Tải bản đầy đủ (.doc) (27 trang)

nguồn sử liệu hương ước thăng long - hà nội trước năm 1945

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (208.03 KB, 27 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

ĐINH THỊ THÙY HIÊN
NGUỒN SỬ LIỆU HƯƠNG ƯỚC THĂNG LONG-HÀ
NỘI TRƯỚC NĂM 1945
Chuyên ngành: Lịch sử Sử học và Sử liệu học
Mã số: 62 22 58 01
TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ LỊCH SỬ
HÀ NỘI - 2014
Công trình được hoàn thành tại:
Khoa Lịch sử - Trường Đại học KHXH&NV
Đại học Quốc gia Hà Nội
Người hướng dẫn khoa học:
PGS.TS. Phạm Xuân Hằng
PGS.TS. Vũ Văn Quân
Giới thiệu 1:……………………………………………………
Giới thiệu 2:……………………………………………………
Luận án sẽ được bảo vệ trước Hội đồng cấp cơ sở chấm luận án
Tiến sĩ họp tại……………………………………………………
vào hồi …… giờ …….ngày …… tháng……. năm……
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
1.1. Hương ước là một cụm từ quen thuộc trong đời sống xã hội, lại cũng
là một chủ đề hấp dẫn các nhà nghiên cứu từ nhiều lĩnh vực học thuật khác
nhau. Việc nghiên cứu từ nhiều góc độ, với những khung lý thuyết, hệ phương
pháp và thước đo khác nhau đã đem đến một hiểu biết căn bản về lịch sử phát
triển, về vai trò của hương ước trong quản lý làng xã cổ truyền, về một loại hình
văn bản pháp luật của các cộng đồng xã hội cấp cơ sở; về hương ước Việt Nam
trong đối sánh với hương ước Trung Hoa và hương ước, luật làng của một số
quốc gia khác cùng chịu ảnh hưởng của văn hóa Trung Hoa ở Đông Bắc Á như


Hàn Quốc, Nhật Bản; về việc hình thành và đặc điểm của hương ước qua các
thời kỳ; về bài học kinh nghiệm trong việc quản lý xã hội Việt Nam đương
đại…
Mặt khác, chính sự đa chiều trong cách tiếp cận, cũng như sự đa dạng của
hương ước theo bình diện và trắc diện hình thành nên những xu hướng nghiên
cứu hoặc đi sâu vào một/một số hương ước cụ thể để suy chiếu ra đặc tính
chung của hương ước Việt Nam, hoặc tìm hiểu những vấn đề lịch sử cụ thể
được phản ánh trong nguồn sử liệu; đi vào một lát cắt đồng đại, hoặc một lát cắt
lịch đại của hương ước Việt Nam. Trong khi đã có những chuyên gia hương
ước về một chuyên ngành nhất định như dân tộc học, sử học, luật học; hoặc về
một giai đoạn trong lịch sử phát triển hương ước như chuyên gia hương ước cổ,
hương ước cải lương, hay hương ước mới, vẫn còn thiếu vắng những nghiên
cứu bao quát và toàn diện về hương ước, đặc biệt nhìn hương ước trong sự liên
tục, với tính kế thừa và biến đổi theo thời gian cũng như sự tương đồng và dị
biệt của tính vùng miền theo không gian.
1.2. Một điểm gặp gỡ lớn trong giới nghiên cứu xưa nay là gắn hương
ước với làng xã, với nông thôn, một trong những hằng số của nền văn hóa Việt
1
Nam, yếu tố trội không chỉ xa xưa mà cả trong hiện tại. Trong khi đó, hương
ước ở một địa bàn mang tính chất “đô thị” với những thôn, phường, trại hầu
như chưa được quan tâm. Liệu có hay không sự khác biệt giữa hương ước của
khu vực này với khối hương ước mà chúng ta vẫn thường biết trước nay? Thăng
Long-Hà Nội được biết đến với tư cách là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa,
xã hội trong chiều dài lịch sử nghìn năm của Việt Nam, hơn nữa lại là một trong
những nơi diễn ra thí điểm cải lương hương ước – nơi lưu dấu bước chuyển từ
hương ước cổ sang hương ước cải lương thực sự là một đối tượng đáng quan
tâm. Làm được điều đó, không chỉ giúp hiểu sâu hơn nguồn hương ước trên một
không gian địa lý xác định, mà với tính cách là một không gian đặc biệt - bộ
phận hương ước đô thị, nó hứa hẹn sẽ góp vào hiểu biết chung, toàn diện hơn về
hương ước Việt Nam, cũng như khả năng giúp nhận diện sâu hơn sự chuyển

tiếp giữa hương ước cổ với hương ước cải lương hồi đầu thế kỷ XX.
1.3. Dù là loại hình tài liệu quen thuộc, song thực tế việc sử dụng, khai
thác nguồn tài liệu hương ước còn rất nhiều điều đáng bàn. Hiện tượng tùy tiện,
cẩu thả trong công bố giới thiệu tư liệu, đặc biệt việc thiếu tôn trọng tính toàn
vẹn của văn bản hay nhầm lẫn giữa các niên đại lập, sao hương ước dễ khiến
người sử dụng nhầm lẫn và hệ quả là sai lệch của kết quả nghiên cứu. Việc khai
thác có khi thiếu sự phê phán nghiêm túc, khi lại vì định kiến chủ quan mà coi
thường một bộ phận hương ước giá trị của sử liệu… Nghiên cứu hương ước
Thăng Long-Hà Nội sẽ góp phần chỉ ra một số nguyên tắc mang tính phương
pháp luận trong việc khai thác, sử dụng nguồn hương ước của Thăng Long-Hà
Nội nói riêng, mở rộng ra là của hương ước Việt Nam, hướng đến việc khai
thác đúng và hiệu quả hơn đối với nguồn tài liệu này.
1.4. Hương ước còn là vấn đề của thực tiễn đòi hỏi nhà nghiên cứu phải
nhận chân đầy đủ về bản chất, các yếu tố tác động đến sự hình thành và phát
triển của hương ước, đặc biệt mối quan hệ giữa yếu tố nội sinh/nhu cầu tự
2
thân/từ bên trong/từ bên dưới của chủ thể hương ước với yếu tố ngoại sinh/nhu
cầu kiểm sóat của nhà nước/từ bên ngoài/từ bên trên để việc thực hiện xây dựng
quy ước làng văn hóa (còn được biết đến với tên gọi “hương ước mới”) hiện
nay có được hiệu quả thực sự, có sức sống trong đời sống xã hội. Để đưa ra lời
giải cho bài toán hóc búa mà thực tiễn đang đặt ra cho các nhà quản lý cần phải
có một sự hiểu biết thấu đáo từ chính quá khứ đã qua. Việc nghiên cứu quá
trình phát triển hương ước Thăng Long-Hà Nội sẽ góp phần cung cấp luận cứ
khoa học cho việc xây dựng, quản lý xã hội cơ sở hiện đại.
2. Mục đích, đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Mục đích nghiên cứu: Đánh giá giá trị sử liệu của hương ước Thăng
Long-Hà Nội, đặc biệt đối với nghiên cứu lịch sử văn hóa của khu vực trên cơ
sở đặc điểm, tính chất của nguồn; Góp phần tìm hiểu những vấn đề chung của
hương ước Việt Nam, từ lịch sử phát triển, điều kiện hình thành cho đến đặc
điểm và giá trị sử liệu của hương ước Việt Nam; Đề xuất phương pháp khai

