Tải bản đầy đủ (.pdf) (75 trang)

Khảo sát hiệu giá khàng thể và giám sát virus cúm a h5n1 sau tiêm phòng ở đàn gà nuôi tại một số huyện ngoại thành hà nội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.17 MB, 75 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ðÀO TẠO
TRƯỜNG ðẠI HỌC NÔNG NGHIỆP HÀ NỘI



CẤN THANH BẰNG


KHẢO SÁT HIỆU GIÁ KHÁNG THỂ VÀ GIÁM SÁT
VIRUS CÚM A/H
5
N
1
SAU TIÊM PHÒNG Ở ðÀN GÀ
NUÔI TẠI MỘT SỐ HUYỆN NGOẠI THÀNH HÀ NỘI



CHUYÊN NGÀNH : THÚ Y
MÃ SỐ : 60.64.01.01



NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
TS. NGUYỄN BÁ HIÊN




HÀ NỘI – 2013
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………



ii

LỜI CAM ðOAN

Tôi xin cam ñoan rằng:
- ðây là công trình nghiên cứu của riêng tôi.
- Các kết quả nghiên cứu trong luận văn là trung thực, khách quan và
chưa ñược sử dụng ñể bảo vệ một học vị nào.
- Mọi sự giúp ñỡ cho việc thực hiện luận văn ñã ñược cảm ơn và các
thông tin trích dẫn trong luận văn ñều ñã ñược chỉ rõ nguồn gốc.

Hà Nội, ngày 12 tháng 10 năm 2013
Tác giả luận văn




Cấn Thanh Bằng




Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………

iii

LỜI CẢM ƠN

Trong suốt 2 năm học tập và hoàn thành luận văn, với nỗ lực của bản

thân, tôi ñã nhận ñược sự giúp ñỡ, hướng dẫn tận tình của nhiều cá nhân và
tập thể, cho phép tôi ñược tỏ lòng biết ơn và cảm ơn chân thành tới:
Ban Giám hiệu Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội, Ban ñào tạo, Ban
chủ nhiệm Khoa Thú y,, Cơ quan Thú y vùng I, các thầy cô giáo ñã giúp ñỡ,
tạo ñiều kiện ñể tôi học tập, tiếp thu kiến thức của chương trình học.
Thầy hướng dẫn khoa học PGS.TS. Nguyễn Bá Hiên.
Ban Lãnh ñạo và tập thể cán bộ Chi cục Thú y Hà Nội.
Nhân dịp hoàn thành luận văn, cho phép tôi ñược gửi lời cảm ơn sâu
sắc tới gia ñình, người thân cùng bạn bè ñã ñộng viên giúp ñỡ tôi vượt qua
mọi khó khăn trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu, thực hiện ñề tài.
Một lần nữa tôi xin bày tỏ lòng biết ơn, cảm ơn chân thành tới những
tập thể, cá nhân ñã tạo ñiều kiện giúp ñỡ tôi hoàn thành chương trình học tập.

