KIẾN THỨC CƠ BẢN VỀ REDD+
DỰA VÀO CỘNG ĐỒNG
TÀI LIỆU
HƯỚNG DẪN DÀNH CHO GIÁO VIÊN
IWGIA and AIPP 2011
Nhóm nghiên cứu quốc tế về các vấn đề bản địa (IWGIA)
Mạng lưới các dân tộc Châu Á (AIPP)
Nội dung của cuốn sách này có thể được sao chép và phân phối với mục đích phi thương mại sau
khi đã thông báo trước cho chủ sở hữu quyền tác giả; nơi cung cấp và tác giả cuốn sách
Do Nhóm nghiên cứu quốc tế về các vấn đề bản địa (IWGIA) và Mạng lưới các dân tộc Châu Á
(AIPP) xuất bản
www.iwgia.org
www.aippnet.org
Christian Erni và các cộng tác viên Maria Teresa Guia-Padilla, Portia Villarante, Delbert
Rice và Somsak Sukwong
Christian Erni và Maria Teresa Guia-Padilla
S Maiya
Nabwong Chuaychuwong
Alex Tegge
Christian Erni
In tại:
ISBN: 978-87-92786-02-9
Lương Thị Trường - Giám đốc CSDM
Đường Hoàng Công - CSDM
Đặng Đức Nghĩa - CSDM
Hoàng Hương Lan - CSDM
Nguyễn Hữu Duy Phương - CSDM
Hà Trọng Hiếu - CSDM
Sách được xuất bản với sự hỗ trợ tài chính từ Cục hợp tác phát triển Na Uy
(NORAD).
Ai tham gia khóa đào tạo? 13
Làm thế nào để đánh giá nhu cầu đào tạo (TNA)? 14
Khóa đào tạo cần đánh giá những gì? 14
Tại sao phải đánh giá nhu cầu đào tạo? 15
Công cụ cần thiết để đánh giá nhu cầu đào tạo khóa tập huấn? 15
Những chuẩn bị khác cho một khóa đào tạo? 16
HỢP PHẦN I. NHỮNG KHÁI NIỆM VÀ CƠ SỞ LÝ LUẬN CƠ BẢN 25
HỢP PHẦNII: REDD+ HAY LÀ NHỮNG VẤN ĐỀ KHÁC? SO SÁNH CÁC PHƯƠNG ÁN 37
a. Đa dạng sinh học là gì? 39
b. Tác động của con người đối với đa dạng sinh học? 41
a. Tại sao đa dạng sinh học lại quan trọng đối với các dân tộc thiểu số? 44
a. Các sản phẩm từ rừng 48
1. Sản phẩm phi gỗ (NTFPs) 49
2. Khai thác gỗ rừng tại cộng đồng và chế biến gỗ 50
3. Du lịch sinh thái 51
a. Cách sử dụng đất tại các vùng rừng nhiệt đới 62
1. Săn bắt và hái lượm 62
2. Du canh 62
3. Lâm nghiệp 63
4. Trồng trọt 64
5. Canh tác theo mùa vụ 65
6. Chăn thả. 66
7. Bảo vệ các khu rừng 66
8. Chặt phá rừng 66
a. Chi phí của REDD+ là gì? 69
b. Những thu nhập kỳ vọng từ REDD+? 72
c. Sự lựa chọn tốt nhất là gì? So sánh với các dạng sử dụng đất khác 76
d. Tầm quan trọng của việc đánh giá chi phí – lợi ích? 81
a. Tại sao quy hoạch sử dụng đất lại quan trọng? 84
b. Quy hoạch sử dụng đất bao gồm những gì? 84
c. Quy hoạch sử dụng đất được tiến hành như thế nào? 84
HỢP PHẦN 3. CHƯƠNG TRÌNH REDD+ LÀ GÌ 87
a. Các chuẩn mực của REDD+ là gì và tại sao chúng ta cần các tiêu chuẩn đó? 89
b. Có những chuẩn mực nào? 90
Bước 1: Xây dựng ý tưởng dự án 97
Bước 2: Thiết kế một dự án REDD 100
Bước 3: Xác nhận và đăng ký dự án 103
Bước 4: Thực hiện dự án 104
Bước 5: Xác minh kết quả dự án 104
HỢP PHẦN 4. NHẬN BIẾT VỀ LƯỢNG CARBON - CỘNG ĐỒNG ĐO LƯỜNG VÀ GIÁM SÁT CARBON 111
a. Xác định và phân chia ranh giới 116
b. Xác định và lập bản đồ các khu rừng khác nhau (địa tầng) 118
c. Tiến hành thống kê thí điểm để đánh giá sự thay đổi trong mỗi địa tầng/cụm rừng 120
d. Thiết lập những khu mẫu cố định 125
e. Chuẩn bị đo lường thực địa 127
f. Tiến hành đo lường thực địa tại các khu mẫu cố định 128
1. Đếm số lượng cây gỗ 130
2. Đếm số lượng các cây tre 134
3. Đếm cây tầng thấp và cây nhỏ 135
4. Gỗ và gốc cây chết 137
5. Lấy mẫu đất 138
6. Giám sát cácbon và xác minh các số liệu thu thập 140
g. Phân tích dữ liệu: Đo hàm lượng khí thải carbon 141
1. Đo lượng carbon trong cây gỗ 141
2. Đo lượng carbon trong cây tre 151
3. Đo lượng carbon trong cây tầng thấp và cây nhỏ 153
4. Đo lường sinh khối ngầm và lượng carbon 153
5. Tính toán sinh khối và carbon dưới mặt đất 154
6. Viết báo cáo 156
7. Báo cáo về sự rò rỉ carbon 156
h. Khai thác gỗ và canh tác rừng: Lời kết cho việc sử dụng rừng và giám sát carbon 156
1. Du canh du cư 157
2. Khai thác gỗ 157
HỢP PHẦN 5. KỸ NĂNG THỰC HIỆN QUẢN LÝ RỪNG CỘNG ĐỒNG 159
a. Quản lý rừng dựa vào cộng đồng như một phương án thay thế 161
b. Người Ikalahan và việc quản lý rừng 162
c. Công nghệ làm giàu rừng 162
HỢP PHẦN 6. CÁC BƯỚC ĐÁNH GIÁ MỨC ĐỘ SẴN SÀNG CHO REDD+ 175
a. Áp dụng nguyên tắc Đồng thuận tự nguyện và Được thông báo trước (FPIC). 177
b. Tìm hiểu danh sách các dự án và chương trình cácbon đã thực hiện ở nơi khác 179
a. Đánh giá mức độ sẵn sàng cho REDD+: những câu hỏi cần thiết 182
b. Phân tích các câu trả lời 185
c. Chúng ta có thể thực hiện một mình không? Hợp tác để thực hiện REDD+ 186
d. Đảm bảo lợi ích cho mọi người 189
e. Chuẩn bị cuộc họp cộng đồng để đưa ra quyết định 190
Phụ lục 1: Nội dung tài liệu CD 194
Phụ lục 2: Thúc đẩy tập huấn: Một vài ví dụ về bài tập và các trò chơi 196
Phụ lục 3: Ví dụ về mẫu khảo sát 214
Phụ lục 4: Tính toán độ chênh lệch 217
Khung đánh giá nhu cầu TNA 14
Các địa điểm tiến hành REDD+ 31
Các chuẩn mực được áp dụng như thế nào: Chứng nhận của dự án 90
Chu kì dự án REDD+ 97
Được-Mất và các phương pháp giám sát carbon 115
Đưa các thông tin địa lý lên bản đồ 117
Xác định sinh khối tầng rừng 119
Những mảnh phụ trong khoảnh đất mẫu hình tròn 126
Những mảnh phụ trong khoảnh đất mẫu hình chữ nhật 127
Rừng - bể chứa carbon 129
Tỷ lệ carbon lưu trữ tại rừng nhiệt đới Bolivia 130
Định lượng gỗ/tre dùng cho mẫu sinh khối rễ hoặc cây nhỏ 136
Thông tin thu thập từ đánh giá nhu cầu TNA 15
Tài liệu cung cấp cho người tham gia tập huấn 17
Đa dạng sinh học tại vùng rừng nhiệt đới và việc sử dụng đất rừng 40
Sự khác biệt giữa du lịch thông thường và du lịch sinh thái 51
Ước tính chi phí sử dụng đất tại Indonesia 79
So sánh giữa chuẩn carbon và chuẩn khí hậu,
đa dạng sinh học và cộng đồng. 93
Chi phí ước tính tín chỉ carbon trên thị trường của
Cơ chế phát triển sạch (tính theo đôla Mỹ) 107
Mật độ thực vật và kích thước của mẫu 126
Tỉ lệ gốc – cây non trung bình tại rừng nhiệt đới và cận nhiệt đới 154
Tiêu chí đánh giá REDD+ Tiến trình yêu cầu FPIC 178
Tiêu chuẩn đánh giá REDD+ 183
Các cách thức tham gia REDD+ 186
CẨM NANG HƯỚNG DẪN DÀNH CHO
CÁC TẬP HUẤN VIÊN
Tại Hội nghị các bên (COP) 16 tại Cancun, Mexico, một thỏa thuận về REDD+ đã được xác lập.
