Tải bản đầy đủ (.docx) (61 trang)

đồ án thu gom xử lý chất thải rắn tại tp nha trang

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (601.82 KB, 61 trang )

Đồ án chất thải rắn Trần Thanh Tùng
Mục lục Trang
CHƯƠNG I
TỔNG QUAN VỀ CHẤT THẢI RẮN ĐÔ THỊ VÀ
CÁC VẤN ĐỀ LIÊN QUAN
I. KHÁI NIỆM CƠ BẢN VỀ CHẤT THẢI RẮN 3
1. Định nghĩa 3
2. Nguồn gốc phát sinh chất thải rắn đô thị 3
3. Phân loại chất thải rắn đô thị 4
II. TÍNH CHẤT CỦA CHẤT THẢI RẮN 6
1. Tính chất vật lý 6
2. Tính chất hóa học 10
3. Tính chất sinh học 17
III. PHƯƠNG PHÁP XÁC ĐỊNH TỐC ĐỘ PHÁT SINH CHẤT THẢI RẮN 18
1. Đo thể tích và khối lượng 18
2. Phương pháp đếm tải 19
3. Phương pháp cân bằng vật chất 19
IV. Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG DO CHẤT THẢI RẮN 19
1. Ảnh hưởng của chất thải rắn tới môi trường đất 19
2. Ảnh hưởng tới môi trường nước 19
3. Ảnh hưởng tới môi trường không khí 19
4. Ảnh hưởng tới sức khỏe con người và cảnh quan đô thị 20
V. CÁC PHƯƠNG PHÁP XỬ LÝ CHẤT THẢI RẮN 20
1. Cơ sở lựa chọn phương pháp xử lý 20
2. Xử lý bằng phương pháp cơ học 20
3. Thu hồi và tái chế chất thải rắn 20
4. Xử lý chất thải rắn bằng phương pháp nhiệt 22
5. Phương pháp chôn lấp 23
6. Xử lý chất thải bằng biện pháp sinh học 24
CHƯƠNG II
GIỚI THIỆU VỀ HỆ THỐNG QUẢN LÝ CHẤT THẢI RẮN TẠI


THÀNH PHỐ NHA TRANG
I. HIỆN TRẠNG CHẤT THẢI RẮN TẠI THÀNH PHỐ NHA TRANG 26
1. Khối lượng chất thải rắn 27
2. Nguồn phát sinh và thành phần chất thải rắn tại thành phố Nha Trang 27
3. Các hình thức xử lý rác thải sinh hoạt tại TP.NhaTrang 27
II. KHÁI QUÁT HIỆN TRẠNG THU GOM VÀ VẬN CHUYỂN
CHẤT THẢI RẮN SINH HOẠT TẠI THÀNH PHỐ NHA TRANG 28
1. Tổng quan về hệ thống thu gom CTR thành phố Nha Trang 28
1
Đồ án chất thải rắn Trần Thanh Tùng
2. Hệ thống vận chuyển và trung chuyển 31
III. ĐÁNH GIÁ HỆ THỐNG QUẢN LÝ, THU GOM VÀ VẬN
CHUYỂN CHẤT THẢI RẮN SINH HOẠT TẠI THÀNH PHỐ
NHA TRANG
31
1. Đánh giá hệ thống quản lý CTR tại thành phố Nha Trang 31
2. Đánh giá hệ thống thu gom và vận chuyển CTR sinh hoạt tại Nha Trang 34
CHƯƠNG III
TỔNG QUAN VỀ PHƯỜNG PHƯỚC TÂN TP NHA TRANG
I. VỊ TRÍ ĐỊA LÝ, ĐẶC ĐIỂM KHÍ HẬU THỜI TIẾT 35
II. TÌNH HÌNH PHÁT TRIỂN KINH TẾ 36
III. HIỆN TRẠNG THU GOM RÁC 38
CHƯƠNG V
TÍNH TOÁN THIẾT KẾ HỆ THỐNG THU GOM VÀ BÃI CHÔN LẤP
I. CÁC THÔNG SỐ TÍNH TOÁN 39
II. TÍNH TOÁN THIẾT KẾ HỆ THỐNG THU GOM CTR 40
III. TÍNH TOÁN THIẾT KẾ BÃI CHÔN LẤP 45
IV. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 59
Chương I: TỔNG QUAN VỀ CHẤT THẢI RẮN ĐÔ THỊ VÀ CÁC VẤN ĐỀ
LIÊN QUAN

2
Đồ án chất thải rắn Trần Thanh Tùng
I. KHÁI NIỆM CƠ BẢN VỀ CHẤT THẢI RẮN
1. Định nghĩa.
Chất thải rắn là toàn bộ các loại vật chất được con người loại bỏ trong các hoạt động
kinh tế - xã hội của mình (bao gồm hoạt động sản xuất, các hoạt động sống và duy trì
sự tồn tại của cộng đồng, ). Trong đó quan trọng nhất là các loại chất thải sinh ra từ
các hoạt động sản xuất và các hoạt động sống.
Chất thải rắn đô thị (gọi chung là rác thải đô thị) được định nghĩa là: Vật chất mà
người tạo ra ban đầu vứt bỏ đi trong khu vực đô thị mà không được đòi hỏi bồi thường
cho sự vứt bỏ đó. Thêm vào đó, chất thải được coi là chất thải rắn đô thị nếu chúng
được xã hội nhìn nhận như một thứ mà thành phố phải có trách nhiệm thu gom và tiêu
hủy.
2. Nguồn gốc phát sinh chất thải rắn đô thị.
Chất thải rắn phát sinh chủ yếu từ các nguồn sau:
- Từ khu dân cư: Bao gồm các khu dân cư tập trung, những hộ dân cư tách rời. Nguồn
rác thải chủ yếu là: thực phẩm dư thừa, thuỷ tinh, gỗ, nhựa, cao su, còn có một số
chất thải nguy hại
- Từ các động thương mại: Quầy hàng, nhà hàng, chợ, văn phòng cơ quan, khách
sạn, Các nguồn thải có thành phần tương tự như đối với các khu dân cư (thực phẩm,
giấy, catton, )
- Các cơ quan, công sở: Trường học, bệnh viện, các cơ quan hành chính: lượng rác thải
tương tự như đối với rác thải dân cư và các hoạt động thương mại nhưng khối lượng ít
hơn.
- Từ xây dựng: Xây dựng mới nhà cửa, cầu cống, sửa chữa đường xá, dỡ bỏ các công
trình cũ. Chất thải mang đặc trưng riêng trong xây dựng: sắt thép vụn, gạch vỡ, các
sỏi, bê tông, các vôi vữa, xi măng, các đồ dùng cũ không dùng nữa.
- Dịch vụ công cộng của các đô thị: Vệ sinh đường xá, phát quan, chỉnh tu các công
viên, bãi biển và các hoạt động khác, Rác thải bao gồm cỏ rác, rác thải từ việc trang
trí đường phố.