thác tư liệu hương ước trong nghiên cứu lịch sử; Đóng góp vào cơ sở khoa học
cho việc triển khai xây dựng và thực hiện hương ước, quy ước hiện nay.
Đối tượng nghiên cứu: Hương ước Thăng Long-Hà Nội với tính cách
một nguồn sử liệu.
Giới hạn thời gian nghiên cứu: Kể từ khi xuất hiện hương ước cho đến
trước cách mạng tháng Tám năm 1945.
Phạm vi không gian: Thăng Long - Hà Nội với tính cách một không gian
lịch sử-văn hóa, tương đương với hai huyện Vĩnh Xương/Thọ Xương và Quảng
Đức/Vĩnh Thuận trước đây, nay là các quận Hòan Kiếm, Hai Bà Trưng, Ba
Đình, Đống Đa, phần lớn Tây Hồ, một phần Hoàng Mai, Thanh Xuân, Cầu
Giấy của thành phố Hà Nội.
3. Nguồn tài liệu
3
Khối tài liệu cơ bản, quan trọng nhất đối với luận án chính là các văn bản
hương ước của Thăng Long-Hà Nội.
Khối công trình nghiên cứu của những người đi trước có liên quan trực
tiếp và gián tiếp đến hương ước.
Các tài liệu thư tịch, các sách vở, Nghị định cải lương hương chính.
4. Phương pháp nghiên cứu
Luận án được triển khai trên cơ sở áp dụng các phương pháp nghiên cứu
sau:
Phương pháp sử liệu học là phương pháp cơ bản áp dụng để phê phán
nguồn.
Phương pháp thống kê được sử dụng để trong việc khảo sát đặc điểm
mang tính định lượng về tập hợp các nguồn hương ước với tính chất là một tư
liệu đám đông.
Phương pháp mô tả áp dụng trong việc khai thác thông tin từ sử liệu
hương ước.
Phương pháp bản đồ giúp hình dung cụ thể, sinh động phân bố của hương
ước theo chiều ngang đồng đại cũng như chiều dọc lịch đại.

Các phương pháp lịch sử và phương pháp lô gíc được dùng khi phác họa
một số nét thuộc lịch sử văn hóa Thăng Long - Hà Nội.
5. Đóng góp của luận án
- Làm sáng tỏ những đặc trưng hình thức và nội dung của khối hương
ước Thăng Long - Hà Nội với tư cách hương ước của đô thị trong dòng chung
hương ước Việt Nam.
- Làm rõ giá trị phản ánh lịch sử văn hóa Thăng Long-Hà Nội của nguồn
sử liệu hương ước đặt trong đối sánh với những loại nguồn khác.
- Góp phần nhận thức đầy đủ, toàn diện và sâu sắc hơn về lịch sử hương
ước Việt Nam, đặc biệt về điều kiện hình thành và các giai đoạn phát triển.
4
- Đề xuất cách thức khai thác hương ước hiệu quả.
- Đóng góp vào cơ sở khoa học trong việc xây dựng hương ước, quy ước
hiện nay.
5. Cấu trúc của luận án
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Tài liệu tham khảo và Phụ lục, luận án
được cấu trúc thành 4 chương:
Chương 1: Tổng quan
Chương 2: Vài nét về hương ước và hương ước Thăng Long-Hà Nội
Chương 3: Các giai đoạn chuyển đổi của hương ước Thăng Long-Hà Nội
Chương 4: Lịch sử, văn hóa Thăng Long-Hà Nội qua hương ước
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN
1.1. Các công trình gián tiếp liên quan đến đề tài
1.1.1.Công trình nghiên cứu về làng xã
Mặc dù không chọn hương ước làm đối tượng nghiên cứu, trong những
công trình này hương ước thường được sử dụng làm dẫn liệu minh họa cho
phong tục tập quán, hoặc các quan hệ xã hội nội làng, liên làng hay siêu làng;
nhiều công trình còn dành để phân tích sâu vai trò quản lý xã hội nông thôn
Việt Nam truyền thống của hương ước, vì vậy đã phản ánh quan điểm của
người nghiên cứu, từ định nghĩa, đến chức năng, vai trò của hương ước trong

đời sống làng xã Việt Nam.
1.1.2. Công trình nghiên cứu về cải lương hương chính
Cung cấp hiểu biết chung về điều kiện ra đời, quá trình phát triển của
hương ước dưới điều kiện mới của thời Pháp thuộc hồi nửa đầu thế kỷ XX.
1.2. Các công trình trực tiếp liên quan đến đề tài
1.2.1.Các công trình về hương ước Việt Nam
5
1.2.1.1. Các công trình nghiên cứu sử dụng hương ước làm nguồn tư liệu
căn bản
Là những minh chứng cụ thể, sinh động cho giá trị phản ánh của nguồn
hương ước. Tuy nhiên, vì chỉ quan tâm đến một khía cạnh nhất định nên các
công trình này thiếu tính tổng thể trong đánh giá trị của nguồn tài liệu này. Hơn
nữa, nhìn vào thời gian, địa bàn, khía cạnh nghiên cứu cho thấy sự lẻ tẻ, rời rạc.
1.2.1.2. Các công trình sưu tầm, dịch thuật và công bố hương ước
Bước đầu đem đến cho người nghiên cứu khả năng tiếp cận tài liệu, và
phản ánh ở mức độ nhất định nhận thức của tác giả về đặc điểm giá trị nghiên
cứu của loại văn bản này.
1.2.1.3. Các công trình nghiên cứu lấy hương ước làm đối tượng nghiên
cứu
Nhóm nghiên cứu những vấn đề chung về hương ước
Bắt đầu từ thập niên 80 của thế kỷ trước, dưới nhiều góc độ nghiên cứu
như sử học, nhân học, văn hóa học, dân tộc học, pháp lý… nhóm công trình này
đã đưa đến những nhận định đa chiều về hương ước, đạt được thành tựu đáng
kể về khía cạnh thuật ngữ, các giai đoạn hương ước, mối quan hệ giữa hương
ước với lệ làng, với luật pháp nhà nước, vai trò của hương ước trong đời sống
xã hội nông thôn trong lịch sử Tuy nhiên, những nhận định chung thường
được dựa trên dẫn liệu hương ước có chọn lọc, các nhà nghiên cứu lại thường
tập trung vào một giai đoạn hương ước cụ thể, nên vẫn còn thiếu cái nhìn hệ
thống, liên ngành, xuyên suốt thấu đáo về đặc tính cũng như giữa các giai đoạn
phát triển khác nhau của hương ước.

