Tải bản đầy đủ (.pdf) (85 trang)

Luận văn: Đánh giá hiệu quả của mô hình thực hiện xã hội hoá công tác thu gom, vận chuyển, xử lý chất thải rắn tại quận Tây Hồ pdf

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.5 MB, 85 trang )


Luận văn
Đánh giá hiệu quả của mô
hình thực hiện xã hội hoá
công tác thu gom, vận
chuyển, xử lý chất thải rắn
tại quận Tây Hồ

73
MỤC LỤC
LỜI NÓI ĐẦU 1
1.Tính cấp thiết của đề tài: 8
2.Mục tiêu nghiên cứu 9
3. Phạm vi nghiên cứu 10
4. Phương pháp nghiên cứu 10
5. Cấu trúc của đề tài: 11
CHƯƠNG 1: XÃ HỘI HOÁ CÔNG TÁC THU GOM, VẬN CHUYỂN
VÀ XỬ LÝ CHẤT THẢI RẮN 11
1.1 Khái niệm Xã hội hoá công tác bảo vệ môi trường nói chung, công tác
thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải rắn nói riêng. 11
1.2 Mô hình Xã hội hoá công tác thu gom, vận chuyển, xử lý chất thải rắn.
14
1.2.1 Một số mô hình xã hội hoá công tác bảo vệ môi trường tại Việt
Nam. 14
1.2.2 Một số mô hình xã hội hoá công tác thu gom, vận chuyển, xử lý
chất thải rắn cụ thể đã triển khai tại Việt Nam 17
1.2.3 Các yếu tố đảm bảo tính bền vững của sự tham gia cộng đồng dân
cư (mô hình xã hội hoá) về vấn đề thu gom, vận chuyển, xử lý chất thải
rắn: 26
1.3. Đánh giá hiệu quả mô hình Xã hội hoá công tác thu gom, vận chuyển
và xử lý rác thải. 27


1.3.1. Đánh giá về hiệu quả kinh tế: 27
1.3.2. Hiệu quả xã hội: 29
1.3.4 Hiệu quả về quản lý: 31
1.4 Tiểu kết chương 1: 31

73
CHƯƠNG 2: HIỆN TRẠNG VẬN HÀNH MÔ HÌNH XÃ HỘI HOÁ CÔNG
TÁC THU GOM, VẬN CHUYỂN, XỬ LÝ CHẤT THẢI RẮN TRÊN ĐỊA
BÀN QUẬN TÂY HỒ. 31
2.1 Vị trí địa lý điều kiện tự nhiên 31
2.1.1 Vị trí địa lý 32
2.1.2 Điều kiện tự nhiên 33
2.2 Điều kiện kinh tế - văn hoá và xã hội 35
2.2.1 Dân số và diện tích đất tự nhiên: 35
2.2.2 Tình hình phát triển kinh tế: 36
2.2.3 Về văn hóa – xã hội: 37
2.3 Cơ sở hạ tầng 38
2.3.1 Hệ thống đường giao thông: 38
2.2.2 Nước sạch 38
2.2.3 Điện 39
2.4 Y tế: 39
2.5 Hiện trạng phát sinh chất thải ở quận Tây Hồ. 39
2.5.1 Phát sinh chất thải sinh hoạt: 40
2.5.2 Phát sinh chất thải xây dựng 41
2.5.3 Phát sinh chất thải công nghiệp 42
2.5.4 Phát sinh chất thải bệnh viện 42
2.5.5 Tổng lượng chất thải rác phát sinh qua các năm và xu hướng gia
tăng trong những năm tới ở quận Tây Hồ 42
2.6 Mô hình Xã hội hoá công tác thu gom, vận chuyển, xử lý chất thải rắn
trên địa bàn quận Tây Hồ. 44

2.6.1 Xã hội hoá trong khâu thu gom rác thải tại quận Tây Hồ: 45
2.6.2 Xã hội hoá khâu vận chuyển tại quận Tây Hồ: 50
2.6.3 Xã hội hoá trong khâu xử lý rác thải: 50

73
2.7 Tiểu kết chương 2: 51
CHƯƠNG 3: ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ CỦA MÔ HÌNH XÃ HỘI HOÁ
CÔNG TÁC THU GOM, VẬN CHUYỂN, XỬ LÝ CHẤT THẢI RẮN, ĐỀ
XUẤT CÁC GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ 52
3.1 Giới thiệu về công ty cổ phần môi trường đô thị Tây Đô: 52
3.1.1 Khái quát về công ty 52
3.1.2 Các hoạt động kinh doanh 53
3.2 Mô hình thực hiện xã hội hoá công tác thu gom, vận chuyển, xử lý chất
thải rắn trên địa bàn quận Tây Hồ. 54
3.3 Đánh giá hiệu quả của mô hình xã hội hoá công tác thu gom, vận
chuyển và xử lý chất thải rắn trên địa bàn quận Tây Hồ 58
3.2.1 Hiệu quả về kinh tế 58
3.2.2 . Hiệu quả về xã hội: 68
3.2.3. Hiệu quả về môi trường: 69
3.4 Giải pháp và đề xuất: 71
3.4.1.Giải pháp 71
3.4.2. Đề xuất một số kiến nghị.: 76
3.5 Tiểu kết chương 3: 78
PHẦN KẾT LUẬN 72
NHẬN XÉT CỦA CÁN BỘ TẠI CƠ SỞ THỰC TẬP …………………73
TÀI LIỆU THAM KHẢO 80









73
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT



STT Từ viết tắt Nghĩa của từ viết tắt
1 BVMT Bảo vệ môi trường
2 CNH-HĐH Công nghiệp hoá- hiện đại hoá
3 CPMTĐT Cổ phần môi trường đô thị
4 ĐTNCS Đoàn thanh niên cộng sản
5 HĐND Hội đồng nhân dân
6 HĐQT Hội đồng quản trị
7 RVAC Rừng- vườn- ao- chuồng
8 UBND Uỷ ban nhân dân
9 VSMT Vệ sinh môi trường
10 XHH Xã hội hoá
11 XNMTĐT Xí nghiệp môi trường đô thị.
















