báo sản lượng chụp các loại 76
Bảng 3.7. Số lượng các sản phẩm tính theo đơn vị tấn 77
Bảng 3.8. Số liệu phục vụ dự báo sản lượng sản phẩm năm tới 78

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KỸ THUẬT
CÔNG NGHỆ TP.HCM
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP

GVHD: TS. LÊ QUANG HÙNG xii SVTH: PHAN THỊ THU THÚY
DANH MỤC CÁC HÌNH

Hình 2.1. Sơ đồ tổ chức bộ máy nhân sự 19
Hình 2.2. Biểu đồ thể hiện cơ cấu lao động theo giới tính 21
Hình 2.3. Biểu đồ thể hiện cơ cấu lao động theo trình độ 23
Hình 2.4. Sản phẩm Panel EPS 25
Hình 2.5. Sản phẩm mốp xốp EPS 26
Hình 2.6. Các sản phẩm đặc trưng 28
Hình 2.7. Biểu đồ thể hiện quy trình sản xuất tấm cách nhiệt 29
Hình 2.8. Dây chuyền sản xuất tấm cách nhiệt 30
Hình 2.9. Bản đồ các tỉnh thành Việt Nam 31
Hình 2.10. Sản phẩm Aqualine 35
Hình 2.11. Sản phẩm Euroline 36
Hình 2.12. Biểu đồ thể hiện tổng tài sản thực hiện so với kế hoạch 39
Hình 2.13. Biểu đồ thể hiện tổng doanh thu thực tế so với kế hoạch 44
Hình 3.1. Tình hình thực hiện doanh thu so với kế hoạch 73
Hình 3.2. Biểu đồ sản lượng panel, tôn các loại 74
Hình 3.3. Biểu đồ sản lượng chụp giai đoạn 2010 - 2012 76
Hình 3.4. Biểu đồ sản lượng sản phẩm giai đoạn 2010 - 2012 77
Hình 3.5. Kế hoạch đào tạo nguồn nhân lực 84
Hình 3.6. Sơ đồ tổ chức phòng marketing 86
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KỸ THUẬT
CÔNG NGHỆ TP. HCM LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
GVHD: TS. LÊ QUANG HÙNG 1 SVTH: PHAN THỊ THU THÚY
LỜI MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của đề tài:
Để có thể đứng vững trước quy luật cạnh tranh khắc nghiệt của cơ chế thị
trường ngày nay, đòi hỏi các doanh nghiệp phải luôn vận động, tìm tòi và xây dựng
cho mình một hướng đi phù hợp.Và hiệu quả hoạt động kinh doanh chính là nhân tố
để khẳng định điều đó.
Hiệu quả kinh doanh là một phạm trù kinh tế, là một chỉ tiêu chất lượng tổng
hợp.Việc nâng cao hiệu quả kinh doanh luôn là mục tiêu mà mọi doanh nghiệp ở tất
cả các lĩnh vực và ở mọi thời điểm đều mong muốn và tìm cách đạt được.Tuy
nhiên, với trình độ còn thấp, tiềm lực của các doanh nghiệp còn yếu hầu như trên tất
cả các mặt. Làm thế nào để có đủ vốn, đủ các nguồn lực khác, để sử dụng có hiệu
quả, để đáp ứng được mục tiêu tăng trưởng, để thoát khỏi nguy cơ phá sản và chiến
thắng trên thị trường cạnh tranh đã và đang là một bài toán khó đặt ra cho tất cả các
doanh nghiệp. Bởi lẽ nó không chỉ có ý nghĩa quan trọng quyết định đến sự tồn tại
và phát triển của bản thân doanh nghiệp mà còn đối với toàn xã hội. Do đó, song
song với việc giải quyết ba vấn đề cơ bản trong nền kinh tế là: sản xuất cái gì? sản
xuất như thế nào? và sản xuất cho ai? thì việc nghiên cứu, xem xét và đánh giá hiệu
quả kinh doanh là một đòi hỏi tất yếu trong quá trình kinh doanh hiện nay.
Nhận thức được tầm quan trọng của vấn đề này, với những kiến thức đã tích
lũy được cùng với quá trình thực tập tại công ty, cho nên em đã mạnh dạn chọn đề
tài: “Giải phápnâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh tại Công ty cổ phần Kỹ
Nghệ cách nhiệt Gia Nguyên” làm đề tài nghiên cứu của mình.
Thực ra, đây là một phạm trù rộng, liên quan tới nhiều yếu tố trong quá trình
sản xuất. Do thời gian tìm hiểu có hạn nên em chỉ tập trung vào thực trạng thực hiện
nâng cao hiệu quả kinh doanh và những tồn tại của công ty trong những năm qua để
đưa ra giải pháp, kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh.
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KỸ THUẬT
CÔNG NGHỆ TP. HCM LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
GVHD: TS. LÊ QUANG HÙNG 2 SVTH: PHAN THỊ THU THÚY
2. Tình hình nghiên cứu:
Đề tài “Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh tại Công ty