Nghiên cứu so sánh
Dựa trên sự tương đồng và dị biệt giữa hương ước Việt Nam với hương
quy của Trung Quốc, hương ước Hàn Quốc, Triều Tiên, hay luật làng của Nhật
Bản giúp đi đến nhận thức sâu hơn về hương ước Việt Nam.
6
Nhóm nghiên cứu văn bản hương ước cụ thể
Đây là những nghiên cứu “điểm” song hành với nghiên cứu “diện” ở trên
cùng nhằm làm nổi bật những nét khái quát chung nhất về hương ước Việt
Nam.
Nhóm nghiên cứu về hương ước ở một địa bàn, thuộc một giai đoạn cụ
thể
Khảo cứu nội dung và hình thức của hương ước, từ đó một mặt để hiểu
tính sinh động, đa dạng của hương ước theo nhiều thước đo như yếu tố địa lý,
nơi lưu giữ, thời kỳ lịch sử, mặt khác lại góp phần vào một hiểu biết khái quát
về hương ước Việt Nam nói chung.
1.2.2.Các công trình về hương ước Thăng Long-Hà Nội
1.2.2.1. Các công trình nghiên cứu trong đó hương ước xuất hiện với tư
cách là dẫn liệu
Đã có một số công trình dựa hoàn toàn vào nguồn hương ước của Hà Nội
hiện nay để tìm hiểu những vấn đề của lịch sử, văn hóa Hà Nội. Tuy nhiên, thực
tế cũng mới chỉ có một số ít hương ước của Thăng Long-Hà Nội được sử dụng.
1.2.2.2. Sưu tầm, dịch thuật và công bố
Những công trình tuyển chọn, giới thiệu, dịch, sưu tầm hương ước Thăng
Long - Hà Nội với phạm vi không gian Hà Nội trước khi Hà Tây và một phần
Hòa Bình, Vĩnh Phúc được sáp nhập vào. Danh mục, thư mục hương ước Hà
Nội tại hai kho Viện Nghiên cứu Hán Nôm và Viện Thông tin Khoa học Xã hội
cũng đã được công bố giúp người đọc, người nghiên cứu nhanh chóng và dễ
dàng tiếp cận nguồn văn bản này. Những phần tổng quan với tính cách một bộ
phận trong mỗi công trình đã giới thiệu các giá trị chung của mỗi tập hợp văn
bản.

1.2.2.3. Hương ước với tư cách là đối tượng nghiên cứu
7
Một số văn bản hương ước cụ thể cũng như tập hợp hương ước trên
những không gian nhất định của Hà Nội hiện nay đã được giới thiệu, nghiên
cứu. Những công trình này ở mức độ nhất định đã gợi ra nét riêng biệt, tính đô
thị yếu của hương ước Thăng Long-Hà Nội, cũng như có khả năng giúp đem lại
cái nhìn so sánh hương ước Thăng Long-Hà Nội với khu vực nông thôn của Hà
Nội ngày nay.
CHƯƠNG 2. VÀI NÉT VỀ HƯƠNG ƯỚC VÀ HƯƠNG ƯỚC
THĂNG LONG - HÀ NỘI
2.1. Khái niệm hương ước
Thực tế sưu tầm và nghiên cứu nguồn hương ước Việt Nam cho thấy phổ
biến hương ước được hiểu theo hai nghĩa: Ở một mức độ rộng, đó là văn bản
ghi những quy ước giữa các cá nhân trong một cộng đồng thuộc làng xã (giáp,
xóm, ngõ, thôn, dòng họ…); Ở cấp độ hẹp, chỉ những văn bản có khả năng điều
chỉnh hành vi của mọi thành viên của làng mới là hương ước. Trong luận án
này, chúng tôi sử dụng khái niệm hương ước với nghĩa rộng.
2.2. Hương ước Việt Nam
Hương ước là sản phẩm của các cộng đồng, và được trân trọng lưu giữ
trong chính cộng đồng đã sản sinh ra mình. Tuy nhiên, do điều kiện tự nhiên và
bối cảnh lịch sử cụ thể mà hương ước đã bị mất mát, thất lạc đi rất nhiều. Hiện
nay hương ước được bảo quản ở những địa chỉ sau.
2.2.1. Hương ước lưu giữ tại Viện Nghiên cứu Hán Nôm
Kho sách tục lệ tại Viện Nghiên cứu Hán Nôm bao gồm hơn 700 đầu tài
liệu, trong đó chủ yếu là phông sách kí hiệu AF, gồm 647 văn bản chép tay từ
các địa phương gửi đến trong dịp sưu tầm và xây dựng kho tư liệu Hán Nôm
của Viễn đông Bác cổ Pháp tại Hà Nội vào những năm đầu thế kỷ XX
2.2.2. Hương ước lưu giữ tại Viện Thông tin Khoa học Xã hội
8
Tại đây lưu giữ hơn 5000 đầu tài liệu hương ước bằng chữ quốc ngữ, chủ

yếu được viết tay, soạn thảo vào nửa đầu thế kỷ XX và hơn 1200 văn bản
hương ước được viết bằng chữ Hán hoặc chữ Nôm, trong đó khoảng trên 50 văn
bản được soạn vào các thế kỷ XVIII, XIX, còn lại là thế kỷ XX
2.2.3. Hương ước lưu giữ tại những nơi khác
Hệ thống các thư viện, lưu trữ của trung ương và cấp tỉnh (chẳng hạn
Trung tâm lưu trữ quốc gia I) lưu giữ bản gốc, hoặc bản sao hương ước từ hai
kho Viện NCHN và Viện TTKHXH. Một số lượng chưa được thống kê, nhưng
chắc chắn là không hề nhỏ hiện vẫn lưu lạc trong các cộng đồng sản sinh ra
chúng.
2.3. Hương ước Thăng Long-Hà Nội
2.3.1. Địa điểm hình thành hương ước
Trên cơ sở xác định những địa điểm có vấn đề: 4 trường hợp xuất hiện
nhiều địa danh trên cùng văn bản; 3 trường hợp có sự vênh mang tính đồng đại
giữa địa danh trang bìa với nội dung hương ước; Định vị 7 địa danh không rõ,
cho thấy 61 văn bản, trừ 2 hương ước của Văn hội huyện Thọ Xương, và 1 của
tổng Đông Thọ, thuộc về 44 xã, phường, trại của 10 tổng của 2 huyện. Trong đó
hương ước có ở 6/8 tổng thuộc huyện Thọ Xương; 5 tổng thuộc huyện Vĩnh
Thuận.
2.3.2. Niên đại của hương ước
Thông tin về yếu tố thời gian trong các hương ước Thăng Long-Hà Nội
tương đối phong phú với thời gian lập, đệ trình, phê duyệt, sao chép, sửa đổi, bổ
sung. Trên cơ sở xác định lại 7 hương ước có thông tin về niên đại, nhưng cần
phải làm rõ; xác định niên đại lập đối với 12 hương ước không ghi năm lập dựa
trên thông tin phê duyệt, nội dung hương ước…. cho thấy trong dòng chung của
lịch sử hương ước Việt Nam, thậm chí ngay cả với hương ước ở khu vực Hà
Nội, thì hương ước Thăng Long-Hà Nội có niên đại muộn hơn rất nhiều.
9
2.3.3. Bản gốc và bản sao
Trong số 61 văn bản, có 19 văn bản có dấu viện EFEO, đều là văn bản
lưu giữ tại Viện Nghiên cứu Hán Nôm. Hai văn bản gốc là Kim Ngân đình thị

