Tải bản đầy đủ (.doc) (68 trang)

Bài giảng học phần : An toàn và bảo vệ môi trường

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (686.78 KB, 68 trang )

BỘ CÔNG THƯƠNG
TRƯỜNG CAO ĐẲNG CÔNG NGHIỆP TUY HÒA
KHOA CÔNG NGHỆ HÓA
  
BÀI GIẢNG
HỌC PHẦN
AN TOÀN VÀ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG
DÀNH CHO SINH VIÊN HỆ CAO ĐẲNG
TUY HÒA – 2010
Bài giảng: An toàn và bảo vệ môi trường-Hệ CĐ
Chương 1:
Kỹ thuật an toàn và bảo hộ lao động
Bài 1: Những vấn đề chung
1. Một số khái niệm chung:
- An toàn lao động: tình trạng điều kiện lao động không gây nguy hiểm trong sản
xuất.
- Kỹ thuật an toàn: hệ thống các biện pháp và phương tiện về tổ chức và kỹ thuật
nhằm phòng ngừa sự tác động của các yếu tố nguy hiểm trong sản xuất đối với người
lao động.
- Bảo hộ lao động là môn khoa học nghiên cứu các vấn đề hệ thống các văn bản
pháp luật, các biện pháp về tổ chức kinh tế - xã hội và khoa học công nghệ để cải tiến
điều kiện lao động nhằm:
• Bảo vệ sức khoẻ, tính mạng con người trong lao động.
• Nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm.
• Bảo vệ môi trường lao động nói riêng và môi trường sinh thái nói chung
→ góp phần cải thiện đời sống vật chất và tinh thần của người lao động.
2. Điều kiện lao động:
Điều kiện lao động là tổng thể các yếu tố kinh tế, xã hội, tổ chức, kỹ thuật, tự nhiên
thể hiện qua quy trình công nghệ, công cụ lao động, đối tượng lao động, môi trường
lao động, con người lao động và sự tác động qua lại giữa chúng, tạo điều kiện hoạt
động của con người trong quá trình sản xuất.


Đánh giá, phân tích điều kiện lao động phải tiến hành đánh giá, phân tích đồng thời
trong mối quan hệ tác động qua lại của các yếu tố trên.
3. Phân loại và các nguyên nhân gây tai nạn:
3.1. Phân loại:
- Các yếu tố nguy hiểm và có hại
- Tai nạn lao động
- Bệnh nghề nghiệp
3.2. Các nguyên nhân gây tai nạn:
* Các yếu tố nguy hiểm và có hại:
Võ Thị Mỹ Nga – Trường Cao đẳng Công nghiệp Tuy Hòa Trang - 2 -
Bài giảng: An toàn và bảo vệ môi trường-Hệ CĐ
Trong một điều kiện lao động cụ thể, bao giờ cũng xuất hiện các yếu tố vật chất có
ảnh hưởng xấu, nguy hiểm, có nguy cơ gây tai nạn hoặc bệnh nghề nghiệp cho người
lao động.
Cụ thể, bao gồm:
- Các yếu tố vật lý như nhiệt độ, độ ẩm, tiếng ồn, rung động, các bức xạ có hại, bụi.
- Các yếu tố hóa học như chất độc, các loại hơi, khí, bụi độc, các chất phóng xạ.
- Các yếu tố sinh vật, vi sinh vật như các loại vi khuẩn, siêu vi khuẩn, ký sinh
trùng, côn trùng, rắn.
- Các yếu tố bất lợi về tư thế lao động, không tiện nghi do không gian chỗ làm việc,
nhà xưởng chật hẹp, mất vệ sinh. Các yếu tố tâm lý không thuận lợi,…
* Tai nạn lao động:
Tai nạn lao động là tai nạn xảy ra gây tác hại đến cơ thể người lao động của các
yếu tố nguy hiểm và có hại trong sản xuất.
Tai nạn lao động xảy ra có thể làm chết người hay làm tổn thương, hoặc phá hủy
chức năng hoạt động bình thường của một bộ phận nào đó của cơ thể.
* Bệnh nghề nghiệp:
Bệnh nghề nghiệp là sự suy yếu dần sức khỏe của người lao động gây nên bệnh tật,
do tác động của các yếu tố có hại phát sinh trong quá trình lao động trên cơ thể người
lao động.

4. Một số đặc trưng của công tác bảo hộ lao động:
4.1. Mục đích và ý nghĩa của công tác bảo hộ lao động
* Mục đích:
- Bảo đảm cho mọi người lao động những điều kiện làm việc an toàn, vệ sinh,
thuận lợi và tiện nghi nhất.
- Không ngừng nâng cao năng suất lao động, tạo nên cuộc sống hạnh phúc cho
người lao động.
- Góp phần vào việc bảo vệ và phát triển bền vững nguồn nhân lực lao động.
- Nhằm thoả mãn nhu cầu ngày càng tăng của con người mà trước hết là của người
lao động.
Đây cũng là chính sách đầu tư cho chiến lược phát triển kinh tế, xã hội trong sự
nghiệp Công nghiệp hóa, Hiện đại hóa đất nước.
* Ý nghĩa:
Võ Thị Mỹ Nga – Trường Cao đẳng Công nghiệp Tuy Hòa Trang - 3 -
Bài giảng: An toàn và bảo vệ môi trường-Hệ CĐ
- Ý nghĩa về mặt chính trị:
+ Làm tốt công tác bảo hộ lao động sẽ góp phần vào việc củng cố lực lượng sản
xuất và phát triển quan hệ sản xuất.
+ Chăm lo đến sức khoẻ, tính mạng, đời sống của người lao động
+ Xây dựng đội ngũ công nhân lao động vững mạnh cả về số lượng và thể chất.
- Ý nghĩa về mặt pháp lý:
+ Bảo hộ lao động mang tính pháp lý vì mọi chủ trương của Đảng, Nhà nước, các
giải pháp khoa học công nghệ, các biện pháp tổ chức xã hội đều được thể chế hoá bằng
các quy định luật pháp.
+ Nó bắt buộc mọi tổ chức, mọi người sử dụng lao động cũng như người lao động
thực hiện.
- Ý nghĩa về mặt khoa học:
+ Được thể hiện ở các giải pháp khoa học kỹ thuật để loại trừ các yếu tố nguy hiểm
và có hại thông qua việc điều tra, khảo sát, phân tích và đánh giá điều kiện lao động,
biện pháp kỹ thuật an toàn, phòng cháy chữa cháy, kỹ thuật vệ sinh, xử lý ô nhiễm môi