73
DANH MỤC SƠ ĐỒ
Sơ đồ 1.1: Mô hình tham gia cộng đồng vào quản lý rác trên bàn có đơn vị
môi trường hoạt động tại đô thị Tam Kỳ. 22
Sơ đồ 2.1: Chu trình thu gom rác thải của công ty 47
Sơ đồ 2.2: Sơ đồ khâu thu gom, vận chuyển rác của công ty CPMTĐT Tây
Đô 48


DANH MỤC BIỂU ĐỒ

Biểu đồ 2.1 : Đầu tư cơ sở hạ tầng kỹ thuật đô thị qua các năm 38
Biểu đồ 2.2 : Thành phần rác thải trên địa bàn quận Tây Hồ. 41
Biểu đồ 2.3: Khối lượng rác thải phát sinh trên địa bàn quận Tây Hồ giai đoạn
2004-2008 43
Biểu đồ 3.1 : Tỷ lệ % khi lượng rác thu được từ các mô hình năm 2008 trên
địa bàn quận Tây Hồ năm 2008 57





73
DANH MỤC BẢNG BIỂU

Bảng 1.1: Ma trận đánh giá chung về hiệu quả của các mô hình xã hội hoá
công tác thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải rắn thực hiện tại Việt Nam. 25
Bảng 2.1: Bảng nhiệt độ trung bình năm (độ C) 33
Bảng 2.2: Bảng độ ẩm trung bình (%): 35
Bảng 2.3 Bảng tổng hợp về các chỉ tiêu liên quan vấn đề dân số 36
Bảng 2.4.Doanh thu các ngành kinh tế của quận Tây Hồ năm 20008. 37
Bảng 2.5 : Thành phần rác thải trên địa bàn quận Tây Hồ. 40
Bảng 2.6 : Tổng lượng rác thải phát sinh trên địa bàn quận Tây Hồ giai đoạn
2004-2008 42
Bảng 2.7 Khối lượng rác thải thu gom được trên địa bàn quận Tây Hồ giai
đoạn 2004-2008 49
Bảng 2.8 Khối lượng rác thải được vận chuyển trên địa bàn quận Tây Hồ giai
đoạn 2004-2008. 50
Bảng 2.9 : Khối lượng rác được xử lý bởi cộng đồng năm 2004-2008 trên địa
bàn quận Tây Hồ (tấn). 50
Bảng 3.1. Đội ngũ lãnh đạo của công ty CPMT Tây Đô: 52
Bảng 3.2: Khối lượng rác thu gom được trong các đợt vệ sinh phong trào trên
quận Tây Hồ năm 2008 48
Bảng 3.3 Khối lượng rác thu gom được trong các mô hình vệ sinh tự quản
trên quận Tây Hồ năm 2008. 56
Bảng 3.4 Chi phí dụng cụ bình quân 1 công nhân năm 2008 59
Bảng 3.5: Bảng về chi phí bảo hộ lao động năm 2008 công ty CPMTĐT Tây
Đô. 60
Bảng 3.6 Tổng hợp chi phí khâu thu gom năm 2008 quận Tây Hồ của
CTCPMTĐT Tây Đô 61

73
Bảng 3.7: Bảng tổng hợp chi phí vận chuyển của công ty CPMTĐT Tây Đô
năm 2008: 66
Bảng 3.8: Bảng tổng hợp đánh giá về hiệu quả kinh tế của mô hình XHH

công tác thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải rắn trên địa bàn quận Tây
Hồ năm 2008………………………………………………………….……68


LỜI NÓI ĐẦU


1.Tính cấp thiết của đề tài:
Trong những năm qua, ô nhiễm môi trường đã và đang trở nên bức
xúc, ảnh hưởng nghiêm trọng tới môi trường, cảnh quan và sức khỏe cộng
đồng. Nó xảy ra trên diện rộng, khắp các khu vực công cộng hay các khu dân
cư, khu vực sản xuất. Với sự quan tâm của Đảng và Chính phủ, hoạt động bảo
vệ môi trường ở nước ta đã có những chuyển biến tích cực, đạt được những
thành tựu khá to lớn trong những năm qua. Những kết quả chủ yếu nhận thức
chung của toàn xã hội về bảo vệ môi trường đã được nâng lên một bước từng
người dân, từng thành phần kinh tế đã có ý thức hơn trong bảo vệ môi trường;
việc ngăn chặn sự gia tăng ô nhiễm môi trường đạt kết quả khích lệ, cải thiện
môi trường có những tiến bộ nhất định các giúp môi trường trong lành hơn
giảm bớt sự ô nhiễm trước đó; bên cạnh đó cũng đã hình thành tương đối đầy
đủ hệ thống văn bản pháp luật cũng như hệ thống tổ chức quản lý nhà nước về
môi trường từ Trung ương đến địa phương và nâng cao vị thế của Việt Nam
trong công tác bảo vệ môi trường ở khu vực và thế giới. Để đạt được những
thành tựu này Đảng và toàn dân ta đã phải bỏ ra rất nhiều kinh phí vật chất,
của cải và sức lực. Đứng trước các thách thức to lớn và yêu cầu bức xúc đối

73
với công tác bảo vệ môi trường trong thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hóa
phục vụ sự nghiệp phát triển bền vững đất nước; công tác bảo vệ môi trường
trong thời gian tới cần thiết phải có những chuyển biến to lớn cả về lượng và
chất. Để tiến tới thực hiện mục tiêu đó, một trong những giải pháp quan trọng

