Tải bản đầy đủ (.pptx) (61 trang)

danh lam thắng cảnh: cố đô huế

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (12.94 MB, 61 trang )

C Ô Ố Đ
HUẾ
Chứa đựng cả một giai đoạn lịch sử, xứ Huế ngoài
nổi tiếng với vẻ đẹp thơ mộng còn được biết đến bới sự
thăng trầm của chính nó. Huế lưu giữ nhiều tàn tích còn
sót lại từ thời ông cha và những truyền thống, những lễ
hội đặc biệt mà chẳng thể tìm được ở bất kì nơi nào
khác. Nhưng đến mảnh đất này, không ai là không biết
Cố đô Huế - quần thể di tích có lịch sử hàng trăm năm
được xây dựng từ thời nhà Nguyễn. Cố đô Huế đã sống
cùng lịch sử từ năm vua Gia Long đặt nền móng đầu
tiên ở Huế, là niềm tự hào của tất cả những người con
đất Việt.
I. VỊ TRÍ ĐỊA LÝ
Về địa thế, Huế nằm ở
trung tâm lãnh thổ Việt
Nam thống nhất thời bấy
giờ. Quần thể di tích Cố đô
Huế nằm dọc hai bên bờ
sông Hương thuộc thành
phố Huế và một vài vùng
phụ cận thuộc tỉnh Thừa
Thiên Huế.
Thành phố Huế là
trung tâm văn hoá,
chính trị, kinh tế của
tỉnh, là cố đô của Việt
Nam thời phong kiến
dưới triều nhà Nguyễn,
từ 1802 đến 1945.
Địa bàn: Nằm trên khu vực hai chi lưu của


sông Hương là Kim Long và Bạch Yến.
Mặt bằng: Nằm trên khu vực 8 làng cổ là:
Phú Xuân, Vạn Xuân, Diễn Phát, An Vân, An
Hòa, An Mỹ, An Bảo và Thế Lại.
II. LỊCH SỬ HÌNH THÀNH
1. Thời kì hình thành và phát triển
Từ năm 1306, sau cuộc hôn
nhân giữa công chúa Huyền
Trân với vua Chàm là Chế Mân,
vùng đất Châu Ô, Châu Lý (gồm
Quảng Trị, Thừa Thiên Huế và một
phần của Bắc Quảng Nam ngày
nay) được lấy tên là Thuận Hoá.
Vào nửa cuối thế kỷ XV, thời vua Lê Thánh
Tông, địa danh Huế lần đầu tiên xuất hiện.
Năm 1636, phủ
Chúa Nguyễn đặt ở
Kim Long (Huế), tới
năm 1687 thì dời về
Phú Xuân – thành Nội
Huế ngày nay.
Vào những năm đầu thế kỷ XVIII, Phú Xuân là trung
tâm chính trị, kinh tế, văn hoá của xứ ‘Đàng Trong’.
1788
1801

Phú Xuân trở thành kinh đô của triều đại Tây Sơn.
1802

Vua Gia Long, lập ra nhà Nguyễn và một lần nữa chọn Huế làm kinh đô

cho triều đại mới.
1803
1804

Vua Gia Long và đại thần Nguyễn Văn Yến chọn vị trí và cắm mốc, tiến hành
khảo sát thực địa.
1805

Công trình xây dựng kinh thành bắt đầu được khởi công.
1832

Công trình cơ bản hoàn thành dưới triều vua Minh Mạng với sức lao động của
hàng vạn binh lính và người dân từ khắp mọi nơi.
2. Thời kì khủng hoảng và suy thoái
Cách mạng tháng Tám kết thúc 143 năm trị vì
của triều Nguyễn, đồng thời đánh dấu một giai
đoạn khủng hoảng và suy thoái của quần thể di
tích Huế: việc người Pháp quay trở lại Đông
Dương và sau đó là sự can thiệp của người Mỹ đã
biến Huế thành một chiến trường ác liệt.
1981

Tổng giám đốc UNESCO phát động một cuộc vận động quốc tế giúp
đưa việc di tu tôn tạo Huế trở lại quỹ đạo ban đầu.
1982

Nhóm công tác Huế – UNESCO được thành lập để theo dõi chỉ đạo
công cuộc trùng tu lại Huế.
1993


Năm 1993, quần thể di tích Cố đô Huế được UNESCO công nhận là Di
sản Văn hoá Thế giới vào ngày 11 tháng 12 năm 1993.
1998

UNESCO chính thức kiến nghị chấm dứt cuộc vận động quốc tế cứu
vãn Huế để chuyển sang giai đoạn ủng hộ sự phát triển bền vững.
3. Thời kì khôi phục
III. KIẾN TRÚC CỐ ĐÔ HUẾ
Huế có 3 vòng thành:
Kinh thành, Hoàng thành
và Tử Cấm thành
1. Kinh thành
a. Kiến trúc ngoài
Kinh Thành Huế được quy
hoạch bên bờ Bắc sông
Hương, xoay mặt về hướng
Nam, với diện tích mặt bằng
520 ha. Kinh Thành và mọi
công trình kiến trúc của
Hoàng Thành, Tử Cấm Thành
đều xoay về hướng Nam.
Vòng thành có chu vi hơn 10 km (10571m), cao 6.6m,
dày 21m được xây khúc khuỷu với những pháo đài
được bố trí cách đều nhau.
Ngoài ra còn có một hệ thống hào bao bọc ngay bên
ngoài vòng thành. Hệ thống sông đào (Hộ Thành Hà)
vừa mang chức năng bảo vệ vừa có chức năng giao
thông đường thủy có chiều dài hơn 7km.

Thành có 10 cửa chính gồm:
Cửa Chính Đông – Cửa Đông Ba
Cửa Chính Nam – Cửa Nhà Đồ
Cửa Chính Tây
Cửa Chính Bắc – Cửa Hậu
Cửa Thể Nhơn – Cửa Ngăn (1926)
Cửa Tây Bắc – Cửa An Hòa
Cửa Đông Bắc – Cửa Kẻ Trài
Cửa Tây Nam – Cửa Hữu

×