Tải bản đầy đủ (.doc) (11 trang)

Ngân hàng câu hỏi thi công chức lĩnh vực chuyên ngành tài chính 2013

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (130.08 KB, 11 trang )

NGÂN HÀNG CÂU HỎI THI CÔNG CHỨC 2013
LĨNH VỰC CHUYÊN NGÀNH: TÀI CHÍNH
(Phần thi Viết)
Câu 1:
Nội dung thu ngân sách nhà nước đã được quy định tại Nghị định số 60/2003/NĐ-CP
ngày 06/6/2003 của Chính phủ bao gồm những khoản thu cụ thể nào? Hãy sắp xếp các
nội dung thu ngân sách nhà nước đã nêu trên vào 1 trong các nhóm khoản thu sau:
A- Thu thường xuyên
B- Thu về vốn
C- Bù đắp bội chi
Câu 2:
Nội dung chi ngân sách nhà nước đã được quy định tại Nghị định số 60/2003/NĐ-CP
ngày 06/6/2003 của Chính phủ bao gồm những khoản chi cụ thể nào? Tại sao ngân
sách nhà nước chỉ được chi cho “Đầu tư xây dựng các công trình kết cấu hạ tầng kinh
tế, xã hội không có khả năng thu hồi vốn”?
Câu 3:
Thông tư liên tịch số 90/2009/TTLT-BTC-BNV ngày 06/5/2009 đã quy định nhiệm
vụ, quyền hạn của Sở Tài chính cấp tỉnh “Về quản lý các quỹ tài chính nhà nước” như
thế nào? Tại sao Sở Tài chính lại phải quản lý tất cả các quỹ đó?
Câu 4:
Nội dung thu ngân sách nhà nước đã được quy định tại Nghị định số 60/2003/NĐ-CP
ngày 06/6/2003 của Chính phủ bao gồm những khoản thu cụ thể nào? Tại sao trong cơ
cấu thu ngân sách nhà nước lại bao gồm cả khoản “Thu hồi tiền cho vay của Nhà
nước”?
Câu 5:
Nội dung chi ngân sách nhà nước đã được quy định tại Nghị định số 60/2003/NĐ-CP
ngày 06/6/2003 của Chính phủ bao gồm những khoản chi cụ thể nào? Trong điều kiện
hiện nay, tại sao ngân sách nhà nước lại cấp kinh phí để đáp ứng cho nhu cầu chi hoạt
động thường xuyên theo các mức khác nhau giữa các đơn vị sự nghiệp công lập hoạt
động trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo?
Câu 6:


Thông tư liên tịch số 90/2009/TTLT-BTC-BNV ngày 06/5/2009 đã quy định nhiệm
vụ, quyền hạn của Sở Tài chính cấp tỉnh “Về quản lý giá và thẩm định giá” như thế
nào?
Câu 7:
Nội dung thu ngân sách nhà nước đã được quy định tại Nghị định số 60/2003/NĐ-CP
ngày 06/6/2003 của Chính phủ bao gồm những khoản thu cụ thể nào? Hãy giải thích rõ
sự hình thành khoản “Thu kết dư ngân sách nhà nước”?
Câu 8:
1
Nội dung chi ngân sách nhà nước đã được quy định tại Nghị định số 60/2003/NĐ-CP
ngày 06/6/2003 của Chính phủ, bao gồm những khoản chi cụ thể nào? Trong điều kiện
hiện nay, tại sao ngân sách nhà nước lại cấp kinh phí để đáp ứng cho nhu cầu chi hoạt
động thường xuyên theo các mức khác nhau giữa các đơn vị sự nghiệp công lập hoạt
động trong lĩnh vực y tế?
Câu 9:
Trong điều kiện hiện nay (Nghị định 52/2009/NĐ-CP đang có hiệu lực), các cơ quan
nhà nước và đơn vị sự nghiệp công lập có phát sinh nhu cầu mua sắm tài sản phải thực
hiện theo các phương thức nào? Hãy trình bày khái quát các phương thức mua sắm tài
sản nhà nước đó?
Câu 10:
Nội dung thu ngân sách nhà nước đã được quy định tại Nghị định số 60/2003/NĐ-CP
ngày 06/6/2003 của Chính phủ bao gồm những khoản thu cụ thể nào? Hãy giải thích rõ
sự hình thành khoản “Thu từ Quỹ dự trữ tài chính”?
Câu 11:
Nội dung chi ngân sách nhà nước đã được quy định tại Nghị định số 60/2003/NĐ-CP
ngày 06/6/2003 của Chính phủ bao gồm những khoản chi cụ thể nào? Trong điều kiện
hiện nay, tại sao ngân sách nhà nước lại cấp kinh phí để đáp ứng cho nhu cầu chi hoạt
động thường xuyên theo các mức khác nhau giữa các đơn vị sự nghiệp công lập hoạt
động trong lĩnh vực công cộng thành phố?
Câu 12:

Thông tư liên tịch số 90/2009/TTLT-BTC-BNV ngày 06/5/2009 đã quy định nhiệm
vụ, quyền hạn của Sở Tài chính cấp tỉnh “Về quản lý vốn đầu tư” như thế nào?
Câu 13:
Nội dung thu ngân sách nhà nước đã được quy định tại Nghị định số 60/2003/NĐ-CP
ngày 06/6/2003 của Chính phủ bao gồm những khoản thu cụ thể nào? Hãy giải thích rõ
sự hình thành khoản “Thu từ huy động vốn đầu tư xây dựng các công trình kết cấu hạ
tầng” trong cơ cấu thu của ngân sách cấp tỉnh?
Câu 14:
Nội dung chi ngân sách nhà nước đã được quy định tại Nghị định số 60/2003/NĐ-CP
ngày 06/6/2003 của Chính phủ bao gồm những khoản chi cụ thể nào? Trong điều kiện
hiện nay, tại sao ngân sách nhà nước lại cấp kinh phí để đáp ứng cho nhu cầu chi hoạt
động thường xuyên theo các mức khác nhau giữa các đơn vị sự nghiệp công lập hoạt
động trong lĩnh vực nông nghiệp?
Câu 15:
Thông tư liên tịch số 90/2009/TTLT-BTC-BNV ngày 06/5/2009 đã quy định nhiệm
vụ, quyền hạn của Sở Tài chính cấp tỉnh “Về quản lý tài chính doanh nghiệp” như thế
nào?
Câu 16:
Nội dung thu ngân sách nhà nước đã được quy định tại Nghị định số 60/2003/NĐ-CP
ngày 06/6/2003 của Chính phủ bao gồm những khoản thu cụ thể nào? Hãy giải thích rõ
2
sự hình thành khoản “Thu chuyển nguồn ngân sách từ ngân sách năm trước chuyển
sang”?
Câu 17:
Nội dung chi ngân sách nhà nước (NSNN) đã được quy định tại Nghị định số
60/2003/NĐ-CP ngày 06/6/2003 của Chính phủ bao gồm những khoản chi cụ thể nào?
Tại sao lại phát sinh khoản “Chi trả gốc và lãi các khoản huy động đầu tư xây dựng
kết cấu hạ tầng” trong cơ cấu chi của ngân sách cấp tỉnh?
Câu 18:
Thông tư liên tịch số 90/2009/TTLT-BTC-BNV ngày 06/5/2009 đã quy định nhiệm

vụ, quyền hạn của Sở Tài chính “Về quản lý tài sản nhà nước tại địa phương” như thế
nào?
Câu 19:
Nội dung chi ngân sách nhà nước đã được quy định tại Nghị định số 60/2003/NĐ-CP
ngày 06/6/2003 của Chính phủ bao gồm những khoản chi cụ thể nào? Tại sao ngân
sách nhà nước chỉ được chi cho “Đầu tư xây dựng các công trình kết cấu hạ tầng kinh
tế, xã hội không có khả năng thu hồi vốn”?
Câu 20:
Trong cơ cấu tổ chức của hệ thống ngân sách nhà nước ở nước ta hiện nay bao gồm
các cấp ngân sách nào? Nghị định số 60/2003/NĐ-CP ngày 06/6/2003 đã xác lập các
nguyên tắc để xử lý quan hệ giữa các cấp ngân sách như thế nào?
Câu 21:
Thông tư 71/2006/TT-BTC cho phép Thủ trưởng các đơn vị sự nghiệp công lập được
tạo lập nguồn tài chính của đơn vị như thế nào? Tại sao Nhà nước lại cho phép Thủ
trưởng các đơn vị sự nghiệp công lập được giao tự chủ được huy động cả các nguồn
vốn vay, nguồn vốn liên doanh, liên kết,… thông thoáng như vậy?
Câu 22:
Nội dung chi ngân sách nhà nước đã được quy định tại Nghị định số 60/2003/NĐ-CP
ngày 06/6/2003 của Chính phủ bao gồm những khoản chi cụ thể nào? Trong điều kiện
hiện nay, tại sao ngân sách nhà nước lại cấp kinh phí để đáp ứng cho nhu cầu chi hoạt
động thường xuyên theo các mức khác nhau giữa các đơn vị sự nghiệp công lập hoạt
động trong lĩnh vực văn hóa?
Câu 23:
Trình bày các nguyên tắc cần phải tuân thủ trong quan hệ giữa ngân sách các cấp theo
quy định của pháp luật ngân sách nhà nước hiện hành? Hãy chỉ rõ sự khuyến khích của
Trung ương về phát huy quyền chủ động của Chính quyền các địa phương trong quản
lý ngân sách nhà nước đã được thể hiện như thế nào thông qua các nguyên tắc đó?
Câu 24:
Hãy chỉ rõ cách xác định số kinh phí tiết kiệm cuối năm ở các cơ quan nhà nước đã
được giao thực hiện chế độ tự chủ theo Nghị định 130/2005/NĐ-CP của Chính phủ?