Hà Nội, ngày 12 tháng 10 năm 2013
Tác giả luận văn



Cấn Thanh Bằng




Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………

iv

MỤC LỤC



Lời cam ñoan ii

Lời cảm ơn iii

Mục lục iv

Danh mục các bảng vii

Danh mục các hình viii

Danh mục các từ viết tắt ix

MỞ ðẦU 1

Chương 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 3

1.1 Khái niệm bệnh cúm gia cầm. 3

1.2 Tình hình dịch cúm gia cầm trên thế giới và Việt Nam. 3

1.2.1 Tình hình bệnh cúm gia cầm trên thế giới. 3

1.2.2 Tình hình bệnh cúm gia cầm tại Việt Nam. 7

1.3 Dịch tễ học bênh cúm gia cầm. 9

1.3.1 Loài nhiễm bệnh. 9

1.3.2 Mùa phát bệnh 9


1.3.3 Sự truyền lây 9

1.4 Virus học bệnh cúm gia cầm 10

1.4.1 ðặc ñiểm hình thái, cấu trúc của virus cúm type A 10

1.4.2 ðặc tính kháng nguyên của virus cúm type A 12

1.4.3 ðộc lực của virus. 14

1.4.4 Sức ñề kháng của virus cúm 15

1.5 Miễn dịch chống bệnh của gia cầm 16

1.5.1 Miễn dịch không ñặc hiệu 16

1.5.2 Miễn dịch ñặc hiệu 18

1.5.3 Miễn dịch chủ ñộng 19

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………

v

1.5.4 Miễn dịch thụ ñộng 20

1.5.5 Những yếu tố ảnh hưởng ñến sự hình thành kháng thể. 21

1.6 Phòng chống bệnh cúm gia cầm 21


1.6.1 Phòng bệnh 21

1.6.2 Chống dịch 25

Chương 2 NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 27

2.1 Nội dung nghiên cứu 27

2.2 ðịa ñiểm nghiên cứu 27

2.3 Vật liệu nghiên cứu 27

2.4 Phương pháp nghiên cứu 27

2.4.1 Phương pháp ñiều tra hồi cứu 27

2.4.2 Phương pháp phân tích dịch tễ học 28

2.4.3 Phương pháp lấy mẫu và bảo quản mẫu 29

2.4.4 Kiểm tra hiệu giá kháng thể và giám sát virus cúm sau tiêm phòng 29

2.4.5 Phản ứng ngăn trở ngưng kết hồng cầu (HI) 30

2.4.6 Phương pháp Realtime RT-PCR phát hiện virus cúm gia cầm 33

2.4.7 Phương pháp xử lý số liệu. 36

Chương 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 38


3.1 Tình hình chăn nuôi và diễn biến dịch cúm gia cầm ở Hà Nội. 38

3.1.1 Ttình hình nhiễm cúm gia cầm trên ñịa bàn thành phố Hà Nội 40

3.1.2 ðặc ñiểm về dịch tễ học bệnh cúm gia cầm theo quy mô chăn nuôi 43

3.2 Tình hình chăn nuôi và diễn biến dịch cúm gia cầm ở một số huyện 45

3.3 Tình hình tiêm phòng vaccine cúm gia cầm tại một số huyện 47

3.3.1 Kết quả tiêm phòng vaccine cúm gia cầm giai ñoạn 2010-2013 47

3.3.2 Kết quả kiểm tra hiệu giá kháng thể của gia cầm nuôi tại 5 huyện 50

3.4 Kết quả giám sát huyết thanh và virus ở một số trại 51

3.4.1 Kết quả kiểm tra hiệu giá huyết thanh kháng virus cúm A/H5N1 52

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………

vi

3.4.2 Tổng hợp kết quả kiểm tra hiệu giá kháng thể sau khi tiêm
vaccine
58

3.4.3 Kết quả giám sát sự lưu hành của virus tại 3 trại gà ñã tiêm
vaccine
60


3.4.5 Kết quả ñiều tra, giám sát sự lưu hành của virus cúm A/H5N1 tại
các chợ buôn bán gia cầm
61

KẾT LUẬN VÀ ðỀ NGHỊ 63

1 Kết luận 63

2 ðề nghị 63

TÀI LIỆU THAM KHẢO 64

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………

vii

DANH MỤC CÁC BẢNG



STT Tên bảng Trang

1.1 Số lượng ca nhiễm cúm gia cầm trên người 6

2.1 Primer và probe ñặc hiệu cho virus cúm A/H5N1 35

2.2 Thành phần phản ứng 35

3.1 Tổng ñàn gia cầm trên ñịa bàn Thành phố Hà Nội qua các năm
2010 – 2013 39


3.2 Tình hình dịch cúm gia cầm tại Hà Nội từ 2003 – 2006 41

3.3 Tình hình dịch cúm gia cầm tại Hà Nội từ 2007 – 2013 42

3.4 Tỷ lệ mắc bệnh cúm gia cầm trên ñịa bàn thành phố Hà Nội theo
quy mô chăn nuôi giai ñoạn 2003 – 2013 44

3.5 Tổng ñàn gia cầm của năm huyện từ năm 2010 – T6/2013 45

3.6 Thiệt hại do bệnh cúm gia cầm gây ra ở một số huyện 46

3.7 Thống kê kết quả tiêm phòng vacine cúm gia cầm tại 5 huyện
ngoại thành Hà Nội từ 2010 – T6/2013.
48

3.8 Kết quả giám sát huyết thanh sau tiêm phòng tại 5 huyện 50

3.9 Hiệu giá kháng thể của lô thí nghiệm (trại 1) 53

3.10 Hiệu giá kháng thể của lô thí nghiệm (Trại 2) 54

3.11 Hiệu giá kháng thể của lô thí nghiệm (Trại 3) 56

3.12 Tỷ lệ bảo hộ và GMT của 3 lô thí nghiệm 57

3.13 Tổng hợp kết quả kiểm tra hiệu giá kháng thể ở 3 trại 59

3.14 Kết quả giám sát sự lưu hành của virus 61


3.15 Kết quả giám sát virus cúm tại các chợ gia cầm sống (2010-2012) 61

3.16 Kết quả giám sát virus cúm tại các chợ gia cầm sống (6 tháng 2013) 62

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………

viii

DANH MỤC CÁC HÌNH



STT Tên hình Trang

1.1 Hình thái và cấu trúc virus cúm gia cầm 11
2.2 Mô hình cấu trúc kháng nguyên HA của virus cúm A 12
3.1 Bản ñồ Thành phố Hà Nội 38
3.2 Tổng ñàn gia cầm trên ñịa bàn Thành phố Hà Nội qua các năm
2010 – 2013 39
3.3 Biểu ñồ tỷ lệ mắc cúm theo loại gia cầm (2003 – 2006) 41
3.4 Biểu ñồ tỷ lệ mắc cúm theo loại gia cầm (2007 – 2013) 43
3.5 Biến ñộng tỷ lệ mắc cúm theo quy mô ñàn 44
3.6 Diễn biến tổng ñàn gia cầm của 5 huyện từ 2009 – T6/2013 46
3.7 Biểu ñồ A: Tỷ lệ tiêm phòng vaccine cúm gia cầm của 5 huyện 49
3.7 Biểu ñồ B: Tỷ lệ tiêm phòng vaccine cúm gia cầm của 5 huyện 49
3.8 Tỷ lệ bảo hộ trên ñàn gia cầm sau tiêm phòng vaccine H5N1 51
3.9 Biến ñộng hiệu giá kháng thể trung bình của ñàn gà trại số 1 57
3.10 Biến ñộng hiệu giá kháng thể trung bình của ñàn gà trại số 2 58
3.11 Biến ñộng hiệu giá kháng thể trung bình của ñàn gà trại số 3 58
3.12 ðường biểu diễn hiệu giá kháng thể trung bình của gà ở 3 trại 60



Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………

ix

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT


BNN&PTNT Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn.
FAO Food and Agricalture Organization.
HPAI Highly Pathogenic Avian Influenza.
HGKTTB Hiệu giá kháng thể trung bình.
KN Kháng nguyên.
KT Kháng Thể.
LPAI Low Pathogenic Avian Influenza.
Phản ứng HA Hemagglutination test.
Phản ứng HI Hemagglutination Inhibition test.
OIE Office International des Epizooties.
ORF Open reading frame.
PBS Phosphate Buffered Saline.
RT – PCR Real time -

Polymerase Chain Reaction
TCN Tiêu chuẩn ngành.
WHO World Health Organization.
XN Xét nghiệm.


Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………


1

MỞ ðẦU

ðặt vấn ñề
Trong những năm gần ñây ở nước ta, ngành chăn nuôi nói chung và ngành
chăn nuôi gia cầm nói riêng luôn gặp phải rất nhiều khó khăn, thách thức: Hiện
tượng nhập lậu gia cầm tràn lan, tồn tư kháng sinh, chất ñộc hại trong gia cầm, dịch
bệnh làm cho nhiều nhà chăn nuôi thua lỗ, phá sản. ðặc biệt một số bệnh truyền
nhiễm nguy hiểm có khả năng lây sang người, trong ñó có bệnh cúm gia cầm.
Bệnh cúm gia cầm ñã ñược biết ñến từ lâu sau những vụ ñại dịch gây ra cho
các ñàn gia cầm ở nhiều nước. Hiện nay, bệnh cúm gia cầm thể ñộc lực cao (HPAI)
ñang là mối quan tâm hàng ñầu của tất cả các nước trên thế giới. Dịch bệnh xảy ra
ñã giết chết hàng chục triệu gia cầm, ñồng thời kéo theo ñó là hàng tỷ gia cầm khác
bị tiêu hủy bắt buộc ñể tránh lây lan, gây thiệt hại nghiêm trọng cho ngành chăn
nuôi và kinh tế của các nước có dịch.
Khi mới xuất hiện ở nước ta vào năm 2003, bệnh ñã thể hiện tính chất lây lan
nhanh và gây hậu quả ñặc biệt nghiêm trọng. Thời gian ñầu của dịch bệnh từ ngày
27/12/2003 ñến 30/04/2004, chỉ trong vòng hơn 4 tháng dịch ñã làm cho 2.574
xã/phường thuộc 381 huyện/thị xã của 57 tỉnh/thành trên cả nước mắc bệnh. Tổng
số gia cầm bị chết do bệnh và tiêu hủy lên tới 43,9 triệu con. Trong thời gian gần
ñây, mặc dầu chúng ta ñã có nhiều biện pháp phòng chống dịch nhưng bệnh vẫn
ñang xảy ra trên phạm vi rộng và ngày càng nguy hiểm hơn, ñặc biệt là số người
mắc và tử vòng ngày càng tăng. Năm 2003 ở Việt Nam chỉ có 3 người nhiễm và cả
3 người tử vong, trên thế giới có 4 người nhiễm và cả 4 người tử vong. Nhưng ñến
tháng 4/2013 theo thống kê của WHO ñã có 631 trường hợp người nhiễm virus
A/H5N1, trong ñó tử vong 372 trường hợp tại 15 quốc gia; ở Việt Nam ñã ghi nhận
125 ca mắc bệnh và tử vong 62 trường hợp. Với ñặc ñiểm của bênh là có nhiều
subtupe khác nhau và khả năng tổ hợp biến chủng ñã làm cho căn bệnh ngày càng

trở nên nguy hiểm hơn gây nhiều thiệt hại cho người chăn nuôi, ñe dọa tính mạng
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………