trường lao động, phương tiện bảo vệ cá nhân.
+ Việc ứng dụng các tiến bộ kỹ thuật, khoa học công nghệ tiên tiến để phòng ngừa,
hạn chế tai nạn lao động xảy ra.
+ Nó còn liên quan trực tiếp đến bảo vệ môi trường sinh thái, vì thế hoạt động khoa
học về bảo hộ lao động góp phần quyết định trong việc giữ gìn môi trường trong sạch.
- Ý nghĩa về tính quần chúng:
+ Nó mang tính quần chúng vì đó là công việc của đông đảo những người trực tiếp
tham gia vào quá trình sản xuất. Họ là người có khả năng phát hiện và đề xuất loại bỏ
các yếu tố có hại và nguy hiểm ngay chỗ làm việc.
+ Mọi cán bộ quản lý, khoa học kỹ thuật đều có trách nhiệm tham gia vào việc
thực hiện các nhiệm vụ của công tác bảo hộ lao động.
+ Ngoài ra các hoạt động quần chúng như phong trào thi đua, tuyên truyền, hội thi,
hội thao, giao lưu liên quan đến an toàn lao động đều góp phần quan trọng vào việc cải
thiện không ngừng điều kiện làm việc, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp.
4.2. Tính chất và đối tượng nghiên cứu của công tác an toàn và bảo hộ lao động
* Tính chất:
Võ Thị Mỹ Nga – Trường Cao đẳng Công nghiệp Tuy Hòa Trang - 4 -
Bài giảng: An toàn và bảo vệ môi trường-Hệ CĐ
Từ khái niệm về bảo hộ lao động cũng như ý nghĩa của công tác bảo hộ lao động
có thể thấy rõ tính pháp lý, tính khoa học, tính quần chúng của công tác bảo hộ lao
động luôn gắn bó mật thiết với nhau và nội dung của công tác bảo hộ lao động nhất
thiết phải thể hiện đầy đủ các tính chất trên.
- Tính chất khoa học – kỹ thuật: vì mọi hoạt động của nó đều xuất phát từ những cơ
sở khoa học và các biện pháp khoa học kỹ thuật.
- Tính chất pháp lý : thể hiện trong luật lao động, quy định rõ trách nhiệm và quyền
lợi của người lao động.
- Tính chất quần chúng: người lao động là một số đông trong xã hội, ngoài những
biện pháp khoa học kỹ thuật, biện pháp hành chính, việc giác ngộ nhận thức cho người
lao động hiểu rõ và thực hiện tốt công tác bảo hộ lao động là cần thiết.
* Đối tượng nghiên cứu - Nội dung nghiên cứu:

+ Phải tiến hành phân tích các nguyên nhân chấn thương và bệnh nghề nghiệp
trong thi công xây dựng, nguyên nhân phát sinh cháy nổ trên công trường.
+ Xác định được những quy luật phát sinh nhất định của những nguyên nhân đó,
cho phép thấy trước được những nguy cơ tai nạn, những yếu tố độc hại và nguy cơ
cháy nổ trong sản xuất.
+ Đề ra các biện pháp phòng ngừa và loại trừ nguyên nhân phát sinh của chúng,
đảm bảo tiến hành các quá trình thi công xây dựng an toàn, vệ sinh và an toàn chống
cháy.
4.3. Nội dung công tác bảo hộ lao động
Công tác bảo hộ lao động bao gồm những nội dung chủ yếu sau:
- Kỹ thuật an toàn;
- Vệ sinh an toàn;
- Các chính sách, chế độ bảo hộ lao động.
* Kỹ thuật an toàn
Kỹ thuật an toàn là hệ thống các biện pháp và phương tiện về tổ chức và kỹ thuật
nhằm phòng ngừa sự tác động của các yếu tố nguy hiểm trong sản xuất đối với người
lao động. Để đạt được mục đích phòng ngừa tác động của các yếu tố nguy hiểm trong
sản xuất đối với người lao động, trong quá trình hoạt động sản xuất phải thực hiện
đồng bộ các biện pháp về tổ chức, kỹ thuật, sử dụng các thiết bị an toàn và các thao tác
làm việc an toàn thích ứng.
Võ Thị Mỹ Nga – Trường Cao đẳng Công nghiệp Tuy Hòa Trang - 5 -
Bài giảng: An toàn và bảo vệ môi trường-Hệ CĐ
Tất cả các biện pháp đó được quy định cụ thể trong các quy phạm, tiêu chuẩn, các
văn bản khác về lĩnh vực an toàn.
Nội dung kỹ thuật an toàn chủ yếu gồm những vấn đề sau:
+ Xác định vùng nguy hiểm;
+ Xác định các biện pháp về quản lý, tổ chức và thao tác làm việc đảm bảo an toàn;
+ Sử dụng các thiết bị an toàn thích ứng: Thiết bị che chắn, thiết bị phòng ngừa,
thiết bị bảo hiểm, tín hiệu, báo hiệu, trang bị bảo hộ cá nhân.
* Vệ sinh lao động

Vệ sinh lao động là hệ thống các biện pháp và phương tiện về tổ chức và kỹ thuật
nhằm phòng ngừa sự tác động của các yếu tố có hại trong sản xuất đối với người lao
động. Để ngăn ngừa sự tác động của các yếu tố có hại, trước hết phải nghiên cứu sự
phát sinh và tác động của các yếu tố có hại đối với cơ thể con người, trên cơ sở đó xác
định tiêu chuẩn giới hạn cho phép của các yếu tố trong môi trường lao động, xây dựng
các biện pháp vệ sinh lao động.
Nội dung của vệ sinh lao động bao gồm:
- Xác định khoảng cách về vệ sinh
- Xác định các yếu tố có hại cho sức khỏe
- Giáo dục ý thức và kiến thức vệ sinh lao động, theo dõi quản lý sức khỏe.
- Biện pháp vệ sinh học, vệ sinh cá nhân, vệ sinh môi trường.
- Các biện pháp kỹ thuật vệ sinh: Kỹ thuật thông gió, thoát nhiệt, kỹ thuật chống
bụi, chống ồn, chống rung động, kỹ thuật chiếu sáng, kỹ thuật chống bức xạ, phóng xạ,
điện từ trường
Trong quá trình sản xuất phải thường xuyên theo dõi sự phát sinh các yếu tố có hại,
thực hiện các biện pháp bổ sung làm giảm các yếu tố có hại, đảm bảo tiêu chuẩn vệ
sinh cho phép.
* Chính sách, chế độ bảo hộ lao động
Các chính sách, chế độ bảo hộ lao động chủ yếu bao gồm: Các biện pháp kinh tế xã
hội, tổ chức quản lý và cơ chế quản lý công tác bảo hộ lao động. Các chính sách, chế
độ bảo hộ lao động nhằm bảo đảm thúc đẩy việc thực hiện các biện pháp kỹ thuật an
toàn, biện pháp về vệ sinh lao động như chế độ trách nhiệm của cán bộ quản lý, của tổ
chức bộ máy làm công tác bảo hộ lao động, các chế độ về tuyên truyền huấn luyện,
Võ Thị Mỹ Nga – Trường Cao đẳng Công nghiệp Tuy Hòa Trang - 6 -
Bài giảng: An toàn và bảo vệ môi trường-Hệ CĐ
chế độ thanh tra, kiểm tra, chế độ về khai báo, điều tra, thống kê, báo cáo về tai nạn
lao động
Những nội dung của công tác bảo hộ lao động nêu trên là rất lớn, bao gồm nhiều
công việc thuộc nhiều lĩnh vực công tác khác nhau, hiểu được nội dung của công tác
bảo hộ lao động sẽ giúp cho người quản lý đề cao trách nhiệm và có biện pháp tổ