Các đại diện người dân tộc bản địa đã làm việc rất tích cực và đạt được thành công khi quyền
cũng như những vấn đề của các dân tộc bản địa được ghi vào trong thỏa thuận về REDD. Mặc dù
các vấn đề về người dân tộc bản địa và quyền của họ trong thỏa thuận này chưa được như người
ta mong đợi nhưng ít nhất các quyền của họ đã được đề cập tới và trong thỏa thuận cũng đã đề
cập tới Tuyên bố của liên hợp quốc về quyền của người dân tộc bản địa - UNDRIP, mặc dù chỉ là
trong phụ chương.
Nếu bạn đã từng xem qua hay nghiên cứu những cuốn sách hướng dẫn cộng đồng hoặc cuốn cẩm
nang tập huấn “REDD là gì?” và “Làm gì với REDD”, tức là bạn đã quen thuộc với thỏa thuận
REDD và bạn đã ghi nhớ rằng đoạn quan trọng là đoạn 72, trong đó các bên (các chính phủ) được
yêu cầu bảo đảm “sự tham gia đầy đủ và hiệu quả của các nhà đầu tư, các dân tộc bản địa và các
cộng đồng địa phương có liên quan” khi xây dựng và tiến hành các chiến lược quốc gia hoặc các
kế hoạch hành động về REDD.
Đoạn 2 của phụ lục 1 trong thỏa thuận đề nghị các chính phủ xúc tiến và hỗ trợ các yêu cầu về
những cơ chế bảo đảm quyền của người bản địa khi tiến hành REDD+.Và một trong những cơ chế
bảo đảm này một lần nữa đề cập tới “sự tham gia đầy đủ và hiệu quả của các nhà đầu tư có liên
quan, trong đó đặc biệt là các dân tộc bản địa và cộng đồng địa phương”.
Nhưng “sự tham gia đầy đủ và hiệu quả” nghĩa là gì? Câu hỏi này là nội dung chính của cẩm nang
tập huấn này.
Trong khi 2 cuốn sách đầu tiên là Hướng dẫn cộng đồng và Cẩm nang tập huấn “REDD+ là gì”
và “Làm gì với REDD” nhằm giúp các cộng đồng bản địa hiểu được REDD+ và những hàm ý của
nó một cách đơn giản hơn, thì cuốn cẩm nang này lại xem xét REDD như một dự án và cố gắng
cung cấp những hướng dẫn cơ bản để tìm ra câu trả lời cho những câu hỏi như: “Làm thế nào để
REDD+ phù hợp với cuộc sống và hệ thống quản lý rừng của các dân tộc bản địa?”, “Làm thế nào
REDD phát triển tại các địa phương”, “Hoạt động chủ yếu của một dự án REDD+ bao gồm những
gì?”, “Những ai liên quan tới một dự án REDD+”, “Những kiến thức và kỹ năng cần thiết để tiến
hành một dự án REDD+ là gì?”
Bằng việc hỗ trợ cộng đồng trả lời những câu hỏi tương tự như trên, mục đích của cuốn cẩm nang
này là giúp các cộng đồng bản địa có được những kiến thức và các kỹ năng cần thiết để đưa ra
quyết định về việc tham gia vào dự án REDD+ và nếu tham gia thì làm sao họ có thể tham gia
một cách đầy đủ và hiệu quả.
Cũng giống như cuốn cẩm nang đầu tiên, cuốn cẩm nang thứ hai này không có ý định thuyết phục
mọi người ủng hộ hay chống lại REDD+. Sách được viết chỉ với mục đích duy nhất là giúp đỡ các
cộng đồng bản địa nhận thức được REDD từ góc nhìn của chính họ. Vấn đề quan trọng ở đây là
các cộng đồng sẽ hiểu rõ ràng và đầy đủ về việc REDD+ vận hành như thế nào, từ đó họ xem xét
và quyết định có tham gia hay không vào các dự án REDD.
Tuy nhiên, chúng tôi tin tưởng rằng sự tham gia đầy đủ và hiệu quả của các dân tộc bản địa chỉ
khả thi khi và chỉ khi dự án REDD+ nhận thức và bảo đảm đầy đủ quyền của người dân tộc bản
địa, tôn trọng và thúc đẩy sự phát triển của các hệ thống xã hội và văn hóa của người dân tộc bản
địa. Do đó, cuốn cẩm nang này lựa chọn thúc đẩy một giải pháp tổng thể
• Quyền của người dân bản địa được đề cập trong Tuyên bố của liên hợp quốc về quyền của
người dân tộc bản địa
• Hệ thống xã hội và văn hóa của người dân tộc bản địa, giá trị và thực tiễn.
• Bảo vệ môi trường và đa dạng sinh thái.
10
Tập huấn là một hình thức đào tạo với ưu điểm tập trung nhiều hơn vào các chủ đề cụ thể và có
thể có nhiều người tham gia trong cùng một khóa đào tạo. Đây là lý do vì sao ý tưởng về cuốn
cẩm nang tập huấn “làm thế nào chúng ta có thể giúp đỡ các cộng đồng bản địa nhận thức và quyết
định về REDD+“ được ra đời.
Cuốn cẩm nang này rất hữu ích với cộng đồng bản địa, những người:
• Đang bị ảnh hưởng bởi dự án REDD+ do những người ngoài cộng đồng đang triển khai và
do đó họ cần biết dự án đó là gì để có thể quyết định tham gia hay không.
• Đang xem xét đến việc tham gia vào chương trình REDD lớn hơn do những người bên
ngoài cộng đồng đang triển khai và muốn biết làm sao để bảo đảm sự tham gia đầy đủ và
hiệu quả.