- Các quá trình xử lý nước thải: Từ quá trình xử lý nước thải, nước rác, các quá trình
xử lý trong công nghiệp. Nguồn thải là bùn, làm phân compost,
3
Đồ án chất thải rắn Trần Thanh Tùng
- Từ các hoạt động sản xuất công nghiệp: Bao gồm chất thải phát sinh từ các hoạt
động sản xuất công nghiệp và tiểu thủ công, quá trình đốt nhiên liệu, bao bì đóng gói
sản phẩm, Nguồn chất thải bao gồm một phần từ sinh hoạt của nhân viên làm việc.
- Từ các hoạt động sản xuất nông nghiệp: Nguồn chất thải chủ yếu từ các cánh
đồng sau mùa vụ, các trang trại, các vườn cây, Rác thải chủ yếu thực phẩm dư
thừa, phân gia súc, rác nông nghiệp, các chất thải ra từ trồng trọt, từ quá trình
thu hoạch sản phẩm, chế biến các sản phẩm nông nghiệp.
* Ngoài ra, chất thải rắn được phát sinh từ các hoạt động khác nhau được phân
loại theo nhiều cách.
- Theo vị trí hình thành: Tùy theo vị trí hình thành mà người ta phân ra rác thải đường
phố, rác thải vườn, rác thải các khu công nghiệp tập trung, rác thải hộ gia đình
- Theo thành phần hóa học và vật lý: Theo tính chất hóa học có thể phân ra chất thải
hữu cơ, chất thải vô cơ, kim loại, phi kim.
- Theo mức độ nguy hại, chất thải được phân thành các loại sau:
+ Chất thải nguy hại: bao gồm các hoá chất dễ phản ứng, các chất độc hại, chất thải
sinh học dễ thối rữa, các chất dễ cháy, dễ gây nổ, chất thải phóng xạ,
+ Chất thải không nguy hại: Là những chất thải không chứa các chất và các hợp chất
có một trong các đặc tính nguy hại trực tiếp hoặc gián tiếp.
+ Chất thải y tế nguy hại: Là những chất thải có nguồn gốc từ các hoạt động y tế, mà
nó có đặc tính nguy hại trực tiếp hoặc gián tiếp đến môi trường và sức khỏe của cộng
đồng bao gồm bông băng, gạt, kim tiêm, các bệnh phẩm và các mô bị cắt bỏ
3. Phân loại chất thải rắn đô thị .
Chất thải rắn được phân loại như sau :
a. Chất thải rắn sinh hoạt
Chất thải rắn sinh hoạt là những chất thải rắn được thải ra do quá trình sinh hoạt
hằng ngày của con người tại nhà ở, chung cư, cơ quan, trường học, các cơ sở sản xuất,

hộ kinh doanh, khu thương mại và những nơi công cộng.
Chất thải rắn sinh hoạt không bao gồm những chất thải nguy hại, bùn cặn, chất thải
y tế, chất thải rắn xây dựng và những chất thải từ các hoạt động nông nghiệp.
4
Đồ án chất thải rắn Trần Thanh Tùng
• Nguồn phát sinh :
- Hộ gia đình: rác thực phẩm tươi sống, rác thực phẩm chín, các loại túi nilông,
rác vườn, túi vải, thủy tinh, gỗ, trái cây, lon nhôm, thiết, các chất thải đặc biệt
khác: xăng, nhớt, lốp xe, ruột xe, vật dụng gia đình hư hỏng như kệ sách, đèn,
tủ
- Khu thương mại: carton, giấy , nhựa, rác thực phẩm, lá cây, đồ điện hư hỏng
như tivi, tủ lạnh, máy giặt, pin, dầu nhớt,
- Công sở: giấy, carton, nhựa, túi ni lông, rác thực phẩm, thủy tinh,
- Đường phố: lá cây, túi ni lông, thực phẩm,
b. Chất thải rắn công nghiệp
Chất thải rắn công nghiệp là loại chất thải bị loại bỏ khỏi qua trình sản xuất công
nghiệp, tiểu thủ công nghiệp. Lượng chất thải này chưa phải là phần loại bỏ cuối cùng
của vòng đời sản phẩm mà nó có thể sử dụng làm đầu vào cho một số ngành công
nghiệp khác.
c. Chất thải xây dựng
Chất thải xây dựng gồm các phế thải như đất đá, gạch ngói, bê tông, các sỏi do
các hoạt động xây dựng hay đập phá các công trình xây dựng, chất thải xây dựng gồm:
- Vật liệu xây dựng trong quá trình dỡ bỏ các công trình xây dựng,
- Đất đá do việc đào móng trong xây dựng,
- Các vật liệu như kim loại, các chất dẻo khác
- Ngoài ra còn các vật liệu xây dựng các hạ tầng kỹ thuật như trạm xử lý nước
thiên nhiên, các bùn cặn trong ống thoát nước của thành phố.
d. Chất thải nông nghiệp
Chất thải nông nghiệp là những chất thải ra từ các hoạt động sản xuất nông nghiệp
như trồng trọt, thu hoạch các loại cây trồng, các sản phẩm thải ra từ chế biến sữa, lò

giết mổ
II.TÍNH CHẤT CỦA CHẤT THẢI RẮN
5
Đồ án chất thải rắn Trần Thanh Tùng
1. Tính chất vật lý
Những tính chất lý học quan trọng của CTRĐT bao gồm khối lượng riêng, độ ẩm,
kích thước hạt và sự phân bố kích thước, khả năng giữ nước và độ xốp (độ rỗng) của
CTR đã nén.
1.1 Khối Lượng Riêng
Khối lượng riêng được định nghĩa là khối lượng CTR trên một đơn vị thể tích, tính
bằng kg/m3. Khối lượng riêng của CTRĐT sẽ rất khác nhau tùy theo phương pháp
lưu trữ: (1) để tự nhiên không chứa trong thùng, (2) chứa trong thùng và không nén,
(3) chứa trong thùng và nén. Do đó, số liệu khối lượng riêng của CTRĐT chỉ có ý
nghĩa khi được ghi chú kèm theo phương pháp xác định khối lượng riêng.
Khối lượng riêng của CTRĐT sẽ rất khác nhau tùy theo vị trí địa lý, mùa trong
năm, thời gian lưu trữ,… Do đó, khi chọn giá trị khối lượng riêng cần phải xem xét cả
những yếu tố này để giảm bớt sai số kéo theo cho các phép tính toán. Khối lượng
riêng của CTRĐT lấy từ các xe ép rác thường dao động trong khoảng từ 200 kg/m
3
đến 500 kg/m
3
và giá trị đặc trưng thường vào khoảng 297 kg/m
3
.
1.2 Độ Ẩm
Độ ẩm của CTR thường được biểu diễn theo một trong hai cách: tính theo thành
phần phần trăm khối lượng ướt và thành phần phần trăm khối lượng khô. Trong lĩnh
vực quản lý CTR, phương pháp khối lượng ướt thông dụng hơn. Theo cách này, độ
ẩm của CTR có thể biểu diễn dưới dạng phương trình như sau:
M =* 100

Trong đó
- M : Độ ẩm (%);
- w : Khối lượng ban đầu của mẫu CTR (kg);
- d : Khối lượng của mẫu CTR sau khi đã sấy khô đến khối lượng không đổi ở 105
0
C
(kg).
Bảng I.2.1:Khối lượng riêng và độ ẩm của các thành phần có trong rác từ khu dân cư,
rác vườn, khu thương mại, rác công nghiệp và nông nghiệp
6
Đồ án chất thải rắn Trần Thanh Tùng
Loại chất thải
Khối lượng riêng (kg/m3
Loại chất thải )
Độ ẩm (% khối lượng)
Khoảng dao
động
Đặc trưng Khoảng dao
động
Đặc trưng
Rác khu dân
cư (không nén)
Thực phẩm 130 - 480 290 50-80 70
Giấy 41 -130 89 4-10 6
Carton 41-80 50 4-8 5
Nhựa 41-130 65 1-4 2
Vải 41-101 65 6-15 10
Cao su 101-202 130 1-4 2
Da 101-261 160 8-12 10
Rác vườn 59-225 101 30-80 60