lệ, lưu giữ tại đình Kim Ngân, và một là hương ước làng Bạch Mai. 34 văn bản
có ấn triện và chữ ký của Tiên chỉ, Lý trưởng, Tri huyện… vào thời điểm sao
đều thuộc về Viện TTKHXH, cho thấy đây là các bản sao được chứng thực, có
giá trị pháp lý ngang bằng với bản gốc. Một văn bản chỉ có chữ ký Thư ký. 5
văn bản không có dấu chứng thực, trong đó có hai văn bản in.
2.3.4. Phân loại hương ước
Phân loại theo tên gọi: Tên gọi rất đa dạng, trong đó phổ biến nhất là
Hương ước (33 lần), Khoán lệ (9 lần), Điều lệ và Bạ (đều 4 lần), Tục lệ (2 lần);
Lệ, Khoán bạ, Khóan ước, Lư sử, Lệ bạ, Hương tục (1 lần). Khoán lệ phổ biến
nhất trong giai đoạn trước năm 1917. Hương ước bắt đầu được các cộng đồng
chủ thể ở Thăng Long-Hà Nội sử dụng từ năm 1917, và nhanh chóng trở thành
tên gọi phổ biến.
Phân loại theo địa điểm lưu giữ: Tập trung ở hai kho Viện Nghiên cứu
Hán Nôm (22 văn bản) và Viện Thông tin KHXH (37 văn bản). Tại địa phương
và Trung tâm Lưu trữ Quốc gia I đều chỉ có một bản.
Phân loại theo lọai hình: Loại hình hương ước chiếm chủ đạo với 50/61
văn bản trong khi 11/61 văn bản thuộc lọai hình khoán ước. Trong khi loại hình
khoán ước ngày càng giảm (9/11 khoán ước có niên đại thuộc về thế kỷ XIX trở
về trước, 1/11 khóan ước lập trước năm 1921 và 1/11 khoán ước lập sau năm
1921) thì càng về sau loại hình hương ước càng chiếm ưu thế.
Phân loại theo chữ viết: Dựa trên ngôn ngữ chủ yếu, thống kê được 22
văn bản chữ Hán, 16 văn bản Nôm, và 23 văn bản chữ quốc ngữ. Hương ước
chữ Hán được lập từ năm 1910 (Duy Tân 1) trở về trước, văn bản Nôm từ 1915-
1942, văn bản quốc ngữ từ năm 1920 trở về sau.
10
Phân loại theo các giai đoạn phát triển: Được sử dụng phổ biến, song
vẫn còn một số vấn đề chưa thống nhất trong cách phân chia này, liên quan đến
tên gọi cũng như mốc thời gian phân định giữa các giai đoạn.
CHƯƠNG 3. CÁC GIAI ĐOẠN CHUYỂN ĐỔI CỦA HƯƠNG ƯỚC
THĂNG LONG - HÀ NỘI

3.1. Hương ước cổ (trước năm 1906)
3.1.1. Sự xuất hiện
Đặc điểm dân cư ở Thăng Long-Hà Nội khác với các nơi do đây là nơi tụ
hội bốn phương. Điều này cản trở việc xuất hiện của hương ước, dẫn đến hương
ước xuất hiện muộn và thưa thớt so với các nơi khác. Tuy nhiên nhu cầu cố kết
theo các tổ chức nghề nghiệp, tầng lớp (hội, phố ) lại là lực đẩy cho sự phát
triển của loại hình khoán ước. Ở Thăng Long-Hà Nội, loại hình khoán ước phổ
biến hơn trong giai đọan này, và lại muộn bị thay thế bởi hương ước so với
những nơi khác. Có thể thấy, điều kiện hình thành, mật độ, thời điểm, nhịp độ
phát triển khác biệt của hương ước Thăng Long-Hà Nội với các khu vực khác.
3.1.2. Đặc điểm hình thức
Tổng số hương ước có niên đại trước năm 1906 gồm 16 văn bản. Tất cả
hương ước giai đoạn này đều được viết bằng chữ Hán, phần nhiều viết tay, 2
bản khắc in. Phần lớn đều là các bản sao chép nên không tránh khỏi sự cắt xén
so với bản gốc. Các hương ước về cơ bản có một cấu trúc chung với 5 yếu tố,
song trong từng trường hợp cụ thể lại có sự khác biệt. Tổng số điều lệ đa dạng
từ dưới 10 cho tới trên 50, thường chỉ được liệt kê, song cá biệt có trường hợp
ghi rõ số điều khoản có trong nội dung
3.1.3. Đặc điểm nội dung
Quy nội dung của hương ước về 5 lĩnh vực: đời sống chính trị, kinh tế, xã
hội, bảo an, văn hóa tín ngưỡng, có sự khác biệt rất lớn về nội dung phản ánh
của các bản hương ước, cho thấy nhu cầu của các cộng đồng rất khác nhau. Hai
11
lĩnh vực được quy định nhiều nhất liên quan đến đời sống xã hội và đời sống
văn hóa tín ngưỡng.
3.2. Giai đoạn chuyển tiếp (từ năm 1906 đến trước ngày 12-8-1921)
3.2.1. Điều kiện ra đời
Từ khỏang năm 1906 chính quyền một số tỉnh Bắc Kỳ, trong đó có Hà
Đông đã từng bước can thiệp vào đời sống làng, thôn, phường, trại, tiến hành
từng bước bước chậm nhưng chắc chắn và hiệu quả chính sách cải lương hương