• Đang xem xét tới việc tự tiến hành dự án REDD+ với các đối tác ngoài địa phương và muốn
biết dự án được thực hiện như thế nào để họ có thể tiếp tục điều hành.
Mỗi quốc gia có một hệ thống luật và chính sách ảnh hưởng tới việc ra quyết định của cộng đồng
về REDD+. Tuy nhiên, 147 quốc gia của Liên hợp quốc đã tán thành Tuyên bố của Liên hợp quốc
về Quyền của người bản địa (UNDRIP). UNDRIP là một công cụ quan trọng giúp cho người bản
địa đòi quyền của họ liên quan tới dự án REDD+. Trong cẩm nang và hướng dẫn cộng đồng đầu
tiên “REDD là gì?/Làm gì vớiREDD?”, có một chương riêng bàn về UNDRIP và tầm quan trọng
cũng như ích lợi của nó đối với cộng đồng bản địa trong bối cảnh của REDD+. Bên cạnh UNDRIP,
Liên hợp quốc cũng xây dựng một loạt các công cụ pháp lý quốc tế khác nhằm bảo vệ quyền của
người bản địa.
Hơn nữa, một điều quan trọng cần ghi nhớ là ngoài các thỏa thuận REDD đã được đề cập trước
đó, UNDRIP và những công cụ luật pháp quốc tế liên quan, hầu hết các tổ chức đóng vai trò quan
trọng trong REDD+ bao gồm Ủy ban REDD của Liên Hợp Quốc, Ngân hàng thế giới, các quốc
gia tài trợ hoặc cơ quan bảo tồn thiên nhiên đều có có những chính sách riêng nhằm tăng cường
mức độ nhận biết và bảo đảm các quyền của người dân bản địa.
Nếu tại thời điểm này bạn không thật hiểu chắn chắn về REDD+ thì không phải lo lắng. Cuốn cẩm
nang hướng dẫn cộng đồng đã xuất bản trước đây của chúng tôi “REDD là gì/Làm gì với REDD”
sẽ trang bị cho bạn những kiến thức cơ bản. Và nếu bạn muốn tìm hiểu thêm, bạn có thể tham
khảo trong cái tài liệu được liệt kê dưới đây. Còn có cả bảng chú giải từ vựng mà bạn có thể dễ
dàng tra cứu những thuật ngữ mà bạn sẽ thấy trong cuốn cẩm nang này.
Cuốn cẩm nang này là cuốn thứ 2 trong bộ 4 cẩm nang:
I. REDD là gì? Làm gì với REDD?
II. Nhận thức về REDD+ dựa vào cộng đồng
III. FPIC cho REDD+ - Hướng dẫn cho cộng đồng bản địa
IV. Kỹ năng vận động chính sách và kỹ năng thương thuyết trong REDD+
Cuốn cẩm nang đầu tiên “REDD là gì? Làm gì với REDD” là để giúp cộng đồng bản địa có được
hiểu biết tổng quan nhất về REDD, ý nghĩa ký hiệu “+” trong chữ REDD+, những tác động có thể
có từ REDD+ và quyền của người bản địa được bảo đảm như thế nào.
Để tham gia vào dự án REDD+, có rất nhiều yêu cầu về kỹ thuật và chúng tôi muốn bảo đảm rằng
cộng đồng là một phần không thể tách rời của dự án và những yêu cầu này đã được bàn đến trong
cẩm nang thứ 2 trong bộ 4 cuốn sách về Nhận thức về REDD+ dựa vào cộng đồng. Cẩm nang này
cũng bao gồm những thông tin kỹ thuật có thể hữu ích đối với cộng đồng dù nó có liên quan tới
REDD+ hay không, ví dụ khảo sát mức độ lưu trữ cácbon. Mục đích của cuốn cẩm nang này nhằm
giúp cộng đồng bản địa nắm bắt được kiến thức và kỹ năng cần thiết cho việc tham gia đầy đủ và
hiệu quả vào hoạt động REDD+.
11
Sau khi nắm được khái niệm về REDD+ và những yêu cầu để trở thành một phần của dự án
REDD+, cuốn cẩm nang thứ 3 sắp tới “FPIC cho REDD+ - hướng dẫn cho cộng đồng bản địa” sẽ
giới thiệu về các nguyên tắc ĐỒNG THUẬN TỰ NGUYỆN VÀ ĐƯỢC THÔNG BÁO TRƯỚC
(FPIC) và hướng dẫn phương pháp áp dụng FPIC. Mục đích của cuốn cẩm nang tiếp theo này là
giúp cộng đồng bản địa đưa ra quyết định có hay không tham gia REDD+ nói chung và dự án
REDD+ nói riêng và để bảo đảm rằng quyền của cộng đồng bản địa được bảo vệ đầy đủ.
Cuối cùng, để chính phủ công nhận quyền của người bản địa và các đối tác liên quan phải chịu
trách nhiệm trong chiến lược, chương trình và dự án REDD+ thì các nhà lãnh đạo và các tổ chức
cộng đồng phải hành động dưới hình thức tuyên truyền, vận động hành lang và trong bất kỳ
trường hợp nào họ cũng đều cần phải thương lượng để bảo đảm cho vị thế của họ một cách đầy
đủ. Mục đích của cuốn cẩm nang thứ 4 “Kỹ năng vận động chính sách và kỹ năng đàm phán trong
REDD+” là nhằm nâng cao kỹ năng cần thiết cho người thực hiện để bảo vệ lập trường, vận động
chính sách đạt hiệu quả tốt hơn.
Bốn cuốn cẩm nang này tạo thành một chương trình tập huấn về những phương pháp giúp cộng
đồng bản địa nắm bắt và định hình khái niệm về REDD+ từ đó đưa ra quyết định có tham gia vào
dự án hay không. Tuy nhiên, không cần thiết phải thực hiện việc đào tạo theo đúng trình tự trong
cuốn cẩm nang. Cẩm nang và các hợp phần có thể được sử dụng và thay đổi khi cần thiết và mỗi
phần được thiết kế để có thể giảng dạy một cách độc lập. Tuy nhiên, tùy thuộc vào nguồn nhân lực
và các nguồn lực khác và mục đích tập huấn cụ thể, các hợp phần khác nhau có thể được kết hợp
để hình thành một chương trình đào tạo riêng biệt.
Các phần khác của cẩm nang tập huấn dành cho các giáo viên:
• đưa ra những khái niệm thuật ngữ dễ hiểu liên quan tới REDD+.
• gồm những thông tin mẫu có thể được sự dụng trong quá trình tập huấn.
• được đưa ra trong mỗi hợp phần cho những người có nhu cầu tìm hiểu
thêm về REDD+
• với nguồn tư liệu đa dạng, ví dụ như tài liệu tham khảo dưới định dạng PDF,
MS Excel và vật dụng trực quan cho thuyết trình PowerPoint (mục lục của CD, tham khảo
phụ chương 1).
Cuốn cẩm nang này bao gồm 4 phần:
Hợp phần đầu tiên của cẩm nang tập huấn đưa ra lời giới thiệu ngắn phản ánh ý nghĩa của
việc tham gia và lí do vì sao việc tham gia chỉ thực sự khả thi khi người tham gia được
trao quyền một cách đầy đủ, ví dụ như kiểm soát quá trình tập huấn. Tiếp theo là sơ lược
về REDD+ tại cộng đồng.
Phần này bao gồm 2 hợp phần: Hợp phần đầu tiên của phần này (hợp phần 2) tập trung
vào các chủ đề bảo vệ rừng mà REDD+ gọi là “cùng có lợi”: đa dạng sinh học và sinh kế.