CP Kỹ Nghệ Cách Nhiệt Gia Nguyên” đã có một số cá nhân thực hiện nhưng chưa
đem lại nhiều ứng dụng thực tế, tác giả muốn nghiên cứu vấn đề này thật chính xác
hơn nữa bằng cách thu thập dữ liệu, phản ánh rõ nét hơn về hiệu quả sản xuất kinh
doanh tại doanh nghiệp. Sử dụng các phương pháp phân tích dữ liệu, các phương
pháp dự báo nhằm đạt kết quả chính xác hơn, để có cơ sở đưa ra giải pháp nâng
hiệu quả kinh doanh tại Công ty.
3. Mục đích nghiên cứu
Thứ nhất là, nêu được bản chất của hiệu quả kinh doanh và sự cần thiết của việc
nâng cao hiệu quả kinh doanh đối với các doanh nghiệp nói chung và các doanh
nghiệp sản xuất tấm cách nhiệt nói riêng.
Thứ hai là, làm rõ thực trạng hiệu quả hoạt động kinh doanh của Công Ty CP
Kỹ Nghệ Cách Nhiệt Gia Nguyên giai đoạn 2010 – 2012.
Thứ ba là, đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh của
công ty trong giai đoạn tới.
4. Phương pháp nghiên cứu
Dựa trên việc tổng hợp các số liệu thống kê về sản lượng, doanh thu, các
phương pháp sử dụng để nghiên cứu: phương pháp phân tích, phương pháp thống
kê, tổng hợp, phương pháp so sánh…
5. Nhiệm vụ nghiên cứu
Để thực hiện được mục đích đề ra cần phải thực hiện các công việc sau:
- Xây dựng cơ sở lý luận về hiệu quả sản xuất kinh doanh
- Phân tích thực trạng về hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp
- Đề ra các giải pháp, kiến nghị nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KỸ THUẬT
CÔNG NGHỆ TP. HCM LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
GVHD: TS. LÊ QUANG HÙNG 3 SVTH: PHAN THỊ THU THÚY
6. Phạm vi nghiên cứu
• Không gian: Đề tài được thực hiện với những thông tin lấy từ Công ty Cổ Phần
Kỹ Nghệ Cách Nhiệt Gia Nguyên.
• Thời gian: Tình hình hoạt động kinh doanh của Công ty trong giai đoạn 3 năm từ

năm 2010 đến 2012.
7. Kết quả đạt được
- Làm sáng tỏ thực trạng sản xuất kinh doanh của Công ty CP Kỹ Nghệ Cách Nhiệt
Gia Nguyên.
- Đề ra được những giải pháp nhằm góp nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của
Công ty.
8. Kết cấu của luận văn
Chương 1: Cơ sở lý luận về hiệu quả sản xuất kinh doanh của Công ty Cổ Phần Kỹ
Nghệ Cách Nhiệt Gia Nguyên.
Chương 2: Phân tích hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh tại công ty
Chương 3: Đề xuất giải pháp và kiến nghị nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh
tại Công ty.
Phần kết luận








TRƯỜNG ĐẠI HỌC KỸ THUẬT
CÔNG NGHỆ TP. HCM LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
GVHD: TS. LÊ QUANG HÙNG 4 SVTH: PHAN THỊ THU THÚY
CHÖÔNG 1 : CƠ SỞ LÍ LUẬN CHUNG VỀ HIỆU QUẢ SẢN XUẤT KINH
DOANH CỦA DOANH NGHIỆP
1.1. Khái niệm và bản chất của việc nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh
1.1.1. Khái niệm về hiệu quả sản xuất kinh doanh
Hiệu quả kinh doanh là phạm trù kinh tế, gắn với cơ chế thị trường có quan hệ
với tất cả các yếu tố trong quá trình sản xuất kinh doanh như: lao động, vốn, máy