chính thí điểm. Chủ trương ấy trong điều kiện làn sóng duy tân đầu thế kỷ XX
đã đưa hương ước vào một giai đoạn chuyển tiếp thể hiện qua những thay đổi
từng bước, tiến đến một bản hương ước mẫu, cả về mặt hình thức và nội dung
của hương ước trong giai đoạn 1906 cho đến trước ngày 12 tháng 8 năm 1921.
3.2.2. Đặc điểm hình thức
Những chuyển biển về hình thức không chỉ về mặt chữ viết, hình thức
viết tay hay đánh máy, chất liệu giấy, từ chỗ liệt kê điều khoản sang đánh số
điều khoản, dung lượng, tổng số điều khoản trung bình cũng có xu hướng tăng
lên , mà quan trọng là dần đã hình thành nên cấu trúc hương ước hai phần
Chính trị và Tục lệ và sự xuất hiện của hương ước biên sọan theo mẫu cuối năm
1920-1921. Dù theo mẫu song vẫn thấy có trường hợp khác biệt, phản ánh đặc
thù của các cộng đồng làng xã liên quan đến việc vệ nông, canh phòng, đường
xá, cầu cống
3.2.3. Đặc điểm nội dung
Từ chỗ các điều khoản đa dạng theo nhu cầu của cộng đồng, dần dần
hương ước đã được cấy vào các nhân tố chính trị mới vào cũng nâng nội dung
quy định về bộ máy quản lý làng xã lên thành một nội dung căn bản. Cho đến
cuối năm 1920-trước tháng 8 năm 1921, các khía cạnh nội dung phản ánh của
hương ước về cơ bản là giống nhau giữa các cộng đồng.
12
3.3. Hương ước cải lương (từ sau ngày 12-8-1921 đến trước tháng 8
năm 1945)
3.3.1. Bối cảnh lịch sử
Ngày 12-8-1921, Thống sứ Bắc Kỳ đã ra Nghị định tiến hành cải lương
hương chính chính thức ở Bắc Kỳ. Chính quyền thực dân can thiệp vào việc
biên soạn và quản lý hương ước thông qua việc ban hành một mẫu hương ước
với những nội dung định sẵn và các làng có nhiệm vụ điền thêm thông tin vào
mẫu. Với hương ước Thăng Long-Hà Nội, mà phần lớn thuộc phạm vi hành
chính huyện Hoàn Long thuộc tỉnh Hà Đông thực chất là sự tiếp nối của
hương ước giai đoạn trước đó, đặc biệt là cuối năm 1920, đầu năm 1921.

3.3.2. Đặc điểm hình thức
Khác với giai đọan chuyển tiếp trước đó, đến đây hình thức các văn bản
hương ước có sự tương đồng cao do được biên soạn theo mẫu. Căn bản vẫn là
các bản hương ước chữ quốc ngữ, có dung lượng, số điều khoản ít nhiều khác
biệt. Tính khuôn mẫu thể hiện rõ ràng ở sự vênh giữa mục lục và nội dung, biểu
hiện của việc biên sọan lấy lệ với nhiều mục bỏ trống, những quy định mang
tính giả định hoặc đưa vào thì tương lai… Tuy nhiên, phân tích hệ thống về mặt
hình thức vẫn thấy được đặc điểm kinh tế, xã hội… có tác động nhất định đến
sự khác biệt về hình thức hương ước giữa các cộng đồng.
3.3.3. Đặc điểm nội dung
Một mặt, tính khuôn mẫu làm cho hương ước giảm tính sinh động, đa
dạng, mang bản sắc rõ rệt của các cộng đồng chủ thể. Mặt khác, không thể phủ
nhận với việc đưa về một mẫu chung với khá đầy đủ các mặt quy ước về đời
sống làng thôn, phường, trại, rõ ràng đã tăng khả năng cung cấp thông tin đầy
đủ và đa dạng về đời sống cộng đồng cơ sở xã hội, tăng khả năng khai thác của
nhà nghiên cứu.
13
Tuy nhiên, mức độ đáng tin cậy lại cần phải được lưu ý, có sự khác biệt
giữa từng vấn đề, khía cạnh Nhà nghiên cứu phải khai thác một cách có phê
phán, tuyệt đối tránh việc chỉ trích dẫn từng điều khoản đơn lẻ khi cần mà
không đặt trong tổng thể của hương ước cũng như trong sự so sánh với các
nguồn sử liệu khác.
CHƯƠNG 4. LỊCH SỬ VĂN HÓA THĂNG LONG-HÀ NỘI QUA
NGUỒN HƯƠNG ƯỚC
4.1. Đời sống chính trị
4.1.1. Bộ máy quản lý cấp cơ sở
4.1.1.1. Bộ máy quản lý hành chính
Đội ngũ chức dịch, lý dịch qua thời gian đã được phản ánh ngày càng rõ
nét. Đặc điểm xã hội đô thị được thể hiện qua những quy định về thời hạn, trách
nhiệm, quyền lợi của đội ngũ này.

4.1.1.2. Bộ máy tự quản
Đội ngũ kỳ mục dù có phần ẩn tàng hơn song lại là đội ngũ hùng hậu,
được trọng vọng, có vai trò quan trọng trong đời sống chính trị của cư dân
Thăng Long-Hà Nội. Sự thay đổi của bối cảnh lịch sử đã có những tác động
nhất định đến vai trò của tầng lớp này theo thời gian.
4.1.2. Các tổ chức xã hội
4.1.2.1. Giáp
Giáp là tổ chức xã hội được phản ánh nhiều trong hương ước, mang tính
đa dạng về tên gọi, số lượng, chức năng Giáp có lệ riêng, có chức năng canh
phòng, lễ lạt, chia ruộng, đóng góp sưu thuế , chào đón đinh nam đến với cộng
đồng và tiễn biệt con người về thế giới bên kia, trong đó tế tự và tang ma là
những chức năng nổi bật. Ngòai tư cách là một tổ chức theo tuổi tác, có nơi còn
tập hợp theo địa vực, hoặc theo nghề nghiệp Trên thực tế các loại giáp đan
xen trong cộng đồng, làm cho giáp càng trở nên mờ ảo, ẩn tàng và phức tạp.
14
4.1.2.2. Tư văn
Tổ chức tư văn tập hợp những người có học hành, đỗ đạt, thậm chí cả
những người có tiền bỏ ra để mua chân tư văn, là một hệ thống dọc với tư văn
thôn, phường, trại, Văn hội của tổng, của huyện. Chức năng chính của Hội thể
hiện trong việc tế tự, lễ nghi của cộng đồng, được vận hành dựa trên quỹ ruộng
đất do quyên góp, cúng tiến, hay thôn, phường, trại giao cho.
4.1.2.3. Các tổ chức khác
Các tổ chức họ, phường, hội, điếm, thôn, xóm ngõ được hiện lên dù
không nhiều thông tin nhưng lại cho thấy một đời sống chính trị cơ sở của xã
hội Thăng Long-Hà Nội đầy đa dạng, phức tạp và chằng chéo.
4.2. Đời sống kinh tế
4.2.1. Tình hình đất đai
Các cộng đồng làng, thôn, phường, trại ở Thăng Long-Hà Nội có diện
tích nhỏ, đất chật, người đông, nếu có ruộng đất công cũng rất ít. Mỗi cộng
đồng lại có những cách thức sử dụng riêng, tạo nên một bức tranh sử dụng