và cơ bản đó là xã hội hoá bảo vệ môi trường.
Trong công tác bảo vệ môi trường đó phải nhắc tới một mảng rất quan
trọng đó là việc thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải rắn. Chất thải rắn nói
chung hay chất thải sinh hoạt hiện nay đang là một vấn đề rất cấp thiết được
đặt ra. Việc phát sinh chất thải rắn ngày càng nhiều, không công tác thu gom
đạt tỷ lệ thấp, không xử lý hết vì một nguyên nhân là các bãi chôn lấp rác thải
ngày càng bị quá tải. Công việc thu gom, vận chuyển, xử lý rác thải sinh hoạt
tại các làng, xã, thị trấn, thị tứ (địa bàn mà hệ thống các công ty môi trường
đô thị chưa với tới, thu nhập và mức sống của người dân thấp, nhận thức và ý
thức BVMT còn hạn chế, hỗ trợ từ ngân sách Nhà nước còn ít) còn nhiều vấn
đề bất cập, hạn chế. Chính vì thế cần sớm có các phương án thích hợp sao cho
có hiệu quả trong công tác này. Và mô hình xã hội hoá công tác thu gom, vận
chuyển, xử lý rác thải đã được đưa ra. Từ khi mô hình này được đưa vào áp
dụng đã đạt được những thành tựu khá cao và cần được áp dụng rộng rãi.
Chính vì vậy mà tôi đã chọn đề tài này làm đề tài chuyên đề tốt nghiệp
của mình: ‘‘Đánh giá hiệu quả của mô hình thực hiện xã hội hoá công tác
thu gom, vận chuyển, xử lý chất thải rắn tại quận Tây Hồ.’’
Sau đó đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả cho việc thực hiện mô
hình này trên quận Tây Hồ.
2.Mục tiêu nghiên cứu
Nghiên cứu đề tài này nhằm các mục tiêu cụ thể: Đánh giá hiệu quả mô
hình xã hội hoá quản lý rác thải trên địa bàn quận Tây Hồ về các mặt như hiệu
quả kinh tế, hiệu quả về quản lý, hiệu quả về môi trường, hiệu quả về xã hội.

73
Bước đầu đưa ra các giải pháp để cải thiện và nâng cao hiệu quả thực hiện mô
hình xã hội hoá thu gom, vận chuyển và xử lý rác thải trên địa bàn quận Tây
Hồ.
3. Phạm vi nghiên cứu
- Về không gian lãnh thổ: địa bàn quận Tây Hồ

- Về thời gian nghiên cứu: năm 2008.
- Về mặt học thuật: Đánh giá hiệu quả kinh tế- xã hội- môi trường của mô
hình xã hội hoá công tác thu gom, vận chuyển, xử lý rác thải sinh hoạt.
4. Phương pháp nghiên cứu
-Phương pháp thu thập thông tin: tác giả đã sử dụng phương pháp thu
thập thông tin này trong suốt quá trình thu thập tài liệu từ khi bắt đầu xây
dựng đề tài, lập đề cương hay đến khi hoàn thành chuyên đề. Có thể nói đây
là một phương pháp được sử dụng nhiều nhất và rất có hữu dụng. Nguồn
thông tin được thu thập rất phong phú từ nguồn khác nhau như trên mạng
Internet, báo, sách vở…hay từ cơ quan thực tập. Thông tin ở đây là những tài
liệu hay số liệu cần thiết phục vụ cho việc viết chuyên đề này.
-Phương pháp thực địa: Trong quá trình hoàn thành chuyên đề tốt nghiệp
này, một phương pháp không thể không nhắc đến là phương pháp thực địa.
Tác giả đã cùng giám sát viên của công ty cổ phần môi trường đô thị Tây Đô
giám sát công tác thu gom, vận chuyển chất thải rắn trên địa bàn quận Tây
Hồ. Đây cũng là một phương pháp cần thiết và hữu ích.
-Phương pháp dự báo: Từ tài liệu thực tế về xu hướng phát sinh chất thải
rắn trong những năm trước mà tac giả đã dự báo về việc phát sinh chất thải
trong những năm tới.
-Phương pháp nội suy: phương pháp này sở dụng để xử lý một vài chi phí
của công ty vì công ty cổ phần môi trường Tây Đô thực hiện công tác thu
gom, vận chuyển và xử lý chất thải rắn trên địa bạn quận Tây Hồ và hai

73
phường của quận Cầu Gíấy, chính vì thế mà cần tính riêng cho quận Tây Hồ
đã phải xử dụng phương pháp này.
5. Cấu trúc của đề tài:
Ngoài phần mở đầu, kết luận, phụ lục, tài liệu tham khảo phần nội
dung chính gồm 3 chương:
Chương 1: Xã hội hoá công tác thu gom, vận chuyển, xử lý chất thải

rắn
Chương 2: Hiện trạng thực hiện mô hình xã hội hoá công tác thu
gom, vận chuyển, xử lý chất thải rắn trên địa bàn quận Tây Hồ.
Chương 3: Đánh giá hiệu quả của mô hình xã hội hoá công tác thu
gom, vận chuyển, xử lý chất thải rắn trên địa bàn quận Tây Hồ, đề xuất các
giải pháp kiến nghị.



CHƯƠNG 1: XÃ HỘI HOÁ CÔNG TÁC THU GOM, VẬN CHUYỂN
VÀ XỬ LÝ CHẤT THẢI RẮN

1.1 Khái niệm Xã hội hoá công tác bảo vệ môi trường nói chung, công tác
thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải rắn nói riêng.
Đẩy mạnh xã hội hoá công tác bảo vệ môi trường là một trong các giải
pháp thực hiện chiến lược trong chiến lược bảo vệ môi trường quốc gia đến
năm 2010 và định hướng đến 2020. Để thực hiện thành công các mục tiêu về
môi trường trong giai đoạn từ nay đến năm 2010 và những năm tiếp theo, một
mặt đòi hỏi sự tham gia tích cực của toàn thể nhân dân, mặt khác cần có sự
định hướng, tổ chức, giám sát thực hiện một cách chặt chẽ của nhà nước. Nội
dung của việc xã hội hoá công tác bảo vệ môi trường là huy động ở mức cao

73
nhất sự tham gia của xã hội vào công tác bảo vệ môi trường. Xác lập các cơ
chế khuyến khích, các chế tài hành chính, hình sự và thực hiện một các công
bằng, hợp lý đối với cả các đối tác thuộc Nhà nước cũng như các đối tác tư
nhân khi tham gia hoạt động bảo vệ môi trường. Đề cao vai trò của Mặt trận
Tổ quốc Việt Nam, các đoàn thể nhân dân, tổ chức xã hội trong công tác bảo
vệ môi trường, giám sát việc bảo vệ môi trường. Đưa bảo vệ môi trường vào
nội dung hoạt động của các khu dân cư, cộng đồng dân cư và phát huy vai trò