Gỗ 130-320 237 15-40 20
Thủy tinh 160-480 196 1-4 2
Lon thiết 50-160 89 2-4 3
Nhôm 65-240 160 2-4 2
Các kim loại
khác
130-1.151 320 2-4 3
Bụi, tro 320-1.000 480 6-12 8
Tro 650-830 745 6-12 6
Rác 89-181 130 5-20 15
Rác vườn
Lá (xốp và khô) 30-148 59 20-40 30
Cỏ tươi
(xốp và ướt)
280-297 237 40-80 60
Cỏ tươi
(ướt và nén)
593-831 593 50-90 80
Rác vườn (vụn) 267-356 297 20-70 50
Rác vườn
(compost)
267-386 326 40-60 50
Rác khu đô thị
Xe ép rác 178-451 297 15-40 20
Tại bải rác
Nén bình
thường
362-498 451 15-40 25
Nén tốt 590-742 599 15-40 25
Rác khu

7
Đồ án chất thải rắn Trần Thanh Tùng
thương mại
Rác thực phẩm 475-949 540 50-80 70
Thiết bị gia
dụng
148-202 181 0-2 1
Thùng gỗ 110-160 110 10-30 20
Phần rẻo cây 101-181 148 20-80 5
Rác cháy được 50-181 119 10-30 15
Rác không cháy 181-362 300 5-15 10
Rác hỗn hợp 139-181 160 10-25 15
Rác xây dựng
và phá dỡ
Rác khu phá dỡ
(không cháy)
1.000-1.599 1.421 2-10 4
Rác khu phá dỡ
(không cháy)
300-400 359 4-15 8
Rác xây dựng
(cháy được)
181-359 261 4-15 8
Bêtông vỡ 1.198-1.800 1.540 0-5 -
Rác công
nghiệp
Bùn hóa chất 800-1.100 1.000 75-99 80
Tro 700-899 801 2-10 4
Vụn da 101-249 160 6-15 10
Vụn kim loại

nặng
1.501-1.999 1.780 0-5 -
Vụn kim loại
nhẹ
498-899 739 0-5 -
Vụn kim loại
(hỗn hợp)
700-1.501 899 0-5 -
Dầu, hắc ín,
nhựa đường
800-1.000 949 0-5 2
Mạt cưa 101-350 291 10-40 20
Vải thải 101-220 181 6-15 10
Gỗ thải
(hỗn hợp)
400-676 498 30-60 25
Rác nông
nghiệp
Rác nông
nghiệp (hỗn
hợp)
400-750 560 40-80 50
8
Đồ án chất thải rắn Trần Thanh Tùng
Xác súc vật 202-498 359 - -
Trái cây thải bỏ
(hỗn hợp)
249-750 359 60-90 75
Phân bón (ướt) 899-1.050 1.000 75-96 94
Rau cỏ thải bỏ

(hỗn hợp)
202-700 359 60-90 75
1.3 Kích Thước Và Sự Phân Bố Kích Thước
Kích thước và sự phân bố kích thước của các thành phần có trong CTR đóng vai trò
quan trọng đối với quá trình thu hồi phế liệu, nhất là khi sử dụng phương pháp cơ học
như sàng quay và các thiết bị phân loại nhờ từ tính. Kích thước của các thành phần
chất thải có thể biểu diễn theo một trong những phương trình tính toán như sau:
S
c
= l S
c
= S
c
=
S
c
= ( +w)
1/2
S
c
= ( +w+h)
1/3
Trong đó:
- S
c
: kích thước CTR (mm)
- : chiều dài (mm)
- w : chiều rộng (mm)
- h : chiều cao (mm).
1.4 Khả Năng Tích Ẩm (Field Capacity)

Khả năng tích ẩm của CTR là tổng lượng ẩm mà chất thải có thể tích trữ được. Đây
là thông số có ý nghĩa quan trọng trong việc xác định lượng nước rò rỉ sinh ra từ BCL.
Phần nước dư vượt quá khả năng tích trữ của CTR sẽ thoát ra ngoài thành nước rò rỉ.
Khả năng tích ẩm thay đổi tùy theo điều kiện nén ép và trạng thái phân hủy của chất
thải. Khả năng tích ẩm của CTRĐT trong trường hợp không nén có thể dao động
trong khoảng 50-60%.
Tính dẫn nước (hydraulic conductivity) của CTR đã nén là thông số vật lý quan
trọng khống chế sự vận chuyển của nước rò rỉ và khí trong BCL. Hệ số thẩm thấu có
thể biểu diễn theo phương trình sau:
K = Cd
2

= k.
Trong đó:
- K : hệ số thẩm thấu;
9
Đồ án chất thải rắn Trần Thanh Tùng
- C : hằng số vô thứ nguyên hay hệ số hình dạng;
- d : kích thước lỗ trung bình;
- ϒ : khối lượng riêng của nước;
- μ : độ nhớt động học của nước;
- k : độ thẩm thấu.
Thông số Cd
2
là độ thẩm thấu thực, chỉ phụ thuộc vào tính chất của CTR, kể cả sự
phân bố kích thước lỗ rỗng, bề mặt và độ xốp. Giá trị độ thẩm thấu đặc trưng đối với
CTR đã nén trong BCL thường dao động trong khoảng 10
-11
đến 10
-12

m
2
theo phương
thẳng đứng và khoảng 10
-10
m
2
theo phương ngang.
2. TÍNH CHẤT HÓA HỌC
Tính chất hóa học của CTR đóng vai trò quan trọng trong việc lựa chọn phương án
xử lý và thu hồi nguyên liệu.Ví dụ, khả năng cháy phụ thuộc vào tính chất hóa học
của CTR, đặc biệt trong trường hợp CTR là hỗn hợp của những thành phần cháy được
và không cháy được. Nếu muốn sử dụng CTR làm nhiên liệu, cần phải xác định 4 đặc
tính quan trọng sau:
1. Những tính chất cơ bản;
2. Điểm nóng chảy;
3. Thành phần các nguyên tố;
4. Năng lượng chứa trong CTR.
• Đối với phần CTR hữu cơ dùng làm phân compost hoặc thức ăn gia súc, ngoài
thành phần những nguyên tố chính, cần phải xác định thành phần các nguyên tố vi
lượng.
Những tính chất cơ bản cần phải xác định đối với các thành phần cháy được trong
CTR bao gồm:
• Độ ẩm (phần ẩm mất đi khi sấy ở 105
0
C);
• Thành phần các chất cháy bay hơi (phần khối lượng mất đi khi nung ở 950
0
C trong tủ
nung kín);

• Thành phần carbon cố định (thành phần có thể cháy được còn lại sau khi thải các chất
có thể bay hơi);
• Tro (phần khối lượng còn lại sau khi đốt trong lò nung hở).
• Tính chất cơ bản của các thành phần cháy được có trong CTRĐT được trình bày
trong Bảng I.2.2. Cần lưu ý rằng phương pháp xác định thành phần các chất cháy bay
hơi được trong trường hợp này khác với phương pháp xác định chất rắn bay hơi sử
dụng trong phân tích sinh học.
10
Đồ án chất thải rắn Trần Thanh Tùng
Bảng I.2.2: Tính chất cơ bản và năng lượng của các thành phần có trong CTR khu dân
cư, khu thương mại và CTR công nghiệp
Loại chất
thải
Tính chất cơ bản Năng lượng (KJ/kg)
Độ ẩm Chất
bay
hơi
Carbon
cố định
Không
cháy
Rác
thu
gom
Rác
khô
Rác
khô
Không
tro