ruộng đất đa dạng, kết hợp nhiều cách thức khác nhau, trong đó phần lớn là
dành cho họat động tế tự và đấu giá hay cho thuê để công dùng. Với khuôn mẫu
hương ước cải lương, dù hình thức phân quân giữa các thành viên được quy
định trong hầu khắp các hương ước, thì thực tế đó lại không phải là thực tế diễn
ra mà mang tính hình thức.
4.2.2. Kết cấu kinh tế
Hiện lên rất mờ nhạt, chủ yếu với một số thông tin về những thôn,
phường, trại chuyên nghề nông nghiệp, thủ công nghiệp hay thương nghiệp.
4.3. Đời sống xã hội
4.3.1. Quản lý dân cư
4.3.1.1. Thị dân – Nông dân
Kết cấu thị dân-nông dân hiện lên phản ánh đặc điểm cư dân khác biệt
của đô thị Thăng Long-Hà Nội. Do là nơi trung tâm tụ hội của bốn phương, nên
15
ở đây có hai luồng di cư từ Thăng Long-Hà Nội ra ngoài và ngược lại. Điều này
khiến cho vấn đề quản lý dân cư trở thành vấn đề trọng tâm trong mối quan tâm
của các cộng đồng chủ thể. Trong cách quản lý khối cư dân này, các cộng đồng
có xu hướng vừa cởi mở đón nhận, lại vừa ràng buộc chắc chắn bằng quy địnhh
rõ trách nhiệm của người ngụ cư cũng như của người làng bảo lãnh và cho trú
ngụ.
4.3.1.2. Quản lý đô thị
Trong môi cảnh văn hóa, kinh tế, xã hội có ít nhiều khác biệt với khu vực
xung quanh, cư dân Thăng Long-Hà Nội đã tạo dựng nên cảnh quan, môi
trường sống, hình thành nên lối sống đô thị của riêng mình, trong đó đan xen cả
tốt lẫn xấu. Chính vì vậy, các quy định về vấn đề vệ sinh, bảo vệ mỹ quan, bảo
vệ thuần phong mỹ tục được đề ra trong các bản hương ước.
4.3.2. Bảo vệ trật tự trị an
Việc tuần phòng bảo vệ đồng điền, trông coi trộm cắp trong thôn,
phường, trại,… là một nội dung quan trọng được phản ánh. Hình ảnh người
tuần được hiện lên rất phong phú đa dạng về lứa tuổi, tên gọi, quyền lợi, trách

nhiệm.
4.3.3. Tang ma
Những quy ước ràng buộc hai chiều giữa gia đình tang chủ với cộng đồng
là khía cạnh chủ yếu của đời sống tang ma được phản ánh trong hương ước. Ở
đây có sự đa dạng trong tang lệ, trong thủ tục… giữa các cộng đồng, phản ánh
đời sống xã hội Thăng Long-Hà Nội một cách sinh đồng.
4.3.4. Cưới xin
Thông tin tập trung ở thủ tục, trách nhiệm của gia đình hôn chủ đối với
cộng đồng mà nổi bật là lệ nộp cheo. Hình thức cheo lệ có sự khác biệt mang
tính đồng đại và lịch đại.
4.4. Đời sống văn hóa tín ngưỡng
16
4.4.1. Cơ sở thờ tự
Dù chỉ đề cập ở mức độ tản mát, sơ lược, chưa bao quát được đầy đủ hệ
thống đền chùa miếu mạo ở tại chính các cộng đồng có hương ước, song khi kết
nối chúng lại với nhau có thể giúp hình dung về một hệ thống cơ sở vật chất
phục vụ hoạt động tế tự tại đô thị Thăng Long – Hà Nội với đa dạng các loại
hình miếu vũ cũng như mật độ khá dày đặc ở những cộng đồng đất chật người
đông này.
4.4.2. Các lễ tiết
Hệ thống lễ tiết dày đặc, trong đó những lễ tiết có mật độ cộng đồng thực
hiện cao mang tính phổ biến trong đời sống người nông dân Việt ở đồng bằng
Bắc Bộ, nhưng việc thời gian tổ chức xê dịch lớn, thậm chí nhiều tháng trời,
cùng với mật độ không hẳn lớn so với những lễ tiết khác phản ánh cái gốc gác,
cái căn tính nông dân vẫn còn đậm nét trong cư dân đô thị. Những lễ tiết khác
có tên và không rõ tên gọi, dù mật độ tập trung thấp hơn song lại biểu hiện cho
sự đa dạng, riêng biệt của đời sống tín ngưỡng cư dân đô thị Thăng Long – Hà
Nội.
4.4.3. Chi phí
Tiền công và đóng góp là hai hình thức phổ biến nhất trong số các nguồn

gốc của chi phí dành cho việc tế tự. Sự đa dạng về tổng chi phí như vậy có thể
bắt nguồn từ mức độ phản ánh khác nhau (đầy đủ hoặc không) của từng văn bản
hương ước, cũng có thể phụ thuộc và diện tích, số dân của các cộng đồng, song
phần nào đó cũng gợi mở về điều kiện phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội có sự
phân hóa ngay trong chính đô thị này.
4.5. Giáo dục
Khía cạnh giáo dục hiện lên qua những quy ước khuyến học, từ miễn trừ
tạp dịch, tuần phòng… cho học trò, kẻ sĩ, tới lệ mừng, khao vọng (đón rước,
mừng tiền, hiện vật…) đối với người đỗ đạt. Qũy khuyến học gồm ruộng đất,
17
tiền bạc ở một số nơi cũng được hiện lên qua hương ước. Ở đây cũng thấy sự đa
dạng, khác biệt mang tính lịch đại và đồng đại.
KẾT LUẬN
1. Hương ước Thăng Long-Hà Nội, với mật độ, tỷ lệ, khung thời gian so
với các loại hình sử liệu văn bản khác của Thăng Long-Hà Nội như địa bạ, văn
bia thì rất khiêm tốn. Tuy nhiên, với đặc điểm phản ánh phong tục tập quán
riêng của từng cộng đồng, đây là nguồn cung cấp bổ sung, thậm chí là duy nhất
những thông tin mà những nguồn khác không có được như việc sử dụng ruộng
đất công, vấn đề quản lý dân cư đô thị, đời sống tế tự ở cơ sở xã hội, về các tổ
chức xã hội nội và liên làng, thôn, phường trại. Hơn nữa, hệ thống văn bản
hương ước đã phần nào cho thấy bóng dáng, đặc trưng đô thị, bổ sung cho các
nguồn khác phản ánh đặc tính “đô thị yếu” của Thăng Long-Hà Nội, nơi có
những khía cạnh riêng biệt nhưng vẫn bị níu kéo, thậm chí chi phối bởi yếu tố
làng xã.
2. Mang sắc thái đô thị, phản ánh sắc thái đô thị, đồng thời hương ước
Thăng Long-Hà Nội có thể được xem là đại diện của bộ phận hương ước “đô
thị” trong dòng chung hương ước Việt Nam. Tính riêng ấy không phải là do
một cá nhân, một chủ thể nào dựng ra một khuôn mẫu hương ước riêng cho khu
vực đô thị, mà là kết quả của sự nhào nặn bởi nhiều yếu tố. Hương ước vốn là
quá trình văn bản hóa của những tục lệ, những quy ước giữa các thành viên của