chức thực hiện công tác bảo hộ lao động đạt kết quả tốt nhất.
Võ Thị Mỹ Nga – Trường Cao đẳng Công nghiệp Tuy Hòa Trang - 7 -
Bài giảng: An toàn và bảo vệ môi trường-Hệ CĐ
Bài 2:
Kỹ thuật an toàn khi làm việc với
các máy móc thiết bị trong công nghiệp hóa học
1. Các thiết bị máy móc cơ khí:
1.1. Các loại hình tai nạn lao động:
- Tay, chân, tóc hoặc quần áo, găng tay bị cuốn, kẹp vào các vùng nguy hiểm trên
máy móc, thiết bị.
- Dây đai, xích truyền động bị đứt, vỡ hay chi tiết máy bị đứt, vỡ văng ra ngoài và
va đập phải.
- Dung dịch acid, kiềm từ kẻ hở các máy bơm không kín và không được che chắn
tốt, bắn vào người.
- Các mẫu, các khối rắn văng ra từ các khối nghiền, đập hay băng tải va đập vào
người, bất cẩn để cánh khuấy ở máy khuấy va đập vào người hay bị cuốn kẹp vào
trống quay của máy ly tâm.
- Ở trong vùng nguy hiểm của xe tải hay xe nâng.
- Bị điện giật do rò rỉ điện, do tĩnh điện hay cháy bỏng do chập điện.
1.2. Các yêu cầu chung về an toàn lao động khi làm việc với các máy móc, thiết
bị cơ khí:
- Các thiết bị phải đặt trên nền có độ cứng chịu được trọng lượng của máy và lực
động do máy sinh ra.
- Các máy móc phải có đầy đủ các cơ cấu an toàn.
- Tất cả các bộ truyền động của máy móc thiết bị phải được che chắn kín và cửa cài
chắc chắn.
- Các nút hay các cần điều khiển phải đặt vừa tay người làm việc, tránh trường hợp
cúi hay với.
- Các nút làm việc phải nhạy và các nút điều khiển cần phải sơn màu đỏ.
- Với các máy móc thiết bị cao lớn ≥ 2m phải có sàn thao tác với cầu thang, tay vịn

chắc chắn.
- Khi tiến hành sửa chữa hay bảo quản định kì các máy móc thiết bị cũng như trong
trường hợp sửa chữa đột xuất cần phải báo ngay cho người phụ trách bộ phận.
1.3. Các biện pháp an toàn:
* Các thiết bị bảo hiểm:
Võ Thị Mỹ Nga – Trường Cao đẳng Công nghiệp Tuy Hòa Trang - 8 -
Bài giảng: An toàn và bảo vệ môi trường-Hệ CĐ
Có thể chia làm 3 loại:
- Tự ngắt sự hoạt động của hệ thống nhưng có thể tự động phục hồi khả năng làm
việc khi các thông số kỹ thuật lại đạt đến mức quy định. Ví dụ: van an toàn trong bàn
ủi.
- Tự ngắt sự hoạt động của hệ thống và chỉ phục hồi khả năng làm việc sau khi có
tác động của người khai thác.
- Tự ngắt sự hoạt động của hệ thống và chỉ phục hồi khả năng làm việc sau khi có
sự thay thế.
Yêu cầu:
- Thiết bị bảo hiểm phải hoạt động chính xác, nhanh nhạy và có độ tin cậy cao.
- Lắp đặt hệ thống nơi thuận tiện cho người sử dụng và dễ nhìn khi vận hành.
* Các thiết bị che chắn:
- Là cơ cấu để cách ly vùng nguy hiểm với máy móc.
- Tạo điều kiện làm việc an toàn.
Chú ý: không được tự động tháo bỏ các thiết bị che chắn.
* Hệ thống tín hiệu an toàn:
- Các tín hiệu này có thể là ánh sáng hay tín hiệu âm thanh. Tín hiệu chỉ có tác
dụng báo trước nguy hiểm sắp xảy ra chứ không có tác dụng ngăn chặn sự cố. Nó có
thể báo những trường hợp, nhiệt độ và áp suất quá cao hay quá thấp hay nồng độ các
chất nằm ngoài giới hạn an toàn.
- Các tín hiệu an toàn là những yếu tố đảm bảo an toàn lao động rất quan trọng
trong các dây chuyền sản xuất phức tạp và tự động hóa công nghiệp hóa chất. Vì vậy,
cần phải thường xuyên kiểm tra độ nhạy và độ chính xác của chúng và tiến hành sửa

chữa hay thay thế kịp thời trong trường hợp hỏng hóc.
* Các biển báo:
Là những dụng cụ đơn giản nhưng có tác dụng ngăn ngừa tai nạn lao động báo cáo
cho người lao động về khu vực nguy hiểm hay là các thao tác tránh làm để phòng ngừa
tai nạn xảy ra.
* Trang bị bảo hộ lao động:
Bao gồm các trang bị như sau: bảo vệ mắt, bảo vệ cơ quan hô hấp, bảo vệ tai, bảo
vệ đầu, bảo vệ tay chân, bảo vệ thân, bảo vệ cơ thể (phải kết hợp chúng với nhau).
1.4. Các biện pháp xử lý khi xảy ra tai nạn:
Võ Thị Mỹ Nga – Trường Cao đẳng Công nghiệp Tuy Hòa Trang - 9 -
Bài giảng: An toàn và bảo vệ môi trường-Hệ CĐ
* Khi bản thân người lao động bị tai nạn:
- Trong trường hợp nhẹ, bình tĩnh tắt máy tìm mọi cách tách ra khỏi máy, báo cho
người lao động cùng làm biết, và đến ngay phòng y tế.
- Trong trường hợp chảy máu nhiều, bị nặng (gãy tay, chân), cần nằm im một chỗ
và nhờ người gần đó gọi bác sỹ đến.
* Trong trường hợp người cùng làm việc với mình bị tai nạn:
- Ngắt điện, ngừng máy, nhanh chóng đưa người bị nạn đến phòng y tế, bệnh viện.
- Báo cho người phụ trách bộ phận biết.
2. Các thiết bị áp suất
Các sự cố xảy ra trong quá trình vận hành thiết bị áp suất luôn đi kèm theo các tai
nạn gây chấn thương và chết người nghiêm trọng. Mỗi năm có hàng trăm sự cố
nghiêm trọng xảy ra đối với thiết bị áp suất gây chấn thương nặng và chết hàng chục
người.
Thiết bị áp suất được hiểu là bất kỳ hệ thống hay thiết bị nào làm việc với chất lỏng
hoặc chất khí có áp suất cao hơn áp suất khí quyển.
2.1. Các mối nguy hiểm chính đi kèm với thiết bị áp suất:
+ Thiết bị có thể bị nổ vỡ gây va đập và kèm sóng nổ gây sức ép lên con người và
thiết bị lân cận.
+ Môi chất bên trong hệ thống thoát ra ngoài do nổ vỡ, rò rỉ gây bỏng, ngộ độc cho

con người
+ Các chất dễ cháy khi thoát ra ngoài gây hỏa hoạn.
2.2. Các nguyên nhân cơ bản gây ra sự cố đối với bình chịu áp suất
+ Thiết bị được thiết kế không đúng theo điều kiện làm việc.
+ Lắp đặt sai quy cách
+ Sửa chữa hoặc cải tạo không đúng quy trình kỹ thuật.
+ Điều kiện bảo dưỡng kém.
+ Vận hành không đúng do người vận hành không được huấn luyện hoặc không
được giám sát, nhắc nhở đầy đủ.
2.3. Rủi ro đi kèm với thiết bị áp suất phụ thuộc vào các yếu tố
+ Áp suất bên trong hệ thống
+ Loại môi chất chứa bên trong hệ thống và tính chất của nó.
+ Chất lượng thiết kế, chế tạo, lắp đặt thiết bị.
Võ Thị Mỹ Nga – Trường Cao đẳng Công nghiệp Tuy Hòa Trang - 10 -
Bài giảng: An toàn và bảo vệ môi trường-Hệ CĐ
+ Thời gian vận hành và điều kiện làm việc của thiết bị.
+ Tính phức tạp của quy trình vận hành.
+ Tính khắc nghiệt của điều kiện vận hành (ví dụ điều kiện nhiệt độ cao hoặc thấp,
môi chất gây mài mòn, ăn mòn, nứt v.v.)
+ Trình độ tay nghề và sự hiểu biết của những người thiết kế, chế tạo, lắp đặt, bảo
trì, nghiệm thử và vận hành hệ thống thiết bị áp suất.
2.4. Các biện pháp giảm thiểu rủi ro:
* Vấn đề an toàn phải được quan tâm ngay từ khi đặt hàng, mua sắm thiết bị:
- Khi lắp mới thiết bị, phải đảm bảo rằng thiết bị được thiết kế phù hợp với điều
kiện sử dụng và tuân thủ đầy đủ các quy định trong các tiêu chuẩn an toàn hiện hành
(TCVN 6153: 1996 đến TCVN 6156: 1996 cho bình áp suất, TCVN 6004:1995 đến
TCVN 6007: 1995 đối với nồi hơi, TCVN 6008:1995 về chất lượng mối hàn thiết bị áp
suất, TCVN 6413:1998 đối với nồi hơi ống lò ống lửa, TCVN 6104:1996 đối với hệ
thống lạnh, TCVN 6486:1999 đối với bồn LPG, TCVN 6158:1996 và TCVN
6159:1996 đối với đường ống dẫn hơi nước và nước nóng v.v.). Tuy nhiên có một điều