2

con người ñồng thời gây không ít khó khăn cho việc khống chế dịch bệnh cho
ngành Thú y, sự xuất hiện virus A/H7N9 tại Trung Quốc tháng 3/2013 là một ví dụ.
ðể dập dịch cũng như khống chế dịch tiến tới thanh toán bệnh cúm gia cầm.
Chính phủ ñã cho áp dụng hàng loạt các biện pháp như: Ban hành các văn bản pháp
quy; giám sát phát hiện bệnh; tiêu hủy triệt ñể ñàn gia cầm nhiễm bệnh; vệ sinh tiêu
ñộc; kiểm dịch vận chuyển; kiểm soát giết mổ. Tuy nhiên, do trình ñộ dân thấp, ý
thức cộng ñồng không cao cùng với tập quán chăn nuôi nhỏ lẻ của người dân nên
dịch bệnh vẫn liên tục xảy ra. Vì vậy, bên cạnh những biện pháp trên thì việc sử
dụng vaccine ñể phòng bệnh cúm gia cầm ñược coi là một biện pháp tích cực ñể bảo
vệ ñàn gia cầm.
Có rất nhiều câu hỏi ñược ñặt ra xung quanh việc sử dụng vaccine cúm gia
cầm. Ví dụ: Tại sao sử dụng nó lại là tốt nhất, cách sử dụng hiệu quả nhất. Và liệu
chăng virus cúm gia cầm liên tục biến chủng thì có kịp thời thay ñổi vaccine ñể ñối
phó với các trường hợp này không. ðứng trước tình hình ñó chúng tôi tiến hành
nghiên cứu ñề tài:
“Khảo sát hiệu giá kháng thể và giám sát virus cúm A/H
5
N
1
sau tiêm
phòng ở ñàn gà nuôi tại một số huyện ngoại thành Hà Nội ”.
Mục tiêu nghiên cứu của ñề tài
- ðánh giá ñược tình hình chăn nuôi và diễn biến dịch cúm gia cầm trên ñịa
bàn Hà Nội.
- ðánh giá tình hình tiêm phòng, tỷ lệ bảo hộ sau tiêm của vaccine cúm gia

cầm trên ñàn gà ñã ñược tiêm phòng trên ñịa bàn Hà Nội.
- Giám sát ñàn gà sau tiêm phòng tại các trại thí nghiệm ñể ñánh giá ñược
hiệu quả của việc sử dụng vaccine trong việc phòng bệnh cúm gia cầm.
Ý nghĩa khoa học và thực tiễn
- Các kết quả thu ñược là cơ sở ñịnh hướng và xây dựng kế hoạch cho
chương trình tiêm phòng vaccine cúm gia cầm trong phạm vi cả nước.

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………

3

Chương 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU

1.1. Khái niệm bệnh cúm gia cầm.
Bệnh cúm gia cầm là một bệnh truyền nhiễm gây ra bởi virus cúm type A
thuộc họ Orthomyxoviridae. ðây là một tác nhân gây bệnh dịch rất lớn, có tính chất
khốc liệt trên gia cầm nói chung.
Bệnh cúm gia cầm trước ñây có tên gọi là bệnh dịch tả gà (Fowl plague)
nhưng từ Hội nghị Quốc tế lần thứ nhất về bệnh cúm gia cầm tại Beltsville, Mỹ
(1981) ñã thay thế tên này bằng tên bệnh cúm gia cầm thể ñộc lực cao (HPAI) ) là
một bệnh truyền nhiễm nguy hiểm, có tốc ñộ lây lan rất nhanh với tỷ lệ gây chết cao
trong ñàn gia cầm nhiễm (Trần Hữu Cổn và Bùi Quang Anh, 2004), ñể chỉ các virus
cúm type A có ñộc lực mạnh, lây lan nhanh, gây tỷ lệ tử vong cao.
1.2. Tình hình dịch cúm gia cầm trên thế giới và Việt Nam.
1.2.1. Tình hình bệnh cúm gia cầm trên thế giới.
Bệnh cúm gia cầm ñã xuất hiện từ cách ñây rất lâu và có mặt khắp nơi trên
thế giới và ñược Hippocrates mô tả từ năm 412 trước công nguyên. Trong hơn 100
năm qua, có 4 vụ ñại dịch cúm xảy ra vào các năm 1889, 1918, 1957,1968 (Buckler
White and B. R. Muphy, 1998).
Năm 1918 dại dịch cúm ñã xảy ra ở Châu Âu do cúm type A/H1N1 gây ra,

ñược gọi là dịch cúm Tây Ban Nha, khiến cho 20 - 40 triệu người bị chết. Năm
1878, tại Italia ñã xảy ra một bệnh gây tử vong rất cao ñàn gia cầm và ñược gọi là
bệnh dịch tả gia cầm.
Năm 1901, Centanni và Savunozzi ñã ñề cập ñến ổ dịch này và xác ñịnh
ñược căn nguyên siêu nhỏ qua lọc là yếu tố gây bệnh (filterable agent). Sau ñó phải
ñến năm 1955, Schaffer mới xác ñịnh ñược căn nguyên gây bệnh thuộc nhóm virus
cúm type A (H7N7 và H7N1) gây chết nhiều ở gà, gà tây, chim hoang ở Bắc Mỹ,
Nam Mỹ, Châu Phi, Trung Cận ðông
Năm 1963, virus cúm type A ñược phân lập ở Bắc Mỹ do loài thủy cầm di
trú dẫn nhập vào ñàn gà. Cuối thập kỷ 60, kết quả phân lập type H1N1 thấy ở lợn có
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………

4

liên quan ñến những ổ dịch ở gà tây với những triệu chứng ñặc trưng ở ñường hô
hấp và giảm ñẻ. Năm 1971 Bear ñã mô tả rất kỹ về virus gây bệnh và ñăc ñiểm bệnh
lý lâm sàng của gà trong các ổ dịch cúm gà, gà tây khá lớn ở Bắc Mỹ mà chủng gây
bênh là H7N1 (Phạm Sỹ Lăng và cs, 2004).
Từ năm 1960 - 1979, bệnh ñược phát hiện ở Canada, Mêhicô, Achentina,
Braxin, Nam Phi, Ý, Pháp, Anh, Hà Lan, Australia, Hồng Kông, Nhật Bản, các
nước vùng Trung Cận ðông, các nước thuộc liên hiệp Anh và Liên Xô cũ (Lê Văn
Năm, 2004). Các công trình nghiên cứu có hệ thống về bệnh cúm gia cầm lần lượt
ñược công bố ở Australia năm 1975, ở Anh năm 1979, ở Mỹ năm 1983 - 1984, ở
Ailen năm 1983 - 1984 về ñặc ñiểm sinh học, bệnh học và dịch tễ học, các phương
pháp chẩn ñoán miễn dịch và biện pháp phòng chống bệnh.
ðến nay, dịch cúm gia cầm ñã xảy ra ở khắp các châu lục với mức ñộ ngày
càng nguy hiểm hơn ñối với các loại gia cầm và sức khỏe của cộng ñồng, ñã thôi
thúc Hiệp hội các nhà chăn nuôi gia cầm tổ chức hội thảo chuyên ñề về bệnh cúm
gà. Hội thảo lần ñầu tiên tổ chức vào năm 1981, lần thứ hai tại Ailen năm 1987, lần
thứ ba cũng tại Ailen năm 1992. Từ ñó ñến nay trong các hội nghị về dịch tễ trên