Thực phẩm
Mỡ 2,0 95,3 2,5 0,2 37.498 38.267 39.127
Chất thải
thực phẩm
70,0 21,4 3,6 5,0 4.176 13.905 16.686
Trái cây thải
bỏ
78,7 16,6 4,0 0,7 3.967 18.622 19.254
Thịt thải bỏ 38,8 56,4 1,8 3,1 17.716 28.946 30.491
Giấy
Carton 5,2 77,5 12,3 5,0 16.366 17.263 18.225
Tạp chí 4,1 66,4 7,0 22,5 12.210 12.731 16.633
Giấy in báo 6,0 81,1 11,5 1,4 18.534 19.717 20.014
Giấy
(hỗn hợp)
10,2 75,9 8,4 5,4 15.801 17.595 18.722
Giấy nến 3,4 90,0 4,5 1,2 26.322 27.247 27.591
Nhựa
Nhựa
(hỗn hợp)
0,2 95,8 2,0 2,0 32.771 33.442 37.240
Polyethylen 0,2 98,5 < 0,1 1,2 43.429 43.515 44.045
Polystyrene 0,2 98,7 0,7 0,5 38.158 38.232 38.183
Polyurethane 0,2 87,1 8,3 4,4 26.038 26.089 27.293
Polyvinyl
chloride
0,2 86,9 10,8 2,1 22.671 22.715 23.205
Vải,
cao su, da
Vải 10,0 66,0 17,5 6,5 18.499 20.554 22.838

Cao su 1,2 83,9 4,9 9,9 25.308 25.615 28.469
Da 10,0 68,5 12,5 9,0 17.430 18.685 20.874
Gỗ, cây,
Rác vườn 60,0 30,0 9,5 0,3 6.045 15.113 15.304
Gỗ(gỗ tươi) 50,0 42,3 7,3 0,4 4.880 9.761 9.840
Gỗ cứng 12,0 75,1 12,4 0,5 17.086 19.415 19.526
Gỗ 20,0 68,1 11,3 0,6 15.431 19.362 19.482
11
Đồ án chất thải rắn Trần Thanh Tùng
(hỗn hợp)
Thủy tinh,
kim loại,
Thủy tinh,
khoáng sản
2,0 - - 96-99+ 195 200 139
Kim loại, lon
thiết
5,0 - - 94-99+ 700 741 737
Kim loại
chứa sắt
2,0 - - 96-99+ - - -
Kim loại
màu
2,0 - - 94-99+ - - -
Các thành
phần khác
Rác
văn phòng
3,2 20,5 6,3 70,0 8.527 8810 31.820
Rác khu dân


21,0
(15-40)
52,0
40-
60
7,0
(2-45)
20,0
(10-30)
11.620 14.525 19.366
Rác khu
thương mại
15,0
(10-30)
- - - 12.782 15.036
Rác sinh
hoạt nói
chung
20,0
(10-30)
- - - 10.690 13.363

* Năng lượng có từ lớp phủ, nhãn hiệu và những vật liệu đính kèm
Nguồn: Tchobanoglous và cộng sự, 1993.
 Điểm nóng chảy của tro. Điểm nóng chảy của tro là nhiệt độ mà tại đó tro tạo thành
từ quá trình đốt cháy chất thải bị nóng chảy và kết dính tạo thành dạng rắn (xỉ). Nhiệt
độ nóng chảy đặc trưng đối với xỉ từ quá trình đốt CTRĐT thường dao động trong
khoảng từ 1.100
0

C đến 1.200
0
C.
 Các nguyên tố cơ bản trong CTR đô thị.
- Các nguyên tố cơ bản trong CTRĐT cần phân tích bao gồm C (carbon), H (Hydro), O
(Oxy), N (Nitơ), S (Lưu huỳnh) và tro.
- Các nguyên tố 3-6 thuộc nhóm halogen cũng được xác định do các dẫn xuất của clo
thường tồn tại trong thành phần khí thải khi đốt rác. Kết quả xác định các nguyên tố
cơ bản này được sử dụng để xác định công thức hóa học của thành phần chất hữu cơ
có trong CTRĐT cũng như xác định tỷ lệ C/N thích hợp cho quá trình làm phân
12
Đồ án chất thải rắn Trần Thanh Tùng
compost. Số liệu về các nguyên tố cơ bản của từng thành phần chất thải cháy được có
trong CTRĐT và CTR từ khu dân cư được trình bày trong Bảng I.2.3.
Bảng I.2.3: Thành phần các nguyên tố của các chất cháy được có trong CTR khu dân
cư, khu thương mại và CTR công nghiệp
Loại chất thải Phần trăm khối lượng khô (%)
Carbon Hydro Oxy Nito Lưu huỳnh Tro
Thực phẩm
Mỡ 73,0 11,5 14,8 0,4 0,1 0,2
Chất thải thựcphẩm 48,0 6,4 37,6 2,6 0,4 5,0
Trái cây thải bỏ 48,5 6,2 39,5 1,4 0,2 4,2
Thịt thải bỏ 59,6 9,4 24,7 1,2 0,2 4,9
Giấy
Carton 43,0 5,9 44,8 0,3 0,2 5,0
Tạp chí 32,9 5,0 38,6 0,1 0,1 23,3
Giấy in báo 49,1 6,1 43,0 < 0,1 0,2 1,5
Giấy (hỗn hợp) 43,4 5,8 44,3 0,3 0,2 6,0
Giấy nến 59,2 9,3 30,1 0,1 0,1 1,2
Nhựa

Nhựa (hỗn hợp) 60,0 7,2 22,8 - - 10,0
Polyethylen 85,2 14,2 - < 0,1 < 0,1 0,4
Polystyrene 87,1 8,4 4,0 0,2 - 0,3
Polyurethane 63,3 6,3 17,6 6,0 < 0,1 4,3
Polyvinyl chloride 45,2 5,6 1,6 0,1 0,1 2,0
Vải, cao su, da
Vải 48,0 6,4 40,0 2,2 0,2 3,2
Cao su 69,7 8,7 - - 1,6 20,0
Da 60,0 8,0 11,6 10,0 0,4 10,0
Gỗ, cây,
Rác vườn 46,0 6,0 38,0 3,4 0,3 6,3
Gỗ(gỗ tươi) 50,1 6,4 42,3 0,1 0,1 1,0
Gỗ cứng 49,6 6,1 43,2 0,1 < 0,1 0,9
Gỗ (hỗn hợp) 49,5 6,0 42,7 0,2 < 0,1 1,5
Gỗ vụn 48,1 5,8 45,5 0,1 < 0,1 0,4
Thủy tinh, kimloại
Thủy tinh, khoáng sản 0,5 0,1 0,4 < 0,1 - 98,9
Kim loại (hỗn hợp) 4,5 0,6 4,3 < 0,1 - 90,5
Các thành phần khác
13
Đồ án chất thải rắn Trần Thanh Tùng
Rác văn phòng 24,3 3,0 4,0 0,5 0,2 68,0
Dầu, sơn 66,9 9,6 5,2 2,0 - 16,3
RDF
(Refuse-derived fuel)
44,7 6,2 38,4 0,7 < 0,1 9,9
 Năng lượng chứa trong các thành phần của CTR.
Năng lượng và phần chất trơ có trong các thành phần của CTR từ khu dân cư
được trình bày trong Bảng I.2.4. Các giá trị năng lượng trình bày trong Bảng 2.4
có thể chuyển đổi sang năng lượng tính trên khối lượng khô theo phương trình :

Năng lượng KJ/Kg = Năng lượng KJ/Kg x
(Tính theo khối lượng khô) (Tính theo khối lượng ướt)
Trong trường hợp tính theo khối lượng khô và không kể thành phần tro, phương
trình tính toán tương ứng như sau:
Năng lượng KJ/Kg = Năng lượng KJ/Kg x
(Tính theo khối lượng khô) (Tính theo khối lượng ướt)
 Năng lượng của từng thành phần chất thải cũng có thể được tính toán một cách
gần đúng theo phương trình :
Btu / lb = 145 * C + 610 * (H
2
- o
2
) + 40*S + 10*N (*)
Trong đó :
- C : Cacbon, % khối lượng
- H
2
: Hydro , % khối lượng
- O
2
: Oxy, % khối lượng
- S : Lưu huỳnh, % khối lượng
- N : Nitơ, % khối lượng
- Btu/lb x 2,326 = KJ/kg.
Trong Phương trình (*), thừa số (H
2
- o
2
) tính cho phần hydro phản ứng với oxy, vì
thành phần này không tham gia tạo năng lượng của chất thải.