Sau khi giới thiệu 2 chủ để, hợp phần đưa ra cách nhìn nhận tổng quan về các hình thức
sử dụng đất khác nhau tại vùng rừng nhiệt đới cũng như những tác động của chúng tới đa
dạng sinh học và sinh kế của người bản địa. Tiếp theo là một chương về chi phí và lợi ích
của REDD+ và chương kết luận về việc quy hoạch sử dụng đất.
Hợp phần 2 của phần này (hợp phần 3) giải thích dự án REDD+ tiến hành như thế nào,
những thành phần của dự án là gì, kỹ năng và kiến thức cần thiết khi tiến hành dự án.
Chúng tôi không đề cập tới tất cả các chủ đề một cách chi tiết và cẩm nang cũng không có
ý cung cấp một chương trình tập huấn kiến thức kỹ thuật tổng thể cần thiết cho việc tiến
hành REDD+ một cách độc lập. Mục đích của chúng tôi là đảm bảo rằng cộng đồng tiếp
nhận đầy đủ kiến thức để có thể hiểu đúng các hàm ý của REDD+ kể cả nhu cầu hỗ trợ và
xây dựng năng lực cụ thể. Chúng tôi sẽ cung cấp một vài tài liệu tham khảo cho cách tiếp
cận này.
12
Phần 3 nhằm mục đích giúp cộng đồng tiếp nhận những kỹ năng hữu ích không chỉ trong
phạm vi dự án REDD+, mà còn rất hữu ích trong việc quản lý rừng tại cộng đồng nói
chung. Phần này cũng bao gồm 2 hợp phần. Hợp phần đầu tiên (hợp phần 4 của cẩm nang)
đưa ra hướng dẫn dễ hiểu về việc tiến hành đánh giá và giám sát carbon một cách độc lập.
Đây chỉ là một trong những kỹ năng cần thiết để thực hiện thành công dự án REDD tại
cộng đồng. Cộng đồng sẽ cần thêm những buổi tập huấn chuyên về đánh giá. Tuy nhiên
giám sát carbon là một hoạt động mới và ít cộng đồng có những kỹ năng cần thiết. Hơn
nữa, để có thể đánh giá và giám sát carbon thường xuyên và độc lập, việc kiểm soát dự án
REDD+ là tối quan trọng.
Hợp phần thứ 2 của phần này (hợp phần 5 của cẩm nang) giới thiệu 2 kỹ thuật quản lý rừng
đã được người Ikalahan, một dân tộc bản địa miền Bắc Phillipin thực hiện rất thành công
đó là Kĩ thuật phát triển rừng và Trồng cây làm giàu rừng. Những kỹ thuật này rất hữu ích
trong việc triển khai dự án REDD+.
Phần cuối của cuốn cẩm nang này (hợp phần 6) sẽ đưa ra một vài hướng dẫn về phương
pháp đánh giá và ra quyết định trong dự án REDD+. Phần này sẽ bàn ngắn gọn về các
nguyên tắc của FPIC nhằm định hướng cho cộng đồng quản lý những dự án REDD+ đã
được các tổ chức bên ngoài cộng đồng thực hiện. Sau đó, sẽ hướng dẫn cộng đồng cách
thức tự đánh giá xem bản thân đã sẵn sàng tham gia vào dự án REDD+ hay chưa.
Trước khi đi vào phần trọng tâm về phương pháp tập huấn REDD+ của cuốn cẩm nang, chúng ta
sẽ lướt qua một vài điều cơ bản để chuẩn bị cho tập huấn. Chúng ta sẽ cần làm một vài việc trước
khi bước vào phần tập huấn theo cuốn cẩm nang này.
Đầu tiên, phải thành lập một nhóm tập huấn viên với ít nhất 2 thành viên và đảm bảo ít nhất một
thành viên trong nhóm là thành viên trong cộng đồng hoặc nhân viên của tổ chức hỗ trợ tại cộng
đồng. Nhóm tập huấn viên chịu trách nhiệm điều phối các khâu chuẩn bị cho việc tập huấn và phải
có trách nhiệm theo dõi sau tập huấn. Nhóm tập huấn viên đồng thời phải kết nối với cộng đồng
trong các vấn đề liên quan tới tập huấn.
Nhóm tập huấn viên tự xây dựng tài liệu tập huấn, trong tài liệu cần miêu tả đầy đủ về hoạt động
tập huấn. Tài liệu tập huấn này cần bao gồm cơ sở lý luận, đối tượng tập huấn, thời gian và địa
điểm tiến hành, thành phần tham dự, chủ đề, phương pháp tập huấn, công tác chuẩn bị, kế hoạch
đánh giá và ngân sách. Chọn thời gian để tiến hành tập huấn cho hiệu quả và đầy đủ. Sau đó cần
rút kinh nghiệm để rút ngắn thời gian chuẩn bị cho những buổi tập huấn tiếp sau đó.
Phần tập huấn 2 và 4 cần thiết có sự tham gia của các lãnh đạo cộng đồng và các nhà đầu tư của
REDD+, những người sống tại cộng đồng, đồng thời nếu có được sự tham gia rộng rãi của cả cộng
đồng thì càng tốt. Những thành viên cộng đồng có những kiến thức ví dụ như tri thức quản lý
rừng, tri thức bản địa sẽ được tham gia vào phần 2. Cộng đồng có thể xem xét và đề nghị những
người có năng lực hoặc đã có những kỹ năng cần thiết để tham gia vào phần 3 vì có thể họ sẽ
tham gia vào dự án REDD sau này. Sẽ là rất tốt cho cộng đồng nếu những thành viên này có thể
giải thích lại những vấn đề mang tính kỹ thuật một cách dễ hiểu cho các thành viên khác trong
cộng đồng.
Chúng tôi khuyên bạn nên có một nhóm nòng cốt sẽ tham gia tất cả các khóa đào tạo và trong đó
một số là lãnh đạo cộng đồng. Điều này nhằm đảm bảo sự tham gia của cộng đồng vào REDD+
được duy trì liên tục.
13
Trong khi lựa chọn người tham gia nhóm đào tạo nên chú ý đến bình đẳng giới và có đại diện
thanh niên. Điều này không chỉ giải quyết vấn đề quyền của từng nhóm người mà còn góp phần
cho sự phát triển bền vững trong thời gian dài bằng cách khuyến khích nhiều hơn sự tham gia của
mọi người.
Nhóm nghiên cứu đào tạo sẽ xem xét việc có để người ngoài cộng đồng tham gia vào tập huấn
REDD+ hay không.
Như với bất kỳ hoạt động quan trọng nào, việc nghiên cứu được coi như là một phần của hoạt
động chuẩn bị và càng nghiên cứu kỹ lưỡng thì cơ hội thành công của tập huấn càng cao. Trong
đào tạo, nghiên cứu như vậy được gọi là đánh giá nhu cầu đào tạo. Đánh giá nhu cầu đào tạo giúp
đội ngũ đào tạo tìm ra khoảng cách giữa những gì mà cộng đồng nên biết về REDD+ và những gì
họ đã biết. Việc đào tạo nhằm mục đích để xóa đi khoảng cách này hay ít nhất là xóa đi một phần
quan trọng của nó.