của các tổ chức này trong công tác bảo vệ môi trường. Một trong những
chương trình bảo vệ môi trường ưu tiên thực hiện trong giai đoạn từ nay đến
năm 2010 và định hướng đến năm 2020 là chương trình xã hội hoá hoạt động
bảo vệ môi trường với thời gian hoàn thành vào năm 2010, cơ quan thực hiện
Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ, ngành và Uỷ ban nhân dân tỉnh liên quan.
Xã hội hoá bảo vệ môi trường là sự kết hợp hài hoà vai trò của cộng đồng
và sự quản lý của nhà nước vào các hoạt động trong lĩnh vực bảo vệ môi
trường. Tạo điều kiện để các cá nhân, tổ chức, các thành phần kinh tế tham
gia góp sức vào bảo vệ môi trường, chia sẻ gánh nặng với nhà nước trong lĩnh
vực này để nhà nước tập trung và phát triển vào các lĩnh vực khác đòi hỏi đầu
tư lớn và kỹ thuật cao hơn như công nghệ thông tin, y tế, giáo dục, kết cấu hạ
tầng…Bảo vệ môi trường là trách nhiệm và lợi ích của toàn thể cộng đồng,
của các thành phần kinh tế chứ không phải của riêng ai hay của riêng nhà
nước. Cho đến nay vẫn chưa có một khái niệm thống nhất nào về mô hình xã
hội hoá công tác bảo vệ môi trường mặc dù mô hình đã được thực hiện khá
thành công, đạt hiệu quả cao ở nhiều quận, huyện. Sau đây là một vài quan
niệm về xã hội hoá công tác bảo vệ môi trường.
Theo Tiến sỹ Trần Thanh Lâm: Xã hội hoá công tác bảo vệ môi trường
là quá trình chyển hoá tạo lập cơ chế hoạt động và cơ chế tổ chức quản lý mới
trong hoạt động bảo vệ môi trường trên cơ sở đồng trách nhiệm, nhằm khai

73
thác, sử dụng có hiệu quả các nguồn lực xã hội phục vụ cho công tác bảo vệ
môi trường để đạt mục tiêu phát triển bền vững.
Theo Giáo sư Nguyễn Viết Phổ: Xã hội hoá bảo vệ môi trường là việc
huy động sự tham gia của toàn xã hội vào sự nghiệp bảo vệ môi trường của
đất nước. Hay nói cách khác, xã hội hoá công tác bảo vệ môi trường là phải
biến chủ trương bảo vệ môi trường thành nghĩa vụ và quyền lợi của mọi tầng
lớp trong xã hội từ những nhà hoạch định chính sách, những nhà quản lý tới
mọi người dân trong xã hội.

Theo Sở giao thông công chính Thành phố Hà Nội năm 2000: Xã hội hoá
công tác bảo vệ môi trường là việc vận động và tổ chức toàn xã hội và nhân
dân tham gia một cách rộng rãi vào công tác bảo vệ môi trường nhằm cải
thiện môi trường và từng bước nâng cao mức hưởng thụ vật chất và tinh thần
của người dân.
Qua các quan niệm trên cho chúng ta thấy được mô hình xã hội hoá công
tác vệ sinh môi trường là mô hình cho thấy bảo vệ môi trường là nhiệm vụ,
trách nhiệm, lợi ích của toàn xã hội, của các cấp, các ngành, các tổ chức, cộng
đồng và mọi người dân. Bảo vệ môi trường đem lại lợi ích cho từng người
nhưng đòi hỏi mỗi người phải tham gia vào công tác bảo vệ môi trường. Chỉ
có sự tham gia tích cực của mọi cấp, mọi ngành, mọi người dưới sự lãnh đạo
của các cấp uỷ đảng và sự quản lý của nhà nước thì công tác bảo vệ môi
trường mới có hiệu quả và thành công. Hiệu quả đạt được thể hiện thông qua
các mặt về hiệu quả quản lý, hiệu quả kinh tế, hiệu quả xã hội, hiệu quả về
môi trường. Riêng về mặt kinh tế thì hiệu quả chính là việc tiết kiệm các
nguồn chi phí cho ngân sách nhà nước trong vấn đề bảo vệ môi trường.
Xã hội hoá trong bảo vệ môi trường chủ yếu được xem xét chủ yếu trong
các lĩnh vực thu gom, vận chuyển và xử lý rác thải sinh hoạt.

73
1.2 Mô hình Xã hội hoá công tác thu gom, vận chuyển, xử lý chất thải
rắn.
Trong quá trình thực hiện Kế hoạch quốc gia về môi trường và phát triển
lâu bền 1991-2000, chúng ta đã đạt được nhưng kết quả quan trọng. Nhiều
chuyên gia, tổ chức quốc tế cho rằng, trong thời gian khoảng hơn 1 năm, Việt
Nam đã làm được nhiều việc liên quan đến công tác bảo vệ môi trường mà
các nươc khác có cùng điều kiên phải mất 20- 30 năm. Tuy nhiên chúng ta
vẫn cần cố gắng hơn nữa trong công tác này vì vẫn còn nhiều tồn tại và yếu
kém. Trong giai đoạn này môi trường nước ta đứng trước nhiều thách thúc lớn
cả về mặt khách quan và chủ quan: nhiều vấn đề môi trường bức xúc chưa

giải quyết trong khi dự báo mức độ ô nhiễm tiếp tục gia tăng, tổ chức và năng
lực quản lý môi trường chưa đáp ứng được yêu cầu. Nhận thức được tầm quan
trọng của công tác bảo vệ môi trường Đảng và nhà nước ta đã đưa ra nhiều
biện pháp thiết thực nhằm cải thiện các thách thức môi trường nêu trên. Một
trong số đó chính là biện pháp không ngừng đầu tư cho công tác bảo vệ môi
trường nói chung hay cụ thể là trong công tác thu gom, vận chuyển và xử lý
rác thải sinh hoạt khi vấn đề này đã và đang rất bức xúc. Tuy nhiên, chúng ta
cũng biết rằng Việt Nam là một nước đang phát triển, đang trong quá trình
CNH-HĐH đất nước cần tập trung đầu tư lớn vào các chỉ tiêu kinh tế hơn là
các mục tiêu về môi trường. Cũng chính vì lý do này mà việc huy động toàn
thể cộng đồng tham gia vào việc thu gom, vận chuyển, xử lý rác thải sinh hoạt
là vô cùng cần thiết và nó sẽ giảm nhẹ gánh nặng cho ngân sách nhà nước. Có
như thế thì nhà nước mới có thêm ngân sách đầu tư cho phát triển kinh tế.
1.2.1 Một số mô hình xã hội hoá công tác bảo vệ môi trường tại Việt
Nam.
Một trong những kết quả lớn nhất từ việc kí kết và thực hiện các Nghị
quyết liên tịch chính là việc triển khai thành công một số mô hình bảo vệ môi