Bảng I.2.4: Năng lượng và phần chất trơ có trong CTR từ khu dân cư
Thành phần
Phần chất trơ
(1)
(%) Năng lượng
(2)
(KJ/kg)
Khoảng dao
động
Đặc trưng Khoảng dao động Đặc trưng
14
Đồ án chất thải rắn Trần Thanh Tùng
Chất hữu cơ
Chất thải thực phẩm 2-8 5,0 3.489-6.978 4.652
Giấy 4-8 6,0 11.630-18.608 16.747
Carton 3-6 5,0 13.956-17.445 16.282
Nhựa 6-20 10,0 27.912-37.216 32.564
Vải 2-4 2,5 15.119-18.608 17.445
Cao su 8-20 10,0 20.934-27.912 23.260
Da 8-20 10,0 15.119-19.771 17.445
Rác vườn 2-6 4,5 2.326-18.608 6.513
Gỗ 0,6-2 1,5 17.445-19.771 18.608
Chất hữu cơ khác - - - -
Chất vô cơ
Thủy tinh 96-99 98,0 116-233
(3)
140
Lon thiết 96-99 98,0 233-1163
(3)
698

Nhôm 90-99 96,0 - -
Kim loại khác 94-99 98,0 233-1163
(3)
698
Bụi, tro, 60-80 70,0 2.326-11.630 6978
CTRĐT 9.304-13.956 11.630
Nguồn: Tchobanoglous và cộng sự, 1993.
(1) Sau khi cháy hoàn toàn
(2) Theo thành phần thu gom được
(3) Năng lượng có từ lớp phủ, nhãn hiệu và những vật liệu đính kèm
 Chất dinh dưỡng và nguyên tố vi lượng.
Nếu thành phần chất hữu cơ có trong CTRĐT được sử dụng làm nguyên liệu sản
xuất các sản phẩm nhờ quá trình chuyển hóa sinh học như phân compost, methane,
ethanol, Số liệu về chất dinh dưỡng và nguyên tố vi lượng sẵn có trong CTRĐT
đóng vai trò quan trọng nhằm bảo đảm dinh dưỡng cho vi sinh vật cũng như yêu cầu
của sản phẩm sau quá trình chuyển hóa sinh học. Chất dinh dưỡng và nguyên tố vi
lượng có trong thành phần chất hữu cơ của CTRĐT được trình bày trong bảng I.2.5
15
Đồ án chất thải rắn Trần Thanh Tùng
Bảng I.2.5: Các nguyên tố có trong các chất hữu cơ cần thiết cho quá trình
chuyển hóa sinh học
Thành phần Đơn vị
Nguyên liệu (tính theo khối lượng khô)
Giấy in báo Giấy công sở Rác vườn Rác thực
phẩm
NH
4
-N ppm 4 61 149 205
NO
3

-N ppm 4 218 490 4278
P ppm 44 295 3500 4900
PO
4
-P ppm 20 164 2210 3200
K % 0,35 0,29 2,27 4,18
SO
4
-S ppm 159 324 882 855
Ca % 0,01 0,10 0,42 0,43
Mg % 0,02 0,04 0,21 0,16
Na % 0,74 1,05 0,06 0,15
B ppm 14 28 88 17
Se Ppm -22 - < 1 < 1
Zn ppm 49 177 20 21
Mn Ppm 57 15 56 20
Fe Ppm 12 396 451 48
Cu Ppm - 14 7,7 6,9
Co Ppm - - 5,0 3,0
Mo Ppm - - 1,0 < 1
Ni Ppm - - 9,0 4,5
W ppm - - 4,0 3,3
3. TÍNH CHẤT SINH HỌC
 Sự hình thành mùi: Mùi hôi có thể phát sinh khi CTR được lưu trữ trong
khoảng một thời gian dài ở vị trí thu gom, trạm trung chuyển, bãi chôn lấp, ở
những vùng khí hậu nóng ẩm thì tốc độ phát sinh mùi thường cao hơn. Sự hình
thành mùi hôi là kết quả phân hủy yếm khí các thành phần hữu cơ có trong rác
đô thị.
 Sự phát triển ruồi: Vào mùa hè ở những vùng có khí hậu nóng ẩm thì sự sinh
trưởng và phát triển của ruồi là vấn đề quan trọng cần được quan tâm tại nơi

lưu trữ CTR. Sự phát triển của ruồi khoảng 9-11 ngày tính từ ngày để trứng,
đời sống của ruồi nhặng từ khi còn trong trứng cho đến khi trưởng thành được
mô tả như sau :
16
Đồ án chất thải rắn Trần Thanh Tùng
- Trứng phát triển 8 – 12h
- Giai đoạn đầu của ấu trùng 20h
- Giai đoạn thứ 2 của ấu trùng 24h
- Giai đoạn thứ 3 của ấu trùng 3 ngày
- Giai đoạn thành nhộng 4 – 5 ngày
Giai đoạn phát triển của ấu trùng trong các thùng chứa rác đóng vai trò rất quan
trọng và chiếm khoảng 5 ngày trong đời sống của ruồi. Vậy nên thu gom CTR trong
thời gian này để các thùng lưu trữ rỗng nhằm hạn chế sự di chuyển của các loại ấu
trùng.
III. PHƯƠNG PHÁP XÁC ĐỊNH TỐC ĐỘ PHÁT SINH CHẤT THẢI RẮN
Việc xác định khối chất thải rắn sinh ra, tách riêng để tái sử dụng và thu gom để
tiếp tục xử lý hoặc thải bỏ ở bãi chôn lấp nhằm cung cấp những số liệu cần thiết cho
công tác xây dựng và thực hiện những chương trình quản lý chất thải rắn một cách
hiệu quả.
Do đó, trong bất cứ nghiên cứu quản lý chất thải rắn nào cũng phải đặc biệt cẩn
thận khi lựa chọn thông tin cần thu thập về lượng chất thải phát sinh: tính theo khối
lượng hay theo thể tích sao cho các thông tin thu thập được có thể phục vụ công tác
thiết kế sau này.
Các phương pháp đo lường sử dụng để xác định khối lượng chất thải rắn bao gồm:
1. Đo thể tích và khối lượng
Trong phương pháp này cả thông số thể tích và khối lượng đều được dùng để đo
đạc lượng chất thải rắn. Tuy nhiên, phương pháp đo thể tích thường có độ sai số cao.
Để tránh nhầm lẫn, lượng chất thải rắn nên được biểu diễn dưới dạng khối lượng,
khối lượng là thông số biểu diễn chính xác nhất lượng chất thải rắn vì có thể cân trực
tiếp mà không cần kể đến mức độ nén ép. Biểu diễn bằng khối lượng cũng cần thiết