Đánh giá nhu cầu đào tạo là một phương pháp tìm hiểu những kiến thức, kỹ năng và thái độ của
một người tham gia đào tạo cần phải học để có thể thực hiện hoàn thành nhiệm vụ/trách nhiệm và
thay đổi hành vi. Liên quan đến REDD +, nhiệm vụ hoặc trách nhiệm mà chúng tôi hy vọng các
thành viên cộng đồng thực hiện là đưa ra lựa chọn hợp lý về việc tham gia hay không tham gia
vào một dự án REDD +.
14
Đánh giá nhu cầu đào tạo cung cấp thông tin để bảo đảm chương trình đào tạo và các hợp phần
cụ thể được thiết kế thích hợp với những người tham gia. Bảng dưới đây chỉ ra các thông tin đánh
giá nhu cầu đào tạo cần thu thập khi sử dụng phương pháp thu thập thông tin từ các thành viên
cộng đồng, đặc biệt là từ những người có khả năng tham gia tập huấn.
Thông tin cơ bản cần có trong mọi chương trình
đào tạo
• Tuổi.
• Giới tính.
• Trình độ học vấn.
• Dân tộc.
• Tín ngưỡng.
• Ngôn ngữ/tiếng nói.
Thông tin cá nhân của người trả lời: phần bổ sung
tùy thuộc vào mục tiêu tập huấn
• Nghề nghiệp hoặc sinh kế.
• Tiếng dân tộc.
• Vai trò xã hội hoặc vị trí thế trong cộng đồng.
• Vai trò chính trị tại cộng đồng.
• Những hiểu biết về chủ đề tập huấn trước đây và hiện tại?
(hoặc người tham gia biết tới chủ đề tập huấn từ đâu).
Ý kiến của người tham gia về chủ đề chính
của buổi tập huấn
• Chú ý rằng “Không có ý kiến gì” cũng là một câu trả lời
Những thông tin này hữu ích cho đội ngũ giảng viên để:
• Thiết kế chương trình tập huấn phù hợp hơn cho những thành viên tham gia với mục đích
họ có thể lĩnh hội kiến thức một cách tốt nhất
• Kiểm tra xem người được lựa chọn có phải là một đại diện xứng đáng của cộng đồng/nhóm
người hay không?
• Tập trung vào chủ đề học viên quan tâm để giúp họ có thể đưa ra những quyết định quan
trọng liên quan tới các vấn đề về REDD+ (đặc biệt là những vấn đề còn đang tranh cãi) và
những chủ đề tiềm năng khác.
TNA cho tập huấn REDD nên được chia làm 2 nhóm, cộng đồng và cá nhân. Đối với cộng đồng,
những kiến thức hiện có của lớp tập huấn (như là các văn bản hoặc kinh nghiệm đang có) được
coi là khá đầy đủ.
Để thu thập thông tin từ các cá nhân, cách thức thông thường là xây dựng các biểu mẫu đơn giản
và gửi tới mỗi thành viên tiềm năng, hoặc các thành viên cộng đồng đã được lựa chọn. Hoặc mỗi
thành viên của nhóm tập huấn sẽ phỏng vấn một học viên và điền vào mẫu, công việc này được
tiến hành khi học viên không biết đọc và biết viết. Tham khảo mẫu TNA tại phụ lục…
Khi thiết kế mẫu TNA, ghi nhớ các điều sau:
• Khi thích hợp, có thể điền câu trả lời vào ô trống hoặc bảng có sẵn.
• Sử dụng ngôn ngữ hội thoại đơn giản khi cần tường thuật
• Cố gắng thiết kế mẫu TNA gọn trong 1 trang giấy, hoặc nhiều nhất là trên hai mặt của một
tờ giấy.
15
• Đưa ra giải thích ngắn gọn về mục đích của TNA’s ở đầu mẫu bảng hỏi và thêm vào chữ
“CÁM ƠN” ở cuối mẫu.
• Ghi rõ thời gian nhóm tập huấn muốn thu lại mẫu TNA.
Khi lên lịch tập huấn, bảo đảm đủ thời gian cho các học viên nhận được bảng hỏi, trả lời bảng hỏi
và gửi lại bảng hỏi cho nhóm tập huấn viên. Cũng cần xem xét thời gian đủ cho nhóm tập huấn
viên thu thập thông tin từ bảng hỏi để hoàn thiện chương trình tập huấn.
Cũng có những khi không đủ thời gian cho việc phát, thu thập và phân tích bảng hỏi trước thời
gian tập huấn. Trong trường hợp này, có thể dưa ra một vài hoạt động đơn giản và vui nhộn tại
phần đầu buổi tập huấn, ví dụ các học viên tự giới thiệu về bản thân, từ đó cũng có thể có được
những thông tin cần thiết ban đầu. Đây cũng là phương pháp có ích khi khả năng đọc viết của
các học viên còn yếu khó có thể trả lời các bảng hỏi TNA.Tham khảo thêm ở phụ chương 2 về
các hoạt động này và cách thức tiến hành hoạt đông.Tuy nhiên, hi vọng bạn không quá lạm dụng
phương pháp này.
Giáo viên tập huấn phải chuẩn bị kỹ càng cho mỗi buổi tập huấn. Cuốn cẩm nang tập huấn này
chỉ cung cấp đầu vào cho mỗi buổi tập huấn cũng như tài liệu tham khảo thêm. Do vậy, trước
mỗi buổi tập huấn, giáo viên cần đọc kỹ các phần trong cẩm nang. Bạn cũng có thể hướng dẫn
học viên chuẩn bị các bài học bằng việc đọc trước các phần tương ứng trong cuốn cẩm nang của
học viên.Ma trận tập huấn phải chứa các thông tin từ danh mục tham khảo với số thứ tự cụ thể
của trang sách tương ứng để học viên dễ tìm thấy.Tham khảo các nguồn tài liệu tham khảo khác
nếu bạn muốn hiểu biết thêm.Một việc rất quan trọng ở đây là bạn phải nắm chắc chủ đề tập huấn.
Chuẩn bị các phương pháp và tài liệu cần thiết.Ma trận tập huấn sẽ cung cấp các ví dụ về phương
pháp tập huấn, nhưng bạn nên điều chỉnh các phương pháp cho phù hợp với các học viên cũng như
chính bản thân bạn.Cần chắc chắn rằng bạn sẽ sử dụng các phương pháp khác nhau và các phương
pháp này càng tương tác nhiều càng tốt.
Một điều rất quan trọng đó là các cán bộ trong nhóm tập huấn viên phải hiểu rõ những lý do của
khóa tập huấn. Các tập huấn viên cần phải phải biết chính xác họ mong đợi những gì, đó là các
học viên có thể LÀM (chứ không phải chỉ là BIẾT HOẶC HIỂU) sau X giờ hoặc ngày tập huấn.
Ví dụ, trong buổi tập huấn giới thiệu về REDD+, mục tiêu đào tạo có thể là:”Sau 2 giờ đào tạo,
học viên có thể CHỈ RA hoặc GIẢI THÍCH (chứ không chỉ là biết hoặc hiểu) sự khác biệt giữa
REDD và REDD+ “. Họ có thể chỉ ra hoặc giải thích sự khác biệt này là một chỉ số cụ thể và giúp
phân biệt giữa học viên biết và hiểu vấn đề với học viên đã giải thích được vấn đề - đây là chỉ số
không thể đo lường.
Trong cẩm nang này, chúng tôi đã xây dựng các mục tiêu tổng thể và cụ thể đối với mỗi hợp phần,
cùng với đó là một ma trận mục tiêu và các đề xuất để làm rõ cách thức đạt được mục tiêu, ví dụ
cách thức tổ chức và tiến hành các khoá đào tạo tương ứng.
