TRUYỆN KIỀU – NGUYỄN DU
TRUYỆN KIỀU
Nguyễn Du –
A. MỤC TIÊU BÀI HỌC
- Giúp học sinh :
+ Hiểu được một số phương diện tiểu sử tác giả (hoàn cảnh xã hội, những nhân
tố đời riêng) góp phần lí giải sự nghiệp sáng tác của Nguyễn Du.
+ Nắm được một số đặc điểm cơ bản về nội dung và nghệ thuật Truyện Kiều
của Nguyễn Du.
B. PHƯƠNG TIỆN TIẾN HÀNH
- Sách giáo khoa, sách giáo viên, giáo án.
C. CÁCH THỨC TIẾN HÀNH
- Phương pháp đọc - hiểu, kết hợp phân tích, thuyết minh.
- Giáo viên hướng dẫn học sinh thảo luận và tìm hiểu.
D. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1. Ổn định lớp
2. Giới thiệu bài mới:
Hoạt động của GV và Hs Nội dung cần đạt
Hoạt động 1: Tìm hiểu tác giả
Nguyễn Du.
GV: Dựa vào SGK em hãy nêu
một vài nét chính về tác giả
Nguyễn Du?
GV: Em hãy cho biết ông sinh ra
trong một gia đình như thế nào?
HS: Suy nghĩ, trả lời.
I. Tác giả
1. Cuộc đời
- Nguyễn Du (1765 – 1820).
- Tên chữ là Tố Như, hiệu là Thanh Hiên.
Quê: Gốc ở làng Canh Hoạch – Thanh Oai – Sơn
Nam. Sau di cư vào làng Tiên Điền – Nghi Xuân –
Hà Tĩnh.
Xuất thân: Trong một gia đình phong kiến quyền
quý, nhiều đời làm quan và nhiều người sáng tác văn
chương.
+ Cha và anh đều giữ chức tước cao
trong triều đình Lê – Trịnh.
+ Mẹ Trần Thị Tần người kinh Bắc (là
ngọn nguồn của vốn văn học dân gian ăn sâu vào
tâm hồn thơ và tài thơ của ông).
Cuối thế kỉ XVIII – đầu thế kỉ XIX, xã hội phong
kiến Việt Nam khủng hoảng trầm trọng loạn lạc bốn
SVTH: HỒ VĂN THẢO 1 GVHD: NGUYỄN THỊ SOA
TRUYỆN KIỀU – NGUYỄN DU
GV: Ảnh hưởng của những biến
động xã hội tới cuộc đời của
Nguyễn Du?
GV: Nguyễn Du chịu ảnh hưởng
từ những yếu tố văn hóa nào?
GV: Tư tưởng, tình cảm của
Nguyễn Du về con người?
phương.
Biến động xã hội đưa Nguyễn Du từ chỗ là con gia
đình quý tộc phong kiến đến chỗ chấp nhận cuộc
sống anh đồ nghèo.
Ông là chứng nhân của lịch sử xã hội. Cụ thể :
+ Thời thơ ấu và thanh niên : Sống sung
sướng và hào hoa ở Thăng Long trong nhà anh trai
Nguyễn Nhãn. 1983 Nguyễn Du thi Hương đậu tam
trường và nhận một chức quan võ nhỏ ở Thái
Nguyên.
+ 10 năm gió bụi, lang bạt ở quê vợ
sống trong cảnh nghèo túng.
+ Từng mưu đồ chống Tấy Sơn nhưng
bị bắt, rồi được tha về sống ẩn dật ở quê nội.
+ Làm quan bất đắc dĩ với triều
Nguyễn.
2. Con người - ảnh hưởng của quê hương, gia
đình và vùng văn hóa.
- Quê cha và quê mẹ
+ Quê cha: Hà Tĩnh, núi Hồng - sông Lam anh
kiệt, nghèo khổ.
+ Quê mẹ: Kinh Bắc hào hoa, là cái nôi của dân
ca quan họ.
- Nơi sinh ra và lớn lên: Kinh thành Thăng Long
rộng lớn, hào hoa.
- Quê vợ: đồng lúa Thái Bình lam lũ.
- Gia đình: làm quan có danh vọng lớn, học vấn nổi
tiếng.
“Bao giờ Ngàn Hống hết cây
Sông Lam hết nước, họ này hết quan”.
- Cuộc đời: có nhiều mối u uất không nói ra được,
ông luôn cảm thấy bối rối, mất tự do.
- Nguyễn Du có cái nhìn hiện thực sâu sắc.
- Một tấm long lo đời, thương người luôn bảo vệ
công lý và cái đẹp.
II. Sự nghiệp sáng tác
1. Các sáng tác chính
a) Sáng tác bằng chữ Hán.
- Sáng tác của Nguyễn Du rất phong phú và đồ
sộ gồm văn thơ chữ Hán và chữ Nôm.