móc, nguyên vật liệu… nên doanh nghiệp chỉ có thể đạt hiệu quả cao khi việc sử
dụng các yếu tố cơ bản của quá trình kinh doanh có hiệu quả. Khi đề cập đến hiệu
quả kinh doanh nhà kinh tế dựa vào từng góc độ xem xét để đưa ra các định nghĩa
khác nhau.
Ta có thể rút ra khái niệm về hiệu quả như sau: “Hiệu quả là sự so sánh kết
quả đầu ra và yếu tố nguồn lực đầu vào”.Sự so sánh đó có thể là sự so sánh tuyệt
đối và sự so sánh tuyệt đối.
Từ trước đến nay các nhà kinh tế đã đưa ra nhiều khái niệm khác nhau về hiệu
quả kinh doanh của doanh nghiệp.
Nhà kinh tế học Adam Smith cho rằng: “Hiệu quả là kết quả đạt được trong
hoạt động kinh tế, là doanh thu tiêu thụ hàng hóa”. Như vậy, hiệu quả được đồng
nghĩa với chỉ tiêu phản ánh kết quả hoạt động kinh doanh, có thể do tăng chi phí mở
rộng sử dụng nguồn lực sản xuất.
“Hiệu quả kinh doanh được xác định bởi tỷ số giữa kết quả đạt được với chi
phí bỏ ra”.Điển hình cho quan điểm này là tác giả Manfred – Kuhn và quan điểm
này được nhiều nhà kinh tế và quản trị kinh doanh áp dụng và tính hiệu quả của quá
trình sản xuất kinh doanh.
“Hiệu quả kinh doanh là tỷ lệ phần tăng thêm của kết quả với tăng thêm của
chi phí” (Phân tích báo cáo tài chính, 2011, NXB. Thống Kê).
PGS.TS. Nguyễn Năng Phúc (Phân tích kinh doanh, 2009, NXB. Tài Chính)
cũng cho rằng: “Hiệu quả kinh doanh là phạm trù kinh tế theo chiều sâu, phản ánh
trình độ khai thác các nguồn lực và trình độ chi phí nguồn lực đó trong quá trình
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KỸ THUẬT
CÔNG NGHỆ TP. HCM LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
GVHD: TS. LÊ QUANG HÙNG 5 SVTH: PHAN THỊ THU THÚY
tái sản xuất nhằm thực hiện mục tiêu kinh doanh”. Hiệu quả sản xuất kinh doanh
ngày nay càng trở nên quan trọng đối với sự tăng trưởng kinh tế và là chỗ dựa cơ
bản đề đánh giá việc thực hiện mục tiêu kinh tế của doanh nghiệp trong từng thời
kỳ.
1.1.2. Bản chất của hiệu quả kinh doanh

Phạm trù kinh tế được hiểu trên hai góc độ đó là định tính và định lượng.
- Về mặt định tính: Mức độ hiệu quả kinh doanh thu được phản ánh trình độ năng
lực quản lý sản xuất kinh doanh.
- Về mặt định lượng: Hiệu quả kinh tế của việc thực hiện mỗi nhiệm vụ kinh tế xã
hội biểu hiện mối tương quan giữa kết quả thu được với chi phí bỏ ra. Nếu xét tổng
hợp thì người ta chỉ thu lại được hiệu quả kinh tế khi kết quả thu về lớn hơn chi phí
bỏ ra, chênh lệch càng lớn thì hiệu quả càng cao.
Hai mặt định tính và định lượng của hiệu quả kinh doanh không được tách rời
nhau.Bản chất của hiệu quả kinh tế là thể hiện mục tiêu phát triển kinh tế và các
hoạt động sản xuất kinh doanh, tức là thỏa mãn tốt hơn nhu cầu thị trường.Vì vậy,
nói đến hiệu quả là nói đến mức độ thỏa mãn nhu cầu với việc lựa chọn và sử dụng
các nguồn lực có giới hạn tức là nói đến kết quả kinh tế trong việc thỏa mãn nhu
cầu.
1.2. Vai trò và phân loại hiệu quả sản xuất kinh doanh
1.2.1. Vai trò của việc nâng cao hiệu quả kinh doanh
Vai trò của việc nâng cao hiệu quả kinh doanh là nâng cao năng suất lao động
và tiết kiệm nguồn nhân lực. Đây là hai mặt có mối quan hệ mật thiết của vấn đề
hiệu quả kinh tế. Chính việc khan hiếm nguồn lực và việc sử dụng chúng có tính
cạnh tranh nhằm thỏa mãn nhu cầu ngày càng tăng của xã hội, đặt ra yêu cầu phải
khai thác, tận dụng triệt để và tiết kiệm nguồn nhân lực.
Để hiểu rõ về vai trò của việc nâng cao hiệu quả kinh doanh, ta cần phải phân
biệt hai khái niệm hiệu quả và kết quả hoạt động kinh doanh.Kết quả kinh doanh là
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KỸ THUẬT
CÔNG NGHỆ TP. HCM LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
GVHD: TS. LÊ QUANG HÙNG 6 SVTH: PHAN THỊ THU THÚY
những gì mà doanh nghiệp đạt được sau một quá trình kinh doanh nhất định, kết
quả cần đạt được bao giờ cũng là mục tiêu cần thiết của doanh nghiệp.
Vì vậy, yêu cầu của việc nâng cao hiệu quả kinh doanh là phải đạt kết quả tối
đa với chi phí tối thiểu hay đạt kết quả tối đa với chi phí nhất định hoặc ngược lại
đạt kết quả nhất định với chi phí tối thiểu. Chi phí ở đây được hiểu theo nghĩa rộng