Thời gian và địa điểm tập huấn ảnh hưởng đến số lượng và thành phần học viên, cũng như các
hoạt động khác.Các yếu tố như thời tiết, sản xuất và các sinh hoạt cộng đồng nên được xem xét
khi quyết định thời gian tập huấn.Địa điểm tập huấn nên là nơi đi lại dễ dàng, là trung tâm chính
trị xã hội nếu có thể.
Một phần của chuẩn bị là việc sắp xếp phòng học.Sắp xếp ghế và bảng phù hợp để tạo một bầu
16
không khí làm việc tốt. Nếu có thể, tránh sắp xếp theo như một lớp học thông thường. Sắp xếp
phòng học tùy thuộc vào số lượng người, kích thước của căn phòng
Tốt nhất là sử dụng các phương pháp tập huấn đơn giản, như vậy cần ít tài liệu và thiết bị tập huấn,
thậm chí không cần gì. Bảng dưới đây liệt kê và mô tả các tài liệu và thiết bị thông thường bạn có
thể cần cho các hợp phần đào tạo trong cẩm nang này.
Danh sách tham dự Đặt tiêu đề của các hoạt động trên mỗi trang để tránh
Dấu và mực dấu
Bảng trắng Đính kèm một dải vải giữa hai đầu.Giấy viết và vật dụng hỗ trợ trực
quan có thể được gắn lên dải vải bằng cách sử dụng đinh ghim, đinh
bấm, kẹp hoặc đoạn chỉ tơ.Nối 2 đầu bằng một sợi dây. Vật dụng hỗ
trợ trực quan có thể được treo lên dây này
Phấn hoặc bút viết bảng trắng
Áp phích Một bề mặt phẳng có thể viết hoặc vẽ vẽ lên
Bút sơn Có thể thay nếu đắt quá
Băng dính có thể tái sử dụng
Vở và bút cho học viên Chỉ cung cấp những vật dụng này khi đa số học viên có thể đọc và
viết tốt và khi cần phải ghi lại thông tin.Trong các hoạt động nâng cao
nhận thức, nếu bạn muốn học viên ghi nhớ một số thông tin cần thiết
thì có một phương tiện hiệu quả hơn đó là những tờ rơi ngắn gọn có
chứa các thông tin đó.
Giấy màu Giấy mầu 16-20 rẻ hơn và có thể thay thế các loại giấy nghệ thuật hay
các loại giấy tương tự khác
Lá, đá, gậy, vỏ hoặc hạt giống Có thể sử dụng những vật dụng này để đếm số lượng trong hoạt động
ra quyết định, hoặc hỗ trợ học tập một phần nào đó. Cần chắc chắn
rằng những vật dụng này không có một ý nghĩa văn hóa nào. Ngoài
ra, hãy chắc chắn rằng việc thu thập và sử dụng các tài liệu này không
ảnh hưởng đến môi trường.
Vật dụng học tập trực quan Hãy chắc chắn rằng người ngồi xa nhất và khó nhìn xa, ví dụ như
người già, cũng có thể nhìn thấy những vật dụng học tập trực quan
này. Về vật dụng hỗ trợ trực quan, thông thường phải cao ít nhất 8 cm
và chỉ sử dụng màu đen hoặc xanh.
Giấy trắng Dùng cho các bài tập tập huấn, hoặc để học viên viết ý kiến của mình.
17
Máy tính xách tay, giấy và bút cho
người ghi biên bản
Việc ghi chép lại quá trình tập huấn sẽ cung cấp tài liệu cho cộng
đồng, cũng như sẽ dùng để tham khảo nâng cao chất lượng các khóa
đào tạo sau này. Chương trình tập huấn được thiết kế càng chi tiết thì
việc ghi biên bản càng đơn giản và được thực hiện bằng cách ghi vào
lề của bản chương trình tập huấn (trong trường hợp này bản in của
giáo trình tập huấn phải có lề rộng). Điều này đặc biệt hữu ích khi là
hầu hết các thành viên của lớp đào tạo có thể đọc viết tốt.
Camera (tùy chọn) Để ghi lại các hình ảnh của lớp tập huấn. Giải thích cho những người
tham gia tập huấn về việc những hình ảnh hoặc video sẽ được sử dụng
trong tương lai như thế nào.
Dự thảo các bản thỏa thuận hoặc xây
dựng các giải pháp (tùy chọn)
Nếu mục tiêu của tập huấn là đạt đến một thỏa thuận hoặc giải pháp,
tốt hơn hết nên chuẩn bị một dự thảo. Dự thảo này có thể được sửa đổi
nhiều và cần giải thích rõ ràng cho học viên là họ không bắt buộc phải
chấp nhận bản dự thảo này. Cũng có khi các học viên xem xét bản dự
thảo và sau đó không sử dụng nó nữa.
Máy chiếu LCD hoặc TV (tùy chọn) Nếu địa điểm tập huấn có điện, hoặc có thể mang theo nguồn điện di
động, việc chiếu video có thể mang lại hiệu quả cao hơn khi trình bày
một vài chủ đề.
Thông thường, khi tập huấn hoặc thuyết trình tại cộng đồng không
khuyến khích việc dùng màn hình LCD hoặc PowerPoint bởi vì nó
không thúc đẩy sự tham gia của học viên, mà chỉ có thể trình bày hình
ảnh tại duy nhất một thời điểm. Hơn nữa, phương pháp này cung cấp
thông tin với một tốc độ nhanh hơn so với khả năng mà những người
tham gia có thể tiếp nhận.Nhưng khi thời gian tập huấn ngắn hoặc khi
người tham gia có một trình độ học vấn cao hoặc cả hai, thì phương
pháp này có thể sử dụng nhưng phải lưu ý đến các phương pháp giảng
dạy (xem bên dưới).
Nguồn ngân sách để thực hiện các khóa tập huấn sẽ quyết định khóa học đó có thể thực hiện tới
đâu, ví dụ liên quan đến số lượng người tham gia và thời gian đào tạo. Tuy nhiên, khi có mong
muốn/nhu cầu cao của nhóm tập huấn viên và các lãnh đạo cộng đồng thì chương trình tập huấn
vẫn có thể được tiến hành với một nguồn ngân sách eo hẹp.
Các bữa ăn cho người tham gia cũng là một phần chi phí cần tính tới và trong nhiều khóa đào tạo
cộng đồng nó có thể là chi phí lớn nhất. Trong trường hợp thuận tiện có thể nhờ cộng đồng cung
cấp một số loại thực phẩm, ví dụ các loại trái cây và lương thực – đây là một cách làm cho cộng
đồng cảm thấy họ là người làm chủ của chương trình tập huấn.Tuy nhiên, phương pháp này không
được khuyến khích tại cộng đồng thường xuyên thiếu lương thực. Ngoài ra, nên chuẩn bị thức ăn
nhiều hơn số người tham gia và số lượng nhóm tập huấn viên vì thường có nhiều người đến tham
gia hơn là số người dự kiến chính thức.
Chương trình tập huấn với đầy đủ tất cả các hợp phần trong đó có cả hoạt động đi thực địa từ1
đến 2 ngày sẽ cần thời gian từ 5 - 7 ngày. Tuy nhiên, bạn có thể quyết định chỉ tập trung vào một
số các hợp phần, hoặc xây dựng chương trình tập huấn theo nhiều giai đoạn. Bảng dưới đây cung
cấp cho bạn một cái nhìn tổng quan về khoảng thời gian cho mỗi hợp phần và các buổi tập huấn.