các tổ chức xã hội (giáp, thôn, xóm ), có sự kiểm sóat của Nhà nước để tránh
việc lệ làng xung đột, đi ngược lại phép nước, và tất nhiên với sự chấp bút của
những người biết chữ (tầng lớp trí thức từ Nho học đến Taan học sau này). Ở
các làng xã, nơi những cá nhân sống gắn bó với nhau trong một không gian địa
lý được giới hạn bởi lũy tre, cổng làng; kết nối bởi sợi dây huyết thống kéo dài
từ đời này qua đời khác, cùng nhau cày cấy trên những cánh đồng, cùng bảo vệ
18
hoa mầu, bình yên của xóm làng; dùng chung giếng nước, bến sông; sẻ chia
mối cộng cả với những bậc thần linh có công lao với cộng đồng đã sớm hình
thành những tục lệ riêng, khiến nhà nước phải tìm cách kiểm sóat. Ở Thăng
Long-Hà Nội, trung tâm tụ hội bốn phương, đặc điểm dân cư thiếu sự gắn kết
theo kiểu làng xã ban đầu không thúc đẩy, thậm chí là cản trở sự xuất hiện của
hương ước. Nhưng rồi, những cư dân “tứ phương” vì nhiều lý do mà “tụ hội” về
trung tâm của đất nước lại phải xích lại với nhau trong những cộng đồng, tổ
chức xã hội mang đặc trưng đô thị (phường, hội, thôn, trại mới ). Đó chính là
lực đẩy nâng đỡ sự hình thành và phát triển của hương ước ở Thăng Long-Hà
Nội. Vì vậy, dẫn đến việc hương ước Thăng Long-Hà Nội xuất hiện muộn, với
mật độ thưa thớt, không đồng nhịp với quá trình phát triển của hương ước làng
xã Việt Nam nói chung; cũng như quy định tính trội của loại hình khoán ước
trong thời kỳ đầu tiên của hương ước Thăng Long-Hà Nội. Như vậy, vẫn là ba
yếu tố điều kiện hình thành hương ước xưa nay đã được chỉ ra, nhưng yếu tố
nội tại, nói cách khác là nhu cầu tự thân của các cộng đồng đô thị lại mang đặc
điểm khác biệt so với các cộng đồng ở khu vực nông thôn, và điều này cho thấy
đặc điểm dân cư có ý nghĩa quyết định tới việc hình thành nên hương ước riêng
của Thăng Long-Hà Nội trong đối sánh với hương ước nông thôn của Việt
Nam.
3. Đầu thế kỷ XX, dưới thời thuộc Pháp, một phần đất Thăng Long-Hà
Nội trở thành khu nhượng địa của người Pháp, trong khi phần khác được sáp
nhập vào tỉnh Hà Đông, một tỉnh trọng yếu nằm ở cửa ngõ của trung tâm hành
chính-chính trị-văn hóa của chính quyền thực dân. Thăng Long-Hà Nội xưa, khi

ấy nằm trong một trong những địa bàn thực dân Pháp chọn để từng bước thử
nghiệm cải lương hương chính, can thiệp vào đời sống xã hội ở tận cấp cơ sở ở
Bắc Kỳ (khỏang năm 1906-trước tháng 8 năm 1921). Dưới tác động của những
chủ trương, chính sách của Pháp, hương ước Thăng Long-Hà Nội có sự thay
19
đổi dần cả về hình thức và nội dung. Cùng với hương ước ở một số địa phương
khác như Bắc Ninh, Phúc Yên , hương ước Thăng Long-Hà Nội – với tính
cách là một bộ phận của hương ước Hà Đông bấy giờ - không chỉ là nguồn tài
liệu góp phần tìm hiểu về cải lương hương chính ở Bắc Kỳ trước năm 1921,
một giai đọan mới bắt đầu được quan tâm nhiều ở những năm gần đây nhưng
vẫn gặp nhiều khó khăn bởi thiếu vắng nguồn tài liệu – mà bản thân chúng còn
hé mở về một giai đọan “tiền hương ước cải lương”, hay “cải lương hương ước
thí điểm”, giúp mở rộng hiểu biết về giai đọan hương ước cải lương (hương ước
cận đại) Việt Nam với một khung niên đại và cả những đặc điểm khác với nhận
thức chung xưa nay.
4. Từ hương ước Thăng Long-Hà Nội cũng góp phần làm nổi rõ hơn một
đặc điểm lớn của hương ước Việt Nam, đó là luôn trong dòng chảy liên tục.
Điều này không chỉ thẻ hiện thông qua quá trình tự sửa đổi, điều chỉnh của các
cộng đồng với kết quả là những bản hương ước tục biên ở cả giai đoạn hương
ước cổ lẫn hương ước cải lương, mà ngay ở bước chuyển tiếp từ hương ước cổ
sang hương ước cải lương vốn xưa nay vẫn thường được nhìn nhận như hai giai
đọan tách biệt. Đặc điểm này cũng buộc nhà nghiên cứu phải nhìn nhận lại cách
thức tiến hành cải lương hương chính ở Bắc Kỳ, cũng như đánh giá một cách
đầy đủ hơn về cải lương hương chính ở Bắc Kỳ hồi đầu thế kỷ XX.
5. Các nhà nghiên cứu đi trước đã đánh giá rất nhiều về hương ước với tư
cách một loại hình văn bản quản lý làng xã, hoặc dưới góc độ văn hóa, chỉ ra
những mặt tích cực cần kế thừa, cũng như những điểm hạn chế cần khắc phục
hoặc loại bỏ.
Nhìn lại lịch sử phát triển của hương ước Thăng Long-Hà Nội, giai đoạn
hương ước cổ, yếu tố can thiệp của Nhà nước không rõ ràng, trong khi nội dung