cần lưu ý là các tiêu chuẩn nói trên thường chỉ đưa ra các yêu cầu hết sức cơ bản, để có
thể thiết kế chi tiết thường phải dựa vào các tiêu chuẩn thiết kế của nước ngoài như
ASME, TEMA, BS, DIN, JIS v.v. trên cơ sở đảm bảo các yêu cầu Quy định của tiêu
chuẩn Việt Nam.
- Thiết bị phải được chế tạo từ các vật liệu phù hợp với môi chất và điều kiện làm
việc.
- Quy trình công nghệ phải được lựa chọn sao cho quá trình thao tác ít gây ảnh
hưởng nhất đến thiết bị (ví dụ không cần phải leo lên trên thiết bị, không phải gõ, đập
lên thiết bị v.v.)
- Hết sức cẩn thận khi sửa chữa hay cải tạo các thiết bị áp suất. Việc sửa chữa, cải
tạo phải theo các phương án kỹ thuật được lập ra một cách chặt chẽ, chi tiết và được
thực hiện bởi những người, đơn vị có đầy đủ năng lực, pháp nhân. Quá trình sửa chữa,
cải tạo phải được giám sát chặt chẽ. Thiết bị phải được kiểm tra và nghiệm thử đầy đủ
sau khi cải tạo, sửa chữa.
* Người quản lý, vận hành và bảo dưỡng phải nắm đầy đủ điều kiện vận hành của
thiết bị:
Võ Thị Mỹ Nga – Trường Cao đẳng Công nghiệp Tuy Hòa Trang - 11 -
Bài giảng: An toàn và bảo vệ môi trường-Hệ CĐ
- Nắm được loại môi chất đang được tồn trữ, xử lý và vận chuyển bên trong thiết bị
và các đặc tính của nó (ví dụ: độc tính, khả năng cháy nổ ,v.v.)
- Nắm được điều kiện vận hành của thiết bị, ví dụ như: áp suất, nhiệt độ, điều kiện
mài mòn, ăn mòn v.v.
- Nắm được thông số giới hạn phạm vi vận hành an toàn của thiết bị cũng như tất
cả các thiết bị khác có liên quan trực tiếp hoặc bị ảnh hưởng trực tiếp bởi thiết bị áp
suất.
- Phải soạn lập được các hướng dẫn vận hành và xử lý sự cố chi tiết cho từng bộ
phận cũng như đối với toàn bộ hệ thống thiết bị.
- Phải đảm bảo rằng công nhân vận hành, sửa chữa và tất cả những người có liên
quan đã được hướng dẫn, huấn luyện, kiểm tra chi tiết về quy trình vận hành và xử lý
sự cố (xem thêm đoạn viết về huấn luyện dưới đây)

* Phải lắp đặt đầy đủ các thiết bị bảo vệ và đảm bảo cho chúng luôn ở trạng thái
sẵn sàng làm việc:
- Các thiết bị bảo vệ như van an toàn, rơ le áp suất cũng như các thiết bị bảo vệ
khác có mục đích ngắt thiết bị khi áp suất, nhiệt độ, mức môi chất bên trong thiết bị
vượt quá mức cho phép phải lắp đặt đầy đủ trên bình áp suất, hệ thống ống.
- Các thiết bị bảo vệ phải được cân chỉnh, cài đặt ở các thông số tác động phù hợp.
- Nếu có các thiết bị báo động, các thiết bị này phải được lắp đặt sao cho các tín
hiệu âm thanh, ánh sáng của chúng là dễ nhận thấy nhất.
- Phải đảm bảo rằng các thiết bị bảo vệ luôn luôn ở tình trạng hoàn hảo, sẵn sàng
hoạt động.
- Các thiết bị xả tự động như van an toàn, màng phòng nổ phải có ống xả dẫn ra vị
trí an toàn.
- Phải đảm bảo rằng chỉ những người có đủ trách nhiệm và thẩm quyền được phép
thay đổi các thông số cài đặt của các thiết bị bảo vệ.
* Thực hiện đầy đủ quá trình bảo dưỡng thiết bị:
- Mỗi đơn vị sản xuất phải lập được kế hoạch bảo dưỡng cho toàn bộ hệ thống các
thiết bị áp suất trong đơn vị. Kế hoạch bảo dưỡng phải tính đến các đặc điểm riêng biệt
của từng thiết bị như tuổi thọ, đặc điểm vận hành, môi trường làm việc của thiết bị v.v.
Võ Thị Mỹ Nga – Trường Cao đẳng Công nghiệp Tuy Hòa Trang - 12 -
Bài giảng: An toàn và bảo vệ môi trường-Hệ CĐ
- Luôn quan tâm đến những biểu hiện bất thường trong hệ thống , ví dụ: nếu van an
toàn thường xuyên tác động có nghĩa là hệ thống bị quá áp một cách bất thường hoặc
van an toàn không tốt.
- Luôn kiểm tra, phát hiện các biểu hiện mài mòn và ăn mòn
- Trước khi thực hiện việc bảo dưỡng, sửa chữa phải đảm bảo xả hết áp suất bên
trong hệ thống, làm vệ sinh đầy đủ.
- Phải thực hiện đầy đủ các biện pháp và quy trình an toàn trong quá trình sửa
chữa, bảo dưỡng.
* Thực hiện đầy đủ quá trình đào tạo, huấn luyện:
- Tất cả những người vận hành, bảo dưỡng, sửa chữa và làm các công việc có liên

quan đến thiết bị áp suất. Đặc biệt là những công nhân mới phải được huấn luyện, đào
tạo một cách đầy đủ.
- Việc huấn luyện phải được thực hiện lại trong các trường hợp sau:
+ Khi thay đổi công việc
+ Khi thiết bị hoặc quy trình vận hành thay đổi
+ Sau một thời gian ngừng làm việc hoặc chuyển làm việc khác.
+ Sau mỗi định kỳ hàng năm.
* Thiết bị phải được đăng ký và kiểm định đầy đủ:
- Theo quy định hiện hành, tất cả các thiết bị sau đây:
• Bình áp suất có áp suất làm việc lớn hơn 0,7 kG/cm
2
, dung tích lớn hơn 25 lít,
• Nồi hơi có áp suất làm việc lớn hơn 25lít, nồi đun nước nóng có nhiệt độ nước
lớn hơn 115
o
C
• Đường ống dẫn hơi nước bão hoà có đường kính từ 76 mm trở lên, đường ống
dẫn hơi quá nhiệt có đường kính từ 51 mm trở lên.
• Đường ống dẫn khí đốt.
Phải được kiểm định an toàn bởi các Trung tâm kiểm định và đăng ký sử dụng tại
các Sở Lao động TBXH địa phương trước khi đưa vào sử dụng cũng như phải được
kiểm định định kỳ bởi các Trung tâm kiểm định trong quá trình sử dụng. Thủ tục thực
hiện việc kiểm định được nêu trong thông tư số 23/2003/TT-BLĐTBXH ngày
3/11/2003 của Bộ Lao động TBXH.
- Thời hạn kiểm định quy định trong các tiêu chuẩn kỹ thuật an toàn thay đổi theo
từng loại thiết bị, tuy nhiên thường có các kỳ hạn sau:
Võ Thị Mỹ Nga – Trường Cao đẳng Công nghiệp Tuy Hòa Trang - 13 -
Bài giảng: An toàn và bảo vệ môi trường-Hệ CĐ
• 3 năm một lần khám xét bên trong, bên ngoài, 6 năm một lần khám xét kèm
theo thử thủy lực đối với bình áp suất.