18
Hợp phần Buổi học Thời gian yêu cầu
PHẦN I: TRƯỚC KHI BẮT ĐẦU: MỘT SỐ KHÁI NIỆM VÀ CƠ SỞ LÝ LUẬN CƠ BẢN
Hợp phần 1: Một số khái
niệm và cơ sở lý luận cơ bản:
Buổi 1: Sự tham gia và sự trao quyền 45 phút
Buổi 2: REDD+ dựa vào cộng đồng là gì? 30 phút
Buổi 3: Một vài cơ sở lý luận quan trọng về REDD+ 30 phút
PHẦN II: THỰC TIỄN REDD+ DỰA VÀO CỘNG ĐỒNG: NHỮNG KIẾN THỨC CƠ BẢN
Hợp phần 2: REDD+.
REDD+ hay là điều gì khác?
So sánh các phương án
Buổi 1: Sử dụng rừng và đa dạng sinh học 1 đến 1.5 giờ
Buổi 2: Tầm quan trọng của đa dạng sinh học đối với các
dân tộc bản địa
2.5 giờ
Buổi 3: Rừng và sinh kế 1 1.5 giờ
Buổi 4: Rừng và sinh kế 2 – PES 1.5 đến 3 giờ
Buổi 5: So sánh các phương án thay thế của việc sử dụng
đất
1 đến 2 giờ
Buổi 6: REDD+: so sánh chi phí và lợi ích 2 giờ
Buổi 7: Quy hoạch sử dụng đất 1 đến 2 giờ
Hợp phần 3: Dự án REDD+:
Dự án làm những gì?
Buổi 1: Các tiêu chuẩn REDD+ 1 đến 1.5 giờ
Buổi 2: Dự án REDD+: Các bước tiến hành 1 đến 1.5 giờ
PHẦN 3: THỰC TIỄN REDD+ DỰA VÀO CỘNG ĐỒNG: MỘT VÀI KỸ NĂNG HỮU ÍCH
Hợp phần 4: Hiểu biết của
bạn về cácbon: Đo lường và
giám sát carbon dựa vào cộng
đồng.
Buổi 1: Tại sao phải giám sát cácbon dựa vào cộng đồng? 2 giờ
Buổi 2: Phương pháp đo lường và giám sát carbon 1 đến 2 ngày
Hợp phần 5: Kỹ năng quản lý
rừng dựa vào cộng đồng
Buổi 1: Quản lý rừng dựa vào cộng đồng và công nghệ
phát triển rừng
2 giờ
Buổi 2: Trồng rừng và làm giàu tài nguyên rừng 2 giờ
PHẦN IV: CHÚNG TA CÓ MUỐN THAM GIA REDD+ HAY KHÔNG? CÁC BƯỚC ĐÁNH GIÁ MỨC ĐỘ
SẴN SÀNG CHO REDD+
Hợp phần 6: Chúng ta có
muốn tham gia REDD+ hay
không? Các bước đánh giá
mức độ sẵn sàng cho REDD+
Buổi 1: Tìm hiểu các dự án REDD+ do các tổ chức ngoài
cộng đồng khác đang thực hiện
3 đến 4 giờ
Buổi 2: Đánh giá mức độ sẵn sàng cho dự án REDD+ 2 giờ
19
Trước khi tập huấn, bạn nên phân phát tài liệu tham khảo cho các học viên, trong đó có tất cả các
thông tin chuyên đề giống như trong cuốn cẩm nang này.Trong quá trình tập huấn, khi bắt đầu một
chủ đề mới bạn có thể giới thiệu các phần tương ứng trong tập sách tham khảo.
Đĩa CD-ROM trong hướng dẫn này chứa rất nhiều tài liệu tham khảo về các phương pháp thúc
đẩy, các phương pháp này sẽ giúp bạn lập kế hoạch và tiến hành tập.Ở đây, chúng tôi chỉ cung cấp
cho bạn một bản tóm tắt ngắn gọn về một vài nguyên tắc quan trọng cần cho việc đào tạo.Chúng
được trích từ chương trình đào tạo Bonner 101, 202 và 203. />Bonner (www. chenetwork.org/les_pdf/01_Creative_Facilitation.pdf). Bạn có thể tìm bản PDF
của các hướng dẫn sử dụng đào tạo trong đĩa CD-ROM kèm theo.
Mỗi người có một phương pháp học khác nhau, do đó để các học viên có thể tiếp thu tốt, chúng ta
phải sử dụng các phương pháp tập huấn khác nhau. Nghiên cứu về tỷ lệ ghi nhớ (tức là số lượng
thông tin được ghi nhớ) của các phương pháp đào tạo khác nhau đã cho các kết quả như sau:
5% thuyết trình
10% Đọc.
20% Âm thanh – Hình ảnh.
30% Biểu diễn.
50% Thảo luận nhóm.
75% Thực hành.
90% Giảng dạy khác.
Nếu người điều hành chỉ đứng ở phía trước lớp và giảng bài, người tham gia sẽ nhanh chán và
có thể sẽ dừng lắng nghe chỉ sau 10 đến 15 phút.Đây không phải là một phương pháp hiệu quả để
chia sẻ thông tin và kiến thức.Hãy thử thay thế bằng cách áp dụng các hoạt động linh hoạt và sống
động trong các buổi hội thảo.Các hoạt động này có thể được sử dụng để giới thiệu các khái niệm
quan trọng, và/hoặc là một đoạn dẫn vào các bài tập hội thảo.
Sử dụng trò chơi, phương pháp phá băng và các hoạt động sống động (“Hoạt động sống động” là
phương pháp đơn giản giúp khôi phục sự quan tâm và nhiệt tình).Đây là những phương pháp rất
quan trọng cho việc tạo ra một bầu không khí học tập tốt cũng như tạo sự tập trung cho học viên.
Khi học viên khá mệt mỏi, đặc biệt là sau một bài giảng dài, hoặc là sau khi ăn trưa, khi thức ăn
cần năng lượng để tiêu hóa. Sử dụng trò chơi, phương pháp phá băng hoặc các hoạt động sống
động như là một phần của quá trình học tập và cũng là phương pháp sử dụng thời gian hiệu quả.
Trong phụ lục 2, chúng tôi đã biên soạn một mô tả ngắn gọn về một vài bài tập và trò chơi có thể
hữu ích cho việc tập huấn của bạn
Có một số thiết bị và kỹ thuật giảng dạy và kỹ thuật mà bạn có thể sử dụng, chẳng hạn như:
• Làm việc nhóm nhỏ.
• Thuyết trình tương tác.
• Những người tham gia trình bày.
• Thảo luận trên lớp.
• Phương pháp động não.
• Bài tập thực hành.
• Viết văn bản.
20
• Ví dụ.
• Chương trình làm việc.
• Kiểm tra.
• Biểu đồ.
Bắt đầu đúng giờ và tuân theo thời gian biểu, ví dụ nghỉ giải lao, ăn trưa, kết thúc buổi học. Nếu
bạn cần tiết kiệm thời gian, nên cắt phần giữa của chương trình, không nên cắt đoạn đầu hay phần
kết thúc. Bạn cũng có thể tiết kiệm thời gian bằng cách đơn giản hóa nhiệm vụ, ví dụ loại bỏ một
số bước trong các hoạt động, giảm thời gian thảo luận trong các nhóm nhỏ hoặc giảm thời gian
báo cáo của các nhóm lớn hơn. Nếu bạn thay đổi kế hoạch hoạt động và tiến độ, cần thiết thảo luận
vấn đề này với những người tham gia.