73
trường có sự tham gia tích cực của cộng đồng và các đoàn thể nhân dân tại
một số địa phương. Đến nay, một số mô hình đã được các đoàn thể nhân dân
phối hợp với các Bộ, ngành chức năng, chính quyền địa phương xây dựng và
thực hiện đạt hiệu quả cao cả về khía cạnh xã hội và môi trường. Có thể tổng
hợp các mô hình này theo 4 loại hình sau:
1.2.1.1 Mô hình xã hội hoá bảo vệ môi trường trong đời sống sinh hoạt:
Bảo vệ môi trường trong đời sống sinh hoạt là một yêu cầu không thể
thiếu được vì môi trường ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống của chúng ta như
về mỹ quan, sức khoẻ cộng đồng. Chính vì vậy mà bảo vệ môi trường là vô
cùng quan trọng. Bảo vệ môi trường trong việc thu gom rác thải sinh hoạt là
một mảng rất quan trọng và đang được nói đến rất nhiều và cần được đưa vào

đây các mô hình xã hội hoá trong công tác này để đạt những hiệu quả về các
mặt môi trường hay về kinh tế… Các mô hình loại này đã góp phần cải thiện
môi trường sống của nhân dân, tạo việc làm cho một số lao động địa phương,
nâng cao được nhận thức và ý thức trách nhiệm bảo vệ môi trường cho nhân
dân đồng thời kết hợp được phương thức Nhà nước và nhân dân cùng bảo vệ
môi trường. Với kỹ thuật đơn giản, người dân có thể tự thu gom và xử lý rác
thải tại hộ gia đình. Hình thức tổ chức hợp tác xã (tổ, đội) nhỏ gọn, sử dụng
các phương tiện thu gom và xử lý đơn giản, đặc biệt là những nơi có đường
giao thông nhỏ mà không thể đưa xe có kích thước lớn vào. Do vậy, người
dân đồng tình đóng góp và thấy rõ hiệu quả và các mô hình này cũng dễ áp
dụng tại các thị trấn, thị tứ. Điển hình là các mô hình như: đội thu gom rác
dân lập; dân cư tham gia xử lý rác thải tại hộ gia đình; phát triển kinh tế gắn
với bảo vệ môi trường; xử lý các chất thải sinh hoạt và chăn nuôi góp phần cải
thiện môi trường sống và bảo vệ môi trường; xã hội hoá thu gom vận chuyển
rác thải; tổ dịch vụ môi trường; hợp tác xã vệ sinh môi trường; xây dựng

73
hương ước bảo vệ môi trường; cam kết bảo vệ môi trường tại Hà Nội, Bắc
Ninh, Bắc Giang, Nghệ An, Thanh Hóa, Thừa Thiên - Huế.
1.2.1.2 Mô hình xã hội hóa bảo vệ môi trường trong nông nghiệp:
Nông nghiệp là một ngành kinh tế quan trọng đối với nền kinh tế của
nước ta, nước ta đi lên từ nông nghiệp lạc hậu, thô sơ chủ yếu canh tác theo
lối thủ công là chính. Việc canh tác trong nông nghiệp từ trước đến nay đã và
đang ảnh hưởng lớn tới môi trường. Việc ảnh hưởng này đã gây những tác
động không nhỏ và cần sớm được cải thiện như việc sử dụng các loại hoá chất
độc hại, việc canh tác không đúng kĩ thuật, không đảm bảo an toàn, vệ sinh
môi trường.
Việc thực hiện các mô hình làng sinh thái bền vững gắn kết giữa phát
triển kinh tế nông, lâm nghiệp với bảo vệ môi trường cùng các chương trình
tập huấn vệ sinh môi trường, kỹ thuật chăn nuôi, trồng trọt , môi trường

nông nghiệp được cải thiện, kinh tế tăng lên rõ rệt, tỷ lệ các hộ nghèo giảm đi
đáng kể, tạo việc làm cho nhân dân nông thôn và miền núi, góp phần xóa đói
giảm nghèo, diện tích rừng được phục hồi nhanh chóng, chấm dứt tình trạng
khai thác rừng bừa bãi. Đó chính là các mô hình làng sinh thái, mô hình trồng
cây gây rừng kết hợp với bảo vệ môi trường, mô hình RVAC ở Quảng Trị,
Hải Dương, Bắc Kạn, Lào Cai.
1.2.1.3. Mô hình xã hội hóa bảo vệ môi trường trong công nghiệp:
Hiện nay với một thực trạng thực tế là môi trường trong các ngành công
nghiệp bị ô nhiễm rất nặng nề. Với mục tiêu giải quyết vấn đề môi trường
trong công nghiệp và nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp, việc áp
dụng sản xuất sạch hơn đã góp phần giảm lượng chất thải, bảo đảm vệ sinh,
cải thiện đáng kể môi trường lao động; kích thích doanh nghiệp đầu tư cải tiến
công nghệ, thay đổi thiết bị, xây dựng các hệ thống xử lý chất thải; giảm đáng
kể mức tiêu hao nguyên vật liệu, năng lượng, tiết kiệm chi phí sản xuất; nâng