là chi phí để tạo ra nguồn lực và chi phí sử dụng nguồn lực, đồng thời bao gồm cả
chi phí cơ hội.
1.2.2. Phân loại hiệu quả sản xuất kinh doanh
Hiệu quả là một phạm trù lớn mang tính tổng hợp vì vậy trong việc tiếp cận,
phân tích và đánh giá chỉ tiêu này cần nhận thức rõ về tính đa dạng các chỉ tiêu hiệu
quả. Căn cứ vào nội dung và tính chất mà có nhiều cách phân loại các chỉ tiêu hiệu
quả khác nhau. Nhưng trong phạm vi này, ta chỉ xét đến hiệu quả sản xuất kinh
doanh vì hiệu quả kinh doanh nó gắn liền với hoạt động sản xuất kinh doanh của
doanh nghiệp và cũng là đối tượng nghiên cứu của đề tài này.
1.2.2.1. Hiệu quả kinh doanh tổng hợp và hiệu quả kinh doanh bộ phận
Hiệu quả kinh doanh tổng hợp phản ánh khái quát và cho phép kết luận về
hiệu quả kinh doanh của toàn bộ quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp
(hay một đơn vị bộ phận của doanh nghiệp) trong một thời kỳ xác định.
Hiệu quả kinh doanh bộ phận là hiệu quả chỉ xét ở từng lĩnh vực hoạt động cụ
thể của doanh nghiệp (sử dụng từng loại tài sản, nguyên vật liệu, hoạt động kinh
doanh chính…). Nó phản ánh hiệu quả ở từng lĩnh vực cụ thể, không phản ánh hiệu
quả của từng doanh nghiệp.
1.2.2.2. Hiệu quả kinh doanh ngắn hạn và hiệu quả kinh doanh dài hạn
- Hiệu quả kinh doanh ngắn hạn là hiệu quả kinh doanh được xem xét, đánh giá ở
từng khoảng thời gian ngắn như tuần, tháng, quý, năm, vài năm…
- Hiệu quả kinh doanh dài hạn là hiệu quả kinh doanh được xem xét, đánh giá
trong khoảng thời gian dài gắn với chiến lược, kế hoạch dài hạn, thậm chí người ta
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KỸ THUẬT
CÔNG NGHỆ TP. HCM LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
GVHD: TS. LÊ QUANG HÙNG 7 SVTH: PHAN THỊ THU THÚY
còn nói đến hiệu quả kinh doanh lâu dài gắn với quãng đời tồn tại và phát triển của
doanh nghiệp.
Giữa hiệu quả kinh doanh ngắn hạn và dài hạn có mối quan hệ biện chứng với
nhau và trong nhiều trường hợp còn mâu thuẫn với nhau.Đôi khi vì mục tiêu hiệu
quả trong dài hạn mà người ta có thể hi sinh hiệu quả trong ngắn hạn.