Là một tập huấn viên, bạn cung cấp các kỹ năng và kiến thức cụ thể cho học viên. Thách thức ở
đây là làm thế nào để truyền đạt theo một chiến lược định sẵn và tôn trọng học viên.
• Tóm tắt các vấn đề đã thảo luận để chắc chắn rằng tất cả mọi người hiểu và tiếp tục các
thảo luận đi theo hướng bạn muốn. Nếu có những bất đồng, cần thiết phải rút ra kết luận.
• Diễn giải lại các ý kiến của người tham gia để kiểm tra xem bạn có hiểu đúng không, đồng
thời củng cố lại những ý kiến đó.
• Hỏi những câu hỏi bắt buộc phải có câu trả lời diễn giải, ví dụ: câu hỏi mở.
• Không tự trả lời tất cả câu hỏi. Hãy để người tham gia trả lời các câu hỏi của nhau.
• Hỏi người tham gia xem họ có đồng ý với ý kiến của những người tham gia khác hay
không?
• Hãy chắc chắn rằng những người tham gia nói nhiều hơn bạn.
• Đưa ra giải pháp cho cả nhóm.Công việc của tập huấn viên là làm rõ các vấn đề, thảo luận
tập trung, đưa ra quan điểm của mọi người, đưa ra sự khác biệt, từ đó tìm kiếm các thỏa
thuận cơ bản.Tuy nhiên, điều này không có nghĩa là họ áp đặt một giải pháp cho cả nhóm.
• Coi nhẹ những ý tưởng của người dân.
• Cho rằng ý kiến cá nhân là đúng.
• Áp đặt nhóm.
• Lặp đi lặp lại ừm, à.
• Đọc từ giáo trình.
• Kể những câu chuyên không phù hợp hoặc gây khó chịu.
• Bịa ra một câu trả lời nào đó – bạn không bao giờ biết có những ai trong phòng.
• Để cho ai đó gây áp lực lên người khác trong nhóm.
• Đứng trên lập trường của 1 nhóm.
• Nói quá nhiều về kinh nghiệm cuộc sống bản thân.
• Giả định về ai đó dựa vào bề ngoài của con người.
21
• Nắm chắc các tài liệu trước khi tiến hành tập huấn.
• Tự tin: mạch lạc, nhiệt tình và giữ nhịp thở đều.
• Sử dụng sự hài hước, những câu chuyện và các ví dụ trực tiếp liên quan đến công việc của
học viên vào bài giảng.
• Chọn một hoạt động thích hợp với tình huống và nên biết nhiều trò vui để tạo không khí
vui vẻ và phá vỡ không khí trầm lắng.
• Chuẩn bị nhiều giáo cụ trực quan hấp dẫn như các tờ rơi và những tờ giấy Ao.
• Xác định vật tư cần thiết, yêu cầu bố trí phòng học và bố trí ghế ngồi.
• Suy nghĩ trước các bài tập và hình dung về các vấn đề có thể xảy ra cũng như những vấn
đề khó lường - một trong những phần việc chiếm nhiều thời gian nhất.
• Giải thích rõ ràng các hoạt động sẽ diễn ra và chuẩn bị cho các câu hỏi.
• Quan sát sự tham gia của cá nhân và mức độ tham gia trong các bài tập.
• Quan tâm tới những cá nhân không thích thú với bài học, thậm chí không tham gia.
• Theo dõi bài tập cần có thảo luận.
• Quá trình trao đổi sẽ bộc lộ những suy nghĩ và cảm xúc mà chưa bao giờ được thể hiện
trước đây.
• Sẵn sàng nói chuyện/phỏng vấn những người tham gia trong thời gian nghỉ và trước khi/
sau khi tập huấn.
• Đánh giá nhu cầu của nhóm, đặc biệt là vào cuối ngày để xem những gì bạn có thể thay đổi
cho ngày hôm sau.
• Đánh giá buổi tập huấn và ghi lại các lưu ý cho các khóa tập huấn sau này
Cẩm nang tập huấn này không thể cung cấp cho bạn tất cả các thông tin về REDD + dựa vào
cộng đồng. Nhưng chúng tôi hy vọng rằng chúng tôi đã cung cấp đủ kiến thức để bạn có thể bắt
đầu và có một chương trình tập huấn thành công về REDD+ cũng như các chủ đề liên quan. Sự
hiểu biết về REDD và REDD + trước khi những người bên ngoài thực hiện dự án REDD tại địa
bàn của mình là rất quan trọng đối với cộng đồng dân tộc bản địa.
Với mục đích đào tạo rõ ràng, khi người tham gia đã được lựa chọn và công tác chuẩn bị hậu cần
đã được sắp xếp hợp lý thì có nghĩa là bạn đã sẵn sàng để đảm nhận một nhiệm vụ và một cuộc
phiêu lưu với cộng đồng của bạn - tập huấn cho họ về REDD+. Chúng tôi chúc cho bạn và cả cộng
đồng gặt hái những thành công tốt đẹp.
22
TRƯỚC KHI BẮT ĐẦU:
NHỮNG KHÁI NIỆM VÀ CƠ SỞ LÝ LUẬN CƠ BẢN
23
I
Hợp phần này chuẩn bị nền tảng cho những nội dung chính của cuốn cẩm nang. Từ khi thỏa thuận
REDD của công ước khung của Liên Hợp quốc về biến đổi khí hậu nhấn mạnh “sự tham gia đầy
đủ và hiệu quả của các bên liên quan “, trong đó có các cộng đồng người dân bản địa, chúng tôi
nhận thấy cần phải đề cập đến ý nghĩa của sự tham gia và cần phải so sánh nó với một khái niệm
phản ánh chặt chẽ hơn những nguyện vọng của người dân bản địa trong cuộc tranh luận về vấn
đề trao quyền của quá trình REDD. Tiếp theo là một định nghĩa và mô tả ngắn gọn về khái niệm
“REDD + dựa vào cộng đồng”.
Cuối cùng, chúng tôi muốn bạn chú ý tới một vài cơ sở lý luận cơ bản về REDD+ mà chúng tôi tin
rằng việc ghi nhớ chúng thực sự là quan trọng trước khi bạn xem xét đến việc tham gia vào hoạt
động REDD+. Những cơ sở lý luận này quan trọng vì nó sẽ tránh cho những quan niệm hoặc kỳ
vọng sai lầm, do đó chúng tôi muốn nhấn mạnh chúng ngay từ đầu.Những lý luận này sẽ được đề
cập kỹ hơn trong phần sau của cuốn cẩm nang này.
Giúp các nhà lãnh đạo bản địa và các thành viên cộng đồng có được một sự hiểu biết tốt hơn về
các vấn đề cơ bản của REDD + dựa vào cộng đồng trong phạm vi quyền được tham gia và trao
quyền.
Sau khi hoàn thành hợp phần này bạn sẽ có thể:
• Giải thích các quyền được tham gia và trao quyền của người dân bản địa
• Xác định và mô tả những điều cơ bản của REDD+ dựa vào cộng đồng
• Nhấn mạnh và giải thích một số cơ sở lý luận quan trọng về REDD+.
MODULE 1 MODULE 2 MODULE 3 MODULE 4 MODULE 5 MODULE 6