Thủ trưởng các cơ quan nhà nước được xử lý số kinh phí đã tiết kiệm đó như thế nào?
Câu 25:
3
Nội dung chi ngân sách nhà nước đã được quy định tại Nghị định số 60/2003/NĐ-CP
ngày 06/6/2003 của Chính phủ bao gồm những khoản chi cụ thể nào? Trong điều kiện
hiện nay, tại sao ngân sách nhà nước lại cấp kinh phí để đáp ứng cho nhu cầu chi hoạt
động thường xuyên theo các mức khác nhau giữa các đơn vị sự nghiệp công lập hoạt
động trong lĩnh vực thể thao?
Câu 26:
Trình bày cách xác định tỷ lệ phần trăm (%) phân chia các khoản thu giữa ngân sách
trung ương và ngân sách từng tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương đã được xác lập
trong Thông tư số 59/2003/TT-BTC ngày 23/6/2003 của Bộ Tài chính? Cho ví dụ
minh họa về cách xác định tỷ lệ phần trăm (%) phân chia các khoản thu giữa ngân sách
trung ương với ngân sách thành phố Hải Phòng?
Câu 27:
Nghị định số 60/2003/NĐ-CP ngày 06/6/2003 của Chính phủ đã quy định: (i) Các
nguyên tắc cần phải tuân thủ khi xét duyệt quyết toán ở các đơn vị dự toán như thế
nào? (ii) Trách nhiệm, quyền hạn của Thủ trưởng đơn vị dự toán cấp trên trong quá
trình xét duyệt quyết toán cho các đơn vị dự toán cấp dưới và với cơ quan tài chính
đồng cấp?
Câu 28:
Nội dung chi ngân sách nhà nước đã được quy định tại Nghị định số 60/2003/NĐ-CP
ngày 06/6/2003 của Chính phủ bao gồm những khoản chi cụ thể nào? Trong điều kiện
hiện nay, tại sao chi ngân sách nhà nước lại cấp kinh phí để đáp ứng cho nhu cầu chi
hoạt động thường xuyên theo các mức khác nhau giữa các đơn vị sự nghiệp công lập
hoạt động trong lĩnh vực nghệ thuật?
Câu 29:
Trình bày các nguyên tắc cần phải quán triệt trong phân cấp quản lý ngân sách nhà
nước ở nước ta hiện nay? Tại sao Nghị định số 60/2003/NĐ-CP ngày 06/6/2003 lại
quy định: “Phân cấp quản lý NSNN phải bảo đảm nguyên tắc: Phù hợp với phân cấp