thế giới, bệnh cúm gia cầm luôn là một trong những nội dung ñược coi trọng.
Năm 1997, ở Hồng Kông dịch cúm gà xảy ra do virus cúm type A subtype
H5N1. Và ñây là lần ñầu tiên virus gia cầm ñã vượt "rào cản về loài", ñể lây cho
người ở Hồng Kông làm cho 18 người thiệt mạng, trong ñó có 6 người chết
(Nguyễn Hoài Tao và Nguyễn Tuấn Anh, 2004).
Năm 2003 ở Hà Lan dịch cúm gia cầm ñã xảy ra với quy mô lớn do chủng
H7N7, 30 triệu gia cầm bị tiêu hủy, 83 người lây nhiễm và 1 người chết, gây thiệt
hại về kinh tế hết sức nghiêm trọng (ðào Yến Khanh, 2005).
Cuối năm 2003 ñầu năm 2004 ñã có 11 quốc gia ở Châu Á là: Nhật Bản, Hàn
Quốc, Thái Lan, Lào, Campuchia, Indonesia, Trung Quốc, Hồng Kông, ðài Loan,
Việt Nam và Pakistan ñã thông báo bùng phát dịch cúm gia cầm thể ñộc lực cao ở
gà và vịt. Sự lây lan nhanh chóng dịch cúm gia cầm xảy ra ñồng thời ở một số nước
ñã trở thành mối quan tâm lớn trên toàn cầu (Tô Long Thành, 2004).
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………

5

ðến giữa năm 2005 dịch cúm H5N1 ñã lan rộng ra Kazakhstan, Nga ñến khu
vực Châu Âu như: Rumani, Hy Lạp, Thổ Nhĩ Kỳ, khu vực Châu Phi và cả khu vực
Châu Á như Trung Quốc, Irap.
Theo thống kê của Tổ chức Dịch tễ Thế giới - OIE (2006) tính ñến ngày
2/8/2006 chủng virus ñộc lực cao H
5
N
1
ñã có mặt tại 51 quốc gia và vùng lãnh thổ
trên hầu hết các Châu lục, tập trung chủ yếu ở Châu Á và Châu Âu.
Năm 2008 dịch cúm ñã có mặt ở 22 quốc gia và vùng lãnh thổ như: Ixraen, Ả
rập Xê út, Thụy Sĩ, Ucraina, Thổ Nhĩ Kỳ, Nga, Ấn ðộ, Nhật Bản, Hàn Quốc, Anh,
Trung Quốc, Pakistan, Nigiêria , Băngladet, Quata, Hồng Kông, Ai Cập, ðức,

Inñônêxia, Lào, Thái Lan, Việt Nam.
Từ 1/2009 nhiều quốc gia ñã công bố bùng phát dịch như Ba Lan, ðức,
Canada, Nêpan, Ấn ðộ, Trung Quốc .
Hàng loạt các nước xảy ra dịch cúm gia cầm như Hàn Quốc, ngày
31/12/2010 dịch bùng phát sau một thời gian khống chế dịch, tiêu hủy 8,46
triệu con, thiệt hại kinh tế tới 264 tỷ won (219 triệu USD). 1/2011 dịch cúm gia
cầm ñã xảy ra tại tỉnh Miyazauki của Nhật Bản và ñã tiêu hủy 10.000 con gà ñể
ngăn chặn dịch.
Tại Indonesia, dịch phát hiện tại 11 trong 26 tỉnh phía tây Java, gần 33.929
con gà chết vì nhiễm virus cúm. Ngày 28/2/2011 có hơn 30.000 con gà bị chết ở
khu chăn nuôi gia cầm Sukabumi. Tiếp ñó là Garut có tới 10.000 con gà ñược báo
cáo ñã chết vì virus cúm từ ngày 12/1/2011.
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………

6

Bảng 1.1. Số lượng ca nhiễm cúm gia cầm trên người
Thời ñiểm thống kê (tính ñến tháng 3 năm 2013)
Quốc gia
2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013
Tổng số
nhiễm 0 0 0 18 25 8 39 29 39 11 1 170
Ai Cập
tử vong 0 0 0 10 9 4 4 13 15 5 1 61
nhiễm 0 0 0 8 0 0 0 0 0 0 0 8
Azerbaijan
tử vong 0 0 0 5 0 0 0 0 0 0 0 5
nhiễm 0 0 0 0 0 1 0 0 2 3 6 12
Bangladesh
tử vong 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0

nhiễm 0 0 4 2 1 1 1 1 8 3 9 30
Campuchia
tử vong 0 0 4 2 1 0 0 1 8 3 8 27
nhiễm 0 0 20 55 42 24 21 9 12 9 0 192
Indonesia
tử vong 0 0 13 45 37 20 19 7 10 9 0 160
nhiễm 0 0 0 1 0 0 0 0 0 0 0 1
Djibouti
tử vong 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0
nhiễm 0 0 0 3 0 0 0 0 0 0 0 3
Iraq
tử vong 0 0 0 2 0 0 0 0 0 0 0 2
nhiễm 0 0 0 0 2 0 0 0 0 0 0 2
Lào
tử vong 0 0 0 0 2 0 0 0 0 0 0 2
nhiễm 0 0 0 0 1 0 0 1 0 0 0 2
Myanmar
tử vong 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0
nhiễm 0 0 0 0 1 0 0 0 0 0 0 1
Nigeria
tử vong 0 0 0 0 1 0 0 0 0 0 0 1
nhiễm 0 0 0 0 3 0 0 0 0 0 0 3
Pakistan
tử vong 0 0 0 0 1 0 0 0 0 0 0 1
nhiễm 0 17 5 3 0 0 0 0 0 0 0 25
Thái Lan
tử vong 0 12 2 3 0 0 0 0 0 0 0 17
nhiễm 0 0 0 12 0 0 0 0 0 0 0 12
Thổ Nhĩ Kỳ
tử vong 0 0 0 4 0 0 0 0 0 0 0 4

nhiễm 3 29 61 0 8 6 5 7 0 4 2 125
Việt Nam
tử vong 3 20 19 0 5 5 5 2 0 2 1 62
nhiễm 1 0 8 13 5 4 7 2 1 2 2 45
Trung Quốc
tử vong 1 0 5 8 3 4 4 1 1 1 2 30
nhiễm 4 46 98 115 88 44 73 48 62 32 12 631
Tổng số
tử vong 4 32 43 79 59 33 32 24 34 20 11 372
Tỉ lệ tử vong: 58.95%
Nguồn: Communicable Disease Surveillance & Response (CSR), World Health Organization (WHO).
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………