- Các sáng tác bằng chữ Hán gồm 249 bài, ba
tập:
SVTH: HỒ VĂN THẢO 2 GVHD: NGUYỄN THỊ SOA
TRUYỆN KIỀU – NGUYỄN DU
GV: Em hãy cho biết các sáng tác
bằng chữ Hán?
GV: Nội dung thơ Nguyễn Du viết
khi đi sứ sang Trung Quốc có
những điểm gì đáng chú ý?
GV: Cho biết các sáng tác bằng
chữ Nôm của Nguyễn Du?
GV: Em hãy nêu nguồn gốc
Truyện Kiều?
GV: Em hãy tóm tắt nội dung của
Truyện Kiều?
+ Thanh Hiên thi tập: 78 bài.
+ Nam trung tạp ngâm: 40 bài.
+ Bắc Hành tạp lục: 131 bài.
- Nội dung:
+ Ca ngợi, đồng cảm với các nhân cách cao
thượng và phê phán những nhân vật phản diện.
+ Phê phán xã hội phong kiến chà đạp
quyền sống con người.
+ Cảm thông với những thân phận nhỏ bé
dưới đáy xã hội bị đầy đọa, hắt hủi.
Đề tài và cảm hứng có nhiều điểm tương
đồng giữa truyện Kiều và các bài thơ chữ Hán trong
“Bắc Hành tạp lục”.
b) Sáng tác bằng chữ Nôm.
- Sáng tác bằng chữ Nôm gồm: “Đoạn trường
tân thanh (truyện Kiều) và Văn chiêu hồn.
*Truyện Kiều:
- Nguồn gốc:
+ Dựa vào Kim Vân Kiều truyện của Thanh Tâm
tài nhân là tiểu thuyết chương hồi bằng văn xuôi chữ
Hán.
+ Nguyễn Du sáng tác Đoạn trường tân thanh bổ
sung những day dứt, trăn trở được chứng kiến từ lịch
sử, xã hội và con người.
+ Hoàn thành tác phẩm với 3254 câu lục bát.
- Nội dung:
+ Vận mệnh con người trong xã hội phong kiến.
+ Khát vọng tình yêu đôi lứa.
+ Bản cáo trạng đanh thép của xã hội đã chà đạp
lên quyền sống của con người, đặc biệt là người phụ
nữ.
+ Tái hiện hiện thức cuộc sống sâu sắc.
+ Quan niệm “chữ tài” gắn với “chữ mệnh”,
“chữ tâm” gắn với “chữ tài”.
*Văn chiêu hồn (Văn tế thập loại chúng sinh)
- Viết bằng thể thơ lục bát.
- Thể hiện tấm lòng nhân ái của con người nghệ sĩ
hướng tới những linh hồn bơ vơ, không nơi nương
tựa, nhất là phụ nữ và trẻ em trong ngày lễ Vu Lan ở
SVTH: HỒ VĂN THẢO 3 GVHD: NGUYỄN THỊ SOA
TRUYỆN KIỀU – NGUYỄN DU
GV: Em hãy cho biết nội dung mà
Văn chiêu hồn thể hiện?
GV: Em hãy cho biết đặc điểm
chính về nội dung thơ văn
Nguyễn Du?
GV: Em hãy nêu đặc điểm chính
về nghệ thuật trong thơ văn
Nguyễn Du?
Việt Nam.
2) Một vài đặc điểm về nội dung và nghệ thuật
của thơ văn Nguyễn Du.
- Nội dung:
+ Trữ tình.
+ Thể hiện tình cảm chân thành.
+ Cảm thông sâu sắc của tác giả đối với cuộc
sống và con người.
+ Triết lý về số phận người phụ nữ.
+ Khái quát bản chất tàn bạo của chế độ phong
kiến, bọn vua chúa tàn bạo, bất công chà đạp lên
quyền sống của con người.
+ Đề cao quyền sống con người, đồng cảm và
ca ngợi tình yêu lứa đôi, khát vọng tự do và hạnh
phúc.
+ Là người đầu tiên đặt vấn đề những người
phụ nữ hồng nhan đa truân, tài hoa, bạc mệnh với
cái nhìn nhân đạo sâu sắc.
- Nghệ thuật:
+ Học vấn uyên bác, thành công trong nhiều
loại thơ ca: ngũ ngôn, thất ngôn, ca, hành.
+ Thơ lục bát, song thất lục bát chữ Nôm lên
đến tuyệt đỉnh thơ ca cổ trung đại.
+ Tinh hoa ngôn ngữ bình dân và bác học Việt
đã kết tinh nơi thiên tài Nguyễn Du.
III. Kết luận
IV. Củng cố
SVTH: HỒ VĂN THẢO 4 GVHD: NGUYỄN THỊ SOA