quản lý kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh của Nhà nước và năng lực quản lý của
mỗi cấp trên địa bàn;”?
Câu 30:
Nghị định số 60/2003/NĐ-CP ngày 06/6/2003 của Chính phủ đã quy định nhiệm vụ,
quyền hạn của UBND các cấp trong quá trình lập dự toán ngân sách nhà nước như thế
nào? Tại sao UBND có quyền “Kiểm tra Nghị quyết về dự toán ngân sách của HĐND
cấp dưới; yêu cầu HĐND cấp dưới điều chỉnh lại dự toán ngân sách trong trường hợp
cần thiết”?
Câu 31:
Nghị định số 60/2003/NĐ-CP ngày 06/6/2003 của Chính phủ đã quy định các nguyên
tắc cần phải quán triệt trong phân cấp quản lý ngân sách nhà nước như thế nào? Hãy
chỉ rõ tư tưởng khuyến khích phát huy quyền chủ động của chính quyền địa phương đã
được xác lập trong các nguyên tắc phân cấp đó?
Câu 32:
4
Bổ sung từ ngân sách cấp trên cho ngân sách cấp dưới bao gồm những khoản nào? Tại
sao lại phải tách bạch giữa “bổ sung cân đối” với “bổ sung có mục tiêu” khi phân bổ
ngân sách cho ngân sách cấp dưới?
Câu 33:
Nội dung chi ngân sách nhà nước đã được quy định tại Nghị định số 60/2003/NĐ-CP
ngày 06/6/2003 của Chính phủ bao gồm những khoản chi cụ thể nào? Tại sao lại phát
sinh khoản “Chi trả gốc và lãi các khoản huy động đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng”
trong cơ cấu chi của ngân sách cấp tỉnh?
Câu 34:
Dự phòng ngân sách là gì? Nghị định số 60/2003/NĐ-CP ngày 06/6/2003 của Chính
phủ đã quy định thẩm quyền quyết định sử dụng dự phòng ngân sách nhà nước như thế
nào?
Câu 35:
Tình huống giả định trong quản lý ngân sách tỉnh H năm báo cáo như sau:
− Dự phòng ngân sách tỉnh đã được ghi trong dự toán năm mà HĐND tỉnh đã duyệt

là 5.000 triệu đồng.
− Ngày 31 tháng 3 năm báo cáo: Chủ tịch UBND tỉnh quyết định sử dụng 1.500
triệu đồng từ dự phòng ngân sách tỉnh để đáp ứng cho nhu cầu chi theo dự toán
hoạt động thường xuyên của ngành Giáo dục – Đào tạo, do số thuế quý I thu vào
ngân sách tỉnh không đạt dự toán của quý đó.
− Ngày 15 tháng 5 năm báo cáo: Theo đề nghị của Giám đốc Sở Y tế, Chủ tịch
UBND tỉnh quyết định sử dụng 300 triệu đồng để bổ sung ngoài dự toán cho
ngành Y tế kịp thời xử lý dập dịch “chân, tay, miệng” trên địa bàn tỉnh.
− Ngày 25 tháng 8 năm báo cáo: Theo đề nghị của Chủ tịch UBND huyện A về việc
xin hỗ trợ kinh phí từ ngân sách tỉnh để huyện A tổ chức đón danh hiệu “Huyện
Anh hùng” dự kiến tổ chức vào ngày 10 tháng 9 năm báo cáo; Chủ tịch UBND
tỉnh đã quyết định cấp bổ sung ngoài dự toán cho huyện A 500 triệu đồng để tổ
chức sự kiện trên.
− Ngày 05 tháng 12 năm báo cáo: Tại phiên họp toàn thể của HĐND tỉnh, trong báo
cáo do Giám đốc Sở Tài chính (thừa ủy quyền của Chủ tịch UBND tỉnh) trình bày
tại hội nghị cũng đã phản ánh đầy đủ tình hình sử dụng dự phòng ngân sách tỉnh
như trên tới Thường trực HĐND và toàn thể đại biểu HĐND tỉnh.
Anh/chị hãy nêu các nhận xét của mình về tính hợp pháp trong các quyết định sử
dụng dự phòng của ngân sách tỉnh H năm báo cáo?
Câu 36 :
Trong điều kiện hiện nay, quyền tự chủ của Thủ trưởng các đơn vị sự nghiệp công lập
trong việc chi trả thanh toán các khoản chi cho con người đã được xác lập như thế
nào? Tại sao Thủ trưởng các đơn vị sự nghiệp công lập - loại do ngân sách nhà nước
đảm bảo, lại chỉ được chỉ trả thu nhập tăng thêm cho người lao động tối đa bằng 1 lần
tiền lương ngạch, bậc do Nhà nước quy định?
Câu 37:
5
Cơ quan X đã được giao thực hiện quyền tự chủ theo Nghị định số 130/2005/NĐ-CP
từ đầu năm ngân sách 2006. Trích tài liệu cuối năm báo cáo (năm N), của cơ quan X
có liên quan đến tình hình thực hiện cơ chế tự chủ:

1. Tổng số lao động của cơ quan là 36 người; trong đó: (i) 32 người thuộc biên chế;
(ii) 02 người hợp đồng lao động dài hạn; (iii) 02 người hợp đồng lao động ngắn
hạn.
2. Cơ cấu hệ số lương cấp bậc của những người trong biên chế như sau: (i) 01 người
hưởng hệ số 5,02; (ii) 03 người hưởng hệ số 4,0; (iii) 08 người hưởng hệ số 3,66;
(iv) 10 người hưởng hệ số 3,33; (v) số còn lại hưởng hệ số 2,67.
3. Số lao động hợp đồng dài hạn được hưởng hệ số lương 2,34.
4. Cơ cấu hệ số phụ cấp lương của lao động trong biên chế và hợp đồng dài hạn như
sau: (i) 02 người hưởng hệ số 0,6; (ii) 08 người hưởng hệ số 0,4; (iii) số còn lại
người hưởng hệ số 0,2.
5. Mức tiền lương tối thiểu theo quy định của nhà nước là 1.150.000đ/người tháng.
6. Chênh lệch giữa tổng số kinh phí được giao tự chủ với tổng số kinh phí đơn vị thực
tế đã sử dụng trong năm là: 32.000.000đ; trong đó:
• Số kinh phí dành cho “chi đào tạo, đào tạo lại” cán bộ theo chỉ tiêu nhà
nước chưa sử dụng là: 6.000.000đ;
• Số kinh phí dành cho “chi mua sắm tài sản cố định” chưa sử dụng là:
9.000.000đ;
• Số kinh phí dành cho chi quản lý chung, như: Hội nghị; điện thoại; điện,
nước; lễ tân, khánh tiết; .v.v chưa sử dụng là: 17.000.000đ.
7. Cơ quan X đã huy động được các nguồn kinh phí khác đủ để có thể trả thu nhập
cho người lao động theo mức tối đa mà nhà nước cho phép.
Hãy xác định:
1- Tổng số kinh phí được giao tự chủ cơ quan X đã tiết kiệm được ở năm N; và
giải thích cách xác định số kinh phí tiết kiệm này?
2- Tổng mức thu nhập tối đa năm N mà cơ quan X phải trả cho người lao động?
Giải thích cách tính tổng mức thu nhập tối đa mà mình đã lựa chọn?
Biết rằng: Tiền công theo thoả thuận trả cho số lao động hợp đồng ngắn hạn là
900.000đ/người tháng, và mỗi người chỉ làm việc 04 tháng trong năm.
Câu 38:
Trình bày các trường hợp phải điều chuyển tài sản nhà nước và thẩm quyền điều

chuyển tài sản nhà nước đã được xác lập trong hệ thống văn bản quy phạm pháp luật ở
nước ta hiện nay.
Câu 39 :
Trong điều kiện hiện nay, việc phân loại các đơn vị sự nghiệp công lập để trao quyền
tự chủ trong quản lý tài chính, được dựa vào tiêu chí nào? Trình bày rõ cách xác định
tiêu chí phân loại đó?
Câu 40:
6
Đơn vị B là đơn vị sự nghiệp công lập tự đảm bảo một phần chi phí hoạt động, đã
được giao thực hiện quyền tự chủ từ đầu năm ngân sách 2007. Trích tài liệu cuối năm
báo cáo (năm N) của đơn vị B có liên quan đến tình hình thực hiện cơ chế tự chủ:
1. Tổng số lao động của đơn vị là 36 người; trong đó: (i) 31 người thuộc biên chế;
(ii) 03 người hợp đồng lao động dài hạn; (iii) 02 người hợp đồng lao động ngắn
hạn.
2. Cơ cấu hệ số lương cấp bậc của những người trong biên chế như sau: (i) 01
người hưởng hệ số 5,42; (ii) 03 người hưởng hệ số 4,4; (iii) 08 người hưởng hệ
số 3,66; (iv) 10 người hưởng hệ số 3,33; (v) số còn lại hưởng hệ số 2,67.
3. Số lao động hợp đồng dài hạn được hưởng hệ số lương 2,34.
4. Cơ cấu hệ số phụ cấp lương của lao động trong biên chế và hợp đồng dài hạn
như sau: (i) 02 người hưởng hệ số 0,6; (ii) 08 người hưởng hệ số 0,4; (iii) số
còn lại người hưởng hệ số 0,2.
5. Mức tiền lương tối thiểu theo quy định của nhà nước là 1.150.000đ/người
tháng.
6. Chênh lệch giữa tổng số kinh phí được giao tự chủ với tổng số kinh phí đơn vị
thực tế đã sử dụng trong năm là: 67.000.000đ; trong đó:
− Số kinh phí dành cho “chi đào tạo, đào tạo lại” cán bộ theo chỉ tiêu nhà
nước chưa sử dụng là: 8.000.000đ;
− Số kinh phí dành cho “chi mua sắm tài sản cố định” chưa sử dụng là:
29.000.000đ;
− Số kinh phí dành cho chi quản lý chung, như: Hội nghị; điện thoại; điện,