7

Có thể nói ñây là lần ñầu tiên trong lịch sử bệnh cúm gia cầm xảy ra nhanh
trên diện rộng với diễn biến khá phức tạp. Ngoài thiệt hại về kinh tế tính ñến năm
2013 ñã có 631 người nhiễm và 372 người tử vong.
1.2.2. Tình hình bệnh cúm gia cầm tại Việt Nam.
Dịch cúm gia cầm ở nước ta xuất hiện lần ñầu tiên vào cuối tháng 12/2003.
Tại trại gà giống ở xã Thủy Xuân Tiên, huyện Chương Mỹ, Hà Tây(cũ) gây ốm chết
8.000 gà trong 4 ngày. Theo Cục Thú y (Báo cáo tình hình dịch cúm gia cầm) có thể
chia làm 6 ñợt dịch lớn tính ñến năm 2008 như sau:
ðợt 1: từ tháng 12/2003 ñến tháng 3/2004: dịch bệnh ñã xảy ra ở 2.574 xã,
phường, 381 huyện, thị thuộc 57 tỉnh, thành phố. ðiển hình là các tỉnh: Long An
185 xã, Tiền Giang 135 xã, An Giang 145 xã, ðồng Tháp 116 xã, Hà Tây 134 xã,
Hải Dương 144 xã. Tổng số gia cầm mắc bệnh, chết và tiêu huỷ là 43,9 triệu con
(gà: 30,4 triệu; thuỷ cầm: 13,5 triệu).
ðợt 2: từ tháng 4 ñến tháng 11/2004: dịch phát ra rải rác với quy mô nhỏ ở
các hộ gia ñình chăn nuôi gia cầm, bệnh xuất hiện ở 46 xã, phường tại 32 huyện,

quận, thị xã thuộc 17 tỉnh. Thời gian cao ñiểm nhất là tháng 7, sau ñó giảm dần, ñến
tháng 11 cả nước chỉ có 1 ñiểm phát dịch. Tổng số gia cầm mắc bệnh, chết và tiêu
huỷ là 84.078 con (gà: 55.999; vịt: 8.132).
ðợt 3: từ tháng 12/2004 ñến tháng 5/2005: khoảng thời gian này dịch ñã
xuất hiện ở 670 xã tại 182 huyện thuộc 36 tỉnh, thành phố. Số gia cầm tiêu huỷ là
470.495 gà, 825.689 vịt, ngan.
ðợt 4: từ tháng 10/2005 ñến 01/2006: Dịch xảy ra ở cả 3 miền với 24 tỉnh,
thành tái phát. Trong ñó miền Nam có 3 tỉnh (Bạc Liêu, ðồng Tháp, Long An),
miền Trung có 3 tỉnh (Thanh Hóa, Nghệ An, Quảng Trị) và 18 tỉnh thuộc miền Bắc
(Hà Nội, Bắc Giang, Hòa Bình, Thái Bình, Hưng Yên, Hải Dương, Phú Thọ, Bắc
Ninh, Bắc Kạn, Vĩnh Phúc, Hải Phòng, Sơn La, Quảng Ninh, Yên Bái, Thái
Nguyên, Ninh Bình, Cao Bằng và Hà Giang). Tổng số gia cầm tiêu hủy là
3.972.763 con, trong ñó 1.338.378 gà, 2.135.081 thuỷ cầm và loài khác.
ðợt 5: bắt ñầu và kéo dài trong suốt năm 2007 nhiều ñợt:
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………

8

+ Từ 12/2006 ñến 3/2007 dịch xảy ra trên 83 xã, phường của 33 quận, huyện
thuộc 11 tỉnh. Tổng số gia cầm mắc bệnh, chết và tiêu huỷ là 103.092 con, trong ñó
có 13.622 gà; 89.472 ngan, vịt.
+ Từ 5/2007 ñến 8/2007, dịch xảy ra ở 167 xã, phường của 10 huyện, thị
thuộc 23 tỉnh, thành. Tổng số gia cầm mắc bệnh, chết và tiêu huỷ là 294.894 con
(21.525 gà, 264.549 vịt và 8.775 ngan). Sau khi bị khống chế trong vòng 1 tháng,
ñến tháng 10/2007, dịch lại tái phát ở 15 xã, phường của 9 huyện, quận, thị trấn
thuộc 6 tỉnh, thành phố.
Sau khi bị khống chế trong vòng 1 tháng , ñến tháng 10/2007 dịch lại tái phát
trên ñịa bàn các tỉnh Trà Vinh, Quảng Trị, Nam ðịnh, Cao Bằng, Hà Nam Và Bến Tre.
ðợt 6: từ ñầu năm 2008: xảy ra rải rác với 74 xã phát dịch. Tổng số gia cầm
tiêu huỷ là 60.090 con, trong ñó có 23.498 gà, 36.592 thuỷ cầm (Bùi Quang Anh và

Văn ðăng Kỳ, 2004).
Năm 2009, dịch cúm gia cầm ñã xảy ra ở 68 xã, phường, thị trấn của 34
huyện, thị xã thuộc 17 tỉnh, thành với tổng số gia cầm mắc bệnh, chết và tiêu hủy
trên 127.000 con.
Năm 2010, tính ñến giữa tháng 4, dịch cúm gia cầm ñã xảy ở 31 huyện, thị
xã thuộc 15 tỉnh, thành với tổng số gia cầm mắc bệnh, chết và tiêu huỷ trên 60.000
con. Ngày 24/11/2010, sau thời gian khống chế ñược dịch toàn quốc thì dịch lại
bùng phát tại Nam ðịnh với các ổ dịch ñược phát hiện tại huyện Ý Yên, làm tổng
cộng 300 con vịt bị ốm chết.
Mở màn cho dịch cúm gia cầm năm 2011 là tỉnh Lạng Sơn, ñược công bố vào
ngày 14/2 làm chết ñàn gà trên 2.000 con, chỉ 2 ngày sau ñó tỉnh Nam ðịnh và Kon
Tum cũng công bố dịch với trên 4.000 con gà nhiễm bệnh phải tiêu hủy. Tiếp ñó, dịch
xảy ra tại Vĩnh Phúc, Quảng Ninh, Hà Nam, Thái Nguyên, Hà Nội.
Tháng 2/2011 UBND tỉnh Nam ðịnh ký công bố dịch gia cầm xuất hiện trên
toàn tỉnh, dịch xuất hiện ñầu tiên tại hộ chăn nuôi của ông Nguyễn Văn Toàn, xã An
Thái, huyện Ý Phong trên ñàn vịt thương phẩm gồm 4.600 con, trong ñó có 1.600
vịt ñẻ và 3.000 con vịt ba mươi ngày tuổi.
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………

9

Năm 2013, tính ñến hết 6 tháng ñầu năm dịch cúm gia cầm: xảy ra ở 6 tỉnh:
Tây Ninh, Khánh Hòa, Kiên Giang, ðiện Biên và Vĩnh Long, Tiền giang làm gần
14000 gia cầm mắc bệnh.
- ðối với dịch cúm A/H5N1 ở người: ñã có 1 trường hợp bệnh nhi tử vong ở
huyện Cao Lãnh – tỉnh ðồng Tháp do nhiễm cúm A/H5N1.
Nhìn chung, dịch cúm gia cầm gây ra hậu quả rất lớn về kinh tế và xã hội
Việt Nam.
1.3. Dịch tễ học bênh cúm gia cầm.
1.3.1. Loài nhiễm bệnh.