73
cao năng suất lao động, tăng tính cạnh tranh của sản phẩm trên thị trường;
nâng cao nhận thức của cán bộ, công nhân về tiết kiệm nguyên vật liệu, năng
lượng về bảo vệ môi trường; tăng thu nhập cho người lao động, cải thiện mối
quan hệ giữa công nhân viên và lãnh đạo doanh nghiệp. Đến nay, các mô hình
này đã và đang tiếp tục được nhân rộng ở nhiều nhà máy, doanh nghiệp công
nghiệp như: mô hình áp dụng tiếp cận sản xuất sạch hơn trong công nghiệp;
mô hình áp dụng chương trình cải tiến doanh nghiệp (FIP) tại Việt Nam
1.2.1.4 Các phong trào xã hội hóa bảo vệ môi trường:
Hiện nay, các phong trào xã hội hoá công tác bảo vệ môi trường là rất
cần thiết và phát huy tác dụng. Các đoàn thể nhân dân, tổ chức chính trị xã
hội các cấp với thế mạnh lực lượng đông đảo và nhiệt tình như Đoàn TNCS
Hồ Chí Minh, Hội Nông dân Việt Nam, Hội Phụ nữ đã tích cực xây dựng
và duy trì các phong trào bảo vệ môi trường đạt hiệu quả cao, góp phần làm
sạch môi trường nông thôn, sử dụng hợp lý phân hữu cơ bón ruộng; tiết

kiệm kinh phí mua phân vô cơ, nâng cao năng suất cây trồng; tạo dựng thói
quen, nếp sống vệ sinh, sạch sẽ; giúp người dân được tiếp cận, sử dụng, tiết
kiệm nước sạch, giữ gìn vệ sinh môi trường sống, cảnh quan xung quanh…
Các phong trào đến nay đã đạt được những kết quả nhất định như: Phong
trào thiếu nhi màu xanh quê hương; chuyển giao ứng dụng khoa học công
nghệ của thanh niên nông thôn; xây dựng trang trại trẻ; làng thanh niên lập
nghiệp; hợp tác xã và hợp tác xã thanh niên; công trình thanh niên điện,
đường, trường, trạm, chợ, thủy lợi, trồng rừng; thanh niên xung phong bảo
vệ môi trường; hỗ trợ vốn làm công trình; sạch làng tốt ruộng của nhân dân
nông thôn tại các tỉnh, thành phố trên cả nước.
1.2.2 Một số mô hình xã hội hoá công tác thu gom, vận chuyển, xử lý
chất thải rắn cụ thể đã triển khai tại Việt Nam

73
1.2.2.1 Thành lập Đội thu gom rác dân lập thị xã Cửa Lò, Nghệ An:
Đội thu gom rác dân lập thực hiện các hoạt động thu gom rác sinh hoạt tại
các gia đình và đưa đến địa điểm tập kết để Công ty Môi trường đô thị chở ra
bãi rác. Nguồn kinh phí thu được của Đội một phần do Công ty Môi trường
đô thị chi trả, một phần thu phí của các hộ gia đình. Sau một thời gian hoạt
động, Đội đã giải quyết được việc thu gom, vận chuyển chất thải sinh hoạt
trên địa bàn, hạn chế ô nhiễm môi trường, nâng cao nhận thức và sự quan
tâm về BVMT của cộng đồng. Do tổ chức gọn nhẹ, phương tiện đơn giản, thô
sơ nhưng phối hợp với địa bàn dân cư nhỏ và với mức phí thu gom rác thải
không cao, lại tận dụng được một đội ngũ lao động dư thừa nên hiệu quả tổng
hợp khá tốt.
1.2.2.2. Cộng đồng tham gia xử lý rác thải hộ gia đình huyện Từ Liêm, Hà
Nội
Mô hình này xuất phát từ một nhánh của đề tài Xây dựng cơ chế, chính
sách xã hội hóa trong BVMT, hộ gia đình đã được chọn để áp dụng phương
thức xử lý rác và nước thải do sản xuất gây ra bằng việc hướng dẫn dung chế

phẩm vi sinh EM, sau đó chuyển giao kỹ thuật xử lý cho xã để tổ chức thực
hiện và nhân rộng. Kết quả đã giảm được khối lượng lớn rác hữu cơ do được
chế biến thành mùn và phân hữu cơ, khử được mùi hôi thối từ rác thải và
nước cống rãnh, môi trường sống được cải thiện và ý thức BVMT của người
dân được nâng lên. Với kỹ thuật đơn giản, người dân có thể tự sản xuất ra chế
phẩm vi sinh để xử lý rác, đem lại lợi ích thiết thực cho các hộ gia đình, vì
vậy nhiều người đã hưởng ứng và tham gia thực hiện mô hình.
1.2.2.3. Xử lý các chất thải sinh hoạt và chăn nuôi góp phần cải thiện
môi trường sống tại xã Quan Lộc, huyện An Định, Thanh Hóa
Đây là một hợp phần của đề tài Xây dựng mô hình phát triển nông thôn theo
hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa của tỉnh Thanh Hóa với phương thức

73
Nhà nước hỗ trợ kinh phí 10%, nhân dân đóng góp 90%. Dự án đã tổ chức tập
huấn nâng cao nhận thức BVMT và sức khỏe cộng đồng; xây dựng quy trình
xử lý phân người và phân vật nuôi; tổ chức phân loại rác thải gia đình thành 2
loại và xử lý rác hữu cơ bằng chế phẩm EM; chế biến phụ phế phẩm nông
nghiệp thành thức ăn gia súc; xây dựng hệ thống cống rãnh thoát nước trong
thôn, xóm. Sau 2 năm thực hiện, môi trường xã được cải thiện đáng kể với
240 hộ gia đình có hố xí tự hoại và hầm biogas, 1.208 gia đình có phương tiện
phân loại rác, 10 trạm xử lý rác hữu cơ bằng chế phẩm EM, 7.700 tấn 20 rơm
được chế biến thành thức ăn gia súc và nấm rơm.
1.2.2.4 Thu gom, vận chuyển rác thải tại xã Cổ Nhuế, huyện Từ Liêm, Hà
Nội
Là một đề tài nghiên cứu khoa học theo quyết định của UBND thành phố
Hà Nội, mô hình bao gồm các hoạt động: Phân loại rác tại gia đình, sau đó
nhà thầu tư nhân đảm nhiệm việc thu gom rác thải vận chuyển đến bãi rác của
xã; tổ chức các chiến dịch làm sạch dòng sông, cống rãnh; tổ chức xử lý chất
thải hữu cơ tại hộ gia đình bằng chế phẩm vi sinh EM. Những hoạt động này
đã góp phần cải thiện môi trường sống của nhân dân, nâng cao được nhận

thức và ý thức trách nhiệm BVMT cho nhân dân trong xã; đồng thời kết hợp
được phương thức Nhà nước và nhân dân cùng bảo vệ môi trường.
1.2.2.5. Thành lập Hợp tác xã vệ sinh môi trường thị trấn Phố Mới, huyện
Quế Võ, Bắc Ninh
Được thành lập từ năm 2001, Hợp tác xã (trước đó là tổ vệ sinh môi
trường) đã tiến hành thu gom rác thải sinh hoạt hàng ngày của thị trấn và đưa
đến địa điểm tập kết, vệ sinh quét dọn nơi công cộng, khơi thông cống rãnh
thoát nước, trồng và chăm sóc cây xanh Sau khi thực hiện, lượng rác thải
được thu gom tăng gấp đôi, môi trường sạch hơn, qua đó tạo niềm tin trong
cộng đồng, nâng cao ý thức trách nhiệm BVMT của người dân, số dân tự