1.3. Sự cần thiết của việc nâng cao hiệu quả kinh doanh
1.3.1. Nâng cao hiệu quả kinh doanh là cơ sở cơ bản để đảm bảo sự tồn tại và
phát triển của doanh nghiệp.
Sự tồn tại của doanh nghiệp được xác định bởi sự có mặt của doanh nghiệp
trên thị trường mà hiệu quả kinh doanh là nhân tố trực tiếp đảm bảo sự tồn tại nàỳ.
Nhưng để tồn tại và phát triển thì đòi hỏi nguồn thu nhập của doanh nghiệp phải
không ngừng tăng lên. Nhưng trong điều kiện nguồn vốn và các yếu tố kỹ thuật
cũng như các yếu tố khác của quá trình sản xuất chỉ thay đổi trong khuôn khổ nhất
định thì để tăng lợi nhuận đòi hỏi các doanh nghiệp phải nâng cao hiệu quả kinh
doanh.
Sự tồn tại và phát triển của mỗi doanh nghiệp hiện nay đó là đi giải quyết các
bài toán mang tính sống còn, đó là sản xuất kinh doanh có mang lại hiệu quả? Nếu
trước kia, việc đánh giá hiệu quả của doanh nghiệp chỉ dựa vào khả năng hoàn
thành kế hoạch của các chỉ tiêu Nhà nước giao cho, thì ngày nay các doanh nghiệp
phải tự mình tìm kiếm và đáp ứng nhu cầu cảu thị trường. Muốn vậy, trước tiên các
doanh nghiệp phải nâng cao hiệu quả kinh doanh, nâng cao chất lượng sản phẩm,
giảm chi phí, giá thành, nâng cao uy tín và vị thế của doanh nghiệp mình.
1.3.2. Nâng cao hiệu quả kinh doanh là nhân tố thúc đẩy sự cạnh tranh và tiến
bộ trong kinh doanh.
Chấp nhận cơ chế thị trường là chấp nhận sự cạnh tranh.Trong thị trường ngày
càng phát triển thì cạnh tranh giữa các doanh nghiệp càng trở nên khốc liệt hơn.
Không những cạnh tranh về các mặt hàng mà còn về giá cả, chất lượng… Trong khi
mục tiêu chung của các doanh nghiệp đều là phát triển thì cạnh tranh là yếu tố làm
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KỸ THUẬT
CÔNG NGHỆ TP. HCM LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
GVHD: TS. LÊ QUANG HÙNG 8 SVTH: PHAN THỊ THU THÚY
các doanh nghiệp mạnh lên nhưng ngược lại có thể làm các doanh nghiệp không
còn tồn tại trên thị trường. Do đó, các doanh nghiệp, phải cho ra đời các sản phẩm
có chất lượng tốt, giá cả hợp lý… Như vậy, nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh
chính là hạt nhân cơ bản của thắng lợi cạnh tranh.

1.3.3. Hiệu quả sản xuất kinh doanh là công cụ hữu hiệu của nhà quản trị
Mục tiêu bao trùm và lâu dài của quá trình kinh doanh là lợi nhuận và tối đa
hóa lợi nhuận trên cơ sở các nguồn lực sẵn có.Để thực hiện được mục tiêu này,
doanh nghiệp phải tiến hành mọi hoạt động sản xuất kinh doanh để tạo ra sản phẩm
cung cấp cho thị trường. Muốn vậy doanh nghiệp phải sử dụng các nguồn lực sản
xuất nhất định, càng tiết kiệm sử dụng nguồn lực này bao nhiêu thì sẽ có cơ hội thu
được lợi nhuận bấy nhiêu. Hiệu quả kinh doanh càng cao càng phản ánh doanh
nghiệp đã sử dụng hiệu quả các nguồn lực sản xuất.Vì vậy, nâng cao hiệu quả kinh
doanh là đòi hỏi khách quan để doanh nghiệp thực hiện mục tiêu bao trùm, lâu dài
là tối đa hóa lợi nhuận.
1.4. Các phương pháp phân tích hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp
1.4.1. Phương pháp so sánh
Là phương pháp được sử dụng rộng rãi nhất và là một trong những phương
pháp chủ yếu sử dụng để phân tích hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh
nghiệp.Phương pháp này có thể đánh giá các chỉ tiêu số lượng và chỉ tiêu chất lượng
phản ánh trong hệ thống các báo biểu và trong những tài liệu hoạch toán.
 Xác định gốc để so sánh: phụ thuộc vào mục đích phân tích. Các trị số gốc có
thể so sánh là:
- Tài liệu năm trước (kỳ trước), nhằm đánh giá xu hướng phát triển của các chỉ
tiêu.
- Các mục tiêu đã dự kiến (kế hoạch, dự đoán, định mức) nhằm đánh giá tình hình
thực hiện so với kế hoạch, dự đoán, định mức.
- Các chỉ tiêu trung bình của ngành, khu vực kinh doanh… nhằm khẳng định vị trí
của doanh nghiệp và khả năng đáp ứng nhu cầu.
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KỸ THUẬT
CÔNG NGHỆ TP. HCM LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
GVHD: TS. LÊ QUANG HÙNG 9 SVTH: PHAN THỊ THU THÚY
 Xác định điều kiện so sánh: các chỉ tiêu được sử dụng thống nhất về không gian
và thời gian:
- Về mặt không gian: các chỉ tiêu phải cùng qui mô, điều kiện kinh doanh tương tự