Virus gây nhiễm tự nhiên cho gia cầm nuôi và hoang dã (bao gồm gà, gà tây,
vịt, ngỗng, chim cút, chim trĩ, ñà ñiểu, gà nhật, mòng biển, chim biển,…), ñặc biệt
chim sống tự do dưới nước, một số chủng virus cúm gia cầm gây nhiễm ở chim
hoang dã sống trên cạn, nhưng ñây không phải là nguồn chứa virus chính. Phần lớn
các loài gia cầm non ñều mẫn cảm với virus cúm type A.
Trong nghiên cứu thí nghiệm, virus cúm có thể nhiễm cho lợn, chuột cống,
thỏ, chuột lang, chuột nhắt, chồn sương, mèo ñồng, linh trưởng và người.
1.3.2. Mùa phát bệnh
Bệnh cúm gia cầm xảy ra quanh năm nhưng thường tập trung vào vụ ñông
xuân từ tháng 10 năm trước ñến tháng 02 năm sau, khi có những biến ñổi bất lợi về
ñiều kiện thời tiết như nhiệt ñộ lạnh, ñộ ẩm cao, thời tiết biến ñổi ñột ngột, làm
giảm sức ñề kháng tự nhiên của con vật. Mặt khác thời ñiểm này có mật ñộ chăn
nuôi cao nhất trong năm, các hoạt ñộng buôn bán vận chuyển, giết mổ gia cầm diễn
ra cao nhất trong năm cũng là ñiều kiện thuận lợi ñể dịch bệnh phát sinh và lây lan
(Bộ NN và PTNT).
1.3.3. Sự truyền lây
Virus ñược bài thải ra môi trường từ mũi, miệng, kết mạc mắt, lỗ huyệt.
Trong cơ thể gia cầm bị bệnh virus nhân lên trong cơ quan hô hấp, ruột, thận, ñường
sinh dục. Virus lây lan do tiếp xúc trực tiếp giữa gia cầm mẫn cảm với gia cầm bị
bệnh hay tiếp xúc gián tiếp thông qua các hạt khí dung ñược bài xuất từ ñường hô
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………

10

hấp hoặc qua phân, thức ăn và nước uống bị nhiễm hay do con người (quần áo, giầy
dép,…), trang thiết bị (dụng cụ chăn nuôi, phương tiện vận chuyển,…) nhiễm virus
(Trần Hữu Cổn và Bùi Quang Anh, 2004).
Theo các tổ chức WHO và FAO thì con người có nguy cơ lây nhiễm virus
cúm gia cầm cao nhất là do tiếp xúc trực tiếp với gia cầm bị bệnh trong quá trình
bắt và giết mổ.

ðường lây bệnh thành công thí nghiệm bao gồm: Khí dung ñường mũi, khí
quản, miệng, kết mạc mắt, xoang bụng, túi khí, mạch máu và lỗ huyệt.
1.4. Virus học bệnh cúm gia cầm
1.4.1. ðặc ñiểm hình thái, cấu trúc của virus cúm type A
Virus cúm gia cầm có tên khoa học là influenza virus, thuộc họ
Orthomyxovirus, là họ virus ña hình thái, có vỏ ngoài, genom là ARN ñơn, (-),
phân ñoạn.
Virus cúm gia cầm có kích thước trung bình, ñường kính 80 - 120 nm, trọng
lượng phân tử 4,6 – 6,4 dalton, trên kính hiển vi ñiện tử tương phản âm có dạng
gần như hình cầu hoặc các hạt mỏng, một số ít virus có dạng hình sợi có thể dài một
vài nm, có vỏ bọc là lớp lipid có gắn các glycoprotein gây ngưng kết hồng cầu
(kháng nguyên bề mặt) - Haemagglutinin (viết tắt là H) và protein enzim có thụ thể
- Neuraminidae (viết tắt N) ñây là những kháng nguyên có vai trò quan trọng trong
miễn dịch bảo hộ và có tính ña dạng cao (Alexander D.J.,1996), (Capua I. &.
Marrangon S.,2000).
Hình thái vi cấu trúc của căn nguyên bệnh ñược mô tả chi tiết và nhấn mạnh
rằng ARN của virus là một sợi ñơn, âm chia 8 ñoạn kế tiếp nhau mang 10 ORF cho
10 loại virion protein khác nhau: HA, NA, NP, M1, M2, PB1, PB2 ,PA, NS1 và
NS2 tất cả 8 ñoạn của sợi ARN có thể tách và phân biệt rõ ràng thông qua phương
pháp ñiện di, các protein có vỏ bọc nhân nối 8 ñoạn này với nhau, ñược bọc bên
ngoài bằng các protein và có màng lipid ở ngoài cùng (Alexander D.J.,1993), (EU
& SCAHAW, 2004).
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………

11

Protein hemagglutinine hay HA là một glycoprotein dưới dạng trimer. Mỗi
monomer gồm có 2 phần HA1 và HA2. Hai phần của protein này ñược nối với nhau
bằng một chuỗi các acid amin trong ñó có arginin. Tại vị trí này các men cắt protein
có sẵn trong cơ thể (trên các màng niêm mạc) của ký chủ sẽ cắt HA ra làm ñôi, tạo

ñiều kiện cho virus bám vào thụ thể của tế bào ký chủ. Do vậy ñoạn này ñược gọi là
cleavage site của HA. Do các enzym protease chỉ cắt protein tại các acid amin basic
nên nếu vị trí này càng nhiều acid amin basic thì khả năng bị cắt ñôi của HA lại
càng cao dẫn ñến khả năng ñể virus bám vào thụ thể tế bào và bắt ñầu quá trình xâm
nhập vào tế bào càng lớn. Dựa trên cơ sở này người ta ñã phân loại virus có ñộc lực
cao là loại virus cúm có nhiều acid amin basic tại vị trí cleavage site và ngược lại.
Protein NA chính là một loại enzym có tên là neuraminidase. Khi virus xâm
nhập vào cơ thể, các mạch ñường của protein HA và thụ thể của tế bào sẽ liên kết
với nhau, gắn virus vào bề mặt tế bào. Sau ñó nhờ neuraminidase cắt mối liên kết
này ñi làm cho virus có thể vào bên trong, sau khi HA ñược cắt ñôi, hoặc nếu không
như vậy, virus sẽ bị rời ra khỏi tế bào.