• 2 năm một lần khám xét bên trong, bên ngoài, 6 năm một lần khám xét kèm
theo thử thủy lực đối với nồi hơi.
• Đối với hệ thống lạnh, chu kỳ khám nghiệm là 5 năm một lần khám xét kèm
theo thử bền, trong thời gian 5 năm này sẽ thực hiện một lần khám xét 3 năm sau khi
nghiệm thử.
3. Thiết bị truyền nhiệt:
* Khi thiết kế chế tạo hoặc lựa chọn thiết bị trao đổi nhiệt cần đạt các yêu cầu kỹ
thuật chính sau đây:
- Hệ số truyền nhiệt cần phải lớn, để tăng cường công suất trao đổi nhiệt.
- Giảm trở kháng thuỷ lực trên dòng chảy các môi chất để giảm công suất bơm quạt
p = ∆pV/η. Muốn vậy cần giảm độ nhớt của chất lỏng, giảm tốc độ ω, giảm các tổn
thất cục bộ đến mức có thể.
- Tăng diện tích mặt trao đổi nhiệt, là mặt có 2 phía tiếp xúc trực tiếp chất lỏng
nóng và chất lỏng lạnh để tăng công suất.
- Bảo đảm an toàn tại áp suất và nhiệt độ làm việc cao nhất và có tuổi thọ cao.
Muốn vậy phải chọn kim loại đủ bền ở áp suất, nhiệt độ làm việc, tính toán độ dày δ
theo các quy tắc sức bền.
- Bảo đảm độ kín giữa 2 chất lỏng với nhau và với môi trường bên ngoài, để giữ độ
tính nhiệt của sản phẩm và vệ sinh an toàn cho môi trường.
- Cấu tạo đơn giản, gọn nhẹ, dễ vận chuyển, dễ lắp ráp, vận hành, dễ kiểm tra, điều
khiển và dễ vệ sinh, bảo dưỡng.
* Các nguyên tắc lựa chọn môi chất.
Môi chất là chất trung gian dùng để gia nhiệt hay làm lạnh sản phẩm trong thiết bị
trao đổi nhiệt.
Môi chất được phân loại theo mục đích sử dụng (Môi chất tải nhiệt như hơi nước,
môi chất tải lạnh như dung dịch NaCl, môi chất lạnh như NH
3
), theo pha khi làm việc
(1 pha, 2 pha, 3 pha), theo nhiệt độ làm việc ∆t
lv

= (t
min
÷ t
max
) (nhiệt độ rất cao, cao,
trung bình, thấp, rất thấp).
Việc lựa chọn môi chất cần đạt các yêu cầu sau:
- Chọn môi chất có ρ, c, λ, r lớn để có d, k lớn nhằm tăng cường trao đổi nhiệt.
Võ Thị Mỹ Nga – Trường Cao đẳng Công nghiệp Tuy Hòa Trang - 14 -
Bài giảng: An toàn và bảo vệ môi trường-Hệ CĐ
- Chất có nhiệt độ nóng chảy tnc, nhiệt độ sôi t
s
và có pha thích hợp với ∆t làm việc
và áp suất làm việc.
- Chất có độ nhớt ν nhỏ để giảm ∆p.
- Chất không gây cháy nổ, ít độc hại, ít ăn mòn, không chứa tạp chất (cặn, bụi).
Nhiệt độ làm việc, áp suất làm việc và khả năng trao đổi nhiệt của 1 số môi chất thông
dụng được giới thiệu ở bảng 1 và bảng 2.
Bảng 1 - Khoảng nhiệt độ và áp suất làm việc của các môi chất.
* Chọn sơ đồ chuyển động của 2 chất lỏng:
Các kết quả thực nghiệm cho biết, hệ số toả nhiệt α khi dòng chất lỏng cắt ngang
ống lớn hơn, khi dòng chảy dọc ống, α
n
> α
d
, còn trở kháng thuỷ lực thì ∆p
n
>∆p
d
.

Qua phân tích, Berman cho biết:
- Với chất lỏng, khi Nu/Pr< 61 thì nên cho chảy dọc ống (ưu tiên ngược chiều, đảo
chiều); khi Nu/Pr> 61 nên cho chảy cắt ngang ống (ưu tiên giao nhiều lần).
- Với chất khí, khi Re nằm trong khoảng [4.103 ÷ 4.104] nên cho chảy cắt ngang
ống.
* Các nguyên tắc chọn chất lỏng chảy trong ống.
Khi cần chọn 1 chất lỏng cho đi trong ống thì ưu tiên cho:
Võ Thị Mỹ Nga – Trường Cao đẳng Công nghiệp Tuy Hòa Trang - 15 -
Bài giảng: An toàn và bảo vệ môi trường-Hệ CĐ
- Chất lỏng có lưu lượng thể tích V (m
3
/s) nhỏ hơn, để giảm vận tốc ω = V/ρ, do đó
giảm ∆p và công suất bơm.
- Chất lỏng có độ nhớt cao hơn để để tăng ∆p lúc bơm.
- Chất lỏng có (p, t)
lv
lớn để vỏ thiết bị không chịu (p, t) cao, thiết bị sẽ nhẹ và rẻ
hơn.
- Chất lỏng độc hại, bẩn, gây ăn mòn, để dễ làm kín, dễ vệ sinh và ít tốn vật liệu bị
ăn mòn hóa chất.
Bảng 2 - Khả năng trao đổi nhiệt của các môi chất.
* Chọn tốc độ dòng môi chất.
Khi tốc độ ω tăng thì α, k tăng, làm TĐN tốt hơn, nhưng cũng làm tăng ∆p và công
suất tiêu hao cho bơm quạt. Do đó, cần chọn một vận tốc hợp lý để giảm chi phí vận
hành, tăng hiệu quả kinh tế. Bài toán tối ưu cho biết, nên chọn ω hợp lý cho môi chất
theo bảng 3 sau đây:
Bảng 3. Khoảng giá trị hợp lý của vận tốc môi chất.
Võ Thị Mỹ Nga – Trường Cao đẳng Công nghiệp Tuy Hòa Trang - 16 -
Bài giảng: An toàn và bảo vệ môi trường-Hệ CĐ
Bài 3: Kỹ thuật an toàn điện