trong quá trình vận chuyển chất thải rắn vì lượng chất thải được phép chuyên chở trên
đường thường được quy định bởi giới hạn khối lượng hơn là thể tích.
2. Phương pháp đếm tải
Phương pháp này dựa vào xe thu gom, đặc điểm và tính chất của nguồn chất thải
tương ứng ( loại chất thải, thể tích ước lượng ) được ghi nhận trong một thời gian dài.
Khối lượng chất thải phát sinh trong thời gian khảo sát (gọi là khối lượng đơn vị) sẽ
17
Đồ án chất thải rắn Trần Thanh Tùng
được tính toán bằng cách sử dụng các số liệu thu thập được tại khu vực nghiên cứu
trên và các số liệu đã biết.
3. Phương pháp cân bằng vật chất
Phương pháp cho kết quả chính xác nhất, thực hiện các nguồn phát sinh riêng lẻ như
các hộ gia đình, khu thương mại, các khu công nghiệp. Phương pháp này sẽ cho
những dữ đáng tin cậy cho chương trình quản lý CTR.
IV. Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG DO CHẤT THẢI RẮN
1. Ảnh hưởng tới môi trường đất
Rác khi được vi sinh vật phân hủy trong môi trường hiếu khí hay kỵ khí nó sẽ gây
ra hàng loạt các sản phẩm trung gian và kết quả là tạo ra các sản phẩm CO
2
và CH
4
với một lượng rác nhỏ có thể gây tác động tốt cho môi trường nhưng khi vượt quá khả
năng làm sạch của môi trường thì sẽ gây ô nhiễm và thoái hóa môi trường đất.
Ngoài ra đối với một số loại rác không có khả năng phân hủy như nhựa, cao su,
túi nilon đã trở nên phổ biến ở mọi nơi, mọi chỗ. Đây chính là nguyên nhân chính gây
ô nhiễm môi trường vì cấu tạo của chất nilon là nhựa PE, PP có thời gian phân hủy từ
hơn 10 năm đến cả nghìn năm. Khi lẫn vào trong đất nó cản trở quá trình sinh trưởng
của thực vật, gây chết cây dẫn đến xói mòn đất. Túi nilon làm tắc các đường dẫn nước
thải, gây ngập lụt đô thị, nếu chúng ta không có giải pháp thích hợp sẽ gây thoái hóa
nguồn nước ngầm và giảm độ phì nhiêu của đất.

2. Ảnh hưởng đến môi trường không khí
Ở nước ta lượng rác sinh hoạt chủ yếu là là rác hữu cơ, hợp chất hữu cơ khi phân
hủy sẽ gây mùi rất khó chịu hôi thối ảnh hưởng rất lớn đến môi trường xung quanh.
Những chất có khả năng thăng hoa, phát tán trong không khí là nguồn gây ô nhiễm
trực tiếp, rác có thành phần phân hủy cao như thành phần hữu cơ ở nhiệt độ thích hợp
( 35
0
C và độ ẩm 70-80%) vi sinh vật phân hủy tạo ra mùi hôi thối và sinh ra nhiều loại
chất khí có tác động xấu tới sức khỏe con người và môi trường đô thị.
3. Ảnh hưởng đến môi trường nước
Hiện nay do việc quản lý môi trường không chặt chẽ dẫn tới tình trạng vứt rác
bừa bãi xuống các kênh rạch, lượng rác này chiếm chủ yếu là thành phần hữu cơ nên
sự phân hủy xảy ra nhanh và tan trong nước gây ra tình trạng ô nhiễm nguồn nước
như hôi thối, chuyển màu nguồn nước.
Ngoài ra hiện tượng rác trên đường phố không được thu gom, gặp trời mưa rác sẽ
theo nước mưa chảy xuống các kênh rạch gây ra tắc nghẽn đường ống và ô nhiễm
nước.ở các bãi chôn lấp nếu không quản lý chặt chẽ, không có hệ thing thu gom nước
18
Đồ án chất thải rắn Trần Thanh Tùng
rỉ rác thì nước rác sẽ chảy ra đất và ngấm vào mạch nước ngầm gây ô nhiễm nguồn
nước ngầm.
4. Ảnh hưởng tới sức khỏe con người và cảnh quan đô thị
Rác bị vứt bừa bãi, không được thu gom hợp lý sẽ là nơi để các loài vi khuẩn, vi
sinh vật và các loại côn trùng như ruồi, muỗi, gián, chuột phát triển. trở thành nơi
phát sinh và lan truyền các dịch bệnh cho con người như sốt xuất huyết, dịch hạch,
bệnh về đường tiêu hóa, các bệnh viêm nhiễm ngoài da,…
Tại các bãi rác lộ thiên gây ra tình trạng ô nhiễm môi trường xung quanh gây ảnh
hưởng rất lớn tới sức khỏe của người dân trong vùng.
V. CÁC PHƯƠNG PHÁP XỬ LÝ CHẤT THẢI RẮN.
1. Cơ sở lựa chọn phương pháp xử lý

Mục tiêu của xử lý chất thải rắn là giảm hoặc loại các thành phần không mong
muốn trong chất thải. Các kỹ thuật xử lý chất thải rắn có thể là các quá trình sau:
- Giảm thể tích, khích thước cơ học
- Giảm thể tích bằng hóa học
- Tách loại theo từng thành phần khác nhau
 Các yếu tố cần xem xét khi xác định phương pháp xử lý:
- Thành phần và tính chất của chất thải rắn ( chất thải rắn sinh hoạt, chất thải rắn
công nghiệp hay chất thải rắn nguy hại…)
- Tổng khối lượng chất thải rắn cần được xử lý
- Khả năng thu hồi sản phẩm có thể tái chế cũng như năng lượng.
- Yêu cầu đảm bảo vệ sinh môi trường.
2. Thu hồi và tái chế chất thải rắn.
Tái chế chất thải là một hoạt động thu hồi lại chất thải có thành phần của CTR sau
đó được chế biến thành các sản phẩm mới phục vụ cho sản xuất và sinh hoạt.
 Lợi ích của những hoạt động tái chế chất thải rắn:
Tiết kiệm được nguồn tài nguyên thiên nhiên do sử dụng những vật liệu tai chế
thay thế cho nguồn tài nguyên thiên nhiên cần phải khai thác.
Giảm được lượng rác cần phải được xử lý, cũng như giảm được chi phí cho quá
trình xử lý, nâng cao thời gian sử dụng của bãi rác.
Một số chất thải trong quá trình tái chế tiết kiệm năng lượng hơn các quá trình
sản xuất từ các nguyên liệu thô ban đầu.
Giảm tác động đến môi trường do lượng rác thải gây ra.
Có thể thu hồi được nguồn lợi nhuận từ lượng rác vứt bỏ.
Tạo công ăn việc làm cho lực lượng lao động.
19
Đồ án chất thải rắn Trần Thanh Tùng
 Những khó khăn gặp phải trong tái chế chất thải rắn:
Đối với những hoạt động tái chế, thường mang lại lợi nhuận thấp hoặc không có
hiệu quả kinh tế, do vậy các chương trình tái chế chất thải rắn cần có sự hỗ trợ
của các cấp chính quyền.