Hình 1.1. Hình thái và cấu trúc virus cúm gia cầm
(A: Mô hình cấu tạo virus cúm A. Hemagglutinine: phân tử kháng nguyên
HA, Neuraminidase: phân tử kháng nguyên NA, Capsid: vỏ virus, Lipid enverlope:
lớp màng bao lipid, RNA: Hệ gene virus. B: ảnh chụp các tiểu phần virus cúm A
dưới kính hiển vi ñiện tử truyền quang).
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………

12

1.4.2. ðặc tính kháng nguyên của virus cúm type A
Các loại kháng nguyên ñược nghiên cứu nhiều nhất là protein nhân
(Nucleoprotein, NP), protein ñệm (matrix protein, M1), protein gây ngưng kết hồng
cầu (Hemagglutinin, HA) và protein enzim cắt thụ thể (Neuraminidase, NA). NP và
M1 là protein thuộc loại hình kháng nguyên ñặc hiệu nhóm (genus - specific
antigen), ký hiệu là gs kháng nguyên; HA và NA là protein thuộc loại hình kháng
nguyên ñặc hiệu typ và dưới typ (typ - specific antigen), ký hiệu là ts kháng nguyên.
Virus cúm type A có ñặc ñiểm ñặc trưng là chúng thường có ñột biến gen
dẫn ñến sự biến ñổi liên tục về tính kháng nguyên.

Sự phức tạp trong diễn biến kháng nguyên của virus cúm là sự biến ñổi và
trao ñổi trong nội bộ gen dẫn ñến sự biến ñổi liên tục về tính kháng. Có 2 cách biến
ñổi kháng nguyên của virus cúm (Ian Tizard, 1982), (Ito, T and Y. Kawaoka, 1998)

Hình 2.2. Mô hình cấu trúc kháng nguyên HA của virus cúm A
(A: Cấu trúc không gian một ñơn phân của phân tử HA, hai dưới ñơn vị
HA1 và HA2. B: Cấu trúc phân tử kháng nguyên HA gắn trên bề mặt vỏ virus.
Lipid bilayer of envelope: lớp lipid kép của vỏ virus, Receptor site: Vị trí gắn kháng
nguyên HA với thụ thể bề mặt tế bào nhiễm, 4 major antigenic variable regions: 4
vùng biến ñổi kháng nguyên chính của một ñơn phân HA).
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………

13

+ ðột biến ñiểm (ñột biến ngẫu nhiên hay hiện tượng trôi trượt, lệch lạc về
kháng nguyên - Antigenic drift). Trong nhiều trường hợp, các phân tử kháng
nguyên này vẫn có chức năng của kháng nguyên, nhưng chúng có thể thay ñổi ñến
mức hệ thống miễn dịch của cơ thể không nhận ra chúng trong một thời gian nhất
ñịnh. Virus lợi dụng thời gian này ñể lây nhiễm (Kida, et al., 1987). ðây là kiểu ñột
biến xảy ra liên tục thường xuyên trong quá trình tồn tại của Virus mà bản chất là
do có sự thay ñổi nhỏ về trình tự nucleotit của gen mã hóa, ñặc biệt ñối với kháng
nguyên H và kháng nguyên N. Kết quả là tạo ra các phân typ cúm hoàn toàn mới có
tính thích ứng loài vật chủ khác nhau và mức ñộ ñộc lực gây bệnh khác nhau. Chính
nhờ sự biến ñổi này mà virus cúm A tạo nên 16 biến thể gen HA (H1- H16) và 9
kháng nguyên N (N1 - N9) (Bộ NN và PTNT, 2005). Chu kỳ của bệnh cúm hàng
năm phụ thuộc vào sự kết hợp của tốc ñộ biến ñổi, thời gian ủ bệnh và sự biến ñổi
theo mùa của khí hậu.
+ ðột biến tái tổ hợp di truyền (hiện tượng thay ca- antigenic Shift). Hiện
tượng tái tổ hợp gen ít xảy ra hơn so với hiện tượng ñột biến ñiểm. Một số chủng
virus chỉ gây bệnh cho gia cầm mà không gây bệnh cho người (Franklin, R. M. and

E. Wecker, 1950), (Hinshaw, V. S., et al., 1981), (Kawaoka.Y, 1991). Một số chủng
khác lại chỉ gây bệnh cho người mà không gây bệnh cho gia cầm. Trong một số
trường hợp, cả virus cúm người và virus cúm gia cầm có thể cùng nhiễm vào ñộng
vật thứ 3, như lợn chẳng hạn. Hiện tượng tượng tái tổ hợp gen chỉ xảy ra khi 2 hoặc
nhiều loại virus cúm khác nhau cùng nhiễm vào một tế bào chủ do sự trộn lẫn 2 bộ
gen của virus. ðột biến này là sự tổ hợp di truyền xảy ra ñịnh kỳ trong ñó có sự sắp
xếp lại các nucleotit do sự trộn lẫn 2 bộ gen của virus cúm khác nhau. ðiều ñó ñã
tạo nên những sai khác cơ bản về bộ gen của virus ñời con so với virus bố mẹ. Khi
nhiều virus khác nhau cùng xâm nhiễm vào một tế bào chủ, các thế hệ virus ñược
sinh ra sau ñó có thể ñược sinh ra từ sự tái tổ hợp của các gen bố mẹ xuất phát từ
nhiều virus khác nhau. Do hạt virus cúm A có cấu trúc là 8 ñoạn gen nên về lý
thuyết từ 2 virus có thể xuất hiện 256 kiểu tổ hợp của virus thế hệ sau (Trần Hữu
Cổn và Bùi Quang Anh, 2004).
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………

14

Khi phân tích 156 chủng virus cúm A lưu hành trong thời kỳ 1999 - 2004 tại
New York, các nhà khoa học ñã phát hiện một số chủng thay ñổi ít nhất 4 lần trong
một thời gian ngắn. ðiều ñó cho thấy các chủng virus cúm có thể biến ñổi lớn trong
mỗi mùa, gây khó khăn lớn cho công tác phòng chống. Khi nghiên cứu di truyền
học của virus H5N1 các nhà khoa học của Việt Nam cũng nhận thấy chúng có nhiều
thay ñổi. Trong các ñàn vịt nuôi của Việt Nam không chỉ có H5N1 mà còn có nhiều
loại virus cúm gia cầm khác như H3, H4, H7, H8, H9 và H11 (Nguyễn Tiến Dũng
và cs,, 2004), (Nguyễn Tiến Dũng và cs,, 2005).
Khi xâm nhập nhiễm vào cơ thể ñộng vật, virus cúm A kích thích cơ thể
sản sinh ra kháng thể ñặc hiệu, trong ñó quan trọng hơn cả là kháng thể kháng
HA, chỉ có kháng thể này mới có vai trò trung hòa virus cho bảo hộ miễn dịch.
Một số kháng thể khác có tác dụng kìm hãm sự nhân lên của virus, kháng thể
kháng M2 ngăn cản chức năng M2 không cho quá trình bao gói virus xảy ra