1. Tác dụng của dòng điện đối với cơ thể con người:
- Khi người tiếp xúc với điện sẽ có 1 dòng điện chạy qua người và con người sẽ
chịu tác dụng của dòng điện đó.
- Tác hại của dòng điện đối với cơ thể con người có nhiều dạng: gây bỏng, phá vỡ
các mô, làm gãy xương, gây tổn thương mắt, phá huỷ máu, làm liệt hệ thống thần
kinh,
-Tai nạn điện giật có thể phân thành 2 mức là chấn thương điện (tổn thương bên
ngoài các mô) và sốc điện (tổn thương nội tại cơ thể).
1.1. Chấn thương điện:
- Là các tổn thương cục bộ ở ngoài cơ thể dưới dạng: bỏng, dấu vết điện, kim loại
hoá da.
- Chấn thương điện chỉ có thể gây ra 1 dòng điện mạnh và thường để lại dấu vết
bên ngoài.
* Bỏng điện:
- Do các tia hồ quang điện gây ra khi bị đoản mạch, nhìn bề ngoài không khác gì
các loại bỏng thông thường. Nó gây chết người khi quá 2/3 diện tích da của cơ thể bị
bỏng. Nguy hiểm hơn cả là bỏng nội tạng cơ thể dẫn đến chết người mặc dù phía ngoài
chưa quá 2/3.
* Dấu vết điện:
-Là 1 dạng tác hại riêng biệt trên da người do da bị ép chặt với phần kim loại dẫn
điện đồng thời dưới tác dụng của nhiệt độ cao (khoảng 120
o
C).
* Kim loại hoá da:
-Là sự xâm nhập của các mãnh kim loại rất nhỏ vào da do tác động của các tia hồ
quang có bão hoà hơi kim loại (khi làm các công việc về hàn điện).
1.2. Sốc điện:
-Là dạng tai nạn nguy hiểm nhất. Nó phá huỷ các quá trình sinh lý trong cơ thể con
người và tác hại tới toàn thân. Là sự phá huỷ các quá trình điện vốn có của vật chất
sống, các quá trình này gắn liền với khả năng sống của tế bào.

-Khi bị sốc điện cơ thể ở trạng thái co giật, mê man bất tỉnh, tim phổi tê liệt. Nếu
trong vòng 4-6s, người bị nạn không được tách khỏi kịp thời dòng điện co thể dẫn đến
chết người.
Võ Thị Mỹ Nga – Trường Cao đẳng Công nghiệp Tuy Hòa Trang - 17 -
Bài giảng: An toàn và bảo vệ môi trường-Hệ CĐ
-Với dòng điện rất nhỏ từ 25-100mA chạy qua cơ thể cũng đủ gây sốc điện. Bị sốc
điện nhẹ có thể gây ra kinh hoàng, ngón tay tê đau và co lại; còn nặng có thể làm chết
người vì tê liệt hô hấp và tuần hoàn.
-Một đặc điểm khi bị sốc điện là không thấy rõ chỗ dòng điện vào người và người
tai nạn không có thương tích.
2. Những nguyên nhân gây ra tai nạn điện:
-Tai nạn điện có thể chia làm 3 hình thức:
• Do tiếp xúc trực tiếp với dây dẫn hoặc bộ phận thiết bị có dòng điện đi qua.
• Do tiếp xúc bộ phận kết cấu kim loại của thiết bị điện hoặc thân của máy có
chất cách điện bị hỏng.
• Tai nạn gây ra do điện áp ở chỗ dòng điện rò trong đất.
Ngoài ra, còn một hình thức nữa là do sự làm việc sai lầm của người sửa chữa như
bất ngờ đóng điện vào thiết bị ở đó có người đang làm việc.
-Những nguyên nhân làm cho người bị tai nạn điện:
• Sự hư hỏng của thiết bị, dây dẫn điện và các thiết bị mở máy.
• Sử dụng không đúng các dụng cụ nối điện thế trong các phòng bị ẩm ướt.
• Thiếu các thiết bị và cầu chì bảo vệ hoặc có nhưng không đáp ứng với yêu cầu.
• Tiếp xúc phải các vật dẫn điện không có tiếp đất, dịch thể dẫn điện, tay quay
hoặc các phần khác của thiết bị điện.
• Bố trí không đầy đủ các vật che chắn, rào lưới ngăn ngừa việc tiếp xúc bất ngờ
với bộ phận dẫn điện, dây dẫn điện của các trang thiết bị.
• Thiếu hoặc sử dụng không đúng các dụng cụ bảo vệ cá nhân: ủng, găng, tay
cách điện, thảm cao su, giá cách điện.
• Thiết bị điện sử dụng không phù hợp với điều kiện sản xuất.
3. Các biện pháp chung an toàn về điện

3.1. Sử dụng điện thế an toàn:
Tuỳ thuộc vào mức độ nguy hiểm về điện của các loại phòng sản xuất mà yêu cầu
an toàn về điện có mức độ khác nhau. Một trong những biện pháp đó là việc sử dụng
đúng mức điện áp đối với các thiết bị điện. Điện áp an toàn là điện áp không gây nguy
hiểm đối với người khi chạm phải thiết bị mang điện.
Tất cả các phòng sản xuất tuỳ theo mức độ nguy hiểm về điện chia thành 3 nhóm:
* Các phòng, các nơi ít nguy hiểm:
Võ Thị Mỹ Nga – Trường Cao đẳng Công nghiệp Tuy Hòa Trang - 18 -
Bài giảng: An toàn và bảo vệ môi trường-Hệ CĐ
- Là các phòng khô ráo với quy định:
• Độ ẩm tương đối của không khí không quá 75%.
• Nhiệt độ trong khoảng 5-25
o
C (không quá 30
o
C).
• Sàn có điện trở lớn bằng vật liệu không dẫn điện (gỗ khô ráo, rải nhựa).
• Không có bụi dẫn điện.
• Con người không phải đồng thời tiếp xúc với cơ cấu kim loại có nối với đất và
với vỏ kim loại của thiết bị điện.
* Các phòng, các nơi nguy hiểm nhiều:
-Rất ẩm ướt trong đó độ ẩm tương đối của không khí thường xấp xỉ 100% (trần,
tường, sàn và các đồ đạc trong phòng có đọng hạt nước).
-Thường xuyên có hơi khí độc.
-Có ít nhất 2 trong những dấu hiệu của phòng hoặc nơi nguy hiểm nhiều.
-Nguy hiểm về mặt nổ (kho chứa chất nổ trên công trường).
* Một số quy định an toàn:
-Đối với các phòng, các nơi không nguy hiểm mạng điện dùng để thắp sáng, dùng
cho các dụng cụ cầm tay, được sử dụng điện áp không quá 220V. Đối với các nơi
nguy hiểm nhiều và đặc biệt nguy hiểm đèn thắp sáng tại chỗ cho phép sử dụng điện