Những sản phẩm tái chế thường có chất lượng không cao bằng các sản phẩm sản
xuất từ nguyên liệu tinh ban đầu.
Thị trường tiêu thụ sản phẩm còn gặp nhiều khó khăn.
Yêu cầu mức độ phân loại cao.
Yêu cầu quy trình công nghệ để tái chế.
3. Xử lý chất thải rắn bằng phương pháp cơ học
3.1. Giảm kích thước bằng phương pháp pháp cơ học (băm ,chặt, nghiền).
Giảm kích thước bằng phương pháp pháp cơ học nhằm thu được chất thải có tính
đồng nhất và nhỏ hơn kích thước ban đầu. Để giảm kích thước của CTR người ta
thường băm, chặt nghiền trong một số công đoạn sau:
- Tại khu nhà ở
- Tại trạm trung chuyển
- Tại khu xử lý
 Ưu điểm:
- Nâng cao hiệu quả vận chuyển và các công đoạn xử lý tiếp theo,
- Đảm bảo độ chặt, khít của rác do vậy có thể nén ép rác dễ dàng hơn và thuận lợi
hơn, tiết kiện diện tích bãi chôn lấp,
- Ở các đống ủ người ta thường sử dụng phương pháp cơ học để cắt nhỏ rác hữu cơ
dạng sợi, có kích thước lớn thành nhỏ cho dễ phân hủy,
- Đối với công đoạn xử lý sơ bộ (tách chia các hợp phần): do chất thải được cắt nhỏ
nên thu được chất thải có kích thước đồng nhất, thuận lợi cho việc sấy khô, quạt gió
(đối với chất thải loại nhẹ), sàng và phân chia các hợp phần của chất thải rắn.
3.2. Giảm thể tích chất thải bằng phương pháp nén ép.
Nén ép rác là khâu quan trọng trong quá trình xử lý chất thải rắn.
 Ưu điểm: Tăng khả năng chuyên chở chất thải rắn, đảm bảo tải trọng và sức
chữa của xe, giảm diện tích bãi chôn lấp.
 Nhược điểm: Tuy nhiên các loại chất thải hữu cơ như thức ăn thừa, rau quả, các
loại chất thải hữu cơ ở thể ướt thì không nên nén, ép vì sẽ ra rất nhiều nước, gây khó
20
Đồ án chất thải rắn Trần Thanh Tùng

khăn và phức tạp cho quá trình xử lý. Do vậy phương pháp này chỉ thích chất thải ở
thể khô.
Người ta thường dùng các thiết bị cuốn, ép để nén, ép rác. Thiết bị nén, ép rác có
thể là các máy nén cố định, di động hoặc thiết bị cao áp.
3.3. Tách, phân chia các hợp phần của chất thải rắn
Để thu hồi tài nguyên thiên nhiên, người ta thường dùng nhiều phương pháp
khác nhau để tách chia các hợp phần của chất thải rắn: tách kim loại (nhôm, đồng, chì,
sắt), giấy viết, bìa carton, báo ảnh, các loại đồ nhựa, đồ thủy tinh…
Các phương pháp tách chia các hợp phần có thể thực hiện bằng thủ công hoặc
bằng cơ giới hay kết hợp cả hai, bằng sàng, bằng quạt gió, bằng từ trường nam châm.
Tùy theo yêu cầu vật liệu thu, vị trí tách chia mà chọn các thiết bị cho phù hợp.
 Tách chia các hợp phần bằng thủ công:
Khi tách giấy, báo, bìa carton hoặc chai lọ thủy tinh, nhựa có màu sắc khác nhau, các
loại chất dẻo có màu hay không có màu, tách riêng từng kim loại (đồng, chì, sắt…)
 Tách chia các hợp phần bằng cơ giới:
Thường được dùng trong công nghệ có sấy khô, băm, chặt, hoặc nghiền sau đó dùng
các thiết bị: sàng rung quạt gió, cyclon, hệ thống từ tính để tách và phân chia các hợp
phần trong chất thải rắn.
4. Xử lý chất thải bằng phương pháp đốt.
Đốt rác là giai đoạn xử lý cuối cùng được áp dụng cho một số loại chất thải nhất
định không thể xử lý bằng biện pháp khác. Đây là quá trình sử dụng nhiệt để chuyển
đổi chất thải từ dạng rắn sang dạng khí, lỏng và tro,…đồng thời giải phóng năng
lượng dưới dạng nhiệt. Hay nói cách khác đốt rác là giai đoạn oxy hóa nhiệt độ cao
với sự có mặt của oxy trong không khí trong đó có rác độc hại được chuyển hóa thành
khí và chất rắn không cháy. Các chất khí được làm sạch hay không được làm sạch sẽ
được thoát ra ngoài, chất thải rắn còn lại thì được đi chôn lấp.
 Ưu điểm:
• Giảm được thể tích và khối lượng chất thải đến 70-90% so với thể tích chất
thải ban đầu (giảm một cách nhanh chóng, và thời gian lưu trữ ngắn).
• Có thể đốt tại chỗ không cần phải vận chuyển đi xa,

• Xử lý triệt để các chất độc hại của chất thải đô thị,
• Thu hồi năng lượng để sử dụng vào mục đích quan trọng,
21
Đồ án chất thải rắn Trần Thanh Tùng
• Hiệu quả xử lý cao đối với loại chất thải hữu cơ chữa vi trùng lây nhiễm như
chất thải y tế hay các loại chất thải nguy hiểm khác,
• Yêu cầu diện tích nhỏ hơn so với phương pháp xử lý bằng sinh học hay chôn
lấp.
 Nhược điểm:
• Vốn đầu tư ban đầu cao hơn rất nhiều phương pháp khác và việc thiết kế lò đốt
phức tạp đòi hỏi năng lực và kỹ thuật cao
• Đối với chất thải có hàm lượng ẩm cao, hay các thành phần không cháy cao
thì việc đốt rác không thuận lợi
• Phải bổ sung nhiên liệu cho quá trình đốt.
 Những chất đốt được: dung môi, dầu thải, bùn dầu, chất thải bệnh viện, dược phẩm
quá hạn, thuốc bảo vệ thực vật, các chất dẻo, cao su, sơn, keo, các hợp chất PVC.
 Những chất không nên đốt: là các chất không cháy được, chất phóng xạ,
chất dễ cháy nổ.
• Các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình đốt:
 Nhiệt độ đốt:
- Nếu nhiệt độ nhỏ hơn 900
0
C thường khói lò chữa dioxin, furan.
- Nhiệt độ từ 900-1100
0
C phần lớn các chất đều cháy hết trừ PCB 1200
0
C hầu hết
đều cháy hết, tuy nhiên khi yêu cầu nhiệt độ cao nhưng bản thân nhiệt độ tỏa ra
trong quá trình đốt không đủ vì vậy phải cung cấp nhiên liệu trong quá trình đốt

do đó chi phí vận hành tăng lên.
 Thời gian lưu của chất thải trong lò đốt:
Thời gian lưu ảnh hưởng nhiều đến hiệu xuất đốt của lò.
Thời gian lưu: - Đối với pha rắn từ 2-4h (tùy thuộc vào kích thước của rác)
- Đối với pha khí ít nhất 2 giây.
Đối với chất thải y tế ở Việt Nam theo quy chế quản lý chất thải y tế thì nhiệt độ
của lò đốt ít nhất 1000
0
C.
 Đảo trộn chất thải rắn: Mục đích là làm tăng khả năng không khí tiếp xúc với chất
thải để hiệu suất đốt cháy cao hơn.
5. Xử lý chất thải bằng phương pháp chôn lấp.
Chôn lấp là phương pháp cổ điển nhất, kinh tế nhất và có thể chấp nhận được về
mặt môi trường. Ngay cả khi áp dụng các biện pháp giảm thiểu lượng chất thải, tái
sinh tái, sử dụng và cả kỹ thuật chuyển hóa chất thải, việc thải bỏ chất thải còn lại ra
bãi chôn lấp vẫn là một khâu trong chiến lược quả lý tỏng hợp CTR.
22
Đồ án chất thải rắn Trần Thanh Tùng
 Ưu điểm:
 Phù hợp với vùng có diện tích đất rộng.
 Xử lý được tất cả các loại CTR kể cả các loại chất thải rắn mà các phương pháp
khác không thể xử lý triệt để hay là không thể xử lý được.
 Sau khi đóng bãi có thể sử dụng vào các mục đích khác nhau như: bãi đỗ xe, sân
chơi, công viên.
 Vốn đầu tư ban đầu, chi phí hoạt động BCl thấp hơn so với các phương pháp
khác.
 Thu hồi năng lượng từ khí gas.
 Nhược điểm:
 Tốn rất nhiều diện tích đất, nhất là nơi tài nguyên đất còn khan hiếm
 Khó khăn trong việc kiểm soát lượng khí thải và nước rỉ rác