(Klenk, H. D. et al., 1983).
Kháng thể ñặc hiệu của kháng nguyên HA có khả năng trung hòa các loại
virus tương ứng, chúng là kháng thể trung hòa có khả năng triệt tiêu virus gây bệnh.
Nó có thể phong tỏa sự ngưng kết bằng cách kết hợp với kháng nguyên HA. Do vậy
thụ thể của hồng cầu không bám vào ñược ñể liên kết tạo thành mạng ngưng kết.
Người ta gọi phản ứng ñặc hiệu KN - KT có hồng cầu tham gia là phản ứng ngăn
cản ngưng kết hồng cầu HI (Hemagglutination inhibition test).
Phản ứng ngưng kết hồng cầu (HA) và phản ứng huyết thanh ngăn cản ngưng
kết hồng cầu (HI) ñược sử dụng trong chẩn ñoán cúm gia cầm.
1.4.3. ðộc lực của virus.
ðộc lực của các chủng virus cúm gia cầm có sự dao ñộng lớn, phụ thuộc vào
nhiều yếu tố, trước hết là protein HA. Các nghiên cứu ở mức ñộ phân tử cho thấy
khả năng lây nhiễm của virus phụ thuộc vào tác ñộng của men proteaza vật chủ ñến
sự phá vỡ của liên kết hóa học sau khi dịch mã của phân tử ngưng kết, thực chất là
sự cắt rời protein HA thành 2 tiểu phần HA1 và HA2. Tính thụ cảm của ngưng kết
tố và sự phá vỡ liên kết của men proteaza lại phụ thuộc vào số lượng các amino axit
cơ bản tại ñiểm bắt ñầu phá vỡ các liên kết. Các enzym giống trypsin có khả năng
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………

15

phá vỡ liên kết khi chỉ có một phân tử arginin, trong khi ñó các enzym proteaza
khác lại cần nhiều amino axit cơ bản, vì thế ñánh giá ñộc lực của virus trên cơ sở
gây nhiễm cho gia cầm và sau ñó phân tích sự sắp xếp các amino axit của các virus
(Trần Hữu Cổn và Bùi Quang Anh, 2004).
ðể ñánh giá ñộc lực của virus cúm một cách khoa học, các nhà nghiên cứu
sử dụng phương pháp gây bệnh cho gà 3 - 6 tuần tuổi bằng cách tiêm tĩnh mạch 0,2
ml nước trứng ñã ñược gây nhiễm virus với tỷ lệ pha loãng 1/10, sau ñó ñánh giá
mức ñộ nhiễm bệnh của gà ñể cho ñiểm (chỉ số IVPI). ðiểm tối ña là 3 ñiểm và ñó
là virus có ñộc lực cao nhất. Theo quy ñịnh của Tổ chức Thú y Thế giới (OIE),

virus nào có chỉ số IVPI từ 1,2 trở lên thuộc loại có ñộc lực cao (Nguyễn Tiến
Dũng, 2004), (OIE and Council of European Communities, 1992)
- Virus có ñộc lực cao: Nếu sau khi tiêm tĩnh mạch 10 ngày phải làm chết 75
- 100% số gà thực nghiệm. Virus gây bệnh cúm gà (có thể là type phụ) phải làm
chết 20% số gà mẫn cảm thực nghiệm và phát triển tốt trên tế bào xơ phôi gà trong
môi trường nuôi cấy không có Trypsin.
- Virus có ñộc lực trung bình: Là những chủng virus gây dịch cúm gà với
triệu chứng lâm sàng rõ rệt nhưng gây chết không quá 15% số gà bị nhiễm bệnh tự
nhiên hoặc không gây quá 20% số gà mẫn cảm thực nghiệm.
- Virus có ñộc lực thấp (nhược ñộc): Là những virus phát triển tốt trong cơ
thể gà, có thể gây ra dịch nhưng không có triệu chứng lâm sàng rõ rệt, không tạo ra
bệnh tích ñại thể và không làm chết gà.
Trong thực tế người ta chia virus cúm gà ra làm 2 loại: Loại virus có ñộc lực
thấp - LPAI . Loại virus có ñộc lực cao - HPAI . Các vụ dịch lớn ñều do virus HPAI
gây ra thường là virus có kháng nguyên H5, H7 và H9. Riêng H5 và H7 thông
thường bắt nguồn từ virus ñộc lực thấp, sau quá trình lây truyền trên gà và chim cút
ñộc lực tăng lên rất nhanh và gây ra các vụ dịch lớn.
1.4.4. Sức ñề kháng của virus cúm
Virus không bền vững với nhiệt ñộ, ở 56 - 60
0
C chỉ vài phút virus mất ñộc lực.
Tuy nhiên virus tồn tại khá lâu trong các vật chất hữu cơ như trong phân gia cầm ít nhất
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………

16

3 tháng, 30 - 35 ngày ở nhiệt ñộ 4
0
C, 7 ngày ở nhiệt ñộ 20
0

C. Trong thức ăn, nước
uống bị ô nhiễm virus có khả năng tồn tại hàng tuần. ðây chính là nguồn mang mầm
bệnh nguy hiểm và tiềm tàng ñể làm lây lan dịch bệnh (Lê Văn Năm, 2004).
Do cấu trúc vỏ ngoài của virus là lipit nên chúng mẫn cảm với các chất dung
môi và chất tẩy rửa như formalin, axit, ete, β – propiolacton. Sau khi tẩy vỏ, các hóa
chất như phenolic, NH4+, axit loãng, natrihypochlorit và hydroxylanine có thể phá hủy
virus cúm gia cầm. Người ta thường dùng các hóa chất này như các chất sát trùng hữu
hiệu ñể tẩy uế chuồng trại, dụng cụ và các thiết bị chăn nuôi (Capua, I. et al., 2000)
1.5. Miễn dịch chống bệnh của gia cầm
Miễn dịch là trạng thái ñặc biệt của cơ thể không mắc phải tác ñộng có hại
của yếu tố gây bệnh, trong khi ñó các cơ thể khác cùng loài hoặc khác loài lại bị tác
ñộng trong ñiều kiện sống như nhau (Vũ Triệu An và Jean Claude Homberg, 2001).
Những tế bào miễn dịch hiện diện ở các cơ quan lympho sơ cấp hoặc các cơ
quan lympho thứ cấp. Tuyến ức và túi Fabricius là cơ quan sơ cấp, tại ñó tiền tế bào
T và tiền tế bào B biệt hóa và trải qua quá trình chín. Giống như trong tuyến ức, các
lympho bào ñược tập trung ở vùng vỏ ngoại vi và ở phần tủy trung tâm.
Những tế bào lympho chức năng rời cơ quan lympho sơ cấp và cư trú ở cơ
quan lympho thứ cấp, những khu vực diễn ra các phản ứng miễn dịch do kích thích
của kháng nguyên. Cơ quan lympho thứ cấp, ñược xác ñịnh bởi sự tụ hợp của các
lympho bào và các tế bào trình diện kháng nguyên, phân tán rải rác khắp cơ thể. Cơ
quan lympho thứ cấp bao gồm lách, tuyến harder, hạch phổi, mô lympho ruột (hạch
ruột). Túi Fabricius cũng hoạt ñộng như một cơ quan lympho thứ cấp. Gia cầm
thiếu một số hạch bạch huyết tương ñương của ñộng vật có vú nhưng có một số
hạch nhỏ dạng bạch huyết dọc theo mạch bạch huyết.
Miễn dịch chống bệnh cúm bao gồm 2 loại là miễn dịch không ñặc hiệu và
miễn dịch ñặc hiệu.
1.5.1. Miễn dịch không ñặc hiệu
Khi mầm bệnh xâm nhập vào cơ thể, gia cầm bảo vệ trước hết bằng miễn
dịch không ñặc hiệu nhằm ngăn cản hoặc giảm số lượng và khả năng gây bệnh của

×