nước; lễ tân, khánh tiết; .v.v chưa sử dụng là: 30.000.000đ.
7. Đơn vị B đã huy động được các nguồn kinh phí khác đủ để có thể trả thu nhập
cho người lao động theo mức tối đa mà nhà nước cho phép.
Hãy xác định:
1- Tổng số kinh phí được giao tự chủ đơn vị B đã tiết kiệm được ở năm N; và giải
thích cách xác định số kinh phí tiết kiệm này?
2- Tổng mức thu nhập tối đa năm N mà đơn vị B được phép trả cho người lao
động và tính vào chi phí hoạt động? Giải thích cách tính tổng mức thu nhập
tối đa mà mình đã lựa chọn?
Biết rằng: Tiền công theo thoả thuận trả cho số lao động hợp đồng ngắn hạn là
1.000.000đ/người tháng, và mỗi người chỉ làm việc 04 tháng trong năm.
Câu 41:
Trình bày các trường hợp phải thu hồi tài sản nhà nước và thẩm quyền thu hồi tài sản
nhà nước đã được xác lập trong hệ thống văn bản quy phạm pháp luật ở nước ta hiện
nay.
Câu 42 :
Cơ quan K đã được giao thực hiện quyền tự chủ theo Nghị định số 130/2005/NĐ-CP
từ đầu năm ngân sách 2007. Trích tài liệu cuối năm báo cáo (năm N), của cơ quan K
có liên quan đến tình hình thực hiện cơ chế tự chủ:
7
1. Tổng số lao động của cơ quan là 36 người; trong đó: (i) 32 người thuộc biên
chế; (ii) 02 người hợp đồng lao động dài hạn; (iii) 02 người hợp đồng lao động
ngắn hạn.
2. Cơ cấu hệ số lương cấp bậc của những người trong biên chế như sau: (i) 01
người hưởng hệ số 5,02; (ii) 03 người hưởng hệ số 4,0; (iii) 08 người hưởng hệ
số 3,66; (iv) 10 người hưởng hệ số 3,33; (v) số còn lại hưởng hệ số 2,67.
3. Số lao động hợp đồng dài hạn được hưởng hệ số lương 2,34.
4. Cơ cấu hệ số phụ cấp lương của lao động trong biên chế và hợp đồng dài hạn
như sau: (i) 02 người hưởng hệ số 0,6; (ii) 08 người hưởng hệ số 0,4; (iii) số
còn lại người hưởng hệ số 0,2.

5. Mức tiền lương tối thiểu theo quy định của nhà nước là 1.150.000đ/người
tháng.
6. Chênh lệch giữa tổng số kinh phí được giao tự chủ với tổng số kinh phí đơn vị
thực tế đã sử dụng trong năm là: 32.000.000đ; trong đó:
7. Số kinh phí dành cho “chi đào tạo, đào tạo lại” cán bộ theo chỉ tiêu nhà nước
chưa sử dụng là: 6.000.000đ;
8. Số kinh phí dành cho “chi mua sắm tài sản cố định” chưa sử dụng là:
9.000.000đ;
9. Số kinh phí dành cho chi quản lý chung, như: Hội nghị; điện thoại; điện, nước;
lễ tân, khánh tiết; .v.v chưa sử dụng là: 17.000.000đ.
10. Cơ quan K đã huy động được các nguồn kinh phí khác đủ để có thể trả thu
nhập cho người lao động theo mức tối đa mà nhà nước cho phép.
Hãy xác định:
1- Tổng số kinh phí được giao tự chủ cơ quan K đã tiết kiệm được ở năm N; và
giải thích cách xác định số kinh phí tiết kiệm này?
2- Tổng mức thu nhập tối đa năm N mà cơ quan K được phép trả cho người lao
động và tính vào chi phí hoạt động? Giải thích cách tính tổng mức thu nhập
tối đa mà mình đã lựa chọn?
Biết rằng: Tiền công theo thoả thuận trả cho số lao động hợp đồng ngắn hạn là
900.000đ/người tháng, và mỗi người chỉ làm việc 04 tháng trong năm.
Câu 43:
Nêu các mục tiêu của cơ chế tự chủ đối với các cơ quan nhà nước. Phân tích cơ sở lý
luận và thực tiễn cho việc đề xuất và lựa chọn mục tiêu: “Nâng cao hiệu suất lao
động, hiệu quả sử dụng kinh phí quản lý hành chính, tăng thu nhập cho cán bộ, công
chức”.
Câu 44:
Đơn vị Y là đơn vị sự nghiệp công lập do ngân sách nhà nước bảo đảm toàn bộ chi phí
hoạt động, đã được giao thực hiện quyền tự chủ từ đầu năm ngân sách 2007. Trích tài
liệu cuối năm báo cáo (năm N) của đơn vị Y có liên quan đến tình hình thực hiện cơ
chế tự chủ:

8
1. Tổng số lao động trong đơn vị là 60 người; trong đó: (i) 53 người thuộc biên chế;
(ii) 04 người hợp đồng lao động dài hạn; (iii) 03 người hợp đồng lao động ngắn
hạn.
2. Cơ cấu hệ số lương cấp bậc của những người trong biên chế như sau: (i) 01 người
hưởng hệ số 5,76; (ii) 03 người hưởng hệ số 5,08; (iii) 08 người hưởng hệ số 4,4;
(iv) 11 người hưởng hệ số 4,0; (v) 13 người hưởng hệ số 3,66; (vi) 12 người hưởng
hệ số 3,0; (vii) số còn lại hưởng hệ số 2,67.
3. Số lao động hợp đồng dài hạn được hưởng hệ số lương 2,34.
4. Hệ số phụ cấp lương bình quân của toàn đơn vị là 0,3.
5. Mức tiền lương tối thiểu theo quy định của nhà nước là 1.150.000đ/người tháng.
6. Chênh lệch giữa tổng số kinh phí được giao tự chủ với tổng số kinh phí đơn vị thực
tế đã sử dụng trong năm là: 92.000.000đ; trong đó:
• Số kinh phí dành cho “chi đoàn ra, đoàn vào” chưa sử dụng là: 10.000.000đ;
• Số kinh phí dành cho “chi đào tạo, đào tạo lại” cán bộ theo chỉ tiêu nhà
nước chưa sử dụng là: 12.000.000đ;
• Số kinh phí dành cho “chi mua sắm tài sản cố định” chưa sử dụng là:
25.000.000đ;
• Số kinh phí dành cho chi nghiệp vụ chuyên môn và quản lý chung, như: Chi
hội nghị; điện thoại; điện, nước; lễ tân, khánh tiết; .v.v chưa sử dụng là:
45.000.000đ.
7. Đơn vị đã huy động được các nguồn kinh phí khác đủ để có thể trả thu nhập cho
người lao động theo mức tối đa mà nhà nước cho phép, sau khi đã hoàn thành
nghĩa vụ thuế và trích nộp các quỹ.
Hãy xác định:
1- Tổng số kinh phí được giao tự chủ đơn vị Y đã tiết kiệm được ở năm N; và
giải thích cách xác định số kinh phí tiết kiệm đó?
2- Tổng mức thu nhập tối đa năm N mà đơn vị Y được phép trả cho người lao
động và tính vào chi hoạt động? Giải thích cách tính tổng mức thu nhập tối đa
mà mình đã lựa chọn?