 Có nguy cơ gây sự cố cháy nổ, gây nguy hiểm do sự phát sinh khí CH
4
, H
2
S
 Công tác quan trắc chất lượng môi trường vẫn phải tiến hành sau khi đóng của.
6. Xử lý chất thải bằng biện pháp sinh học.
6.1 khái niệm
Ủ sinh học (compost) có thể được coi như là quá trình ổn định sinh hóa các
chất hưu cơ để tạo thành chất mùn, với các thao tác và kiểm soát một cách khoa học
tạo ra môi trương tối ưu cho quá trình
 Ưu điểm của phương pháp làm phân hữu cơ:
- Giảm lượng chất thải phát sinh (khoảng 50% lượng chất thải sinh hoạt),
- Tạo ra sản phẩm hữu cơ phục vụ cho trồng trọt (thay thế một phần cho phân hóa
học, sử dụng an toàn, dẽ dàng),
- Góp phần cải tạo đất, giúp tăng độ mùn và độ tơi xốp cho đất),
- Tiết kiệm bãi chôn lấp, giảm ảnh hưởng tới môi trường của chất thải rắn,
- Vận hành đơn giảm dễ bảo trì và dễ kiểm soát,
- Giá thành để xử lý tương đối thấp.
 Nhược điểm:
- Yêu cầu diện tích đất để xây dựng nhà xưởng lớn,
- Chất lượng sản phẩm chưa cao, chưa ổn định,
- Gặp khó khăn khi tiêu thụ sản phẩm,
- Mức độ tự động của công nghệ chưa cao,
- Việc phân loại còn mang tính thủ công nên ảnh hưởng đến sức khỏe của công
nhân làm việc,
- Nạp nguyên liệu còn thủ công nên công suất kém.
6.2 Cơ sở lý thuyết làm phân hữu cơ
23
Đồ án chất thải rắn Trần Thanh Tùng

Rác thải sinh hoạt, rau quả thực thực phẩm, xác sinh vật chết (protein, lipit, cacbon
hydrat, xenlulo, lignin…)+O
2
(không khí) với sự có mặt của vi sinh vật sẽ phân hủy
các hợp chất hữu cơ tế bào mới, phân hữu cơ, chất hữu cơ cùng với năng lượng và các
chất khí thoát ra ngoài.
6.3 Những yếu tố ảnh hưởng tới quá trình làm phân
• Vi sinh vật
Vi sinh vật theo nhiệt độ được phân thành ba loại
- Nhóm vi sinh vật ưa lạnh -10 20
0
C (15
0
C)
- Nhóm vi sinh vật ưa ấm 20 50
0
C (35
0
C)
- Nhóm vi sinh vật ưa nóng 4575
0
C (55
0
C)
Trong quá trình phân hủy chất hữu cơ hai nhóm vi sinh vật ưa ấm và ưa nóng chiếm
ưu thế.
Kích cỡ:
Khích cỡ của rác thương không đồng nhất, như vậy không thuận lợi cho quá trình ủ
tạo phân do vạy trước khi đem rác đi ủ cần căt nhỏ rác để đạt hiệu quả cao, tốt nhất là
5cm.

Tỷ lệ C/N:
Tỷ lệ này tốt nhất là 20-25/1
Độ ẩm:
Độ ẩm là một nhân tố quan trọng đối với quá trình ủ. Độ ẩm thuật lợi là từ 50-
60%, khi độ ẩm thấp hơm 40% quá trình ử sẽ diễn ra chậm, độ ẩm cao quá cũng
không có lợi cho quá trình ủ.
Nhiệt độ:
Trong quá trình ủ với sự tham gia của VSV ưa nhiệt trung bình và ưa nhiệt cao.
Trong quá trình hoạt động của đống ủ rác đã phát sinh các phản ứng tỏa nhiệt liên
quan đến quá trình hô hấp và trao đổi chất.
pH:
Là yếu tố quan trọng trong quá trình ủ, giá trị pH sẽ có biến động lớn trong quá trình
ủ.
Giá trị khởi đầu của thành phần hữu cơ trong rác đặc trưng từ 5-7. Những ngày tiếp
theo thi pH<5. Giai đoạn này sinh khố chất hữu cơ giai đoạn tích lũy nhiệt, nhóm sinh
vật ưa nhiệt sắn có trong rác thải bắt đầu phát triển và nhiệt độ tăng lên nhanh chóng
(sau khoảng 3 ngày) và đạt đến nhiệt độ cao, lúc này pH tăng lên 8-8,5. Sau đó quá
trình ủ phân chín, nhiệt độ lạnh dần và pH giảm xuống 7-8. Nếu pH giảm xuống nhỏ
hơn 4 thì quá trình hoạt động kém
24
Đồ án chất thải rắn Trần Thanh Tùng
Các mầm bệnh:
Sự tiêu diệt các mầm bệnh trong quá trình ủ là một vấn đề cần quan tâm khi thiết kế
các thành phần trong quá trình. Tuy nhiên đối với nhiệt độ của quá trình ủ, phần lớn
các vi sinh vật gây bệnh đều bị chết
Nhu cầu không khí:
Lượng không khí cung cấp cho quá trình ủ bao gồm cấp khí cưỡng bức và một
phần không khí được cung cấp thông qua đối lưu không khí trong quá trình ủ.
Lượng oxy yêu cầu trong giới hạn 9mm
3

/gh phân chín và 248mm
3
/gh cho phân thô
mới ủ.
CHƯƠNG II: GIỚI THIỆU VỀ HỆ THỐNG QUẢN LÝ CHẤT THẢI RẮN TẠI
THÀNH PHỐ NHA TRANG.
I. HIỆN TRẠNG CHẤT THẢI RẮN TẠI THÀNH PHỐ NHA TRANG.
1. Khối lượng chất thải rắn
Thành phố Nha Trang có diện tích tự nhiên là 250.692km
2
, với dân số là 42708 ,
mật độ dân số là 1.438 người/km
2
, tốc độ tăng trưởng kinh tế trung bình mỗi năm là
4.81%, lượng rác thải mỗi năm tăng khoảng 1,07%.Khối lượng rác gia tăng do các
nguyên nhân sau :
+ Sự gia tăng dân số quá nhanh
+ Quá trình đô thị hóa
+ Nhiều công ty xí nghiệp chế biến nông lâm hải sản ra đời
+ Số lượng khách du lịch ngày một gia tăng
+ Do sự thay đổi lối sống và thói quen tiêu thụ của người dân.
Bảng II.1.1 : Diễn biến khối lượng rác tại thành phố Nha Trang
Năm
Khối lượng rác (tấn)
Tốc độ tăng
trưởng (%)
Tổng cộng Bình quân
(ngày/đêm)
2000 83.228 228
2001 91.251 250 9,64

2002 101.473 278 11,20
2003 109.869 301 8,27
2004 125.571 344 14,28
25

×