73
nguyện đóng góp phí vệ sinh ngày càng tăng từ đó mua sắm thêm được các
phương tiện phục vụ công tác vệ sinh môi trường. Do tổ chức theo phương
thức nhỏ gọn, các phương tiện sử dụng đơn giản, nên hoạt động của Hợp tác
xã rất hiệu quả và dễ áp dụng tại các thị trấn, thị tứ.
1.2.2.6. Mô hình xã hội hoá thu gom, vận chuyển, xử lý chất thải rắn đô
thị ở Tam Kỳ, Quảng Nam (Mô hình có sự tham gia của cộng đồng)
Năm 2000, thị xã Tam Kỳ có 127.224 khẩu (40.005 hộ), lượng rác thải
sinh hoạt hằng ngày trên 200 khối, khu vực nội thị là 80 khối. Rác thải sinh
hoạt thị xã Tam Kỳ nhất là khu vực nội thị tăng rất nhanh, dự kiến đến năm
2005 rác thải của cả thị xã khoảng 460 khối/ ngày, trong đó nội thị khoảng
146 khối. Để thu gom lượng rác này hàng năm ngân sách địa phương chi
khoảng 200 triệu đồng và tiền phí của dân là trên 400 triệu đồng (năm 2001
khoảng 460 triệu đồng). Công ty môi trường đô thị Tam Kỳ không thể bao
quát hết việc thu gom và vận chuyển rác của thị xã. Hơn nữa, ý thức của dân
chúng trong việc quản lý chất thải thấp, ỷ lại cho nhà nước. Trước tình hình
này, Uỷ ban nhân dân (UBND) thị xã, với sự tư vấn của công ty môi trường
đô thị Tam Kỳ đã xây dựng mô hình cộng đồng tham gia giữ vệ sinh môi
trường và thu gom, vận chuyển, xử lý chất thải rắn ở những nơi công cộng,

đường phố.
Đảng uỷ phường ra nghị quyết về nhiệm vụ quản lý chất thải trên địa bàn
phường không để tình trạng vứt rác ra đường hay không tập trung để thu gom.
UBND phường đề ra chương trình quản lý chất thải rắn trong phường, trong
đó có thống kê tình hình rác thải, các điểm thu gom, lập tổ vệ sinh môi
trường.
UBND phường lập ban vệ sinh do đồng chí chủ tịch phường trực tiếp chỉ
huy gồm các thành phần: mặt trận, phụ nữ, thanh niên, y tế, công an, phường

73
đội. Giúp việc cho ban có 2 tổ chuyên trách gồm lực lượng công an và dân
phòng phường, mỗi tổ có 4 người.
Cộng đồng dân cư tham gia vào chương trình này được tham khảo ý
kiến về lượng rác thải ra, giờ thu gom rác, mức phí nộp, đóng góp ý kiến để
hoàn thiện cách quản lý rác thải trong phường thông qua các buổi sinh hoạt tổ
dân phố.
Người dân sống trong địa bàn có tổ chức vệ sinh môi trường hoạt động,
được quyền giao rác thải của hộ gia đình mình cho tổ chức vệ sinh môi
trường; giám sát hoạt động của tổ vệ sinh môi trường, giám sát việc giải quyết
rác thải của các đơn vị đóng trên địa bàn; kiến nghị với các cấp chính quyền
về công tác quản lý rác thải, quản lý rác tại các khuôn viên nhà mình.
Song song với các quyền trên người dân địa phương có trách nhiệm
không thải đổ rác ra nơi công cộng; thực hiện phân loại rác, rác chứa trong sọt
và để nởi thuận lợi trong nhà, giao rác cho người thu gom đúng thời gian,
đúng phương thức; đóng tiền hàng tháng; phát hiện và tố giác hành vi thải đổ
rác không đúng nơi quy định.
Hội phụ nữ tham gia công tác quản lý bồ rác và thu tiền hàng tháng (được
hưởng 4% trên tổng doanh thu) trang bị sọt rác đồng bộ. Kết hợp với xí
nghiẹp đô thị Tam Kỳ tổ chức tuyên truyền nâng cao nhận thức cho hội viên
một cách thường xuyên; phát động và duy trì hàng tuần làm vệ sinh trước,

xung quanh nhà, tham gia tổng dọn vệ sinh nơi công cộng; giám sát hoạt động
của tổ vệ sinh môi trường.
Mặt trận tổ quốc phường đưa công tác vệ sinh môi trường là một trong các
nội dung chính của việc xây dựng tổ văn hoá mới, có kế hoạch thực hiện và
kiểm tra đôn đốc thực hiện.
Đoàn thanh niên phường tổ chức Đội tình nguyện xanh, hoạt động vào ngày
chủ nhật hàng tuần về giải quyết rác công cộng, tổ chức tuyên truyền công tác

73
rác thải và tuần tra, phát giác các trường hợp đổ rác bừa bãi với UBND
phường.
Công an, y tế phường thực hiện công tác kiểm tra, xử lý các trường hợp vi
phạm theo quy định của nhà nước.
Tổ chức vệ sinh môi trường địa phương thực hiện việc thu nhận rác từ hộ
dân một cách thường xuyên, đúng giờ, khi thu rác phải có kẻng hiệu, hướng
dẫn việc tuyển rác hộ nhân dân đảm bảo chất lượng phục vụ, xác định tuyến
đường, khu phố cần quét rác hộ dân, để thực hiện theo lịch được duyệt.
Kết quả hoạt động của mô hình này là lượng rác quản lý được nhiều hơn,
rác công cộng được giải quyết, rác công nghiệp, rác y tế bước đầu đưa vào
quản lý đúng theo quy định. Công tác thu gom rác tốt sẽ góp phần giảm ô
nhiễm môi trường. Mặt khác, nhận thức của cộng đồng, các cấp chính quyền,
đoàn thể về môi trường được nâng lên và về kinh tế tăng thu từ cộng đồng,
giảm chi phí bù ngân sách, việc tuyển loại rác ngay tại hộ gia đình để tận
dụng, tái sinh rác là góp phần tạo của cải vật chất xã hội, giảm bớt lượng rác
cần xử lý.
Sơ đồ 1.1: Mô hình tham gia cộng đồng vào quản lý rác trên bàn có
đơn vị môi trường hoạt động tại đô thị Tam Kỳ.