áp không quá 36V.
-Đối với đèn chiếu cầm tay và dụng cụ điện khí hoá:
• Trong các phòng đặc biệt ẩm, điện thế không cho phép quá 12V.
• Trong các phòng ẩm không quá 36V.
-Trong những trường hợp đặc biệt nguy hiểm cho người như khi làm việc trong lò,
trong thùng bằng kim loại, ở những nơi nguy hiểm và đặc biệt nguy hiểm chỉ được sử
dụng điện áp không quá 12V.
-Đối với công tác hàn điện, người ta dùng điện thế không quá 70V. Khi hàn hồ
quang điện nhất thiết là điện thế không được cao quá 12-24V.
3.2. Làm bộ phận che chắn và cách điện dây dẫn:
* Làm bộ phận che chắn:
-Để bảo vệ dòng điện, người ta đặt những bộ phận che chắn ở gần các máy móc và
thiết bị nguy hiểm hoặc tách các thiết bị đó ra với khoảng cách an toàn.
-Các loại che chắn đặc, lưới hay có lỗ được dùng trong các phòng khô khi điện thế
lớn hơn 65V, ở trong các phòng ẩm khi điện thế lớn hơn 36V và trong các phòng đặc
Võ Thị Mỹ Nga – Trường Cao đẳng Công nghiệp Tuy Hòa Trang - 19 -
Bài giảng: An toàn và bảo vệ môi trường-Hệ CĐ
biệt ẩm điện thế lớn hơn 12V.
-Ở các phòng sản xuất trong đó có các thiết bị làm việc với điện thế 1000V, người
ta làm những bộ phận che chắn đặc (không phụ thuộc vào chất cách điện hay không)
và chỉ có thể lấy che chắn đó ra khi đã ngắt dòng điện.
* Cách điện dây dẫn:
-Dây dẫn có thể không làm cách điện nếu dây được treo cao trên 3.5m so với sàn; ở
trên các đường vận chuyển ôtô, cần trục đi qua dây dẫn phải treo cao 6m.
3.3. Làm tiếp đất bảo vệ:
-Các bộ phận của vỏ máy, thiết bị bình thường không có điện nhưng nếu cách điện
hỏng, bị chạm mát thì trên các bộ phận này xuất hiện điện áp và khi đó người tiếp xúc
vào có thể bị giật nguy hiểm.
-Để đề phòng trường hợp nguy hiểm này, người ta có thể dùng dây dẫn nối vỏ của
thiết bị điện với đất hoặc với dây trung tính hay dùng bộ phận cắt điện bảo vệ.

Võ Thị Mỹ Nga – Trường Cao đẳng Công nghiệp Tuy Hòa Trang - 20 -
Bài giảng: An toàn và bảo vệ môi trường-Hệ CĐ
Bài 4:
Kỹ thuật an toàn khi làm việc
với các chất dễ cháy nổ (LPG, xăng dầu)
1. Nguy cơ cháy nổ:
Đa số hóa chất đều tiềm ẩn các nguy cơ gây cháy nổ. Việc sắp xếp, bảo quản, vận
chuyển, sử dụng hóa chất không đúng cách đều có thể dẫn đến tai nạn từ một đám
cháy nhỏ tới thảm họa thiệt hại lớn về người và tài sản.
* Cháy: Con người muốn tồn tại phải có ít nhất 3 yếu tố cơ bản là thức ăn, ôxy và
nhiệt. Các yếu tố này cũng phải ở trong một tỷ lệ tương ứng. Quá nhiều hay quá ít thức
ăn, ôxy, nhiệt đều có thể dẫn đến khó chịu, ốm đau và chết. Cũng như vậy, để có sự
cháy cần 3 yếu tố: nhiên liệu (chất cháy), ôxy và một nguồn nhiệt. Những yếu tố này
phải ở trong một tỷ lệ thích hợp trước khi bắt lửa và gây cháy. Nhiên liệu bắt đầu cháy
ở một nhiệt độ xác định là điểm chớp cháy. Phải đủ nhiệt để đưa nhiên liệu tới điểm
chớp cháy song cũng cần phải có đủ ôxy để xảy ra và duy trì sự cháy. Bình thường để
bắt lửa và bốc cháy môi trường không khí cần có nồng độ ôxy từ 15 - 21%.
* Nổ : Hỗn hợp nhiên liệu với ôxy chỉ nổ khi ở trong giới hạn nhất định về nồng
độ. Lượng nhiên liệu quá mức với một lượng ôxy không đủ (có nghĩa là hóa chất đó
quá nhiều), hay ngược lại nồng độ ôxy cao và một lượng nhiên liệu không đủ (có
nghĩa là chất đó quá ít) đều không thể nổ được. Giới hạn mà ở đó một chất sẽ nổ tính
theo nồng độ so với ôxy (hoặc không khí) được gọi là giới hạn nổ trên và dưới và
thường có trong các tài liệu an toàn hóa chất.
Bảng 4: Giới hạn nổ của một số nhiên liệu lỏng xác định ở 200
o
C, áp suất 1at, tính
nồng độ so với không khí
Loại nhiên liệu Tính chất nổ (ký hiệu)
Giới hạn nổ (% thể tích)
Dưới Trên

Amylaxetat CLDC 1,08
Metylenclorua CCL 13 18
Dầu hỏa KO-20 CLDC 0,55 5
CLDC: Chất lỏng dễ cháy; CLC: Chất lỏng cháy; CCK: Cháy chất khí.
Bảng 5: Giới hạn nổ của một số loại bụi
Loại bụi
Nồng độ g/m
3
Võ Thị Mỹ Nga – Trường Cao đẳng Công nghiệp Tuy Hòa Trang - 21 -
Bài giảng: An toàn và bảo vệ môi trường-Hệ CĐ
Tối thiểu Tối đa
Lưu huỳnh 7 13,7
Bột amidon 7 13,7
Than đá 17,2 34,4
Một vài loại khí được đánh giá là nguy hiểm nổ (viết tắt CNN) tức là có khả năng
nổ hay kích thích nổ mà không cần có sự tham gia của ôxy. Giới hạn nổ sẽ thay đổi tùy
theo: nhiệt độ của hỗn hợp, tỷ lệ các chất không cháy, áp suất và nhiều yếu tố khác.
Bảng 6: Chỉ số cháy nổ của một số chất khí nguy hiểm
Loại khí
Tính chất nổ Nhiệt độ Giới hạn nổ (% thể tích)
Dưới Trên
Axetylen CNN 2,5 11
Etylen CNN 24 3,11 28,5
Isobutan CCK 1,81 77
Lưu ý: Hóa chất có khoảng cách giữa giới hạn nổ dưới và trên càng lớn thì càng
nguy hiểm.
2. Các chất dễ cháy nổ:
2.1. Các khí và hơi dễ cháy nổ:
2.1.1. Mêtan (CH
4

)
Đây là một chất khí không màu, không mùi, nhẹ hơn không khí.
Ngoài nguy hiểm cháy nổ, mêtan còn có khả năng gây ngạt và gây ngộ độc. Làm
việc ở môi trường không khí chưa 25-30% thể tích CH
4
sẽ gây các triệu chứng nhức
đầu, ngạt mũi, khó thở.
* Biện pháp an toàn:
- Đảm bảo độ kín cho các thiết bị sản xuất và thiết bị lưu trữ mêtan. Thường xuyên
kiểm tra để phát hiện rò rỉ và tiến hành sửa chữa khi cần thiết.
- Tăng cường các biện pháp thông gió ở nơi làm việc có mêtan.
- Các nguồn thải khí mêtan phải được đặt xa nguồn lửa.
- Trong quá trình làm việc nên sử dụng mặt nạ phòng độc (có vòi thở bằng ống cao
su nối dài).
* Cách cấp cứu:
Người đến cứu phải mạng mặt nạ phòng độc, nhanh chóng đưa người bị nạn ra nơi
không khí trong lành, nếu thấy nạn nhân thở yếu phải làm hô hấp nhân tạo, rồi đưa đến
cơ sở điều trị tiếp.
2.1.2. Axetylen (C
2
H
2
)
Võ Thị Mỹ Nga – Trường Cao đẳng Công nghiệp Tuy Hòa Trang - 22 -
Bài giảng: An toàn và bảo vệ môi trường-Hệ CĐ
Đây là khí không màu, không mùi, nặng gần bằng không khí. Axêtylen tinh khiết ít
độc và khó nhận biết, axêtylen công nghiệp có mùi tỏi do có lẫn PH
3
.
Axêtylen đặc biệt nguy hiểm:

- Có phạm vi nồng độ tạo hỗn hợp nổ với không khí rất lớn, hỗn hợp
Axêtylen và không khí ở mọi tỷ lệ đều là hỗn hợp nổ.
- Ở những điều kiện nhất định, Axêtylen có khả năng nổ ngay cả khi
không có Ôxy.
2.1.3. Hyđrô (H
2
)
Là khí không màu, không mùi, nhẹ nhất trong tất cả các khí, tạo với O
2
hoặc không
khí hỗn hợp nổ rất nguy hiểm. Hỗn hợp H
2
– không khí đặc biệt dễ cháy nếu có tác
dụng của xúc tác.
* Biện pháp an toàn:
- Đảm bảo thông hút gió tốt, ống hút đặt ở phần cao nhất của thiết bị, nhà xưởng.
- Sử dụng các thiết bị điện an toàn, chống cháy nổ.
- Nghiêm cấm lửa và thực hiện mọi biện pháp chống phát sinh tia lửa do ma sát
hoặc tĩnh điện.
2.2. Các chất rắn dễ cháy nổ:
2.2.1. Kim loại kiềm: Na, K.
Phản ứng rất mạnh với nước sinh ra một lượng nhiệt lớn có thể làm bốc cháy H
2
phát sinh từ phản ứng. Nguy cơ cháy nổ cũng xuất hiện khi chúng tiếp xúc với
Halogen.
* Biện pháp an toàn:
- Các thiết bị dụng cụ phải hoàn toàn khô.
- Công nhân làm việc phải đeo kính, mặt đồ bảo hộ lao động khô và làm bằng chất
liệu khó cháy.
- Chỉ được cất giữ Na, K trong các bình kín hoặc dưới lớp dầu không lẫn nước.

2.2.2. Photpho (P)
Photpho trắng là một chấy trong suốt, mềm, chảy lỏng ở 44
0
C, có thể tự bốc cháy
trong không khí ở 60
0
C. Photpho đỏ dễ chát khi tiếp xúc với chất ôxy hoá. Khi chát
trên da, Photpho gây các vết thương rất đau và lâu lành.
* Nguyên tắc an toàn khi làm việc với Photpho:
Võ Thị Mỹ Nga – Trường Cao đẳng Công nghiệp Tuy Hòa Trang - 23 -
Bài giảng: An toàn và bảo vệ môi trường-Hệ CĐ
- Nơi làm việc có P cần chuẩn bị sẵn nhiều nước, ngoài ra cần chuẩn bị NaHCO
3
hoặc Na
2
CO
3
.
- Ngăn không cho P tự bốc chá, nếu P cháy phải dập ngay để tránh lan rộng
- Loại bỏ ngay lập tức toàn bộ P dính ở chân tay.
* Biện pháp xử lý khi cháy bỏng Photpho
- Đổ nhiều nước vào các vết cháy Photpho trên cơ thể, bọc vết thương bằng khăn
ướt.
- Tháo bỏ ngay quần áo dính Photpho, các quần áo này phải ngâm vào nước hoặc
đem chôn.
- Loại bỏ tất cả các hạt Photpho còn dính trên da.
- Ngậm vết bỏng trong dung dịch Na
2
CO
3

2-5%. Sauk hi ngâm rửa tránh động đến
vết bỏng. Dùng khăn tẩm dung dịch NaHCO
3
hoặc Na
2
CO
3
2-5% quấn quanh vết
thương, không nên bó chặt vết bỏng. Nếu các hạt P bắn vào mắt, phải rửa mắt bằng
nhiều nước sạch, sau đó có thể bôi thuốc mỡ mang tính kiềm.
* Xử lý ngộ độc P trắng:
Độc tính của P:
Ngộ độc cấp tính gây ra do tiếp xúc hoặc uống phải Photpho trắng có triệu chứng
là phát phì tiến triển nhanh ở tất cả các cơ quan quan trọng của cơ thể, thể hiện đặc
biệt là sự đau rát cổ, đau bụng dưới, nôn nhiều, chất nôn ra phát sáng trong bóng tối,
vàng da, đa số tử vong sau một vài ngày. Ngộ độc mãn tính với triệu chúng là hoại tử
quai hàm dưới.
* Các cấp cứu khi bị ngộ độc cấp tính Photpho trắng:
Cho nôn bằng chất gây nôn (CuSO
4
), rửa dạ dày bằng KMnO
4
. Do P tan tốt trong
mỡ nên tuyệt đối không cho nạn nhân ăn uống các thứ có mỡ như bơ, sữa.
2.2.3. Magiê (Mg)
Magiê kim loại cháy rất mạnh, phát ra nhiều nhiệt, tạo nhiệt độ rất cao và ánh sáng
chói mắt.
* Biện pháp an toàn khi làm việc với Mg:
- Phải sử dụng cát khô và các chất chữa cháy đặc biệt. Cấm dập lửa Mg bằng nước,
CO

2
, CCl
4
.
Võ Thị Mỹ Nga – Trường Cao đẳng Công nghiệp Tuy Hòa Trang - 24 -
Bài giảng: An toàn và bảo vệ môi trường-Hệ CĐ
- Cần treo biển báo “Có nguy hiểm cháy, cấm dập lửa bằng nước, CO
2
, CCl
4
trước
phòng làm việc hoặc khu vực có liên quan đến xử lý, chế biến Mg kim loại và hợp kim
Mg.
- Công nhân làm việc mặc quần áo bảo hộ lao động không có túi và phải được tẩm
chất chống lửa.
2.3. Các hợp chất dễ cháy nổ
2.3.1. Các muối Clorat, perclorat và axit percloric:
Đây là các chất oxy hoá cực mạnh rất nguy hiểm về mặt cháy nổ, trong quá trình
làm việc phải giữ chúng xa các chất hữu cơ, các vật liệu gỗ, than, các dung môi hữu
cơ…
Axit percloric (HClO
4
) là tác nhân oxy hoá rất mạnh và sẽ nổ mạnh nếu đun nóng
với rượu, axit này gây ra các vết thương rất khó chữa cho da, nếu bị axit dính vào da
phải rửa ngay bằng tía nước mạnh rồi thấm với bống có tẩm dung dịch NaHCO
3
hoặc
KHCO
3
1% đắp vào chỗ bị bỏng.

2.3.2. Amoni Nitrat (NH
4
NO
3
)
Sự phân huỷ Amoni Nitrat xảy ra ở nhiệt độ cao và có thể gây nổ, Amoni Nitrat
còn tạo hỗn hợp nổ với một số chất hữu cơ như bột gỗ, than, nhựa.
Trong quá trình sản xuất, vận chuyển và lưu trữ Amoni Nitrat phải tuân thủ nghiêm
ngặt các quy địnhh về phòng chống chát nổ và áp dụng các biện pháp an toàn chống
cháy nổ.
2.3.3. Hydro Peroxyt (H
2
O
2
)
Đây là chẩt lỏng không màu, nặng hơn nước nhưng tan hoàn toàn trong nước, các
dung dịch đặc. Hydro Peroxyt dễ bị phân huỷ nổ khi gặp các tác động bên ngoài như
nhiệt độ, va chạm…
Khi làm việc với Hydro Peroxyt cần mặt quần áo bảo hộ lao động, đeo găng tay,
ủng cao su, tránh mọi va chạm mạnh và các nguồn nhiệt.
Có thể ngăn sự phân huỷ Hydro Peroxyt bằng cách cho các chất phụ gia chống xúc
tác như axit Photphoric, Natri (Kali) Đihyđrôphotphat, silicat của kim loại nhẹ…
Võ Thị Mỹ Nga – Trường Cao đẳng Công nghiệp Tuy Hòa Trang - 25 -

×