và hình thức của hương ước mang tính đa dạng cao, phản ánh đặc trưng riêng
của địa phương. Giai đoạn 1906 đến đầu năm 1921 là một giai đoạn chuyển
20
tiếp, có những thay đổi, đi từ chỗ đa dạng, sinh động, riêng biệt tới chỗ hình
thành một khuôn mẫu riêng. Từ khi thực dân Pháp chính thức ban hành Nghị
định số hiệu 1949, tiến hành cải lương hương chính khắp Bắc Kỳ thì hương ước
mẫu được áp dụng đồng loạt khiến cho hương ước ngày càng trở nên nghèo
nàn, xơ cứng, bởi một phần lớn dung lượng của hương ước chỉ là sự cụ thể hóa
những quy định của nhà nước. Với việc Nhà nước càng can thiệp sâu vào việc
biên soạn hương ước, hương ước chuyển từ chỗ phản ánh nhu cầu nội tại của
từng cộng đồng, và đến lượt nó lại phản ánh đặc trưng kinh tế, văn hóa, xã hội
của chính cộng đồng ấy sang chỗ biên soạn chung một mẫu, giảm bớt tính đặc
trưng, đặc thù của từng cộng đồng chủ thể hương ước.
Tuy nhiên, ở góc độ khác, một số nội dung bắt buộc được đưa vào như
ruộng đất, lại là nguồn thông tin mới, phục vụ nhận thức của nhà nghiên cứu.
Đặc điểm hình thức và nội dung của hương ước chuyển từ con mắt bên trong,
phản ánh nhu cầu của từng cộng đồng sang phản ánh nhu cầu của nhà nước,
phản ánh những thứ nhà nước thuộc địa quan tâm. Khi nghiên cứu về một cộng
đồng, có thể những thông tin về bản thân cộng đồng đó sẽ nhạt hơn ở các hương
ước cải lương, song với tư cách một nguồn sử liệu, hương ước cải lương có giá
trị riêng. Những yếu tố được cấy vào theo ý muốn từ bên ngoài/bên trên lại làm
dầy thêm các nội dung phản ánh của hương ước, phản ánh nhiều lĩnh vực hơn
của cuộc sống cộng đồng. Dù gì thì không thể phủ nhận được rằng với nhà
nghiên cứu sử dụng tài liệu hương ước trong công trình nghiên cứu của mình,
khả năng tìm được thông tin trong hương ước cải lương sẽ đa dạng hơn so với
hương ước trước đó. Tuy nhiên, cần phải lưu ý rằng, không hẳn nhiều thông tin
là có thể sử dụng được nhiều hơn. Tính khuôn mẫu ngày càng lớn, khiến nhà
nghiên cứu càng khó chắt lọc những thông tin phản ánh về cộng đồng chủ thể,
trong nhiều trường hợp phải sử dụng những phương pháp thống kê đối với dạng
tư liệu số đông này mới có thể rút ra được những thông tin bổ ích

21
6. Giá trị hương ước có thể tìm thấy dưới nhiều góc độ, phục vụ nhiều đề
tài nghiên cứu, từ những công trình nghiên cứu về văn bản học, văn tự học, lịch
sử, luật pháp. Riêng dưới góc độ lịch sử, đây là một nguồn có khả năng phản
ánh lịch sử văn hóa của một không gian cụ thể, từ đời sống chính trị, kinh tế,
văn hóa, xã hội. Tuy nhiên, mỗi giai đoạn hương ước lại có những đặc điểm
riêng về hình thức và nội dung. Ở đây, nhà nghiên cứu cần nắm vững đặc điểm
ra đời của từng giai đọan hương ước. Với hương ước cổ, nhà nghiên cứu có khả
năng khai thác được những thông tin chi tiết, mang tính riêng biệt của từng
cộng đồng chủ thể hương ước, nhưng thông tin thường tập trung ở một vài khía
cạnh như tế tự, Bởi vậy, nhà nghiên cứu cần phải bổ sung bằng những nguồn
khác để hiểu được đầy đủ về đối tượng nghiên cứu. Đối với giai đoạn hương
ước cải lương, nhà nghiên cứu có thể trông đợi ở một phổ rộng hơn các lĩnh vực
phản ánh, song mỗi lĩnh vực cũng chỉ tập trung ở một vài loại thông tin nhất
định, chẳng hạn tình hình sử dụng ruộng đất công, cheo lệ, tang lệ Tuy nhiên,
ngòai việc kết hợp những nguồn khác như địa bạ, văn bia, truyền miệng, phải
đặc biệt thận trọng khi khai thác thông tin từ một bản hương ước về một cộng
đồng cụ thể, bởi nguồn ấy mang tính khuôn mẫu, mâu thuẫn lẫn nhau nên phải
nhìn toàn diện, tổng thể, thậm chí phải đặt trong hệ thống loại hình mới có thể
khai thác được những thông tin đáng tin cậy.
Một điều cần lưu ý nữa là phải phân biệt giữa quy ước trên văn bản với
hiệu quả thực tiễn. Cho đến nay, đánh giá việc tuân thủ quy ước thành văn của
các cộng đồng hầu như là việc rất khó khăn bởi thiếu vắng nguồn tư liệu. Hiện
nay, nhiều nghiên cứu đồng nhất quy định trong hương ước với thực tế lịch sử.
Trong khi chưa có thêm tư liệu giúp đo đếm một cách cụ thể tác động của các
quy ước trong thực tiễn, việc so sánh với các nguồn khác là điều bắt buộc đối
với các nghiên cứu lịch sử.
22
7. Nghiên cứu hương ước Thăng Long-Hà Nội còn có ý nghĩa đóng góp
vào cơ sở khoa học cho việc triển khai xây dựng hương ước, quy ước hiện nay.

Từ sự phát triển theo lịch đại của hương ước Thăng Long-Hà Nội nói
riêng, hương ước Việt Nam nói chung thì hương ước luôn là kết quả của sự gặp
gỡ giữa một bên là nhu cầu tự quản của cộng đồng với sự can thiệp từ bên trên
của nhà nước. Mối quan hệ giữa hai yếu tố này quy định bản chất, đặc điểm của
hương ước cũng như hiệu quả của hương ước trong quản lý xã hội từng thời kỳ.
Thọat kỳ thủy bắt nguồn từ nhu cầu tự điều chỉnh, tự quản trong các cộng đồng
mà khoán ước ra đời, nhưng muộn nhất kể từ đời Lê Thánh Tông, nhà nước đã
đưa ra quy định nhằm kiểm sóat hương ước. Tuy nhiên, dưới các triều đại
phong kiến, không có sử liệu nào về việc Nhà nước can thiệp vào nội dung
hương ước, việc kiểm sóat chỉ dừng ở chỗ không để cho luật làng vi phạm phép
nước. Vì thế, dù có cùng một cấu trúc về mặt hình thức, thì nhu cầu của cộng
đồng vẫn là yếu tố trội, khiến cho hương ước trước đó mang tính đa dạng cao
về dung lượng, về số điều khỏan, đặc biệt là về lĩnh vực quy định.
Từ năm 1906, chính quyền thực dân Pháp dần can thiệp vào việc cải
lương hương ước ở một số tỉnh Bắc Kỳ. Ở Hà Đông, chính quyền đã từng bước
nắm bắt, thúc giục, hướng dẫn các cộng đồng biên soạn hương ước cải lương,
và sự xuất hiện của những thay đổi về hình thức và nội dung hương ước, cũng
như loại hình hương ước lúc này là các đơn vị cấp cơ sở của xã hội, tiến đến
cao nhất là hàng lọat hương ước theo mẫu, có sự kiểm sóat, phê duyệt của Tổng
đốc và Công sứ trước khi đưa vào thi hành vào những năm 1920-1921. Với
từng bước đi, từ chỗ chỉ khuyến khích, thúc giục, giảng giải phù hợp với những
chuyển động “duy tân” của xã hội Việt Nam những năm đầu thế kỷ XX, dần
dần chính quyền đã xây dựng được một mẫu thức chung cho hương ước Bắc
Kỳ. Có thể nói giai đọan chuyển tiếp này, với chủ trương cải lương thí điểm,
thận trọng, có tính đến phản ứng của các cộng đồng cũng như cho phép có sự
23

×