Error!







HĐND Phường

UBND phường

Trạm y Công an phường tổ
tế đội dân
UBMTTQ phường

Hội phụ nữ ĐTNCS

Chi hội Chi đoàn


Hội viên Đoàn
viên
Đảng uỷ
phường

Chi b
ộ khu
vực

Đảng viên
Hộ dân

Phân loại ngay từ hộ
gia đình, chứa trong
sọt và để trong nhà
Cơ quan, đơn vị
-tập kết tại vị trí thoả
thuận và chứa trong
sọt
-giao cho người thu
nhận
Nơi công cộng
-đường phố do đơn
vị nhận VSMT
đảm nhận
-các tụ điểm do
đoàn thể

73



















Nguồn: XNMTĐT Tam Kỳ.
1.2.2.7 Mô hình cộng đồng tham gia thu gom chất thải rắn ở Thạch Kim,
Thạch Hà, Hà Tĩnh.
Thạch Kim là một xã ven biển, nghề sản xuất chính là khai thác cá biển,
chế biến hải sản, đóng và sửa chữa tàu thuyền, máy móc cơ khí và buôn bán
dịch vụ. Bình quân thu nhập đầu người hàng năm đạt 1.600.000 đồng/người.
Tuy nhiên, hiện tại số hộ dân trong diện đối nghèo của xã vẫn chiếm 17,6%
và tỷ lệ gia tăng dân số hàng năm 1,4%.

73
Do đặc thù sản xuất nơi đây mà người dân đang phải đối mặt với một
thực trạng môi trường sống ngày càng bị ô nhiễm hết sức nặng nề. Tính trung
bình mỗi người dân mỗi ngày thải ra 0,4 kg, mỗi tháng ó tới 120 kg rác, đó là
chưa kể đến một khối lượng lớn chất thải của nghề chế biến hải sản, dầu mỡ
và phế thải trong quá trình phục vụ sản xuất kinh doanh. Số chất thảỉ này
không được công ty môi trường địa phương thu gom và vận chuyển tới nơi
chôn lấp.
Để giải quyết vấn đề bức xúc trên sáng kiến lập ra một đội vệ sinh môi
trường đã được Đảng bộ, HĐND, UBND xã chấp nhận và nhân dân nhiệt tình
ủng hộ. Đội vệ sinh môi trường có 9 người hàng ngày làm việc mỗi ca từ 5
giờ sáng đến 8 giờ tối, vừa thu gom, phân loại để xử lý, vận chuyển tới bãi
thải.
Xã đã thu hút sự tham gia của cộng đồng dân cư vào chương trình này
bắt đầu bằng việc nâng cao nhận thức của cộng đồng dân cư về nhiệm vụ và
quyền lợi của mình trong công tác vê sinh môi trường. Thông qua hệ thống

loa truyền thanh địa phương, phát liên tục 3 buổi trong ngày, đội VSMT xã
phổ biến quy định của UBND tỉnh Hà Tĩnh về bảo vệ môi trường ở địa
phương và các văn bản pháp quy khác như luật bảo vệ môi trường và nghị
định 175/CP của Chính phủ về hướng dẫn thi hành luật bảo vệ môi trường,
phổ biến quy chế của xã về bảo vệ môi trường. Trên cơ sở nhận thức được
quyền lợi, nghĩa vụ và trách nhiệm của mình đối với bảo vệ môi trường ở xã.
1865 hộ dân đã kí cam kết về những việc cụ thể để bảo vệ môi trường, trong
đó có việc đóng góp tài chính của môi hộ, với mức 3.000đồng/tháng vào quỹ
vệ sinh môi trường của xã. Bình quân mỗi tháng thu được trên 4 triệu đồng.
Ngoài ra xã còn huy động được 14 triệu của các thành viên trong đội VSMT
và đầu tư thêm 25 triệu cho hoạt động của đội. Với cách làm này, môi trường

73
của xã được cải thiện đáng kể, tạo việc làm cho 9 người trong đội VSMT và ý
thức tự giác của người dân được nâng lên rõ rệt.
Bảng 1.1: Ma trận đánh giá chung về hiệu quả của các mô hình xã hội
hoá công tác thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải rắn thực hiện tại
Việt Nam.
STT

Mô hình
Hình thức Hiệu quả
Tự
quản
Nhà
nước

Kinh
tế
Quản



hội
Môi
trường

1

Đội thu gom rác dân lập Cửa
Lò, Nghệ An
×
TB TB T T
2

Xử lý rác tại hộ gia đình Từ
Liêm, Hà Nội × T TB TB T
3

Xử lý chất thải sinh hoạt và
chăn nuôi tại xã Quan Lộc, An
Định, Thanh Hoá × T X T T
4

Thu gom, vận chuyển rác tại xã
Cổ Nhuế, Từ Liêm, Hà Nội. × TB T T T
5

Hợp tác xã VSMT thị trấn Phố
Mới, Quế Võ, Bắc Ninh × T T T T
6


Thu gom, vận chuyển, xử lý
chất thải rắn đô thị phường
Tam Kỳ, Quảng Nam
×

T T T T
7

Cộng đồng cùng tham gia thu
gom chất thải rắn ở Thạch Kim,
Thạch Hà, Hà Tĩnh. × T TB T T
Nguồn: Tác giả tự xử lý.
Hiệu quả: T: Tốt
TB: Trung bình
X: Xấu.
Nhận xét: Từ những mô hình cụ thể về xã hội hoá công tác thu gom, vận
chuyển và xử lý chất thải rắn đã triển khai tại Việt Nam nêu trên mà ta có
được ma trận đanhs giá chung về hiệu quả về các góc độ như kinh tế, quản lý,
xã hội và môi trường. Mặc dù các mô hình trên được thực hiện dưới các hình

×