nhau.
- Về mặt t hời gian: các chỉ tiêu phải thống nhất về nội dung kinh tế, phương pháp
tính, đơn vị tính.
 Kỹ thuật so sánh:
- So sánh bằng mức biến động tuyệt đối:
Số tuyệt đối = Chỉ tiêu kỳ phân tích – Chỉ tiêu kỳ gốc
Số tương đối =
Chỉ tiêu kỳ phân tích
 100%
Chỉ tiêu kỳ gốc
- So sánh bằng mức biến động tương đối:
Số tương đối =
Chỉ tiêu kỳ phân tích
100%
Chỉ tiêu kỳ gốcHệ số điều chỉnh
Số tuyệt đối = Chỉ tiêu kỳ phân tích – Chỉ tiêu kỳ gốcHệ số điều chỉnh
Hệ số điều chỉnh =
Chỉ tiêu kỳ phân tích
Chỉ tiêu kỳ gốc
1.4.2. Phương pháp thay thế liên hoàn
Là phương pháp mà các nhân tố được thay thế theo một trình tự nhất định để
xác định chính xác mức độ ảnh hưởng của chúng đến đối tượng cần phân tích bằng
cách cố định các nhân tố khác trong mỗi lần thay thế.
Gọi Q : là chỉ tiêu phân tích
A,b,c: là trình tự các nhân tố ảnh hưởng đến chỉ tiêu phân tích
Phương trình kinh tế: Q = a.b.c
Bước 1: Xác định đối tượng cần phân tích, là mức chênh lệch chỉ tiêu kỳ phân
tích và kỳ gốc.
Q = Q
1

– Q
0
Bước 2: Thiết lập mối quan hệ giữa các nhân tố với chỉ tiêu phân tích
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KỸ THUẬT
CÔNG NGHỆ TP. HCM LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
GVHD: TS. LÊ QUANG HÙNG 10 SVTH: PHAN THỊ THU THÚY
Giả sử a,b,c có quan hệ tích số với chỉ tiêu phân tích Q
Chỉ tiêu kỳ phân tích: Q = a
1
.b
1
.c
1
Chỉ tiêu kỳ gốc: Q = a
0
.b
0
.c
0
Bước 3: Lần lượt thay thế các nhân tố ở kỳ phân tích vào các nhân tố kỳ gốc
Thay thế lần 1: Q
a
= a
1
.b
0.
c
0
Thay thế lần 2: Q
b

= a
1
.b
1
.c
0
Thay thế lần 3: Q
c
= a
1
.b
1
.c
1
Bước 4: Xác định mức độ ảnh hưởng của từng nhân tố đến đối tượng phân tích
- Mức độ ảnh hưởng của nhân tố a: Q
a
= Q
a
– Q
0
= a
1
.b
0
.c
0
– a
0
.b

0
.c
0

- Mức độ ảnh hưởng của nhân tố b: Q
b
= Q
b
– Q
a
= a
1
.b
1
.c
0
– a
1
.b
0
.c
0

- Mức độ ảnh hưởng của nhân tố c: Q
c
= Q
c
– Q
b
= a

1
.b
1
.c
1
– a
1
.b
1
.c
0

Tổng ảnh hưởng của 3 nhân tố:
Q = Q
a
+  Q
b
+ Q
c
= a
1
.b
1
.c
1
– a
0
.b
0
.c

0
1.4.3. Phương pháp chỉ số
Phương pháp này dùng để phân tích ảnh hưởng biến động của các nhân tố đến
biến động mức độ của hiện tượng kinh tế phức tạp, bao gồm nhiều loại thành phần,
nhiều loại không thể cộng trực tiếp với nhau.
Gọi Q là chỉ tiêu phân tích
Gọi a, b,c là trình tự các nhân tố ảnh hưởng đến chỉ tiêu phân tích, thể hiện bằng
phương trình kinh tế: Q =

a.b.c
Chỉ tiêu kỳ phân tích: Q
1
= ∑ a
1
.b
1
.c
1

Chỉ tiêu kỳ gốc: Q
0
= ∑ a
0
.b
0
.c
0
 Đối tượng phân tích:
Chỉ số biến động chung về chỉ tiêu Q là:


I
Q
=

Q
1
=
∑ a
1
.b
1
.c
1
Q
0
∑ a
0
.b
0
.c
0

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KỸ THUẬT
CÔNG NGHỆ TP. HCM LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
GVHD: TS. LÊ QUANG HÙNG 11 SVTH: PHAN THỊ THU THÚY
Mức chênh lệch của chi tiêu Q giữa kỳ phân tích và kỳ gốc:
Q = ∑ a
1
.b
1

.c
1
- ∑ a
0
.b
0
.c
0

Xác định mức độ ảnh hưởng của các nhân tố:
- Mức độ ảnh hưởng của nhân tố a:
Chỉ số biến động của nhân tố a:
I
a
=

Q
a
=
∑ a
1
.b
0
.c
0
Q
0
∑ a
0
.b

0
.c
0

Mức chênh lệch tuyệt đối:
Q
a
= ∑ a
1
.b
0
.c
0
- ∑ a
0
.b
0
.c
0

- Mức độ ảnh hưởng của nhân tố b:
Chỉ số biến động của nhân tố b:
I
b
=

Q
b
=
∑ a

1
.b
1
.c
0
Q
a
∑ a
1
.b
0
.c
0

Mức độ chênh lệch tuyệt đối:
Q
b
= ∑ a
1
.b
1
.c
0
- ∑ a
1
.b
0
.c
0


- Mức độ ảnh hưởng của nhân tố c:
Chỉ số biến động của nhân tố c:
I
c
=

Q
c
=
∑ a
1
.b
1
.c
1
Q
b
∑ a
1
.b
1
.c
0

Mức độ chênh lệch tuyệt đối:
Q
c
= ∑ a
1
.b

1
.c
1
- ∑ a
1
.b
1
.c
0

 Tổng cộng ảnh hưởng của các nhân tố:

Q =

Q
a
+

Q
b
+

Q
c
=

a
1
.b
1

.c
1
-

a
0
.b
0
.c
0

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KỸ THUẬT
CÔNG NGHỆ TP. HCM LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
GVHD: TS. LÊ QUANG HÙNG 12 SVTH: PHAN THỊ THU THÚY
1.5. Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sản xuất kinh doanh
1.5.1. Cơ sở phân tích
- Bảng cân đối kế toán: là báo cáo tài chính tổng hợp dùng để phản ánh tổng quát
toàn bộ tài sản hiện có và nguồn hình thành tài sản của doanh nghiệp tại thời điểm
báo cáo được thành lập. Bảng cân đối kế toán có ý nghĩa rất quan trọng trong công
tác quản lý, căn cứ vào đó ta có thể biết được toàn bộ tài sản hiện có của doanh
nghiệp.
- Bảng báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh: là báo cáo tổng hợp phản ánh tổng
quát tình hình và kết quả trong một kỳ kinh doanh của doanh nghiệp.
1.5.2. Nhóm chỉ tiêu đánh giá hiệu quả tổng quát
1.5.2.1. Hiệu quả sử dụng tổng tài sản
- Sức sản xuất của tổng tài sản:

SSX
TS


=
Doanh thu thuần
Tổng tài sản bình quân
Chỉ tiêu này cho biết cứ một đồng tài sản bỏ ra kinh doanh trong kỳ thì thu
được bao nhiêu đồng doanh thu thuần.
- Sức sinh lời cuả tổng tài sản (ROA)

ROA

=
Lợi nhuận sau thuế
Tổng tài sản
Chỉ tiêu này cho biết cứ một đồng tài sản bỏ ra kinh doanh trong kỳ thì thu
được bao nhiêu đồng lợi nhuận.
1.5.2.2. Hiệu quả sử dụng nguồn vốn chủ sở hữu
- Sức sản xuất của nguồn vốn chủ sở hữu
SSX
VCSH
=
Doanh thu thuần
Vốn chủ sở hữu bình quân

×