Biết rằng:
(i) Đơn vị Y không có chức năng đối ngoại;
(ii) Tiền công theo thoả thuận trả cho số lao động hợp đồng ngắn hạn là
1.000.000đ/người tháng, và mỗi người chỉ làm việc 03 tháng trong năm.
Câu 45:
Trong điều kiện hiện nay, mua sắm tài sản của các cơ quan nhà nước và các đơn vị sự
nghiệp công được thực hiện theo các phương thức nào? Trình bày cơ chế quản lý đối
với phương thức mua sắm tập trung hiện đang được áp dụng
Câu 46 :
9
Đơn vị H là đơn vị sự nghiệp công lập tự bảo đảm một phần chi phí hoạt động, đã
được giao thực hiện quyền tự chủ từ đầu năm ngân sách 2007. Trích tài liệu cuối năm
báo cáo (năm N) của đơn vị H có liên quan đến tình hình thực hiện cơ chế tự chủ:
1. Tổng số lao động trong đơn vị là 60 người; trong đó: (i) 53 người thuộc biên chế;
(ii) 04 người hợp đồng lao động dài hạn; (iii) 03 người hợp đồng lao động ngắn
hạn.
2. Cơ cấu hệ số lương cấp bậc của những người trong biên chế như sau: (i) 01 người
hưởng hệ số 5,76; (ii) 03 người hưởng hệ số 5,08; (iii) 08 người hưởng hệ số 4,4;
(iv) 11 người hưởng hệ số 4,0; (v) 13 người hưởng hệ số 3,66; (vi) 12 người hưởng
hệ số 3,0; (vii) số còn lại hưởng hệ số 2,67.
3. Số lao động hợp đồng dài hạn được hưởng hệ số lương 2,34.
4. Hệ số phụ cấp lương bình quân của toàn đơn vị là 0,3.
5. Mức tiền lương tối thiểu theo quy định của nhà nước là 1.150.000đ/người tháng.
6. Chênh lệch giữa tổng số kinh phí được giao tự chủ với tổng số kinh phí đơn vị thực
tế đã sử dụng trong năm là: 143.000.000đ; trong đó:
- Số kinh phí dành cho “chi đoàn ra, đoàn vào” chưa sử dụng là: 23.000.000đ;
- Số kinh phí dành cho “chi đào tạo, đào tạo lại” cán bộ theo chỉ tiêu nhà
nước chưa sử dụng là: 18.000.000đ;
- Số kinh phí dành cho “chi mua sắm tài sản cố định” chưa sử dụng là:
29.000.000đ;

- Số kinh phí dành cho chi nghiệp vụ chuyên môn và quản lý chung, như: Chi
hội nghị; điện thoại; điện, nước; lễ tân, khánh tiết; .v.v chưa sử dụng là:
73.000.000đ.
7. Các khoản thu khác được bổ sung để tạo nguồn cho chi trả thu nhập tăng thêm của
cán bộ, viên chức trong cả năm N là: 567.000.000đ.
Hãy xác định:
1- Tổng số kinh phí được giao tự chủ đơn vị H đã tiết kiệm được ở năm N; và
giải thích cách xác định số kinh phí tiết kiệm đó?
2- Hệ số chi trả thu nhập tăng thêm của đơn vị H ở năm N?
Biết rằng:
i. Đơn vị Y không có chức năng đối ngoại;
ii. Tiền công theo thoả thuận trả cho số lao động hợp đồng ngắn hạn là
1.000.000đ/người tháng, và mỗi người chỉ làm việc 03 tháng trong năm.
Câu 47:
Quyền tự chủ của Thủ trưởng các cơ quan nhà nước trong việc chi trả thanh toán các
khoản chi nghiệp vụ chuyên môn đã được quy định như thế nào? Dựa trên cơ sở nào
mà Nhà nước lại chỉ cho phép xây dựng định mức chi trong quy chế chi tiêu nội bộ
của cơ quan thực hiện tự chủ “bằng” hoặc “thấp hơn” định mức chi mà Nhà nước đã
quy định?
Câu 48:
10
Trình bày các thành phần chính trong quỹ tiền lương của các cơ quan nhà nước và đơn
vị sự nghiệp công lập ở nước ta hiện nay? Trong quỹ tiền lương này có bao gồm nguồn
để đáp ứng cho nhu cầu chi trả thanh toán cho những người lao động ngắn hạn không?
Hãy giải thích rõ cơ sở lý luận, thực tiễn của phương án mà anh/chị đã lựa chọn?
Câu 49:
Ở nước ta hiện nay, khi phân loại các đơn vị sự nghiệp công lập người ta đã sử dụng
tiêu chí nào? Theo tiêu chí đó, các đơn vị sự nghiệp công lập đã được chia thành mấy
loại? Đơn vị sự nghiệp nào được xây dựng các định mức chi quản lý, chi nghiệp vụ
cao hơn, hoặc thấp hơn định mức do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành? Tại

sao nhà nước lại cho các đơn vị sự nghiệp đó quyền tự chủ cao như vậy trong xây
dựng các định mức chi này?
Câu 50:
Trình bày những nội dung chi mà Thủ trưởng cơ quan nhà nước được giao tự chủ và
không được giao tự chủ? Dựa trên cơ sở nào để có thể phân chia nội dung chi của mỗi
cơ quan nhà nước như thế?
11

×